Những ngôi nhà truyền thống của người Nhật được xem là một phần không thể thiếu trong dòng chảy lịch sử và văn hóa của xứ... ngôi nhà truyền thống Nhật chỉ gồm sàn nhà, bộ khung mái và c
Trang 1VĂN HÓA XÃ HỘI NHẬT BẢN I.Giới thiệu chung
- Ở mỗi quốc gia thì văn hóa luôn là phần linh hồn của quốc gia đó, nó được xây dựng và phát triển gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của mỗi dân tộc, vì vậy mỗi đất nước lại có một nền văn hóa đặc trưng khác nhau Đất nước Nhật Bản luôn được biết đến là một đất nước có nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc, kết hợp hài hòa cái mới và cái cũ tạo nên những nét văn hóa xã hội của Nhật Bản
II Những vấn đề văn hóa xã hội Nhật Bản 1 Văn hóa trang phục
Nhắc đến trang phục Nhật Bản không thể không nhắc đến Kimono – trang phục truyền thống của người Nhật.
a Kimono:
+ Là loại y ph ục truyền thống của Nhật Bản Đối với văn hóa Nhật Bản, Kimono không đơn thuần là trang phục truyền thống mà còn được xem là một tác phẩm nghệ thuật Người Nhật đã sử dụng Kimono trong vài trăm năm.
+ Ngày nay, Kimono thường chỉ được sử dụng vào các dịp lễ tết Phụ nữ Nhật mặc Kimono phổ biến hơn nam giới, thường có màu và hoa văn nổi bật Phái nam dùng Kimono chủ yếu trong lễ cưới và buổi lễ trà đạo, và Kimono dành cho nam giới thường không có hoa văn, và màu tối hơn.
b Một số loại Kimono:
- Furisode : dành cho thiếu nữ còn độc thân, ống tay áo rộng và dài, màu sắc tươi tắn với nhiều hoa văn trang trí trên vải lụa tốt, được mặt trong ngày Lễ Thành Nhân và Tết
Trang 2- Tomesode : là loại y phục trang trọng dành cho phụ nữ đã có gia đình, ống tay áo ngắn, màu chủ đạo là đen và hoa văn đơn giản, được mặc trong các ngày trang trọng của người thân như Lễ cưới.
- Hōmongi : dành cho mọi đối tượng phụ nữ (nhưng thông dụng nhất là phụ nữ đã có gia đình), màu sắc trang nhã, hoa văn khắp mặt vải nhưng không bằng Furisode, được mặc trong tiệc trà, họp mặt với người thân hoặc viếng thăm.
- Yukata : loại kimono thông thường, mặc trong mùa hè và được mặc chung với guốc geta, thường được thấy mặc trong Lễ hội Pháo hoa.
Trang 3- Uchikake : là một loại áo khoác kimono được các cô dâu Nhật Bản mặc trong ngày cưới của họ Theo truyền thống, nó thường là một chiếc áo khoác màu đỏ với cần cẩu được in trên thiết kế, nhưng trong thời hiện đại, nhiều cô dâu chọn mặc màu trắng.
- Hakama : giống như một chiếc váy dài, rộng, thường được mặc trên kimono và được coi là trang phục chính thức Mặc dù nó được tạo ra theo truyền thống để được mặc bởi những người đàn ông thuộc mọi nghề nghiệp (thợ thủ công, nông dân, samurai, v.v.), nhưng giờ đây nó cũng được xã hội chấp nhận để mặc cho phụ nữ.
- Obi: tương tự như một chiếc thắt lưng vì nó quấn quanh lớp cuối cùng của chiếc áo choàng truyền thống để giúp giữ tất cả các lớp lại với nhau trong một thời gian dài Nó thường sáng, cực kỳ dày và có
Trang 4hình cánh cung, và nó đóng vai trò là điểm nhấn cuối cùng cho trang phục.
- Zouri: là một loại sandal được mặc với trang phục truyền thống giống với dép xỏ ngón theo thiết kế, ngoại trừ đế giày là một khối gỗ, thay vì cao su hoặc nhựa Những đôi giày này thường được mang với vớ trắng thường được che bởi áo choàng
- Geta: là một đôi sandal tương tự như một zōri được làm để mặc trong tuyết hoặc bụi bẩn, đặc trưng với các cột gỗ bên dưới đôi giày.
Trang 5- Haori: là kimono sử dụng như áo khoác ngoài Sau khi mặc kimono thông thường, người ta sẽ khoác thêm bên ngoài Thông thường chiều dài áo ngắn nhưng cũng có loại chiều dài áo lại dài Mục đích sử dụng cũng khác nhau, tuỳ thời gian và giới tính mà cách sử dụng đất, sàn nhà được nâng lên vài chục cm và được đặt trên dầm đỡ bằng gỗ Còn tại các khu vực khác như nhà bếp, hành lang có sàn gỗ, phòng khách thì được trải thảm tatami được dệt từ cói
- Cánh cửa trượt Shoji:
+ Cửa trượt Shoji có cấu tạo rất đơn giản Bao gồm một lớp giấy mờ dán lên các khung gỗ Giấy mờ thường được sử dụng có màu trắng, hoặc có in một số hoạt tiết đơn giản lên.
Trang 6+ Đây là đặc trưng đầu tiên trong những kiến trúc nhà Nhật truyền thống Cánh cửa này được sử dụng để thay cho kính, nhằm dẫn ánh sáng tự nhiên vào không gian Ngoài ra việc sử dụng cửa trượt còn giúp không gian của người Nhật trở nên thoáng mát hơn Người Nhật sử dụng đặc trưng này cho cửa thông phòng và cửa chính.
- Những bức tường Fusuma:
+ Kết hợp với cánh cửa trượt Shoji là những bức tường chắn Fusuma Việc sử dụng những bức tường này giúp không gian trong nhà Nhật được linh hoạt hơn Vào buổi tối, những bức tường được kéo lại tạo thành vách ngăn phòng ngủ Nhưng đến sáng những tấm nệm ngủ được gấp lại gọn gàng trong tủ Và vách ngăn được kéo ra để phòng khách rộng rãi và thông thoáng ơn.
- Hành lang Engawa :
+ Là phần hành lang bên ngoài, bao bọc lấy ngôi nhà Đây là nơi có thể dùng để tiếp khách hoặc để nghỉ ngơi, ngắm cây cối Khi chủ nhà mở cửa, hành lang sẽ trở thành hiên nhà rộng rãi.
Trang 7- Bàn thấp Chabudai:
+ Chắc hẳn bạn không còn xa lạ gì với việc người Nhật không dùng ghế Họ ngồi trực tiếp lên nền hoặc một chiếc đệm ngồi Vì vậy bàn thấp Chabudai được sử dụng phổ biến trong không gian sống xưa Người Nhật không sợ việc ngồi trực tiếp lên nền bởi đã được lót các tấm thảm mềm Tatami.
+ Không chỉ sử dụng bàn thấp do thói quen ngồi trực tiếp lên nền Kiến trúc nhà ở truyền thống Nhật Bản còn sử dụng bếp lò Irori Đây là bếp lò truyền thống vừa được sử dụng để nấu nướng, vừa sưởi ấm không gian
Những ngôi nhà truyền thống của người Nhật được xem là một phần không thể thiếu trong dòng chảy lịch sử và văn hóa của xứ
Trang 8sở hoa anh đào Thậm chí, người dân của đất nước mặt trời mọc còn xem đó là một niềm tự hào của dân tộc.
Hiện đại
Có thể nói suốt hàng ngàn năm nay, dù là quá trong quá khứ hay thời hiện đại thì phong cách thiết kế nội thất của người Nhật vẫn những dấu ấn không thay đổi Họ luôn chú trọng sự kết hợp giữa màu sắc hài hòa và hình dáng nội thất đơn giản, tinh tế, tiện nghi Người Nhật đặc biệt chú trọng tới không gian, sự hòa hợp với tự nhiên, môi trường sống… Và điểm nổi bật là kết cấu một ngôi nhà hiện đại Nhật có tường bê tông tạo thành không gian mở và thoáng (ngôi nhà truyền thống Nhật chỉ gồm sàn nhà, bộ khung mái và các cột đỡ)
- Màu sắc và tường
+ Tông màu tự nhiên, màu trầm hoặc gam màu trung tính (màu đất hoặc nước) để làm nền tảng trong trang trí nội thất, làm cho không gian trở nên trang nhã và ấm cúng hơn
+ Kiến trúc Nhật Bản hiện đại thường chú trọng về hình khối thiết kế và tỉ mỉ trong khâu chọn vật liệu thi công Bởi vì thường xuyên hứng
Trang 9chịu các thiên tai nên người Nhật luôn sử dụng những vật liệu tốt nhất để đảm bảo an toàn
- Cửa sổ
+ Trước đây, người Nhật thường sử dụng nhiều loại cửa sổ tròn, sau này xu hướng chuyển sang các cửa sổ vuông, chữ nhật… Đặc biệt, các cửa sổ luôn lớn để dễ dàng đón nắng, gió, làm cho không gian trở nên rộng rãi, thoáng đãng Rèm cửa của người Nhật cũng thường có màu sắc rất nhã nhặn
- Vật liệu nội thất bằng gỗ:
+ Mặc dù không sử dụng những bức tường Fusuma như kiến trúc truyền thống Nhưng người Nhật vẫn lựa chọn vật liệu gỗ cho tường và trần trong kiến trúc hiện đại.
+ Đồ nội thất trong không gian được sử dụng với các thiết kế nhỏ gọn, mỏng nhẹ Không quá cầu kì trong việc thiết kế nội thất, người Nhật tập trung vào công năng sử dụng của vật dụng.
+ Việc sử dụng vật liệu bằng gỗ còn thể hiện sự hài hòa của thiên nhiên trong không gian sống Không chỉ là các chậu cây xanh hay những ngọn gió mát rượi Một chút hương thoang thoảng của mùi gỗ tự nhiên cũng đem lại sự thư thái trong tâm hồn.
https://miraihousejpvn.com/kien-truc-nha-o-nhat-ban-hien-dai-kien-truc-nha-o-truyen-thong-nhat-ban/\
Các đặc điểm chung của nhà ở truyền thống và hiện đại - Sự tự do trong bố trí không gian
+ Điểm đầu tiên đó chính là tính linh hoạt, sự tự do trong bố trí, sắp xếp không gian trong chính căn nhà của mình Nếu nghiên cứu về con người đất nước mặt trời mọc thì bạn sẽ thấy rằng người Nhật luôn yêu thích sự yên bình, trầm lặng Vì vậy, ngôi nhà của họ luôn có những góc nhỏ riêng tư dành cho mỗi thành viên trong gia đình.
Trang 10+ Cụ thể, đó có thể là 1 góc ban công, 1 gác xép, hay là bệ cửa sổ… với vị trí chứa nhiều khoảng ánh sáng, tạo nên không gian tươi đẹp thân thiện với thiên nhiên.
- Gần gũi với thiên nhiên
+ Điểm không thể thiếu thứ hai là sự trân trọng và yêu quý thiên nhiên Sau một ngày làm việc bon chen, hối hả ngoài xã hội thì người Nhật luôn muốn sống giản dị, nhẹ nhàng và thân thiện với thiên nhiên.Thế nên, không thể thiếu đi những bóng dáng của cây xanh vì nó sẽ mang đến sự trong lành, thoáng đãng tạo sự sống xanh cho chính ngôi nhà.
- Phong cách tối giản
+ Điểm thứ ba chính là phong cách trang trí tối giản Tuy đơn giản, nhưng các thiết kế vẫn vô cùng tỉ mỉ và tinh tế.
+ Phong cách thiết kế nhà Nhật Bản tối giản được ưa chuộng bởi sự giản dị, tinh tế mà chính nó mang lại cho không gian căn nhà Chủ nghĩa tối giản trong phong cách thiết kế nhà Nhật Bản hướng đến việc sử dụng ít đồ đạc, hạn chế sử dụng những đồ điện tử để tạo ra những khoảng không gian nhỏ cho các thành viên trong gia đình sinh hoạt với nhau.
- Ngôi nhà luôn tràn ngập ánh sáng
Trang 11+ Những bức tường trong các ngôi nhà Nhật Bản thường được làm bằng vật liệu bán trong suốt Nó giúp tiêu tán ánh sáng thông qua khung ván, tạo ra ô vệt nắng lờ mờ xuyên qua tường, phản chiếu vào khắp căn phòng Điều này giúp tiết kiệm năng lượng điện một cách tối đa và tạo ra cho căn nhà một nét tinh tế, yên bình khiến ai cũng muốn được tận hưởng.
+ Căn hộ (アパート) : Là loại nhà tập thể cỡ vừa và nhỏ Vật liệu xây nhà thường không phải bêtông cốt thép mà là gỗ và thép nhẹ nên khả năng cách âm và giữ nhiệt kém.
+ Chung cư (マンション) : Là các khu chung cư tương đối mới cao từ trên 5 tầng được xây dựng bằng bêtông cốt thép nên khá vững chắc và cách âm tốt hơn アパート
+ Nhà nguyên căn riêng biệt (いっこだて) : Là nhà nguyên căn có nhiều phòng rất phù hợp cho các hộ gia đình nhiều người ở chung
Trang 12Source:https://nhatban.fandom.com/wiki/Nh%C3%A0_%E1%BB %9F
c Công trình kiến trúc
- Sự đa dạng kiến trúc Nhật Bản không những ở nhà ở mà còn là sự đủ màu sắc ở những công trình to lớn hiện đại và mang tính thiêng liêng khác:
+ Ngôi chùa Nikko ở Tỉnh Tochigi Khu phức hợp khổng lồ các đền thờ và chùa trên đồi rực rỡ với màu đỏ son, tương phản rõ rệt với cây cối và rừng xung quanh Các tòa nhà được trang trí bằng những đường gờ gỗ được sơn các cảnh khác nhau từ truyền thuyết Phật giáo.
Source: https://www.japan.travel/vi/guide/japanese-architecture/
+ Tháp Tokyo Skytree được xây bằng bê tông cốt thép và kính, cao 634 m mang nét đẹp hiện đại, tựa như một chiếc cây to vươn thẳng lên bầu trời.
Trang 13Source : https://xkld.thanhgiang.com.vn/kham-pha-thap-tokyo-niem-tu-hao-cua-nguoi-nhat/
3 Âm nhạc và Sân khấu truyền thống
a Âm nhạc
Âm nhạc Nhật Bản được xuất phát từ lâu đời và mang những nét đặc trưng riêng biệt với lối âm nhạc vô cùng độc đáo.
Khi nhắc đến âm nhạc Nhật Bản hầu như ai cũng đều có một sự yêu thích đặc biệt trong mình Âm nhạc của quốc gia này mang những phong cách đặc trưng riêng với những bản nhạc hay, độc đáo và mang lại nhiều cảm xúc cho người nghe Các nhạc cụ của âm nhạc cũng là một nét đặc trưng riêng mang lại bản sắc âm nhạc của quốc gia này.
Đặc điểm chung của âm nhạc Nhật Bản:
- Phân thành 2 loại cơ bản : Âm nhạc truyền thống và âm nhạc hiện đại
+ Âm nhạc của Nhật Bản được phân chia thành hai loại nhạc là âm nhạc truyền thống và âm nhạc hiện đại Hai thể loại nhạc này có những đặc điểm riêng biệt, tuy nhiên phần âm nhạc hiện đại cũng được xây dựng nên từ phần âm nhạc truyền thống và có những biến đổi khác.
+ Âm nhạc truyền thống của Nhật Bản xuất phát từ lâu đời trước đây và có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Hoa Âm nhạc truyền thống được chia thành âm nhạc được biểu diễn trong cung đình và âm nhạc được biểu diễn bởi các nhà sư với những nhạc cụ độc đáo + Đến thời kỳ Minh Trị, sự du nhập của âm nhạc phương Tây đã mở ra con đường phát triển cho nền âm nhạc Nhật Bản Âm nhạc hiện đại của quốc gia này dần được hình thành và trở nên vô cùng phổ biến tại các quốc gia châu Á từ những năm 2000 và trở thành quốc gia có nền âm nhạc đứng đầu ở châu Á.
Trang 14- Thị trường âm nhạc Nhật Bản có doanh thu cao: Sự phát triển mạnh mẽ của nền âm nhạc Nhật đã mở ra một thị trường vô cùng sôi động Các ca sĩ, nghệ sĩ, nhóm nhạc đến từ Nhật được nhiều người yêu thích và hâm mộ Điều này đã mang lại doanh thu cao cho thị trường âm nhạc hiện đại của quốc gia này và phát triển thịnh hành trên toàn thế giới
Sự du nhập của nhạc phương Tây vào Nhật Bản - Nhạc truyền thống của Nhật :
+ Sau thời kỳ Duy Tân Minh Trị, nền âm nhạc phương Tây được du nhập vào Nhật Bản và là khởi nguồn của nhạc truyền thống Nhật Bản cho những phiên bản nhạc hiện đại sau này Một công chức đã biên soạn các bài hát từ âm nhạc này từ việc sử dụng các ngũ cung + Các bản nhạc được phát triển và biến tấu để đưa vào trường học, các hành khúc theo một phong cách đặc trưng riêng của văn hóa Nhật Đến thời quân chủ gián tiếp những bản nhạc này được biểu diễn bởi các nghệ sĩ đường phố và thu hút nhiều người xem với sự mới lạ.
+ Những bản nhạc theo một phong cách mới lạ rất được mọi người ưa chuộng với cách biến tấu từ âm nhạc phương Tây thành âm nhạc truyền thống của Nhật Bản Trong thời thế chiến thứ 2, những bài hát được lan rộng và được nhiều người yêu thích với các ca khúc mang âm hưởng mạnh mẽ.
- Nhạc phương Tây :
+ Nhạc phương Tây được du nhập vào Nhật Bản với những bản nhạc cổ điển Các thể loại nhạc này được nhiều người Nhật vô cùng ưa chuộng Trong những thể loại sôi động, truyền cảm, nhẹ nhàng và nhiều thể loại khác đã mang đến cho người Nhật những nguồn cảm hứng sáng tác nên những bài hát đặc sắc.
+ Nền âm nhạc phương Tây cũng đã mở ra một sự phát triển cho các thể loại nhạc mới tại Nhật Bản mà điển hình là J-pop Các thể loại âm nhạc này mang một phong cách đặc biệt, thể hiện những bài hát hay và nhanh chóng trở nên nổi tiếng trên khắp châu Á.
Các nhạc cụ nổi tiếng ở Nhật - Biwa :
Trang 15+ Biwa là loại đàn tỳ bà được chế tạo theo phong cách Nhật Bản Loại đàn này được tạo ra từ loại đàn sitar của Ấn Độ Đàn có cổ ngắn và trên cổ đàn có các phím Khi chơi loại nhạc cụ này sẽ dùng một miếng gảy hình tam giác để tạo ra âm thanh.
+ Loại đàn này thường được biểu diễn bởi các nghệ sĩ đường phố Đàn thường được sử dụng để thể hiện những bài hát mang lời tâm sự, lời tự sự và những câu chuyện được mang đến qua những bài hát đặc sắc được sáng tác riêng.
- Taiko:
+ Taiko là một loại trống truyền thống của Nhật Bản có nguồn gốc xuất xứ từ lâu đời trước đây Trong thời kỳ xa xưa, trống này được sử dụng như một tín hiệu trong các cuộc chiến hoặc là tiếng trống làm lay động kẻ địch, được sử dụng nhiều trong quân đội hơn + Về sau này, trống được sử dụng cho nhiều loại âm nhạc khác nhau Đặc biệt là các buổi đồng diễn với những tiếng trống hùng hồn và mang những bản sắc riêng biệt Trống được thiết kế với nhiều kích thước khác nhau và thường xuất hiện trong nhiều ca khúc truyền thống, kể cả âm nhạc hiện đại.
- Nhạc cụ hiện đại:
+ Taishogoto là một loại nhạc cụ hiện đại được phát triển bởi một nhạc sĩ khi được nhận học bổng tài trợ du học tại châu Âu và Hoa Kỳ Sau khi trở về nước ông đã sáng chế nên loại nhạc cụ này Đây là