Những vấn đề về nền văn hóa xã hội Nhật Bản được thể hiện rõ nhất qua những yếu tố đặc trưng tiêu biểu là trang phục truyền thống, kiến trúc nhà ở, âm nhạc và sân khấu cùng các các lễ hộ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA NGOẠI NGỮ
BÀI THUYẾT TRÌNH VĂN HÓA NHẬT BẢN
NHỮNG VẤN ĐỀ VĂN HÓA XÃ HỘI
NHẬT BẢN
MÔN HỌC: NHẬT NGỮ 2
MÃ SỐ LỚP HP: JAPA230238 GIẢNG VIÊN: Nguyễn Thị Thanh Thùy NHÓM THỰC HIỆN: 3
HỌC KỲ: I – NĂM HỌC: 2022 – 2023
TP HỒ CHÍ MINH – THÁNG 9 / NĂM 2022
Trang 2ĐIỂM:
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN:
………
………
………
………
GIẢNG VIÊN KÝ TÊN
Trang 3BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
STT Họ và Tên MSSV Nhiệm vụ được giao
Mức độ hoàn thành
1 Bùi Hoàng Phúc
(nhóm trưởng) 21950027
- Phụ trách viết và thuyết trình chương 3
- Đóng góp ý kiến
- Tổng hợp và thiết kế mục lục và danh mục tài liệu tham khảo
- Thiết kế phụ lục
100%
3 Huỳnh Xuân Mai 21950009
- Phụ trách viết và thuyết trình chương 2
- Viết phần kết luận
- Đóng góp ý kiến
- Đọc rà soát
100%
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích và đối tượng nghiên cứu 2
3 Phương pháp thực hiện đề tài 2
4 Kết cấu tiểu luận 2
NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: VĂN HÓA TRANG PHỤC NHẬT BẢN 3
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của trang phục Nhật Bản 3
1.1.1 Trang phục truyền thống Nhật Bản 3
1.1.2 Thiết kế đặc trưng của kimono 3
1.1.3 Trang phục Kimono qua từng giai đoạn từ truyền thống đến hiện đại 4
1.2 Thời trang phương Tây cùng với trang phục Nhật Bản và trang phục thời hiện đại của người Nhật Bản 5
1.2.1 Quá trình “Tây hóa” của trang phục Nhật Bản 5
1.2.2 Trang phục Nhật Bản từ Chiến tranh thế giới thứ 2 và trong thời hiện đại 7
1.3 Trang phục của giới trẻ Nhật Bản có gì đặc biệt? 7
1.4 Trang phục Nhật Bản theo mùa 8
1.4.1 Trang phục Nhật mùa thu 8
1.4.2 Trang phục Nhật mùa đông 9
1.4.3 Trang phục truyền thống vào mùa xuân 9
1.5 Tiểu kết chương 1 9
CHƯƠNG 2 NHÀ Ở VÀ KIẾN TRÚC NHẬT BẢN 10
2.1 Tổng quan kiến trúc Nhật Bản 10
2.1.1 Tổng quan kiến trúc truyền thống Nhật Bản 10
2.1.2 Tổng quan kiến trúc hiện đại Nhật Bản 10
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến trúc Nhật Bản 10
2.2.1 Yếu tố khách quan ảnh hưởng đến kiến trúc Nhật Bản 10
Trang 52.3.2 Lịch sử phát triển kiến trúc nhà ở Nhật Bản thời đương đại 11
2.3.3 Lịch sử phát triển kiến trúc nhà ở Nhật Bản thời hiện đại 11
2.4 Đặc điểm, phong cách kiến trúc Nhật Bản 11
2.4.1 Đặc điểm, phong cách kiến trúc Nhật Bản truyền thống 11
2.4.2 Đặc điểm, phong cách kiến trúc Nhật Bản hiện đại 12
2.5 Kiến trúc sân vườn Nhật Bản 12
2.6 Tiểu kết chương 2 13
CHƯƠNG 3: ÂM NHẠC VÀ SÂN KHẤU TRUYỀN THỐNG NHẬT BẢN 15
3.1 Âm nhạc truyền thống Nhật Bản 15
3.1.2 Lịch sử âm nhạc truyền thống Nhật Bản 15
3.1.3 Đặc điểm âm nhạc truyền thống Nhật Bản 15
3.1.4 Nhạc cụ truyền thống Nhật Bản 15
3.1.3 Những giá trị văn hóa trong âm nhạc truyền thống Nhật Bản 16
3.2 Sân khấu truyền thống Nhật Bản 17
3.2.1 Tổng quan về sân khấu truyền thống Nhật Bản 17
3.2.2 Các loại hình sân khấu truyền thống Nhật Bản 18
3.2.3 Giá trị văn hóa sân khấu truyền thống Nhật Bản 20
3.3 Tiểu kết chương 3 20
CHƯƠNG 4 CÁC LỄ HỘI ĐẶC SẮC TRONG NĂM CỦA NHẬT BẢN 21
4 1 Các lễ hội đặc sắc trong năm 21
4.1.1 Lễ hội mừng năm mới Oshougatsu (お正月 / おしょうがつ) 21
4.1.2 Lễ hội hoa anh đào Hanami (花見 / はなみ) 21
4.1.3 Lễ hội đèn lồng Obon (お盆 / おぼん) 21
4.1.4 Lễ hội cá chép Koinobori Matsuri (鯉のぼりまつり / こいのぼりまつ り) 22
4.1.5 Lễ hội Gion (祇園 / ぎおん) 22
4.1.6 Lễ hội búp bê Hina Matsuri (ひなまつり) 22
4.2 Tiểu kết chương 4 23
KẾT LUẬN 24 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined
Trang 6PHỤ LỤC 26
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Là cái nôi của nền văn minh nhân loại và mang trong mình nền văn hóa có lịch
sử lâu đời, có sức ảnh hưởng lớn, các quốc gia Châu Á từ lâu đã mang trong mình sự độc đáo và khẳng định vị thế của mình trên thế giới Nhật Bản là một trong những quốc gia Châu Á có nền văn hóa riêng biệt, vẫn giữ được bản sắc dân tộc vốn có qua bao thăng trầm lịch sử Sự muôn màu của Văn hóa Nhật mang nhiều ý nghĩa tượng trưng cho con người, đất nước của họ đã thu hút được khách du lịch, người nước ngoài đến tham quan và làm việc, học tập, sinh sống tại đây Đất nước Mặt Trời mọc này là một quốc gia liên tục hứng chịu ảnh hưởng của thiên tai như động đất, sóng thần , núi lửa,… Trong số đó, cùng đã có không ít thiên tai kinh hoàng đến thức không khác gì thảm họa Vậy mà, với ý chí bền bỉ, kiên cường và tinh thần đoàn kết của mình, người Nhật đã khiến cả thế giới phải nghiêng mình ngưỡng mộ Tất cả những đức tính đó đều bắt nguồn
từ chính văn hóa của con người nơi đây Những vấn đề về nền văn hóa xã hội Nhật Bản được thể hiện rõ nhất qua những yếu tố đặc trưng tiêu biểu là trang phục truyền thống, kiến trúc nhà ở, âm nhạc và sân khấu cùng các các lễ hội trong năm Với tinh thần quan tâm, mong muốn tìm tòi khám phá và giới thiệu sâu hơn về nền văn hóa xứ Phù Tang này, chúng em xin chọn đề tài “Những vấn đề Văn hóa Xã hội Nhật Bản” thực hiện dựa trên cơ sở lý luận trên và kết cấu bốn phần: Văn hóa trang phục Nhật Bản, Nhà ở và kiến trúc Nhật Bản, m nhạc và sân khấu truyền thống Nhật Bản và Các lễ hội đặc sắc trong năm của Nhật Bản để làm đề tài kết thúc tiểu luận môn Nhật Ngữ 2
Trong quá trình làm việc, chắc chắn chúng em không thể nào tránh khỏi những sai sót, chúng em rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của cô để bài tiểu luận có thể hoàn thiện hơn Qua đây, chúng em cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Thanh Thùy, người đã truyền ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết môn Nhật Ngữ cho chúng em cũng như cho chúng em cơ hội được tự tìm hiểu và trình bày sâu hơn về văn hóa đất nước Nhật Bản Mai này khi đã rời khỏi ghế nhà trường, những tiết học, những bài giảng chuyên tâm của cô sẽ thành hành trang giúp chúng em có thêm tự tin khi mang trong mình kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ thứ hai, có lợi thế hơn trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
Trang 82 Mục đích và đối tượng nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề văn hóa xã hội Nhật Bản trong 4 lĩnh vực bao gồm văn hóa trang phục, nhà ở và kiến trúc, âm nhạc và sân khấu truyền thống, và các lễ hội đặc sắc trong năm của Nhật Bản, tiểu luận nâng cao tầm hiểu biết của nhóm sinh viên về lịch sử, đặc điểm và những giá trị, ý nghĩa của văn hóa đất nước Nhật Bản bằng những phương pháp khoa học, có chọn lọc Từ đó tiếp thu tinh hoa văn hóa nhằm mục đích hợp tác, nâng cao tình hữu nghị giữa con người Việt Nam và Nhật Bản trong
sự nghiệp phát triển và xây dựng đất nước của sinh viên sau này
3 Phương pháp thực hiện đề tài
Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa các tài liệu, các văn bản, các công trình nghiên cứu liên quan để tổng quan nghiên cứu vấn đề, xây dựng khung lý luận của đề tài
Vận dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát và mô tả, phân tích và tổng hợp, các phương pháp liên ngành xã hội và nhân văn
4 Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận dự kiến gồm có 04 chương:
Chương 1: Văn hóa trang phục Nhật Bản
Chương 2: Nhà ở và kiến trúc Nhật Bản
Chương 3: Âm nhạc và sân khấu truyền thống Nhật Bản
Chương 4: Các lễ hội đặc sắc trong năm của Nhật Bản
Trang 9NỘI DUNG CHƯƠNG 1: VĂN HÓA TRANG PHỤC NHẬT BẢN
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của trang phục Nhật Bản
1.1.1 Trang phục truyền thống Nhật Bản
Trang phục Nhật Bản truyền thống được gọi chung là Kimono (着物 /きもの) Dịch theo âm Hán thì Kimono có nghĩa là “trang phục để mặc” Người Nhật còn gọi là Hòa phục – nghĩa là “y phục Nhật” Kimono là tên gọi chung của các loại trang phục truyền thống của Nhật Bản Tùy vào mục đích sử dụng, loại trang phục này sẽ gồm nhiều loại “biến thể” khác nhau Cụ thể như sau:
- Thiếu phục Yukata (浴衣 / ゆかた) - trang phục truyền thống Nhật Bản
- Uchikake (打ち掛け / うちかけ) - Trang phục cưới truyền thống
- Fundoshi (ふんどし) - Trang phục truyền thống Nhật Bản dành cho nam giới
- Hanten (反転 / はんてん) - Trang phục truyền thống phổ biến
- Happi (法被/半被 / はっぴ) - Trang phục truyền thống Nhật Bản thông dụng
- Houmongi (訪問着 / ほうもんぎ) - Kimono dành cho cô gái đã kết hôn
- Mofuku Kimono (喪服 着物 / もふく きもの) - Trang phục cho đám tang của họ hàng gần
Được ví như hình ảnh biểu trưng “duy ngã độc tôn” của Nhật Bản, Kimono gắn liền với đời sống văn hóa và tinh thần của người Nhật Nó trở thành một phần không thể thiếu, phản ánh nét văn hóa độc đáo của quốc gia này
Không chỉ gói ghém trong ý nghĩa bộ trang phục truyền thống, Kimono còn mang theo linh hồn dân tộc, chứa đựng giá trị văn hóa và lịch sử nước Nhật Nó là nhân chứng cho những thăng trầm của lịch sử xã hội, được ví như “tác phẩm nghệ thuật” và là “đứa con tinh thần” của người nghệ nhân làm ra chúng
1.1.2 Thiết kế đặc trưng của kimono
Để có được một bộ kimono đẹp, độc đáo, người nghệ nhân phải chỉn chu trong từng chi tiết Từ khâu chọn vải, chọn màu, trang trí hoa văn đến việc lựa chọn phụ kiện
Trang 10đi kèm Kimono được thiết kế gồm tám mảnh ghép có thể điều chỉnh kích thước sao cho phù hợp với người mặc Màu sắc của kimono thường biểu thị các mùa trong năm và mỗi tầng lớp trong xã hội cũng có màu sắc riêng
1.1.3 Trang phục Kimono qua từng giai đoạn từ truyền thống đến hiện đại
Có nhiều quan niệm khác nhau về nguồn gốc của bộ trang phục Nhật bản Kimono Một số ghi chép cho rằng: Kimono có xuất xứ từ Triều Tiên vào khoảng thế kỷ thứ VII Khi mới xuất hiện, nó chỉ là một loại áo lót có kiểu dáng của Kimono tên là Hitoe (単 / ひとえ) Váy và cổ áo được vắt chéo, tay áo rộng và nịt lại dưới ngực
Cũng có tài liệu cho rằng, Kimono được phỏng theo trang phục thời Đường của Trung Quốc Vì lúc bấy giờ, người Nhật đang thịnh hành phục trang theo trang phục của nhà “Đường” Quan niệm được tạm chấp nhận hiện nay là Kimono được ra đời vào thời Heian (平安時代)
- Trong suốt thời kỳ Heian (794-1185), các bộ Kimono đầy màu sắc với những lớp áo phức tạp đã trở nên rất phổ biến với phụ nữ Nhật Bản Người ta thường mặc những bộ Kimono với 12 lớp áo, tay áo và cổ áo khác nhau chỉ ra những sắc thái riêng biệt của từng bộ Những người trong hoàng tộc cũng có khi mặc những bộ Kimono có đến 16 lớp
- Dưới triều Kamakura (鎌倉時代) (1185-1133), do sự ảnh hưởng từ tầng lớp binh
sĩ và quân nhân, người ta đã không còn đủ kiên nhẫn hay có nhu cầu để mặc những bộ Kimono cầu kỳ nữa
Trên thực tế, những bộ kosode (小袖 / こそで) – kimono tay áo ngắn đã được đưa vào sử dụng và trở nên rất thịnh hành
- Từ năm 1853, Người US Navy đến Nhật Bản đem đến sự phát triển của ngành nghiệp thương mại của Nhật Cũng từ đây, việc mở cửa với thế giới phương Tây được thiết lập
Và mặc dù người dân Nhật Bản vẫn mặc kimono từ hàng trăm năm nay nhưng
kể từ đây, Kimono đang dần bị hạn chế
Trang 11- Đến thời Minh Trị (明治時代) (1868-1912), phụ nữ bắt đầu ra ngoài làm việc Điều này đòi hỏi các bộ trang phục phù hợp hơn Những bộ y phục dần được phổ biến
vì tính tiện lợi cao
- Bắt đầu từ thời Showa (昭和時代) (1929-1989), thiết kế của những bộ Kimono cũng trở nên ít phức tạp hơn Sau thế chiến thứ II, khi nền kinh tế Nhật Bản dần được hồi phục thì Kimono bắt đầu được ưa chuộng trở lại và lại được làm ra với số lượng lớn
Khi xã hội ngày càng hiện đại, trang phục được đơn giản hóa đi rất nhiều Và để phù hợp với hoàn cảnh thực tế, Kimono không còn được dùng như trang phục hàng ngày nữa mà trở thành bộ lễ phục truyền thống, chỉ mặc trong những sự kiện quan trọng hay các lễ hội Kimono thời kỳ này thay đổi theo mùa và lứa tuổi Vải hình hoa không nhiều chi tiết rườm rà nữa Nhưng kiểu dáng thì vẫn gần như không thay đổi
Dưới bàn tay khéo léo của mình, các nhà thiết kế đã biến tấu những bộ Kimono
cổ truyền để cho ra đời những kiểu dáng mới lạ, phóng khoáng và rất hiện đại
1.2 Thời trang phương Tây cùng với trang phục Nhật Bản và trang phục thời hiện đại của người Nhật Bản
Sự du nhập của quần áo và thời trang phương Tây dưới thời Minh Trị được xem
là đại diện cho một trong những chuyển biến lớn nhất của lịch sử nước Nhật Thời đại Minh Trị không chỉ mở ra một “nước Nhật mới” mà còn tạo cơ hội cho xu hướng thời trang hiện đại phát triển tại “đất nước mặt trời mọc” Ở Nhật Bản, lịch sử thời trang hiện đại có thể được hình thành như sự tây phương hóa dần dần của quần áo Nhật Bản
1.2.1 Quá trình “Tây hóa” của trang phục Nhật Bản
Dưới ảnh hưởng và tác động của xã hội phương Tây, sự lan truyền của thời trang phương Tây trong người dân ngày càng phổ biến
Sau khi Nhật Bản mở cửa giao dịch với thế giới bên ngoài, các lựa chọn quần áo khác bắt đầu xuất hiện Người Nhật đầu tiên mặc trang phục phương Tây là sĩ quan và quân nhân của một số đơn vị quân đội và hải quân của shogun
Thỉnh thoảng vào những năm 1850, những người đàn ông này đã mặc đồng phục len được mặc bởi lính thủy đánh bộ Anh đóng tại Yokohama(横浜市 / よこはま) Để sản xuất chúng trong nước là không dễ dàng, và vải phải được nhập khẩu Có lẽ điều quan trọng nhất của việc áp dụng sớm các phong cách phương Tây này là nguồn gốc
Trang 12công khai của nó Trong một thời gian dài, khu vực công vẫn là nhà vô địch chính của trang phục mới
Phong cách chỉ phát triển từ đó, chuyển từ quân đội sang lối sống khác Chẳng bao lâu, các triều thần và quan lại được khuyến khích áp dụng trang phục phương Tây, được cho là thiết thực hơn
Bộ Giáo dục Nhật Bản đã quy định rằng đồng phục sinh viên kiểu phương Tây được mặc trong các trường cao đẳng và đại học công lập Doanh nhân, giáo viên, bác sĩ, nhân viên ngân hàng và các nhà lãnh đạo khác của xã hội mới mặc bộ đồ đi làm và ở các chức năng xã hội lớn Mặc dù trang phục theo phong cách phương tây đã trở nên phổ biến hơn cho nơi làm việc, trường học và đường phố, nhưng nó không được mọi người mặc
Trong Hoàng gia, việc mang trang phục phương Tây được thông qua vào năm
1872 cho nam giới và năm 1886 cho nữ giới Theo đó, Hoàng đế và Hoàng hậu đã đi tiên phong, sử dụng những trang phục và kiểu tóc phương Tây khi tham gia các sự kiện chính thức
Đến những năm 1880, cả nam và nữ cũng đã ít nhiều ăn vận thời trang phương Tây Đàn ông mang những bộ com-lê Trang phục phương Tây cho phụ nữ thời điểm này vẫn chỉ giới hạn cho tầng lớp quý tộc hay vợ của các nhà ngoại giao
Vào cuối những năm 1880, một ví dụ về ảnh hưởng phương Đông từ Nhật Bản lan sang phần còn lại của thế giới là một chiếc chăn len thông thường đã được sử dụng làm khăn choàng cho phụ nữ, và một chiếc chăn màu đỏ đã được đăng trên tạp chí Vogue cho trang phục mùa đông
Kimono tiếp tục thống trị trong những năm đầu thời Minh Trị Đàn ông và phụ
nữ kết hợp Kimono với các phụ kiện phương Tây Ví dụ điển hình là trong những sự kiện trang trọng, đàn ông đội những chiếc mũ Tây với Haori, một chiếc áo dạng ghi lê truyền thống, bộ quần áo bên ngoài mặc trong bộ kimono…
Dưới thời kỳ Đại Chính (大正時代) (1912- 1926), mặc quần áo phương Tây tiếp tục trở thành biểu tượng của sự tinh tế và hiện đại Cũng tại giai đoạn này, những phụ
Trang 13Đến những năm Chiêu Hòa (昭和時代) (1926-1989), phần lớn quần áo của nam giới là đồ Tây Các bộ com-lê công sở được may mặc cho nhân viên công ty
Cho đến những năm 1930, phần lớn người Nhật mặc Kimono, và quần áo phương Tây vẫn bị hạn chế sử dụng ngoài nhà bởi một số lớp nhất định Người Nhật đã giải thích các kiểu quần áo phương Tây từ Hoa Kỳ và Châu Âu và biến nó thành của riêng
họ Nhìn chung, rõ ràng trong suốt lịch sử đã có nhiều ảnh hưởng của phương Tây đối với văn hóa và quần áo của Nhật Bản Tuy nhiên, Kimono truyền thống vẫn là một phần chính trong lối sống của người Nhật và sẽ tồn tại trong một thời gian dài
Trang phục phương Tây mất khoảng một thế kỷ để hoàn toàn xâm nhập vào văn hóa Nhật để mọi người làm quen cũng như vận dụng nó
1.2.2 Trang phục Nhật Bản từ Chiến tranh thế giới thứ 2 và trong thời hiện đại
Kể từ chiến tranh thế giới II hầu hết các khu vực đã được thực hiện trên quần áo phương Tây Do đó, bởi sự mở cửa của thế kỷ XX, ăn mặc phía tây là một biểu tượng của nhân phẩm xã hội và tiến bộ Tuy nhiên, phần lớn người Nhật bị mắc kẹt vào thời trang của họ, ủng hộ bộ kimono thoải mái hơn Váy Tây cho mặc đường phố và trang phục Nhật bản ở nhà vẫn là nguyên tắc chung trong một thời gian rất dài
Sau Thế chiến II, do ảnh hưởng mạnh mẽ từ Mỹ mà trang phục của người Nhật trải qua một cuộc chuyển biến lớn Phụ nữ Nhật bắt đầu thay thế những chiếc quần monpe rộng thùng thình bằng những chiếc váy ngắn phong cách phương Tây Lúc này, Kimono chỉ được sử dụng cho những sự kiện đặc biệt Thời trang truyền thống dần biến đổi để phù hợp nhất với lối sống của người dân Nhật Bản, khi quần áo của họ trở nên thiết thực, nhẹ nhàng và tự thể hiện hơn
1.3 Trang phục của giới trẻ Nhật Bản có gì đặc biệt?
Những năm đầu thế kỷ XXI, các xu hướng thời trang đều được “khởi xướng” từ học sinh trung học Trong đó, những đôi tất đầu gối màu trắng được đẩy xuống tận mắt
cá chân rất thịnh hành
Có thể thấy, thời điểm này, giới trẻ Nhật chấp nhận thời trang phương Tây theo cách độc đáo của người Nhật Những cô gái sành thời trang giữ vai trò quan trọng trong việc kiến tạo các xu hướng thời trang Trang phục Nhật Bản dành cho giới trẻ có sự pha trộn giữa những xu hướng mới nhất từ Mỹ và châu Âu Thời trang dần trở thành niềm
Trang 14đam mê của các bạn trẻ Nhật – những người không sợ phá vỡ và thử thách những giá trị truyền thống và quy tắc đạo đức
Đầu thế kỷ XXI, việc thấy một nhóm nữ trẻ nhuộm tóc dài, da rám nắng mặc những chiếc váy ngắn hay quần đùi ống loe trên đường phố Tokyo khá phổ biến Rất nhiều người mặc những đôi giày mules đế giày vào mùa hè và những đôi boot trắng với
đế cao vào mùa đông
Hậu Thế chiến thứ II, giới trẻ Nhật trở nên chuộng chủ nghĩa khoái lạc hơn và muốn tận hưởng cuộc sống trọn vẹn từng giây phút, thái độ của họ được phản ánh trong phong cách và thời trang phá vỡ mọi tiêu chuẩn của họ Trang phục của giới trẻ Nhật trong giai đoạn này được “biến tấu” đa dạng và “khá dị”
Thời trang đường phố Nhật Bản xuất hiện vào những năm 1990 và khác với thời trang truyền thống theo nghĩa nó được khởi xướng và phổ biến bởi công chúng, đặc biệt
là thanh thiếu niên, thay vì các nhân vật / nhà thiết kế thời trang nổi tiếng Nó lấy phong cách của thiết kế truyền thống và sửa đổi nó để phân tách tổng thể thành các cá nhân Các hình thức thời trang đường phố khác nhau đã được phân loại xã hội dựa trên địa lý
và phong cách, chẳng hạn như Lolita ở Harajuku hoặc Ageha of Shibuya
1.4 Trang phục Nhật Bản theo mùa
1.4.1 Trang phục Nhật mùa thu
Mùa thu là thời điểm thời tiết lý tưởng nhất, đem đến sự thoải mái cho con người Mùa thu nước Nhật không quá nóng, cũng không quá lạnh Việc kết hợp trang phục, vì thế, khá dễ dàng
Những ngày tháng 9, thì một chiếc áo sơ mi ngắn tay hay dài tay mỏng, một chiếc
áo thun, váy… là sự lựa chọn hoàn hảo cho những cô nàng Còn với những anh chàng thì một chiếc áo thun, quần jean hay áo sơ mi cũng rất thích hợp
Thời điểm tháng 10, trời lạnh hơn thì họ mang theo áo khoác, áo len Người Nhật thường phối thêm khăn quàng để đảm bảo luôn giữ ấm cho cơ thể
Khi thời tiết đến độ tháng 11, lúc này những ngày mùa đông sắp tới Lúc này nhiệt độ có thể giảm xuống còn khoảng 10 độ thì một chiếc áo khoác dày sẽ không thể
Trang 151.4.2 Trang phục Nhật mùa đông
Trang phục tại mỗi quốc gia đều có sự thay đổi hàng năm Những bộ trang phục Nhật Bản truyền thống thì không có sự thay đổi quá nhiều
Với những bộ trang phục khác nhất là vào mùa đông đã có xu hướng thay đổi Tuy nhiên, hình mẫu mà người phụ nữ Nhật áp dụng nhiều nhất vào mùa đông chính là
áo len rộng kết hợp cùng chân váy, quần vải Bên ngoài khoác lên mình một chiếc áo khoác dáng dài tạo phong cách trẻ trung và năng động Bên cạnh đó, có khá nhiều kiểu dáng khác nhau đến từ các chất liệu như nhung, len, lông… Với những bộ trang phục Nhật Bản hiện đại được sử dụng đan xen cùng với những chất liệu truyền thống
1.4.3 Trang phục truyền thống vào mùa xuân
Đặc biệt vào mùa xuân, trang phục Nhật Bản truyền thống thích hợp nhất để mặc chính là Kimono Vào thời điểm đầu năm mới, không khó để bắt gặp hình ảnh người Nhật mặc kimono tại các đền, chùa, …
Người ta cũng thường đi lễ vào đầu năm mới để cầu chúc cho một năm an lành, hạnh phúc và thành công
Ngoài ra vào tháng giêng thì Kimono cũng được mặc khi đến ngày lễ trưởng thành Nó được tổ chức vào thứ 2 của tuần thứ 2 tháng giêng hàng năm Đây là lễ dành cho những người đã bước sang tuổi 20, dịp này con trai thì mặc Suit còn con gái sẽ mặc Kimono Nó sẽ giúp tạo nên một phong cách lịch sự, nhã nhặn, …
1.5 Tiểu kết chương 1
Tóm lại, Nhật Bản có rất nhiều loại trang phục truyền thống, tên gọi chung của các truyền phục thống là Kimono Với một lịch sử lâu đời cùng với những thăng trầm qua các năm tháng, Kimono ngày nay là trang phục biểu tượng của Nhật Bản mang nhiều ý nghĩa sâu sắc Trang phục của người Nhật sau quá trình “Tây hóa” trở nên thiết thực, gọn nhẹ phù hợp với công việc và sinh hoạt hằng ngày Ngày nay trang phục rất
đa dạng phù hợp với xu hướng chung của thế giới, Kimono chỉ còn được mặc trong những dịp đặc biệt Đặc biệt, trang phục của giới trẻ Nhật Bản rất phá cách và “khá dị”, nhưng cũng rất độc đáo
Trang 16CHƯƠNG 2 NHÀ Ở VÀ KIẾN TRÚC NHẬT BẢN
2.1 Tổng quan kiến trúc Nhật Bản
2.1.1 Tổng quan kiến trúc truyền thống Nhật Bản
Kiến trúc về nơi ở truyền thống nhật bản nên được hiểu là sự đồng thuận đồng cảm với môi trường tự nhiên Nhật Bản theo truyền thống là một quốc gia nông nghiệp, tập trung vào các hoạt động đi kèm với trồng lúa Tinh thần hợp tác, chứ không phải là mối quan hệ đối kháng giữa người nhật đối với môi trường tự nhiên xung quanh Thay
vì phản kháng hoặc bảo vệ, người Nhật chọn sự thích nghi, hòa vào tự nhiên
2.1.2 Tổng quan kiến trúc hiện đại Nhật Bản
Khi Nhật Bản phát động xu hướng hiện đại hóa tiếp theo sau thời kỳ Minh Trị (1868) và bắt đầu du nhập khoa học phương Tây, thì chính phủ đã mời nhiều chuyên gia
và kỹ sư nước ngoài sang đào tạo và giám sát các dự án xây dựng ban đầu ở Nhật Bản
Sau thế chiến II, các kiến trúc sư Nhật Bản ngày càng thu hút sự chú ý của nước ngoài Kết hợp sự hài hòa giữa các hình thức kiến trúc hiện đại và truyền thống là một trong những vấn đề quan trọng trong chiến tranh
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến trúc Nhật Bản
2.2.1 Yếu tố khách quan ảnh hưởng đến kiến trúc Nhật Bản
- Về vị trí địa lý: Nhật Bản nằm ở Đông Á, phía Tây Thái Bình Dương, nằm trong vành đai ôn đới
- Về khí hậu: Nhiều thiên tai, điển hình: Động đất, bão, sóng thần, núi lửa phun trào… Khí hậu hàn đới, ôn đới và cận nhiệt đới trải dài từ bắc xuống nam, mùa đông nhiệt độ thấp, vùng biển Thái Bình Dương có gió khô và mạnh ,hông khí mùa hè ở các bồn địa nóng và ẩm
2.2.1 Yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến kiến trúc Nhật Bản
- Về khoa học công nghệ: Minh Trị Duy Tân năm 1868 giới thiệu các kỹ thuật kiến trúc hiện đại Nhật Bản Sau khi chiến tranh thế giới thứ II, đã có những nỗ lực để thống nhất kiến trúc truyền thống và hiện đại
- Về văn hóa: Chịu ảnh hưởng lớn của Phật giáo và thần đạo