1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh của Lạng Sơn

111 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Đội Ngũ Công Chức Quản Lý Nhà Nước Về Kinh Tế Cấp Tỉnh Của Lạng Sơn
Tác giả Quách Văn Lý
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Miền
Trường học Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 2,16 MB

Nội dung

Xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh của Lạng Sơn Công chức quản lý nhà nước (QLNN) về kinh tế chính là lực lượng tham mưu cho việc hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách, chiến lược, kế hoạch cũng như giải pháp thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế trong các ngành, lĩnh vực ở Trung ương và địa phương. Đồng thời, họ cũng là những người lãnh đạo, chỉ đạo việc thực thi những chủ trương, đường lối, chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế trong thực tiễn ở Trung ương cũng như địa phương. Như vậy, có thể nói, đội ngũ công chức QLNN về kinh tế là lực lượng quan trọng hàng đầu trong việc tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế của Trung ương cũng như địa phương. Vì vậy, xây dựng đội ngũ công chức QLNN về kinh tế có vai trò quan trọng, góp phần tạo ra đội ngũ công chức QLNN về kinh tế đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế quốc gia hay địa phương trong từng giai đoạn phát triển.

Trang 1

-QUÁCH VĂN LÝ

XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ KINH TẾ CẤP TỈNH CỦA LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2024

Trang 2

-QUÁCH VĂN LÝ

XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ KINH TẾ CẤP TỈNH CỦA LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số: 8340410

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS NGUYỄN THỊ MIỀN

HÀ NỘI – 2024

Trang 3

Tôi xin cam đoan luận văn “Xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh của Lạng Sơn” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, tài liệu nêu ra trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính kháchquan, khoa học Các tài liệu tham khảo và nguồn trích dẫn có nguồn gốc, xuất

xứ rõ ràng

Hà Nội, ngày 04 tháng 4 năm 2024 Tác giả

Quách Văn Lý

Trang 4

Chương

1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM VỀ XÂY

DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ

1.3 Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà

nước về kinh tế ở một số địa phương và bài học rút ra cho

tỉnh Lạng Sơn

31

Chương

2

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CẤP TỈNH CỦA

LẠNG SƠN

38

2.1 Khái quát về tỉnh Lạng Sơn và đội ngũ công chức quản lý

nhà nước về kinh tế cấp tỉnh của Lạng Sơn

38

2.2 Thực trạng xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước

về kinh tế cấp tỉnh của Lạng Sơn giai đoạn 2018 - 2022

49

2.3 Đánh giá chung về xây dựng đội ngũ công chức quản lý

nhà nước về kinh tế cấp tỉnh của Lạng Sơn giai đoạn

2018-2022

68

Chương

3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI

NGŨ CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH

TẾ CẤP TỈNH CỦA LẠNG SƠN

76

3.1 Bối cảnh mới và phương hướng xây dựng đội ngũ công

chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh của Lạng Sơn

đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

76

3.2 Giải pháp xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước

về kinh tế cấp tỉnh của Lạng Sơn đến năm 2025, tầm nhìn

Trang 5

UBND : Ủy ban nhân dân

HĐND : Hội đồng nhân dân

Trang 6

Lạng Sơn

Hình 2.3 Ý kiến đánh giá của công chức quản lý nhà nước về

kinh tế cấp tỉnh về bố trí công việc so với vị trí việc

làm

56

Hình 2.4 Đánh giá về chất lượng công chức QLNN về kinh tế

cấp tỉnh sau khi tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng

về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị

58

Hình 2.5 Đánh giá nội dung các khóa đào tạo, bồi dưỡng của

đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp

tỉnh của Lạng Sơn giai đoạn 2018 - 2022

62

Hình 2.6 Kết quả khảo sát của công chức quản lý nhà nước về

kinh tế cấp tỉnh của Lạng Sơn về đánh giá công chức

64

Hình 2.7 Ý kiến đánh giá của công chức quản lý nhà nước về

kinh tế cấp tỉnh của Lạng Sơn đối với chế độ, chính

sách

68

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 2.1 Tổng hợp công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp

tỉnh của Lạng Sơn giai đoạn 2018 - 2022

44

Bảng 2.2 Tỷ lệ nữ giới trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh

tế cấp tỉnh ở Lạng Sơn giai đoạn 2018 – 2022

45

Trang 7

tỉnh phân theo dân tộc giai đoạn 2018 - 2022Bảng 2.4 Trình độ công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp

tỉnh của Lạng Sơn giai đoạn 2018 – 2022

47

Bảng 2.5 Chất lượng công chức quản lý nhà nước về kinh tế

cấp tỉnh ở Lạng Sơn năm 2022

47

Bảng 2.6 Quy hoạch đội ngũ công chức quản lý nhà nước về

kinh tế cấp tỉnh của Lạng Sơn giai đoạn 2018 – 2022

51

Bảng 2.7 Thống kê tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển đội ngũ

công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh củaLạng Sơn giai đoạn 2018 – 2022

54

Bảng 2.8 Tổng hợp kết quả công chức quản lý nhà nước về

kinh tế của Lạng Sơn được bổ nhiệm lần đầu giaiđoạn 2018 - 2022

55

Bảng 2.9 Tình hình tham gia đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ

công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ởLạng Sơn giai đoạn 2018 -2022

59

Bảng 2.10 Đánh giá về nội dung các khóa đào tạo, bồi dưỡng

cho công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnhcủa Lạng Sơn

60

Bảng 2.11 Tình hình tham gia bồi dưỡng kiến thức chuyên

ngành của công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấptỉnh của Lạng Sơn giai đoạn 2018 – 2022

61

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Công chức quản lý nhà nước (QLNN) về kinh tế chính là lực lượng thammưu cho việc hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách, chiến lược, kếhoạch cũng như giải pháp thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế trong các ngành,lĩnh vực ở Trung ương và địa phương Đồng thời, họ cũng là những người lãnhđạo, chỉ đạo việc thực thi những chủ trương, đường lối, chính sách, chiến lược,

kế hoạch phát triển kinh tế trong thực tiễn ở Trung ương cũng như địa phương.Như vậy, có thể nói, đội ngũ công chức QLNN về kinh tế là lực lượng quantrọng hàng đầu trong việc tham mưu, đề xuất và tổ chức thực hiện nhiệm vụ pháttriển kinh tế của Trung ương cũng như địa phương Vì vậy, xây dựng đội ngũcông chức QLNN về kinh tế có vai trò quan trọng, góp phần tạo ra đội ngũcông chức QLNN về kinh tế đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và có chấtlượng cao đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế quốc gia hay địaphương trong từng giai đoạn phát triển

Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới, có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng,văn hóa đặc trưng được hình thành và phát triển qua các thời kỳ lịch sử, cótiềm năng phát triển du lịch và các ngành nông, lâm nghiệp Tốc độ tăngtrưởng kinh tế của tỉnh tương đối ổn định, giai đoạn 2018 - 2022, tổng sản phẩmquốc nội (GRDP) trên địa bàn tỉnh tăng bình quân khoảng 7%/năm Năm 2022,quy mô GRDP theo giá hiện hành ước tính đạt 41.487 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế:nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 21,1%, công nghiệp - xây dựng 24,4%,dịch vụ 49,98%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 4,52% [19] Song đếnnay, Lạng Sơn vẫn là tỉnh còn nhiều khó khăn, chưa phát huy được những tiềmnăng, lợi thế sẵn có của tỉnh, quy mô kinh tế còn nhỏ, tăng trưởng kinh tế chưabền vững, kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội (KT-XH) chưa đáp ứng yêu cầu pháttriển, môi trường đầu tư chưa thật sự hấp dẫn; chất lượng nguồn nhân lực chưađáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH và chuyển đổi số; còn hiện trạng thất thoát,lãng phí tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản do công tác quản lý khai thác, sử

Trang 9

dụng tài nguyên chưa chặt chẽ; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm còn cao; đờisống nhân dân còn nhiều khó khăn Nguyên nhân của hạn chế nêu trên cónguyên nhân từ công tác xây dựng đội ngũ công chức QLNN về kinh tế cấptỉnh của Lạng Sơn còn có mặt hạn chế, do đó đội ngũ công chức còn nhiềuyếu kém về cả trình độ, năng lực và kỹ năng sử dụng tin học, ngoại ngữ, kỹnăng đối ngoại, từ đó việc tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ vềphát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu trong tìnhhình mới

Trong bối cảnh tăng cường hội nhập quốc tế, đẩy mạnh CNH, HĐH vàchuyển đổi số, thực hiện Đề án tổng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào dântộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2030, Kếhoạch phát triển KT-XH tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025, Nghị quyết vềphát triển nguồn nhân lực tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm

2030 mà Đảng bộ tỉnh đã đề ra, cũng như yêu cầu chủ động hội nhập và liênkết kinh tế của tỉnh, việc xây dựng đội ngũ công chức QLNN về kinh tế cấptỉnh vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược

Xuất phát từ thực tế trên, học viên chọn đề tài: "Xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh của Lạng Sơn" làm luận văn thạc sĩ,

chuyên ngành Quản lý kinh tế

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Vấn đề xây dựng đội ngũ công chức QLNN về kinh tế đã có nhiều côngtrình nghiên cứu dưới nhiều góc độ, cách tiếp cận khác nhau Trong đó có thể

kể đến một số công trình liên quan đến chủ đề của luận văn sau:

- Luận văn thạc sĩ “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh của Quảng Ninh” của Lê Thị Hải Châu (2016) [2].

Trong luận văn, tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về xây dựng độingũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh; nghiên cứu kinh nghiệmxây dựng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh của một số địaphương có điều kiện tương đồng và rút ra bài học cho Quảng Ninh; phân tích,

Trang 10

đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh củaQuảng Ninh giai đoạn 2011-2015; chỉ ra kết quả, hạn chế và nguyên nhân củahạn chế về đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế của Quảng Ninhtrong giai đoạn này, từ đó, đề xuất phương hướng, giải pháp xây dựng đội ngũcán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh của Quảng Ninh trong nhữngnăm tới.

- Luận văn thạc sĩ “Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh

tế tại thành phố Thái Nguyên” của Vũ Thị Thu Huyền (2016) [11] Tác giả đã

khái quát những vấn đề chung về đội ngũ cán bộ QLNN về kinh tế; khái quáthóa lý luận về phát triển đội ngũ cán bộ QLNN về kinh tế cấp huyện, như:khái niệm, nội dung xây dựng, phát triển triển đội ngũ cán bộ quản lý nhànước về kinh tế; nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển đội ngũ cán bộ QLNN

về kinh tế của một số địa phương, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm Đồngthời, tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ QLNN

về kinh tế ở thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 và đề xuất các giảipháp phát triển đội ngũ cán bộ QLNN về kinh tế của thành phố Thái Nguyênđến năm 2020

- Luận án tiến sĩ “Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh

tế cấp thành phố ở Hà Nội” của Trần Thanh Cương (2017) [5] Tác giả đã

nghiên cứu một số công trình của nước ngoài về vai trò, chức năng, chấtlượng và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ QLNN về kinh tế; nghiên cứu vềxây dựng ngũ cán bộ QLNN về kinh tế nói chung, về chất lượng và xây dựngngũ cán bộ QLNN về kinh tế cấp tỉnh của một số địa phương trong nước;đánh giá về thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ QLNN về kinh tế của thànhphố Hà Nội và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộQLNN về kinh tế thành phố Hà Nội đến năm 2020

- Bài viết “Giải pháp xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế ở Hải Dương hiện nay” của Lê Thị Liên (2017) [13] Tác giả phân

tích thực trạng đội ngũ công chức QLNN về kinh tế ở Hải Dương Chỉ ra kết

Trang 11

quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về xây dựng đội ngũ côngchức QLNN về kinh tế của tỉnh Hải Dương trong giai đoạn này, trên cơ sở đóđưa ra một số giải pháp xây dựng đội ngũ công chức QLNN về kinh tế đápứng yêu cầu của quá trình CNH, HĐH ở tỉnh Hải Dương hiện nay

- Luận án Tiến sĩ “Xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế tỉnh Quảng Nam” của Trần Đình Thảo (2017) [18] Trong luận án, tác

giả đã khái quát các vấn đề lý luận về xây dựng đội ngũ công chức QLNN vềkinh tế nói chung, về xây dựng đội ngũ công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnhnói riêng; nghiên cứu kinh nghiệm một số nước trên thế giới và một số tỉnhcủa Việt Nam; đánh giá về thực trạng xây dựng đội ngũ công chức QLNN vềkinh tế tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2016 và đề xuất giải pháp đến năm

2020 và đề xuất một số giải pháp thời gian tới

- Luận văn thạc sĩ “Xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở tỉnh Yên Bái” của Vũ Thị Kim Liên (2021) [14] Trong luận

văn, tác giả đã khái quát các vấn đề lý luận về xây dựng đội ngũ công chứcQLNN và xây dựng đội ngũ công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh, như kháiniệm, nội dung, các yếu tố ảnh hưởng; nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng độingũ công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh ở một số địa phương có điều kiệntương đồng, từ đó rút ra bài học tham khảo cho tỉnh Yên Bái Từ cơ sở lý luận

ở chương 1, tác giả đã phân tích, đánh giá về thực trạng xây dựng đội ngũcông chức QLNN về kinh tế ở tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020; đề xuất một

Trang 12

số giải pháp xây dựng đội ngũ công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh ở YênBái thời gian tới

Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến các vấn đề lý luận và thựctiễn trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh

và cấp huyện Cụ thể:

Nghiên cứu khái quát những vấn đề chung về đội ngũ cán bộ, côngchức quản lý kinh tế cấp tỉnh, cấp huyện: từ khái niệm, đặc điểm, vai trò củacán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh (hoặc huyện); hệ thống hóa cơ

sở lý luận về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh(hoặc huyện);

Phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chứcQLNN về kinh tế cấp tỉnh (hoặc huyện) ở một số địa phương trên cơ sở lýluận đã xây dựng ở chương 1

Đưa ra phương hướng và hệ thống giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ,công chức trên địa bàn một số địa phương ở Việt Nam

Như vậy, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về xây dựngđội ngũ công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh của Lạng Sơn Do đó, đề tàinghiên cứu “Xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnhcủa Lạng Sơn” không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đó

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu

Luận văn đề xuất các giải pháp xây dựng đội ngũ công chức QLNN vềkinh tế cấp tỉnh của tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

- Nhiệm vụ nghiên cứu

Thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:

+ Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về xây dựng đội ngũ công chứcQLNN về kinh tế cấp tỉnh: khái niệm, nội dung, các nhân tố ảnh hưởng đếnxây dựng đội ngũ công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh

+ Nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng đội ngũ công chức QLNN về kinh

Trang 13

tế cấp tỉnh ở các địa phương có điều kiện tương đồng và rút ra bài học choLạng Sơn.

+ Phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng đội ngũ công chức QLNN vềkinh tế cấp tỉnh của Lạng Sơn giai đoạn 2018 - 2022

+ Đề xuất phương hướng và các giải pháp cơ bản nhằm xây dựng độingũ công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh của Lạng Sơn đến năm 2025, tầmnhìn đến năm 2030

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là xây dựng đội ngũ côngchức QLNN về kinh tế cấp tỉnh

- Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi chủ thể thực hiện: Chủ thể thực hiện công tác xây dựng đội

ngũ công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh là chính quyền cấp tỉnh, cụ thể làUBND tỉnh được đặt dưới sự lãnh đạo về chủ trương, giám sát của HĐND vàĐảng bộ tỉnh

+ Đối tượng của công tác quản lý trong lĩnh vực này là đội ngũ côngchức QLNN về kinh tế cấp tỉnh giới hạn trong số công chức công tác tại các sở,ban, ngành tỉnh, thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh Lạng Sơn

+ Phạm vi về nội dung

Luận văn nghiên cứu về công tác xây dựng đội ngũ công chức QLNN

về kinh tế cấp tỉnh, gồm các khâu: Quy hoạch đội ngũ công chức QLNN vềkinh tế cấp tỉnh; Tuyển dụng, sử dụng đội ngũ công chức QLNN về kinh tếcấp tỉnh; Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh;Đánh giá đội ngũ công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh; Thực hiện chế độ,chính sách đãi ngộ đối với công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh

+ Phạm vi về không gian

Đề tài được thực hiện trên phạm vi tỉnh Lạng Sơn, tại các cơ quanQLNN về kinh tế cấp tỉnh của tỉnh Lạng Sơn

Trang 14

+ Phạm vi về thời gian

Nghiên cứu thực trạng đội ngũ công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnhcủa tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2018 - 2022 Đề xuất giải pháp xây dựng đội ngũcông chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh của tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, tầmnhìn đến năm 2030

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận

Luận văn được thực hiện dựa trên những chủ trương, đường lối củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những quy định của tỉnh Lạng Sơn

về xây dựng đội ngũ công chức và công chức QLNN về kinh tế

* Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu phổ biếntrong khoa học kinh tế, như: phương pháp hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp,thống kê, so sánh, điều tra khảo sát Cụ thể:

- Phương pháp hệ thống hóa, phân tích để đưa ra những khái niệm vàluận giải vấn đề cơ bản về xây dựng đội ngũ công chức QLNN về kinh tế cấptỉnh Ngoài ra, sử dụng phương pháp khảo cứu kinh nghiệm ở một số địaphương có điều kiện tương đồng về xây dựng đội ngũ công chức QLNN vềkinh tế cấp tỉnh và rút ra bài học cho tỉnh Lạng Sơn

- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng trong phân tích, đánhgiá thực trạng quy trình xây dựng đội ngũ công chức QLNN về kinh tế củatỉnh Lạng Sơn ở Lạng Sơn giai đoạn 2018-2022

- Phương pháp khái quát hóa những vấn đề đã nghiên cứu cùng vớinhững đánh giá về bối cảnh mới ảnh hưởng đến xây dựng đội ngũ công chứcQLNN vê kinh tế cấp tỉnh ở Lạng Sơn để đưa ra hệ thống giải pháp để tiếp tụcxây dựng đội ngũ công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh Lạng Sơn đến năm

2025, tầm nhìn 2030

- Phương pháp thu thập số liệu:

Trang 15

+ Thu thập số liệu thứ cấp: Được lấy từ các nguồn là Cục Thống kêLạng Sơn, Sở Nội vụ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Ngoài ra từ các công trình đãđược công bố trước đó: sách, luận văn, luận án

+ Thu thập số liệu sơ cấp: Để có đánh giá toàn diện, hệ thống về xâydựng đội ngũ công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh của Lạng Sơn, luận văntiến hành khảo sát ý kiến của một số công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh củaLạng Sơn đối với các nội dung trong xây dựng đội ngũ công chức QLNN vềkinh tế cấp tỉnh, cụ thể như sau:

Đối tượng khảo sát: công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh

Nội dung khảo sát: Nội dung xây dựng đội ngũ công chức QLNN về

N: quy mô tổng thểe: Sai số cho phép Thường ba tỷ lệ sai số hay sử dụng là:

± 0.01 (1%) ± 0.05 (5%), ± 0.1 (10%) Mức phổ biến nhất là ± 0.05Trong luận văn này, tác giả sử dụng mức sai số là ± 0.05

Tại thời điểm 31/7/2023, tỉnh Lạng Sơn có 755 công chức QLNN vềkinh tế cấp tỉnh, vì vậy cỡ mẫu sẽ là:

Trang 16

Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn góp phần hệ thống hóa, bổ sung

và làm rõ thêm cơ sở lý luận về xây dựng đội ngũ công chức QLNN về kinh

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nộidung của luận văn được kết cấu thành 3 chương, 9 tiết

Trang 17

Ở Việt Nam, khái niệm cán bộ, công chức cũng có nhiều cách gọi Năm

1998, Pháp lệnh cán bộ, công chức được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hànhngày 26/02/1998, theo đó khái niệm “cán bộ, công chức” để chỉ tất cả nhữngngười làm việc trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quannhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; không có sự phân biệt cụ thể giữa cán bộ,công chức và viên chức

Phải đến khi Quốc hội ban hành Luật Cán bộ, công chức số22/2008/QH12 ngày 13/11/2008 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2010) thì khái niệm

về công chức mới được phân biệt rõ ràng Luật Cán bộ, công chức đã được sửađổi, bổ sung bởi Luật số 52/2019/QH14 ngày 25/11/2019, theo đó tại khoản 2,Điều 4 quy định:

“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không

Trang 18

phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.” [15].

Khái quát lại, có thể hiểu: Công chức là những người được tuyển dụng vào làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

- Công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh

Quản lý nhà nước, hiểu một cách đơn giản là hoạt động thực thi quyền lựcnhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định,phát triển xã hội theo những mục tiêu mà nhà cầm quyền theo đuổi Quản lý nhànước bao gồm toàn bộ hoạt động của cả bộ máy nhà nước từ lập pháp, hànhpháp đến tư pháp vận hành như một thực thể thống nhất Quản lý nhà nước cònđược biết là quá trình tổ chức, quá trình điều hành của hệ thống cơ quan hànhchính nhà nước đối với xã hội và hành vi hoạt động của con người theo phápluật, hoạt động quản lý hành chính nhà nước do cơ quan hành pháp (Chính phủ)thực hiện

Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp luậtcủa nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất cácnguồn lực kinh tế để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước, đặt ratrong điều kiện hội nhập quốc tế Theo nghĩa rộng, QLNN về kinh tế được thựchiện bởi ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của nhà nước Theo nghĩahẹp, QLNN về kinh tế được thực hiện bởi cơ quan hành pháp

Qua cách tiếp cận trên, công chức QLNN về kinh tế là công chức trongcác cơ quan QLNN, làm việc trong lĩnh vực QLNN về kinh tế, họ đại diện choNhà nước thực hiện chức năng quản lý kinh tế

Từ quan niệm trên, có thể hiểu: Công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh là những người được tuyển dụng vào làm việc thường xuyên trong các cơ quan

Trang 19

nhà nước thuộc cấp tỉnh, do ngân sách Nhà nước trả lương và họ thực hiện nhiệm vụ QLNN về các hoạt động kinh tế trên địa bàn của tỉnh.

Trong giới hạn nghiên cứu của luận văn, tác giả tập trung nghiên cứuviệc xây dựng đội ngũ công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh của Lạng Sơn, lànhững công chức được tuyển dụng vào làm việc thường xuyên trong các cơquan có chức năng trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào việc hoạch định và tổchức thực hiện các chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế củatỉnh Cụ thể là đội ngũ công chức công tác tại các Sở, Ban, ngành của tỉnh màcác cơ quan này trực tiếp hoặc tham gia gián tiếp vào quá trình xây dựng và tổchức thực hiện các chính sách, nhiệm vụ phát triển kinh tế của tỉnh

1.1.1.2 Phân loại công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh

Dựa theo đặc điểm và các cách tiếp cận khác nhau, công chức QLNN vềkinh tế cấp tỉnh có thể được phân loại như sau:

- Căn cứ vào tầm quan trọng, vị trí công tác, có thể chia công chức QLNN

về kinh tế cấp tỉnh thành 03 nhóm sau:

Một là: Nhóm những người xây dựng chính sách về kinh tế Đây là những

người trực tiếp sử dụng các công cụ điều tiết các hoạt động kinh tế

Hai là: Nhóm các nhà chuyên gia, họ thực hiện phân tích chuyên sâu trên

từng lĩnh vực kinh tế Họ là người đưa ra các phương án hoặc từng lĩnh vực đốivới các quyết định về kinh tế

Ba là: Nhóm nhân viên nghiệp vụ, như thư ký, kỹ thuật viên máy tính Họ

là những người phục vụ cho nhóm chuyên gia, nhóm hoạch định chính sách

- Căn cứ vào thứ bậc quản lý, công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh gồmcác nhóm sau:

Cấp cao: Đây là những người đại diện cho cơ quan trong liên hệ với môi

trường bên ngoài Họ là những người điều hành hoạt động của các yếu tố bêntrong bộ máy, cơ quan

Trang 20

Cấp trung: Những người đưa quyết định của cấp cao đến với cấp cơ sở.

Họ thực hiện nhiệm vụ theo dõi, giám sát quá trình thực hiện quyết định tại cấp

cơ sở

Cấp cơ sở: Nhóm những người cuối cùng trong thực hiện quyết định

chính sách Họ là người trực tiếp kết nối với người lao

- Căn cứ theo ngành nghề, lĩnh vực, thì công chức QLNN về kinh tế đượcchia theo các ngành: nông nghiệp, công nghiệp, tài chính, thương mại, dịch vụ

Việc phân loại công chức QLNN về kinh tế theo cách tiếp cận trên làmang tính tương đối Trong thực tiễn, công chức QLNN về kinh tế, đặc biệt là ởcấp cơ sở và cấp trung gian, họ ngoài thực hiện nhiệm vụ QLNN về kinh tế, cònđảm nhiệm nhiều công việc khác, phụ thuộc vào quy định của cơ quan, tổ chứccủa Nhà nước trong từng giai đoạn và đặc điểm cụ thể của địa phương

Công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh bao gồm đội ngũ công chức tại các

cơ quan sau:

+ Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh

+ Sở Tài nguyên và Môi trường

+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

+ Sở Lao động, Thương binh và xã hội

+ Sở Tư pháp

+ Các Ban quản lý kinh tế…

Trên đây là nhóm công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh, là nhóm đốitượng mà luận văn quan tâm nghiên cứu

Trang 21

1.1.1.3 Đặc điểm của đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh

- Là những người làm việc trong bộ máy QLNN về kinh tế ở cấp tỉnh, họ

là đại diện cho chính quyền cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý kinh tế gắn vớiđịa bàn một tỉnh cụ thể

- Hoạt động của đội ngũ công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh là hoạtđộng thực thi quyền lực của nhà nước ở cấp tỉnh và trong khuôn khổ của phápluật Trong thực hiện nhiệm vụ QLNN về kinh tế, họ thực hiện quyền hạnđược giao nhưng phải đảm bảo đúng theo các văn bản pháp luật của Trungương Ngoài ra, căn cứ điều kiện thực tế, địa phương có thể có những cơ chế,quy định riêng và đội ngũ công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh khi thực hiệnnhiệm vụ đồng thời phải đảm bảo đúng với quy định của tỉnh

- Công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh là những người đưa chính sách,pháp luật của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống Họ vừa là người cụ thể hóachính sách, pháp luật, vừa là người tuyên truyền, quán triệt, tổ chức triển khaithực hiện các chính sách, pháp luật đó, do vậy hoạt động của họ ảnh hưởngtrực tiếp đến cuộc sống của nhân dân địa phương Mức độ ảnh hưởng của họcòn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, chỉ đạo điều hànhcủa họ đối với hoạt động QLNN về kinh tế ở địa phương

- Công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh luôn phải giải quyết khối lượngcông việc hàng ngày với áp lực lớn Do tính phức tạp, đa dạng của các hoạt độngquản lý kinh tế và tính nhạy cảm của một số lĩnh vực (như đất đai, tài chính),cùng với đặc thù của công việc luôn gắn với lợi ích của người dân, doanh nghiệptại địa phương Đặc biệt trong xu thế phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh

tế quốc tế, đòi hỏi sự cạnh tranh lớn thì áp lực của công việc của họ càng lớn

1.1.2 Vai trò của đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh

- Đội ngũ công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh là những người tham giatrực tiếp vào quá trình xây dựng chính sách về kinh tế của tỉnh Chính sách,

Trang 22

chiến lược kinh tế được ban hành kịp thời, đúng đắn và phù hợp có ý nghĩa tolớn đối với sự phát triển kinh tế của địa phương và ngược lại Do vậy, cần lựachọn những người có phẩm chất đạo đức, đủ năng lực trình độ chuyên môn vàocác cơ QLNN về kinh tế cấp tỉnh.

- Họ là người cụ thể hóa và tổ chức thực hiện chủ trương, chiến lược,chính sách phát triển kinh tế của Trung ương và của tỉnh Đội ngũ này vừa lànhững người xây dựng chiến lược, chính sách, vừa là người tiếp thu những chủtrương, định hướng, chiến lược phát triển kinh tế của Trung ương, của tỉnh đưavào cuộc sống nhằm đạt được mục tiêu phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tếtrên địa bàn tỉnh nhanh và bền vững Ngoài ra, họ cũng là những người hướngdẫn các thành phần kinh tế thực hiện đúng chủ trương của Đảng, pháp luật củaNhà nước Họ là chỗ dựa cho các thành phần kinh tế trong quá trình phát triển

- Họ còn là cầu nối giữa Nhà nước và Nhân dân Thông qua phẩm chất,năng lực, trình độ chuyên môn, họ thể hiện bản chất của nhà nước, bảo vệquyền, đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước và nhân dân

- Đội ngũ công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh là người thể hiện và giữgìn uy tín của Đảng và Nhà nước ở địa phương Họ vừa là lực lượng xây dựnghoàn thiện chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế, vừa là lực lượngtrực tiếp tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách này Đội ngũnày là những người đảm nhiệm phần lớn các hoạt động KT-XH của nhà nước

1.2 XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH

Trang 23

Xây dựng đội ngũ công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh là quá trình chính quyền cấp tỉnh căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của cơ quan QLNN về kinh tế cấp tỉnh để xác định số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ công chức QLNN về kinh tế hợp lý, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ QLNN về kinh tế ở các cơ quan đó trong từng giai đoạn phát triển, góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Từ quan niệm trên, cần lưu ý rằng, xây dựng đội ngũ công chức QLNN

về kinh tế cấp tỉnh do UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo thực hiện, đặt dưới sự lãnhđạo về chủ trương của Đảng bộ tỉnh, giám sát của HĐND tỉnh Trong đó, SởNội vụ là cơ quan được giao chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành liên quantham mưu và tổ chức thực hiện

Đối tượng của công tác quản lý là đội ngũ công chức QLNN về kinh tếcấp tỉnh giới hạn trong số công chức công tác tại các sở, ban, ngành của tỉnh,thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh

Công tác xây dựng đội ngũ công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh gồmnhiều nội dung, nhiều khâu khác nhau, từ quy hoạch; tuyển dụng, bố trí, sửdụng đến xây dựng và tổ chức thực hiện chế độ, chính sách

1.2.1.2 Mục tiêu xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh

- Xây dựng đội ngũ công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh có trình độnăng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao

Đứng trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước cùng với tác độngcủa nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, đội ngũ/công chứcQLNN về kinh tế cấp tỉnh phải là những người có trình độ năng lực chuyênmôn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được/giao Trình độ năng lực chuyên mônđội ngũ công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh được thể hiện ở kết quả thựchiện nhiệm vụ được phân công, được giao Năng lực đội ngũ công chứcQLNN về kinh tế gồm: năng lực về quản lý và năng lực về chuyên mônnghiệp vụ

Trang 24

Về năng lực chuyên môn: Trước tiên, họ phải được đào tạo về chuyên

ngành cụ thể liên quan đến lĩnh vực về kinh tế, về quản lý kinh tế, phù hợpvới nhiệm vụ được giao, được phân công phụ trách Ngoài ra họ phải đượcđào tạo, bồi dưỡng các kiến thức về QLNN, về lý luận chính trị, về tin học,ngoại ngữ và các kỹ năng khác như về thuyết trình, giao tiếp, đối ngoại Họphải am hiểu và có kiến thức về pháp luật, về kinh doanh, kinh tế thị trường;

họ phải có khả năng tư duy nhạy bén, tư duy đổi mới sáng tạo; am hiểu tìnhhình kinh tế - xã hội của địa phương, am hiểu về đường lối phát triển kinh tếcủa tỉnh, của đất nước; có các kỹ năng tổ chức, triển khai thực hiện các chínhsách, kế hoạch phát triển kinh tế trong thực tiễn; có kỹ năng dân vận, tuyêntruyền Năng lực chuyên môn còn thể hiện ở kinh nghiệm thực tế, thể hiện ởkết quả thực hiện nhiệm vụ được giao

Về năng lực tổ chức quản lý: Công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh

phải là người có bản lĩnh, có khả năng nhạy cảm, linh hoạt, khả năng quan sátđược các nhiệm vụ từ tổng thể đến chi tiết để tổ chức cho hệ thống hoạt độngđồng bộ, hiệu quả Họ phải bình tĩnh, tự chủ nhưng quyết đoán, dứt khoáttrong công việc, có kế hoạch làm việc rõ ràng và tiến hành công việc nhấtquán theo kế hoạch Họ là người năng động, sáng tạo, tháo vát, phản ứngnhanh nhạy, dám nghĩ, dám làm, dám mạo hiểm, dám chịu trách nhiệm, luônbiết lường trước mọi tình huống xảy ra, biết tập trung tiềm lực vào nhữngkhâu yếu, tận dụng thời cơ có lợi cho hệ thống; Họ có tác phong đúng mực,thông cảm và hiểu cấp dưới, có thái độ chân thành, đồng thời biết xây dựngtập thể đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau và họ biết sử dụng, đánh giá đúngngười, đúng việc; biết xử lý các mối quan hệ bên trong và bên ngoài hệ thống,với người dưới quyền và cấp trên

- Xây dựng đội ngũ công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh có phẩm chấtchính trị, đạo đức, lối sống tốt Để tạo nên giá trị của người công chức thì phải

có phẩm Phẩm chất công chức bao gồm phẩm chất về chính trị và phẩm chất

về đạo đức

Trang 25

Về phẩm chất chính trị: Biểu hiện cụ thể về phẩm chất của từng công

chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh là nắm vững được chủ trương, quan điểm,đường lối đổi mới của Đảng Trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý củaNhà nước Trong quản lý phải có khả năng cụ thể hóa quan điểm, đường lốiphù hợp với tình hình KT-XH của địa phương Phẩm chất chính trị được thểhiện ở những việc làm, những đóng góp và cống hiến của người công chứcđối với sự nghiệp phát triển KT-XH của địa phương Phẩm chất chính trị cònbiểu hiện ở tinh thần, trách nhiệm trong công tác, giám nói, giám làm, giámchịu trách nhiệm, vì nhiệm vụ chung sãn sàng đối mặt với mọi khó khăn.Phẩm chất chính trị tốt còn thể hiện ở thái độ phục vụ nhân dân, có tinh thầntrách nhiệm đối với nhân dân; phải là người luôn trăn trở trước những khókhăn ở địa phương, có quyết tâm đưa kinh tế địa phương nơi mình công tácngày càng phát triển

Phẩm chất đạo đức, lối sống: Phẩm chất đạo đức, lối sống thể hiện ở

việc gương mẫu chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật củaNhà nước Ngoài ra, người công chức còn phải biết tuyên truyền, vận độngngười thân, gia đình chấp hành nghiêm chính sách, pháp luật của Đảng, Nhànước Công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh là những người thường xuyêntiếp xúc với những vấn đề kinh tế, tuy trong tay họ không trực tiếp nắm giữtiền tài nhưng họ có quyền lực rất lớn đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh.Nếu công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh không giữ được phẩm chất đạo đứctốt rất dễ dẫn đến việc lợi dụng chức quyền, nhũng nhiễu nhằm thu lợi chobản thân Do đó, việc rèn luyện đạo đức trong sạch, liêm khiết, không vụ lợi

là một điều rất quan trọng Họ phải biết chăm lo cho mọi người, cho tập thể,cộng đồng biểu hiện qua việc làm phải công bằng, công tâm, khách quan, cóvăn hóa, tôn trọng và yêu thương con người Như vậy, đội ngũ QLNN về kinh

tế cấp tỉnh trong điều kiện hiện nay phải có phẩm chất chính trị, đạo đức, vừa

có năng lực chuyên môn và tổ chức điều hành Thực tế cho thấy, nếu có đội

Trang 26

ngũ công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh tài giỏi thì các đường lối, chính sáchđưa ra sẽ đúng đắn, dẫn đến việc thực hiện sẽ tốt và kinh tế sẽ phát triển.Ngược lại, nếu công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh không có phẩm chấtchính trị và nhất là không có phẩm chất đạo đức sẽ gây nên tệ cửa quyền,tham nhũng, tài sản nhà nước thất thoát, lòng tin của người dân bị giảm sút,kinh tế sẽ bị đình trệ, tình hình xã hội sẽ rối loạn.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh phải

có số lượng và cơ cấu hợp lý

+ Về số lượng: Số lượng công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh là quy

mô đội ngũ công chức QLNN về kinh tế của địa phương Trên cơ sở chứcnăng, nhiệm vụ của tổ chức, cần có số lượng công chức phù hợp để vận hành

bộ máy Hằng năm, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị để xây dựng,xác định số lượng biên chế phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm

Việc xác định cơ cấu công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh trong từnggiai đoạn, từng thời kỳ căn cứ trên định hướng quy hoạch phát triển KT-XHtheo nghị quyết Tỉnh ủy trên cơ sở căn cứ vào tình hình, đặc điểm cụ thể củatỉnh

1.2.2 Nội dung xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh

tế cấp tỉnh

1.2.2.1 Quy hoạch đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh

Trang 27

Quy hoạch đội ngũ công chức là khâu quan trọng Căn cứ vào chức năng,nhiệm vụ được giao về thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH trên địa bàntỉnh, các cơ quan, đơn vị xây dựng quy hoạch, kế hoạch công chức nhằm xácđịnh nguồn công chức đáp ứng yêu cầu tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm

- Quy hoạch công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh phải gắn với quy hoạchchung của đội ngũ công chức toàn tỉnh, các khâu trong công tác cán bộ để có cơcấu hợp lý, tính hiệu quả cao Do vậy, quy hoạch phải bảo đảm tính thống nhấtgiữa các cấp

- Quy hoạch phải bám sát thực tiễn, thông qua nguồn công chức hiện có

và phân tích thực trạng đội ngũ công chức, dự báo được yêu cầu giai đoạn tới để

có phương án quy hoạch mang tính hệ thống, kịp thời phát hiện công chức trẻ cónăng lực Bảo đảm sự bình đẳng về cơ hội và điều kiện để công chức được cốnghiến, rèn luyện và trưởng thành

- Quy hoạch bảo đảm tính khoa học, quan tâm tạo nguồn công chức, đồngthời với tạo động lực cho họ phấn đấu vươn lên Thực hiện quy hoạch một cáchlinh hoạt "động" và "mở", một người có thể quy hoạch nhiều chức danh và mộtchức danh có thể quy hoạch nhiều người; thực hiện rà soát bổ sung, điều chỉnhquy hoạch hằng năm

Quy trình xây dựng quy hoạch công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh cần thực hiện theo các bước sau:

Trang 28

Thứ nhất, xác định các yêu cầu và tiêu chuẩn cụ thể của công chức; dự

báo nhu cầu công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh cho từng giai đoạn trên cơ sở

mô hình tổ chức, yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của địa phương

Thứ hai, trên cơ sở tiêu chuẩn, yêu cầu đối với công chức QLNN về kinh

tế, tiến hành rà soát, đánh giá đội ngũ công chức Qua đánh giá, xác định nguồncông chức trẻ, có năng lực, ngoài ra quan tâm công chức người dân tộc thiểu số,công chức nữ…

Thứ ba, xác định những nhân tố mới, người có năng lực, triển vọng để

đưa vào quy hoạch; bảo đảm tính khách quan, dân chủ trong quy hoạch; đảmbảo hợp lý về giới tính, độ tuổi,… trong quy hoạch

Thứ tư, trên cơ sở kết quả rà soát, đánh giá đội ngũ công chức, thực hiện

điều chỉnh, bổ sung quy hoạch công chức; đồng thời thực hiện việc tuyển chọn,điều động, luân chuyển, bố trí công chức dự nguồn vào vị trí quy hoạch

Thứ năm, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác quy hoạch, nhằm kịp

thời xử lý những bất hợp lý và điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp Thực hiệntổng kết, đánh giá công tác quy hoạch

1.2.2.2 Tuyển dụng, bố trí, sử dụng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh

Một trong những khâu quan trọng nhất trong xây dựng đội ngũ côngchức QLNN về kinh tế cấp tỉnh là khâu tuyển dụng Thực hiện tốt công táctuyển dụng sẽ lựa chọn được những người có trình độ chuyên môn phù hợp,

có năng lực đáp ứng yêu cầu thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ của cơ quan,đơn vị Công tác tuyển dụng công chức trong đó có công chức QLNN về kinh

tế hiện nay căn cứ theo Luật cán bộ, công chức năm 2008 (đã sửa đổi, bổ sungnăm 2019); Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủquy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức

Các yêu cầu cơ bản trong tuyển dụng công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh:

Trang 29

- Xuất phát từ nhu cầu công việc, vị trí việc làm, chỉ tiêu biên chế đượcgiao Mỗi công chức đều đảm nhận một vị trí việc làm theo bản mô tả côngviệc trong cơ quan QLNN về kinh tế Hàng năm, các cơ quan, đơn vị rà soátđội ngũ công chức so với chỉ tiêu biên chế được giao để xác định nhu cầu, vịtrí cần tuyển dụng.

- Người dự tuyển phải đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn của chức danhcần tuyển, bao gồm các tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn cụ thể về trình độchuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước Nội dung, hình thức tuyểndụng đảm bảo đúng quy định của Trung ương và phù hợp với thực tiễn củađịa phương Ngoài các tiêu chuẩn theo quy định chung của Chính phủ, mỗiđịa phương, cơ quan, đơn vị có thêm quy định cụ thể phù hợp với tình hìnhcủa địa phương mình nhưng không trái với quy định của Trung ương Về hìnhthức tuyển dụng, cơ bản thực hiện thông qua hình thức thi tuyển Đối với nộidung phần thi điều kiện (thi vòng 1) thường áp dụng thi trắc nghiệm trên máy

vi tính; thi vòng 2, thường được thực hiện thông qua hai hình thức là thi viết

- Bảo đảm bình đẳng, công khai, minh bạch trong tuyển dụng Phảithông báo, đăng tải kế hoạch tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đạichúng, trang thông tin điện tử, đồng thời niêm yết công khai tại trụ sở làmviệc của cơ quan, đơn vị tuyển dụng

Về bố trí, sử dụng công chức: Phải tạo điều kiện để công chức có cơ hội

được cọ sát, phấn đấu, rèn luyện để không ngừng nâng cao năng lực về mọimặt, giúp đạt hiệu quả cao công việc chung của cơ quan Phải theo dõi thườngxuyên để kịp thời phát hiện những ưu điểm, hạn chế để kịp thời uốn nắn, bốtrí, sắp xếp lại Nếu bố trí công chức không đúng, không phù hợp với vị trí,năng lực, sở trường thì không thể phát huy được thế mạnh, sở trường củacông chức, do đó công chức sẽ không hoàn thành tốt nhiệm vụ, ảnh hưởngđến hiệu quả công việc chung của cơ quan, tổ chức

Việc bố trí công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh trong bối cảnh mới cần:

Trang 30

- Bảo đảm đúng quy định của Đảng, Nhà nước; chú trọng tổng kết,đánh giá xem xét việc bố trí công chức để kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoànthiện chính sách đối với công chức trong thời kỳ mới.

- Bố trí công chức phải phù hợp với tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn,năng lực, sở trường; ngoài ra cần xem xét đến nguyện vọng, hoàn cảnh côngchức

- Tạo điều kiện cho công chức có cơ hội được thử thách, cống hiến đểphát huy tính sáng tạo, đổi mới; tự điều chỉnh khắc phục điểm yếu để hoànthiện phẩm chất và năng lực cá nhân

- Đảm bảo tính bình đẳng, công bằng trong bố trí công chức để nhữngngười có tài, có năng lực được trọng dụng, không phân biệt, đối xử (thànhphần xuất thân, người địa phương hay ngoài địa phương )

- Căn cứ vào quy hoạch công chức để bố trí, sử dụng công chức nhằmđáp ứng yêu cầu cho phát triển kinh tế trong bối cảnh mới

Trong bố trí, sắp xếp công chức cần chấp hành nguyên tắc chung sau:

- Bố trí phù hợp với chuyên ngành được đào tạo Căn cứ yêu cầu củanhiệm vụ, vị trí việc làm để bố trí Các công việc phải do người có chuyênngành phù hợp đảm nhiệm

- Bố trí theo hướng chuyên môn hóa để giúp công chức tích lũy kinhnghiệm, đi sâu về nghề nghiệp Xác định nhiệm vụ rõ ràng Mỗi công chứcphải hiểu rõ mình cần phải làm gì? Làm như thế nào? Khi nào làm? Hiểu rõ

về trách nhiệm, quyền hạn của mình

- Sắp xếp, bố trí phù hợp thuộc tính tâm lý, cá tính của công chức, kếtquả rèn luyện về mọi mặt

Việc bố trí, sắp xếp thực hiện thông qua quyết định trực tiếp hoặc thituyển Căn cứ vào năng lực của công chức và trên cơ sở yêu cầu của công vụ,cấp có thẩm quyền trực tiếp ra quyết định bố trí công chức vào một vị trí công

vụ cụ thể Hoặc có thể thông qua thi tuyển bao gồm cả thi tuyển chức danhlãnh đạo để lựa chọn người có năng lực

Trang 31

Việc sắp xếp, bố trí công chức không phải chỉ đơn thuần là việc bố trívào một vị trí, một ngạch bậc cụ thể mà còn bao gồm cả việc quản lý, sử dụngđối với công chức.

Về luân chuyển công chức QLNN về kinh tế Luân chuyển là việc bổ

nhiệm, bố trí công chức lãnh đạo, quản lý giữ chức danh khác trong một thời hạnnhất định để đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện công chức Công tác luân chuyểncông chức cũng là khâu quan trọng, góp phần tạo cơ hội cho công chức đượcrèn luyện, thử thách, phấn đấu

Một số điểm cần lưu ý khi thực hiện luân chuyển công chức:

- Phải căn cứ vào năng lực, sở trường của công chức, căn cứ vào quyhoạch cán bộ, công chức và mục đích của việc bố trí công chức sau luânchuyển để thực hiện việc luân chuyển phù hợp

- Phải đảm bảo tính khách quan, không vì lợi ích cá nhân, tiêu cực màthực hiện luân chuyển

- Luân chuyển là để công chức rèn luyện, phấn đấu nếu có tiến bộ, nănglực tốt là cơ sở để xem xét bố trí chức vụ cao hơn Tránh nhận thức cho rằngcông chức đã qua luân chuyển phải được bố trí chức vụ cao hơn

Luân chuyển công chức thực chất là việc điều động, tăng cường cán bộ,công chức nhưng được thực hiện một cách chủ động theo quy hoạch và kếhoạch Điều động và tăng cường thường là đột xuất, thường không có kế hoạchtrước mà là theo yêu cầu nhiệm vụ công tác

1.2.2.3 Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức QLNN về kinh tế là nhằm cậpnhật thông tin, tri thức cho đội ngũ này Về loại hình, hình thức đào tạo gồmcó: đào tạo ngắn hạn, đào tạo dài hạn, đạo tạo chính quy, đào tạo tại chức, đàotạo tập trung, đào tạo không tập trung

Đôi khi, khái niệm “đào tạo” và khái niệm “bồi dưỡng” được sử dụngnhư nhau hoặc đồng thời Theo nghĩa gốc, đào tạo là “làm cho trở thành

Trang 32

người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định, còn bồi dưỡng là “làmtăng thêm năng lực phẩm chất” Theo nghĩa đó, đào tạo và bồi dưỡng cùnghướng đến một mục tiêu, tuy nhiên khác nhau ở chỗ đào tạo là việc biến cái

“không” thành cái “có”, cái chưa đạt “chuẩn” thành đạt “chuẩn”, trong khi đóbồi dưỡng là nhằm làm tăng thêm giá trị cái đã có

Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức QLNN về kinh tế cầnquan tâm một số yêu cầu sau:

- Cơ quan quản lý công chức cần xây dựng quy hoạch, kế hoạch đàotạo, bồi dưỡng; đồng thời, triển khai thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡngnhằm nâng cao năng lực, trình độ của công chức

- Nội dung, hình thức, chương trình, thời gian đào tạo, bồi dưỡng phảiphù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn chứcdanh của ngạch Đào tạo, bồi dương bao gồm về lý luận chính trị, chuyênmôn nghiệp vụ, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, tin học, ngoại ngữ

- Việc đào tạo, bồi dưỡng công chức QLNN về kinh tế dựa trên cơ sởquy hoạch, kế hoạch, đồng thời trên cơ sở tiêu chuẩn của từng chức vụ, tiêuchuẩn nghiệp vụ của từng ngạch và phải được đánh giá kết quả để so với mụctiêu đề ra

- Cơ quan có thẩm quyền quy định về chế độ đào tạo, bồi dưỡng theoquy định Nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức do ngân sáchnhà nước bảo đảm

Ngoài ra, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, CNH, HĐH đấtnước, đặc biệt xu thế chuyển đổi số như hiện nay, công chức QLNN về kinh

tế cấp tỉnh cần đặc biệt quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về công nghệ thông tin,chuyển đổi số, kinh tế số, kỹ năng đối ngoại, ngoại giao

1.2.2.4 Đánh giá đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh

Đánh giá công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh được thực hiện trên cácmặt về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, kết quả

Trang 33

thực hiện nhiệm vụ được giao Kết quả đánh giá, xếp loại công chức là căn cứ

để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch, quy hoạch, bổ nhiệm,miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật và thựchiện các chính sách khác đối với công chức

Đánh giá công chức là khâu rất quan trọng và nhạy cảm do đó trongthực hiện sẽ có nhiều khó khăn, phức tạp Việc đánh giá đúng đắn công chức

có ý nghĩa rất lớn đối với các khâu khác của công tác xây dựng đội ngũ côngchức, từ quy hoạch, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm đến khen thưởng, kỷ luật đốivới công chức

- Mục đích của việc đánh giá công chức là làm rõ những ưu điểm, hạnchế của từng công chức, làm căn cứ để thực hiện các khâu của công tác cán

bộ, như bố trí, sử dụng, bổ nhiệm

- Thông thường, các cơ quan, đơn vị thực hiện đánh giá công chứchàng năm (vào thời điểm cuối năm); ngoài ra còn thực hiện đánh giá để phục

vụ công tác bầu cử, phê chuẩn, quy hoạch, bổ nhiệm

- Nội dung đánh giá công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh được thựchiện trên các mặt:

+ Về chính trị tư tưởng, việc chấp hành chủ trương, đường lối, quy địnhcủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nguyên tắc tổ chức, kỷluật của Đảng;

+ Về đạo đức, lối sống;

+ Tác phong, lề lối làm việc;

+ Ý thức tổ chức kỷ luật;

+ Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao;

+ Chiều hướng và triển vọng phát triển

- Quy trình đánh giá công chức nói chung, cũng như công chức QLNN

về kinh tế cấp tỉnh:

+ Công chức tự đánh giá, xếp loại: Công chức làm báo cáo tự đánh giá,nhận mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao

Trang 34

+ Nhận xét, đánh giá công chức: Cơ quan nơi công chức công tác tổchức cuộc họp để nhận xét, đánh giá đối với công chức.

+ Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng cơ quan, tổ chức, đơn

vị nơi công chức công tác

+ Cấp có thẩm quyền quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối vớicông chức

+ Thông báo bằng văn bản cho công chức về kết quả đánh giá, xếp loại.Kết quả đánh giá, xếp loại công chức được lưu vào trong hồ sơ côngchức

1.2.2.5 Thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh

Thực hiện chính sách đối với đội ngũ công chức QLNN về kinh tế cấptỉnh nhằm đảm bảo lợi ích vật chất và tinh thần cho đội ngũ này yên tâm côngtác Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ công chức QLNN về kinh tếcấp tỉnh có thể nói là khâu then chốt trong thu hút nhân tài

Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với công chức được quy định trongLuật, Nghị định và các văn bản hướng dẫn thi hành Ngoài ra, căn cứ điềukiện thực tế địa phương, các chế độ, chính sách có thể được cụ thể hóa thêmnhằm động viên, khích lệ công chức phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ đượcgiao

Chính sách đãi ngộ công chức nói chung và công chức QLNN về kinh

tế hiện nay bao gồm 02 nhóm chủ yếu: chính sách về vật chất, tinh thần vàchính sách tôn vinh và thăng tiến

- Chính sách đãi ngộ về vật chất, tinh thần như tiền lương, thưởng, chế

độ bảo hiểm xã hội, y tế,

- Chính sách tôn vinh là tạo ra các danh hiệu tôn vinh về mặt tinh thầnnhằm tăng uy tín cho công chức có công lao và gương mẫu trong công việc.Biểu dương, khen thưởng những công chức có thành tích xuất sắc trong công

Trang 35

việc Chính sách thăng tiến là tuyển chọn những công chức có triển vọng, cónăng lực để bồi dưỡng, rèn luyện, quy hoạch, bố trí vị trí cao hơn.

Trong thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với công chức nóichung cũng như công chức QLNN về kinh tế cần điều phối chính sách phùhợp, tránh đề cao chính sách về vật chất mà coi nhẹ chính sách về tinh thần vàngược lại Sự phân phối các lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần công khai, côngbằng là động lực rất lớn để công chức cống hiến, phát triển

1.2.3 Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh

bố trí, sử dụng, khen thưởng, phù hợp sẽ tạo động lực để xây dựng đội ngũnày phát triển Ngược lại, nếu không phù hợp dẫn đến sự kìm hãm, trì trệ,không thu hút được người tài vào đội ngũ công chức QLNN về kinh tế cáccấp, trong đó có cấp tỉnh, ảnh hưởng đến sự phát triển KT-XH của tỉnh

- Trình độ phát triển kinh tế của địa phương

Yếu tố này ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu ngành, lĩnh vực hoạt độngcủa đội ngũ công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh Bởi vì, trình độ kinh tế củađịa phương càng cao, nhất là về lĩnh vực thị trường, đòi hỏi đội ngũ côngchức QLNN về kinh tế của tỉnh càng phải chuyên nghiệp, yêu cầu sử dụngcác công cụ kinh tế thị trường càng phải thành thạo Bên cạnh đó, nhiệm vụ

Trang 36

phát triển kinh tế càng lớn, yêu cầu đội ngũ công chức QLNN về kinh tế cấptỉnh theo ngành, lĩnh vực càng phải đa dạng, đó đó, việc tuyển dụng, bố trí, sửdụng, đào tạo, đều phải được chuyên môn hóa ở mức độ cao Ngược lại,các tỉnh có trình độ kinh tế chậm phát triển, yêu cầu nhiệm vụ của đội ngũcông chức QLNN về kinh tế không hề nhẹ bớt mà càng nặng nề hơn, điềukiện công tác khó khăn đòi hỏi đội ngũ này phải có tinh thần cống hiến nhiềuhơn nên cũng tác động đến xây dựng đội ngũ công chức QLNN về kinh tế.Đây là yếu tố cần đặc biệt quan tâm khi xây dựng chính sách thu hút, đào tạo,tuyển dụng, chính sách khuyến khích.

có nhận thức không đúng đắn, thiếu nhất quán trong xây dựng đội ngũ côngchức QLNN về kinh tế cấp tỉnh thì hiệu quả của công tác này sẽ bị giảm sút

- Năng lực, trình độ, phẩm chất của những người làm công tác xây dựng đội ngũ công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh

Năng lực, trình độ, phẩm chất, đạo đức của cán bộ tổ chức ảnh hưởngtrực tiếp đến xây dựng đội ngũ công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh Chủ thểxây dựng đội ngũ công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh là người đứng đầu, tậpthể cơ quan, đơn vị tổ chức cán bộ cấp tỉnh, giữ trọng trách to lớn đối với việc

Trang 37

xây dựng đội ngũ công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh Nếu đội ngũ cán bộ

có năng lực, trình độ chuyên môn về tổ chức cán bộ, phẩm chất và đạo đứctốt, chủ động phát hiện, tạo nguồn, định hướng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tạođiều kiện cho đội ngũ công chức trải nghiệm, thử thách trong thực tiễn; giớithiệu và chuẩn bị sẵn sàng đề bạt, bổ nhiệm công chức đã hội tụ đầy đủ phẩmchất, đủ các điều kiện, tiêu chuẩn sẽ dần hình thành được đội ngũ công chứcQLNN về kinh tế cấp tỉnh tốt; ngược lại, nếu lãnh đạo cơ quan không quantâm phát hiện, tạo nguồn đội ngũ kế cận, về lâu dài chất lượng đội ngũ côngchức QLNN về kinh tế cấp tỉnh sẽ khó đáp ứng yêu cầu

- Nguồn lực tài chính, trang thiết bị, phương tiện làm việc dành cho việc xây dựng đội ngũ công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh (chế độ đãi ngộ của tỉnh; kinh phí dành cho đào tạo, bồi dưỡng )

Để nâng cao hiệu quả công tác xây dựng đội ngũ công chức QLNN vềkinh tế cấp tỉnh, nguồn lực tài chính, công nghệ cũng có ảnh hưởng rất to lớn.Nếu địa phương nào có nguồn lực tài chính mạnh giành cho công tác này, địaphương đó sẽ nâng cao được hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng, xâydựng được chính sách đãi ngộ để thu hút nhân tài Ngược lại, nếu nguồn lựctài chính yếu, sẽ khó có thể đòi hỏi phát huy hiệu quả của công tác này Bêncạnh đó, nếu địa phương nào có trang thiết bị, phương tiện làm việc, máy móc

hỗ trợ hoạt động xây dựng đội ngũ công chức của tỉnh đồng bộ, hiện đại cùngvới việc ứng dụng tốt công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác nàycũng sẽ tạo điều kiện cho hoat động này được thuận lợi, đồng bộ và kịp thời.Ngược lại, địa phương nào trang thiết bị, phương tiện làm việc, máy móc hỗtrợ công việc lạc hậu, không đồng bộ cũng gây khó khăn, không đồng bộ nênhiệu quả công tác xây dựng đội ngũ công chức QLNN về kinh tế thấp

Trang 38

1.3 KINH NGHIỆM XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO TỈNH LẠNG SƠN

1.3.1 Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước

về kinh tế cấp tỉnh ở một số địa phương trong nước

1.3.1.1 Kinh nghiệm của tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là tỉnh tiếp giáp với Hà Nội, nằm trong quy hoạch vùngThủ đô Hà Nội và là một trong những trung tâm vùng của các tỉnh trung dumiền núi Bắc Bộ, diện tích tự nhiên 3.562,82 km² Tỉnh Thái Nguyên, là mộttrong những trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùngtrung du miền núi Đông Bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hộigiữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giápvới tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phíaĐông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ

đô Hà Nội [6]

Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính gồm: 3 Thành phố: TP TháiNguyên; TP Sông Công, TP Phổ Yên và 6 huyện: Phú Bình, Đồng Hỷ, VõNhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương; có 178 xã, phường, thị trấn

Trong những năm qua, công tác xây dựng đội ngũ công chức QLNN vềkinh tế đã được chú trọng và đã đạt được những kết quả tích cực nhờ chínhquyền tỉnh đã thực hiện các khâu dưới đây:

Thứ nhất, đối với công tác quy hoạch công chức QLNN về kinh tế.

Tỉnh ủy Thái Nguyên luôn quan tâm đến công tác tuyên truyền, quán triệt tưtưởng, cùng với việc ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về công tác quyhoạch cán bộ, qua đó tạo được sự thống nhất về nhận thức, quyết liệt tronghành động của cấp ủy, chính quyền đối với công tác quy hoạch cán bộ Trongquy hoạch công chức QLNN về kinh tế, luôn đề cao vai trò của người đứngđầu Thực hiện công tác quy hoạch đảm bảo dân chủ, công khai, theo phươngchâm "động" và "mở" Giao nhiệm vụ cấp ủy theo dõi, chỉ đạo từng cơ quan,

Trang 39

địa phương; thực hiện tốt công tác tư tưởng Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra,kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc tại cơ sở Ngoài ra, tại TháiNguyên cũng luôn có sự phối hợp đồng bộ, thống nhất giữa Tỉnh ủy, với các

bộ, ngành Trung ương nhằm thực hiện tốt công tác quy hoạch

Thứ hai, đối với công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng đội ngũ công chức

QLNN về kinh tế Công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng đội ngũ công chứcQLNN về kinh tế được coi trọng Công tác tuyển dụng công chức được tiếnhành bài bản, đúng quy định đã giúp cho việc chuẩn hóa đội ngũ công chứcQLNN về kinh tế của địa phương, góp phần nâng cao năng lực chỉ đạo, tổchức thực hiện, xử lý các vấn đề phức tạp phát sinh tại địa phương Việc sửdụng, bố trí thực hiện khoa học, khách quan, nhất là trong luân chuyển luônquan tâm những công chức trẻ, có chuyên môn tốt, có triển vọng phát triển

Thứ ba, về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức QLNN về kinh tế.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng luôn được chú trọng Nhờ đó, năng lực chuyênmôn, phẩm chất đạo đức, chính trị của đội ngũ công chức QLNN về kinh tếngày càng được nâng cao.”Tỷ lệ“công chức có trình độ thạc sĩ, trình độ lýluận chính trị ngày càng tăng; số công chức có trình độ ngoại ngữ, tin học đápứng yêu cầu của công việc cũng ngày càng tăng lên Đến nay, 100% côngchức QLNN về kinh tế cấp tỉnh thành thạo sử dụng công nghệ thông tin trongcông việc

Thứ tư,“về đánh giá đội ngũ công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh củachính quyền Thái Nguyên ngày càng đi vào nề nếp, theo đúng thủ tục và quytrình Căn cứ kết quả đánh giá công chức, chính quyền tỉnh xem xét thực hiệnquy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, bổ nhiệm, khen thưởng.”

Thứ năm,“về xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ đội ngũcông chức nói chung, tronmg đó có đội ngũ QLNN về kinh tế luôn đượcchính quyền tỉnh Thái Nguyên quan tâm thực hiện cả về vật chất lẫn tinh thần.Qua đó, động viên và khích lệ kịp thời công chức yên tâm công tác và hoànthành nhiệm”vụ.”

Trang 40

1.3.1.2 Kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc vàvùng Tây Bắc của Việt Nam, cách Thủ đô Hà Nội 265 km Phía đông giáptỉnh Hà Giang; phía tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu; phía nam giáp tỉnh YênBái, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với 203 km đường biên giới.Tỉnh Lào Cai được chia làm 3 khu vực [7]:

“Khu vực I: Là các xã có điều kiện phát triển KT-XH thuận lợi Chủyếu là các xã ở vùng thấp, gần trung tâm các huyện, thành phố, giao thông vàcác dịch vụ xã hội thuận lợi; Khu vực II: Là các xã có điều kiện phát triểnkinh tế- xã hội khó khăn, phần lớn các xã này nằm ở vùng sâu, vùng xa, giaothông đi lại còn tương đối khó khăn; các dịch vụ xã hội cơ bản đã được đápứng tương đối tốt; Khu vực III: Là các xã có điều kiện KT-XH đặc biệt khókhăn, các xã ở vùng sâu vùng biên giới, xa các trung tâm huyện, thành phố;địa hình bị chia cắt mạnh, giao thông đi lại còn rất nhiều khó khăn; các dịch

vụ xã hội còn hạn chế.”

Là một tỉnh miền núi biên giới còn nhiều khó khăn, song có thể nói LàoCai là một trong những địa phương có KT-XH tương đối phát triển, đời sốngngười dân trên địa bàn tỉnh ngày một nâng cao Có kết quả này nhờ một phầnLào Cai có đội ngũ công chức QLNN về kinh tế năng động Để có đội ngũnày, chính quyền tỉnh Lào Cai đã thực hiện khá tốt việc xây dựng đội ngũcông chức QLNN về kinh tế Cụ thể:

- Công tác quy hoạch đội ngũ công chức QLNN về kinh tế đã cơ bảnđáp ứng yêu cầu Xác định quy hoạch công chức là khâu quan trọng, UBNDtỉnh Lào Cai đã giao Sở Nội vụ căn cứ vào nhiệm vụ phát triển KT-XH củatỉnh; chỉ tiêu biên chế và thực tế số lượng, chất lượng đội ngũ công chứcQLNN về kinh tế tại các sở, ban, ngành của tỉnh để thực hiện công tác quyhoạch theo nguyên tắc “động” và “mở” linh hoạt Nhờ đó, đã kịp thời bổ sungđội ngũ công chức QLNN về kinh tế cấp tỉnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặtra

Ngày đăng: 15/04/2024, 09:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w