1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Luật Nuôi con nuôi - Thực tiễn thi hành và giải pháp hoàn thiện

233 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Luật Nuôi Con Nuôi - Thực Tiễn Thi Hành Và Giải Pháp Hoàn Thiện
Tác giả Ts. Nguyễn Phương Lan, Ths. Bế Hoài Anh, Pgs.Ts. Nguyễn Thị Lan, Ths. Phạm Kim Anh, Ts. Bùi Minh Hồng, Ths. Đào Thị Hà
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Thể loại đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 233
Dung lượng 63,24 MB

Nội dung

Vi dụ: các quy định về thủ tục giải quyếtviệc nuôi con nuôi phức tạp hơn, hồ sơ nuôi con nuôi cần nhiều loại giấy tờ hơn; quyđịnh về hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi chưa đầy đủ, th

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP TRƯỜNG

LUẬT NUOI CON NUÔI —- THỰC TIEN THI HANH

MA SO: LH - 2016 - 46/DHL - HN

Chủ nhiệm dé tai: TS Nguyễn Phương LanThu ký đề tài: Ths Bế Hoài Anh

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

DANH SÁCH THAM GIA THỰC HIỆN ĐÈ TÀI

TS Nguyễn Phương Lan Trường Đại học - Chủ nhiệm đê tài;

Luật Hà Nội - Tác giả chuyên đề 1;

Trang 3

DANH MỤC CHỮ VIET TAT SỬ DỤNG TRONG DE TÀI

QTHL Quốc Triều Hình luật

HVLL Hoàng Việt Luật lệ

BLDS Bộ luật dân sự

TTDS Tố tụng Dân sự

HN&GD Hôn nhân và gia đình

HDTTTP Hiệp định tương trợ tư pháp va pháp lý

CRC Công ước Quốc tế về quyền trẻ em

TAND Tòa án nhân dân

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

MO DAU

Phan thứ nhất: Tổng quan về đề tai nghiên cứu |

Phan thứ hai: Báo cáo tong hợp đề tài 9Phần thứ ba: Các chuyên đề nghiên cứu 86

DANH MUC CHUYEN DEChuyên đề 1: Một số van dé lý luận chung về pháp luật nuôi con 87nuôi

TS Nguyễn Phương Lan — Đại học Luật Hà Nội

Chuyên đề 2: Điều kiện nuôi con nuôi, thực tiễn thi hành và những 110vướng mắc cần khắc phục

PGS.TS Nguyễn Thị Lan — Dai học Luật Hà Nội

Chuyên đề 3: Thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước 128

ngoài — Thực tiễn thực hiện, những vướng mắc, bất cập và hướng

hoàn thiện

Ths Phạm Kim Anh — Cục Con nuôi — Bộ Tu pháp

Chuyên đề 4: Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi — những 151vướng mắc, bất cập và hướng hoàn thiện

TS Nguyễn Phương Lan — Đại học Luật Hà Nội

Chuyên đề 5: Chấm dứt việc nuôi con nuôi và thực tiễn thực hiện 178

TS Bùi Minh Hong — Dai học Luật Hà Nội

Chuyên đề 6: Tình hình thực hiện Luật Nuôi con nuôi và một số 194kiến nghị hoàn thiện

Ths Đào Thi Hà — Cục Con nuôi — Bộ Tu pháp

Trang 5

PHAN THỨ NHAT

TONG QUAN VE DE TAI NGHIEN CUU

Trang 6

1 Tính cấp thiết của đề tài

Luật Nuôi con nuôi được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 17/6/2010 và cóhiệu lực từ ngày 1/1/2011 Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực thi hành đã được gần 7năm Luật Nuôi con nuôi được xây dựng là tiền đề pháp lý để Việt Nam gia nhậpCông ước La Hay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc

tế (viết tắt là Công ước La Hay) Công ước La Hay có hiệu lực thi hành ở nước ta từ

ngày 1/2/2012.

Luật Nuôi con nuôi lần đầu tiên được ban hành đã điều chỉnh việc nuôi con nuôimột cách toàn diện, tao cơ sở pháp lý giải quyết các van đề phát sinh trong lĩnh vựcnuôi con nuôi Luật Nuôi con nuôi điều chỉnh việc nuôi con nuôi trong nước và nuôicon nuôi có yếu tổ nước ngoài trong sự liên kết với nhau một cách thống nhất và chặtchẽ Luật Nuôi con nuôi quy định khá rõ ràng về thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi;trình tự tìm gia đình thay thế cho trẻ em ở trong nước trước khi giải quyết cho trẻ emlàm con nuôi ở nước ngoài; nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi; lệ phí và chi phígiải quyết việc nuôi con nuôi; hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi; chấm dứt nuôicon nuôi; giải quyết van đề nuôi con nuôi thực tế

Tuy nhiên qua gan 7 năm thực hiện, Luật Nuôi con nuôi cũng bộc lộ những vấn

dé vướng mắc, bat cập, chưa phù hợp với thực tiễn, hoặc có những quy định chưa đầy

đủ, chưa rõ ràng cần có sự sửa đổi, bố sung Vi dụ: các quy định về thủ tục giải quyếtviệc nuôi con nuôi phức tạp hơn, hồ sơ nuôi con nuôi cần nhiều loại giấy tờ hơn; quyđịnh về hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng, chưa có sự

tương thích với quy định của các ngành luật khác có liên quan, đặc biệt là hệ quả pháp

lý của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài còn chưa được quy định; quy định vềnuôi con nuôi thực tế có yếu tô nước ngoài chưa được điều chỉnh nên không có cơ sởgiải quyết các trường hợp phát sinh trong thực tiễn; các điều kiện của việc con nuôichưa chặt chẽ, dẫn đến việc nhận thức và áp dụng trong thực tế thiếu thống nhất v.v

Về thực tiễn thực hiện cũng phát sinh nhiều vướng mắc khó khăn cần có sự tháo

gỡ dé đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự, đặc biệt là của trẻ em đượcnhận nuôi Việc tìm gia đình nuôi dưỡng trẻ em ở trong nước chưa được quan tâm và

thực hiện đầy đủ; xác định điều kiện của con nuôi, của người nhận nuôi còn khó khăn,lúng túng; việc xác định và lay y kiến của cha mẹ đẻ, người giám hộ của trẻ cho làmcon nuôi còn khó khăn; hồ sơ của trẻ dé giới thiệu làm con nuôi chưa day du, thiéucác thong tin về tình trang sức khỏe của trẻ; việc phối hop giữa các cơ quan trong việcgiới thiệu trẻ em còn chậm; cơ chế giám sát thực hiện việc nuôi con nuôi chưa đượcquan tâm, thực hiện day đủ; thực hiện việc thu chi, phân bố nguồn thu từ phí, lệ phítrong việc giải quyết nuôi con nuôi còn nhiều vướng mắc, tắc nghẽn, gây ảnh hưởngđến việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em ở các cơ sở bảo trợ xã hội Vấn đề nuôi con

2

Trang 7

nuôi thực tế còn tồn đọng SỐ lượng khá lớn chưa được đăng ký dù có đủ điều kiện(3264 trường hợp)! trong khi thời gian đăng ký việc nuôi con nuôi đã hết Xuất hiện

việc nuôi con nuôi nhà chùa

Việc nuôi con nuôi có yếu tổ nước ngoài đã có những thay đổi căn bản vềnguyên tắc, thủ tục giải quyết, sự phối hợp giữa các nước có liên quan theo quy định

của Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Hay Tuy nhiên trong thực tiễn thực hiện vẫn

gap nhiều vướng mắc, khó khăn về thủ tục, về áp dụng pháp luật giải quyết hệ quảpháp lý Luật Nuôi con nuôi không hề có quy định nào dẫn chiếu tới việc áp dụng

pháp luật của các nước có liên quan trong việc xác định hệ quả pháp lý của việc nuôi

con nuôi có yếu tố nước ngoài Đây là một lỗ hồng pháp lý lớn cần sớm được khắcphục nhằm tạo cơ sở pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của trẻ em Việt Nam

làm con nuôi nước ngoài.

Trước những van đề còn tôn tại đó, với nhu cầu về nuôi con nuôi trong nước và

có yếu tố nước ngoài hiện nay, việc nghiên cứu tình hình thực thi Luật Nuôi con nuôi,làm rõ những vướng mắc, bat cập, trên cơ sở đó chỉ ra những điểm cần sửa đổi, bổsung để hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi và đề xuất các biện pháp nhằm đảm

bảo thực hiện có hiệu quả các hoạt động trong quá trình giải quyết, thực hiện việc

nuôi con nuôi, nhằm đảm bảo lợi ích tốt nhất của trẻ em được nhận nuôi là một yeucau cap thiét, cd ý nghĩa lý luận, khoa học và thực tiễn

Vì vậy việc nghiên cứu đề tài: “Luật Nuôi con nuôi — thực tiễn thi hành va giảipháp hoàn thiện” trong bối cảnh hiện nay có ý nghĩa thiết thực về mặt lý luận và thực tiễn

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Vấn đề nuôi con nuôi đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau Từ khiLuật Nuôi con nuôi có hiệu lực đến nay cũng đã có một số công trình, bài viết, khóaluận tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ bàn về một số khía cạnh, nội dung riêng lẻcủa Luật Nuôi con nuôi nhưng chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào đề cập

một cách toàn diện các quy định của Luật Nuôi con nuôi từ góc độ lý luận cũng như

thực tiễn thi hành

* Các luận văn thạc sĩ liên quan đến vẫn đề nuôi con nuôi theo Luật Nuôi connuôi có thể ké đến là:

- “Nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Bùi Thị Hương, luận văn

thạc sĩ luật học tại khoa Luật — Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2011 Luận văn phântích quá trình phát triển của pháp luật nuôi con nuôi, những kết quả đã đạt được,

! Cục Con nuôi, “Công tác đăng ký nuôi con nuôi thực tế” - Chuyên dé 2 — Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Luật Nuôi con nuôi và 2 năm thi

hành Công ước La Hay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế - Hội nghị do Bộ Tư pháp — Unicef Việt Nam tổ chức,

Hà Nội tháng 4/2014, tr.48.

Trang 8

những hạn chế và sự cần thiết của Luật Nuôi con nuôi Tuy nhiên, những nội dung của

Luật Nuôi con nuôi không được phân tích kỹ trong luận văn này

- “Hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi — một số vấn đề lý luận và thực tiễn”của Nguyễn Thị Hiến, luận văn thạc sĩ tại Đại học Luật Hà Nội, năm 2013 Luận vănchỉ phân tích về hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam vàLuật Nuôi con nuôi, qua đó nêu những điểm còn bắt cập

- “Pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam trong mỗi

tương quan với Công ước La Hay” của Vũ Kim Dung, luận văn thạc sĩ luật học tại

Khoa Luật — Dai học Quốc gia Hà Nội, năm 2013 Luận văn đã khái quát các quyđịnh của pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, đánh giá nhữngđiểm tích cực và hạn chế, những điểm tương đồng và khác biệt giữa Luật Nuôi con

nuôi với Công ước La Hay.

- “Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi theo Luật Nuôi con nuôi” của

Nguyễn Thị Phương Thu, luận văn thạc sĩ luật học năm 2014, Trường Đại học Luật

Hà Nội Tác giả đã phân tích các nguyên tắc của việc nuôi con nuôi theo quy định củaLuật Nuôi con nuôi và đánh giá thực tiễn áp dụng các nguyên tắc này

- Tác giả Nguyễn Thúy Hang có luận văn thạc sĩ luật học với dé tài: “Điều kiệnnuôi con nuôi — một số vẫn đề lý luận và thực tiễn”, năm 2014, Trường Đại học Luật

Hà Nội Luận văn chỉ phân tích về điều kiện nuôi con nuôi theo Luật Nuôi con nuôi

và một vài nét về thực tiễn thực hiện các điều kiện nuôi con nuôi

- Tác giả Kiều Thị Huyền Trang viết luận văn thạc sĩ luật học tại khoa Luật —Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2014, với đề tài: “Quan hệ cha mẹ nuôi — con nuôitheo pháp luật Việt Nam” Luận văn đã phân tích một số nội dung về hệ quả pháp lý

của việc nuôi con nuôi qua mối quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, giữa con nuôivới các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi, giữa con đã làm con nuôi với cha

mẹ đẻ và qua đó chỉ ra một số điểm còn hạn chế trong các quy định của pháp luật về

nudi con nuôi.

- Luật văn thạc sĩ luật học của tác giả Vũ Thanh Vân tại Trường Đại học Luật Hà

Nội, năm 2016, với đề tài: “Một số van đề lý luận và thực tiễn về nuôi con nuôi thực

tế trong pháp luật hôn nhân và gia đình” Luận văn đã bàn đến một số khía cạnh lýluận của việc nuôi con nuôi thực tế, pháp luật điều chỉnh việc nuôi con nuôi thực tế,

thực tiễn giải quyết van đề nuôi con nuôi thực tế theo Luật Nuôi con nuôi, chỉ ra

những vướng mắc và đề xuất hướng giải quyết van dé này

* Bài viết trên tạp chí chuyên ngành

Từ khi Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực, một số công trình khoa học có ý nghĩa về

mặt lý luận và thực tiên liên quan đên Luật Nuôi con nuôi đã được công bô như sau:

Trang 9

- Tạp chi Dân chủ và Pháp luật — Bộ Tư pháp có số chuyên đề “Pháp luật về nuôicon nuôi” năm 2011 sau khi Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực Số chuyên đề bao gồmcác bài viết về một số nội dung của Luật Nuôi con nuôi như mục đích, nguyên tắc giảiquyết việc nuôi con nuôi, các nội dung có liên quan về điều kiện nuôi con nuôi, hé sơ,thủ tục, thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi, đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế,

hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi Tuy nhiên các bài viết trong Số tạp chíchuyên đề này chủ yếu mang tính chất thông tin về Luật Nuôi con nuôi sau khi được

ban hành và mới có hiệu lực.

- Tác giả Nguyễn Phương Lan với bài viết: “Hệ quả pháp lý của việc nuôi connuôi theo Luật nuôi con nuôi”, số tháng 10/2011 Tạp chí Luật học; “Hệ quả pháp lýcủa việc nuôi con nuôi có yếu tổ nước ngoài theo Luật Nuôi con nuôi”, số tháng5/2012 Tạp chí Luật học Trong các công trình này, tác giả đã bàn đến quy định củaLuật Nuôi con nuôi về hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi trong nước và nuôi connuôi có yếu t6 nước ngoài, nêu những điểm vướng mắc, bat cấp và kiến nghị sửa đổi

bồ sung một số quy định của pháp luật về van đề này

* Hội thao khoa hoc

- Sau khi Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực, tháng 11/2011, Khoa pháp luật Quốc

tẾ - Trường Đại học Luật Hà Nội đã chủ trì tô chức Hội thảo khoa học cấp trường với

dé tài “Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo Luật Nuôi con nuôi năm 2010” Hộithảo đã bàn đến các vấn đề có liên quan về nuôi con nuôi có yếu tổ nước ngoài theoquy định của Luật Nuôi con nuôi trong bối cảnh nước ta gia nhập Công ước La Hay,

từ đó đề xuất, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong quy định của pháp luật cũng nhưnhững khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết việc cho - nhận con nuôi cóyếu tố nước ngoài Tuy nhiên, dé tài Hội thảo mới chi tập trung bàn thảo về van dénuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, còn van dé nuôi con nuôi trong nước chưa được

đề cập tới

- Tháng 4/2014 Bộ Tư pháp đã phối hợp với Unicef Việt Nam tô chức Hội nghị

Sơ kết 3 năm thực hiện Luật Nuôi con nuôi và 2 năm thi hành Công ước La Hay vềbảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế Hội nghị đã tiễn hànhtổng kết công tác thi hành Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Hay trong thời gianvừa qua, chỉ ra những khó khăn vướng mắc từ thực tiễn thi hành Luật Nuôi con nuôiqua các báo cáo chuyên đề của một số Sở Tư pháp địa phương, Cục Con nuôi, cơquan khác có liên quan Trên cơ sở đó, Hội nghị đã có những kiến nghị về sửa đồi, bốsung hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi và các biện pháp thực hiện Với ý nghĩa làHội nghị tông kết công tác thi hành pháp luật, các van dé thực tiễn thi hành luật Nuôi

con nuôi được đê cập kha đa dạng, song những vân dé lý luận chưa được nghiên cứu,

Trang 10

phân tích sâu, có những vấn đề hầu như chưa được bàn đến như hệ quả pháp lý của

việc nuôi con nuôi và thực tiễn thi hành

- Tháng 7/2016, Cục Con nuôi — Bộ Tư pháp và Sứ quán Pháp tô chức Hội nghịtập huấn về “Đánh giá nhu cầu và điều kiện trẻ em được cho làm con nuôi nướcngoài” Hội nghị đã đánh giá một số nét về tình hình giải quyết việc nuôi con nuôinước ngoài tại Việt Nam, những vướng mắc khó khăn trong việc giải quyết nuôi connuôi nước ngoài tại cơ sở nuôi dưỡng Kết quả của Hội nghị được thé hiện tập trungqua việc phân tích làm rõ việc lựa chọn biện pháp chăm sóc thay thế và đánh giá nhucầu của trẻ em cần tìm gia đình thay thế, và giới thiệu dự thảo Bộ công cụ phân loạitrẻ em cần tìm gia đình thay thế, phương pháp đánh giá nhu cầu của trẻ em Nhữngvan dé về pháp luật thực định không được bàn tới nhiều trong hội nghị này

- Tháng 11/2016, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Unicef Việt Nam tổ chức Hộinghị đánh giá tình hình thực hiện Công ước La Hay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp táctrong lĩnh vực con nuôi quốc tế và Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Luật Nuôicon nuôi và Nghị định số 19/2011/NĐ-CP giai đoạn 2011-2016 Hội nghị tổng kếttình hình thực hiện Luật Nuôi con nuôi, nêu lên những khó khăn vướng mắc trong quá

trình thực thi Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Hay từ các địa phương trong cả

nước Một số vẫn đề hạn chế của luật thực định cũng được đề cập nhưng không sâu vàchưa có định hướng về sửa đôi Luật Nuôi con nuôi

Qua các nghiên cứu được công bố cho thấy ké từ khi Luật Nuôi con nuôi có hiệulực chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ, toàn diện, hệ thống các vấn đề về

lý luận cũng như thực tế liên quan đến các quy định của Luật Nuôi con nuôi Do đó,việc nghiên cứu, đánh giá các quy định của Luật Nuôi con nuôi một cách tổng thể,toàn diện từ phương diện lý luận đến thực tiễn thực hiện là thiết thực, cần thiết, có ýnghĩa khoa học sâu sắc và là một đề tài nghiên cứu hoàn toàn mới, không có sự trùnglặp với các công trình đã được công bô

3 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu các quy định của Luật Nuôi con nuôi và thực tiễn thi hành, từ đó

phát hiện, chỉ ra những điểm vướng mắc, bất cập trong các quy định của Luật Nuôicon nuôi và đề xuất những kiến nghị sửa đôi, bô sung hoàn thiện Luật nuôi con nuôi

và pháp luật về nuôi con nuôi nói chung, đồng thời đề xuất các biện pháp nhằm đảmbảo hiệu qua thi hành Luật Nuôi con nuôi trên thực tế

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu một số van dé lý luận về pháp luậtnuôi con nuôi, cơ sở lý luận của sự điều chỉnh pháp luật về nguyên tắc giải quyết việcnuôi con nuôi, điều kiện nuôi con nuôi, hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi, chấmdứt việc nuôi con nuôi trong sự so sánh với pháp luật quốc tế và pháp luật các nước

6

Trang 11

có liên quan, dé thấy được sự hài hòa, tương thích cũng như sự khác biệt giữa phápluật Việt Nam với pháp luật quốc tế và pháp luật một số nước khác điều chỉnh việc

nuôi con nuôi.

Đề tài cũng nghiên cứu thực tiễn thực hiện, áp dụng Luật nuôi con nuôi từ khi

Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực.

* Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các quy định về nuôi con nuôi theo

Luật Nuôi con nuôi, Công ước La Hay và các văn bản pháp luật khác có liên quan, có

sự so sánh với các quy định trước đây về nuôi con nuôi và pháp luật của một số nước

về nuôi con nuôi

Đề tài tập trung nghiên cứu những quy định của Luật Nuôi con nuôi điều chỉnhcác nội dung có liên quan đến việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi, quyền và nghĩa vụcủa các bên trong quan hệ nuôi con nuôi đối với việc nuôi con nuôi trong nước vànuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Các nội dung về phí, lệ phí giải quyết việc nuôicon nuôi, tổ chức con nuôi nước ngoài không đặt ra nghiên cứu trong phạm vi đề tài này

Đề tài nghiên cứu việc thực hiện, áp dụng các quy định của Luật Nuôi con nuôitrên thực tiễn trong thời gian qua ké từ khi Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước và phápluật, về chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở gắn liền

lý luận với thực tiễn, sử dụng các kết quả từ thực tiễn dé soi xét lại lý luận, nhằm làmcho lý luận có cơ sở khoa học sâu sắc hơn, có tính thực tiễn hơn, đồng thời áp dụng lý

luận một cách chính xác hơn trong thực tiễn

Các phương pháp nghiên cứu cu thé là: phương pháp phân tích, tổng hợp, sosánh, lịch sử, thống kê

- Phương pháp phân tích, tong hợp được sử dụng dé phân tích đánh giá các nộidung có liên quan của van dé nghiên cứu, đặc biệt là phân tích, đánh giá các quy địnhcủa pháp luật về nuôi con nuôi, trên cơ sở đó có sự tổng hợp, xác định các van dé còntồn tại, vướng mắc Phương pháp phân tích, tổng hợp làm cho đề tài được nghiên cứu

có chiều sâu, bản chất và toàn diện

- Phương pháp so sánh được sử dụng nhằm làm sáng tỏ sự khác biệt hay tươngđồng giữa pháp luật quốc tế và pháp luật của một số nước với pháp luật Việt Namđiều chỉnh các nội dung cơ bản về nuôi con nuôi, cũng như các quan điểm khác nhaucủa các nhà nghiên cứu, dé từ đó thay duoc su can thiét trong viéc tiếp thu có chọn lọc

về nội dung và kỹ thuật lập pháp khi sửa đổi, bổ sung hoàn thiện Luật Nuôi con nuôi

trong thời gian tới.

Trang 12

- Phương pháp lich sử: giúp xem xét các van dé có liên quan trong mối quan hệbiện chứng, gắn liền với hoàn cảnh lịch sử cụ thể, nhằm đảm bảo sự kế thừa, pháttriển những quy định hợp lý về nuôi con nuôi trong các văn bản pháp luật trước đây,đồng thời loại bỏ, sửa đổi các quy định không hop lý, thiếu tính khả thi, thiếu thốngnhất hoặc bổ sung các quy định cần thiết trong pháp luật điều chỉnh việc nuôi con nuôi.

- Phương pháp thống kê giúp hệ thống hóa các số liệu, phản ánh tình hình giảiquyết việc nuôi con nuôi, qua đó thấy được diễn biến, thay đổi của việc nuôi con nuôitrước và sau khi Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực, từ đó có cơ sở để rút ra những kết

luận, nhận định chính xác và khoa học.

6 Nội dung nghiên cứu của đề tài

Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung cơ bản của Luật Nuôi con nuôi, việc ápdụng các quy định đó trong thực tiễn thi hành, phát hiện những vướng mắc, bất cập,những quy định còn mâu thuẫn, thiếu thống nhất, hoặc những nội dung chưa được quyđịnh, để đề xuất các kiến nghị hoàn thiện Luật Nuôi con nuôi, đáp ứng nhu cầu củathực tiễn và bảo đảm tốt hơn lợi ích của trẻ em được nhận nuôi Đề tài nghiên cứunhững nội dung cụ thê sau:

- Những van dé lý luận luận chung về pháp luật nuôi con nuôi trong mối tươngquan với pháp luật quốc tế và pháp luật của một số nước trong xu hướng hội nhậphiện nay Nội dung và ý nghĩa của các nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi trongbối cảnh hiện nay

- Các quy định về điều kiện nuôi con nuôi, trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôicon nuôi trong nước và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoai và những vướng mắc, bat cập;

- Những van dé về hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi theo quy định của Luật

Nuôi con nuôi trong sự so sánh, liên hệ với các luật khác có liên quan, với Công ước

La Hay và pháp luật của một số nước;

- Van dé cham dứt việc nuôi con nuôi và những tồn tại của pháp luật về van dé này;

- Thực trạng thực hiện Luật nuôi con nuôi trong hơn 6 năm qua và những vấn đềcòn tồn tại cần khắc phục;

- Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn thực hiện Luật Nuôi con nuôi, đề tài đã chỉ ranhững điểm vướng mắc, bat cập, những khiếm khuyết của Luật Nuôi con nuôi và déxuất hướng hoàn thiện pháp luật và các biện pháp bảo đảm thi hành có hiệu quả Luật

Nuôi con nuôi trong thực tê.

Trang 13

PHẢN THỨ HAI

BAO CAO TONG HỢP DE TÀI

Trang 14

MỤC LUC BAO CAO TONG HỢP

1 KHAI QUAT VE PHAP LUAT NUOI CON NUOI

1.1 Khái niệm pháp luật nuôi con nuôi và đặc điểm của pháp

luật điều chỉnh việc nuôi con nuôi

1.1.1 Khái niệm pháp luật nuôi con nuôi

1.1.2 Đặc điểm pháp luật điều chỉnh việc nuôi con nuôi

1.1.3 Sự cần thiết phải điều chỉnh băng pháp luật việc nuôi con

nuôi

1.2 Sự phát triển của pháp luật nuôi con nuôi Việt Nam và

vai trò của Luật Nuôi con nuôi trong điều kiện kinh tế xã hội hiện

nay

1.2.1 Khái quát quá trình phát triển của pháp luật nuôi con nuôi

ở Việt Nam

1.2.2 Vai trò của Luật Nuôi con nuôi trong bối cảnh kinh tế - xã

hội hiện nay

1.3 Các văn bản pháp luật quốc tế và mối liên hệ với pháp

luật nuôi con nuôi Việt Nam

1.3.1 Tuyên bố 1986

1.3.2 Công ước quốc tế về quyền trẻ em (CRC)

1.3.3 Công ước La Hay

1.4 Các nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi và ý nghĩa

1.4.1 Các nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi

1.4.2 Ý nghĩa của các nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi

2 THỰC TIEN THI HANH LUAT NUOI CON NUÔI VA

NHUNG VAN DE VUONG MAC, BAT CAP

2.1 Tinh hình nhận nuôi con nuôi khi Luật nuôi con nuôi có

hiệu lực

2.1.1 Việc nuôi con nuôi trong nước

2.1.2 Việc nuôi con nuôi có yêu tổ nước ngoài

2.2 Thực tiễn thực hiện các điều kiện nuôi con nuôi

2.2.1 Về điều kiện của người được nhận làm con nuôi

2.2.2 Vướng mắc khi áp dụng điều kiện đối với người nhận nuôi

12 12 13 14

16 16 BA”:

23

24 24 25 26

26

30 32 32

32 Em) 38

38

42

49

Trang 15

trong nước và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

2.3.1 Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện các thủ tục giải

quyết việc nuôi con nuôi trong nước

2.3.2 Những vướng mắc khi thực hiện các thủ tục giải quyết việc

nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

2.3.3 Vấn đề đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế

2.3.4 Van dé con nuôi nhà chùa

2.4 Thực trạng pháp luật về hệ quả pháp lý của việc nuôi con

nuôi

2.4.1 Cơ sở lý luận của sự điều chỉnh pháp luật về hệ quả pháp

lý của việc nuôi con nuôi

2.4.2 Những vấn đề còn tồn tại về hệ quả pháp lý của việc nuôi

con nuôi trong nước

2.4.3 Những van dé còn ton tại về hệ quả pháp lý của việc nuôi

con nuôi có yêu tổ nước ngoài

2.5 Thực tiễn giải quyết cham dứt việc nuôi con nuôi

3 YÊU CẦU SỬA ĐỎI, BỎ SUNG LUẬT NUÔI CON NUÔI

VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

VE NUOI CON NUÔI

3.1 Sự cần thiết phải sửa đối, bé sung luật Nuôi con nuôi

3.2 Các yêu cầu đối với việc sửa đổi, b6 sung Luật nuôi con

nuôi trong điều kiện hiện nay

3.3 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi và một

số biện pháp nhằm đảm bảo hiệu quả thực hiện pháp luật nuôi

con nuôi

3.3.1 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi

3.3.2 Một số biện pháp nhằm đảm bảo hiệu quả việc thực hiện

pháp luật về nuôi con nuôi

11

53 a3

58 60 61 61 63 68 70 74

Trang 16

1 KHÁI QUAT CHUNG VE PHÁP LUAT NUÔI CON NUÔI

1.1 Khái niệm pháp luật nuôi con nuôi và đặc điểm của pháp luật điều

chỉnh việc nuôi con nuôi

1.1.1 Khai niệm pháp luật nuôi con nuôi

Nuôi con nuôi là một hiện tượng xã hội phát sinh một cách tự nhiên trong đời

sống xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu tinh cảm của con người, đồng thời hướng tới việc

chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em không nơi nương tựa, không có gia đình chăm sóc, nuôi

dưỡng, giáo dục Việc nuôi con nuôi hiểu một cách don giản và cụ thể nhất là việcmột người (hoặc hai người là vợ chồng) nhận một đứa trẻ không do mình sinh ra đểchăm sóc, nuôi dưỡng, yêu thương, coi nó như con đẻ, nhằm xác lập quan hệ cha me

và con với đứa trẻ, giúp cho trẻ được sống trong môi trường gia đình

Trong mỗi giai đoạn lịch sử, việc nuôi con nuôi nói chung đều hướng tới việcchăm sóc, nuôi dưỡng, thể hiện tình thương yêu đối với trẻ em được nhận nuôi, nhưngđồng thời chịu ảnh hưởng của đạo đức, văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôngiáo của mỗi quốc gia trong từng hoàn cảnh lịch sử

Việc cho trẻ làm con nuôi nhằm thiết lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận

nuôi và trẻ được nhận nuôi, hình thành một gia đình cho trẻ, đảm bảo cho trẻ được

chăm sóc, nuôi dưỡng trong môi trường gia đình Quan hệ nuôi con nuôi luôn tôn tại

ba bên chủ thé có quan hệ mật thiết với nhau, đó là cha mẹ đẻ (hoặc người giám hộ

của trẻ em được cho làm con nuôi), bản thân trẻ em được nhận nuôi và người nhận

nuôi Các quan hệ này tồn tại một cách tự nhiên trong việc thiết lập quan hệ cho —nhận con nuôi, nhằm hướng tới mục đích xác lập một quan hệ cha mẹ và con mớithay thế cho quan hệ cha mẹ và con về mặt sinh học Đề điều chỉnh việc nuôi con nuôinhăm những mục đích nhất định phù hợp với lợi ích chung của nhà nước, của xã hội

và gia đình, giai cấp thống trị đã sử dụng pháp luật điều chỉnh việc nuôi con nuôi,thiết lập một khuôn khổ pháp lý nhất định trong việc xác lập quan hệ nuôi con nuôicũng như việc thực hiện các quyên, nghĩa vụ của các bên phát sinh từ quan hệ đó

Việc nuôi con nuôi dù với động cơ, mục đích gì cũng hướng tới việc hình thành một

gia đình, nên pháp luật luôn quan tâm điều chỉnh, nhăm định hướng cho sự phát triểncác môi quan hệ gia đình ôn định, bền vững, đảm bao sự gắn kết giữa các thành viên

gia đình.

Khi xã hội phát triển, các giá trị tiến bộ của nhân loại ngày càng được cộng đồngquốc tế thừa nhận thì pháp luật điều chỉnh việc nuôi con nuôi cũng phát triển theo xuhướng tiễn bộ hơn, quan tâm tới lợi ích của trẻ em làm con nuôi chứ không chỉ hướngtới lợi ích của người nhận nuôi Những giá trị tiễn bộ của nhân loại về nuôi con nuôiđược cộng đồng quốc tế công nhận đòi hỏi pháp luật của các quốc gia cũng phải có sựđiều chỉnh tương ứng Sự điều chỉnh của pháp luật về nuôi con nuôi ngày càng đầy

12

Trang 17

đủ, hoàn thiện, toàn diện phù hợp hơn với thực tế khách quan của quan hệ nuôi connuôi, đồng thời phan ánh được xu hướng tiến bộ chung của nhân loại trong việc nhìn

nhận, đánh giá việc nuôi con nuôi.

Trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa, việc nuôi con nuôi ngày nay khôngchỉ giới hạn trong mỗi quốc gia mà còn vượt ra khỏi biên giới quốc gia, đòi hỏi phápluật nuôi con nuôi của mỗi nước phải có sự điều chỉnh phù hợp, tương thích với phápluật quốc tế và pháp luật của các nước có liên quan Trong trường hợp trẻ em mộtnước này được nhận làm con nuôi ở nước khác càng đòi hỏi pháp luật điều chỉnh việcnuôi con nuôi phải chặt chẽ, thiết lập sự hợp tác giữa các nước nhằm ngăn chặn mọihành vi dẫn tới việc bắt cóc, buôn bán trẻ em dưới danh nghĩa nuôi con nuôi

Như vậy, pháp luật về nuôi con nuôi là tổng thể các quy phạm pháp luật thể hiệndưới hình thức các văn bản quy phạm pháp luật, quy định mục đích, nguyên tắc giảiquyết việc nuôi con nuôi, điều kiện, trình tự, thủ tục xác lập quan hệ cha mẹ và con

giữa người nhận nuôi con nuôi với người được nhận làm con nuôi, hệ quả pháp lý của

việc nuôi con nuôi, chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi, cơ chế hợp tác giữa các cơ quan,

tổ chức, cá nhân có thâm quyên trong giải quyết việc nuôi con nuôi, bảo vệ trẻ em

được làm con nuôi cũng như xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nuôi

con nuôi và các nội dung khác có liên quan trong việc nuôi con nuôi tại một quốc giahoặc và giữa các quốc gia với nhau

1.1.2 Đặc điểm pháp luật điều chỉnh việc nuôi con nuôi

Pháp luật điều chỉnh việc nuôi con nuôi phải xuất phát từ thực tế khách quan củacác môi quan hệ trong việc cho — nhận con nuôi và phù hợp với bản chat của việc nuôi

con nuôi Nuôi con nuôi làm hình thành quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi

và người được nhận nuôi như quan hệ giữa cha mẹ đẻ và con đẻ, nhưng có thể khônglàm chấm dứt quan hệ giữa cha mẹ đẻ và con Trong quan hệ nuôi con nuôi luôn tồntại ba phía chủ thé là cha mẹ nuôi, con nuôi, cha mẹ đẻ Các chủ thé này có mối tácđộng, ảnh hưởng lẫn nhau với những mức độ nhất định trong các giai đoạn khác nhaucủa việc nuôi con nuôi: từ lúc bắt đầu xác lập quan hệ nuôi con nuôi đến thực hiệnviệc nuôi con nuôi và (có thể) chấm dứt việc nuôi con nuôi Do đó, điều chỉnh việcnuôi con nuôi chỉ đầy đủ và toàn diện khi pháp luật quy định đầy đủ các mối quan hệtrên qua các giai đoạn tiến trién khác nhau của việc nuôi con nuôi

Mặt khác, quan hệ nuôi con nuôi là một loại quan hệ pháp luật hôn nhân gia

đình, xuất phát từ sự tự nguyện và do yếu tố tình cảm của chủ thê quyết định việc xáclập, thực hiện hay chấm dứt Do đó, pháp luật điều chỉnh việc nuôi con nuôi bị chỉphối bởi đặc điểm của các quan hệ nuôi con nuôi và mang những đặc điểm của cáchthức điều chỉnh của pháp luật hôn nhân và gia đình Cách thức điều chỉnh của pháp

13

Trang 18

luật nuôi con nuôi được thể hiện qua các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc nuôi, cócác đặc điểm sau:

- Quyền và nghĩa vụ của các chủ thé trong quan hệ nuôi con nuôi có mối liên hệchặt chẽ, chi phối lẫn nhau trong mọi giai đoạn của việc nuôi con nuôi, đồng thời chịu

sự chi phối, điều chỉnh của pháp luật theo ý chí của nhà nước Pháp luật điều chỉnhviệc nuôi con nuôi phải phản ánh được mối liên hệ này trong mọi giai đoạn diễn biến

của việc nuôi con nuôi Vi dụ: trong việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi, sự chi phối

của cha mẹ đẻ thể hiện ở chỗ cha mẹ đẻ có đồng ý hay không về việc cho con làm connuôi, sự đồng ý đó phải đáp ứng những yêu cầu gì Điều đó ràng buộc, chi phối cách

xử lý, thái độ của người nhận nuôi trong việc nhận trẻ em làm con nuôi Mặc dù

xuất phát trên cơ sở tự nguyện, phù hợp với tình cảm thực sự của các chủ thể, nhưngcác chủ thé không thé thực hiện một cách tùy tiện mà phải tuân thủ quy định của phápluật nhằm đảm bảo việc cho — nhận con nuôi thực sự vì lợi ích của trẻ em, đồng thờingăn chặn mọi hành vi, sử xu tiêu cực nhằm trục lợi, hoặc xúc phạm đến nhân phẩmcủa trẻ em, như lợi dụng việc nuôi con nuôi dé mua bán trẻ em, bóc lột sức lao động

của trẻ em

- Do xuất phát từ sự tự nguyện và yếu tố tình cảm chi phối nên các quyền và

nghĩa vụ trong việc nuôi con nuôi được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, tự giác của

các chủ thê

- Pháp luật tôn trọng sự tự nguyện, tự định đoạt, sự thỏa thuận của các chủ thểtrong việc nuôi con nuôi trong chừng mực nhất định khi không làm ảnh hưởng và biếndạng bản chất của việc nuôi con nuôi Ngoài những điều mà pháp luật cho phép cácđương sự được tự nguyện thỏa thuận, các bên chủ thé không được tự ý thỏa thuậnthay đổi các quyên và nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định

- Hành vi sử xự của các chủ thể cũng như mọi hành động của cá nhân, cơ quan,

tổ chức khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực nuôi con nuôi phải đảmbảo các quyền cơ bản của trẻ em được nhận nuôi và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em làmcon nuôi Lợi ích tốt nhất cho trẻ em được nhận nuôi luôn được ưu tiên áp dụng khi

xử lý những vấn đề phát sinh trong việc nuôi con nuôi Đây là một nguyên tắc cơ bảncủa pháp luật điều chỉnh việc nuôi con nuôi

- Nuôi con nuôi liên quan mật thiết đến số phận của trẻ em, do đó mọi hành vixâm phạm đến các quyền cơ bản và lợi ích tốt nhất của trẻ em phải được xử lý nghiêmkhắc, triệt để

1.1.3 Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật việc nuôi con nuôi

Bat cứ ở đâu và lúc nào, khi đã xuất hiện Nha nước thì Nhà nước luôn sử dụngpháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội phat sinh trong cuộc sống sao cho phù hợp

14

Trang 19

với lợi ích của giai cấp cầm quyền, với lợi ích chung của xã hội nhăm đảm bảo trật tự

xã hội, củng cô quyền lực của giai cấp thống trị

Việc nuôi con nuôi là cơ sở để xác lập các mối quan hệ trong gia đình, góp phầnhình thành, mở rộng và củng cố gia đình, thiết lập một thiết chế xã hội cơ bản trongmọi chế độ xã hội, do đó pháp luật các nước luôn có sự điều chỉnh các mối quan hệnảy sinh từ việc nuôi con nuôi Đó là yêu cầu tất yếu, khách quan của sự điều chỉnhpháp luật về nuôi con nuôi bởi những lý so sau:

- Pháp luật điều chỉnh việc nuôi con nuôi trước hết nhằm đảm bảo quyên, lợi íchtốt nhất cho trẻ em được làm con nuôi, vì đối tượng của việc nuôi con nuôi là trẻ em -những người chưa có kha năng dé tự bảo vệ mình do còn non nét về thé chat và trítuệ Lĩnh vực nuôi con nuôi là lĩnh vực rất nhạy cảm vì liên quan đến số phận của trẻ

em, đến sự di chuyên các em từ gia đình này sang gia đình khác, từ nước nảy sang

nước khác nên đòi hỏi pháp luật phải quy định một cách chặt chẽ, minh bạch, rõ

ràng các thủ tục, trình tự giải quyết, cũng như thâm quyền, trách nhiệm của các cánhân, cơ quan, tô chức có chức năng nhằm bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị xâm hại cóthể xảy ra

- Việc nuôi con nuôi thiết lập quan hệ cha mẹ và con với trẻ em được nhận nuôi

là quan hệ cha mẹ và con không phát sinh một cách tự nhiên gắn với huyết thống sinhhọc và sự kiện sinh đẻ, nên sự ràng buộc giữa các chủ thé cũng không mang tinh tựnhiên, mà tùy thuộc vào ý chí, tình cảm của các chủ thể Do đó, sự điều chỉnh củapháp luật là cần thiết, giúp các bên hiểu, nhận thức rõ ràng về các quyên, nghĩa vụpháp ly, lường trước những vấn đề có thé phát sinh và xác định ý thức trách nhiệmđầy đủ, cách thức xử lý, giải quyết đúng đúng đắn, hợp lý các vấn đề phát sinh trongviệc cho - nhận con nuôi nhằm đảm bảo được lợi ích tốt nhất của trẻ em

- Việc nhận nuôi con nuôi đem đến cho trẻ một gia đình, góp phan thiết lập, củng

cố gia đình trong những mối liên hệ mới mà không gắn với huyết thống sinh học Do

đó sự điều chỉnh của pháp luật nhằm đảm bảo xác lập môi trường gia đình an toàn,lành mạnh cho sự phát triển về thê chất, nhân cách của trẻ được nhận nuôi, tạo sự gankết chặt chẽ các mối liên hệ giữa con nuôi với các thành viên khác của gia đình cha

mẹ nuôi, tạo dựng môi trường gia đình bền vững cho trẻ cũng như đảm bảo trật tự xãhội, phù hợp với mô hình gia đình mà nhà nước mong muốn xác lập

- Vì quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi

không phát sinh một cách tự nhiên trên cơ sở huyết thống sinh học nên pháp luật cầnquy định các điều kiện cần thiết đối với các bên chủ thể là người nhận nuôi, ngườiđược nhận nuôi nhằm đảm bảo môi trường an toàn và tốt nhất cho lợi ích của trẻ được

nhận nuôi Quy định các điêu kiện đôi với các bên chủ thê là cơ sở đê nhà nước kiêm

15

Trang 20

soát việc cho — nhận con nuôi, nhằm đảm bảo việc nuôi con nuôi được thực hiện trongmột khuôn khổ pháp lý nhất định phù hợp với lợi ích và các quyền cơ bản của trẻ em.

- Việc nuôi con nuôi luôn diễn ra giữa các bên chủ thể là cha mẹ đẻ của trẻ được

nhận nuôi, trẻ em được nhận nuôi và cha mẹ nuôi có liên quan chặt chẽ với nhau Việc

điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể này trong suốt quá trình cho —nhận, thực hiện việc nuôi con nuôi là yêu cầu tất yếu, cần thiết Bên cạnh đó, phápluật cũng cần quy định rõ mối quan hệ giữa trẻ em được nhận nuôi với các thành viênkhác trong gia đình cha mẹ nuôi cũng như với gia đình gốc huyết thống làm cơ sở chocác hành vi sử xu của mọi người có liên quan Đây là van dé có ý nghĩa quan trong,thiết thực trong việc điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi, nhằm đảm bảo thiết lập mộtgia đình tự nhiên, đầy đủ, trọn vẹn cho trẻ em được nhận nuôi trong gia đình cha mẹnuôi giống như gia đình gốc của trẻ Vì thế, sự điều chỉnh của pháp luật về hệ quảpháp lý của việc nuôi con nuôi là hết sức quan trọng, cần thiết

- Trong xu thế hội nhập hiện nay, vấn đề nuôi con nuôi không chỉ diễn ra trongphạm vi mỗi quốc gia riêng biệt mà còn có thể vượt ra khỏi biên giới quốc gia, trởthành vấn đề nuôi con nuôi quốc tế Điều đó là cần thiết và phù hợp với thực tế việcchăm sóc, bảo vệ và bảo đảm những điều kiện sống tốt nhất cho trẻ em khi không thểtìm được gia đình thay thế nuôi dưỡng trẻ em trong nước Đây cũng là điều đã đượcthừa nhận trong các điều ước quốc tế đa phương về trẻ em Do đó, việc điều chỉnhpháp luật về nuôi con nuôi trong mỗi quốc gia phải có sự hài hòa và tương thích vớipháp luật quốc tế về nuôi con nuôi, nhằm thiết lập cơ chế hợp tác, bảo vệ trẻ em vàcác quyền của trẻ em trong việc nuôi con nuôi giữa các nước một cách hiệu quả nhất

- Các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc nuôi con nuôi là cơ sở pháp lý để các

co quan có thâm quyền giải quyết các tranh chấp, các van dé phát sinh trong các giaiđoạn khác nhau của việc nuôi con nuôi một cách khách quan, chính xác, nhằm đảm

bảo được quyền, lợi ích của trẻ được nhận nuôi cũng như của các chủ thể khác có liên

quan Đó là cơ sở pháp lý để xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực nuôi con nuôi,

nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của trẻ em được nhận nuôi cũng như trật tự, kỷ cương,

mục đích tốt đẹp của việc nuôi con nuôi

1.2 Sự phát triển của pháp luật nuôi con nuôi Việt Nam và vai trò của LuậtNuôi con nuôi trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay

1.2.1 Khái quát quá trình phát triển của pháp luật nuôi con nuôi ở Việt Nam

* Pháp luật nuôi con nuôi thời kỳ phong kiến

Việc nuôi con nuôi đã được quy định từ lâu trong lịch sử lập pháp ở nước ta.

Những quy định về nuôi con nuôi đã được thể hiện trong các văn bản pháp luật thời

kỳ phong kiến mà tiêu biểu nhất là trong Quốc triều hình luật (hay còn gọi là Bộ luậtHồng Đức) và bộ luật Gia long (còn gọi là Hoàng Việt luật lệ) Mặc dù những quy

l6

Trang 21

định về nuôi con nuôi được quy định có phan sơ khai, tan man ở một số điều luậttrong hai bộ luật này nhưng đã thé hiện được ít nhiều tư tưởng của giai cấp cầm quyền

về một hiện tượng tồn tại khách quan trong đời song xã hội lúc bấy giờ, đó là việc cho

- nhận con nuôi.

Trong pháp luật phong kiến, các quy định về nuôi con nuôi còn rất sơ khai, tảnmạn, thiếu tính hệ thống nhưng đã phản anh được mục dich, điều kiện, thủ tục, hệ quả

pháp lý của việc nuôi con nuôi thời kỳ đó.

Pháp luật phong kiến phân biệt khá rõ việc nuôi con nuôi lập tự với việc nuôi

con nuôi thông thường (nghĩa dưỡng) Việc nuôi con nuôi thông thường hay với mục

đích lập tự sẽ quyết định đến các điều kiện, thủ tục và hệ quả pháp lý của việc nuôi

hoặc là trẻ bi bỏ roi’.

Việc nuôi con nuôi lập tự nhằm tìm kiếm một người dé thừa kế tài sản hươnghỏa, có người thờ cúng tổ tiên khi gia đình người nhận nuôi không có con Vì vậy,việc nuôi con nuôi lập tự phải tuân theo các điều kiện chặt chẽ của pháp luật: chỉ đượcnuôi người trong họ mà không được nuôi người khác họ Điều 256 Hồng Đức ThiệnChính thư quy định: “Ai không có con mà muốn lập người kế tự có thé nuôi ngườicon trong họ, chứ không được nuôi con trong họ khác” Điều 76 Bộ luật Gia Long quyđịnh về việc lập đích tử vi pháp: “Xin con khác họ làm con nuôi (đã cải họ) để nốidõi, ay là làm loạn tông tộc, phat 60 trượng Nếu lay con hay người khác ho làm connối dõi cũng là làm loạn tông tộc, nên tội cũng như trên, đứa nhỏ phải trở về bồn tộccủa nó””.

Thủ tục nhận nuôi con nuôi được thé hiện dưới dạng một văn tự Văn tự đó được

xác lập giữa cha mẹ đứng nuôi (dưỡng phụ, dưỡng mẫu) với cha mẹ bản sinh ra đứa

trẻ Văn tự đó phải có thị thực của người có chức sắc tại làng xã người đứng nuôi Têncủa người con nuôi được ghi trong số hộ tịch theo làng hay giáp của người cha nuôi

Trong văn tự phải ghi rõ mục đích của việc nuôi con nuôi là có nuôi con nuôi lập tự hay không.

? Hồng Đức Thiện Chính thư (1959), Đại — học — viện Sai Gòn, Trường Luật -Khoa Đại -Học, Nxb Nam Hà An quan, Sai Gon, tr.51

3 Nguyễn Van Thành — Vũ Trinh — Trân Huu, Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long, Tập I), Nxb Văn hóa — Thông tin, tr.279.

* Xem Doan 270 Hồng Đức Thiện Chính thư, s.đ.d.

17

Trang 22

Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi là làm phát sinh quan hệ cha mẹ và con

giữa người đứng nuôi và người được nhận nuôi Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có tất

cả các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con Đó là các quyên, nghĩa vụ cơ bản như: cha

mẹ nuôi có nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi như con đẻ; con nuôi có nghĩa vụ

phụng dưỡng cha mẹ nuôi như con đẻ, phải giữ tròn đạo hiếu, dé tang cha mẹ nudi °Con nuôi và cha mẹ nuôi được thừa kế tài sản của nhau Điều 380 Bộ luật Hồng Đứcquy định: Nếu cha mẹ nuôi có con đẻ làm đích tử thì phần tài sản của con nuôi đượchưởng bang một nửa của con đẻ; nếu cha mẹ nuôi không có con đẻ ma con nuôi ở

cùng với cha mẹ nuôi từ thuở bé thì người con nuôi được hưởng toàn bộ tài sản của

cha mẹ nuôi; nếu thuở bé không ở cùng thì con nuôi được hai phần, người thừa tựđược một phần”

Trong Bộ luật Gia Long không quy định rõ ràng về cách chia di sản thừa kế.Theo quy định tại các lệ của Điều 76 Luật Gia Long, người con nuôi có quyên thừa kếnhư sau: Nếu là con nuôi lập tự, mà cha mẹ nuôi trước và sau khi nhận nuôi không

sinh được con nào khác, thì người con lập tự được hưởng toàn bộ tài sản Sau khi lập

con nối đõi mà sinh được con thì gia sản vẫn để cho con đã lập tự kia và chia đều.Nếu làm con nuôi thông thường (nghĩa dưỡng), được nuôi từ dưới 3 tuổi có thể đượcchia một phan tai sản với điều kiện không được trở về bồn tông Nếu con nuôi khác

họ muốn trở về nhà mình thì không được đem theo của cải đã thu nhận được”

Quan hệ giữa con nuôi với cha me đẻ: Ca hai bộ luật Hồng Đức và Gia Long đềuquy định: việc nuôi con nuôi không làm chấm dứt hoàn toàn mối quan hệ giữa đứa trẻđược cho làm con nuôi với gia đình cha mẹ đẻ của mình Theo Điều 381 Bộ luật HồngĐức, nếu gia đình cha mẹ đẻ tuyệt tự (không có con nỗi d6i), thì người con đã cho làmcon nuôi được hưởng phan gia sản băng một nửa của người thừa tự Nếu người connuôi không được cha mẹ nuôi chia điền sản cho thì không áp dụng điều luật này Điều

110 Hồng Đức Thiện chính thư cũng cho phép người con nuôi được trở về gia đìnhnhà mình khi “con trai trưởng, con trai thứ nhà người con nuôi déu chết mat cả,không có ai noi dõi cho hai thân sinh ra mình, thì người con nuôi ấy được trình bàytình đó với cha mẹ nuôi, chọn người khác lam con trưởng roi bản thân người con nuồimới được về chịu tang báo hiếu cho cha mẹ sinh ra mình Trường hợp này thì ngườicon nuôi nói trên vẫn lui xuống lam con thứ của cha mẹ nuôi, dé báo đền cái côngnuôi nắng từ trước Nếu không có mạng lịnh của cha mẹ nuôi, mà tự tiện bỏ nhà ấy vềnhà mình, thì sẽ bị khép vào tội bat hiếu” Tương tự, Điều 76 Bộ luật Gia Long quyđịnh: “cha mẹ nuôi kia có con, mà cha đẻ không có con nữa, nay muôn trở về cho phép”Š.

> Xem các đoạn 43, 146, 158, 257 Hồng Đức Thiện Chính thư

° Quốc Triều Hình luật (Luật Hình Triều Lê), Viện Sử học Việt Nam — Nxb Pháp ly; Hà Nội 1991, tr.141

7 Hoàng việt luật lệ, s.đ.d, Tập I, Quyền 6: Hộ luật, tr.280-281

8 Hoàng việt luật lệ, s.đ.d, Tập I, Quyền 6: Hộ luật, tr.278

18

Trang 23

Như vậy, tuy còn ít và tản mạn nhưng pháp luật phong kiến Việt Nam đã cónhững quy định điều chỉnh một số nội dung cơ bản về nuôi con nuôi, tạo tiền đề thựchiện việc nuôi con nuôi trong thực tế và góp phần nhất định bảo vệ quyên lợi của

người con nuôi, đặc biệt là xác lập mối quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi

và đứa trẻ được nhận nuôi.

* Pháp luật nuôi con nuôi thời kỳ Pháp thuộc

Thời kỳ Pháp thuộc, pháp luật nuôi con nuôi được điều chỉnh trong ba bộ luật:

Bộ Dân luật Giản yếu áp dụng ở Nam kỳ, Bộ luật Dân sự Bắc kỳ áp dụng ở Bắc kỳ vàHoàng Việt Trung kỳ hộ luật áp dụng ở các tỉnh miền Trung Tuy nhiên, ảnh hưởngcủa Bộ Dân luật Giản yếu rất hạn chế vì không phù hợp với phong tục tập quán ViệtNam, không phản ánh đúng thực trạng xã hội Việt Nam lúc bấy giờ Bộ luật Dân sựBắc kỳ và Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật về cơ bản không có gì khác nhau Về chế định

nuôi con nuôi, các bộ luật này quy định những nội dung sau:

- Điều kiện nhận nuôi con nuôi bao gồm điều kiện đối với người nhận nuôi vàngười được nhận nuôi Cả ba bộ luật đều quy định về việc nuôi con nuôi thông thườnghay con nuôi lập tự Con nuôi phải là vị thành niên Con nuôi thông thường có thê là

con trai hoặc con gái, nhưng con nuôi lập tự phải là con trai và cùng họ với người

đứng nuôi Các bộ luật này đều quy định tuổi của người nhận nuôi Bộ Dân luật Giảnyếu không cho phép người độc thân được nuôi con nuôi lập tự

- Thủ tục nhận nuôi con nuôi: cả ba bộ luật đều quy định việc nuôi con nuôi phải

được lập thành văn tự trước mặt hộ lại với sự ưng thuận của những người có liên

quan Dân luật Giản yếu đòi hỏi văn tự đó phải được Tòa án phê chuẩn mới có hiệulực Điều 203 Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật quy định khế ước về việc nuôi con nuôi bị

vô hiệu khi chứa đựng những yếu tố giả dối, như làm khế ước nuôi con nuôi nhằmđem bán con Những khế ước có việc bán con, cầm cố con hoặc gán nợ con đều vôhiệu (Điều 208 Dân luật Bắc kỳ)

Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi: Việc nuôi con nuôi có hiệu lực làm phát sinh quan hệ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi như giữa cha mẹ đẻ và con đẻ “Người

đứng nuôi phải trông nom cấp dưỡng cho con nuôi Con nuôi đã thuộc về nhà mìnhthì phải đối đãi như con đẻ” (Điều 193 Dân luật Bắc kỳ, Điều 192 Dân luật Trung kỳ).Con nuôi có nghĩa vụ và phận sự đối với cha mẹ nuôi như con đẻ, nhưng không bắtbuộc phải phụng tự cha mẹ nuôi cùng tô tiên cha mẹ nuôi, trừ con lập tự (Điều 192Dân luật Bắc kỳ, Điều 191 Dân luật Trung kỳ) Con nuôi không được lập tự thì không

có quyền lợi gì về tai sản thừa kế của cha mẹ nuôi Cha mẹ nuôi có thé làm chúc thưcho con nuôi một phần tài sản của mình Nếu không có chúc thư, thì khi phân chia disản, hội đồng gia tộc có thể chia cho con nuôi một phần gia sản nhưng không quá mộtnửa của con chính (Điều 196 Dân luật Bắc kỳ, Điều 195 Dân luật Trung kỳ) Người

19

Trang 24

con nuôi được lập làm thừa tự mà sau đó cha mẹ nuôi sinh được con trai thì người con

nuôi đó không đứng thừa tự nữa nhưng vẫn được chia một phần gia sản của cha mẹnuôi như con đẻ (Điều 199 Dân luật Bắc kỳ, 198 Dân luật Trung kỳ) Đối với cha mẹ

đẻ, người con nuôi vẫn có nghĩa vụ như không đi làm con nuôi, nhưng trước hết phảiphục tùng cha mẹ nuôi (Điều 197 Dân luật Bắc kỳ, Điều 198 Dân luật Trung kỳ) Connuôi van được giữ nguyên quyền thừa kế gia sản của cha mẹ đẻ (Điều 198 Dân luậtBắc kỳ, Điều 197 Dân luật Trung kỳ) Hai bộ luật này cũng quy định về việc chấm dứt

nuôi con nuôi do lỗi của con nuôi hoặc lỗi của cha mẹ nuôi!9,

Những quy định của các bộ luật này về nuôi con nuôi có tính hệ thống, rõ rànghơn và cũng day đủ hơn, đồng thời cũng có sự phù hợp nhất định với đời sống xã hộilúc bay giờ

* Pháp luật nuôi con nuôi từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay

Từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Nhà nước đã ban hành những văn bản pháp luật quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho nhà nước dân chủ Những

van đề về nuôi con nuôi được điều chỉnh trong các văn bản Luật HN&GD, thủ tục,trình tự, thâm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi được điều chỉnh theo pháp luật về

hộ tịch Các văn bản này đã điều chỉnh về điều kiện nuôi con nuôi, thủ tục, thẩmquyền giải quyết việc nuôi con nuôi, hệ quả pháp ly và cham dứt việc nuôi con nuôi.Các quy định về nuôi con nuôi luôn mang tính kế thừa, ngày càng được hoàn thiện,day đủ và toàn điện hơn trong các Luật HN&GD và hướng đến bảo vệ quyên, lợi ích

của trẻ em được nhận nuôi.

Nếu như tại Luật HN&GD năm 1959, van đề nuôi con nuôi chỉ được quy địnhduy nhất tại Điều 24 thì đến Luật HN&GD năm 1986 việc nuôi con nuôi đã được quyđịnh thành một chương riêng với tư cách là một chế định độc lập gồm 6 điều, quyđịnh về mục đích, điều kiện nuôi con nuôi, thủ tục đăng ký, hệ quả pháp lý và chamdứt việc nuôi con nuôi Tuy chưa đầy đủ, cụ thể nhưng những quy định này đã théhiện những nội dung cần điều chỉnh về việc nuôi con nuôi Van dé nuôi con nuôi cóyếu tố nước ngoài được điều chỉnh bằng các văn bản riêng biệt! 1

Luật HN&GD năm 2000 đã quy định khá day đủ và cu thé hơn về việc nuôi connuôi (Điều 68), các điều kiện nuôi con nuôi tại các Điều 68, 69,70, 71 (bao gồm điềukiện đối với người được nhận nuôi, điều kiện đối với người nhận nuôi, ý chỉ của cácbên chủ thể), đăng ký việc nuôi con nuôi (Điều 72, 73) Hệ quả pháp lý của việc nuôicon nuôi, cham dứt việc nuôi con nuôi cũng được quy định cụ thé hơn (từ Điều 74 đến

Điêu 78) Tuy nhiên, các quy định về nuôi con nuôi trong nước chưa có sự liên két với

° Xem Điều 195 Dân luật Bắc kỳ Điều 194 Dân luật Trung kỳ

'© Xem Điều 201 Dân luật Bắc kỳ, Điều 200 Dân luật Trung kỳ

"| Trong giai đoạn này, việc nuôi con nuôi có yêu tố nước ngoài được điều chỉnh bang Pháp lệnh hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài ngày 2/12/1993, Nghị định 184/CP ngày 30/11/1994 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh hôn nhân và gia đình giữa công dân

Việt Nam với người nước ngoài 1993

20

Trang 25

việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoàiđược quy định với một điều luật riêng (Điều 105) trong chương quan hệ hôn nhân vàgia đình có yếu tổ nước ngoài Điều 105 Luật HN&GD năm 2000 đã quy định hai nộidung cơ bản: i) điều kiện của người nước ngoài nhận nuôi con nuôi là trẻ em Việt

Nam hoặc trẻ em nước ngoài thường trú tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt

Nam và pháp luật của nước mà người đó là công dan về điều kiện nuôi con nuôi Đây

là quy định chưa có sự tương thích với Công ước La Hay và các Hiệp định hợp tác vềnuôi con nuôi; ii) quy định về hệ quả pháp ly và pháp luật được áp dụng dé giải quyếtquyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi trong việc nuôi con nuôi có yếu tô

nước ngoài Theo đó, trong trường hợp việc nuôi con nuôi được thực hiện tại Việt

Nam thì pháp luật để giải quyết được áp dụng theo Luật HN&GD năm 2000 Trong

trường hợp việc nuôi con nuôi được thực hiện tại nước ngoài thì áp dụng pháp luật

nước nơi thường trú của con nuôi Đây là quy định rất hợp lý, phù hợp với thực tếthực hiện việc nuôi con nuôi, tương thích với pháp luật các nước và các điều ước quốc

tế đa phương về nuôi con nuôi, đồng thời xác định rõ ràng quy phạm xung đột thốngnhất dé giải quyết các van đề phát sinh Chính vi vậy, đây là điều cần được kế thừa

và quy định rõ trong pháp luật điều chỉnh việc nuôi con nuôi có yêu tổ nước ngoài

hiện hành.

Thâm quyên, thủ tục, trình tự giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tổ nước ngoàiđược điều chỉnh cụ thể trong Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 Quy địnhchỉ tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân vàgia đình có yếu tổ nước ngoài (viết tắt là Nghị định số 68/2002/NĐ-CP) và được sửađổi bổ sung băng Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 sửa đôi bổ sung một

số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP (viết tắt là Nghị định số 69/2006/NĐ-CP).Trên cơ sở hai Nghị định trên, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 08/2006/TT-BTPngày 8/12/2006 hướng dẫn thực hiện một SỐ quy định về nuôi con nuôi có yếu tố nướcngoài (viết tắt làThông tư số 08/2006/TT-BTP) Việc nuôi con nuôi có yếu tố nướcngoài còn được điều chỉnh qua các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý (HDTTTP)

và Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa nước ta với các nước

Các văn bản pháp luật trên thé hiện sự điều chỉnh khá toàn diện, đầy đủ về quan

hệ nuôi con nuôi có yếu tổ nước ngoài Tuy nhiên, van dé con nuôi có yếu tố nướcngoài được điều chỉnh tách rời việc nuôi con nuôi trong nước Nói cách khác, phápluật điều chỉnh việc nuôi con nuôi thé hiện sự tách rời giữa việc nuôi con nuôi trongnước với việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài từ điều kiện nuôi con nuôi, thủ tụcgiải quyết, hệ quả pháp lý Với các quy định đó đã tạo ra sự thiên lệch trong nhậnthức và giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài so với nuôi con nuôi trongnước Cách thức điều chỉnh như vậy chưa tương thích và phù hợp với yêu cầu của

21

Trang 26

Công ước La Hay là ưu tiên việc trẻ em được sông trong gia đình gốc của mình và chỉgiải quyết cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài khi không thể tìm được một gia đình

nhận nuôi trẻ em ở trong nước.

Trong bối cảnh việc nuôi con nuôi có yếu tổ nước ngoài ngày càng diễn ra với sốlượng lớn!2, có diễn biến phức tạp, việc nuôi con nuôi trong nước chưa được chútrọng đúng mức, dẫn đến không đảm bảo được các quyền cơ bản và lợi ích tốt nhấtcủa trẻ em được nhận nuôi Các quy định về nuôi con nuôi còn tản mạn, thiếu các quyphạm thực chất, quy phạm thủ tục, quy phạm xung đột điều chỉnh việc nuôi con nuôitrong nước cũng như nuôi con nuôi có yêu tố nước ngoài Vì vậy, việc xây dựng, banhành Luật Nuôi con nuôi là cần thiết, nhằm tạo cơ sở pháp lý giải quyết các quyền cơbản của trẻ em, đảm bảo tốt nhất lợi ích của trẻ được nhận nuôi cũng như tạo tiền đềcho việc gia nhập Công ước La Hay — công ước quốc tế đa phương về nuôi con nuôi.1.2.2 Vai trò của Luật Nuôi con nuôi trong bối cảnh kinh tẾ - xã hội hiện nay

Luật Nuôi con nuôi được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 có vai trò

quan trọng khi nước ta chuẩn bị các điều kiện cần thiết để gia nhập Công ước La Hay

và thiết lập một khuôn khổ pháp luật thống nhất, toàn diện điều chỉnh các vẫn đề vềnuôi con nuôi Trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, hàng ngàn trẻ em m6

côi không nơi nương tựa, bị khuyết tật, hoặc mắc các bệnh hiểm nghèo, bị nhiễm chất

độc da cam mà nhà nước chưa có đủ điều kiện, năng lực tài chính, nhân lực dé chăm

sóc, nuôi dưỡng, chữa bệnh cho trẻ em, thì việc giải quyết cho các em làm con nuôi là

hình thức chăm sóc có hiệu quả và tốt nhất đối với trẻ Việc giải quyết cho trẻ emtrong những hoàn cảnh đặc biệt được làm con nuôi, kê cả làm con nuôi ở nước ngoài,nhằm đảm bảo các quyền cơ bản và lợi ích tốt nhất cho trẻ em Luật Nuôi con nuôi là

cơ sở pháp lý đảm bảo giải quyết việc cho — nhận con nuôi có hiệu quả, đảm bảo đượclợi ích của trẻ đồng thời ngăn chặn những hành vi xâm phạm đến trẻ như bắt cóc, muabán, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục trẻ em hoặc nhằm mục đích trục lợi

khác trong việc nuôi con nuôi

Trong bối cảnh đó, Luật Nuôi con nuôi đã thể hiện vai trò qua những khía

cạnh sau:

- Thiết lập khung pháp lý thông nhất điều chỉnh việc nuôi con nuôi, từ nuôi connuôi trong nước đến nuôi con nuôi có yêu t6 nước ngoài, tạo thành một chỉnh thé phápluật đồng bộ điều chỉnh việc nuôi con nuôi

- Xác lập những nguyên tắc cơ bản giải quyết việc nuôi con nuôi phù hợp với

yêu câu của Công ước La Hay, trên cơ sở đó thiệt lập cơ chê giải quyết việc nuôi con

'2 Theo báo cáo của các Sở Tư pháp , từ năm 2003 đến tháng 6/2008, số lượng trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi ở nước ngoài là 5.876 em (trong đó chưa bao gồm những trẻ em được xin làm con nuôi theo diện ngoại lệ đối với những nước chưa ký Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi với Việt Nam, kế cả trẻ em có quan hệ họ hàng thân thích với người nhận nuôi), Tài liệu cho phiên họp thứ nhất ban soạn thảo dy án Luật Nuôi con nuôi (ngày 14/01/2009) do Bộ Tư Pháp — Cục Con nuôi tổ chức, tr.53-54

22

Trang 27

nuôi trong sự liên kết chặt chẽ giữa nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi có yếu

tố nước ngoài, nhằm đảm bảo các quyền co bản và lợi ích tốt nhất của trẻ em

làm con nuôi.

- Xác lập khung pháp lý quan trọng trong hợp tác quốc tế về nuôi con nuôi giữacác nước, nhăm tạo ra cơ chế bảo vệ tốt nhất, hiệu quả nhất đối với trẻ em được cholàm con nuôi ở nước ngoai trong xu thế hội nhập hiện nay

- Pháp điển hóa pháp luật về nuôi con nuôi, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ,

hệ thống, dễ tiếp cận, thuận lợi trong việc áp dụng và tăng hiệu quả của pháp luật điều

chỉnh việc nuôi con nuôi.

- Thiết lập cơ sở pháp lý nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về nuôi connuôi, có sự phân cấp, phân quyên rõ ràng giữa các cơ quan trong quản ly nhà nước vềnuôi con nuôi Trên cơ sở đó thực hiện thống nhất công tác quản lý nhà nước về nuôicon nuôi, cả nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, với sựtập trung vào một đầu mối là cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi theo tinh than của

Công ước La Hay, đó là Cục Con nuôi — Bộ Tư pháp.

- Thé hiện sự tôn trọng, thực hiện các cam kết quốc tế của Nhà nước ta khi gianhập Công ước quyền trẻ em và phù hợp với tinh thần của Công ước La Hay về việcbảo đảm thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em và lợi ích tốt nhất của trẻ em

1.3 Các văn bản pháp luật quốc tế và mối liên hệ với pháp luật nuôi con

nuôi Việt Nam

Việc nuôi con nuôi không chỉ giới hạn trong phạm vi mỗi quốc gia Đặc biệt đốivới những nước chịu ảnh hưởng của chiến tranh, của nội chiến, thiên tai làm chonhiều trẻ em bị mất cha mẹ, mat nhà cửa, không còn người thân thích chăm sóc, nuôidưỡng thì việc tìm cho trẻ em một mái âm gia đình là cách thức thiết thực và hiệu quảnhất đảm bảo quyền sống còn và được chăm sóc trong gia đình của trẻ em Trongnhững trường hợp trẻ em không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước thì việcthu xếp cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài là biện pháp được xem xét và ưu tiêngiải quyết hơn là dé trẻ em sống tập trung ở các cơ sở nuôi dưỡng trong nước Vì vậy,van dé nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ngày càng trở nên có ý nghĩa thiết thực,đòi hỏi phải có sự điều chỉnh chung thể hiện sự thống nhất về nguyên tắc giải quyếtVIỆC nuôi con nuôi giữa các nước, nhằm đảm bảo lợi ích của trẻ em, ngăn chặn hành

vi lợi dụng việc nuôi con nuôi dé buôn bán trẻ em hoặc trục lợi tài chính từ việc nuôi

con nudi.

Các van ban pháp luật quốc tế có ý nghĩa quan trọng và là co sở pháp ly dé cácnước thiết lập quan hệ hợp tác và bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế.Việt Nam đã trở thành thành viên của hai văn bản pháp lý quốc tế quan trọng nhất liênquan đến việc nuôi con nuôi, đó là Công ước quốc tế về quyền trẻ em và Công ước La

23

Trang 28

Hay Những tư tưởng chỉ đạo việc nuôi con nuôi giữa các nước được thê hiện trongTuyên bố của Liên hợp quốc về các nguyên tắc xã hội và pháp lý liên quan đến bảo vệ

và phúc lợi trẻ em, đặc biệt là việc thu xếp nuôi con nuôi ở trong và ngoài nước, đượcĐại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 3/12/1986 (gọi tắt là Tuyên bố 1986).Mặc dù Tuyên bố 1986 không có tính bắt buộc nhưng nó đã thể hiện những quanđiểm có tính thống nhất cao về việc cho nhận con nuôi giữa các nước và đã được tiếp

thu trong Công ước La Hay Vì vậy, chúng tôi phân tích ba văn bản quan trọng này và

mỗi liên hệ với pháp luật nuôi con nuôi của Việt Nam

1.3.1 Tuyên bố 1986

Tuyên bố 1986 đã xác định rõ lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là sự quan tâmtrước tiên trong mọi trường hợp liên quan đến cho và nhận con nuôi, đặc biệt là tìnhthương yêu, quyền được an toàn và tiếp tục được chăm sóc đối với trẻ (Điều 5) Mụcđích cua việc nhận nuôi con nuôi là đem lại cho đứa trẻ, không thé được bố mẹ chămsóc, có được một gia đình thường xuyên (Điều 13) Quy định này đã xóa bỏ tư tưởngnuôi con nuôi là tìm một đứa trẻ cho gia đình, vì lợi ích của gia đình Cần có chính

sách và luật lệ cần thiết để nghiêm cấm việc bắt cóc trẻ em hay bất kỳ một một hành

vi bất hợp pháp nào khác vì mục đích cho con nuôi (Điều 19) Tuyên bố 1986 đã nêulên những đảm bảo pháp lý cần thực hiện trong việc nuôi con nuôi ở một nước khác,VỚI SỰ chấp thuận của nhà chức trách có thâm quyền về việc trẻ em sẽ được xuất cảnh,được bố mẹ nuôi nhận và được mang quốc tịch của bố mẹ nuôi (Điều 22)!3

1.3.2 Công ước quốc tế về quyền trẻ em (CRO)

Công ước quốc tế về quyền trẻ em là công ước xác lập, điều chỉnh một cách “cơbản và toàn diện nhất” về quyền trẻ em Trong Công ước, quyên trẻ em được tiếp cậntrên cơ sở trẻ em là “chủ thé của các quyền và của quá trình phát triển chứ không phải

là đối tượng được hưởng sự quan tâm, thương hại hay long từ thiện thuần tay".Đồng thời trẻ em là nhóm xã hội dé bị tổn thương, có nhu cầu đặc biệt, có quyền được

hưởng sự chăm sóc, bảo vệ đặc biệt.

Trong trường hợp trẻ em tam thời hoặc vĩnh viễn bị tước mat môi trường giađình thì phải đảm bảo cho trẻ em được hưởng sự chăm sóc thay thế, trong đó có việcnhận nuôi con nuôi Điều 21 CRC đã xác định chế độ nuôi con nuôi phải đảm bảo vìlợi ích tốt nhất của trẻ em, tuân thủ đúng pháp luật và được nhà chức trách có thâmquyền cho phép Công ước thừa nhận rằng việc nhận trẻ em ở nước khác làm con nuôi

là một biện pháp thay thé dé chăm sóc trẻ em, nếu trẻ em không thé được một gia đình

nhận làm con nuôi hoặc được chăm sóc thích hợp tại nước gôc Công ước đòi hỏi việc

!3 Việt Nam và các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em, Nxb Chính trị Quốc gia, Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, Hà Nội -1997,

tr.199-201.

Ị4 Nguyễn Đăng Dung — Vũ Công Giao — La Khánh Tùng (Đồng chủ biên) — Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật, Giáo trình lý luận và pháp

luật vê quyên con người, Nxb Chính trị quôc gia, tr 331.

24

Trang 29

trẻ em làm con nuôi ở nước khác cũng được hưởng sự bảo vệ va điều kiện tươngđương với những quy định hiện hành đối với chế độ nuôi con nuôi trong nước Việcnuôi con nuôi không dẫn đến sự trục lợi không chính đáng về tài chính của nhữngngười có liên quan (Điều 21).

Như vậy, Công ước đã xác định những yêu cầu cơ bản, là cơ sở pháp lý mà cácquốc gia thành viên phải tuân thủ trong lĩnh vực nuôi con nuôi Khi Việt Nam là thành

viên của CRC, những quy định này phải được “nội luật hóa” trong pháp luật Việt

Nam về nuôi con nuôi

1.3.3 Công ước La Hay

Công ước La Hay được đại diện của 64 nước, trong đó có Việt Nam, tham gia

khóa họp thứ 17 Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế thông qua ngày 29/5/1993.Công ước “đã pháp điển hóa một bước thực tiễn quốc tế, thống nhất cao những khácbiệt trong pháp luật của các nước về nuôi con nuôi, dung hòa tối đa lợi ích của cácnước trong việc cho và nhận con nuôi quốc tế”!5 Tính đến tháng 3/2017, Công ước

La Hay đã có 98 nước thành viên'9.

Công ước La Hay là một trong những điều ước quốc tế đa phương quan trọngtrong lĩnh vực tư pháp quốc tế Công ước La Hay đã thiết lập hệ thống các quy địnhkhung mang tính chất nên tảng trong việc cho — nhận con nuôi quốc tế Công ước LaHay gồm 7 chương với 48 điều, quy định về những nội dung cơ bản là: phạm vi ápdụng, những nguyên tắc cơ bản; Yêu cầu đối với việc nuôi con nuôi quốc tế; cơ quantrung ương và các tô chức được chỉ định; những yêu cầu về thủ tục đối với việc nuôicon nuôi quốc tế; công nhận và hệ quả của việc nuôi con nuôi Công ước La Haynhằm mục đích thiết lập những bảo đảm dé việc nuôi con nuôi quốc tế được thực hiện

vì lợi ích tốt nhất của trẻ em và tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em; thiết lập một

hệ thống hợp tác giữa các nước ký kết nhằm ngăn chặn việc bắt cóc, bán hoặc buônbán trẻ em (Điều 1 Công ước La Hay) Công ước La Hay chỉ áp dụng đối với việcnuôi con nuôi tạo ra mỗi quan hệ cha mẹ và con lâu dài, trong đó cha mẹ nuôi và connuôi thường trú ở hai nước ký kết khác nhau Công ước La Hay quy định nguyên tắc

cơ bản: “ưu tiên tiến hành các biện pháp thích hợp để trẻ em có thể được chăm sóctrong gia đình gốc của mình”, tuy nhiên việc nuôi con nuôi nước ngoài “có thé có lợithé là đem lại một gia đình lâu dài cho trẻ em không tìm được một gia đình thích hợptại nước gốc của mình”, Việc gia nhập Công ước La Hay tao ra những cơ hội cho trẻ

em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình nhận nuôitrong nước, tạo ra cơ chế pháp lý bảo vệ trẻ em trong suốt quá trình giải quyết cho —

'S Bộ Tư pháp — Cục Con nuôi quốc tế, Tìm hiểu Công ước La Hay về nuôi con nuôi (Số tay nghiệp vụ) — Nxb Tư pháp, Hà Nội — 2007, tr 7 I6 https://www.hcch.net/en/instruments/conventions/status-table/?cid=69 (truy cập ngày 24/8/2017)

1 Lời nói đầu Công ước La Hay

25

Trang 30

nhận con nuôi cũng như đảm bảo quyền, lợi ích tốt nhất cho trẻ em Việt Nam khi sống

ở nước ngoài cùng cha mẹ nuôi.

Luật Nuôi con nuôi được xây dựng trên cơ sở tương thích, tiệm cận với Công

ước La Hay nên đã đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn nuôi con nuôi trong thời kỳhội nhập, đồng thời chuẩn bị những tiền đề pháp lý cho việc ký kết, phê chuẩn Công

ước La Hay.

Công ước La Hay có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 01/02/2012, và “được áp

dụng trực tiếp nhằm điều chỉnh việc cho nhận con nuôi quốc tế tại Việt Nam, khôngqua giai đoạn chuyền tiếp”18,

Việc ký kết, phê chuẩn Công ước La Hay đã làm thay đổi căn bản pháp luật vềnuôi con nuôi của Việt Nam, tạo khuôn khổ pháp lý thống nhất, đồng bộ, có sự liênkết chặt chẽ điều chỉnh các van dé về nuôi con nuôi trong nước va nuôi con nuôi cóyếu tố nước ngoài, nhăm bảo vệ lợi ích tốt nhất của trẻ em được nhận nuôi

Công ước La Hay có hiệu lực thi hành tại Việt Nam đòi hỏi phải hoàn thiện hệ

thống chính sách, pháp luật về nuôi con nuôi Nhiều quy định có tính nguyên tắc củaCông ước La Hay; yêu cầu đảm bảo sự liên thông, gắn kết chặt chẽ giữa việc nuôi connuôi trong nước và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; đòi hỏi sự tách bạch giữa hỗtrợ nhân đạo với việc cho nhận con nuôi giữa các nước; sự hợp tác, trao đôi thông tingiữa các nước trong quá trình giải quyết việc nuôi con nuôi đã được thể hiện vớimức độ nhất định trong Luật Nuôi con nuôi và các văn bản có liên quan Bên cạnh đó,còn nhiều vấn đề Luật Nuôi con nuôi chưa quy định đầy đủ, thiếu cụ thể, thiếu cácquy phạm thực chất cũng như các quy phạm xung đột cho phép lựa chọn pháp luậtđiều chỉnh các nội dung quan trọng về nuôi con nuôi đòi hỏi phải sửa đồi, bổ sung,hoàn thiện Luật Nuôi con nuôi cũng như các văn bản pháp luật có liên quan, nhằmthực thi tốt hơn Công ước La Hay

1.4 Các nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi và ý nghĩa

1.4.1 Các nguyên tắc giải quyết VIỆC HHÔI con HHÔI

Lần đầu tiên, Luật Nuôi con nuôi đã quy định rõ ràng về nguyên tắc giải quyếtviệc nuôi con nuôi tại Điều 4 Các nguyên tắc này là sự cụ thể hóa các yêu cầu cơ bảncủa Công ước La Hay, có giá trị bắt buộc, ràng buộc chung đối với tất cả các quốc gia

thành viên.

Các nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi là những quy phạm pháp luật thé

hién y chi, quan điểm của nha nước trong việc điều chỉnh, chỉ đạo mọi hoạt động của

các cá nhân, cơ quan, tô chức trong lĩnh vực nuôi con nuôi, chi phôi các quy phạm

' Bộ Tư pháp, Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Công ước La Hay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế ở

Việt Nam giai đoạn 2012 -2016, Tài lệu Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Công ước La Hay sô 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quôc tê, do Bộ Tư pháp va Unicef Việt Nam tô chức, Hà Nội, tháng 11/2016, tr.1

26

Trang 31

pháp luật điều chỉnh việc nuôi con nuôi nhằm đảm bảo thực hiện các quyền cơ bản vàlợi ích tốt nhất của trẻ em được nhận làm con nuôi.

Các nguyên tắc nuôi con nuôi chi phối đến toàn bộ quá trình giải quyết việc nuôicon nuôi, từ việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi đến việc thực hiện và chấm dứt việcnuôi con nuôi (nếu có), từ việc nuôi con nuôi trong nước đến việc nuôi con nuôi cóyếu tổ nước ngoài Các nguyên tắc nuôi con nuôi là cơ sở dé thống nhất, quán triệttoàn bộ các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc nuôi con nuôi

Trên cơ sở quy định tại Điều 21 Công ước quốc tế về quyền trẻ em (CRC) vàĐiều 1, 2, 4, 5 Công ước La Hay, Điều 4 Luật Nuôi con nuôi đã quy định các nguyêntac giải quyết việc nuôi con nuôi, bao gồm các nguyên tắc sau:

1.4.1.1 Tôn trọng quyên của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốckhi giải quyết việc nuôi con nuôi

Trẻ em sinh ra và lớn lên trong gia đình Gia đình là môi trường tự nhiên đồngthời là môi trường xã hội đầu tiên của đứa trẻ Công ước La Hay đã khăng định rõ:

“Công nhận rằng để phát triển hài hòa và toàn diện nhân cách của mình, trẻ em canphải được lớn lên trong môi trường gia đình, trong bau không khí hạnh phúc, yêuthương và thông cảm” và do đó, “mỗi nước can phải ưu tiên tiễn hành các biện phápthích hợp để trẻ em có thé được chăm sóc trong gia đình gốc của minh” Trẻ emtrước hết phải được sống trong gia đình, được cha mẹ đẻ chăm sóc Chỉ khi trẻ em

không thể được cha mẹ đẻ chăm sóc, nuôi dưỡng do cha mẹ đã chết, không có năng

lực hành vi dân sự, bị phạt tù, bị ốm đau, không có tài sản, không có khả năng laođộng thì trẻ em cần được chăm sóc trong gia đình thay thế Gia đình thay thế chămsóc trẻ trước hết phải là gia đình của những người thân thích ruột thịt của trẻ Chỉ khinhững người trong gia đình huyết thông của trẻ không thé hoặc không nhận nuôi trẻthì lúc đó trẻ em mới được xem xét giải quyết cho làm con nuôi ngoài gia đình huyếtthống Việc đảm bảo cho trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc hạn chế tối

đa những thay đôi bất lợi đối với trẻ em khi không thé được cha mẹ đẻ chăm sóc, nuôidưỡng Điều đó còn góp phan củng cố, gắn kết những mối liên hệ huyết thống, ruộtthịt đối với trẻ, dé trẻ không cảm thấy cô đơn, xa lạ trong môi trường sống mới va do

đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhân cách của trẻ Mặt khác, việc tạo điềukiện cho trẻ em được chăm sóc trong gia đình gốc thê hiện sự “t6n trong quyên củatrẻ em được giữ gìn bản sắc của mình, ké cả quốc tịch, họ tên và các quan hệ giađình ”20 Với quy định trên, khái niệm ban sắc của trẻ em được hiểu thông qua quốctịch, họ tên, quan hệ gia đình rộng hon với những gi thuộc về phong tục tập quan

của một dân tộc Chúng tôi hoàn toàn tán thành ý kiên cho rang, “bản sac của trẻ em

'? Xem Lời nói đầu Công ước La Hay ;

2° Xem Điều 8 Công ước của Liên Hợp quốc về quyên trẻ em

27

Trang 32

là tông hợp của những yếu tố thuộc về bản sắc dân tộc và những đặc thù của gia đình

(truyền thống, vị thé, hoàn cảnh ) cũng như của cá nhân (thê hình, tính cách, họ tên,

năng lực ) của trẻ em2! Vì vậy, khi giải quyết cho trẻ em làm con nuôi cần phải chú

ý đến những yếu tố này của trẻ em

Đề thực hiện nguyên tắc này, Luật Nuôi con nuôi đã quy định thứ tự ưu tiên lựachọn gia đinh thay thế khi trẻ em cần được chăm sóc thay thế Theo đó, trẻ em trướctiên được ưu tiên cho cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bácruột nhận cháu ruột làm con nuôi (khoản 1 điểm a Điều 5 Luật Nuôi con nuôi) Chikhi những người này không nhận trẻ em làm con nuôi hoặc không có điều kiện chămsóc, nuôi đưỡng trẻ thì mới giải quyết cho trẻ em làm con nuôi người khác ngoài giađình huyết thống

Có thé nói đây là nguyên tắc cơ bản, nền tảng chi phối đến các nguyên tắc kháctrong giải quyết việc nuôi con nuôi

1.4.1.2 Nguyên tắc thứ hai: Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp

pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình

đăng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội

Việc nuôi con nuôi phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong quan

hệ nuôi con nuôi, nhưng trước tiên là của người được nhận làm con nuôi Việc nuôi

con nuôi xác lập trên cơ sở sự tự nguyện, bình đăng của các bên chủ thê Điều đó cónghĩa là việc thể hiện ý chí cho trẻ làm con nuôi của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộcủa trẻ xuất phát từ ý chí của chính bản thân họ, mà không bị tác động, dụ dỗ, hứa hẹn

bởi bất cứ lợi ích vật chất nào, không bị lừa dối, cưỡng ép Việc cho nhận con nuôi

không gan lién va kém theo bat ctr muc dich vu loi nao

Dé dam bảo bình dang giới, Luật quy định việc nuôi con nuôi “không phân biệtnam nữ” trong việc cho — nhận con nuôi Điều đó thé hiện ở cả hai khía cạnh: việcnhận nuôi trẻ em không xuất phát từ tư tưởng trọng nam khinh nữ, hoặc lựa chọn giớitính của trẻ em; việc cho trẻ làm con nuôi không nhằm mục đích để sinh con trai cóngười nối dõi

Trong thời gian qua, phát sinh những trường hợp cha mẹ đẻ cho con làm con

nuôi của thương binh, người có công với cách mạng dé được hưởng các chế độchính sách ưu tiên của nhà nước đối với các đối tượng này, nhưng con nuôi vẫn sốngcùng cha mẹ đẻ, quan hệ cha mẹ và con không được thiết lập giữa người nhận nuôi vàngười được nhận nuôi trên thực tế mà chỉ tồn tại về mặt pháp lý Các bên cũng khôngthực hiện bat cứ quyên và nghĩa vụ nào của cha mẹ và con đối với nhau Đây là nhữngtrường hợp lợi dụng chính sách của nhà nước để trục lợi mà không nhằm mục đích

21 Giáo trình lý luận và pháp luật về quyển con người, s.d.d, tr.346

28

Trang 33

xác lập quan hệ cha mẹ va con giữa hai bên Vi vậy, những hành vi này đã được quy

định rõ tại Điều 13 Luật Nuôi con nuôi là hành vi bị cắm Khi vi phạm những hành vi

bị cắm, việc nuôi con nuôi sẽ không có giá trị pháp lý, giữa hai bên không tôn tại cácquyên và nghĩa vụ của cha mẹ và con

Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp do toan tính về lợi ích hoặc mục đíchtrục lợi khác, các bên đã lợi dụng việc nhận nuôi con nuôi dé biến những quan hệhuyết thống gần gũi thành quan hệ nuôi con nuôi như ông bà nội, ông bà ngoại nhận

cháu ruột trực hệ hoặc anh, chị đã thành niên nhận em ruột làm con nuôi Việc nhận nuôi con nuôi này đã làm đảo lộn thứ bậc trong gia đình, trái với đạo đức, với trật tự

gia đình, thuần phong mỹ tục nên không được chấp nhận Điều này được ghi nhậnthành nguyên tắc và những hành vi bị cắm trong Luật Nuôi con nuôi là cơ sở pháp lý

để xử lý các hành vi tương tự xảy ra trong thực tế, đồng thời thể hiện sự tiếp tục kếthừa những quy định hợp lý trước đây trong pháp luật nuôi con nuôi.”

1.4.1.3 Nguyên tắc thứ ba: Chi cho trẻ em làm con nuôi người ở nước ngoài khikhông thé tìm được gia đình thay thé ở trong nước

Nguyên tắc này được xác lập trên cơ sở quy định của Công ước La Hay Côngước La Hay công nhận rang: “Van dé con nuôi quốc tế có thể có lợi thé là đem lại mộtgia đình lâu dài cho trẻ em không tìm được một gia đình thích hợp tại Nước gốc củamình” Việc cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài sẽ mang lại một gia đình cho trẻkhi trẻ không có người nhận nuôi trong nước Điều đó giúp cho trẻ em được chăm

sóc, yêu thương, nuôi dưỡng một cách riêng biệt, đặc thù trong gia đình, phù hợp với

những đặc điểm về thể chất, tâm lý của trẻ, trẻ không phải sống tập trung trong các cơ

sở bảo trợ xã hội Môi trường gia đình có điều kiện chăm sóc trẻ một cách cá thé,riêng biệt, khác với việc sông có tính chất tập trung trong các cơ sở bảo trợ xã hội.Trong môi trường gia đình, trẻ được chữa bệnh, phục hồi chức năng kịp thời, đồng

thời được thé hiện, phát huy năng khiếu, năng lực, tư chất của bản thân Vì vậy việc

tìm cho trẻ em một gia đình ở nước ngoài là giải pháp tốt nhất đối với trẻ, khi trẻkhông thể có được gia đình nhận nuôi trong nước Tuy nhiên, Công ước La Hay cũngquy định rõ: trẻ chỉ được giải quyết làm con nuôi ở nước ngoài khi Nước gốc đã “xácnhận việc nuôi con nuôi quốc tế là vì lợi ích tốt nhất của trẻ em sau khi đã xem xét kỹlưỡng các khả năng chăm sóc các em tại Nước gốc”?1

Nguyên tắc này lần đầu tiên được quy định một cách rõ ràng đã làm thay đôi hanquan niệm, cách thức giải quyết việc nuôi con nuôi so với trước khi Luật Nuôi con

nuôi được ban hành Trước khi Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực, việc giải quyét cho trẻ

2 Tinh thần của nguyên tắc này đã được ghi nhận trong Thông tư số 08/ 2006/TT-BTP của Bộ Tư pháp ngày 8 tháng 12 năm 2006 hướng dẫn

thực hiện một số quy định về nuôi con nôi có yếu tố nước ngoài (sau đây gọi tắt là Thông tư số 08/2006/TT-BTP), đã quy định rõ: Trường hợp người có quan hệ họ hang là ông , bà xin nhận cháu hoặc anh, chị em xin nhận nhau làm con nuôi thì không giải quyết.

2 Xem Lời nói đầu Công ước La Hay

2 Xem Điều 4 Công ước La Hay

29

Trang 34

em Việt Nam làm con nuôi người ở nước ngoài không phải qua bat cứ thủ tục nào tìmgia đình thay thế trong nước, mà trẻ em có thể được giải quyết ngay cho làm con nuôi

ở nước ngoai nếu đủ điều kiện Theo pháp luật hiện hành, đây là một thủ tục bắt buộc,

trừ trường hợp trẻ được xin đích danh Luật nuôi con nuôi đã quy định một cách chặt

chẽ thủ tục tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em (Điều 15), quy định thứ tự ưutiên lựa chọn gia đình thay thế, trong đó việc cho trẻ em làm con nuôi người nướcngoài thường trú ở nước ngoài là biện pháp được lựa chọn cudi cùng, khi các lựa chontrên không thực hiện được (Điều 5) Chỉ khi thực hiện tất cả các biện pháp mà khôngthể tìm được gia đình thay thế trong nước cho trẻ trong thời hạn luật định thì trẻ mớiđược giới thiệu làm con nuôi ở nước ngoài Một điều cần lưu ý là trước và trong quátrình giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài, nếu có người trong nước nhận trẻ emlàm con nuôi thì vẫn được xem xét giải quyết Nếu việc nhận con nuôi đã hoàn thànhthì cham dứt việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài” Đây là quy định nhằmđảm bảo tối đa quyền của trẻ em được nuôi dưỡng ở trong nước, và việc giải quyếtcho trẻ làm con nuôi ở nước ngoài chỉ là biện pháp, lựa chọn cuối cùng

Các nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi có mối liên hệ chặt chẽ, tác động,ràng buộc lẫn nhau, tạo thành những tư tưởng cốt lõi, cơ bản chỉ đạo toàn bộ quá trìnhgiải quyết, thực hiện việc nuôi con nuôi trong nước cũng như nuôi con nuôi có yếu tốnước ngoài, đồng thời là nền tảng pháp lý để xây dựng, sửa đổi, bố sung pháp luật

nuÔi con nuôi.

1.4.2 Ý nghĩa của các nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi

Các nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi đã xác lập một khung pháp lý cơbản, tạo nên khuôn khô pháp lý vững chắc, minh bạch trong giải quyết việc nuôi connuôi, đảm bảo tốt nhất quyên, lợi ích của trẻ em, đồng thời tương thích với pháp luậtcủa cộng đồng quốc tế về nuôi con nuôi trong xu thé hội nhập hiện nay

- Các nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi đã làm thay đổi quan niệm, cáchthức giải quyết việc nuôi con nuôi so với trước khi Luật Nuôi con nuôi được banhành Việc nuôi con nuôi trong nước được quan tâm, chú trọng giải quyết, nham đảmbảo quyền được sống trong môi trường gia đình gốc của trẻ em, trẻ được sống trênquê hương đất nước ruột thịt của mình - nơi gắn bó, quen thuộc với trẻ về ngôn ngữ,văn hóa, phù hợp với đặc điểm, thói quen, tâm lý của trẻ, do đó giúp trẻ giữ được bảnsắc của mình va dé dàng thích nghi hơn trong gia đình cha mẹ nuôi Với cách thứcgiải quyết này, số lượng trẻ em được nhận nuôi con nuôi trong nước tăng lên khánhiều, khác hắn so với trước khi Luật Nuôi con nuôi được ban hành Trong thời gianthực hiện Luật nuôi con nuôi, từ năm 2011 đến hết năm 2015, theo báo cáo của các

địa phương, trong cả nước có 12.768 trẻ em được nhận làm con nuôi trong nước

25 Xem đoạn 2 khoản 1 Điều 36 Luật Nuôi con nuôi

30

Trang 35

(chiếm gần 88%), và 1771 trẻ em được nhận làm con nuôi ở nước ngoài (chiếm hon

12 %)*° Việc nuôi con nuôi trong nước được nhìn nhận một cách đầy đủ, đúng đắntheo chiều hướng tích cực, góp phan hạn chế, xóa bỏ những biểu hiện tiêu cực trongviệc không cho trẻ em làm con nuôi trong nước nhằm giữ trẻ lại cho làm con nuôingười nước ngoài thuộc các tổ chức con nuôi nước ngoài có dự án hỗ trợ nhân đạocho các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em như trước đây.”

- Luật Nuôi con nuôi cũng đã xác định rõ ràng việc giải quyết cho trẻ em làmcon nuôi ở nước ngoài Việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoải được xem xét mộtcách chặt chẽ, phù hợp với các quy định chung của pháp luật quốc tế Việc giải quyếtcho trẻ em làm con nuôi nước ngoài được tiếp cận trên cơ sở Công ước La Hay 1993:đảm bảo cho trẻ em cơ hội được sống trong gia đình gốc nhưng không loại bỏ khảnăng trẻ được nuôi dưỡng trong một gia đình ở nước ngoài khi trẻ không thể đượcnuôi dưỡng trong một gia đình ở nước gốc Cách giải quyết đó nhăm đem lại một môitrường gia đình tốt nhất cho trẻ em

- Các nguyên tắc này thiết lâp cơ chế giải quyết việc nuôi con nuôi một cáchthống nhất, có sự liên kết chặt chẽ giữa việc nuôi con nuôi trong nước với nuôi connuôi có yêu tố nước ngoài, trên cơ sở đảm bảo quyền của trẻ em được sống trong giađình gốc và chỉ giải quyết cho trẻ làm con nuôi ở nước ngoài khi không thể tìm đượcmột gia đình nuôi dưỡng trẻ trong nước Cơ chế giải quyết này tương thích và phùhợp với tiêu chuẩn của Công ước La Hay và tương ứng với pháp luật của các nước

thành viên Công ước La Hay.

- Các nguyên tắc này đòi hởi phải thiết lập cơ chế hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữacác cơ quan, tổ chức có chức năng, thâm quyên giải quyết việc nuôi con nuôi trongnước, cũng như sự hợp tác giữa cơ quan có thâm quyên của Việt Nam với cơ quan cóthâm quyền của các nước liên quan trong giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nướcngoài, nhăm đảm bảo quyên, lợi ích tốt nhất của trẻ em được nhận nuôi, ngăn chặn,phát hiện, xử lý kip thời những hành vi trục lợi hoặc mua ban, chiếm đoạt, bóc lột trẻ

em dưới danh nghĩa nuôi con nuôi.

- Với các nguyên tắc chỉ đạo này, pháp luật nuôi con nuôi được xây dựng một

cách hệ thống, có tính toàn diện, đồng bộ, tổng thể, có tính pháp điển cao, tránh được

sự tản mạn, manh mún trước đây Do đó, đảm bảo việc tiếp cận, thực hiện, áp dụng

pháp luật nuôi con nuôi dễ dàng hơn, chính xác và hiệu quả hơn

? Bộ Tư pháp - Báo cáo Đánh giá tình hình thi hành Luật nuôi con nuôi và Nghị định số 19/20110NĐ-CP quy định chỉ tiết thi hành một sé điều

của Luật nuôi con nuôi giai đoạn 2011-2015

21 Cơ chế giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài được thực hiện theo Nghị định số 68/2002/NĐ-CP và Nghị định số

69/2006/NĐ-CP Theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Nghị định 68/ND-CP, một trong những điều kiện để Tổ chức con nuôi nước ngoài được lập Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam là “có chương trình, kế hoạch hoặc dự án hoạt động nhân đạo, từ thiện nhằm hỗ trợ việc xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi” Với quy định này, nhiều cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đã giữ lại trẻ em dé giao cho người nước ngoài của các TỔ chức con nuôi nước ngoài có chương trình, dự án hoạt động nhân đạo, từ thiện làm con nuôi, mặc dù có người trong nước xin nhận trẻ em làm

con nuôi.

31

Trang 36

2 THỰC TIEN THI HANH LUẬT NUÔI CON NUÔI VÀ NHỮNG VAN

ĐÈ VƯỚNG MÁC, BAT CAP

2.1 Tình hình nhận nuôi con nuôi khi Luật nuôi con nuôi có hiệu lực

2.1.1 Việc nuôi con nudi trong nước

* SỐ liệu nuôi con nuôi trong nước

Theo thống kê chưa đầy đủ, trong giai đoạn từ 2011 — 2016, trong phạm vi toànquốc đã giải quyết được 15.473 trẻ em được nhận làm con nuôi trong nước” Số liệuphân bố cụ thé qua các năm được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ số 1Ket quả dang ký việc nuôi con nuôi trong nước giai

quyết cho trẻ em làm con nuôi trong nước đã được quan tâm, chú ý hơn, thực hiện

đúng nguyên tắc đảm bảo quyền được sống trong môi trường gia đình gốc của trẻ em,

và ưu tiên giải quyết việc nuôi con nuôi trong nước

- Vé nguồn gốc của trẻ em được nhận nuôi: khoảng 79% trẻ em được nhận làmcon nuôi trong nước sống trong gia đình, khoảng 4% trẻ sống ở cơ sở trợ giúp xã hội,khoảng 17% trẻ em từ các nơi khác (trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em ở các cơ sở y tế.)

Trẻ em được nhận nuôi trong nước phan lớn sống từ gia đình vì đa số các trường

hợp con nuôi trong nước đêu được cô, cậu, dì, chú, bác ruột hoặc người thân thích

? Số liệu do Sở Tư pháp các tỉnh/thành phó trực thuộc Trung ương báo cáo, Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Tư pháp tổng hợp thành số liệu tổng,

Cục Con nuôi, Bộ Tư pháp tông hợp và tính tỷ lệ % các chỉ tiêu vê nơi cư trú, giới tính, độ tuôi, tinh trạng sức khỏe

32

Trang 37

hoặc người nhận con nuôi liên hệ trực tiếp với g1a đình dé nhận trẻ em làm con nuôi.Diện trẻ em từ cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi trong nước tất ít Điều này

do tâm lý của người nhận nuôi có sự lựa chọn trẻ em được nhận nuôi; mặt khác, cơ sở

nuôi dưỡng cũng chưa thật sự chú ý việc tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ emsong ở các cơ sở nuôi đưỡng làm con nuôi trong nước

- Về độ tuổi của trẻ em được nhận làm con nuôi, khoảng 44% trẻ em dưới 01tuổi được nhận làm con nuôi, 32% trẻ em từ 01 đến dưới 5 tuổi; 24 % trẻ em từ 5tuổi trở lên Như vậy, việc nhận con nuôi trong nước chủ yếu tập trung ở nhóm trẻ

em có độ tuổi từ 0 — 5 tuổi Điều này xuất phát từ tâm lý của người nhận nuôi,muốn nhận trẻ còn nhỏ để giữ bí mật về việc nuôi con nuôi, đồng thời tạo ra sựgan bó giữa cha mẹ nuôi, gia đình cha mẹ nuôi với đứa trẻ một cách dé dàng,

thuận lợi hơn.

- Vê giới tính của trẻ em được nhận làm con nuôi, có sự chênh lệch nhẹ về

giới tính của trẻ em được nhận làm con nuôi, khoảng 52% trẻ em giới tinh nam và 48% trẻ em giới tính nữ.

- Về sức khỏe của trẻ em được nhận làm con nuôi trong nước: 99% trẻ cósức khỏe bình thường, chỉ có 1% trẻ có nhu cầu chăm sóc đặc biệt

* Tình hình đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế

Theo quy định tại Điều 50 Luật Nuôi con nuôi, việc nuôi con nuôi giữa công dân

Việt Nam với nhau trước ngày Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực mà chưa đăng ký tại cơ

quan có thâm quyền thì được đăng ký trong thời hạn 5 năm, kế từ ngày Luật Nuôi connuôi có hiệu lực, nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: 1) các bên có đủ điều kiện về nuôicon nuôi theo quy định của pháp luật tai thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi; ii)Đến thời điểm Luật này có hiệu lực, quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang ton tại và cả hai

bên còn song; 111) GIữa cha me nuôi va con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng,

giáo dục nhau như cha mẹ và con Đây là quy định nhằm đảm bảo quyên, lợi ích

chính đáng của các bên trong quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi đã được xác lập trênthực tế nhưng chưa được công nhận bởi cơ quan nhà nước có thầm quyên

Thực hiện Điều 50 Luật Nuôi con nuôi, việc đăng ký các trường hợp nuôi connuôi thực tế được tiễn hành từ ngày 01/01/2011 đến ngày 31/12/2015 Các cơ quan cóthâm quyền tại các địa phương đã rà soát, vận động, khuyến khích người dân đi đăng

ký việc nuôi con nuôi thực tế Số liệu đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế trong phạm

vi toàn quốc như sau: Tổng số các trường hợp nuôi con nuôi thực tế được rà soát:

8954 Trong đó, đã đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế: 3567 trường hợp; Không đủđiều kiện đăng ký theo Điều 50 Luật Nuôi con nuôi: 2001 trường hợp; không có đủ

33

Trang 38

các giây tờ cân thiệt: 1025 trường hợp; cha mẹ nuôi con nuôi không muôn dang ký vi

muôn giữ bí mật việc nuôi con nuôi: 2361 trường hợp”?.

Biêu đô sô 2

So liệu đăng ký việc nuôi con nuôi thực tê

Bì Đã đăng ký

Bi Không đủ điều kiện

đăng ký

El thiếu giấy tờ

El không muốn đăng ký

Việc đăng ký nuôi con nuôi thực tế không đạt được tỷ lệ mong muốn vì một số

lý do như sau:

- Một bên cha, mẹ nuôi hoặc con nuôi đã chết, quan hệ nuôi con nuôi không cònton tai;

- Không đủ điều kiện về độ tuổi: hai bên không cách nhau đủ 20 tuôi;

- Thiếu các giấy tờ cần thiết như giấy đăng ký khai sinh của con nuôi, không cócác giấy tờ chứng minh nguồn gốc nhân thân của con nuôi (không có biên bản trẻ bị

bỏ rơi, hoặc việc xin con nuôi trực tiếp từ bệnh viện hoặc địa phương khác mà không

có giấy tờ chứng minh nhân thân của con nuôi ) nên không tiến hành đăng ký việcnuôi con nuôi thực tế được

- Nhận thức xã hội và ý chí chủ quan của người dân: trong quan niệm của người

dân vẫn muốn giữ bí mật, không muốn để con nuôi biết về việc nuôi con nuôi, nhằmtạo sự yên ổn, tránh mặc cảm cho người con nuôi, cùng với nhận thức pháp luật củangười dân còn hạn chế Do đó, người dan không muốn di đăng ký việc nuôi con nuôi.Đây là một rào can rất lớn ảnh hưởng đến tiến độ, số lượng đăng ký việc nuôi connuôi thực tế Chính vì tâm lý này, mà một SỐ lượng lớn trường hợp có đủ điều kiệnđăng ký nuôi con nuôi thực tế nhưng không đi đăng ký Bên cạnh đó, việc không đăng

ký nuôi con nuôi thực tế còn do sự chi phối của phong tục tập quán, điều kiện địa lý đi

? Bộ Tư pháp, Báo cáo đánh giá tình hình thi hành Luật Nuôi con nuôi và Nghị định số 19/201 1/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều

của Luật Nuôi con nuôi, giai đoạn 2011 — 2016, và Phu luc 3: Sô liệu đăng ký nuôi con nuôi thực tê, Tai liệu Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Luật Nuôi con nuôi và Nghị định sô 19/2011/NĐ-CP giai đoạn 2011 — 2016, do Bộ Tư pháp và Unicef Việt Nam tô chức, Hà Nội, thang 11/2016, tr.14

34

Trang 39

lại khó khăn gây trở ngại cho việc đăng ký, như tại các địa phương Lai Châu, Điện

Biên, Sơn La, Lao Cai, Lâm Đồng, Cà Mau 3”

- Đăng ký nuôi con nuôi thực tế chỉ được thưc hiện đến hết ngày 31/12/2015.Như vậy, đến nay sẽ không thực hiện được việc đăng ký các trường hợp nuôi con nuôithực tế nữa, nêu các bên đương sự có yêu cầu Trong trường hợp, người con nuôi vẫnnăm trong khoảng tuổi được nhận làm con nuôi thì việc đăng ký nuôi con nuôi có thểthực hiện như các trường hợp thông thường, nhưng nếu con nuôi đã quá tuổi luật địnhthì việc đăng ký sẽ khó khăn, về nguyên tắc không thực hiện được

2.1.2 Việc nuôi con nuôi có yéu t6 nước ngoài

* Việc giải quyết cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài

Trong giai đoạn từ 2011 — 2016, theo số liệu của Cục Con nuôi — Bộ Tư pháp.trong phạm vi toàn quốc có 2.322 trẻ em được giải quyết làm con nuôi nước ngoài°!.Trẻ em Việt Nam được cho làm con nuôi chủ yếu tại các nước có quan hệ hợptác về nuôi con nuôi với Việt Nam như Pháp, Tây Ban Nha, Italia, Canada, ĐanMạch, Thuy Sy, Ailen, Thuy Điển, Na Uy, Duc, Vuong quốc Bỉ nói tiếng Hà Lan vàtiếng Pháp, Hoa Kỳ Ngoài ra, công dân của một số nước khác như Trung Quốc (ĐàiLoan), Hàn Quốc cũng nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, chủ yếu thuộc diện conriêng, cháu ruột làm con nuôi nhằm đoàn tụ gia đình và một SỐ Ít công dân các nướcAnh, Úc sinh sống và làm việc ở Việt Nam từ trên 12 tháng trở lên nhận trẻ em Việt

Nam làm con nuôi.

30 Bộ Tư pháp, Báo cáo đánh giá tình hình thi hành Luật Nuôi con nuôi và Nghị định số 19/2011/NĐ-CP quy định chỉ tiết thi hành một số điều

của Luật Nuôi con nuôi, giai đoạn 2011 — 2016, Tài liệu đã dan, tr 50

3! Số liệu này được Cục Con nuôi thống kê theo báo cáo của Sở Tư pháp các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về việc đánh giá 05 thi hành Luật nuôi con nuôi và Nghị định số 19/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi.

35

Trang 40

- Về nơi cu trú của trẻ em: khoảng 75% trẻ em được giải quyết làm con nuôinước ngoài sống ở các cơ sở nuôi đưỡng được chỉ định, chỉ có 25% trẻ sống ở giađình được nhận làm con nuôi, chủ yếu thuộc diện con riêng, cháu ruột được nhận làm

con TUÔI.

- Về tình trạng sức khỏe của trẻ làm con nuôi nước ngoài: trong số trẻ em ở cơ

sở nuôi dưỡng được làm con nuôi nước ngoài có khoảng 62% trẻ em bị bệnh hiểm

nghèo, khuyết tật được làm con nuôi thuộc Danh sách 2, là trẻ bị các bệnh như viêm

gan B, C, liệt nửa người, não ủng thủy, nhiễm HIV/AIDS, bị bệnh tim và các bệnh

hiểm nghèo khác; 13% trẻ em có sức khỏe bình thường (thuộc Danh sách 1) Các em

thuộc diện con riêng, cháu ruột được nhận làm con nuôi có sức khỏe bình thường.

- Về giới tính của trẻ em làm con nuôi nước ngoài: được thé hiện qua bảng số

Ngày đăng: 17/04/2024, 09:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w