1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch đêm tại hà nội

129 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI b & a

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐÊM TẠI HÀ NỘI

Hà Nội, 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI b & a

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐÊM TẠI HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học: Nhóm sinh viên thực hiện:

TS Bùi Quỳnh Trang Phạm Thị Huyền Lương – K56B1LHTăng Thị Diệu Nga – K56B1LHNguyễn Thị Ngần – K56B1LHNguyễn Thùy Chi – K56B4KSĐỗ Đức Mạnh – K56B2LH

Hà Nội, 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân kết hợp với việc vận dụng các kiến thức đã được học từ trường Đại học Thương Mại nhóm sinh viên nghiên cứu đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình từ thầy cô, bạn bè Chúng em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy, cô giáo Khoa Khách sạn Du lịch – Trường Đại học Thương Mại đã tạo điều kiện tốt nhất cho nhóm nghiên cứu trong quá trình học tập thực hiện đề tài Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới T.S Bùi Thị Quỳnh Trang, người đã dành nhiều thời gian, công sức, tận tình hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này Ngoài ra chúng em cũng xin cảm ơn tới khách du lịch đã bớt chút thời gian quý báu của mình để tham gia trả lời khảo sát, góp phần hoàn thành đề đề tài nghiên nghiên cứu Mặc dù, nhóm đã cố gắng, nỗ lực hết mình trong thời gian thực hiện đề tài nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và cần nhiều thời gian để trau chuốt hơn Nhóm nghiên cứu kính mong nhận được sự góp ý quý báu của Quý thầy cô giáo, các anh/ chị để nghiên cứu được hoàn thiện hơn

Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Kết cấu của đề tài 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 5

1.1 Tổng quan nghiên cứu 5

1.1.1 Các nghiên cứu liên quan đến sản phẩm du lịch và phát triển sản phẩm du lịch 5

1.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến sản phẩm du lịch đêm và phát triển sản phẩm du lịch đêm 7

1.1.3 Các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch đêm 11

1.1.4 Các kết luận rút ra và những khoảng trống cần nghiên cứu 13

1.2 Cơ sở lý luận về phát triển sản phẩm du lịch đêm 14

1.2.1 Khái luận về sản phẩm du lịch đêm 14

1.2.2 Phát triển sản phẩm du lịch đêm tại điểm đến du lịch 15

1.2.3 Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch đêm của một số điểm đến du lịch và bài học kinh nghiệm rút ra cho Hà Nội 23

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 37

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38

2.1 Thiết kế quy trình nghiên cứu 38

2.2 Mô tả quy trình thực hiện nghiên cứu 39

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐÊM TẠI HÀ NỘI 45

3.1 Tổng quan về du lịch Hà Nội 45

3.1.1 Khái quát về Hà Nội 45

3.1.2 Tình hình hoạt động du lịch tại Hà Nội những năm gần đây 47

Trang 5

3.2 Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đêm tại Hà Nội 49

3.2.1 Thực trạng điều kiện phát triển sản phẩm du lịch đêm tại Hà Nội 49

3.2.2 Thực trạng nội dung phát triển sản phẩm du lịch đêm tại Hà Nội 55

3.2.3 Phân tích các tiêu chí đánh giá phát triển sản phẩm du lịch đêm tại Hà Nội 58 3.3 Kết quả nghiên cứu định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch đêm tại Hà Nội 64

3.3.1 Thống kê mô tả 64

3.3.2 Phân tích độ độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các yếu tố 69

3.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA 76

3.3.4 Phân tích hồi quy 81

3.3.5 Kiểm tra các giả định hồi quy 84

3.3.6 Đánh giá chung 84

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 88

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐÊM TẠI HÀ NỘI 89

4.1 Dự báo xu hướng và triển vọng phát triển sản phẩm du lịch đêm tại Hà Nội 89 4.1.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển du lịch Hà Nội 89

4.1.2 Phương hướng phát triển sản phẩm du lịch đêm của Hà Nội 91

4.1.3 Quan điểm phát triển sản phẩm du lịch đêm của Hà Nội 92

4.2 Một số giải pháp giúp phát triển sản phẩm du lịch đêm tại Hà Nội 93

4.2.1 Giải pháp phát triển theo chiều rộng 93

4.2.2 Giải pháp phát triển theo chiều sâu 93

4.3 Một số khuyến nghị về phát triển sản phẩm du lịch đêm tại Hà Nội 95

4.3.1 Kiến nghị đối với chính quyền Hà Nội 95

4.3.2 Kiến nghị đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch 96

4.4 Đánh giá thành công, hạn chế và gợi ý hướng phát triển 97

4.4.1 Thành công của nghiên cứu 97

4.4.2 Hạn chế của nghiên cứu 97

4.4.3 Gợi ý hướng phát triển 97

4.4 Đánh giá thành công, hạn chế và gợi ý hướng phát triển 97

4.4.1 Thành công của nghiên cứu 97

4.4.2 Hạn chế của nghiên cứu 98

4.4.3 Gợi ý hướng phát triển 98

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 99

KẾT LUẬN 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

VH,TT&DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc

Trang 7

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 1.1: Thống kê các loại sản phẩm du lịch khai thác ban đêm 17

Bảng 1.2: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch đêm 20

Bảng 1.3: Khung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch tại Hà Nội 21

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ thể hiện số lượng khách du lịch đến Hà Nội năm 2019, 2022 49

Bảng 3.1: Khái quát khách du lịch 64

Bảng 3.2: Tần suất đi du lịch tại Hà Nội 65

Bảng 3.3: Dự kiến chi trả của du khách cho chuyến đi 65

Bảng 3.4: Quý khách đã/chưa từng trải nghiệm các hoạt động, sản phẩm du lịch ban đêm tại Hà Nội 65

Bảng 3.5: Thời gian du khách du lịch Hà Nội 66

Bảng 3.6: Các sản phẩm dịch vụ du lịch lịch đêm Quý khách muốn trải nghiệm tại Hà Nội 66

Bảng 3.7: Kết quả thống kê mô tả trung bình 67

Bảng 3.8: Kết quả hệ số Cronbach’s Alpha của các yếu tố 69

Bảng 3.9: Cronbach’s Alpha của yếu tố tài nguyên du lịch 70

Bảng 3.10: Cronbach’s Alpha của yếu tố Cơ sở vật chất, hạ tầng 71

Bảng 3.11: Cronbach’s Alpha của yếu tố Con người 72

Bảng 3.12: Cronbach’s Alpha của yếu tố An ninh, an toàn 73

Bảng 3.13: Cronbach’s Alpha của yếu tố Thể chế chính sách 74

Bảng 3.14: Cronbach’s Alpha của yếu tố Hoạt động truyền thông 76

Bảng 3.15: Kết quả ma trận yếu tố xoay 76

Bảng 3.16: Kết quả ma trận yếu tố xoay 77

Bảng 3.17: KMO and Bartlett's Testst 78

Bảng 3.18: KMO and Bartlett's Testst 80 Hình 1.1 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch tại Hà Nội 23

Hình 2.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu 38

Trang 8

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Sau hơn 2 năm gần như đóng băng hoàn toàn vì ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, ngành du lịch trên toàn thế giới đang có những dấu hiệu khởi sắc, hứa hẹn sẽ có những triển vọng tích cực trong nhiều năm tới Theo số liệu của UNWTO, lượng khách du lịch quốc tế trên toàn cầu trong tháng đầu tiên của năm 2022 đã tăng 130% so với tháng 01/2021, tăng thêm 18 triệu lượt khách, tương đương với số lượng tăng của cả năm 2021 Tất cả các khu vực đều có sự phục hồi đáng kể vào tháng 01/2022

Theo nhiều nhà chuyên gia nhận định, du lịch thế giới sẽ tiếp tục phục hồi mạnh mẽ và sẽ tiếp tục có ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội trên toàn cầu Hiện nay, ta có nhìn nhận thấy xu hướng khách du lịch quan tâm nhiều hơn tới chất lượng trải nghiệm tại điểm đến thay vì hình ảnh điểm đến đơn thuần Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch thay đổi rõ rệt Những năm trước đây, tỷ trọng chi tiêu của khách dành cho dịch vụ cơ bản (ăn, uống, vận chuyển ) chiếm phần lớn Hiện nay, tỷ trọng chi tiêu của khách dành cho các dịch vụ (mua sắm hàng hóa, đồ lưu niệm, tham quan giải trí ) tăng lên Theo các nhà kinh tế học, nếu trước đây du khách dành cho ăn, ở, đi lại là 7 phần chi tiêu, thì nay chỉ còn 3 phần và ngược lại, có đến 7 phần dành cho vui chơi giải trí, mua sắm

Đó là lý do mà hiện nay rất nhiều các quốc gia đang dần quan tâm đến việc phát triển các sản phẩm dịch vụ đêm – một trong những thời điểm mà khách du lịch chi tiêu mạnh tay nhất khi đi du lịch Thống kê cho thấy tại Anh, ngành công nghiệp về đêm đóng góp khoảng 6% GDP với quy mô xấp xỉ 66 tỷ bảng, tạo ra hơn 1,25 triệu việc làm Tại New York, năm 2018, hoạt động kinh doanh ban đêm của các nhà hàng mang lại 12 tỷ USD và tạo ra 141.000 việc làm; các quán bar thu về 2 tỷ USD; còn các cơ sở nghệ thuật, từ bảo tàng, phòng tranh, cho đến sân khấu kịch, tạo ra hơn 18.000 việc làm và thu về 3,1 tỷ USD Tức là mỗi đêm, New York thu về hơn 8 triệu USD từ trình diễn và triển lãm nghệ thuật Tính cả ngành thể thao, bar và ẩm thực, tổng cộng New York thu 19 tỷ USD mỗi năm sau khi hoàng hôn buông xuống (Deruyter, 2018) Tại Úc, kinh tế đêm trị giá 102 tỷ AUS (khoảng 70 tỷ USD), tăng khoảng 5%/năm Riêng Sydney, ước 27,2 tỷ USD/năm (Trần Đình Thiên, 2020)

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp về đêm tại các quốc gia châu Âu, tại châu Á, Nhật Bản, Trung Quốc hay Thái Lan cũng đã cho thấy sự quyết tâm phát triển kinh tế ban đêm nhằm thúc đẩy du lịch và tăng trưởng kinh tế Có thể thấy đóng góp của các sản phẩm du lịch đêm là rất lớn tới kinh tế của một địa phương hay một quốc gia

Đó là du lịch trên thế giới, về phía Việt Nam, trước khi có Covid 19 diễn ra, ngành du lịch tại Việt Nam đã chứng kiến một sự bùng nổ lớn trong hơn một thập kỉ

Trang 9

vừa qua khi liên tiếp có những điểm đến thu hút nhất Đông Nam Á Việt Nam đã tận dụng rất tốt sự gia tăng nhu cầu du lịch của toàn cầu và khu vực, chiếm lấy thành công thị phần từ các đất nước đối thủ trong ngành du lịch như Thái Lan, Philippin hay Indonesia, UNWTO xếp thứ 6/10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng khách cao nhất thế giới Khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 18 triệu lượt (tăng 16,2% so với năm 2018); phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 755 nghìn tỷ đồng tăng 17,1% so với năm 2018 Sau khi đại dịch Covid 19 xảy đến, lượng khách du lịch giảm dẫn đến doanh thu từ du lịch lữ hành cũng giảm Trong 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu du lịch lữ hành ước tính đạt 4,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,2% tổng mức và giảm 51,8% so với cùng kỳ năm trước Trong đó, một số địa phương có doanh thu du lịch lữ hành 6 tháng giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, như: Bắc Ninh giảm 61,8%; TP Hồ Chí Minh giảm 53,6%; Hải Phòng giảm 46,5%; Hà Nội giảm 44,3%; Đà Nẵng giảm 43,5%; Quảng Ninh giảm 36,6%; Cần Thơ giảm 20,3% (Tổng cục Thống kê, 2021) Cùng với đó, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã khiến du lịch thủ đô gặp nhiều khó khăn dẫn đến nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, dừng hoạt động, cạn kiệt nguồn lực về tài chính, 90% lao động nghỉ việc, khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 8,65 triệu lượt khách, bằng 30% của năm 2019; trong đó, khách quốc tế ước đạt 1,11 triệu lượt khách, giảm 84%; khách nội địa ước đạt 7,54 triệu lượt khách, giảm 65% Du lịch Hà Nội thiệt hại khoảng 3,6 tỷ USD

Sau thiệt hại nặng nề vì đại dịch COVID-19, nhiều tín hiệu khởi sắc đã trở lại với ngành du lịch Thủ đô, bên cạnh rất nhiều nỗ lực của các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhằm chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới Các kết quả hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2022 cho thấy ngành du lịch Hà Nội đã có bước tiến dài trong quá trình phục hồi Với 8,61 triệu lượt khách và tổng thu 25,2 nghìn tỷ đồng, lượng khách và tổng thu từ khách du lịch trong 6 tháng đầu năm 2022 đều gấp khoảng 3 lần cùng kỳ năm trước và gấp hơn 2 lần cả năm 2021 Chỉ trong thời gian ngắn, các doanh nghiệp đã triển khai nhiều các sản phẩm du lịch để thu hút du khách như tour "Đêm thiêng liêng 2" của di tích Nhà tù Hỏa Lò, tour xe buýt 2 tầng khám phá Hà Nội, tour đi bộ "Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội", tour xe đạp khám phá nhiều cung đường mới trong nội thành và ngoại thành Hà Nội; khai thác trở lại tour đêm "Giải mã Hoàng thành Thăng Long", tour "Dấu chân làng cổ Bát Tràng"…Bên cạnh đó, để đẩy mạnh du lịch thủ đô, thành phố Hà Nội đang dần quan tâm chú ý đến các sản phẩm du lịch đêm dựa vào những tiềm năng và thuận lợi sẵn có như chợ Long Biên, chợ Ngã tư sở, chợ Quảng Bá, chợ đêm khu phố cổ… các chương trình nghệ thuật, ẩm thực đêm…Tuy nhiên sự phát triển các sản phẩm dịch vụ đêm vẫn còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của thành phố, chưa có kế hoạch phát triển rõ ràng Bên cạnh đó các sản phẩm vẫn chưa thực sự được chú trọng đầu tư để hấp dẫn khách du lịch Vẫn phục vụ đơn lẻ

Trang 10

mà không mang tính đồng bộ, nhiều nhà cung cấp dịch vụ tự phát và thiếu sự quản lí, kiểm soát, thành phố chưa đưa ra được các định hướng phát triển một cách tổng thể, bài bản trên cơ sở các nguồn tài nguyên sẵn có, các cơ hội và thuận lợi nên chưa tập trung được nguồn lực có trọng tâm, trọng điểm

Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải đưa ra được các phương hướng phát triển để tập trung đầu tư tạo dựng, phát triển, xúc tiến,… các sản phẩm du lịch đêm tại Hà Nội để từ đó góp phần phát triển kinh tế đêm cho thành phố cũng như níu chân du khách mỗi khi tới Hà Nội Do đó, việc nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đêm ở Hà Nội là hết sức cần thiết

Xuất phát từ những lý do khách quan trên, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn

đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch đêm tại

Hà Nội” để thực hiện nghiên cứu với mong muốn đề xuất một số giải pháp và kiến

nghị có tính khả thi góp phần phát triển sản phẩm du lịch đêm cho thành phố Hà Nội

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định và kiểm định mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch đêm tại Hà Nội Đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm phát triển sản phẩm du lịch đêm tại Hà Nội

Nhiệm vụ nghiên cứu: Để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu đề ra, nhiệm vụ của đề tài bao gồm:

Một là, hệ thống hoá các vấn đề lý luận chung về phát triển SPDL đêm SPDL đêm của điểm đến du lịch Xác định mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch đêm tại Hà Nội

Hai là, xác định và kiểm định mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch đêm tại Hà Nội Đánh giá thành công, hạn chế và nguyên nhân

Ba là, đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm phát triển sản phẩm du lịch đêm tại Hà Nội

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch đêm

Phạm vi nghiên cứu:

Về nội dung: Đề tài hệ thống hoá các vấn đề lý luận chung liên quan đến điều kiện, nội dung phát triển sản phẩm du lịch đêm Xác định và kiểm định mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch đêm tại Hà Nội Qua đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần phát triển sản phẩm du lịch đêm tại Hà Nội

Trang 11

Về không gian: Đề tài giới hạn nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội Về thời gian: Tháng 10/2022 – Tháng 1/2023

4 Kết cấu của đề tài

Ngoài các phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài nghiên cứu được kết cấu thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đêm tại Hà Nội

Chương 4: Đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị phát triển sản phẩm du lịch đêm tại Hà Nội

Trang 12

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan nghiên cứu

Sản phẩm du lịch đêm không còn xa lạ với các nước có ngành du lịch phát triển và tại một số địa phương của Việt Nam Các sản phẩm du lịch đêm ở các nước trên thế giới rất được chú trọng, đầu tư và luôn luôn được đổi mới Điều này giúp kéo dài thời gian lưu trú và tăng khả năng chi tiêu của du khách nhằm mang lại chất lượng và lợi nhuận cao trong hoạt động du lịch Cho đến nay, trên thế giới cũng như ở trong nước đã có những công trình nghiên cứu đề cập về một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển sản phẩm du lịch đêm Từ sự phong phú của nguồn tài liệu, quá trình tổng quan nghiên cứu của đề tài được chia thành các vấn đề cơ bản sau: Nghiên cứu liên quan đến sản phẩm du lịch và phát triển sản phẩm du lịch; sản phẩm du lịch đêm và phát triển sản phẩm du lịch đêm; nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch đêm Cụ thể:

1.1.1 Các nghiên cứu liên quan đến sản phẩm du lịch và phát triển sản phẩm du lịch

1.1.1.1 Các nghiên cứu liên quan đến sản phẩm du lịch:

Theo Jefferson và Lickorish (1991) cho rằng: “Sản phẩm du lịch là tập hợp

những đặc điểm vật chất và dịch vụ cùng với những biểu hiện, đặc trưng được khách hàng mong đợi để làm hài lòng nhu cầu của họ”

Bên cạnh đó, theo cách sắp xếp của A.J Burkart, S.Medlik (1974) được nhiều người thừa nhận, sản phẩm du lịch gồm những phần như sau:

- Một di sản gồm các tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, nghệ thuật, lịch lịch sử hay công nghệ có khả năng thu hút khách du lịch và thúc đẩy chuyến đi của họ

- Những trang bị mà bản thân chúng không phải là yếu tố gây ảnh hưởng cho mục đích chuyến đi nhưng nếu thiếu chúng thì chuyến đi không thể thực hiện được như nơi ăn, ở, các khu vui chơi giải trí…

- Những thuận lợi trong tiếp cận, các phương tiện chuyên chở mà du khách sẽ sử dụng để đi đến địa điểm đã chọn, những thuận lợi này được chú ý về mặt kinh tế hơn so với khoảng cách về mặt địa lý

Theo Michael M.Coltman (1989), “sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm

các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình Sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể như thức ăn, hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ mát” Sản phẩm du lịch còn gọi là kinh nghiệm du lịch

và nó là tổng thể nên Kraft nói: “Một khách sạn không làm nên du lịch”

Theo Philip Kotler (2003), “sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp

cho khách du lịch được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên,

Trang 13

xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó”

Theo Bùi Xuân Nhàn (2008), Marketing du lịch: “Sản phẩm du lịch là tổng hợp

những thành tố khác nhau nhằm thỏa mãn chuyến đi của khách du lịch Sản phẩm du lịch bao gồm cả hàng hóa dưới dạng vật chất cụ thể (như đồ đạc, trang trí trong phòng khách sạn, món ăn đồ uống phục vụ cho khách của các nhà hàng) và những phần không cụ thể (như bầu không khí tại nơi nghỉ mát, chất lượng phục vụ của công ty vận chuyển khách du lịch, ) Như vậy sản phẩm du lịch là sự kết hợp của những sản phẩm vật chất cụ thể và phần không cụ thể mà khách chỉ có thể cảm nhận được sau chuyến đi”

Theo Tổ chức Du lịch thế giới UNWTO (2017), “Sản phẩm du lịch là sự tổng

hợp của 3 yếu tố cấu thành: kết cấu hạ tầng du lịch, tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ, lao động và quản lý du lịch” Thực tế cho thấy khái niệm này

của WTO là “bao trùm” và thể hiện đầy đủ những gì chứa đựng trong một sản phẩm du lịch

Theo chương 1 điều 4 của Luật du lịch năm 2005 của Việt Nam, “sản phẩm du lịch được định nghĩa là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”

Qua các nghiên cứu về sản phẩm du lịch trên có thể thấy rằng, các quan điểm của các tác giả về khái niệm sản phẩm du lịch có những điểm tương đồng với nhau Tuy nhiên, khái niệm của Tổ chức Du lịch thế giới WTO chỉ rõ các yếu tố trong một sản phẩm du lịch là kết cấu hạ tầng du lịch, tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ, lao động và quản lý du lịch

1.1.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến phát triển sản phẩm du lịch:

Theo COMCEC (2013), “phát triển sản phẩm du lịch là quá trình định hình các

nguồn lực của một điểm đến để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng quốc tế và trong nước Điều này bao gồm các cơ sở nhân tạo hoặc điểm tham quan, các hoạt động đòi hỏi mức độ đầu vào vật chất khác nhau và các sự kiện được tổ chức như lễ hội và hội nghị…”

Theo Masip (2006), việc phát triển sản phẩm du lịch phải được định hướng tới các thị trường cụ thể và các mục tiêu cụ thể, để có thể cung cấp các sản phẩm phù hợp để đáp ứng nhu cầu và mong đợi của họ và do đó thúc đẩy việc tạo ra giá trị trong một điểm đến du lịch

Theo UNWTO (2015), phát triển sản phẩm du lịch có thể được hiểu theo nhiều

cách: ở một khía cạnh, “phát triển sản phẩm du lịch có thể được coi là bao gồm tất cả

các yếu tố mà du khách tiếp cận tại điểm đến, bao gồm cơ sở hạ tầng, nhân viên phục vụ, nơi lưu trú, điểm tham quan và hoạt động, cơ sở vật chất và tiện nghi”; trong khi, ở

Trang 14

một khía cạnh khác, “phát triển sản phẩm du lịch có thể được định nghĩa là chỉ bao

gồm những điểm tham quan, hoạt động và cơ sở vật chất được cung cấp cụ thể cho du khách” Điều rõ ràng là nếu không có cơ sở hạ tầng để hỗ trợ phát triển các điểm tham

quan mà du khách muốn xem và các hoạt động họ muốn thực hiện trong chuyến thăm của mình, thì việc phát triển sản phẩm du lịch sẽ không thành công hoàn toàn

Hoàng Thị Thu Thảo (2012), “Phát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà

Nẵng”, tác giả đã đề cập đến các tiêu chí phát triển sản phẩm du lịch bao gồm (1) Kinh

tế, (2) Văn hóa - xã hội (3) Môi trường; các nguyên tắc phát triển sản phẩm du lịch bao gồm (1) Phát triển hệ thống, (2) Kinh tế thị trường, (3) Bền vững môi trường (bao gồm cả môi trường tự nhiên và xã hội và nội dung phát triển sản phẩm du lịch gồm có: (1) Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch, (2) Phát triển quy mô sản phẩm du lịch, (3) Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

Vũ Thị Lý (2013), “Phát triển sản phẩm du lịch tại vịnh Bái Tử Long”, tác giả có

đề cập đến các điều kiện để phát triển sản phẩm du lịch bao gồm: (1) Điều kiện về tài nguyên du lịch, (2) Thị trường mục tiêu, (3) Điều kiện về vốn, (4) Điều kiện nguồn nhân lực

Từ các công trình nghiên cứu trên có thể hiểu phát triển sản phẩm du lịch là một quá trình mà trong đó các giá trị của một địa điểm cụ thể được sử dụng tối đa để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong nước, khách du lịch quốc tế và người dân địa phương Phát triển sản phẩm du lịch là hoạt động nhằm hoàn thiện, nâng cao các yếu tố vật chất (xây dựng mới hạ tầng dịch vụ có chất lượng cao, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên du lịch tự nhiên và hạn chế sự quá tải,…duy tu bảo dưỡng các tài nguyên nhân văn,…) đáp ứng nhu cầu và mong đợi của du khách và thúc đẩy việc tạo ra giá trị trong một điểm đến du lịch

1.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến sản phẩm du lịch đêm và phát triển sản phẩm du lịch đêm

1.1.2.1 Các nghiên cứu liên quan đến sản phẩm du lịch đêm

Theo Grazian, David (2008), “On the Make: The Hustle of Urban Nightlife”, các

dịch vụ đêm phục vụ khách du lịch được hiểu là các hoạt động bao hàm cả hoạt động bán lẻ tại các cửa hàng chuyên dụng; bán lẻ tại các quầy và các chợ; vận chuyển hành khách bằng đường sắt và giữa các đô thị; các dịch vụ vận chuyển hành khách đường bộ khác cũng như các hoạt động dịch vụ nhà nghỉ, khách sạn; các khu cắm trại, đỗ xe; các dịch vụ cho thuê nơi ở khác

Gong Cheng Li (2021), “Research on Promoting Night Tourism and Night

Economic Development in Guilin City” (Nghiên cứu thúc đẩy du lịch đêm và kinh tế

đêm phát triển ở thành phố Quế Lâm – Trung Quốc), tác giả Gong Cheng Li có viết du lịch đêm đô thị đề cập đến tất cả các loại hoạt động được thực hiện của khách du lịch

Trang 15

và cư dân đô thị với mục đích du lịch và giải trí từ hoàng hôn đến bình minh tiếp theo ngày Phần mở rộng của du lịch đêm chủ yếu bao gồm tour tham quan ban đêm, tour lễ hội đêm, văn hóa đêm và tham quan giải trí nghệ thuật, đêm biểu diễn văn nghệ tour trải nghiệm, tour đêm khối và đêm danh lam thắng cảnh chuyến du lịch So với sản phẩm du lịch ban ngày, sản phẩm du lịch đêm có thể kích thích tâm lý tiêu dùng của du khách ở cảm giác hưởng thụ, trạng thái thẩm mỹ và sự trải nghiệm

Đỗ Hiền Hòa (2015), “Phát triển hoạt động du lịch đêm tại thành phố Hồ Chí

Minh”, tác giả Đỗ Hiền Hòa cho rằng “Sản phẩm du lịch đêm là tập hợp các dịch vụ

thỏa mãn nhu cầu của du khách khi đi du lịch vào ban đêm”

Trong Đề án “Đề xuất một số mô hình phát triển một số sản phẩm du lịch đêm tại

Việt Nam” (2021), “Sản phẩm du lịch đêm tựu chung được hiểu là các hoạt động cung

cấp các sản phẩm dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong khoảng thời gian từ 18h00 tối hôm trước đến 6h00 sáng hôm sau Sản phẩm dịch vụ du lịch đêm chính là các hoạt động tiêu dùng phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của du khách được diễn ra vào ban đêm” Sản phẩm du lịch đêm bao gồm các hoạt

động dịch vụ du lịch chính sau:

- Sản phẩm du lịch gắn với hoạt động vui chơi giải trí: Khu vui chơi giải trí, chương trình biểu diễn văn hóa - nghệ thuật (truyền thống, dân gian, đương đại,…), spa, massage, karaoke, câu lạc bộ đêm, hệ thống rạp chiếu phim (đường phố, bãi biển, ), chụp ảnh check-in, show diễn thời trang, nghệ thuật…

- Sản phẩm du lịch gắn với ẩm thực: Quầy hàng ăn uống lưu động, nhà hàng, quán café, quán bar… ẩm thực đường phố (phố chuyên ẩm thực), ẩm thực dọc các tuyến đường, trung tâm

- Sản phẩm du lịch gắn với dịch vụ mua sắm: Cửa hàng bán đồ lưu niệm, hệ thống cửa hàng miễn thuế, cửa hàng tiện ích… hình thành các trung tâm thương mại, hệ thống cửa hàng tiện lợi, chợ đêm, phố shopping

- Dịch vụ vui chơi giải trí có thưởng và các casino: tập trung ở các khu vực quy hoạch dịch vụ vui chơi giải trí riêng phục vụ người nước ngoài và khách du lịch nội địa có thu nhập cao

- Sản phẩm du lịch gắn với dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe: Massage, spa, làm đẹp, tắm thuốc…

- Dịch vụ tham quan du lịch về đêm: Các địa điểm, di tích, cảnh quan, khu phố đi bộ, trải nghiệm ngắm thành phố đêm trên phương tiện công cộng (xe bus, xích lô, tàu, thuyền…)

- Phố sách gắn với ẩm thực đêm, trò chơi giải trí dân gian và đương đại và cửa hàng lưu niệm, tiện ích

Trang 16

1.1.2.2 Các nghiên cứu liên quan đến phát triển sản phẩm du lịch đêm

Đối với hoạt hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đêm, đến nay có một số công trình nghiên cứu có thể nhắc đến:

Guo Qin, LIN Meizhen, Meng Jin-hua, ZhaoJun-lei, (2010), “The development

of urban night tourism based on the nightscape lighting projects a Case Study of Guangzhou” (Sự phát triển của du lịch đô thị về đêm dựa trên các dự án chiếu sáng

cảnh đêm Nghiên cứu điển hình về Quảng Châu), trong bài viết nhóm tác giả có đề cập đến dựa trên các dự án chiếu sáng cảnh đêm, các hoạt động du lịch ban đêm có thể thực hiện, chẳng hạn như tham quan ban đêm, thưởng thức văn hóa dân gian, ăn uống, giải trí và mua sắm

Rising Nepal, (2019), “Promoting Night-Walk Tourism by scattering the

initiation stage of night tourism”, Bài viết này chỉ ra rằng Bhaktapur đã thu hút hàng

triệu khách du lịch quốc tế nhưng rất ít du khách thích ở lại qua đêm ở Bhaktapur Do thiếu sự tham gia của khách du lịch vào ban đêm và các điểm tham quan, một lượng lớn khách du lịch đến thích tham quan vào ban ngày và dường như miễn cưỡng chỉ tiêu một đêm quanh Bhaktapur Tuy nhiên, hiện nay Bhaktapur trung tâm du lịch của Nepal cũng đã phát triển du lịch đêm bằng cách thúc đẩy du lịch đi bộ về đêm

Rui Zhang, Sirong Chen, Shaogui Xu, Rob Law and Mu Zhang, (2022),

“Research on Sustainable Development of Urban Night Tourism Economy: A Case Study of Shenzhen City” (Nghiên cứu phát triển bền vững kinh tế du lịch đêm đô thị:

Nghiên cứu điển hình về thành phố Thâm Quyến), Bài viết có chỉ ra rằng mô hình phát triển kinh tế ban đêm truyền thống được phân thành ba loại: mô hình kinh tế uống trà ban đêm, mô hình kinh tế quán bar ban đêm và quán cà phê ban đêm Mô phát triển kinh tế ban đêm hiện đại bao gồm mô hình phát triển kinh tế của ngành công nghiệp giải trí và mô hình phát triển kinh tế ban đêm trên Internet kỷ nguyên Với sự phát triển của nền kinh tế giải trí, các ngành công nghiệp giải trí như phim và truyền hình ban đêm giải trí, lễ hội về đêm và các sự kiện du lịch, quán bar, và câu lạc bộ đêm đã phát triển thành các lĩnh vực phát triển nhanh nhất trong nhiều nước Dựa vào văn hóa sự khác biệt, nền kinh tế ban đêm đô thị thể hiện sự đa dạng của các doanh nghiệp, chẳng hạn như phong cách khác nhau của quán cà phê, theo chủ đề khác nhau quán rượu, và các hoạt động tiêu khiển cho các nhóm tuổi khác nhau Người sử dụng Internet tới các nhóm mục tiêu có nhu cầu tiêu dùng khác nhau, phát triển một thị trường ngách, tạo các chương trình ban đêm được cá nhân hóa và mới lạ chính xác hơn và phát triển kinh tế du lịch đêm

Gong Cheng Li, (2021), “Research on Promoting Night Tourism and Night

Economic Development in Guilin City” (Nghiên cứu thúc đẩy du lịch đêm và kinh tế

đêm phát triển ở thành phố Quế Lâm – Trung Quốc), tác giả Gong Cheng Li có đề cập

Trang 17

đến phát triển sản phẩm du lịch đêm bằng cách sử dụng thông minh các nguồn tài nguyên của ngôi làng cổ; chú ý đến hiệu ứng ánh sáng; xác định các chủ đề nổi bật; làm phong phú hình thức sản phẩm vào ban đêm

- Sử dụng thông minh các nguồn tài nguyên của ngôi làng cổ: Nhiều ngôi làng cũ bị phá hủy trong quá trình đổi mới đô thị, và hầu hết các tòa nhà mới là khu dân cư, tạo thành một cảnh quan đô thị lặp đi lặp lại và thống nhất Biến ngôi làng cổ thành khu vực giải trí, điều chỉnh các đặc điểm không gian và tập trung vào việc phát triển các hình thức giải trí, chẳng hạn như nhiều quán bar, quán cà phê, nhà hàng, quán sách, học viện, học viện nghệ thuật, phòng hòa nhạc, phòng trải nghiệm văn hóa, giải trí và giải trí, nghệ thuật phòng trưng bày, cửa hàng bán lẻ văn hóa và sáng tạo, trung tâm thương mại đa chức năng, để hình thành cụm công nghiệp và sử dụng các hình thức giải trí sáng tạo để kích hoạt tiêu dùng ban đêm, hiện thực hóa việc tập hợp các luồng kinh doanh và dòng người, đồng thời cập nhật và tăng chức năng đất của ngôi làng cũ diện tích

- Chú ý đến hiệu ứng ánh sáng: Trong cảnh quan của các sản phẩm du lịch ban đêm, ánh sáng là phương tiện cơ bản của du lịch ban đêm Trên cơ sở phát triển du lịch đêm hiện có, các chương trình đêm quy mô lớn như lễ hội ánh sáng và trình diễn ánh sáng được thực hiện Lễ hội ánh sáng dựa trên văn hóa địa phương, sử dụng thác nước, đài phun nước và các nguồn nước khác trong danh lam thắng cảnh làm màn nước và biểu diễn màn trình diễn nước ba chiều với sự trợ giúp của công nghệ ánh sáng và bóng tối Bằng phương pháp mô phỏng tình huống, giải trí, tham quan, trải nghiệm chủ đề và cảm xúc, trải nghiệm 4D, dựa vào tài nguyên du lịch của danh lam thắng cảnh, kết hợp với hiệu ứng ánh sáng, nó tạo ra một triển lãm ánh sáng đa chiều, tập trung vào trò chơi tương tác nhập vai, thu hút khách du lịch thành một không gian du lịch về đêm đắm chìm

- Làm phong phú hình thức sản phẩm vào ban đêm: Phát triển các dạng sản phẩm du lịch đêm văn hóa khác nhau, chẳng hạn như phong tục và đặc trưng văn hóa đường phố thương mại, hành lang lịch sử và văn hóa và các khối lịch sử khác, tạo thành các sản phẩm cốt lõi mạnh mẽ và hấp dẫn của chuyến tham quan ban đêm đô thị như công viên, lễ hội, cảnh quan và nghệ thuật biểu diễn

Bùi Nhật Quỳnh, Thân Trọng Thụy (2007), “Đánh giá sự phát triển của các sản

phẩm du lịch đêm tại Thành phố Hà Nội”, Tạp chí khoa học trường Đại học Sư Phạm

TP Hồ Chí Minh, tập 14 số 15, bài viết đánh sự phát triển của các sản phẩm du lịch đêm tại Thành phố Hà Nội trong đó có phân tích các điều kiện để phát triển sản phẩm du lịch đêm ở Hà Nội với các điều kiện: (1) Khí hậu, (2) Hệ thống các cửa hàng mở về đêm, (3) Trào lưu tiêu dùng các sản phẩm du lịch lịch đêm, (4) Hành vi tiêu dùng du lịch của bộ phận giới trẻ, (5) Các yếu tố khác; khái quát về các sản phẩm dịch vụ đêm

Trang 18

và đánh giá về nhu cầu của khách du lịch đối với các sản phẩm dịch vụ đêm thông qua khảo sát bằng bảng hỏi

Ngày 27/7/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1129/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam, trong đó, giao Bộ Văn hóa,

Thể thao và Du lịch chủ trì, xây dựng Đề án “Đề xuất một số mô hình phát triển các

sản phẩm du lịch đêm tại Việt Nam”, góp phần phát triển kinh tế xã hội, sớm đưa Du

lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII Trong đề án có đưa ra các nguyên tắc phát triển du lịch đêm bảo gồm: (1) Thời điểm cho du lịch đêm, (2) Không gian cho du lịch đêm, (3) Địa điểm triển khai sản phẩm du lịch đêm, (4) Hạ tầng phục vụ du lịch đêm, (5) Đa dạng các dịch vụ du lịch đêm, (6) Cơ chế chính sách quản lý hoạt động du lịch đêm; kinh nghiệm phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch đêm một số nước trên thế giới; thực trạng phát triển du lịch đêm ở Việt Nam và đưa ra các mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm từ đó có các giải pháp phát triển các sản phẩm du lịch đêm

Trần Thị Thu Hương, (2021), “Night – time economy development in Viet Nam”

(Phát triển kinh tế đêm ở Việt Nam), có đề cập đến các giải pháp phát triển kinh tế đêm ở Việt Nam bao gồm việc mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ về đêm, từ ăn uống, giải trí, nghệ thuật để mua sắm Khai thác kinh tế ban đêm phải gắn với phát triển văn hóa, nghệ thuật, thế mạnh về thể thao và ẩm thực

1.1.3 Các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch đêm

Cho tới thời điểm hiện tại, có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về phát triển du lịch đêm; phát triển kinh tế ban đêm trong đó, các tác giả cũng đã đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch đêm:

Guo Qin, LIN Meizhen, Meng Jin-hua, ZhaoJun-lei, (2011), “The development of

urban night tourism based on the nightscape lighting projects - a Case Study of Guangzhou” (Phát triển du lịch đô thị về đêm trên cơ sở dự án chiếu sáng cảnh đêm -

Nghiên cứu điển hình về Quảng Châu), trong bài viết nhóm tác giả đã đề cập các nhân tố phát triển du lịch đêm ở Quảng Châu: (1) Khí hậu thích hợp để thực hiện du lịch đêm, (2) Sự phong phú của các điểm du lịch đêm, (3) Bầu không khí văn hóa cuộc sống về đêm phong phú, (4) Những thị trường khách du lịch khổng lồ

Khem Raj Rai, (2021), “Potentiality and planning of night tourism - A Case

Study of Kanyam Tourism Area, Ilam” (Tiềm năng và quy hoạch du lịch đêm – Một

nghiên cứu điển hình về khu du lịch Kanyam, Ilam), tác giả Khem Raj Rai đã đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch đêm tại khu du lịch Kanyam, Ilam, Nepal: (1) Phát triển cơ sở hạ tầng, (2) Quản lý an ninh, (3) Quản lý khu lưu trú, (4) Quản lý điểm du lịch hấp dẫn, (5) Nhận thức của cộng đồng địa phương

Trang 19

Gong Chenli, (2021), “Research on Promoting Night Tourism and Night

Economic Development in Guilin City” (Nghiên cứu thúc đẩy du lịch đêm và kinh tế

đêm phát triển ở thành phố Quế Lâm – Trung Quốc), tác giả Gong Chenli đã đề cập tới các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch đêm tại Guilin Thứ nhất khía cạnh môi trường vĩ mô: (1) Thực hiện quy hoạch khoa học, (2) Cải thiện dịch vụ công cộng, (3) Xây dựng một nền tảng hỗ trợ trí tuệ đặc biệt, (4) Tăng cường tuyên truyền du lịch Thứ hai về phát triển sản phẩm: (1) Sử dụng thông minh tài nguyên những ngôi làng cổ, (2) Chú ý đến hiệu ứng ánh sáng ( Festival, Show), (3) Xác định các chủ đề nổi bật, (4) Làm phong phú hình thức sản phẩm vào ban đêm

Trần Thị Thu Hương, (2021), “Night – time economy development in Viet Nam”

(Phát triển kinh tế đêm ở Việt Nam), trong bài viết tác giả đã đề cập các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế đêm: (1) Phát triển kinh tế đêm cần có chiến lược rõ ràng, (2) Mở rộng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ đêm, (3) Xây dựng khung và chính sách phù hợp, (4) Nâng cao nhận thức của Chính phủ, cán bộ, công dân về lợi ích và rủi ro của việc phát triển kinh tế ban đêm thông qua tuyên truyền, đào tạo hoặc nghiên cứu, (5) Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở hạ tầng công cộng cho nền kinh tế ban đêm, (6) Triển khai các giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển kinh tế đêm

Phạm Thị Kim Anh, (2021), “Phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam: Thực trạng

và khuyến nghị” đã đề cập nhân tố phát triển du lịch đêm ở Việt Nam: (1) Thay đổi

quan điểm, nâng cao nhận thức về lợi ích và rủi ro phát triển kinh tế ban đêm, (2) Xây dựng hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển hoạt động kinh tế ban đêm, (3) Xây dựng, phát triển kinh tế đêm cần có nền tảng cơ sở hạ tầng đồng bộ, (4) Tăng cường công tác quản lý tuần tra, kiểm soát an ninh trật tự, (5) Xây dựng chính sách khuyến khích doanh nghiệp, hộ kinh doanh, (6) Chiến lược phân bổ nguồn nhân lực điều hành, quản lý phù hợp, (7) Đẩy mạnh xúc tiến du lịch, quảng bá các hoạt động kinh tế ban đêm, (8) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, đảm bảo khoa học và đồng bộ

Phạm Thị Kiều Trân, (2022), “Các điều kiện phát triển hoạt động du lịch đêm tại

thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu”, tác giả Phạm Thị Kiều Trân đã đề cập những nhân

tố phát triển du lịch đêm tại tỉnh Bạc Liêu: (1) Khí hậu, (2) Các điểm thu hút du lịch, (3) Cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, (4) An ninh, an toàn và các chính sách phát triển du lịch của địa phương, (5) Các điều kiện khác (Con người, nghệ thuật biểu diễn, lễ hội, sự kiện)

Các công trình nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch đêm có điểm tương đồng nhau Các công trình nghiên cứu ở những địa phương khác nhau nên các yếu tố được đề cập phù hợp với từng địa phương

Trang 20

1.1.4 Các kết luận rút ra và những khoảng trống cần nghiên cứu

1.1.4.1 Các kết luận rút ra

Kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố có ý nghĩa quan trọng để nghiên cứu kế thừa và phát triển; là nền tảng để xây dựng cơ sở lý thuyết về phát triển sản phẩm du lịch đêm ở Hà Nội

Qua tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của nhóm nghiên cứu, một số kết luận được rút ra như sau:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về sản phẩm du lịch đều tập trung vào việc hệ thống lại cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch và đưa ra những cơ hội, thách thức của ngành du lịch trên toàn cầu trong tương lai Các công trình nghiên cứu về phát triển sản phẩm du lịch đã đưa ra được định hướng phát triển sản phẩm du lịch nhưng phù hợp với từng địa phương, vùng miền

Thứ hai, các công trình nghiên cứu trong nước về sản phẩm du lịch đêm được tiếp cận và thực hiện dưới nhiều góc độ, quy mô và phạm vi đa dạng, tuy nhiên chưa có một định nghĩa cụ thể cho sản phẩm du lịch đêm mà chỉ dựa vào định nghĩa của sản phẩm du lịch để đưa ra Đã có các công trình nghiên cứu trong nước về phát triển sản phẩm du lịch đêm nhưng phù hợp với bối cảnh của từng địa phương, vùng miền chứ không phù hợp cho mọi điểm đến và đối với Hà Nội nói riêng, các nghiên cứu hiện nay còn khá ít, nghiên cứu chưa sâu

Thứ ba, các quan điểm về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch đêm có những điểm tương đồng với nhau Các yếu tố được đề cập trong các nghiên cứu chỉ phù hợp với bối cảnh của từng địa phương, vùng miền chứ không phù hợp cho mọi điểm đến

Như vậy, có thể thấy, các công trình nghiên cứu trước đây đã xây dựng và phát triển được cơ sở lý luận về phát triển sản phẩm du lịch đêm gắn với các địa phương nhằm phát triển ngành du lịch Đồng thời cũng đã nhấn mạnh việc phát triển sản phẩm du lịch nhằm phát triển kinh tế xã hội, sớm đưa du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn Tuy nhiên, tổng quan nghiên cứu cho thấy rằng chưa có các đề tài tập trung sâu,

cụ thể về phát triển sản phẩm du lịch đêm ở Hà Nội Như vậy, với đề tài “Nghiên cứu

các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch đêm tại Hà Nội” của nhóm

nghiên cứu ngoài việc kế thừa các vấn đề lý luận trước đây để hình thành, nhóm nghiên cứu còn tiếp tục phát triển các lý luận và vận dụng nghiên cứu thực tiễn điều kiện, nội dung và tiêu chí phát triển sản phẩm du lịch đêm ở Hà Nội để đưa ra các giải pháp, kiến nghị cho địa phương

1.1.4.2 Những khoảng trống cần nghiên cứu

Từ những căn cứ kết luận trên, nhóm nghiên cứu nhận định những khoảng trống cần nghiên cứu:

Trang 21

(1) Xác định điều kiện, nội dung, tiêu chí phát triển sản phẩm du lịch đêm tại Hà Nội

(2) Xác định mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch đêm tại Hà Nội

(3) Xác định các giải pháp phù hợp nhằm phát triển sản phẩm du lịch đêm tại Hà Nội

1.2 Cơ sở lý luận về phát triển sản phẩm du lịch đêm

1.2.1 Khái luận về sản phẩm du lịch đêm

1.2.1.1 Khái niệm về sản phẩm du lịch

Một địa phương muốn thu hút khách du lịch, tạo ra nhiều loại hình du lịch hấp dẫn đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách thì phải bắt tay vào việc xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch gắn liền với việc khai thác có chiều sâu và khai thác đúng tài nguyên du lịch của địa phương đó Tuy nhiên, Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang tính chất liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, do vậy khái niệm về sản phẩm du lịch khá trừu tượng và còn nhiều quan điểm chưa thống nhất

Xuất phát từ nhu cầu du lịch là nhu cầu tổng hợp, đặc biệt nên sản phẩm du lịch rất đa dạng, phong phú và có tính đặc thù riêng Từ những hiểu biết về khái niệm sản phẩm nói chung và nhu cầu du lịch chúng ta đi đến định nghĩa về sản phẩm du lịch

Từ tổng quan nghiên cứu về khái niệm SPDL cho thấy, tồn tại nhiều quan điểm, cách tiếp cận về SPDL Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu, nhóm lựa chọn tiếp cận khái niệm về SPDL theo quan điểm của tác giả Bùi Xuân Nhàn, cụ thể là:

Theo Bùi Xuân Nhàn (2008), Marketing du lịch: “Sản phẩm du lịch là tổng hợp

những thành tố khác nhau nhằm thỏa mãn chuyến đi của khách du lịch Sản phẩm du lịch bao gồm cả hàng hóa dưới dạng vật chất cụ thể (như đồ đạc, trang trí trong phòng khách sạn, món ăn đồ uống phục vụ cho khách của các nhà hàng) và những phần không cụ thể (như bầu không khí tại nơi nghỉ mát, chất lượng phục vụ của công ty vận chuyển khách du lịch, ) Như vậy sản phẩm du lịch là sự kết hợp của những sản phẩm vật chất cụ thể và phần không cụ thể mà khách chỉ có thể cảm nhận được sau chuyến đi”

Như vậy, có thể hiểu Sản phẩm du lịch của một điểm đến là sự hòa trộn mang tính quy luật của các giá trị tự nhiên và nhân văn, các giá trị vật thể và phi vật thể chứa đựng trong không gian của một điểm đến, kết hợp với tập hợp các dịch vụ và những điều kiện cần thiết để thoả mãn nhu cầu và đem lại cho du khách những ấn tượng và cảm xúc đặc trưng nhất về một điểm đến

Trang 22

1.2.1.2 Khái niệm sản phẩm du lịch đêm, phát triển sản phẩm du lịch đêm

- Khái niệm sản phẩm du lịch đêm

Từ tổng quan nghiên cứu về khái niệm SPDL cho thấy, tồn tại nhiều quan điểm, cách tiếp cận về SPDL Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu, nhóm lựa chọn tiếp cận khái niệm về SPDL theo quan điểm của trong Đề án “Đề xuất một số mô hình phát triển một số sản phẩm du lịch đêm tại Việt Nam” (2021), cụ thể là:

Sản phẩm du lịch đêm tựu chung là các hoạt động cung cấp các sản phẩm dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong khoảng thời gian từ 18h00 tối hôm trước đến 6h00 sáng hôm sau ( theo Đề án phát triển một số sản phẩm du lịch đêm, năm 2021)

Theo đánh giá của các chuyên gia, các hoạt động dịch vụ, kinh tế ban đêm đem lại nhiều lợi ích cho cả du khách và người dân địa phương Cụ thể, cùng với các hoạt động dịch vụ ban ngày, du khách có không gian để vui chơi, giao lưu văn hóa, thưởng thức ẩm thực, mua sắm quà lưu niệm, tham gia các trò chơi dân gian

Vì vậy, việc phát triển các sản phẩm du lịch về đêm vừa là động lực kinh tế, vừa là động lực văn hóa của thành phố

Theo đánh giá của các chuyên gia, các hoạt động dịch vụ, kinh tế ban đêm đem lại nhiều lợi ích cho cả du khách và người dân địa phương Cụ thể, cùng với các hoạt động dịch vụ ban ngày, du khách có không gian để vui chơi, giao lưu văn hóa, thưởng thức ẩm thực, mua sắm quà lưu niệm, tham gia các trò chơi dân gian

Vì vậy, việc phát triển các sản phẩm du lịch về đêm vừa là động lực kinh tế, vừa là động lực văn hóa của thành phố

1.2.2 Phát triển sản phẩm du lịch đêm tại điểm đến du lịch

1.2.2.1 Điều kiện đánh giá phát triển sản phẩm du lịch đêm

Từ tổng quan nghiên cứu tài liệu, điều kiện phát triển sản phẩm du lịch đêm bao gồm:

- Thời điểm cho du lịch đêm: Ban ngày là khoảng thời gian người dân bản địa chủ yếu tập trung dành cho công việc hay kể cả du khách nước ngoài cũng chủ yếu tranh thủ thời gian khám phá những điểm du lịch tại Việt Nam nên việc dành thời gian chi tiêu cũng như mua sắm giải trí gần như rất ít Vì vậy, khoảng thời gian lý tưởng từ 18h00-24h00 là khoảng thời gian dành cho người dân địa phương tranh thủ sau một ngày dài làm việc có thể tự do mua sắm, giải trí vui chơi cùng gia đình bạn bè Đối với khách du lịch buổi tối là khoảng thời gian thư giãn, trải nghiệm và tìm hiểu về văn hóa ẩm thực, các dịch vụ giải trí ban đêm, các lễ hội truyền thống hay có thể ngắm thành phố về đêm Thay đổi khung chính sách về thời gian phù hợp, kéo dài thời gian hoạt

Trang 23

động dịch vụ thông suốt từ ngày sang đêm để phát triển kinh tế ban đêm/du lịch đêm là rất quan trọng, từ đó nâng cao khả năng chi tiêu và kéo dài thời gian lưu trú của du khách

- Không gian cho du lịch đêm: Du lịch đêm là hoạt động đặc thù phục vụ riêng cho các khu du lịch trọng điểm, các thành phố, đô thị lớn, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, sinh hoạt cho du khách nên dịch vụ phải hấp dẫn, đa dạng và phong phú để thưởng thức các “món ăn tinh thần” đó Chính vì vậy, quy hoạch không gian riêng biệt dành cho các hoạt động kinh tế ban đêm rất quan trọng, không gây ô nhiễm tiếng ồn, đảm bảo môi trường, an ninh an toàn, không làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt thường ngày của người dân địa phương

- Địa điểm triển khai sản phẩm du lịch ban đêm là: (1) Nơi có số lượng khách du lịch đông, tập trung và nhiều du khách quốc tế; (2) Thu nhập bình quân của người dân ở khu vực này có thu nhập cao hơn so với các địa phương khác; (3) Có kết cấu hạ tầng đô thị cơ bản phù hợp cho phát triển du lịch ban đêm và có điều kiện nâng cấp mở rộng, kết nối các chuỗi hoạt động kinh tế ban đêm; (4) Ưu tiên vị trí, địa điểm riêng biệt để hạn chế thấp nhất sự ảnh hưởng của các hoạt động sản phẩm du lịch đêm đến cuộc sống của người dân trong khu vực (môi trường, tiếng ồn, an ninh, ánh sáng,…); (5) Địa điểm có quy mô đủ lớn cho các hoạt động sản phẩm du lịch ban đêm

- Hạ tầng phục vụ du lịch đêm: Hạ tầng giao thông kết nối các điểm của khu vực kinh tế ban đêm cần đầu tư hoàn chỉnh (như xe khách, taxi, tàu điện, ) thuận lợi cho du khách dễ dàng di chuyển tìm hiểu văn hóa, hiểu rõ hơn cuộc sống của người dân địa phương, dễ dàng giao lưu kết bạn với người dân bản địa và có thể dễ dàng di chuyển xung quanh khu vực trung tâm Ngoài cơ sở hạ tầng, tiện ích bên trong và bên ngoài khu vực kinh tế ban đêm cũng cần được đẩy mạnh phát triển để đáp ứng mọi nhu cầu, mang lại sự trải nghiệm tốt nhất cho du khách Phát triển kinh tế ban đêm/du lịch đêm sẽ gia tăng nhu cầu đưa đón khách du lịch, gia tăng tiêu thụ nguồn điện, nguồn nước, xăng dầu, bia rượu, đồ uống cao cấp, thuốc lá… do đó, cần chuẩn bị các phương án bổ sung để phục vụ các nhu cầu thiết yếu này của khách du lịch

1.2.2.2 Nội dung và tiêu chí phát triển sản phẩm du lịch đêm

Phát triển theo chiều rộng: Phát triển đa dạng các sản phẩm, chủng loại Tại các thành phố lớn hay các địa phương hiện nay, các ngành nghề hoạt động kinh tế ban đêm phục vụ du khách chỉ là những tuyến phố đi bộ, quầy bán đồ lưu niệm, hàng ăn uống các hoạt động này thường đóng cửa trước 24h00 đêm, mang lại hiệu quả kinh tế không cao Việc đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ, sản phẩm không chỉ là chợ đêm, quán bar mà còn là những hoạt động văn hóa nghệ thuật, công nghiệp sáng tạo, giải trí, lễ hội, kể cả dịch vụ ngân hàng, thuế, tài chính và các nhu cầu thiết yếu khác, nhằm kích

Trang 24

thích tiêu dùng của du khách, mang lại nguồn thu và giá trị kinh tế cho quốc gia và địa phương

Nhiều ngành công nghiệp sáng tạo như: làm phim, âm nhạc, xuất bản,… và các nhà thiết kế hoạt động thâu đêm suốt sáng, có thể thấy qua Bảng 1 về các loại sản phẩm dịch vụ du lịch đêm chủ yếu diễn ra vào các khoảng thời gian 18h00 tối hôm trước đến 6h00 sáng hôm sau:

Bảng 1.1: Thống kê các loại sản phẩm du lịch khai thác ban đêm

tàng, rạp hát, địa điểm nhạc sống, )

18h00-24h00

khu thương mại, )

18h00-24h00

spa, )

18h00-06h00

đêm

18h00-24h00

10 Dịch vụ casino và tổ hợp dịch vụ vui chơi giải trí có thưởng

18h001.2-06h00

Nguồn: Báo cáo các Sở quản lý du lịch tại địa phương, 2021

Phát triển theo chiều sâu: Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm Hoạt động kinh tế về đêm được đánh giá là cần thiết phục vụ phát triển du lịch của các thành phố, đáp ứng nhu cầu du lịch về đêm của cả khách du lịch trong nước và quốc tế Tuy nhiên, cần có Quy định chặt chẽ về những loại hình kinh doanh được phép hoạt động vào ban đêm, vì đặc thù của nền kinh tế ban đêm sẽ phát sinh các vấn đề không mong muốn và mang lại nhiều rủi ro cho du khách liên quan đến các tệ nạn xã hội, tội phạm, mại dâm, sự lai căng văn hóa, chiếm dụng trái phép không gian phục vụ kinh doanh

Trang 25

Vấn đề cốt lõi là khả năng kiểm soát, quy chuẩn hóa tổ chức, quản lý thực thi hoạt động này, nên cần có mô hình quản lý riêng, có cơ sở pháp lý chặt chẽ, bảo đảm an toàn và phù hợp giúp cho hoạt động giám sát, thanh kiểm tra, góp phần thúc đẩy mô hình kinh tế đêm hoạt động hiệu quả trong quá trình triển khai thực hiện, đồng thời cần có định hướng phát triển phù hợp với bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa địa phương

Tiêu chí đánh giá phát triển sản phẩm du lịch đêm - Nhóm tiêu chí về kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng doanh thu sản phẩm du lịch đêm: Sử dụng số liệu thống kê để phân tích, so sánh, đánh giá Tốc độ tăng trưởng phải liên tục tăng và phải cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của Quốc gia (khoảng 7%/năm )

Tốc độ tăng trưởng lượng khách du lịch: Sử dụng số liệu thống kê để phân tích, so sánh, đánh giá

Tốc độ phát triển các đơn vị kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực du lịch: Sử dụng số liệu thống kê để phân tích, so sánh, đánh giá

Thời gian lưu trú bình quân của du khách: Sử dụng số liệu thống kê để phân tích, so sánh, đánh giá (Thời gian lưu trú phải tăng dần, không thấp hơn lượt ngày/1 khách của du lịch quốc gia)

Công suất sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (Cơ sở lưu trú ): Sử dụng số liệu thống kê để phân tích, so sánh, đánh giá (Công suất sử dụng hợp lý, không bị quá tải hoặc quá vùng khách.)

- Nhóm tiêu chí môi trường:

Tỷ lệ các khu, điểm có tài nguyên du lịch được quy hoạch, đầu tư: Sử dụng số liệu để phân tích, đánh giá

Tỷ lệ các điểm du lịch có xử lý thu gom rác thải: Sử dụng số liệu để phân tích, đánh giá Tỷ lệ có khu xử lý rác thải, tỷ lệ doanh nghiệp có hồ sơ đánh giá tác động môi trường Công suất xử lý rác thải có đảm bảo hay không,

Giới hạn về súc chúa, cường độ hoạt động và áp lực lên môi trường tại các khu, điểm du lịch: Sử dụng số liệu để phân tích, đánh giá Không vượt quá sức chứa tối đa và không gây quá tải áp lực lên môi trường tại các khu, điểm du lịch

Trang 26

- Mức độ đáp ứng nhu cầu khách du lịch:

KHPTO - Nghiên cứu đánh giá sự phát triển của các sản phẩm du lịch (SPDL) đêm tại thành phố Hà Nội, nhóm nghiên cứu Bùi Nhật Quỳnh, Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, Thân Trọng Thụy, Trường đại học kinh tế quốc dân cho thấy, tài nguyên du lịch đêm Hà Nội đa dạng, là cơ hội để phát triển rất nhiều các SPDL thực sự hấp dẫn du khách

- Cơ sở vật chất, hạ tầng: Các địa điểm được phép thí điểm phát triển du lịch [TQ1] đêm đều có hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung và cơ sở hạ tầng du lịch nói riêng tương đối phát triển

- Tình hình an ninh, chính trị: Những địa điểm tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế đêm

- Con người: Những người làm du lịch đều mong muốn thành phố có kế hoạch phát triển kinh tế đêm một cách bài bản, quy củ; qua đó không chỉ tăng thêm sản phẩm du lịch độc đáo phục vụ khách mà còn tác động cho các ngành kinh tế, dịch vụ khác phát triển

- Thể chế chính sách: Về cơ bản, các cơ chế, chính sách cho phát triển kinh tế đêm đã được thể hiện trên khung pháp lý chung, không phân biệt giữa chính sách cho kinh tế ban ngày hay kinh tế đêm Do đó, tất cả các đối tượng tham gia hoạt động kinh tế đêm đáp ứng đủ điều kiện đều được hưởng các cơ chế, chính sách để phát triển Tuy nhiên, vẫn còn một số quy định chưa khuyến khích cho phát triển thêm nhiều loại hình tham gia hoạt động về đêm

- Hoạt động truyền thông: thúc đẩy triển khai số hóa các điểm đến trong hệ thống giới thiệu du lịch bằng giao diện ảnh 360, 3D, công nghệ thực tế ảo; triển khai vé điện tử để góp phần chuyển đổi số Đặc biệt là việc phát triển các kênh truyền thông số nhằm xúc tiến, quảng bá du lịch đến với bạn bè trong nước và quốc tế

1.2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch đêm

Trên thực tế, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch đêm tại Hà Nội bao gồm các yếu tố vĩ mô và vi mô Từ tổng quan nghiên cứu, để xác định được các yếu tố ảnh hưởng phù hợp, nhóm nghiên cứu đã dựa trên 2 căn cứ:

Một là, nhận được sự chấp nhận chung của các nhà nghiên cứu trước đó Hai là, phù hợp với bối cảnh tiềm năng du lịch của Hà Nội

Với căn cứ thứ nhất, nhóm nghiên cứu thực hiện thống kê các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch đêm từ các tài liệu tổng quan như sau:

Trang 27

Bảng 1.2: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch đêm

(Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu)

Với căn cứ thứ hai, phân tích chung về tiềm năng của Hà Nội: Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động tham quan, lưu trú, ăn uống tương đối phát triển bậc nhất trong cả nước, có thể phục vụ lượng lớn du khách trong và ngoài nước Và lượng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội chiếm khoảng 30% lượng khách đến Việt Nam Bên cạnh đó Hà Nội còn là thành phố đông dân cư tập trung nhiều người đến từ các tỉnh thành phố khác đến làm việc và sinh sống cho nên vấn đề an ninh, an toàn xã hội cũng đã được chú trọng Các vấn đề an ninh an toàn xã hội cũng giữ một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển du lịch đêm Bởi vì lẽ đó, những yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản phẩm du lịch đêm tại Hà Nội từ căn cứ thứ nhất phù hợp với vấn đề nghiên cứu

Từ 2 căn cứ xác định được các yếu tố bao gồm: Tài nguyên du lịch; Cơ sở vật chất, hạ tầng; Con người; An ninh, an toàn; Thể chế, chính sách; Hoạt động truyền thông

Như vậy với 6 yếu tố, khung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch tại Hà Nội được đề xuất như sau:

Trang 28

Bảng 1.3: Khung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du

(2) Các trung tâm mua sắm, vui chơi giải trí đáp ứng đủ nhu cầu của du khách về

(2) Cộng đồng địa phương tích cực tham gia hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho du khách

(3) Khách du lịch có thái độ và hành vi ứng xử đúng mực với dân cư bản địa (4) Cơ sở kinh doanh du lịch sử dụng hiệu quả tài nguyên và các nguồn lực du lịch (5) Cơ sở kinh doanh uy tín, phát triển,

Trang 29

(2) Công tác giữ gìn trật tự, an ninh, vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan du lịch được thực hiện tốt

(3) Tại điểm đến kế hoạch phòng, chống tệ nạn xã hội được xây dựng 1 cách chủ động và triển khai kịp thời đầu tư, thu hút và đào tạo nguồn nhân lực (4) Địa phương đã có chính sách tạo điều kiện thuận lợi về đi lại và thủ tục xuất

Trang 30

Hình 1.1 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch tại Hà Nội

Thông qua tổng quan nghiên cứu và mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch đêm, nhóm nghiên cứu đề xuất các giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H1: Tài nguyên du lịch có ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch đêm tại Hà Nội

Giả thuyết H2: Cơ sở vật chất, hạ tầng có ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch đêm tại Hà Nội

Giả thuyết H3: Con người có ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch đêm tại Hà Nội

Giả thuyết H4: An ninh, an toàn có ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch đêm tại Hà Nội

Giả thuyết H5: Thể chế chính sách có ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch đêm tại Hà Nội

Giả thuyết H6: Hoạt động truyền thông có ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch đêm tại Hà Nội

1.2.3 Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch đêm của một số điểm đến du lịch và bài học kinh nghiệm rút ra cho Hà Nội

1.2.3.1 Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch đêm của một số điểm đến du lịch trên thế giới

Tại Bắc Kinh - Trung Quốc, so với các quốc gia phát triển ở phương Tây thì

doanh thu từ việc phát triển các sản phẩm du lịch đêm ở Bắc Kinh nói riêng và Trung Quốc nói chung vẫn còn là quy mô nhỏ tuy nhiên ý nghĩa về chính trị, xã hội, kinh tế

Trang 31

của du lịch đêm lại có vai trò không nhỏ tới sự phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc Với mức GDP bình quân đầu người vượt 20 nghìn đô la Mỹ, ngưỡng của quốc gia phát triển được thế giới công nhận, Bắc Kinh được đánh giá là một trong những thành phố có khả năng và tiềm lực “phát triển các sản phẩm du lịch vào ban đêm" nhất ở Trung Quốc hiện nay

Với quyết tâm phát triển này, bắt đầu kể từ năm 2018 Bắc Kinh liên tục đưa ra nhiều chính sách khuyến khích phát triển "du lịch đêm" Vào tháng 7 năm 2019 Cục thương mại thành phố Bắc Kinh chính thức thực hiện “Chính sách của thành phố Bắc Kinh liên quan đến việc làm cho “các sản phẩm du lịch ban đêm” phát triển mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế” với 13 biện pháp cụ thể Mục tiêu của chính sách này là đến cuối năm 2021 sẽ hình thành khu du lịch đêm, khu thương mại, điểm đến mang tính biểu tượng của “thủ đô ban đêm” với bố cục hợp lý, quản lý theo tiêu chuẩn, mang đầy đủ nét đặc sắc với chức năng hoàn thiện

Chính phủ xác định các địa điểm mang tính biểu tượng “thủ đô ban đêm”: xác định Đại Sách Lan, Tam Lý Truân, Quốc Mậu, Ngũ Khỏa Tùng là 4 địa danh của Bắc Kinh - “thủ đô ban đêm”; 4 địa danh lần lượt xoay quanh các chủ đề phong cách cổ đô, phong cách năng động, xu thế cao cấp, hội nhập xuyên biên giới nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước Khu thương mại của “thủ đô ban đêm”: xây dựng khu thương mại ban đêm trong phạm vi diện tích 10-20 km thuộc khu vực các trung tâm thương mại mua sắm Lam Sắc, Thế Mậu Thiên Giai, phố Qũy, Hợp Sinh Vị , hình thành nên bầu không khí tiêu dùng kết hợp phát triển giữa thương mại và du lịch Khu sinh hoạt của “thủ đô đêm”: xây dựng khu sinh hoạt đêm tại các khu phố đông dân như Ngũ Đạo Khẩu, Thường Dinh, Thượng Địa, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng về đêm người dân và khách du lịch đêm

Ngày 12/7/2019 vừa qua, Bắc Kinh đã công bố 13 giải pháp cụ thể cho việc phát triển các sản phẩm du lịch đêm của Bắc Kinh Đáng chú ý là lần đầu tiên Bắc Kinh có chức danh quản lý kinh tế ban đêm trong đó bao gồm cả các sản phẩm du lịch đêm thành 3 cấp: thành phố, quận và khu phố, do lãnh đạo cơ quan chủ quản các cấp chính quyền và các hiệp hội doanh nghiệp nắm giữ, được gọi với cái tên đầy hình tượng là "người cầm đèn" hay "người thắp đèn” Đồng thời thành lập các phòng thương mại và các tổ chức xã hội tại các “thủ đô ban đêm” để quản lý an ninh cũng như thúc đẩy phát triển Tối ưu hóa dịch vụ công cộng ban đêm như tăng cường xe công cộng và tăng số lượng chỗ đỗ xe có giới hạn thời gian Ngoài ra, từ ngày 19/7, các tuyến xe buýt đêm sẽ tăng chuyến trong khoảng thời gian từ 0h-1h, thành 20 phút/chuyến thay vì 30 phút/chuyến như trước kia Một số tuyến tàu điện ngầm cũng kéo dài thời gian hoạt động Thắp sáng thị trường du lịch đêm: hỗ trợ các khu vực “thủ đô ban đêm”, cải thiện cơ sở vật chất, thiết bị chiếu sáng, nhà vệ sinh, wifi công cộng và các thiết bị hỗ

Trang 32

trợ 5G Tổ chức triển khai các hoạt động về đêm như các chợ đêm, lễ hội ánh sáng, các show diễn văn nghệ về đêm,…Tạo nên “văn hóa IP” (văn hóa sở hữu trí tuệ): tổ chức các hoạt động văn hóa và giải trí như xem phim, nghe nhạc, đọc sách,…Khuyến khích các bảo tàng và phòng trưng bày nghệ thuật kéo dài thời gian mở cửa, tổ chức các văn hóa, các lễ hội truyền thống về đêm Đối với các buổi diễn có dưới 3000 chỗ ngồi sẽ nhận được khoản trợ cấp giá vé Phát triển địa điểm du lịch đêm: kéo dài thời gian mở cửa các thắng cảnh cấp 4A từ 1 đến 2 giờ Hỗ trợ ra mắt các cửa hàng giải trí ban đêm lành mạnh Tổ chức các hoạt động du lịch đêm tại cung điện mùa hè, công viên rừng Olympic, công viên Triều Dương và những nơi khác Tổ chức nhiều điểm đến du lịch đêm, các tour du lịch đêm thu hút khách du lịch như ngắm đại lộ Chang’an và quảng trường Thiên An Môn, thưởng thức các vở Opera truyền thống Bắc Kinh tại nhà hát lớn Mei Lanfang, trải nghiệm chuyến tham quan ban đêm trên Vạn Lý Trường Thành tại Simatai,…Nếp sống tiêu dùng mới – các hoạt động thể dục về đêm: hỗ trợ các đơn vị kinh doanh về thể dục vận động mở cửa đến 22 giờ, tổ chức các sự kiện thể thao lớn trong nước và quốc tế như giải bóng rổ FIBA 2019, giải bóng rổ nam Trung Quốc Xây dựng các cơ sở và địa điểm vận động thể thao nhằm đáp ứng nhu cầu của khách tiêu dùng Ra mắt 10 tuyến phố ẩm thực về đêm: trợ cấp kinh phí từ 100.000 đến 5 triệu nhân dân tệ cho các cửa hàng và khu phố ẩm thực hoạt động về đêm (tức gần 15.000 đến hơn 700.000 USD) Các hoạt động nâng cấp cải tạo cửa hàng tại các khu thương mại ban đêm hay tiệm sách mở đêm cũng sẽ được hỗ trợ kinh phí Xây dựng 16 khu chợ đêm: tổ chức các hoạt động chợ đêm về chủ đề văn hóa, du lịch, ẩm thực vào dịp hè, cuối tuần hoặc các ngày lễ Khuyến khích hoạt động kinh doanh kéo dài vào ban đêm: hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng các cửa hàng tiện lợi 24 giờ; khuyến khích các trung tâm mua sắm kéo dài thời gian làm việc, thực hiện các chương trình khuyến mãi vào các ngày lễ Lên kế hoạch “Hướng dẫn tiêu dùng Bắc Kinh - “thủ đô ban đêm”: Phối hợp thông tin kinh doanh, du lịch, văn hóa, thể dục thể thao, giải trí, các sự kiện quy mô lớn và phương tiện giao thông thuộc khu sinh hoạt, khu thương mại và địa điểm mang tính biểu tượng của “thủ đô ban đêm” và biên soạn “Hướng dẫn tiêu dùng đêm Bắc Kinh – “thủ đô ban đêm” Tăng cường đề phòng và kiểm soát rủi ro kinh tế vào ban đêm: xây dựng các phương án đề phòng đảm bảo an toàn xã hội “kinh tế ban đêm”, mỗi quận sẽ thiết lập cơ chế đánh giá rủi ro các hoạt động kinh tế về đêm, lập kế hoạch Tăng hỗ trợ kinh phí: hỗ trợ cải thiện các cơ sở thương mại trong khu thương mại và thúc đẩy các hoạt động tiêu dùng

Với việc đầu tư tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đêm, Bắc Kinh đã và đang thu hút một lượng lớn người tiêu dùng bao gồm cả khách du lịch nước ngoài và khách nội địa, đóng góp lớn cho tổng kinh tế ban đêm tại Bắc Kinh Số liệu được đưa ra chỉ riêng kinh tế ban đêm đã đóng góp vào 2.400 tỷ USD (cuối năm 2020) vào GDP quốc gia

Trang 33

Bangkok được xếp hạng là một trong những điểm đến toàn cầu của khách du

lịch, trong đó nhờ vào việc phát triển mạnh mẽ các sản phẩm du lịch đêm với những hoạt động trải nghiệm văn hóa, sáng tạo đã đóng góp không nhỏ vào nguồn thu ngân sách và tạo dựng một hình ảnh tốt đẹp về thành phố đêm tại Thái Lan tới du khách cả trong và ngoài nước Số liệu năm 2016 đưa ra, Bangkok vượt qua cả London và NewYork đứng đầu danh sách “thành phố đáng tham quan nhất” của Euromonitor Cụ thể sản phẩm du lịch đêm đã tạo ra doanh thu khoảng 2.000 tỷ baht/năm trước đại dịch vào hoạt động kinh doanh du lịch của Thái Lan – nơi đón 40 triệu khách du lịch Trung bình, du khách tại Bangkok có thời gian lưu trú là 4,7 đêm và chi tiêu mỗi ngày khoảng 173 USD

Để thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch đêm, ngoài việc xây dựng các chương trình tham quan và điểm đến hấp dẫn, Bangkok còn tăng cường nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật, lễ hội về đêm, tổ chức khu mua sắm, khu ẩm thực nhằm tạo sức hút đối với du khách và các hoạt động này sẽ diễn ra từ 18:00 đến 06:00 sáng

“Thành phố không ngủ” Bangkok cùng với các công ty du lịch xây dựng nhiều gói du lịch kết hợp với các chương trình thú vị vào ban đêm Việc thiết kế chương trình tham quan có sự kết hợp hài hòa giữa các điểm đến sẽ giúp du khách nhìn thấy nhiều khía cạnh của cuộc sống về đêm ở thành phố này Một trong những tour được du khách yêu thích là chương trình du ngoạn trên sông Chao Phraya, vừa ngắm cảnh, thưởng thức ẩm thực vừa có thể dừng lại tại một số điểm mua sắm

Theo đánh giá của nhiều khách du lịch, Bangkok cuốn hút về đêm bởi thành phố này sở hữu nhiều quán rượu tầng thượng nhất trên thế giới, tiêu biểu là Sky Bar Rooftop, Lebua; Octave Rooftop Bar; Millennium Hilton Bangkok Đây là nơi khách du lịch được ngắm toàn cảnh Bangkok lên đèn, tận hưởng thời gian bên bạn thân, gia đình hoặc tiệc tùng trọn đêm trong bầu không khí hội hè náo nhiệt Tiếp đến, khách du lịch sẽ "không ngủ" với các chương trình biểu diễn sân khấu hoành tráng mang đậm tính văn hóa truyền thống hoặc xem các trận Muay Thai - điểm nhấn đặc sắc của du lịch Thái Lan nói chung và Bangkok nói riêng Ẩm thực đêm cũng được xem là “đặc sản” ở Bangkok với nhiều hình thức khác nhau Tại các nhà hàng sang trọng, trên các đường phố ẩm thực, hoặc trên các nhà hàng nổi xuôi dòng Chao Phraya, du khách có thể vừa ăn vừa ngắm nhìn cung điện, đền chùa lung linh, rực rỡ trong ánh đèn tạo nên khung cảnh tuyệt vời về đêm của Bangkok Lĩnh vực câu lạc bộ đêm và quán bar ở Thái Lan được ước tính là đóng góp khoảng 5.5 tỷ USD – tương đương khoảng trên 1% GDP vào nền kinh tế Vương quốc chùa vàng này Tại Bangkok, các hoạt động về đêm và cuộc sống về đêm là những đặc trưng của du lịch Bangkok Bên cạnh các loại hình về đêm truyền thống tại Bangkok như các câu lạc bộ đêm, các chợ ẩm thực về đêm, trong những năm gần đây, thành phố Bangkok còn nỗ lực phát triển những chương trình mới về đêm với sự kết hợp giữa hoạt động bán lẻ với văn hoá, tính sáng tạo

Trang 34

Năm 2005, Trung tâm thiết kế và sáng tạo Thái Lan được thành lập tại Bangkok và được hội nhập vào ngành du lịch và việc thực hiện tái tạo đô thị tại thành phố Các địa điểm nổi tiếng về đêm như Chợ tàu đêm Ratchada, Công viên sáng tạo Chang Chui, đã đóng góp tái hiện mạnh mẽ lịch sử và nỗ lực sáng tạo của thành phố Bangkok Công viên Sáng tạo Chang Chui là một trong những địa điểm không gian sáng tạo mới nhất của Bangkok, được đặt tại quận Thonburi, với diện tích 27.000m2, tập hợp 18 toà nhà được thiết kế và sử dụng vật liệu tái chế và được trưng bày một chiếc máy bay L-1011 3 sao Lockheed có kích thước đầy đủ có chức năng trang trí như một biểu tượng “Chợ đêm máy bay”, thu hút khách thăm quan Tại Công viên sáng tạo Chang Chui, các khu vực được thiết kế đa chức năng, đáp ứng nhu cầu biểu diễn, trưng bày triển lãm, học tập, nghiên cứu… có kết hợp với các khu vực bán lẻ, ẩm thực, tạo thuận lợi cho khách thăm quan, trải nghiệm Điểm hay của Công viên sáng tạo Chang Chui còn ở chỗ: công viên được phân tách 2 khu vực rõ ràng – “vùng xanh” mở cửa từ giữa sáng đến tối và không cho phép lưu hành đồ uống có cồn trong vùng này, “vùng tối” mở cửa từ chiều muộn đến tận đêm dành cho biểu diễn âm nhạc, quán bar, bia, các gian hàng thiết kế, thời trang

Với chiến lược đi trước trong ngành công nghiệp không khói, tập trung vào tổ chức các sự kiện, chính phủ Thái Lan nói chung, chính quyền Bangkok nói riêng, đã thành công trong việc đưa Bangkok vào trong bản đồ quốc tế về tổ chức các sự kiện

Năm 2017, ba sự kiện thương mại quốc tế gồm Triển lãm thời trang quốc tế Bangkok và Triển lãm ngành da thuộc quốc tế, Triển lãm quà tặng quốc tế và Triển lãm đồ gia dụng quốc tế, Hội chợ triển lãm đồ nội thất quốc tế đã được kết hợp vào trung tâm triển lãm Phong cách Bangkok (STYLE Bangkok Fair) Các sự kiện văn hoá khác như Tuần lễ thiết kế Bangkok, Nghệ thuật Bangkok… đóng góp vào việc tạo dựng hình ảnh một Bangkok sáng tạo với những điểm đến thú vị về văn hoá, nghệ thuật, ẩm thực, mua sắm Thêm nữa, với những địa điểm mua sắm mở cửa 24/24, cuộc sống về đêm và kinh tế ban đêm tại Bangkok tăng thêm sức hấp dẫn đối với du khách Ví dụ, trước COVID-19, con đường Ratchada được mở cửa từ năm 2015 tại Bangkok, được coi là trung tâm mua sắm quy mô lớn mở cửa 24/24, kèm theo các dịch vụ ăn uống, dược phẩm, bưu điện mở cửa 24/24 Bên cạnh các trung tâm mua sắm mở cửa 24/24, Bangkok xây dựng và mở cửa các không gian sống dành cho cộng đồng địa phương, ví dụ, Thư viện Cuộc sống đô thị mở cửa 24/24 dành cho sinh viên, người lao động, người lao động tự do, hoạt động khởi nghiệp, và khách du lịch Bangkok cũng đầu tư vào nghệ thuật đường phố, thiết kế được lồng ghép với các không gian của các trung tâm mua sắm, sự kết nối các trung tâm mua sắm với các bến tàu điện trên cao, các con đường ngầm… tạo điểm nhấn và thu hút khách thăm quan chụp ảnh

Trang 35

1.2.3.2 Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch đêm của một số điểm đến du lịch ở Việt Nam

Bên cạnh những "thủ phủ du lịch" nổi tiếng thế giới như: New York, Paris, London, Sydney đều có hoạt động kinh tế đêm rất sôi nổi, đem lại giá trị kinh tế, nguồn thu ngoại tệ lớn cho các quốc gia Thậm chí các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore cũng đã đầu tư mạnh mẽ cho kinh tế đêm suốt nhiều năm qua để phát triển du lịch Tại Việt Nam, các loại hình kinh tế ban đêm phổ biến đã được triển khai ở một số thành phố lớn tại Việt Nam, như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,… thể hiện ở mô hình các khu chợ đêm, phố ăn đêm, các chuỗi cửa hàng tiện lợi 24/24, các tuyến phố đi bộ hoặc tuyến phố đặc trưng giải trí, như: Tạ Hiện (Hà Nội), Bùi Viện (TP Hồ Chí Minh), Bà Nà Hills (Đà Nẵng),…

Với TP Hồ Chí Minh, ngành du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn, song

song với các sản phẩm du lịch ban ngày, thành phố phát triển nhiều sản phẩm du lịch, dịch vụ về đêm nhằm thu hút du khách ghé đến thành phố, tăng doanh thu cho nền kinh tế

Về sản phẩm du lịch đêm cũng như các dịch vụ giải trí, các quận huyện trong thành phố cũng đã triển khai tổ chức các hoạt động: tổ chức lại phố đông y, phố ẩm thực, phố vàng bạc - đá quý (quận 5), xây dựng khu phố ẩm thực về đêm, phối hợp với Công viên văn hóa Đầm Sen tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí ban đêm dọc tuyến đường kênh Tân Hóa (quận 11) Phố ẩm thực Hồ Thị Kỷ (quận 10) thu hút đông đảo khách nội địa và quốc tế ghé đến, nhất là vào tối cuối tuần Còn chợ Bến Thành (quận 1) cũng kéo dài thời gian hoạt động đến 22h để các tiểu thương có thể kinh doanh và du khách có thêm địa điểm để vui chơi, mua sắm tại thành phố vào ban đêm Quận 7 cũng sẽ phát triển kinh tế ban đêm, hình thành 3 đến 4 điểm về thương mại, ẩm thực, văn hóa cho người dân và khách du lịch Tại huyện Cần Giờ sẽ tổ chức chợ đêm Cần Giờ và mô hình du lịch sinh thái cộng đồng Một số quận, huyện khác cũng xúc tiến loạt sản phẩm du lịch về đêm khác với nhiều kỳ vọng như quận 3 đang triển khai phố đi bộ ở Hồ Con Rùa; huyện Hóc Môn, Củ Chi cũng có nhu cầu phát triển kinh tế đêm Thành phố còn tổ chức các chương trình nghệ thuật về đêm hay các sự kiện âm nhạc cuối tuần để mang lại thêm cho du khách những hoạt động trải nghiệm ngoài trời Bên cạnh đó thành phố cũng tiến hành tạo những sản phẩm du lịch, dịch vụ đêm mới mẻ hơn: xây dựng dự thảo kế hoạch phát triển điểm đến ấp Thiềng Liềng, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ thành sản phẩm du lịch gắn với cộng đồng, giá trị tự nhiên và văn hóa đặc trưng của nơi đây Đồng thời, hoàn chỉnh và triển khai kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch đường thủy, sản phẩm du lịch gắn với hoạt động "trên bến dưới thuyền" ở quận 1, 5, 6 và quận 8

Trang 36

Song song với việc phát triển đẩy mạnh sản phẩm du lịch tế đêm, TP Hồ Chí Minh đã triển khai công tác quảng bá, xúc tiến cho điểm đến tại TP Hồ Chí Minh; nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm du lịch; vận động các doanh nghiệp cùng chung tay triển khai chương trình gia tăng các giá trị cộng thêm với những khuyến mãi, quà tặng cho du khách khi đến TP Hồ Chí Minh, tổ chức đêm đại nhạc hội có sự góp mặt của các ca sĩ, khách mời nổi tiếng để qua sự hấp dẫn của các ca sĩ, khách mời tăng được sự tương tác của du khách, khán giả tới hoạt động giải trí của thành phố tổ chức và truyền tải được thông điệp du lịch đêm mà thành phố muốn quảng bá tới du khách Góp ý cho du lịch về đêm, kinh tế đêm ở thành phố, ông Nguyễn Duy Tuấn, Tổng Giám đốc A Plus Travel, liệt kê du lịch về đêm ở TP HCM hiện có các tour Vespa, tour xe buýt 2 tầng Hop On - Hop Off, tour du thuyền ăn tối trên sông Sài Gòn, tour đi thuyền trên kênh Nhiêu Lộc Về vui chơi giải trí có phố đi bộ Nguyễn Huệ, phố đêm Bùi Viện, múa rối nước, À Ố Show, phố đêm chợ Bến Thành nhưng vẫn rất ít so với một trung tâm đô thị lớn như TP Hồ Chí Minh Những buổi biểu diễn đá cầu siêu hay và siêu đẹp tại các công viên của thành phố có thể biến thành những trận đấu đỉnh cao với các dịch vụ đi kèm Những trận đua Kayak trên sông ở khu vực thuận lợi, những buổi trưng bày đường phố về phong lan - cây cảnh - mỹ nghệ, những buổi hòa nhạc - trình diễn nhạc lớn tại các quảng trường khác nhau hay trình diễn ẩm thực đều có thể được nghiên cứu trở thành một phần của sản phẩm du lịch, vui chơi giải trí về đêm Do đó việc đẩy mạnh sản phẩm du lịch đêm cũng cần nguồn vốn lớn, thành phố cũng đã huy động vốn từ các doanh nghiệp, chủ đầu tư để có thể đầu tư phát triển nhiều hạng mục hơn nữa cũng như đa dạng các sản phẩm du lịch đêm thu hút du khách

Đà Nẵng được đánh giá là một trong những thành phố có nhiều tiềm năng phát

triển kinh tế ban đêm với hệ thống hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất, các hoạt động, dịch vụ về đêm đã cơ bản được hình thành đồng bộ, môi trường du lịch an toàn, thân thiện, thu hút lượng lớn du khách trong nước và nước ngoài đến tham quan, nghỉ dưỡng hằng năm

Thành phố Đà Nẵng từng bước phục hồi kinh tế du lịch sau đại dịch COVID- 19 và phát triển các sản phẩm du lịch đêm là một trong những hoạt động giúp phục hồi và phát triển kinh tế du lịch cho thành phố một cách mạnh mẽ Thành phố cũng đã có những đề án mang tính lâu dài, cụ thể là đề án “Phát triển kinh tế ban đêm tại Đà Nẵng” được UBND ban hành có thể được xem là một trong những đòn bẩy quan trọng vừa phục vụ mục tiêu trước mắt là phục hồi hoạt động du lịch hậu Covid-19, vừa góp phần tạo thêm sản phẩm thu hút du khách, phát triển du lịch, dịch vụ nói riêng và phát triển kinh tế của thành phố nói chung Do đó, định hướng phát triển kinh tế ban đêm của đề án dự kiến có 3 giai đoạn Giai đoạn thí điểm (dự kiến từ năm 2021-2022),

Trang 37

thành phố sẽ khảo sát, chọn lọc, tổ chức khai thác các khu vực, dịch vụ phục vụ kinh tế ban đêm sẵn có trên nguyên tắc bảo đảm mỹ quan, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, chất lượng, tính hấp dẫn, có khả năng phát triển và có hiệu quả; đồng thời hạn chế tối thiểu ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người dân Giai đoạn 2 (dự kiến từ năm 2022-2025), thành phố hoàn thành định hướng phát triển kinh tế ban đêm, hình thành mô hình kinh tế ban đêm của Đà Nẵng Đồng thời, kêu gọi đầu tư, triển khai các dự án phục vụ phát triển kinh tế ban đêm, ưu tiên xây dựng một số khu tổ hợp giải trí ban đêm riêng biệt, tách biệt khu dân cư, quy mô lớn và đẳng cấp ngang tầm với các khu vui chơi giải trí nổi tiếng trên thế giới Giai đoạn 3 (dự kiến từ 2025 trở đi), thành phố hình thành, đưa vào hoạt động các dự án, các tổ hợp giải trí ban đêm, tăng tốc phát triển và phát huy hiệu quả các hoạt động, dịch vụ phát triển kinh tế ban đêm Việc phát triển kinh tế đêm của thành phố cũng còn nhiều khó khăn, vướng mắc Đó là phát sinh công việc và nhân lực thực hiện nhiệm vụ ngoài giờ hành chính vì hoạt động ban đêm; chưa có mô hình, quy định quản lý các dịch vụ, hoạt động kinh tế ban đêm; thiếu cơ chế chính sách đặc thù phát triển kinh tế ban đêm Trong thời gian chờ Chính phủ có hướng dẫn cụ thể, thành phố Đà Nẵng sẽ nghiên cứu xây dựng quy định quản lý tạm thời hoạt động kinh tế ban đêm để xác định trách nhiệm các đơn vị liên quan; nghiên cứu ban hành chính sách huy động xã hội hóa tổ chức các lễ hội/sự kiện Thành phố sẽ hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án du lịch động lực tạo sản phẩm dịch vụ ban đêm…

Sau khi đề án được đưa ra, thành phố Đà Nẵng cũng đã có những bước đầu triển khai các hoạt hoạt động như: Khai trương bãi biển đêm Mỹ An (30/4/2022) với các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, chiếu phim trên bãi biển, trải nghiệm check-in, chiếu sáng nghệ thuật… Thành phố cũng đã tăng tần suất trình diễn cho cầu Rồng phun lửa, phun nước vào thứ Sáu, thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần; khai trương Phố du lịch An Thượng (28/4/2022); tổ chức định kỳ chương trình âm nhạc đường phố; khai trương Công viên APEC; tổ chức hoạt động lại Chợ đêm Helio, chợ đêm Sơn Trà Ngay sau khi mở cửa du lịch, các khu, điểm du lịch cũng đã khai thác và bổ sung các sản phẩm mới, lạ tại Sun World Bà Nà Hills; Sun World Danang Wonders; Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài; khai trương hoạt động khu phức hợp vui chơi giải trí Danabeach Color; Top TV Club Bar-Karaoke; Khu nghỉ dưỡng Da Nang Mikazuki Japanese Resorts & Spa và công viên nước 365, tắm onsen kiểu Nhật

Thành phố cũng đang đẩy nhanh tiến độ đầu tư một số hạ tầng hỗ trợ phát triển kinh tế ban đêm như: Công viên công cộng bãi biển Mỹ An, Phố du lịch An Thượng giai đoạn 1 và 2; Tuyến phố đi bộ Bạch Đằng – Nguyễn Văn Trỗi – Trần Hưng Đạo; cải tạo cầu Nguyễn Văn Trỗi làm cầu đi bộ, ngắm cảnh, tổ chức nâng hạ nhịp cầu Nguyễn Văn Trỗi để cho tàu du lịch qua lại trên sông Hàn Sự quy hoạch đồng bộ từng

Trang 38

nhóm hoạt động, khu chợ đêm, khu du lịch tham quan cũng đang được thành phố hướng tới Hiện nay, các điểm mua sắm nằm rải rác ở nhiều nơi khác nhau (chợ đêm Sơn Trà, chợ đêm Lê Duẩn, chợ đêm Thanh Khê Tây…) Việc đầu tư tản mát, không đồng bộ, rải rác nhiều nơi sẽ khó thành công Bên cạnh đó, việc các sản phẩm dịch vụ ở quá xa nhau, đi lại tốn nhiều thời gian của khách, tốn chi phí thì sẽ khó lên các chương trình tour Việc có một khu phức hợp để du khách đến đó có thể tham quan, ăn uống, mua sắm cả ngày lẫn đêm như thế sẽ thuận lợi cho các đơn vị lữ hành trong việc xây dựng tour cũng như tạo sự tiện lợi cho khách không phải di chuyển nhiều tốn thời gian Dựa trên định hướng về không gian phát triển kinh tế ban đêm và các nhóm hoạt động, dịch vụ, thành phố đã đưa ra đề án kết nối các địa điểm phù hợp để tạo thành chuỗi các hoạt động, dịch vụ bổ trợ như kết nối giữa phố du lịch An Thượng và tuyến đường ven biển Hoàng Sa - Võ Nguyên Giáp - Trường Sa; phố đi bộ Bạch Đằng - cầu Nguyễn Văn Trỗi - Trần Hưng Đạo và chợ đêm Sơn Trà

Thành phố Huế là một trong những thành phố có sức phát triển kinh tế du lịch

rất mạnh và với nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế ban đêm với hệ thống hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất, các hoạt động du lịch, dịch vụ về đêm đã cơ bản được hình thành đồng bộ, môi trường du lịch an toàn, thân thiện, hằng năm thu hút lượng lớn du khách trong nước và nước ngoài đến tham quan nghỉ dưỡng

Thành phố huế đã triển khai đề án nghiên cứu “Hoàn thiện và phát triển các sản phẩm du lịch, dịch vụ về đêm của thành phố Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” Đề án gồm 06 phần, tập trung vào các sản phẩm du lịch, dịch vụ ban đêm diễn ra từ 18 giờ tối hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau, trọng tâm là du lịch, dịch vụ tập trung các loại hình chủ yếu sau: Dịch vụ giải trí (các hoạt động nghệ thuật, nhà hát, âm nhạc, chương trình giải trí, lễ hội, các sự kiện văn hóa, nghệ thuật,…), dịch vụ ẩm thực, mua sắm (các chợ đêm, khu mua sắm, ẩm thực…) và du lịch (tham quan trải nghiệm các điểm du lịch, di tích văn hóa, các công trình kiến trúc, thưởng ngoạn, phố đi bộ, đường đi bộ) Với đề án này thành phố Huế cũng đã triển khai thí điểm kinh doanh dịch vụ ban đêm tại khu vực Cồn Tộc nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch, dịch vụ và thương mại, tăng nguồn lợi kinh tế cho cộng đồng dân cư

Sau khi đầu tư nâng cấp, chỉnh trang 4 tuyến đường xung quanh Đại Nội, TP Huế phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế triển khai Đề án phố đêm khu vực Hoàng Thành Huế Bên cạnh đó hình thành chợ đêm tại khu vực bến xe chợ Đông Ba, đường Chương Dương, Trần Hưng Đạo, cụm tuyến đường quanh khu vực cầu Gia Hội như Huỳnh Thúc Kháng, Bạch Đằng, phố cổ Gia Hội; khu vực công viên Kim Long đối diện đình làng Kim Long Đồng thời, chỉnh trang vỉa hè tuyến đường Trương Định và không gian liên quan, hình thành không gian ẩm thực ba miền

Trang 39

Thành phố cũng đã đầu tư nguồn lực, hoàn thiện và phát triển sản phẩm không gian đi bộ hai bên bờ sông Hương, điểm nhấn là các công viên trung tâm phía Bắc và phía Nam thành phố trải dài từ công viên 3/2 đến công viên Bùi Thị Xuân; từ công viên Thương Bạc đến công viên Kim Long, 2 tuyến đường đi bộ dọc bờ sông Hương với các dịch vụ vui chơi giải trí, check-in phong cảnh, giải khát không cồn kết hợp đọc sách Các loại bánh Huế, các hoạt động thao diễn giới thiệu sản phẩm lưu niệm truyền thống Huế và các dịch vụ tiện ích phục vụ du khách Các trung tâm văn hóa, bảo tàng dọc đường Lê Lợi khởi động việc mở cửa về đêm cũng như tháo dỡ hàng rào ngăn cách ở phía sau - nơi tiếp giáp với không gian đi bộ nhằm tạo không gian bảo tàng văn hóa, nghệ thuật - đường đi bộ có sự kết nối, tạo ra điểm nhấn về đêm ấn tượng Xây dựng đường đi bộ hai bên bờ sông Hương sẽ trở thành địa điểm, một không gian công cộng đặc biệt, là nơi dành cho sinh hoạt văn hóa cộng đồng Thành phố sẽ bố trí chức năng nghỉ dưỡng ở các công viên, không gian xanh và chức năng văn hóa ở các bảo tàng và phòng trưng bày, dịch vụ du lịch ở khu vực trung tâm bờ nam sông Hương để kết nối với chức năng dịch vụ thương mại và du lịch của khu vực phố đi bộ Chu Văn An - Võ Thị Sáu - Phạm Ngũ Lão, cầu đi bộ gỗ lim trên sông Hương Mạng lưới giao thông công cộng và đường đi bộ lưu thông qua các tuyến cầu Trường Tiền - phố Tây - Vỹ Dạ - cồn Hến - Chi Lăng - Trần Hưng Đạo - kéo dài tuyến đi bộ dọc hai bờ sông Hương, đoạn từ cầu Trường Tiền đến đường Bùi Thị Xuân - phường Thủy Biều phía nam sông Hương và đến chùa Linh Mụ phía bắc sông Hương đã và đang được hoàn thiện Xây dựng cầu đi bộ kết nối với cồn Dã Viên nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch và kết nối chức năng ở khu vực trung tâm, tạo nên được tuyến đường đi bộ và tuyến đường kết nối liên tục dọc bờ sông đảm bảo sự kết nối với các khu vực xung quanh

1.2.3.3 Bài học kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch đêm rút ra cho Hà Nội

Thực trạng các sản phẩm du lịch đêm tại thành phố Hà Nội:

Thủ đô Hà Nội là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế văn hóa của cả nước,

có rất nhiều tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, chất lượng, gắn liền với lịch sử văn hóa, truyền thống dân tộc Bên cạnh đó là những lợi thế thiên nhiên mà không phải thành phố nào cũng có được, với đầy đủ loại hình cảnh quan thiên nhiên đa dạng, gắn liền với nếp sống văn hóa của người dân bản địa, sở hữu gần 6.000 di tích, khoảng 1.200 lễ hội, 1.350 làng nghề cùng nền ẩm thực đa dạng Ngoài ra, Thủ đô Hà Nội có tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khá ổn định, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế đêm Kinh tế đêm hiện diện tại Hà Nội từ khá lâu và với lợi ích của nó mang lại, thành phố đang từng bước nhân rộng hoạt động này, hình thành nên một ngành kinh tế đặc trưng, góp phần phát triển kinh tế-xã hội Thủ đô Với sự ra đời của hàng loạt không gian đi bộ, ẩm thực, dịch vụ, cùng các tour du lịch đêm trong thời gian gần đây cho thấy, Hà Nội đang chủ động khai thác các lợi thế để thúc đẩy kinh tế

Trang 40

đêm phát triển Một tín hiệu tốt là khi đưa các sản phẩm kinh tế đêm đi vào hoạt động, người dân hồ hởi đón nhận, các khu vực trung tâm càng trở nên sôi động

Địa bàn quận Hoàn Kiếm có các không gian sáng tạo đã phát triển thành các sản phẩm du lịch mang tầm thương hiệu như không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, các Không gian đi bộ trong Khu phố Cổ, Không gian bích họa phố Phùng Hưng, tuyến phố ẩm thực đêm Tống Duy Tân - Cấm Chỉ, Tạ Hiện – Lương Ngọc Quyến – Hàng Bạc thông sang Hàng Ngang – Hàng Đào luôn đông đúc, náo nhiệt ; có chợ Đồng Xuân là chợ đầu mối, trung tâm bán buôn của Thủ đô và toàn miền bắc; có các tuyến phố chuyên doanh, thương mại sầm uất; tập trung nhiều ngân hàng, trung tâm tài chính, chứng khoán, với 676 khách sạn, cơ sở lưu trú, doanh nghiệp lữ hành, đáp ứng nhu cầu của du khách khi đến với Hoàn Kiếm

Quận Tây Hồ cũng có kế hoạch phát triển kinh tế đêm với: Không gian biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực đường phố tại phố Trịnh Công Sơn Kể từ khi quận Tây Hồ triển khai Đề án “Không gian biểu diễn, ẩm thực đường phố quận Tây Hồ” nhận được sự quan tâm của người dân, khách du lịch và trở thành không gian đi bộ mới sau khu vực phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm Dự kiến tại quận Ba Đình sắp tới sẽ mở khu phố ẩm thực đêm tại Đảo Ngọc - Ngũ Xã, trong đó trung tâm là trục Ngũ Xã - Nguyễn Khắc Hiếu Quận Hai Bà Trưng hiện đã đã có chủ trương để xây dựng Đề án hình thành tuyến phố đi bộ khu vực cổng Công viên Thống Nhất và Hồ Thiền Quang

Đối với quận Long Biên đã có những bước phát triển nhanh, có nhiều bứt phá, lợi thế phát triển về hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy kết nối với các tỉnh, TP Lạng Sơn, Hải Phòng Long Biên có tốc độ đô thị hóa nhanh, tiềm năng trở thành trung tâm đô thị mới bên sông với nhiều khu đô thị lớn và hiện đại, trung tâm thương mại Thời gian gần đây, khu phố ẩm thực Ngọc Lâm thu hút khách hàng có nhu cầu về ẩm thực tới trải nghiệm và trở thành lựa chọn mới cho người dân Hà Nội về ăn uống

Tại Sơn Tây, UBND thị xã cũng đang khẩn trương triển khai tuyến phố đi bộ xung quanh Thành cổ Sơn Tây nhằm hình thành một không gian giải trí, văn hóa, du lịch cho người dân và du khách Riêng tại huyện Đông Anh, những năm gần đây, Đông Anh là huyện có tốc độ độ thị hóa nhanh, phát triển kinh tế bền vững, toàn diện Đây là mảnh đất của văn hiến, lịch sử, với những di tích lịch sử quốc gia (Cổ Loa, đền Sái, khu sinh thái Cọ Xanh, vườn Xoài, làng nghề chạm khắc gỗ Liên Hà, nghệ thuật ca trù Lỗ Khê, rối nước Đào Thục )

Kinh tế ban đêm mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng gặp phải những rủi ro tiềm ẩn khác như an ninh, an toàn giao thông, ô nhiễm tiếng ồn, rác thải, áp lực về cung cấp hệ thống hạ tầng thiết yếu Trong đó, chi phí lắp đặt hệ thống chiếu sáng, hệ thống camera giám sát,… xử lý chất thải, cung cấp điện, nước,… giám sát các vấn đề vệ

Ngày đăng: 02/04/2024, 13:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w