1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Tính bất hợp pháp của đường lưỡi bò theo quy định của UNCLOS 1982 và phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế trong vụ Philippines kiện Trung Quốc

92 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 53,7 MB

Nội dung

Trang 1

ĐÈ TÀI

TÍNH BAT HỢP PHAP CUA DUONG LUỠI BO THEO QUY ĐỊNH CUA UNCLOS 1982 VA PHAN QUYET CUA TOA

TRONG TAI QUOC TE TRONG VU PHILIPPINES KIEN TRUNG QUOC

LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

Hà Nội - 2018

Trang 2

NGUYEN THANH BÌNH

ĐÈ TÀI

TÍNH BAT HỢP PHAP CUA DUONG LUỠI BO THEO QUY ĐỊNH CUA UNCLOS 1982 VA PHAN QUYET CUA TOA

TRONG TAI QUOC TE TRONG VU PHILIPPINES KIEN TRUNG QUOC

LUẬN VAN THAC SĨ LUAT HOC

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Toàn Thăng

Hà Nội - 2018

Trang 3

Các két quả nêu trong Luận văn chưa được công bô trong bat kỳ công trìnhnào khác Các sô liệu trong luận văn là trung thực, có nguôn gôc rõ ràng, được trích

dẫn đúng theo quy định.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Bình

Trang 4

1 |CLUCS Commission on the Limits | Ủy ban Ranh giới Thêm

of the Continental Shelf luc dia

2 |DOC Declaration on Conduct of | Tuyên b6 vê ứng xử của the Parties in the South | các bên ở Biến Đông 2002

China Sea

3 | ICI International Court of | Tòa án Công ly Quốc tế

4 |ITLOS International Tribunal Law | Tòa án Quốc tế vê Luật

of the Sea Bién

5 |UNCLOS 1982 | The 1982 United Nations | Công ước của Liên hợpConvention on the Law of

the Sea

quôc về Luật biên

Trang 5

CHƯƠNG 1.YEU SÁCH “DUONG LƯỠI BO” CUA TRUNG QUOC 7 1.1 Địa chiến lược và tiềm năng kinh tế Biển Đông - 2-5 s52 7

1.2 Phân tích quá trình hình thành và nội dung “đường lưỡi bò” qua từng thờikỳ 10

1.2.1 Năm 1948 Bộ Nội vụ Trung Quốc xuất bản tam bản đồ 11 đoạn, xác

định vị trí của các đảo trên Biển Đông - - 2 52 SE+ESEEEEEEEEEEeErkerered 10 1.4.2 Chiém hữu thực sự và thực thi chủ quyền một cách liên tục quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dưới thời Nhà Nguyễn 5-5252 55+s+ccc52 21

1.4.3 Việc nước Pháp nhân danh Nhà nước Việt Nam thực hiện chủ quyền

đối với quần đảo Hoang Sa và quan đảo Trường Sa - 2-52 23 1.4.4 Việc bảo vệ và thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoang Sa và Trường Sa từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đến nay 24 CHƯƠNG 2 TINH BAT HỢP PHÁP CUA ĐƯỜNG LƯỠI BO DƯỚI GOC ĐỘ LUẬT PHÁP QUOC TẼ (6 SE SEk+EEEEEEEEEEESEEEEEEEEEEkSErrerkerrrkd 27

2.1 Tính bất hợp pháp của đường lưỡi bò dưới góc độ các quy định của

i00 080950127207777 0 27

2.1.1 Tính bất hợp pháp của yêu sách đường lưỡi bò dưới danh nghĩa xác lập

VUNG NUGC LICH SU 1777 27

Trang 6

“quan đảo” và “quốc gia quần đảO”” ¿+ s+k+Sk+EEEEEE2EEEEEEEEEEEEEkerrrkd 34 2.2 Tính bất hợp pháp của đường lưỡi bò dưới góc độ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế trong vụ Philippines kiện Trung Quốc - 5 +: 35 2.2.1 Giới thiệu tổng quan vụ kiện và quan điểm của Philippines và Trung

2.2.2 Tòa án tuyên bố Trung Quốc không có quyền lich sử đối với Biển Đông và bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc 2s s5: 39 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG BAO VE CHỦ QUYEN CUA VIỆT NAM TRƯỚC YÊU SÁCH DUONG LƯỠI BO CUA TRUNG QUỐC 53 3.1 Lập trường nhất quán của Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp qua

GETTER re gizuet, thi xpdgg sree tar nme HRT A OND RPO Aa eRe ee xb)

3.2 Phương thức bảo vệ chủ quyền của Việt Nam dưới góc độ pháp lý 56 3.2.1 Chọn cơ chế Tòa án dé giải quyết tranh chấp - 2 2 s+ss+s2 56 3.2.1.1 Các van đề mà Việt Nam sẽ khởi kiện - -¿-c-c:+c-cc2 57

3.2.1.2 Chon cơ chế tòa án dé giải quyết tranh chấp - 5 scs+s¿ 59

3.2.2 Các vấn đề thủ tục và sự chuẩn bị tham gia t6 tụng tại Tòa án 63

Secs 1 wey RE “Tuyển Hang,” tt GSU áisseaksnseenaiagaatinndiinniiaL08A 000842008802 Lae RAR 63

3.2.2.2 Chuẩn bi nhân SUt sseecsseecsseesseesseeessseesnseesnscesnscesneessnsecsneesnneessneentes 64 3.2.2.3 Xây dựng chiến thuật tranh tụng một cách cụ thÊ ccccscscscez 64

3.2.2.4 Phản biện các lập luận của đối phương 2- 25 s+scs+£szxd 65

3.3 Phương thức bảo vệ chủ quyền của Việt Nam dưới góc độ ngoại giao 66

3.3.1 Nhất quán trong việc chọn phương thức đàm phan đa phương 67

3.3.2 Thông qua ASEAN và ARF như một kênh ngoại giao da phương 70

4100979000 73 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO ¿+2 +s+E+E+EE£E+E+E+EeEEzEzeszssez 1

Trang 7

năm qua Trung Quốc đang ra sức áp đặt yêu sách "đường lưỡi bò”, mặc nhiên cho răng cộng đồng quốc tế đã thừa nhận "chủ quyên lịch sử lâu đời” của họ trên Biển Đông Sự thật là, yêu sách "đường lưỡi bò” bao chiếm gần trọn Biển Đông của Trung Quốc trong các diễn đàn quốc tế luôn bị phản đối vì xuyên

tạc lịch sử, không có cơ sở pháp lý, vi phạm các quy định của Công ước của

Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (sau đây viết tắt là UNCLOS 1982),

xâm phạm chủ quyên, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nhiều quốc gia ven Biển Đông Chính yêu sách “đường lưỡi bò” trên Biển Đông đã tạo ra

một “nguy cơ” gây bat ôn trong khu vực Tranh chấp Biển Đông đã trở thành

một trong những cuộc tranh chấp phức tạp bậc nhất trên thế giới Sự phức tạp của tranh chấp Biên Đông đến phan lớn từ sự “ngang ngược” của yêu sách

“đường lưỡi bò” mà Trung Quốc tạo ra, tồn tại bên cạnh các yêu sách phức tạp về chủ quyền của nhiều quốc gia đối với các khu vực chồng lấn Hơn nữa,

nó không chỉ đơn thuần là tranh chấp về mặt luật pháp quốc tế về biên giới biển, lãnh thé trên biển mà nó còn được đan xen với những lợi ích về địa — chính trị, về kiểm soát con đường vận tải biển chiến lược, và về khai thác các

nguồn tài nguyên biên, đặc biệt là dầu mỏ Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách cụ thé về yêu sách “đường lưỡi bò” là một điều vô cùng cần thiết Ngoài

ra, vào ngày 12/07/2016, Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII

UNCLOS 1982 (sau đây gọi tắt là Tòa Trọng tài) đã ra phán quyết cuối cùng trong vụ kiện trọng tài Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc Phán quyết này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cộng đồng quốc tế nói chung

và Việt Nam nói riêng Trong phán quyết ngày 12/7/2016, Tòa Trọng tài đã phủ nhận giá trị của "đường lưỡi bò" và khang định Trung Quốc không có cơ

sở pháp lý trong việc tuyên bố quyền lịch sử Trung Quốc đối với các tài

nguyên ở Biển Đông bên ngoài giới hạn của các vùng biển mà Trung Quốc

được hưởng theo Công ước Phán quyết của Tòa Trọng tài đã đưa ra những

Trang 8

toán mà quốc gia mình đang mắc phải trên Biển Đông hiện nay Chính vì vậy, yêu cầu nghiên cứu phán quyết của Tòa Trọng tài là vô cùng cần thiết trong bối cảnh hiện tại.

Với mục đích nghiên cứu một cách cụ thể và mong muốn có những đóng góp nhất định trong việc tìm ra giải pháp dé giải quyết các van đề tranh chấp trên biển liên quan đến “đường lưỡi bò” giữa Việt Nam và Trung Quốc, học viên đã chọn đề tài: “Tính bất hợp pháp của đường lưỡi bò theo quy định của UNCLOS 1982 và phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế trong vụ

Philippines kiện Trung Quốc” để làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành luật

quốc tế.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Đường lưỡi bò mà Trung Quốc xác lập là nguyên nhân chính dẫn đến

việc xảy ra các xung đột giữa các nước có liên quan nói chung và Việt Nam

nói riêng đối với quốc gia này Chính vì vậy, từ lâu đã có rất nhiều các học

giả quốc tế và Việt Nam nghiên cứu dé phân tích, chứng minh tính bat hợp

pháp của yêu sách đường lưỡi bò cũng như đưa ra các giải pháp ứng phó với

các tranh chấp phát sinh từ yêu sách này Ở Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu các vấn dé liên quan đến “đường lưỡi bò” được nghiên cứu trong một số công trình nghiên cứu tông thể về biển như các công trình nghiên cứu của Ủy ban Biên giới quốc gia — Bộ Ngoại giao, hay công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Bá Diến (2015) — Yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc và chủ quyên của Việt Nam trên Biển Đông, Nxb Thông tin và Truyền

thông, Hà Nội, vv Ngoài ra, rất nhiều các bài báo, các bài tham luận, các

hội thảo thường niên được tổ chức dé các bên đưa ra những nhận định và trao đổi quan điểm về van dé này Tuy nhiên, về các lập luận của Tòa Trọng tài liên quan đến việc bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc thì hiện

nay vân chưa xuât hiện nhiêu những nghiên cứu cụ thê Chính vì vậy, bên

Trang 9

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vỉ nghiên cứu luận văn

Đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm các vấn đề sau:

- Cac bằng chứng thể hiện quá trình hình thành và hiện thực quá đường

lưỡi bò một cách phi pháp của Trung Quốc: từ năm 1948 đến nay.

- Cac bằng chứng lịch sử thé hiện quá trình hình thành và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: từ trước

thời nhà Nguyễn đến nay.

- Cac quy định của UNCLOS 1982 về các vấn dé liên quan đến vùng nước lịch sử, việc xác lập chủ quyền, quyền chủ quyền đối với các đảo và vùng biển lân cận, quốc gia quan dao, Từ việc nghiên cứu các quy định

này, luận văn đi vào phân tích sự phi lý về “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc

đã tạo ra.

- Cac luận điểm mà Tòa Trọng tài đưa ra nhằm tuyên bố Trung Quốc không có quyền lịch sử đối với tài nguyên năm trong đường lưỡi bò và bác bỏ

yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.

- Cac quy định của pháp luật quốc tế về cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến các vấn đề trên Biển Đông, từ đó đưa ra những giải pháp để giải quyết các tranh chấp, xung đột trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Yêu sách đường lưỡi bò là một vấn đề rất rộng, chính vì vậy trong

phạm vi nghiên cứu của luận văn, luận văn chỉ làm sáng tỏ tính phi lý của

“đường lưỡi bò” theo quy định của UNCLOS 1982 và theo phán quyết của

Tòa Trọng tài.

4 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn

Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ nguồn gốc, đặc điểm,

phạm vi “đường lưỡi bò” của Trung Quốc và những hành động của Trung

Quốc trên Biển Đông nhằm hiện thực hóa yêu sách “đường lưỡi bò” Sau đó,

đưa ra những phân tích dựa trên UNCLOS 1982 và phán quyết của Tòa Trọng

Trang 10

quyết đúng đắn dé đưa Biển Đông trở lại thành một vùng biển hòa bình, an ninh 6n định, cùng nhau hợp tác dé phát triển.

5 Các cau hồi nghiên cứu của luận vanLuận văn trả lời 4 câu hỏi chính sau:

Tht nhất, cơ sở và quá trình hình thành “đường lưỡi bò” là gì?

Tứ hai, tính bat hợp pháp của “đường lưỡi bò” dưới góc độ UNCLOS

Tht ba, Toa Trọng tai đã đưa ra những lập luận gì dé bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc và khẳng định Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để tuyên bố quyền lịch sử đối với các tài nguyên ở Biển Đông?

Thứ tu, Việt Nam có thé dùng biện pháp gi để giải quyết van đề tranh chấp trên biển với Trung Quốc?

6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Dé hoàn thành luận văn nay, tác giả đã tiếp cận theo phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lénin Ngoài ra, tương ứng với từng phan nội dung, luận

văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như phương

pháp lịch sử, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp chân đoán và suy luận logic Phương pháp lịch sử được sử dụng đề nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của “đường lưỡi bò”; quá trình sử dụng và chiếm hữu lâu đời hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam Phương pháp tổng hợp được sử dụng để đưa ra các giải pháp giải quyết tranh chấp phát sinh từ “đường lưỡi

bò” dựa trên cơ sở các quy định của UNCLOS 1982 Phương pháp phân tích

giúp làm sáng tỏ tính pháp lý của yêu sách “đường lưỡi bò” dưới các cách

diễn giải khác nhau Phương pháp so sánh được dùng để phân tích và đối chiếu các cơ chế tài phán quốc tế nhằm đưa ra phương án pháp lý thích hợp cho Việt Nam khi sử dụng dé bảo vệ chủ quyền biển dao của quốc gia.

Trang 11

UNCLOS 1982 nhằm chỉ ra sự phi lý của Trung Quốc khi đã vẽ ra “đường lưỡi bò” Hơn nữa, luận văn đã đi vào phân tích cụ thể các lập luận của Tòa

Trọng tài trong việc bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc và

tuyên bố Trung Quốc không có quyên lịch sử đối với việc khai thác, đánh bắt

tài nguyên trong khu vực Biển Đông Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu của

luận văn có độ chính xác cao và góp phần bổ sung, làm phong phú hơn hệ

thống tài liệu nghiên cứu về vẫn đề Biển Đông nói chung và yêu sách “đường

lưỡi bò” nói riêng Luận văn có thể trở thành nguồn tài liệu tham khảo cho các cá nhân, tổ chức mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu về đề tài này trên góc độ lý luận và khoa học Về thực tiễn, luận văn có đề cập đến quá trình hình

thành và cách thé hiện “đường lưỡi bò” trên bản đồ và thực tế Điều này sẽ giúp người đọc dễ dàng nhận diện yêu sách này.

8 Bố cục các chương của luận văn

Theo yêu cầu chung của một nghiên cứu khoa học, luận văn có bố cục

gồm ba phan chính là: mở đầu, nội dung và kết luận Trong đó, phần nội dung

được chia thành ba chương với các mục tương ứng với từng chương:

Chương 1: Yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc

Trong chương này tác giả đưa ra cái nhìn tổng quan về địa chiến lược và tiềm năng kinh tế của Biên Đông: cũng như phân tích cụ thé quá trình hình

thành “đường lưỡi bò” qua từng thời kỳ và các hành động hiện thực hóa yêu

sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc Ngoài ra, nham khang định chủ quyền

không đổi của Việt Nam trên Biển Đông, bác bỏ yêu sách phi lý về “đường

lưỡi bò” của Trung Quốc, tác giả đã đi phân tích các căn cứ pháp lý và các

bang chứng lich sử nhằm chứng minh Việt Nam đã thực thi chủ quyền quốc

gia một cách lâu đời trên vùng biên này.

Trang 12

các quy định của UNCLOS 1982 và dưới góc độ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế trong vụ Philippines kiện Trung Quốc Đối với phán quyết của Tòa trong tài, luận văn đi vào giới thiệu tong quan về quá trình tố tụng: quan điểm và luận điểm của các bên; các phân tích các lập luận của Tòa trọng tài về việc bác bỏ quyên lịch sử của Trung Quốc đối với Biển Đông và yêu sách “đường lưỡi bò” của quốc gia này.

Chương 3: Phương hướng bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trước yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc

Trong chương 3, luận văn rút ra một số kinh nghiệm, bài học pháp lý và thực tiễn về giải quyết tranh chấp trên biển, dao; từ đó đề xuất hai nhóm

giải pháp dưới góc độ pháp lý và ngoại giao nhằm đối phó với yêu sách

“đường lưỡi bò” của Trung Quôc.

Trang 13

1.1 Dia chiến lược và tiềm nang kinh tế Biển Đông

Biển Đông là một biển nửa kín và là một trong những khu vực chiến lược quan trọng bậc nhất trên thế giới, có diện tích khoảng 3,5 triệu km”, trải

rộng từ vĩ độ 3° lên đến vĩ độ 26° Bắc và từ kinh độ 100° đến 121° Đông.

Ngoài Việt Nam, Biển Đông được bao bọc bởi tám nước khác là Trung Quốc,

Philippines, Indonesia, Bruney, Malaysia Singapore, Thái Lan và

Campuchia Với diện tích bề mặt khoảng 1.148.500 hải lý vuông (tương đương 3.939.245 km”), Biển Đông là một trong những biến lớn nhất thé giới.

Biển Đông - theo tên Tiếng Anh (South China Sea) và tiếng Pháp Mer de Chine Méridionale, là một biển ria Tây Thái Bình Dương Biển Đông được gọi băng nhiều tên khác nhau, tùy thuộc vào thói quen truyền thống hay xuất

phát từ những mục đích, động cơ khác nhau:

- Nguoi Trung Quốc gọi là Nam Hải.

- Người Philippines gọi là Biển Luzon, gọi theo tên hòn đảo Luzon của Philippines Thời gian gần đây thì gọi là Biển Tây Philippines.

- - Người Việt Nam gọi là Biển Đông Đây là tên riêng do người Việt Nam đặt để gọi một vùng biển năm phía Đông Việt Nam, tên gọi này đã đi vào tiềm thức, thành thói quen của người dân Việt Nam từ bao đời nay Theo quy định của Ủy ban Quốc tế về biển, tên của các biển ria thường dựa vào địa danh của lục địa lớn gần nhất hoặc mang tên của một nhà khoa học phát hiện ra chúng Biển Đông nằm ở phía Nam đại lục Trung Hoa nên có

tên gọi là biển Nam Trung Hoa Cũng cần nhân mạnh rằng, về mặt pháp lý,

địa danh biển không có ý nghĩa về mặt chủ quyền hay có giá trị pháp lý để

khăng định chủ quyền của một quốc gia đã đặt tên cho khu vực địa lý nào đó như một số người ngộ nhận Chang han, goi la An Độ Duong không có nghĩa

đại dương này thuộc về An Độ; vịnh Thái Lan không có nghĩa vịnh này hoàn

toàn thuộc vê Thái Lan, Vân đê quyên chủ quyên, quyên chủ quyên và

Trang 14

Biển Đông là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật (thuy sản), khoáng sản (dau khí), du lịch

Trong khu vực, có các nước đánh bắt và nuôi trồng hải sản đứng hàng

đầu thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Philippines,

trong đó Trung Quốc là nước đánh bắt cá lớn nhất thé giới (khoảng 4,38 triệu tắn/năm), Thái Lan đứng thứ 10 thé giới (với khoảng 1,5 - 2 triệu tan/nam), cả khu vực đánh bắt khoảng 7 - 8% tổng sản lượng đánh bắt cá trên toàn thế giới.)

Biển Đông được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới Các khu vực thêm lục địa có tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng

Bruney - Saba, Sarawak, Malay, Pattani Thái, Nam Côn Sơn, Mê Công, Sông

Hong, cửa sông Châu Giang Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dự trữ dầu đã được kiêm chứng ở Biển Đông là 07 tỷ thùng với khả năng sản

xuất 2,5 triệu thùng/ngày Theo đánh giá của Trung Quốc, trữ lượng dầu khí ở Biển Đông khoảng 213 tỷ thùng, trong đó trữ lượng dau tại quần đảo Trường

Sa có thé lên tới 105 tỷ thùng.

Ngoài ra, theo các chuyên gia Nga thì khu vực vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa còn chứa đựng tài nguyên khí đốt đóng băng — được coi là nguồn năng lượng thay thé dầu khí trong tương lai gần Chính tiềm năng dau khí chưa được khai thác được coi là một nhân tố quan trọng làm tăng thêm các yêu sách chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng

biên quanh hai quân đảo.

1 Trần Bông, “Biển Đông: Dia chiến lược và Tiềm năng kinh tế”, Nghiên cứu Biển Đông, tại địa chỉ:

http://nghiencuubiendong vn/tong-quan-ve-bien-dong/504-bien-ong-ia-chien-lc-va-tiem-nng, ngày truy cập30/04/2017

Trang 15

A Năm trong số mười tuyến đường biên thông thương lớn nhất trên thế giới liên quan đến Biên Đông gồm:

- Tuyến Tây Âu, Bắc Mỹ qua Địa Trung Hải, kênh đào Xuy-ê, Trung Đông đến Ấn Độ, Đông A, Uc, Niu Di Lân;

- Tuyến Đông A đi qua kênh đào Panama đến bờ Đông Bắc Mỹ va

- Tuyén Đông A đi Úc va Niu Di Lan, Nam Thái Binh Duong;

- Tuyến Tây Bac Mỹ đến Đông A và Dong Nam A.

Biển Đông được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới được thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải qua vùng Biển Đông Mỗi ngày có

khoảng từ 150 — 200 tàu các loại qua lại Biển Đông, trong đó có khoảng 50% là tàu trọng tải trên 5.000 tan, hơn 10% là tàu có trọng tải từ 30.000 tan trở lên Các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và Trung Quốc

đều phụ thuộc vào con đường biến này dé phát triển nền kinh tế của quốc gia

mình (đặc biệt trong việc vận chuyển dau và các nguồn tài nguyên từ Trung

cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc).

Lượng dầu lửa và khí hóa lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama Khu vực Biển Đông còn có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, 4 trong 16 con đường chiến lược của thế giới nằm trong khu vực Đông Nam Á (Malacca, Lombok, Sunda, Ombai — Wetar) Dac biét, eo biên Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thé giới, sau eo biển Hormuz Eo biển Malacca nằm giữa dao Sumatra của Indonesia và Malaysia — vi trí này rất quan trọng bởi vi tat cả các hàng hóa của các nước Đông Nam Á và Bắc Á phải đi qua.

Ngoài ra, hai quần dao Hoàng Sa và Trường Sa có vi trí chiến lược, có thé dùng dé kiêm soát các tuyến hàng hải qua lại Biển Đông và dùng cho mục

Trang 16

đích quân sự như đặt trạm ra da, các trạm thông tin, xây dựng các tram dừng

chân và tiếp nhiên liệu cho tàu bè Các nhà chiến lược phương Tây cho rằng quốc gia nào kiểm soát được quần đảo Trường Sa sẽ khống chế được cả Biển

1.2 Phân tích quá trình hình thành và nội dung “đường lưỡi bò” quatừng thời kỳ

Tính đến thời điểm công bố bản đồ “đường lưỡi bò” vào năm 2009, chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ có một tuyên bố chính thức hay có bất kỳ

sự giải thích cụ thể và hợp lý nào trước cộng đồng quốc tế về sự hình thành đường này (“đường lưỡi bò” chỉ dừng lại ở việc được thể hiện nhiều lần trong một số bản đồ lưu hành trong nước) Thậm chí, trong các văn bản pháp lý quan trọng của mình như Tuyên bố về lãnh hải ngày 4/9/1958, Luật lãnh hải và vùng tiếp giáp ngày 25/2/1992, Quyết định về việc phê chuẩn Công ước

Luật biển của Liên hợp quốc 1982 ngày 15/5/1996, Tuyên bố về đường cơ sở tính chiều rộng lãnh hải ngày 15/5/1996, Luật vùng đặc quyên kinh tế và thềm

lục địa ngày 26/6/1998, Trung Quốc cũng không dé cập đến ban đồ “đường

lưỡi bò” Vì thé, quá trình hình thành yêu sách “đường lưỡi bò” được tiếp cận

dưới góc độ các quan điểm, học thuyết của một số học giả nghiên cứu về vẫn đề này.

1.2.1 Năm 1948 Bộ Nội vụ Trung Quốc xuất bản tam bản dé II đoạn, xác

định vị trí của các đảo trên Biển Đông

Phần lớn các học giả Trung Quốc trong thời kỳ Trung Hoa Dân quốc đều cho rằng, sau chuyến đi khảo sát kéo dài hai tháng từ đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa) đến đảo Ba Đình (Trường Sa) do Lâm Tuân làm tổng chỉ huy, vào năm 1947, Chính phủ Trung Quốc đã cho lưu hành trong nước một tập bản đồ Tập bản đồ này có vẽ một đường mười một đoạn (đường biên giới chữ U — “đường lưỡi bò”) dé biểu thị phạm vi địa lý của quyền quan lý của Trung Quốc trên biển Nam Trung Hoa, xa xuống tận Tang Mẫu Am Sa, hay còn gọi là Bãi Ngam James, tại tọa độ 3 độ 58 phút Bắc, 112 độ 17 phút Đông Đường đứt khúc này bao gồm các quần đảo Đông Sa, Hoàng Sa,

Trang 17

Trường Sa và bãi ngầm Trung Sa và có điểm giới hạn phía Nam là vĩ tuyến

Bản đồ nay được So Dia lý, Bộ Nội vụ Trung Hoa Dân quốc xuất bản công khai vào tháng 2/1948, với tên gọi “Nam hải chư đảo vị trí đồ” Bản đồ này chính thức vẽ đường biên giới chữ U (“đường lưỡi bò”), bao gồm trong đó có cả 4 quần đảo và đánh dấu rõ ràng bãi cát ngầm Tăng Mẫu (James Shoal) ở cực Nam, vào khoảng 4 độ vĩ Bắc Đường biên giới chữ U này

Bản đồ đường 11 đoạn của Trung Quốc (Quốc Dân Đảng) năm 1947, có tên “Bản đồcác đảo trên Biển Đông”

Tuy nhiên, cũng cân nói thêm răng, một sô người khác còn cô đây thời

gian xuât xứ của con đường này xa hơn nhăm mục đích giải thích có lợi cho

Trang 18

Trung Quốc Họ cho rằng đường chữ U này do một người tên là Hu Jinjie vẽ

từ năm 1914 và đến tháng 12/1947, một viên chức của Cộng hòa Trung Hoa

tên là Bai Meichu đã vẽ lại đường này trong một ban đồ cá nhân dé thé hiện cảm xúc của mình khi nghe tin về việc Pháp chiếm đóng các đảo Trường Sa năm 1933 Tuy nhiên, các tác giả Trung Quốc cũng phải khách quan thừa nhận “không rõ khi vẽ đường này Bai Meichu có đủ hiểu biết và kiến thức về

luật biển quốc tế đương đại hay không?” và các nhà nghiên cứu nước ngoài

khác cũng cho rằng bản đồ đường đứt khúc này xuất hiện trong một tập bản đồ tư nhân (chứ không phải của Nhà nước).

Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập, tháng 10/1949,

trong một số bản đồ do Trung Quốc xuất bản, cách vẽ “đường lưỡi bò” ở Biển Đông về cơ bản vẫn rất giống với cách vẽ ở bản đồ do Chính phủ Trung Quốc công bố năm 1948.

1.2.2 Năm 1953

Năm 1953 đường 11 đoạn đã được điều chỉnh thành 9 đoạn, bỏ 2 đoạn

trong Vịnh Bắc Bộ, không rõ nguyên nhân Chính phủ Trung Quốc không đưa ra giải thích vì sao lại bỏ đi hai đoạn đó, thời điểm bỏ đi hai đoạn này cũng không nhất quán trong các tải liệu của các học giả Trung Quốc Điều đặc biệt

là trong suốt một thời gian đài, mặc dù cho xuất bản bản đồ có thé hiện

“đường lưỡi bò” như trên, nhưng cả Chính phủ Cộng hòa Trung Hoa lẫn

Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đều chưa bao giờ đưa ra lời tuyên bố hoặc giải thích chính thức gì về “đường lưỡi bò” đó cả.? Từ thời điểm này, đường lưỡi bò 11 đoạn đôi thành 9 đoạn.

1.2.3 Năm 2009

Năm 2009 là năm mà theo quy định của UNCLOS 1982, các quốc gia

ven biển phải đệ trình các báo cáo về thêm lục địa mở rộng của mình lên

CLCS Theo đó, ngày 06/05/2009 Việt Nam và Malaysia có trình lên CLCSmột báo cáo chung vê thêm lục địa mở rộng của hai nước, cùng khi đó, Việt

? Theo Zhiguo Gao va Bing Bing Jia, về lý do của việc cắt bỏ này, có thé nó phản ánh một sự ấm lên trongquan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thập niên 1950.

Trang 19

Nam cũng gửi một báo cáo riêng của mình lên CLCS Và dé phản đối các báo

cáo này của Việt Nam và Malaysia, ngày 7/5/2009, phái đoàn thường trực

Trung Quốc tại Liên hợp quốc đã gửi Công hàm CML/17/2009 và CML/18/2009 của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tới Tổng Thư ký Liên Hop

Quốc, có kèm theo một tắm bản đồ có vẽ 9 đoạn đứt khúc (còn gọi là đường

chữ U hay “đường lưỡi bò”) thể hiện yêu sách bao chiếm gần như toàn bộ Biển Đông Trung Quốc đòi hỏi cộng đồng quốc tế thừa nhận "vùng biến lịch

sử” của họ được bao chiêm bởi “đường lưỡi bò”.

Trang 20

Theo báo cáo số 143 của Phòng các van dé Đại dương và Vùng cực Văn phòng đặc trách các van đề Đại dương, Khoa học và Môi trường Quốc tế Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 5/12/2014 thì bàn đồ đường lưỡi bò được ban hành kèm

theo Công hàm năm 2009 này được miêu tả như sau:

Đường lưỡi bò trong bản đồ này bao quanh khu vực biển rộng khoảng 2.000.000km2, tương đương khoảng 22% diện tích đất liền của Trung Quốc So với diện tích

Biển Đông, khu vực này chiếm một tỷ lệ rất lớn Ngoại trừ Đài Loan va Đảo Pratas

(Trung Quốc gọi là Quần đảo Đông Sa), tổng diện tích của các thực thể nằm bêntrong đường lưỡi bò là khoảng 13km” Phần diện tích đất này bao gồm ba nhóm thựcthê tại Biến Đông: (1) Quan dao Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Quan đảo Tây Sa), (2)Quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là Quần đảo Nam Sa), và Bãi cạnScarborough (Trung Quốc gọi là Bãi Hoàng Nham) Trong số các đảo tại đây, đảolớn nhất là Đảo Phú Lâm (Woody Island) thuộc quần đảo Hoàng Sa, với diện tíchkhoảng 2,4km” Tương tự như vậy, đường lưỡi bò cũng bao quanh rất nhiều các thực

thé chìm khác như Bãi Macclesfield (Trung Quốc gọi là Quan đảo Trung Sa) và Bãi

cạn James (Trung Quốc gọi là Bãi Tăng Mẫu).

Trong Bản đồ 3 của báo cáo này, dé tiện cho việc mô tả, mỗi đoạn trong đường lưỡibò đều được đánh số bên cạnh Cần lưu ý rang Trung Quốc không đánh số cho cácđoạn này Các đoạn này không được phân bố đều đặn, và khoảng cách giữa chúngnam trong khoảng từ 106 hải lý (giữa đoạn 7 và đoạn 8) cho đến 274 hải lý (giữađoạn 3 và đoạn 4) Các đoạn nay được đặt ở vị trí tương đối gần với bờ biển lục địavà các đảo ven bờ của các quốc gia ven biển tại Biển Đông Doan 1 nằm cách bờbiển Việt Nam 50 hải lý và cách đảo ven bờ Ly Sơn của Việt Nam 36 hải lý Doan 3cách 75 hải lý so với đảo gần nhất là Pulau Sekatung, Indonesia Đoạn 4 cách 24 hảilý so với bờ biển của đảo Borneo, Malaysia Đoạn 5 cách 35 hải lý so với đảo gầnnhất là Đảo Balabac, nam ở phía Đông Nam của Philippines Doan 9 cách 26 hải lýso với Đảo Y’Ami, đảo cực Bắc Philippines thuộc Eo biển Luzon.

Trang 21

a Dash 1 b Dash 3 c Dash 4

VIETNAM =Ẹ TP Louisa ReefF Island {Màu MALAYSIA ns F ioe , 7 QBan đô 4: Khoảng cách giữa các đoạn và các thực thé đất liên

Bản đồ: Khoảng cách các đoạn và các thực thể đắt liền

Công hàm năm 2009 này là văn bản đầu tiên trong hơn 60 năm qua thé hiện quan điểm chính thức của Trung Quốc về yêu sách “đường lưỡi bò” và cũng là lần dau tiên Trung Quốc chính thức công bố ban đồ “đường lưỡi bò” với toàn thế giới Tuy nhiên, cũng như trước đó, Chính phủ Trung Quốc vẫn từ chối giải thích chính thức về tính chất pháp lý đối với yêu sách biển được thể hiện trong bản đồ có “đường lưỡi bò” kèm theo Công hàm số

CML/17/2009 và CML/18/2009 này Trong văn ban này, Trung Quốc đã đưa ra khang định: “Trung Quốc có chủ quyên không thé chối cãi với các đảo ở Biển Đông và các vùng biển lân cận, và được hưởng các quyén chủ quyên và quyên tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và lòng đất dưới đáy của vùng biển đó (có bản đô) Lập trường trên đã được Chính

Trang 22

phủ Trung Quốc đưa ra một cách nhất quan và được cộng đồng quốc tế biết đến rộng rai”.

Với công hàm ngày 7/5/2009 có kèm bản đồ thể hiện “đường lưỡi bò”, có vẻ như Trung Quốc đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải thừa nhận “tinh chat lịch sử của “ đường lưỡi bò”, coi Biển Dong nhu một vịnh lịch sử” Cac học giả Trung Quốc coi “đường lưỡi bò” này là đường biên giới quốc gia trên biển của Trung Quốc Tuy nhiên, lập luận trên của các học giả cũng như của chính quyền Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối đữ dội của cộng đồng quốc tế 1.2.4 Từ năm 2012 đến nay

Tháng 11/2012, Trung Quốc lại vẽ thêm “đường lưỡi bò” với 10 đoạn

vào mẫu hộ chiếu phô thông điện tử cấp cho công dân nước này “Đường lưỡi bò” với 10 đoạn này bao gồm cả đảo Đài Loan và hai vùng lãnh thổ tranh chấp với An Độ.

Đến 23/6/2014, nhà xuất bản Bản đồ ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hỗ Nam lại công bố và cho lưu hành Bản đồ địa hình và bản đồ hành chính “Nước cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” khổ dọc Điều này là trái với quy luật

từ xưa đến nay — bản đồ của Trung Quốc đều được đặt theo khổ ngang Lý

giải cho điều này là bởi tắm bản đồ năm ngang như trước không thể hiện được

“đường lưỡi bò” mà Trung Quốc đã tuyên bố đơn phương trên Biển Đông Thay vào đó, đề thê hiện trọn vẹn được ý tưởng “bành chướng” trên biển của mình thì quốc gia này phải sử dụng bản đồ với khổ đọc Theo bản đồ này, đường chín đoạn mà Trung Quốc tuyên bố đơn phương lại có thêm đoạn thứ 10, bao bên ngoài Đài Loan và vươn tới gần hòn đảo cực Tây của Nhật Bản là đảo Yonaguni Theo tam ban đồ này, đường 10 đoạn đã bao phủ hon 130 đảo

lớn nhỏ trên Biển Đông Nó chiếm đến 90% diện tích Biển Đông thay vì hơn

80% diện tích như đường chín đoạn.

3 Nguyên văn: “China has indisputable sovereignty over the islands in the South China Sea and the adjacent

waters, and enjoys sovereign rights and jurisdiction over the relevant waters as well as the seabed and subsoilthereof (see attached map) The above position is consistently held by the Chinese Government, and is widelyknown by the international community”.

4 Nguyễn Bá Dién (2015), Yêu sách “Đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc và chủ quyén của Việt Namtrên Biển Đông, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, tr.86.

Trang 23

Tuy nhiên, điều đáng nói là từ đó đến nay mặc dù Trung Quốc chưa bao

giờ làm rõ được cơ sở pháp lý của các đòi hỏi này nhưng hành động của họ

thì lại ngày càng gia tăng gay han, xâm phạm thô bao chủ quyên lãnh thé của nhiều quốc gia trong khu vực làm cho tình hình Biển Đông trở nên căng thăng.

1.3 Các hành động của Trung Quốc nhằm hiện thực hóa yêu sách

“đường lưỡi bò”

Dư luận đang ngày càng quan tâm về những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông Vào ngày 7/5/2009 Trung Quốc chính thức yêu cầu lưu

truyền trong cộng đồng các nước thành viên Liên Hợp Quốc bản đồ thé hiện

“đường lưỡi bò” (hay còn gọi là đường chữ U, đường đứt khúc 9 đoạn) trên

Biển Đông, yêu sách không chi các dao, đá mà toàn bộ vùng biển trong đó.

Kể từ sau thời điểm này, Trung Quốc liên tục tiến hành các hoạt động nhằm pháp điển hóa “đường lưỡi bò” vào văn bản pháp luật quốc gia cũng như tiến

hành xây dựng và cải tạo các thực thể nhân tạo nham tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông

Bắt đầu từ vụ đụng độ tàu Mỹ và Trung Quốc ngày 8/3 trên Biển Đông, lệnh cắm đánh bắt cá của Trung Quốc từ ngày 16/5/2009, tăng cường lực lượng tàu ngư chính xuống Biển Đông, đề xuất của hải quân Trung Quốc

phân chia quyền kiểm soát Thái Bình Dương giữa Trung Quốc và Mỹ, tới tuyên bố của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) ngày 16/6/2009 sẽ tiến hành khoan sâu thăm dò khai thác trong Biển Đông trong

năm 2009.

Vào ngày 24/7/2012, Trung Quốc đã tổ chức nghi lễ thành lập thành phó

Tam Sa - ranh giới bao trùm các quan đảo và bãi ngầm ở Biển Đông, bao

gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa, Scarborough Sau khi thành lập Tam Sa, Trung Quốc công bồ toàn văn Điều lệ Nam Hải 2012 có hiệu lực từ ngày 1/1/2013 Đây được xem là bước tiếp theo trong chiến lược của Trung Quốc nhằm xây dựng cơ sở pháp ly dé hiện thực hóa “đường lưỡi bò”.

Trang 24

Từ khoảng cuối năm 2013 đến năm 2015, Trung Quốc đã rốt ráo tiến

hành các hoạt động lan biển, nạo vét, san lắp và xây đảo nhân tao với quy mô rất lớn và đồng loạt trên nhiều thực thé trong quan đảo Trường Sa của Việt Nam (Trung Quốc đã dùng vũ lực xâm chiếm từ năm 1988, 1992) Đặc biệt nghiêm trọng là hoạt động “đảo hóa” không 16 của Trung Quốc tại bay bãi ngầm và đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang

chiếm đóng trái phép (Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa, Gac Ma, Xu Bi và Vành Khăn) Cụ thé’:

- Bãi đá Châu Viên nam ở phía tây quần dao Trường Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1988 Philippines cũng có tuyên bố chủ quyền với bãi đá này Bãi đá Châu Viên bi Trung Quốc cải tạo chủ yếu trong

hè năm 2014 Diện tích phần đất nhân tạo trên bãi đá Châu Viên được mở rộng tới 119.711 m/, tính đến ngày 14/3 Những công trình xuất hiện tại đây gồm kênh tiếp cận, đê chăn sóng, bãi đáp trực thăng, các tòa nhà hỗ trợ, cơ sở

quân sự, ăng ten liên lạc vệ tính, radar.

- Đá Chữ Thập năm ở phía tây quần đảo Trường Sa của Việt Nam và

cũng bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1988 Hoạt động cải tạo đất tại đây bắt

dau từ tháng 8/2014 Phan đất rộng dành cho xây dựng được hoàn thành vào

tháng 1/2015 và Trung Quốc đang xây một đường băng ước tính dài 3.110 m và một cơ sở cảng biển Đá Chữ Thập có diện tích 960.000 mỶ, tính đến ngày 21/10/2014 Ngoài đường băng, trên hòn đảo nhân tạo này còn có cảng biển đủ lớn dé đón tàu tiếp tế, tàu chiến đấu cỡ lớn, nhiều nhà máy xi măng, cơ sở hỗ trợ, cầu cảng, súng phòng không, hệ thống chống người nhái, trang thiết bị

liên lạc, nhà kính, bãi đáp trực thăng.

- Đá Gaven là một rạn san hô hình trái tim, thuộc quan đảo Trường Sa,

bị Trung Quốc chiếm từ năm 1988 và đưa quân đôn trú trái phép tại đây từ năm 2003 Hoạt động bồi đắp, xây dựng tại bãi đá bắt đầu từ khoảng sau ngày 30/3/2014 Phần mở rộng có diện tích 114.000 m7, tính đến ngày 19/3 Theo

"Như Tâm, “Thực trạng 7 bãi đá Trung Quốc cải tạo ở Truong Sa qua ảnh vệ tinh”, Vnexpress.net, tại dai chỉ

http://vnexpress.net/photo/tu-lieu/thuc-trang-7-bai-da-trung-quoc-caI-tao-o-truong-sa-qua-anh-ve-tinh-3231532.html, ngày truy cập 30/04/2017.

Trang 25

CSIS, bãi đá này có kênh tiếp cận, súng phòng không, súng hải quân, thiết bị

liên lạc, kiến trúc hỗ trợ xây dựng, tháp phòng thủ, cơ sở quân sự, bãi đáp trực

thăng và đê chan sóng.

- Đá Tu Nghia bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép năm 1988, sau đó Bắc Kinh xây dựng nhiều công trình kiên cố để quân lính đồn trú tại đây Trung Quốc bắt đầu hoạt động xây dựng quy mô lớn từ hè 2014 Băng hoạt động hút bùn và cải tạo, Trung Quốc mở rộng phan nên bê tông từ 380 m? lên đến 62.710 m’, tính đến ngày 18/2 Theo tạp chí quốc phòng IHS Jane's, những công trình ở đây cũng giống như trên đá Gaven, gồm kênh tiếp cận, công sự ven biển, 4 tháp phòng thủ, cầu cảng, cơ sở quân sự đa cấp, trạm

radar, bãi đáp trực thăng, hải đăng.

- Đá Gạc Ma nằm ở phía tây bắc quần đảo Trường Sa, có diện tích

khoảng 7,2 km’, bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng từ năm 1988 Đến đầu năm 2014, trên bãi đá chỉ có một nền bê tông nhỏ với một cơ sở liên lạc,

cầu cảng và một đơn vi đồn trú Phần nền bê tông hiện trải rộng trên diện tích

100.000 mổ, nơi rộng nhất là 400 m Một số đồn đoán cho rằng Bắc Kinh có thê xây một đường băng tại đây nhưng giới chuyên gia nhận định công trình

này quá nhỏ để có ảnh hưởng chiến lược Đá Gạc Ma hiện có các công trình

như kênh tiếp cận, nhà máy bê tông, tháp phòng thủ, bơm khử mặn, bơm

nhiên liệu, cơ sở quân sự nhiều tầng, radar, trạm liên lạc, bãi đáp trực thăng, cầu cảng và đê chắn sóng gia cô.

- Đá Vanh Khăn nằm ở phía đông quan đảo Trường Sa, là một rạn san hô hình bầu dục, bị Trung Quốc chiếm từ năm 1995 Bãi đá bị cải tạo quy mô lớn đọc theo ria phía tây ké từ đầu năm 2015 Tổng diện tích đá Vành Khăn đã bi cải tạo là 960.000 m” Tại đây có kênh tiếp cận, đê chan sóng gia cố, cơ sở quân sự và nơi trú an cho ngư dân.

- Đá Subi là một rạn san hô vòng phía tây nam quan đảo Trường Sa,

dài khoảng 6,5 km, rộng 3,7 km Trung Quốc chiếm đóng Subi từ năm 1988 Phan đất cải tạo trên đảo được mở rộng đáng kể từ tháng 7/2014 Nơi này

hiện có kênh tiêp cận, câu cảng, các thiệt bi thông tin liên lạc, radar, đê chan

Trang 26

sóng gia cố, bãi đáp trực thăng, cơ sở quận sự và có thé xây một đường băng

đài 3.000 m.

Ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã cho Công ty dầu khí Hải Dương ngang nhiên ha đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, tại vị trí cách đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) khoảng 17 hải lý về phía Tây — Nam Dé đưa giàn

khoan trái phép này vào vùng biển Việt Nam, Trung Quốc đã huy động một

đội tàu không 16, trên 100 chiếc, với nòng cốt chủ lực là tàu tên lửa, tàu hải

quân, và các loại tàu quân sự, máy bay quân sự hộ tong dé ngan chan, uy

hiếp, truy đuổi và thậm chi là đâm chim các tàu làm nhiệm vu bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.

1.4 Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông: các căn cứ pháp lý và bang

chứng lịch sử

Về mặt pháp lý, sự kiện tuyên bố chiếm hữu Hoang Sa năm 1816 dưới triều vua Gia Long đã góp phần xác nhận nội dung: “Chủ quyền bắt nguồn từ sự chính thức chiếm hữu thực sự và thực thi chủ quyền một cách liên tục” suốt thời nhà Nguyễn (trong thế kỷ XIX), sau khi các chúa Nguyễn đã xác lập

nội dung “Chủ quyền bắt nguồn từ sự sử dụng và chiếm hữu lâu đời một lãnh thổ vô chủ” (trong các thé kỷ XVII — XVIII).

1.4.1 Sử dung và chiếm hữu lâu đời quan đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước thời nhà Nguyễn

e Thời chúa Nguyễn

Theo ghi chép trong nhiều thư tịch cổ như Toản tập Thiên Nam tứ chỉ lô đồ thư (Đồ Bá, 1686), Hải ngoại ky sự (Trích Dai San, 1699), Phủ biên tạp lục (Lê Quý Đôn, 1776), thì từ thế kỷ thứ XVIL, người Việt đã dong thuyền đến các hải đảo ở giữa Biển Đông để đánh bắt hải sản và khai thác yến sào trên các hòn đảo Họ gọi tên dải đảo, đá, bãi ngầm này là Bãi Cát Vàng hoặc Cén Vàng, còn các sử liệu Hán văn thì ghi là Hoàng Sa, Van Lý Trường Sa,

Đại Trường Sa,

Trang 27

Cuối thế kỷ XVII, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã lập hội Hoàng Sa, hàng năm cử đội này ra Hoàng Sa để thăm dò, đo đạc hải trình, khai thác yến sảo trên đảo và thu nhặt vũ khí, vàng bạc, hàng hóa, từ các

con tau của nước ngoài gặp nạn và bị chìm khi đi ngang qua Hoang Sa[1].

Đến đầu thế kỷ XVIII, chính quyền của chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã quản lý một vùng lãnh thô rộng lớn, trải đến tận Hà Tiên và mũi Cà Mau, bao gồm

cả các hải đảo ở Biển Đông và trong vịnh Thái Lan [2] Từ nửa sau thé ky XVIII, ngoài đội Hoang Sa, chúa Nguyễn còn lập thêm đội Bắc Hải (trực

thuộc đội Hoàng Sa) có trách nhiệm khai thác hải vật; kiểm tra, kiểm soát thực thi chủ quyền của Việt Nam ở khu vực “các xứ Bắc Hải, Cù lao Côn Lôn

và các đảo ở Hà Tiên” (Phủ biên tạp lục) Hoạt động của đội Hoàng Sa và đội

Bắc Hải được tô chức có hệ thống và liên tục, kéo dài cho đến cuối thế kỷ

XVIIL Hang năm từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch, chính quyền đều sai cử hai

đội này ra Hoàng Sa và Trường Sa thực thi công vụ.e Thời nhà Tay Sơn (1771 — 1801)

Kế tiếp các chúa Nguyễn, thời nhà Tây Sơn, dù ở trong tình trạng chiến

tranh với họ Nguyễn và đối phó với giặc ngoại xâm như Xiêm La (1785), Mãn Thanh (1788 — 1789), vẫn quan tâm và duy trì hoạt động của đội Hoang Sa Một thư tịch cô dé ngày 14 tháng 2 năm Thái Đức thứ 9 (1786) do quan Thái phó Tổng lý quân binh dân chư vụ có chép: “Sai Hội Đức hau, Cai đội

Hoàng Sa luôn xem xét, đốc suất trong đội cắm biển hiệu thủy quân, cưỡi bốn chiếc thuyén câu vượt biển, thang đến Hoàng Sa và các xứ cù lao ngoài biển, thu lượm vàng bạc, đồ uong va các thứ dai bác, tiểu bác, đôi môi, hải ba, cá quý, mang về kinh đô dâng nộp theo lể' Điều này chứng tỏ nhà Tây Son vẫn tiếp tục duy trì hoạt động của đội Hoang Sa nhằm khai thác lợi ích kinh tế và kiểm soát chủ quyền biển đảo nước ta đương thời.

1.4.2 Chiém hữu thực sự và thực thi chủ quyên một cách liên tục quan đảo

Hoàng Sa và Trường Sa dưới thời Nhà Nguyễn

e Thời vua Gia Long

Trang 28

Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, năm 1802, Nguyễn Ánh (1762 — 1820) lên ngôi vua ở Phú Xuân, lay niên hiệu là Gia Long, chính thức khai lập vương triều Nguyễn Vua Gia Long đã cho tái lập các đội Hoàng Sa, Bắc Hải và đặt vào trong cơ cấu tô chức chung của các đội Trường Đà, có chức năng khai thác và quan lý toàn bộ khu vực Biển Đông.

Sách Đại Nam thực lục chính biên do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn cho biết:năm 1803, vua Gia Long đã ra lệnh cho quan chức ở phủ Quảng Ngãi “Jáy Cai cơ VõVăn Phú làm Thủ ngự của biển Sa Kỳ, sai mộ dân ngoại tịch lập làm đội Hoang Sa”;năm 1815, vua “sai bon Pham Quang Anh thuộc đội Hoàng Sa ra Hoàng Sa xem xéi,do đạc thủy trình”; năm 1816, vua “lệnh cho thủy quân và đội Hoàng Sa di thuyén raHoàng Sa để xem xét, đo đạc thủy trình”; năm 1871, vua tiếp nhận địa đồ đảo Hoàng

Sa do thuyền Ma Cao vẽ và dâng lên, ban thưởng 20 lang bạc cho họ về việc này.” Đặc biệt, vua Gia Long sai đội Hoàng Sa phối hợp với thủy quân của triều đình ra thăm đò, đo đạc thủy trình và cắm cờ trên quần đảo Hoàng Sa

vào năm 1816 Đây được coi là dẫu mốc quan trọng xác nhận sự chiếm hữu chính thức đối với quần đảo Hoàng Sa và là biéu tượng của việc xác lập chủ

quyền của Việt Nam đối với quan đảo này Sự kiện nay được ghi nhận ngắn

gọn trong sách Dai Nam thực lục: “Gia Long năm thứ 17 (1816) [vua] lệnh

cho thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để xem xét, đo đạc

thủy trình”.

e Thời Minh Mang

Hoạt động thực thi chủ quyền trên quan đảo Hoang Sa và quan đảo Trường Sa được tiễn hành liên tục và triệt dé hơn dưới thời Minh Mạng (1820

— 1841).

Năm 1833, vua Minh Mạng phái người ra Hoàng Sa dựng miéu, lập bia và trồng cây(Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhị kỷ, quyền 104, tờ 18b-19a) Năm 1834, vua

Minh Mang sai Giam thành vệ đội trưởng Truong Phúc Si cùng hơn 20 thủy quan di

ra Hoàng Sa vẽ bản đồ (Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhị kỷ, quyền 122, tờ 23a).

Năm 1835, vua Minh Mạng sai Cai đội thủy quân Phạm Văn Nguyên đem lính và

6 Nhiều tác giả (2016), Biển đảo Việt Nam: Lịch sử - chủ quyền — văn hóa, Nxb Văn hóa — văn nghệ, TP.Hồ

Chí Minh, tr.77 Ộ - „ Ộ

7 Quốc sử quán triều Nguyễn, Dai Nam thực lục chính biên, đệ nhât kỷ, quyên 52, tờ 15a.

Trang 29

thợ ở Giám thành vệ cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định chở vật liệura Hoang Sa dựng miéu, lập bia đá và xây bình phong trước miếu Năm 1836, vuaMinh Mạng sai Chánh đội trưởng thủy quân Phạm Hữu Nhật đưa binh thuyền raHoàng Sa đo đạc, vẽ bản đồ các đảo, hòn, bãi cát, thuộc quần đảo này Nhữngchuyến đi ra Hoàng Sa đo đạc, lập bản đồ từ năm 1834 đến năm 1836 của Thủyquân, Giám thành vệ và phu thuyền trong đội Hoàng Sa đã cung cấp thông tin, đữliệu dé triều đình Minh Mạng hoàn thành bản đồ chính thức của nước Đại Nam vào

năm 1838 Đó là Đại Nam thống nhất toàn đồ, bản đồ hành chính đầu tiên của nước

ta có sự phân biệt Hoàng Sa với Vạn Lý Trường Sa (được gọi là Trường Sa ngày

1.4.3 Việc nưóc Pháp nhân danh Nhà nước Việt Nam thực hiện chủ quyền doi với quan đảo Hoàng Sa và quan đảo Trường Sa

Từ khi ký với triều đình nhà Nguyễn Hiệp ước ngày 6/6/1884, Pháp đại

diện quyền lợi của Việt Nam trong quan hệ đối ngoại và việc bảo vệ chủ

quyên và toàn vẹn lãnh thé của Việt Nam Trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong

khuôn khổ sự cam kết của Hiệp định Paternotre ngày 6/6/1884, Pháp đại diện

cho Việt Nam, tiếp tục thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần

đảo Hoàng Sa và Trường Sa.[3]

Gần 100 năm sau sự kiện vua Gia Long tuyên bố chiếm hữu Hoàng Sa, tháng 5 năm 1909, Tổng đốc Lưỡng Quảng (Trung Quốc) là Trương Nhân Tuấn mới sai Thủy sư đô đốc Ly Chuan chỉ huy ba chiếc thuyền đi ra thám thính quần đảo Hoang Sa Ngày 6 tháng 6 năm 1909, Lý Chuẩn cho quân đồ bộ lên đảo Hoàng Sa và tuyên bố “chiếm hữu” quần đảo này, chính thức nhảy vào cuộc tranh chấp chủ quyên trên quần đảo Hoàng Sa, mà trước đó gần một

thế kỷ vua Gia Long đã chính thức tuyên bố chiếm hữu và các thế hệ kế thừa đã thực thi chủ quyền đó một cách liên tục, hòa bình, không có một quốc gia láng giéng nao lên tiếng tranh chấp.

8 Nhiều tác gia (2016), Biển dao Việt Nam: Lịch sử - chủ quyên — văn hóa, Nxb Văn hóa — văn nghệ, TP.Hồ

Chí Minh, tr.84.

Trang 30

1.4.4 Việc bảo vệ và thực hiện chủ quyên của Việt Nam đối với các quan đảo Hoang Sa và Trường Sa từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đến nay

Thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai, Đế quốc Nhật Bản chiếm một số dao và sử dụng đảo Ba Dinh làm căn cứ tàu ngầm cho các chiến dich ở Đông Nam Á Sau cuộc chiến, khi trở lại Đông Dương, Pháp đã yêu cầu Trung Hoa Dân quốc rút khỏi các đảo của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép cuối năm 1946 Pháp đã cho quân đến thay thế quân đội Trung Quốc và xây dựng lại trạm khí tượng và đài vô tuyến

Để củng cố yêu sách chủ quyền của mình đối với hai quan đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc thường lay Hiệp ước San Francisco năm 1951 và

Hiệp ước hòa bình Trung — Nhật năm 1952 như là một trong các bằng chứng pháp lý quan trọng dé khang định rằng: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã từ bỏ tất cả quyền, danh nghĩa và yêu sách đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) và đã chuyển

giao các quân đảo trên cho đại diện Trung Quốc? Tuy nhiên, trên thực tế, những băng chứng để củng cố yêu sách đối với hai quần đảo Hoàng Sa và

Trường Sa mà Trung Quốc đưa ra lại không hề có cơ sở Nội dung và tinh

thần của Hiệp ước San Francisco năm 1951, Hiệp ưóc hòa bình Trung — Nhật năm 1952 và những văn kiện pháp lý quốc tế có liên quan đến van đề lãnh thé của Trung Quốc và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Tuyên bố Cario 1943, Tuyên bố Potsdam năm 1945), va sự kiện giải giáp quân đội Nhật Ban tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lại hoàn toàn khác với những gì Trung

Quoc viện dan, cu thê:

- Đối với Tuyên bố Cairo năm 1943: Tai hội nghị Cairo (Ai Cập), ba cường quốc đồng minh là Hoa Kỳ, Anh, Trung Hoa Dân quốc đã ký tuyên bồ

Cairo, theo đó: “Phải tước bỏ quyên của Nhật Bản trên tất cả các hải đảo ở Thái Bình Dương mà Nhật Bản đã cưỡng đoạt hay chiếm đóng từ dau Chiến

3 Nguyễn Bá Diến (2015), Yêu sách “đường lưỡi bò ” phi lý của Trung Quốc và chủ quyễn của Việt Nam trên

Biên Đông, Nxb Thông tin và Truyên thông, Hà Nội, tr.3 I8

Trang 31

tranh thé giới lan thứ nhất và trả lại Trung Hoa Dân quốc tất cả các lãnh thổ đã bị Nhật Bản cướp của Trung Hoa, như Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hồ, và trục xuất Nhật Bản khỏi tat cả các lãnh thổ khác mà Nhật chiếm được bang vũ lực 1011,

Thứ nhất, Tuyên bố Cairo năm 1943 chỉ khẳng định việc Nhật Bản đã chiếm đóng ba vùng lãnh thé của Trung Quốc, đó là Mãn Châu, Dai Loan và

Banh H6, và buộc Nhat Bản phải trao trả lại cho Trung Quốc ba vùng lãnh thổ

này Ngoài ra, Tuyên bố Cairo cũng không hề dé cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Hay nói cách khác, tuyên bố không coi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ của Trung Quốc mà đã bị Nhật Bản chiếm đóng bất hợp pháp Đặt giả thiết khác, nếu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đúng là lãnh thổ của Trung Quốc mà đã bị Nhật Bản chiếm đóng thì không có lý gì mà Trung Hoa Dân quốc lại không đòi lại chủ quyền của mình đối

với hai hòn đảo này tại hội nghị Cairo, đặc biệt họ là một trong ba nước đồng minh lớn trực tiếp tham gia đàm phán, ký kết Tuyên bố Cairo này.

Thứ hai, tại Biển Đông, hai quần đảo Hoàng Sa va Trường Sa của Việt Nam cũng đã bị Nhật Bản chiếm cứ bằng vũ lực khi bắt đầu Chiến tranh Thế giới thứ II Năm 1938, Nhật Bản đã chiếm ba đảo tai Hoàng Sa là Phú Lâm, Linh Côn và Hữu Nhật (Robert) Năm 1939, Nhật Bản ngang ngược công bố

chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và đổi tên Hoang Sa thành Hirata Gunto, Trường Sa thành Shinnan Gunto Như vậy, chiếu theo Tuyên bố Cairo 1943, Nhật Bản cũng sẽ bị trục xuất khỏi hai quần đảo này; và đương nhiên quốc gia có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và

Trường Sa vẫn mặc định là Việt Nam.

laA KR

- Đối với tuyên bố Potsdam ngày 26/7/1945: Day là bản tuyên bố an

định thể thức giải giáp quân đội Nhật Bản tại Thái Bình Dương Về việc giải

'0 Nguyên văn: “It is their purpose that Japan shall be stripped of all the islands in the Pacific which she has

seized or occupied since the beginning of the first World War in 1914, and that all the territories Japan hasstolen from the Chinese, such as Manchuria, Formosa, and the Pescadores, shall be restored to the Republicof China Japan will also be expelled from all other territories which she has taken by violence and greed”.

'l Foreign relations of the United States, Diplomatic papers: The Conference at Cairo and Teheran 1943,

Washington D.C, United States, G.P.O, 1961, pp 448-449.

Trang 32

quyết những lãnh thổ mà Nhật Ban đã chiếm đóng của các nước, Tuyên bố

Potsdam chỉ quy định đơn giản là: “Các điều khoản của Tuyên bố Cairo sẽ được thi hành” Có nghĩa là Nhật Bản phải trả lại cho Trung Quốc các vùng lãnh thé như Mãn Châu, Đài Loan và Banh Hồ Ngoài ra, không còn nội dung nao trong tuyên bố Potsdam coi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của

Trung Quốc bị Nhật Bản chiếm và phải trả lại cho Trung Quốc Có thé nói,

các nước đồng minh không hé thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ

quyền của Trung Quốc; như vậy đã gián tiếp khang định Việt Nam có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

- Đôi với Hiệp ước San Fransisco: Day là Hiệp ước giữa 50 quôc gia

Đồng Minh ký với Nhật Bản nhằm cham dứt tình trạng chiến tranh, nhằm

hướng đến sự hòa bình, hợp tác và hữu nghị theo mục đích và tôn chỉ của

Hiến chương Liên hợp quốc Điều 2 của Hiệp ước cũng nói rõ rằng Nhật Bản

đã khước từ chủ quyền tại đảo Dai Loan và quân đảo Banh Hồ và một số lãnh

thổ trong quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Khi Nhật Bản tuyên bố khước từ chủ quyền lãnh thé về Hoang Sa và Trường Sa tại Hội nghị San Francisco năm 1951, các quốc gia tham dự Hội nghị đã phủ nhận chủ quyền của Trung Quốc và mặc nhiên nhìn nhận chủ quyền của Việt Nam tại hai quan đảo này !?

Ngày 7/9/1951, trong phiên họp toàn thé lần thứ 7 của Hội nghị San Fransisco, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu, Trưởng phái đoàn Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: “dé dập tắt những mam mống các tranh chấp sau này, chúng tôi khăng định chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi đối với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa” Tuyên bố này không gặp sự chống đối hoặc bảo lưu nao của đại diện 51 quốc gia tham dự hội nghị Hội nghị cũng bác bỏ đề nghị

giao hai quan đảo Hoang Sa và Trường Sa cho Trung Quốc với số phiếu hau

như là tuyệt đối 46/50 Ké từ thời điểm sau đó, Việt Nam tiếp tục thực hiện

hoạt động của mình trong hai khu vực này.

2 Nguyễn Bá Diến (2015), Yêu sách “đường lưỡi bo” phi ly cua Trung Quốc và chủ quyên của Việt Nam

trên Biên Đông, Nxb Thông tin và Truyén thông, Hà Nội, tr.324.

Trang 33

CHUONG 2

TINH BAT HOP PHAP CUA DUONG LUOI BO DƯỚI GOC ĐỘ LUAT PHAP QUOC TE

2.1 Tinh bat hợp pháp của đường lưỡi bò dưới góc độ các quy định của

UNCLOS 1982

2.1.1 Tính bất hợp pháp của yêu sách đường lưỡi bò dưới danh nghĩa xác

lập vùng nước lịch sử

2.1.1.1 Định nghĩa và các tiêu chí dé xác định vung nước lịch sử

Khái niệm vùng nước lịch sử được xem xét xuất phát từ khái niệm vịnh

lịch sử Tuy nhiên, cả vịnh lịch sử và vùng nước lịch sử đều không được

UNCLOS 1982 định nghĩa một cách cụ thể Điều 10.6 UNCLOS 1982 quy định: “các guy định trên đây không áp dung đối với các vịnh gọi là vịnh lịch sứ” mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra căn cứ để phân biệt vịnh tự nhiên và vịch

lịch sử Thuật ngữ “vịnh lịch sử” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1919 trong vụ tranh chấp giữa Vương quốc Anh và Hoa Kỳ về đánh bắt cá tại khu vực Đại Tây Dương được Trọng tài quốc tế giải quyết Theo phán quyết của Trọng tài, một vịnh được coi là vịnh lịch sử dựa trên co sở tập quan quốc tế.

Vấn đề vịnh lịch sử tiếp tục được đề cập tại ICJ năm 1951 khi giải quyết vụ tranh chấp về ngư trường giữa Na Uy và Anh ICJ đã khăng định chủ quyền của Nauy đối với vùng biển và vịnh Varange được giới hạn bởi đường cơ sở thăng dựa trên yếu tố lịch sử Đồng thời ICJ cũng đưa ra định nghĩa vùng nước lịch sử là vùng nước được hưởng quy chế nội thủy thông qua sự tồn tại

của một danh nghĩa lịch sử.

Khái niệm vùng nước lịch sử xuất phát từ khái niệm vịnh lịch sử nhưng

điều đó không có nghĩa hai khái niệm này là giống nhau Vùng nước lịch sử

chủ yếu được mọi người nghĩ đến các vịnh lịch sử vì trên thực tế các quốc gia thường đưa ra yêu sách chủ yếu là các vịnh Mặc dù trong các văn bản điều ước quốc tế không phân biệt rõ, nhưng ta có thể hiểu khái niệm vùng nước

lịch sử rộng hơn vịnh lịch sử Vùng nước lịch sử không chỉ có vịnh lịch sử mà

bao gôm cả các vùng biên khác như vùng nước của vịnh, các cửa sông do

Trang 34

danh nghĩa lịch sử mang lại Như vậy, vịnh lịch sử bao giờ cũng là vùng nước

lịch sử và là bộ phận cau thành của nội thủy Vinh lịch sử chiu sự điều chỉnh của quy chế pháp lý nội thủy, thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia ven biển Còn vùng nước lịch sử có thé không có vịnh lịch sử mà là các vùng biển khác.

Căn cứ vào tập quán và các phán quyết của Tòa án và Trọng tài quốc tế thì một vùng nước chỉ được coi là vùng nước lịch sử khi nó thỏa mãn it nhất

các tiêu chí sau:

(1) Tại đó quốc gia ven biển thực hiện một cách thực sự chủ quyền của

mình một cách liên tục, hòa bình và lâu dài;

(2) Có sự chấp nhận công khai hoặc sự im lặng không phản đối của các

quốc gia khác, nhất là các quốc gia láng giéng và quốc gia có quyên lợi tai vùng biển nay;

(3) VỊ trí địa lý đặc biệt cũng là một tiêu chí để xác định vùng nước lịch

sử Vùng nước được coi là vùng nước lịch sử phải tiếp giáp trực tiếp với lãnh

thé đất liền của quốc gia ven biển và các xa đường hang hải quốc tế Tiêu chí này nhằm xác lập chế độ nội thủy cho vùng nước lịch sử không làm cản trở sự qua lại của tàu thuyền các quốc gia trên tuyến đường quốc tế.

Thiếu một trong các tiêu chí trên thì vùng nước đó không thé được coi là

vùng nước lịch sử.

2.1.1.2 Tính bất hợp pháp của yêu sách “đường lưỡi bò” dưới danh nghĩa

xác lập vùng nước lịch sử

Vùng nước trong “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông không thể là vùng nước lịch sử bởi nó không đáp ứng được các tiêu chí xác định vùng nước lịch sử theo thông lệ quốc tế như đã đề cập ở trên, cụ thể:

Thứ nhất, Trung Quốc không có sự thực thi chủ quyền một cách thực sự, liên tục và hòa bình trong thời gian dài tại vùng biển bên trong đường lưỡi bò.

Cụ thể, các băng chứng có tính xác minh đã chỉ ra lãnh thổ Trung Quốc trong lịch sử chỉ có giới hạn đến đảo Hải Nam Trong các văn kiện chính thức của Nhà nước phong kiến Trung Quốc, như Đại Nguyên nhất thống chí (1294),

Trang 35

Đại Minh nhất thống chí (1461), Dai Thanh nhất thông chí (1842), trước năm

1909 đều khắng định “cực Nam của lãnh thổ Trung Quốc là Nhai Huyện đảo Hải Nam” Ngoài ra, các bản đồ về Trung Quốc của các nước vẽ cũng thé hiện điều này, như bản đồ của Peter de Goyer va Jacob de Keyzer thuộc Công ty Đông Ấn - Hà Lan vẽ vào thé kỷ XVII cũng giải thích rất rõ: “Noi xa nhất của Trung Quốc bắt đâu từ phía nam đảo Hải Nam ở 18 độ vĩ Bắc, rồi từ đó

ngược lên phía bắc đến vĩ độ 42 độ”).

Trong lịch sử hoạt động hàng hải tại Biển Đông cũng chứng minh rằng Trung Quốc không thực thi chủ quyền vùng nước có yêu sách một cách hòa bình Năm 1956, 1974 và 1988, 1992 Trung Quốc đã sử dụng vũ lực chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa và nhiều vị trí thuộc quần đảo Trường Sa đang năm dưới sự kiểm soát của nhà nước Việt Nam Ngoài ra, các hành động của Trung Quốc như phá hủy trên diện rộng đáy biển nhằm xây dựng phi

pháp các đảo nhân tạo trên các thực thể ngầm trong quan đảo Trường Sa từ năm 2013 đến nay là những hành động sử dụng vũ lực, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế nói chung và UNCLOS 1982 nói riêng Việc chiếm hữu của

Trung Quốc đối với các thử thể ở Hoàng Sa và Trường Sa do đó trở nên vô hiệu !*

Hơn nữa, “đường lưỡi bò” của Trung Quốc không phải là một con đường có tính 6n định và xác định Từ 11 đoạn, Trung Quốc đã phải bỏ đi 2 đoạn trong Vịnh Bắc Bộ vi quá vô ly và không hề đưa ra bat kỳ lời giải thích nao Tính chất không liên tục của đường này được các tác giả Trung Quốc giải thích là để cho “những điều chỉnh cần thiết trong tương lai” PGS.TS Nguyễn

Lệ^

Hồng Thao đã lập luận trong một bài đăng tại Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số

tháng 12 năm 2009 về vấn đề này răng:

Một con đường như vậy rõ ràng không thể nào lại được coi là “biên giới quốc gia”theo luật pháp quốc tế Đặc tính quan trọng nhất của một đường biên giới quốc tế là

8 Peter de Goyer and Jacob de Keyzer: An Embassy from the east-India Company United Provinces to theGrand Tartar Cham Emperor of China , Thu viện Menzies, Australia, v Ige rare b DS 708.N64 Tai liệu ủy

ban bién gidi quéc gia

'4 Nguyễn Bá Dién (2015), Yêu sách “Đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc va chủ quyền của Việt Namtrên Biển Đông, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, tr.86.

Trang 36

tính 6n định và dứt khoát Trong một xã hội có trật tự riêng, các đường biên giới làmột trong số các thể chế ổn định nhất từ tất cả các thé chế Vậy ma ở đây đến cảngười Trung Quốc, tác giả của đường này còn chưa biết nó đi thé nào, thì sao có thégọi đó là biên giới quốc gia được?

Thứ hai, Trung Quốc không nhận được sự chấp nhận công khai hoặc sự im lặng không phản đối của các quốc gia khác đối với yêu sách đường lưỡi

bò Ngược lại, yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc lại vấp phải những phản ứng hết sức mạnh mẽ từ các nước khác trên thế giới Có thê lấy một vài ví dụ dé minh chứng cho nhận định này Đó là các công hàm phản đối chính

thức của Việt Nam, Indonesia, Philippines năm 5/2009, 7/2010, 5/2011 chính

là những bằng chứng không thê chối cãi về việc cộng đồng quốc tế chưa bao

giờ thừa nhận yêu sách này dưới bất kỳ lập luận nào Ngoài ra, một số quốc gia khác trong khu vực, các quốc gia trên thé giới và các tổ chức quốc tế cũng lên tiếng trực tiếp hay gián tiếp bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò phi lý của Trung Quốc Dién hình nhất, vào đầu năm 2013, Philippines đã lựa chon phương án cuối cùng sau những nỗ lực đã tiễn hành qua các kênh chính trị và

ngoại giao là kiện Trung Quốc tại Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục XII của UNCLOS 1982 (sau đây gọi tắt là Tòa Trọng tài) nhằm phản đối yêu

sách “đường lưỡi bò” và việc Trung Quốc xâm phạm các vùng biển của

Philippines tại Biển Đông Các học gia, nhà nghiên cứu trên thế giới (trừ học giả Trung Quốc) đều lên tiếng phê phán mạnh mẽ yêu sách “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc đã tạo ra Họ cho rằng “đường lưỡi bò” là một yêu sách hết

sức quá đáng và phi lý, chiếm đến 80% diện tích Biển Đông và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý, Với sự phản đối của cả cộng đồng quốc tế như vậy thì yêu sách “đường lưỡi bò” hoàn toàn không được chấp nhận và hoàn toàn không hề đáp ứng tiêu chí thứ hai (như đã được nêu trên) để được công nhận là vùng nước lịch sử - đó là, có sự chấp nhận công khai hoặc sự im lặng

không phản đối của các quốc gia khác.

Thứ ba, vùng nước trong “đường lưỡi bò” không phải là vùng biển có

câu tạo địa lý đặc biệt, ăn sâu vào đât liên hoặc là một bộ phận găn liên với

Trang 37

lục địa và không cách xa đường hang hải quốc tế Vùng nước trong “đường lưỡi bò” chiếm đến 80% diện tích Biển Đông và cũng không thể ăn sâu vào đất liền Căn cứ theo cách xác định các vùng biển của UNCLOS 1982 thì từ bờ biển của các quốc gia ven biển, ngoài các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia, van còn một vùng biển cả và đáy biển quốc tế (Vùng) ở giữa Tuy nhiên, “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc yêu sách lại chạy sát bờ biển của các quốc gia ven biển khác và đã ôm trọn lấy cả Vùng biển cả Hơn nữa, trên thực tế, Biển Đông là một vùng biển có vị trí chiến lược, trên đó có tuyên hàng hải quốc tế đi qua nối Thái Bình Dương - An Độ Dương, Châu Âu — Châu A, Trung Đông — Châu A Các tuyến hàng hải quốc tế này đương nhiên không đi sát vào bờ biển của các nước mà sẽ đi qua vùng trung tâm Biển Đông Do vậy, “đường lưỡi bò” thực chất đã bao trùm lên các tuyên đường này.

2.1.2 Tính bất hợp pháp của yêu sách “đường lưỡi bò” dưới danh nghĩa xác lập chủ quyên, quyên chủ quyền đối với đảo và các vùng biển lân cận

Sở di phải tính đến tính huống yêu sách “đường lưỡi bò” được xác lập

dựa trên cơ sở xác lập chủ quyền, quyền chủ quyên đối với các đảo và các vùng biên lân cận đảo bởi đảo vừa là điều kiện tiên quyết dé áp dụng phương pháp đường cơ sở thắng, đường cơ sở quần đảo; vừa đóng vai trò trong việc tạo ra các vùng biển riêng bao quanh Theo đó, sự hiện diện của đảo chính là một trong các hoàn cảnh mà quốc gia có thé được áp dụng phương pháp đường cơ sở thắng (Điều 7 UNCLOS 1982), đường cơ sở quần đảo (Điều 46.a UNCLOS 1982), cau thành nên quần đảo (Điều 46.b UNCLOS 1982) Hay quốc gia ven biển có thé được hưởng đầy đủ các vùng biển giống như đất liền

khi quy định tại Điều 121.2 UNCLOS 1982: “Tri truong hop được quy định

tại khoản 3, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyên kinh tế và thêm

lục địa của một đảo được hoạch định theo đúng các quy định của Công ước

áp dụng cho các lãnh thé đất liền khác” Điều này có nghĩa là, UNCLOS 1982 cho phép đảo khả năng được hưởng các không gian biển giống như đất

Trang 38

liền; tức là đảo sẽ có tối đa 12 hải lý lãnh hải, 24 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế và 350 hải lý thềm lục địa tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Theo đó, quốc gia ven biển hoàn toàn được hưởng lợi bằng việc mở rộng phạm vi các vùng biển của mình

một cách hợp pháp, hợp lý theo quy định của UNCLOS 1982, mà không bị sự

phản đối của các quốc gia khác Tương tự vậy, rất có thể Trung Quốc sẽ sử

dụng danh nghĩa xác lập chủ quyên, quyền chủ quyền đối với đảo và các vùng

biển lân cận đảo dé giải thích một cách có lợi cho yêu sách phi lý “đường lưỡi

bò” của mình Trong trường hợp này, Việt Nam hoàn toàn có cơ sở pháp lý

day đủ theo quy định của UNCLOS 1982 dé bác bỏ lập luận đó.

“Đường lưỡi bò” được thé hiện bao trùm xung quanh cả bốn nhóm quan

đảo, bãi ngầm lớn trên Biển Đông, đó là quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa,

Pratas (Trung Quốc gọi là Đông Sa) va bãi ngầm Macclesfield (Trung Quốc gọi là Trung Sa) Tuyên bố của Trung Quốc: “Trung Quốc có chủ quyền

không thể chối cãi với các đảo ở Biển Đông và các vùng biển liên kê, và được hưởng quyên chủ quyên và quyên tài phán đổi với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và lòng đất dưới đáy của vùng biển do” là trái với quy định của UNCLOS 1982 Có thé khang định rằng lập luận của Trung Quốc về

chủ quyền và quy chế pháp ly các vùng biển đối với các đảo trong “đường lưỡi bò” là hoàn toàn không phù hợp với điều kiện thực tiễn của các đảo này Bởi khi xem xét về các điều kiện dé một thực thé được công nhận là đảo và có thể tạo ra quanh chúng đây đủ các vùng biển theo UNCLOS 1982 thì thực thể đó phải đáp ứng các điều kiện sau:

Một là, theo định nghĩa về đảo được ghi nhận tại Điều 121.1 của UNCLOS 1982: “Một dao là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thuy triéu lên vùng đất nay van ở trên mặt nước” Như vậy, theo Điều 121.1 một

thực thé dé trở thành đảo phải đáp ứng một số tiêu chuẩn sau:

- Đảo phải là một vùng đất hình thành tự nhiên;

- Đảo phải có nước bao bọc xung quanh;

- Đảo phải thường xuyên ở trên mặt nước lúc thủy triều lên.

Trang 39

Hai là, qua Điều 121.3 của UNCLOS 1982: “nhiing đá (rocks) nào mà

không thể duy trì sự cư trú của con người hoặc đời sống kinh tế của chính nó, thì không có vùng đặc quyên kinh tế hoặc thêm lục địa”, ta có thé khang định chỉ những hòn dao nào đáp ứng được điều kiện: “thich hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng ” thì mới có thé có quyền tạo ra quanh chúng đầy đủ các vùng biên theo quy chế các vùng biển mà Công ước đã quy

định, đó là vùng nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và

thêm luc địa Khả năng “duy tri sự cư trú của con người ” được hiểu là sự cư trú của cộng đồng dân cư ổn định, mà không chi là sự hiện điện của các nhân viên nhà nước hoặc quân đội “Duy trì” có nghĩa là hoạt động kinh tế không chỉ là sự khởi động, bắt đầu mà là sự tiếp diễn, liên tục hoặc vẫn có thể được

tiễn hành trên cơ sở các điều kiện mà hiện nay đảo đang có.!5 Những đảo

không đáp ứng được điều kiện trên thì không có vùng đặc quyền kinh tế và

thêm lục địa.

Như vậy, các đảo trong “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc yêu sách chủ

quyền cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên thì mới có đầy đủ các vùng

biển Tuy nhiên, khi xem xét các điều kiện tự nhiên của các đảo trong phạm vi

đường lưỡi bò thì lại không đáp ứng các điều kiện này Cụ thể, hai vùng Hoàng Sa và Trường Sa hầu như bao gồm các đảo đá, năm ở khu vực trung tâm Biển Đông, mỗi đảo có diện tích rất nhỏ (đảo lớn nhất là Ba Bình rộng khoảng 1,2 km2, đảo Phú Lân rộng khoảng 1,5 km?), căn cỗi, thời tiết khắc nghiệt, bão tố nhiều, không thích hợp cho con người đến ở, không thích hop cho một đời sống kinh tế riêng nên xung quanh các đảo này chỉ có thé có nội thủy và lãnh hải, không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Trong vùng đảo Hoàng Sa chỉ có 8 hòn đảo là luôn nỗi trên mặt nước biển lúc thủy triều lên cao Còn vùng đảo Trường Sa có từ 25 đến 35 vị trí (trong tổng số

khoảng 80 đến 90 vi tri) nằm trên mặt nước bién lúc thủy triều lên cao Theo

đánh giá của các nhà nghiên cứu khác cũng cho thây các đảo thuộc quân đảo!5 Lê Thị Anh Dao (2017), Quy chế pháp lý cua dao theo quy định của công ước luật biển và những van dé

đặt ra đối với Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.47.

Trang 40

Hoang Sa và Trường Sa không đáp ứng được điều kiện mà Điều 121 UNCLOS 1982 đã nếu trên quy định Đặc biệt, đối với Trường Sa, Tòa trọng

tài thành lập theo Phụ lục VII UNCLOS 1982 trong vụ kiện giữa Cộng hòaPhilippin và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi là Tòa trọng tài) đã

ra phán quyết kết luận rang tat cả các cấu trúc nồi tại Trường Sa (bao gồm Ba Bình, Thị Tứ, Bến Lạc, Trường Sa, Song Tu Đông, Song Tử Tây) đều là “đảo

đá” về mặt pháp lý và không tạo ra vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa.

Ngoài ra, Tòa Trọng tài cũng ra kết luận rằng Công ước không quy định việc một nhóm các đảo như quan đảo Trường Sa sẽ có các vùng bién với tư cách là một thực thé thống nhất.!° Nếu các đảo ở Biển Đông được giải thích theo quan điểm này của Tòa trọng tài thì phạm vi các vùng biển có yêu chồng lan ở giữa Biển Đông sẽ được thu hẹp đáng kể; từ đó, các tranh chấp, mâu thuẫn

trên Biển Đông sẽ được giải quyết một cách triệt dé.

2.1.3 Tính bất hợp pháp của yêu sách đường lưỡi bò dưới danh nghĩa xác lập “quan đảo” và “quốc gia quan đảo”

Cách gọi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được hình thành do

thời gian sử dụng, do thói quen, chứ các “thực thể” này không thỏa mãn bản

chất pháp lý của quan đảo Tại Điều 46 UNCLOS 1982, khái niệm quan đảo

được quy định khá rõ ràng: “Quan đảo là một nhóm đảo, kể cả các bộ phận của các đảo, các vùng nước noi giữa và các thành phan tự nhiên khác có liên quan với nhau chặt chẽ đến mức tạo thành một thể thống nhất về địa ly, kinh tế và chỉnh trị, hay được coi như thé về mặt lịch sir.” Như vậy, dé một nhóm đảo trở thành quần đảo thì các đảo trong nhóm đảo đó phải có sự liên quan chặt chẽ với nhau về mặt địa lý, kinh tế, chính trị và lịch sử như một thê thống

nhất Xét thấy, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hoàn toàn tách biệt với lãnh

thổ Trung Quốc Hoàng Sa cách đảo Lý Sơn của Việt Nam 120 hải lý, cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 156 hải lý; Trường Sa cách Hòn Hải của Việt Nam 210 hải lý, cách đảo Hải Nam gần 1000 hải lý Chúng bao gồm những

đảo đá ngoài khơi, xa đất liên Mỗi đảo của Hoàng Sa và Trường Sa hau như

18 Đoạn 632 & 646 Phán quyết

Ngày đăng: 14/04/2024, 15:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w