Thực trạng thực hành chăm sóc sau phẫu thuật cho người bệnh gãy xương cẳng tay tại bệnh viện việt nam thụy điển uông bí quảng ninh năm 2023

40 0 0
Thực trạng thực hành chăm sóc sau phẫu thuật cho người bệnh gãy xương cẳng tay tại bệnh viện việt nam   thụy điển uông bí  quảng ninh năm 2023

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vì vậy trongcông tác chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật xương cẳng tay thì người điều dưỡngphải luôn chủ động theo dõi sát tình trạng của người bệnh: dấu hiệu sinh tồn, tìnhtrạng đau, tì

iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i LỜI CAM ĐOAN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv DANH MỤC BẢNG v DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ vi ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .4 1.1 Cơ sở lý luận .4 1.2 Cơ sở thực tiễn 12 Chương 2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 13 2.1 Giới thiệu về Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí 13 2.2 Thực trạng thực hành chăm sóc sau phẫu thuật cho người bệnh gãy xương cẳng tay tại khoa Chấn thương chỉnh hình và Bỏng .14 Chương 3 BÀN LUẬN 22 3.1 Thực trạng công tác chăm sóc sau phẫu thuật cho người bệnh gãy xương cẳng tay tại khoa Chấn thương chỉnh hình và Bỏng .22 3.2 Một số thuận lợi, khó khăn 28 KẾT LUẬN .30 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BYT Bộ y tế CBYT Cán bộ y tế DHST Dấu hiệu sinh tồn NB Người bệnh THPT Trung học phổ thông THCS Trung học cơ sở TC- CĐ- ĐH Trung cấp, cao đẳng, đại học TT-GDSK Truyền thông giáo dục sức khỏe WHO Tổ chức Y tế Thế giới KHX Kết hợp xương v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Đặc điểm nhóm tuổi, giới và nơi cư trú của người bệnh 15 Bảng 2.2: Nguyên nhân gãy xương và thời gian nhập viện 16 Bảng 2.3 Người bệnh phẫu thuật gãy xương căng tay 16 Bảng 2.4 Theo dõi đánh giá tình trạng người bệnh sau phẫu thuật 17 Bảng 2.5 Tình trạng đau sau phẫu thuật 18 Bảng 2.6: Tình trạng phù nề, tuần hoàn chi sau phẫu thuật .18 Bảng 2.7: Tình trạng vết mổ sau phẫu thuật 18 Bảng 2.8: Thay băng vết mổ, rút dẫn lưu sau phẫu thuật 19 Bảng 2.9: Chăm sóc về giảm sưng nề, vận động, giấc ngủ, dinh dưỡng, vệ sinh sau phẫu thuật .20 Bảng 2.10 Các nội dung tư vấn giáo dục sức khỏe sau phẫu thuật 21 vi DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ HÌNH ẢNH Hình 1.1: Xương cẳng tay 5 Hình 1.2: Các cơ duỗi cổ tay và ngón tay 5 Hình 1.3: Các cơ xoay xương quay 5 Hình 2.1 Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí 14 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Đặc điểm về nghề nghiệp của người bệnh .15 Biểu đồ 2.2: Tình trạng dấu hiệu sinh tồn của người bệnh sau phẫu thuật 17 Biểu đồ 2.3 Tình trạng giấc ngủ người bệnh sau phẫu thuật 19 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Gãy xương chi trên là một chấn thương thường gặp và xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu là ở lứa tuổi lao động Gãy xương chi trên ngày càng gia tăng do sự phát triển của các phương tiện giao thông và sự phát triển của nền công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước trong quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế, đặc biệt là cơ sở hạ tầng đường xá chật hẹp so với các phương tiện đông đúc, việc lao động, sản xuất các phương tiện bảo hộ cho người lao động, cũng như nhận thức của con người về phòng hộ cho bản thân cũng còn bất cập Gãy xương chi trên thường gặp là gãy cổ phẫu thuật, xương cánh tay, xương trụ, xương quay [2] Nguyên nhân phổ biến là do tai nạn như tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông, trong đó tai nạn giao thông chiếm 50% Trong quá trình điều trị công tác điều dưỡng chăm sóc cũng vô cùng quan trọng, góp phần rất đáng kể vào kết quả, chất lượng điều trị Công việc xây dựng kế hoạch phù hợp sát với tình hình cần chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật là nhu cầu rất cần thiết để đem lại kết quả mong muốn trong quá trình điều trị phục hồi của người bệnh Nếu được điều trị tốt thì xương sẽ liền trong 3 đến 4 tuần, song vẫn còn một số biến chứng trong quá trình điều trị như: chảy máu sau mổ, chèn ép khoang, nhiễm trùng, teo cơ, cứng khớp, các triệu chứng về thần kinh như đau, tê nơi chi bị tổn thương Vì vậy trong công tác chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật xương cẳng tay thì người điều dưỡng phải luôn chủ động theo dõi sát tình trạng của người bệnh: dấu hiệu sinh tồn, tình trạng đau, tình trạng phù nề chi, tuần hoàn chi, tình trạng vết mổ….nhất là trong 6 tiếng đầu để kịp thời phát hiện những biến chứng có thể xảy ra để kịp thời xử lý Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của Y học, việc điều trị gãy xương nói chung và gãy xương cẳng tay nói riêng cũng có nhiều phương pháp như điều trị bảo tồn đai Desault, bó bột, phẫu thuật kết hợp xương (bằng các phương pháp như nẹp vis, đóng đinh nội tủy, phẫu thuật xuyên kim kirschner) Trong đó, phẫu thuật kết hợp xương là phương pháp điều trị gãy xương đang được áp dụng phổ biến hiện nay vì có hiệu quả cao, ít biến chứng giúp người bệnh (NB) tập vận động phục hồi chức năng sớm, thúc đẩy xương liền xương và người bệnh sớm quay trở lại hoạt động sinh hoạt bình thường Tại bệnh viện Việt Nam- Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh Tập thể cán bộ nhân viên với tinh thần làm việc “Đoàn kết- Lắng nghe- Chia sẻ- Thấu hiểu- Lên 2 tiếng” “ Lấy người bệnh là trung tâm” Với mục tiêu chất lượng “Tất cả vì sự hài lòng của người bệnh” Những câu nói trên như kim chỉ nam cho tất cả nhân viên bệnh viện chúng tôi trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân Tại bệnh viện đã có nhiều đề tài nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị gãy xương cẳng tay và ít đề tài nghiên cứu về điều dưỡng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đề cập đến chăm sóc người bệnh sau mổ gãy xương cẳng tay Do đó, để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, theo dõi cho những người bệnh sau phẫu thuật gãy xương cẳng tay tại bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: “Thực trạng thực hành chăm sóc sau phẫu thuật cho người bệnh gãy xương cẳng tay tại bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí năm 2023” 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1 Mô tả thực trạng thực hành chăm sóc sau phẫu thuật cho người bệnh gãy xương cẳng tay tại bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí- Quảng Ninh năm 2023 2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc sau phẫu thuật cho người bệnh gãy xương cẳng tay tại bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Một số khái niệm 1.1.1.1: Gãy xương: Gãy xương là sự phá hủy đột ngột các cấu trúc bên trong của xương do nguyên nhân cơ học 1.1.1.2: Chăm sóc điều dưỡng: Chăm sóc điều dưỡng là việc nhận định, can thiệp chăm sóc, theo dõi nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh về: hô hấp, tuần hoàn, dinh dưỡng, bài tiết, vận động và tư thế, ngủ và nghỉ ngơi, mặc và thay đồ vải, thân nhiệt, vệ sinh cá nhân, môi trường an toàn, giao tiếp, tín ngưỡng, hoạt động, giải trí và kiến thức bảo vệ sức khỏe 1.1.2 Đặc điểm giải phẫu xương cẳng tay Cẳng tay gồm hai xương là xương quay ở ngoài và xương trụ ở trong, hai xương nối nhau bằng màng gian cốt và hai khớp quay trụ trên và khớp quay trụ dưới [4] Xương quay Xương quay là một xương dài, một trong bốn loại xương trong cơ thể Xương quay dài từ 20 cm đến 26 cm ở người trưởng thành Trung bình là 24 cm ở nam và 22 cm ở nữ Đầu xa trung bình rộng khoảng 2.5 cm Đầu gần rộng bằng khoảng một nửa đầu xa [4] - Xương có một thân và hai đầu - Thân xương: có 3 mặt và 3 bờ - Mặt trước bắt đầu từ lồi củ quay, xuống dưới thì rộng dần Mặt sau hơi lõm.Mặt ngoài lồi - Các bờ: bờ trước, bờ sau, bờ trong Bờ trong còn gọi là bờ gian cốt, sắc cạnh có màng gian cốt bám Xương trụ Theo vị trí giải phẫu, xương trụ nằm về phía trong của cẳng tay gần cơ thể, ở trên khớp với xương cánh tay, ở dưới khớp với xương cổ tay tiếp giáp nhau qua đĩa sụn, ở ngoài khớp với xương quay 5 - Xương trụ là xương dài có một thân và 2 đầu - Thân xương: có 3 mặt và 3 bờ - Các mặt là mặt trước, mặt sau và mặt trong - Các bờ là bờ trước, bờ sau sờ được dưới da và bờ ngoài là bờ gian cốt 1 Mỏm khuỷu 2 Mỏm vẹt 3 Chỏm xương quay 4 Cổ xương quay 5 Màng gian cốt 6 Mỏm trâm quay 7 Mỏm trâm trụ Hình 1.1: Xương cẳng tay 1.1.3 Chức năng sinh lý của xương cẳng tay [7] Xương cẳng tay có chức năng quan trọng là sấp ngửa cẳng tay 180o bao gồm sấp 90o và ngửa 90o Chức năng này rất cần thiết cho nhiều động tác chính xác trong sinh hoạt, lao động hằng ngày Gãy xương cẳng tay nếu không điều trị và chăm sóc tốt sẽ dẫn đến mất nhiều chức năng vì hai xương cẳng tay có nhiều quan hệ khớp bên trên: quay cánh tay, trụ cánh tay, bên dưới quay cổ tay, giữa hai xương, quay trụ trên, quay trụ dưới, đặc biệt giữa hai xương có màng liên cốt phải đủ rộng, nếu hẹp sẽ mất chức năng sấp ngửa Cẳng tay được giới hạn từ dưới nếp gấp khuỷu 3cm, đến nếp xa nhất của cổ tay Xương trụ, xương quay và màng gian cốt chia cẳng tay làm 2 vùng: vùng cẳng tay trước và vùng cẳng tay sau Hình 1.2: Các cơ duỗi cổ tay và ngón tay Hình 1.3: Các cơ xoay xương quay 6 1.1.4 Triệu chứng gãy xương cẳng tay * Cơ năng: - Đau xảy ra ngay sau khi bị chấn thương, đỡ đau sau khi được bất động - Giảm hoặc mất cơ năng của cẳng tay, ảnh hưởng nhiều đến động tác sấp ngửa cẳng tay [5] * Thực thể: - Cẳng tay sưng to, biến dạng gập góc, cong rõ rệt - Các ngón tay hơi tím, lạnh, mạch quay cổ tay yếu hoặc mất - Khám có thể thấy điểm đau chói, lạo xạo xương, cử động bất thường [5] * Triệu chứng toàn thân: - Hội chứng sốc: NB hốt hoảng, lo sợ, vã mồ hôi, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, da xanh nhợt, chân tay lạnh, thiểu niệu hoặc vô niệu Thường gặp trong trường hợp gãy xương cẳng tay kèm theo tổn thương phối hợp - Hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc: sốt cao, mạch nhanh, vẻ mặt hốc hác, môi khô, lưỡi bẩn hơi thở hôi Thường gặp trong gãy hở xương cẳng tay đến muộn [5] * Cận lâm sàng: Chụp cẳng tay ở 2 tư thế thẳng, nghiêng, để xác định vị trí gãy, đường gãy, hướng di lệch 1.1.5 Tiến triển và biến chứng * Tiến triển Nếu điều trị đúng phương pháp để xương trở về vị trí giải phẫu thì xương liền sau 12 tuần Tuy nhiên nếu không đúng phương pháp, xương không trở về vị trí giải phẫu sẽ để lại nhiều biến chứng phức tạp * Biến chứng - Biến chứng sớm: + Tổn thương mạch máu, thần kinh + Nhiễm khuẩn + Gãy kín thành gãy hở do đầu xương chọc ra ngoài da + Hội chứng chèn ép khoang: Cẳng tay có 3 khoang, thường gặp chèn ép ở khoang trước (hội chứng Volkmann) + Sốc chấn thương và tắc mạch máu do mỡ ít khi gặp trừ khi kết hợp nhiều tổn thương khác[3]

Ngày đăng: 14/03/2024, 09:48

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan