Sự khác biệt giữa các thành viên với nhau đem lại những góc nhìn, quan điểm cá nhân khác nhau về vấn đề cần giải quyết, tạo ra sự khác biệt và đột phá giúp nhóm nhìn nhận vấn đề một cách
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ
MÔN HỌC: HÀNH VI TỔ CHỨC
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Thanh Thúy
Nhóm sinh viên thực hiện: 01
- Nguyễn Thị Phương Tâm 21125201
Mả lớp học phần: ORBE320106_22_2_08
TP.Hồ Chí Minh, tháng 5, năm 2023
Trang 2NHÓM 1
MÃ LOP81 HỌC PHẦN: ORBE320106_22_2_08 DANH SÁCH SINH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
việc
Mức độ hoàn thành
Ký tên
Nguyễn
Thanh Thảo 22126125 Nội dung câu 3 100%
Lê Văn Lộc 21132107 Nội dung câu 4 100%
Trang 3
TP.HCM, ngày…tháng… năm
Ký xác nhận của giảng viên
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG 2
TRẢ LỜI CÂU HỎI 3
CÂU 1 3
1.1 Ảnh hưởng của sự đa dạng đến hiệu quả và quyết định trong nhóm 3
1.2 Sự khác biệt trong nhóm và cách giải quyết 5
CÂU 2 8
2.1 Lựa chọn phong cách lãnh đạo 8
2.2 Lý do 8
CÂU 3 11
3.1 Điều gì sẽ là thiết kế tổ chức lý tưởng cho một công ty như Wild Wear? 11
3.2 Kinh nghiệm của Wild Wear nói gì về nhu cầu tái cơ cấu doanh nghiệp định kỳ? 13
CÂU 4 15
4.1 Giải thích các sự kiện trong trường hợp này dưới góc độ nhận thức và thái độ Tính cách có đóng vai trò gì không? 15
4.1.1 Giải thích các sự kiện trong trường hợp này dưới góc độ nhận thức và thái độ 15
4.1.2 Tính cách có đóng vai trò gì không? 19
4.2 Susan nên làm gì? Cô nên sa thải Jack hay cho anh ta một cơ hội khác? 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
1
Trang 5DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 So sánh cơ cấu cơ học và cơ cấu hữu cơ……….………trang 11
Trang 6TRẢ LỜI CÂU HỎI CÂU 1 1.1 Ảnh hưởng của sự đa dạng đến hiệu quả và quyết định trong nhóm
Khái quát chung
Trong một nhóm, sự đa dạng có thể bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như giới tính, tuổi tác, tôn giáo, địa phương, chủng tộc, nền văn hóa và học vấn
Sự đa dạng này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả và quyết định trong nhóm theo nhiều cách khác nhau Bất cứ tổ chức nào cũng đều cần sự đa dạng các thành viên trong nhóm Thông thường các nhóm có sự đa đạng các yếu tố khác nhau sẽ hoạt động nhóm hiệu quả hơn so với các nhóm có sự đồng nhất với nhau bởi vì thông tin cũng như năng lực của các thành viên trong nhóm sẽ đa dạng hơn Sự khác biệt giữa các thành viên với nhau đem lại những góc nhìn, quan điểm cá nhân khác nhau về vấn đề cần giải quyết, tạo ra sự khác biệt và đột phá giúp nhóm nhìn nhận vấn đề một cách khách quan dưới nhiều góc nhìn hơn từ đó đưa ra các quyết định có lợi nhất cho nhóm Bên cạnh những lợi ích đó thì việc đa dạng trong nhóm cũng mang một vài hạnchế, nhược điểm của mình
Sự đa dạng trong nhóm là một lợi thế đáng giá mà tổ chức nào cũng cần, nó mang lại nhiều lợi ích cho hiệu quả và quyết định của nhóm Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng
sự đa dạng cũng có những hạn chế của nó
Ưu điểm
Tạo ra sự khác biệt và đột phá: Sự đa dạng tôn giáo trong nhóm có thể đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo và đổi mới, tăng cường tính sáng tạo của nhóm giúp tạo ra sự khác biệt và đột phá trong các quyết định và hoạt động của nhóm, giúp nhóm phát triển và đạt được kết quả tốt hơn
Tăng cường khả năng giải quyết vấn đề: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi
có sự đa dạng chủng tộc trong nhóm, các thành viên trong nhóm có xu hướng đưa ra quan điểm và ý kiến khác nhau, đồng thời tạo ra sự khác biệt trong cách tiếp cận và giải quyết vấn đề Điều này có thể giúp tăng cường khả năng đưa ra quyết định tốt hơn
và đưa ra các giải pháp sáng tạo hơn cho vấn đề đang đối mặt, giúp nhóm tìm ra nhiềuphương án giải quyết vấn đề khác nhau và đưa ra quyết định tốt hơn Việc có các
3
Trang 7thành viên đến từ các lĩnh vực khác nhau cũng giúp nhóm có thể giải quyết các vấn đềphát sinh trong nhóm một cách toàn diện và chính xác hơn.
Đa dạng ý kiến và quan điểm: Sự đa dạng giới tính trong nhóm có thể giúp đa dạng hóa các ý kiến và quan điểm trong nhóm Các thành viên nam và nữ có thể có những cách tiếp cận và quan điểm khác nhau đối với một vấn đề cụ thể, và sự đa dạng này có thể giúp nhóm tìm ra giải pháp tốt nhất
Đa dạng giải pháp: Sự đa dạng giới tính, văn hóa, trong nhóm có thể giúp nhóm tìm ra nhiều giải pháp khác nhau cho một vấn đề cụ thể Các thành viên nam và
nữ, có thể có cách tiếp cận và giải pháp khác nhau, và sự đa dạng này có thể giúp nhóm tìm ra giải pháp tốt nhất
Nhược điểm
Sự đa dạng nhóm dễ làm nảy sinh các mâu thuẫn, xung đột nhóm nhất là trong giai đoạn đầu sau khi thành lập nhóm (Storming) Sự khác biệt giữa các cá nhân trong nhóm dễ dẫn tới mâu thuẫn nội bộ Làm nhóm khó đi đến các quyết định dựa trên sự đồng thuận
Thiên hướng chủ quan: Những thành viên trong nhóm có thể thiên hướng quan điểm chủ quan về tôn giáo của họ, dẫn đến việc chọn lọc thông tin hoặc đánh giá một cách thiên lệch
Các giải pháp kém hiệu quả: Các thành viên trong nhóm có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các quan điểm tôn giáo của họ, gây ra tình trạng giới hạn sự đồng tình và khó khăn trong việc đạt được sự thống nhất và các giải pháp hiệu quả
Sự đa dạng giới tính trong nhóm cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả
và quyết định của nhóm nếu không được quản lý và điều phối đúng cách Ví dụ, các vấn đề liên quan đến phân biệt giới, quyền lợi giới tính, hay kỳ thị giới tính có thể gây
ra sự căng thẳng và mất đồng thuận trong nhóm
Khi mới thành lập các nhóm đa dạng về văn hóa, giới tính, chủng tộc thường có khoảng thời gian đầu hoạt động không hiệu quả bằng các nhóm đồng nhất Tuy nhiên sau khi học được cách vượt qua và giải quyết những bất đồng do sự đa dạng thì nhóm
sẽ bứt lên hoạt động rất tốt, sáng tạo và hiệu quả hơn
Trang 81.2 Sự khác biệt trong nhóm và cách giải quyết
Trong một nhóm làm việc, sự khác biệt là điều rất bình thường và không thể tránh khỏi với bất kỳ nhóm nào dù lớn hay nhỏ Những sự khác biệt này có thể bao gồm khác biệt về quan điểm, phong cách làm việc, kiến thức chuyên môn và những vấn đề cá nhân khác Sự khác biệt dẫn tới xung đột, tuy nhiên nếu tận dụng tốt nó cũng có thể là cơ hội để giải quyết các vấn đề một cách độc đáo, sáng tạo hơn Qua nhiều lần thảo luận, hoạt động nhóm cùng nhau thì nhóm em cũng đã xây dựng cho mình những kỹ năng để giải quyết mâu thuẫn
Đối với cá nhân thành viên trong nhóm
Lắng nghe: là một trong những kỹ năng quan trọng để xây dựng một nhóm làmviệc hiệu quả Nó giúp các thành viên trong nhóm hiểu rõ hơn về nhau, đồng thời cũng giúp tạo ra một môi trường làm việc năng động, hỗ trợ sự phát triển của tất cả các thành viên Bằng cách lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau, các thành viên có thể dễ dàng đưa ra quan điểm của mình, thảo luận và tìm ra phương án giải quyết tốt nhất cho các vấn đề trong nhóm Kỹ năng lắng nghe cũng giúp tạo sự đồng cảm và cảm giác tin tưởng giữa các thành viên, giúp tăng sự hợp tác và hiệu quả trong làm việc nhóm
Tôn trọng: Khi có mâu thuẫn xảy ra, các thành viên trong nhóm nên lắng nghe
ý kiến của nhau, tôn trọng quan điểm của đối phương và cố gắng hiểu rõ hơn về các lập luận và lý do đằng sau quan điểm của họ Ngoài ra, các thành viên cũng cần tránh
sử dụng những lời nói hoặc hành động gây thù địch, xúc phạm hoặc khiêu khích đối với những quan điểm khác nhau Thay vào đó, các thành viên nên thể hiện sự tôn trọng và lịch sự khi thảo luận với nhau, dựa trên sự hiểu biết và kiến thức của mình để đưa ra những quan điểm và lập luận logic Khi các thành viên trong nhóm tôn trọng ý kiến của nhau, họ sẽ có thể tìm ra những giải pháp tốt nhất để giải quyết mâu thuẫn vàđưa ra quyết định chung phù hợp với mục tiêu và mong muốn của nhóm Việc tôn trọng ý kiến cũng giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực và lành mạnh, giúp tăng hiệu quả và thành công của nhóm
Kiểm soát cảm xúc: Khi có mâu thuẫn xảy ra, các thành viên trong nhóm có thểtrải qua nhiều cảm xúc khác nhau như tức giận, thất vọng, bất mãn, và điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vấn đề và gây ra sự bất đồng trong nhóm Khi các
5
Trang 9thành viên trong nhóm có khả năng kiểm soát cảm xúc, họ sẽ có thể giải quyết mâu thuẫn hiệu quả hơn và đưa ra quyết định chung phù hợp với mục tiêu và mong muốn của nhóm.
Sử dụng ngôn ngữ tích cực: Khi giao tiếp trong nhóm, việc sử dụng ngôn ngữ tích cực giúp các thành viên trong nhóm cảm thấy được sự khích lệ, động viên và cùng nhau tạo ra một tinh thần đoàn kết Đồng thời, ngôn ngữ tích cực cũng giúp các thành viên trong nhóm hiểu được quan điểm và mong muốn của nhau một cách trung thực và tích cực, giúp cho quá trình giải quyết mâu thuẫn và đưa ra quyết định chung được dễ dàng hơn
Tránh chỉ trích: Khi có mâu thuẫn trong nhóm, thường có xu hướng để chỉ trích
và đổ lỗi cho người khác Tuy nhiên, điều này không chỉ làm tăng thêm căng thẳng và mâu thuẫn trong nhóm, mà còn có thể gây tổn hại đến mối quan hệ giữa các thành viên Thay vì chỉ trích, các thành viên trong nhóm nên tập trung vào việc tìm hiểu nguyên nhân của mâu thuẫn và tìm cách giải quyết vấn đề
Ngoài ra nhóm cũng xây dựng cho mình những nguyên tắc riêng để tránh việc xung đột
Tích cực và chủ động trong công việc: Tính chủ động và tích cực trong công việc giúp các thành viên của nhóm tự tin và đầy năng lượng để giải quyết các vấn đề mâu thuẫn Việc này cũng tạo ra sự động lực cho toàn bộ nhóm để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
Thường xuyên giao tiếp và thảo luận: Giao tiếp và thảo luận là cách tốt nhất để giảm mâu thuẫn trong nhóm Thành viên cần phải thường xuyên bàn bạc, trao đổi để đưa ra các giải pháp tốt nhất cho mỗi vấn đề
Tôn trọng lẫn nhau: Tôn trọng lẫn nhau là điều cần thiết trong bất kỳ mối quan
hệ nào, đặc biệt là trong mối quan hệ nhóm Tôn trọng giúp tránh các tranh cãi vô nghĩa và tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, đồng thời tạo ra sự đoàn kết trong nhóm
Chia sẻ thông tin và trách nhiệm: Chia sẻ thông tin và trách nhiệm giúp mỗi thành viên của nhóm hiểu rõ hơn về nhiệm vụ của mình và các thành viên khác, đồng thời giúp nhóm tăng cường sự đồng thuận và sự tương tác giữa các thành viên
Trang 10CÂU 2 2.1 Lựa chọn phong cách lãnh đạo
Việc lựa chọn phong cách lãnh đạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình hình
và môi trường công ty, mục tiêu kinh doanh và năng lực của đội ngũ nhân viên Tuy nhiên nếu dược lựa chọn phong cách lãnh đạo trong tương lai, nhóm sẽ lựa chọn
7
Trang 11phong cách lãnh đạo chuyên quyền và phong cách lãnh đạo dân chủ bởi tính tối ưu trong hiệu quả quản trị mà nó mang lại.
2.2 Lý do
Phong cách lãnh đạo chuyên quyền
Hay còn gọi là độc đoán, đúng như cái tên, nhà lãnh đạo theo đuổi phong cách chuyên quyền sẽ ra quyết định một cách đơn phương, hạn chế sự đóng góp của nhân viên cấp dưới, quyền hạn tập trung vào tay nhà lãnh đạo
Trên thực tế phong cách lãnh đạo này cũng rất được nhiều người yêu thích và theo đuổi bởi những ưu điểm nổi bật, với phong cách lãnh đạo này quyền hành sẽ được phân chia một cách rõ ràng giữa người lãnh đạo và nhân viên Trong một số dự
án đòi hỏi tính cấp bách, người đứng đầu cần đưa ra quyết định một cách nhanh chóng, phong cách chuyên quyền có thể dẫn đến những quyết định kịp thời, hiệu quả
và triệt để nhất
Trong môi trường làm việc phải chịu nhiều áp lực hay khối lượng công việc lớn cần giải quyết trong khi nhân viên đang trong quá trình đào tạo, áp dụng phong cách lãnh đạo chuyên quyền sẽ cho phép nhân viên thực hiện các công việc, nhiệm vụ
cụ thể mà không phải lo lắng về việc đưa ra các quyết định phức tạp Điều này cũng sẽgiúp nhân viên định hướng được công việc cũng như thời hạn và các quy tắc một cách
rõ ràng, nhân viên biết phải làm gì và làm như thế nào, nhờ đó cải thiện hiệu suất làm việc, tránh sự trì trệ trong các dự án lớn và phức tạp, mang lại lợi ích cho tổ chức đồngthời sẽ tạo áp lực, nâng cao tinh thần trách nhiệm của toàn bộ nhân viên phải làm việctốt hơn
Một người lãnh đạo chuyên quyền sẽ bù đắp lỗ hỏng kinh nghiệm hay kỹ năng của các nhân viên, bằng cách cung cấp các chỉ dẫn, định hướng và giám sát rõ ràng nhà lãnh đạo có thể tăng tốc thời gian hoàn thành công việc mà không mắc những sai lầm do những thành viên còn thiếu kinh nghiệm, điều này cũng sẽ giúp nhân viên đạt được mục tiêu mà họ không thể thực hiện được một mình
Phong cách lãnh đạo dân chủ
Đây là phong cách được nhiều nhà quản trị theo đuổi và nhận được sự yêu thích và đồng thuận của số đông nhân sự Ở đó, các nhân viên sẽ tham gia vào quá
Trang 12trình đưa ra quyết định, phong cách lãnh đạo dân chủ cho phép các nhà quản trị phân chia quyền lực cho cấp dười của minh Nhân viên được khuyến khích đưa ra ý kiến của mình và lựa chọn cách thức thực hiện nó Tuy nhiên, quyết định cuối cùng vẫn nằm ở tay nhà lãnh đạo.
Có thể thấy, hầu hết mọi người thích làm việc trong một cơ cấu lãnh đạo khuyến khích thảo luận chu đáo, khi nhân viên được là một phần của quá trình ra quyết định, họ sẽ cảm thấy được lắng nghe và tôn trọng Kết quả, nhân viên sẽ gắn kết
và có động lực hơn từ đó gia tăng sự hài lòng cũng như hiệu suất trong công việc Sự hài lòng trong công việc là yếu tố quan trọng giúp nhân sự gắn bó với doanh nghiệp
và hạn chế tối đa tình trạng vắng mặt của người lao động Đồng thời các mối quan hệ cũng được hình thành dựa trên sự tin tưởng, tôn trọng giữa người quản lí và nhân viên.Hơn thế, phong cách lãnh đạo dân chủ sẽ tạo sự gắn kết, thúc đẩy tinh thần làm việc và cam kết của nhóm tốt hơn vì tất cả mọi người đều đang hướng tới mục tiêu chung Ngoài ra, khi tập trung “nhiều cái đầu với nhau” trong việc ra quyết định, sẽ khơi dậy nhiều ý tưởng, sự sáng tạo , quan điểm đa chiều hơn từ đó nhà lãnh đạo có thể đưa ra kế hoạch hoạt động một cách khách quan và toàn diện nhất
Bên cạnh những ưu điểm, cả hai phong cách lãnh đạo trên vẫn còn những mặt hạn chế nhất định
Phong cách lãnh đạo dân chủ có thể dẫn đến sự thiếu quyết đoán, cần nhiều thời gian mới có thể đưa ra quyết định và không phải lúc nào nhân sự cũng cảm thấy thoải mái khi chia sẻ ý tưởng và đôi khi có những quan điểm trái ngược nhau dẫn đến xung đột nội bộ Hơn nữa trong những tình huống khẩn cấp, phong cách lãnh đạo này không thật sự hiệu quả
Còn đối với phong cách lãnh đạo chuyên quyền tuy thời gian quyết định nhanh,nhưng song song với đó phong cách này cũng gây ra những hậu quả không như mong đợi, chẳng hạn như hạn chế sự sáng tạo của nhân viên và đôi khi còn có thể gây ra xung đột giữa cấp trên và cấp dưới
Vì vậy để có thể đạt được hiệu quả quản trị tốt nhất, có thể sử dụng hai phong cách lãnh đạo xen kẽ nhau Phong cách dân chủ sẽ thúc đẩy nhanh sự liên minh, hợp tác, tạo ra một môi trường đồng thuận và ý kiến của các thành viên được tôn trọng,
9
Trang 13trong khi đó phong cách chuyên quyền đẩy nhanh tốc độ công việc trong những tình huống cấp thiết.
Sự phối hợp này đã được “ông lớn” Google sử dụng thành công Google đã áp dụng phong cách dân chủ để khuyến khích sự sáng tạo của nhân viên từ đó tạo được nhiều ý tưởng lớn Bên cạnh đó Google cũng đã tận dụng thành công ưu điểm của phong cách lãnh đạo chuyên quyền khi quyết định mua lại Youtube vào năm 2006, được biết quyết định này là hoàn toàn do người lãnh đạo, Nhờ sự phối hợp hai phong cách lãnh đạo này, Google đã cân bằng được các ưu nhược điểm và nhờ đó Google đã trở thành một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới
=> Diễn giả nổi tiếng người Mỹ - Jim Rohn đã từng nói “Lãnh đạo người khác
là giúp họ thay đổi tư duy, niềm tin và hành động cho điều tốt đẹp hơn” Quả đúng nhưvậy, để thu phục lòng tin mọi người, cần phải áp dụng các phong cách lãnh đạo phù hợp, bước lên nấc thang cao nhất của sự hài lòng trong công việc Không có phong cách lãnh đạo nào là triệt để để áp dụng cho tình huống hay tổ chức cụ thể Trong tương lai, tùy vào vào tình huống và hoàn cảnh nhất định nhóm có thể sử dụng nhiều hơn hai phong cách lãnh đạo nói trên để đạt hiệu quả quản trị tốt nhất