Đây là cơ hội rất tốt giúp cho những sàn thương mại điện tử lớn như Shopee có thể thúc đẩy các chiến lược marketing của mình với mục tiêu thu hút thêm khách hàng thông qua hình thức cho
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu 1: Tìm hiểu tổng quan về Shopee
Mục tiêu 2: Phân tích lợi thế cạnh tranh và chiến lược kinh doanh quốc tế củaShopee, từ đó rút ra nhận nhận xét về kết quả của chiến lược này.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này nhóm chúng em sử dụng phương pháp phân tích- tổng hợp lý thuyết để phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của Shopee và từ đó rút ra nhận xét
Lịch sử hình thành
Shopee là một nền tảng thương mại điện tử mua sắm hàng đầu tại khu vực Đài Loan và Đông Nam Á được thành lập bởi tập đoàn SEA của Forrest Li ở Singapore vào năm 2015. Shopee được đánh giá phù hợp với thị trường hoạt động hiện tại Nền tảng này cung cấp dịch vụ mua sắm trực tuyến dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng cho cả người bán và người mua hàng
Hiện nay, Shopee đã phủ sóng tại 7 quốc gia khu vực Châu Á bao gồm: Malaysia, Indonesia, Đài Loan, Singapore, Philippines,Thái Lan và ngày 8/8/2016, shopee chính thức xâm nhập vào thị trường Việt Nam.
Ý nghĩa thương hiệu
Bản thân tên thương hiệu có chữ “shop” trong tiếng Anh có nghĩa là “mua sắm” Khi phiên âm tên thương hiệu là Shop-pi nghe vừa thân thiện lại vừa vui tai Có vẻ như Shopee logo nhất quán từ tên thương hiệu đến biểu tượng chiếc túi đều khiến người ta nghĩ đến mua sắm.
Tầm nhìn , sứ mệnh
Tầm nhìn : Shopee mong muốn sẽ tạo ra các trải nghiệm mua sắm trực tuyến đơn giản , dễ dàng và mang đến giá trị ưu đãi, độ an toàn, nhanh chóng thông qua hỗ trợ hậu cần và thanh toán cho khách hàng
Sứ mệnh : Kết nối người mua và người bán Từ đó ,Shopee ra đời nhằm tạo ra một sàn thương mại điện tử để cung cấp cho khách hàng trải nghiệm việc mua sắm trực tuyến một cách dễ dàng, an toàn và tiện lợi bởi quá trình thanh toán và vận chuyển nhanh chóng.
RESEARCH (NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG)
Phân tích môi trường vĩ mô
2.1.1 Văn hóa và xã hội
Một trong những tác nhân chủ yếu và đặc biệt quan trọng ảnh hưởng phần lớn đến những thay đổi khác nhau của nền văn hóa và đời sống xã hội con người chính là yếu tố về dịch bệnh Dịch bệnh covid 19 vừa qua đã để lại những hệ quả tích cực lẫn tiêu cực đối với thương mại điện tử Shopee có thể xem là một trong những sự lựa chọn tốt nhất tuy nhiên shopee lại gặp khá nhiều khó khăn trong vấn đề vận chuyển hàng hóa Cụ thể , việc giao nhận hàng có thể diễn ra chậm hơn dự kiến hoặc trường hợp tệ hơn là bị hủy hàng và buộc phải đặt lại vào thời gian thích hợp hơn
Mặt khác , vấn đề bảo mật thông tin người dùng cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm , do vậy mà các nền tảng thương mại điện tử như shopee phải đòi hỏi một tổ chức để có thể bảo vệ được các thông tin khách hàng an toàn nhất là đó là quyền lợi hoàn toàn hợp pháp của mỗi cá nhân và tổ chức khi tham gia mua hàng được pháp luật bảo vệ
Với sự phát triển vượt bậc của nền công nghệ , internet , điện thoại thông minh cũng như thế hệ trẻ vô cùng am hiểu công nghệ như hiện nay Dự đoán trong một vài năm tới , công nghệ sẽ trở thành xu hướng dẫn đầu mọi lĩnh vực trong đời sống con người, tại Việt Nam, các doanh nghiệp đã đưa ra nhiều giải pháp khai thác dữ liệu, ứng dụng công nghệ hiện đại, giúp các đối tác, nhà bán hàng kinh doanh thành công và hiệu quả hơn Ngoài ra, sự xuất hiện của một số hình thức thanh toán hiện đại như Momo, ShopeePay, ZaloPay…
Việt Nam đang được đánh giá là một trong những quốc gia có thế mạnh lớn về mặt dân số trẻ am hiểu rộng về công nghệ và điện thoại thông minh Đây là cơ hội rất tốt giúp cho những sàn thương mại điện tử lớn như Shopee có thể thúc đẩy các chiến lược marketing của mình với mục tiêu thu hút thêm khách hàng thông qua hình thức cho ra đời hàng loại những chương trình khuyến mãi , Flash sale , voucher …
Pháp luật về thương mại điện tử của shopee có sự giao thoa giữa những quy phạm thuộc truyền thống kết hợp với những quy phạm hiện đại đã được đổi mới theo thời gian , chủ yếu được thực thi trên hình thức môi trường mạng internet Để có thực hiện đúng các quy định chính sách mà chính phủ đã đề ra cho ngành thương mại điện tử , shopee đã xây dựng rất nhiều chính sách để có thể đáp ứng được những yêu cầu đó , cụ thể : Điều khoản dịch vụ
Chính sách vận chuyển của shopee
Chính sách trả hàng và hoàn tiền
Shopee sử dụng mô hình C2C xây dựng một hệ thống mạng lưới khổng lồ có khả năng gắn kết kết nối giữa người mua và người bán lại gần nhau hơn Shopee cũng đã đề xuất đưa những nhà cung cấp đầu ngành cùng lên sàn thương mại điện tử khi bắt đầu kết hợp thêm mô hình B2C , điều này giúp shopee chính thức cạnh tranh trực tiếp với Lazada - là gã khổng lồ thâu tóm thương mại điện tử cực kì khốc liệt thời điểm đó
Một trong những chiến lược quan trọng không thể bỏ qua chính là chiến lược “ nội địa hóa tất cả nội dung marketing “ của mình , cụ thể shopee sử dụng nhân viên là người bản địa - những người có sự am hiểu sâu sắc về các phong tục văn hóa địa phương vùng miền kết hợp với các ngân hàng , đối tác hậu cần ở từng quốc gia shopee hướng tới để đảm bảo mang lại cho khách hàng trải nghiệm mua sắm thú vị nhất có thể
Phân tích môi trường vi mô
1.2.1 Nhà cung ứng a Các nhà bán hàng nhỏ:
Nguồn hàng nội địa: Các nhà bán lẻ có thể tham khảo các nguồn hàng từ các chợ bán sỉ, như khu vực phía bắc có chợ Ninh Hiệp, chợ Đồng Xuân, khu vực phía Nam có chợ
An Đông, chợ Tân Bình, Ưu điểm của việc nhập hàng này là có thể lấy được hàng với nhiều chủng loại khác nhau mà mỗi loại được phép lấy một số lượng ít Nhược điểm là sẽ khó lấy được những sản phẩm đi đầu xu hướng vì các nhà buôn ở chợ cũng phải mất một thời gian để nhập hàng về Nhược điểm thứ hai là giá thành sẽ cao hơn với việc nhập trực tiếp từ nước ngoài.
Nguồn hàng nước ngoài: Các nguồn hàng nổi tiếng với số lượng sản phẩm lớn, mẫu mã đa dạng và luôn đi đầu xu hướng mà các nhà bán hàng ưu tiên lựa chọn có thể kể đến như Quảng Châu -Trung Quốc hay Băng Cốc -Thái Lan Hoặc không có điều kiện nhập hàng trực tiếp từ các khu chợ, nhà bán lẻ cũng có thể tham khảo các nguồn hàng trên các trang thương mại điện tử của nước ngoài như Alibaba, Taobao, b Các thương hiệu lớn:
Shopee hiện đang là sàn thương mại điện tử lớn với tổng số lượt truy cập web mỗi tháng của tháng 8 năm 2022 là 108,6 triệu lượt, dẫn đầu trong các sàn thương mại điện tử Với mức độ phổ biến đó, Shopee không ngừng đổi mới và đa dạng nguồn hàng để mang lại cho khách hàng của mình trải nghiệm mua sắm tốt nhất Dù bạn đang có nhu cầu mua bất kỳ mặt hàng nào từ thời trang cho đến những sản phẩm nhỏ nhất như khẩu trang, nước rửa tay, thì Shopee cũng sẽ đảm bảo cung cấp cho bạn những sản phẩm ưng ý Shopee lựa chọn kết hợp với những nhà cung ứng chất lượng, những thương hiệu hàng đầu trên thế giới ở đa dạng các lĩnh vực để đưa lên sàn thương mại điện tử của mình Trong đó có thể kể đếnSamsung, OPPO, Xiaomi, Unilever, P&G, Biti’s,
1.2.2 Đối thủ cạnh tranh. a Trong nước:
*Lazada: hay còn gọi là gã khổng lồ của ngành thương mại điện tử, là cái tên không thể không kể đến khi nhắc về đối thủ cạnh tranh của shopee Được thành lập vào năm
2012 bởi Maximilian Bittner và sự trợ giúp từ tập đoàn Rocket Internet đến từ Đức, Lazada được thành lập nhằm hướng đến thị trường thương mại điện tử các nước Đông Nam Á đầy tiềm năng Năm 2015, Lazada chính thức được mua lại bởi tập đoàn Alibaba, một trong những tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới.
Nguồn lực tài chính lớn từ tập đoàn mẹ: Lazada trở thành lá cờ đầu trong khu vực của Tập đoàn Alibaba và được hỗ trợ bởi cơ sở hạ tầng công nghệ tốt nhất của Alibaba.
Thị phần lớn trong ngành thương mại điện tử Việt Nam: Theo Báo cáo toàn cảnh kinh doanh sàn thương mại điện tử nửa đầu năm 2022 của Metric, Lazada là sàn đứng thứ 2, chiếm 20% với doanh thu 9,7 nghìn tỷ.
Giá trị thương hiệu lớn: Lazada Group đã cán mốc 21 tỷ USD cho tổng giá trị hàng hóa của tập đoàn trong năm 2021, sau khi mở rộng lượng người tiêu dùng hoạt động lên 1,8 lần, lên 130 triệu từ tháng 3/2020 đến tháng 9/2021 Kể từ khi đặt chân vào Việt Nam năm 2012, Lazada là một trong những đơn vị thương mại điện tử có doanh thu hàng đầu.
Nỗ lực hoàn thiện hệ sinh thái thương mại điện tử: Hệ sinh thái của Lazada mang đến các giải pháp đáp ứng mọi nhu cầu của các thương hiệu, nhà bán hàng và người tiêu dùng khi được xây dựng dựa trên 2 yếu tố trọng tâm là phát kiến công nghệ tiên tiến và hệ thống logistics hiện đại, vững chắc Lazada cũng thiết lập tiêu chuẩn cho thương mại điện tử mới với mô hình 3-Easy: Easy to buy – Dễ dàng mua sắm; Easy to sell – Dễ dàng buôn bán; và Easy to deliver –
Nâng cao trải nghiệm người dùng trên ứng dụng mua hàng: Dựa trên nguồn dữ liệu lớn từ hàng chục triệu người dùng, đội ngũ của Lazada có thể phân tích, thấu hiểu tâm lý, nhu cầu, hành vi của khách hàng, từ đó thiết kế chương trình, đề nghị tìm kiếm và đề nghị sản phẩm phù hợp Nền tảng này tiên phong triển khai mô hình “shoppertainment”, tức là mua sắm kết hợp giải trí nhằm đáp ứng và nâng cao trải nghiệm của người dùng, người dùng còn có thể chơi game,xem livestream, tương tác với người nổi tiếng đồng thời vẫn có thể mua sắm,săn ưu đãi và bỏ hàng vào giỏ cùng lúc.
Tung giá ảo trong các chiến dịch giảm giá 20-50%, đội giá chiết khấu tạo ấn tượng xấu với khách hàng: Giảm giá ảo là câu chuyện xảy ra trên Lazada đã khá lâu Có những sản phẩm được giảm đến 45-50% nhưng giá sau khi giảm cũng chỉ tương đương hoặc giảm một chút so với các nơi bán khác trên thị trường. Đối với những người mua hàng, khi gặp phải trường hợp này sẽ cảm thấy khá khó chịu.
Chưa giải quyết được những mâu thuẫn giữa khách hàng và người bán: Các chương trình khuyến mãi, giờ vàng, flash deal với “giá sốc” liên tục được Lazada mở ra, bất kể ngày lễ hay ngày thường Họ thu hút người dùng và các shop tham gia các chương trình như vậy, nên có những trường hợp shop hết hàng và khách hàng bị hủy đơn dù đã đặt hàng Lazada không có quy định rõ ràng về vấn đề này, vậy nên dù không thể kết luận Lazada lừa đảo, nhưng đây cũng chính là điểm trừ của sàn thương mại điện tử này.
*Tiki: là một trong số các website thương mại điện tử lớn hàng đầu tại Việt Nam Tiki được thành lập từ tháng 03/2010, từ một trang bán sách tiếng Anh online, tới nay Tiki đã trở thành một trang thương mại điện tử đa ngành, cung cấp hàng trăm nghìn sản phẩm. Công ty Tiki được thành lập và điều hành bởi ông Trần Ngọc Thái Sơn Công ty Tiki là của Việt Nam do Trần Ngọc Thái Sơn làm Giám đốc điều hành kiêm CEO Sau nhiều lần rót vốn từ Quỹ đầu tư lớn và các công ty lớn đến nay, Tiki đã trở thành công ty đa sở hữu. -Ưu điểm:
Có lịch sử hình thành lâu đời: Tiki được thành lập từ năm 2010, với bề dày hoạt động kinh doanh, Tiki đã tạo được niềm tin cho khách hàng à là một trong những lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến.
Phân tích môi trường nội vi
1.3.1 Khả năng nghiên cứu và phát triển
Với hoạt động nghiên cứu và phát triển trong chiến lược kinh doanh của Shopee, nền tảng thương mại điện tử này cũng chú trọng việc nghiên cứu và phát triển để tăng chất lượng sản phẩm của mình.
Shopee thu hút lượng lớn nhà bán hàng, người tiêu dùng nhờ ứng dụng công nghệ vào mua sắm Shopee luôn nỗ lực tiên phong trong việc mở rộng hệ sinh thái kỹ thuật số tích hợp trên nền tảng để hỗ trợ nhiều người dùng, doanh nghiệp và cộng đồng tiêu dùng tiếp cận cũng như hưởng lợi từ thương mại điện tử Shopee cũng tiếp tục cung cấp đa dạng hình thức thanh toán kỹ thuật số để đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng, bao gồm ví điện tử AirPay (nay là Shopee Pay).
Về môi trường làm việc, Shopee rất trân trọng nhân viên và cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho họ Công ty liên tục tạo cơ hội cho nhân viên phát triển và nâng cao bản thân cũng như cung cấp một môi trường làm việc nhiệt huyết để thúc đẩy văn hóa làm việc vui vẻ và hợp tác trong Shopee.
Theo các nguồn tin trong ngành, sàn giao dịch điện tử Shopee đang theo đuổi việc cắt giảm nhân sự trên khắp các thị trường ở ASEAN, bao gồm cả Việt Nam Lý do được cho là công ty muốn thận trọng hơn trong việc chi tiêu và tập trung vào việc đạt được lợi nhuận (VNBUSINESS, 2022).
1.3.4 Tài chính Được biết, Shopee thuộc Sea Group, với thế mạnh có nguồn tiền dồi dào từ mảng game Garena - nhà phát hành game số một Đông Nam Á và hiện đang mở rộng thị trường ra thế giới Garena đạt lợi nhuận gần 1,5 tỷ USD trong nửa đầu năm 2021 Như vậy, trong cuộc đua “đốt tiền” trên thị trường TMĐT, dù Shopee gánh khoản lỗ hàng tỷ đô thì Garena được cho là vẫn dư sức mang tiền về để nuôi sàn này.
Năm 2019, Shopee đã đạt 1,2 tỷ đơn đặt hàng, đem về doanh thu 17,6 tỷ USD Mức lỗ EBITDA trên mỗi đơn hàng được điều chỉnh giảm xuống 0,86 USD so với mức 1,42 USD của năm trước Tuy nhiên, Shopee vẫn công bố mức lỗ EBITDA là 1 tỷ USD vào 2019.
Phân tích SWOT
Shopee đã được biết đến rộng rãi trên khắp khu vực Đông Nam Á Trong nhiều năm gần đây, Shopee đã trở thành cái tên tên dẫn đầu trong danh sách những sàn thương mại điện tử Để hiểu hơn về chiến lược kinh doanh và tiếp thị thành công của thương Shopee , cùng tìm hiểu về mô hình SWOT của Shopee Điểm mạnh :
1 Shopee có nguồn tài chính mạnh từ công ty mẹ là tập đoàn Sea Group
2 Chiến lược truyền thông mạnh
3 Chất lượng dịch vụ được đánh giá cao
4 Shopee chiếm thị phần lớn trong thương mại điện tử Điểm yếu:
1 Công nghệ chưa đáp ứng phần lớn người dùng
2 Khó kiểm soát chất lượng sản phẩm và uy tín người bán
3 Tồn tại nhiều rủi ro cho người bán và người mua
1 Xu hướng mua hàng online tăng mạnh
2 Sự phát triển mạnh mẽ của số lượng người dùng internet
3 Chính phủ khuyến khích và ưu tiên phát triển thương mại điện tử
Nhiều đối thủ cạnh tranh
Shopee đang phải hứng chịu nguy cơ hàng giả cao, ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh thương hiệu
Chi phí vận hành cao, bởi quy mô hàng lớn thì chi phí để duy trì và vận hành càng cao
1 Xu hướng mua hàng online tăng mạnh
1 Nhiều đối thủ cạnh tranh
2 Shopee đang phải mẽ của số lượng người dùng internet
3 Chính phủ khuyến khích và ưu tiên phát triển thương mại điện tử hứng chịu nguy cơ hàng giả cao, ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh thương hiệu
3 Chi phí vận hành cao, bởi quy mô hàng lớn thì chi phí để duy trì và vận hành càng cao
1 Shopee có nguồn tài chính mạnh từ công ty mẹ là tập đoàn Sea Group
2 Chiến lược truyền thông mạnh
3 Chất lượng dịch vụ được đánh giá cao
4 Shopee chiếm thị phần lớn trong thương mại điện tử
1 S(2,3,4) và O(1,2) Chiến lược phát triển thị trường, tăng cường mở rộng chi nhánh ở khắp các quốc gia, phát triển nhận diện thương hiệu, kèm nhiều hoa
1 S( 2,3,4) và T(1) phát triển chiến lược định vị thương hiệu, đánh mạnh vào marketing nhằm xây dựng thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh
1 Công nghệ chưa đáp ứng phần lớn người dùng
2 Khó kiểm soát chất lượng sản phẩm và uy tín người bán
3 Tồn tại nhiều rủi ro cho người bán và người mua
1 W(2,3) và O(1,2) Tăng cường triển khai kinh doanh kết hợp với các nguồn hàng có chất lượng tốt để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
1 W(1,2,3 ) và T(2, 3) Shopee cần tạo nguồn cung riêng để tăng tính ổn định, kiểm soát được chất lượng sản phẩm.
PHÂN TÍCH STP
Phân khúc thị trường
Shopee đã phân khúc thị trường theo một số tiêu chí sau: Địa lý: o Thành phố lớn với sức mua lớn o Các tỉnh lẻ Độ tuổi: o Dưới 16 tuổi o Từ 16 tuổi đến 40 tuổi o Trên 40 tuổi
Thiết bị : o Những người sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính, laptop, dễ dàng tiếp cận internet o Những người sử dụng thiết bị không có kết nối internet, hoặc khó khăn trong việc tiếp cận internet
Khách hàng mục tiêu
Nhờ mô hình C2C shopee đã phủ sóng khắp các tỉnh thành trên cả nước Tuy nhiên Shopee vẫn luôn tập trung vào khu vực đông dân cư, có sức mua lớn, như các thành phố lớn Shopee hướng đến lượng khách hàng chủ yếu là những người ở độ tuổi 16 đến
40 tuổi có sử dụng SmartPhone và tiếp cận với Internet như những người có nhiều thời gian rảnh như dân văn phòng, sinh viên , nội trợ ,
Định vị thương hiệu
Shopee đã định vị: “Đối với người dùng trên toàn khu vực, Shopee mang đến trải nghiệm mua sắm trực tuyến tích hợp với vô số sản phẩm đa dạng chủng loại, cộng đồng người dùng năng động và chuỗi dịch vụ liền mạch” và shopee mong muốn “Kết nối người mua và người bán” Như vậy, Shopee muốn khách hàng của mình biết rằng đến với Shopee sẽ được cung cấp những thương hiệu uy tín và chất lượng hàng đầu tại Việt Nam. Tin tưởng vào sức mạnh khai triển của công nghệ và mong muốn góp phần làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn bằng việc kết nối cộng đồng người mua và người bán thông qua việc cung cấp một nền tảng thương mại điện tử.
Mục tiêu của Shopee: “ Chúng tôi tin tưởng vào sức mạnh khai triển của công nghệ và mong muốn góp phần làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn bằng việc kết nối cộng đồng người mua và người bán thông qua việc cung cấp một nền tảng thương mại điện tử.” Lời hứa của Shopee: “ Chúng tôi có niềm tin mạnh mẽ rằng trải nghiệm mua sắm trực tuyến phải đơn giản, dễ dàng và mang đến cảm xúc vui thích Niềm tin này truyền cảm hứng và thúc đẩy chúng tôi mỗi ngày tại Shopee” Để thực hiện được những điều trên shopee đã đưa ra chiến lược định vị thương hiệu bao gồm :
Sản phẩm : khách hàng sẽ cảm nhận qua các yếu tố như hình ảnh sản phẩm , mô tả sản phẩm, chế độ bảo hành, đánh giá của khách hàng
Về bao bì, đóng gói : khách hàng sẽ cảm nhận qua các yếu tố như hộp đóng gói, thẻ thương hiệu, thư cảm ơn, quà tặng
MARKETING MIX
Product ( Chiến lược về sản phẩm của Shopee)
Một trong những nguyên nhân “hút khách” của Shopee phải kể đến việc “địa phương hóa” cho từng thị trường Ngoài việc phát triển ứng dụng dành riêng cho mỗi quốc gia, Shopee còn tối ưu trang web với nhiều ngôn ngữ khác nhau, giao diện tùy chỉnh theo thói quen sử dụng của khách hàng.Shopee cung cấp sản phẩm thông qua website và ứng dụng trên điện thoại di động Với mục tiêu đơn giản hoá hoạt động mua sắm của khách hàng, ứng dụng Shopee được thiết kế theo lối đơn giản, tiện lợi và tối ưu nhất. Hiện nay, Shopee cung cấp một gian hàng chính hãng với tên gọi là Shopee Mall và có dịch vụ Shopee 4h Và để tăng trải nghiệm khách hàng cũng như kết nối gần hơn người mua và người bán, Shopee còn còn cung cấp thêm các tính năng như Shopee Live, Shopee Chat, Shopee Feed…
Shopee câu kéo khách hàng của mình bằng chiến lược phát triển ứng dụng riêng cho mỗi nước, đây là một phần trong chiến lược tập trung vào cách tiếp cận địa phương hóa cao cho từng thị trường một Với chiến lược cá nhân hóa theo từng thị trường, thì Shopee đã đạt được thành công đáng mơ ước ở từng quốc gia Đây có thể xem là một chiến lược vô cùng thành công của Shopee trong việc am hiểu và thâu tóm thị trường.
Price ( Chiến lược về giá của Shopee )
Chiến lược về giá trong tổng thể chiến lược Marketing của Shopee bao gồm hãng đã kích thích những chủ hộ kinh doanh bằng những mức giá ưu đãi khi trở thành thành viên Thêm vào đó, hãng cũng hỗ trợ tối đa về giá ship, các code Freeship để gia tăng sức mua của khách hàng khi sử dụng ứng dụng của mình Hơn nữa, việc hỗ trợ giá này cũng khiến cho giá của Shopee cũng hấp dẫn hơn so với các thương hiệu đối thủ khiến cho trong thời gian
Chiến lược Marketing của Shopee về giá cả được xem là một trong những chiến lược ấn tượng và cực kỳ hiệu quả của Shopee Đội ngũ Marketing đã có sự khảo sát và am hiểu sâu sắc vấn đề giá cả hiện nay trên thị trường là vô cùng khốc liệt Chính vì vậy, bên cạnh việc cung cấp nền tảng thông minh, phù hợp thị hiếu người dùng, Shopee còn đưa ra
“nước cờ” tạo sức hút từ mức giá bán.
Place ( Chiến lược về kênh phân phối của Shopee)
Shopee hoạt động dưới hình thức ứng dụng, một chợ trực tuyến kết nối giữa người mua và người bán Shopee đã nhận ra rằng di động là một xu hướng mới nổi và là con đường phát triển cho thương mại điện tử Nó tập trung vào việc tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và mức độ tương tác thông qua thiết bị di động, đảm bảo phù hợp với nhu cầu của người dùng trẻ tuổi Người mua có thể khám phá, duyệt sản phẩm, đặt hàng, thanh toán và theo dõi tình trạng giao hàng Đồng thời, thông qua ứng dụng, người bán có thể chụp ảnh, tạo danh sách sản phẩm, theo dõi hoạt động của cửa hàng, nhận thanh toán và theo dõi việc giao hàng thông qua các công cụ Hiện tại, sàn thương mại điện tử này đang đứng top
2 trong bảng xếp hạng ứng dụng mua sắm được tải xuống nhiều nhất nửa đầu năm 2022.
Nền tảng này hiện có hơn 160 triệu người dùng đang hoạt động với khoảng 6 triệu người bán, bao gồm hơn 7.000 thương hiệu và nhà phân phối hàng đầu Thêm vào đó, hãng cũng liên kết với những đối tác vận chuyển có mạng lưới tốt nhất ở từng quốc gia để khách hàng có những trải nghiệm nhanh nhất có thể.
Promotion ( Chiến lược về xúc tiến hỗn hợp của Shopee )
Hầu hết thế hệ người trẻ am hiểu về công nghệ như hiện nay đều có xu hướng dễ bị kích thích và thực hiện theo những thể loại xu hướng phổ biển nổi lên rầm rộ ở các nền tảng mạng xã hội khác nhau như Facebook , Instagram , Twitter hay Tiktok … Hiểu được đa số nhu cầu đó của khách hàng , shopee đã và đang sử dụng những chiến lược TVC như một chiến dịch marketing vô cùng thành công và hiệu quả về xúc tiến thương mại
Một trong những TVC bắt trend gây nên được hiệu ứng tích cực nhất của shopee phải kể đến chiến lược quảng cáo có sự góp mặt của ca sĩ Bảo Anh và thủ môn Bùi Tiến Dũng , mấu chốt để tạo nên sự thành công cho chiếc TVC quảng cáo này là nhờ vào việc shopee sử dụng bài hát Baby Shark - một trong những bài hát cực kì phổ biến đối với mọi loại hình khách hàng ở khắp các lứa tuổi Đây có thể xem là một nước đi cực kì thông minh và hiện đại đáng được học hỏi của shopee trong các hoạt động về xúc tiến thương mại của hãng , vừa thu hút được thêm nhiều khách hàng , vừa tạo được hiệu ứng mới lạ bởi những giai điệu mà quen thuộc mà lại rất đậm chất Shopee thông qua các câu slogan khác nhau , “ gì cũng có , mua hết ở shopee “ hay “ thích shopee , lướt shopee”
Truyền thống từ lâu của shopee , shopee luôn bắt trend TVC quảng cáo rất nhanh chóng , thịnh hành và cực kì chính xác Và đây cũng được xác định nằm trong một trong những chiến dịch marketing lâu dài của hàng , có thể đây là một chiến lược rất hành công và khôn ngoan vì nó có thể thu hút được một lượng lớn người theo dõi và các cuộc thảo luận khác nhau trên các nền tảng mạng xã hội
3.4.2 Nội địa hóa các nội dung marketing
Shopee là một trong những sàn thương mại điện tử có khuynh hướng ưu tiên nội địa tất cả các nội dung trong các chiến lược marketing của mình Điều này được thể hiện rõ nhất thông qua cách thức shopee lựa chọn Influencers dựa trên độ hot và mức độ yêu thích , mức độ phổ biến của người dân bản địa , điều này có thể giúp cho việc hãng tiếp cận vào thị trường nội địa của từng khu vực quốc gia trở nên dễ dàng hơn , mở rộng được nhiều hơn thế hệ khách hàng tìm đến hãng để phục vụ các nhu cầu mua sắm cần thiết Hơn thế nữa , shopee cũng tận dụng mạng lưới nội địa trong nước để cho ra đời những gói ship tốc độ cao , đẩy nhanh quá trình giao dịch mua sắm , tạo cho người dùng sự thích thú về hệ thống vận hàng trong các phục vụ dịch vụ của hãng , cung cấp cho khách hàng những giờ đồng hồ mua sắm thoải mái và tiện ích nhất
Về khoản này , shopee được đánh giá là một trong những sàn thương mại điện tử cực kỳ khôn khéo trong việc chọn mặt gửi vàng lựa chọn những celebs những người nổi tiếng có mức độ phủ sóng rộng rãi nhưng lại rất phù hợp với tính chất thương hiệu để quảng cáo cho hình ảnh thương mại của hãng Ở phạm vi Việt Nam ta có ca sĩ Sơn Tùng MTP , quy mô quốc tế ta lại có danh thủ Cristiano Ronaldo hay nhóm nhạc Blackpink , đây đều là những người nổi tiếng có lượng người hâm mộ trung thành và đông đảo , từ đó xây dựng và có ra đời thêm nhiều hơn những chiến lược sale ngày một thành công hơn
People ( Chiến lược về con người của Shopee )
Đứng sau thành công về truyền thông của Shopee đó là 5 tổ chức đối tác có thể được xem như là đối tác truyền thông lớn nhất trên toàn cầu 5 đối tác này bao gồm: Omni Media Group, Aegis Network, Mediabrands, Havas Group và cuối cùng đó là Publicis Groupe.
Shopee là một sàn TMĐT có nhiều cơ hội việc làm đến cho nguồn lao động Môi trường làm việc của Shopee hòa hợp và đầy nhiệt huyết , là nơi để cho các bạn trẻ cùng nhau phát triển
Tất cả nhân viên làm việc cùng nhau trong không gian mở để được chia sẻ, khuyến khích các cuộc thảo luận và cộng tác giữa các bộ phận.Shopee luôn mang nhân viên đến với nhau bằng môi trường tươi mới, vui vẻ và sôi động, nơi nhân viên có thể thoải mái và cảm thấy như ở nhà.
Process (Quy trình cung cấp sản phẩm và dịch vụ của Shopee)
Cách tạo gian hàng trên shopee
Bước 1: Vào Kênh Người Bán - mục Thêm Sản phẩm
Bước 2: Điền các thông tin sản phẩm như: Tên, Mô tả, Danh mục, Thương hiệu (nếu có) Bước 3: Tải lên các hình ảnh sản phẩm có chất lượng hình ảnh và độ phân giải caoBước 4: Thiết lập phần vận chuyển của sản phẩm (sau khi đã đóng gói): Khối lượng, kích thước và đơn vị vận chuyển cho sản phẩm…
Hướng dẫn giao đơn hàng đầu tiên cho Đơn vị vận chuyển
Bước 1: vào Kênh Người Bán - mục Chờ lấy hàng
Bước 2: Nhấp vào mục Chưa xử lý để kiểm tra các đơn hàng chưa được xác nhận Bước 3: Nhấn Chuẩn bị hàng và chọn ngày hẹn bưu tá đến lấy hàng
Bước 4: Đóng gói đơn hàng theo đúng quy cách đóng gói của Shopee và dán phiếu giao hàng trên gói hàng
Bước 5: Giao hàng cho bưu tá khi bưu tá đến địa chỉ lấy hàng
Physical evidence( Cơ sở vật chất)
Thiết kế văn phòng của Shopee thể hiện tham vọng của SEA (công ty mẹ) về sự mở rộng ra những biên giới lãnh thổ mới cũng như sự chuyển đổi sang những lĩnh vực kinh doanh mới Vậy nên 3 từ khóa trong thiết kế là: Kết nối, hợp tác, cộng đồng.Khẩu hiệu của SEA đó là “Kết nối các điểm”, và sứ mệnh của Shopee chính là “Kết nối người mua và người bán” Nếu như sản phẩm dịch vụ của Shopee với mong muốn đem đến trải nghiệm liền mạch cho khách hàng của mình thì văn phòng của Shopee cũng tương tự được thiết kế với mong muốn đem đến trải nghiệm làm việc liền mạch cho nhân viên của mình.
Không chỉ đầu tư vào không gian vật lý, Shopee đầu tư rất nhiều vào việc phát triển con người với chương trình định hướng cho nhân viên mới, các chương trình đào tạo kỹ năng mềm định kỳ cho nhân viên và chương trình đào tạo kỹ năng quản lý cho đội ngũ lãnh đạo Bên cạnh đó, các lớp học nhảy, học yoga, hay câu lạc bộ thể thao (bóng đá, cầu lông, chạy bộ) giúp những thành viên của Shopee tự cân bằng cuộc sống cũng như làm phong phú thêm đời sống tinh thần của mình ngay chính tại nơi làm việc.
Shopee là một trong những môi trường làm việc tốt nhất với những tiện ích phục vụ hiệu quả cho công việc cũng như nâng cao đời sống thể chất và tinh thần cho nhân viên.Đây là một môi trường làm việc cởi mở, nhiều thử thách, phù hợp với những bạn trẻ có đam mê lĩnh vực internet, năng động và có tinh thần làm việc nhóm.
FINANCIAL (NGUỒN VỐN- LỢI NHUẬN CỦA SHOPEE) 25 4.1 Tình hình tài chính của Shopee
Đánh giá rủi ro , mức độ và chất lượng hoạt động của Shopee
Bên cạnh kết quả kinh doanh không mấy khả quan, quá trình phát triển của Sea Ltd còn bị kìm hãm bởi một số yếu tố khác, bao hàm cả vấn đề chính trị khiến cho Shopee phát sinh nhiều vấn đề
Hai năm qua, Ấn Độ thường xuyên cấm cửa ứng dụng của Trung Quốc sau khi hai nước xảy ra xung đột ở biên giới Song, động thái cấm tựa game di động có doanh thu cao nhất nước này (giai đoạn quý III/2021) với lý do không đảm bảo quyền riêng tư khiến Sea bất ngờ và rơi vào thế bị động.
Bên cạnh đó, các biện pháp mạnh tay của chính phủ Ấn Độ còn đe dọa tương lai củaShopee tại thị trường tỷ dân Tính đến tháng 12 năm ngoái, nền tảng này có khoảng 300 nhân viên và 20.000 người bán bản địa.Chỉ hơn một tháng kể từ thời điểm Free Fire bị cấm, Sea quyết định đóng cửa Shopee tại thị trường Ấn Độ sau 6 tháng hoạt động. Trước đó, vào đầu tháng 3, Sea cũng thông báo đóng cửa mảng thương mại điện tử ở Pháp Đây vốn là một trong những thị trường mới tiềm năng, đặc biệt trong bối cảnh Shopee đẩy mạnh phát triển ra ngoài phạm vi Đông Nam Á.
Tại châu Âu, Shopee vẫn có mặt tại Tây Ban Nha và Ba Lan Nền tảng này cũng xuất hiện và nỗ lực chiếm thị phần ở nhiều quốc gia Mỹ Latinh như Brazil, Colombia, Argentina, Mexico…
Shopee vẫn đang hoạt động tích cực, tuy đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng về tài chính, Shopee vẫn nỗ lực chiếm thị phần ở nhiều quốc gia Việc hoạt động của Shopee đang phát sinh nhiều vấn đề lý do chủ yếu xuất phát từ những bất ổn của thị trường toàn cầu, nên không chỉ riêng gì Shopee , hầu hết các doanh nghiệp cũng đang phải gánh chịu điều đó Do đó, mức độ rủi ro của Shopee là không cao và khó có thể xảy ra.
Tình hình của Shopee ở Việt Nam
Đối với Shopee tại Việt Nam, sàn thương mại điện tử này đã có nhiều năm dẫn đầu thị phần lẫn lưu lượng truy cập, vượt xa ba đối thủ cả ngoại lẫn nội là Lazada, Tiki và Sendo.Tính riêng quý I/2022, lưu lượng truy cập website mỗi tháng của sàn đạt 84,5 triệu lượt Công ty phân tích dữ liệu Metric cho biết từ ngày 13/5-11/6, Shopee đã bán hơn 90 triệu sản phẩm với tổng doanh số lên tới 7.639 tỷ đồng.Song, tương tự những thị trường khác, hoạt động kinh doanh của Shopee vẫn chìm trong thua lỗ.
Tính đến hết năm 2020, tổng tài sản của Shopee đạt 3.426 tỷ đồng, tăng 1.782 tỷ đồng (108%) so với năm liền trước Tuy nhiên, số nợ phải trả của công ty này lên tới 4.888 tỷ đồng, tăng 227% so với năm trước, số nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 99,85%.Dù doanh thu tăng 2.329 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế của công ty vẫn âm 1.610 tỷ đồng Doanh nghiệp này nộp ngân sách nhà nước 48 tỷ đồng trong năm 2020.
Doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu 4.555 tỷ đồng, lỗ trước thuế 104 tỷ đồng và đóng vào ngân sách nhà nước 67,86 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2,69% số nộp ngân sách của ngành.
Trước tình hình chìm trong thua lỗ đó, Shopee cần có những giải pháp phù hợp để khắc phục thị trường Shopee cần có những chính sách ổn định giá, cần cải thiện nguồn hàng để loại bỏ những nhầm lẫn về sản phẩm đối với khách hàng Tuy Shopee lỗ nặng triền miên, nhưng nó vẫn đang dẫn đầu trong sàn thương mại điện tử Việt Nam và khó có đổi thủ nào có thể vượt qua được nó.
KẾ HOẠCH MARKETING DỰ PHÒNG
1 Đẩy mạnh chiến dịch tiếp thị liên kết Kết hợp cùng mạng xã hội video Tiktok tạo nên những chiến dịch, cuộc thi, để tăng mức độ phổ biến của thương hiệu.
2 Tài trợ cho các MV ca nhạc, parody, để hình ảnh thương hiệu khắc sâu trong trí khách hàng hơn đặc biệt đây là nơi dễ tiếp cận đối tượng là các bạn trẻ, tiếp cận được một lượng người xem lớn.
3 Đồng hành với các dự án cộng đồng, thiện nguyện đặc biệt là các hoạt động đến trẻ em, thanh thiếu niên đây sẽ là những khách hàng tiềm năng của Shopee.
4 Thúc đẩy , khuyến khích người dùng để lại những đánh giá trực tuyến về sản phẩm, gia tăng độ tin cậy và số lượng người tham gia mua sắm
5 Shopee cần có bộ phận tăng cường kiểm soát chất lượng sản phẩm và uy tín của người bán trên sàn thương mại điện tử của mình để có thể nâng tầm thương hiệu và độ uy tín trong lòng khách hàng
6 Cần kết hợp quảng bá thương hiệu của mình với những chương trình lớn mang tính toàn cầu để như worldcup,
7 Tạo sự trung thành của khách hàng: biến khách hàng mới thành khách hàng thân thiết và tạo sự trung thành đối với những khách hàng hiện tại
PHẦN ĐÁNH GIÁ CHUNG Thành công
Shopee đã nâng cao độ nhận diện thương hiệu của mình và thu hút được nhiều người sử dụng ở mọi quốc gia mà nó có mặt Tạo dựng dựng được độ uy tín thương hiệu đối với khách hàng ( cả người và người mua )
Như ở Việt Nam , theo “Bảng xếp hạng” các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam của Metric cũng phù hợp với thống kê của iPrice Group trong quý 4/2021 cho thấy Shopee hiện là đơn vị dẫn đầu về sự phổ biến với gần 89 triệu lượt truy cập Shopee chiếm ưu thế trên các mạng xã hội như Facebook, YouTube hay Instagram.
Theo dữ liệu do iPrice Group và Similarweb tổng hợp, Shopee đánh bại Lazada để trở thành nền tảng thương mại điện tử được truy cập nhiều nhất tại Singapore trong quý 2 năm 2020.
Shopee đạt mức tăng trưởng cao và liên tục Tại Việt Nam, Shopee liên tục có mặt trong top đầu các sàn thương mại điện tử tốt nhất, có lượng truy cập nhiều nhất Cụ thể, trong năm 2018, lượng truy cập Shopee tại Việt Nam là 24643300 lượt trong quý I,
26462632 lượt trong II, 34506100 lượt trong quý III (vượt qua Lazada trở thành sàn TMĐT có lượng truy cập dẫn đầu tại Việt Nam) Đồng thời, lượng mặt hàng cũng gia tăng liên tục Lượng mặt hàng năm 2017 tăng 133% so với năm 2016, đạt mốc 4 triệu sản phẩm
Tuy có mức tăng trưởng cao , Shopee vẫn liên tục chịu lỗ từ khi gia nhập
Nguyên nhân của việc Shopee liên tục chịu lỗ là do nguồn doanh thu của Shopee hạn chế, SHopee không trực tiếp bán hàng và thu phí của người bán cho đến tận tận đầu quý 2/2019 Đồng thời việc gia nhập sau cũng khiến Shopee tốn khá nhiều chi phí để thu hẹp khoảng cách và duy trì vị thế của mình
Một số lượng người không tin sản phẩm của Shopee,coi Shopee như một chợ chỉ bán hàng giả Khi nghĩ đến sản phẩm chất lượng và uy tín họ thường tìm đến các sàn thương mại điện điện tử khác như Tao Bao, Amazon,