ĐẶT VẤN ĐỀ Theo báo cáo từ Liên đoàn Tim mạch thế giới (WHF), số ca tử vong do bệnh tim mạch trên toàn cầu đã tăng vọt từ 12,1 triệu ca vào năm 1990 lên 20,5 triệu ca vào năm 2021, chiếm khoảng một phần ba tổng số ca tử vong toàn cầu [96]. Trong đó, tăng huyết áp được biết đến là một yếu tố nguy cơ phổ biến dẫn tới các biến cố tim mạch, là gánh nặng bệnh tật lớn ở nhiều quốc gia. Số liệu của Tổ chức Y tế thế giới cho biết tính tới năm 2019 có khoảng 1,28 tỷ người trưởng thành trong độ tuổi từ 30 đến 79 tuổi mắc tăng huyết áp và ước tính tới năm 2025, số người mắc sẽ lên tới 1,56 tỷ người trên toàn thế giới [64], [82]. Tại Việt Nam, tăng huyết áp và các bệnh tim mạch do xơ vữa đang trở thành những vấn đề sức khỏe cộng đồng cần quan tâm hàng đầu. Các số liệu điều tra dịch tễ gần đây cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp chiếm đến 1/3 ở người trưởng thành và đang có xu hướng gia tăng, bên cạnh đó tỷ lệ lưu hành các yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng khác như hút thuốc lá, thừa cân béo phì, rối loạn lipid máu, lối sống tĩnh tại,… trong cộng đồng vẫn còn cao [13]. Hiện nay, các bệnh lý tim mạch mà đặc biệt do nguyên nhân xơ vữa động mạch bao gồm bệnh mạch máu mão, bệnh mạch vành, bệnh mạch máu ngoại biên… đang là những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong và tàn tật, và tăng huyết áp được biết tới là một yếu tố nguy cơ tim mạch chính, làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành lên gấp 3 lần và tăng theo cấp số nhân nếu kết hợp với các yếu tố nguy cơ khác [96], [145]. Tuy vậy tăng huyết áp cũng là một bệnh lý dễ được sàng lọc và chẩn đoán trong cộng đồng, khi điều trị tốt sẽ giúp làm giảm đáng kể các nguy cơ và biến cố tim mạch liên quan. Do đó khi xây dựng các công cụ dự báo nguy cơ tim mạch, việc đánh giá và kiểm soát tăng huyết áp là một trong những yếu tố quan trọng nhất, giúp xây dựng kế hoạch dự phòng và điều trị hợp lý cho từng bệnh nhân. Trong y văn hiện nay chúng ta thường gặp các cụm từ “ước tính nguy cơ” và “phân tầng nguy cơ”. Có 2 lý do chính cho điều này, thứ nhất là nguồn lực y tế có giới hạn trong khi nhu cầu được chăm sóc của người bệnh thường rất lớn. Lý do thứ hai là nhiều biện pháp can thiệp có một tỷ lệ rủi ro nhất định. Trong tình huống cấp cứu, việc ước tính và phân tầng nguy cơ giúp người thầy thuốc chọn lọc được những đối tượng có nguy cơ cao hoặc biến chúng nặng để ưu tiên can thiệp sớm và tích cực [2]. Chính vì vậy, trên thế giới đã xây dựng và phát triển nhiều mô hình đánh giá nguy cơ tim mạch, ví dụ như thang điểm SCORE, Framingham, ASCVD Risk Estimator hay biểu đồ của WHO/ISH… [41], [55]. Tại Việt Nam, hướng dẫn của Hội Tim mạch Việt Nam (2018) khuyến cáo áp dụng thang điểm SCORE để đánh giá nguy cơ tim mạch trong thực hành lâm sàng [24]. Thang điểm này hiện nay có một số hạn chế như giới hạn về độ tuổi được khảo sát, cơ sở dữ liệu dựa trên các nghiên cứu đoàn hệ cũ và chỉ ước đoán các biến cố tim mạch gây tử vong. Gần đây tại Hội nghị Tim mạch châu Âu 2021 đã khuyến nghị sử dụng hệ thống đánh giá mới thay cho SCORE, bao gồm thang điểm SCORE2 cho người từ 40 - 69 tuổi và SCORE2-OP cho người từ 70 tuổi trở lên, trong đó nhấn mạnh vai trò của non - HDL Cholesterol là một thành tố quan trọng trong ước tính nguy cơ tim mạch [140]. Nhiều nghiên cứu đoàn hệ lớn như của tác giả Hansen cũng đề xuất sử dụng chỉ số non - HDL Cholesterol để phát hiện sớm những bệnh nhân có nguy cơ cao mắc các biến cố tim mạch do xơ vữa [75]. Tại nước ta, khuyến cáo “Dự phòng bệnh lý tim mạch trong thực hành lâm sàng” của Hội Tim mạch Việt Nam (2022) khuyến nghị sử dụng thang điểm SCORE2 và SCORE2-OP dành cho nhóm nước có nguy cơ cao để ước đoán và phân tầng nguy cơ tim mạch [14]. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào được công bố chính thức về ứng dụng thang điểm SCORE2 và SCORE2-OP tại Việt Nam. Vì vậy, nhằm cung cấp thông tin áp dụng các khuyến cáo mới về dự phòng bệnh lý tim mạch trong thực hành lâm sàng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá nguy cơ tim mạch bằng thang điểm SCORE2 và SCORE2-OP theo Hội Tim mạch Châu Âu 2021 trên bệnh nhân tăng huyết áp”, với hai mục tiêu sau đây: 1. Khảo sát đặc điểm các yếu tố nguy cơ và ước tính khả năng xảy ra các biến cố tim mạch bằng thang điểm SCORE2 và SCORE2-OP trên bệnh nhân tăng huyết áp theo khuyến cáo của Hội Tim mạch Châu Âu 2021. 2. Đánh giá mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân tăng huyết áp với phân tầng nguy cơ tim mạch theo thang điểm SCORE2 và SCORE2-OP.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Là 141 bệnh nhân trong độ tuổi từ 40 - 89 tuổi được chẩn đoán xác định tăng huyết áp đến khám chữa bệnh tại Khoa Nội Tim mạch - Bệnh viện Trường Đại học
Y Dược Huế trong thời gian từ tháng 02/2022 đến tháng 05/2023
Các bệnh nhân nội trú thỏa mãn tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp theo khuyến cáo của VSH/VNHA hoặc đã được chẩn đoán và đang được điều trị với các thuốc hạ huyết áp trước đó, đồng thời có đầy đủ tiêu chí áp dụng các thang điểm SCORE2 và SCORE2-OP để ước tính và phân tầng nguy cơ bệnh tim mạch
2.1.1.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp theo VSH/VNHA 2022 [13]:
Theo khuyến cáo mới nhất của Phân Hội Tăng huyết áp/ Hội Tim mạch học Việt Nam (VSH/VNHA) năm 2022, chẩn đoán tăng huyết áp khi đo huyết áp phòng khám có mức huyết áp tâm thu ≥140 và/ hoặc huyết áp tâm trương
Bảng 2.1 Chẩn đoán tăng huyết áp với phương pháp đo huyết áp tại phòng khám
(thiết yếu) và phương pháp đo huyết áp tại nhà, đo huyết áp liên tục (tối ưu) [13]
Phương pháp đo HA HATT/HATTr (mmHg)
HA tại phòng khám ≥ 140 và/hoặc ≥ 90
Trung bình 24 giờ ≥ 130 và/hoặc ≥ 80 Trung bình ban ngày ≥ 135 và/hoặc ≥ 85 Trung bình ban đêm ≥ 120 và/hoặc ≥ 70
HA tại nhà ≥ 135 và/hoặc ≥ 85
2.1.1.2 Tiêu chuẩn áp dụng các thang điểm SCORE2 và SCORE2-OP để đánh giá nguy cơ tim mạch theo ESC 2021 [140]:
Khai thác được đầy đủ các thông tin và biến số tham gia nghiên cứu để đánh giá nguy cơ bệnh tim mạch theo thang điểm SCORE2 và SCORE2-OP, phương pháp tính toán dựa vào công cụ “ESC CVD risk calculation” trên Smartphone do ESC cung cấp, thỏa mãn một số tiêu chuẩn về giới hạn tối thiểu - tối đa sau:
- Huyết áp tâm thu (HATT): 100 - 200 mmHg
Trong nghiên cứu này, sau khi thăm khám lâm sàng và hỏi kỹ bệnh sử, chúng tôi xác định mức huyết áp của bệnh nhân là giá trị huyết áp đo được trước khi dùng các thuốc hạ huyết áp, hay giá trị huyết áp cao nhất đo được trong quá trình nhập viện và điều trị
- Bệnh nhân nằm trong nhóm không khuyến cáo sử dụng thang điểm SCORE2 và SCORE2-OP để đánh giá nguy cơ tim mạch theo hướng dẫn của Hội Tim mạch Châu Âu 2021 [140]:
+ Đã được chẩn đoán hoặc có giấy tờ ghi nhận mắc các bệnh lý tim mạch do xơ vữa: Nhồi máu cơ tim cấp, hội chứng vành cấp, tái thông mạch vành hay các thủ thuật tái thông động mạch khác, tai biến mạch máu não, phình động mạch chủ, bệnh động mạch ngoại biên
+ Tiền sử tăng Lipid máu nặng có tính chất gia đình (di truyền)
+ Tiền sử hoặc đang mắc bệnh lý đái tháo đường type 2 hoặc đái tháo đường type 1 trên 40 tuổi
+ Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh lý thận mạn giai đoạn 3 trở lên
- Bệnh nhân có giá trị các biến số không nằm trong khoảng giới hạn như đã đưa ra trong tiêu chuẩn chọn bệnh, hoặc không có đầy đủ các thông tin để đánh giá theo thang điểm SCORE2 và SCORE2-OP
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang
- Đối tượng nghiên cứu được chọn theo phương pháp chọn cỡ mẫu thuận tiện, đảm bảo các tiêu chuẩn chọn bệnh và tiêu chuẩn loại trừ
2.2.3 Địa điểm thực hiện nghiên cứu:
- Khoa Nội Tim mạch - Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế
2.2.5 Nội dung và các biến số nghiên cứu
Tất cả những bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp vào viện trong thời gian nghiên cứu, thỏa mãn tiêu chuẩn chọn bệnh và không nằm trong tiêu chuẩn loại trừ thì được chọn vào nghiên cứu
- Tiến hành khai thác đối tượng nghiên cứu theo phiếu điều tra về các thông tin bệnh sử và tiền sử theo thứ tự các bước ở phiếu điều tra
- Tiến hành thăm khám lâm sàng, đo chiều cao, cân nặng, mạch, nhiệt, huyết áp, vòng bụng, vòng mông
- Thực hiện và đánh giá kết quả các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết
- Thu thập và xử lý số liệu
Bảng 2.2 Các biến số thu thập trong nghiên cứu
Tên biến số Loại biến Giá trị Đặc điểm chung
Nhóm tuổi Bán định lượng Chia 3 nhóm: