CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU1.1 Tóm tắt đề tài1.1.1 Đối tượng nghiên cứu đề tài: Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội VIETTEL1.1.2 Phương pháp nghiên cứu:- Phương pháp phân tích lý luận: Hệ th
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
Giới thiệu tổng quan về công ty
Viettel có tên đầy đủ là Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội của Việt Nam Viettel được thành lập vào ngày 01/06/1989 Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội của Việt Nam là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng với 100% vốn nhà nước Hiện nay, Viettel đang đầu tư tại 10 thị trường nước ngoài ở 3 châu lục gồm Châu Á, Châu Mỹ và Châu Phi.
Website: http://www.viettel.com.vn
Trụ sở chính: Lô D26, ngõ 3, đường Tôn Thất Thuyết, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy,
Viettel hiện đang cung cấp các sản phẩm và dịch vụ như sau: Viễn thông, công nghệ thông tin, an ninh mạng và các lĩnh vực khác Viettel là tập đoàn viễn thông và công nghệ thông tin lớn nhấtViệt Nam và được đánh giá là một trong các tập đoàn viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới với Top 15 công ty toàn cầu về số lượng thuê bao.
Sứ mệnh
“Tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số”
Tiên phong dựng xây các nền tảng số để mỗi cá nhân và tổ chức cùng nhau tạo nên những giá trị riêng và cộng hưởng những giá trị khác biệt ấy để tạo nên sức mạnh tổng hoà.
Giá trị cốt lõi
- Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý: Đối với Viettel thực tiễn là phương thức đánh giá Viettel luôn đề cao việc học hỏi, nghiên cứu, thử nghiệm và ứng dụng thực tiễn để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
- Trưởng thành qua những thách thức và thất bại: Viettel mang tinh thần dám đương đầu với khó khăn, thử thách không ngại thất bại và trưởng thành qua những thách thức, thất bại
- Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh: Viettel luôn nỗ lực đổi mới, sáng tạo để thích ứng với những thay đổi của thị trường, giữ vững vị thế dẫn đầu.
- Sáng tạo là sức sống: Viettel đề cao tinh thần sáng tạo, đổi mới, sáng tạo là động lực phát triển, là chìa khóa thành công.
- Tư duy hệ thống: Viettel có tầm nhìn chiến lược, lý luận dẫn dắt hệ thống làm nền tảng, muốn phát triển thần tốc phải chuyên nghiệp hóa hệ thống tốt kéo theo con người tốt hơn.
- Kết hợp Đông - Tây: Viettel có tư duy kết hợp, cải cách nhưng không pha trộn , nhìn nhận vấn đề theo 2 góp phần đa dạng hoá văn hoá ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp Viettel.
- Truyền thống và cách làm người lính: Viettel có cội nguồn từ quân đôi và luôn tự hào về điều đó Văn hóa “Người lính” với sự không ngại gian khó, kiên cường, kiên định trong tư tưởng là một trong những lý do Tập đoàn Viettel trở nên vững mạnh như ngày hôm nay
- Viettel là ngôi nhà chung: Đối với nhân viên Viettel là ngôi nhà thứ hai, mọi người đều cùng chung sống trong một ngôi nhà Viettel cần phải đoàn kết , tập trung xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Viettel ngày càng vững mạnh, tập đoàn Viettel lớn mạnh
Định hướng chiến lược
Với sự phấn đấu không ngừng để tập đoàn ngày càng phát triển vững mạnh, Viettel thấy được xu thế Thế giới đang bước vào kỷ nguyên số, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông, Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, với mục tiêu trở thành quốc gia số vào năm 2030 Viettel có định hướng phấn đấu hoàn thành mục tiêu trở thành doanh nghiệp chủ đạo và kiến tạo xã hội số tại Việt Nam và đạt được mức doanh thu dịch vụ 100 nghìn tỷ vào năm 2025 Trở thành một tập đoàn công nghệ toàn cầu, dẫn đầu trong lĩnh vực chuyển đổi số.Viettel còn đặt mục tiêu chuyển dịch Viettel Telecom trở thành doanh nghiệp viễn thông số, có dịch vụ số 1 tại Việt Nam Cùng với đó là mục tiêu đạt được tỷ trọng của doanh thu tương đương với các đối thủ cạnh tranh là các nhà mạng trong khu vực và cả trên thế giới
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
Phân tích PESTEL
- Dự báo mức tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2023 chỉ đạt 2,7%, thấp nhất từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam năm 2023 dự báo tăng khoảng 3,4% so với năm 2022
- Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2023 dự báo ở mức 5%, thấp hơn năm 2022 là 8,02%, dù thấp hơn chỉ tiêu đề ra (6,5%) nhưng vẫn ở mức khá cao so với nhiều nước trên thế giới và khu vực.
- Trong bối cảnh khó khăn kinh tế vĩ mô toàn cầu, ngành công nghệ thông tin - viễn thông Việt Nam vẫn có những bước tiến mạnh mẽ, đã và đang trở thành ngành kinh tế trọng điểm của đất nước Năm 2022, doanh thu đạt 148 tỷ USD, đóng góp 14,4% và GDP cả nước, tạo việc làm cho hơn 50.000 lao động
- Nhu cầu về viễn thông gia tăng, CNTT-VT đã trở thành ngành kinh tế động lực của cả nước, giữ vai trò dẫn dắt, tạo nền tảng phát triển kinh tế số.
- Trong tương lai sắp tới, nền kinh tế số sẽ là ưu thế cho các doanh nghiệp, vì vậy các doanh nghiệp cần phải tạo ra mô hình kinh doanh mới với ưu thế vượt trội về công nghệ
- Đòi hỏi phải tìm cách thay đổi công nghệ, phương pháp quản lý để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, sự chăm sóc khách hàng, sự cạnh tranh gay gắt.
3.1.2 Chính trị và pháp luật
- Việt Nam được đánh giá cao với môi trường chính trị ổn định, đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp.
- Bộ thông tin và truyền thông Việt Nam đang dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) nhằm xây dựng một luật thống nhất, tạo một hành lang pháp lý hoàn thiện để quản lý hoạt động viễn thông.
- Trong giai đoạn vừa qua, nhiều văn bản pháp luật mới với các cơ chế, chính sách mở cửa hội nhập, thúc đẩy đầu tư, đẩy mạnh cạnh tranh như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư;Luật Cạnh tranh, Luật Công nghệ thông tin… được ban hành Nhìn chung, pháp luật pháp phản ánh đúng, đầy đủ và kịp thời tình hình kinh tế của nước ta.
- Theo luật công nghệ thông tin Luật số: 67/2006/QH11 Ưu tiên ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Khuyến khích đầu tư cho lĩnh vực công nghệ thông tin sẽ giúp các doanh nghiệp có nguồn lực tài chính lớn mạnh hơn nhằm thúc đẩy đầu tư, nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm mới, dịch vụ mới, công nghệ mới đáp ứng nhu cầu khách hàng và thực hiện chiến lược kinh doanh của mình
- Viettel vào top 500 thương hiệu có giá trị nhất thế giới -> Xu hướng hội nhập quốc tế làm cho công ty có nhiều cơ hội gia nhập thị trường thế giới.
- Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội, tác động của văn hóa đến kinh tế là hết sức to lớn và phức tạp
- Văn hóa xã hội là 1 trong những yếu tố ảnh hưởng đến thói quen, hành vi mua sắm của người tiêu dùng
- Cùng với sự phát triển của kinh tế, nhu cầu thông tin liên lạc cũng tăng lên nhanh chóng. Người dân trên cả đất nước Việt Nam đều được kết nối với với nhau thông qua Internet. Tất cả mọi đối tượng đều có nhu cầu sử dụng internet với tốc độ cao.
-> Kích cầu ngành dịch vụ viễn thông.
- Ngành công nghệ thông tin, viễn thông đang không ngừng phát triển, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, mang lại nhiều cơ hội mới để bứt phá.
- Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã cấp phép thử nghiệm 5G từ năm 2019, đến
2020 khi thế giới bắt đầu triển khai 5G Việt Nam đang thuộc nhóm các quốc gia đầu tiên trên thế giới tiếp cận công nghệ 5G, một trong những nước tiên phong đi đầu trong việc nghiên cứu sản xuất thiết bị 5G, thử nghiệm và từng bước tiến tới thương mại hóa 5G.-> Viettel thử nghiệm thành công mạng 5g tại nhà máy Pegatron (Hải Phòng) Đây là nhà máy thông minh đầu tiên tại Việt Nam được tự động hoá dựa trên kết nối của dịch vụ di động 5G với ưu thế tốc độ cao, độ trễ thấp, hỗ trợ nhiều kết nối.
- Các trạm thu phát sóng thông tin di động (BTS) xuất hiện ngày càng nhiều tại các khu vực đông dân cư, cả nước hiện có trên 50.000 BTS.
- Sóng, điện từ bức xạ từ các trạm BTS có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người Tác hại này càng nguy hiểm, phần lớn các trạm BTS hiện nay đều không đạt yêu cầu về độ cao, gần khu dân cư -> Có khả năng gây nguy hiểm đến sức khỏe của con người.
Phân tích 5 áp lực cạnh tranh
- Tìm được nhà cung ứng tốt và phù hợp chính là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp Để có thể hoạt động trong lĩnh vực thông tin, viễn thông, cần đầu tư rất nhiều vào trang thiết bị o Nhà cung cấp tài chính: BIDV, MHB, Vinaconex, EVN. o Nhà cung cấp nguyên vật liệu: AT&T (Hoa Kỳ), BlackBerry Nokia, Siemens Networks, ZTE Hiện nay mới có thêm Dell và Intel trong lĩnh vực Laptop, Apple cung cấp iphone
- Ở lĩnh vực nghiên cứu sản xuất, Viettel đã làm chủ các thiết bị hạ tầng viễn thông từ thiết bị mạng truy nhập đến thiết bị mạng lõi, giúp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho mạng lưới quốc gia
- Năm 2022, doanh thu của ngành dịch vụ viễn thông đạt 138.000 tỷ đồng (tăng 1,6% so với năm 2021), nộp ngân sách 48.000 tỷ đồng, tỷ lệ thuê bao sử dụng smartphone trên 80%.
- Tuy nhiên, kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2023 cho thấy, dịch vụ viễn thông đang bão hòa và đang chuyển dịch mạnh thành hạ tầng số
- Trong khi viễn thông truyền thống có chiều hướng suy giảm, thì nhóm các dịch vụ số lại có sự tăng trưởng mạnh mẽ như nhóm dịch vụ hạ tầng số tăng 57%, giáo dục số tăng74%, quản trị doanh nghiệp tăng 68%
- Doanh thu từ dữ liệu của các nhà mạng tăng lên hơn 30% tổng doanh thu dịch vụ Thị trường điện toán đám mây đạt doanh thu khoảng 220 triệu USD, đạt tốc độ tăng trưởng 40%/năm Nền kinh tế Internet được đánh giá có quy mô 12 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng 38%/năm
- Ngày 7-1-2021, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) đã
- công bố tái định vị thương hiệu Viettel với bộ nhận diện gồm Logo màu đỏ và Slogan mới “Theo cách của bạn”.
- Viettel không còn là một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đơn thuần mà đã thực hiện chuyển đổi từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông sang một nhà cung cấp dịch vụ số.
- Viettel đã hình thành nên sáu lĩnh vực chủ đạo để kiến tạo xã hội số gồm: Hạ tầng số; Nội dung số; Tài chính số; Giải pháp số; An ninh mạng và Sản xuất Công nghệ cao.
- Bên cạnh đó, một số xu hướng của thế giới sẽ ảnh hưởng đến thị trường viễn thông Việt Nam như tác động của IoT, các dịch vụ xuyên biên giới Thế giới đã xuất hiện nhiều bối cảnh mới, có thể tác động rất lớn đến các dịch vụ hạ tầng, ví dụ hệ thống WiFi Free của Google Station, hay hệ thống vệ tinh quỹ đạo thấp cung cấp Internet giá rất rẻ đến hộ gia đình.
Dù hiện tại Viettel đang chiếm lĩnh thị phần nhiều nhưng các mạng điện thoại khác đang dần tiến tới mức cân bằng Khi thị trường viễn thông ngày càng hội tụ nhiều nhà cung cấp dịch vụ di động khác như: Vinaphone, Mobifone, Tuy nhiên, Viettel vẫn có những ưu thế riêng của mình:
- Doanh nghiệp có số lượng thuê bao di động lớn nhất
- Doanh nghiệp có vùng phủ sóng rộng nhất
- Doanh nghiệp có giá cước cạnh tranh nhất
- Doanh nghiệp có những gói cước hấp dẫn
- Doanh nghiệp có chính sách chăm sóc khách hàng tốt nhất
3.2.4 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
- Mảng viễn thông chỉ là một trong số những ngành nghề mà Viettel đang theo đuổi Về thị trường, Viettel cũng còn nhiều thị trường mới đang rất giàu tiềm năng như Lào,Campuchia hay Châu Phi Đây chính là nơi mà Viettel nên đề phòng với những đối thủ tiềm ẩn.
- Trong việc hòa mạng Internet cáp quang, đối thủ cạnh tranh của Viettel chính là FPT và VNPT Cả ba đều tích cực trong cuộc đua về tốc độ, giá cước, băng thông… để thu hút khách hàng và gia tăng thị phần.
- Trong lĩnh vực logistic, hiện Viettel Post là doanh nghiệp đang nắm vị trí số hai về thị phần chuyển phát tại Việt Nam Tuy nhiên, logistic hiện là ngành nghề hết sức sôi động, tương tự như viễn thông của nhiều năm về trước.
- Hiện nay, trên thị trường mạng di động tại Việt nam có 5 mạng cơ bản: Viettel, Mobifone, Vinaphone, Vietnamobile, GMobile Nếu như trước đây, MobiFone và VinaPhone thường là hai nhà mạng chiếm phần lớn thị phần về khách hàng thành đạt do ra đời sớm Tuy nhiên, nhờ những chiến lược marketing hiệu quả cùng với việc được đầu tư, cải tiến các trang thiết bị công nghệ hiện đại để vươn tầm phủ sóng, Viettel đã trở thành công ty cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất tại Việt Nam.
- Khi mới gia nhập thị trường, Viettel đã góp phần vào việc phổ cập điện thoại di động tại Việt Nam Những gói cước rẻ, nhiều khuyến mãi cũng các chương trình tặng điện thoại và sim cho tân sinh viên đã khiến Viettel tiếp cận dễ dàng nhiều khách hàng trẻ.
- Nhà mạng này đã bình dân hóa dịch vụ di động, giúp cho mọi người dân, dù giàu hay nghèo, dù ở thành phố hay là nông thôn, thậm chí là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo đều có thể dùng điện thoại di động để liên lạc, học tập, nâng cao trí thức, giải trí.
- Tại Việt Nam, Viettel sở hữu số lượng khách hàng lớn nhất lên tới 70 triệu thuê bao (Số lượng này nhiều hơn tổng số thuê bao của tất cả nhà mạng khác cộng lại) Với số lượng khách hàng dồi dào như này đòi hỏi Viettel phải cung cấp nhiều dịch vụ hơn và chất lượng cao.
- Khách hàng hiện nay trên thị trường Viễn thông Việt Nam chỉ có 3 lựa chọn chiếm phần lớn là Viettel, Mobifone, Vinaphone
Phân tích ma trận EFE
Các yếu tố về bên ngoài môi trường Mức độ quan trọng
Tác động Điểm TB trọng số
GDP Việt Nam dự báo ở mức 5% 0.15 3 0.45
Chính trị ổn định, pháp luật về cạnh tranh, về viễn thông, thông tin dần hoàn thiện 0,10 3 0.3
Chính phủ hạn chế việc thành lập mới các hãng viễn thông di động 0.03 2 0.06
Chính sách công nghệ về viễn thông, tin học được ưu tiên phát triển (công nghệ 5G) 0.3 4 1.2
Dân số đông, thị trường lớn, một trong những thị trường viễn thông có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới
Môi trường cạnh tranh giữa các công ty viễn thông di động 0.1 2 0.2
Tốc độ phát triển triển thị trường viễn viễn thông di động chậm lại
0.02 3 0.06 Áp lực từ phía khách hàng sử dụng dịch vụ viễn viễn thông di động sang dùng của công ty khác 0.15 4 0.6
Thách thức từ đối thủ mới gia nhập, hội nhập quốc tế trên thị trường viễn thông di động 0.04 1 0.04
Sản phẩm thay thế dịch vụ di động (voice chat, điện thoại vệ tinh, ) 0.01 1 0.01
Ma trận EFE của các công ty viễn thông và công nghệ thông tin Trong ma trận này, yếu tố
“chính sách công nghệ về viễn thông, tin học được ưu tiên phát triển (công nghệ 5G)” nhận được mức độ quan trọng 0.3 - mức cao nhất, điều đó có nghĩa đây là yếu tố bên ngoài quan trọng nhất ảnh hưởng ảnh hưởng đến sự thành công của ngành viễn thông Hệ số phân loại 4 của công tyViettel đối với yếu này cho thấy, công ty ứng phó hiệu quả với yếu tố “chính sách công nghệ về viễn thông, tin học được ưu tiên phát triển (công nghệ 5G)” Tuy nhiên, chiến lược của công ty lại ứng phó chưa hiệu quả đối với yếu tố” thách thức đối thủ mới gia nhập, hội nhập quốc tế trên thị trường viễn thông di động” và “sản phẩm thay thế dịch vị di động (voice chat, điện thoại vệ
Phân tích ma trận CPM
Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh
Tầm quan trọng Công ty
Phân loại Điểm Phân loại Điểm Phân loại Điểm
Chất lượng công nghệ, sản phẩm, dịch vụ 0.20 4 0.80 3 0.60 4 0.80
Tác động từ quảng cáo, truyền thông 0.15 2 0.30 3 0.60 2 0.40
Mức độ cạnh tranh về giá trên thị trường 0.15 4 0.60 3 0.45 2 0.20
Vị thế tài chính, khả năng đầu đầu tư
Khách hàng trung thành đối với các hãng
Thị phần của các hãng 0.15 4 0.60 3 0.45 3 0.45
Mức độ đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ 0.10 3 0.30 3 0.30 3 0.30
Mức độ toàn cầu hóa 0.05 2 0.10 1 0.05 2 0.10
Ma trận CPM này cho thấy, nếu xét trên phương diện khả năng ứng phó của chiến lược hiện tại với các yếu tố môi trường bên ngoài và bên trong, thì công ty Viettel mạnh hơn đối thủ công ty Vinafone và công ty Mobifone Công ty Viettel là là công ty mạnh nhất trong số các công ty đi đầu về viễn thông và công nghệ thông tin Trong lĩnh vực này, thì yếu tố chất lượng công nghệ, sản phẩm, dịch vụ là yếu tố quan trọng nhất (chiếm tới 0.20) Với yếu tố này, công ty Viettel và đối thủ của nó là công ty Mobifone cạnh tranh rất mạnh (4), còn công ty đối thủ Vinafone thì cạnh ở mức trên trung bình (3) Điểm mạnh đặc biệt của công ty Viettel là “chất lượng công nghệ, sản phẩm, dịch vụ”, “mức độ cạnh tranh về giá trên thị trường” và “thị phần của các hãng”
(4), các công ty khác ở mức trên trung bình (3) Điểm yếu đặc biệt của công ty Viettel là “khách hàng trung thành đối với các hãng” (chỉ được 1 điểm) trong khi công ty đối thủ Mobifone đạt tới
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
Phân tích chuỗi giá trị
4.1.1 Các hoạt động hỗ trợ a Cấu trúc hạ tầng của doanh nghiệp
Trụ sở chính ở Số 06 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội Tòa nhà trụ sở của Viettel là công trình đầu tiên của Việt Nam đầu tư hệ thống vận hành thông minh đồng bộ, giám sát và điều khiển bằng hệ thống âm thanh - hình ảnh Các trang thiết bị như máy tính để bàn, ghế ngồi của nhân viên đều hiện đại và thuộc hàng chất lượng cao.
4-1 Trụ sở chính của Viettel Đến nay sau 28 năm hoạt động, Viettel Construction đã xây dựng được hệ thống hạ tầng mạng lưới Viễn thông trong nước với hơn 52487 trạm phát sóng, 322.897 km cáp quang (tương đương
8 vòng trái đất), bao phủ 100% lãnh thổ Việt Nam bao gồm vùng biển hải đảo và vùng sâu vùng xa Đồng thời còn là đơn vị tham gia xây dựng hạ tầng viễn thông tại 10 quốc gia thuộc châu Á, châu Phi và châu Mỹ
Tháng 6/2022 CTR vươn lên trở thành TOWERCO số 1 Việt Nam về hạ tầng sở hữu OCK đứng thứ 2 với 3240 trạm BTS Đến cưới năm 2022, Tổng Công ty sở hữu: 4.286 trạm BTS; 1,87 triệu m2 DAS; 2.682 km truyền dẫn treo; 24,4 km truyền dẫn ngầm; 53 hệ năng lượng mặt trời. b Quản trị nguồn nhân lực
Sở hữu nguồn nhân lực với 11259 người bao gồm trong nước và nước ngoài Hằng năm Viettel luôn cần tuyển dụng nhân sự với nhiều vị trí khác nhau Trên các trang tin tuyển dụng Viettel đều công khai mức lương, mô tả công việc thực tiễn, các yêu cầu về công việc và các chính sách, quyền lợi dành cho các ứng viên nếu họ gia nhập vào công ty.
Viettel luôn nằm trong TOP những doanh nghiệp có chế độ cao nhất trong ngành viễn thông, xây dựng, công nghệ thông tin tại Việt Nam Tại đây chính sách lương thưởng luôn được cải tiến theo hướng khuyến khích đóng góp từ nhân viên như Thưởng sáng kiến, ý tưởng, thành tích công việc, dự án, thành công của sản phẩm nghiên cứu v.v.
Không chỉ quan tâm đến đời sống của CBNV còn quan tâm đến gia đình, người thân của CBNV.Hằng năm, công ty sẽ gửi quà Tết đến gia đình của mỗi CBNV Những ngày lễ lớn như 30/4, 1/5,1/6, 2/9, 22/12 toàn thể CBNV tại Viettel đều có quà và được nghỉ phép hưởng nguyên lương. c Phát triển công nghệ
Viettel là đơn vị tiên phong triển khai thử nghiệm kỹ thuật, thử nghiệm thương mại 5G tại
Việt Nam, đến nay Viettel đã phủ sóng 5G tại
58/63 tỉnh, thành phố Ngày 20/7/2023, Tập đoàn
Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố thử nghiệm thành công dịch vụ mạng di động 5G dùng riêng (5G Private Mobile
Network - 5G PMN) cho nhà máy Pegatron tại Hải Phòng, khẳng định Việt Nam đang đồng hành với thế giới trong xu hướng công nghệ tiên tiến nhất d Mua sắm/ thu mua/ cung ứng
Ngày 19/06/2022 Viettel thông báo mời tham gia gói thầu mua sắm máy chủ và thiết bị mạng,phần mềm nội bộ phục vụ khách hàng Đến ngày 14/04/2003 Tập đoàn đã công bố kết quả nhà thầu với 10 gói thầu mua sắm trang thiết bị thuộc dự án Đầu tư mở rộng mạng truyền dẫn IP năm
2022 với tổng mức đầu tư 1.421 tỷ đồng
4.1.2 Các hoạt động chủ yếu a Các hoạt động đầu vào
Nhập, quản lý phân phối thiết bị Modem, Router, cáp quang, v.v
- Router cáp quang Viettel wifi Totolink N151RT + Converter: Là một dòng Router có xuất xứ từ Hàn Quốc (hình ảnh trong link)
- Bộ phát wifi TP Link TLWR740N + Converter, Router wifi TP Link TLWR741N + Converter, Router wifi TP Link TLWR841N + Converter: Có xuất xứ từ Trung Quốc b Các hoạt động đầu ra
Xử lý hợp đồng thời gian cung cấp dịch vụ nhanh với quy trình đơn giản:
- Với hộ gia đình: Chỉ cần giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân và hộ khẩu của chủ hộ (nếu bạn ở trọ thì không cần hộ khẩu)
- Với doanh nghiệp: Bạn cần có giấy CMND/thẻ CCCD của đại diện doanh nghiệp/công ty hoặc người có chức danh cao nhất công ty Ngoài ra cần phải có giấy bổ nhiệm, ủy quyền, nếu người đại diện đăng ký Internet không phải là giám đốc, và cuối cùng là giấy phép đăng ký kinh doanh.
Cả hoạt động đầu vào và hoạt động đầu ra đều theo 5 chứng nhận tiêu chuẩn ISO mà Tổng Công ty đang thực hiện:
- ISO 9001:2015 - Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn.
- ISO 45001:2018 - Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp.
- ISO 27001:2013 - Hệ thống quản lý an toàn thông tin.
- ISO 2000-1:2018 - Hệ thống quản lý dịch vụ CNTT.
- ISO 14001:2015 - Hệ thống quản lý môi trường. c Vận hành
Với Viettel telecom cung cấp các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin nên độ tin cậy của các thiết bị phải được đặt lên hàng đầu nên đòi hỏi phải có quy trình vận hành hệ thống phù hợp đảm bảo các hoạt động đều diễn ra 24/7
Với Viettel Construction luôn nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng, giảm chi phí
Năm 2011, Viettel thức đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử viễn thông trị giá 200 tỷ đồng Đây là dây chuyền thuộc Trung tâm sản xuất Điện tử
Viettel, có khả sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm khác thiết bị đầu cuối.
Viettel Construction hiện đang triển khai lắp đặt, bảo dưỡng, tối ưu vận hành, xử lý sự cố hệ thống cố định băng rộng và hệ thống di động, truyền dẫn cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ Tiêu biểu hiện nay Viettel Construction vận hành khai thác mạng truy nhập của Viettel cho 63 tỉnh/ TP trên cả nước và 26 tỉnh thị trường Cambodia (Unitel), Myanmar (Mytel) Bên cạnh đó, Viettel Construction hiện đang vận hành mạng cáp quang cho
Phân tích ma trận IFE
Yếu tố bên trong chủ yếu Mức độ quan trọng
Số điểm quan trọng Điểm mạnh
Mạng lưới và diện phủ sóng, khả năng đáp ứng trên phạm vị 100% các xã và vùng biển đảo trên toàn quốc
0,15 4 0,6 Đầu tư phát triển công nghệ cao 0,15 3 0,45
Gói cước dịch vụ đa dạng 0,10 3 0,3
Thị phần viễn thông di động chiếm 54% 0,15 3 0,45
Lương nhân viên cao, quan hệ tốt 0,10 3 0,3
Marketing các sản phẩm rộng rãi 0,05 2 0,1 Điểm yếu
Nguồn nhân lực đông, phát triển nóng chưa đáp ứng được yêu cầu công việc 0,10 1 0,1
Chất lượng dịch vụ chưa đồng đều và chưa cao 0,10 3 0,3
Cơ cấu tổ chức quản lý còn phụ thuộc nhiều vào hoạt động quốc phòng, mang nhiều tính hành chính
Bảng trên cho thấy điểm yếu duy nhất của doanh nghiệp phân tích là ‘Nguồn nhân lực đông, phát triển nóng chưa đáp ứng được yêu cầu công việc’ là do doanh nghiệp hoạt động với quy mô lớn nên khó tránh khỏi những khó khăn trong công tác điều hành hoạt động, khả năng linh hoạt thay đổi với những biến đổi trong môi trường kinh doanh có nhiều khó khăn Trong khi đó điểm mạnh nhất của doanh nghiệp là ‘Mạng lưới và diện phủ sóng, khả năng đáp ứng trên phạm vị 100% các xã và vùng biển đảo trên toàn quốc’, hệ số phân loại 4 Đây là lợi thế giúp cho Viettel quảng bá thương hiệu sản phẩm của mình cũng như thực hiện các trách nhiệm xã hội với các vùng xa,vùng biển đảo còn gặp nhiều khó khăn trong việc kết nối và phù hợp với sự phát triển của đất nước “Thị phần viễn thông di động chiến 54%, Đầu tư phát triển công nghệ cao, Mạng lưới và diện phủ sóng, khả năng đáp ứng trên phạm vị 100% các xã và vùng biển đảo trên toàn quốc” với mức quan trọng 0.15 cho thấy sự tin tưởng của khách hàng đối với công ty là rất lớn Số điểm quan trọng tổng cộng là 2,9 > 2,5 Điều đó cho thấy môi trường nội bộ của doanh nghiệp phân tích mạnh.
Ma trận IE
Tổng số điểm các nhân tố bên trong (IFE) MẠNH (3.0 - 4.0) TRUNG BÌNH
Tổng số điểm các nhân tố bên ngoài
Tổng số điểm các nhân tố bên trong IFE là 2.9 Tổng số điểm các nhân tố bên ngoài EFE là 3.22
Sử dụng chiến lược xây dựng và phát triển
1 Tích hợp ngang, phía trước hoặc phía sau: a Lập các chi nhánh, mở rộng mạng lưới. b Mở rộng thêm các vùng phủ sóng, phát triển mạng lưới, tăng cường kiểm soát các dịch vụ c Tìm kiếm sự tăng trưởng bằng việc mua lại công ty hoặc mở rộng những sản phẩm mới để mở rộng thêm ngành nghề kinh doanh cung cấp cho thị trường hiện tại
2 Thâm nhập thị trường a Thâm nhập thị trường thông qua việc tăng công suất, đẩy mạnh mở rộng thị trường để nâng cao thị phần b Tìm kiếm thị trường ngách bằng cách tập trung vào các phân khúc khách hàng nhỏ, có nhu cầu đặc thù.
3 Mở rộng thị trường a Gia nhập thị trường mới với những sản phẩm hiện có, sử dụng sức mạnh về thương hiệu để mở rộng ra thị trường nước ngoài b Hoàn thiện các tiêu chuẩn quản lý, triển khai chiến lược để gia nhập vào những thị trường mới
4 Phát triển sản phẩm a Sử dụng sức mạnh về tài chính để tăng cường nghiên cứu và phát triển nhằm cải tiến những sản phẩm hiện tại và tạo ra sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu gia tăng b Sử dụng thị phần lớn để tăng cường cạnh tranh với các đối thủ, phát triển sản phẩm vượt trội so với đối thủ nhằm giảm sự cạnh tranh
PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC TRIỂN KHAI
Thiết lập chiến lược khác biệt hóa
Chiến lược khác biệt hóa là việc tạo ra và duy trì một sự khác biệt, độc đáo đáng kể trong sản phẩm/ dịch vụ hoặc quy trình kinh doanh của một doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường
Mục tiêu của chiến lược khác biệt hóa là tạo ra lợi thế cạnh tranh dựa trên sự khác biệt và độc đáo của sản phẩm/ dịch vụ.
Doanh nghiệp thực hiện chiến lược khác biệt hóa tập trung vào việc cung cấp sản phẩm/ dịch vụ độc nhất vô nhị hoặc có những tính năng và lợi ích đặc biệt mà khách hàng không thể tìm thấy ở các đối thủ cạnh tranh Điều này có thể bao gồm việc cung cấp chất lượng cao hơn, tính năng độc đáo, dịch vụ khách hàng tốt hơn, giá trị gia tăng hoặc kỹ thuật tiên tiến hơn Càng ít sự tương tự với các đối thủ thì công ty càng được bảo vệ trước sự cạnh tranh và càng mở rộng sự hấp dẫn thị trường cho công ty
Sau những thành công từ chiến lược khác biệt hóa của mình thì Viettel đã có được chỗ đứng trên nền kinh tế thị trường Từ một doanh nghiệp có xuất phát điểm là số 0 cho đến Nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất thế giới tại các nước đang phát triển năm 2009 (WCA 2009) Đó là kết quả của một quá trình, khác biệt từ cách nghĩ đến cách làm đã dẫn đến sự thành công của Viettel ngày hôm nay
Bằng việc phân tích các yếu tố môi trường và các yếu tố nội lực, công ty có thể thiết lập các chiến lược sau:
- Phát Triển Sản Phẩm và Dịch Vụ: Tận dụng sức mạnh của mạng lưới viễn thông và công nghệ, Viettel có thể phát triển dịch vụ hỗ trợ công nghiệp 4.0 bao gồm giải pháp quản lý và theo dõi thông tin từ cảm biến, máy móc tự động và tự động hóa quy trình. Viettel có thể mở rộng sang lĩnh vực y tế kỹ thuật số bằng cách cung cấp các giải pháp công nghệ để quản lý hồ sơ bệnh nhân, dịch vụ tư vấn y tế trực tuyến, hỗ trợ theo dõi sức khỏe thông qua các thiết bị đeo thông minh Viettel có thể phát triển một nền tảng thương mại điện tử tích hợp giúp khách hàng thực hiện giao dịch mua sắm trực tuyến, thanh toán dễ dàng và sử dụng ưu đãi đặc biệt Viettel có thể phát triển nhiều hơn các dịch vụ giải trí như game trực tuyến, âm nhạc và video và nền tảng giải trí số giúp tăng thu nhập và tăng cường trải nghiệm giải trí của người dùng Viettel.
- Mở rộng thị trường quốc tế: Sử dụng thương hiệu mạnh mẽ để mở rộng quốc tế, tận dụng cơ hội từ thị trường mới và chính sách phát triển của chính phủ, xây dựng và mở rộng các liên kết chiến lược với các đối tác toàn cầu trong ngành công nghiệp viễn thông và công nghệ trong việc phối hợp nghiên cứu và phát triển, chia sẻ công nghệ và mở rộng mạng lưới hợp tác Đầu tư vào chiến lược tiếp thị và quảng cáo quốc tế để xây dựng thương hiệu mạnh mẽ và gây ấn tượng tích cực với đối tác quốc tế Đầu tư vào các dự án quốc tế quan trọng và các lĩnh vực công nghiệp khác nhau như năng lượng tái tạo, giáo dục, y tế và logistic Tìm kiếm cơ hội mở rộng sang các thị trường quốc tế, đặc biệt là trong khu vực ASEAN và các thị trường mới nổi.
- Đầu Tư Nghiên Cứu và Phát Triển: Tăng cường đầu tư nghiên cứu và phát triển để duy trì sự tiên tiến về công nghệ và đáp ứng tốt với tốc độ phát triển nhanh về CNTT giúp Viettel giữ vững và tăng cường sự độc đáo về chất lượng của sản phẩm và dịch vụ.
- Tăng cường dịch vụ chăm sóc khách hàng: Đầu tư vào việc cải thiện chất lượng dịch vụ và trải nghiệm khách hàng để đối mặt với thách thức về nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người dùng Đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin khách hàng là ưu tiên hàng đầu, giúp xây dựng niềm tin cho khách hàng, tăng độ uy tín cho công ty Tạo ra các ưu đãi và gói dịch vụ hấp dẫn để tăng cường giá trị, thu hút và giữ chân khách hàng Cung cấp ưu đãi, giảm giá, quà tặng đặc biệt cho khách hàng sử dụng dịch vụ trong thời gian dài.
- Xây Dựng Chiến Lược Bền Vững: Tập trung vào việc xây dựng chiến lược bền vững để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường về sự chăm sóc môi trường và xã hội.
Thực hiện chương trình tái chế linh hoạt cho các sản phẩm điện tử và giải pháp quản lý chất thải để giảm lượng chất thải đến môi trường (Tổ chức các điểm thu gom điện tử cũ để tái chế và giảm lượng chất thải từ các sản phẩm phát sinh) Tổ chức các khóa đào tạo về kỹ năng và kiến thức liên quan đến bền vững cho nhân viên tạo cơ hội cho nhân viên tham gia vào các dự án bền vững.
Phân tích và lựa chọn chiến lược (QSPM)
Căn cứ theo ma trận IE, ma trận EFE, IFE thì chiến lược phù hợp với mục tiêu của Viettel là
- Chiến lược 1: Phát triển sản phẩm
- Chiến lược 2: Thâm nhập phát triển thị trường
- Chiến lược 3: Đa dạng hóa sản phẩm
Các yếu tố ảnh hưởng Mức độ tác động
Phát triển sản phẩm Thâm nhập phát triển thị trường
Cơ hội AS TAS AS TAS AS TAS
1 GDP Việt Nam dự báo ở mức
2 Chính trị ổn định, pháp luật về cạnh tranh, về viễn thông, thông tin dần hoàn thiện
3 Chính phủ hạn chế việc thành lập mới các hãng viễn thông di động
4 Chính sách công nghệ về viễn thông, tin học được ưu tiên phát triển (công nghệ 5G)
5 Dân số đông, thị trường lớn, một trong những thị trường viễn thông có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới
1 Môi trường cạnh tranh giữa các công ty viễn thông di động
2 Tốc độ phát triển triển thị trường viễn viễn thông di động chậm lại
3 Áp lực từ phía khách hàng sử 0,15 2 0,3 3 0,45 4 0,6 dụng dịch vụ viễn viễn thông di động sang dùng của công ty khác
4 Thách thức từ đối thủ mới gia nhập, hội nhập quốc tế trên thị trường viễn thông di động
5 Sản phẩm thay thế dịch vụ di động ( voice chat, điện thoại vệ tinh, )
1 Mạng lưới và diện phủ sóng, khả năng đáp ứng trên phạm vị 100% các xã và vùng biển đảo trên toàn quốc
2 Đầu tư phát triển công nghệ cao
3 Gói cước dịch vụ đa dạng 0,10 4 0,3 3 0,3 2 0,3
4 Thị phần viễn thông di động chiếm 54% 0,15 2 0,3 3 0,45 1 0,15
5 Lương nhân viên cao, quan hệ tốt 0,10 3 0,3 2 0,2 3 0,3
6 Marketing các sản phẩm rộng rãi
1 Nguồn nhân lực đông, phát triển nóng chưa đáp ứng được yêu cầu công việc
2 Chất lượng dịch vụ chưa đồng đều và chưa cao
3 Cơ cấu tổ chức quản lý còn phụ thuộc nhiều vào hoạt động quốc phòng, mang nhiều tính hành chính
Dựa theo kết quả thu được từ ma trận QSPM thì chúng ta có thể thấy rằng Chiến lược 1 (phát triển sản phẩm là hấp dẫn nhất và có tổng điểm cao nhất là 6,39 với kết quả này thì Viettel sẽ chọn để thực hiện mục tiêu Trong khi đó chiến lược 2 (Thâm nhập phát triển thị trường) có số điểm thấp hơn là 6,09 sẽ được chọn làm chiến lược dự phòng.
Lựa chọn và triển khai chiến lược
5.3.1 Chiến lược toàn cầu (Thâm nhập phát triển thị trường)
Chiến lược toàn cầu nhấn mạnh đến hoạt động kinh doanh trong môi trường tiêu chuẩn hóa và thống nhất trên thế giới với chiến lược chi phí thấp để thâm nhập và phát triển thị trường mới. Điều đó đòi hỏi các công ty theo đuổi chiến lược toàn cầu cần phải xem xét và nghiên cứu tất cả thị trường thuộc các quốc gia tiềm năng, đồng thời xác định nhu cầu của người dùng tại quốc gia đó nhằm tìm được chiến lược thâm nhập phù hợp nhất.
Viettel đã có nhiều năm kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài, hiện đang hoạt động tại 10 quốc gia và vùng lãnh thổ (Campuchia, Lào, Myanmar, Đông Timor, Peru, Haiti, Mozambique, Tanzania, Cameroon, Burundi) Trong giai đoạn sắp tới, Viettel cần tiếp tục mở rộng thị trường ra các khu vực tiềm năng khác, đặc biệt là các thị trường châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh.
- Tổ chức cơ cấu và cách làm việc phù hợp với thị trường quốc tế: quản lí lao động cần tổ chức rõ ràng, điều chỉnh quy định phù hợp với điều kiện văn hóa và pháp luật tại từng quốc gia Có những điều kiện hấp dẫn để thu hút các chuyên viên kĩ sư giỏi của đất nước
- Đẩy mạnh tìm kiếm thị trường chưa phát triển: Chú ý đến các dịch vụ có tính cạnh tranh cao đem lại lợi nhuận lớn khi đánh vào các nước đang phát triển, đồng thời nâng cao độ nhận diện thương hiệu và uy tín tại nhiều quốc gia.
5.3.2 Phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng (VAS, Đa dạng hóa sản phẩm)
Dịch vụ VAS đang ngày càng phát triển và trở thành xu hướng mới trong ngành viễn thông, VAS không chỉ góp phần tăng doanh thu và thị phần, đồng thời VAS còn góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp thông qua tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh và đa dạng hóa sản phẩm của Viettel.
Một số xu hướng phát triển của dịch vụ VAS có thể áp dụng tại Viettel:
- Dịch vụ giáo dục trực tuyến: là dịch vụ cung cấp các khóa học, bài giảng, tài liệu và các hoạt động học tập khác thông qua Internet. o Lợi thế: Sức ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã mang đến xu hướng tiếp cận giáo dục thông qua Internet trở nên phổ biến, từ đó tạo ra cơ hội tiếp cận được với nhóm khách hàng thông qua việc tăng cường sự linh hoạt, tiện lợi cho các ứng dụng liên quan đến giáo dục và phương pháp học tập hiệu quả hơn. o Hạn chế: Cùng với việc bình thường hóa sau đại dịch, nhu cầu sử dụng phương tiện giáo dục trực tuyến cũng dần trở lại và phát triển song song với học tập trực tiếp, vì thế việc nắm bắt xu hướng học tập mới (kết hợp song song trực tuyến và trực tiếp) cần được triển khai hiệu quả.
- Lưu trữ trực tuyến: Dịch vụ lưu trữ trực tuyến giúp người dùng có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi thông qua trình duyệt web hoặc ứng dụng trên điện thoại di động. o Lợi thế: Dưới sự không ngừng phát triển và nhu cầu ngày càng tăng về sử dụng dữ liệu, việc thu hút khách hàng thông qua sử dụng mạng viễn thông Viettel và lưu trữ, chia sẻ và đồng bộ hóa cũng góp phần tăng trải nghiệm của khách hàng và mở rộng phạm vi kinh doanh. o Hạn chế: Tuy nhiên dịch vụ lưu trữ cũng sẽ mang lại một số áp lực lớn do đối thủ cạnh tranh đã trở nên phổ biến (Google Drive, Icloud, Dropbox) cũng tạo nên một áp lực cạnh tranh khá lớn khi phát triển chiến lược này
5.3.3 Chiến lược phát triển công nghệ số (Phát triển sản phẩm)
Với thế mạnh với các sản phẩm công nghệ số, việc đầu tư phát triển sản phẩm như 5G, IoT, AI sẽ là một hướng phát triển tạo ra lợi thế cạnh tranh cao và thuận lợi cho doanh nghiệp.
Internet vạn vật (IoT) là hệ thống kết nối các thiết bị vật lý với nhau và với Internet IoT có khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ sản xuất, kinh doanh đến dịch vụ, giải trí.
Trí tuệ nhân tạo (AI)
Trí tuệ nhân tạo (AI) là một lĩnh vực khoa học máy tính, tập trung vào việc phát triển các hệ thống máy tính có thể suy nghĩ và hành động một cách thông minh.
Các giải pháp có thể thực hiện:
- Đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển: Viettel cần đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển để nắm bắt các xu hướng công nghệ mới, từ đó phát triển các dịch vụ và ứng dụng 5G, giải pháp AI tiên tiến.
- Hợp tác với các đối tác hàng đầu thế giới: Thông qua các đối tác hàng đầu có thể giúpViettel nâng cao khả năng tiếp cận nhanh nhất đến các công nghệ mới và xu hướng mới,tạo ra nhiều sản phẩm phát triển đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao: Viettel cần xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao, có trình độ chuyên môn và kỹ năng phù hợp để triển khai và vận hành mạng5G, AI, IoT…