Du lịch đêm tại thành phố phan thiết thực trạng và một số giải pháp

77 2 0
Du lịch đêm tại thành phố phan thiết thực trạng và một số giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HÒ CHÍMINH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

⸺⸺⸺⸺⸺⸺⸺⸺⸺⸺⸺⸺

SINH VIÊN: NGUYỄN QUỐC THÁI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tác giả và chưa từng được công bố tại các bài báo, tạp chí khoa học nào khác Các số liệu được nêu ra và trích dẫn trong bài đều là trung thực

Thành phố Hồ Chí Minh, 15 thảng 3 năm 2024 Tác giả

Nguyễn Quốc Thái

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin chân thành biết ơn sâu sắc đến cô TS Hà Thị Thùy Dương đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, dìu dắt em với những chỉ dẫn quý giá trong quá trình hoàn thành khóa luận

Em xin chân thành cảm ơn sự động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện của Khoa Quản trị Kinh doanh Em xin cảm ơn các thầy cô trong Khoa đã tận tình giảng dạy giúp em có những kiến thức để hoàn thành bài khóa luận này

Trong quá trình nghiên cứu khóa luận, em đã được giúp đỡ trong quá trình tìm kiếm tài liệu tham khảo từ quý thầy/cô thư viện, các chuyên gia, anh chị trong ngành Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn tới những sự đỡ quý báu đó

Tuy nhiên do kiến thức còn chưa sâu rộng cũng như các giới hạn về thời gian, tài liệu và một số lý do khách quan khác nên trong bài luận sẽ không tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy/cô nhằm xây dựng giúp cho

bài luận hoàn chỉnh hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

Tóm tắt nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung vào nghiên cứu tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch đêm tại thành phố Phan Thiết tỉnh Bình Thuận Từ đó, tác giả đưa ra được những nhận định về ưu điểm và hạn chế trong quá trình phát triển du lịch đêm tại đây, đồng thời đề xuất một số giải pháp và các kiến nghị nhằm phát triển đẩy mạnh du lịch đêm tại thành phố Phan Thiết tỉnh Bình Thuận

Trang 6

3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 5

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Bố cục đề tài 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 8

1.1 Một số khái niệm liên quan đến du lịch, sản phẩm du lịch 8

1.1.1 Khái niệm về du lịch 8

1.1.2 Khái niệm chung về sản phẩm du lịch 9

1.1.3 Khái niệm du lịch đêm 10

1.2 Phát triển du lịch đêm 11

1.2.1 Nhu cầu du lịch về đêm của du khách 11

1.2.2 Vai trò trong việc phát triển du lịch đêm 14

1.2.3 Đặc điểm của hoạt động du lịch đêm 16

1.3 Kinh nghiệm phát triển du lịch đêm ở Quốc tế và Việt Nam 17

1.3.1 Kinh nghiệm của một số nước Châu Âu và Châu Mỹ 17

1.3.2 Kinh nghiệm của một số nước Châu Á 19

1.3.3 Các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 21

Tiểu kết chương 1 23

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÊM TẠI THÀNH PHỐ PHAN THIẾT TỈNH BÌNH THUẬN 24

2.1 Giới thiệu chung về thành phố Phan Thiết 24

2.1.1 Sơ lược về thành phố Phan Thiết 24

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển du lịch tại thành phố Phan Thiết 25

2.2 Thực trạng du lịch đêm tại thành phố Phan Thiết 27

2.2.1 Tiềm năng phát triển du lịch đêm tại thành phố Phan Thiết 27

Trang 7

Tiềm năng về tài nguyên du lịch của thành phố Phan Thiết 27

Tiềm năng về an ninh chính trị, an toàn xã hội 31

Tiềm năng về cơ sở hạ tầng, vật chất phục vụ du lịch 32

2.2.2 Thực trạng hoạt động du lịch đêm tại thành phố Phan Thiết 36

a Hoạch định phát triển du lịch đêm của thành phố Phan Thiết 36

b Thực hiện các chương trình du lịch đêm tại thành phố Phan Thiết 36

c Sản phẩm du lịch đêm tại thành phố Phan Thiết 38

d Quảng bá hình ảnh du lịch đêm tại thành phố Phan Thiết 44

e Phát triển sản phẩm du lịch đêm tại Thành phố Phan Thiết 47

2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch đêm tại thành phố Phan Thiết 51

2.3.1 Thuận lợi 51

2.3.2 Hạn chế 52

Tiểu kết chương 2 54

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÊM TẠI THÀNH PHỐ PHAN THIẾT 55

3.1 Định hướng phát triển du lịch của thành phố Phan Thiết 55

3.2 Một số giải pháp phát triển hoạt động du lịch đêm tại thành phố Phan Thiết 56

3.2.1 Đa dạng hóa sản phẩm du lịch đêm 56

3.2.2 Quảng bá hình ảnh du lịch đêm 57

3.2.3 Tăng cường quản lý về hoạt động du lịch đêm 59

3.3 Một số kiến nghị 60

3.3.1 Đối với Cục Du lịch Quốc gia 60

3.3.2 Đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận 61

3.3.3 Đối với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành 62

Tiểu kết chương 3 63

KẾT LUẬN 64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

PHỤ LỤC 68

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

VH, TT&DL: Văn hóa, Thể thao và Du lịch

WTO: World Toursim Organization (Tổ chức Du lịch thế giới) KH&CN: Khoa học và công nghệ

GS.TS: Giáo sư tiến sĩ

Trang 9

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH

A Bảng biểu

Báng 1 Số lượt khách du lịch nội địa tại thành phố Phan Thiết năm 2018 - 2022 27

Báng 2 Cơ cấu chi tiêu khách du lịch tại tỉnh Bình Thuận 39

B Hình ảnh Hình 1 Trục đường Nguyễn Đình Chiểu về đêm 41

Hình 2 Du khách thưởng thức đồ uống trong các quán bar/club tại Mũi Né 43

Hình 3 Bộ nhận diện thương hiệu Oh Wow! Mũi Né 46

Hình 4 Dự án Thanh Long Bay Phan Thiết 49

Trang 10

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, khái niệm “kinh tế đêm” được phổ biến rộng rãi và tạo ra bước chuyển mình lớn cho ngành du lịch kéo theo các dịch vụ giải trí, văn hoá ở nhiều quốc gia trên thế giới cùng phát triển Không những vậy, “kinh tế đêm” cũng có những sự đóng góp đáng kể đến sự phát triển kinh tế, xã hội nói chung của nhiều

quốc gia, trong đó có Anh, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và cả Việt Nam

Các chuyên gia cho rằng, “kinh tế đêm” có khả năng kéo thời gian làm việc, tối ưu hóa cơ sở hạ tầng, kích thích tạo việc làm, thúc đẩy dịch vụ và tiêu dùng, cuối cùng là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Vô số đô thị sầm uất được mệnh danh là “thành phố không bao giờ ngủ”, với những hoạt động sôi động diễn ra cả ngày lẫn đêm Bắc Kinh đã bày tỏ sẽ tăng cường dịch vụ giao thông công cộng, hỗ trợ kéo dài giờ làm việc và thúc đẩy các cơ sở ăn uống ban đêm Mặt khác, Nhật Bản đặt mục tiêu cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông và thực hiện các quy định liên quan đến địa điểm và điều kiện làm việc Trong khi đó, Canada đang tích cực tìm kiếm các giải pháp đổi mới để mở rộng nền kinh tế ban đêm ngoài lĩnh vực quán bar và câu lạc bộ truyền thống

Với nguồn tài nguyên du lịch dồi dào và sự gia tăng ngày càng cao của du khách quốc tế, Việt Nam có vị thế thuận lợi để phát triển mạnh “kinh tế đêm” Việt Nam tự hào có nhiều lợi thế, bao gồm dân số trẻ tập trung đông tại các đô thị lớn, bề dày văn hóa, nghệ thuật và ẩm thực phong phú, hội nhập mạnh mẽ với toàn cầu và xu thế thời đại Hơn nữa, thời tiết ban đêm tại Việt Nam mang đến dễ chịu cho tất cả mọi người Thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) được đánh giá có nhiều dư địa thuận lợi cho phát triển kinh tế đêm theo xu hướng chung của những điểm đến hút khách trên bản đồ du lịch Việt Nam Đặc biệt, vùng đất cực Nam Trung bộ sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên, có thế mạnh về du lịch biển - đảo với hệ thống cơ sở lưu trú cao

Trang 11

cấp, thể thao giải trí trên biển - đồi cát đặc sắc, ẩm thực phong phú, thời tiết vào ban đêm dễ chịu… Vừa qua, tuyến đường bộ cao tốc đoạn Dầu Giây - Phan Thiết, Phan Thiết - Vĩnh Hảo đưa vào sử dụng đã rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển của du khách đến địa phương và tới đây còn có Cảng hàng không Phan Thiết sẽ được đầu tư hoàn thành.

Dẫu rằng có những hạn chế trong các dịch vụ về đêm, nhưng thật không đúng khi cho rằng khách du lịch nước ngoài có cái nhìn tiêu cực với Việt Nam Các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng hiện đang có những bước tiến trong việc tăng cường các dịch vụ du lịch, bao gồm cả dịch vụ về đêm Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển và cải thiện trong lĩnh vực này Chẳng hạn, Phan Thiết được coi là một điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch quốc tế, nhưng các lựa chọn dịch vụ về đêm ở đây chưa đủ đa dạng để thu hút du khách Để giải quyết vấn đề này, cần có một chiến lược phát triển được quy hoạch tốt để cách mạng hóa nền kinh tế đêm của thành phố và tạo ra những tác động tích cực cho toàn xã hội

Nhận thấy được tính cấp thiết của đề tài, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Du lịch đêm tại thành phố Phan Thiết: Thực trạng và một số giải pháp”

2 Lịch sử nghiên cứu

Có nhiều bài báo, nghiên cứu hoặc các tài liệu về đề tài du lịch đêm trên thế giới hoặc Việt Nam Có thể kể tên như:

- Tạp chí Phuket Guide (2004), Into the Night (tr 36 – 37)

- Phương Nguyễn (2006), “Lời thì thầm đêm phố cổ Hội An” Tạp chí du lịch TPHCM số 7

- Guo Qin, Lin Meizhen, Meng Jin-hua, Zhao Jun-lei (2011) The development of

urban night tourism based on the nightscape lighting projects-a Case Study of Guangzhou Energy Procedia, 5,

Trang 12

- Trịnh Thị Thanh Thủy (2019), Kinh tế đêm ở một số quốc gia và hàm ý cho Việt

Nam, Tạp chí nghiên cứu Công nghiệp và Thương mại

- Phạm Thị Kiều Trân (2022), “Các điều kiện phát triển hoạt động du lịch đêm tại

thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu” Tạp chí khoa học trường Đại học Trà Vinh số

46

Ngoài ra, còn có các khóa luận, luận án thạc sĩ, tiến sĩ nghiên cứu tìm hiểu về chủ đề

du lịch đêm như: Khóa luận “Xây dựng sản phẩm du lịch đêm Hà Nội dành cho

khách nước ngoài trong dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long” của sinh viên Nguyễn Thị

Ngân, Đại học Văn hóa Hà Nội hoặc Luận văn thạc sĩ “Phát triển hoạt động du lịch

đêm TPHCM” của tác giả Đỗ Hiền Hòa Trong các bài nghiên cứu, các tác giả đã

giới thiệu các sản phẩm du lịch đêm tại 2 thành phố lớn là TPHCM và Hà Nội cũng như đưa ra một số giải pháp cho việc xây dựng phát triển sản phẩm du lịch đêm mới dành cho du khách trong tương lai

Các tài liệu trên cũng được tác giả kế thừa các thông tin, số liệu nhằm phục vụ cho đề tài của mình

Theo đánh giá của tác giả, hiện tại chưa có đề tài nghiên cứu nào về hoạt động du lịch đêm tại thành phố Phan Thiết, Đa số các bài viết trên các phương tiện truyền thông đại chúng chỉ mang tính tham khảo, giải trí đơn thuần, không mang tính chất về nghiên cứu, lý luận

3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trình bày thực trạng du lịch đêm và phân tích các tiềm năng cũng như đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch đêm tại thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận)

Trong đó, đề tài tập trung vào các mục tiêu cụ thể sau:

-Đưa ra các vấn đề lý luận về hoạt động, phát triển du lịch đêm

Trang 13

-Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch đêm tại thành phố Phan Thiết

-Đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch đêm tại thành phố Phan Thiết

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động du lịch đêm tại thành phố Phan Thiết

Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Tác giả chỉ nghiên cứu sự phát triển của hoạt động du lịch đêm tại

khu vực thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận)

Về thời gian: Trong vòng 5 năm trở lại đây

5 Phương pháp nghiên cứu

Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp, tác giả đã sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:

- Phương pháp khảo sát thực địa

Phương pháp này giúp tác giả có những trải nghiệm thực tế về hoạt động du lịch đêm tại thành phố Phan Thiết Tác giả thường đi khảo sát vào những ngày cuối tuần và vào các dịp lễ như Tết Dương lịch, Tết Nguyên Đán…

- Phương pháp thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin, tư liệu có liên quan đến đề tài

Tác giả sưu tầm các tài liệu, bài báo khoa học, các đề tài nghiên cứu đã được công bố… về hoạt động du lịch đêm tại thành phố Phan Thiết trên các cơ sở dữ liệu công bố KH&CN, trang web thông tin của Cục Du lịch Quốc gia, Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch tỉnh Bình Thuận, UBND thành phố Phan Thiết, tạp chí Du lịch và các báo có nội dung liên quan

Trang 14

Số liệu sử dụng trong đề tài được tác giả thu thập qua Cục thống kế tỉnh Bình Thuận, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch tỉnh Bình Thuận và các cơ quan ban ngành tổ chức có liên quan hoặc kế thừa từ các bài báo khoa học đã được công bố

- Phương pháp chuyên gia

Trong khóa luận này, tác giả có tham khảo ý kiến của ông Nguyễn Hồng Hải – Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận về thực trạng các hoạt động du lịch đêm trên địa bàn tỉnh hiện nay Ngoài ra tác giả còn có tham khảo thêm thông tin từ các anh/chị Hướng dẫn viên tuyến TPHCM - Phan Thiết có thâm niên dẫn đoàn 5 – 10 năm từ các công ty (Saigontourist, Đất Việt Tours, Lửa Việt Tours ) để phục vụ cho bài viết

6 Bố cục đề tài

Bố cục bài khóa luận bao gồm: Phần mở đầu, 3 chương, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục kèm theo

Chương 1: Cơ sở lý luận chung

Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch đêm tại thành phố Phan Thiết tỉnh Bình Thuận

Chương 3: Một số giải pháp và các kiến nghị phát triển du lịch đêm tại thành phố Phan Thiết tỉnh Bình Thuận

Trang 15

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

1.1 Một số khái niệm liên quan đến du lịch, sản phẩm du lịch

1.1.1 Khái niệm về du lịch

Du lịch đã có nguồn gốc hình thành từ rất lâu và phát triển với tốc độ rất nhanh, tuy nhiên khái niệm “du lịch” lại được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau tùy vào quan điểm và tùy theo quốc gia đó Theo như GS.TS Berneker – một chuyên gia hàng đầu

về du lịch trên thế giới đã nhận định: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên

cứu thì sẽ có bấy nhiêu định nghĩa” Tuy chưa có một nhận thức thống nhất về khái

niệm “du lịch” ở trên thế giới cũng như Việt Nam, nhưng trước tầm quan trọng về việc phát triển kinh tế và xã hội của ngành du lịch cũng như tác động của nó đối với nghiên cứu và giáo dục, việc tham gia thảo luận và cố gắng đạt được sự đồng thuận về khái niệm du lịch và các khía cạnh cơ bản khác là điều cần thiết

Năm 1811, định nghĩa đầu tiên về du lịch tại Anh như sau: “Du lịch là sự phối hợp

nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của (các) cuộc hành trình với mục đích giải trí Ở đây sự giải trí là động cơ chính”

Năm 1930, ông Glusman, người Thụy Sỹ đã định nghĩa: “Du lịch là sự chinh phục

không gian của những người đến một địa điểm mà ở đó họ không có chỗ cư trú “thường xuyên”

Theo các chuyên gia tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch họp ở Roma – Italia

(21/8 – 05/9/1963) thì khái niệm du lịch được hiểu: “Du lịch là tổng thể các mối

quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”

Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO) thì “Du lịch được hiểu là tổng hợp các mối

quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và

Trang 16

lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến không phải là nơi làm việc của họ.”

Ở Việt Nam, trong quá trình xây dựng và phát triển ngành du lịch trong hơn 20 năm vừa qua, đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau được đưa ra Tuy nhiên, quan trọng và phổ biến nhất là định nghĩa về Du lịch được dùng làm căn cứ pháp lý trong Luật Du lịch của Việt Nam, được ban hành năm 2017 Theo đó, Luật du lịch quy định

rằng “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi

cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 1 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”

1.1.2 Khái niệm chung về sản phẩm du lịch Khái niệm sản phẩm du lịch

Du lịch là ngành dịch vụ mang tính liên ngành và tổng hợp cao nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người, do vậy, cần tạo ra các sản phẩm du lịch phục vụ du khách Nhiều người nói rằng, đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả sẽ có bấy nhiêu định nghĩa

về sản phẩm du lịch

Michael M Cotlman cho rằng: “Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành

phần không đồng nhất, hữu hình và vô hình sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể như thức ăn, hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ mát” Theo cách hiểu đơn giản hơn, sản phẩm du lịch bao

gồm nhiều thành phần khác nhau cung cấp cho khách du lịch những trải nghiệm du lịch trọn vẹn và thỏa mãn

Trong Giáo trình “Kinh tế du lịch”, tác giả Nguyễn Văn Đính và Trẩn Thị Minh Hòa

có định nghĩa: “Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách,

được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó”

Trang 17

Trong Luật Du lịch nước CHXNCN Việt Nam ban hành năm 2017, chương 1, điều

3 định nghĩa: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị

tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch”

Khái niệm phát triển sản phẩm du lịch

Việc phát triển sản phẩm du lịch phải dựa trên sự hiểu biết về thị trường du lịch, xu hướng và sở thích của du khách Vì vậy, nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm và tiếp thị là hoạt động liên tục trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch

Việc phát triển các sản phẩm du lịch có thể được hiểu bằng nhiều cách khác nhau - Phát triển điều kiện thuận lợi cho các yếu tố thu hút và phục vụ khách, bao gồm cơ sở hạ tầng (đường, điện, nước, thông tin liên lạc, giao thông cho du khách) và các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách (cơ sở lưu trú, ăn uống, giải trí, mua sắm )- - Một cách tiếp cận khác, phát triển sản phẩm du lịch là đa dạng hóa các điểm tham quan, các hoạt động và dịch vụ thu hút khách

Cuối cùng, việc phát triển các sản phẩm du lịch có thể được coi là một quá trình tối đa hóa giá trị của một điểm đến bằng cách đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong nước, khách du lịch quốc tế và người dân địa phương

1.1.3 Khái niệm du lịch đêm

“Kinh tế ban đêm” (Night time Economy - NTE) - một khái niệm kinh tế học từng được nhắc đến vào những năm 1970 ở Anh, thuật ngữ này được dùng để mô tả hoạt động kinh tế diễn ra sau 5 giờ chiều cho đến 6 giờ sáng ngày hôm sau, bao gồm ẩm thực, giải trí, âm nhạc, sự kiện và các địa điểm du lịch chỉ có thể tiếp cận vào ban đêm Theo khái niệm này, kinh tế đêm bao gồm các hoạt động kinh tế, văn hóa chỉ diễn ra vào ban đêm ở những địa điểm nhất định

Mở rộng hơn và kết hợp cùng định nghĩa về du lịch, ta có thể hiểu du lịch đêm là các

hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên

Trang 18

của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng vào ban đêm

Trước đây, các hoạt động liên quan đến du lịch thường được diễn ra vào ban ngày Tuy nhiên, những năm gần đây đã chứng kiến sự gia tăng phổ biến của các hoạt động giải trí về đêm đối với khách du lịch Nhiều sản phẩm du lịch về đêm cũng đang dần phát triển

1.2 Phát triển du lịch đêm

1.2.1 Nhu cầu du lịch về đêm của du khách

Nhu cầu là một thuộc tính tâm lý, là những điều mà con người đòi hỏi để tồn tại và phát triển Mọi cá nhân đều có những nhu cầu, một số nhu cầu là bẩm sinh, một số là do thu nạp Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về nhu cầu và động cơ của con người, giúp các nhà quản trị có thể nắm bắt tâm lý, thị hiếu khách hàng một cách kịp thời và đúng đắn Trong số lý thuyết này, lý thuyết được công nhận và phổ biến nhất là Lý thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow (1943), trong đó cho rằng hành vi bắt nguồn từ nhu cầu của con người và được sắp xếp theo một thứ tự Mức độ ưu tiên từ thấp đến cao, có tổng cộng 5 cấp độ: nhu cầu sinh lý (ăn, uống, nơi ở, quần áo ), nhu cầu an toàn (được che chở, bảo vệ, an ninh ), nhu cầu xã hội (tình yêu, tình bạn ), và nhu cầu được tôn trọng (địa vị, uy tín…) và nhu cầu tự thể hiện

Theo đó, nhu cầu du lịch của du khách có thể được hiểu như sau: Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người Nhu cầu du lịch được hình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầu sinh lý và nhu cầu tinh thần Nó được biểu hiện ở ý muốn tạm rời nơi thưởng xuyên để đến với thiên nhiên, văn hóa, để thoát khỏi căng thẳng, ô nhiễm môi trường trong thành phố, để nghỉ ngơi, giải trí tăng cường hiểu biết và phục hồi sức khỏe Các chuyên gia về lĩnh vực du lịch đã phân chia nhu cầu du lịch thành ba nhóm cơ bản sau:

Nhóm 1: Nhu cầu cơ bản (thiết yếu)

Trang 19

- Nhu cầu di lại: Tất cả những nhu cầu di chuyển từ nơi ở thường xuyên đến điểm du lịch và ngược lại; trong thời gian khách lưu trú tại điểm du lịch

- Nhu cầu lưu trú, ăn uống: Trong du lịch, ngoài đóng vai trò là nhu cầu thiết yếu thì nhu cầu này còn có những đặc điểm riêng biệt Tức các nhu cầu này phải được thỏa mãn cao hơn, ngoài việc thỏa mãn nhu cầu sinh lý còn phải mang đến cho khách du lịch những cảm nhận hài lòng về tâm lý

Nhòm 2: Nhu cầu đặc trưng

Là những nhu cầu như nghỉ ngơi, tham quan, thưởng thức cái đẹp, tự khẳng định và giao tiếp Đây được gọi là nhu cầu thẩm mỹ của con người, khách du lịch sẽ cảm thụ giá trị thẩm mỹ thông qua các hoạt động vui chơi giải trí

Nhóm 3: Nhu cầu bổ sung

Là những nhu cầu như thẩm mỹ, làm đẹp, thông tin

Trên thực tế khó có thể xếp hạng và phân thứ bậc các loại nhu cầu của khách du lịch một cách rõ ràng cụ thể Tuy nhiên, nếu tham gia du lịch mà không giải trí hay không có những dịch vụ để thỏa mãn các nhu cầu khác nhau thì không thể gọi là đi du lịch, chính vì điều này mà trong cùng một chuyến đi, người ta thường kết hợp để đạt được nhiều mục đích khác nhau, nhờ đó mà các nhu cầu được thỏa mãn đồng thời

Trên thế giới, để đáp ứng cho nhu cầu du lịch về đêm của du khách, nhiều hoạt động du lịch đêm rất phong phú, đa dạng và mang đặc trưng của từng vùng miền đã được đưa vào phục vụ Trong số đó, đáng chú ý nhất là nước Mỹ với Disneyland ở California - địa điểm này có hiệu ứng 3D và chương trình bắn pháo hoa vào buổi tối Ngoài ra, New Orleans còn có Phố Bourbon, nơi nổi tiếng với cuộc sống về đêm khi đây là con đường được nhiều du khách lựa chọn Vào ban ngày, xe cộ lưu thông bình thường, nhưng vào ban đêm thì bị cấm Khách du lịch được thu hút đến khu vực này vì sự náo nhiệt, ẩm thực và nhạc Jazz, tất cả đều là những đặc trưng truyền thống của

Trang 20

New Orleans Ngoài ra, không thể bỏ qua Las Vegas với các hoạt động vào ban đêm của sòng bạc đầy sắc màu

Du lịch ban đêm cũng phát triển cực kỳ thịnh ở nhiều thành phố khắp châu Á, trong đó Thái Lan và Nhật Bản là những ví dụ nổi bật Đặc biệt, Thái Lan đã có sự tăng trưởng vượt bậc trong lĩnh vực du lịch nhờ vào du lịch đêm Du khách đến Thái Lan bị thu hút bởi sức hấp dẫn của du lịch đêm, nơi mang đến những trải nghiệm độc đáo Một trong những trải nghiệm có thể kể đến là chuyến tham quan sông Chao Phraya vào ban đêm, nơi có những ngôi chùa được thắp sáng đẹp đẽ tô điểm cho bờ sông Một điểm thu hút nổi tiếng khác là Patpong, khu đèn đỏ nổi tiếng ở thủ đô Nhật Bản cũng nổi tiếng với cuộc sống về đêm sôi động Các vũ trường và quán bar ở Tokyo trở nên sống động vào khoảng 9 giờ tối đến 10 giờ tối, đỉnh điểm của sự náo nhiệt sẽ chạm mốc vào khoảng nửa đêm Như thành phố Osaka với những sân khấu được chiếu sáng rực rỡ, đồng thời là nơi tổ chức các buổi hòa nhạc và lễ hội đèn lồng quyến rũ, tạo nên bầu không khí sôi động và nhộn nhịp Các thành phố khác trên thế giới cũng mang đến những trải nghiệm du lịch đêm khác biệt Ví dụ, tại thành phố York (Anh), du khách có thể tham gia các chuyến tham quan buổi tối tới các lâu đài cổ, Bangkok (Thái Lan) trưng bày các chương trình ca nhạc do người chuyển giới biểu diễn vào buổi tối hay du thuyền trên sông Châu Giang vào buổi tối ở thành phố Quảng Châu (Trung Quốc)

Tại Việt Nam, sản phẩm du lịch đêm tại Sapa, Lạng Sơn, Hội An, Huế và TP.HCM đang dần thu hút du khách trong và ngoài nước Các sản phẩm du lịch đêm tiêu biểu như xe buýt 2 tầng tham quan hoạt động 24/24 hoặc du thuyền ăn tối trên sông tại TPHCM, “Chợ tình” Sapa vào tối thứ bảy hàng tuần; chợ đêm Tây Đô nổi tiếng Cần Thơ; hay đêm hội đèn lồng Hội An; chợ đêm Âm phủ Đà Lạt; đêm nhạc ca Huế trên sông Hương

Trang 21

1.2.2 Vai trò trong việc phát triển du lịch đêm

Một nghiên cứu do Ernst & Young (E&Y) thực hiện tại Anh cho thấy "du lịch ban đêm" đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Vương quốc Anh, tạo ra thu nhập trung bình khoảng 66 tỷ bảng Anh mỗi năm và hỗ trợ khoảng 1,3 triệu việc làm Khi đến Vương quốc Anh, khách du lịch dành khoảng 20% thời gian để tham gia vào các hoạt động về đêm như ăn uống và giải trí London là nơi đóng góp lớn nhất, chiếm gần 40% doanh thu này, lên tới 26,4 tỷ bảng Anh và cung cấp cơ hội việc làm trực tiếp cho 723 nghìn lao động Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là “du lịch đêm” còn đẩy nhanh tốc độ xuống cấp của cơ sở hạ tầng, làm tăng nhu cầu về điện, xăng dầu, dẫn đến tăng tiêu thụ đồ uống có cồn, đồ uống cao cấp và thuốc lá

Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan dự kiến rằng bằng cách kéo dài thời gian hoạt động của các cơ sở giải trí, chi tiêu của khách du lịch sẽ tăng đáng kể, dẫn đến tăng trưởng kinh tế quốc gia tăng 25% Tương tự như vậy, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện nhiều sáng kiến nhằm kích thích liên doanh thương mại và dịch vụ về đêm Do đó, Tokyo đã chứng kiến dòng vốn đáng kể hàng năm khoảng 3,76 tỷ USD từ các hoạt động kinh tế ban đêm

Tại Việt Nam, một số bài nghiên cứu từ các chuyên gia ngoài nước cho thấy nguồn thu từ sản phẩm, dịch vụ du lịch ban ngày chỉ chiếm 30%, 70% còn lại được tạo ra vào ban đêm Khi mặt trời lặn ở các thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh cũng là lúc các khu vực đi bộ được chiếu sáng và các dịch vụ kinh doanh về đêm được hình thành

Tại Việt Nam, tháng 7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số

1129/QĐ-TTg “Phê duyệt Đề án phát triển kinh tế đêm ở Việt Nam”, trong đó, giai

đoạn trước mắt tập trung vào phát triển du lịch Rõ ràng là, sự cởi mở chính sách ngày càng được nhân rộng nhưng mô hình này vẫn chưa mang lại hiệu quả kinh tế như mong đợi Nhiều du khách đến Việt Nam vẫn không tìm được khu vực giải trí, mua sắm mà họ mong muốn vào những giờ khuya

Trang 22

Từ những nghiên cứu và các con số thực tế, vai trò của du lịch đêm có thể kế đến như:

- Góp phần phát triển kinh tế du lịch nội địa lẫn quốc tế

Đối với du lịch nội địa: Đóng vai trò chủ chốt trong việc nâng cao GDP (tạo ra sản phẩm hữu hình, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ) góp phần tăng thêm tổng sản phẩm quốc nội và phân phối thu nhập quốc dân giữa các vùng thông qua du lịch nội địa Người dân trong nước khi tham gia du lịch nội điạ và sử dụng các dịch vụ về đêm sẽ tạo ra thu nhập cho điểm đến, tức việc chi tiêu của họ sẽ góp phần tạo ra thu nhập cho vùng họ đến du lịch Các dịch vụ ấy sẽ tạo ra công ăn việc làm cũng như tăng năng suất xã hội

Đối với du lịch quốc tế, du lịch đêm tác động tích cực vào việc làm tăng thu nhập quốc dân thông qua ngoại tệ của du khách quốc tế, đóng vai trò lớn trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế Đối với du khách quốc có đặc thù khác biệt về múi giờ, do đó du khách quốc tế sẽ có xu hướng đi ngủ muộn hơn và từ đó nảy sinh nhu cầu du lịch đêm

- Tăng sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh của điểm đến

Du lịch đêm tạo điều kiện cho chính quyền địa phương đa dạng hóa các hoạt động giải trí và thương mại Phát triển kinh tế ban đêm trong du lịch bao gồm việc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ phục vụ du khách vào ban đêm, bao gồm ẩm thực, giải trí, mua sắm và các hoạt động văn hóa, thể thao, nghệ thuật, Cùng với sự phát triển của các sản phẩm, dịch vụ ngày càng đa dạng, cơ sở vật chất, điều kiện về an toàn, an ninh, các vấn đề môi trường cũng sẽ được tăng cường đáng kể Điều này sẽ giúp nâng cao sức hấp dẫn của điểm đến đối với khách du lịch, từ đó sẽ tăng khả năng cạnh tranh Nền kinh tế ban đêm cũng rất cần thiết cho sự mới mẻ của các thành phố, nó làm tăng tính năng động của các thành phố, nâng cao danh tiếng và hình ảnh của

các điểm đến, đồng thời thúc đẩy niềm tự hào trong cộng đồng địa phương

Trang 23

Ngoài ra, việc phát triển kinh doanh du lịch đêm sẽ góp phần tác động tác các loại hình kinh doanh du lịch khác như khách sạn, nhà hàng, vận chuyển do du khách kéo dài thời gian lưu trú Khi sản phẩm về đêm càng hấp dẫn, càng đa dạng thì du khách sẽ dành thêm nhiều thời gian để trải nghiệm Mặt khác việc đẩy mạnh phát triển sẽ có tiềm năng đáng kể trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), khi nhận thấy loại hình du lịch đêm là một lĩnh vực kinh doanh có lợi nhuận cao

1.2.3 Đặc điểm của hoạt động du lịch đêm

Từ khái niệm về hoạt động du lịch đêm, chúng ta có thể suy ra một số đặc điểm nổi bật của loại hình du lịch này

Thứ nhất du lịch đêm là loại hình du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu thể chất và tinh thần của du khách vào buổi tối

Dịch vụ du lịch khác các dịch vụ sản xuất, dịch vụ khoa học - kỹ thuật hay dịch vụ đời sống ở chỗ: dịch vụ du lịch chỉ đáp ứng nhu cầu cho khách du lịch chứ không phải tất cả người dân Người dân khi đi du lịch (khách du lịch) vào ban đêm sẽ được hưởng thụ các dịch vụ du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu ăn, ở, nghỉ ngơi, tham quan, vui chơi giải trí và các nhu cầu khác vào ban đêm

Như vậy, dịch vụ du lịch là loại hình dịch vụ đời sống nhằm thỏa mãn nhu cầu con người, làm cho cuộc sống con người ngày càng văn minh, hiện đại Thực tế cho thấy khi con người có đủ cơm ăn, áo mặc, chỗ ở thì du lịch đang dần trở nên thiết yếu, bởi bên cạnh việc thỏa mãn nhu cầu tinh thần, trí tuệ, du lịch còn là một hình thức giải trí nhằm mục đích tái tạo lại sức lao động của con người

Hai là, du lịch đêm chỉ phát triển trong môi trường hòa bình và ổn định

Ngành du lịch rất nhạy cảm với các yếu tố chính trị - xã hội Nó chỉ có thể phát triển và thịnh vượng khi có bầu không khí hòa bình và quan hệ thân thiện giữa các quốc gia Chiến tranh sẽ cản trở nỗ lực phát triển du lịch, gây bất an, cản trở việc đi lại, tàn phá các dự án du lịch và làm tổn hại đến cảnh quan sinh thái Hòa bình đóng vai

Trang 24

trò là chất xúc tác để thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch Ngược lại, du lịch cũng góp phần tạo nên sự chung sống hòa bình, nuôi dưỡng tình bạn thân thiết hơn và thu hẹp khoảng cách giữa các cá nhân từ các quốc gia khác nhau trên toàn cầu

Sự tồn tại và phát triển của hoạt động du lịch đêm phụ thuộc rất nhiều vào việc đảm bảo môi trường du lịch an toàn cho du khách Không khách du lịch nào mong muốn mạo hiểm ra ngoài vào ban đêm trong khi vẫn còn lo ngại về nạn trộm cắp hoặc cướp giật Suy cho cùng, nếu không có sự hiện diện của khách du lịch, khái niệm hoạt động du lịch đêm sẽ không còn tồn tại

1.3 Kinh nghiệm phát triển du lịch đêm ở Quốc tế và Việt Nam 1.3.1 Kinh nghiệm của một số nước Châu Âu và Châu Mỹ

Báo cáo “Các cách tiếp cận để quản lý kinh tế ban đêm” của tổ chức Local

Government Association cho rằng kinh tế đêm ngày càng trở nên quan trọng đối với các thành phố và thị trấn và dự kiến sẽ mang lại nhiều doanh thu hơn cho cả nước, theo đó ước tính mang về cho Vương quốc Anh 60 tỷ bảng Anh mỗi năm Đáng chú ý nhất trong việc quản lý và phát triển nền kinh tế ban đêm của Vương quốc Anh là sự phối hợp giữa chính phủ và các bên tham gia khác (các tổ chức và cá nhân phi chính phủ) để cùng nhau quản lý và đảm bảo an toàn trật tự Đây là một số đối tác tiêu biểu trong hỗ trợ phát triển kinh tế ban đêm ở Anh: PUBWATCH, BEST BAR NONE, PURPLE FLAG, COMMUNITY ALCOHOL PARTNERSHIPS

Ngoài ra, Hoa Kỳ đã phát triển một mô hình thành công cho kinh tế ban đêm thông qua việc tận dụng tiềm năng kinh doanh và giải trí trong thời gian tối Tiêu biểu ở tại các thành phố:

Thành phố New York là một trong những thành phố sôi động và phát triển kinh tế ban đêm mạnh mẽ nhất trên thế giới Sở thích mua sắm, ẩm thực và giải trí ban đêm của người dân và du khách đã tạo ra một nền kinh tế đa dạng và phong phú Các khu vực như Times Square, Broadway và khu vực trung tâm Manhattan trở thành điểm

Trang 25

đến nổi tiếng với rạp chiếu phim, nhà hát, nhà hàng, quán bar và các hoạt động giải trí khác

Thành phố Las Vegas là một ví dụ khác về thành công trong phát triển kinh tế ban đêm của Hoa Kỳ Thành phố này nổi tiếng với các sòng bạc, khách sạn lớn và các sự kiện giải trí hàng đầu Sự kết hợp giữa cờ bạc, văn hóa giải trí và sự kiện trực tiếp đã tạo ra một nguồn thu khổng lồ và thu hút hàng triệu du khách mỗi năm

Thành phố Miami là một trong những thành phố nổi tiếng với cuộc sống về đêm tại Hoa Kỳ Thành phố này có một loạt các quán bar, hộp đêm, nhà hàng, các sự kiện nghệ thuật và văn hóa Miami Beach là một điểm đến phổ biến cho những người tìm kiếm vui chơi, mua sắm và nghỉ dưỡng ban đêm

Những thành công trong kinh tế ban đêm ở Hoa Kỳ bắt nguồn từ sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng, quản lý chặt chẽ, sự đa dạng về hoạt động kinh doanh và giải trí Đồng thời, việc tạo ra một môi trường thuận lợi cho người dân và du khách tham gia vào các hoạt động ban đêm cũng là yếu tố quan trọng trong thành công của kinh tế ban đêm ở Hoa Kỳ Trong đó, đầu tiên, Hoa Kỳ xác định tầm quan trọng và quyết tâm thúc đẩy sự phát triển của các ngành hoạt động ban đêm như du lịch, giải trí và nhà hàng bằng các chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển trong các lĩnh vực này, hỗ trợ marketing và quảng bá các sự kiện hoặc mở rộng thời gian hoạt động của các cơ sở kinh doanh

Chính phủ Hoa Kỳ cũng quy định linh hoạt về làm việc ban đêm, cho phép các doanh nghiệp hoạt động 24/7 hoặc mở rộng giờ làm việc Điều này bao gồm việc điều chỉnh giờ làm việc, mức lương và các quyền lợi của công nhân làm việc vào ban đêm Chính phủ thiết lập chính sách thuế ưu đãi hoặc miễn giảm thuế đối với các doanh nghiệp hoạt động ban đêm như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế bán hàng, thuế tài sản hoặc các khoản phí khác Những lợi ích thuế này có thể tạo động lực cho các doanh nghiệp mở cửa hoặc mở rộng hoạt động vào ban đêm Bên cạnh đó, họ

Trang 26

cũng đầu tư vào hạ tầng và cải thiện giao thông trong thời gian ban đêm để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh như mở rộng giờ hoạt động của các phương tiện công cộng, cải thiện chiếu sáng đường phố và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ như an ninh và hậu cần

1.3.2 Kinh nghiệm của một số nước Châu Á

Trường hợp tại thành phố Pattaya (Thái Lan)

Vào ban đêm, thành phố Pattaya ở Thái Lan trở nên sống động với các hoạt động về đêm cực đa dạng Các đường phố tràn ngập các quán bar, vũ trường, sòng bạc và nhiều địa điểm giải trí khác nhau thu hút vô số khách du lịch tìm kiếm sự thư giãn và giải trí Bầu không khí sôi động này đã mang lại cho Pattaya cái tên “thành phố về đêm” Các lựa chọn giải trí về đêm đa dạng ở Pattaya kéo dài đến tận sáng sớm, từ 3-4h sáng Khi màn đêm buông xuống, khu vực ven biển Nam Pattaya có những sự thay đổi để phục vụ cho du lịch đêm, khu vực này dần trở thành khu vực dành riêng cho người đi bộ nơi du khách có thể tự do khám phá xung quanh biến nó thành một trong những điểm đến giải trí về đêm nổi tiếng nhất ở Pattaya

Tại đây, du khách có thể hòa mình vào bộ môn võ Muay Thái thú vị hoặc tận hưởng

trải nghiệm mua sắm đa dạng tại nhiều cửa hàng khác nhau Ngoài ra, họ có thể thưởng thức các món ăn ngon, tận hưởng bầu không khí sôi động của các nhà hàng, câu lạc bộ, quán rượu và vũ trường, đồng thời thực sự tận dụng tối đa thời gian của mình ở địa điểm năng động này

Đến Pattaya, không ai không biết đến show diễn của những người chuyển giới gồm hai chương trình biễu diễn là Alcazar show và Tiffany show đều nằm trên đường Pattaya Road mà khách du lịch Việt Nam thường gọi nôm na là "show chuyển giới" Đó là hai hoạt động mang lại sự nổi tiếng cho Pattaya trong suốt những thập kỷ qua Kéo dài trong một tiếng rưỡi, hai buổi biểu diễn là sự trình diễn sôi động về văn hóa châu Á, với những màn trình diễn múa quyến rũ kèm theo âm nhạc truyền thống từ

Trang 27

Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam Giữa bầu không khí sôi động, với những gian hàng rực rỡ và sự hào hứng của khách du lịch, người ta cũng có thể tìm thấy những chiếc xe ba bánh phục vụ các món ăn ngon của Thái Lan Có thể thấy những người bán hàng địa phương đang bán đồ lưu niệm trên đường phố, trong khi các nhóm nhạc phục vụ người qua đường bằng những giai điệu nhẹ nhàng, những bản tình ca bất hủ và những điệu nhảy tràn đầy năng lượng

Khi tham gia du lịch đêm tại Pattaya, du khách hoàn toàn yên tâm và an toàn bởi lực lượng cảnh sát phụ trách bảo đảm an ninh du lịch đêm làm việc từ 10h sáng hôm trước cho đến 2h sáng hôm sau Trên xe cảnh sát, họ di chuyển dọc bờ biển để giữ

gìn trật tự, an ninh cho du khách

Trường hợp tại Nhật Bản

Nhật Bản đã áp dụng thành công mô hình phát triển kinh tế ban đêm trong nhiều năm để tận dụng thời gian và điều kiện thuận lợi trong khoảng thời gian ban đêm Để làm được điều đó, Nhật Bản đã tập trung vào các hoạt động:

Xây dựng hạ tầng giao thông và vận chuyển hiệu quả: đảm bảo hạ tầng giao thông

phát triển và hoạt động tốt là một yếu tố quan trọng để kích thích hoạt động kinh tế ban đêm Nhật Bản đã đầu tư mạnh vào hệ thống giao thông công cộng và đường cao tốc để đảm bảo việc di chuyển dễ dàng và thuận tiện vào ban đêm

Tạo môi trường an toàn và an ninh: Để khuyến khích người dân tham gia vào các

hoạt động ban đêm, một môi trường an toàn và an ninh là rất quan trọng Nhật Bản đã đảm bảo sự an toàn trong cộng đồng và giảm thiểu tội phạm thông qua việc triển khai lực lượng cảnh sát và biện pháp bảo vệ an ninh

Phát triển ngành Du lịch đêm: ngành Du lịch đêm là một nguồn thu lớn cho nền kinh

tế Nhật Bản đã tận dụng sự phát triển của ngành Du lịch bằng cách tăng cường hoạt động du lịch đêm Các khu vực như trung tâm mua sắm, nhà hàng, khu vui chơi giải

Trang 28

trí và các sự kiện đặc biệt ban đêm được tăng cường để thu hút du khách và tạo ra nguồn thu tài chính

Tận dụng công nghệ và sáng tạo: Nhật Bản luôn đẩy mạnh sự phát triển công nghệ

và sáng tạo Việc tận dụng công nghệ thông tin và viễn thông đã tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh ban đêm Ví dụ, việc mở rộng thị trường mua sắm trực tuyến, đặt hàng qua ứng dụng di động và dịch vụ giao hàng ban đêm đã góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế ban đêm

1.3.3 Các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Thực tế, các hoạt động kinh tế đêm trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam đã manh nha phát triển với việc hình thành các phố ẩm thực và chợ đêm, hoặc phố đi bộ với quy mô nhỏ và khá đơn điệu tại một số đô thị và trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, TP.HCM Ví dụ, Hà Nội có phố ẩm thực Tạ Hiện nằm ở khu vực phố cổ nơi cho phép hoạt động hoạt động kinh doanh tới 2 giờ sáng và chợ đêm vào 3 ngày cuối tuần tại các khu vực phố cổ; cho phép mở chợ đêm trên các tuyến phố như Hàng Đào vào cuối tuần Ngược lại ở các thành phố khác, khung giờ cho các hoạt động dịch vụ, vui chơi giải trí, mua sắm đêm chủ yếu vẫn áp dụng quy định phải dừng trước 11 giờ đêm

Từ trường hợp các quốc gia và thành phố khác trên thế giới, có nhiều bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình phát triển hoạt động du lịch đêm như:

-Xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho kinh tế đêm -Tăng cường cơ sở hạ tầng cho kinh tế đêm

-Công tác quy hoạch cần thận trọng nhằm tạo môi trường du lịch ổn định và thu hút đầu tư Có thể thành lập một bộ phận chuyên môn lập quy hoạch cho các hoạt động phát triển kinh tế đêm

Trang 29

-Miễn giảm thuế, trợ cấp kinh phí cho các cửa hàng hoạt động về đêm để giảm giá thành, thu hút người tiêu dùng

Trang 30

Tiểu kết chương 1

Chương 1 đề cập tới các khái niệm và cơ sở lý luận chung của du lịch đêm để từ đó căn cứ làm cơ sở nghiên cứu cho khóa luận Đồng thời đưa ra một số bài học kinh nghiệm trong việc phát triển kinh tế đêm trên thế giới để đánh giá về thực trạng phát triển du lịch đêm tại thành phố Phan Thiết trong chương 2

Trang 31

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÊM TẠI THÀNH PHỐ PHAN THIẾT TỈNH BÌNH

THUẬN

2.1 Giới thiệu chung về thành phố Phan Thiết

2.1.1 Sơ lược về thành phố Phan Thiết

Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 166km về phía Đông theo hướng CT Long Thành – Dầu Giây – Phan Thiết, được

mệnh danh là một trong những thành phố du lịch biển (thủ phủ resort) nổi tiếng ở

khu vực Nam Trung Bộ Thành phố có diện tích 210,90 km2, mang hình cánh cung trải dọc với đường bờ biển dài 57,4km từ phía Bắc mũi Kê gà lên đến Mũi Né Về vị trí địa lý, phía đông thành phố giáp với biển Đông, phía Tây giáp huyện Hàm Thuận Nam, phía Nam giáp biển Đông (vịnh Phan Thiết), phía Bắc giáp huyện Hàm Thuận Bắc và huyện Bắc Bình Thành phố Phan Thiết có 18 đơn vị hành chính bao gồm 14 phường và 4 xã, dân cư Phan Thiết chủ yếu là người Việt, có một bộ phận người gốc Hoa sinh sống trong trung tâm thành phố (đa số tập trung ở phường Đức Nghĩa và Lạc Đao) Dân số theo thống kê của Cục thống kê tỉnh Bình Thuận đạt 226.736 người (2019) trong đó dân số thành thị là 203.014 người và dân số nông thôn là 23.722 người

Về giao thông, thành phố có hệ thống giao thông khá thuận lợi với QL1 đi qua thành phố có chiếu dài 7km Ngoài ra còn có Quốc lộ 28 đến Di Linh (Lâm Đồng) và Gia Nghĩa (Đắk Nông) Có các cung đường TL706 và TL706B hướng ra Mũi Né, ĐT716 dẫn đến Bàu Trắng và TL719 dọc theo hướng tây dẫn về thị xã La Gi

Hiện nay, có nhiều giải thuyết lý giải xung quanh về nguồn gốc tên gọi “Phan Thiết”, và đa số đều đi đến kết luận rằng “Phan Thiết” không được xem là một tên gọi thuần túy từ Việt Nam

Trang 32

Một số giả thuyết cho rằng trước khi người Việt định cư đến, người Chăm gọi khu vực này là “Hamu Lithit” "Hamu" biểu thị một xóm ruộng bằng phẳng, trong khi "Lithit" biểu thị ngôi làng nằm gần biển Theo thời gian, cách phát âm chữ “Lithit” dần chuyển thành “Phan”, bắt nguồn từ tên các vùng lân cận là Phan Rang và Phan Rí Điều này cuối cùng đã hợp nhất với "Thiết", dẫn đến cái tên "Phan Thiết" như ngày nay

Theo các quan điểm khác, người Việt đã phiên âm lại theo cách gọi của người Chăm, đổi tên từ Panduranga hay Mang-lang thành Phan Rang, Panrik hay Mang-ly thành Phan Ri, và Hamu Lithit hay Mang-thít thành Phan Thiết Sự kết hợp của ba địa điểm này thường được gọi là “Tam-Phan”

Ngoài ra, có giải thuyết đưa ra rằng Po Thit (hoàng tử em của công chúa Posahinu) con của vua Chăm Par Ra Chanh trấn ngữ vùng đất này vào thế kỷ XIV nên được người Việt gọi “vùng Po Thit” lâu dần đọc trại thành Phan Thiết

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển du lịch tại thành phố Phan Thiết

Để được phát triển rực rỡ như ngày nay với tên gọi “thủ phủ resort” hay “thành phố biển”, ít ai biết rằng tiềm năng du lịch của thành phố Phan Thiết lại được phát hiện bằng một sự kiện thiên văn học

Ngày 24-10-1995, các nhà thiên văn học trên thế giới dự doán rằng sẽ có sự kiện nhật thực toàn phần xảy ra Theo như tính toán, nghiên cứu của các nhà thiên văn, địa lý học thì tọa độ quan sát sự kiện nhật thực toàn phần rõ ràng hơn bất cứ địa điểm nào khác chính là Mũi Né hoặc núi Tà Dôn (Việt Nam)

Để có thể dễ dàng theo dõi từng diễn biến, phút giây chuyển biến của hiện tượng nhật thực toàn phần , lần đầu tiên trong lịch sử Phan Thiết có dịp đón nhận một lượng lớn du khách người nước ngoài (bao gồm các nhà thiên văn học, nhà khoa học, phóng viên báo chí…) cùng hàng vạn người dân trong nước háo hức kéo đến Mũi Né để chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên kỳ ảo Từ trên đỉnh núi Tà Dôn, các nhà khoa

Trang 33

học thấy được đường bờ biển rất đẹp, rất dài và hoang sơ của khu vực phường Hàm Tiến và phường Mũi Né của thành phố Phan Thiết, nhưng chưa được chú trọng đầu tư bài bản để phát triển du lịch

Từ đó về sau, cái tên “Phan Thiết” đột nhiên bắt đầu được người ta chú ý và xuất hiện nhiều trên các chương trình quảng bá về du lịch (biển xanh nắng vàng, tháp Chăm, đồi cát trắng, đồi cát hồng…) Hơn thế nữa, nhiều nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài đã nhận thấy được tiềm năng và bắt đầu cho xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ (nhà hàng, khách sạn) phục vụ cho du lịch Từ đó tạo nên cú “hích” cho du lịch thành phố Phan Thiết phát triển đến tận ngày nay

Trong những năm gần đây, Phan Thiết đang trên đà khởi sắc nhờ lợi thế có đường bờ biển dài, xanh sạch đẹp, khí hậu quanh năm nắng ấm, nhiều địa điểm vui chơi nổi tiếng và trục giao thông thuận tiện (đặc biệt khi CT Dầu Giây – Phan Thiết được đưa

vào hoạt động T4/2023) Nhờ thế, bộ mặt thành phố Phan Thiết đã lột xác và trở nên

chỉn chu, khang trang và náo nhiệt hơn với sự hòa hợp của ba thành phần dân tộc chính là Việt – Chăm – Hoa tạo nên một nét văn hóa bản sắc riêng của thành phố Năm 2023, lượng khách đến tham quan du lịch đạt được 6,25 triệu lượt khách (trong đó khách nước ngoài khoảng 200.000 lượt khách) tăng hơn 20% so với năm trước Doanh thu trong năm ước tính đạt khoảng 14.000 tỷ đồng

Trang 34

Báng 1 Số lượt khách du lịch nội địa tại thành phố Phan Thiết năm 2018 - 2022

(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Bình Thuận)

Ngày nay, đến với Phan Thiết thì du khách sẽ khó lòng bỏ qua các nhà hàng, địa điểm vui chơi ở khu vực phố Tây trên con đường Nguyễn Đình Chiểu hoặc tìm đến các quán ăn hải sản bên đường để thưởng thức các đặc sản như mực một nắng, dông cát, gỏi cá mai, cá nục, ghẹ hấp Đồng thời mua sắm các đặc sản làm quà như nước mắm Phan Thiết, bánh rế, cốm hộc hoặc các loại hải sản khô

2.2 Thực trạng du lịch đêm tại thành phố Phan Thiết

2.2.1 Tiềm năng phát triển du lịch đêm tại thành phố Phan Thiết Tiềm năng về tài nguyên du lịch của thành phố Phan Thiết

Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa

Hệ thống sông ngòi

Trên địa bàn thành phố Phan Thiết có nhiều kênh ngòi nhỏ nhưng sông lớn không nhiều, lớn nhất có thể kể đến sông Cà Ty và sông Phú Hài Sông Cà Ty bắt nguồn từ dãy núi Ông có độ cao hơn 1.300m, với độ dài khoảng 65km chảy về theo hướng Bắc – Nam sau đó xuôi theo dòng chuyển hướng sang Tây Bắc – Đông Nam đổ ra tại cửa Thương Chánh (Vịnh Phan Thiết) Sông Phú Hài (hay gọi là sông Cái Phan Thiết, sông Quao) có độ dài khoảng 92km bắt nguồn từ vùng núi cao hướng Tây trên cao nguyên Di Linh (Lâm Đồng) sau đó chảy qua các huyện Hàm Thuận Bắc, thị trấn Ma Lâm và cuối cùng đổ ra vịnh Phan Thiết ở thành phố Phan Thiết tại cửa biển

Trang 35

Hệ thống sông tại thành phố Phan Thiết có lợi ích rất lớn việc tưới tiêu, trữ nước cho mùa hạn hán, đồng thời là nơi cho tàu thuyền đánh bắt cá neo đậu hoặc tránh bão Ngoài ra, các con sông còn là nơi che chở cuộc sống cho nhiều con người Ẩn sâu trong đó mang những nét đẹp văn hóa đặc trưng của địa phương với các hoạt động như thả hoa đăng, lễ hội Nghinh Ông, đua thuyền…

Khí hậu – Thủy văn

Chịu sự tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, thành phố Phan Thiết nổi tiếng với khí hậu nhiều gió, nhiều nắng, ít mưa, không có mùa đông có nền nhiệt độ trung bình từ 26 độ đến 27 độ C Trung bình các tháng đầu năm và cuối năm sẽ có nhiệt độ mát hơn so với các tháng còn lại, các tháng hè (4,5,6) thường được xem là tháng có khí hậu oi bức nhất trong năm với nhiệt độ ghi nhận có thể hơn 37 độ Phan Thiết có số giờ nắng mỗi năm từ 2500-3000 giờ, lưu lượng mưa hằng năm dao động từ 890mm đến trên 1355mm Thực tế thời tiết phân hóa thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 nhưng đa số mùa mưa những năm gần đây chỉ tập trung vào 3 tháng 8,9,10 Chính vì thế, mùa khô tại thành phố Phan Thiết đa số kéo dài hơn dự kiến

Nhìn chung khí hậu tại thành phố Phan Thiết cực kỳ phù hợp cho hoạt động du lịch biển do khí hậu không có yếu tố bất thường, mưa thuận gió hòa Những giai đoạn khí hậu “không thuận lợi” cũng không nằm trong mùa vụ cao điểm của du lịch do đó không cản trở quá nhiều Tuy nhiên, nên có các phương án dự phòng dự trù thời tiết vào các tháng mưa nếu có tổ chức các hoạt động ngoài trời (như Gala Dinner, Teambuilding…)

Địa hình

Với địa hình bằng phẳng, có cồn cát, bãi cát ven biển, đồi cát thấp, đồng bằng hẹp ven sông Có thể kể đến ba dạng chính:

Trang 36

+ Vùng đồng bằng ven sông Cà Ty

+ Vùng cồn cát, bãi cát ven biển Có địa hình tương đối cao

+ Vùng đất mặn: ở Thanh Hải, Phủ Thủy, Phú Trinh và Phong Nẫm

(ii) Tài nguyên du lịch nhân văn Văn hóa

Tỉnh Bình Thuận nói chung và thành phố Phan Thiết nói riêng có nền văn hóa phong phú, lâu đời với sự tham gia của nhiều dân tộc Với hơn 30 dân tộc cùng chung sống hòa thuận trên toàn tỉnh, trong đó có 6 dân tộc lớn nhất là Việt (Kinh), Chăm, Hoa, Ra Glai, Cơ Ho và Tày

Địa phương này còn bảo tồn sự phong phú về kiến trúc của người Chăm như những tòa tháp Chăm cao vừa đẹp vừa bền vững mang một vẻ kiêu hãnh Nghệ thuật Chăm như tượng các vị thần, các vị vua, các vũ nữ đã thể hiện sự tinh thông về nghệ thuật chạm khắc và kỹ thuật chạm khắc, đường nét khỏe khoắn, lãng mạn và sáng tạo Trang phục, nhạc cụ, điệu múa và ca từ nền văn hóa Sa Huỳnh và Chăm cổ được người dân bản địa rất trân trọng, những truyền thống văn hóa này vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay

Những công trình kiến trúc cổ kính như các đền, tháp, đình, chùa, hoặc các di tích lịch sử, lễ hội truyền thống Tất cả đã góp phần tạo nên cho vùng đất Phan Thiết một nét văn hóa đặc sắc riêng đặc trưng

Lễ hội

Tính chung cả tỉnh Bình Thuận, toàn tỉnh có hơn 170 lễ hội (trong đó có hơn 140 lễ hội dân gian truyền thống) Trong số đó, UBND tỉnh đã đồng ý cho phép Sở VH,TT&DL chọn một số lễ hội tiêu biểu được tổ chức quy mô lớn thu hút khách trong và ngoài nước để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh và thành phố như:

Trang 37

- Lễ hội Nghinh Ông: Có nguồn gốc từ một số bộ phận người Hoa sinh sống ở

tại thành phố Phan Thiết, được cho là một lễ hội dân gian truyền thống mang ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình an Lễ hội này có từ lâu đời và vẫn giữ được nguyên bản truyền thống, nhưn không chỉ riêng của người Hoa tại Phan Thiết mà còn có sự hưởng ứng của nhiều bộ phận người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn Đây được xem là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia khi xét về quy mô và giá trị lịch sử văn hóa của nó Lễ hội sẽ được tổ chức vào rằm tháng 7 Âm lịch, định kỳ 2 năm/1 lần

- Lễ hội cầu ngư của ngư dân Phan Thiết: Đây được cho là một phản ánh rõ

ràng nhất của tín ngưỡng ngư nghiệp, thể hiện khát vọng chính đáng của ngư dân thành phố nói riêng và cả tỉnh nói chung cầu mong cho hoạt động kinh tế biển bình an và được bội thu Ngoài ra, còn thể hiện lòng biết ơn đến “biển”, trong đó có cá Ông (cá voi) và các vị hải thần theo tín ngưỡng dân gian đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của ngư dân Là chỗ dựa cho họ có niềm tin và an tâm khi liều mình đánh bắt trên biển

- Lễ hội Kỳ Yên: Một trong những lễ hội truyền thống của người Chăm, được tổ

chức hằng năm tại các làng, xóm vùng dân tộc Chăm Bà Ni Lễ hội diễn ra vào đầu tháng giêng Chăm lịch, kéo dài khoảng 3 ngày đêm để tống tiễn những điều xấu, không may của năm cũ Qua quá trình sinh sống lâu đời tại đây, lễ

hội cũng đã có sự tiếp biến văn hoá của Người Việt

- Lễ hội trung thu Phan Thiết: Được mệnh danh là một trong những lễ hội rước

đèn lớn nhất Việt Nam, được tổ chức trong hai đêm 14 và 15 tháng 8 âm lịch hằng năm Lễ hội được tổ chức lung linh, rực rỡ hoành tráng với đủ loại đèn lồng từ lớn đến nhỏ, đa dạng về chủ đề và hình dáng Mỗi chiếc đèn lồng là

kết tinh trí tuệ, thể hiện được bản sắc văn hóa của xứ biển Phan Thiết

Làng nghề truyền thống

Trang 38

Các làng nghề truyền thống của thành phố tương đối đa dạng, nổi bật là các làng nghề nước mắm, làng nghề chạm gỗ, đan mây tre , gốm và thủ công mỹ nghệ Ngoài ra thành phố cũng đang phối hợp cùng UBND tỉnh để khôi phục dự án làng nghề truyền thống thành sản phẩm du lịch: làng nghề bánh tráng Phú Long

Ẩm thực

Ẩm thực luôn ẩn chứa những giá trị văn hóa phi vật thể cốt lõi của điểm đến, do vậy các địa phương có thế mạnh về du lịch luôn tìm cách để tận dụng ẩm thực như một cách tạo sức hút đối với du khách Riêng ẩm thực địa phương, đã từ lâu du khách biết đến Phan Thiết gắn liền với những sản vật từ vủng biển nơi đây, nhất là hải sản tươi sống Ẩm thực tại Phan Thiết có hình thức đôi chút dân dã nhưng lại khiến nhiều người phải tranh thủ để thưởng thức cho “bõ công thèm” như: Bánh canh chả cá, bánh căn nước mắm cá, bánh xèo hải sản, lẩu thả, gỏi cá suốt (cá mai)

Vinh dự hơn nữa, theo Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ KHCN tỉnh, đã có 4 đặc sản được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là các đặc sản nổi tiếng của cả nước Đặc biệt có 2 trong top 50 đặc sản quà tặng Việt Nam lần thứ nhất là nước mắm Phan Thiết và mực một nắng Gần đây, Tổ chức Kỷ lục Đông Nam Á tiếp tục ghi nhận lẩu thả (được cho là xuất phát từ Phan Thiết, tình Bình Thuận) là một trong 10 món ăn đạt giá trị kỷ lục Đông Nam Á năm 2018

Tiềm năng về an ninh chính trị, an toàn xã hội

Đường lối chính sách phát triển kinh tế - xã hội có những ảnh hưởng cực kỳ quan trọng đối với vai trò của du lịch trong nền kinh tế quốc dân Có những nước họ cho rằng công nghiệp là ưu tiên hàng đầu, có các nước lại cho rằng nông nghiệp đáng lưu tâm hơn, nhưng cũng có các nước họ ưu tiên du lịch hơn cả

Trong các năm gần đây, trên cơ sở thuận lợi về cả kinh tế lẫn chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Cùng với vai trò của các cơ sở ban/ngành có liên quan phát triển cùng ngành du lịch được đề cao, ngành Du lịch của thành phố Phan

Ngày đăng: 15/04/2024, 12:59

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan