Thực trạng kiến thức chăm sóc người bệnh viêm phổi của điều dưỡng tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí

MỤC LỤC

BÀN LUẬN

Đây cũng là những công việc thường ngày mà một ĐDV thực hiện trên người bệnh, về các chăm sóc cơ bản trờn người bệnh viờm phổi, thực hiện y lệnh, cỏc theo dừi cơ bản hay cỏc nội dung giáo dục sức khỏe trên người bệnh điều dưỡng tham gia khảo sát trả lời rất tốt. Kết quả cho thấy như sau: Kiến thức về các chăm sóc cơ bản cho người bệnh viêm phổi chiếm tỷ lệ 83,3%; Kiến thức về thực hiện y lệnh khi chăm sóc người bệnh viờm phổi chiếm tỷ lệ 77,8%; Kiến thức về cỏc theo dừi cơ bản của điều dưỡng khi chăm sóc người bệnh viêm phổi chiếm tỷ lệ 94,4%; Kiến thức về nội dung giáo dục sức khỏe trên người bệnh viêm phổi chiếm tỷ lệ 83,3%; Kiến thức về nội dung cần đánh giá khi chăm sóc người bệnh viêm phổi chiếm tỷ lệ 88,9%;. Đây cũng là đối tượng cơ thể có sức đề kháng và miễn dịch giảm, nhạy cảm với các thay đổi của môi trường sống và có thể mắc đồng thời các bệnh lý khác do vậy tỷ lệ người bệnh trên 60 phải nhập viện điều trị viêm phổi cao hơn với người bệnh có độ tuổi dưới 45 tuổi.

Trong nghiên cứu: có 77,4% người bệnh được các ĐDV thực hiện đầy đủ việc sử dụng biện pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng hô hấp; có 22,6% người bệnh được điều dưỡng thực hiện không đầy đủ việc sử dụng biện pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng hô hấp và không có người bệnh nào điều dưỡng không thực hiện biện pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Tư vấn, hướng dẫn GDSK là một nhiệm vụ quan trọng cần được thực hiện ngay từ khi người bệnh vào viện, trong thời gian nằm viện và trước khi ra viện, nhằm giúp người bệnh và người nhà người bệnh hiểu được nội quy, quy định của bệnh viện, biết về tình hình sức khỏe để hợp tác trong điều trị, duy trì và cải thiện sức khỏe. Kết quả khảo sát chỉ ra rằng: có 72,6% người bệnh được ĐDV hướng dẫn cách vệ sinh khi ho và khạc đờm đầy đủ; có 59,7% người bệnh được ĐDV hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng đúng cách; 79% người bệnh được ĐDV hướng dẫn chế độ ăn phù hợp với bệnh lý, nâng cao thể trạng và tăng cường sức đề kháng;.

Từ kết quả nghiên cứu này cho thấy, để ĐDV có kỹ năng, kiến thức tốt và chủ động trong việc tư vấn GDSK cho người bệnh/người nhà người bệnh trong phạm vi chuyên môn của mình, bệnh viện cần tổ chức tập huấn hướng dẫn các quy định, cập nhật kiến thức và rèn luyện kỹ năng GDSK cho ĐDV. Khả năng làm sạch đường hô hấp của người bệnh không hiệu quả, được điều dưỡng thực hiện hướng dẫn người bệnh uống nhiều nước ấm, dẫn lưu đờm theo tư thế, kết hợp vỗ rung lồng ngực, ho có hiệu quả hoặc thực hiện hút đờm dãi cho người bệnh (77,4% người bệnh được ĐDV thực hiện đầy đủ các biện pháp vật lý trị liệu và PHCN hô hấp cho người bệnh). Ngoài việc thực hiện chăm sóc về y tế người bệnh được nhân viên y tế tư vấn, hướng dẫn chế độ ăn phù hợp với bệnh lý, đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm tăng cường sức đề kháng, cải thiện tình trạng gầy yếu, sút cân, vì suy dinh dưỡng thường đi kèm với bệnh viêm phổi.

Hiện nay, số lượng người bệnh khá đông, người bệnh nặng nhiều, trong khi đó số lượng nhân viên y tế có hạn, các thủ tục hành chính và các công việc liên quan khác nhiều nên điều dưỡng ít tiếp xúc với người bệnh, việc giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và việc nhận định, tăm khám và tìm hiểu các nhu cầu của người bệnh còn hạn chế. Điều dưỡng mới chỉ thực hiện được chăm sóc tập trung về mặt y tế, các chăm sóc cơ bản nhất để phối hợp với bác sĩ điều trị bệnh như giảm các triệu chứng, thực hiện các y lệnh điều trị … chưa có thời gian quan tâm được nhiều đến công tác chăm sóc khác như chế độ vệ sinh răng miệng người bệnh, tư vấn hưỡng dẫn các hoạt động thường ngày tùy từng tình trạng cá nhân người bệnh. Mặc dù, đã cố gắng rất nhiều xong trong quá trình thực hiện chăm sóc người bệnh, vai trò chủ động của điều dưỡng trong việc hỗ trợ người bệnh làm các động tác cải thiện tình trạng thông khí phổi đôi lúc còn chưa được thực hiện đầy đủ: việc tư vấn, giáo dục, hướng dẫn người bệnh các phương pháp ho, khạc đờm, tập thở, kết hợp với thực hiện vỗ rung lồng ngực giúp cho việc long đờm, tống đờm ra ngoài và làm sạch đường hô hấp, một trong những phương pháp cải thiện thông khí nhanh và rất hiệu quả, nhưng chưa được thực hiện liên tục và thực hiện chưa đầy đủ.

Cụ thể: tỷ lệ người bệnh được ĐDV hướng dẫn vệ sinh răng miệng đúng cách chiếm tỷ lệ chưa cao 59,7% và chỉ có 50% người bệnh được ĐDV hướng dẫn đầy đủ về chế độ luyện tập các hoạt động hàng ngày; 59,7% người bệnh được ĐDV thực hiện đầy đủ việc quan tâm động viên, an ủi. Về phía người bệnh: Do độ tuổi, trình độ hộ vấn, phong tục tập quán, điều kiện kinh tế và sự quan tâm của gia đình đối với mỗi người bệnh khác nhau nên một số ít người bệnh chưa tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế về các biện pháp phòng bệnh và việc tuân thủ điều trị. Tổ chức hội thảo nhóm giữa NVYT và người bệnh/người nhà người bệnh với mục đích truyền thông, hướng dẫn, cung cấp kiến thức về phục hồi chức năng hô hấp cho người bệnh; qua thảo luận nhóm người bệnh được hướng dẫn và thực hành các kỹ thuật cải thiện thông khí, ho khạc đờm, vỗ rung lồng ngực, học các bài tập thể dục và vận động để tăng cường thể chất, khắc phục hậu quả căn bệnh như: kỹ thuật ho có kiểm soát, kỹ thuật thở ra mạnh, kỹ thuật thở chúm môi, kỹ thuật thở hoành, kỹ thuật vỗ rung lồng ngực..các kỹ thuật và bài tập vận động cần được thiết kế phù hợp với tình trạng, mức độ, sức khỏe của mỗi người bệnh.