1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận chủ đề thời cơ và thách thức của ngành công nghệ thông tin ở việt nam hiệ n nay

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thời cơ và thách thức của ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam hiện nay
Tác giả Nguyễn Thanh Khang, Võ Văn Tú, Nguyễn Thành Huy, Nguyễn Phước Tài
Người hướng dẫn Giảng viên Trần Trọng Bình
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công nghệ thông tin
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

Công nghệ phát triển từng ngày đã giúp nâng cao đời sống của con người giúp cho cuộc sống được thuận lợi hơn, tháo gỡ được nhiều khó khăn vướng mắc cũng như nhu cầu bức thiết của cuộc số

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CÔNG NGH THÔNG TIN

BÀI TI U LU N Ể Ậ

CH Đ : Ủ Ề TH I C VÀ THÁCH TH C C A NGÀNH CÔNG NGH THÔNGỜ Ơ Ứ Ủ Ệ

TIN VI T NAM HI N NAYỞ Ệ Ệ

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THANH KHANG

VÕ VĂN TÚ

NGUYỄN THÀNH HUY NGUYỄN PHƯỚC TÀI

GIẢNG VIÊN TRẦN TRỌNG BÌNH

LỚP 231101ABC

MÔN NHẬP MÔN NGÀNH CNTT

HCM,NGÀY 26 THÁNG 9 NĂM 2023

Trang 2

L i m đ u ờ ở ầ

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin như hiện nay đã tác động tới hầu hết các lĩnh vực trong đời sống con người Công nghệ phát triển từng ngày đã giúp nâng cao đời sống của con người giúp cho cuộc sống được thuận lợi hơn, tháo gỡ được nhiều khó khăn vướng mắc cũng như nhu cầu bức thiết của cuộc sống.Với tiềm năng và tầm quan trọng của mình, ngành công nghệ thông tin là một trong những ngành học “hot”, thu hút được đông đảo học sinh và được chú trọng trong hệ thống đào tạo của các trường Đại học Nó được xem là ngành đào tạo mũi nhọn hướng đến sự phát triển của công nghệ và khoa học

kỹ thuật trong thời đại số hóa ngày nay

Công nghệ thông tin là ngành học được đào tạo để sử dụng máy tính

và các phần mềm máy tính để phân phối và xử lý các dữ liệu thông tin, đồng thời dùng để trao đổi, lưu trữ và chuyển đổi các dữ liệu thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau Ngành công nghệ thông tin có tốc độ phát triển nhanh, mạnh, đóng góp to lớn vào sự tăng trưởng GDP của

cả nước trong nhiều năm qua.Có thể khẳng định rằng CNTT đang giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển của loài người nói chung và

sự phát triển của kinh tế, chính trị, xã hội của một đất nước nói riêng, Việt Nam cũng không là ngoại lệ

Chúng ta đang cuốn vào vòng xoay của sự phát triển ,tiến bộ không ngừng Để vươn lên hòa mình vào vòng xoáy, chúng ta phải đương đầu, dám đối điện với những thách thức và tận dụng được thời cơ đang hiện hữu

Trang 3

I Lịch sử phát triển của ngành công nghệ thông tin

1 Thời kì sơ khai: (Trong khoảng 3000 BC->1400 AD)

Đây được coi là thời kì đầu tiên của công nghệ thông tin Khi mà con người lần đầu tiên học cách giao tiếp, họ đã bắt đầu sử dụng những kí hiệu được khắc lên nền đá để đánh dấu, truyền thông tin Đây cũng là khoảng thời gian chiếc bảng tính nguyên thủy nhất ra đời sau khi xuất hiện hệ thống chữ số

2 Thời kì Công cụ hóa: (Khoảng từ 1450-1840)

Thời kì này ngành Công nghệ thông tin đã có một vài bước tiến rõ ràng hơn, không mơ hồ như thời kì Sơ khai Điển hình là chúng ta có thể thấy một ít sự tương đồng của những công nghệ thời này với những công nghệ ta đang dùng Khá nhiều công nghệ mới được khám phá ra ở thời kì này, điểm nhấn chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới dùng để tính toán các phép tính cơ bản được phát minh bởi Blaise Pascal vào những năm 1640

3 Thời kì Điện tử :( Từ 1840-1940)

Đây là thời kì được biết đến với rất nhiều phát kiến mang tính cách mạng như mã Morse, điện thoại, radio, v.v, đều là những phát minh vượt xa thời kì trước đó

Đây cũng là thời kì đặt nền móng vững chắc cho ngành công nghê thông tin, khoa học máy tính với chiếc máy vi tính điện tử số đầu tiên (ENIAC – Electronic Numerical Integrator And Computer)- một máy tính khổng lồ với thể tích dài 20 mét, cao 2,8 mét và rộng vài mét, có khả năng thực hiện 5.000 phép toán cộng trong một giây

Bên cạnh đó, Alan Turing với máy Turing (Turing Machine) được dùng trong CTTG thứ 2 nhằm giải mã thông điệp ngầm từ Đức quốc

xã, được coi là tiền thân của chiếc máy tính hiện đại

4 Thời kì hiện đại: ( 1940-nay):

Máy tính đã phát triển cực kì mạnh mẽ qua 5 thế hệ từ chiếc máy ENIAC thô sơ, cục mịch bây giờ chúng ta đã có chiếc máy tính nhỏ gọn hơn rất nhiều với khả năng tính hàng tỷ phép tính/ giây

Internet được trình làng vào năm 1969 Nhưng nó chính thức được bùng nổ vào năm 1991 khi World Wide Web ra đời khiến Internet trở nên dễ tiếp cận hơn rất nhiều

Trang 4

Hiện nay công nghệ đang ngày một phát triển với tốc độ chóng mặt

Có thêm rất nhiều lĩnh vực đầy tiềm năng xuất hiện, điển hình có thể

kể đến cryptocurrency, AI ( trí tuệ nhân tạo), Big Data đều là những lĩnh vực dẫn đầu kỉ nguyên công nghệ 4.0

II Thực trạng CNTT hiện nay ở Việt Nam

Công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị và góp phần hình thành con người mới Nó tác động sâu sắc đến cách thức chúng ta đang sống, học tập, và làm việc; đến cách thức Nhà nước giao tiếp với dân chúng Công nghệ thông tin đã và đang nhanh chóng trở thành một bộ phận sống còn, quyết định sự phát triển của nền kinh tế thế giới Nó cũng tạo ra những thách thức kinh tế, xã hội trước các cá nhân, doanh nghiệp, cộng đồng ở mọi nơi trên trái đất nhằm đạt hiệu quả và tính sáng tạo cao hơn Việt Nam cũng đã nhận thức được vai trò quan trọng của Công nghệ thông tin coi : " Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại"

Tuy nhiên, công nghệ thông tin Việt Nam hiện nay vẫn đang trong tình trạng chậm phát triển so với các nước trên thế giới và trong khu vực Ứng dụng công nghệ thông tin cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế

III Thời cơ và thách thức của ngành công nghệ thông tin ở hiện nay

Thời cơ:

1 Cơ hội việc làm chất lượng cao

Khi mà công nghệ thông tin đang ngày một quan trọng và là một phần tất yếu của cuộc sống Thì sự phát triển của ngành CNTT đang dần là một thước đo để đánh giá sự phát triển của cả một quốc gia Thực tế có thể cho thấy rằng, trong khi hàng trăm kỹ sư hay cử nhân học các ngành nghề khác đang rơi vào tình trạng thất nghiệp Thì

ở lĩnh vực công nghệ thông tin, nhiều doanh nghiệp đang rất “khát” nguồn nhân lực Theo thống kê của Bộ thông tin & Truyền thông, nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành Công nghệ thông tin hiện nay tại nước

Trang 5

ta là 250.000 lao động Tuy nhiên, mỗi năm các trường đào tạo trên toàn quốc chỉ cung cấp được khoảng 32.000 sinh viên ngành Công nghệ thông tin Điều này cho thấy ngành Công nghệ thông tin đang rất

“khát” nhân lực Bên cạnh đó, nguồn nhân lực Công nghệ thông tin hiện nay lại không đảm bảo về chất lượng, không đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, điều đó dẫn đến hiện tượng thừa số lượng và thiếu chất lượng

Chính vì vậy, lựa chọn Công nghệ thông tin để theo học chắc chắn sẽ

mở ra nhiều cơ hội và triển vọng nghề nghiệp trong tương lai

2 Xu thế đầu tư chuyển dịch sang công nghệ

*Các lĩnh vực chịu tác động:

a) Trong giáo dục:

Với sự ra đời của các thiết bị công nghệ hiện đại, các máy móc tiên tiến, điều đó đã mang lại những tác động tích cực đến nền giáo dục Công nghệ thông tin giúp tiết kiệm thời gian và linh hoạt trong việc giảng dạy, bên cạnh đó còn làm cho năng suất giảng dạy và chất lượng học tập ngày càng được nâng cao

Một số ứng dụng có thể kể đến như:

Các trang web của trường: Hầu như tất cả các trường đại học ở Việt Nam đều có cho mình một trang web riêng Nơi đó có thể có những thông báo, thời khóa biểu, hay các sự kiện mà sinh viên cần chú ý,… Bên cạnh đó, các trang web này còn giúp giảng viên có thể tương tác với học sinh bằng cách đăng tải các bài tập hoặc trả lời những thắc mắc của học sinh trong quá trình học tập

Giảng bài trên máy tính: Ngày nay, không khó để bắt gặp hình ảnh trong lớp học giảng viên hay sinh viên sử dụng laptop/điện thoại để xem các tài liệu giảng dạy và học tập Có sử dụng những thiết bị đó để tra cứu, tìm ra giải pháp cho một vấn đề nào đó,…

b) Trong kinh doanh:

Thay đổi cách giao tiếp và tương tác với khách hàng: Rất nhiều cửa hàng ở các thành phố ngày nay đều sử dụng phần mềm quản lý khách hàng, khi đi mua sắm chúng ta thường sẽ được các nhân viên tư vấn về

Trang 6

“thẻ thành viên” hay “tích điểm đổi quà”, Tất cả những hình thức này đều được vận dụng bởi công nghệ thông tin

Phát triển sản phẩm nhờ công nghệ tự động hóa: Thay vì phải thuê tất

cả các lao động thủ công như những thập niên trước, thì nhiều doanh nghiệp hiện nay đang dần chuyển sang hình thức tự động hóa Nhờ đó

cả tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà còn tiết kiệm thời gian và tăng được lợi nhuận

Nâng cao năng lực tuyển dụng, quản lý và sản xuất: Việc tuyển dụng nhân lực cho công ty đang trở nên dễ dàng cho các doanh nghiệp vì họ

có thể tiếp cận các ứng viên xuất sắc thông qua các trang web tuyển dụng trực tuyến Bên cạnh đó, vận dụng các thiết bị công nghệ cao cũng giúp họ quản lý nhân sự hiểu quả hơn Từ đó tạo lợi thế cạnh tranh với các công ty khác

c) Trong y học

Cung cấp thông tin chính xác hơn: Không thể phủ nhận rằng việc ứng dụng các công nghệ cao đã giúp con người tìm hiểu và phát hiện được những thành tựu cao hơn trong y học,phát hiện bệnh kịp thời, có những phương pháp chữ trị tân tiến,… Đã giúp tuổi thọ con người tăng đáng kể (46,7 tuổi 1950 đến 71 tuổi năm 2000)

Hội nhập quốc tế

Khi công nghệ thông tin chưa phát triển, khi Internet chưa hình thành thì việc trao đổi, trò chuyện giữa con người ở các khu vực khác nhau

là cực kì khó khăn Mọi người phải dùng thư tay, bưu kiê ‚n nhưng để nhâ ‚n được đồ từ người gửi mất rất nhiều thời gian vì thế dẫn kết viê ‚c nắm bắt thông tin không kịp thời

Khi công nghệ thông tin phát triển, Internet phủ sóng hầu khắp các khu vực trên Thế giới thì việc liên lạc, nắm bắt thông tin một cách dễ dàng hơn Mọi người dễ dàng kết nối với nhau bằng cách gọi video, những email nhanh chóng được hồi âm, các không gian mạng xã hội chúng ta đang sử dụng là những thành quả, bước tiến lớn trong sự phát triển

Trang 7

chung của nhân loại Từ đó, tối ưu hóa mọi hoạt động công việc, tiết kiệm thời gian, gia tăng hiê ‚u quả

Mức thu nhập hấp dẫn

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành Công nghệ thông tin trong nhiều năm gần đây đã khiến cho nhu cầu của nhân loại về công nghệ ngày càng cao Do đó để thu hút nguồn lực chất lượng trong lĩnh vực này, nhiều doanh nghiệp đã đưa ra một chế độ lương thưởng và đãi ngộ vô cùng hấp dẫn cho người lao động Kể cả sinh viên mới ra trường cũng

đã có được mức thu nhập đáng mong đợi

Mức thu nhập trung bình của sinh viên mới ra trường: Khoảng 75 triệu đến 100 triệu đồng/ năm

Mức thu nhập trung bình của sinh viên mới ra trường nhưng có khả năng ngoại ngữ tốt: Khoảng 130 triệu đến 150 triệu đồng/ năm

Cơ chế phát triển ở Việt Nam

Sự phát triển trong những năm gần đây:

Việt Nam là một trong những quốc gia thuộc top cao nhất trên thế giới

về sử dụng Internet tính đến năm 2022 Từ một quốc gia có thời gian

bị xâm lược chiếm hơn nửa thời gian tồn tại đến khi mọi người ai cũng

có thể tiếp cận được công nghệ Phải công nhận đây thực sự là một điều đáng mừng cho tương lai của Việt Nam

Chính vì sự tăng trưởng đó, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng hơn trong việc phát triển lĩnh vực này Bằng chứng là ngày càng có nhiều trường đại học đào tạo thêm lĩnh vực công nghệ thông tin hay những lĩnh vực liên quan đến công nghệ Số lượng trường đào tạo nhân lực phát triển về cả quy mô lẫn hình thức đào tạo, cung ứng một nguồn nhân lực chất lượng mỗi năm cho đất nước Dưới đây là số liệu và biểu

đồ về nhân lực từ năm 2018 đến năm 2022

Doanh thu của ngành vào năm 2019 đạt 120 tỷ USD, gấp 400 lần

so với năm 2000 và tương ứng mức tăng bình quân 37%/năm trong suốt 19 năm

Ngành đóng góp vào 14,3% GDP của Việt Nam, gấp 28 lần so với năm 2000 (chỉ đạt 0,5%)

Trang 8

Năm suất lao động của ngành Công nghệ thông tin cao gấp 7,6 lần năng suất lao động bình quân cả nước

Số người lao động thuộc ngành Công nghệ thông tin là 1.030.000 người, chiếm 1,88% tổng số lao động tại Việt Nam So với năm

2000 thì con số này đã tăng gấp 20 lần

Xuất khẩu đạt 89,2 tỷ USD, chiếm 33,7% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam Giá trị xuất khẩu của 1 lao động trong ngành tạo

ra cao gấp 18 lần bình quân cả nước

Với những thành tựu công nghệ nhất định, Việt Nam trở thành điểm sáng đầu tư của nhiều tập đoàn công nghệ trên thế giới như IBM, Intel, Microsoft, Samsung, Toshiba, Các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ trong nước nhu FPT, VNPT, Viettel, hứa hẹn phát triển vượt bậc hơn nữa trong tương lai

Cùng sự phát triển nhảy vọt và mạnh mẽ, nước ta đã có tên trên bản đồ công nghệ thông tin thế giới, trở thành 1 trong những nước mạnh về công nghệ thông tin trong khu vực Trong đó, đứng số một về ngành dịch vụ phần mềm trong 6 nước phát triển mạnh nhất khu vực Đông Nam Á

Xu thế phát triển trong tương lai:

Sau khi đại dịch COVID 19 qua đi, các doanh nghiệp cũng như người

đi làm đã nhận thấy được sự tiện ích của việc làm việc từ xa thông qua các ứng dụng công nghệ Những mô hình làm việc từ xa giúp kết nối doanh nghiệp và nhân lực trên khắp thế giới một cách dễ dàng, giải quyết được những vướng mắc trong vấn đề làm việc tại công ty Một

số lợi ích có thể kể đến như:

Trang 9

Thuận tiện trong việc di chuyển: Có thể làm việc trên một chiếc máy tính ngay trong chính căn phòng của mình mà không cần phải tốn thời gian di chuyển đến công ty, bên cạnh đó còn giúp gia tăng sự an toàn cho người làm việc

Tiết kiệm các nguồn tài nguyên: Các doanh nghiệp, công ty sẽ giảm được các chi phí phải trả cho các nhu cầu cơ bản như điện, nước, cơ sở vật chất,…

Nâng cao năng suất làm việc: Khi làm việc ở nhà, những nhân viên sẽ không bị mất tập trung bởi những vấn đề trong môi trường công ty Họ

có thể tự tạo cho mình một không gian riêng để làm việc ở nhà một cách thoải mái Bên cạnh đó còn giúp họ cân bằng được công việc và cuộc sống khi họ có thể sắp xếp thời gian để hoàn thành công việc Trong tương lai, Việt Nam sẽ có cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài hợp tác Như đã nói ở trên, Việt Nam là một trong những quốc gia thuộc top đầu thế giới về sử dụng Internet cũng như tiếp cận các công nghệ mới một cách nhanh chống Rất có thể đây sẽ là thuận lợi để Việt Nam được đầu tư nhiều hơn Bằng chứng là việc các doanh nghiệp Mỹ hiện nay đang muốn mở nhà máy bán chip ở Việt Nam sau khi có những xung đột về chính trị, kinh tế với Trung Quốc Có một số lý giải cho vấn đề này như sau:

Vì một số xung đột với Trung Quốc nên Mỹ phải tìm một vùng đất khác để đầu tư và nhập khẩu chip: Một quốc gia phát triển như Mỹ mà chỉ có 12% chip được sản xuất trong nước, trong khi đó phải nhập khẩu 88% và Trung Quốc là một trong những “ông lớn” về thiết bị điện tử này Việt Nam có một nền kinh tế mở rộng nhanh chóng với chi phí lao động thấp đầu tư cơ sở hạ tầng đáng kể và lĩnh vực sản xuất phát triển mạnh mẽ Chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước có nhiều ưu đãi đối với đầu tư nước ngoài Vị trí địa lý của Việt Nam ở cạnh Trung Quốc, việc này giúp các doanh nghiệp sản xuất chip giảm

sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp Trung Quốc bằng cách chuyển sang các nhà máy ở Việt Nam, các công ty có thể giảm rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng do căng thẳng chính trị

Trang 10

6 SUBJECT MASTER EXPERT (SME)

Định nghĩa: SME (Subject Matter Expert) được hiểu chung là người

có kiến thức sâu rộng về một chủ đề nghiệp vụ hay một giải pháp Đây

là người trong phạm vi kinh nghiệm và tìm hiểu của mình, họ làm việc lâu năm trong một lĩnh vực cụ thể và hiểu rất rõ bản chất, các yêu cầu của lĩnh vực đó

*Sự khác nhau giữa SME và Start-up:

Mô hình doanh nghiệp SME dùng để chỉ những công ty có quy mô vừa, nhỏ hoặc siêu nhỏ, thường là mang tính địa phương, khu vực nhỏ

Trong khi đó, doanh nghiệp Startup là những công ty đang trong giai đoạn khởi nghiệp - mới thành lập và bắt đầu kinh doanh Một startup hoàn toàn có khả năng tăng trưởng lớn mạnh về quy mô với tầm nhìn rộng hơn

Mục Tiêu Kinh Doanh:SMEs thường là mô hình doanh nghiệp kinh doanh theo một mô hình đã thử nghiệm Họ sẽ lựa chọn những ngành nghề có lợi nhuận cao để kinh doanh như ngành thời trang, may mặc,

ăn uống hay hàng tiêu dùng Quy mô của các SMEs nhỏ nên bộ máy tổ chức cũng gọn nhẹ Startup tập trung vào việc quy trình hóa các công việc trong bộ máy vận hành để khiến nó có thể chuyển giao được cho nhiều người và ở nhiều vị trí để có thể thay thế hỗ trợ nhau

Tính Cạnh Tranh

Vì hoạt động trong những lĩnh vực có nhu cầu tiêu thụ cao như ẩm thực, thời trang ở quy mô nhỏ mà các doanh nghiệp SMEs thường không chịu quá nhiều áp lực từ việc phải có sản phẩm sáng tạo hay đột phá để cạnh tranh

Trái lại, việc thành lập một doanh nghiệp startup đòi hỏi doanh nghiệp

đó phải có những ý tưởng độc đáo, khác biệt thì mới có thể đứng vững

và phát triển trên thị trường, cũng như thu hút thêm vốn đầu tư Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Startups chính vì thế mà cũng gay gắt hơn và rộng lớn hơn rất nhiều

Ngày đăng: 15/04/2024, 18:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w