TRUONG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NOI
DO HOÀNG PHƯƠNG
LUAN VAN THAC SI LUAT HOC
HA NOI - 2018
Trang 2TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI
Trang 3Tôi xin cam đoan day là công trình nghiên cứu khoa học độc lập cua riêng tôi Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dân đây đủ theo quy định.
lôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn nay.
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
Đỗ Hoàng Phương
Trang 4BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự CQDT Co quan diéu tra KTVAHS Khởi tô vu án hình sự THQCT Thực hành quyên công tô VKS Viện kiểm sát
VKSND Viện kiêm sát nhân dân
Trang 50871003235 1 CHUONG 1: MOT SO VAN DE LY LUAN VE THUC HANH QUYEN CONG TO TRONG GIAI DOAN KHOI TO VU AN HÌNH SỰ 7 1.1 Khái niệm, đặc điểm thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố vụ án hình SU s-s-< 5< 5< s©cs©SsEssEs£EsEsEESEESEESESSEseEsEEsEEseksesrssrsersrre 7 1.1.1 Khái niệm thực hành quyền công tổ trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự 7 1.1.2 Đặc điểm thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tô vụ án hình sự 11 1.2 Phạm vi, nội dung và vai trò thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố vụ án hình Sự -<- 5° << << se s£s££sesseseEseseesessesees 13 1.2.1 Phạm vi thực hành quyên công tố trong giai đoạn khởi tô vụ án hình sự 13 1.2.2 Nội dung thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự
==—— SuNENS WUE Sa RUD ASSARUNKG SDN ASRRSNND EAE UNKSSRENSuSONKERDS HbRESN WENDENOEReSORNTONUTISAeceNUORaeNSENNERSA OR 15
1.2.3 Vai trò thực hành quyên công tổ trong giai đoạn khởi tố vu án hình sự 16 Kết luận chương 1 -< 5£ < 5£ s2 Ss£ sEs£ sES£EseEsEseEsesEsessesersessrse 18CHƯƠNG 2: PHÁP LUAT VE THỰC HANH QUYEN CÔNG TO TRONG GIAI DOAN KHOI TO VU ÁN HINH SỰ VÀ THỰC TIEN 0;i8.70) 055 20 2.1 Pháp luật về thực hành quyền công t6 trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự 2.1.1 Quy định của pháp luật về thực hành quyền công tố trong việc giảiquyết nguồn tin vỀ tội phạm - «<5 2s ses££s£s££s££s£sEses£s£seszesessesees 212.1.2 Quy định của pháp luật về thực hành quyền công tổ trong việc khởi tố 800 36 2.2 Thực tiễn thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố vu án hình sự2.2.1 Những kết qua dat đƯỢC << << se se s£s£EseEsEseEseseesesesersessrse 392.2.2 Những tồn tại, han Ché - << 6 << << << << se se SeeEeEe se s2 47
Trang 6trong giai đoạn khởi tố vụ án hình SU - << << << << << se se seseseseseses2 a2 Kết luận chương 2 c.cssscsssessscessssescessssessssessessssessssecsessssessssecsessssessssessesnseeees 57 CHUONG 3: GIẢI PHAP NANG CAO CHAT LƯỢNG THUC HANH QUYEN CONG TO TRONG GIAI DOAN KHOI TO VU AN HÌNH SỰ
¬ 58
3.1 Giải pháp về hoàn thiện pháp luật 2-2 + 2 2 s+££+++£zEezxzzzed 58 3.2 (6.0200) 04 vn áỪđẠẢ 67
Kết luận chương 3 -2- 5£ s- <2 s2 se sSsESsEssEssEseEsersessessesserserserse 71KET LUẬN 5-< 5£ 5 5£ S5S£SsESsESES9ESSEsEESESESESESEESESEESESEsEEsEsersessree 73DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7MỞ DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) là một cơ quan trong hệ thống tô chức bộ máy nhà nước của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với chức năng được quy định tại Điều 107 của Hiến pháp năm 2013 Theo đó, "Viện kiểm sát nhân dân thực
hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp" Điều 2 của Luật Tổ chức VKSND
năm 2014 quy định: "Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tó, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đề ra những yêu cầu cơ bản về cải cách tư pháp đối với các cơ quan tư pháp trong đó có VKSND Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng nhân mạnh VKSND phải tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra Vì vậy, việc nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố (THQCT) và kiểm sát quá trình kiểm tra, xác minh và điều tra, thực hiện đúng và đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát (VKS) trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy t6 có ý nghĩa rất quan trọng: là một trong những yếu tô cơ bản dé giải quyết các vụ án hình sự đảm bảo đúng quy định của pháp luật, hạn chế đến mức thấp nhất việc bỏ lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội, góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm đạt kết quả, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
Như vậy, chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là xây dựng một nền công tố mạnh Khi THQCT, VKSND có trách nhiệm phải bảo đảm mọi hành vi phạm tội và người phạm tội được phát hiện kịp thời, đầy đủ, xử lý nghiêm minh, có căn cứ pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, đồng thời không làm oan người vô tội Đây là nhiệm vụ quan trọng của VKSND trong giai đoạn hiện nay.
Trong tố tụng hình sự, khởi tố vụ án hình sự (KTVAHS) là giai đoạn đầu có ' Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp năm 2013, Hà Nội.
? Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Tổ chức Viện kiém sát nhân dân năm
2014, Hà Nội.
Trang 8vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hình sự Giai đoạn này có nhiệm vụ xác định có sự việc xảy ra hay không, nếu xảy ra thì có hay không dấu hiệu của tội phạm dé khởi tố hoặc không KTVAHS, nhằm xác định kịp thời các hành vi phạm tội, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, góp phan bảo đảm quyền con người được pháp luật bảo vệ Sau khi KTVAHS, Cơ quan điều tra (CQDT) được tiến hành các biện pháp điều tra, các biện pháp cưỡng chế tố tụng nhằm nhanh chóng phát hiện tội phạm và người, pháp nhân phạm tội Nếu trong giai đoạn KTVAHS, các hoạt động tố tụng không được thực hiện đúng trình tự thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) quy định sẽ bỏ lọt tội phạm hoặc quyền, lợi ích hợp pháp của người có quyên lợi liên quan đến vụ án bị xâm phạm không được bảo vệ, làm oan người vô tội Là cơ quan tư pháp có chức năng THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp nên VKS có vị trí vô cùng quan trọng trong giai đoạn đầu tiên này của quá trình tố tụng.
Luật Tổ chức VKSND năm 2014 và đặc biệt BLTTHS năm 2015 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2018 đã quy định cụ thé nhiệm vu, quyền hạn của VKSND khi THQCT.
Với mong muốn được góp phần làm sáng tỏ hơn một số vấn đề lý luận, phân
tích làm rõ các quy định của BLTTHS năm 2015 và thực tiễn thông qua hoạt động
THQCT trong giai đoạn KTVAHS; đồng thời, đề xuất một số giải pháp dé nâng cao chất lượng của hoạt động này, tác giả chọn dé tài "Thực hành quyên công to trong giai đoạn khởi t6 vụ án hình sự" làm luận văn thạc sĩ luật học.
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Liên quan đến vấn đề nghiên cứu, nhất là hoạt động tăng cường trách nhiệm công tô trong giai đoạn KTVAHS, qua nghiên cứu tìm hiểu cho thấy, các công trình khoa học tập trung nghiên cứu theo những khía cạnh sau:
- Nghiên cứu chung về tổ chức, hoạt động của VKSND, điển hình như: Nguyễn Minh Đức (2006), Về chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát theo tỉnh thân cai cách tu pháp, Tạp chí Kiêm sát số 9/2006; Khuất Văn Nga (2005), Những chủ trương của Đảng va Nhà nước ta về cải cách tư pháp và tổ chức hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong thời kỳ mới, Tạp chí Kiểm sát số 15/2005; Lê Hữu Thé (2012), Một số dé xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về Viện kiểm sát trong
Trang 9trên chủ yếu tìm hiểu và phân tích về tô chức, hoạt động chung của VKSND, tuy có nhắc đến hoạt động THỌCT trong giai đoạn KTVAHS nhưng không có sự phân tích cụ thể, chuyên sâu và chưa đề cập tới các giải pháp nâng cao chất lượng THQCT trong giai đoạn KTVAHS.
- Nghiên cứu về quyền công tố và THỌCT có: Lê Thị Tuyết Hoa (2002), Quyên công to ở Việt Nam, Luận án tiễn sỹ luật học, Viện Nhà nước và pháp luật, Trong luận án, tác giả nghiên cứu các van dé lý luận về quyền công tố ở Việt Nam và một số nước trên thế giới từ đó xây dựng định nghĩa quyền công tố, phân biệt công tố và tư tố va các vấn dé chung về quyền công tố, từ đó hoàn thiện các van dé pháp lý và thực tiễn về quyền công tố Trong nghiên cứu có đưa ra các giải pháp để phát huy chủ động và quyết định việc áp dụng, thay đôi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra; việc bảo đảm quyết định truy tố, quyết định đình chi điều tra, đình chỉ vụ án có căn cứ và đúng pháp luật Tuy nhiên bài viết chưa đề cập đến vấn đề THỌCT trong giai đoạn KTVAHS.
- Một số công trình nghiên cứu về VKSND trong giai đoạn KTVAHS như: Đặng Văn Thực (2014), Nhiệm vụ, quyên hạn và trách nhiệm của Viện kiểm sát trong giai đoạn khởi to vụ án hình sự, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học luật Hà Nội; Trần Thị Lê Ngọc (2017), Kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự theo pháp luật T 6 tụng hình sự Việt Nam, Luan van thạc sỹ luật học, Trường Dai học luật Hà Nội; Phạm Anh Đức (2016), Nhiệm vụ, quyên hạn của Viện kiểm sát trong giải quyết tô giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học luật Hà Nội Các tác phẩm nêu trên, đã có nghiên cứu về VKS trong giai đoạn KTVAHS nhưng có tác phâm thì chỉ nghiên cứu về việc kiểm sát, có tác pham có dé cập đến THQCT trong giai đoạn KTVAHS và cũng đã nêu ra một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện trong lĩnh vực này tuy nhiên sau khi tham khảo, tác giả nhận thay các tác phẩm trên phân tích trên cơ sở BLTTHS năm 2003 và các văn bản hướng dẫn đã hết hiệu lực Nay BLTTHS năm 2015 đã chính thức có hiệu lực và đã có nhiều văn bản hướng dan thay thé thì những nghiên cứu trên đã phần nào không còn có tính thực tiễn, một số kiến nghị, giải pháp đã được không còn phù hợp.
Trang 10Ngoài ra, còn có một số bài viết khác của các tác giả đăng trên tạp chí Kiểm sát, tạp chí Luật học của Trường Đại học Luật Hà Nội, Tạp chí Tòa án Những công trình nghiên cứu khoa học, những bài viết trên đây đã tập trung nghiên cứu về tổ chức, hoạt động của VKSND nói chung và về chức năng chính của VKSND trên một số hoạt động cụ thể Cũng đã có công trình nghiên cứu về chức năng, nhiệm vụ nói chung của VKSND trong giai đoạn KTVAHS.
Tuy nhiên, van đề “Thực hành quyên công tô trong giai đoạn khởi tố vụ án
hình sự”, nghiên cứu một cách hệ thống, nghiên cứu sâu, toàn diện về THỌCT
trong giai đoạn KTVAHS trên cơ sở BLTTHS năm 2015 và các văn bản hướng dẫn hiện hành thì hiện vẫn chưa có công trình nào Mặt khác, BLTTHS năm 2015 chính
thức có hiệu lực thi hành từ 01/01/2018, các quy định pháp luật về van dé này có nhiều thay đôi, chưa 6n định, thống nhất Do vậy, việc đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong lý luận và thực tiễn.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu3.1 Mục dich nghiên cứu
Luận văn làm rõ một số vẫn đề lý luận và thực tiễn THỌCT trong giai đoạn KTVAHS, nghiên cứu pháp luật về THQCT trong giai đoạn KTVAHS và việc thực thi trên toàn quốc Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị để bảo đảm và nâng cao chất lượng công tác THQCT trong giai đoạn KTVAHS.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề đạt được mục đích trên, luận văn giai SẼ giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu làm rõ một số van dé lý luận về THQCT trong giai đoạn KTVAHS;
- Phân tích, đánh giá quy định của pháp luật về THQCT trong giai đoạn KTVAHS;
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thực hiện THQCT trong giai đoạn KTVAHS trên toàn quốc và xác định nguyên nhân của những hạn chế;
- Xác định các quan điểm, dé xuất các giải pháp bảo đảm thực hiện THỌCT trong giai đoạn KTVAHS cho VKSND thời gian tới.
Trang 11Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận, pháp luật và thực tiễn về THQCT trong giai đoạn KTVAHS.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu về lý luận về THQCT ở Việt Nam trong giai đoạn KTVAHS; nghiên cứu pháp luật liên quan đến THQCT trong giai đoạn KTVAHS quy định tại BLTTHS năm 2015 có so sánh với BLTTHS năm 2003, các văn bản hướng dẫn thi hành và quan điểm trong các nghiên cứu về quyền công tố, THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn KTVAHS; thực tiễn THQCT trong giai đoạn KTVAHS của VKND không bao gồm VKS quân sự các cấp trong 05 năm 06 tháng, từ năm 2013 đến 06 tháng đầu năm 2018.
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -Lénin, tư tưởng Hồ Chi Minh về Nhà nước và Pháp luật, các quan điểm của Dang cộng sản Việt Nam về cải cách bộ máy nhà nước nói chung và cải cách tư pháp nói riêng.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành,trong đó đặc biệt chú trọng các phương pháp:
- Phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn nhằm giải quyết một số van dé lý luận về THQCT nói chung và THQCT trong giai đoạn KTVAHS nói riêng:
- Phương pháp phân tích và tông hợp sẽ được sử dung trong việc phân tích các quy định của BLTHHS năm 2015 về THQCT trong giai đoạn KTVAHS; ngoài ra các phương pháp này còn giúp phân tích, tổng hợp những ưu điểm, nhược điểm và chỉ ra nguyên nhân Tạo cơ sở cho việc đưa ra những kiến nghị, giải pháp.
- Phương pháp lịch sử cụ thể; phương pháp thống kê, so sánh nhằm tông hợp số liệu, đưa ra đánh giá, so sánh hiệu quả thi hành giữa các quy định của BLTTHS năm 2003 và BLTTHS năm 2015 về THỌCT trong giai đoạn KTVAHS.
6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 6.1 Ý nghĩa khoa học:
Luận văn góp phân làm rõ, bô sung, hoàn thiện thêm một sô vân đê lý luận
Trang 12cũng sẽ góp phần vào việc tông hợp, phân tích rõ hơn các quy định pháp luật về THQCT trong giai đoạn KTVAHS trên cơ sở của BLTTHS năm 2015 và các bản hướng dẫn thi hành mới nhất về vấn đề này.
6.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Trên cơ sở đánh giá khái quát thực trạng THỌCTT trong giai đoạn KTVAHS trên toàn quốc trong thời gian qua; đề xuất một số quan điểm, giải pháp nhằm bảo đảm THQCT trong giai đoạn KTVAHS cho ngành kiêm sát nhân dân Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho Kiểm sát viên, Điều tra viên các cấp nghiên cứu vân dụng trong thực tiễn công tác Đồng thời có thé giúp các nhà quản lý, lãnh đạo ngành kiểm sát định hướng công tác quản lý, quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ; trong xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp lật, quy chế nghiệp vụ liên quan đến THQCT trong giai đoạn KTVAHS Luận văn có thê được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy của các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học luật.
7 Kết cầu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Một sô van đề lý luận về thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi t6 vụ án hình sự.
Chương 2: Pháp luật về thực hành quyền công trong giai đoạn khởi t6 vụ án
hình sự và thực tiễn thi hành.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công trong giai đoạn khởi tô vụ án hình sự.
Trang 13MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE THUC HANH QUYEN CÔNG TO
TRONG GIAI DOAN KHOI TO VU AN HÌNH SỰ
1.1 Khái niệm, đặc điểm thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự
1.1.1 Khái niệm thực hành quyén công tố trong giai đoạn khởi t6 vụ án hình sự Pháp luật phát huy được vai trò và những giá trị của mình trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, duy trì trật tự và tạo điều kiện cho xã hội khi được tôn trọng và thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm minh Trong đó, thực hiện pháp luật là quá trình các tổ chức, cá nhân và các chủ thé pháp luật khác khi gặp phải tình huéng thực tế mà quy phạm pháp luật đã dự liệu và “trên cơ sở nhận thức của mình chuyền hóa một cách sáng tạo quy tắc xử sự chung mà nhà nước đã quy định vào tình huống cụ thê thông qua hành vi thực tế hợp pháp của mình”” Từ nguyên tắc chung này, có thể nhận định hoạt động thực hiện pháp luật của VKSND chính là quá trình VKSND chuyền hóa các quyền năng mà pháp luật quy định nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện chức năng của mình, đó chính là hoạt động THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp Trong đó "công tố" là một từ ghép Han - Việt được hình thành bởi hai từ đơn công và tố, "tố" có nghĩa là "nói công khai cho mọi người biết việc làm sai trái, phạm pháp của người khác, còn "công" có nghĩa là "thuộc về Nhà nước chung cho mọi người, khác với tư"; "công tố" là "điều tra, truy tố, buộc tội kẻ phạm pháp và phát biéu ý kiến trước Tòa án"#.
Tại Việt Nam, trong các sách báo pháp lý, khái niệm "công tố" vừa nêu được xem xét dưới các góc độ khác nhau va được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, như: "là quyền của Nhà nước truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội"” là 3 Trường Dai học Luật Hà Nội (2013), Giáo trinh lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội, tr.151.
* Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Da Nang, Da Nang, tr.200.
> Bộ Tư pháp, Viện Khoa học pháp lý (2009), Tir điển Luật học, Nxb Tư pháp, Nxb Từ điển Bách Khoa, Ha
Nội, tr.188.
Trang 14hội) có nhiệm vụ vạch mặt kẻ phạm tội, xác định căn cứ dé kết tội và áp dụng hình
phạt đối với người phạm tội "5 Mặc du có nhiều cách giải thích khác nhau, nhưng
các quan điểm nêu trên đều cho rằng "quyền công tố luôn gắn liền với việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội"” Do đó, THQCT thực chất là hoạt động của VKSND trong việc chuyên hóa quyền năng truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong những hoạt động cụ thê để giải quyết vụ án hình sự cụ thé nào đó Tuy nhiên về vấn đề quyền công tố hiện nay, trong khoa học pháp ly cũng còn có nhiều ý kiến khác nhau.
Có quan điểm cho răng: “Quyền công tố là sự cáo buộc của Nhà nước đối 8 re z ` ^ Ầ v 2
””, Với tư cách là một quyên năng của với các cá nhân, tổ chức đã vi phạm pháp luật
Nhà nước, quyền công tố được thực hiện trong tất cả các quá trình giải quyết các vi phạm pháp luật, bao gồm tố tụng hình sự, tô tụng dân sự, tố tụng hành chính Như vậy, sự tồn tại quyền công tô trong các hoạt động tố tụng nêu trên là do nhu cầu khách quan Bởi vì, Nhà nước không thể không thê hiện quyền lực của mình trong VIỆC gial quyết các vi phạm pháp luật, và sự hiện diện công tố như một điều kiện bảo đảm tính hiệu quả của việc giải quyết các vi phạm pháp luật của cơ quan tài phán.
Có quan điểm cho răng: “Quyền công tố là quyền của Nhà nước truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội”” Như vậy, theo quan điểm này, quyền công t6 chỉ tồn tại trong lĩnh vực tô tụng hình sự.
Thực tế, những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng không chỉ được xác lập và bảo vệ băng luật hình sự, luật tố tụng hình sự mà còn cả các lĩnh vực pháp luật khác như luật dân sự, luật hành chính Do đó những hành vi phạm tội và những hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan đến lợi ích chung, lẽ tất nhiên nó xâm phạm đến một hay một số cá nhân trong cộng đồng Điều này thé hiện rõ nhất ở ° Viện Khoa học pháp lý (1986), Thudt ngữ pháp lý phổ thông, Nxb Pháp ly, Hà Nội, tr 94.
“Nguyễn Tiến Sơn (2012), Moi quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong điều tra vụ án hình sự,Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, tr 32.
* Lê Hữu Thể (Chủ biên) (2008), 7c hành quyên công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều
tra, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.28.
? Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Bàn về quyên công t6, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr 40.
Trang 15hình sự, còn trong các lĩnh vực tố tụng khác như dân sự, hành chính, lao động thì
“quyền công tố đường như nhường chỗ cho quyền tự định đoạt của các đương su”.
Như vậy, công tố là một trong những hình thức cáo buộc người khác thực hiện hành vi sai trái hoặc vi phạm pháp luật Trong công tô người thực hiện sự cáo buộc ay là Nhà nước, đối tượng bị Nhà nước cáo buộc không chỉ là một con người cụ thể mà còn có thể là một pháp nhân tùy theo pháp luật mỗi nước và việc cáo buộc này không hạn chế trong một lĩnh vực nào mà nó được thể hiện và tôn tai trong nhiều lĩnh vực khác nhau tùy theo hành vi vi phạm được thực hiện đã xâm phạm tới quan hệ pháp luật nào Công tố, vì vậy có thể được hiểu là sự cáo buộc của Nhà nước đối với người đã có hành vi vi phạm pháp luật trước Tòa án Quyền công tố là quyền của Nhà nước, được nhà nước giao cho một cơ quan (ở Việt Nam là cơ quan VKS) thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội Đề thực hiện điều này, cơ quan công tố có trách nhiệm bảo đảm việc thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ để xác định tội phạm và người phạm tội Hay nói cách khác, quyền công tổ - ban chất của nó được thể hiện là quyền nhân danh quyên lực công thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội Ở nước ta, quyền công tổ là quyền của Nhà nước được giao cho cơ quan VKS dé thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong lĩnh vực hình sự.
Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức VKSND 2014, VKSND thực hiện hai chức năng là THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn sự nhằm lẫn hoặc nhận thức sai lầm giữa quyền công tố và THQCT, giữa thâm quyền của VKSND với các quyền năng pháp ly dé thực hiện thâm quyền đó, hay hành vi nào là THQCT, hành vi nao là thực hiện chức năng kiêm sát hoạt động tư pháp Việc xác định quyền công tố và theo đó là THQCT có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất quan trọng Giải quyết được rõ ràng mach lạc van dé này giúp cho việc nhận thức day đủ, chính xác vị trí vai trò của VKSND trong hệ thống các cơ quan tư pháp, cũng như chức năng nhiệm vụ của VKSND, đặc biệt là !° Lê Thị Tuyết Hoa (2002), Quyển công tổ ở Việt Nam, Luận án tiễn sĩ luật học, Viện Nhà nước và pháp
luật, Hà Nội, tr 30.
Trang 16trong tố tụng hình sự, nó càng có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta đang tích cực triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng về cải cách các cơ quan tư pháp.
Như đã phân tích ở phần trên, “quyền công tố” là quyền nhân danh quyền lực công thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội Đối tượng tác động của quyền công tố là tội phạm và người phạm tội Pham vi quyền này bat đầu từ khi tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật Đề đảm bảo việc thực hiện quyền đó, Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật quy định các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố mà cơ quan có thâm quyền được áp dụng dé truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, cơ quan được giao thâm quyền truy tố đưa vụ án ra toa dé xét xử và thực
hiện việc buộc tội đó gọi là cơ quan THỌC TT Việc quy định cơ quan THQCT ở mỗi
nước khác nhau, tuỳ thuộc vào chế độ chính trị của mỗi nước Ở nước ta, Nhà nước giao cho VKSND thực hiện chức năng này và chỉ có VKSND mới có chức năng THQCT mà không có cơ quan nào có được “Thực hành” là “làm dé áp dụng lý ll Như vậy, VKSND thực hành quyền công tố thực chất là một thuyết vào thực tiễn
hoạt động thực hiện pháp luật trong việc nhân danh Nhà nước truy tổ người phạm
tội và tội phạm ra trước Tòa án, kết quả của hoạt động này được Toà án dùng làm
căn cứ dé xét xử người phạm tội Dé dam bảo thực hiện quyền công tố trong thực tế dau tranh chống tội phạm, Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật, trong đó quy định các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tổ mà cơ quan có thâm quyền được áp dụng dé truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội Các quyền năng đó được giao cho VKSND thực hiện để phát hiện và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội Như vay THQCT là cách thức ma cơ quan VKS tô chức thực hiện quyền công tố.
Từ những phân tích trên có thé đưa ra khái niệm: “Thực hành quyén công tô là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong to tung hinh su dé thuc hién viéc buộc tội của Nhà nước doi với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết to giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tô và trong suốt quá trình khởi tố, điêu tra, truy to, xét xử vụ án hình sự".
!' Hoàng Phê (1998), Tir điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr 973.
Trang 17Quá trình giải quyết vụ án hình sự trai qua nhiều giai đoạn do các cơ quan có thâm quyền tiến hành tố tụng thực hiện nhằm xác định chính xác, khách quan bản chất vụ án Mỗi giai đoạn tố tụng hình sự có nhiệm vụ giải quyết những yêu cầu khác nhau và tương ứng với mỗi giai đoạn đó là chức năng cụ thể của mỗi cơ quan có thầm quyền tiến hành tố tụng nhăm thực hiện nhiệm vụ do pháp luật quy định KTVAHS là giai đoạn đầu tiên trong tố tụng hình sự ” Giai đoạn này bắt đầu từ khi co quan có thầm quyên tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của cơ quan tổ chức, công dân hoặc tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, khi người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc do các cơ quan có thâm quyền trực tiếp phát hiện tội phạm.
Trên cơ sở phân tích, làm rõ các nội dung về quyền công tố, THQCT và xác định tiếp cận KTVAHS là một giai đoạn của quá trình tố tụng, có thể đưa ra khái niệm THQCT trong giai đoạn KTVAHS như sau: “7c hành quyên công tô trong giai đoạn khởi tô vụ án hình sự là hoạt động của Viện kiểm sát trong giai đoạn khởi to vụ án hình sự thông qua việc sử dung tổng hợp các quyên năng pháp lý thuộc nội dung của quyên công tô do nhà nước quy định để xác định một sự việc có dau hiệu tội phạm hay không được thực hiện ngay từ khi giải quyết tô giác, tin bdo về tội phạm, kiến nghị khởi tô và kết thúc khi cơ quan có thẩm quyên ra quyết định khởi to
hoặc không khởi to vụ án hình sự.”
1.1.2 Đặc điểm thực hành quyên công tô trong giai đoạn khởi tô vụ án hình sự Khái niệm THỌCT trong giai đoạn KTVAHS được xây dựng trên cơ sở các nội dung về quyền công tố, THQCT và tiếp cận KTVAHS là một giai đoạn của quá trình tố tụng Từ đó, ta có thé đưa ra một số đặc điểm của THQCT trong giai đoạn KTVAHS như sau:
Thứ nhất, về chủ thé tiên hành, cũng như các giai đoạn khác THQCT ở giai đoạn KTVAHS chỉ do VKS tiến hành Công tố là chức năng hiến định, được giao cho một chủ thé duy nhất là VKSND Một số cơ quan khác cũng có các hoạt động liên quan như: CQDT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động I2 Đặng Văn Thực (2014), Nhiệm vụ, quyên hạn và trách nhiệm của Viện kiểm sát trong giai đoạn khởi tổ vụ
án hình sự, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học luật Hà Nội, tr.6.
Trang 18điều tra và Tòa án cũng có thẩm quyền KTVAHS Tuy nhiên, các hoạt động này chỉ là giai đoạn ban đầu nhằm khởi động quyền công tố nên hoạt động của các cơ quan trên chỉ là bố trợ cho quyền công tố của VKS.
Thứ hai, THQCT trong giai đoạn KTVAHS của VKS được tiến hành theo thủ tục t6 tụng chặt chẽ nhằm áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự và tố tụng hình sự vào các trường hợp cụ thể Mục đích của hoạt động này là xác định một sự việc được tiếp nhận từ tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố có dấu hiệu tội phạm hay không, việc truy cứu trách nhiệm hình sự chưa đặt ra trong hoạt động THQCT trong giai đoạn này Đối với thực hiện pháp luật trong THQCT ở giai đoạn KTVAHS, VKS phải tuân thủ, thi hành, sử dụng và áp dụng các quy định của pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của mình dé giải quyết các vấn đề đặt ra.
Loại quy phạm được lựa chọn áp dụng tuy chủ yếu là quy phạm hình thức như quy định của luật tố tụng hình sự, luật tô chức VKSND, luật tổ chức CQDT hính sự, các quy chế của ngành bằng các thao tác, hành vi cụ thể của Viện trưởng, Phó viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên nhưng những quy phạm tổ tụng này được đưa vào thực tế lại luôn có mối quan hệ chặt chẽ với việc nghiên cứu và thực hiện các quy định của pháp luật nội dung - chính là Bộ luật Hình sự và các văn bản hướng
dẫn thi hành.
Thứ ba, THQCT trong giai đoạn KTVAHS thể hiện mối quan hệ gắn bó chặt chẽ vừa mang tính phối hợp, vừa mang tính chế ước của VKS với CQDT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mà chủ yếu chính là mối quan hệ giữa VKS với CQDT Sự phối hợp giữa CQDT và VKS trong giai đoạn KTVAHS được thực hiện từ khi CQĐT tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; thé hiện bang sự phối hợp trong từng chế định tố tụng hình sự và xuyên suốt toàn bộ quá trình kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm Sự phối hợp này chính là sự "liên kết theo chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm giữa VKS với CQĐT"° nhằm mục đích xác định có tội phạm hay không có tội phạm xảy ra là cơ sở để ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không KTVAHS Bên cạnh đó, VKS 3 Nguyễn Tiến Sơn (2014), "Thue hành quyển công tố - kiểm sát điều tra trong diéu kiện cải cách tư pháp",Tạp chí Khoa học Kiểm sát, tr 15-16.
Trang 19còn thực hiện hoạt động chế ước các hành vi, quyết định của CQDT Kế cả các quyết định của CQĐT nếu không cần sự phê chuẩn của VKS như quyết định khởi tố vụ án, quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp, quyết định tạm giữ thì cũng đều đặt dưới sự kiểm sát chặt chẽ của VKS thông qua nghĩa vụ thông báo, gửi các quyết định này để đảm bảo các quyết định đó trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật Đối với các lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khan cấp, gia hạn tạm giữ của CQDT chi có hiệu lực thi hành sau khi có sự phê chuẩn của VKS Căn cứ vào chức năng THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp, VKS có quyền và trách nhiệm huỷ bỏ các lệnh, quyết định tố tụng của cơ quan điều tra, nếu các lệnh, quyết định đó không có căn cứ, trái pháp luật và thay vào đó VKS có quyên ra các lệnh,
quyết định tố tụng giao cho CQDT thực hiện va VKS chịu trách nhiệm về các quyết
định của mình, vì vậy có thé nói "pháp luật quy định thấm quyền phê chuẩn của VKS đối với các lệnh, quyết định của CQDT không có nghĩa là dé VKS "chứng thực" các lệnh, quyết định tô tụng của CQDT mà pháp luật đã chuyên vai trò quyết
định, chuyền trách nhiệm từ cơ quan điều tra sang VKS"* Hơn nữa theo quy định
của BLTTHS, CQDT dù không nhất trí với các yêu cầu, quyết định của VKS nhưng vẫn phải chấp hành và có quyền kiến nghị lên VKS cấp trên trực tiếp.
1.2 Phạm vi, nội dung và vai trò thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự
1.2.1 Pham vi thực hành quyền công tô trong giai đoạn khỏi t6 vụ án hình sự Xuất phát từ việc hiểu quyền công tố là quyền của Nhà nước giao cho VKS dé truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội thì quyền này phát sinh từ khi có hành vi phạm tội xảy ra và kết thúc khi cơ quan tài phán tuyên phạt đối với người đã thực hiện tội phạm ấy “Quyền công tố luôn treo trên đầu đối với tat cả những người đã thực hiện hành vi tội phạm những chưa bị phát hiện khởi tố, điều tra”!” Chính vì vậy, phạm vi quyền công tố bắt đầu từ khi có tội phạm được thực hiện '4 Viên Khoa học kiểm sát, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2006), Số tay kiểm sát viên hình sự, tập 1, Nxb
Tư pháp, Hà Nội, tr 89.
'S Lê Hữu Thé (2005), 7c hành quyên công to và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra,
NXB Tu pháp, tr 59.
Trang 20Tuy nhiên, như đã phân tích, không thé đồng nhất quyền công tổ trong tố tụng hình sự với THQCT, bởi vì THQCT là việc sử dụng các biện pháp do luật định để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội Trên thực tế không ít những trường hợp mặc dù tội phạm xảy ra nhưng không được khởi tố; điều này do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong khoa học pháp lý gọi là “Tội phạm ẩn” (tức là những tội phạm trên thực tế xảy ra nhưng chưa được khởi tố dé điều tra)'® cho nên Cơ quan tố tụng không áp dụng được bat kỳ biện pháp THQCT nao Qua đó có thé thấy phạm vi THQCT hẹp hon so với phạm vi của quyền công tố, nó chỉ bắt đầu từ khi có cơ quan có thâm quyền tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm và kết thúc khi có bản án có hiệu lực pháp luật (trừ trường hợp vụ án bị đình chỉ).
Phạm vi THQCT được nhận thức khác nhau ở các giai đoạn lịch sử và được phản ánh trong quy định của pháp luật về vần đề này cũng khác nhau Theo quan điểm được quy định trong BLTTHS năm 2003 và văn bản pháp luật liên quan, thời điểm bắt đầu THỌCT là từ khi khởi tố vụ án Tuy nhiên đến BLTTHS năm 2015 thì phạm vi THQCT đã được xác định rộng hon bắt đầu từ khi Cơ quan nhà nước có thâm quyền tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm thì những hoạt động thuộc nội dung THQCT đã được thực hiện Và quyền công tố trong tô tụng hình sự là quyền đòi trừng phạt người phạm tội một cách công khai bằng con đường Tòa án, do đó khi bản án kết tội có hiệu lực pháp luật thì quyền tài phán chấm dứt, quyền công t6 bị triệt tiêu và hoạt động THQCT cũng kết thúc.
Từ phân tích nêu trên, có thể kết luận, phạm vi THQCT nói chung bắt đầu từ khi Cơ quan có thâm quyền tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm và kết thúc khi có ban án có hiệu lực pháp luật của Tòa án không bi kháng nghi.
Về phạm vi của THQCT trong giai đoạn KTVAHS theo BLTTHS năm 2015 gan như đã được ghi nhận tại Điều | của Quy chế tạm thời công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi t6 (Ban hành kèm theo Quyết định số 169/OD-VKSTC ngày 02 tháng 5 năm 2018 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao) như sau: “Công tác thực hành quyên công tô, kiêm sát việc tiép nhận, giải quyết tô giác, tin báo về tội
'* Lê Thị Tuyết Hoa (2001), ”8àn về Quyển công t6”, Viện Nhà nước và pháp luật, tr 62-67.
Trang 21phạm và kiến nghị khởi tô bat đầu từ khi cơ quan có thâm quyền tiễn hành tố tụng tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, đến khi ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tổ vụ án hình sự và thông báo kết quả giải quyết theo quy định của Bộ luật tô tụng hình sự” Có thé thay phạm vi THQCT trong giai đoạn KTVAHS của VKS gan như tương đồng với phạm vi tiễn hành hoạt động tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm của CQDT, đó là bắt đầu ngay từ khi giải quyết nguồn tin về tội phạm và kết thúc khi ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không KTVAHS và thông báo kết quả giải quyết theo quy định của BLTTHS.
Hoạt động THỌCT trong giai đoạn KTVAHS được bắt đầu sớm như vậy nhằm đảm bảo mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện và khởi tố kịp thời, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội.
1.2.2 Nội dung thực hành quyền công tô trong giai đoạn khỏi tố vụ án hình sự Nội dung THQCT dễ bi nhầm lẫn với các hoạt động thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp vì hai hoạt động này gắn bó mật thiết với nhau, thường được VKS cùng thực hiện trong các giai đoạn tố tụng Vì vậy, việc xác định rõ nội dung của hoạt động THQCT có ý nghĩa rất quan trọng Theo quan điểm của tác giả, nội dung THQCT là việc VKS sử dung tong hợp những quyền năng tố tụng dé thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết t6 giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
Trên cơ sở xác định phạm vi THQCT trong giai đoạn KTVAHS là bắt đầu từ khi Cơ quan có thẩm quyên tiến tố tụng tiếp nhận nguồn tin về tội phạm và kết thúc khi ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không KTVAHS và thông báo kết quả giải quyết theo quy định của BLTTHS thi nội dung THQCT trong giai đoạn KTVAHS bao gồm:
- Phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định của CQĐT, cơ quan được
nhiệm vụ giao tiễn hành một số hoạt động điều tra;
- Hủy bỏ các quyết định không có căn cứ hoặc trái pháp luật của CQDT, Co quan được giao nhiệm vụ tiên hành một sô hoạt động điêu tra;
Trang 22- Đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh va yêu cầu các cơ quan có tham quyền thực hiện yêu cầu của VKS;
- Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong các trường hợp do BLTTHS năm 2015 quy định;
- Yêu cầu CQDT, Cơ quan được giao nhiệm vu tiễn hành một số hoạt động điều tra khởi t6 vụ án hình sự hoặc thay đôi, bô sung quyết định KTVAHS;
- Quyết định việc gia hạn thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
- Trực tiếp khởi tố, thay đổi, bô sung quyết định KTVHAS trong các trường hợp do BLTTHS quy định;
- Tiến hành một số hoạt động khác trong việc THQCT trong giai đoạn KTVAHS quy định của pháp luật.
1.2.3 Vai trò thực hành quyên công tô trong giai đoạn khởi tô vụ án hình sự Công tô là một biện pháp chuyên chính trong bat cứ Nhà nước nao Không có cơ quan nhà nước nào có thể thay ngành Kiểm sát để sử dụng quyền công tố Bắt, giam, điều tra, tha, truy tố, xét xử có đúng người, đúng tội, đúng pháp luật hay không, có đúng đường lỗi, chính sách của Đảng và Nhà nước hay không, điều đó chính là VKS phải trông nom, bảo đảm làm tốt 7.
Như vậy, VKSND thực hành quyền công tố trong giai đoạn KTVAHS nhằm bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tô chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất Điều này là co sở dé bảo đảm đảm các nội dung và cũng thé hiện rõ nét vai trò THỌCT trong giai đoạn KTVAHS của VKSND như sau:
Thứ nhất, đảm bảo mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện và khởi tố kịp thời, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không dé lọt tội phạm và người phạm tội Các biện pháp công tố của VKS trong giai đoạn khởi tô có quan hệ chặt chẽ với hoạt động kiêm tra, xác minh của
! Trần Công Phan (2012), Tang cường trách nhiệm công tô trong hoạt động diéu tra, gắn công tô với điềutra, Tạp chí Kiểm sát, tr 2-6.
Trang 23CQDT, của Điều tra viên VKS sẽ xét phê chuân hoặc tự mình ra các quyết định tố tụng trên cơ sở kết quả xác minh của CQDT VKS thực hiện quyền công tố nham đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm tra, xác minh phản ánh đúng những gì xảy ra trong hiện thực và sự tuân thủ đúng trình tự, thủ tục pháp luật, là bảo đảm vững chắc để hoạt động kiểm tra, xác min được chính xác, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo vệ quyền tự do, dân chủ của công dân, không làm oan người vô tội Cụ thé mỗi hành vi, quyết định công tố trong giai đoạn khởi tố (khởi tố, bắt, giữ) trên cơ sở, căn cứ vững chắc và hợp pháp thông qua việc Kiểm sát viên phân tích kỹ sự việc, kết luận day du va dung đắn về các van dé CQDT đã tiễn hành sẽ đảm bao cho hiệu quả của đường lối xử lý Khi xét phê chuẩn các lệnh, quyết định của CQDT, Kiểm sát viên nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ việc, làm rõ các căn cứ thực tế và căn cứ pháp luật Vì vậy, thông qua việc THQCT trong giai đoạn này sẽ giúp VKS đưa ra kết luận có hay tội phạm xảy ra hay không.
Thứ hai, không dé người nào bị khởi tố, bị bat, tam giữ, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật Trong giai đoạn khởi tố, VKS và CQĐT có vị tri, chức năng, nhiệm vụ khác nhau CQDT có trách nhiệm tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh để chứng minh có hay không tội phạm xảy ra VKS có trách nhiệm THQCT, kiểm sát các hoạt động của CQDT Trên thực tẾ, CQDT vẫn còn trường hợp lạm dụng việc bắt, tạm giữ, thay thế các biện pháp ngăn chặn Thực tế đó đã đặt ra trách nhiệm của từng cấp kiểm sát, của từng Kiểm sát viên là phải áp dụng mọi biện pháp theo quy định của pháp luật một cách chủ động, kip thời, bảo đảm việc bắt, tạm giữ, khởi tố có đủ căn cứ và hợp pháp; thé hiện đúng đắn chính sách của Đảng và Nhà nước không dé lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội; yêu cầu chấm dứt và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kiểm tra, xác minh.
Thứ ba, là tiền đề quan trọng dé đảm bảo hiệu quả trong các hoạt động tố tụng tiếp theo Giải quyết vụ án hình sự là một quá trình xuyên suốt và đòi hỏi hiệu quả và hiệu lực một cách thống nhất Kết quả của hoạt động này là tiền dé dé thực hiện các hoạt động tiếp theo với một mục tiêu chung là phát hiện và xử lý kịp thời,
Trang 24đúng pháp luật hành vi phạm tội Do đó, nếu THQCT trong giai đoạn KTVAHS tốt sẽ là cơ sở vững chac đê điêu tra, truy tô và xét xử tot, đạt hiệu quả cao.
Kết luận chương 1
Quyền công tố và THQCT là các khái niệm khác nhau Nếu “quyền công tổ” là quyền nhân danh quyền lực công thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội thì THQCT thực chất là một hoạt động thực hiện pháp luật trong việc nhân danh Nhà nước truy tố người phạm tội và tội phạm ra trước Tòa án Từ đó xác định: “7c hành quyên cong to trong giai doan khoi to vụ án hình sự là hoạt động của Viện kiểm sát trong giai đoạn khởi to vụ án hình sự thông qua việc sw dung tổng hop các quyên năng pháp lý thuộc nội dung của quyên công tô do nhà nước quy định dé xác định một sự việc có dấu hiệu tội phạm hay không được thực hiện ngay từ khi giải quyết tô giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi to và kết thúc khi cơ quan có thẩm quyên ra quyết định khỏi tô hoặc không khởi tô vụ án hình sự” THQCT trong giai đoạn KTVAHS có một số đặc điểm sau: VKS là chủ thể duy nhất tiến hành THỌCT trong giai đoạn này với mục đích hướng xác định một sự việc có dấu hiệu tội phạm hay không dé làm căn cứ ra quyết định khởi tố hay không KTVAHS; hoạt động này thể hiện mối quan hệ gắn bó chặt chẽ vừa mang tính phối hợp, vừa mang tính chế ước của VKS với CQDT từ khi CQĐT tiếp nhận
nguồn tin về tội phạm; thê hiện băng su phối hợp trong từng chế định tô tụng hình
sự và xuyên suốt toàn bộ quá trình kiểm tra, xác minh.
Phạm vi THQCT trong giai đoạn KTVAHS của VKSND bắt đầu từ khi Cơ quan có thâm quyền tiến hành tổ tụng tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm và kết thúc khi ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không KTVAHS và thông báo kết quả giải quyết theo quy định của BLTTHS Với đặc điểm và phạm vi về THQCT trong giai đoạn KTVAHS của VKSND, nội dung của hoạt động này bao gồm: Phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định của CQDT; Hủy bỏ các quyết định không có căn cứ hoặc trái pháp luật của CQDT; Đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh; Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; Yêu cầu CQDT khởi tố vụ hoặc thay đối, bổ sung quyết định KTVAHS; Quyết định việc gia
Trang 25hạn thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; Trực tiếp khởi tố, thay đối, bỗ sung quyết định KTVAHS:
VKSND thực hành quyền công tố trong giai đoạn KTVAHS nhằm bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ich của Nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất Thông qua hoạt động THỌCT trong giai đoạn này sẽ giúp VKS đưa ra kết luận có hay tội phạm xảy ra hay không Và đây cũng là tiền đề quan trọng để đảm bảo hiệu qua cho việc THQCT trong các giai đoạn tiếp theo điều tra, truy tố và xét xử.
Trang 26Chương 2
PHÁP LUẬT VE THỰC HANH QUYEN CÔNG TO TRONG GIAI DOAN
KHOI TO VU AN HÌNH SU VÀ THỰC TIEN THI HANH
2.1 Pháp luật về thực hành quyền công tó trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự Ngày 01/01/2018, BLTTHS năm 2015 chính thức có hiệu lực, thay thế cho BLTTHS năm 2003 Các quy định của pháp luật về THỌCT trong giai đoạn KTVAHS cũng đã có sự thay đổi và quy định tại cụ thể hơn so với trước đây BLTTHS năm 2003 quy định quyền hạn và trách nhiệm của VKSND trong việc KTVAHS tại Điều 109 với ba điều khoản, kèm theo Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 02/8/2013 hướng dẫn thi hành quy định của BLTTHS về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tổ (sau đây gọi là Thông tư 06/2013) quy định về THQCT và kiểm sát việc giải quyết tin báo, tô giác tội phạm và kiến nghị khởi tố tại Điều 12, Điều 13 Có thể thấy trước đây, quy định của pháp luật về THQCT trong giai đoạn KTVAHS còn chưa được chú trọng và quy định đầy đủ trong các văn bản pháp luật Đến nay BLTTHS năm 2015 đã quy định cụ thể về THQCT trong giai đoạn KTVAHS tại các Điều 159 và khoản 1 Điều 161 THỌCT trong giai đoạn KTVAHS đã được chia thành: THQCT trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm và THỌCT trong việc KTVAHS Hiện tại đã có một số văn bản hướng dẫn được ban hành như: Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 29/12/2017 của Bộ Công an — Bộ Quốc phòng — Bộ Tài chính — Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn — Viện kiểm sát nhân dân tôi cao quy định về phối hợp giữa các cơ quan có thâm quyền trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác tin báo về tội phạm , kiến nghị khởi tố (sau đây gọi là Thông tư 01/2017); Quy chế tạm thời Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tô (Ban hành kèm theo Quyết định số 03/OD — VKSTC ngày 29/12/2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao) (sau đây gọi là Quy chế 03/2017); Quy chế tạm thời Công tác thực hành quyên công tô, kiêm sát việc tiép nhận, giải quyét tô giác, tin báo về tội
Trang 27phạm, kiến nghị khởi tô (Ban hành kèm theo Quyết định số 169/OD-VKSTC ngày 02 tháng 5 năm 2018 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao) (sau đây gọi là Quy chế 169/2018).
2.1.1 Quy định của pháp luật về thực hành quyén công tô trong việc giải quyết nguồn tin về toi phạm
Theo quy định tại Điều 159 BLTTHS năm 2015, Viện kiểm sát khi THQCT trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm sẽ thực hiện các nhiệm vu, quyền hạn luật định và được thực hiện qua các hoạt động sau:
- Phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định của CQDT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điều tra;
- Hủy bỏ các quyết định không có căn cứ hoặc trái pháp luật của CQDT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
- Dé ra yêu cầu kiểm tra, xác minh và yêu cầu các co quan có thẩm quyền thực hiện yêu cầu của VKS;
- Trực tiếp giải quyết tô giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong các trường hợp do BLTTHS năm 2015 quy định;
- Yêu cầu CQDT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điều tra KTVAHS hoặc trực tiếp quyết định KTVAHS;
- Quyết định việc gia hạn thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
- Tiến hành một số hoạt động khác trong việc THQCT theo quy định của pháp luật.
2.1.1.1 Phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định của COPT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoại động điều tra
Dé việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm của CQDT được thực hiện hiệu quả khi phát hiện các dấu hiệu tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội và nhằm đảm bảo vệc củng có, thu thập chứng cứ khởi tố vụ án, BLTTHS quy định CQDT và các Cơ quan được giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điều tra được áp dụng các biện pháp ngăn chặn: giữ người trong trường hợp khẩn cấp; bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; tạm giữ và các biện pháp có tính chất
Trang 28cưỡng chế khác (như khám xét người, khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện; thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử; thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tô chức bưu chính, viễn thông bưu điện )
VKSND thực hiện nhiệm vu, quyền hạn khi THỌCT trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong quá trình CQDT giải quyết nguồn tin về tội phạm là phê chuẩn hoặc không phê chuan các lệnh, quyết định này, cụ thé như sau:
* Phê chuẩn, không phê chuẩn việc bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cáp: Việc bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp được quy định khoản 4 Điều 110 BLTTHS năm 2015 Day là một quy định mới của BLTTHS năm 2015 thay thé cho quy định về bắt người trong trường hop khan cấp quy định tại Điều 81 BLTTHS 2013 Việc bắt người bị giữ trong trường hợp khân cấp được thực hiện sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp Theo đó khi xác định một trong các trường hợp khan cấp sau đây thì được giữ người: (1) có căn cứ dé xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; (2) người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn; (3) có dấu vết của tội phạm ở
người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi
thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy
chứng cứ Ÿ Việc bắt người bị giữ trong trường hop khan cấp được thực hiện sau khi
giữ người trong trường hợp khẩn cấp, theo quy định tại khoản 4 Điều 110 BLTHS năm 2015, VKS thực hành quyền công tố thông qua việc phê chuẩn hoặc không phê chuẩn Lệnh bắt người bị giữ trong trường hop khan cấp khi nhận được Lệnh này cùng các tài liệu có liên quan đến việc giữ người do CQDT gửi đến trong thời han 12 giờ ké từ khi bắt người tron trường hợp khan cấp Trong mọi trường hợp, việc bat người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải được báo ngay cho VKS cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu có liên quan đến việc giữ người dé VKS xét phê chuẩn.
Trong mọi trường hợp thời hạn xét phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trườn hợp khẩn cấp của VKS phải thực hiện đúng theo quy định tại Khoản 6 Điều ! Xem Khoản | Điều 110 BLTTHS năm 2015.
Trang 29110 BLTTHS năm 2015 Nếu phải trực tiếp gặp hỏi người bị giữ trong trường hợp khân cấp hoặc trong trường hợp phải xét phê chuẩn bắt nhiều người cùng một thời điểm hoặc vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn này cũng không được quá 12 giờ, kế từ khi VKS nhận hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn Thời han 12 giờ xét phê chuẩn được tính liên tục ké cả trong và ngoài giờ làm việc Do đó, sau khi đã giữ người hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khan cấp về trụ sở của mình, CQDT thụ lý vụ việc phải chuyên ngày hồ sơ có đủ các tài liệu quy định tại khoản 5 Điều 110 BLTTHS năm 2015 cho VKS cùng cấp xét phê chuẩn Ngày nghỉ hoặc ngoài giờ làm việc hàng ngày, VKS các cấp đều phải cử Kiểm sát viên thường trực tại cơ quan đề thực hiện nhiệm vụ Trường hợp VKS quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khan cấp thì người đã ra lệnh giữ người trong trường hop khan cấp, CQDT đã nhận người bị giữ trong trường hop khan cấp phải trả tự do ngay cho người bị giữ.
VKS phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ giữ người quy định tại khoản 1 Điều 110 BLTTHS Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên phải trực tiếp gặp, hỏi người bị giữ trong trường hop khan cấp trước khi xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hop khẩn cap '” Như vậy, qua nghiên cứu hồ sơ và gặp hỏi đối tượng nếu thấy có dấu hiệu lạm dụng việc giữ người trong trường khẩn cấp, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp hoặc tài liệu chứng cứ trong hồ sơ đề nghị phê chuẩn chưa thể hiện rõ căn cứ bắt khan cấp hoặc có mâu thuẫn thì VKS sẽ yêu cầu CQDT bồ sung tài liệu nếu không kịp thời bồ sung VKS sẽ ra quyết định không phê chuẩn Khi cần gặp, hỏi người bị giữ trong trường hợp khân cấp, Kiểm sát viên phải thông báo trước cho CQĐT tạo điều kiện cho Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ hoặc dé phối hợp trong quá trình lay lời khai người bị giữ trong trường hợp khân cấp Biên bản ghi lời khai của người bị giữ trong trường hợp khan cap do Kiém sat vién lap phai dua vao hồ sơ vu việc, vu án.
* Phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ
Việc gia hạn tạm giữ hình sự phải có quyết định của người có thâm quyền theo quy định của pháp luật.
') Xem Khoản 6 Điều 110 BLTTHS năm 2015.
Trang 30VKS khi THỌCTT trong việc gia hạn tạm giữ được quy định cụ thé tại Khoản 2 Điều 118 BLTTHS năm 2015, cụ thể: Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được VKS cùng cấp hoặc VKS có thâm quyền phê chuẩn Trong thời han 12 giờ ké từ khi nhận hồ sơ đề nghị gia hạn
tạm giữ, VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.”? Dé
xem xét việc phê chuân hay không phê chuẩn, Kiểm sát viên không chỉ nghiên cứu hồ sơ đề nghị phê chuẩn gia hạn tạm giữ mà xét thấy cần thiết, Kiểm sát viên cũng có thé yêu cầu CQDT trích xuất người bị tạm giữ và trực tiếp tiến hành lay lời khai đối tượng Cũng như việc gặp, hỏi đối tượng trong trường hợp phê chuẩn bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, việc gặp hỏi đối tượng tạm giữ khi xem xét phê chuẩn gia hạn tạm giữ sẽ giúp cho VKS thu thập căn cứ dé xem xét việc gia hạn tạm giữ có cần thiết hay không? Nếu qua gặp hỏi đối tượng nhận thấy vẫn cân thời gian dé thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của đối tượng thì VKS sẽ ra quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ Nếu nhận thấy việc tiếp tục tạm giữ là không cần thiết, đối tượng đã khai nhận hành vi phạm tội, các tài liệu chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội đã thu thập đầy đủ thì VKS sẽ quyết định không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và yêu cầu cơ quan tiến hành thủ tục khởi tố vụ án, khởi tố bị can và áp dụng biện pháp ngăn phù hợp với tính chất, mức độ của từng vụ án.
* Phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định các biện pháp hạn chế quyén con người, quyền công dân trong giải quyết nguồn tin về tội phạm
Việc áp dụng các biện pháp khác hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm như khám xét người, khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện; thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử; thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phâm tại cơ quan, tô chức bưu chính, viễn thông bưu điện được quy định tại các Điều 192, 193, 194, 195, 196, 197 BLTTHS năm 2015 phải có lệnh khám xét, lệnh thu giữ của người có thâm quyền được quy ?° Xem Khoản 2 Điều 118 BLTTHS năm 2015.
Trang 31định tại Điều 193, 197 BLTTHS Lệnh khám xét, lệnh thu giữ phải được VKS cùng phê chuẩn trước khi thi hành.” Ngay cả trong trường hợp không thé trì hoãn việc thu giữ, CQĐT có thể tiến hành nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản và sau khi thu giữ phải thông báo ngay cho VKS cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc thu giữ dé xét phê chuẩn” Riêng đối với trường hợp khám xét khan cấp thi CQDT vẫn tiến hành và trong thời hạn 24 giờ kế từ khi khám xét xong, CQDT phải thông báo bang văn ban cho VKS có thâm quyền THQCT và kiểm sát điều tra VỤ VIỆC, Vụ án.”
Do các biện pháp bắt người trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân trong giải quyết nguồn tin về tội phạm đều có đối tượng tác động trực tiếp là quyền tự do, quyền cơ bản của công dân nên dé tránh việc CQDT, Cơ quan được giao nhiệm vu tiến hành một số hoạt động điều tra lạm dụng các biện pháp này khi giải quyết nguồn tin về tội phạm thì phải cần có sự kiểm sát chặt chẽ của VKS Khi xem xét phê chuẩn, VKS phải kiểm sát hồ sơ đề nghị phê chuẩn, kiểm tra tính đúng đắn, có căn cứ của hồ sơ Nhờ đó, VKS mới có thé THQCT của mình thông qua việc ban hành quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các lệnh, quyết định trên của CQDT.
2.1.1.2 Hủy bỏ các quyết định không có căn cứ hoặc trái pháp luật của CQPT, Cơ quan được giao nhiệm vu tiễn hành một số hoạt động diéu tra
Khi nhận thấy một trong các quyết định sau đây: quyết định tạm giữ, quyết định KTVAHS, quyết định không KTVAHS, quyết định tạm đình chỉ giải quyết nguồn tin về tội phạm và các quyết định tổ tụng khác trong giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm không có căn cứ hoặc trái pháp luật thì VKS sẽ tiến hành hủy bỏ các quyết định đó:
* Hủy bỏ quyết định tạm giữ
Được quy định tại Điều 117 BLTTHS năm 2015, theo đó biện pháp tạm giữ
hình sự được áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt
?! Xem Khoản | Điều 193 và Khoản | Điều 197 BLTTHS năm 2015.?? Xem Khoản 2 Điều 197 BLTTHS năm 2015.
? Xem Khoản 2 Điều 193 BLTTHS năm 2015.
Trang 32trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã Việc tạm giữ đối với một người phải có quyết định tam giữ của người có thẩm quyền như trong trường hợp ra Lệnh giữ người
trong trường khan cấp” Trong thời han 12 giờ kế từ khi ra quyết định tạm giữ,
người ra quyết định tạm giữ phải gửi quyết định tạm giữ kèm theo các tài liệu làm căn cứ tạm giữ cho VKS cùng cấp hoặc VKS có thấm quyền Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì VKS ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.”
Những trường hợp VKS ra quyết định hủy bỏ biện pháp quyết định tạm giữ không được quy định cụ thê trong BLTTHS năm 2015 hay văn bản hướng dẫn nào, tuy nhiên theo quy định tại Khoản 4 Điều 117 thì nếu VKS xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì VKS ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ Có thê là những trường hợp:
+ Người bị tạm giữ không phải là người bi giữ trong trường hop khan cấp,
trường hợp bắt người phạm tội quả tang và không phải người tự thú, đầu thú.
+ Người bị tạm giữ là người từ đủ 14 tuổi đến đưới 16 tuéi nhưng phạm tội ít
nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng hoặc phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc nghiêm trọng nhưng không phải các tội quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật hình sự năm 2015.”
+ Người bị tạm giữ trong trường hợp bắt người phạm tội quả tang nhưng sự việc phạm tội nhỏ, tính chất ít nghiêm trọng, người bị tạm giữ có nơi cư trú rõ ràng và không có biểu hiện bỏ trốn hoặc cản trở việc điều tra.
+ Người bị tạm giữ trong trường hợp giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc bắt người phạm tội quả tang nhưng đã có đủ tài liệu, chứng cứ kết luận họ không phạm tội.
? Xem Khoản 2 Điều 110 BLTTHS năm 2015.?' Xem khoản 4 Điều 117 BLTTHS năm 2015.6 Xem khoản 2 Điều 12 BLHS năm 2015.
Trang 33* Hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự
Với nhiệm vụ, quyền hạn của mình khi THQCT, VKS có quyền hủy bỏ
quyết định KTVAHS theo trình tự và thủ tục như sau: sau khi nhận được quyết
định KTVAHS của Co quan có thẩm quyền điều tra, Kiểm sát viên được phân công tiễn hành kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của quyết định KTVAHS dé xem xét xử lý Nếu thấy quyết định KTVAHS không có căn cứ thì báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu cơ quan đã ra quyết định KTVAHS hủy bỏ quyết định đó; nếu cơ quan đã ra quyết định không nhất trí thì báo cáo, đề xuất
lãnh đạo Viện ra quyết định hủy bỏ quyết định KTVAHS 7’
* Huy bỏ quyết định không khởi tô vụ án hình sự,
Tương tự như việc hủy bỏ quyết định KTVAHS thì việc hủy bỏ quyết định không KTVAHS cũng được thực hiện như sau: Trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi nhận được quyết định không KTVAHS và các tài liệu có liên quan của Cơ quan có thâm quyền điều tra, Kiểm sát viên phải kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của
quyết định đó và báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện giải quyết Nếu
thay không có căn cứ thì yêu cầu cơ quan đã ra quyết định không KTVAHS hủy bỏ quyết định đó va ra quyết định KTVAHS; nếu cơ quan đó không thực hiện thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra quyết định hủy bỏ quyết định không KTVAHS và ra quyết định KTVAHS theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 153, khoản 6 Điều 159 BLTTHS năm 2015 và gửi cho Cơ quan có thâm quyền điều tra dé tiến hành điều tra.”
* Hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ giải quyết nguôn tin về tội phạm
Tuy việc hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ giải quyết nguồn tin về tội phạm chưa được hướng dẫn cụ thể, nhưng qua hướng vẫn về việc hủy bỏ quyết định khởi tố và không KTVAHS thì ta có thé hiểu việc hủy bỏ quyết định tạm chỉ giải quyết nguồn tin về tội phạm cũng sẽ tiến hành tương tự việc hủy bỏ hai quyết định trên.
Trường hợp xét thay Quyét dinh tam dinh chi giai quyét nguồn tin về tội phạm của
cơ quan đang thụ lý, giải quyết là không có căn cứ (không phải các trường hợp được *7 Xem Điểm c Khoản 2 Điều 12 Quy chế 03/2017.
” Xem Điểm b Khoản | Điều 13 Quy chế 03/2017.
Trang 34quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 148 BLTTHS năm 2015) thi VKS sẽ yêu cầu cơ quan đã ra quyết định đó hủy bỏ Quyết định tạm đình chỉ và phải ra một trong các quyết định: quyết định KTVAHS; quyết định không KTVAHS hoặc Quyết định gia hạn thời hạn giải quyết tô giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố nếu còn thời hạn kiểm tra, xác minh, nếu cơ quan đó không thực hiện thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm chỉ giải quyết nguồn tin về tội phạm.
* Hủy bỏ các quyết định tô tụng khác trái pháp luật của COPT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động diéu tra.
Việc hủy bỏ các quyết định tổ tụng khác trái pháp luật của CQDT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điều tra chưa có hướng dẫn cụ thể nhưng ta có thê hiểu quy trình cũng sẽ tương tự việc hủy bỏ các quyết định đã phân tích ở trên: khi xét thấy các quyết định tố tụng đó không có căn cứ thì VKS sẽ thông báo cho cơ quan đã ban hành quyết định hủy bỏ, nếu cơ quan đó không thực hiện thì
Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra quyết định hủy bỏ quyết định tố tụng của CQDT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra.
Việc hủy bỏ các quyết định tố tụng không có căn cứ và trái pháp luật của CQDT, Cơ quan được giao nhiệm vu tiễn hành một số hoạt động điều tra thé hiện vai trò quan trọng của VKS trong THQCT và kiểm sát việc CQDT ban hành các quyết định ngay từ giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm; có ý nghĩa trong việc đảm bảo tính có căn cứ và đúng pháp luật của các quyết định tố tụng do cơ quan có thâm quyền ban hành.
2.1.1.3 Dé ra yêu cẩu kiểm tra, xác minh và yêu cau cơ quan có thẩm quyển giải quyết nguồn tin về tội phạm thực hiện.
VKS trong công tác thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phải phối hợp chặt chẽ với CQDT dé nắm chắc tình hình giải quyết nguồn tin về tội phạm; phân loại xử ly va theo dõi, đôn đốc việc xác minh, giải quyết của CQDT theo đúng các quy định của BLTTHS năm 2015 và Thông tư liên tịch số 01 năm 2017 Trong ? Xem Điều 148 BLTTHS năm 2015.
Trang 35việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khi THQCT trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khi thấy cần thiết VKS có thê đề ra những yêu cầu kiểm tra, xác minh dé làm sáng tỏ vụ việc và yêu cầu cơ quan có thâm quyên giải quyết nguồn tin về tội phạm kiểm tra, xác minh kịp thời.
Đối với Kiểm sát viên được phân công THQCT và kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố phải lập kế hoạch theo đối, kiểm sát chặt chẽ các hoạt động kiểm tra, xác minh của Điều tra viên, nắm chắc nội dung và tiến độ giải quyết, chủ động đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh ngay từ đầu trong suốt quá trình kiểm sát việc giải quyết đảm bảo kết quả giải quyết chính xác, khách quan Khi đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh, Kiểm sát viên phải nêu rõ nội dung cần xác minh dé kiểm tra tính xác thực của nguồn tin; thu thập củng cô chứng cứ dé làm rõ những tình tiết liên quan đến những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự, được quy định tại Điều 85 BLTTHS Văn bản yêu cầu kiểm tra, xác minh phải được lưu trong hồ sơ kiểm sát tin báo của VKS Khi xét thay có van dé cần xác minh thêm, Kiểm sát viên kip thời bố sung yêu cầu kiểm tra, xác minh lần 2, lần 3, ; nếu Điều tra viên chưa rõ, Kiểm sát viên có trách nhiệm giải thích nội dung những yêu cầu kiểm tra, xác minh Trường hợp Điều tra viên không đồng ý thì Kiểm sát viên yêu cầu Điều tra viên nêu rõ lý do va báo cáo lãnh đạo VKS hoặc lãnh đạo đơn vi xem xét, kiến nghị với Thủ trưởng CQDT; trường hop CQDT không thực hiện được đầy đủ các yêu cầu kiểm tra, xác minh thì phải nêu rõ lý do trong văn bản kết luận xác minh vụ việc.
Về nguyên tắc, yêu cầu kiểm tra, xác minh thể hiện bằng văn bản, tuy nhiên trong trường hợp xác minh giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, Điều tra viên tiễn hành hoạt động khám nghiệm hiện trường, trưng cầu giám định tử thi, thì Kiểm sát viên được phân công kiểm sát giải quyết không thê đề ra yêu cầu kiểm tra, xác minh băng văn bản mà có thê để ra yêu cầu kiểm tra, xác minh băng lời nói.
Bên cạnh đó, dé cụ thể hóa về trách nhiệm của CQDT, Co quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong việc thực hiện các yêu cầu, quyết định của VKS, BLTTHS năm 2015 đã quy định tại Điều 162 như sau:
Trang 36- CQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điều tra phải thực hiện yêu cầu, quyết định của VKS trong việc khởi tố.
- Đối với quyết định Phê chuẩn, không phê chuẩn việc bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, phê chuẩn, không phê chuẩn các biện pháp khác hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm theo quy định của BLTTHS năm 2015, quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ, quyết định khởi tố vụ án, quyết định không khởi tố vụ án, quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm và các quyết định tố tụng khác trái pháp luật của CQDT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điều tra và quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tô vụ án hình sự, quyết định không khởi tố vụ án hình sự không có căn cứ và trái pháp luật; nếu không nhất trí, CQDT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra vẫn phải thực hiện nhưng có quyền kiến nghị với VKS cấp trên trực tiếp Trong thời hạn 20 ngày ké từ ngày nhận được kiến nghị của CQDT hoặc trong thời han 05 ngày ké từ ngày nhận được kiến nghị, VKS cấp trên trực tiếp phải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan đã kiến nghị.”
Hoạt động dé ra yêu cầu kiểm tra, xác minh và yêu cầu cơ quan có thấm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm thực hiện là một trong những hoạt động quan trọng và thường xuyên được tiễn hành khi VKS thực hành quyền công tố trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm Hoạt động này giúp Kiểm sát viên luôn theo dõi, kiểm sát chặt chẽ các hoạt động kiểm tra, xác minh của Điều tra viên, nam chắc nội dung và tiễn độ giải quyết nguồn tin về tội phạm của Điều tra viên và CQDT.
2.1.1.4 Trực tiếp giải quyết tô giác, tin bdo về tội phạm, kiến nghị khỏi to trong các trường hợp do BLTTHS năm 2015 quy định
VKS trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đã được hướng dẫn cụ thé tại Quy chế tạm thời Công tác thực hành quyền công tố, kiêm sát việc tiép nhận, giải quyết tô giác, tin báo vê tội phạm, kiên nghị khởi tô
3° Xem Điều 162 BLTTHS năm 2015.
Trang 37(Ban hành kèm theo Quyết định số 169/OD-VKSTC ngày 02 thang 5 năm 2018 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao):
Trường hợp phát hiện Cơ quan có thẩm quyền điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm thì Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo đơn vi, lãnh đạo Viện có văn bản yêu cầu Cơ quan có thầm quyền điều tra khắc phục vi phạm Trường hợp VKS đã yêu cầu nhưng Cơ quan có thâm quyền điều tra
không khắc phục, Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện yêu cầu Cơ
quan có thâm quyền điều tra chuyên hồ sơ vụ việc cho VKS để giải quyết theo quy định của BTTHS và quy định của pháp luật khác có liên quan.
Khi trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, Kiểm sát viên được phân công phải thực hiện các hoạt động sau đây:
- Trước khi tiễn hành một số hoạt động kiểm tra, xác minh, Kiểm sát viên phải xây dựng kế hoạch báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện xem xét, phê duyệt;
- Trong quá trình kiểm tra, xác minh, Kiểm sát viên tuân thủ quy định của
BLTTHS về căn cứ, thâm quyền, trình tự, thủ tục tiến hành các biện pháp kiểm tra,
xác minh Đối với vụ việc phức tạp, Kiểm sát viên có thể phối hợp với Điều tra viên, Cán bộ điều tra dé tiến hành một số hoạt động kiểm tra, xác minh;
- Kết thúc VIỆC kiểm tra, xác minh, Kiểm sát viên nghiên cứu, đánh giá chứng cứ, tài liệu, đồ vật, báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện kết quả kiểm tra, xác minh và đề xuất hướng giải quyết theo quy định của pháp luật.
Chứng cứ, tài liệu, đồ vật Kiểm sát viên thu thập được trong quá trình kiểm tra, xác minh phải được đưa vào hồ sơ vụ việc, lưu hồ sơ kiểm sát theo quy định của pháp luật.
BLTTHS năm 2015 quy định cho VKS có quyền trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố là một điểm mới rat tiến bộ Quy định này có ý nghĩa trong trường hợp phát hiện CQDT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tô giác, tin báo vê tội phạm, kiên nghị khởi tô hoặc có dâu hiệu bỏ lọt
3! Xem Điều 12 Quy chế 169/2018.
Trang 38tội phạm mà VKS đã yêu cầu nhưng không được khắc phục thì VKS sẽ phải trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi t6.**
2.1.1.5 Yêu cẩu COĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điều tra KTVAHS hoặc trực tiếp quyết định KTVAHS
* Yêu cau COĐT, Cơ quan được giao nhiệm vu tiễn hành một số hoạt động điều tra KTVAHS
Quá trình THQCT trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, qua nghiên
cứu hé sơ vụ việc, nếu thấy cơ quan điều tra có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, hành vi
phạm tội hoặc bỏ xót chưa xác minh các tình tiết quan trọng liên quan đến việc khởi tố hay không KTVAHS thì VKS yêu cầu CQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều ra quyết định KTVAHS.
Đối với kiến nghị KTVAHS do cơ quan nhà nước chuyên đến thường kèm theo các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được trong quá trình kiểm tra, thanh tra cùng với bản kết luận về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm (hồ sơ thanh tra, kiểm tra) Trong trường hợp này, Kiểm sát viên được phân công phải tiến hành nghiên cứu, phân loại, đánh giá các tài liệu chứng cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội xảy ra để báo cáo với lãnh đạo Nếu có căn cứ xác định sự việc xảy ra có dấu hiệu tội phạm thì Kiểm sát viên làm báo cáo bằng văn bản đề nghị lãnh đạo ra quyết định chuyên toàn bộ hồ sơ cho CQDT và yêu cầu KTVAHS Nếu qua nghiên cứu xác định chưa có đủ căn cứ dé KTVAHS thì Kiểm sát viên báo cáo với lãnh đạo làm thủ tục chuyên hồ sơ, tài liệu cho CQDT dé tiép tục kiểm tra, xác minh thêm và giải quyết theo thâm quyền.”
* Truc tiép quyết định khởi to vụ án hình sự
VKS ra quyết định KTVHAS đã được BLTTHS năm 2015 quy định cụ thé tại khoản 3 Điều 153:
“3 Viện kiểm sát ra quyết định khởi tổ vụ án hình sự trong trường hop: a) Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tô vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiên hành một sô hoạt động điêu tra;
3* Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2016), Tai liệu tập huấn chuyên sâu BLTTHS năm 2015, Hà Nội, Mục 1.7, tr 22.3 http://tks.edu.vn/WebKiemSatVienCanBiet/Detail/56?iđMenu=85
Trang 39b) Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết t6 giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khỏi to; c) Viện kiểm sát trực tiếp phat hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cẩu
khởi tô của Hội đồng xét xử.”
+ VKS hủy bỏ quyết định không KTVAHS của CQĐT, Cơ quan được giao
nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điều tra;
Việc VKS hủy bỏ quyết định không KTVAHS đã được phân tích ở mục 2.1.1.2, nay tác giả xin phép không nhắc lại.
+ VKS trực tiếp giải quyết tô giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố Việc VKS trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được hướng dẫn cụ thê tại Điều 12 Quy chế tạm thời Công tác thực hành quyền
công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi t6 (Ban hành kèm theo Quyết định số 169/OD-VKSTC ngày 02 tháng 5 năm 2018 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao) và cũng đã được phân tích cụ thé ở mục 2.1.1.4 Như vậy trong quá trình VKS trực tiếp giải quyết tô giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, trong một số trường hợp cần thiết nếu thấy có dấu hiệu tội phạm thì VKS sẽ trực tiếp ra quyết định KTVAHS.
+ VKS trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.
- Quá trình THQCT và kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, khi phát hiện hành vi của người có thâm quyền trong việc giải quyết tô giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có dấu hiệu tội phạm thì VKS có quyền KTVAHS.
- VKS khởi tô theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử đã được hướng dẫn trong Quy chế 03/2017 như sau: Trong thời hạn 03 ngày, kế từ khi nhận được yêu cầu khởi tô vụ án hình sự của Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên thụ lý giải quyết vụ án phải kiểm tra các tài liệu, chứng cứ và báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện giải quyết như sau: Nếu thấy yêu cầu KTVAHS của Hội đồng xét xử có căn cứ thì ra quyết định KTVAHS và chuyên ngay quyết định đó kèm theo các tài liệu
3 Xem Điều 153 BLTTHS năm 2015.
Trang 40có liên quan đến CQDT có thâm quyền dé tiễn hành điều tra.*° Còn nếu thấy yêu cầu
KTVAHS của Hội đồng xét xử không có căn cứ thì ra quyết định không KTVAHS và
gửi ngay quyết định đó cho Tòa án nơi Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố.”
Có thé thấy việc quy định cho VKS có quyền yêu cầu CQDT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điều tra KTVAHS hoặc trực tiếp quyết định KTVAHS nhằm mục đích hạn chế tối đa tình trạng bỏ lọt tội phạm, hành vi phạm tội hoặc bỏ xót các tình tiết quan trọng liên quan đến việc khởi tô hay không KTVAHS là kết qua của quá trình giải quyết t6 giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
2.1.1.6 Quyết định gia hạn thời hạn giải quyết tô giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tổ
Theo quy định tại Điều 147 BLTTHS năm 2015 thì thời hạn giải quyết tô giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không quá 20 ngày kể từ ngày cơ quan có thâm quyền nhận được tổ giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố Đối với tô giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tổ có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng (trong trường hop được Thủ trưởng ủy quyền hoặc phân công), cấp trưởng, cấp phó cơ quan đang thụ ly, giải quyết có thé kéo dai thời hạn giải quyết nhưng không quá 02 tháng kế từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thâm quyền
giải quyết.”
Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh, chậm nhất 05 ngày trước khi hết thời hạn 02 tháng trên, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, cấp trưởng, cấp phó, cơ quan đang thụ lý, giải quyết phải có văn bản đề nghị VKS cùng cấp hoặc VKS có thâm quyên gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị nêu trên, VKS phải xem xét, quyết định Trường hợp đề nghị của cơ quan đang thụ lý, giải quyết là có căn cứ thì Viện trưởng hoặc
Phó Viện trưởng VKS ra Quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh; thời hạn * Xem Điểm a Khoản 2 Điều 13 Quy chế 03/2017.
* Xem Điểm b Khoản 3 Điều 13 Quy chế 03/2017.3” Xem Khoản 1 và Khoản 2 Điều 147 BLTTHS năm 2015.