Phương pháp giáo dục trong Chương trình môn Mĩ thuật phát huy tính tích cực,tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, trong đó nhấn mạnh những yêu cầu sau:a Tích hợp, lồng ghép nội dung
Trang 1KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
-TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: MĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC MĨ THUẬT Ở TIỂU HỌC
Mã học phần: 32231477
Học kỳ: I năm học 2022-2023
Họ và tên: Lê Phạm Bích Trâm
Lớp: 20 STH2
Mã nhóm: Nhóm 9
Mã số lớp: 20 - 0102
GV: THS Trầm Thị Trạch Oanh
Đà Nẵng, 12/2022
Trang 2MỤC LỤC
Câu 1 2 Câu 2 4 Câu 3 9
Trang 3Câu 1
Định hướng chung về phương pháp giáo dục trong Chương trình môn Mĩ thuật phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, của người học được thể hiện như thế nào?
Bài làm
1 Phương pháp giáo dục trong Chương trình môn Mĩ thuật phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, trong đó nhấn mạnh những yêu cầu sau:
a) Tích hợp, lồng ghép nội dung lí thuyết trong thực hành, thảo luận; kết hợp liên hệ kiến thức, kĩ năng của môn Mĩ thuật với kiến thức, kĩ năng của các môn học, hoạt động giáo dục khác một cách phù hợp, thiết thực
b) Chú trọng dạy học trải nghiệm; vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học
và các hình thức tổ chức, không gian hoạt động học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm, kích thích trí tưởng tượng, tư duy hình ảnh thẩm mĩ của học sinh, tạo cơ hội để học sinh được vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực hành, thể nghiệm ý tưởng sáng tạo và đưa các sản phẩm sáng tạo vào đời sống
c) Khai thác, sử dụng hợp lí thiết bị dạy học, mạng Internet; tận dụng các chất liệu, vật liệu sẵn có ở địa phương
2 Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung:
a) Phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu
Thông qua việc tổ chức các hoạt động thảo luận, thực hành, trải nghiệm, sáng tạo, giáo viên giúp học sinh nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ về bản thân và thế giới xung quanh, tình yêu nghệ thuật và cuộc sống; góp phần nâng cao nhận thức về tình yêu gia đình, quê hương, tình thân ái giữa con người với con người, ý thức bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên và không gian văn hóa, thẩm mĩ; trân trọng các sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật
và sự sáng tạo của nghệ sĩ; bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hóa, nghệ thuật dân tộc, ý thức tôn trọng sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc Đồng thời, rèn luyện cho học sinh đức chuyên cần, tính trung thực, tình yêu lao động và ý thức trách nhiệm của bản thân trong học tập, làm việc và sử dụng, bảo quản các đồ dùng, công cụ, thiết bị dạy học; kích thích hứng thú, khích lệ sự tự tin ở học sinh trong học tập
và tham gia các hoạt động nghệ thuật, góp phần xây dựng và phát triển đời sống thẩm mĩ của cá nhân, cộng đồng
b) Phương pháp hình thành, phát triển các năng lực chung
– Trong dạy học môn Mĩ thuật, giáo viên tổ chức các hoạt động học tập, thực hành, trải nghiệm, sáng tạo đa dạng với sự tham gia tích cực, chủ động của học sinh Đặc biệt, cần khích lệ học sinh sẵn sàng cho việc thực hành, sáng tạo và thảo luận nghệ thuật thông qua việc chuẩn bị, xác lập mục tiêu học tập, thiết kế nội dung, kế hoạch, dự án học tập, và thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ học tập của cá nhân, của nhóm, góp phần nâng cao năng lực
Trang 4tự chủ và tự học ở học sinh.
– Dạy học Mĩ thuật có nhiều ưu thế hình thành và phát triển ở học sinh năng lực giao tiếp
và hợp tác Thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học kết hợp lồng ghép thảo luận và thực hành nghệ thuật, học sinh được thường xuyên tham gia trao đổi, chia sẻ
về tác giả, nghệ sĩ, về tác phẩm, sản phẩm mĩ thuật, di sản văn hóa nghệ thuật; giới thiệu kết quả học tập, thực hành của cá nhân, bạn bè; bày tỏ cảm nhận, suy nghĩ, quan điểm về thẩm mĩ, tạo nên kết quả học tập của nhóm dựa trên những cách thức hợp tác khác nhau – Giải quyết vấn đề và sáng tạo là đặc trưng trong học tập mĩ thuật Trong tổ chức hoạt động dạy học, giáo viên vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học thích hợp, giúp học sinh có cơ hội vận dụng kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm của bản thân để tìm hiểu, khám phá và thực hành, trải nghiệm, phát hiện yếu tố thẩm mĩ trong nghệ thuật và đời sống; khích lệ học sinh đề xuất vấn đề, ý tưởng thẩm mĩ và lựa chọn giải pháp thể hiện; khuyến khích học sinh tiếp tục đổi mới trong tiến trình học tập trên cơ sở nhận thức
và tư duy phản biện thẩm mĩ, góp phần hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề
và sáng tạo ở học sinh
3 Định hướng về phương pháp hình thành, phát triển năng lực mĩ thuật:
a) Để hình thành, phát triển hoạt động quan sát và nhận thức thẩm mĩ ở học sinh, trong tổ chức dạy học, giáo viên khuyến khích và tạo cơ hội để học sinh được quan sát, nhận thức
về đối tượng thẩm mĩ từ bao quát, tổng thể đến chi tiết, bộ phận và đối chiếu, so sánh để tìm ra đặc điểm, vẻ đẹp của đối tượng, phát hiện các giá trị thẩm mĩ của đối tượng Tùy theo nội dung, mục đích dạy học và tâm lí lứa tuổi, khả năng nhận thức của học sinh, giáo viên đặt ra yêu cầu quan sát một cách phù hợp, nhằm thúc đẩy, phát triển ở học sinh ý thức tìm tòi, khám phá cuộc sống, môi trường xung quanh và thưởng thức nghệ thuật Quan sát, nhận thức thẩm mĩ cần được kết hợp, lồng ghép trong hoạt động thực hành sáng tạo, thảo luận, phân tích, đánh giá thẩm mĩ của tiến trình dạy học và liên hệ, ứng dụng thực tiễn
b) Để hình thành, phát triển hoạt động sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ ở học sinh, trong tổ chức dạy học, giáo viên vận dụng các yếu tố kích thích khả năng thực hành, sáng tạo của học sinh bằng những cách thức khác nhau; khuyến khích học sinh thử nghiệm và đổi mới, kích thích tư duy, khả năng giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và liên hệ, ứng dụng thực tiễn Đồng thời, cần có những hướng dẫn cụ thể để học sinh chủ động chuẩn bị, sẵn sàng học tập, sáng tạo nhằm tăng cường ý thức trách nhiệm, thúc đẩy sự hứng khởi ở học sinh Khi sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học, giáo viên cần tích hợp, lồng ghép hoạt động thực hành, sáng tạo, ứng dụng thẩm mĩ với thảo luận, cũng như kết hợp quan sát, nhận thức và phân tích, đánh giá thẩm mĩ trong tiến trình dạy học
c) Để hình thành, phát triển hoạt động phân tích và đánh giá thẩm mĩ ở học sinh, trong tổ chức dạy học, giáo viên khích lệ học sinh tích cực tham gia hoạt động học tập; vận dụng
đa dạng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, tạo điều kiện để học sinh được tiếp cận và khám phá nghệ thuật bằng nhiều cách khác nhau; kết hợp liên hệ truyền thống văn
Trang 5hóa, bối cảnh xã hội và khai thác thiết bị công nghệ, nguồn Internet; quan tâm đến sự khác biệt về giới tính, đa dạng sắc tộc, đặc điểm văn hóa vùng miền và tính thời đại Các yếu tố này cần được cân nhắc, phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lí lứa tuổi học sinh và điều kiện dạy học thực tế; đồng thời, cần chú ý đến mối liên hệ và tương tác giữa các thành phần năng lực khác của năng lực mĩ thuật trong tiến trình dạy học
Câu 2
Trình bày về cách tiến hành, ưu điểm, hạn chế của các kĩ thuật dạy học sau đây: kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật phòng tranh Mỗi kĩ thuật dạy học hãy cho ví dụ minh họa cụ thể trong việc tổ chức một hoạt động dạy học của một chủ đề/bài học Mĩ thuật.
Bài làm
1 Kỹ thuật khăn trải bàn
Kĩ thuật khăn phủ bàn là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác, kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm của HS thông qua sử dụng phiếu học tập được bố trí như khăn trải bàn Kỹ thuật dạy học này có vai trò kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực; tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS; phát triển mô hình có sự hợp tác giữa HS với HS, phát triển năng lực giao tiếp, tư duy phản biên
Hình 5.1 Minh họa kỹ thuật khăn trải bàn
- Kỹ thuật khăn phủ bàn thường vận dụng trước những câu hỏi (vấn đề) có tính mở, như tìm các giải pháp cho các kiến thức xây dựng theo con đường lý thuyết (Giải pháp bảo vệ môi trường nước ), các phương án thí nghiệm cho các kiến thức xây dựng theo con đường thực nghiệm, các ứng dụng của kiến thức trong thực tiễn (thể hiện sự tích hợp mức liên hệ) Kỹ thuật này đặc biệt phù hợp trong dạy học các vấn đề liên quan đến hình thành thái độ, chủ kiến cá nhân
Cách tiến hành:
+ Mỗi HS ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa
+ Mỗi HS chủ động ghi ý kiến của mình vào ô ý kiến cá nhân Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút
Trang 6+ Nhóm chia sẻ và thảo luận các câu trả lời của thành viên trong nhóm.
+ Nhóm thảo luận và ghi ý kiến chung cảu cả nhóm vào ô ghi ý chung cả nhóm
Ưu nhược điểm
- Ưu điểm:
+ Dễ sử dụng, không tốn kém;
+ Thể hiện được quan điểm/chiến lược học hợp tác và học phân hóa, cụ thể là: HS đạt được mục tiêu học tập cá nhân cũng như làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung của nhóm; Sự phối hợp theo nhóm nhỏ giúp tạo cơ hội nhiều hơn cho học tập có sự phân hóa; Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, học cách chia sẻ kinh nghiệm và tôn trọng lẫn nhau
- Nhược điểm: Đòi hỏi thời gian đủ để HS làm việc cá nhân và thống nhất ý kiến
nhóm
Ví dụ minh họa : Chủ đề 8: bữa cơm gia đình mĩ thuật lớp 2 ( sách kết nối tri thức với cuộc sống )
Hoạt động 1: quan sát
Tiến trình tổ chức :
Bước 1: GV phân công nhiệm vụ và hướng dẫn cho cả lớp
- GV tổ chức cho HS quan sát tranh, ảnh trong SGK mĩ thuật 2, trang 48 và trả lời các câu hỏi
+ Hình ảnh bữa cơm được thể hiện như thế nào trong bức ảnh trên
+ Bữa cơm ở gia đình em như thế nào ?
Bước 2: Thảo luận nhóm ( kĩ thuật khăn trải bàn )
-HS làm việc độc lập rồi trao đổi thảo luận trong nhóm
- GV quan sát các nhóm thảo luận, đặt thêm câu hỏi gợi ý
+ Hãy nhận xét các bức ảnh chụp về gia đình ( có những thành viên nào trong gia đình ? Mọi người đang làm gì ? Những biểu hiện nào thể hiện sự gắn kết của các thành viên trong gia đình trong bữa cơm ? )
- Bước 3: Trình bày, thảo luận tổng kết trước lớp
+ 2 đến 3 nhóm lên trình bày trước lớp theo các câu hỏi gợi ý trên
Kết luận : Có rất nhiều hình ảnh được thể hiện trong bữa cơm gia đình, gồm ông, bà, bố,
mẹ, … Bữa cơm gia đình được thể hiện ở những vị trì khác nhau ( trong nhà, ngoài sân, ở trên bàn ăn, trải chiếu xuống nền nhà ) Các hình ảnh thể hiện mọi người trong gia đình quây quần đoàn tụ, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau
Dự kiến sản phẩm của HS
+ Gồm ông bà, bố mẹ, con cái , các thành viên trong gia đình, có các món ăn trên bàn, + Bữa cơm gia đình em rất vui vẻ, mọi người ngồi quây quần bên nhau
2 Kĩ thuật phòng tranh
Trang 7Kĩ thuật phòng tranh là kĩ thuật GV tổ chức cho HS giải quyết vấn đề học tập bằng cách trưng bày ý tưởng của cá nhân hoặc một nhóm xung quanh lớp học như một triển lãm tranh thực sự Kĩ thuật này có thể sử dụng cho hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm
* Ưu điểm của kĩ thuật phòng tranh:
- Góp phần giúp HS có được khả năng ghi nhớ kiến thức tốt nhất
- Tạo không khí học tập thoải mái, sinh động nhưng vẫn hiệu quả Người học sẽ được tạo cơ hội để giao tiếp, thể hiện quan điểm riêng, giá trị bản thân, ước mơ, mục tiêu
cá nhân…
- Hình thành và rèn luyện kĩ năng thuyết trình cho tất cả HS trong lớp Từ đó bồi đắp sự tự tin cho HS
- Việc quan sát hình ảnh trong tranh giúp HS ghi nhớ được thông tin kiến thức nhanh và lâu hơn so với nghe và đọc trong cùng 1 thời gian
Cách thực hiện
- GV nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm Mỗi thành viên (hoạt động
cá nhân) hoặc các nhóm (hoạt động nhóm) phác họa những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lên tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh
- GV tổ chức hoạt động nhóm qua 2 vòng:
+ Vòng 1: Thành lập các nhóm chuyên gia Mỗi nhóm chuyên gia thực hiện một
nhiệm vụ học tập (Có thể cùng 1 chủ đề nhưng định hướng những sản phẩm khác nhau như thiết kế nhiệm vụ học tập bằng tranh vẽ, làm mô hình, nặn đất….; hoặc nhiều nhiệm
vụ học tập riêng lẻ - là bộ phận của 1 chủ đề học tập)
+ Vòng 2: Thành lập nhóm ghép đi xem tranh sao cho mỗi nhóm ghép sẽ bao gồm mỗi thành viên đến từ các nhóm chuyên gia
- GV tổ chức cho các nhóm ghép sẽ đi xem “triển lãm tranh” Đến “bức tranh” của nhóm nào thì chuyên gia nhóm đó sẽ thuyết trình, các nhóm sẽ lần lượt di chuyển cho đến hết tranh
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả học tập, thảo luận chung và đánh giá, nhận xét, chính xác hóa kiến thức
* Một số lưu ý:
- Khi thành lập nhóm ghép cần đảm bảo số lượng các thành viên trong mỗi nhóm chuyên gia tương đương nhau
- Khi các nhóm ghép xem triển lãm thì yêu cầu các nhóm di chuyển theo sơ đồ, tránh lộn xộn
- Thời gian xem và nghe chuyên gia thuyết trình tại mỗi bức tranh nên giới hạn để đảm bảo thời gian tiết học
Trang 8- GV phát phiếu học tập cho từng HS, định hướng nội dung kiến thức cần đạt được khi xem tranh
Ví dụ minh họa: Chủ đề 7: Cảnh vật quanh em
Hoạt động: Khám phá kiến thức
Hoạt động 2: Thể hiện
Tổ chức thực hiện
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm thực hiện bài thực hành tạo một SPMT về cảnh vật quanh em bằng hình thức tự chọn ( vẽ, xé, dán hoặc dùng đất nặn
- Gợi ý tổ chức các hoạt động
+ HS làm SPMT theo nhóm 4
+ Cách chọn nội dung: chọn cảnh vật ở không gian xa hoặc không gian gần, cảnh vật gần gũi quanh em, cảnh vật ở các điểm danh lam thắng cảnh,…
+ Chọn và sắp xếp các hình ảnh chính- phụ trước sau cho cân đồi hợp lí, rõ trọng tâm nội dung chủ đề
+ Chọn và thể hiện màu sắc có đậm nhạt, tươi vui để thực hiện
- GV thị phạm trực tiếp xếp các hình ảnh chính phụ cho HS quan sát và nhận biết
- GV yêu cầu HS đem bài làm của nhóm lên bảng khi hết thời gian
- Đại diện mỗi nhóm sẽ quan sát tranh các nhóm và trả lời câu hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 3 trang 44
+ Có những hình ảnh, màu sắc gì trong SPMT ?
+ Chỉ ra các hình ảnh chính phụ trong sản phẩm ?
+ Chia sẻ cảm nhận về các sản phẩm ?
-GV yêu cầu các nhóm khác lần lượt như vậy
- GV nhận xét
3.Kĩ thuật sơ đồ tư duy
-Sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy (còn được gọi là bản đồ tư duy, lược đồ tư duy) là một
sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề Lược đồ tư duy có thể được viết trên giấy, trên bản trong, trên bảng hay thực hiện trên máy tính
-Cách làm
+Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề
+Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng CHỮ IN HOA Nhánh và chữ viết trên đó được vẽ và viết cùng một màu Nhánh chính đó được nối với chủ đề trung tâm Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh
Trang 9+Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó Các chữ trên nhánh phụ được viết bằng chữ in thường
+ Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo
-Ứng dụng của sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy có thể ứng dụng trong nhiều tình huống khác nhau như:
+ Tóm tắt nội dung, ôn tập một chủ đề;
+Trình bày tổng quan một chủ đề;
+ Chuẩn bị ý tưởng cho một báo cáo hay buổi nói chuyện, bài giảng;
+ Thu thập, sắp xếp các ý tưởng;
+Ghi chép khi nghe bài giảng
-Ưu điểm
+Các hướng tư duy được để mở ngay từ đầu;
+Các mối quan hệ của các nội dung trong chủ đề trở nên rõ ràng;
+ Nội dung luôn có thể bổ sung, phát triển, sắp xếp lại;
+Học sinh được luyện tập phát triển, sắp xếp các ý tưởng
Ví dụ: Bài 9 Giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổ Việt Nam
- GV chuẩn bị 4 tờ giấy A2
- GV tổ chức học sinh thảo luận nhóm 8 tương ứng với 4 tổ viết những nội dung đã học bằng sơ đồ tư duy về bài giới thiệu sơ lược điêu khắc cổ Việt Nam
-GV hướng dẫn
+ Các em viết tên chủ đề bài học hôm nay ở trung tâm
+ Từ chủ đề trung tâm vẽ các nhánh chính Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm bằng chữ in hoa Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ, ở nhánh phụ viết tiếp nội dung của nhánh chính và viết bằng chữ in thường
-Các em hãy làm như vậy để khái quát bài học hôm nay chúng ta học những gì
Trang 10Câu 3
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Chủ đề: Phong cảnh thiên nhiên ( 2 tiết )
I Yêu cầu cần đạt
Sau bài học này học sinh sẽ đạt được những năng lực và phẩm chất sau
1 Năng lực
- Tạo được bức tranh in phong cảnh thiên nhiên
-Nhận biết được cách vận dụng kĩ thuật in trong học tập và sáng tạo mĩ thuật
- Phân biệt được tranh in, với tranh vẽ
- Lựa chọn được vật liệu để thực hành, sáng tạo
2 Phẩm chất
Yêu nước : yêu thiên nhiên
II Đồ dùng dạy học
1 Giáo viên
- Kế hoạch bài dạy
- Hình ảnh tranh in
- Máy tính, máy chiếu, giấy, a3,a4
2 Học sinh
- Đồ dùng học tập, A4
- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV: đồ vật có bề mặt nổi như nắp chai, tăm bông: rau,
củ, quả, lá cây, giấy bìa có thể tạo khuôn in; màu nước
III Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Khởi động ( 5 phút )
GV cho Học sinh hát bài “ Vào rừng hoa”
và đặt câu hỏi có liên quan đến hình ảnh
trong bài
+ Trong bài hát có những hình ảnh nào
+ Màu sắc của hình ảnh như thế nào ?
- HS nghe bài hát và trả lời câu hỏi
+ Trong bài hát có hoa, nhà, cô gái đang tung tăng hái hoa
+ Màu sắc của hình ảnh rất hài hòa, xinh đẹp