BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
DE TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CAP CƠ SỞ
XU LÝ VĂN BẢN QUY PHAM PHAP LUẬT KHIEM KHUYET THỰC TRẠNG VÀ KIÊN NGHỊ
Chủ nhiệm đề tài : TS Đoàn Thị Tố Uyên
Thư ký : ThS Lê Thị Ngọc Mai
Trang 2DANH MỤC TU VIET TAT
Trang 3Những người tham gia nghiên cứu đề tài:
Chuyên đề
| |TS Đoàn Thị Tố Uyên | Chủ nhiệm đề tài Dal hogh nh 13 Hà Nội
> |Th§.LêThiNgọcMai | Thưký đề tai bán 1Hà Nội
Trang 4MỤC LỤC
PHAN I BAO CAO TONG HỢP 2-2-5252 E9 121121717121121 2112121
ATMOS Das csr esse AAD Aes MANE LALA k2180101000014300,3 RADA LSS SAO ASW BLASTS OB A RIO AA RA
MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VA PHÁP LY - 2-52 2++£E+E+E2EzEerxerxee VE XU LY VAN BẢN QPPL KHIEM KHUYET ccccscscsssssesssssesteesesssssesteeeee 1.1 Khái niệm xử ly văn bản QPPL khiếm khuyết - 2- 5-52 2+2
1.2 Quy định của pháp luật về xử lý văn bản QPPL khiếm khuyết
1.3 Xử lý văn bản QPPL khiếm khuyết của một số quốc gia trên thé giới
00:22 -ồỎÕỔÕ
THUC TIEN THỰC HIEN HOAT DONG XỬ LÝ VĂN
BẢN -. QPPL KHIEM KHUYÊTT G6 E+ESEEE+E+EEEEEEEESEEEEEEEEEESEEEEEEEkrkekrrrrerkrreed 2.1 Những kết quả đạt được trong công tác xử lý văn bản QPPL khiếm khuyết
2.2 Hạn chế trong công tác xử lý văn bản QPPL khiếm khuyết
-SIO 1: wen a AO ACTOS SAL SOL LAA EL A RSE A RA OS BA GIẢI PHAP NÂNG CAO HIEU QUA HOAT ĐỘNG XU LÝ -:
VAN BẢN QPPL KHIEM KHUY ẾTT - c6 ‡EEE+E+E+EEEEEEzE+EeEeEertzxsreree 3.1 Hoàn thiện quy định pháp luật về xử lý văn bản QPPL khiếm khuyết
3.2 Xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan chức năng, tăng cường đội ngũ công chức thực hiện xử lý văn bản QPPL khiếm khuyết .
3.3 Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với cơ quan truyền thông trong quá trình xử lý văn bản QPPL - 2 2 s2 s+s2¿ KET LUẬN 2- 2-52 2 +ESSESEEEEE2E12152111711121121111111111111E 111111111111 xe PHAN 2: HỆ CHUYEN Đ - 2 - St SESE SE SE 12152151121121111111 111111 ck 83 Chuyên đề 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VE XỬ LÝ VAN BẢN QUY PHAM PHAP LUẬT KHIEM KHUYÉT 2-2 2s s+s£¿ 83 (TS Đoàn Thị Tổ Uyên, ThS Lê Thị Ngọc Mai) Chuyên đề 2: THỰC TIỀN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHAM PHÁP LUẬT KHIEM KHUYÊTT - + s+++s+£+Eezxzse£ 117 (TS Lê Thị Uyên) Chuyên đề 3: GIẢI PHAP NANG CAO HIỆU QUA HOẠT DONG XỬ LÝ VAN BẢN QUY PHAM PHAP LUẬT KHIEM KHUYÊẼT -:- - 142
(TS Đoàn Thị Tổ Uyên)
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2-5 s+SkE££E£E+EE+Ee+Eerxze 166
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân và vì nhân dân là một chủ trương lớn đã được ghi nhận trong các nghị quyết
của Đảng và được Nhà nước thể chế hóa trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi
năm 2001) Một trong những tiêu chí quan trọng để xây dựng Nhà nước pháp quyên là phải có hệ thống pháp luật hoàn thiện Chính vì vậy, ngày 24-05-2005 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, trong đó dé ra mục tiêu: “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thê chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đôi mới
căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật dé góp phan quản lý xã hội, giữ vững 6n định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc té ”,
Hoan thién hé thống pháp luật luôn là nhiệm vụ quan trọng cũng là mục
tiêu của Nhà nước nhằm đảm bảo phát triển bền vững Một trong những công cụ dé Nhà nước đạt được mục tiêu hoàn thiện hệ thống pháp luật đó là kiểm tra và
xử lý văn bản QPPL sau khi văn bản được ban hành Kiểm tra là hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với việc đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; duy trì trật tự quản lý nhà nước, bảo đảm
quyên và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; tạo dựng môi trường pháp ly
minh bạch, công khai từ đó bảo đảm tính khả thi của văn bản QPPL Thông qua
hoạt động kiểm tra văn bản QPPL, các cơ quan nhà nước có thâm quyền phat hiện những dấu hiệu bat hợp pháp và bat hợp ly của văn bản dé tự mình hoặc dé
xuất với co quan có thâm quyên tiến hành xử lý đối với văn bản đó Thời gian
qua, việc xử lý văn bản quy phạm pháp luật đã đạt được nhiều kết quả, góp phần nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật và làm hoàn thiện hệ thống
Trang 6pháp luật hiện hành Đồng thời thông qua việc xử lý văn bản quy phạm pháp
luật, nhận thức và trách nhiệm của các chủ thé xây dựng, ban hành văn bản đã
được nâng cao.
Tuy nhiên, thực tế việc xử lý văn bản quy phạm pháp luật đôi khi diễn ra còn chậm, xử lý không đúng quy định pháp luật thậm chí có cơ quan không tiến
hành xử lý; cơ quan, người ban hành văn bản không bị truy cứu trách nhiệm
pháp lý Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích chính đáng của
người dân, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với nhà nước; trật tự kỉ cương
pháp luật không được tuân thủ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hạn chế trên đây Có thé kế đến đó là do
lãnh đạo một số cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật chưa nhận thức
đúng và đầy đủ về chất lượng văn bản quy phạm pháp luật cũng như hậu quả
pháp lý của hoạt động xử lý văn bản; còn có sự nề nang trong quá trình xử lý;
quy định pháp luật còn chưa cụ thể nhất là quy định về truy cứu trách nhiệm
pháp lý của cơ quan, người ban hành văn bản sai trai
Từ thực trạng và nguyên nhân đó, việc nghiên cứu dé làm sâu sắc hơn cơ
sở lý luận cũng như đánh giá một cách khách quan quy định pháp luật và thực
tiễn thực hiện việc xử lý văn bản để từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động này là rất có ý nghĩa và thực sự cần thiết.
Với những lý do đó tôi lựa chọn "Xi lp văn ban quy phạm pháp luật
khiếm khuyết — Thực trạng và kiến nghị" làm đề tài nghiên cứu.
2 Tình hình nghiên cứu
Trực tiếp nghiên cứu về xử lý văn bản khiếm khuyết còn có cuốn sách Xử lý văn bản quản lý hành chính nhà nước khiếm khuyết của TS Nguyễn Thế Quyền Cuốn sách đã đề cập khá tổng thé về những khía cạnh liên quan đến hoạt
động xử lý văn bản quản lý hành chính Tác giả đã lý giải về khái niệm văn bản
quản lý hành chính nhà nước, về các văn bản quản lý hành chính nhà nước thuộc
diện xử lý, khái niệm xử lý và hình thức, ngôn ngữ của văn bản xử lý văn bản
quản lý hành chính nhà nước khiếm khuyết Tuy nhiên, cuốn sách đề cập việc
xử lý văn bản quản lý hành chính nhà nước với nhiêu loại văn bản bao gôm văn
Trang 7bản QPPL, văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính thông thường
nhưng chưa làm nổi bat được sự khác biệt về xử lý đối với từng nhóm văn bản với nhau Rất tiếc nhiều vấn đề liên quan trực tiếp đến hoạt động xử lý văn bản
quản lý hành chính nhà nước khiếm khuyết nhưng chưa được tác giả đề cập sâu
trong cuốn sách như thâm quyên, thủ tục và biện pháp xử lý Mặc dù vậy, nội
dung cuốn sách vẫn có giá trị trong việc gợi mở một số vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu và làm sâu sắc thêm dưới góc độ khoa học pháp lý.
Sau khi có Luật sửa đối, bổ sung một số điều Luật Ban hành văn bản QPPL, năm 2002, cuốn sách Bình luận Luật Ban hành văn bản OPPL với sự hỗ
trợ của Văn phòng ƯNDP, dự án VIE 02/015 đã được Nxb Tư pháp phát hành.
Cuốn sách đã bình luận khá cụ thé những quy định của Luật Ban hành văn ban QPPL với mục đích làm rõ ý tưởng, tinh thần của nhà soạn thảo nhằm triển khai
thực thi đúng đắn và có hiệu quả quy định của Luật trong thực tiễn Cuốn sách
có nhiều nội dung liên quan chặt chẽ và trực tiếp đến dé tài của dé tài như khái niệm văn bản QPPL; kiểm tra, giám sát và xử lý đối với văn bản QPPL, sai trai Về khái niệm và các dấu hiệu đặc trưng cua văn bản QPPL, các tác gia của cuốn sách cho rằng dấu hiệu quan trọng nhất để nhận biết một văn bản QPPL, đó là
văn bản đó có chứa quy phạm pháp luật Văn bản có chứa đựng quy phạm pháp
luật thì mới tuân thủ thâm quyên, trình tự, thủ tục và hình thức Luật định Có thé nói, đây là quan điểm khá nhất quán giữa các nhà khoa học pháp lý và người soạn thảo Ngoài ra, các tác giả của cuốn sách cũng bình luận thuyết phục về
hoạt động giám sát, kiểm tra và xử lý văn bản QPPL Các tác giả cho rằng giám sát, kiểm tra văn bản QPPL đều là sự xem xét, đánh giá hình thức và nội dung
văn bản để kết luận về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản
QPPL trong hệ thống pháp luật Tuy hoạt động kiểm tra mới chỉ được xem xét, đánh giá về tính hợp pháp còn tính hợp lý chưa được đề cập đến trong cuốn sách
nhưng những nội dung này thực sự có ý nghĩa khi triển khai nghiên cứu hoạt
động xử lý văn bản QPPL ở Việt Nam hiện nay.
Cuốn sách mang tính nghiệp vụ và có giá trị ứng dụng cao đó là cuỗn Số tay kỹ thuật soạn thảo, thẩm định, đánh giá tác động của văn bản QPPL do nhóm
Trang 8chuyên gia (bao gồm một số chuyên gia độc lập và một số chuyên gia của Bộ Tư
pháp) thực hiện soạn thảo và biên tập, NxbTu pháp phát hành năm 2011 Mac
dù cuốn số tay đề cập đến nhiều vấn đề tương đối trừu tượng, cập nhật nhiều
kiến thức, kinh nghiệm quốc tế mới về xây dựng chính sách, xây dựng pháp luật
mà không có nội dung về kiểm tra và xử lý văn bản QPPL sau khi được ban hành nhưng khá nhiều nội dung có giá trị là nền tảng để tác giả đề tài bàn luận cũng như lý giải sâu sắc hơn, lôgic hơn về hoạt động kiểm tra và xử lý văn bản QPPL, có thê kế đến như tiêu chí chung của một văn bản QPPL tốt; nội dung của thâm
định dự thảo văn bản QPPL
Kỷ yếu hội thảo quốc tế về bảo hiến là cuỗn sách đã tập hợp đầy đủ các báo cáo tham luận của của các chuyên gia Việt Nam và quốc tế được trình bày tại hội thảo Hội thảo quốc tế về bảo hién do Dự án hỗ trợ cải cách pháp luật và
tư pháp Việt Nam, Văn phòng hỗ trợ dự án chung phối hợp với Văn phòng Quốc hội tổ chức Cuốn sách này là một trong những đóng góp của các nhà khoa học
luật nhằm xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng thiết chế bảo hiến
phù hợp ở Việt Nam Tuy nội dung cuốn sách không nghiên cứu trực tiếp về
kiểm tra và xử lý văn bản QPPL nhưng từ những cơ sở lý luận về thiết chế bảo
hién nhưng những nghiên cứu này đã gợi mở cho nghiên cứu sinh tiếp cận về cơ chế kiểm tra và xử lý văn bản QPPL ngoài hệ thống Nếu như thiết chế bảo hiến
bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp thì thiết chế Tòa án hành chính lại bảo vệ tính hợp pháp của văn bản QPPL do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành, bảo đảm
hệ thông văn bản QPPL không chỉ hợp hiến mà còn hợp pháp, thống nhất và
đồng bộ Trong các báo cáo tham luận, bài viết Tinh hợp hiến và hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật của TS Bùi Thị Đào đã luận giải rất cụ thể và xác đáng về các biéu hiện của tính hợp pháp, tính hợp hiến là tiền đề và cơ sở quan trọng để Tòa hiến pháp ra phán quyết đối với văn bản QPPL Đây cũng là nội dung mà đề tài nghiên cứu bởi vì muốn xử lý đối với văn bản QPPL phải có tiêu
chí để nhận biết văn bản QPPL hợp hiến, hợp pháp Tất nhiên, nội dung của
cuôn sách chỉ liên quan đên một vài khía cạnh của đê tài.
Trang 9Tìm hiểu trực tiếp về hoạt động xử lý văn bản QPPL, chúng tôi có dịp tham khảo một số công trình nghiên cứu khoa học về đề tài này Năm 2004,
Viện khoa học pháp lý Bộ Tư pháp đã triển khai nghiên cứu đề tài "Cơ chế kiểm
tra văn bản QPPL - thực trạng và giải pháp hoàn thiện” làm cơ sở khoa học cho
hoạt động kiểm tra văn bản QPPL, được tiễn hành trên thực tế Đề tài đã nghiên cứu khá sâu sắc về khái niệm kiểm tra văn bản QPPL, phân biệt kiểm tra văn bản QPPL với một số khái niệm tương tự dé khang định kiểm tra văn bản QPPL có những dấu hiệu đặc thù; phân tích về cơ chế kiểm tra văn bản QPPL và mục đích, ý nghĩa của việc hoàn thiện cơ chế kiểm tra văn bản QPPL trong thời gian tới Có thể nói, đây là đề tài nghiên cứu khoa học đầu tiên về cơ sở lý luận kiểm
tra văn bản QPPL cũng như đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp hữu hiệu
để hoàn thiện cơ chế kiểm tra văn bản QPPL Tuy nhiên, đề tài chỉ giới hạn
trong phạm vi cơ chế kiểm tra văn bản QPPL mà không dé cập đến hoạt động xử
ly van bản QPPL.
Năm 2010, dé tài nghiên cứu khoa học cấp Trường Kiểm tra, rà soát, xử lý, hệ thong hóa văn bản quy phạm pháp luật với mã s6 LH-09-08/DHL-HN do TS Bùi Thị Đào làm chủ nhiệm Đề tài được nhóm tác giả nghiên cứu công phu
với cách tiếp cận khái niệm kiểm tra rất rộng bao gồm cả kiểm tra trước (thâm
định, thâm tra) và kiểm tra sau khi văn bản được ban hành Đồng thời khái niệm kiểm tra mà đề tài tiếp cận còn được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước và hoạt động kiểm tra của cơ quan
hành chính Ngoài ra, dé tài con nghiên cứu về hoạt động ra soát, xử lý và hệ thống hóa văn bản QPPL theo hướng các hoạt động này tuy có nét khác biệt
song cùng chung mục đích hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành.
Nghiên cứu những vấn đề tổng quan về xử lý văn bản QPPL còn có luận
văn thạc sĩ của Trương Thị Phương Lan với tên gọi "Kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật do chính quyén địa phương ban hành ở nước ta hiện nay",
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2007 Luận văn lý giải khá cơ bản về
lý luận, thực trạng và giải pháp cho hoạt động kiểm tra và xử lý văn bản QPPL
Trang 10nhưng chỉ giới hạn với những văn bản QPPL do chính quyền địa phương ban
Đối với tiêu chí đánh giá tính hợp pháp và tính hợp lý của văn bản pháp
luật nói chung và văn bản QPPL nói riêng đã được PGS.TS Vũ Thư bàn luận
trong bài viết Tinh hợp pháp và hợp by của van bản pháp luật và các biện pháp
xử lý khiếm khuyết của nó, Tạp chí Nha nước và pháp luật, số 1, năm 2003 Tác gia đã phân tích rất sâu sắc và cụ thé về các biểu hiện tính hợp pháp và tính hợp ly của văn bản pháp luật dé từ đó thay được giữa tính hợp pháp và tinh hợp ly luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong hợp pháp đã có hợp lý và ngược lại Đồng thời bài viết còn bình luận khá légic, rõ ràng về từng biện pháp xử lý đối
với văn bản pháp luật khiếm khuyết.
Về các biện pháp xử lý, tôi được tiếp cận với khá nhiều bài viết có giá trị
của tác giả Bùi Thị Đào như "Về bãi bỏ và hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật" tạp chí Luật học, số 5/2001, Van bản quy phạm trái pháp luật và xử li văn bản
quy phạm trái pháp luật, Tạp chí Luật học, số 10/2007 Tác giả phân tích khái
niệm văn bản quy phạm trái pháp luật, các trường hợp cụ thé, thâm quyên va
hình thức xử lí Bài viết đi sâu phân tích một số khía cạnh của trường hợp văn
bản quy phạm có nội dung trái pháp luật.
TS Nguyễn Quốc Hoàn còn có bài viết "Xử jý văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 10/2001 Bài viết đã phân tích cơ sở dé xác định tinh trái pháp luật của văn bản QPPL đó là phải
xuất phát từ chính khái niệm văn bản QPPL để từ đó khang định tính trái pháp
luật của văn bản QPPL được xem xét ở ba góc độ: về thâm quyên ban hành; nội dung trái với văn bản QPPL của cơ quan cấp trên; nội dung không phù hợp với
hình thức của văn bản Tác giả đã bước đầu khăng định văn bản QPPL có tính
trái pháp luật thì sẽ bị xử lý và chia thành hai trường hợp cụ thê để xử lý đó là khi văn bản QPPL đã được ban hành và công bố nhưng chưa có hiệu lực và khi
văn bản QPPL đã phát sinh hiệu lực Trong trường hợp văn bản QPPL chưa phát
sinh hiệu lực cơ quan nhà nước có thâm quyền ra quyết định đình chỉ việc thi
hành và yêu câu cơ quan soạn thảo sửa đôi, bô sung, nêu đã có hiệu lực thì cơ
Trang 11quan có thâm quyền ra quyết định định hủy bỏ và khắc phục hậu quả pháp lý Tuy nhiên, bài viết chưa đề cập đến thâm quyền, thủ tục và các biện pháp xử lý
như sửa đôi, bố sung, bãi bỏ
TS Hoàng Thi Ngân với bài viết Trách nhiệm về ban hành văn bản quy
phạm pháp luật sai trái, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 5, năm 2003 Tác giả đã đề cập bàn luận về một van đề khá nhạy cảm và khó thực hiện trong bối cảnh
của Việt Nam lúc đó cũng như hiện nay đó là trách nhiệm của người ban hành
văn bản QPPL sai trái Bài viết khăng định, cơ quan ban hành cũng như cơ quan
tham mưu soạn thảo, thâm định, thấm tra văn ban QPPL sai trai sẽ phải chịu trách nhiệm kỷ luật thậm chí trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng.
Luận án tiến sĩ của tác giả Đoàn Thị Tố Uyên (2012) “Kiểm tra và xử lý
văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay” đã luận giải khá sâu sắc
những vấn đề lý luận và thực tiễn về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong đó những vấn đề lý luận nên tảng về xử lý văn bản quy phạm pháp
luật được tác giả bàn luận khá đầy đủ từ khái niệm, vai trò, các yếu tố ảnh hưởng Bên cạnh đó luận án cũng đánh giá tương đối toàn diện quy định của pháp luật về đối tượng văn bản bị xử lý, chủ thé tiến hành, các biện pháp xử lý và quy trình xử ly văn bản quy phạm pháp luật Tuy nhiên, do pháp luật thay đổi nên thông tin về pháp luật cũng như thực tiễn đến giai đoạn này một số thông tin
không còn phù hợp với tình hình mới.
Ngoài ra, còn có những bài viết khác liên quan đến nội dung đề tài của
các tạp chí Luật học, Nhà nước và pháp luật, Tạp chí Dân chủ và pháp luật
Cuốn sách Cải cách cơ chế kiểm tra tỉnh hợp pháp của các văn bản hành
chính ở Trung Quốc của tác giả Meng Sheng do Đinh Văn Minh và Nguyễn Văn
Toàn biên dịch đã đề cập những kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đánh giá tính hợp pháp, tinh đúng dan của một văn ban cũng như một việc làm của cơ
quan hành chính Cơ chế kiểm tra tính hợp pháp của văn bản hành chính được
tác giả phân tích cụ thể, sâu sắc với xuất phát điểm từ mối quan hệ giữa nền
hành chính Trung Quốc với công chúng để luận giải về các cơ chế kiểm tra, giám sát từ bên ngoài và tự kiểm tra đối với văn bản hành chính; các hình thức
Trang 12pháp lý của kiểm tra văn bản hành chính; cải cách cơ chế kiểm tra văn bản hành chính từ cách tiếp cận mới về đối tượng của hoạt động kiểm tra, cải cách cơ chế kiểm tra không mang tính tố tụng với văn bản hành chính đến cải cách về tố
tụng hành chính trong đó nhân mạnh vai trò, phạm vi và đối tượng kiểm tra của
Tòa án hành chính Trung Quốc Khái niệm văn bản hành chính mà cuốn sách đề cập được hiểu bao gồm ba nhóm văn bản QPPL, văn bản cá biệt và hợp đồng
hành chính Tuy có quan niệm khác nhau về thuật ngữ văn bản hành chính giữa Việt Nam và Trung Quốc nhưng cuốn sách vẫn có giá trị tham khảo rất bổ ích và liên quan đến đề tài.
Trong quá trình triển khai thực hiện dé tài, tôi đã tham khảo cuốn sách
Pháp luật hành chính của Cộng hòa Pháp cua Martine Lombard, Giao su
Trường Đại học Tổng hợp Panthéon-Assas và Gilles Dumont (Paris II), Giáo sư
Trường Đại học Luật và Kinh tế Limoges, do Nxb Tư pháp phát hành năm 2007.
Cuốn sách là tài liệu đầy đủ và chi tiết nhất về sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật hành chính của Cộng hòa Pháp Cuốn sách đã lý giải về nguồn luật và trật tự thứ bậc giữa các nguồn của pháp luật hành chính đến cơ chế kiểm tra sự tuân thủ trật tự thứ bậc đó Tại Chương I, cuốn sách đã luận giải rất chỉ tiết về nguồn luật gồm các quy phạm hiến định, quy phạm pháp luật quốc tế và pháp luật của Liên minh châu Au, các quy phạm có tính chất án lệ, luật và văn bản dưới luật, pháp lệnh và thông tư có hiệu lực thi hành bắt buộc Trong quá
trình phân tích về từng loại nguồn luật, cuốn sách đã tiếp cận từ cách hiéu, ban chat, trật tự pháp lý và nhất là đưa ra những tiêu chí để kiểm tra, giám sát vẻ tính hợp hiến; về sự phù hợp của quyết định hành chính với quy định của điều ước
quốc tế; cơ chế kiểm tra, giám sát của Tham chính viện đối với pháp lệnh và
điều kiện về tính hợp pháp của thông tư có hiệu lực thi hành bắt buộc Có thé
nói, đây là những nội dung thực sự có ý nghĩa khi nghiên cứu dưới góc độ so
sánh về kiểm tra và xử lý văn bản QPPL, cụ thé là về tiêu chí dé xem xét tính
hợp pháp của văn bản QPPL.
Trang 133 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xử lý văn bản QPPL khiếm khuyết, Đề tài tập trung nghiên cứu với phạm vi sau đây:
- Chỉ nghiên cứu về xử lý văn bản quy phạm pháp luật khiếm khuyết ở Việt
Nam sau khi văn bản được ban hành;
- Thời gian: Từ năm 2015 đến nay
- Văn bản QPPL của cơ quan nhà nước ở trung ương và cơ quan nhà nướcở địa phương
4 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Mục dich:
Kế thừa cơ sở lý luận của các công trình nghiên cứu trước, đánh giá đúng
thực trạng và tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý văn bản quyphạm pháp luật ở Việt Nam trong thời gian tới.
- Mục tiéu:
- Kế thừa và làm sâu sắc hơn khái niệm xử lý văn bản quy phạm pháp luật khiếm khuyết và chỉ ra những dấu hiệu bất hợp pháp, bất hợp lý của VBQPPL;
- Nêu được vai trò, mục đích của hoạt động xử lý văn bản quy phạm pháp
luật khiếm khuyết;
- Nêu được tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động xử lý văn bản QPPL;
- Đánh giá được thực trạng pháp luật hiện hành về xử lý văn bản quy phạm pháp luật khiếm khuyết;
- Tham khảo được pháp luật của một số quốc gia (Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản ) về xử lý văn bản quy phạm pháp luật khiếm khuyết;
- Đánh giá được thực trạng hoạt động xử lý văn bản quy phạm pháp luật khiếm
khuyết hiện nay;
- Đề ra được các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý văn bản
quy phạm pháp luật khiếm khuyết.
5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài được hình thành trên cơ sở các phương pháp:
Phương pháp phân tích được sử dụng để xem xét, đánh giá cụ thé, sâu
sắc hoạt động xử lý văn bản QPPL với các khía cạnh khác nhau Đối với hoạt
động xử lý văn bản QPPL, luận án đã xem xét dựa trên cơ sở khoa học và cơ sở
Trang 14pháp ly dé từ đó phân tích về khái niệm, ý nghĩa, nội dung, thẩm quyền và thủ tục tiến hành hoạt động này trong việc góp phần nâng cao chất lượng văn ban QPPL và hoàn thiện hệ thống pháp luật Ngoài ra phương pháp phân tích còn được sử dụng để đánh giá thực trạng của hoạt động xử lý và nhất là lý giải cụ thé những nguyên nhân có được thành tựu, nguyên nhân dẫn đến hạn chế, bất cập làm cơ sở đề đề ra giải pháp.
Phương pháp tông hợp được sử dung dé khái quát hóa, rút ra những nhận xét, kết luận về từng nội dung của đề tài Xem xét về chất lượng của văn bản
QPPL trong quá trình xử lý được nhìn nhận không xuất phát từ những biểu hiện đơn lẻ mà mang tính phổ biến, điển hình về những khía cạnh cả tính hợp pháp,
tính hợp lý của văn bản QPPL.
Phương pháp so sánh được sử dụng trong quá trình nghiên cứu, tham
khảo kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về xử lý văn bản QPPL khiếm khuyết, từ đó rút ra kinh nghiệm để vận dụng phù hợp với điều kiện, hoàn
cảnh của Việt Nam.
Các phương pháp nghiên cứu trên đây luôn được sử dụng kết hợp với nhau với mục đích bảo đảm cho nội dung nghiên cứu của đề tài vừa có tính khái quát, vừa có tính cụ thé cần thiết dé xem xét, đánh giá một cách toàn diện về xử lý văn bản QPPL khiếm khuyết hiện nay.
6 Kết cầu của đề tai
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vẫn đề lý luận và pháp lý về hoạt động xử lý văn bản
quy phạm pháp luật khiếm khuyết
Chương 2: Thực tiễn thực hiện hoạt động xử lý văn bản quy phạm pháp luật khiếm khuyết
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý văn bản quy
phạm pháp luật khiếm khuyết.
Trang 15BAO CAO TONG HỢP
Chương 1.
MOT SO VAN DE LY LUAN VA PHAP LY VE XU LY VAN BAN QPPL KHIEM KHUYET 1.1 Khái niệm xử ly văn bản QPPL khiếm khuyết
Văn bản quy phạm pháp luật khiếm khuyết được hiểu là văn bản không
đảm bảo chất lượng, thê hiện ở hai dấu hiệu không hợp pháp và không hợp lý Hoàn thiện hệ thống pháp luật luôn là nhiệm vụ quan trọng cũng là mục
tiêu của Nhà nước nhằm đảm bảo phát triển bền vững Một trong những công cụ để Nhà nước đạt được mục tiêu hoàn thiện hệ thống pháp luật đó là kiểm tra và xử lý văn bản QPPL sau khi văn bản được ban hành Kiểm tra là hoạt động có ý
nghĩa quan trọng đối với việc đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; duy trì trật tự quản lý nhà nước, bảo đảm
quyên và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; tạo dựng môi trường pháp lý
minh bach, công khai từ đó bao đảm tính khả thi của văn bản QPPL Thông qua
hoạt động kiểm tra văn bản QPPL, các cơ quan nhà nước có thâm quyền phát
hiện những dấu hiệu không hợp pháp và bat hop ly của văn bản dé tự mình hoặc
dé xuất với cơ quan có thâm quyên tiến hành xử lý đối với văn bản đó Hoạt động kiểm tra và xử lý văn bản QPPL có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó hoạt động kiểm tra luôn là tiền đề dé tiến hành hoạt động xử ly văn bản
QPPL, Ngược lại, hoạt động xử lý có tác dung nâng cao giá tri của hoạt động
kiểm tra từ đó đạt được mục tiêu chung là nâng cao chất lượng của văn bản
QPPL và hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành Tuy nhiên, việc xử lý chỉ
được thực hiện khi văn bản QPPL được ban hành không hợp pháp, không hợp lý
như trái thâm quyên, vi phạm thủ tục ban hành hoặc nội dung không phù hợp với thực tiễn, không đáp ứng nhiệm vụ về chính trị
Hiện nay, khái niệm xử lý nói chung và xử lý văn bản QPPL nói riêng
được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau Theo Từ điển tiếng Việt, "xử lý" được
Trang 16hiểu là "xem xét và giải quyết về mặt tổ chức một vu phạm lỗi nào đó"; "sắp xếp
và giải quyết công việc hoặc nhiệm vụ trong điều kiện cụ thể" Tác giả Đào Duy Anh giải thích xử lý là "xử trí và chỉnh lý" mà xử trí được hiểu là "sắp đặt công
việc": "thi hành kỉ luật hay biện pháp về tổ chức nào đó đối với trường hợp
phạm tội lỗi"".
Trên cơ sở các quan niệm trên, có thể thấy khái niệm xử lý được hiểu dưới hai góc độ: sắp xếp, giải quyết công việc và truy cứu trách nhiệm đối với
trường hợp phạm lỗi Dưới góc độ truy cứu trách nhiệm pháp lý, hiện nay khoa
học pháp lý đã và đang sử dụng những thuật ngữ phù hợp với cách hiểu này đó
là truy cứu trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự và trách nhiệm kỉ luật tùy
thuộc vào mức độ và tính chất của hành vi vi phạm.
Đối với xử lý văn bản QPPL, khái niệm này cũng không thể nằm ngoài cách hiểu về khái niệm xử lý nói chung trên đây Tuy nhiên, khái niệm xử lý văn
bản QPPL hiện nay cũng được các nhà khoa học định nghĩa khác nhau Điển
hình là định nghĩa: "Xử lý văn bản quản lý hành chính nhà nước là hoạt động
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và phán quyết đối với những văn bản quản lý hành chính thuộc diện khiếm khuyét"’ Còn PGS.TS Nguyễn Thi
Hồi cho rang: “Xử lý văn bản QPPL là hoạt động có tính tổ chức, quyền lực nhà
nước, được tiễn hành bởi các cơ quan nhà nước có thấm quyên theo thủ tục va nguyên tắc do pháp luật quy định nhằm đình chỉ thi hành, sửa đổi, b6 sung, bãi bỏ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản QPPL không hợp pháp, không hợp
Với định nghĩa thứ nhất, nêu quan niệm xử lý văn bản là hoạt động của
cơ quan nhà nước có thâm quyên xem xét và phan quyét thì chưa làm nôi bật
' Đào Duy Anh (1992), Tir điển Hán - Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội
? Nguyễn Thế Quyên (2009), Xử jý văn bản hành chỉnh nhà nước khiếm khuyết, Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội, tr.106
> Nguyễn Thị Hồi (2008), "Một cách tiếp cận về hệ thống hóa pháp luật", Dán chủ và pháp
Trang 17được bản chất của xử lý, vì xem xét là bản chất của hoạt động kiểm tra, còn phán quyết là thuật ngữ thường được sử dụng trong hoạt động xét xử của Tòa án Với định nghĩa thứ hai tác giả đã tiếp cận khá sát với bản chất của hoạt động xử lý văn bản QPPL, nhưng chưa liệt kê hết các biện pháp xử lý (đính chính) đồng thời chưa đề cập đến truy cứu trách nhiệm đối với cơ quan ban hành văn
bản QPPL không hợp pháp.
Vì vậy, tác giả tiếp cận khái niệm xử lý văn bản QPPL theo hai nghĩa:
sắp xếp, giải quyết hậu quả về pháp lý đối với văn bản QPPL có dấu hiệu không
hợp pháp, không hợp lý và truy cứu trách nhiệm pháp lý với chủ thể ban hành,
tham mưu soạn thảo văn bản QPPL không hợp pháp Từ những phân tích trên,
có thé hiểu: Xử jý văn bản QPPL là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyên tiễn hành giải quyết đối với văn bản QPPL có dau hiệu không hợp pháp, không hop lý, theo thủ tục, nguyên tắc pháp luật quy định nhằm đình chỉ thi hành, hủy bỏ, bãi bỏ, sửa đổi, bồ sung, đính chính, thay thế một phần hoặc toàn bộ đối với văn bản OPPL, dong thời xem xét, xử lý trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể ban hành, tham mưu soạn thảo văn bản QPPL đó.“ Với khái niệm này, xử lý văn bản QPPL có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, xử lý văn bản QPPL là hoạt động do các cơ quan nhà nước có thâm quyên thực hiện.
Đây là đặc điểm khá quan trọng của hoạt động xử lý văn bản QPPL, bởi nếu hoạt động xử lý không được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thầm quyền
sẽ dẫn đến xử lý văn bản QPPL tùy tiện, không có giá trị về mặt pháp lý Hơn
nữa, đối tượng của hoạt động xử lý là văn bản QPPL, hình thức pháp luật tiễn bộ nhất được các cơ quan nhà nước có thâm quyén ban hành, có nội dung là các
QPPL luôn mang tính bắt buộc thi hành đối với cá nhân, tổ chức chịu sự tác
động của quy phạm đó Vì thế, khi các cơ quan nhà nước ban hành văn bản
* TS Doan Thị Tố Uyên (2017), Cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm tra và xử lý văn bản QPPL ở Việt Nam hiện
Trang 18QPPL có dấu hiệu không hợp pháp, không hợp lý, việc xử lý chỉ do nhà nước có
quyên tiến hành.
Đề thực hiện việc xử lý đối với văn bản QPPL có dấu hiệu không hợp
pháp, không hợp lý, nhà nước thành lập và trao thâm quyền nay cho một số cơ
quan nhân danh nhà nước tiễn hành Đúng với tính chất tổ chức và quyền lực nhà nước, xử lý văn bản QPPL thuộc về chính cơ quan ban hành văn bản; cấp trên của cơ quan ban hành văn bản và Tòa án nhân dân Tuy nhiên, thực tẾ 6
Việt Nam hiện nay cho thấy, Tòa án nhân dân chưa có thâm quyền tiễn hành xử
lý đối với văn bản QPPL không hợp pháp Việc xử lý đối với văn bản QPPL trong nhiều trường hợp làm ngưng hiệu lực pháp lý (đình chỉ thi hành) hoặc
cham dứt hiệu lực pháp lý của văn bản đó (hủy bỏ, bãi bỏ), đồng nghĩa với việc
chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tô chức là đối tượng thi hành văn
bản QPPL Day là yếu tố làm nôi bật tính chat quyền lực nhà nước của hoạt
động xử lý văn bản QPPL có dấu hiệu không hợp pháp, không hợp lý.
Thứ hai, hoạt động xử lý chỉ được tiến hành đối với văn bản QPPL có dau hiệu không hợp pháp, không hợp lý.
Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện văn bản QPPL không đảm bảo về chất lượng, cơ quan, đơn vị kiểm tra có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị cơ quan có thâm quyên tiến hành xử lý Như vậy, chỉ khi phát hiện những dấu hiệu
không hợp pháp, không hợp lý của văn bản QPPL, hoạt động xử lý mới được
tiễn hành Điều này cũng đồng nghĩa với mục tiêu của hoạt động kiểm tra là phát hiện những dấu hiệu không hợp pháp, không hợp lý của văn bản QPPL và kiến nghị cơ quan có thấm quyên áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp, nên xử lý là
hoạt động "bất đắc di" mới phải thực hiện Vì thế, hoạt động xử lý văn bản
QPPL luôn được tiến hành sau hoạt động kiểm tra.
Thur ba, kết quả của hoạt động xử lý văn bản QPPL là áp dụng biện pháp bất lợi để áp dụng đối với văn bản QPPL có dấu hiệu không hợp pháp, không
hợp lý và với chủ thể ban hành văn bản đó.
Trang 19Hoạt động xử lý văn bản QPPL gây ra hậu quả pháp lý bất lợi cho văn bản QPPL có dấu hiệu không hợp pháp, không hợp lý Tùy theo tính chất, mức
độ không hợp pháp, không hợp lý của văn bản QPPL mà hậu quả pháp lý đối với văn bản đó sẽ khác nhau Nếu văn bản QPPL được ban hành vi phạm pháp luật nghiêm trọng (nội dung không hợp pháp, trái thâm quyên) sẽ bị đình chỉ thi hành, hủy bỏ, bãi bỏ, có nghĩa bi mat hiệu lực pháp ly Nếu văn bản QPPL
bat hợp lý (không phù hợp thực tiễn, ngôn ngữ được sử dụng không đúng quy
tắc tiếng Việt ) có thé bi áp dụng các biện pháp sửa đổi, bố sung, thay thé,
đính chính đối với một phần hoặc toàn bộ văn bản QPPL đó So sánh với việc
các cơ quan nhà nước có thâm quyên xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật
cho thấy, hậu quả pháp lý bất lợi xảy ra chỉ đối với chính cá nhân, người đại
diện tô chức thực hiện hành vi vi phạm, còn với xử lý văn bản QPPL, hậu quả
pháp lý xảy ra trực tiếp đối với văn bản QPPL nhưng thực chất nó ảnh hưởng lớn đến cá nhân, tô chức là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản đó.
Do vậy, nhiều cá nhân, tô chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi này Đây cũng
chính là lý do đòi hỏi người ban hành cũng như tham mưu soạn thảo, thâm
định, thâm tra văn bản QPPL có dấu hiệu không hợp pháp, không hợp lý phải
chịu trách nhiệm pháp lý Tùy theo mức độ trái pháp luật của văn bản và hậu
quả xảy ra trên thực tế, chủ thể ban hành văn bản QPPL sẽ bị truy cứu trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm dân sự hoặc trách nhiệm hình sự Ngoài ra, chủ thê
ban hành còn có trách nhiệm kịp thời áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do việc ban hành và thực hiện văn bản QPPL có dau hiệu không hợp pháp, không hợp lý gây ra trên thực tế.
1.2 Quy định của pháp luật về xử lý văn bản QPPL khiếm khuyết 1.2.1 Quy định của pháp luật về văn bản QPPL khiếm khuyết cần xử lý Việc xác định những khiếm khuyết của văn bản pháp luật được tiễn hành trên cơ sở các quy định của nhà nước về tiêu chí đánh giá chất lượng văn bản
pháp luật Điều 5 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 (sau đây gọi là Luật
2015) đưa ra quy dinhvé các nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản QPPL.
Trang 20Theo đó, việc xây dựng văn bản phải bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và
tính thống nhất của văn bản QPPL trong hệ thống pháp luật; tuân thủ đúng thẩm
quyên, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản QPPL;bao đảm
tính minh bạch trong quy định của văn bản QPPL; bảo đảm tính khả thi, tiết
kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản QPPL; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản QPPL; bảo đảm yêu cầu cảicách thủ tụchành chính Các nguyên tắc này cũng chính là các yêu cầu đặt ra đối
với các văn bản QPPL, Bởi vậy, những văn bản không đáp ứng được một hoặc
một số yêu cầu nêu trên sẽ là văn bản pháp luật khiếm khuyết.
Để tương thích với các nguyên tắc được ghi nhận ở Điều 5 Luật 2015, Chương XV của Luật 2015 quy định về giám sát, kiểm tra, xử lý văn bản QPPL và Điều 104 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật 2015 (sau đây gọi
là Nghị định số 34/2016/NĐ-CP) đã nêu rõ nội dung kiểm tra văn bản bao gồm: kiểm tra về thấm quyền ban hành văn bản gồm kiểm tra thâm quyên về hình
thức và kiểm tra thấm quyền về nội dung: kiểm tra về nội dung của văn bản;
kiểm tra về căn cứ ban hành; thé thức, kỹ thuật trình bày; trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản Đồng thời, Khoản 2 Điều 103 Nghị định số
34/2016/NĐ-CP quy định văn bản được xử lý gồm: văn bản ban hành không
dung thẩm quyên; văn bản có nội dung trái với Hién pháp, trải với văn bản OPPL có hiệu lực pháp lý cao hơn; văn bản vi phạm nghiêm trọng về trình tự,
thủ tục xây dựng, ban hành; văn bản có sai sót về căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật trình bày;văn bản có chứa QPPL nhưng không được ban hành bằng hình
thức văn bản QPPL; văn bản có chứa QPPL hoặc có thể thức như văn bản
OPPL do cơ quan, người không có thẩm quyên ban hành.Đó là những văn bản
có dấu hiệu trái pháp luật được phát hiện thông qua hoạt động kiểm tra Tuy nhiên, như trên có nhắc đến, các văn bản khiếm khuyết nói chung không chỉ
được phát hiện thông qua việc kiểm tra văn bản mà còn thông qua hoạt động rà
soát văn bản Cũng theo quy định của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP của Chính
Trang 21phủ, việc rà soát văn bản QPPL có thể phát hiện những văn bản có nội dung
mâu thuần, chong chéo với các văn bản khác và văn bản có nội dung không phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội Như vậy, trên cơ sở các quy định pháp luật nêu trên, có thé thấy rất nhiều dạng khiếm khuyết của văn bản QPPL
được dự liệu.
1.2.1.1 Văn bản ban hành không đúng thẩm quyên
Văn bản ban hành không đúng thâm quyền được hiểu là những văn bản
được ban hành bởi những chủ thé không được pháp luật trao quyền, bao gồm:
văn ban trái thâm quyền về hình thức và văn bản trái thẩm quyên về nội dung Trong đó, văn bản trái thâm quyền về hình thức là văn ban có thé loại
không đúng theo quy định pháp luật Biểu hiện cụ thé của các văn bản này là
văn bản có thể loại không thuộc thâm quyền của chủ thể ban hành Pháp luật
trao cho mỗi chủ thé được phép ban hành một hoặc một số thể loại văn bản nhất
Văn bản trái thâm quyền về nội dung là những văn bản được ban hành dé giải quyết những công việc không thuộc thẩm quyên của chủ thé ban hành.Mỗi chủ thé khác nhau sẽ được pháp luật quy định về phạm vi chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn khác nhau, nhằm tránh tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Về nguyên tắc, các chủ thé chỉ được phép ban hành
văn bản dé giải quyết những việc thuộc phạm vi, giới hạn thẩm quyền của mình Bởi vậy, những trường hợp sau sẽ bị coi là văn bản trái thâm quyền: (1), văn bản
được ban hành đề giải quyết công việc không thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể ban hành Tức là pháp luật hoàn toàn không cho phép các chủ
thê được giải quyết loại việc mà văn bản đề cap; (2), văn bản được ban hành dé giải quyết công việc vượt quá chức năng, nhiệm vụ, quyền han của chủ thé ban hành Tức là chủ thê có thâm quyền ban hành văn bản để giải quyết loại công việc thuộc thâm quyền nhưng vượt quá giới hạn cho phép.
1.2.1.2 Văn bản có nội dung trải Hiển pháp, pháp luật
Nội dung trái Hiến pháp, pháp luật hiện hành được xem là dấu hiệu khiếm
Trang 22khuyết nghiêm trọng của văn bản QPPL Thứ nhất, nội dung trái Hién pháp hiểu
một cách đơn giản là nội dung của văn bản QPPL không phù hợp với các quy
định của Hiến pháp hiện hành Cụ thể dạng khiếm khuyết này bao gồm những
biểu hiện như: một là, nội dung không phù hợp với các quy định cụ thé của Hiến
pháp, chăng hạn nội dung văn bản vi phạm các quy định về quyền con người, quyền cơ bản của công dân; Hai là, văn bản có nội dung không phù hợp với các nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong Hiến pháp như: nguyên tắc về t6 chức va hoạt động của các cơ quan nhà nước, nguyên tắc về chế độ kinh tế ; Ba là, văn
bản có nội dung không phù hợp với tinh thần của Hiến pháp - những giá trị cao
đẹp, cốt lõi của Hiến pháp.
Thứ hai, khiếm khuyết về mặt nội dung còn được thể hiện thông qua việc
văn bản chứa đựng những quy định trái với pháp luật hiện hành Dé đánh giá
một văn bản QPPL có nội dung trái pháp luật, có thể xem xét dưới các khía
cạnh: văn bản của cấp dưới có nội dung trái với văn bản QPPL của cấp trên, văn
bản do cơ quan địa phương ban hành trải với văn bản do cơ quan trung ương ban
hành, văn bản có hiệu lực pháp lý thấp trái với văn bản có hiệu lực pháp lý cao
Ngoài ra có thé xem xét đến một biéu hiện nữa, đó là nội dung của văn bản không phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia Hiện nay, Việt Nam tham gia ký kết rất nhiều các điều ước quốc tế khác nhau, đáp ứng yêu cau hội nhập kinh tế quốc tế Các điều ước quốc tế có thê được thực
hiện trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua hoạt động “nội luật hóa”, hay nói cách khác là điều chỉnh pháp luật trong nước (sửa đối, bố sung, thay thé ) cho tương
thích với nội dung của các điều ước quốc tế Việc văn bản QPPL quốc gia có đặt
ra những vấn đề không phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia là một biểu hiện khiếm khuyết về nội dung.
1.2.1.3 Văn bản vi phạm vé trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành.
Trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản QPPL là cách thức, trình tự
mà các chủ thể có thâm quyền cần phải tiến hành khi ban hành văn bản QPPL.
Trang 23Pháp luật hiện hành quy định về thủ tục ban hành đối với mỗi loại văn bản pháp
luật cụ thé, theo đó khi ban hành bat kỳ một loại văn bản pháp luật nào thì chủ thé có thâm quyền phải tuân thủ các trình tự, thủ tục tương ứng mà pháp luật đã
quy định cho loại văn bản đó Chính vì vậy, việc bỏ qua một hoặc một vài bước
thủ tục nhất định trong quá trình ban hành văn bản có thể ảnh hưởng đến tính
hợp hiến, hợp pháp của văn bản Đây là một biểu hiện khiếm khuyết của văn bản pháp luật Vi dụ: ban hành văn bản QPPL mà không tiến hành thẩm định, không
lay ý kiến đóng góp cho dự thảo hay không thực hiện đánh giá tác động chính
sách trong những trường hợp bắt buộc
1.2.1.4 Văn bản vi phạm về căn cứ pháp lý
Căn cứ pháp lý là những văn bản QPPL được lựa chọn dé làm cơ sở cho
việc ban hành một văn bản Theo quy định tại Điều 61 Nghị định số
34/2016/NĐ-CP của Chính phủ, căn cứ ban hành văn bản phải là văn bản QPPL
có hiệu lực pháp lý cao hơn đang có hiệu lực hoặc đã được công bố hoặc ký ban
hành chưa có hiệu lực nhưng phải có hiệu lực trước hoặc cùng thời điểm với văn bản được ban hành Căn cứ ban hành văn bản bao gồm văn bản QPPL quy định thâm quyền, chức năng của cơ quan ban hành văn ban đó và văn bản QPPL có
hiệu lực pháp lý cao hơn quy định nội dung, cơ sở để ban hành văn bản Như vậy, trường hợp trong quá trình kiểm tra văn bản, nếu phát hiện văn bản có căn
cứ pháp lý không đáp ứng đủ các yêu cầu nêu thì văn bản đó sẽ bị coi là vi
1.2.1.5 Van bản vi phạm về thé thức, kỹ thuật trình bày
Đây là trường hợp văn bản được ban hành mà thể thức, kỹ thuật trình bày không phù hợp với quy định pháp luật hiện hành Hiện nay thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản QPPL được quy định cụ thể trong Nghị quyết số
351/2017/UBTVQHI4 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP của Chính phú Trong đó, Nghị quyết số 351/2017/UBTVQH14 quy định thé thức và kỹ thuật trình bày văn bản QPPL của quốc hội, ủy ban thường vụ quốc hội, chủ tịch nước; Nghị định sỐ
Trang 2434/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thể thức kỹ thuật trình bày của các
văn bản QPPL còn lại Đối chiếu văn bản được kiểm tra với quy định tại hai văn bản nêu trên dé nhận diện những khiếm khuyết về thé thức va kỹ thuật trình bày của văn bản Các lỗi thường gặp có thê như không ghi năm ban hành trong phần số, ký hiệu của văn bản, viết tên địa danh ban hành văn bản không đúng hay đơn giản là trình bày không đúng về kiểu chữ, cỡ chữ, căn chỉnh lề văn bản không
theo quy định của pháp luật
1.2.1.6 Văn bản có chứa QPPL
Việc kiểm tra và xử lý văn bản có chứa QPPL ban hành không đúng hình thức, thâm quyền được quy định chi tiết tại Tiêu mục 4, Mục 3, Chương VIII
Nghị định số 34/2016/NĐ-CP của Chính phủ, từ Điều 126 đến Điều 128.
Theo quy định của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, đây là những văn bản có
chứa QPPL do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân,
Ủy ban nhân dân, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành nhưng không được ban hành bằng hình thức thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân; Và văn bản có chứa QPPL hoặc văn bản có thể thức như văn bản QPPL do cơ quan, người không có thâm quyền ban hành.
1.2.1.7.Văn bản có nội dung mâu thuan, chong chéo với văn bản khác Đây là dạng khiếm khuyết được xác định thông qua hoạt động rà soát văn
bản QPPL Trước hết, dạng khiếm khuyết này có thể gây băn khoăn về việc có bị trùng lặp với dạng khiếm khuyết văn bản có nội dung trái pháp luật được trình
bày ở mục 1.2.1.2 hay không Tuy nhiên, nghiên cứu kỹ các quy định của Nghị
định số 34/2016/NĐ-CP thì nhận ra ranh giới khá rõ giữa hai dạng khiếm khuyết
này Văn bản có nội dung trái pháp luật được xác định là những văn bản chứađựng các quy định trái với van bản QPPL có hiệu lực pháp lý cao hơn tai thoi
điểm ban hành, tức là ngay từ khi ban hành văn bản đó đã có quy định trái pháp
luật hiện hành Trong khi đó, văn bản có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo được
hiểu là văn bản có nội dung không phù hợp với các văn bản QPPL được ban
Trang 25hành sau mà có hiệu lực pháp lý cao hơn hoặc được ban hành bởi chính cơ
quan, người có thấm quyền ban hành văn ban đó Như vậy, điểm khác biệt dé
nhận diện hai dạng khiếm khuyết này chính là dựa vào thời điểm có hiệu lực của
văn bản làm căn cứ pháp lý.
1.2.1.8 Van bản có nội dung không phù hop với tình hình phát triển kinh té - xã hội.
Nội dung phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội là một trong những căn cứ để tiến hành rà soát văn bản QPPL Trường hợp văn bản không
đáp ứng được yêu cầu này sẽ bị coi là văn bản khiếm khuyết.“Phù hợp với tình
hình phát triển kinh tế - xã hội”có thé hiểu một cách đơn giản là các quy định trong văn bản QPPL phải tương xứng, không quá cao hay quá thấp so với sự
phát triển của kinh tế - xã hội thời điểm văn bản được ban hành Theo quy định tại Điều 146 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, tình hình phát triển kinh tế - xã hội được xác định trên cơ sở các tài liệu, thông tin như: Điều lệ, cương lĩnh, nghị
quyết, thông tri, chỉ thị, tài liệu chính thức khác của Dang; văn bản, tài liệu
chính thức của cơ quan nhà nước có thâm quyền liên quan đến văn bản được rà soát; Kết quả Điều tra, khảo sát; thông tin kinh tế - xã hội; số liệu và báo cáo
thống kê; thông tin, số liệu thực tiễn, tài liệu khác liên quan đến văn bản được rà
soát do cơ quan nhà nước có thâm quyền công bố Theo đó, những thông tin được đề cập trong các tài liệu nêu trên sẽ phản ánh tình hình phát triển kinh tế -xã hội của đất nước, của địa phương tại thời điểm văn bản được ban hành Do
đó, việc nội dung của văn bản QPPL được rà soát không phù hợp với tình hình
phát triển kinh tế - xã hội sẽ thé hiện sự khiếm khuyết của văn bản.
1.2.2 Quy định pháp luật về nguyên tac xử lý VBQPPL khiếm khuyết
Dé việc xử lý được tiễn hành nghiêm túc và hiệu quả, pháp luật quy định trong qua trình thực hiện nhiệm vụ, các chu thé có thầm quyền phải tuân thủ
đúng các nguyên tắc được quy định tại Điều 105 Nghị định 34/2016/NĐ-CP: Thứ nhất, bảo đảm tính toàn diện, kip thời, khách quan, công khai, minh bạch Trước hết, việc xử lý văn bản QPPL phải được tiễn hành một cách khách
Trang 26quan trên cơ sở xem xét, đánh giá toàn diện, mọi khía cạnh của văn bản, tránh
trường hợp xử lý theo nhận định chủ quan, cảm tính, phiến diện Bên cạnh đó, quá trình xem xét xử lý các văn bản QPPL cần được thể hiện công khai, minh bạch, kết quả xử lý văn bản phải được công bố trên trang thông tin điện tử của
cơ quan ban hành văn bản cũng như trên phương tiện thông tin đại chúng.
Thư hai, đúng thâm quyền, trình tự, thủ tục xử lý Xử ly văn bản QPPL là van đề quan trọng, có tác động trực tiếp đến các quan hệ xã hội được điều chỉnh
và liên quan đến nhiều chủ thé khác nhau Bởi vậy, việc xử lý văn bản phải được tiễn hành thận trọng, đảm bảo đúng thấm quyền và tuân thủ đúng trình tự, thủ
tục pháp luật quy định.
Thứ ba, bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan Việc xử lý văn bản QPPL khiếm khuyết đôi khi cần có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau, bởi vậy yêu cầu về việc bảo đảm sự phối hợp giữa các chủ thé này là điều tat yếu Nguyên tắc này không chỉ đặt ra đối với việc xử lý văn bản QPPL khiếm khuyết mà còn đối với chuỗi hoạt động kiểm tra, rà soát và xử lý văn bản nói chung Sự phối hợp này phải được thể hiện từ việc cơ quan ban hành gửi văn bản đến cơ quan có thâm quyền kiểm tra, rà soát đến việc xem xét, đánh giá,
kiến nghị và xử ly các văn bản có dau hiệu khiếm khuyết Nhằm đảm bảo các
hoạt động này được thực hiện thông suốt, đem lại hiệu qua cao.
Thứ tu, không được lợi dụng việc kiểm tra, xử lý văn bản vì mục đích vụ lợi, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan, người có thâm quyền ban hành
văn bản và can thiệp vào quá trình xử lý văn bản trái pháp luật.
Tht năm, cơ quan, người có thâm quyên chịu trách nhiệm về quyết định
xử lý văn bản.Trường hợp quyết định xử lý văn bản QPPL không đúng pháp
luật, gây hậu quả trên thực tế thì cơ quan, người có thẩm quyénphai chịu trách nhiệm pháp lý và khắc phục hậu quả.
1.2.3 Quy định pháp luật về thẩm quyên xử lý VBOPPL khiếm khuyết a, Cơ quan ban hành tự xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết
Theo quy định tại Điều 112 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP của Chính phủ
Trang 27, co quan ban hành văn ban có quyên tự xử ly văn bản pháp luật khiếm khuyết do mình ban hành trên cơ sở kết quả của hoạt động kiểm tra, rà soát văn bản Theo đó, khi phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, cơ quan, đơn vi thực
hiện việc tự kiểm tra theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 111 của Nghị định này
có trách nhiệm lập hồ sơ kiểm tra văn bản và báo cáo ngay kết quả kiểm tra văn
bản với cơ quan, người đã ban hành văn bản đó để xem xét, xử lý theo quy
định Trên cơ sở đó, cơ quan, người ban hành văn bản có trách nhiệm xử lý kip
thời văn bản trái pháp luật đã ban hành Kết quả xử lý văn bản phải được đăng
Công báo, đăng trên Cổng thông tin hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành văn bản hoặc niêm yết tại các địa điểm theo quy định tại Điều 98 của
Nghị định này.
b, Cap trên trực tiếp của cơ quan ban hành VBPL khiếm khuyết
Theo quy định của pháp luật hiện hành, cấp trên trực tiếp của cơ quan ban hành văn bản pháp luật có quyền xử lý đối với văn bản pháp luật do cấp dưới
của mình ban hành khi có dấu hiệu khiếm khuyết, trừ trường hợp văn bản được ban hành bởi Quốc hội Cụ thể:
- Quốc hội bãi bỏ văn bản QPPL của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ
Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Tham phan Tòa án nhân
dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
- Ủy ban thường vụ Quốc hội đình chỉ việc thi hành văn bản QPPL của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thâm phán Tòa án nhân dân tối
cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Tổng Kiểm toán nhà nước trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội
và trình Quốc hội quyết định việc bãi bỏ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất; bãi bỏ văn bản QPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thâm phán Tòa
án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước trái với pháp lệnh, nghị quyết
Trang 28của Ủy ban thường vụ Quốc hội; bãi bỏ văn bản quy phạm - pháp luật của Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản QPPL của cơ quan
nhà nước cấp trên.
- Thủ tướng Chính phủ có quyên bãi bỏ hoặc đình chỉ thi hành một phan
hoặc toàn bộ văn bản của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hànhtrái với Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình
chỉ việc thi hành một phân hoặc toàn bộ nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên đồng thời dé nghị Uy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ; đình chỉ thi hành một phần hoặc
toàn bộ nội dung trái pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, cơ quanngang bộ trong thông tư liên tịch do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, đồng thời, yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thỏa thuận với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao cùng xử lý văn bản đó
- Hội đồng nhân dân bãi bỏ văn bản QPPL của Ủy ban nhân dân cùng cấp, văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân cấp dưới trái với nghị quyết của mình, văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ một phan hoặc toàn bộ văn bản trái
pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; đình chỉ việc thi hành nghị
quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp, báo cáo Ủy ban
nhân dân đề đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp bãi bỏ.
1.2.4 Quy định pháp luật về biện pháp xử lý VBOPPL khiếm khuyết
Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 không quy định cụ thể về các
biện pháp xử lý văn bản QPPL khiếm khuyết mà ủy quyền cho Chính phủ quy
định chỉ tiết tại Nghị định số 34/2016/NĐ-CP Theo quy định của Nghị định
này, các biện pháp xử lý văn bản được phân loại để tương ứng với hai hoạt động
Trang 29tiền đề của việc xử lý, đó là hoạt động kiểm tra và hoạt động rà roát văn bản
QPPL Theo đó, đối với những văn bản khiếm khuyết phát hiện thông qua hoạt động kiểm tra, tùy vào mức độ vi phạm có thê áp dụng biện pháp bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành và đính chính văn bản (Điều 130 Nghị định số
34/2016/NĐ-CP); đối với văn bản khiếm khuyết được phát hiện thông qua hoạt động rà soát có thé áp dụng các biện pháp: bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn
bản mới, đình chỉ việc thi hành và ngưng hiệu lực văn bản (Điều 143 Nghị định
số 34/2016/NĐ-CP) Có thể nhận thấy một số điểm đặc biệt trong quy định về
các biện pháp xử lý theo pháp luật hiện hành.
Tht nhất, biện pháp hủy bỏ không còn được áp dung dé xử lý văn bản
QPPL, sự thay đôi này có lẽ xuất phát từ hậu quả pháp lý của việc áp dụng biện
pháp này là làm mất hiệu lực pháp lý của văn bản ké từ thời điểm văn bản đó
được ban hành và làm phát sinh trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn từ việc hủy bỏ
văn bản Đây là điều khó có thé thực hiện đối với nhóm van bản QPPL khi phạm vi điều chỉnh của nhóm văn bản này khá rộng, trong khi đó cơ sở để xác định mức độ, trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn cũng rất khó khăn.
Thứ hai, các biện pháp như bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản được sử
dụng dé xử lý cả những văn bản được kiểm tra và rà soát mà phát hiện khiếm khuyết Theo quy định pháp luật, các biện pháp xử lý văn bản QPPL khiếm khuyết bao gồm:
a,Bãi bỏ
Khi pháp luật hiện hành không còn quy định hủy bỏ văn bản QPPL thì bãi
bỏ là biện pháp xử lý nghiêm khắc nhất đối với những văn bản có dấu hiệu khiếm khuyết Theo quy định tại Điều 130 và Điều 143 Nghị định số
34/2016/NĐ-CP, bãi bỏ được áp dụng đối với toàn bộ hoặc một phần văn bản: Ban hành trái pháp luật về thâm quyên, nội dung; văn bản vi phạm nghiêm trọng
trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành; văn bản có chứa QPPL nhưng không được
ban hành bằng hình thức văn bản QPPL; văn bản có chứa QPPL hoặc có thé
thức như văn bản QPPL do cơ quan, người không có thẩm quyền ban hành; toàn
Trang 30bộ hoặc một phan quy định của văn bản trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn ban là căn cứ dé rà soát; toàn bộ hoặc một phần nội dung không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội mà không cần thiết ban hành văn bản dé thay thế, sửa đổi, bồ sung.
Việc áp dụng biện pháp bãi bỏ sẽ làm mat hiệu lực pháp lý của văn bản bị bãi bỏ kế từ thời điểm ban hành văn bản xử lý có hiệu lực Điều này có nghĩa khoảng thời gian văn bản tồn tại vẫn được thừa nhận là hợp pháp, do đó không
làm phát sinh trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của chủ thể ban hành văn bản
pháp luật với đối tượng thi hành b, Thay thé
Thay thé là việc ban hành văn bản mới dé thay cho van bản hiện hành.
Thay thế văn bản được áp dụng trong trường hợp toàn bộ hoặc phần lớn nội
dung của văn bản trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn ban là căn cứ dé rà soát,
tức là không còn phù hợp với pháp luật hiện hành hoặc không còn phù hợp với
tình hình phát triển kinh tế - xã hội Như vậy, điểm khác của biện pháp thay thế là dấu hiệu khiếm khuyết của các văn bản bị thay thế không phải là vi phạm pháp luật mà đơn thuần chỉ là “không còn phù hợp ”.Đây là điều dễ hiểu bởi
pháp luật ban hành dé điều chỉnh các quan hệ xã hội, mặc dù đã có tính dự báo nhưng đến một thời điểm nhất định pháp luật sẽ trở nên lạc hậu so với thực tiễn
và cần phải thay đổi Việc áp dụng biện pháp thay thế chỉ thuộc về chính cơ quan đã ban hành ra văn bản bị thay thé Van bản bị thay thé sẽ mat hiệu lực ké từ thời
điểm văn bản thay thế có hiệu lực c, Sửa đổi, bồ Sung
Khoản 3 Điều 143 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định: “sửa đổi, bổ sung văn bản được áp dụng trong trường hop một phan nội dung của van bản trải, chong chéo, mâu thuần với văn bản là căn cứ dé rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội” Như vậy về điều
kiện áp dụng biện pháp sửa đổi, bổ sung tương tự như thay thé, chỉ khác về số
lượng nội dung khiếm khuyết, trong khi thay thế được áp dụng đối với trường
Trang 31hợp “toan bộ hoặc phần lớn nội dung” có dau hiệu khiếm khuyết nêu trên, thi sửa đối, bổ sung sẽ được áp dụng đối với những văn ban có “nội phần nội dung ” khiêm khuyết.Việc quy định như vậy vừa hợp lý, vừa không hợp lý.Bởi sửa đối, bổ sung thực chất là hai biện pháp khác nhau, sửa đổi là thay thế một phan, bổ sung là thêm vào những quy định chưa có dé đáp ứng yêu cầu quản lý mới phát sinh Như vậy, việc Nghị định số 34/2016/NĐ-CP quy định như trên sẽ
chỉ phù hợp với biện pháp sửa đổi mà chưa thê hiện được trường hợp văn bản
can bồ sung nội dung mới.
Tương tự như biện pháp thay thế, việc sửa đôi, bô sung chỉ thuộc về chính chủ thé ban hành văn bản đó Theo quy định của pháp luật hiện hành, dé sửa đổi, bồ sung văn ban, chủ thé có thâm quyên có thé tiễn hành theo hướng: một văn ban sửa đôi, bố sung một văn bản hoặc một văn bản sửa đôi, bố sung nhiều văn bản Văn ban được sửa đổi, bổ sung không bi mất hiệu lực toàn bộ mà chỉ mat hiệu lực của phần văn bản bị sửa đổi, đồng thời phát sinh hiệu lực của phần văn bản được bồ sung.
d, Đình chỉ thi hành văn ban
Theo quy định của Khoản 1 Điều 130 và Khoản 5 Điều 143 Nghị định số
34/2016/NĐ-CP, đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản
được áp dụng trong trường hợp văn bản được kiểm tra, rà soát có quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo nếu chưa được sửa đôi, bố sung, bãi bỏ, thay thế kịp thời và tiếp tục thực hiện thì có thể gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh
hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
Điều 153 Luật Ban hành văn bản QPPL quy định văn bản bị đình chỉ việc
thi hành sẽ bị ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần cho đến khi có quyết định
xử lý của cơ quan nhà nước có thâm quyén.Truong hợp cơ quan nhà nước có thâm quyên ra quyết định bãi bỏ thì văn bản hết hiệu lực; nếu không ra quyết
định bãi bỏ thì văn bản tiếp tục có hiệu lực.
e, Ngưng hiệu lực van bản QPPL
Trang 32Khoản 1 Điều 153 Luật Ban hành văn bản QPPL 2015và Khoản 6 Điều
143 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP quy định co quan có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL quyết định ngưng hiệu lực một phần hoặc toàn bộ văn bản trong một thời hạn nhất định để giải quyết các van đề kinh tế - xã hội phát sinh Nghiên cứu về quy định này, có thể đưa ra một số bình luận:
Trước hết, về tên của biện pháp xử lý, Luật năm 2015 và Nghị định số
34/2016/NĐ-CP gọi tên biện pháp này là “ngưng hiệu lực” là chưa hợp ly.
Ngưng hiệu lực chỉ là hậu quả pháp lý đối với văn bản bị xử lý trong trường hợp
này chứ không thê là tên của biện pháp xử lý Chính vì không có sự minh bạch trong cách hiểu về thuật ngữ này nên mới dẫn đến thực tế Điều 153 Luật 2015
với tên điều là “ngưng hiệu lực văn bản QPPL” trong đó quy định văn bản
QPPL ngưng hiệu lực (hiểu là hậu quả pháp lý) toàn bộ hoặc một phần khi có
quyết định đình chỉ việc thi hành hoặc quyết định ngưng hiệu lực (hiểu là biện
pháp xử ly).
Tứ hai, về điều kiện áp dụng biện pháp ngưng hiệu lực, nếu theo đúng quy định nêu trên việc ngưng hiệu lực một phần hoặc toàn bộ văn bản trong một thời hạn nhất định để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội phát sinh Như vậy, có thé hiểu việc ngưng hiệu lực văn bản trong trường hop này không xuất phát từ khiếm khuyết của văn bản mà đơn thuần chỉ là việc thi hành văn bản trong một thời điểm nào đó có thê gây cản trở các vấn đề kinh tế - xã hội nên cần đừng
hiệu lực của văn bản trong một khoảng thời gian nhất định để giải quyết vấn đề
kinh tế - xã hội đó Nếu hiểu theo nghĩa như vậy thì có thé gọi tên biện pháp này
là tạm đình chi thi hành văn ban dé tránh được bat cập nêu ở phân thứ nhất.
ƒ, Đính chính
Khoản 3 Điều 130 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP quy định đính chính văn ban được thực hiện đối với văn bản có sai sót về căn cứ ban hành, thé thức, kỹ thuật trình bày Cơ quan, người ban hành văn bản đính chính văn bản bằng văn
bản hành chính Như vậy, điều kiện dé thực hiện đính chính văn bản là khi có
“sai sót về căn cir ban hành, thể thức, kỹ thuật trình bày ` Đối với các lỗi về thé
Trang 33thức và kỹ thuật trình bày, việc đính chính văn bản là hợp lý Tuy nhiên, Điều
130 còn quy định sai sót về căn cứ ban hành cũng có thê đính chính, điều này chưa thực sự phù hợp, bởi như đã phân tích ở mục 1.2.1.4, sai sót về căn cứ ban hành có thé là “sai” căn cứ ban hành hoặc “sót” căn cứ ban hành Việc “sai sót” căn cứ ban hành trong một số trường hợp có thể không làm ảnh hưởng đến nội
dung của văn bản, trường hợp nay có thé đính chính văn bản Nhưng trong một
sỐ trường hợp, việc “sai sót” căn cứ, đặc biệt là “sai” căn cứ ban hành hoàn toàn
có thé ảnh hưởng đến tính hợp hiến, hợp pháp của văn ban, chăng han lựa chon
văn ban đã hết hiệu lực dé làm căn cứ ban hành văn bản Đối với những trường hợp như vậy, biện pháp xử lý không thể là đính chính văn bản mà tùy vào mức độ ảnh hưởng đến nội dung có thể lựa chọn một trong các biện pháp còn lại.
* Ngoài ra, bên cạnh các biện pháp nêu trên, Điều 143 Nghị định SỐ 34/2016/NĐ-CP còn quy định về một biện pháp xử lý nữa đối với những văn
bản được rà soát đó là “Ban hành văn bản mới” Theo đó, tại Khoản 4 quy định:
Ban hành văn bản mới được áp dụng trong trường hợp qua rà soát phát hiện có
quan hệ xã hội cần được điều chỉnh bởi văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn hoặc có quan hệ xã hội cần điều chỉnh nhưng chưa có quy định pháp luật điều
chỉnh Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân, đây không được hiểu là biện pháp xử lý văn bản QPPL khiếm khuyết vì không có đối tượng văn bản khiếm khuyết
cần xử lý Đây là trường hợp chưa có quy định pháp luật điều chỉnh nên ban hành văn bản mới để đáp ứng nhu cầu thực tiễn chứ không phải xuất phát từ
khiếm khuyết của văn bản QPPL hiện hành.
1.2.5 Thủ tục và thời han xử ly VBQPPL khiếm khuyết 1.2.5.1 Thủ tục xử lý VBQPPL khiếm khuyết
Thủ tục xử lý văn bản QPPL được quy định từ Điều 121 đến Điều 128
Nghị định số 34/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
* Thủ tục do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tiến hành:
Khi kiểm tra, phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, người đứng
đầu tổ chức pháp chế bộ, co quan ngang bộ báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
Trang 34quan ngang bộ kết luận kiểm tra, gửi cơ quan, người đã ban hành văn bản để
xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật Trường hợp cơ quan, người đã ban
hành văn bản trái pháp luật không xử lý theo đúng thời hạn quy định hoặc Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ không nhất trí với kết quả xử lý thì Bộ trưởng, Thủ trưởng co quan ngang bộ có thâm quyền kiểm tra văn bản tiến hành xử lý văn bản theo quy định tại Điều 119 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.
* Thủ tục do Bộ trưởng Bộ Tư pháp tiễn hành:
Khi kiểm tra, phát hiện văn bản trái pháp luật, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL kết luận kiểm tra, gửi cơ quan, người đã ban hành văn bản để
xem xét, xử lý Đối với nội dung thuộc phạm vi quan lý nhà nước của các bộ, cơ
quan ngang bộ trong Thông tư liên tịch giữa bộ, cơ quan ngang bộ với Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì sau khi nhận được kết luận kiểm tra, các cơ quan đã ban hành thông tư liên tịch phải
phối hợp dé xem xét, xử lý văn ban theo quy định Trường hop cơ quan, người
đã ban hành văn bản trái pháp luật không xử lý hoặc Cục trưởng Cục Kiểm tra
văn bản QPPL không nhất trí với kết quả xử lý thì Cục trưởng Cục Kiểm tra văn
bản QPPL báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp tiến hành xử lý theo quy định tại Điều 118 và Điều 119 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.
Trường hợp phát hiện nội dung quy định thuộc lĩnh vực của Tòa án nhân
dân tối cao, Viện kiêm sát nhân dân tối cao trong thông tư liên tịch có dấu hiệu
trải pháp luật thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp hoặc Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng
Chính phủ (đối với thông tư liên tịch với Bộ Tư pháp) kiến nghị Tòa án nhân
dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tôi cao xem xét, xử lý theo quy định của
pháp luật.
* Thủ tục do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp huyện tiễn hành
Khi kiểm tra, phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, Giám đốc Sở
Tư pháp, Trưởng Phòng Tư pháp kết luận kiểm tra, gửi cơ quan đã ban hành văn
bản xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Trang 35Trường hợp cơ quan đã ban hành văn bản trái pháp luật không xử lý theo
thời hạn quy định hoặc Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Phòng Tư pháp không nhất trí với kết quả xử lý thì Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp xử lý theo quy định tại Điều 120 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.
* Công bố kết quả xử lý văn bản
Theo quy định tại Điều 90 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, kết quả xử lý
văn bản QPPL khiếm khuyết phải được cơ quan, người đã ban hành văn bản đó
đăng Công báo, đăng trên Cổng thông tin hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành văn bản hoặc niêm yết tại các địa điểm theo quy định tại Điều 98
của Nghị định này Kết quả xử lý các văn bản có chứa QPPL nhưng không được
ban hành bằng hình thức văn bản QPPL, văn bản có chứa QPPL hoặc có thể thức như văn bản QPPL do cơ quan, người không có thắm quyên ban hànhphải được gửi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân mà trước đó văn bản đã được gửi Trường hợp văn bản đó đã được đăng Công báo, đăng trên Công thông tin hoặc
Trang thông tin điện tử của co quan ban hành hoặc được niêm yết thì kết quả xử
lý cũng phải được công bồ trên các phương tiện thông tin đó 1.2.5.2 Thời hạn xử lý VBOPPL khiếm khuyết
Thời hạn xử lý văn bản trái pháp luật được quy định cụ thê tại Điều 125
Nghị định số 34/2016/NĐ-CP Theo đó, trong thời hạn 30 ngày, kế từ ngày nhận được kết luận kiểm tra về văn bản trái pháp luật, cơ quan, người đã ban hành
văn bản phải tô chức xem xét, xử lý văn bản đó và thông báo kết quả xử lý cho
cơ quan kiểm tra văn bản.Trường hợp cơ quan, người đã ban hành văn bản trái pháp luật không xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc cơ quan, người
có thầm quyên kiểm tra, xử lý văn ban không nhất trí với kết quả xử lý văn ban thì trong thời hạn 15 ngày ké từ ngày hết thời hạn xử lý, cơ quan, người có thẩm
quyền kiểm tra, xử ly báo cáo cơ quan, người có thầm quyền xem xét, xử lý theo
quy định Việc xử lý nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân phải được
tiễn hành tại kỳ hop gần nhất của Hội đồng nhân dân.
Trang 361.3 Xử lý văn bản QPPL khiếm khuyết của một số quốc gia trên thế
1.3.1 Xử lý văn bản QPPL qua mô hình Tòa án Hiến pháp
Mô hình Tòa án Hiến pháp hay còn gọi là mô hình bảo hiến tập trung là
mô hình phổ biến nhất hiện nay mà nhiều nước trên thế giới áp dụng như Đức, Áo, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Tư, Bồ Đào Nha, Tây Ba Nha, Hy Lạp, Ba Lan,
Hungari, Campuchia, Thái Lan,
a, Cộng hoa Liên bang Đức
Mô hình bảo Hiến ở Cộng hòa Liên bang Đức là một trong những mô hình bảo Hiến tân tiến rất đáng tham khảo đối với nhiều quốc gia trên thế giới đang muốn xây dựng một cơ chế bảo Hiến thành công, triệt để theo nghĩa hiện đại.
Không phải ngay từ khi có hiệu lực vào năm 1949 nước Đức đã có ngay
một cơ chế bảo Hiến đầy đủ Phải đến năm 1951, Luật tòa án Hiến pháp liên
bang (Bundesverfassungsgerichtgesetz - BVerfGG) mới ra đời và cũng phải chờ
thêm hai mươi năm sau (năm 1969), ké từ khi Luật cơ bản có hiệu lực, chế định
khiếu kiện Hiến pháp của công dân tại Điều 93 khoản 1 số 4a LCB mới được bồ
sung, nham cụ thé hóa con đường tố tụng Hiến pháp tại Điều 19 khoản 4 LCB 3 Sau hai mươi năm, đặc biệt là sau cuộc đại nhảy vọt về kinh tế (Wirtschaftswunder) và những chuyên biến xã hội sâu sắc những năm 1950,
1960, CHLB Đức lúc đó mới hội tụ được đầy đủ các điều kiện chín mudi cả về kinh tế xã hội, chính trị pháp lý để hiện thực hóa đầy đủ các qui định về bảo Hiến.
Tòa án Hiến pháp liên bang có nhiều thâm quyền bảo vệ hiến pháp, trong
đó có quyền tuyên bố một đạo luật là vi hiến nếu đạo luật đó trái với Luật cơ bản, được qui định cụ thể ở Điều 100 Luật Tòa án Hiến pháp liên bang Theo mô hình này, Tòa án Hiến pháp có thâm quyền như sau: xem xét tính hợp hiến của các văn bản luật, các điều ước quốc tế mà tổng thống hoặc chính phủ đã hoặc sẽ
tham gia ký kết, các sắc lệnh của tổng thống, các nghị định của chính phủ, có thê
Trang 37tuyên bố một văn bản luật, văn bản dưới luật là vi hiến và làm vô hiệu hoá văn
bản đó.
Ở Đức, Toa án bảo hiến Liên bang vừa là cơ quan hiến pháp cao nhất của liên bang, vừa là toà án xem xét các vấn đề liên quan đến áp dụng hiến pháp.
Toa án bảo hiến liên bang đảm bảo việc thực hiện hién pháp của liên bang, Toa
án Bảo hiến bang đảm bảo thực hiện hiến pháp của bang mình Mặc dù không có quan hệ thứ bậc giữa các Toà án Bảo hiến Liên bang nhưng Toà án Bảo hiến
Liên bang vẫn có vai trò quan trọng vì trên thực tế, văn bản pháp luật Liên bang
có hiệu lực pháp lý cao hơn văn bản pháp luật các bang.
Toà án 1 xử lý những vụ việc liên quan đến mối quan hệ giữa nhà nước và công dân ở cả hai mặt lý thuyết và thực hành Xem xét tính không phù hợp với
các quyền cơ bản của một quy định pháp luật cũng như giải quyết những khiếu
nại Hiến pháp :
- Tranh chấp hoặc nghi ngờ về sự phù hợp của Hiến pháp Liên bang của
Pháp luật liên bang hay tiểu bang, hay với pháp luật Liên bang của pháp luật tiểu bang, theo đề nghị của Chính phủ Liên bang, của một Chính phủ tiêu bang hoặc
1⁄3 số đại biểu Quốc hội.
- Về sự phù hợp của một đạo luật Liên bang hay của tiểu bang với Hiến pháp Liên bang, của một đạo luật hay pháp luật khác của một tiểu bang với luật của Liên bang theo đề nghị của một toà án Trong trường hợp xảy ra vi hiến, việc áp dụng đạo luật phải được đình hoãn Nếu là vi hiến với hiến pháp Bang,
phải có phán quyết của toà án Bảo hiến Liên bang Nếu là vi hiến với Hiến pháp Liên bang, phải có phán quyết Toà án Bảo hiến Liên bang.
b, Liên bang Nga
Ở Nga? việc bảo đảm tinh hợp hiến hợp pháp của văn ban được bảo đảm
chặt chẽ từ khi xây dựng ban hành văn bản thông qua sự xem xét chặt chẽ trong
quá trình xây dựng và đặc biệt là cơ chế giám sát của Tòa án Hiến pháp.
°M6 hình phân quyền ở Liên bang Nga, TS Mai Văn Thắng Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội Nguồn:Tạp
Trang 38Trước những năm 1980, tầm quan trọng của giám sát tư pháp tại Liên Xô chưa được coi trọng Mãi đến ngày 25/12/1989 khi đạo luật kiểm soát Hiến pháp ra đời, bắt đầu xem xét các nghị định được coi là vi hiến do Ủy ban giám sát
Hiến pháp Liên Xô đứng đầu hoạt động từ năm 1990-1991 Toà án Hiến pháp
Liên bang Nga được thành lập vào năm 1991 và hoạt động dựa trên Luật về Toà án Hiến pháp Liên bang Nga ngày 21/7/1994 để thực hiện chức năng kiểm tra việc tuân thủ Hiến pháp ở Liên bang Nga Toà án Hiến pháp sẽ xem xét tính hợp hiến của: a) các đạo luật liên bang, các văn bản quy phạm của Tổng thống, Hội đồng Liên bang, Duma Quốc gia Nga, Chính phủ Liên bang Nga; b) Hiến pháp của các nước Cộng hoà, các điều lệ cũng như các văn bản QPPL của các chủ thê
liên bang về những van dé thuộc thâm quyên giải quyết của các cơ quan quyền
lực nhà nước Liên bang và những vấn đề thuộc đồng thâm quyên giải quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước liên bang và các cơ quan quyên lực của các chủ thé liên bang; c) các thoả thuận giữa các cơ quan quyên lực nhà nước liên bang và các cơ quan quyên lực nhà nước của các chủ thê liên bang, các thoả thuận giữa các cơ quan quyền lực nhà nước của các chủ thể liên bang với nhau; đ) các hiệp định quốc tế mà Liên bang Nga ký kết nhưng chưa có hiệu lực.
Theo các khiếu kiện về việc vi phạm các quyền và tự do của công dân đã
được Hiến pháp quy định và theo yêu cầu của các Toà án, Toà án Hiến pháp Liên bang Nga kiểm tra tính hợp hiến của đạo luật đã được áp dụng hoặc đang được áp dụng đối với các trường hợp cụ thể theo trình tự, thủ tục mà pháp luật
liên bang đã quy định
c, Hàn Quốc
Sau khi Hiến pháp Hàn Quốc được sửa đổi, tháng 9 năm 1988 Tòa án
Hiến pháp Hàn Quốc được thành lập Tổng thông bổ nhiệm Chánh án Tòa án Hiến pháp trong số các Tham phán Tòa án Hiến pháp sau khi có đồng ý của
Quốc hội Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc gồm 9 thâm phán do Tổng thống bổ nhiệm, trong đó 3 người được Quốc hội đề cử, 3 người được Chánh án Tòa án tối cáo đề cử và 3 người được Tổng thống đề cử.
Trang 39Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc có nhiều nhiệm vụ, tuy nhiên, nhiệm vụ xem xét tính hợp hiến của các đạo luật là một trong hai nhiệm vụ quan trọng nhất (nhiệm vụ nữa là giải quyết những khiếu kiện liên quan đến Hiến pháp).
Trong trường hợp Tòa án tư pháp cần xác định tính hợp hiến của một đạo luật hoặc điều khoản nào đó của một đạo luật trước khi áp dung dé giải quyết vụ án nào đó thì tự mình hoặc theo đề nghị của các bên kiến nghị Tòa án Hiến pháp
xem xét, kiểm tra tính hợp hiến của đạo luật hoặc điều khoản đó Phán quyết của
Tòa án Hiến pháp vẻ tính hợp hiến của đạo luật là bắt buộc thực hiện đối với
Tòa án tư pháp và mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân Khi Tòa án Hiến pháp tuyên bố một đạo luật hoặc điều khoản của đạo luật trái với Hiến pháp thì chúng mất hiệu lực ké từ ngày tuyên bố; các đạo luật liên quan đến tội phạm hình sự không có hiệu lực hồi tó.
Hàn Quốc là một quốc gia có những hoạt động pháp điển được giới nghiên
cứu quan tâm, đó là hoạt động "cắt bỏ" pháp luật Năm 1998, Hàn Quốc có
11.125 văn bản pháp luật và được đánh giá là quá nhiều văn bản nên gây ra sự chồng chéo không cần thiết Vì vậy, Ủy ban Cải cách pháp luật trực thuộc Tổng thống đã được thành lập năm 1998 do Thủ tướng làm Chủ tịch với một vị đồng Chủ tịch từ khu vực dân sự Ủy ban gồm 20 thành viên, trong đó có 7 thành viên nội các và hai thành viên dân sự do Tổng thống chỉ định có nhiệm kỳ 02 năm Ủy ban thực hiện các hoạt động làm đơn giản hệ thống pháp luật và cắt bỏ các
nội dung mâu thuẫn, chồng chéo không cần thiết Kết quả là cuối năm 1999, Hàn Quốc còn lại 6.308 văn bản pháp luật, 2.411 văn bản pháp luật đã bị chỉnh
Từ thực tiễn quy định ở quốc gia đầu tiên thiết lập Tòa án Hiến pháp như
Đức hay sự phát triển của Tòa án Hiến pháp “dạng thức yếu” trong mô hình bảo hiến chuyên trách như ở Anh, mô hình bảo hiến ở các nước Châu Âu hay các
nước Chau A ta có thé thấy Mô hình cơ quan tài phán Hiến pháp của các nước
trên thé giới khá da dạng nên thẩm quyên xét xử; các chủ thé có quyền khiếu
kiện trước Tòa án Hiến pháp; cách hiệu lực của những phán quyết về tính vi
Trang 40hiến; thủ tục ban hành phán quyết của Tòa án Hiến pháp cũng rất khác nhau.
Theo đó, một số Tòa án Hiến pháp chỉ xem xét tính hợp hiến của hoạt động lập pháp, song một số khác được trao quyền phán quyết về những lĩnh vực có liên
quan, thậm chí cả lĩnh vực thực sự mang tính nhạy cảm về chính trị VỀ cơ bản,
xét trên khía cạnh xử lý văn bản QPPL nhằm bảo vệ tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy pháp pháp luật, Mô hình Tòa án Hiến pháp có các đặc điểm nỗi bật
- Tòa án Hiến pháp thường có thâm quyên rộng, bao gồm: Kiểm tra tính
hợp hiến của các dự luật, đạo luật; giải quyết tranh chấp thâm quyền giữa các
nhánh quyên lực.
- Tòa án Hiến pháp là cơ quan duy nhất được trao quyền bảo vệ Hiến
pháp, các tòa án thường không có quyền bảo hiến Tòa án Hiến pháp độc lập với
hệ thống tòa án thường.
- Tòa án Hiến pháp tự phán quyết xem đạo luật có vi phạm Hiến pháp hay
không mà không cần phải có vụ việc, không cần xuất phát từ một vụ tranh chấp
cụ thé nao.
- Phan quyết về tinh hợp pháp hoặc vi hién của Toa án Hiến pháp có giá
trị bắt buộc chung đối với mọi đối tượng, có tính chất chung thấm va không
được khiếu kiện, mọi văn bản không hợp hiến sẽ bị hủy bỏ.
Là một thiết chế duy nhất, tập trung, và hiệu lực cao nhất, Tòa án Hiến
pháp bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật, tránh tình trạng giải thích,
áp dụng, phán quyết khác nhau giữa các tòa án các cấp, tòa án thường là một cơ
chế bảo hiến, bảo vệ pháp luật hiệu quả.
1.3.2 Xử lý văn bản QPPL qua Tòa án thường — Mô hình bảo hiến phi
tập trung
Bên cạnh việc thành lập riêng một Tòa án Hiến pháp, nhiều quốc gia trên
thế giới còn trao quyền bảo hiến cho Tòa án thường (mà cơ quan cao nhất là Tòa tối cao) Hoa Ky là quốc gia tiêu biểu với mô hình nay.Hién tại, những quốc gia và vùng lãnh thổ sau đây đang áp dụng mô hình bảo hiến kiểu Mỹ: Đan Mạch,