Chính vì vậy với mong muốn nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh viêm phổi tại Bệnh viện, chúng tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: “Thực trạng chăm sóc người bệnh viêm phổi của điều dư
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Cơ sở lý luận Error! Bookmark not defined 1.2 Cơ sở thực tiễn
1.1.1 Khái niệm bệnh viêm phổi [1], [5]
Viêm phổi là một bệnh cảnh lâm sàng do thương tổn tổ chức phổi (phế nang, tổ chức liên kết kẻ và tiểu phế quản tận cùng) gây nên do nhiều tác nhân như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, hóa chất.
Các loại vi khuẩn gây nên viêm phổi thường gặp nhất hiện nay là: Phế cầu khuẩn, Hemophillus influenzae, Legionella pneumophila, Mycoplasma pneumoniae Ngoài ra còn có các loại vi khuẩn khác như: Liên cầu, tụ cầu vàng, Klebsiella pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa, các vi chuẩn kị khí như Fusobacteriumhoặc các vi khuẩn gram âm, thương hàn, dịch hạch
Các virus cúm, virus sởi, Adenovirus, virus đậu mùa, bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn Ở Mỹ viêm phổi do virus chiếm 73% nhiễm trùng đường hô hấp trong đó: 40% do virus cúm.
Amip, giun đũa, sán lá phổi.
Xăng, dầu, acid, dịch dạ dày.
* Do các nguyên nhân khác:
Bức xạ, tắc phế quản do u phế quản phổi, do ứ đọng.
1.1.3 Các yếu tố nguy cơ [1], [5]
- Tăng tiết dịch nhầy ở đường hô hấp: Do bất kỳ nguyên nhân bệnh lý nào đều làm tắc nghẽn phế quản, cản trở thông khí phổi.
- Người bệnh có suy giảm miễn dịch: Do dùng Corticoid, thuốc chống ung thư, thuốc ức chế miễn dịch, bệnh suy giảm miễn dịch mắc phải.
- Thuốc lá: Khói thuốc lá làm giảm hoạt động của tế bào lông chuyển, tăng tiết đờm rãi, giảm hoạt tính thực bào của đại thực bào phế nang.
- Nằm bất động lâu: Những người bệnh nằm bất động lâu trên giường dễ bị viêm phổi.
Ho là phản xạ bảo vệ giúp tống đờm rãi, giảm tắc phế quản nhằm làm sạch đường thở Ức chế phản xạ ho (do dùng thuốc, suy yếu hoặc hôn mê) sẽ làm tăng nguy cơ viêm phổi.
-Người bệnh ăn bằng sonde dễ bị viêm phổi do vi khuẩn xâm nhập.
- Nghiện rượu: Uống nhiều rượu làm giảm phản xạ bảo vệ của cơ thể, giảm sự huy động bạch cầu chống nhiễm khuẫn.
- Người già, người bị suy kiệt: Dễ bị viêm phổi do giảm sức đề kháng của cơ thể.
- Nhiễm virus đường hô hấp trên: Các virus cúm, á cúm, virus hợp bào đường hô hấp, Adeno virus Làm suy giảm sự bảo vệ của đường hô hấp dễ phát triển viêm phổi do vi khuẩn.
*Chẩn đoán xác định dựa vào:
-Hội chứng đông đặc ở phổi điển hình hoặc không điển hình.
-Hội chứng suy hô hấp cấp (có thể có).
*Chẩn đoán nguyên nhân dựa vào:
-Yếu tố dịch tễ học.
-Kết quả xét nghiệm đờm.
- Phế viêm lao: Bệnh cảnh kéo dài, hội chứng nhiễm trùng không rầm rộ, làm các xét nghiệm về lao để phân biệt.
- Nhồi máu phổi: Cơ địa có bệnh tim mạch, nằm lâu, có cơn đau ngực đột ngột, dữ dội, khái huyết nhiều, choáng.
- Ung thư phế quản - phổi bội nhiễm: Thương tổn phổi hay lặp đi lặp lại ở một vùng và càng về sau càng nặng dần.
-Áp xe phổi giai đoạn đầu.
-Viêm màng phổi dựa vào X quang và lâm sàng.
- Xẹp phổi: Không có hội chứng nhiễm trùng, âm phế bào mất, không có ran nổ X quang có hình ảnh xẹp phổi.
1.1.5 Triệu chứng của bệnh viêm phổi [1], [5] Điển hình của viêm phổi thùy là do phế cầu Đây là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi thùy, chiếm tỷ lệ 60-70%, xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp là trẻ em, người già, người bị suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch thì tỷ lệ cao hơn; bệnh thường xảy ra vào mùa đông-xuân và có khi gây thành dịch hoặc xảy ra sau các trường hợp nhiễm virus ở đường hô hấp trên như cúm, sởi, herpes hay ở người bệnh hôn mê, nằm lâu, suy kiệt.
Giai đoạn khởi phát: Bệnh thường khởi đầu đột ngột với sốt cao, rét run, sốt giao động trong ngày, có đau tức ở ngực, khó thở nhẹ, mạch nhanh, ho khan toàn trạng mệt mỏi, gầy sút, chán ăn, ở môi miệng có Herpes, nhưng các triệu chứng thực thể còn nghèo nàn.
Giai đoạn toàn phát: Thường từ ngày thứ 3 trở đi, các triệu chứng lâm sàng đầy đủ hơn, tình trạng nhiềm trùng nặng lên với sốt cao liên tục, mệt mỏi, gầy sút, biếng ăn, khát nước, đau ngực tăng lên, khó thở nặng hơn, ho nhiều, đờm đặc có màu gỉ sắt hay có máu, nước tiểu ít và sẫm máu.
Khám phổi thấy hội chứng đông đặc điển hình (hoặc không điển hình) với các triệu chứng: rung thanh tăng, ấn đau khoảng gian sườn, gõ đục, nghe âm phế bào giảm, âm thổi ống và ran nổ khô quanh vùng đông đặc Trường hợp tổn thương nhiều sẽ có biểu hiện: suy hô hấp cấp, gan to đau, đôi khi vàng da và xuất huyết dưới da; ở trẻ em có thể gặp rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, bụng chướng.
Xét nghiệm máu cho thấy bạch cầu tăng, đặc biệt là bạch cầu trung tính, và tốc độ máu lắng cao Soi tươi và cấy đờm có thể phát hiện phế cầu khuẩn, đôi khi cấy máu cũng có thể tìm thấy chúng Chụp X-quang phổi thường cho thấy tổn thương dạng đám mờ một thùy hoặc phân thùy phổi, phổ biến nhất là thùy dưới phải.
Khi hệ miễn dịch mạnh, điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ thuyên giảm sau 7-10 ngày Nhiệt độ giảm dần, tình trạng toàn thân cải thiện, cảm giác thèm ăn tăng, nước tiểu nhiều hơn, ho ra đờm loãng, trong, cơn đau ngực và khó thở giảm Khám phổi thấy âm thổi ống biến mất, tiếng ran nổ giảm đi, thay thế bằng tiếng ran ẩm Các triệu chứng chức năng thường thuyên giảm sớm hơn các triệu chứng thực thể Xét nghiệm máu cho thấy số lượng bạch cầu và tốc độ lắng máu trở về bình thường Hình ảnh tổn thương phổi trên X quang cũng mờ dần Sau 10-15 ngày, bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.
Nếu không điều trị hay điều trị không đúng, sức đề kháng kém thì bệnh sẽ nặng dần, tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc tăng lên, suy hô hấp, nhiễm trùng huyết hay có nhiều biến chứng khác như áp xe phổi, tràn dịch, tràn mủ màng phổi, màng tim
Phế quản phế viêm thường xảy ra ở trẻ em và người già, người suy kiệt, hôn mê, sau các nhiễm virus làm suy yếu miễn dịch hay có một bệnh mạn tính Bệnh khởi phát từ từ, sốt tăng dần, khó thở càng lúc càng tăng dẫn đến suy hô hấp cấp,toàn trạng biểu hiện một nhiễm trùng, nhiễm độc cấp, có thể lơ mơ, mê sảng khám phổi nghe được ran nổ, ran ẩm, ran phế quản, rãi rác cả hai phổi, lan tỏa rất nhanh, đây là một bệnh cảnh lâm sàng vừa thương tổn phổi và phế quản lan tỏa.Xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng cao, bạch cầu trung tính tăng, máu lắng tăng; đặc biệt, trên phim phổi thấy nhiều đám mờ rải rác cả hai phổi tiến triển theo từng ngày.
Nếu không điều trị hay điểu trị chậm bệnh sẽ dẫn đến suy hô hấp nặng, nhiễm trùng huyết, toàn trạng suy sụp và có thể tử vong.
-Điều trị kháng sinh sớm, đủ liệu trình và theo dõi sát diễn biến của bệnh.
-Nghỉ ngơi tại giường trong giai đoạn bệnh tiến triển.
-Bù nước và điện giải do sốt cao, ăn uống kém, nôn, tiêu chảy.
- Chế độ ăn lỏng, dễ tiêuđảm bảo đủ calo, ăn tăng đạm và các loại vitamin
- Thuốc hạ sốt:Thuốc hạ sốt thường có tác dụng giảm đau Có thể dùng Paracetamol hoặc Acetaminophene.
Đối với trường hợp suy hô hấp, cần thở ôxy qua sonde mũi với lưu lượng 5-10 lít/phút tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng Tuy nhiên, nếu bệnh nhân mắc suy hô hấp mạn tính, liều lượng thở ôxy cần giảm xuống còn 1-2 lít/phút và thực hiện theo phương pháp thở ngắt quảng để tránh gây hại cho phổi.
- Các thuốc giãn phế quản: Nếu có dấu co thắt phế quản có thể cho thêm Theophylline 100-200 mg x 3 lần/ngày.
- Các loại thuốc giảm ho và long đờm: Nếu ho nhiều có thể dùng Codein
100 mg x 3 lần/ngày Nếu đờm đặc và khó khạc có thể dùng các loại như Terpin, Benzoat Natri, Eucaylyptinhoặc Acemuc, Exocemuc, Mucosolvon, Rhinathiol 2-
3 gói/ngày hoặc 3-4 viện/ngày.
- Điều trị nguyên nhân: Là điều trị chính để giải quyết nguyên nhân gây bệnh Kháng sinh sử dụng sớm, đúngloại, đủ liều, dựa vào kháng sinh đồ; khi chưa có kháng sinh đồ thì dựa vào yếu tố dịch tễ, diễn tiến lâm sàng của bệnh, kinh nghiệm của thầy thuốc, thể trạng người bệnh và phải theo dõi đáp ứng điều trị để có hướng xử trí kịp thời.
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh viêm phổi của điều dưỡng tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí năm 2023
Tháng 11/2020, Bệnh viện được Bộ Y tế chuyển giao nguyên trạng về trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh Đây là một bước ngoặt lớn, mở ra thời kỳ phát triển mới với nhiều cơ hội cũng như thách thức cho sự phát triển của Bệnh viện.
Bệnh viện có 42 đơn vị trực thuộc, bao gồm: 27 khoa lâm sàng, 8 khoa cận lâm sàng, 2 trung tâm, 6 phòng nghiệp vụ Cơ sở hạ tầng đồng bộ với các hệ thống cung cấp nhiệt, oxy, khí nén, thông thoáng khí khép kín, đảm bảo phục vụ người bệnh với tổng diện tích sàn xây dựng của Bệnh viện hơn 70.000 m 2 Từ quy mô 320 giường bệnh trong những năm đầu thành lập đến nay bệnh viện đã phát triển quy mô lên tới
1000 giường bệnh với 993 nhân viên.
Ngoài chức năng khám chữa bệnh, Bệnh viện còn là cơ sở đào tạo thực hành tin cậy cho các sinh viên trong và ngoài nước: Thuỵ Điển, Hàn Quốc, Trường Đại học Y dược Hải Phòng, Trường Đại học Y dược Thái Nguyên,
2.2 Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh viêm phổi của điều dưỡng tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí
2.2.1 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu:
- Điều dưỡng viên (ĐDV) đang công tác tại khoa Nội Thận - Tiết niệu - Hô hấp Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí.
- Người bệnh viêm phổi đang điều trị tại Khoa Nội Thận -Tiết niệu - Hô hấp Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí.
Tiêu chuẩn lựa chọn ĐDV:
- ĐDV trực tiếp làm công tác chăm sóc người bệnh tại khoa Nội Thận -Tiết niệu - Hô hấp.
-ĐDV đồng ý và tự nguyện tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn lựa chọn người bệnh: -
Người bệnh từ 18 tuổi trở lên.
- Người bệnh đồng ý và tự nguyện tham gia nghiên cứu.
- Người bệnh tỉnh táo, có khả năng giao tiếp, hiểu và trả lời các câu hỏi phỏng vấn bằng tiếng Việt.
Tiêu chuẩn loại trừ của ĐDV:
-ĐDV không đồng ý tham gia nghiên cứu.
- ĐDV không có mặt tại khoa trong thời gian nghiên cứu: đi học, ốm, nghỉ thai sản, đi công tác ….
Tiêu chuẩn loại trừ của người bệnh:
-Người bệnh không đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
- Người bệnh hạn chế khả năng giao tiếp như giảm thính lực, sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
-Thời gian nghiên cứu: Từ 01/9/2023 đến 30/9/2023
- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Nội Thận -Tiết niệu - Hô hấp Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí.
-Sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang.
Mẫu và phương pháp chọn mẫu:
-Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu toàn bộ
- Lựa chọn theo tiêu chí lựa chọn trên: Chọn tất cả các ĐDV trực tiếp làm công tác chăm sóc người bệnh tại khoa Nội Thận - Tiết niệu - Hô hấp và tất cả người bệnh viêm phổi điều trị tại khoa Nội Thận - Tiết niệu - Hô hấp trong thời gian 01 tháng từ 01/9/2023 đến 30/9/2023 Do đó, có 18 ĐDV và 62 người bệnh viêm phổi đủ tiêu chuẩn nghiên cứu và lựa chọn.
Công cụ và phương pháp thu thập số liệu:
-Công cụ thu thập số liệu: Để tìm hiểu thực trạng công tác chăm sóc người bệnh viêm phổi, chuyên đề đã xây dựng bộ câu hỏi dựa trên giáo trình Chăm sóc người bệnh nội khoa [7].
Bộ công cụ gồm 2 nội dung: Phiếu khảo sát kiến thức của ĐDV về chăm sóc người bệnh viêm phổi (Phụ lục 1) và Phiếu đánh giá công tác chăm sóc người bệnh viêm phổi của Điều dưỡng (Phụ lục 2).
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Phiếu khảo sát kiến thức của ĐDV về chăm sóc người bệnh viêm phổi:
Dữ liệu được thu thập bằng phương pháp tự điền bộ câu hỏi Thời gian để hoàn thành bộ câu hỏi là 10 phút.
+ Phiếu đánh giá công tác chăm sóc người bệnh viêm phổi của Điều dưỡng: Dữ liệu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp người bệnh kết hợp quan sát, đánh giá và theo dõi người bệnh Các thông tin liên quan đến người bệnh được thu thập từ khi người bệnh nhập viện cho tới khi ra viện.
Phương pháp phân tích số liệu:
- Số liệu được làm sạch sau đó được nhập và phân tích trên phần mềm thống kê y học SPSS 20.0.
Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu:
- Việc thực hiện nghiên cứu được thông qua và cho phép của Hội đồng duyệt ý tưởng chuyên đề tốt nghiệp, được sự chấp thuận và cho phép của Bệnh viện ViệtNam - Thuỵ Điển Uông Bí.
-Đối tượng nghiên cứu được giải thích về mục đích và nội dung của nghiên cứu trước khi tiến hành phỏng vấn và chỉ tiến hành khi có sự chấp nhận tham gia của đối tượng nghiên cứu.
-Mọi thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu được giữ kín Các số liệu, thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nào khác.
2.2.2.1 Đặc điểm chung của các ĐDV tham gia chăm sóc người bệnh
Bảng 2.1 Đặc điểm về giới tính và trình độ học vấn, thâm niên công tác của ĐDV Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ %
Trình độ học vấn Cao đẳng 5 27,8 Đại học 13 72,2
Trong tổng số 18 điều dưỡng tham gia vào nghiên cứu, 3 điều dưỡng nam chiếm tỷ lệ 16,7% và 15 điều dưỡng nữ chiếm tỉ lệ 83,3% Điều dưỡng có trình độ Đại học chiếm đa số 72,2% và điều dưỡng có trình độ cao đẳng chiếm 27,8% Về thâm niên công tác, có 77,8% điều dưỡng có thâm niên công tác từ 5 năm công tác trở lên, có 22,2% điều dưỡng có thâm niên công tác dưới 5 năm.
2.2.2.2 Kiến thức của các ĐDV về chăm sóc người bệnh viêm phổi
Bảng 2.2 Kiến thức về các lĩnh vực chăm sóc người bệnh viêm phổi
Các lĩnh vực kiến thức Tần số Tỷ lệ trả lời đúng Kiến thức về khái niệm về bệnh viêm phổi 18 100 %
Kiến thức về các yếu tố nguy cơ 17 94,4%
Kiến thức về nội dung nhận định người bệnh 10 55,6 % viêm phổi
Kiến thức về các chăm sóc cơ bản cho người 15 83,3 % bệnh viêm phổi
Kiến thức về thực hiện y lệnh khi chăm sóc 14 77,8 % người bệnh viêm phổi
Kiến thức về các theo dõi cơ bản của điều 17 94,4 % dưỡng khi chăm sóc người bệnh viêm phổi
Kiến thức về nội dung giáo dục sức khỏe trên 15 83,3 % người bệnh viêm phổi
Kiến thức về nội dung cần đánh giá khi chăm 16 88,9 % sóc người bệnh viêm phổi
Kiến thức về tiêm phòng cho những bệnh nhân 18 100 % có nguy cơ cao bị mắc bệnh viêm phổi
Kiến thức về kỹ thuật chính của phương pháp 14 77,8 % thông đờm làm sạch đường thở
Nhận xét: Điều dưỡng trả lời đúng về các kiến thức trong lĩnh vực chăm sóc người bệnh viêm phổi như sau: Kiến thức về khái niệm về bệnh viêm phổi và tiêm phòng cho những bệnh nhân có nguy cơ cao bị mắc bệnh viêm phổi chiếm tỷ lệ 100%; Kiến thức về các yếu tố nguy cơ chiếm tỷ lệ 94,4%; Kiến thức về nội dung nhận định người bệnh viêm phổi chiếm tỷ lệ 55,6%; Kiến thức về các chăm sóc cơ bản cho người bệnh viêm phổi chiếm tỷ lệ 83,3%; Kiến thức về thực hiện y lệnh khi chăm sóc người bệnh viêm phổi chiếm tỷ lệ 77,8%; Kiến thức về các theo dõi cơ bản của điều dưỡng khi chăm sóc người bệnh viêm phổi chiếm tỷ lệ 94,4%; Kiến thức về nội dung giáo dục sức khỏe trên người bệnh viêm phổi chiếm tỷ lệ 83,3%; Kiến thức về nội dung cần đánh giá khi chăm sóc người bệnh viêm phổi chiếm tỷ lệ 88,9%; Kiến thức về kỹ thuật chính của phương pháp thông đờm làm sạch đường thở chiếm tỷ lệ 77,8%.
Biểu đồ 2.1 Phân loại kiến thức của ĐDV về chăm sóc người bệnh viêm phổi Nhận xét:
- 15/18 (chiếm tỷ lệ 83,3%) điều dưỡng có kiến thức “tốt” về chăm sóc người bệnh viêm phổi
- 2/18 (chiếm tỷ lệ 11,1%) điều dưỡng có kiến thức “đạt” về chăm sóc người bệnh viêm phổi
- 1/18 (chiếm tỷ lệ 5,6%) điều dưỡng có kiến thức “chưa đạt” về chăm sóc người bệnh viêm phổi
2.2.2.3 Đặc điểm của người bệnh viêm phổi
Bảng 2.3 Phân bố người bệnh được chăm sóc theo tuổi và giới
Giới tính Nam Nữ Tổng
Số NB Tỷ lệ Số NB Tỷ lệ Số NB Tỷ lệ Độ tuổi % % %
Bảng 2.3 cho thấy: tỷ lệ người bệnh nam chiếm 67,7%, nữ chiếm 32,3%. Người bệnh viêm phổi có độ tuổi dưới 45 chiếm tỷ lệ 9,6%, người bệnh từ 45 đến
60 chiếm 30,7% và cao nhất là độ tuổi trên 60 tuối chiếm 59,7%.
Bảng 2.4 Biểu hiện lâm sàng cơ năng của người bệnh khi vào khoa điều trị
Biểu hiện Số người bệnh Tỷ lệ %
Có đồng thời 2 triệu chứng trên 54 87,1
Có đồng thời 3 triệu chứng trên 43 69,4
Có cả 4 triệu chứng trên 31 50
Kết quả khảo sát cho thấy: người bệnh chủ yếu có biểu hiện khó thở và ho lần lượt chiếm tỷ lệ là 80,6% và 90,3% Tỷ lệ người bệnh có biểu hiện đau ngực chiếm 69,4%, biểu hiện sốt chiếm 40,3% Tỷ lệ người bệnh có đồng thời 2 biểu hiện chiếm 87,1%; tỷ lệ người bệnh đồng thời có 3 biểu hiện chiếm 69,4% và có cả 4 biểu hiện là khó thở, ho, sốt và đau ngực là 50%.
Bảng 2.5 Phân loại mức độ khó thở của người bệnh khi vào khoa
Mức độ khó thở Số người bệnh Tỷ lệ %
Nhẹ (nhịp thở bình thường) 10 16,1
Kết quả ở bảng 2.5 cho thấy: người bệnh có mức độ khó thở nhẹ (nhịp thở bình thường) chiếm 16,1%; người bệnh có mức độ khó thở trung bình chiếm 24,2%; người bệnh có mức độ khó thở nặng chiếm 40,3% và người bệnh có mức độ khó thở rất nặng chiếm 19,4%.
Bảng 2.6 Mức độ bệnh dựa trên thông số SPO2
SPO2 (mmHg) Số người bệnh Tỷ lệ %
Theo thống kê, trong tổng số 62 bệnh nhân nhập khoa điều trị, có 8 bệnh nhân (chiếm 12,9%) có chỉ số SPO2 ở mức nhẹ, 25 bệnh nhân (chiếm 40,3%) có chỉ số SPO2 ở mức trung bình và 19 bệnh nhân (chiếm 30,7%) có chỉ số SPO2 ở mức nặng.
10 người bệnh có chỉ số SPO2 ở mức độ rất nặng chiếm 16,1% 2.2.2.4 Đánh giá công tác chăm sóc người bệnh viêm phổi của điều dưỡng
Bảng 2.7 Đánh giá việc nhận định thăm khám và theo dõi người bệnh của điều dưỡng
Nhận định, thăm khám người bệnh Người bệnh được chăm sóc
Thực hiện không đầy đủ 24 38,7
Qua bảng trên cho thấy: 100% người bệnh được điều dưỡng nhận định, theo dõi, đánh giá tình trạng trong thời gian nằm điều trị tại bệnh viện, tuy nhiên:
- Có 61,3% người bệnh được điều dưỡng nhận định, theo dõi, đánh giá thường xuyên, đầy đủ.
- 38,7% người bệnh được điều dưỡng thực hiện không đầy đủ việc theo dõi, đánh giá tình trạng trong thời gian nằm viện.
Bảng 2.8 Đánh giá việc thực hiện các biện pháp lưu thông đường thở của điều dưỡng cho người bệnh
Người bệnh được chăm sóc Thực hiện các biện pháp lưu thông Số lượng Tỷ lệ %
Thực hiện không đầy đủ 13 21
100% người bệnh được ĐDV thực hiện các biện pháp lưu thông đường thở, trong đó:
- 79% người bệnh được ĐDV thực hiện đầy đủ các biện pháp lưu thông đường thở.
- 21% người bệnh được ĐDV thực hiện không đầy đủ các biện pháp lưu thông đường thở.
Bảng 2.9 Đánh giá việc sử dụng thuốc cho người bệnh của điều dưỡng
Sử dụng thuốc Người bệnh được chăm sóc
Thực hiện không đầy đủ 0 0
100% người bệnh được điều dưỡng thực hiện đúng đủ việc sử dụng thuốc cho người bệnh đúng y lệnh.
Bảng 2.10 Đánh giá việc điều dưỡng sử dụng các biện pháp vật lý trị liệu,
PHCN hô hấp cho người bệnh
Người bệnh được chăm sóc
Sử dụng các biện pháp VLTL, PHCN hô hấp
Thực hiện không đầy đủ 14 22,6
- Có 77,4% người bệnh được điều dưỡng thực hiện đầy đủ việc sử dụng biện pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng hô hấp.
- Có 22,6% người bệnh được điều dưỡng thực hiện không đầy đủ việc sử dụng biện pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng hô hấp.
Bảng 2.11 Hướng dẫn người bệnh cách vệ sinh khi ho và khạc đờm
Hướng dẫn người bệnh cách vệ sinh ho, khạc Người bệnh được chăm sóc đờm Số lượng Tỷ lệ %
Thực hiện không đầy đủ 15 24,2
BÀN LUẬN
Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh viêm phổi
3.1.1 Kiến thức của điều dưỡng về chăm sóc người bệnh viêm phổi
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Đa số điều dưỡng của khoa Nội Thận - Tiết niệu - Hô hấp đã có kiến thức tốt về chăm sóc người bệnh viêm phổi, tỷ lệ có kiến thức tốt tương đối cao chiếm 83,3% Có 11,1% điều dưỡng có kiến thức đạt và 5,6% điều dưỡng có kiến thức chưa đạt Kết quả phân tích và thống kê cho thấy điều dưỡng có thâm niên công tác lâu năm tỷ lệ thuận với kiến thức thức tốt về chăm sóc người bệnh viêm phổi Tỷ lệ kiến thức tốt khá cao cho thấy điều dưỡng trong khoa luôn có ý thức trau dồi kiến thức nghề nghiệp của mình, nắm chắc các kiến thức liên quan đến việc thực hành chăm sóc trên người bệnh Tuy nhiên, xét về các lĩnh vực kiến thức chăm sóc cụ thể trên người bệnh viêm phổi thì các lĩnh vực kiến thức về chăm sóc người bệnh vẫn còn chưa đồng đều toàn bộ, cụ thể như sau: Để chăm sóc tốt người bệnh viêm phổi, việc đầu tiên các ĐDV cần hiểu rõ về bệnh Kết quả khảo sát cho thấy: 100% các ĐDV đều có kiến thức về khái niệm bệnh viêm phổi và tiêm phòng cho những bệnh nhân có nguy cơ cao bị mắc bệnh viêm phổi; 94,4% ĐDV có kiến thức về các yếu tố nguy cơ Kết quả này cho thấy các ĐDV rất tích cực trong việc nâng cao và trau dồi kiến thức chuyên môn.
Kiến thức về các nội dung nhận định người bệnh viêm phổi có 55,6% ĐDV trả lời đúng Lĩnh vực kiến thức này là một lĩnh vực đầu tiên trong 5 bước của quy trình chăm sóc người bệnh của điều dưỡng Tuy nhiên, vấn đề nhận định điều dưỡng chưa được các ĐDV chú trọng trong khâu chăm sóc người bệnh, theo thói quen nghề nghiệp chủ yếu điều dưỡng vẫn còn có quan niệm việc nhận định và thăm khám người bệnh chủ yếu của bác sĩ, vai trò của nhận định chưa được chú trọng Vai trò độc lập của ĐDV chưa được nâng cao thông qua việc nhận định cũng như có kiến thức đúng đắn, khoa học về lĩnh vực kiến thức này Vì vậy, việc nhận định người bệnh cho người bệnh viêm phổi nói riêng chưa được ĐDV chú trọng dẫn đến việc ảnh hưởng đến kiến thức của điều dưỡng về lĩnh vực đó.
Ngược lại với những kiến thức mang tính lý thuyết đó, thì các kiến thức liên quan đến vấn đề thực hành chăm sóc cơ bản, theo dõi và đánh giá chăm sóc trên người bệnh được ĐDV trả lời đúng rất cao Đây cũng là những công việc thường ngày mà một ĐDV thực hiện trên người bệnh, về các chăm sóc cơ bản trên người bệnh viêm phổi, thực hiện y lệnh, các theo dõi cơ bản hay các nội dung giáo dục sức khỏe trên người bệnh điều dưỡng tham gia khảo sát trả lời rất tốt Kết quả cho thấy như sau: Kiến thức về các chăm sóc cơ bản cho người bệnh viêm phổi chiếm tỷ lệ 83,3%; Kiến thức về thực hiện y lệnh khi chăm sóc người bệnh viêm phổi chiếm tỷ lệ 77,8%; Kiến thức về các theo dõi cơ bản của điều dưỡng khi chăm sóc người bệnh viêm phổi chiếm tỷ lệ 94,4%; Kiến thức về nội dung giáo dục sức khỏe trên người bệnh viêm phổi chiếm tỷ lệ 83,3%; Kiến thức về nội dung cần đánh giá khi chăm sóc người bệnh viêm phổi chiếm tỷ lệ 88,9%; Kiến thức về kỹ thuật chính của phương pháp thông đờm làm sạch đường thở chiếm tỷ lệ 77,8%.
3.1.2 Đánh giá công tác chăm sóc người bệnh viêm phổi của điều dưỡng Trong tổng số 62 người bệnh viêm phổi tham gia nghiên cứu có các đặc điểm sau: Đa số người bệnh điều trị viêm phổi có độ tuổi trên 60 tuổi chiếm 59,7% Đây cũng là đối tượng cơ thể có sức đề kháng và miễn dịch giảm, nhạy cảm với các thay đổi của môi trường sống và có thể mắc đồng thời các bệnh lý khác do vậy tỷ lệ người bệnh trên 60 phải nhập viện điều trị viêm phổi cao hơn với người bệnh có độ tuổi dưới 45 tuổi.
Người bệnh viêm phổi nhập khoa điều trị hầu hết đều có biểu hiện khó thở, ho chiếm tỷ lệ 80,6% và 90,3% với các mức độ khó thở khác nhau: Khó thở nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng Để đánh giá tình trạng khó thở, quan trọng nhất là đếm nhịp thở đủ thời gian một phút Ở giai đoạn đầu, tần số nhịp thở tỷ lệ thuận với tình trạng suy hô hấp, vì vậy việc đếm nhịp thở để đánh giá tình trạng hô hấp của người bệnh là rất quan trọng nhằm giúp ĐDV đưa ra quyết định chăm sóc kịp thời, chính xác Mức độ bệnh qua thông số khí máu SPO2 cũng phù hợp với mức độ khó thở đã đề cập ở Bảng 2.5 SPO2 là chỉ số để đánh giá độ bão hòa oxy ở máu ngoại vi và là chỉ số để theo dõi tình trạng suy hô hấp của người bệnh Phân loại mức độ nặng của bệnh để đưa ra phương pháp điều trị, chăm sóc phù hợp, nhằm nhanh chóng cải thiện tình trạng thiếu ô xy trong máu cho NB một cách hiệu quả Kết quả thống kê cho thấy trong 62 người bệnh nhập khoa điều trị có 8 người bệnh chỉ số SPO2 ở mức độ nhẹ chiếm 12,9%; 25 người bệnh có chỉ số SPO2 ở mức độ trung bình chiếm 40,3%; 19 người bệnh có chỉ số SPO2 ở mức độ nặng chiếm 30,7% và 10 người bệnh có chỉ số SPO2 ở mức độ rất nặng chiếm 16,1%.
Việc nhận định và theo dõi về tình trạng của người bệnh sẽ giúp các ĐDV biết được các vấn đề của người bệnh và đưa ra các biện pháp chăm sóc phù hợp. Tuy nhiên, còn 38,7% người bệnh được điều dưỡng thực hiện không đầy đủ việc nhận định, theo dõi tình trạng trong thời gian nằm viện Do đó việc xây dựng một quy trình chuẩn về chăm sóc người bệnh viêm phổi là việc làm hết sức cần thiết. Điều quan trọng trong chăm sóc người bệnh viêm phổi là cần phải tăng cường lưu thông đường thở cho người bệnh Sự tiết dịch ở đường thở làm cản trở trao đổi, làm tăng nhiễm bẩn đường thở, làm chậm quá trình khỏi bệnh Kết quả nghiên cứu cho thấy: 79% người bệnh được ĐDV thực hiện đầy đủ các biện pháp lưu thông đường thở Tuy nhiên, có 21% người bệnh được ĐDV thực hiện không đầy đủ các biện pháp lưu thông đường thở.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: 100% người bệnh được ĐDV thực hiện đúng đủ việc sử dụng thuốc cho người bệnh đúng y lệnh Việc sử dụng thuốc đúng và đầy đủ có ý nghĩa rất quan trọng trong điều trị bệnh.
Mục tiêu của vật lý trị liệu là phục hồi chức năng hô hấp Tùy vào tình trạng, các ĐDV sẽ điều chỉnh các kỹ thuật phù hợp với từng người bệnh Trong nghiên cứu: có 77,4% người bệnh được các ĐDV thực hiện đầy đủ việc sử dụng biện pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng hô hấp; có 22,6% người bệnh được điều dưỡng thực hiện không đầy đủ việc sử dụng biện pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng hô hấp và không có người bệnh nào điều dưỡng không thực hiện biện pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.
Tư vấn, hướng dẫn người bệnh (GDSK) là nhiệm vụ được Bộ Y tế quy định trong Thông tư 31/2021/TT-BYT và tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện Mục đích của GDSK nhằm giúp bệnh nhân hiểu nội quy, quy định bệnh viện, cung cấp kiến thức về sức khỏe để họ hợp tác điều trị, duy trì và cải thiện sức khỏe GDSK bắt đầu ngay khi bệnh nhân nhập viện, trong thời gian điều trị và trước khi xuất viện.
Kết quả khảo sát chỉ ra rằng: có 72,6% người bệnh được ĐDV hướng dẫn cách vệ sinh khi ho và khạc đờm đầy đủ; có 59,7% người bệnh được ĐDV hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng đúng cách; 79% người bệnh được ĐDV hướng dẫn chế độ ăn phù hợp với bệnh lý, nâng cao thể trạng và tăng cường sức đề kháng; 50% người bệnh được ĐDV hướng dẫn đầy đủ về chế độ luyện tập các hoạt động hàng ngày Từ kết quả nghiên cứu này cho thấy, để ĐDV có kỹ năng, kiến thức tốt và chủ động trong việc tư vấn GDSK cho người bệnh/người nhà người bệnh trong phạm vi chuyên môn của mình, bệnh viện cần tổ chức tập huấn hướng dẫn các quy định, cập nhật kiến thức và rèn luyện kỹ năng GDSK cho ĐDV Đồng thời tổ chức định kỳ các buổi sinh hoạt chuyên môn trong khoa để các ĐDV, bác sĩ cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, thảo luận về các biện pháp chăm sóc người bệnh.
Chăm sóc về tinh thần là nhiệm vụ không thể thiếu của người điều dưỡng Kết quả cho thấy có 59,7% người bệnh được ĐDV thực hiện đầy đủ việc quan tâm động viên, an ủi; 33,9% người bệnh được ĐDV thực hiện không đầy đủ việc quan tâm động viên, an ủi; 6,4% người bệnh được ĐDV không thực hiện đầy đủ việc quan tâm động viên, an ủi Với kết quả này, các ĐDV cần sắp xếp công việc để dành thời gian hỏi han, quan tâm, động viên người bệnh nhiều hơn nữa để người bệnh yên tâm, tin tưởng điều trị.
3.2 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác chăm sóc người bệnh viêm phổi 3.2.1 Thuận lợi
Công tác chăm sóc người bệnh luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám đốc Bệnh viện, các phòng chức năng, lãnh đạo các khoa Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tại Bệnh viện đầy đủ, hiện đại nên đáp ứng được nhu cầu của người bệnh. Đội ngũ nhân viên y tế (bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên…) thường xuyên được học tập để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như tinh thần phục vụ người bệnh Đặc biệt là đội ngũ điều dưỡng viên luôn chủ động trong công tác chăm sóc, tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe về cách chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, vận động, vệ sinh… cho người bệnh, thực hiện đúng và đầy đủ các y lệnh của bác sĩ Bệnh viện cũng đã áp dụng thông tư 31/2021/TT-BYT ngày 31/12/2021 của
Bộ Y tế về việc hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.
Qua khảo sát tại Khoa Nội Thận -Tiết niệu - Hô hấp Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí cho thấy: Nhìn chung công tác chăm sóc người bệnh viêm phổi đã được các ĐDV thực hiện tương đối tốt Ngay từ khi vào viện người bệnh được tiếp đón niềm nở, trong thời gian nằm điều trị được chăm sóc tận tình, khi ra viện được dặn dò chu đáo Đối với người bệnh mắc bệnh viêm phổi việc thực hiện chăm sóc, theo dõi được đảm bảo liên tục, sát với tình trạng bệnh lý Cụ thể:Người bệnh có biểu hiện khó thở do co thắt phế quản, tăng tiết đờm, ho không hiệu quả được điều dưỡng theo dõi sát và thường xuyên đánh giá mức độ khó thở và thiếu oxy, chăm sóc cải thiện thông khí phổi như: Thực hiện các biện pháp lưu thông đường thở cho người bệnh được các điều dưỡng viên thực hiện đầy đủ với 79%, theo dõi và đánh giá sử dụng thuốc cho người bệnh đúng, chính xác với 100% điều dưỡng có tinh thần trách nhiệm với người bệnh (Bảng 2.9).
Khả năng làm sạch đường hô hấp của người bệnh không hiệu quả, được điều dưỡng thực hiện hướng dẫn người bệnh uống nhiều nước ấm, dẫn lưu đờm theo tư thế, kết hợp vỗ rung lồng ngực, ho có hiệu quả hoặc thực hiện hút đờm dãi cho người bệnh (77,4% người bệnh được ĐDV thực hiện đầy đủ các biện pháp vật lý trị liệu và PHCN hô hấp cho người bệnh).
Người bệnh nhiễm khuẩn đường thở do tăng tiết dịch phế quản: Thực hiện các hướng dẫn người bệnh cách vệ sinh ho, khạc đờm hầu hết cũng đã thực hiện đầy đủ trên người bệnh chiếm tỷ lệ tương đối cao 72,6%.
Những thuận lợi và khóa khăn trong công tác chăm sóc người bệnh viêm phổi
Qua kết quả khảo sát thực trạng công tác chăm sóc người bệnh viêm phổi của điều dưỡng tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1 Kiến thức của điều dưỡng về chăm sóc người bệnh viêm phổi
-83,3% ĐDV có kiến thức tốt về chăm sóc người bệnh viêm phổi
-11,1% ĐDV có kiến thức đạt về chăm sóc người bệnh viêm phổi
-5,6% ĐDV có kiến thức chưa đạt về chăm sóc người bệnh viêm phổi
2 Đánh giá công tác chăm sóc người bệnh viêm phổi của điều dưỡng
- 61,3% người bệnh được điều dưỡng nhận định, theo dõi, đánh giá thường xuyên, đầy đủ.
- 79% người bệnh được ĐDV thực hiện đầy đủ các biện pháp lưu thông đường thở.
- 100% người bệnh được điều dưỡng thực hiện đúng đủ việc sử dụng thuốc cho người bệnh đúng y lệnh.
- 77,4% người bệnh được điều dưỡng thực hiện đầy đủ việc sử dụng biện pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng hô hấp.
- 72,6% người bệnh được ĐDV hướng dẫn cách vệ sinh khi ho và khạc đờm đầy đủ.
-59,7% người bệnh được ĐDV hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng đúng cách.
- 79% người bệnh được ĐDV hướng dẫn chế độ ăn phù hợp với bệnh lý, nâng cao thể trạng và tăng cường sức đề kháng.
- 50% người bệnh được ĐDV hướng dẫn đầy đủ về chế độ luyện tập các hoạt động hàng ngày.
- 59,7% người bệnh được ĐDV thực hiện đầy đủ việc quan tâm động viên, an ủi.
- 100% người bệnh được tư vấn đầy đủ về không hút thuốc lá, thuốc lào, không uống chất kích thích và cách phòng bệnh khi ra viện.