1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích và bàn luận về quá trình đào tạo và phát triển nhân viên tại highland coffee

34 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 2,89 MB

Nội dung

Một doanh nghiệp có thể có công nghệ hiện đại, cơ sở hạ tầng vững chắc nhưng nếu thiếu lực lượng lao động giỏi thì doanh nghiệp đó khó có thể tồn tại lâu dài và tạo dựng được lợi thế cạn

Trang 1

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VÀ BÀN LUẬN VỀ QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN TẠI HIGHLAND COFFEE

MỞ ĐẦU 3

1 Tính cấp thiết của đề tài 3

2 Giới thiệu công ty 3

3 Mục tiêu nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu: 4

TÌM HIỂU TÀI LIỆU 4

Chương 1: Cơ sở lý luận về đào tạo Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 4

Chương 2: Thực trạng Công tác đào tạo Nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Cà phê Highland 4

Chương 3: Một số giải pháp Đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Cà phê Highland 4

1.1.2 Chức năng của tuyển dụng nguồn nhân lực 5

1.1.3: Vai trò của đào tạo nhân sự: 6

1.1.3.1 Đối với doanh nghiệp 6

1.1.3.2 Đối với nhân viên 6

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 7

1.2.1 Các nhân tố chủ quan 7

1.2.1.1 Chính sách thu hút nguồn nhân lực: 7

1.2.1.2 Môi trường làm việc: 7

Trang 2

1.2.1.3 Nguồn tài chính: 7

1.2.2 Các nhân tố khách quan 8

1.2.2.1 Môi trường công nghệ: 8

1.2.2.2 Môi trường chính trị – pháp luật: 8

1.2.2.3 Môi trường kinh tế: 8

1.2.2.4 Môi trường văn hóa – giáo dục: 8

ĐÁNH GIÁ 10

2.1: Tổng quan về Highland Coffee 10

2.1.1: Sơ lược về quá trình hình thành công ty cổ phần Highland Coffee 10

2.1.2: Chiến lược kinh doanh phát triển 10

2.1.2.1 Phân tích USP của Highlands Coffee 10

2.1.2.2 Mô hình SWOT của Highlands Coffee 11

2.1.3 Phân tích chiến lược Marketing Mix của Highlands Coffee 12

2.1.3.1 Chiến lược Marketing của Highland về con người (People) 12

2.1.3.2 Chiến lược marketing sản phẩm của Highland Coffee (Product) 13

2.1.3.3 Chiến lược giá của Highland Coffee 14

2.1.3.4 Chiến lược kênh phân phối của Highland Coffee (Place) 14

2.1.3.5 Chiến lược xúc tiến hỗn hợp của Highland Coffee (Promotion) 15

2.1.3.6 Chiến lược Marketing về quy trình của Highland Coffee (Process) 16

2.1.3.7 Chiến lược Marketing của Highlands về bằng chứng hữu hình 16

2.2: Thực trạng công tác tuyển dụng tại Highland Coffee 17

2.2.1: Cách thức tuyển dụng 17

2.2.2: Nhu cầu tuyển dụng của Highland Coffee theo thời gian làm việc 17

2.2.2.1 Highland tuyển dụng part time 17

2.2.2.2 Highland coffee tuyển dụng full time 18

2.2.3 Những vị trí Highland Coffee tuyển dụng mới nhất 18

2.2.3.1 Highland Coffee tuyển dụng quản lý 18

2.2.3.2 Highland Coffee tuyển dụng thu ngân 19

Trang 3

2.2.3.3 Highland Coffee tuyển dụng facebook 20

2.2.3.4 Highland Coffee tuyển dụng pha chế 20

3.1: Cơ sở đề xuất giải pháp: 23

3.2: Giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực 23

KẾT LUẬN 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Con người là yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất, trình độ phát triển của Nguồn nhân lực là lợi thế phát triển của mỗi doanh nghiệp

Một doanh nghiệp có thể có công nghệ hiện đại, cơ sở hạ tầng vững chắc nhưng nếu thiếu lực lượng lao động giỏi thì doanh nghiệp đó khó có thể tồn tại lâu dài và tạo dựng được lợi thế cạnh tranh vì chính con người là yếu tố khác biệt giữa các doanh nghiệp.

Làm thế nào để giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà cụ thể là việc tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả là đang là vấn đề được doanh nghiệp hết sức quan tâm

Đào tạo nguồn nhân lực chính là chìa khóa để cải thiện kết quả làm việc, là việc làm hết sức cần thiết và không thể thiếu nếu doanh nghiệp muốn tồn tại và thành công Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi sự tốn kém về thời gian và chi phí nhưng thực hiện tốt công tác này sẽ mang lại vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp để phát triển bền vững

2 Giới thiệu công ty

Biết được tầm quan trọng đó, Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Cà phê Highland đang dần dần quan tâm và nỗ lực hoàn thiện công tác Đào tạo tại Công ty Và cũng chính vì vậy, Tôi chọn đề tài "Đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Cà phê Highland" cho bài báo cáo của mình

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục đích lý luận: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến công tác đào tạo nguồn nhân lực

Trang 5

Mục đích thực tiễn: Trên cơ sở phân tích và đi sâu tìm hiểu thuận lợi, khó khăn, những thành công cũng như hạn chế, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Highland Coffee

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu được xác định trong bài báo cáo này là các nội dung liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực

Về mặt thời gian: để thuận lợi cho việc tính toán, so sánh các số liệu kế toán, số liệu thống kê cũng như tạo điều kiện cho việc đánh giá tình hình cho sát với thực tế hiện nay hơn, tôi sẽ tiến hành nghiên cứu và tính toán các số liệu trong phạm vi thời gian từ năm 2010-2012

Về mặt địa điểm: Đề tài tiến hành nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Highland Coffee

5 Phương pháp nghiên cứu:

Để nghiên cứu đề tài cần phải sử dụng các phương pháp sau: Tìm hiểu trên Internet, tập hợp thông tin qua nhiều nguồn tài liệu và những kiến thức đã học được.

TÌM HIỂU TÀI LIỆU

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo cho bài báo cáo gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về đào tạo Nguồn nhân lực trong doanh

Trang 6

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC 1.1.1 Một số khái niệm

1.1.1.1 Nhân lực

là nguồn lực của mỗi người bao gồm cả thể lực và trí lực và nhân cách của mỗi con người được sử dụng trong quá trình lao động sản xuất Nhân lực phản ánh khả năng lao động của con người và là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình lao động sản xuất của xã hội 1.1.1.2 Nguồn nhân lực

là tổng thể những tiềm năng của con người, trước hết và cơ bản nhất là tiềm năng lao động, bao gồm: thể lực, trí lực, nhân cách của con người nhằm đáp ứng nhiệm vụ, mục tiêu của doanh nghiệp 1.1.2 Chức năng của tuyển dụng nguồn nhân lực

Chức năng chính của quản trị nhân sự là quản trị nguồn nhân lực lao động cơ bản như:

Tuyển dụng lao động: Bộ phận nhân sự thực hiện quản trị nhân sự phải thu hút ứng viên nộp hồ sơ, phỏng vấn và tuyển dụng nhân viên cho doanh nghiệp.

Đào tạo nhân lực: Tùy từng vị trí đảm nhiệm mà bộ phận quản trị nhân sự sẽ có hình thức, nội dung đào tạo các nhân viên đáp ứng yêu cầu vị trí đó

Phân tích, tổ chức thực hiện công việc: Quản trị nhân sự phải thực hiện chức năng phân tích tính chất công việc, tổ chức, điều chuyển nhân lực phù hợp với từng vị trí, bộ phận.

Quản lý hồ sơ của nhân viên: Lưu trữ, quản lý, cập nhật thông tin cá nhân, công việc của người lao động trong doanh nghiệp.

Trang 7

Chấm công, tính lương, thưởng và quản lý các chế độ phúc lợi của người lao động (BHXH, BHTN,…)

Bên cạnh chức năng chính, quản trị nhân lực thời đại mới còn đảm nhiệm các chức năng khác như đánh giá hiệu quả lao động của nhân viên (KPI) từ đó có chế độ lương, thưởng phù hợp và lấy đó làm nền tảng để bổ nhiệm, điều chuyển vị trí nhân lực phù hợp.

Chức năng của Quản trị nhân sự còn có giám sát lãnh đạo của doanh nghiệp Chức

năng này thể hiện thông qua việc quản lý thông tin, lương, chế độ khác của lãnh đạo; tổ chức, giám sát các cuộc họp lãnh đạo liên quan đến nhân viên công ty, đảm bảo mọi hoạt động phù hợp với Luật Lao động, Luật việc làm

1.1.3: Vai trò của đào tạo nhân sự: 1.1.3.1 Đối với doanh nghiệp

Đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của tổ chức trước những thay đổi của môi trường xung quanh Đặc biệt, trong bối cảnh “bình thường mới”, doanh nghiệp cần đội ngũ nhân sự đủ mạnh để thực hiện các chiến lược “phục hồi”, bắt nhịp với sự phát triển của xu hướng tự động hóa Đồng thời, hoạt động này còn giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế của mình trên thương trường.

Tạo tiền đề cho những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Bởi mọi khía cạnh làm nên sự khác biệt cho doanh nghiệp như công nghệ, sản phẩm, dịch vụ,… đều phải có sự điều khiển của con người Nhân sự giỏi sẽ là mũi nhọn tiên phong, là cái khiên vững chắc cho doanh nghiệp trước thị trường đầy biến động

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giúp nâng cao hiệu quả làm việc, gia tăng suất lao động Đồng thời, doanh nghiệp có thể duy trì và phát triển nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên

Chương trình đào tạo chuyên sâu sẽ giúp doanh nghiệp cập nhật thông tin mới, công nghệ mới vào hoạt động sản xuất Từ đó, tạo

Trang 8

điều kiện cho việc áp dụng kỹ thuật vào công tác quản lý doanh nghiệp Đồng thời, đội ngũ nhân viên sẽ được phát triển tư duy, cách nhìn mới nhằm tối ưu hóa hiệu suất làm việc

Giảm bớt sự giám sát từ quản lý vì những nhân viên được đào tạo có khả năng tự giám sát công việc của mình.

1.1.3.2 Đối với nhân viên

Đáp ứng nhu cầu học tập, tinh thần học hỏi của nhân viên Từ đó, đội ngũ nhân viên có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp, nâng cao chất lượng đời sống Đặc biệt, điều này còn tạo ra sự gắn bó mật thiết giữa doanh nghiệp và nhân viên, là sợi dây “vô hình” níu giữ nhân tài cho tổ chức

Thông qua các chương trình đào tạo, đội ngũ nhân viên sẽ có cái nhìn mới, tư duy mới trong công việc Đây cũng chính là cơ sở để nhân viên nâng cao khả năng sáng tạo, cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp

Nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên Theo báo cáo từ TalentLMS, 91% công ty và 81% nhân viên nói rằng chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đã thúc đẩy năng suất làm việc của họ, 80% nhân viên được cải thiện sự tự tin trong công việc 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tổ chức, doanh nghiệp hiện nay chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố Mỗi yếu tố có mức độ ảnh hưởng rất khác nhau dù ít hay nhiều, theo chiều hướng thuận lợi hay khó khăn vì thế khi doanh nghiệp xây dựng chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thì phải xem xét đến mức độ tác động của các yếu tố đó.

1.2.1 Các nhân tố chủ quan

Mục tiêu, chiến lược phát triển của công ty:

Trang 9

Chiến lược sản xuất kinh doanh được cụ thể hóa bằng các chiến lược nhân sự phù hợp với kế hoạch sản xuất của công ty Dựa vào đó kế hoạch đào tạo và phát triển nhân lực sẽ được triển khai để áp ứng nhu cầu và hoàn thành được mục tiêu đề ra.

1.2.1.1 Chính sách thu hút nguồn nhân lực:

Một doanh nghiệp có chính sách thu hút nguồn nhân lực phù hợp, xuất phát từ việc hoạch định nguồn nhân lực chính xác và khoa học, sẽ thu hút nhiều người đảm bảo chất lượng hơn Điều này góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp.

1.2.1.2 Môi trường làm việc:

Môi trường làm việc là Nhân Tố Ảnh Hưởng Phát Triển Nguồn Nhân Lực để doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi hơn trong việc thu hút nguồn nhân lực cho mình, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao Để tạo được môi trường làm việc thật sự thân thiện, gắn bó và duy trì bên vững, việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp là vấn đề hết sức cần thiết.

1.2.1.3 Nguồn tài chính:

Tài chính là một Nhân Tố Ảnh Hưởng Phát Triển Nguồn Nhân Lực cơ bản nhất cho sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp Nó là điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho việc thực thi các hoạt động phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Chính vì vậy, phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp cần phải được xem xét với năng lực tài chính của doanh nghiệp.

1.2.2 Các nhân tố khách quan 1.2.2.1 Môi trường công nghệ:

Nền kinh tế thế giới đang phát triển với tốc độ cao, với sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật Để bắt kịp với sự phát triển của thế giới, các doanh nghiệp phải có chiến lược đào tạo và

Trang 10

phát triển con người, nắm bắt được những thành tựu mới nhất của công nghệ, sử dụng được công nghệ với hiệu quả cao.

1.2.2.2 Môi trường chính trị – pháp luật:

Môi trường chính trị ổn định giúp cho doanh nghiệp và người lao động yên tâm sống, làm việc và học tập tốt hơn Lúc đó công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sẽ đạt hiệu quả cao.

Chủ trương chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của doanh nghiệp nói chung cũng như công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nói riêng Nhà nước có nhiều công cụ để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, thực hiện công bằng xã hội trong đó có chính sách về việc tạo việc làm cho người lao động góp phần xóa đói giảm nghèo.

Những chính sách này đã được thể hiện bằng pháp luật giúp các doanh nghiệp dễ dàng thực hiện làm cho đời sống của doanh nghiệp ngày càng nâng cao.

1.2.2.3 Môi trường kinh tế:

Là nhân tố ảnh hưởng phát triển nguồn nhân lực Đất nước ta đang trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường với sự hội nhập ngày càng sâu rộng, nhu cầu người dân ngày càng cao Một trong những nhu cầu đó là mong muốn có được thu nhập cao hơn, vị trí tốt hơn trong xã hội thì việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, tay nghề chuyên môn là cần thiết hơn bao giờ hết Nguồn kinh phí hỗ trợ cho đào tạo có tác dụng kích thích họ tham gia đào tạo, học tập 1.2.2.4 Môi trường văn hóa – giáo dục:

Môi trường văn hóa trong và ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng ít nhiều đến công tác đào tạo của doanh nghiệp Nếu tất cả mọi người trong xã hội đều coi trọng việc học, nâng cao trình độ hiểu biết thì số lượng lao động mong muốn được học tập sẽ nâng lên nhiều hơn từ đó làm cho kết quả lao động đạt hiệu quả cao.

Trang 11

Nếu hệ thống giáo dục – đào tạo xã hội tốt nó sẽ cũng cấp cho doanh nghiệp những lao động có chất lượng cao, có trình độ và kỹ năng thực hiện công việc thì doanh nghiệp sẽ đào tạo ít và kết quả đào tạo sẽ có hiệu quả cao hơn.

Và ngược lại, nếu hệ thống giáo dục và đào tạo xã hội không phát triển, lực lượng lao động tuyển vào trong doanh nghiệp có trình độ không cao lúc đó doanh nghiệp sẽ tốn nhiều chi phí cho đào tạo và kết quả đạt được cũng không cao.

Trang 12

ĐÁNH GIÁ

Chương 2: Thực trạng Công tác đào tạo Nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Cà phê Highland

2.1: Tổng quan về Highland Coffee

2.1.1: Sơ lược về quá trình hình thành công ty cổ phần Highland Coffee

David Thái”được nhắc đến là người xây dựng thương hiệu Highlands Coffee Việt Nam Ông đồng thời kiêm nhiệm giám đốc điều hành và chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần Việt Thái David Thái sinh năm 1972, quê quán tại Việt Nam Vào năm 1979, ông theo chân gia đình định cư tại tiểu bang Seattle, Hoa kỳ Đây cũng là nơi ươm mầm nên thương hiệu Starbucks tiếng tăm nhất thế giới Sau đó, ông theo học Quản trị kinh doanh tại Đại học Washington danh giá.”

Năm 1996,”David Thái”trở về Việt Nam trong tay chỉ khoảng 1.000 Đô la và theo học chương trình Tiếng Việt diện học bổng.”Ông bắt đầu với nghề phiên dịch và tìm được cơ hội đầu tư cho ý tưởng kinh doanh cà phê của mình David Thái đã bắt đầu lại từ con số 0 với nguồn vốn ít ỏi nhờ việc kinh doanh cà phê Âu Lạc Với đầu óc tinh tế, ông nhìn thấy được tiềm năng mà hầu như chưa một công ty cà phê Việt nào biết Theo đó, họ chỉ chú trọng xuất khẩu ngoài thị trường mà thiếu đầu tư vào trong nước.

Năm 1999, David Thái cho ra mắt thương hiệu Highlands Coffee Năm 2002, Tập đoàn Việt Thái- Chủ sở hữu Highlands Coffee được thành lập Ban đầu, chỉ có 2 chuỗi cửa hàng, một cửa hàng cà phê đầu tiên tại Tp.HCM Sau đó, họ đã thêm một cửa hàng mới ở Hà Nội.”Tính tới thời điểm bây giờ hãng đã có khoảng hơn 300 cửa hàng cà phê trên khắp các tỉnh thành của cả nước Điều này góp phần lớn vào kinh tế và chủ chốt là thị trường cà phê Việt.

Trang 13

2.1.2: Chiến lược kinh doanh phát triển

Để có thể hiểu rõ hơn về chiến lược Marketing của Highlands Coffee, hãy cùng phân tích USP (Unique Selling Proposition), mô hình STP cũng như mô hình SWOT của Highlands Coffee.

2.1.2.1 Phân tích USP của Highlands Coffee

USP hay Unique Selling Proposition, có thể được hiểu là một điểm độc đáo, khác biệt của sản phẩm Nó được dùng để phân biệt sản phẩm của mình so với đối thủ khác.”

Việc xác định USP thành công sẽ giúp doanh nghiệp sở hữu được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, từ đó có thể dễ dàng thu hút khách hàng và tăng doanh thu bán hàng hiệu quả.”

Khi nghĩ đến Highlands, mọi người thường nghĩ ngay đến những cửa hàng bán đồ uống có không gian đẹp, mở và nằm ở vị trí đắc địa Chính vì vậy, hình ảnh của thương hiệu cũng được cho rằng là nơi sang trọng, phù hợp với những buổi gặp gỡ đối tác.”

Có thể nói đây là một USP thành công của chuỗi cửa hàng cà phê này, khi mà khách hàng mục tiêu của họ là tầng lớp có thu nhập từ trung bình trở lên, có công việc ổn định và hay phải gặp gỡ khách hàng Chọn một cửa hàng cà phê có thương hiệu giúp họ khẳng định được đẳng cấp xã hội của mình, đồng thời khách hàng của họ cũng cảm thấy được trân trọng.

2.1.2.2 Mô hình SWOT của Highlands Coffee

Mô hình SWOT là một công cụ nổi tiếng được nhiều doanh nghiệp biết đến và áp dụng bởi tính hữu ích trong việc giúp các nhà quản lý phân tích các yếu tố quan trọng bên trong và ngoài doanh nghiệp để từ đó thiết lập nên các chiến lược cũng như kế hoạch kinh doanh phù hợp.”

SWOT là viết tắt của 4 từ (Strengths, Weaknesses, Opportunities và Threats): là một mô hình nổi tiếng giúp doanh nghiệp có thể phân

Trang 14

tích cũng như xây dựng được chiến lược kinh doanh của mình một cách hiệu quả.

Strengths: Highlands là một thương hiệu cà phê nổi tiếng và đã có mặt từ rất lâu ở Việt Nam Đây là địa điểm ăn chơi có tiếng, được giới trẻ yêu thích ngay từ những ngày đầu Ngoài ra, thương hiệu được sáng lập bởi người con đất Việt nên được khách hàng trong nước “ưu ái” trong bối cảnh thị trường đang tràn ngập các thương hiệu từ nước ngoài Chính vì vậy, chuỗi cửa hàng của”Highlands Coffee”đã xây dựng được cho mình hình ảnh đẹp cũng như niềm tin vững chắc trong lòng khách hàng Bên cạnh đó, Highlands Coffee luôn là một trong những thương hiệu top đầu trong ngành công nghiệp cà phê Việt Nam Bên cạnh các”đối thủ cạnh tranh của Highlands Coffee”như The Coffee House, Phúc Long, Vị trí của chuỗi hệ thống cửa hàng của Highlands cũng là điều đáng được đề cập, khi mà phần lớn các cửa hàng của thương hiệu này luôn được đặt ở vị trí đẹp nhất, thường là ở các trung tâm thương mại lớn, hoặc ở các vị trí đắc địa Chiến lược marketing của Highlands Coffee là nhượng quyền mà hiện nay thương hiệu này đã có mặt tại 24 tỉnh thành Việt Nam.

Weaknesses: Điểm yếu lớn nhất tồn tại đó là”giá Highlands Coffee”ở các dòng sản phẩm khá cao so với nhiều tầng lớp khách hàng Ngoài ra, với hàng loạt chiến dịch của thương hiệu lớn về vấn đề bảo vệ môi trường thì ở Highlands vẫn còn sử dụng đồ nhựa để phục vụ khách hàng cả khi ngồi tại chỗ và mang về Điều này không chỉ mất thiện cảm từ phía khách hàng mà còn tăng số lượng rác xả thải ra môi trường Vì hệ thống cửa hàng luôn được đặt chủ yếu tại các trung tâm thương mại, vị trí đắc địa tại các thành phố nên hình ảnh của thương hiệu vẫn chưa tiếp cận được nhóm khách hàng ở những khu vực xa hơn.

Opportunities: Hiện nay, thị trường cà phê Việt Nam được thống kê có trị giá khoảng tầm 1 tỷ USD Vì vậy mà tiềm năng thị trường ở

Trang 15

Việt Nam là rất lớn Đồng thời, với xu hướng phát triển của xã hội, người dân cũng dần có thú vui ngồi quán cà phê thưởng thức, trò chuyện, gặp gỡ bạn bè Vì vậy, khi nắm bắt được cơ hội này thì thương hiệu sẽ có cơ hội phát triển xa hơn Văn hóa hay các phong tục tập quán là yếu tố quyết định tới sự sống còn của doanh nghiệp Highlands Coffee là một thương hiệu nội địa, lợi thế hiểu văn hóa của địa phương hơn các thương hiệu từ nước ngoài Vì vậy mà”chiến lược marketing của Highlands Coffee”về sản phẩm sẽ có những bước phát triển để phù hợp với thị hiếu và thuần phong mỹ tục của từng địa phương tại Việt Nam.

Threats: Highlands Coffee đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu lớn từ trong nước và nước ngoài như: Trung Nguyên, Starbucks, The Coffee House, Ngoài ra, các cơ sở kinh doanh tại hè phố hay các xe đẩy, xe bán dạo cũng là những đối thủ đáng gờm mà Highlands phải đối mặt Bên cạnh đó, sản phẩm trong thị trường đồ uống đa dạng, người tiêu dùng có thể có nhiều sự lựa chọn khác ngoài cafe như trà sữa, nước ngọt, trà chanh,

2.1.3 Phân tích chiến lược Marketing Mix của Highlands Coffee 2.1.3.1 Chiến lược Marketing của Highland về con người (People)

Nhân viên của Highlands Coffee được đánh giá là luôn thân thiện với khách hàng và phục vụ trong trạng thái tốt nhất Cùng với đó, đội ngũ nhân viên cũng được tuyển chọn và huấn luyện qua một quy trình gắt gao.

Để trở thành nhân viên tại chuỗi cà phê này, dù là vị trí part-time hay full-time hay bất cứ vị trí nào, đều phải đáp ứng những yêu cầu cao về cách làm việc cũng như phong cách phục vụ để có thể đem tới chất lượng tốt nhất cho khách hàng Ngoài ra, Highlands cũng thường xuyên tuyển dụng đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt huyết nhằm giúp khách hàng luôn cảm thấy mới mẻ mỗi khi bước vào cửa hàng.

Trang 16

Trước khi bắt đầu làm việc, mỗi nhân viên đều được đào tạo trong 3 ngày về những kiến thức cơ bản về cà phê, phong cách phục vụ, sau đó mới làm việc dưới sự hướng dẫn từ đội ngũ quản lý 2.1.3.2 Chiến lược marketing sản phẩm của Highland Coffee

Sản phẩm luôn là cốt lõi của mọi doanh nghiệp, và một sản phẩm tốt cần đáp ứng được nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng, nếu không sẽ bị đối thủ giành mất thị phần hay thậm chí bị đào thải khỏi thị trường.

Về chiến lược phát triển”sản phẩm của Highland Coffee, có thể nhận thấy rõ thương hiệu này chia menu thành 2 phần rõ rệt là: Đồ uống và thức ăn.

Trước hết là đồ uống, có thể nhận thấy dòng đồ uống của Highlands được chia ra làm 3 nhóm chính:

Nhóm 1: Café (Café, Phindeli, Cafe Espresso) với Phin Sữa Đá là sản phẩm chủ lực

Nhóm 2: Trà (Trà sen, trà trái cây & trà xanh) với Trà Sen vàng là sản phẩm chủ lực

Nhóm 3: Freeze (Đá xay) với Freeze Trà xanh là sản phẩm chủ lực Nhóm 4: Bình giữ nhiệt, ly sứ Highland Coffee

Ngoài 3 nhóm này, hãng cũng có phục vụ một số loại đồ uống khác, tuy nhiên đó không phải là sản phẩm chủ lực nên sẽ không bàn tới.

Tiếp đến là thức ăn, ở nhóm sản phẩm này Highlands chia làm 2 dòng chính là: Bánh mì và bánh ngọt.

Ngoài sự lựa chọn phổ biến ở các quán cà phê hiện đại là bánh ngọt, chuỗi cửa hàng này còn thêm bánh mì vào menu của mình làm sản phẩm đường dẫn.

Vậy tại sao lại là bánh mì?

Trang 17

Có thể thấy rằng bánh mì được coi là “quốc hồn quốc túy” của Việt Nam, đây cũng là món ăn đường phố phổ biến nhất Bánh mì có thể được ăn ở bất cứ khi nào (sáng, trưa, xế chiều hay tối đều được) Đây cũng là một chiến lược sản phẩm khôn ngoan của Highlands, khi mà bánh mì là loại thực phẩm khô và dễ gây khát nước Vì vậy, mỗi khi có khách hàng gọi bánh mì thì hãng cũng bán kèm được nước.

Sản phẩm của Highland Coffee còn có cafe lon hay cà phê rang xay, giúp khách hàng ở xa có thể tiếp cận được Hơn nữa, thương hiệu này còn ra mắt các mẫu bình nước, cốc thời trang thu hút giới trẻ Đồng thời khuyến khích khách hàng mang cốc đựng nước nhằm giảm thiểu rác thải ra môi trường.

2.1.3.3 Chiến lược giá của Highland Coffee

Giá (Price) là một trong bốn yếu tố cấu thành quan trọng trong marketing mix Nó đóng vai trò quyết định trong việc mua hàng của người tiêu dùng, còn đối với công ty, giá có vai trò quyết định việc cạnh tranh trên thị trường Việc đưa ra chiến lược giá trong marketing có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp.”

Theo McKinsey, chỉ cần cải thiện yếu tố giá”1%”sẽ làm tăng lợi nhuận lên 6% Điều đó có tác động hơn cả việc giảm”1%”chi phí biến đổi (làm tăng lợi nhuận”3,8%) hoặc giảm 1% chi phí cố định (làm tăng 1,1% lợi nhuận).”

Giá cà phê của Highlands Coffee hiện tại đang dao động từ 30.000 tới 60.000 VND Đây là mức giá chưa được coi là phù hợp ở thị trường Việt Nam – nơi xuất khẩu sản lượng cà phê đứng thứ 5 thế giới So với mặt bằng chung thì mức giá này không thấp, tuy nhiên, với khách hàng mục tiêu là những người ở tầng lớp trung lưu, đã có thu nhập ổn định thì đây là mức giá có thể chấp nhận.”

Ngày đăng: 16/04/2024, 16:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w