1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sách chuyên khảo: Pháp luật về lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam - Đỗ Thị Dung chủ biên, Trần Thị Thúy Lâm

280 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TS ĐỖ THỊ DUNG (Chi biên)

LAO DONG GIUP VIEC GIA DINH Ở VIỆT NAM

(Sách chuyên khảo)

Trang 2

PHÁP LUẬT VỀ

LIU DONG GIUP VIEC GIA DINHOVIET NAM

Trang 3

3220-2018/CXBIPH/05-228/TP.

Trang 5

Chủ biên:

TS ĐỎ TH] DUNG Tap thé tác giả: TS DO TH] DUNG

PGS.TS TRAN TH] THUY LAM PGS.TS NGUYEN HIEN PHUONG ThS DOAN XUAN TRUONG

ThS HÀ THỊ HOA PHƯỢNG

ThS TRAN THỊ KIỀU TRANGThS NGUYEN TIEN DUNG

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Lao động giúp việc gia đình có đóng góp quan trọng đốivới sự phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu cũng như đối với mỗi

quốc gia Trên thé giới, lao động giúp việc gia đình ngày càng

gia tăng, nhất là ở các quốc gia đang phát triển Vì thế, phápluật của nhiều quốc gia rất quan tâm đến loại hình lao động này.Ở Việt Nam, trên cơ sở các tiêu chuẩn lao động trong Cong

ước số 189 của Tỏ chức lao động quốc tế, Bộ luật lao động năm

2012 đã quy định cụ thể về độ tuổi, hợp đồng lao động, điều

kiện lao động, điều kiện sử dụng lao động, đối với lao động

giúp việc gia đình, tạo sự bình đẳng giữa những người lao độngtrong thực hiện quyền tự do việc làm và bảo đảm thu nhập.

Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện, quy định về lao độnggiúp việc gia đình của Bộ luật lao động năm 2012 cũng dầnbộc lộ một số vấn dé bát cập Nhằm giúp độc gid, lao động

giúp việc gia đình, người sử dụng lao động giúp việc gia đìnhvà những người thực thi, nghiên cứu, giảng dạy pháp luật nói

chung, pháp luật lao động giúp việc gia đình nói riêng hiểu dayđủ, toàn diện về những vấn đề lý luận cũng như các quy địnhcủa pháp luật Việt Nam hiện hành về lao động giúp việc gia

đình và thực tiễn thực hiện, những ý kiến đề xuất hoàn thiện

các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp.

Trang 7

luật về lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam trong thời gian

tới, Nhà xuất ban Tư pháp xuất bản cuốn “Pháp luật về lao dong giúp việc gia đình ở Việt Nam (Sách chuyên khảo)” do nhóm tácgiả là giảng viên Bộ môn Luật lao động, Trường Đại học Luật Hà Nội biên soạn Nhà xuất bản Tư pháp và các tác giả mong

nhận được ý kiến góp ý của bạn đọc để cuốn sách hoàn thiện

hơn trong những lần xuất bản sau.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Hà Nội, tháng 5 năm 2018

NHÀ XUÁT BẢN TƯ PHÁP

Trang 8

LOI TÁC GIA

Trên thé giới, hiện có khoảng 52,6 triệu lao động giúp việc gia đình và ngày càng gia tăng, nhất là ở các nước đang phát triển Vì thế, pháp luật của nhiều nước trên thế giới, từ lâu, đã rat quan tâm đến lao động nảy Đặc biệt, năm 2011, Tổ chức lao động quốc té đã ban hành Công ước số 189 về việc làm bền vững đối với lao động giúp việc gia đình, trong đó quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của lao động giúp việc gia đình, chủ sử dụng lao động giúp việc gia đình nhằm bảo đảm tốt hơn việc

làm cũng như thu nhập cho lao động giúp việc gia đình.

Ở Việt Nam, lao động giúp việc gia đình đã tồn tại từ rất sớm trong đời sống xã hội Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn lịch sử

khác nhau thì quan niệm về lao động giúp việc gia đình khác

nhau Trong nền kinh tế thị trường, với tư cách lả hoạt động lao động tạo ra thu nhập không bị pháp luật cắm nên lao động

giúp việc gia đình được thừa nhận và quy định trong Bộ luật

lao động năm 1994.

Nhằm phù hợp hơn với thực tế đời sống, Bộ luật lao động năm 2012 và các văn bản hướng dẫn đã quy định cụ thể về lao

động giúp việc gia đình Đây là bước ngoặt quan trọng tạo cơ

sở pháp lý để bảo vệ việc làm, thu nhập và các quyền lợi khác

cho lao động giúp việc gia đình, tạo sự bình đẳng giữa những người lao động trong thực hiện quyén tự do việc làm và bảo

Trang 9

đảm thu nhập, ổn định đời sống Song, qua hơn 05 năm thực

hiện, quy định về lao động giúp việc gia đình của Bộ luật laođộng năm 2012 cũng dần bộc lộ một số van dé bat cập như: thời

giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của lao động giúp việc gia đình

sống cùng gia đình người sử dụng lao động chưa phù hợp, việc

áp dụng mức lương tối thiểu vùng làm căn cứ trả lương cho lao

động giúp việc gia đình là không hợp lý, chưa quy định về đào tạo nghề cho lao động giúp việc gia đình, chưa quy định các hành vi xúc phạm nhân phẩm, thân thẻ, bị xử phạt, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật lao động giúp việc gia đình còn thấp, chưa đủ nghiêm khắc và chưa có tính ran đe, v.v Từ bat cập này đã dẫn đến tình trạng các bên nhất là chủ gia đình không tuân thủ pháp xâm phạm các quyền và lợi

ích hợp pháp của lao động giúp việc gia đình Đó là không trả

lương đây đủ cho lao động giúp việc gia đình, yêu cầu lao động

giúp việc gia đình làm việc cả ngày và đêm không được trả

tiền lương làm thêm giờ, làm đêm, không được nghỉ hằng tuần,

hằng năm, Nhiều trường hợp lao động giúp việc gia đình bị

đánh đập dã man, Ngược lại, tình trạng lao động giúp việc

gia đình vi phạm pháp luật như bạo hành thành viên trong hộ gia đình, trộm cắp tài sản của chủ nhà, cũng xảy ra phổ biến Trong khi đó, lao động giúp việc gia đình không ngừng gia tăng trong những năm gần đây Theo Trung tâm Dự báo và Thông

tin thị trường lao động quốc gia, số lượng lao động giúp việc

gia đình trong năm 2015 tăng khoảng 63% so với năm 2008

Trang 10

(từ 157.000 lên 246.000 lao động) Dự báo đến năm 2020, ở Việt Nam sẽ có khoảng 350.000 lao động giúp việc gia đình.

Ngoài ra, trong xu hướng chung của pháp luật quốc tế cũng như yêu cầu đặt ra của pháp luật lao động trong bối cảnh

hội nhập, cần thiết phải bảo đảm quyền lợi các bên trong quan

hệ lao động giúp việc gia đình, nhất là bảo đảm vị thế và việclàm bền vững cho lao động giúp việc gia đình.

Voi những lý do trên, chúng tôi biên soạn cuốn “Pháp luật về lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam (Sách chuyên khảo) " Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến rất quý báu của nhiều nhà khoa học, của đồng nghiệp, các nhà

quản lý và cơ quan liên quan trong quá trình biên soạn và hoàn

thiện cuốn sách này.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng khó tránh khỏi những,

thiếu sót, chúng tôi rat mong nhận được ý kiến của bạn đọc dé lần xuất bản sau cuốn sách được hoàn thiện hơn.

TM TẬP THE TÁC GIA

Chủ biên

TS Đỗ Thị Dung

Trang 11

CHUONG I

MOT SO VAN DE CHUNG

VE LAO DONG GIUP VIEC GIA DINH

VA PHÁP LUAT LAO DONG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH

1 MỘT SÓ VAN DE LY LUẬN VE LAO DONG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH VÀ PHAPL 'LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC

GIA ĐÌNH

1, Một số vấn dé lý luận về lao động giúp việc gia đình

1m lao động giáp việc gia đình

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, giúp việc gia đình là

công việc xuất hiện từ rất sớm và phát triển nhanh chóng trong những thập ky gần đây Do sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời do yêu cầu chuyên môn hóa công việc ngày càng cao, nhiều gia đình có điều kiện về kinh tế nhưng ban rộn với công,

việc xã hội, nên ít có thời gian dé làm các công việc gia đình.Bởi vậy, nhu cầu sử dụng lao động giúp việc gia đình gia tăng,

mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở các thành phó lớn Tính đến

năm 2010, trên thế giới có khoảng 52,6 triệu lao động giúp

việc gia đình (tăng 19 triệu lao động từ giữa thập kỷ 90 đến năm 2010), chiếm từ 5 - 10% lực lượng lao động ở các quốc

11

Trang 12

gia đang phát triển và từ | - 2,5% ở các quốc gia công nghiệp

phát triển.!

Với tỷ lệ đáng kể trong lực lượng lao

lao động giúp việc gia đình đã, đang và sẽ có những đóng góp

quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu Tuy

nhiên, thực tế trong thị trường lao động, lao động giúp việc gia đình vẫn bị đánh giá tháp, bị coi là lao động không cần có kỹ năng, vi thé hầu như không được quan tâm, dẫn đến bj phân biệt đối xử về điều kiện làm việc và dé bị lạm dụng về nhân quyền.

Nhằm bảo vệ lao động giúp việc gia đình, Tổ chức lao động quốctế cũng như pháp luật của nhiều quốc gia trên thể giới đã cong

nhận giúp việc gia đình là một nghề và lao động giúp việc gia

đình là người lao động như những lao động khác.? Họ có day đủ

xã hội như vậ)

1 Văn phòng Tổ chức lao động quốc tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,Cuộc họp tham van việc làm bên vững cho những người lao động giúp việc gia

đình, Hà Nội, 2010; ILO, Domestic workers across the world: Global and regionalstatistics and the extend of legal protection, 2013.

? Lao động giúp việc gia đình được nhiều quốc gia quan tâm Các nước như.

Uruguay, Tây Ban Nha, Nam Phi, Philippines, Campuchia, Brunei, Singgapore,Việt Nam quy định trong Luật lao động hoặc Luật việc làm và trong đỏ có

quy định riêng đối với lao động giúp việc gia đình Một số quốc gia khác như Ân

Độ, Mỹ, Canada có các quy định, quy tắc cụ thé cấp quốc gia hoặc địa phương.về lao động giúp việc gia đình Một số quốc gia như Pháp, Italia có thỏa ước.lao động tập thé cấp quốc gia hoặc khu vực về lao động giúp việc gia đình Riêng

Philippines, ngoài quy định trong Bộ luật lao động năm 1974, nước nảy còn quy.định “Chính sách hành động cho sự bảo vệ và phúc lợi cho lao động giúp việc giađình” (còn được gọi là luật dành cho người giúp việc gia đình) được ban hành ngày,18/01/2013 Xem: Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng,Báo cáo rà soát pháp luật, chính sách, nghiên cứu quốc tế và Việt Nam liên quan

đến lao động giúp việc gia đình, Hà Nội, 2013, tr 11, 12.

Trang 13

các quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động khi tham gia quan

hệ lao động.

Xuất phát từ đặc điểm riêng của công việc giúp việc gia

đình cũng như của người lao động làm công việc giúp việc

gia đình, pháp luật quốc tế, thy vao cách tiếp cận chính sách và pháp luật của mình, đã quy định cụ thể về khái niệm lao

động giúp việc gia đình làm cơ sở để bảo đảm quyền, lợi ích,

nghĩa vụ của lao động giúp việc gia đình khi tham gia quanhệ lao động.

é lao động giúp việc gia đình được Tổ chức lao động quốc tế đưa ra tại cuộc họp các chuyên gia

năm 1951 Theo đó, lao động giúp việc gia đình được định

Định nghĩa đầu tiên

nghĩa: “La người làm công, làm việc tại nhà riêng, theo các

hình thức và thời gian thanh toán tiên công khác nhau Người

này có thể do một hoặc nhiều người thuê và người chủ khôngđược tìm kiếm lợi nhuận từ công việc này ”.

Từ quy định có tính chất nền móng và định hướng của

Tổ chức lao động quốc tế, nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra định nghĩa về lao động giúp việc gia đình Chẳng hạn, Dao luật về việc làm số 265 năm 1955 của Malaysia đưa ra định nghĩa về người giúp việc gia đình hay người phục vụ trong

gia đình (domestic servant) theo cách gọi của nước này: “Langười được thuê dé làm những công việc trong gia đình, khong

liên quan tới bắt kỳ hoạt động thương mại, kinh doanh hoặc

18

Trang 14

nghề nghiệp của người chủ gia đình Họ có thé là người ndu

cơm, lau dọn nhà cửa, quản gia, chăm sóc trẻ, làm vườn, giặtgiit, bảo vệ, lái xe hoặc là rita xe của gia đình đó” Bộ luật laođộng năm 1974 của Philippines sử dụng thuật ngữ “phục vụ

trong nhà hoặc cho hộ gia đình” (domestic/household service)và đưa ra định nghĩa “Dich vu gia đình hoặc nội trợ là dịch vụ

trong nhà người sử dụng lao động, là hoạt động can thiết vàmong muốn dé duy trì và hưởng thụ tai nhà và bao gồm các

hoạt động quản trị sự tiện nghỉ cá nhân của các thành viên

của gia đình chủ sử dụng lao động, ké cả lái xe cho gia đình”.

Campuchia định nghĩa lao động giúp việc gia đình trong

Điều 4 Luật lao động năm 1997: “Người giúp việc trong gia

đình là những lao động tham gia vào công việc chăm sóc chủ

nhà hay trông nom tài sản của chủ nhà để nhận thù lao” Brunei đưa ra định nghĩa: “Người giúp việc gia đình là bắt

kỳ người nào don dep nhà cửa, chuông trại hoặc làm vườnhoặc lái xe hoặc liên quan đến các công việc trong gia đình

của bat kỳ nhà ở, câu lạc bộ hoặc tổ chức nhà nước hoặc tư nhân” (Điều 2 Luật lao động năm 2002) Singapore lại đưa

ra định nghĩa lao động giúp việc gia đình trong Luật việc làm

năm 2008, theo đó tại Điều 2 quy định: “Người giúp việc gia

đình là người được thuê để làm việc nhà, làm vườn hoặc lải

xe hoặc phục vụ mục đích cả nhân ".3

3 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tải liệu tham khảo pháp luật lao động.

nước ngoài, Nxb Lao động - Xã hội, 2010, tr 78, 79.

Trang 15

Có thế thây rằng, định nghĩa lao động giúp việc gia đình

được pháp luật các quốc gia đưa ra rất phong phú Nhìn chung,

việc xác định công việc lao động giúp việc gia đình dựa vào

các tiêu chí nhất định Trong đó, tiêu chí quan trọng của công

việc lao động giúp việc gia đình là được thực hiện trong nhà

của người sử dụng lao động Tiêu chí này được nhấn mạnh

trong luật pháp các quốc gia như: Tây Ban Nha, Mỹ (Hạt

Montgomery thuộc Bang Maryland), Philippines, ) Theo đó,Nghị định Hoàng gia của Tay Ban Nha quy định công việc

giúp việc gia đình có thể được thực hiện cả trong và cho hộ gia

đình Mỹ (Hạt Montgomery thuộc Bang Maryland) định nghĩa

là “dich vu trong nhà” và theo Dự luật số 2-08 mở rộng đối

với công việc “chủ yếu được thực hiện trong một ngôi nhà".*

Có những quốc gia như: Malaysia, Argentina, Malaysia, Brazil,

Guatemala, lại nhắn mạnh bản chất không sinh lời của công việc giúp việc gia đình, bằng cách loại bỏ các hình thức lao

động gắn với kinh doanh, thương mại được thực hiện tại nhà

ra khỏi phạm vi của lao động giúp việc gia đình Ngược lại, có

những quốc gia như: Uruguay, Thụy Sỹ, lại cho rằng, một trong những tiêu chuẩn về lao động giúp việc gia đình là tập

trung vào các nhiệm vụ dẫn đến “lợi ích kinh tế trực tiếp” của.

người sử dụng lao động.

* Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng Bao cáo rà soátpháp luật, chỉnh sách, nghiên cứu quốc té và Việt Nam liên quan đến lao động giúp

việc gia đình, Hà Nội, 2013, tr 6.

15

Trang 16

Một số quốc gia như: Malaysia, Costa Rica, Italia, Bồ Đào

Nha, Mỹ (Bang California) không chú trọng nhấn mạnh

bản chất của công việc lao động giúp việc gia đình mà chủ

yếu liệt kê các nhiệm vụ lao động giúp việc gia đình phải thực

hiện Cụ thé, Costa Rica, Italia, Bé Đào Nha, quy định danh

mục các nhiệm vụ mà người lao động giúp việc gia đình có

thể thực hiện Costa Rica, Điều 139 của Nghị định số 19010-G năm 1999 liệt kê dọn dep, nấu ăn, là quan áo, giặt giũ và trợ

giúp; Italia, CCN, Điều 10, liệt kê don dep nhà cửa, giặt gid,nấu bếp, dọn đẹp chuồng ngựa và chăm sóc ngựa, giúp đỡ các

động vật trong nhà, chăm sóc vườn và cây xanh, các chức năng

bằng tay chân, làm bầu bạn, chăm sóc trẻ sơ sinh, phối hợp đa

chức năng trong hộ gia đình bao gồm don dep, giặt giũ, nau ăn,

giúp đỡ động vật; bảo vệ an ninh trong hộ gia đình, là quần áo,

phục vụ ban ăn, làm vườn, lái xe, trợ giúp những người tự phục

vụ, trợ giúp những người bị khuyết tật, quản lý tài sản của tô

tiên để lại Bồ Đào Nha, Điều 2 (2) của Nghị định pháp lý số

235/92 liệt kê giặt giữ và đọn dẹp, chăm sóc người già và người

ốm, chăm sóc các động vật trong nhà và chăm sóc vườn cây, Trong khi đó, theo Tiêu chuẩn quốc tế về phân loại nghề do Tổ

chức lao động quốc tế điều hành, thì công việc giúp việc gia

đình thuộc hai nhóm lớn: 1) Nhóm chăm sóc gia đình (quản giavà chăm sóc trẻ em, chăm sóc cá nhân tại gia đình); 2) Nhóm

công việc gia đình (nấu ăn, lau don, giặt giũ, ).°

5 Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng, Báo cáo ra soát

Trang 17

Dù coi trọng các tiêu chí khác nhau, song điểm chung trong

các định nghĩa, đó là công việc giúp việc gia đình phải là côngviệc trong gia đình, được thực hiện thường xuyên, mang tính

liên tục và trên cơ sở nghề nghiệp Ở Bolivia, trong Luật người lao động cho hộ gia đình ngày 03/4/2003 yêu cầu công việc phải

“mang tính liên tục ”; Paraguay (Điều 148 của Bộ luật lao động)

yêu cầu phải là công việc “zhưởng xuyên"; Panama (Điều 230 của Bộ luật lao động) và Guatemala (Điều 161 của Bộ luật lao

động) yêu cầu công việc phải “la công việc thường xuyên và

mang tính liên tục ”; Nicaragua (Điều 145 của Bộ luật lao động) yêu cầu công việc phải “là công việc thường xuyên” hoặc “mang

tính liên tục”; và Bồ Đào Nha (Điều 2 (1) của Nghị định pháp lý)

yêu cầu công việc phải được thực hiện liên tục Argentina loại trừ việc làm dưới một tháng, ít hơn 4 giờ trong một ngày và bốn ngày trong một tuần đối với cùng một người sử dụng lao động.

Điều 2 Luật việc làm của người lao động trong hộ gia đình của

Phần Lan loại trừ những người lao động giúp việc gia đình mà hợp đồng làm việc của họ dưới một tháng hoặc làm việc tối đa một ngày trong một tuần cho cùng một người sử dung lao động,

hoặc số giờ làm việc thường xuyên cho cùng một người sử dụng

lao động không vượt quá 3 giờ trong một ngày.°

pháp luật, chính sách, nghiên cứu quốc tế và Viét Nam liên quan đến lao động giúp

việc gia đình, Hà Nội, 2013, tr 6 - 13.

© Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và phat triển cộng đồng, Báo cdo rà soátpháp luật, chính sách, nghiên cứu quắc tế và Wệt Nam liên quan đến lao động giúp

việc gia đình, Ha Nội, 2013, tr 13 [TRỤNG TÂM THÊM a Tal TH

]TRU bas Hi Ũ

wey ẹ ay 17

ai

Trang 18

Bên cạnh đó, ở nhiều quốc gia và vùng lãnh tho, mặc dù

pháp luật đã điều chỉnh đối với lao động giúp việc gia đình

nhưng lại không cé định nghĩa lao động giúp việc gia đình, như

Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Srilanka’,

Để thống nhất cách hiểu chung về “công việc trong gia đình” và “Người lao động giúp việc gia đình”, đồng thời ghi

nhận những đóng góp quan trọng của lao động giúp việc gia đình

đối với nền kinh tế toàn cầu, cũng như nhằm nâng cao vị thế của lao động giúp việc gia đình ở các quốc gia, ngày 16/6/2011, tại Hội nghị thường niên lần thứ 100, Tổ chức lao động quóc tế đã thông qua Công ước số 189 về việc làm bền vững cho lao động giúp việc gia đình Đây là khung pháp lý quốc tế quan trọng về

tiêu chuẩn lao động nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích cũng như

cải thiện các điều kiện làm việc cho lao động giúp việc gia đình Theo Điều 1 Công ước số 189, thuật ngữ “công việc trong gia

đình” có nghĩa là công việc được thực hiện trong hoặc cho một

hộ gia đình hay nhiều hộ gia đình; thuật ngữ “ngưởi lao động giúp việc gia đình” (domestic worker) “là bat kỳ người nào thực

hiện công việc trong gia đình có quan hệ việc làm; một người chỉ

thực hiện công việc trong gia đình theo dip hoặc không thường

xuyên và không có tính chất nghề nghiệp thì không phải là người

lao động giúp việc gia đình".

7 Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng, Báo cảo rà soát

pháp luật, chính sách, nghiên cứu quốc tế và Việt Nam liên quan đến lao động giúp

việc gia đình, Hà Nội, 2013, tr 7, 12.

Trang 19

Nhu vậy, định nghĩa này đã khái quát phạm vi công

việc trong gia đình, đồng thời nêu rõ người lao động giúp

việc gia đình là người lao động có quan hệ việc làm với người sử dung lao động dé thực hiện thường xuyên các công việc trong gia đình, nhằm xác định và phân biệt lao động

giúp việc gia đình với những loại hình lao động khác trong

xã hội Điều đó giúp cho các quốc gia đễ dàng xác định các

tiêu chí cụ thể về lao động giúp việc gia đình trong pháp luật

nước mình theo hướng ngày càng thống nhất với quy định của Tổ chức lao động quốc tế.

Ở Việt Nam, trong thời kỳ phong kiến đã từng tồn tại loại lao động giúp việc gia đình và lao động này phổ biến

trong các gia đình quan lại, khá giả với những tên gọi khácnhau như con sen, con ở, gia nô, gia nhân, Đó thường là

những người có hoàn cảnh nghèo khổ hoặc đi ở để trả nợ

hoặc để kiếm sống Từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đến trước khi tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì hầu như

không tồn tại loại hình lao động giúp việc gia đình Bởi vìtrong thời kỳ đó, quan niệm đạo đức xã hội không chấp nhận

lao động giúp việc gia đình, cho đó là sự bóc lột mà xã hội

cần phải loại bỏ."

* Văn phòng TO chức lao động quốc tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,“Cuộc họp tham vấn việc làm bên vững cho những người lao động giúp việc gia

đình ", Hà Nội, 2010

18

Trang 20

Kế từ khi nhà nước ta xây dựng nên kinh tế thị trường,

người lao động có quyền tự do việc làm và mọi hoạt động lao

động tao ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cắm đều được

thừa nhận là việc làm, thì công việc giúp việc gia đình được

coi là việc làm hợp pháp và lao động giúp việc gia đình có các

quyền và nghĩa vụ như những lao động khác Bộ luật lao động

ra đời năm 1994, tuy thừa nhận lao động giúp việc gia đình,

nhưng chưa có quy định riêng cụ thẻ về quyền và nghĩa vụ củaloại hình lao động này, đồng thời cũng chưa đưa ra định nghĩa

về lao động giúp việc gia đình.

Đến năm 1998, trong Danh mục nghề nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 114/1998/QĐ-TCTK của Tổng cục thống kê ngày 29/3/1998, giúp việc gia đình chính thức được công nhận là một nghé trong mã số 9131 Đến năm 2007, giúp

việc gia đình được công nhận trong hệ thông ngành kinh tếViệt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg

ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ Việc thừa nhận lao

động giúp việc gia đình là một nghề trong các văn bán này, đã

tạo nền tảng quan trọng dé Bộ luật lao động năm 2012 quy định cụ thể về lao động giúp việc gia đình, từ Điều 179 đến Điều 183 trong mục V Chương XI Theo đó, khái niệm lao động giúp việc

gia đình đã được cụ thể tại Điều 179 Bộ luật lao động năm 2012:

“Lao động là người giúp việc gia đình là người lao động làmthường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều

hộ gia đình Các công việc trong gia đình bao gôm công việc

Trang 21

nỘi trợ, quan gia, chăm sóc trchăm sóc người bệnh, chăm sóc

người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mai”.

Định nghĩa này đã đưa ra cách hiểu chung thống nhất về

lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam, là người có đủ năng

lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động, thiết lập quan hệ lao động với một hoặc nhiều hộ gia đình để làm thường xuyên, liên tục các công việc gia đình (nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ ) Đồng thời định nghĩa còn khẳng định các công việc trong hộ gia đình nhưng liên quan đến hoạt

động thương mại thì không phải công việc giúp việc gia đình.

Trường hợp người làm công việc giúp việc gia đình theo hình

thức khoán việc thì không thuộc đối tượng áp dụng quan hệ

lao động theo quy định của Bộ luật lao động ma áp dụng theoquy định của pháp luật khác.

Tuy nhiên, Bộ luật lao động năm 2012 sử dụng thuậtngữ “lao động là người giúp việc gia đình” dù với mục đích

nhằm thống nhất với tên gọi các loại hình lao động khác trong Chương XI Bộ luật như lao động là người khuyết tật,

song không mang tính khái quát và không mô tả được đúng

đặc trưng công việc của lao động này Vì thế, trên cơ sở thuật ngữ tiếng Anh mà Tổ chức lao động quốc tế sử dụng trong

Công ước số 189 là “domestic worker” (lao động giúp việcgia đình) cũng như trong pháp luật của nhiều quốc gia trên

thé giới, trong cuốn sách này tác giả sử dụng thuật ngữ “Jao

21

Trang 22

động giúp việc gia đình " Từ đó, có thé đưa ra định nghĩa lao

động giúp việc gia đình như sau:

“Lao động giúp việc gia đình là người lao động làm

thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc

nhiều hộ gia đình °.

1.2 Đặc điểm của lao động giúp việc gia đình

Do tính chất công việc gia đình cũng như điều kiện

lao động của lao động giúp việc gia đình khác với lao động.

khác, nên lao động giúp việc gia đình có một số đặc điểm

riêng sau đây:

- Lao động giúp việc gia đình thực hiện thường xuyên các

công việc trong gia đình

Đây được coi là đặc điểm quan trọng nhất để nhận diện

lao động giúp việc gia đình Bởi công việc của lao động giúpviệc gia đình có nét đặc trưng khác với công việc của ngườilao động khác Đó không phải là một công việc được xác định

cụ thể mà là một chuỗi các công việc/nghề khác nhau, được lặp đi lặp lại mỗi ngày (nấu ăn, trông trẻ, lau dọn nhà cửa, giặt giữ quần áo ) Các công việc này tưởng như đơn giản, có thể không cần nhiều sức khỏe, nhưng đòi hỏi người lao động phải

có kỹ năng và sự kiên trì Trong khi đó, đối tượng phục vụ làmọi thành viên trong hộ gia đình, ở mọi lứa tuổi khác nhau, cónhu cầu khác nhau, vì thé cũng đòi hỏi lao động giúp việc giađình không chỉ hiểu biết về công việc mà còn hiểu biết được

Trang 23

nhu cau, tính cách của các thành viên trong gia đình Do công.việc đa dạng, đối tượng phục vụ không giống nhau, nên laolàm việc có định,

động giúp việc gia đình thường không

đặc biệt là công việc không thé mô tả một cách rõ ràng Vi dụ,

khi trông trẻ phải cho trẻ ăn, vệ sinh, tắm gội, chơi với trẻ, đến giờ thì nấu ăn, don dep, Trong khi đó, lao động giúp việc gia đình luôn phải sẵn sàng làm việc bat cứ việc gi, bat kể vào lúc nào khi có yêu cầu của người sử dụng lao động.

- Lao động giúp việc gia đình làm việc trong môi trường

khép kin, đơn lẻ

Với những đặc thù của công việc giúp việc gia đình, nên

số lượng lao động giúp việc gia đình thường ít, mang tính đơn lẻ và làm việc trong phạm vi một gia đình hoặc một số hộ gia

đình Thời gian để thực hiện công việc không có định, thường

kéo dài và diễn ra gần như cả ngày ở trong nhà, nên hầu như

lao động giúp việc gia đình ít có sự giao lưu với bên ngoài và

không được tham gia các tổ chức, đoàn thé Vì thé, bản thân

vi thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, và bảo đảm các quyền lợi về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là rất cao Ngoài ra, đối với những người lao động giúp việc sông chung với gia đình 23

Trang 24

người sử dụng lao động, nhiều khi cũng dễ bị kiểm soát về sựtự do, đi lại và giao tiếp nên đời sống tỉnh thần của họ ít nhiều

bị ảnh hưởng.

- Lao động giúp việc gia đình chủ yếu là lao động nữ và có

trình độ học van tháp

Cac kết quả nghiên cứu về lao động giúp việc gia đình trên

thé giới cũng như ở Việt Nam đều có chung nhận định: Lao.

động giúp việc gia đình chủ yếu là nữ giới Theo ước tính của

Tổ chức lao động quốc tế, phy nữ chiếm tới 87% trong tổng số lao động giúp việc gia đình trên toàn thế giới Ở châu Mỹ

La-tinh và vùng biển Caribe thi tỷ lệ này là 92%, trong khi đó ở

châu Á là 82%, châu Phi là 73% và Trung Đông là 64% Ở Việt

Nam, theo kết quả nghiên cứu của Tỏ chức lao động quốc tế và

Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng, lao động giúp việc gia đình là nữ chiếm 98,7%." Đặc điểm này xuất phát từ tinh chất công việc giúp việc gia đình Boi hau các công việc như nội trợ, trông trẻ, chăm sóc người già, đều

là các công việc có tính giản đơn, không cần qua đào tạo vẫn có thé làm được Hơn nữa, các công việc này chủ yếu đều cần sự

kiên trì, khéo léo, nên hầu hết lao động giúp việc gia đình là phụnữ Trong đó, chủ yếu là trẻ em gái và phy nữ ở các vùng nông.

thôn có hoàn cảnh gia đình khó khăn, nghèo, đông con, cha mẹ

° Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng, đáo cáo fóm tắt

tổng quan tình hình lao động giúp việc gia đình tại Việt Nam từ năm 2007 đến

2013 Hà Nội, 2013, tr 6, 7.

Trang 25

già yếu, bệnh tật, nghề nghiệp không 6n định, trình độ học van không cao; một số phụ nữ lớn tuổi không tìm kiếm được việc làm hoặc có việc làm nhưng thu nhập thấp Họ chọn công việc

giúp việc gia đình để giải quyết những khó khăn trong cuộc

sống gia đình, tuy nhiên hầu hết lại không lường được những phức tạp của công việc.

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, lao động giúp việc gia đình ít được coi trọng và thường chỉ có những người sống ở nông thôn và có học vấn thấp mới làm công việc này Phần

lớn lao động giúp việc gia đình chưa được đảo tạo bài bản,

có thể đến từ các nước kém phát triển hơn Bởi vậy, trình độ học vấn thấp và kỹ năng giao tiếp hạn chế là đặc điểm

khá đặc trưng của lao động giúp việc gia đình Họ lựa chọn

công việc giúp việc gia đình để giải quyết khó khăn trong cuộc sống gia đình, nhưng đa phần không hiểu biết xã hội, pháp luật, văn hóa, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn trong cuộc

sống, lại làm việc trong môi trường hẹp/khép kín nên họ

dễ bị lạm dụng sức lao động, quấy rối tình dục và phải đối

mặt với nhiều nguy cơ khác.

1.3 Vai trò của lao động giúp việc gia đình

Lao động giúp việc gia đình có vai trò rất lớn về mặt kinh tế, xã hội không chỉ đối với cá nhân/hộ gia đình người sử dung

lao động mà còn đối với chính bản thân và gia đình của người

lao động giúp việc gia đình Khi cuộc sống người lao động được 25

Trang 26

ổn định, nhu cầu sử dụng lao động của hộ gia đình thuê mướn

lao động được bảo đảm sẽ là điều kiện quan trọng dé nâng caochất lượng cuộc sống cho các thành viên trong xã hội Từ đó

góp phần thúc đầy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Vai trò đối với chính lao động giúp việc gia đình

Nhu đã trình bày, lao động giúp việc gia đình hầu hết lànữ, trong đó chủ yếu là trẻ em gái hoặc nữ giới ở độ tuổi khácao, trình độ học van thấp, nên cơ hội tìm kiếm việc làm ổn

định, lâu dài là khá khó khăn Bởi vậy, tham gia lao động giúpviệc gia đình, người lao động tăng cơ hội có việc làm hợp pháp,

ổn định.

Khi đã có việc làm, người lao động tăng cơ hội có nguồn thu nhập én định, lâu dài Hơn nữa, khi sống cùng gia đình

người sử dụng lao động, người lao động còn tiết kiệm được các

khoản chỉ phí thuê nhà, điện, nước, sinh hoạt cá nhân, ăn uống hằng ngày Bởi vậy, so với mức thu nhập của một số lao động

khác ở nông thôn hoặc lao động có công việc không ổn định thì

có thể thấy rằng thu nhập bình quân hằng tháng của lao động giúp việc gia đình có thé ổn định và cao hơn.

Khi ổn định thu nhập, bảo đảm đời sống hằng ngày, laođộng giúp việc gia đình có điều kiện để chăm lo kinh tế cho giađình mình, bảo đảm chỉ tiêu và góp phần cải thiện đời sống vật

chất và tỉnh thần cho các thành viên của gia đình, có tiền cho

con cái học hành, cũng như đóng góp cho các hoạt động xã hội

Trang 27

ở địa phương Ngoài ra, thu nhập từ lao động giúp việc gia đình

còn góp phan tạo đựng lợi ích lâu dài cho người lao động, lànguôn tiết kiệm, tích lũy phòng khi có rủi ro xảy ra hoặc tham

gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để được bảo đảm đời sống,

được chăm sóc sức khoẻ khi họ hết khả năng lao động hoặc bịốm đau, bệnh tật.

- Vai trò đối với người sử dụng lao động giúp việc gia đình

Hộ gia đình thuê mướn lao động giúp việc thông thường là

hộ gia đình có điều kiện vẻ kinh tế, thu nhập, song do công việc

chuyên môn, học tập hoặc kinh doanh mà các thành viên khôngcó thời gian làm công việc nhà, nhất là khi gia đình có người

cần chăm sóc như trẻ em dưới 3 tuổi, người già, người m,

Hon nữa, trong xã hội hiện dai, các nhu cầu như giải trí, du lịch, tham quan, tham gia các hoạt động xã hội khác làm cho nhiều

người không thể đủ thời gian để chăm sóc gia đình Vì vậy, khi

sử dụng lao động giúp việc gia đình, các thành viên trong hộ gia

đình được hỗ trợ đáng kẻ nhu cầu san sẻ gánh nặng cũng như giảm áp lực đối với công việc gia đình Từ đó, tạo điều kiện để họ chuyên tâm với công việc chuyên môn, làm ra thu nhập cao hơn, đồng thời có thời gian học tập dé nâng cao trình độ, nghỉ ngơi, giải trí, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Mặt khác, do công việc

gia đình không có điều kiện để chăm sóc tốt cho nhau, trong, khi đó các dịch vụ xã hội (nhà trẻ, trường mam non, dich vụ

n, các thành viên trong hộ

27

Trang 28

chăm sóc người bệnh, người giả, dịch vụ lau dọn nhà cửa )

chưa bảo đảm và còn nhiécập, thì giải pháp sử dụng laođộng giúp việc gia đình được coi là giải pháp hữu hiệu tạo cơhội được chăm sóc, quan tâm cho các thành viên trong gia đình,

nhất là trẻ em, người già, người bệnh, người khuyết tật.

- Vai trò đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đắt nước

Việc thừa nhận lao động giúp việc gia đình đã tạo cơ hội

cho người lao động, chủ yếu là nữ giới ở khu vực nông thôn có

cơ hội tìm việc làm phù hợp, giúp họ thoát khỏi tình trạng đói

nghèo, thiếu việc làm Với mức thu nhập ồn định từ mức lương

tối thiểu trở lên, lao động giúp việc gia đình mang lại giá trị

kinh tế nhất định cho bản thân họ và gia đình Ngoài ra, người

sử dụng lao động có trình độ cao, thu nhập cao, sẽ có thời gian,

sức khỏe để tăng thu nhập cao hơn, từ đó tạo điều kiện bảo đảmén định, lâu dài cho thu nhập của lao động giúp việc gia đình.

Day cũng chính là một trong các hình thức phân phối lại thu

nhập giữa những người lao động trong xã hội.

Bên cạnh đó, lao động giúp việc gia đình giúp xã hộikhông lãng phí thời gian và công sức của một bộ phận lao động.

có tay nghề khi họ phải làm những công việc giản đơn Do vậy,

khi sử dụng lao động giúp việc gia đình, những lao động có tay nghề, có chuyên môn cao sẽ có nhiều thời gian hon để tái sản xuất sức lao động và tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn cho xã hội Đây cũng chính là hình thức phân công lao

Trang 29

động trong xã hội, phủ hợp với khả năng người lao động và đáp

ứng nhu cầu của thị trường lao động.

Khi thu nhập của lao động giúp việc gia đình vả thu nhập

của người sử dụng lao động ôn định va tăng cao, sẽ góp phần

quan trọng trong việc bảo dam và nâng cao chất lượng cuộc

sống gia đình, nói rộng ra là cho các thành viên trong xã hội.

Day cũng chính là các điều kiện để bảo dam và thúc đây kinh tế phát triển, bảo đảm an sinh xã hội của đất nước theo hướng ồn

định, công bằng và văn minh.

1.4 Các loại hình lao động giúp việc gia đình

Có nhiều loại hình lao động giúp việc gia đình dựa vào các

căn cứ phân loại khác nhau, cụ thé:

- Căn cứ vào thời gian giúp việc gia đình

Căn cứ vào thời gian giúp việc gia đình, có thể chia lao

động giúp việc gia đình thành: lao động giúp việc gia đình trọnthời gian và lao động giúp việc gia đình không trọn thời gian.

+ Lao động giúp việc gia đình trọn thời gian

Lao động giúp việc gia đình trọn thời gian là lao động giúp

việc gia đình có thời gian làm việc day đủ (full time) theo thờigiờ làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần được quy

định trong pháp luật lao động và được các bên thỏa thuận trong

hợp đồng lao động.

Do tính chất của công việc giúp việc gia đình nên lao

29

Trang 30

động giúp việc gia đình làm trọn thời gian cũng khác so với những loại hình lao động khác Đối với các loại hình lao động khác, làm việc tron thời gian sẽ là làm việc tối đa 08 giờ/ngày, 48 giờ/tuần, nhưng đối với người lao động giúp việc gia đình, làm việc trọn thời gian khó xác định cụ thé bởi trong thời gian

làm việc, lao động giúp việc gia đình có thể vừa làm việc vừađược nghỉ ngơi nhưng cũng có khi phải làm việc một cách bắt

chợt theo yêu cầu của người sử dụng lao động Vì thế, khái

niệm “trọn thời gian” được hiéu đối với loại hình lao động giúp

việc gia đình này cũng chỉ có tính chất tương đối.

+ Lao động giúp việc gia đình không trọn thời gian

Lao động giúp việc gia đình không trọn thời gian là lao

động giúp việc gia đình có thời gian làm việc ngắn hơn (part

time) so với thời gian làm việc bình thường theo ngày làm việc

hoặc theo tuần làm việc được quy định trong pháp luật lao động.

Theo đó, khi giao kết hợp đồng lao động, lao động giúp việc gia đình thỏa thuận với người sử dụng lao động về số lượng thời gian làm việc cụ thể trong ngày, trong tuần Tương ứng với khoảng

thời gian làm việc đó, các bên thỏa thuận mức tiền lương, các

quyền lợi và nghĩa vụ phù hợp với điều kiện cụ thể của mình.

~ Căn cứ vào nơi sinh sống của lao động giúp việc gia đình

Căn cứ vào nơi sinh sống của lao động giúp việc gia đình, có thể chia lao động giúp việc gia đình thành: Lao động giúp việc gia đình sống tại gia đình người sử dụng lao động và lao

Trang 31

động giúp việc gia đình không sống tại gia đình người sử dung

lao động.

+ Lao động giúp việc gia đình sóng tại gia đình người sử dụng lao động

Lao động giúp việc gia đình sóng tại gia đình người sử

dung lao động là lao động giúp việc gia đình sống và sinh hoạt

cùng với gia đình người sử dụng lao động Khi sống tại gia đình

người sử dụng lao động, lao động giúp việc gia đình được bó tríở theo thỏa thuận trong hợp đông lao động.

+ Lao động giúp việc gia đình không sống tại gia đình

người sử dụng lao động

Lao động giúp việc gia đình không sống tại gia đình ngườisử dụng lao động là lao động giúp việc gia đình tự lo nơi ở, đến

làm việc theo thời gian thỏa thuận trong hợp đồng lao động Đối với trường hợp người lao động không sống tại nhà người

sử dụng lao động, người lao động sẽ chủ động trong công việc,thời gian thoải mái hơn mà người sử dụng lao động cũng không

phải bảo đảm nơi ở, sinh hoạt cũng như một số quyền lợi khác - Căn cứ vào nội dung công việc của lao động giúp việcgia đình

Căn cứ vào nội dung công việc của lao động giúp việc gia

đình, có thể chia lao động giúp việc gia đình thành các loại:

+ Lao động giúp việc gia đình làm công việc nội trợ,

quản gia;

31

Trang 32

+ Lao động giúp việc gia đình làm công việc chăm sóc trẻ,

người già, người bệnh, người khuyết tat;

+ Lao động giúp việc gia đình làm công việc lau don

nhà ở;

+ Lao động giúp việc gia đình làm vườn, trồng rau, trồng.

hoa, cây cảnh;

+ Lao động giúp việc gia đình làm công việc lái xe;

+ Lao động giúp việc gia đình làm công việc khác.

Việc phân loại này chỉ có tính chat tương đói, dựa vào các nhóm nghé/céng việc mà người lao động làm việc Trên thực tế, do tính chất phục vụ nhu cầu sinh hoạt của các thành viên

trong hộ gia đình hoặc nhiều hộ gia đình, nên thông thường

người lao động giúp việc gia đình, trong cùng thời gian, phải

thực hiện nhiều công việc khác nhau Ví dụ vừa trông trẻ, vừa

phải nấu ăn và dọn dep nhà ở,

2 Một số vấn đề lý luận về pháp luật lao động giúp việc gia đình

2.1 Khái niệm pháp luật về lao động giúp việc gia đình

và sự cần thiết phải quy định về lao động giúp việc gia đình

~ Khái niệm pháp luật vé lao động giúp việc gia đình

Nhằm bảo vệ lao động giúp việc gia đình, Tổ chức lao động quốc tế cũng như pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới đã công nhận giúp việc gia đình là một nghề và từ đó

Trang 33

quy định cụ thé về lao động giúp việc gia đình Các nước như

Uruguay, Tây Ban Nha, Nam Phi, Philippines, Campuchia,Brunei, Singgapore, quy định trong Luật lao động hoặc

Luật việc làm và trong đó có quy định riêng đối với lao động giúp việc gia đình Một số quốc gia khác như Án Độ, Mỹ,

Canada, có các quy định, quy tắc cụ thể cấp quốc gia hoặc

địa phương về lao động giúp việc gia đình Một số quốc gia như Pháp, Italia, Thụy Sỹ, có thỏa ước lao động tập thé cấp

quốc gia hoặc khu vực về lao động giúp việc gia đình Riêng

Philippines, ngoài quy định trong Bộ luật lao động năm 1974,nước này còn quy định “Chính sách hành động cho sự bảo vệ

và phúc lợi cho lao động giúp việc gia đình” (con được gọi là

Luật dành cho người giúp việc gia đình) được ban hành ngày

Từ quy định của pháp luật về lao động giúp việc gia đình, có thể hiểu pháp luật về lao động giúp việc gia đình bao gồm

tổng hợp các quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của

các bên trong quan hệ lao động giúp việc gia đình Các quyền,

nghĩa vụ, trách nhiệm này được thể hiện cụ thể trong các nội

dung về hợp đồng lao động, về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ

ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động (gọi chung là điều

kiện lao động), về tiền lương, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật

chất, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (gọi chung là điều kiện sử

dụng lao động), về quản lý nhà nước, giải quyết tranh chấp lao

đối với lao động giúp việc gia đình.

33

Trang 34

- Sự cân thiết phải quy định về lao động giúp việc gia đình

Thứ nhất, xuất phát từ nhu cầu việc làm của người lao

động và nhu cầu của các hộ gia đình.

Nhu cầu về việc làm của người lao động: Ở nhiều nước trên thế giới, tình trạng người lao động có trình độ học vấn thấp, sinh sống ở vùng nông thôn, hẻo lánh thường rat khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm có thu nhập ổn định Phong trảo đi cư ra các thành phố lớn dé tìm việc làm diễn ra ở hầu hết các

quốc gia Dù các công việc ở thành phố phong phú, đa dạng,song những trẻ em gái hoặc phụ nữ tuổi trung niên không dễ

làm được các công việc nặng nhọc Trong khi đó, giúp việc gia

đình lại là công việc giản don, chi cần có sự khéo léo, kiên trì là

người lao động đều có thể làm được Cùng với đó thì thu nhập

của người lao động tương đối ồn định, lại không phải lo nơi ăn,

ở, sinh hoạt Bởi vậy giúp việc gia đình được coi là lĩnh vực

công việc phù hợp và thu hút đối với trẻ em gái và lao động nữ

trung niên ở nông thôn.

Ở Việt Nam, nhu cầu của người lao động đến với công

việc nay cũng rất lớn Theo kết quả khảo sát của Trung tâmnghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng, thì có tới

42,5% phụ nữ ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa có

nhu cầu đi làm giúp việc gia đình Phần lớn họ có nhu cầulàm công việc nội trợ, việc nhà (51,4%), tiếp đến có 23,2%

người muốn làm công việc chăm sóc trẻ em Về nơi làm giúp

Trang 35

việc gia đình, phần lớn người lao động tiềm năng có nhu câu giúp việc gia đình tại các địa bàn gần khu vực họ sinh sống

(58,8%), giúp việc tại các địa phương khác (5,9%) Trong đó

một phan không nhỏ người lao động dự định sẽ ra các thành

phố lớn dé làm việc như thành phố Hà Nội và thành phố

Chí Minh Điều này cho thấy, hiện nay nhu cầu về lao động

giúp việc gia đình không chỉ phổ biến ở các thành phố lớn mà

còn đang rất phát triển ở các khu vực tỉnh lẻ nơi người lao

động sinh séng.'°

Nhu cầu về sử dụng lao động giúp việc gia đình của cá nhân, hộ gia đình: Các nghiên cứu về lao động giúp việc gia

đình đều chỉ ra rằng nhu cầu về sử dụng lao động giúp việc gia

đình gia tăng mạnh ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở các thành

phố lớn Như đã dé cập, tính đến năm 2010, trên thé giới có

khoảng 52,6 triệu lao động giúp việc gia đình (tăng 19 triệu lao

động từ giữa thập kỷ 90 đến năm 2010) Những năm gần đây,

di chưa có kết quả thống kê cụ thể trong các tài liệu, song đều

khẳng định rằng, nhu cầu sử dụng lao động giúp việc gia đình

ngày càng gia tăng.

Ở Việt Nam, theo kết quả thông kê sơ bộ của Bộ Lao động -Thuong binh và Xã hội, số lượng lao động giúp việc gia đình

trong năm 2015 đã tăng khoảng 63% so với năm 2008 Tìm

1° Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng, Báo cáo t6m tat

tổng quan tình hình lao động giáp việc gia đình tại Việt Nam từ năm 2007 đến

2013, Hà Nội, 2013

35

Trang 36

hiểu nhu cầu sử dụng lao động giúp việc gia đình của các hộ

gia đình đang có người giúp việc, thông tin thu được cho tl đa số các hộ gia đình có nhu cầu sử dụng lao động giúp việc gia

đình trong thời hạn dài (từ 3 - 5 năm), chủ yếu là cần người giúpviệc sống cùng Hộ gia đình thuê lao động giúp việc gia đình

làm công việc nội trợ, chăm sóc, trông nom trẻ em và người cao

tuổi, người khuyết tật,

Thực tế trên đặt ra yêu cầu cần thiết phải điều chỉnh pháp

luật đối với lao động này nhằm bảo đảm quyền và nghĩa vụ củacác bên khi xác lập quan hệ lao động, phù hợp với nhu cầu củahọ cũng như bảo đảm công bằng với những lao động khác trong,

thị trường lao động.

Thứ hai, xuất phát từ mục đích bảo vệ lao động giúp việc

gia đình.

Lao động giúp việc gia đình hầu hết là nữ, lại làm việctrong môi trường hộ gia đình hoặc một số hộ gia đình nên débị lạm dụng sức lao động, dé bị ngược đãi và quay rồi tình dục.

Ngoài ra, do môi trường làm việc khép kín trong nhà nên lao

động giúp việc gia đình bị hạn chế giao tiếp với xã hội, với

gia đình ở quê nhà, hạn chế tiếp cận với những dịch vụ hỗ trợ

những nhu cầu của họ Hơn nữa, trong xã hội, lao động này

chưa được nhìn nhận bình đẳng như những lao động khác Vìvậy, việc xây dựng các quy định dé bảo vệ quyền và lợi ích của

lao động giúp việc gia đình là hoàn toàn cần thiết và cấp bách.

Trang 37

Hơn nữa, Việt Nam đang hướng tới xây dựng các tiêu

chuẩn lao động phù hợp với tiêu chuẩn lao động của Tổ chức

ế trong quan hệ lao động nói chung, tiêu chuẩn

g giúp việc gia đình nói riêng, tiến tới phêchuẩn Công ước số 189 về việc làm bền vững đối với lao động

giúp việc gia đình Bởi vậy, việc bảo đảm quyền lợi tối thiểu và

hoạt động tuyển dụng minh bạch, có trách nhiệm cần được ưu.

tiên trong chính sách liên quan đến lĩnh vực giúp việc gia đình.2.2 Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về lao động

giúp việc gia đình

Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật về lao động giúp việc gia đình là những tư tưởng chủ đạo xuyên suốt và chỉ phối toàn

bộ hệ thống các quy phạm pháp luật lao động giúp việc gia

đình Cụ thể bao gồm các nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Cấm ngược đãi, cưỡng bức lao động, quáy rồi tình dục,dùng vũ lực đối với lao động giúp việc gia đình

Xuất phát từ thực tế lao động giúp việc gia đình chủ yếu

được thực hiện bởi phụ nữ và các trẻ em gái, mà phan nhiều trongsố họ là những người nhập cư, hoặc từ các nhóm yếu thế, rất dễbị phân biệt đối xử về điều khoản việc làm, điều kiện làm việcvà các hình thức lạm dụng về nhân quyền khác, nên Tổ chức lao

động quốc tế đã đưa ra những quy định nhằm bảo vệ lao động, giúp việc gia đình Theo đó, Điều 5 Công ước số 189 quy định:

“Mỗi nước thành viên can thực hiện các biện pháp để bảo đảm

37

Trang 38

người lao động giúp việc trong gia đình được bảo vệ chong lại tất cả các hình thức lạm dụng, quấy rồi hoặc bạo luc”.

Trên cơ sở định hướng của Tổ chức lao động quốc tế và

thực tiễn lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam trong những

năm qua, đồng thời nhằm xóa bỏ định kiến lạc hậu về nghề

giúp việc gia đình, phân biệt đối xử, ngược đãi, cưỡng bức lao

động, quấy rối tình dục, dùng vũ lực đối với lao động giúp

việc, Bộ luật lao động năm 2012 không chỉ quy định các hành

vi nghiêm cấm thực hiện đối với người lao động nói chung,

tại Điều 8 (cắm ngược đãi người lao động, quay rồi tinh dục tại nơi làm việc, cam cưỡng bức lao động), ma còn quy định

riêng các hành vi nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động

khi sử dụng lao động giúp việc gia đình tại Điều 183 Đó

là: “Cấm ngược đãi, quấy rồi tinh dục, cưỡng bức lao động,

dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình”.

Trường hợp người sử dụng lao động có hành vi vi phạm thì bịxử lý theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Điều 182 Bộ luật lao động năm 2012 quy định nếu người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rồi tình

dục, cưỡng bức lao động hoặc có những hành vi khác vi phạm

pháp luật thì lao động giúp việc gia đình phải tố cáo với cơ quan

có thẩm quyền.

- Bảo đảm việc làm bền vững và các quyên lợi cho lao

động giúp việc gia đình

Thúc đẩy việc làm bền vững và các quyền lợi cho tất cả

Trang 39

mọi người lao động là cam kết của Tô chức lao động quốc tế

được thể hiện trong nhiều tuyên ngôn, công ước, khuyến nghị,

đặc biệt, đối với lao động giúp việc gia đình, những người thiếu cơ hội có việc làm trong khu vực chính thức Tuy chiếm một tỉ

lệ đáng kể trong lực lượng lao động xã hội nhưng lao động giúp

việc gia đình vẫn là một trong những nhóm bị gạt ra ngoài lề của xã hội nhiều nhất Trong thị trường lao động, lao động giúp việc gia đình vẫn bị đánh giá thấp và ít được pháp luật lao động chung đề cập đến, đồng thời họ bị coi là lao động không cần kỹ năng vì những định kiến giới thường gắn công việc này với

thiên chức người phụ nữ được cho là phù hợp với khả năng của

họ Ngay cả khi trả công, mức tiền công của những người lao động giúp việc gia đình thường bị định giá thấp và thiếu những, quy định rõ ràng Bởi vậy, bảo đảm việc làm bền vững và các quyển lợi cho người lao động giúp việc gia đình là yêu cầu cấp

thiết không chỉ của pháp luật quốc tế mà đồng thời là yêu cầu

cấp thiết của những quốc gia thừa nhận lao động giúp việc gia

đình, trong đó có Việt Nam.

Các quy định cụ thể về lao động giúp việc gia đình trong

Bộ luật lao động năm 2012 luôn bao gồm vấn đề bảo vệ việc

làm, cắm người sử dụng lao động “giao việc cho người giúp

việc gia đình không theo hợp đông lao động ”.'' Đồng thời bảo

đảm các quyền, lợi ích cho lao động giúp việc gia đình như 4 Khoản 2 Điều 183 Bộ luật lao động năm 2012.

39

Trang 40

những người lao động nói chung Đó là quyền tự do việc làm,không bị phân biệt đối xử, bảo đảm các quyền lợi về tiền lương,

thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh

lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y té,

- Bảo vệ tài sản và sự an toàn cho các thành viên trong hộ

gia đình của người sử dụng lao động

Bảo vệ tài sản và sự an toàn cho các thành viên trong hộ

gia đình sử dụng lao động giúp việc gia đình được hiểu là sự bảo đảm các quyền và lợi ích mà pháp luật đã quy định cho người sử dụng lao động git c gia đình được thực bit không bị lao động giúp việc gia đình xâm hại Bởi lẽ, hing ngày lao động giúp việc gia đình được sử dụng, bảo quản rất

nhiều loại tài sản có giá trị trong gia đình của người sử dụng

lao động và hằng ngày họ trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng,

phục vụ các nhu cầu cho thành viên trong gia đình Các thànhviên này phần lớn không tự bảo vệ được mình, ví dụ trẻ em,

người già, người khuyết tật, Vì thế, khi người sử dụng lao động bỏ tiền ra để thuê mướn lao động động giúp việc gia

đình thì đổi lại họ phải được bảo đảm về tài sản và bảo đảm

an toàn về thân thé, tính mang, sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.

Pháp luật lao động quy định người sử dụng lao động có quyềnđược yêu cầu bồi thường nếu lao động giúp việc gia đình trộm

cắp, làm hư hỏng tài sản của họ, có quyền đơn phương chấm đứt

Ngày đăng: 16/04/2024, 00:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w