1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về thương mại điện tử và thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội

91 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYEN KHANH VAN

PHAP LUAT VE THUONG MAI DIEN TU VA THUC TIEN THI HANH TAI THANH PHO HA NOI

LUAN VAN THAC SY LUAT HOC

Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: CH 23 UD105

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Trần Ngọc Dũng

HÀ NỘI - NĂM 2017

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan: đề tài “Pháp luật về thương mại điện tử và thực

tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu của riêng em, có sự hỗ trợ và giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn PGS.TS Trần Ngọc Dũng.

Các nội dung nghiên cứu trong đề tài này là trung thực được trình bày

dựa trên sự hiểu biết của ban thân, cộng với việc tra cứu, cập nhật, tìm hiểu nguôn tai liệu dựa trên các bài viết của các thay cô trong trường, các báo cáo,

sách chuyên khảo và website đã được liệt kê ở danh mục tài liệu tham khảo.

Tác giả luận văn

Nguyễn Khánh Vân

Trang 3

DANH MỤC TU NGỮ VIET TAT

Asia-Pacific Economic Cooperation (Tổ chức Hop tac Kinh té Chau A - Thai Binh Duong)

Bộ Tài ChínhBộ Công ThươngBộ Luật Dân sự

Business-to- business (Giao dịch thương mại điệntử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp)

Business-to- Customer (Giao dịch thương mại điệntử giữa doanh nghiệp với cá nhân)

Business to Government (Giao dịch thương mạiđiện tử giữa doanh nghiệp với Chính phủ)

Customer to Customer (Giao dịch thương mại điệntử giữa cá nhân với nhau)

Chính phủ

Công ước của Liên hợp quốc về sử dụng chứng từ điện tử trong hợp đồng quốc tế

Nghị định

Thương mại điện tửThông tư

Thông tư liên tịch

Organization for Economic Co-operation and

Development (Tổ chức Hop tác va Phát triển Kinh tế)

United Nations (Liên hợp quốc)

United Nations Commission on International Trade

Law (Uy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mai quốc tế)

World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới)

Trang 4

MỤC LỤC

00098710077 1 1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài - 2-52 csscxeEzEzEerxerxered | 2 Tình hình nghiên cứu đề tài ¿- 2© s+Sx+EE+EE2EE+E£EEEEEEEEEEErErkerkerkd 2

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi của việc nghiên cứu đề tài 3 4 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu dé tài -5- 2 +5s+secxzxerxd 4

5 Các phương pháp nghiên cứu sử dung dé thực hiện luận văn + 6.Y nghĩa khoa học va thực tiễn của luận văn o eeeeececeeseseesseeeseeeseseeeseesesees 5 7 Kết cầu của luận văn - tt 1 E1 SE5E511111111111111111151511111111121222e xe 5 CHUONG 1 NHUNG VAN DE LY LUẬN VE THUONG MẠI ĐIỆN TỬ O VIET NAM 31.1'‹:-35A3 6

1.1 Khái niệm va đặc điểm của thương mại điện - s5 +++++sss+++ss 6

1.1.1 Khải niệm thương mại đÌIỆH fÚ c cv kkesekreeeree 6

1.1.2 Đặc điểm của thương mại TIEN Ú' cv SvkESseeseeeeeeseees 9 1.2 Hé thống các văn bản pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam 14 1.3 Khái niệm và nội dung cơ bản của pháp luật về thương mại điện tử ở 'VIỆTt ÌNaIm - -c- CC c1 00 0002000110190 101 90 1v n1 TH TH nh nh ch chu ky 16

1.3.1 Khái niệm pháp luật về thương mại điện tỬ «55+ +<s++++s 16

1.3.2 Nội dung cơ bản cua pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam 2 Ï 1.4 Sự hình thành và phát triển của pháp luật thương mại điện tử ở Việt IPSEC, sannggseheeteosanngetBtrioftottisBiSiosriynEit0NnnEESAiESAESS9100070020995907009594038473115979600099979110909400195/90/2099009/01000% 26

1.5 Pháp luật thương mại điện tử của một số nước trên thé giới 28 KET LUAN CHUONG c 1 31 CHƯƠNG 2 THUC TRANG PHÁP LUẬT VE THUONG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIEN THỊ HANH PHÁP LUAT VE

THUONG MẠI ĐIỆN TỬ Ở THÀNH PHO HÀ NỘI 32

2.1 Thực trạng các quy định pháp luật hiện hành về thương mại điện tử ở

Viet 0 A 32 2.1.1 Thực trạng quy định về đối tượng áp dụng trong pháp luật thương mại

GEIR HH, nangiinu trung 4303051808012 AO RES SS APS 8 RR /BHDh458 a2

Trang 5

2.1.2 Thực trạng quy định về giao kết hợp đông trong thương mại điện tử 35 2.1.3 Thực trạng quy định về hoại động thương mại điện tử - 39 2.1.4 Thực trạng quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động

THUONG MAT AIEN Ce 807007758586 47

2.2 Thực tiễn thi hành pháp luật về thương mại điện tử tai thành phố Hà Nội 48 2.2.1 Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật quản ly trong hoạtAONG thuong MAI AiCN te PS 49 2.2.2 Công tác phát triển hoạt động thương mai điện tử trên địa ban thành phố Hà Nội - 52c St SE EE E112 111111211111111111111111.1111 1111.111 ke 51

2.2.3 Công tác xu lý vi phạm hành chính hoạt động thương mai điện tử trên

địa bàn thành phố Hà Nội - +: 2 ©E+SE+E‡EEEEEEEEEEEEEEE111511111111111 11 tk 54 KET LUẬN CHƯNG 2 2-22 5222+2E++EEESEEESEEESEEEEErrrrrrrrrrrrerved 60 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM

HOÀN THIEN PHÁP LUẬT VE THUONG MẠI ĐIỆN TỬ Ở

VIỆT NAM VÀ NÂNG CAO HIEU QUA THI HANH PHÁP LUẬT VE THUONG MẠI ĐIỆN TỬ Ở THÀNH PHO HÀ NỘI 62 3.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam 623.2 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam 64 3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về thương

mại điện tử ở thành phố Hà Nội 2 - 2 2E £+£EE+E£EE£E+EeEEzEerkerervee 70

KET LUẬN CHƯƠNG 3 -:-552 22t x22 2E rrried 73$8 00.0077 Ô 74DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Những năm gần đây, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã và đang có một sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin Mạng internet đã phủ rộng toàn cầu, không chỉ cung cấp các thông tin thiết yếu về mọi lĩnh vực mà còn là nơi mọi người thực hiện một hình thức giao dịch thương mại mới với nhiều tiện dụng đặc trưng Đó chính là giao dịch điện tử.

Thương mại điện tử đã và đang phát triển với một tốc độ nhanh chóng, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam và thành phố Hà Nội Giao dịch điện tử ngày càng phô biến với nhiều tính năng hiệu quả, thiết thực được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Mọi người, dù ở bất kì vị trí địa lý nào, đều có thể kết nối được với nhau thông qua các giao thức từ đơn giản đến phức

tạp Các doanh nghiệp đang từng bước đưa giao dịch điện tử vào sử dụng trong

công việc, thậm chí Nhà nước cũng đang hiện thực hoá quá trình đôi mới hoạt động quan ly nhà nước, dich vụ công bang phương thức giao dịch điện tử.

Dé thực hiện có hiệu quả quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước xây dựng khung pháp lý về thương mại điện tử Trong định hướng phát triển các ngành kinh tế, Nhà nước ta cũng khắng định chủ trương “phát triển thương mại điện tử” và day mạnh nghiên cứu đề xuất những biện pháp xúc tiến thương mại điện tử, từng bước đưa thương mại điện tử ứng dụng vào các cơ quan, ban ngành, hiện đại hóa nền hành chính quốc gia.

Cho tới nay, trải qua hơn 30 năm đổi mới và đây mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nền kinh tế nước ta nói chung, kinh tế thủ đô nói riêng đã đạt được những thành tựu to lớn Hệ thong phap luat vé thương mại điện tử cũng được hoan thiện

từng bước: cùng với các văn bản như Luật Thương mại (2005), Bộ luật Dân sự(2015), Luật Giao dịch Điện tử (2005), Luật Bảo vệ Người tiêu dùng (2010); Luật

Quảng cáo (2012); Luật Đầu tư (2014); Luật Doanh nghiệp (2014), Chính phủ cũng ban hành các Nghị định, Thông tư để có chế tài và hướng dẫn xử lý đối với các hành vi vi phạm về thương mại điện tử, từng bước nâng cao tính áp dụng thực tiễn

của thương mại điện tử vào mọi mặt đời sông — xã hội.

Trang 7

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, một số văn bản pháp luật van còn tổn tại những nhược điểm và bất cập dẫn đến việc thực thi pháp luật về thương mại điện tử ở nước ta cũng như ở thành phố Hà Nội, dù có thành công, nhưng vẫn còn nhiều nhược điểm và khiếm khuyết cần khắc phục.

Vì vậy, tác giả đã chọn vấn đề “Pháp luật về thương mại điện tử và thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội ” làm đề tài tốt nghiệp cao học Luật của mình Đây là một đề tài nghiên cứu có ý nghĩa và cần thiết để khắc phục những nhược điểm, khiếm khuyết hiện có của pháp luật về thương mại điện tử của Việt Nam cũng như của việc thi hành pháp luật về TMĐT tại thành phố Hà Nội Kết quả nghiên cứu của luận văn này sẽ góp phan tích cực vào việc phát triển kinh tế-xã hội của cả nước nói chung, định hướng phát triển toàn diện cho thành phố Hà Nội nói riêng.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Thương mại điện tử là một đề tài nghiên cứu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều tổ chức trong nước và thé giới, như: Liên hợp quốc (UN), Tổ chức Hop tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Trên thế giới, đông đảo các nhà nghiên cứu, các viện nghiên cứu và các trường đại học cũng rất chú ý và quan tâm đến đề tài thương mại điện tử Ở Việt Nam, thương mại điện tử cũng được quan tâm nghiên cứu, Nhà nước Việt Nam đã xác định đường lối, chủ trương từng bước ứng dụng và phát triển thương mại điện tử Thương mại điện tử đã được đề cập khá nhiều trên các phương tiện thông tin truyền thông, truyền hình, báo chí.

Cho tới nay đã có một số công trình nghiên cứu về thương mại điện tử như sau: “Một số khía cạnh pháp ly về thương mại điện te” của Vũ Hải Anh, Luận van thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 1999; “Pháp luật về T hương

mại điện tử ở Việt Nam — Thực trạng và phương hướng hoàn thién” của Dương ThiNgọc Mai, Luan văn thạc sỹ Luật học, Trường Dai học Luật Hà Nội, năm 2009;

“Pháp luật về quản lý hoạt động của website Thương mại điện tử” của Trương Thị

Linh, Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2015 Tuynhiên, những công trình nghiên cứu này mới chỉ mang tính tiép cận ban đâu, tập

Trang 8

trung chủ yếu vào các quy định pháp luật về thương mại điện tử Hầu như chưa có nhiều công trình đề cập đến thực tiễn thi hành pháp luật về thương mại điện tử, đặc biệt là thực tiễn thi hành pháp luật về thương mại điện tử ở một địa phương là thành phố Hà Nội.

Do vậy, việc nghiên cứu đề tài mà tác giả lựa chọn nghiên cứu ở trên có tính cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về thương mại điện tử tại thành phố Hà Nội.

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi của việc nghiên cứu đề tài * Đối tượng của việc nghiên cứu dé tài.

Đối tượng của việc nghiên cứu dé tài là một số các quy định pháp luật về thương mại điện tử trong quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam Luận văn cũng trình bày một số quy định của pháp luật về thương mại điện tử của một số nước khác đề thấy sự tương đồng cũng như sự khác biệt giữa pháp luật của VN và pháp luật của các nước khác về thương mại điện tử,

qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Luận văn cũng nghiên cứu và trình bày thực trạng thi hành pháp luật về thương mại điện tử ở thành phố Hà Nội.

* Phạm vi của việc nghiên cứu dé tài.

Luận văn tập trung nghiên cứu làm rõ một số vấn đề về lý luận, đặc điểm và nội dung cơ bản của pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam Về nội dung nghiên cứu, tác giả không có điều kiện trình bày và phân tích tất cả các vấn đề pháp lý liên quan đến thương mại điện tử, mà chỉ đi sâu nghiên cứu một số vấn đề pháp lý quan trọng nhất về thương mại điện tử Đó là các vấn đề pháp lý liên quan đến đối tượng áp dụng, giao kết hợp đông, hoạt động thương mại điện tử và xử lý vi

phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử Với đặc trưng của hoạt động

thương mại điện tử ở Việt Nam, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu pháp luật thương mại điện tử từ thời điểm Luật Thương Mại (2005), Luật Giao dịch Điện tử (2005) cùng với hệ thống các văn bản cụ thể hóa và hướng dẫn thi hành các đạo luật trên được ban hành cho đến nay.

Trang 9

Đồng thời, tác giả luận văn trình bày tình hình thực thi pháp luật về thương mại điện tử tại thành phố Hà Nội với những ưu điểm, thành công cũng như những nhược điểm, bất cập của nó.

4 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài.

* Muc đích nghiên cứu của luận van.

Mục đích nghiên cứu của luận văn trình bày phương hướng và các giải pháp

nhằm hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử tại Việt Nam; đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về thương mại điện tử tại thành phố Hà Nội.

* Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.

Đề đạt được mục đích đã dé ra, tác giả luận văn thực hiện những nhiệm vụ

nghiên cứu như sau:

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp lý về thương mại điện tử - Trình bày thực trạng pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam.

- Trình bày tình hình thi hành pháp luật về thương mại điện tử tại thành phó Hà Nội.

5 Các phương pháp nghiên cứu sử dụng để thực hiện luận văn.

Việc nghiên cứu đề tài luận văn được tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mác-Lê Nin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Dang va Nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử Ngoài ra, dé đạt được mục dich nghiên cứu, luận văn còn vận dụng, kết hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thê thích hợp khác, như: phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, chứng minh.

Trong từng nội dung nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng

một cách linh hoạt, cụ thể như sau:

Ở Chương 1, phương pháp tông hợp, hệ thông hoá, thu thập, phân tích, so sánh được sử dụng nhằm làm rõ khái niệm, đặc điểm, cũng như sang tỏ một số van đề lý

luận cơ bản vê thương mại điện tử.

Trang 10

Ở Chương 2, phương pháp tông hợp, thống kê, phân tích, diễn giải, khảo sát thực tiễn được sử dụng nhằm khái quát và đánh giá thực trạng pháp luật cũng như công tác thực thi pháp luật về thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Ở Chương 3, phương pháp phân tích, đánh giá, dự báo được sử dung dé đưa ra các giải pháp nhăm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội.

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Về mặt khoa học, luận văn là công trình khoa học nghiên cứu một số van dé phap

ly về thương mại điện tử, đặc biệt chú trọng nghiên cứu và làm rõ những bat cap cua

quy định pháp luật hiện hành về đối tượng áp dụng, giao kết hợp đồng, hoạt động của thương mại điện tử, và vẫn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực nay.

Về mặt thực tiễn, luận văn trình bày hiện trạng thực tế trong công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử; đồng thời nhận xét, đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của việc thi hành pháp luật về thương mại điện tử tại thành phố Hà Nội.

Đồng thời, tác giả luận văn cũng đề xuất việc sửa đổi, bố sung, một số vẫn đề pháp lý về thương mại điện tử, cũng như nâng cao hiệu quả của công tác thực thi pháp luật về thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội.

7 Kết cầu của luận văn

Ngoài Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận

văn được trình bày trong ba chương như sau:

Chương 1 Những van dé lý luận pháp lý về thương mại điện tử ở Việt Nam Chương 2 Thực trạng pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam và thực tiễn thi hành pháp luật về thương mại điện tử ở thành phố Hà Nội.

Chương 3 Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về thương mại điện tử ở thành phố Hà Nội.

Trang 11

CHƯƠNG 1

NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

1.1 Khái niệm và đặc điểm của thương mại điện

1.1.1 Khái niệm thương mai điện tử

Ra đời cách đây hàng chục năm, cho đến thời điểm hiện tại, hoạt động

thương mại điện tử đã được hoàn chỉnh từng bước và được ứng dụng ngày càng

rộng rãi trong thực tiễn trên thế giới Dé hiểu thé nào là thương mại điện tử, trước hết, cần phải có cái nhìn tổng quan về các khái niệm sau đây:

Thương mại điện tử (Tiếng Anh gọi là Electronic commerce, viết tắt là E-commerce), hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: “thương mại trực tuyến” (online trade), “thương mai phi giấy tờ” (paperless commerce), “thương mại điều khiến học” (cyber trade) Nhưng khi nói đến “thương mại điện fứ” là một khái niệm tương đối mới trong thực tiễn kinh doanh hiện nay, quan điểm về nội hàm của thương mại điện tử cũng có sự thay đổi theo thời gian Cùng với sự phát triển của nó, nhiều nhà quản lý cũng như các nhà khoa học hiểu khái niệm này theo hai nghĩa phố biến như sau:

* Thương mại điện tử (theo nghĩa hẹp): Theo cách hiểu này, thương mại điện tử (TMĐT) chỉ đơn thuần bó hẹp TMĐT trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là qua Internet và các mạng viễn thông.

Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ”7ÄĐT bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hang và phân phối sản phẩm được mua bản và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mang Internet" Theo Ủy ban TMDT của Tổ chức Hợp tác Kinh tế Chau A - Thái Bình Duong (APEC), "TMPT là công việc kinh doanh được tiễn hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật so".

TMDT theo nghia hep chi bao gom những hoạt động thương mai được thực hiện thông qua mạng Internet mà không tính đến các phương tiện điện tử khác, như

Trang 12

điện thoại, fax, telex Nếu chỉ hiểu theo cách này, TMDT sẽ bị han chế trong phạm

vi giao dich với khách hàng và thực hiện thanh toán thông qua Internet.

* Thương mại điện tử (theo nghĩa rộng): Có hai định nghĩa khái quát được

đầy đủ nhất phạm vi hoạt động của TMDT: Luật mẫu về TMĐT của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thuong mại quốc tế (UNCITRAL) định nghĩa: "Thudt ngữ thương mai [commerce] can được diễn giải theo nghĩa rộng dé bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tinh chất thương mại dit có hay không có hợp đồng Các quan hệ mang tinh thương mại bao gồm, nhưng không giới hạn ở các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hông (factoring), cho thuê dài han (leasing); xây dung các công trình; tư vấn, kỹ thuật công trình (engineering); dau tư; cấp vốn, ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ".

Theo định nghĩa này, có thể thấy phạm vi điều chỉnh của Luật mẫu

UNCITRAL là mọi hoạt động thông tin dưới dạng một thông điệp dữ liệu và trong

khuôn khô các hoạt động thương mại Thông điệp dữ liệu là “?hông tin được tao ra, gửi di, tiếp nhận, hoặc lưu trữ bằng phương tiện điện tử, quang học hoặc các phương tiện tương tự, nhưng chỉ bao gom trao đổi dữ liệu điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo hoặc fax” theo Điều 2 của Luật mẫu UNCITRAL Như vậy có, thể thấy phạm vi hoạt động của TMĐT rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh té, trong đó hoạt động mua ban hàng hóa va dịch vụ chỉ là một phạm vi rất nhỏ trong TMĐT.

Theo Luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử (1996) thương mại

điện tử là việc sử dung “/hông tin dưới dang một thông điệp dir liệu trong khuôn

khổ các hoạt động thương mai” (Điều 1) Theo Ủy ban châu Âu: "TMPT được hiểu

là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tứ Nó dựa trên

việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dang text, âm thanh và hình ảnh Thương

Trang 13

mại điện tử gom nhiễu hành vi trong đó có hoạt động mua bán hàng hoá qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, van đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mang, mua sam công cộng, tiếp thị trực tiếp với người tiêu dùng và các dịch vụ sau bản hàng (hậu mãi) Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng hoá (như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (như cung cấp dịch vụ thông tin, dịch vụ pháp lý, ngân hàng) và các hoạt động truyền thong (như giáo duc, chăm sóc sức khoẻ) và các hoạt động mua sắm (như siêu thị do)".

Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm về TMĐT

như sau: “Thuong mại điện tử được định nghĩa sơ bộ là các giao dịch thương mai

dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như Internet ”.!

Như vậy, ta có thé thay được khái niệm thương mai điện tử được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau; nhưng chung quy chỉ có hai cách hiểu về thương mại điện tử là theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp Với cách hiểu theo nghĩa rộng thì thương mại điện tử có khả năng áp dụng rộng và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của nén kinh tế Trên thực tế, thương mại điện tử thực chất đã phát sinh từ lâu thông qua các phương tiện như: điện thoạt, fax, telex Còn đối với cách hiểu theo nghĩa hẹp thì thương mại điện tử đơn giản là hoạt động gắn liền với Internet.

Xét dưới góc độ luật của Việt Nam thì thương mại điện tử được xác địnhdưới góc độ như sau: Luật Giao dịch Điện tử năm 2005 đưa ra khái niệm giao dich

điện tử trong khoản 6, Điều 4, như sau: “Giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử” Điều 4, khoản 10 quy định: “phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện tử, kỹ thuật số, từ tính truyền dan

không dây, quang học, điện tử hoặc công nghệ tương tự” Thông qua khái niệm

này có thé thấy phạm vi điều chỉnh của Luật Giao dịch Điện tử (2005) là rất rộng,

bao gôm nhiêu lĩnh vực, như thương mại, dân sự, quản lý nhà nước

! Xem: Nguyễn Thi Mơ (2006), Cam nang pháp luật về giao kết hợp đồng điện tử, Nxb Lao động — Xã hội, Hà Nội.? Theo khoản 10 điều 4 Luật Giao dịch điện tử 2005.

Trang 14

Qua khái niệm này có thể thấy rằng Luật Giao dịch Điện tử (2005) có cách tiếp cận theo nghĩa rộng; điều đó tạo điều kiện cho khả năng áp dụng vào thực tiễn rat lớn Đặc biệt, trong bối cảnh công nghệ thông tin đang bùng nổ như hiện nay, ta càng thấy rõ thương mại điện tử dang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đôi cách thức mua sắm của con người Tuy nhiên, xét cho cùng, thương mại điện tử theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp cũng chỉ là mang tính tương đối Thực tế cho thấy Internet mới là động lực thúc day sự phát trién mạnh mẽ loại hình thương mại này Thương mại điện tử chỉ có thể xảy ra trong môi trường kinh doanh qua Internet và

các phương tiện điện tử giữa các nhóm người tham gia thông qua các công cụ kỹthuật và công nghệ thông tin.

Từ những phân tích trên có thé đưa ra khái niệm thương mại điện tử như sau: “Tương mại điện tử là việc thực hiện một phần hoặc toàn bộ các bước của hoạt động thương mại điện tử bằng cách truyền thông tin dưới dạng thông điệp dữ liệu, các thông điệp này được kết nối Internet, mạng viên thông di động và các

mạng mở khác ”.`

1.1.2 Đặc điểm của thương mại điện tử

So sánh với hoạt động thương mại truyền thống thì hoạt động thương mại điện tử có một số đặc điểm khác biệt cơ bản như sau:

Thứ nhát, trong thương mại điện tử, các bên giao dịch không tiếp xúc trực tiếp và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước Trong hoạt động thương mại truyền thống, các bên thường gặp nhau trực tiếp dé tiễn hành giao dịch Các giao dịch được thực hiện dựa trên nguyên tắc vật lý, như chuyển tiền, séc, hoá đơn,

vận đơn, gửi báo cáo Các phương tiện viễn thông như: telex, fax chỉ được sử

dụng dé trao đôi số liệu kinh doanh Việc sử dụng các phương tiện điện tử trong thương mại truyền thống chỉ để chuyên tải thông tin một cách trực tiếp giữa hai

đôi tác của cùng một giao dịch.

Xem: Phạm Thị Quỳnh (2015), Pháp luật quản lý nhà nước đối với thương mại điện tử, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học

Luật Hà Nội, Hà Nội.

Trang 15

Trong khi đó, thương mại điện tử cho phép mọi người (từ các vùng cao, hải

đảo xa xôi đến những khu đô thị lớn) cùng tham gia, hay cũng có thê kết nói với đối tác từ các đất nước khác Điều đó tạo cơ hội cho mọi người 0 khắp nơi đều có thê kết nối tham gia bình dang như nhau vào thị trường giao dịch toàn cầu Việc này cũng không đòi hỏi họ nhất thiết phải có mối quan hệ quen biết nhau từ trước.

Thứ hai, trong hoạt động thương mại truyền thong có su tồn tai khái niệm

“biên giới quốc gia” thì trong thương mại điện tử, người ta hoạt động ở môi trường “không biên giới”; đó là thị trường mở hay còn gọi thị trường toàn cau Chính vì lẽ đó mà thương mại điện tử tác động trực tiếp môi trường cạnh tranh toàn cầu Thương mại điện tử càng phát triển thì nhu cầu sử dụng máy tính cá nhân trở thành yếu tô không thiếu được đối với các doanh nghiệp định hướng tham gia thị trường quốc tế Với thương mại điện tử, doanh nghiệp (cho dù mới thành lập) đều có thé tham gia vào thị trường toàn cầu (ví dụ như với Anh, Nhật Bản ) mà không hề phải bước ra khỏi đất nước Điều đó khác hăn với việc thực hiện mở rộng thị trường thương mại truyền thống như trước kia Tuy nhiên, trong thương mại điện tử, người ta sẽ gặp phải khó khăn trong việc xác định địa điểm kinh doanh của thương nhân;

doanh nghiệp giao dịch sẽ trở nên khó xác định hơn so với việc thực hiện hoạt động

thương mại truyền thống!.

Thứ ba, trong thương mại truyền thống, mạng lưới thông tin là phương tiện để trao đổi dữ liệu; còn trong thương mại điện tử, thì mạng lưới thông tin là thị trường kinh doanh Thông qua thương mại điện tử, nhiều loại hình kinh doanh được

ra đời Ví dụ như: dịch vụ gia tăng giá trị trên mạng máy tính hình thành nên cácnhà trung gian ảo là các dịch vụ môi giới cho giới kinh doanh và tiêu dùng; các siêu

thị ảo được hình thành để cung cấp hàng hoá và dịch vụ trên mạng máy tính Các trang Google hoặc Yahoo! America Online cung cấp thông tin trên mạng Các trang website này trở thành khu mua sắm khổng 16 trên Internet Với mỗi lần nhấn

“chuột”, khách hàng có khả năng truy cập vào hàng ngàn cửa hàng ảo khác nhau vàtỷ lệ khách hàng vào thăm mua là rât cao Nhiêu người còn châp nhận một giá cao

* Xem: Lưu Dan Tho - Tôn That Hoàng Hai (2015), Thương mại điện tử hiện đại, NXB Tài chính, Hồ Chi Minh.

Trang 16

hơn dé sắm những món hang được mang tới tận nhà Một số công ty còn đưa ra các dịch vụ như mời khách hàng đưa ra kích cỡ (size) giầy, chọn các kiểu dang giầy yêu thích, mẫu vải qua phần mềm tự chọn đã được xây dựng trên web và từ đó sản phẩm giày do tự khách hàng thiết kế đã ra đời Điều này là hoàn toàn không dé dang dé áp dụng trong cửa hang thương mại truyền thong’.

Gần đây, thương mại điện tử được thực hiện không chỉ trên các website điện tử từ máy tính để bàn, laptop mà còn được thực hiện băng các thiết bị di động thông minh với các ứng dụng di động (mobile app) Ngày nay không thể thiếu được các ứng dụng mua hàng trực tuyến Thói quen sử dụng thiết bị của người dùng đã được cá nhân hóa tới một mức độ cao hơn Càng nhiều người dùng smartphone hay tablet dé thực hiện mọi thứ từ học tập giải trí, cập nhật thông tin cho đến mua sam thì các ứng dụng di động càng trở nên thiết yếu Các nhà kinh doanh trực tuyến nhận thức được nhu cầu phải tạo ra các kênh mua sắm trực tuyến mới phù hợp hơn dưới dạng hình thức ứng dụng di động dé tận dung sự phô biến của thói quen sử dụng mobile app Trong thực tế, ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) cung cấp lợi ích đa dạng cho cả người dùng và công ty kinh doanh trực tuyến Đối với người dùng, họ sẽ có khả năng tiếp cận dịch vụ tốt hơn ở mọi lúc mọi nơi, mua hàng nhanh chóng hơn, cập nhật các chương trình khuyến mãi đúng thời điểm hơn.

Việc mua hàng qua mobile app đem đến cảm giác riêng tư hơn truy cập băng website Việc xây dựng ứng dụng TMĐT trên mobile còn nhằm giải quyết nhiều vấn đề không kém phần quan trọng khác, như: Ứng dụng TMĐT trên mobile mang lại trải nghiệm mua sắm tốt hơn trên trình duyệt web Nếu dùng trình duyệt, người dùng phải tìm kiếm một website TMĐT cụ thé rồi mới truy cập Thinh

thoảng website bị mat kết nối hoặc tải rất chậm do đường truyền internet, kết quả là làm chậm cả quá trình mua hàng Còn ứng dụng di động thì cho phép người dùng

đăng nhập vào cổng kết nối dich vụ mà không qua trung gian (trình duyệt) Do là lý do ngày càng nhiều nhà kinh doanh trực tuyến tìm đến các nhà phát triển ứng dụng để đặt hàng phiên bản app riêng cho mình trên mobile Sử dụng ứng dụng di động

> Xem: Luu Dan Thọ - Tôn That Hoàng Hải (2015), Thương mại điện tir hiện đại, NXB Tài chính, Hồ Chí Minh.

Trang 17

sẽ cho phép thanh toán nhanh hơn và an toàn hơn Cả người dùng lẫn nhà cung cấp nhờ đó được đảm bảo mức độ bảo mật và các giao dịch được mã hóa trực tiếp trên

mỗi đơn hàng.

Đối với các thị trường phát triển, hầu hết mọi công ty chuyên phát triển ứng dụng TMĐT trên mobile đều chú trọng vào giải pháp tích hợp quy trình xử lý thanh toán bảo mật cao vào mỗi ứng dụng Mỗi một mô hình TMĐT đều cần phải đặc biệt chú ý tới các công cụ tìm kiếm cũng như nền tảng mạng xã hội như Facebook, ngoài việc phát triển ứng dụng mobile Bởi vì nếu ứng dụng mobile đủ tốt với khả năng kết nối tới các mạng xã hội đơn giản, thuận tiện thì chính khách hàng sẽ giúp bạn giới thiệu ứng dung tới người khác mà bạn không phải mất một xu quảng cáo nao.

Thứ tu, hoạt động giao dịch thương mại điện tử đều có sự tham gia của bên thứ ba Ngoài những chủ thể tham gia quan hệ giao dịch giống như quan hệ giao dịch thương mại truyền thống, đã xuất hiện thêm bên thứ ba; đó là nhà cung cấp

dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực Đó là những người tạo ra môi trường cho

các giao dịch thương mại điện tử Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyên di và lưu trữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử Đồng thời, họ cũng xác định độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch thương mại điện tử Điều đó cũng thé hiện điểm đặc biệt là bên thứ ba trong giao dịch thương mại điện tử TMĐT phụ thuộc vào sự phát triển của hạ tang công nghệ thông tin, viễn thông và các công nghệ cao cấp khác.

Thứ năm, các loại hình giao dịch thương mại điện tử rất đa dạng: Giao dịch

giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp — B2B (Business to business) được xem là mô

hình phát triển mạnh trong ngành thương mại điện tử Mô hình B-B áp dụng trong việc giao tiếp, mua bán, sử dụng dịch vụ, sản phẩm giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp Thành phần tham gia hoạt động thương mại là các doanh nghiệp, tức người mua và người bán đều là doanh nghiệp Sử dụng Internet để tạo mối quan hệ giữa nhà cung cấp và các cửa hàng thông qua các van dé về chất lượng, dich vụ Marketing giữa hai đối tượng này là marketing công nghiệp Hình thức này phố biến nhanh hơn B2C Khách hàng là doanh nghiệp có đủ điều kiện tiếp cận và sử dụng Internet hay mạng máy tính, thanh toán bằng điện tử.

Trang 18

Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng — B2C (Business to Customer)

là mô hình phát triển mạnh nhất ở Việt Nam hiện nay Thành phần tham gia hoạt động thương mại gồm người bán là doanh nghiệp và người mua là người tiêu dùng Các bên sử dụng trình duyệt (web browser) dé tìm kiếm sản phẩm trên Internet Ho sử dụng giỏ hàng (shopping cart) để lưu trữ các sản phẩm khách hàng đặt mua và thực hiện việc thanh toán bằng phương thức điện tử.

Giao dịch giữa doanh nghiệp với Chính phủ - B2G (Business toGovernment) là mô hình website thương mai; trong đó, doanh nghiệp đóng vai trò

cung cấp thông tin, dịch vụ sản phẩm cho Nhà nước; việc tiêu thụ này phục vụ cho việc quản lý, điều hành của Nhà nước Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan chính quyền (B2G) Các giao dịch này gồm tờ khai hải quan, nộp thuế, báo cáo tài

chính và nhận các văn bản pháp quy.

Giao dịch trực tiếp giữa cá nhân với nhau — C2C (Customer to Customer) cũng được thực hiện một cách rộng rãi Thành phần tham gia hoạt động thương mại này là các cá nhân, tức người mua và người bán đều là cá nhân.

Ngoài ra còn có các ứng dụng chia sẻ trực tiếp giữa người dùng (Peer to

peer) — các ứng dụng này còn được gọi là các ứng dụng ngang hàng Công nghệ

ngang hàng có thể được sử dụng trong B2B, C2C, B2C Công nghệ này cho phép các máy tính ngang hàng đã được kết nói có thé chia sẻ các thư mục đữ liệu và xử lý trực tiếp với các máy khác Ví dụ trong ngành vận tải, các ứng dụng mới của Internet cho phép người thuê xe hơi có thê kết nối trực tiếp với những người có xe hơi và không có nhu cầu sử dụng tại một số thời điểm Đây là một thách thức lớn

với các công ty cho thuê xe chuyên nghiệp, bởi vì giá cho thuê xe theo mô hình peer

to peer rẻ hơn khá nhiều so với giá của công ty chuyên cho thuê xe hơi truyền thong’.

Thứ sau, thương mại điện tử phụ thuộc vào mức độ số hoá (thương mại sé

hoa) Tuy thuộc vào mức độ sô hoá cua nên kinh tê va kha năng hội nhập sô hoá với

° Xem: Lưu Dan Thọ - Tôn Thất Hoang Hải (2015), Thương mại điện tử hiện đại, NXB Tài chính, Hồ Chí Minh.

Trang 19

nền kinh tế toàn cầu mà thương mại điện tử có thé dat được các cấp độ từ thấp đến cao Cấp độ thấp nhất là sử dung thư điện tử; sau đó là sử dụng Internet dé tìm kiếm thông tin mà đặt hàng trực tuyến và dịch vụ trực tuyến; tiếp đến là xây dựng các website cho hoạt động kinh doanh và cuối cùng là áp dụng các giải pháp toàn diện về thương mại điện tử.

1.2 Hệ thống các văn bản pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã tích cực xây dựng một hệ thống

văn bản pháp lý cho các hoạt động giao dịch điện tử, trong đó có thương mại điện

tử Sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật về thương mại điện tử được thé hiện trong một quá trình cụ thé như sau:

Năm 2005, Quốc hội Việt Nam thông qua hai đạo luật có tính chất đặt nền

tảng pháp lý cho TMDT, đó là Luật Thương mại (2005) và Luật Giao dịch Điện tử

(2005) Bên cạnh đó, hoạt động TMĐT và việc giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực TMĐT còn chịu sự điều chỉnh của một số văn bản pháp luật như: Bộ Luật Dân

sự (2005); Luật Công nghệ thông tin năm 2006; Luật Viễn thông năm 2009; Bộ luật

Hình sự năm 1999 (sửa đổi, b6 sung năm 2009); Luật Bảo vệ Người tiêu dùng năm 2010; Luật Quảng cáo năm 2012; Luật Đầu tư (2014); Luật Doanh nghiệp năm 2014.

Đó là các văn bản pháp luật quy định những vấn đề chung, cơ bản cho hoạt động thương mại điện tử Ngoài ra, để hướng dẫn, quản lý hoạt động giao dịch và các hoạt động liên quan đến TMĐT, Chính phủ đã ban hành các nghị định sau:

- Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 9/6/2006 của Chính phủ về thương

mại điện tử;

- Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử (thay thế Nghị định 57/2006/NĐ-CP);

- Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 của Chính phủ sửa đổi, bồ sung Nghị định số 26/2007/NĐ-CP về chữ ky va dịch vụ chứng thực chữ ky;

- Nghi định số 170/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/2/2007 quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch Điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;

Trang 20

- Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về Quan ly, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng:

- Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo.

Về xử lý vi phạm trong lĩnh vực TMĐT, Chính phủ đã ban hành các Nghị

định sau:

- Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao du lịch và quảng cáo;

- Nghị định số 25/2014/NĐ-CP ngày 7/4/2014 của Chính phủ quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao;

- Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buốn bán hàng giả, hàng cắm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:

- _ Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buốn bán hàng giả, hàng cắm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Các bộ cũng đã ban hành các Thông tư hướng dẫn thi hành các VBPL về

thương mại điện tử như sau:

- Thông tư số 78/2008/TT-BTC ngày 15/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số nội dung của Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử

trong hoạt động tài chính;

- Thông tư số 12/2008/TT-BTTTT ngày 30/12/2008 của Bộ Thông tin và

Truyền thông hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số

90/2008/NĐ-CP của Chính phủ về chống thư rác;

- Thông tư số 3/2009/TT-BTC ngày 2/3/2009 của Bộ Tài chính quy định về mã số quản lý đối với nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo bằng thư điện tử, tin nhắn, nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn qua mạng Internet, hướng dẫn thi hành Nghị định SỐ

90/2008/NĐ-CP;

Trang 21

- Thông tư số 50/2009/TT-BTC ngày 16/3/2009 của Bộ Tài chính về việc

hướng dẫn giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán;

- Thong tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

- Thông tư số 180/2010/TT-BTC ngày 9/11/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế;

Ngoài những văn bản được nêu trên, đối với từng hoạt động cụ thể còn có những văn bản hướng dẫn chỉ tiết khác.

1.3 Khai niệm và nội dung cơ bản của pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam 1.3.1 Khái niệm pháp luật về thương mại điện tử

Theo luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử nhằm tạo khung pháp lý cho phát triển thương mại điện tử, năm 1996 Uỷ ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL) đã soạn thảo một luật mẫu về thương mại điện tử, hình thành những quy định mẫu về thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu nhằm bảo vệ về mặt pháp lý cho những tổ chức, cá nhân mong muốn tham gia thương mại điện tử Luật mẫu có thé được sử dụng như một tài liệu tham khảo cho các nước trong quá trình xây dựng pháp luật về thương mại điện tử của mình Tinh thần của Luật mẫu là bảo đảm những giao dịch thương mại điện tử được thừa nhận giá trị pháp lý và nếu cần thiết thì sẽ có những hành động thích hop dé tăng cường khả năng thi hành cho những giao dịch bằng phương tiện điện tử.

Luật mẫu được soạn thảo dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau: Tài liệu điện tử có thể được coi là có giá trị pháp lý như tài liệu ở dạng văn bản, nếu thỏa

mãn các yêu cầu kỹ thuật nhất định; Tự do thỏa thuận hợp đồng: Tôn trọng việc sử

dụng tự nguyện phương thức truyền thông điện tử; Giá trị pháp lý của hợp đồng và tính ưu việt của những quy định pháp lý về hình thức hợp đồng; Những đòi hỏi đối với hợp đồng để có giá trị pháp lý và khả năng được thi hành phải được tôn trọng; Áp dụng về mặt hình thức hơn là quan tâm tới nội dung: Luật chỉ áp dụng đối với hình thức hợp đồng mà không đề cập nội dung, trên cơ sở phải thỏa mãn những đòi hỏi pháp lý nhất định;

Trang 22

Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng phải đi trước Nhiều quốc gia đã thé hiện các nguyên tắc và nội dung của luật mau UNCITRAL vào hệ thống pháp luật quốc gia của nước mình.

Về hình thức, giao dịch thương mại điện tử ngày nay ngày càng phát triển

đa dạng với những đặc thù như sau:

Telephone commerce là việc sử dụng thiết bị liên lạc có dây trong giao dịch, giao kết hợp đồng, đặt hang, mua hàng, trao đổi, đàm phán đối tac mua bán hàng

hoá, dịch vu’.

Fax commerce (Fax) là việc sử dụng thiết bị fax trong giao dịch TMĐT, ky kết hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc dịch vụ.

Email commerce là việc sử dụng dia chỉ điện tử (thư điện tử) trong giao

dịch TMĐT, hoạt động qua hình thức giao dịch này đối với các công ty, các cơ quan nhà nước, các cá nhân sử dụng thư điện tử dé gửi thư hay thông tin cho nhau một cách “trực tuyến” thông quan Internet Thông tin trong thư điện tử có thê là giới

thiệu các chương trình khuyến mãi, ưu đãi, chào mua, chào bán hàng hoá, dịch vụ,

gửi và nhận đề nghị và đồng ý giao kết hợp đồng

Web commerce là việc sử dụng công nghệ lập trình website và vận hành dé tiến hành các giao dich TMĐT Sau khi kết nối Internet, các chủ thé sử dung máy tính để bàn, laptop có các phần mềm trình duyệt (Internet Explore, Google Chrome ) dé truy cap website TMDT Thông qua đó, họ thực hiện các hoạt động thương mại, như: quảng cáo trên website thương mại điện tử; giao kết hợp đồng TMDT; trao đối, mua bán hàng hoá, thanh toán điện tử giữa các bên.

Mobile commerce (thương mại đi động) là việc sử dụng thiết bị di động, công nghệ di động, thiết bị không dây để tiến hành giao dịch TMĐT Các hoạt động được thực hiện hoàn toàn hoặc một phần trong môi trường không dây được gọi là thương mại di động; thí dụ người ta có thê dùng điện thoại di động có kết nối với Internet để giao dịch với ngân hàng hay đặt mua một cuốn sách ở một trang website Tuy nhiên, có rất nhiều ứng dụng của thương mại di động liên quan đến

7 Xem: Tào Thị Quyên — Lương Tuấn Nghĩa (2016), Hodn thiện pháp luật về Thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay,

NXB Tư pháp, Hà Nội.

Trang 23

các thiết bị di động Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển OECD (Organisation for

Economic Co-operation and Development) đã định nghĩa: Thương mại di động là các giao dịch thương mại được thực hiện thông qua các mạng và dịch vụ truyền

thông không dây (dịch vụ gọi, dịch vụ tin nhắn SMS, dịch vụ tin nhắn đa phương tiện MMS, dịch vụ truy cập Internet), sử dụng các thiết bị cầm tay, nhỏ gọn được thiết kế cho mục đích liên lạc Thương mại di động là các giao dịch thương mại được thực hiện thông qua các mạng và dịch vụ truyền thông không dây, sử dụng các thiết bị di động cầm tay được kết nỗi với mạng viễn thông di động hoặc mang truyền thống không day’.

Hiện nay, hoạt động TMDT là các giao dịch thương mại sử dụng công nghệ

web (web commerce) và công nghệ mobile (mobile commerce) về độ hoàn chỉnh kỹ thuật có thể hỗ trợ một giao dịch TMĐT hoàn chỉnh từ việc giới thiệu thông qua gian hàng quảng cáo ảo về hàng hoá, dịch vụ cho đến bước thanh toán điện tử.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích

lý luận về mặt pháp lý và những giải pháp đối với hai loại hình giao dịch này.

Khoản 1, Điều 3, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về TMĐT đã định nghĩa: “Hoat động thương mại điện tử là việc tiễn hành một phan hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có

kết noi với mạng Internet, mạng viên thông di động hoặc các mạng mở khác ”.

Còn khoản 17, Điều 4, Luật Công nghệ Thông tin năm 2006 quy định như

sau: “Trang thông tin điện tử (website) là trang thông tin hoặc một tập hop trang

thông tin trên môi trường mạng phục vụ cho việc cung cáp, trao đổi thông tin” Dựa trên nguyên tắc cơ bản của Luật mẫu, Bộ luật Dân sự (2005), Điều 26, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ xây dựng nguyên tắc áp dụng riêng

cho pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam như sau:

Thứ nhất, tự do, tự nguyện thoả thuận trong giao dịch thương mại điện tử Các chủ thể tham gia hoạt động này đều có quyền tự do thoả thuận mà không trái

với các quy định của pháp luật vê việc xác lập quyên và nghĩa vụ của các bên trong

Š Xem: Tao Thị Quyên — Lương Tuấn Nghia (2016), Hoàn thiện pháp luật về Thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay,

NXB Tư pháp, Hà Nội.

Trang 24

giao dịch Thoả thuận này là căn cứ để giải quyết tranh chấp (nếu có) phát sinh

trong quá trình giao dịch thương mại điện tử.

Thứ hai, việc xác định phạm vi hoạt động kinh doanh trong thương mại điện

tử Nếu thương nhân, tô chức, cá nhân tiến hành hoạt động bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ và xúc tiễn thương mại trên website thương mại điện tử không nêu cụ thé về

giới hạn địa lý của những hoạt động này, thì các hoạt động kinh doanh đó được coi

là tiền hành trên phạm vi cả nước, tức phạm vi trên toàn lãnh thô Việt Nam.

Thứ ba, việc xác định nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt

động thương mại điện tử Đối tượng chủ thê là người sở hữu website thương mại

điện tử bán hàng và người bán trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật Bảo vệ Quyên lợi Người tiêu dùng khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng Đối tượng chủ thể là khách hàng tham gia trên website cung cấp thương mại điện tử là người tiêu dùng dịch vụ thương mại điện tử và là người tiêu dùng hang hoá dịch vụ do người bán cung cấp Đối tượng chủ thé là người bán trực tiếp đăng thông tin về hàng hoá, dịch vụ của mình trên website thương mại điện tử thì thương nhân, tô chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và thương nhân, tô chức cung cấp hạ tầng không phải là bên thứ ba cung cấp thông tin theo quy định Luật Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dùng.

Thứ tu, trong hoạt động kinh doanh các loại hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh hoặc hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thông qua thương mại điện tử, thì các chủ thể để kinh doanh hàng hoá, dịch vụ như trên phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến việc kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó.

Trong quan hệ mua bán trên môi trường mạng (mạng Internet, mạng viễn

thong, ), những chủ thé nói trên không giao tiếp, gặp gỡ, tương tác trực tiếp với nhau, không chạm mặt hay trực tiếp cầm nắm hàng hoá, tiền mặt, hay trao đổi văn bản truyền thống mà tất cả đều chỉ thực hiện thông qua hành vi giao dịch điện tử, băng phương tiện điện tử Thậm chí, có trường hợp giao dịch điện tử được thực hiện tự động từng phần hoặc toàn bộ thông qua hệ thống thông tin đã thiết lập sẵn Điểm đặc trưng của các bên thực hiện việc giao kết hợp đồng thông qua hình thức trao đôi

Trang 25

thông điệp dữ liệu cho nhau giữa các chủ thé tham gia hoạt động thương mại điện tử cũng giống như việc giao dịch văn ban thông thường Điều này được quy định tại Khoản 1, Điều 124, Bộ luật Dân sự (2005) về hình thức giao dịch dân sự: “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dich dan sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp đữ liệu

được coi là giao dich bằng văn ban”.

Khoản 1, Điều 119, Bộ luật Dân sự (2015) quy định về hình thức giao dịch dân sự như sau: “Giao dich dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thé Giao dich dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản ” Điều 15 Luật Thương mại (2005) cũng quy định nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp ly của thông điệp dir liệu trong hoạt động thương mại như sau: “Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dit liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp

ly trong đương văn bảun ”

Các quy định của pháp luật về thương mại điện tử về giao kết hợp đồng,

hoạt động thương mại điện tử, quản lý và an toàn, an ninh chính sách bảo mật của

thương mại điện tử, những loại hàng hoá, dịch vụ cam kinh doanh, hạn chế kinh doanh đều dựa trên nguyên tắc của thương mại truyền thống Đối với các trường hợp mà thương nhân, tô chức, cá nhân kinh doanh các hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thì phải công bố Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với loại mặt hàng, dịch vụ đó Bên cạnh đó, các chủ thể còn phải tuân thủ các quy định về

kinh doanh, dịch vụ chuyên ngành.

Với những hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong hoạt động thương

mại điện tử thì công tác quản lý nhà nước là một phần không thể thiếu Hoạt động quản lý nhà nước nhằm đảm bảo trật tự môi trường kinh doanh trên Internet, đồng thời cũng là bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng thông qua việc pháp luật đề ra quy định, biện pháp xử lý vi phạm, chế tài xử phạt Tuỳ vào tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi mà đối tượng vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý, xử phạt hành chính

Trang 26

hay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Đối tượng gây ra thiệt hại thì phải bồi thường Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước cũng triển khai thực hiện trên Internet nhằm đảm bảo thống kê, giám sát, tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, t6 cáo, kiến nghị của các cá nhân, tô chức, thương nhân, khách hàng

Từ những phân tích trên, tác giả luận văn có thê đưa ra khái niệm pháp luật

thương mại điện tử như sau:

Pháp luật về thương mại điện tử là một hệ thong các quy phạm pháp luật có sự liên hệ mật thiết với nhau, được thể hiện dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyên ban hành nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong hoặc liên quan đến thương mại điện tử.

1.3.2 Nội dung cơ bản của pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam 1.3.2.1 Phạm vi điều chỉnh, doi twong áp dụng trong thương mai điện tử

Hoạt động thương mại điện tử có đặc trưng là tính phi biên giới, nghĩa là

việc sử dụng các phương tiện điện tử, thiết bị số, các bên chủ thể tham gia thực hiện hành vi giao kết, trao đôi mua bán hàng hóa, dịch vụ trên môi trường mạng mà không bị ảnh hưởng bởi khoảng cách hoặc vi tri địa lý lãnh thé Thông qua phạm vi điều chỉnh của hoạt động thương mại điện tử được quy định cụ thể tại Điều 1, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động thương mại điện tử, có thể thấy rõ phạm vi điều chỉnh của việc phát triển, ứng dụng và quản lý hoạt động

thương mại điện tử Việc xác định phạm vi hoạt động, địa chỉ trụ sở, chi nhánh, van

phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của tổ chức, cá nhân là chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử là cơ sở để áp dụng những chế tài, quyết định quan trọng hay thậm chí là dé xác định thâm quyền của cơ quan nhà nước, Tòa án theo lãnh thé nếu xảy ra các hành vi vi phạm.

Về phạm vi quản lý của cơ quan nhà nước đối với hoạt động về website thương mại điện tử, hoặc qua các thiết bị ứng dụng di động có thê thấy những đặc thù riêng được quy định tại Điều 1, Thông tư số 47/2014/TT-BCT ngày 5/12/2014 quy định về quản ly website thương mại điện tử và Điều 1, Thông tư số 59/2015/TT-BCT ngày 31/12/2015 quy định về quản lý hoạt động thương mại điện

Trang 27

tử qua ứng dụng trên thiết bị di động Xét về phạm vi quản lý nhà nước áp dụng cho website thương mại điện tử và ứng dụng trên thiết bị di động giới hạn của 2 thông tư có đặc trưng là không áp dụng đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm; các hoạt động mua bán, trao đôi tiền, vàng, ngoại hối và các phương tiện

thanh toán khác, đối với hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến, về đặt cược

hoặc trò chơi có thưởng Những hoạt động trên chịu sự điều chỉnh của pháp luật

quản lý chuyên ngành tương ứng.

Đối tượng áp dụng trong hoạt động thương mại điện tử được quy định cụ

thê tại Điều 2, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử Tham gia hoạt động thương mại điện tử trên lãnh thô Việt Nam hiện có ba nhóm đối tượng sau:

1 Thương nhân, tô chức, cá nhân Việt Nam

2 Cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam

3 Thương nhân, tô chức nước ngoai có sự hiện diện tại Việt Nam thông qua hoạt động dau tư, lập chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc thiết lập website dưới tên miền Việt Nam “.vn”.

Đối với các thương nhân, tổ chức, cá nhân nước ngoài tiễn hành hoạt động thương mại điện tử với chủ thê Việt Nam thì Bộ Công Thương sẽ chủ trì phối hợp

với Bộ Thông Tin va Truyền Thông căn cứ vào điều kiện kinh tế, xã hội và có sự

quan lý các chủ thé trên.

Như vậy, trong quá trình xây dựng pháp luật về thương mại điện tử, có những nội dung về phạm vi, đối tượng được quy định riêng cho hoạt động thương

mại điện tử Nhưng bên cạnh đó, quá trình xây dựng những quy định pháp luật

chuyên ngành, tùy vào lĩnh vực sẽ phát sinh mối quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động thương mại điện tử, ví dụ như sở hữu trí tuệ, thuế điện tử nên việc lựa chọn

áp dụng pháp luật thương mại điện tử và pháp luật chuyên ngành theo tiêu chí, mức

độ lựa chọn pháp luật như thế nào sẽ mang tính chất định hướng cụ thê 1.3.2.2 Các quy định về giao kết hợp đồng trong thương mại điện tử

Với bản chất là giao dịch dân sự được thực hiện băng phương tiện điện tử và được coi là hành vi bằng văn bản, giao dịch điện tử không bi mắt đi giá trị pháp ly.

Trang 28

Trong hoạt động giao kết hợp đồng thương mại điện tử thì quy trình thực hiện giao kết được quy định cụ thể tại Mục 2 (từ Điều 15 đến Điều 23) của Nghị định sé 52/2013/ND-CP vé thuong mai dién tt.

Trên nền tảng quy định về giao kết hop đồng của pháp luật dân sự và nguyên tắc áp dụng chung, như: các bên tự nguyện, tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận, bình đăng, và tuân thủ quy định pháp luật nguyên tắc áp dụng riêng cho hoạt động thương mại điện tử (đã trình bày ở phần khái niệm pháp luật về thương mại điện tử) là cơ sở áp dụng đối với các chủ thể tham gia hoạt động thương mại

điện tử.

Mục 2 về giao kết hợp đồng trong thương mại điện tử đã quy định về các bước thực hiện giao kết hợp đồng, trình bày các phương thức, cách thức cụ thê đối với các điều khoản của hợp đồng từ bên người bán, người cung cấp dịch vụ Hợp đồng điện tử được thiết kế dưới dạng thông điệp dữ liệu có sẵn Trong trường hợp các bên có sự thoả thuận khác, thì đề nghị giao kết sẽ được giao kết và chấp nhận giao kết hợp đồng có thê thông qua thông điệp dữ liệu đó Hình thức của thông điệp dữ liệu có thê là kết quả của chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử Trong giao kết hợp đồng sẽ có định dạng thông báo rà soát nội dung, trả lời dé nghị hoặc cham dứt đề nghị hợp đồng sẽ có những cách thức gần giống với hoạt động thương mại truyền thống Tuy nhiên, với hình thức trên website thương mại điện tử sẽ có chế độ mặc định trong trường hợp khách hàng không trả lời (như Điều 20, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử quy định về chấm dứt dé nghị giao kết hợp đồng).

Như vậy, dựa trên nền tảng của Bộ luật Dân sự (2005) thì Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử quy định (cũng như giao dịch dân sự) pháp luật thương mại điện tử có những quy định chi tiết hơn về các bên tham gia hoạt động này, như: địa điểm, quy trình giao kết hợp đồng trực tuyến; cung cấp các điều khoản của hợp đồng khi sử dụng chức năng đặt hàng trên website trực tuyến; thời điểm giao kết hợp đồng, hoặc thủ tục cham dứt việc giao kết hợp đồng

Trang 29

1.3.2.3 Các quy định về hoạt động thương mại điện tử

Pháp luật thương mại điện tử không điều chỉnh tất cả các hình thức của thương mại điện tử mà tập trung vào hình thức phô biến và khả năng thực hiện hoàn chỉnh

một giao dịch thương mại điện tử.

Hoạt động thương mại điện tử được quy định cụ thé tại Chương III (từ Điều 24 đến Điều 51), Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về thương mại điện

tử Thương mại điện tử được chia thành hai hình thức, là: website thương mại điện

tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử Việc phân loại này là cơ sở để xác định các quyên, nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể hoạt động thương mại điện tử và từ đó thiết lập được cơ chế quản lý nhà nước phù hợp hơn 1.3.2.4 Các quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử

Thương mại điện tử được thực hiện với đặc thù là gần như toàn bộ hoạt động đều diễn ra trên môi trường Internet Chỉ có việc giao nhận hàng hoá, dịch vụ là được thực hiện một cách trực tiếp Như vậy, Nhà nước, nếu muốn quản lý hiệu quả loại hình kinh doanh hiện đại này, phải tổ chức một hệ thống quản lý đặc thù từ trung ương đến địa phương.

Hoạt động thương mại điện tử được quy định tại Chương IV (từ Điều 52 đến Điều 67) Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử Trong chương IV, hoạt động quản lý nhà nước được áp dụng riêng đối với từng hình thức hoạt động website thương mại điện tử Trong thiết chế thực thi sự quản lý nhà nước đối với TMĐT có các quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý, chủ thê quản lý hoạt động thương mại điện tử, phương thức quản lý TMĐT

1.3.2.5 Các quy định về an toàn, an ninh trong giao dịch thương mại điện tử Thương mại điện tử luôn tiềm ẩn những rủi ro cao cho doanh nghiệp, cho người tiêu dùng và xã hội do các giao dịch được tiến hành trong môi trường điện tử, nhất là các website trên Internet rất dễ truy cập, thu thập, nhân bản, tái sử dụng và phát tán thông tin của người dùng Vì vậy, nếu không bảo vệ và quản lý chặt chẽ, các đối tượng sé dé dàng đánh cắp thông tin cá nhân hoặc xâm phạm tài khoản của người dùng để phá hoại Do vậy, Chương V của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP

Trang 30

quy định về an toàn, an ninh trong giao dịch thương mại điện tử, gồm mục 1 về bảo vệ thông tin cá nhân trong thương mại điện tử (từ Điều 68 đến Điều 73), và mục 2 là quy định về thanh toán trong thương mại điện tử từ (Điều 74 và Điều 75).

Bên cạnh đó, Luật An toàn Thông tin mạng năm 2015 (có hiệu lực thi hành từ

ngày 1/7/2016) quy định về hoạt động an toàn thông tin mạng: quyên, trách nhiệm của cơ quan tổ chức, cá nhân trong việc đảm bảo an toàn thông tin mang; mật mã dân sự; tiêu chuan, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin mang; phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin mạng, quản lý nhà nước về thông tin mạng Về hoạt động thương mại điện tử, Điều 10, khoản 2 của đạo luật này quy định: “7ổ chức, cá nhân không được gửi thông tin mang tính thương mại vào địa chỉ điện tử của người tiếp nhận khi chưa được người tiếp nhận dong ý hoặc khi người tiếp nhận đã từ chối, trừ trường hợp người tiếp nhận có nghĩa vụ phải tiếp nhận thông tin theo quy định của pháp luật” Có thê thay là việc dam bảo an toàn thông tin, bí mật cá nhân có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động thương mại điện tử Điều này góp phần tạo

nên tính bảo mật thông tin của người tiêu dùng, người mua trong quan hệ mua bántrong môi trường mạng.

1.3.2.6 Các quy định về giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử

Cơ chế giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay

được thực hiện thông qua việc thương lượng giữa các bên, hoà giải, trọng tài hoặc

băng thủ tục tư pháp tại Toà án Nhưng với đặc thù của các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử thông qua môi trường mạng, cơ chế giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử có phương thức đặc thù nhăm đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp trong TMĐT là:

- Thương nhân, tô chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử bán hàng có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý khiếu nại của khách hàng liên quan đến hợp đồng được giao kết trên website thương mại điện tử của mình.

- Tranh chấp giữa thương nhân, tô chức, cá nhân bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ với khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng phải được giải quyết

Trang 31

trên cơ sở các điều khoản của hợp đồng công bồ tại website vào thời điểm giao kết hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

- Thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ không được lợi dụng các ưu thế của mình trên môi trường điện tử để đơn phương giải quyết những van đề tranh chấp khi chưa có sự đồng ý của khách hàng.

Như vậy, khi một tranh chấp phát sinh trên thực té sẽ phải dựa trên những nguyên tắc trên, đồng thời phải thực hiện các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục để giải quyết tranh chấp thông qua các phương thức thương lượng, hoà giải, giải

quyết tại trọng tài, hoặc tại toà án.

1.3.2.7 Các quy định về xử lý hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động

thương mai điện tw.

Tương tự trong lĩnh vực thương mại điện tử truyền thống, việc áp dụng pháp

luật xử lý vi phạm hành chính trong TMĐT được quy định và hướng dẫn bởi Nghị

định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về TMĐT Điều 78 của

nghị định này quy định việc xử lý vi phạm hành chính trong thương mại điện tử.

Ngoài ra, hình thức xử phạt được quy định tại Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 sửa đổi, bỗ sung một số điều (từ Điều 81 đến Điều 85) của Nghị định số

185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong

hoạt động thương mại, buôn ban hàng cấm, hàng giả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 5 điều này quy định về những chế tài xử phạt hành chính khác nhau đối với

những hành vi vi phạm pháp luật thương mại điện tử.

1.4 Sự hình thành và phát triển của pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam

Trước năm 2000, “thương mại điện tử” còn là thuật ngữ pháp lý mới Hệ

thống pháp luật của Việt Nam có quy định nhưng chưa thé hiện được bản chất và tầm quan trọng của thương mại điện tử Luật Thương mại năm 1997 nhắc tới hình thức hợp đồng băng phương tiện điện tử (như fax, telex, thư điện tử) và coi chúng là văn bản (Điều 49) Quy định này chỉ mang tính hình thức và chưa cụ thể hoá các khía cạnh kỹ thuật đủ cho việc áp dụng một cách có hiệu quả Một số vụ án kinh tế liên quan tới giá trị chứng cứ của thư điện tử, bản fax trong giao dịch hop đồng, nhưng các quy định pháp lý chưa đủ dé giải quyết.

Trang 32

Trong giai đoạn 2000-2003, một số văn bản pháp lý chuyên ngành đã có những quy định kha cụ thê về giao dịch điện tử, như Bộ luật Hình sự năm 2000,

Luật Hải quan năm 2001, Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001, những văn bản dưới luật

trong lĩnh vực ngân hàng Tuy nhiên, do nhận thức chưa toàn diện về thương mại điện tử, các chế định pháp lý trên còn thiếu cơ sở cụ thé, vì vậy dẫn tới việc khó áp

dụng trên thực tế.

Tháng 1-2002, Chính phủ đã giao Bộ Thương mại chủ trì xây dựng Pháp

lệnh Thương mại Điện tử nhằm hình thành cơ sở pháp lý toàn diện cho thương mại điện tử Sau gan hai năm xây dung, tới cuối năm 2003, Bộ Thương mại đã hoàn thành Dự thảo lần thứ 6 của Pháp lệnh và chuẩn bị trình Chính phủ Tuy nhiên, do tầm quan trọng của giao dịch điện tử đối với mọi mặt của kinh tế-xã

hội nên Quốc hội đã quyết định xây dựng Luật Giao dịch điện tử bao trùm nội

dung của Pháp lệnh Thương mại Điện tử nham tao cơ sở pháp lý cho các giao dịch điện tử trong lĩnh vực dân sự, thương mại và hành chính Dự luật này đề cập một khía cạnh quan trọng trong pháp luật về thương mại điện tử, đó là thừa nhận giá trị pháp lý của hình thức giao dịch băng thông điệp dữ liệu Đồng thời, một số văn bản pháp lý chuyên ngành cũng lồng những quy định thừa nhận các giao dịch điện tử như Luật Kế toán với nội dung thừa nhận giá trị pháp lý của chứng từ điện tử, Luật Thương mại (sửa đổi) thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong các hoạt động thương mại, Bộ luật Dân sự (sửa đổi) có những quy định về hình thức hợp đồng điện tử trong các giao dịch dân sự.

Nhìn chung, những văn bản được coi là quan trọng nhất nhằm hình thành khuôn khổ pháp lý đầy đủ cho ứng dụng và phát triển thương mại điện tử đều được

khởi động xây dựng trong năm 2004 Những văn bản này tạo cơ sở cho việc ban

hành các văn bản pháp lý chi tiết hơn về những van đề như bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quyên sở hữu trí tuệ, thông tin cá nhân trong thương mại điện tử, cơ chế điều chỉnh các hình thức ứng dụng thương mại điện tử cụ thể, cơ chế xác định chứng cứ và giải quyết tranh chấp.

Trang 33

Song song với việc xây dựng nhóm văn bản điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử, từ cudi năm 2004, Bộ Thương mại đã chuẩn bị dự thảo Kế hoạch tổng thê phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 - 2010 nhăm xác định mục tiêu va lộ trình cụ thé xây dựng các chính sách thúc đây phát triển thương mại điện tử đến

năm 2010 Hai văn bản quan trọng khác cũng được Bộ Bưu chính Viễn thông soạn

thảo là “Chiến lược phát trién Công nghệ thông tin và truyền thông tới năm 2010 và định hướng tới năm 2020” và “Kế hoạch tổng thê phát triển Chính phủ điện tử đến

năm 2010”, hình thành những chính sách khung hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông

tin, trong đó có thương mại điện tử.

Thương mại điện tử đã được nhắc tới trong những văn kiện quan trọng của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, thể hiện chủ trương phát triển thương mại điện tử như một phương thức quan trọng thúc day kinh tế trong nước và hội nhập với thế giới.

Ngày 16 tháng 5 năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử thay thế cho Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 9/6/2006 của Chính phủ về thương mại điện tử Nghị định mới đã quy định những hành vi bi cam trong thương mai điện tử, quy định chặt chẽ trách nhiệm của các thương nhân cung cấp các dịch vụ bán hàng trực tuyến, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại điện tử Một trong những mục tiêu quan trọng của

Nghị định mới là tạo môi trường thuận lợi hơn cho thương mại điện tử, nâng cao

lòng tin của người tiêu dùng khi tham gia mua sắm trực tuyến Bên cạnh đó, hiện nay, các văn bản dưới luật cũng đã được xây dựng ở các lĩnh vực cụ thể nhằm điều chỉnh các mối quan hệ trong hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam.

1.5 Pháp luật thương mại điện tử của một số nước trên thế giới

Xây dựng khung pháp ly cho TMĐT là việc rất cấp thiết Dé hỗ trợ các hoạt động TMĐT, nhiều nước trên thế giới đều đã xây dựng khung pháp lý riêng, dựa trên những khái niệm và những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật mẫu về thương mại điện tử của Uy Ban Pháp luật Thương mại Quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL) được ban hành năm 1996 Bộ Luật mẫu này cung cấp các nguyên tắc có tính quốc tế, giải quyết một số trở ngại, nhằm tạo ra môi trường an toàn về pháp

lý cho các hoạt động thương mại điện tử

Trang 34

Một số nước trên thế giới xây dựng khung pháp lý cho hoạt động thương

mại điện tử như sau:

Pháp luật về TMĐT tại đặc khu Hồng Kông (Trung Quốc): Ngày 7/1/2000, Hồng Kông đã ban hành Pháp lệnh Giao dịch Điện tử Văn bản này có quy định về chữ ký điện tử, bản ghi điện tử và được áp dụng rộng rãi cho mọi hoạt động truyền thông, công nhận tính pháp lý của các giao dịch điện tử.

Pháp luật về TMĐT tại New Zealand: Luật Giao dịch Điện tử (căn cứ vào Luật Mẫu về TMĐT của UNCITRAL) được ban hành năm 1998, xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào giao dịch điện tử Luật cũng quy định việc cấp phép qua thiết bị điện tử đối với khu vực công cộng và trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ thuộc bên thứ ba Cơ chế giải quyết tranh chấp điện tử qua Internet được sử dụng dé giải quyết tranh chấp.

Pháp luật về TMĐT tại Mỹ: Mỹ áp dụng Luật Thương mại chung, áp dung Luật Chuyền tiền Điện tử đối với các sản phẩm lưu trữ giá trị dưới sự kiểm soát của Cục Dự trữ Liên bang Luật Giao dịch Điện tử Thống nhất được thông qua năm 1999 thừa nhận tính bình đăng của chữ ký điện tử và chữ ký viết tay Các bang ban hành luật riêng dựa trên Luật Giao dịch Điện tử Thống nhất.

Pháp luật về TMPT tại Áo: Thương mại điện tử được điều chỉnh tại Áo

trước tiên là bằng Luật Thương mại Điện tử (E-Commerce-Gesetz ECG), Luật Bán hàng Từ xa (Fernabsatzgesetz), Luật chữ ký (Signaturgesetz), Luật Kiểm soát Nhập hàng (Zugangskontrollgesetz) cũng như băng Luật Tiền điện tử (E-Geld-Gesetz) Trong đó, các quy định pháp luật về hợp đồng và bồi thường của Bộ luật Dân sự của Ao (Allgemeines Biirgerliches Gesetzbuch - ABGB), nếu như không được thay đổi bằng những quy định đặc biệt trên, vẫn có giá trị.

Pháp luật về TMĐT tại Đức: Nam trong Điều 312b và các điều sau đó của

Bộ luật Dân sự (Biirgerliches Gesetzbuch — BGB) (trước đây là Luật Ban hàng Từ

xa) là các quy định đặc biệt về các hợp đồng bán hàng từ xa Ngoài ra, đạo luật này còn có quy định về trách nhiệm thông tin của người bán và quyền bãi bỏ hợp đồng

của người tiêu dùng Cũng trong quan hệ này, Luật Dịch vụ Từ xa

Trang 35

(Teledienstgesetz) quy định bên cạnh nguyên tắc nước xuất xứ (Điều 4) là toàn bộ các thông tin mà những người điều hành các trang web có tính chất hành nghề (mặc dù chỉ là doanh nghiệp nhỏ) có nhiệm vụ phải cung cấp (Điều 6) và điều chỉnh trách nhiệm này trong doanh nghiệp đó (Điều 8 đến Điều 11)’.

Ở những hợp đồng được các bên ký kết trực tuyến thường hay không rõ ràng là luật nào được sử dụng; thí dụ như ở một hợp đồng mua được ký kết điện tử có thé là luật của nước mà người mua đang cư ngụ, của nước mà người bán đặt trụ sở hay là nước mà máy chủ được đặt Luật pháp của kinh doanh điện tử vì thế còn được gọi là "luật cắt ngang" Thế nhưng những điều không rõ ràng về luật pháp này

hoàn toàn không có nghĩa là lãnh vực kinh doanh điện tử là một vùng không có luật

pháp Hơn thé nữa, các quy định của Luật Dân sự Quốc tế (Private intenational law)

được áp dụng tại đây.

Tại nước Đức, các quy định của luật lệ của Châu Âu về thương mại được tích hợp trong Phần Đại cương và trong các quy định về bảo vệ người tiêu dùng trong Bộ luật Dân sự Mặt kỹ thuật của thương mại điện tử được điều chỉnh trong Hiệp định Quốc gia về dịch vụ trong các phương tiện truyền thông của các tiểu bang và trong Luật Dịch vụ Từ xa của Liên bang, mà thật ra về nội dung thì hai bộ luật này không khác biệt nhau nhiều.

Có thê thấy rằng sự phát triển của pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đây sự phát triển của nên kinh tế thế giới Dựa trên những nguyên tắc, chuẩn mực chung của Luật mẫu về

thương mại điện tử, các nhà làm luật của Việt Nam đã xây dựng và ban hành các

văn bản luật, nghị định, thông tư hướng dẫn đối với hoạt động thương mại điện tử ở

Việt Nam.

” Xem:

http://ecommerce.gov.vn/thuong-mai-dien-tu/tin-tuc/phap-luat-ve-thuong-mai-dien-tu-tren-the-gioi-va-viet-nam-l, “Pháp luật về thương mại điện tử trên thé giới và Việt Nam" (26/02/2016).

Trang 36

KET LUẬN CHƯƠNG 1

Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về thương mại điện tử đã đưa ra những đặc điểm, khái niệm chung có ý nghĩa trong việc nghiên cứu thương mại điện tử Dựa trên các đặc điểm, khái niệm của thương mại điện tử sẽ xác định được phạm vi điều chỉnh, đối tượng, cơ chế pháp lý về thương mại điện tử Việc nghiện cứu nội dung của cơ chế thực hiện pháp luật thương mại điện tử nh\ằm đánh giá thực trạng pháp luật từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp cụ thể phù hợp trong việc hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử Từ những kinh nghiệm thực tẾ của các nước trên thé giới cho thấy sức ảnh hưởng của thương mại điện tử, do đó đòi hỏi nước ta cần phải xây dựng hệ thống pháp lý đầy đủ và cụ thê nhằm phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của đất nước đặc biệt môi trường kinh doanh mở như thương mại điện tử.

Trang 37

CHƯƠNG 2

THUC TRẠNG PHÁP LUẬT VE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TIEN THI HANH PHAP LUẬT VE

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở THÀNH PHÓ HÀ NỘI

2.1 Thực trạng các quy định pháp luật hiện hành về thương mại điện tử

ở Việt Nam.

2.1.1 Thực trạng quy định về doi twong áp dụng trong pháp luật thương mại

điện tử.

Có thé thay đối tượng áp dụng thương mại điện tử theo quy định hiện hành về pháp luật thương mại điện tử đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế, quốc tế như hiện nay đang phát sinh nhiều vấn đề Tham gia hoạt động thương mại điện tử hiện nay không chỉ là các đối tượng trong nước mà còn có các đối tượng tham gia là các thương nhân, tổ chức, cá nhân người nước ngoài.

Theo quy định của pháp luật thương mại hiện hành, thì các bên thỏa thuận lựa

chọn luật của Việt Nam hay luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Điều 2 của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thương mại điện tử quy định về đối tượng áp dụng như sau:

1 Nghị định này áp dung đổi với các thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử trên lãnh thổ Việt Nam, bao gom:

a) Thương nhám, tổ chức, cá nhân Việt Nam;

b) Ca nhân nước ngoài cu trú tại Việt Nam;

c) Thương nhân, tổ chức nước ngoài có sự hiện diện tại Việt Nam thông qua hoạt động đâu tu, lập chỉ nhánh, văn phòng đại diện, hoặc thiết lập website dưới tên miễn Việt Nam.

2 Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông căn cứ diéu kiện kinh tế, xã hội và yêu cầu quản lý của từng thời kỳ để hướng dan các biện pháp quan lý đối với thương nhân, tô chức, cá nhân nước ngoài tiến hành hoạt

động thương mại điện tử với chủ thể Việt Nam.

Trang 38

Với đặc trưng của hoạt động điện tử mang tính chất phạm vi là phi biên giới,

nghĩa là việc sử dụng các phương tiện điện tử, thiết bị số, các bên thực hiện hành vi giao kết hợp đồng, mua bán, trao đối hàng hóa hoặc dịch vụ đều thông qua môi

trường Internet Tuy nhiên, hiện nay tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thương mại điện tử quy định về đối tượng áp dụng đang phát sinh đối

tượng là các chủ thé tham gia hoạt động là thương nhân ở nước ngoài mà không có sự hiện diện tại Việt Nam, tuy vậy các chủ thé nay van thuc hién hoat động thương mại điện tử ở Việt Nam như cung cấp dịch vụ, hàng hóa với người mua là người

Việt Nam.

Nhu vậy, điển hình cho van dé đang xảy ra hiện nay là việc sử dụng mạng xã

hội vào hoạt động thương mại Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang có xu hướng

hoạt động kinh doanh thông qua công cụ lý tưởng là mạng xã hội Kết quả khảo sát về mạng xã hội cho thấy rõ tính hiệu quả trong việc tương tác với khách hàng, phát triển thương hiệu và truyền tải thông tin sản phẩm Tuy nhiên, việc triển khai bán

hàng trên mạng xã hội vẫn còn khá mới mẻ với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Theo

Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin, năm 2014 có 24% doanh nghiệp

được khảo sát trả lời có bán hàng trên mạng xã hội; 8% doanh nghiệp có kế hoạch bán hàng trong năm 2015, 68% doanh nghiệp chưa triển khai hoạt động này.

Trang 39

Thực tế, tại Việt Nam hiện nay việc bán hàng thông qua mạng xã hội mới chỉ được day mạnh trên Facebook khi mạng xã hội nay cho ra đời các hình thức mua quảng cáo Facebook Ads Bởi lẽ bản chất mạng xã hội là chia sẻ và lan tỏa thông tin về đời sống hàng ngày của mỗi người, lợi dụng được tính chất đó mà bản thân các

nhà kinh doanh nhỏ, lẻ thâm nhập vào thị trường thông qua Facebook, các doanh

nghiệp sẵn sàng chi tiêu trên 25USD mỗi ngày dé được hỗ trợ quảng cáo sản phẩm.

Bản thân tâm lý của người tiêu dùng, khách hàng khi lựa chọn hình thức mua

sam thông qua mang xã hội nhằm tạo sự tiện lợi cho mình, đồng thời có thể tham khảo các sản pham cùng tinh năng nhưng có những kiểu dáng khác nhau, tat cả yếu tô đó kết hợp lại mua săm qua mạng xã hội tạo sự tiện ích thời gian cho người mua.

Nắm bat được thị hiểu của thị trường tiêu dùng khiến cho các thương nhân, cá nhân kinh doanh nhỏ, lẻ buôn bán phát triển kinh doanh trên mạng xã hội, mà không có sự quản lý nào của phía cơ quan nhà nước có thâm quyén Đặc biệt, đối tượng, chủ thể thành lập ra mạng xã hội như Facebook hiện nay ở nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử là chưa được điều chỉnh cụ thé, vì đôi tượng ở đây là các thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia thương mại điện tử trên lãnh thô Việt Nam, hoặc đối tượng là thương nhân, tô chức nước ngoài có sự hiện diện tại Việt Nam thông qua việc có hoạt động đầu tư, lập chi nhánh, văn phòng đại diện, hay phải thiết lập tên miền Việt Nam.

Chưa ké đến việc sau khi các doanh nghiệp trao đổi mua bán trên mạng xã hội không có sự kiểm soát từ phía cơ quan quản lý nhà nước về hàng hóa hoặc dịch vụ ảnh hưởng đầu tiên là phía người tiêu dùng, tiếp đến là nghĩa vụ của người kinh doanh là nộp thuế cho cơ quan nhà nước Mặc dù, phía các cơ quan thực thi pháp luật cơ quan nhà nước biết nhưng chưa có chế tài cụ thé để nhăm điều chỉnh đối tượng áp dụng có yeu tố nước ngoài khi không có sự hiện diện tại Việt Nam.

Như vậy, đối tượng áp dụng trong hoạt động thương mại điện tử được quy định trong Nghị định số 52/2013/NĐ-CP chưa đáp ứng được xu hướng phát triển hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt Nam hiện nay Việc phát sinh đối tượng nhằm đảm bảo quyên và lợi ích của chủ thé tham gia hoạt động thương mại điện tử, bên cạnh

Trang 40

đó phía cơ quan quản lý nhà nước thực hiện nghĩa vụ giám sát, quản lý hoạt độngthương mại điện tử được chặt chẽ, hoàn thiện hơn.

2.1.2 Thực trạng quy định về giao kết hợp đồng trong thương mại điện tử Thực tế ở trên cho thấy thực trạng giao kết hợp đồng thương mại điện tử ở

Việt Nam chưa được người tiêu dùng, các doanh nghiệp quan tâm đúng mức cũng

như người tiêu dùng chưa có đủ niềm tin để tham gia các hoạt động thương mại điện tử Các giao dịch thương mại điện tử chưa được sử dụng phổ biến trong cộng đồng dân cư để khai thác triệt để các lợi thế của thương mại điện tử Bên cạnh đó,

người dùng chưa mặn mà với việc mua, bán trực tuyến là do họ không tin vào chất lượng hàng hóa, dịch vụ khi mua bán hàng hóa qua mạng Ngoài ra, họ cũng không

an tâm khi thanh toán trực tuyến Một vài người tiêu dùng không lựa chọn cách mua hàng trực tuyến vì chưa biết cách sử dụng thuần thục máy tính hay các thiết bị điện tử Thực tế đã xảy ra rất nhiều trường hợp là người mua đặt hàng trực tuyến loại hàng này, nhưng đến lúc nhận hàng lại là một loại hàng khác Một hạn chế khác là tình trạng lừa đảo, mạo danh, đánh cắp thông tin và tài khoản giao dịch; vì vậy người dùng dé dat và không dám sử dụng việc thanh toán trực tuyến, Thuong nhân, tổ chức, cá nhân người thiết lập website hoặc ứng dụng di động cũng chỉ cam kết và chưa có cơ sở pháp lý nào cụ thê để bảo vệ các thông tin của khách hàng.

Hợp đồng thương mại điện tử chỉ khác biệt với hợp đồng thương mại truyền thống ở phương thức giao kết thông qua các phương tiện điện tử Hiện nay, pháp luật cũng chưa có quy định riêng về hợp đồng thương mại điện tử mà vẫn áp dụng các quy định chung về hợp đồng của Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Giao dịch Điện tử (2005), Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để điều chỉnh các quan hệ thương mại nhăm thực hiện một hay cả quá trình mua bán hàng hoá hoặc dịch vụ thông qua

phương tiện điện tử.

Điều 33 của Luật Giao dịch điện tử quy định khái niệm hợp đồng điện tử là: “Hợp dong điện tử là hợp dong được thiết lập dưới dạng thông điệp đữ liệu theo quy định của Luật này ” Nội dung quy định này là điểm khác biệt so với Luật mẫu

Ngày đăng: 20/04/2024, 01:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w