Chủ đề vấn đề người nhiều quốc tịch và quy chế pháp lý củangười nhiều quốc tịch tại việt nam

15 0 0
Chủ đề vấn đề người nhiều quốc tịch và quy chế pháp lý củangười nhiều quốc tịch tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

VẤN ĐỀ NGƯỜI NHIỀU QUỐC TỊCH VÀ QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦANGƯỜI NHIỀU QUỐC TỊCH TẠI VIỆT NAM

GVHD: Nguyễn Thị Vân HuyềnLớp: 131 – QTL46

Ngành: Quản trị - Luật

TP Hồ Chí Minh, ngày 15, tháng 4, năm 2024

Trang 2

Thành viên

1 Đỗ Cao Trí (nhóm trưởng) 2153401020278 2 Nguyễn Mai Phương Thùy 2153401020255 3 Nguyễn Ngọc Mai Trâm 2153401020265

STTKý hiệu chữ viết tắtChữ viết đầy đủ

1 LQT 2008 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014).

2 NĐ 16/2020

Nghị định số 16/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

I Khái niệm và nguyên nhân của hai hay nhiều quốc tịch 2

1 Khái niệm hai hay nhiều quốc tịch 2

2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hai hay nhiều quốc tịch 2

II Quy chế pháp lý của người hai quốc tịch tại Việt Nam 3

1 Nguyên tắc quốc tịch 3

2 Các trường hợp hai quốc tịch được pháp luật Việt Nam công nhận 4

3 Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với quốc gia khi mang

Trang 4

MỞ ĐẦU

Để cấu thành nên một quốc gia với tư cách là một chủ thể của luật quốc tế bao gồm: dân cư ổn định, có lãnh thổ riêng, có chính chủ, có khả năng thực hiện quan hệ với các quốc gia khác Trong đó, yếu tố dân cư ở mỗi quốc gia sẽ có những tập hợp1

dân cư khác nhau và mối quan hệ giữa dân cư đó với Nhà nước của quốc gia đó cũng khác nhau, và mối quan hệ phức tạp được gọi là quốc tịch Quốc tịch là mối liên hệ pháp lý chính trị giữa cá nhân đó với một quốc gia nhất định Mối quan hệ pháp lý -chính trị này không được hình thành dựa trên sự thỏa thuận mà nó mang tính chất một chiều (do Nhà nước quy định), chính vì thế, quyền và nghĩa vụ của một cá nhân đối với một quốc gia nào đó sẽ phụ thuộc vào quốc tịch mà họ có.

Thông thường mỗi cá nhân sẽ chỉ có một quốc tịch, tuy nhiên trên thực tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau đã xuất hiện tình trạng xung đột và khó giải quyết về quốc tịch, đặc biệt là vấn đề về người mang hai hay nhiều quốc tịch Để làm rõ vấn đề này, đặc biệt là các vấn đề pháp lý ở Việt Nam, nhóm đã lựa chọn đề tài “Vấn đề người nhiều quốc tịch và quy chế pháp lý của người nhiều quốc tịch tại Việt Nam”.

Mục đích của đề tài này nhằm phân tích, chỉ rõ, pháp luật Việt Nam quy định về quyền và nghĩa vụ của người mang hai hay nhiều quốc tịch tại Việt Nam Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo và làm rõ quyền và nghĩa vụ của người mang hai hay nhiều quốc tịch tại Việt Nam Đồng thời, đánh giá và góp ý về những bất cập trong việc thực thi pháp luật Việt Nam về vấn đề này.

1 Điều 1, Công ước Montevideo 1933.

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

I Khái niệm và nguyên nhân của hai hay nhiều quốc tịch1 Khái niệm hai hay nhiều quốc tịch

Theo Giáo trình Công pháp quốc tế của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh có định nghĩa rằng: “Hai quốc tịch là tình trạng một người cùng lúc có hai quốc tịch, nói cách khác, pháp luật của cả hai nước đều coi người đó là công dân mình đồng thời đòi hỏi ở công dân ấy những nghĩa vụ đối với nhà nước”.2

Theo Giáo tình Công pháp quốc tế của Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội có định nghĩa rằng: “Người nhiều quốc tịch (dual or multiple nationality) là người đồng thời có quốc tịch quốc gia nước sở tại và quốc tịch quốc gia khác”.3

Như vậy, ta có thể hiểu người hai quốc tịch (bao gồm trường hợp nhiều quốc tịch) là tình trạng công dân của một người và người người đó được công nhận đồng thời là công dân của hai hay nhiều quốc gia khác nhau Bên cạnh đó, người mang hai hay nhiều quốc tịch cũng mang cho mình những quyền lợi và nghĩa vụ đối với các quốc tịch mà mình theo.

Thực tiễn cho thấy, những người mang hai quốc tịch dẫn đến nhiều trở ngại rất lớn cho các quốc gia trong việc thực hiện chủ quyền của mình đối với dân cư, gây trở ngại cho quốc gia trong quan hệ hợp tác quốc tế.

2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hai hay nhiều quốc tịch

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hai quốc tịch, chủ yếu là do các nguyên nhân sau:

- Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ của quốc gia có luật quốc tịch áp dụng nguyên tắc nơi sinh (jus soli) nhưng cha mẹ của đứa trẻ lại là công dân của quốc gia có luật4

quốc tịch áp dụng nguyên tắc huyết thống (jus sanguinis) 5

Ví dụ: Một đứa trẻ có cha mẹ là công dân của quốc gia theo nguyên tắc huyết thống (Việt Nam) [Căn cứ Điều 15 LQT 2008 có quy định rằng: “Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam”] nhưng lại sinh đứa trẻ đó trên lãnh thổ của quốc gia có luật quốc tịch áp dụng nguyên tắc nơi sinh (Canada) [Phần 1 - Đạo luật công dân 1985 có quy định rằng: “Người nào sinh ra ở Canada sau ngày 14 tháng 2 năm 1977 thì là công dân Canada”]6 Lúc này, theo luật của Việt Nam thì đứa trẻ này là công dân Việt Nam; nhưng theo luật của Canada thì đứa trẻ này lại là công dân Canada.

- Trẻ em được sinh ra và cha mẹ khác nhau về quốc tịch, cả hai quốc gia này đều công nhận đứa trẻ là công dân của mình.

2 Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Công pháp quốc tế (Quyển 1), Nxb Hồng Đức, trang 440.

3 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Công pháp quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật Hà Nội, 2018, trang 181.

4 Theo nguyên tắc này thì mọi đứa trẻ được sinh ra trên lãnh thổ của quốc gia nào thì mang quốc tịch của quốc gia đó.

5 Theo nguyên tắc này thì quốc tịch của đứa trẻ sẽ phụ thuộc vào quốc tịch của cha mẹ sinh ra chúng.

6https://laws-lois.justice.gc.ca/eng/acts/c-29/page-1.html#h-81636, tham khảo ngày 13/04/2024

Trang 6

Ví dụ: Trẻ em được sinh ra có mẹ là người Việt Nam còn cha là người Nhật Bản Xét theo luật Việt Nam thì đứa trẻ này mang quốc tịch Việt Nam [Căn cứ khoản 2 Điều 16 LQT 2008 có quy định: “Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam”] Nhưng nếu xét theo luật Nhật Bản thì đứa trẻ này sẽ mang quốc tịch Nhật Bản [Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Quốc tịch Nhật Bản có quy định rằng: “Khi cha hoặc mẹ là công dân Nhật Bản thì con sinh ra mang quốc tịch Nhật Bản”]7.

- Công dân của nước sở tại kết hôn với công dân nước ngoài, theo luật của quốc gia họ thì họ vẫn giữ quốc tịch của mình, nhưng tại quốc gia của người vợ/chồng kia thì người này có quốc tịch theo quốc tịch của người vợ/chồng của mình.

Ví dụ: Người vợ là công dân Việt nam lấy chồng là công dân Pháp Theo luật Việt Nam, người vợ đó vẫn là công dân Việt Nam [Căn cứ Điều 9 LQT 2008 có quy định “Việc kết hôn,… giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài không làm thay đổi quốc tịch Việt Nam…”] Nhưng theo luật của Pháp, thì người vợ này mang quốc tịch Pháp [Căn cứ Điều 21-2 Luật Dân sự Pháp có quy định rằng: “Người nước ngoài kết hôn với công dân Pháp, người đó có quốc tịch Pháp sau thời hạn hai năm kể từ ngày kết hôn nếu biết tiếng Pháp và đủ điều kiện…”] 8

- Trẻ em khi làm con nuôi của công dân nước ngoài nhưng vẫn phải giữ quốc tịch gốc của mình do luật quốc tịch quy định, mặt khác luật quốc tịch của quốc gia cha mẹ nhận nuôi đứa trẻ đó thì tự động xác nhận đứa trẻ đó mang quốc tịch của cha mẹ nuôi.

Ví dụ: khoản 3 Điều 2 và khoản 1 Điều 14 Luật Quốc tịch Nhật Bản cho phép đứa trẻ mồ côi cha mẹ được sinh ra ở Nhật Bản thì mang quốc tịch Nhật Bản, nhưng khi được nhận nuôi bởi cha mẹ là công dân Việt Nam thì đứa trẻ đó theo luật Việt Nam sẽ mang quốc tịch Việt Nam theo khoản 2 Điều 37 LQT 2008 Thì trong trường hợp này, trước khi đứa trẻ đó đủ 20 tuổi thì nó sẽ mang cả quốc tịch Việt Nam và Nhật Bản.

II Quy chế pháp lý của người hai quốc tịch tại Việt Nam 1 Nguyên tắc quốc tịch

Quyền có quốc tịch là một quyền cơ bản của công dân, được cả pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia thừa nhận Quốc tịch là cơ sở để tạo mối quan hệ giữa một cá nhân đối với quốc gia, Điều 1 LQT 2008 quy định: “Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam.” Chính vì thế, mỗi cá nhân ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều có quyền có quốc tịch [Khoản 1 Điều 2 LQT 2008 và khoản 1 Điều 31 Bộ luật Dân sự

Trang 7

Nguyên tắc một quốc tịch được xem là nguyên tắc phổ biến nhất trên thế giới Tuy nhiên thực trạng cho thấy tình trạng người có hai quốc tịch hiện nay xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và có nhiều quốc gia hiện nay công nhận việc có hai quốc tịch này Tại Việt Nam, nguyên tắc một quốc tịch vẫn là nguyên tắc chủ đạo và xuyên suốt của pháp luật quốc tịch Việt Nam Song, Việt Nam cũng không cấm trường hợp công dân mang đồng thời quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài Cụ thể, tại Điều 4 LQT 2008 quy định: “Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác”; và khoản 4 Điều 5 Luật này cũng có quy định: “Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài đang định cư ở nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.” Có thể thấy, nếu so sánh với Luật Quốc tịch Việt Nam cũ (1988 và 1998), thì LQT 2008 đã có sự đổi mới hơn khi không còn quy định “Nguyên tắc một quốc tịch” mà thay thành “Nguyên tắc quốc tịch” tại Điều 4 Việc thay đổi này cho thấy, nguyên tắc quốc tịch cơ bản của Việt Nam vẫn là nguyên tắc một quốc tịch, tuy nhiên có sự “mềm dẻo” hơn, bên cạnh việc công nhận công dân Việt Nam có quốc tịch Việt Nam thì Nhà nước cũng công nhận một số trường hợp công dân có hai quốc tịch cả Việt Nam lẫn nước ngoài.

2 Các trường hợp hai quốc tịch được pháp luật Việt Nam công nhận

Việc Luật Quốc tịch Việt Nam hiện hành quy định “trừ trường hợp luật này có quy định khác” không làm ảnh hưởng đến nguyên tắc một quốc tịch Việt Nam, mà chủ yếu nhắm đến những trường hợp ngoại lệ Luật cho phép một người ngoài mang quốc tịch Việt Nam thì đồng thời có mang thêm quốc tịch nước ngoài Nhằm khẳng định rõ quan điểm này, tại Điều 5 của NĐ 16/2020 quy định cụ thể về vấn đề hai quốc tịch của công dân Việt Nam9 Những trường hợp đặc biệt mà pháp luật Việt Nam thừa nhận một người có thể mang hai quốc tịch Việt Nam lẫn nước ngoài:

- Trường hợp có quốc tịch Việt Nam khi sinh ra, căn cứ Điều 15 LQT 2008 Hai nguyên tắc chính để xác định quốc tịch là nguyên tắc huyết thống (jus sanguinis) và nguyên tắc nơi sinh (jus soli) Từ các quy định trong LQT 2008, có thể10

thấy Việt Nam đã kết hợp hai nguyên tắc này để xác định quốc tịch của cá nhân Điều 15 LQT 2008 quy định: “Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam” Điều này cho thấy khi trẻ em được sinh ra mà cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì sẽ đương nhiên mang quốc tịch Việt Nam cho dù sinh ra ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam Từ quy định này mà vô hình chung làm phát sinh tình trạng cá nhân mang hai quốc tịch, bởi vì pháp luật ở một số quốc gia như Chile, Bolivia, Brazil, Colombia, Canada… áp dụng nguyên tắc nơi sinh để xác định quốc tịch, vậy trường hợp cha mẹ có là công dân Việt Nam định cư ở các quốc gia nêu trên khi sinh con ra thì con sẽ vừa mang quốc tịch Việt Nam vừa mang quốc tịch quốc gia đó Khoản 2 Điều 16 LQT 2008 quy định nếu trẻ em sinh ra mà cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam trong trường hợp cha mẹ và đã thỏa thuận bằng văn

9https://stp.thuathienhue.gov.vn/?gd=26&cn=696&tc=6072, tham khảo ngày 13/04/2024.

10 Trường ĐH Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Công pháp quốc tế (Quyển 1), Nxb Hồng Đức, trang 425

Trang 8

bản tại thời điểm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha mẹ không thỏa thuận được thì con sinh trên lãnh thổ Việt Nam sẽ mang quốc tịch Việt Nam Quy định này cho thấy Việt Nam đã áp dụng nguyên tắc nơi sinh để xác định quốc tịch Tương tự với quy định tại Điều 15, quy định này cũng vô tình làm phát sinh tình trạng mang hai quốc tịch nếu như cha hoặc mẹ là công dân của quốc gia mà áp dụng nguyên tắc huyết thống để xác định quốc tịch Chẳng hạn như trẻ em sinh ra ở Việt Nam có mẹ là người Việt Nam còn cha là người Thái Lan mà không thỏa thuận được thì con sẽ vừa mang quốc tịch Việt Nam vừa mang quốc tịch Thái Lan Bởi vì khoản 1 Điều 7 Luật Quốc tịch Thái Lan quy định một người có quốc tịch Thái Lan do sinh ra, nếu cha là công dân Thái Lan, không kể sinh ra ở đâu Như vậy, từ các phân tích trên, kết hợp với11

quy định tại Điều 4 và Điều 5 LQT 2008, có thể thấy Việt Nam không cấm hoặc hạn chế trường hợp người có hai quốc tịch, một người có thể đồng thời có quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài ngay từ khi sinh ra bởi vì sự khác biệt trong áp dụng nguyên tắc xác định quốc tịch ở các quốc gia khác nhau

- Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn giữ quốc tịch Việt Nam, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 13 LQT 2008.

Điều này cũng thể hiện rằng Nhà nước có những quy định để đảm bảo quyền có quốc tịch Việt Nam của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài Thực tế hiện nay, nhiều người Việt Nam định cư ở nước ngoài có mong muốn được Nhà nước ta công nhận quốc tịch Việt Nam vì sự gắn bó của họ đối với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời cũng mong muốn được giữ quốc tịch của quốc gia mà họ đang định cư trên thực tế nhằm được đảm bảo về những quyền lợi của họ tại quốc gia đó.

- Trường hợp trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận nuôi quy định tại khoản 1 Điều 37 LQT 2008.

Ví dụ: Luật Quốc tịch Indonesia quy định trẻ em dưới 5 tuổi sẽ tự có quốc tịch Indonesia nếu được công dân nước này nhận làm con nuôi, việc nuôi được Tòa án coi là hợp pháp trong thời hạn 1 năm kể từ ngày nhận con nuôi Nếu con nuôi dưới 5 tuổi12

đang mang quốc tịch Việt Nam, được công dân Indonesia nhận nuôi thỏa điều kiện nêu trên thì sẽ tự động có quốc tịch Indonesia, đồng thời vẫn giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định pháp luật

- Trường hợp nhập quốc tịch Việt Nam nhưng không phải thôi quốc tịch nước ngoài, căn cứ tại khoản 3 Điều 19 LQT 2008 và Điều 9 NĐ 16/2020.

Những người được quyền giữ quốc tịch nước ngoài trong khi xin nhập quốc tịch Việt Nam là những người thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19, hoặc trong trường hợp đặc biệt được Chủ tịch nước cho phép theo Điều 9 NĐ 16/2020.

- Trường hợp trở lại quốc tịch nhưng không phải thôi quốc tịch cũ được quy định theo khoản 5 Điều 23 LQT 2008 và Điều 14 NĐ 16/2020.

11 Trường ĐH Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Công pháp quốc tế (Quyển 1), Nxb Hồng Đức, trang 426.

12 Trường ĐH Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Công pháp quốc tế (Quyển 1), Nxb Hồng Đức, trang 436.

Trang 9

Trong tình huống đặc biệt này, công dân Việt Nam mang hai quốc tịch và lựa chọn sinh sống tại quê hương của mình Sự sở hữu hai quốc tịch đem lại cho họ những quyền lợi đặc biệt và cũng đồng thời đặt ra những trách nhiệm đặc biệt.

Đầu tiên, họ được bảo vệ theo luật pháp của Việt Nam, nhận được sự chú trọng và ưu tiên như mọi công dân khác Quyền lợi cơ bản như tham gia vào các quan hệ xã hội, từ hôn nhân đến việc làm và sử dụng các dịch vụ công cộng, đều được đảm bảo và áp dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Các quyền cơ bản của công dân Việt Nam được quy định từ Điều 19 đến Điều 43 Hiến pháp 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tuy nhiên, đi kèm với những quyền lợi là những trách nhiệm mà họ phải thực hiện Đầu tiên và quan trọng nhất là việc tuân thủ pháp luật của Việt Nam Bao gồm cả việc tuân thủ các quy định về quốc tịch, nhưng cũng phải bao gồm các quy định pháp lý khác như trả thuế, tham gia vào các hoạt động xã hội và bảo vệ an ninh quốc gia Điều này không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là trách nhiệm của mỗi công dân đối với xã hội mà họ sống (Quy định từ Điều 43 đến 47 Hiến Pháp 2013).

Tóm lại, việc sở hữu hai quốc tịch không chỉ mở ra cánh cửa cho những quyền lợi đặc biệt mà còn mang đến những trách nhiệm đặc biệt Nhưng với sự hiểu biết và tuân thủ đúng pháp luật, họ sẽ tiếp tục đóng góp và phát triển cùng xã hội Việt Nam, đồng thời thể hiện vai trò tích cực của mình trong cộng đồng.

- Trường hợp 2: Người có hai quốc tịch bao gồm 1 quốc tịch Việt Nam và 1 quốc tịch nước ngoài, đang sinh sống tại nước ngoài.

Điều 18 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.”

Khoản 4 Điều 5 LQT 2008 nêu rõ: “Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài đang định cư ở nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.”

Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài đang định cư ở nước ngoài chỉ được thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật có liên quan nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước được quy định tại Điều 18 Hiến pháp năm 2013.

Trang 10

Người mang hai quốc tịch, bao gồm quốc tịch Việt Nam và một quốc tịch của một quốc gia ngoài, đang sinh sống tại quốc gia ngoài, điều này đặt ra một loạt các quyền lợi và trách nhiệm đặc biệt đối với họ.

4 Áp dụng pháp luật quốc gia và quy định pháp luật quốc tế đối với ngườihai quốc tịch.

Mặc dù có bước tiến mới, mềm dẻo hơn trong nguyên tắc quốc tịch, thừa nhận hai hay đa quốc tịch để gắn kết cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có mối quan hệ mật thiết với quốc gia Song, thực tế cho thấy ở Việt Nam vẫn chưa thể làm tốt công tác quản lý để đảm bảo quyền lợi của những người có hai quốc tịch

Điều 12 LQT 2008 quy định giải quyết vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trường hợp chưa có điều ước quốc tế thì giải quyết theo tập quán và thông lệ quốc tế Việc xung đột pháp luật giữa các quốc gia về vấn đề quốc tịch là việc rất dễ thấy do các nguyên tắc xác định quốc tịch khác nhau ở mỗi quốc gia khác nhau Để giải quyết vấn đề này thì các quốc gia phải thỏa thuận với nhau về các quyền, nghĩa vụ dân sự, chính trị của người có hai quốc tịch cũng như phải đồng thời có những quy định cụ thể trong pháp luật quốc gia để xác định rõ tư cách của họ, khi nào là người Việt Nam khi nào là người nước ngoài Trên thế giới hiện nay, đã có rất nhiều các điều ước quốc tế quy định về vấn đề hai quốc tịch như “Công ước La Haye 1930” “Công, ước viên về quan hệ lãnh sự 1963” “Công ước châu Âu 1997 về quốc tịch”, ,… Nhưng thực tế, Việt Nam chưa là thành viên của điều ước quốc tế nào liên quan đến tình trạng hai quốc tịch trong khi các tập quán quốc tế và thông lệ quốc tế thì lại chưa được nghiên cứu để áp dụng thống nhất tại Việt Nam.13

Từ những nguyên nhân trên mà dẫn đến nhiều vấn đề phát sinh từ tình trạng hai quốc tịch nhưng lại không có hướng giải quyết cho các cơ quan chức năng, khiến cho việc quản lý gặp nhiều khó khăn Chẳng hạn như việc một người mang hai quốc tịch sử dụng hộ chiếu Việt Nam để thuận lợi trong việc nhập cảnh, đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, nhưng đến khi người này có hành vi phạm tội thì lại sử dụng quốc tịch nước ngoài để hưởng bảo hộ ngoại giao, bảo hộ lãnh sự Do đó, để giải quyết các vấn đề14

phát sinh từ tình trạng hai quốc tịch, Điều 5 NĐ 16/2020 đã quy định rõ, trong quan hệ với cơ quan có thẩm quyền, Nhà nước chỉ công nhận quốc tịch Việt Nam Nói cách khác, khi có vấn đề phát sinh thì người có hai quốc tịch Việt Nam và nước ngoài sẽ chỉ được cơ quan có thẩm quyền công nhận là công dân Việt Nam và giải quyết theo pháp luật Việt Nam

Đối với những trường hợp cá nhân có cả quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài khi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam thì căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì “Bộ luật Hình sự áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” Vì vậy, người có môt hay hai quốc tịch phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam cũng sẽ bị xử lý như nhau Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Bộ luật Hình

13https://stp.binhduong.gov.vn/hanhchinhtuphap/Lists/QuocTich/DispForm.aspx?ID=15, tham khảo ngày 13/04/2024.

14https://nhandan.vn/ban-them-ve-nguyen-tac-quoc-tich-mem-deo-post317113.html, tham khảo ngày 13/04/2024.

Ngày đăng: 17/04/2024, 09:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan