1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: Bàn về đường lưỡi bò và giải pháp để Việt Nam đấu tranh và bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo

110 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BAO CÁO TONG KET

DE TAI THAM GIA XET GIAI THUONG “SINH VIEN NGHIEN CUU KHOA HOC”

NAM 2020

BAN VE DUONG LUOI BO VA GIẢI PHAP DE

VIỆT NAM ĐẦU TRANH VÀ BAO VE CHỦ QUYEN BIEN DAO

Thuộc lĩnh vực khoa hoc xã hội: Pháp luật

NAM 2020

Trang 2

BAO CÁO TONG KET

DE TAI THAM GIA XET GIAI THUONG “SINH VIEN NGHIEN CUU KHOA HOC”

NAM 2020

BAN VE DUONG LUOI BO VA GIAI PHAP DE

VIET NAM DAU TRANH VA BAO VE TOAN VEN

CHU QUYEN BIEN DAO

Thuộc lĩnh vực: Khoa hoc Xã hội Chuyên ngành: Pháp luật

Sinh viên thực hiện 1: Nguyễn Phú Sỹ Nam, Nữ: Nam

Sinh viên chịu trách nhiệm chính thực hiện đề tài: Nguyễn Phú Sỹ

Người hướng dẫn: TS Nguyễn Toàn Thắng

Trang 3

087100007777 1

PHAN NỘI DUNG c6 6699966666666666666666666666666666666666666666 6 CHUONG 1: VAI TRO CUA BIEN DONG VA NGUON GOC, QUA TRINH PHAT TRIEN CUA YEU SÁCH PHI LY “DUONG LƯỠI BÒ” 6

1.1 Vi trí địa chiến lược của Biển Đông 5-5-5 c << << <s=sesesesesese 6 1.2 Nguồn gốc của yêu sách phi lý “đường lưỡi bò” s-s‹seseses<<« 8 1.3 Qua trình phát triển của yêu sách phi lý “đường lưỡi bò” 12

TONG KET CHƯNG 1 5- < 55 5< S2 2S S2 S33 EEESESES E351 E51 35555: 22 CHƯƠNG 2: “YEU SÁCH PHI LÝ ĐƯỜNG LUOI BO” CUA TRUNG QUOC DƯỚI GÓC ĐỘ LUẬT QUOC TE - << 22 sEs£s£S£ S2 E24 Es£s£s£seseseEeEssse 24 2.1 Trung Quốc vi phạm các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế khi đưa ra các yêu sách phi lý “đường lưỡi bò” ở Biển Đông -.- 5 -5-s-sse<<2 24 2.1.1 Trung Quốc vi phạm nguyên tắc bình dang chủ quyền quốc gia 24

2.1.2 Trung Quốc vi phạm nguyên tắc “tận tâm, thiện chí thực hiện các cam ' 0018 x77 py | 2.2 Trung Quốc vi phạm các nguyên tắc co bản của Luật bién quốc tế khi đưa ra các yêu sách phi lý “đường lưỡi bò” ở Biển Đông - <2 29 2.2.1 Trung Quốc vi phạm nguyên tắc tự do biển CA -. 5-5-5 29

2.2.2 Trung Quốc vi phạm nguyên tắc đất thống trị biễn - 33

2.3 Căn cứ pháp lý quốc tế bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” - 35

2.3.1 Thuyết đường biên giới quốc gia trên biển không có cơ sở pháp lý 35

2.3.2 Thuyết đường quy thuộc đảo không có cơ sở pháp lý - 40

2.3.3 Thuyết vùng nước lịch sử không có cơ sở pháp lý -s- 46 2.3.4 Trung Quốc không có quyền lịch sử đối với vùng nước nên trong “Tường lưỡi DO” seeeeaaeeaeeeraiiaaraaaosiriosiiisoissiissoslssilslNESENNAEWSSEIGGG.IWSSEENEEWS6E003 53 TONG KẾT HƯƠNG 2 sesseosesesernrrnndnrinnnintnntnnnunraiinaTtrtprtrhrngdagnirgTnuzggg0mi8380 61 CHUONG 3: MOT SO KIÊN NGHỊ GIẢI PHAP CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC DAU TRANH VA BAO VE TOAN VEN CHỦ QUYẺN - 63

3.1 Mat tran kimh Sẽ 64 3.2 Mặt trận truyền thông ccccccecsssssssscscesesesssscsescsesesesesesscseeesesesesesessescseeeeese 66 3.3 Hỗ trợ ngư dân bám biỄn 5- 5-5-5 5 5 5 5s 4s EE£E£EeEeEeEeEeEeseseseseses 67

3.4 NHI trần D03] TH eseseeeensuennnnnnuiiouEgiecinoeipidDtiiitiĐôiiD8iONGA100601000400Á18001846140306ã001748 010068006069

Trang 4

TONG KET DE TAL 84 DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO z cccccscsssccsccccccccsscscccccsssccssccceees 86

PHU LUC 01 cccccccccssssssscsssccscscsccscccssscccccccccccccccccccccccccccsccccccssccccccsscscees

Trang 5

ICJITLOS

biển năm 1982 (United Nations

Convention on the Law of theSea)

Toa an Công

(International Court of Justice)

Tòa án quốc tế về Luật biển

(International Tribunal for theLaw of the Sea)

lý quốc

Trang 6

Biển Đông, còn được biết đến là biển Nam Trung Hoa (tên tiếng Anh là The South China Sea) Biển Đông là một biến ria lục địa và là một phần của Thái Bình Dương, trải rộng từ quốc đảo Singapore tới eo biển Đài Loan bao phủ diện tích gần 3,5 triệu km? Ngoài Việt Nam, vùng biển này tiếp giáp với tám nước khác bao gồm các nước trong khối ASEAN (Philippines, Indonesia, Malaysia, Singapore, Brunei, Thái Lan) và Trung Quốc Vị trí của Biển Đông đem lại nguồn lợi tài nguyên dồi dao và quan trọng trong việc phát triển kinh tế của các nước xung quanh bao gồm nguồn tai nguyên sinh vật (thủy sản), khoáng sản (dầu khí), du lịch và là địa bàn chiến lược quan trọng Đối với các nước có biên giới biển trên Biển Đông, khu vực này còn mang ý nghĩa quyết định trong van đề chủ quyền và an ninh quốc phòng của quốc gia Mang vai trò chiến lược, Biển Đông trở thành đối tượng của những tranh chấp.

Góp phần khiến cho tranh chấp và việc giải quyết tranh chấp trở nên phức tạp và “bế tắc”, Trung Quốc đưa ra yêu sách về “đường lưỡi bò” với sự khang định rang, khu vực nằm trong đường này là các đảo, đá và các vùng nước kề cận của chúng đã thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc trong lịch sử Tuyên bố này của Trung Quốc vấp phải nhiều sự phan đối từ các quốc gia có chủ quyên trên Biển Đông bởi khu vực mà nước này yêu sách hoàn toàn là vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyên tài phán của các quốc gia khác Điều này day lên mối lo ngại của cộng

đồng quốc tế bởi “chiến dich bat nat dé kiểm soát”! một cách công khai của Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa cũng như tính chất phi lý từ yêu sách mà nước này đưa ra, buộc

các nước khác phải tuân theo.

Nhận thấy được tính cấp thiết trong việc chứng minh tính phi lý của yêu sách “đường lưỡi bò”, nhóm tác giả đã tìm hiểu, nghiên cứu và tông hợp các tài liệu nham đưa ra những chứng cứ xác thực, từ đó đi sâu vào nghiên cứu bản chất của yêu sách với mục tiêu phản bác luận điệu Trung Quốc đưa ra Hành động của Trung Quốc trên Biển Đông đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền đối với vùng biển của các quốc gia, trong đó có Việt Nam Đề tài này là cơ sở lý luận phục vụ cho công tác nghiên cứu làm sáng tỏ sự thật, định hình công lý tại Biên Đông dựa trên luật pháp quốc tế và chứng cứ lịch sử Đồng thời, nhóm tác giả cũng mong rằng, công trình này sẽ trở thành một tai liệu đáng tin cậy để tuyên truyền giáo dục cho thanh niên Việt Nam hiểu rõ kiến thức về pháp luật biển đảo Việt Nam và quốc tế; củng cố niềm tin chủ quyền quốc

gia trên biên.

TMichael R Pompeo — Secretary of State, U.S.Position on Maritime Claims in the South China Sea, Press

Statement, July 14, 2020.

Trang 7

các tranh chấp giữa Trung Quốc và các quốc gia có chủ quyền đối với từng khu vực trên Biển Đông vốn đã phức tạp này càng trở nên căng thắng Mặc dù Công ước Liên hợp quốc về Luật biên năm 1982 được xây dựng để thiết lập trật tự chung và cân bằng lợi ích giữa các quốc gia ven biên, tuy nhiên, van đề trên Biển Đông vẫn khó có thé được giải quyết triệt để Chính vì thế, vấn đề này trở thành đối tượng nghiên cứu của các học giả Việt Nam và nước ngoài dudi nhiều góc độ khác nhau, từ mặt pháp lý đến kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, ngoại giao, xã hội,

Có thể ké đến một số công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài như:

- Yoshifumi Tanaka, The South China Sea Arbitration towards an internationallegal order in the oceans.

- Hans Kelsen, The principle of sovereign equality of states as a basis forinternational organizations, March 1944, The Yale of Law Journal, Number 2,Volume 53.

- Bill Hayton, sach The South China Sea The Struggle for Power in Asia.

- Edgardo, Sobenes, Obregon, June 2015, Historic Water Regime: A potentialLegal Solution to Sea Level Rise, Volume 7, Issue 1, International Journal ofMaritimes Affairs and Fisheries.

- M Sheng-Ti Gau, The U-Shaped Line and a Categorization of the OceanDisputes in the South China Sea, Ocean Development & International Law, 43:57—69,2012.

Ngoài ra, các hoc gia trong nước cũng có những đóng góp quan trong trong

công tác nghiên cứu về yêu sách “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc đang thực thi trên Biển Đông hiện nay Có thé nói tới như:

- Hương Anh, “Đường lưỡi bò” — Một yêu sách phi lý, Tạp chí Cộng sản số

838, tháng 8 năm 2012;

- ThS Hoàng Việt, Câu hỏi v8é tính pháp lý của “đường lưỡi bò lién nét” trên Biển Đông, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 14 năm 2018;

- PGS TS Nguyễn Hồng Thao, Cuộc chiến pháp lý mới về “đường lưỡi bò” ở Biển Đông, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 13 năm 2011;

- GS.TS Nguyễn Bá Diễn, Yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc và chủ quyên của Việt Nam trên Biển Đông, Nxb Thông tin truyền thông, Hà Nội 2015;

- Nguyễn Thanh Binh, Tinh bất hợp pháp của “đường lưỡi bò” theo quy định của UNCLOS 1982 và phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế trong vụ Philippines kiện Trung Quốc, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2018;

Trang 8

dau tranh và bảo vệ toàn vẹn chủ quyên biển đảo” để nghiên cứu nhằm hướng đến các

mục tiêu cơ bản sau:

Một là, hệ thống hóa, phân tích và đánh giá những tri thức cơ bản về “đường lưỡi bò” nhằm làm rõ nguồn gốc, cơ sở hình thành, quá trình phát triển và lập luận của chính quyền Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về cơ sở của “đường lưỡi bò”;

Hai la, hệ thông hóa, phân tích và đánh giá về chính sách thực thi yêu sách của Trung Quốc trên các vùng biển trên Biển Đông, từ đó làm rõ bản chất pháp lý của yêu sách này dưới góc độ luật pháp quốc tế nhăm phản bác luận điệu “chủ quyền không tranh cãi” đối với vùng biển bên trong đường 9 đoạn;

Ba là, từ cơ sở phân tích trên đưa ra những kiến nghị, biện pháp ứng phó trong bối cảnh hiện nay nhăm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với biển đảo Việt Nam.

Cuối cùng từ những thông tin, kết quả trong đề tài có thể trở thành nguồn tham khảo cho các tác phâm, công trình nghiên cứu liên quan của các tác giả khác.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của nhóm tác giả xoay quanh các van dé sau:

- Các tài liệu về nguồn gốc và cơ sở hình thành yêu sách “đường lưỡi bò” và lập luận của các học giả và chính quyền Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về cơ sở của “đường lưỡi bò” từ năm 1947 đến nay;

- Các băng chứng chứng minh quá trình lịch sử Việt Nam hình thành và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa;

- Các nguyên tắc của luật quốc tế và luật biển quốc tế mà Trung Quốc vi phạm khi thực thi yêu sách “đường lưỡi bò” trên Biến Đông;

- Các văn bản luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, từ đó làm rõ tính chất phi lý của yêu sách “đường lưỡi bò” trên Biển Đông;

- Các văn bản luật quốc gia điều chỉnh các quan hệ liên quan đến biển đảo Việt

- Các luận điểm trong phan quyết của Tòa Trọng tài trong Vu kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc trực tiếp phủ nhận tính hợp pháp của yêu sách “đường

lưỡi bò”;

- Chính sách, đường lối ngoại giao của Việt Nam trong bối cảnh Trung Quốc có những hành động khiêu khích, liều lĩnh xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyên, quyền tài phán của Việt Nam;

Trang 9

Yêu sách “đường lưỡi bò” là đề tài nghiên cứu đòi hỏi kiến thức lý luận và thực tiễn sâu rộng, chính vì thế, nhóm tác giả với trình độ còn hạn chế, không tham vọng có thê nghiên cứu vẫn đề một cách toàn diện và sâu sắc Tuy nhiên, nhóm tác giả đảm bảo giới hạn của đề tài bao gồm: nguồn gốc, cơ sở hình thành và quá trình phát triển của yêu sách “đường lưỡi bò”; các nguyên tắc và quy định luật quốc tế Trung Quốc đã vi phạm khi thực thi yêu sách “đường lưỡi bò” trên Biển Đông Bên cạnh đó, nhóm tác giả mở rộng nghiên cứu về phán quyết trong Vụ kiện Biển Đông dé củng có lập luận cũng như đưa ra các bằng chứng hợp pháp chứng minh cho luận điểm trên Vì các lẽ đó, nhóm tác giả phản bác về tính hợp pháp của yêu sách này, đồng thời khang định, cơ sở mà Trung Quốc đưa ra là không có căn cứ Từ đó, nhóm tác giả nghiên cứu và tổng hợp các đề xuất kiến nghị cho Việt Nam để giữ vững chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với biển đảo quê hương.

5 Phương pháp nghiên cứu

Dé thực hiện đề tài này, nhóm tac giả đã vận dụng các phương pháp trong quá

trình nghiên cứu:

Thứ nhất, đề tài được hoàn thành dựa trên cơ sở vận dụng quan điểm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tam nhìn đến năm 2045, trong đó nêu rõ: chủ quyên, an ninh quốc gia trên biển được giữ vững;

Thứ hai, nhóm tác giả vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện

chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Marx - Lennin; các nguyên tắc trong nghiên cứu Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật trong điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội cụ thé của Việt Nam;

Thứ ba, các phương pháp cụ thé bao gồm phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp quy

nạp, phương pháp suy luận logic, được sử dụng linh hoạt trong quá trình nghiên

cứu, phân tích, đánh giá và tông hợp vấn đề trong đề tài 6 Kết cấu của đề tài

Đề tài bao gồm Lời mở đầu, Nội dung và Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo; trong đó nội dung theo kết câu 3 chương bao gồm:

Chương 1: Vai trò của Biển Đông và nguồn gốc, quá trình phát triển của yêu

sách phi lý “đường lưỡi bò”;

Chương 2: Yêu sách phi lý “đường lưỡi bò” của Trung Quốc dưới góc độ Luật Quốc tế;

Trang 11

TRINH PHAT TRIEN CUA YEU SACH PHI LY “DUONG LUOI BO”

1.1 Vị trí địa chiến lược của Biển Đông

Biển Đông là vùng biển “nửa kín” (marginal sea) lớn nhất ở vùng Tây Thái Bình Dương), có điện tích khoảng 3,5 triệu km’, trải rộng từ 3,50 vĩ Bắc đến 26° vĩ Bắc và 100° kinh Đông cho đến 121° kinh Đông Có chin nước hiện đang tiếp giáp với Biển Đông bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Campuchia và một phan lãnh thổ là Dai Loan Biển Đông được đánh giá là một khu vực chiến lược cực kì quan trọng bởi vi tri của nó hình thành nên những thuận lợi đặc biệt về kinh tế- chính trị, an ninh quốc phòng đối với các quốc gia có lãnh thé tiếp giáp Cụ thé như sau:

Trước hết, Biên Đông nằm trong một khu vực chiến lược ở châu Á bởi đây là một trong những tuyến hàng hải huyết mạch nối liền Thái Bình Dương — An Độ Dương, Châu Âu — Châu A, Trung Đông — Châu A Chính vi vậy, vùng biển này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thương mại hàng hải toàn cầu Năm trong số mười tuyến đường biến thông thương lớn nhất trên thé giới liên quan đến Biển Đông bao gồm: tuyến Tay Âu, Bắc Mỹ qua Địa Trung Hải, kênh đào Suez, Trung Đông đến An Độ, Đông Á, Úc, New Zealand; tuyến Đông Á đi qua kênh đào Panama đến bờ Đông Bắc Mỹ và Caribe; tuyến Đông Á đi Úc, New Zealand và Nam Thái Bình Dương: tuyến Tây Bắc Mỹ đến Đông Á và Đông Nam Á Đây được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới Mỗi ngày có khoảng từ 150 — 200 tàu các loại qua lại Biển Đông, trong đó có khoảng 50% là tàu có trọng tải trên 5.000 tan, hơn 10% là tàu có trọng tải từ 30.000 tấn trở lên Trong khu vực Đông Nam Á có khoảng 536 cảng biến, trong đó có hai cảng vào loại lớn và hiện đại nhất thé giới là cảng Singapore và Hồng Kông Thương mại và công nghiệp hàng hải ngày càng gia tăng ở khu vực.

Điểm trọng yếu thứ hai khién Biên Đông trở thành vị trí địa chiến lược là các đảo, quần đảo ngoài khơi, như Hoàng Sa và Trường Sa đều nằm ở vị trí trung tâm — một trong những nơi có nhiều tuyên đường hàng hải di qua nhất trên thé giới Các quần đảo này đóng vai trò cực kỳ quan trọng với tư cách là các vị trí phòng thủ chiến

?Fu Ying, Wu Shicun, South China Sea: How we got to this stage, May 9/2016 Trong bài viết có đề cập đếnthuật ngữ ving biên “nửa kín” (marginal sea) Vùng biển nửa kin là vùng biển có một phan đại dương bi bao bọcbởi đảo, quần đảo và bán đảo và thông với đại dương hoặc và bị giới hạn bởi dai núi ngầm trên đáy biển Tham

khảo từ: https://www yourdictionary.com/marginal-sea.

3Sỹ Tuấn, Diệu Thúy, Biển Đông có vị trí trọng yếu ra sao,

https://vietnamnet.vn/vn/chu-quyen-hoang-sa-truong-sa/bien-dong-co-vi-tri-trong-yeu-ra-sao-420498.html, truy cập 12/12/2020.

Trang 12

trên Biển Đông; dùng cho mục đích quân sự như đặt trạm ra-đa, các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng và tiếp nhiên liệu cho tàu thuyền Các chiến lược gia phương Tây cho rằng quốc gia nào kiểm soát được quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ kiểm soát và khống chế được toàn bộ Biên Đông.

Thứ ba, về tầm quan trọng của môi trường, Biển Đông được coi là trung tâm của thế giới về đa dang sinh học Theo thống kê, trong Biển Đông tập trung 12% tong diện tích rừng ngập mặn của thế giới và 30% tổng diện tích rừng ngập mặn của Châu A Đây cũng là nơi có 20% tổng diện tích rạn san hô của khu vực Đông Nam A — khu vực có 34% tổng diện tích san hô của thế ĐIỚI.

Thứ tư, Biên Đông được đánh giá là một vùng biển có nguồn lợi hai sản dồi dao và quan trọng nhất trên thế giới Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Biển Đông là vùng biển được xếp hạng thứ 4 trong số 19 khu vực đánh cá tốt nhất trên thé giới về tông sản lượng đánh bắt cá hàng năm Nguồn lợi hải sản Biển Đông được cho là có khoảng hơn 1.000 loài cá, hơn 90 loài tôm va hơn 70 loài thân mềm Khai thác hải sản là một ngành kinh tế rất quan trọng đối với các quốc gia ven Biển Đông Mỗi năm có khoảng 6 triệu tấn hải sản được đánh bắt tại đây, tương đương 10% tổng khối lượng hải sản được đánh bắt trên toàn thế giới.

Thứ năm, Biên Đông còn có trữ lượng dau, khí tự nhiên đồi dào (tam khoảng 11 tỷ thùng dầu và 190 nghìn ti m khí tự nhiên)" cũng như nguồn kim khí, đá quý hiếm Hiện nay Philippines đang khai thác đầu mỏ ở khu vực Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) Vùng biển của Brunei cũng sở hữu trữ lượng dầu mỏ tương đối lớn; đảo Natuna có | túi khí vào loại lớn nhất thế giới Phía Tây Nam đảo Hải Nam hiện nay cũng phát hiện có mỏ khí Việt Nam hiện đang khai thác các mỏ dầu Bạch Hồ, Rồng, Đại Hùng với trữ lượng khai thác được vào khoảng hon hai triệu tan dầu thô Đồng thời, tại vùng biển Việt Nam, chúng ta phát hiện loại hình tài nguyên mới của thế giới: “băng cháy”” Vùng ven biển Việt Nam còn chứa đựng tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như titan, zircon, thiéc, vàng, sắt, mangan, thạch cao, dat hiêm.Š

*Kuan-Hsiung WANG, Professor of the Graduate Institute of Political Science, National Taiwan Normal

University, Peaceful settlement of disputes in the South China Sea through fisheries resources cooperation andmanagement, tr 4.

‘Thong kê của co quan quản lý năng lượng Hoa Kỳ,

https://amti.csis.org/south-china-sea-energy-exploration-and-development/, truy cập 13/12/2020.

‘Luu Văn Lợi, Biển Đông, Thái Bình Dương và Việt Nam,

http://nghiencuubiendong.vn/hoi-thao-khac/hi-tho-trong-nc-thang-32009/636-lu-vn-li-bin-ong-thai-binh-dng-va-vit-nam, truy cập ngày 23/03/2020.

TMột nguôn năng lượng mới dùng dé thay thé cho năng lượng hóa thạch, có thể cung cấp cho con người nguồn

năng lượng khổng lồ đủ dùng trong vòng 2000 năm nữa.

%Đức Hồng, Tiêm năng dau khí trên biển Việt Nam,

https://baobinhphuoc.com.vn/Content/tiem-nang-dau-khi-tren-bien-viet-nam-15414, truy cập 14/12/2020.

Trang 13

Thế kỷ XVII là cuộc tranh giành giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, thế kỷ XIX là cuộc tranh giành giữa Anh và Pháp Thế kỷ XX, trong cuộc chiến tranh Thái Bình Dương, Nhật Bản đã chiếm Đông Dương, Philippines, Malaysia, Thái Lan, đảo Hải Nam và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa Nắm rõ về vị trí chiến lược của Biển Đông, Trung Quốc từ lâu đã có dã tâm độc chiếm vùng biển này nhằm phục vụ cho mưu cầu bá chủ thế giới của mình Trung Quốc giờ đây bat chấp luật pháp quốc tế, sử dụng yêu sách “đường lưỡi bò” dé thực hiện một loạt các hành động nhằm thực hóa mưu đồ độc chiếm tuyến đường vận tải biển huyết mach của thé giới.

1.2 Nguồn gốc của yêu sách phi lý “đường lưỡi bò”

“Đường lưỡi bỏ” (Cow’s tongue line) hay còn gọi là “Đường 9 đoạn ”(Nine

Dash line) và đôi khi còn được biết đến dưới cái tên là “Đường chữ U” (U — Shaped line) là đường quốc giới hải vực Biển Đông mà Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa chủ trương và đơn phương tuyên bố chủ quyền một cách phi lý và trắng trợn Con đường này được vẽ sát vào ven bờ của các quốc gia Biển Đông làm ảnh hưởng nghiêm trọng chủ quyền của các quốc gia ven biển bao gồm: Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines và cuối cùng là Indonesia.

Có thể nói, yêu sách “đường lưỡi bò” được đưa ra một cách không chính thức từ hai chính quyền: một là Cộng Hòa Trung Hoa (Republic of China), sau thất bại năm 1949 phải chạy ra Đài Loan (từ thời điểm này gọi là chính quyền Đài Loan) và thứ hai là từ chính quyền Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa được thành lập từ năm 1949 tới nay (People’s Republic of China).°

Có rất nhiều luồng quan điểm của các học giả Dai Loan va Trung Quốc Dai Lục về nguồn gốc hình thành của con đường này nhưng hầu hết đều cho rằng tháng 04 năm 1935, để đối phó với yêu sách của Pháp đối với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa, Cộng Hòa Trung Hoa đã cho xuất bản một bản đồ chính thức đầu tiên là Zhongguo Nanhai gedeo yu tu (Bản đồ các đảo Hải Nam)!, bản đồ này lúc ấy chưa thể hiện “đường chữ U”!!!?, Trước đó vào khoảng giữa những năm 30 của thế ky XX, lần đầu tiên bốn quần đảo ở Biển Đông trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường

Sa của Việt Nam được thê hiện dưới cái tên Trung Quôc “Tây Sa quân đảo” và “Nam

°Hoàng Việt, Phân tích các yêu sách về “đường lưỡi bò” theo luật quốc tế, http://nghiencuubiendong.vn/nghien

-cuu-VietNam/938-Hoang-Viet, truy cập ngay 10/02/2020.

Ban đồ được thé hiện ở Phụ luc 01

"Ti Jin Ming and Li De Xia, The Dotted Line on the Chinese Map of the South China Sea: A Note, Ocean

Development & International Law, 34:287-295, 2003, tr 289.

"Vann Huei Song, Peter Kien-Hong Yu, China’s “historic waters” in the South China Sea: an analysis from

Taiwan, American Asian Review Vol 12, N 4, Winter, 1994, tr 83-101.

Trang 14

Giai đoạn năm 1946 — 1947, sư đoàn Fangyu thuộc Bộ Nội Vụ Cộng Hòa Trung

Hoa đã cùng hạm đội của mình vào phía Nam dé hoàn thành khảo sát thực địa các đảo trên Biển Đông Sau khi hoàn thành việc khảo sát, Sư đoàn Fangyu đã vẽ ban đồ chính thức về Biển Đông, hoàn thành việc đặt tên mới cho các đảo ở Biển Đông dựa trên vị trí địa lý của từng hòn đảo và tự ý phân định 11 đoạn trên ban đồ dé đánh dấu yêu sách phi lý về “chủ quyền” trên Biển Đông!3 Căn cứ vào kết quả chuyến đi khảo sát thực địa trên Biển Đông, Bộ Nội Vụ Trung Hoa Dân Quốc đã hoàn thành một bảng tham chiếu chéo cho các tên cũ và mới của 159 đảo lớn nhỏ tại Biến Đông Bảng tham chiếu này đã chính thức được công bố vào tháng 12 năm 1947.! Cũng trong năm 1947, Ủy Ban Địa Lý Trung Hoa Dân Quốc cho in ấn tấm bản đồ “đường lưỡi bò” gồm 11 nét đứt đoạn với tên gọi “Nam hải chư đảo vị trí đồ” (Tên tiếng anh: The Location Map of

the South China Sea Islands — Nanhai zhudao weizhi tu) Trong đó đường 11 đoạn ôm

trọn một cách trang tron 4 nhóm quan đảo bao gồm quan đảo Đông Sa (Pratas Islands),

Hoàng Sa (Paracel Islands), Trường Sa (Spratly Islands) và ca bãi cạn Macclesfield

(Macclesfield Bank) Phía cuối cực nam của đường 11 đoạn ở 40 vi Bắc mà Trung Hoa Dân Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền còn bao trùm cả bãi ngầm James Shoal (ở độ sâu 20 mét so với mặt nước biển)! gần Malaysia!° Không lâu sau đó, tháng 02 năm 1948, tập bản đồ khu vực địa lý hành chính của Trung Hoa Dân Quốc

(Atlas of Administrative Areas of the Republic of China - Zhonghua minguo

xingzheng quyu tu) chính thức được xuất ban, trong đó ban đồ “Nam Hải chư đảo vị đồ” năm 1947 được đính kém!”!8, Đây là lần đầu tiên có một ban đồ chính thức được xuất ban dưới thời chính quyền Trung Quốc Quốc dân Đảng (KMT) ghi nhận đường hình chữ “U” hay có một số học giả gọi nó là “đường lưỡi bò” bởi nó nhìn giống một cái lưỡi bò liếm xuống Biển Đông '° Chuyện phát hành ban đồ này cũng chỉ diễn ra ở nội bộ Trung Quốc thời bấy giờ, không có một công bố nào ở quốc tế cũng như khu

vực Châu A nên không một quôc gia nao biệt được Trung Quoc đã có một bản đô vê

See SSAA, EA S8 3E“19472rhBIRMIS:2š4fSEAIXEES ĐừJf HR”, tr 915-920.

Hsiung James Chieh, sách The South China Sea Disputes and the US — China Contest: International Law and

Geopolitics (Series on Contemporary China), tr 32.

'SMichael R Pompeo — Secretary of State, chú thích 01.

'6L ingqun Li (2018), sách China’s Policy Towards the South China Sea: When Geopolitics Meets the Law of the

Sea, tr 201.

"Zou and Liu Xinchang (April 2015), The Legal Status of the U-shaped line in the South China Sea and Its

Legal Implications for Sovereignty, Sovereign Rights and Maritime Jurisdiction, tr 14-22.

'8Ban đồ được thể hiện ở phụ luc 02.

Chi Kin Lo, sách China 's policy towards territorial disputes, tr 43.

Trang 15

Biển Đông 11 đoạn như thế” Hon nữa sau khi phát hành, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc không có bat kỳ lời giải thích nào về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của con đường

Tuy nhiên, trong các tài liệu nghiên cứu của một số học giả Trung Quốc và Đài Loan, một số người còn cố tình day nguồn gốc xuất xứ lẫn thời điểm xuất hiện chính thức của con đường này ra xa hơn nhăm giải thích có lợi cho Trung Quốc, có thé kê đến:

Zhigua Gao — Nghiên cứu sinh, giám đốc viện nghiên cứu hàng hải Trung Quốc, thâm phán ITLOS từ năm 2008, Ja Bing Bing — Giáo sư Dai Học Thanh Hoa Bắc Kinh cho răng đầu những năm thế kỉ 20, phạm vi ảnh hưởng của chính quyền Trung Hoa Dân Quốc lên các khu vực lúc bấy giờ thu hút rất nhiều sự chú ý của các nhà bản đồ học lẫn bản thân chính quyền nước đó lúc bấy giờ Năm 1914, một đường nối liền (continous line) bao quanh một phần Biển Đông và bao trùm hai đảo được xuất hiện trong tập bản đồ quốc gia Trung Hoa Dân Quốc được biên soạn bởi hai nhà xuất bản tư nhân trước khi đường đó mở rộng ra bao trùm lấy bốn đảo vào năm 1935.?! Trong đó Châu Khắc Uyên (Zou Keyuan) — Giáo sư Luật Quốc tế của trường đại học Central Lancashire, và Peter Kien-Hong Yucho rằng “đường chữ U” lần đầu tiên xuất trong bản đồ được vẽ bởi Hồ Tan Tiếp (Hu JinJie) vào tháng 12 năm 1914 nhưng chi bao quanh hai quần dao Đông Sa và quần dao Hoàng Sa.?2?3

Mặc dù có sự khác nhau về chủ thé biên soạn, nhưng các học giả đều cho răng “đường lưỡi bò” lần đầu tiên được xuất hiện vào năm 1914 nhưng lúc đó chỉ bao quanh quần đảo Đông Sa (Pratas) và quần đảo Hoàng Sa (Paracels) Ngoài ra học giả Zou Keyuan còn miêu tả răng con đường này là một đường chạy liên tục từ biên giới giữa Cộng Hòa Trung Hoa và Việt Nam gần Vịnh Bắc Bộ, kéo dài về phía Đông Nam doc bờ biển Việt Nam Sau đó chạy dọc xuống hướng Đông đến hướng Tây của Dao Luzon Philippines và vòng xuống bao lấy Hoàng Sa (với điểm tận cùng phía Nam khoảng 15, 160° vi Bắc) đồng thời chạy xuyên qua eo bién Đài Loan trước khi kết thúc ở đường ranh giới Trung Quốc giữa biển Hoa Đông và Biển Hoàng Hải Tuy nhiên, chính tác giả cũng thừa nhận không biết tại sao con đường được vẽ như thế, và vẽ với mục đích gi.”4

?°Mỹ Loan, “Đường lưỡi bò” được sáng tác ra sao?, 02-08-2012,

https://tuoitre.vn/duong-luoi-bo-duoc-sang-tac-ra-sao-504631.htm, truy cập 12/02/2020

?!7higuo Gao, Bing Bing Jia, The Nine-Dash line in the South China Sea: History, Status, and Implications, The

American Journal of International Law, Vol 107:98, tr 101-102

??7Zou Keyuan, January 2007, South China Sea studies in China: Achivements, Constraints and Prospects, tr

?3Peter Kien-Hong Yu, The Chinese (Broken) U-shaped Line in the South China Sea: Points, Lines,2 and Zones,

Contemporary Southeast Asia, 2003, tr 405-430.

?4Zou Keyuan, chú thích 22, tr 88.

Trang 16

Tiếp đó, Zou Keyuan va Peter Kien Hong Yu còn tiếp tục cho rang con đường này đã từng xuất hiện trên tập Ban đồ kiến thiết Trung Hoa mới do Bai Mei Chu biên soạn vào giữa những năm 1930 Tuy nhiên Peter Kien Hong Yu thừa nhận rang ông cũng chưa rõ đó là Bai có đủ kiến thức về luật hàng hải quốc tế trong thời điểm ông vẽ hay không??Š Trong khi đó Zou Keyuan thừa nhận cần phải chú ý rang các bản đồ được vẽ từ giai đoạn 1936 trở về trước là được biên soạn bởi các cá nhân chứ không phải do chính quyền Cộng Hòa Trung Hoa biên soạn.?6

Một số học giả khác, tiêu biểu như Chun-i Chen — Giáo sư khoa Luật và khoa Ngoại giao của Trường Dai học Quốc gia Cheng Chi cho rang dựa trên kết quả thu thập được của lực lượng hải quân, bản đồ “đường lưỡi bò” được xuất bản vào tháng 12 năm 1947 trong đó con đường này bao trùm xung quanh 4 nhóm đảo, bao gồm: Hoàng Sa (Paracels), Trường Sa (Spratlys), bãi cạn Macclesfield mà Trung Quốc gọi là Trung Sa và Pratas mà Trung Quốc gọi là Đông Sa; cũng như phan lớn các vùng nước và các thực thé địa lý tại Biến Đông?”, điều đáng chú ý là Chun-i Chen không đề cập gì đến mốc thời gian năm 1936 vốn được Zou Keyuan và Peter Kien Hong Yu đề cập trong bài viết của mình Trong khi đó M Sheng-Ti Gau — Giảng viên Dai học Hải Dương Đài Loan còn cố tình đây xa hơn ngày xuất ban của ban đồ “đường lưỡi bò” khi cho rằng bản đồ “Nam Hải chư đảo vị đồ” chứa đường 11 đoạn được phát hành lần đầu bởi nhà nước Cộng Hòa Trung Hoa vào thang 12 năm 1946? nhưng ông cũng không đề cập gì đến mốc thời gian năm 1914 và năm 1936 vốn được một số học giả Trung Quốc cho rằng là căn nguyên của “đường lưỡi bò”.

Nhu vậy, có thé thay được sự bối rỗi và không nhất quán về quan điểm giữa các học giả Trung Quốc và Đài Loan về căn nguyên cũng như ngày xuất bản chính thức của bản đồ phi lý “đường lưỡi bò”, song có thể nhận định: Tháng 02 năm 1948 là thời điểm bản đồ chứa “đường lưỡi bò” chính thức được chính quyền Cộng Hòa Trung Hoa xuất bản Quan điểm này cũng phù hợp với đa số các học giả Trung Quốc, Đài Loan, Hoa Ky, Anh, Nhật Bản Ví dụ như Bill Hayton — chuyên gia hang đầu về Biển Đông của Viện Nghiên cứu Quốc tế Hoàng gia Anh?°, Kuan-Ming Sun - Tiến sĩ viện Quan hệ quốc tế, đại học quốc gia Chengchi, Đài Loan?, Zou Keyuan — Giáo sư Luật Quốc tê của trường dai học Central Lancashire*! Và quan trọng hơn cả, trong toàn văn

?5Peter Kien-Hong Yu, chú thích 23, tr 406.?6Zou Keyuan, chú thích 22, tr 89.

27Chun-I Chen, Legal Aspects of the ROC’s Position on the U-Shaped Line, Prospect Journal, no.15,tr 2.

8M Sheng-Ti Gau, The U-Shaped Line and a Categorization of the Ocean Disputes in the South China Sea,

Ocean Development & International Law, 43:57—69, 2012, tr 58.

Bill Hayton, sách The South China Sea The Struggle for Power in Asia, tr 42.

3°Kuan-Ming Sun, Policy of the Republic of China towards the South China Sea, Marine Policy, Vol.19, no.5,

401- 409, 1995, tr 403.

3!Zou Keyuan, chú thích 22, tr 88-89.

Trang 17

phán quyết của PCA về vu kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc, các thẩm phán cũng đồng tinh rang “đường lưỡi bò” được xuất hiện chính thức trong một bản đồ Trung Quốc xuất bản lần đầu tiên vào năm 1948 Trong năm đó, Bộ Nội Vụ của nước Cộng Hòa Trung Quốc xuất bản một tâm “bản đồ vị trí các đảo ở Biển Đông” (Map

showing the Location of the Various Island in the South Sea) hay còn được gọi là bản

đồ năm 1948.”

1.3 Quá trình phát triển của yêu sách phi lý “đường lưỡi bò”

Năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, quốc gia sau này thay thé Cộng Hòa Trung Hoa (Đài Loan hiện nay) dé trở thành thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo an Liên hợp quốc Cũng trong năm đó, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cho ấn hành một tam ban đồ, trong đó “đường lưỡi bò” được thé hiện giống như trên bản đồ trước đó gồm 11 doan.*? Đường này được vẽ bao trùm xung quanh bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên Biển Đông, bao gồm quần đảo Hoàng Sa (Paracels), Trường Sa (Spratlys), Đông Sa (Pratas) và bãi cạn Macclesfield mà Trung Quốc gọi là Trung Sa “Đường lưỡi bò” này xuất phát từ biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc trong Vịnh Bắc Bộ (hai đoạn đầu tiên đi qua Vịnh Bắc Bộ), rồi chạy xuống phía Nam tương tự như hình dáng của bờ Biển Đông và Đông Nam Việt Nam tới cực Nam của bãi đá san hô Scarborough Shoal (Tăng Mẫu) tại vĩ tuyến 40 Bắc va sau đó quay ngược lên phía Bắc theo hướng đi song song với đường bờ biển phía Tây Sabah của Malaysia và Palawan của Philippines và quần đảo Luzon, kết thúc tại khoảng giữa eo Bashi nam giữa Dai Loan và Philippines.3*°5

Ngày 15/08/1951, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chính thức nêu yêu sách về chủ quyền thông qua thông cáo của thủ tướng chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và bộ trưởng Bộ ngoại giao Zhou Enlai lúc bay giờ: “Các quân đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam) và Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam) cũng như các quân đảo Đông Sa và Trung Sa (thực ra là một bãi ngắm chưa nồi lên khỏi mặt nước) là một bộ phận của lãnh thé Trung Quốc ”35 Điều đáng lưu ý là yêu sách nay được đưa ra tiếp sau việc Trung Quốc công bồ phân tinh tinh đồ in năm 1950, trong đó có bản đồ phụ vẽ ba quần đảo ở Biển Đông: quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa (mà họ gọi là “Tây Sa” và “Nam Sa), quần đảo Đông Sa và bãi ngầm Macclesfield (Trung Quốc gọi là quần đảo Trung Sa), ôm lay gần như toàn bộ Biển Đông (trên 80%) di sát bờ

32PCA Case N° 2013-19 between The Republic of the Philippines and The people’s Republic of China, đoạn

Hoang Việt, chú thích 09.

3Yann Huei Song, Peter Kien-Hong Yu, chú thích 12, tr 86.

35Zou Keyuan, sách Law of the sea in East Asia: Issues and Prospects, Routledge, April 2005, tr.49.

3“Leszek Buszynski, Christopher B Roberts, sách The South China Sea Maritime Dispute: Political, Legal and

Regional Perspectives, tr 62.

Trang 18

biển của Philippines, mở rộng đến tận 40° vĩ Bắc sát bờ biển Malaysia, xâm phạm chủ quyền và quyền lợi của nhiều nước ở xung quanh Biển Đông.

Đến năm 1953, dưới sự phê chuẩn của thủ tướng Zhou Enlai, bản đồ vẽ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc xuất bản chỉ còn 9 đoạn (bỏ đi hai đoạn ở Vịnh Bắc Bộ) Tuy nhiên là du đã xuất hiện trong suốt một thời gian dài như vậy, nhưng cả chính phủ Cộng hòa Trung Hoa lẫn chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đều chưa bao giờ đưa ra lời tuyên bố hoặc giải thích chính thức gì về “đường lưỡi bò” Việc bỏ hai đoạn, còn lại 9 đoạn cũng được một số học giả Trung Quốc Zhiguo Gao va Jia Bing Bing lý giải một cách tùy tiện: “Nam 1953, số lượng đường đứt đoạn ở Nam Hải (Biển Đông) từ 11 đoạn xuống thành 9 đoạn, cũng nằm trong đó, Biê mới này xuất hiện lần đâu tiên trong bản đồ do Trung Quốc dai lục xuất bản” Ho lý giải thé này: “Về nguyên nhân giảm số lượng đương đứt đoạn, được suy đoán là vì xử lý hai đoạn trong Vinh Bắc Bộ Trung Quốc Việt Nam Khi đó quan hệ hai nước mất thiết, hơn nữa đều chủ trương lãnh hải 3 hải lý, tùy tỉnh hình sau đó thay đổi, nhưng đường 9 đoạn trở thành bản chuẩn trong bản đô do Trung Quốc xuất bản”.3” Điều đáng nói là chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ giải thích rõ về ý nghĩa của đường 9 đoạn lẫn đường 11 đoạn và cũng không có bất kỳ một tài liệu pháp lý nào ban hành bởi chính phủ Trung Quốc được tìm thấy thừa nhận chính thức tinh chat của con đường này).

Sau đó, năm 1954, nhà xuất bản bản đồ đồ quốc doanh Xinhua đã phát hành “Ban đồ quy hoạch hành chính nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa”, bản đồ nay so với bản đồ 11 đoạn cũ thì đã bỏ hai đoạn trong khu vực Vịnh Bắc Bộ và một đoạn gan Đài Loan, đồng thời bỏ thêm một đoạn ở quần dao Ryukyu của Nhat Bản.

Năm 1959, Chính phủ Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa đã tập hợp Bộ Ngoại

giao, Tổng Cục Đo đạc và Bản đồ, Cục Khảo sát và Bản đồ Nhà nước, Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Viện Khoa học Trung Quốc và các don vị khác dé xây dựng “Atlas về ranh giới nước Cộng hòa Nhân din Trung Hoa”, trong đó đánh dấu ranh giới phía Nam của Trung Quốc là Bãi ngầm Tăng Mẫu (James Shoal) và “đánh dấu các khu vực trên biên

Nam Hải”.

Năm 1962, nhà xuất bản bản đồ phát hành “Bản đồ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” Bản đồ này vẫn thê hiện đường 9 đoạn, đồng thời trong thời gian sau đó cách vẽ này tiếp tục được phía Trung Quốc duy trì.3°

Mặc dù xuất bản các ban đồ là vậy, các tuyên bố và các văn bản luật quan trong của Chính phủ Trung Quốc như Tuyên bố về Lãnh hải tháng 8 năm 1958, Tuyên bố

37Zhiguo Gao, Bing Bing Jia, chú thích 21, tr 104.

38Zheng Wang, Chinese Discourse on the “Nine — dashed line” Rights, Interest, and Nationalism, tr 506 — 507.

3“Nguyên Thị Thu Phương, Yêu Sách “Đường Lưỡi Bò” Của Trung Quốc Dưới Góc Độ Pháp Lý Quốc Tế VaGiải Pháp Cho Việt Nam Trong Đầu Tranh Phản Bác Lại Yêu Sách Này, luận văn thạc sĩ luật học, người hướngdan PGS, TS Nguyễn Bá Dién, Đại học quốc gia Hà Nội 2015, tr 12.

Trang 19

của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về Lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải năm 1992, Tuyên bố của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về đường cơ sở để tính chiều rộng của lãnh hải năm 1996, Luật của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa năm 1998 đều không thấy nhắc gì tới yêu sách “đường lưỡi bò” này cũng như không có bản đồ nào có hình “đường lưỡi bò” được đính kèm.*?

Năm 2009 là năm mà theo quy định của Công ước, các quốc gia ven biên phải đệ trình các báo cáo về thêm lục địa mở rộng của mình lên Ủy ban ranh giới thêm lục địa của Liên hợp quốc (Commission on the Limits of the Continental Shelf) Ngày 06/05/2009, với tư cách là thành viên của Công ước Luật biển năm 1982, Việt Nam đã gửi một báo cáo chung cùng với Malaysia về thềm lục địa mở rộng của hai nước, đồng thời, Việt Nam cũng gửi một báo cáo riêng của mình lên Uỷ ban về giới hạn thềm lục địa (Commission on the Limits of the Continental Shelf— CLCS).*!

Ngày 07/05/2009, Trung Quốc đã gửi công ham CML 17/2009 và công hàm CML 18/2009 có nội dung tương tự nhau lên Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông Ban Ki-Moon lúc bấy giờ, để phản đối về báo cáo chung về thềm lục địa mở rộng giữa Việt Nam và Malaysia cũng như báo cáo riêng về thềm lục địa mở rộng của Việt Nam, trong đó khăng định:

“Trung Quốc có chủ quyên không thể tranh cãi đối với các đảo trên biển Đông cũng như các vùng nước lién kê, có quyên chủ quyên và quyển tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như vùng đáy biển và vùng đất dưới đáy biển 7.4243

Điều đáng chú ý hon, trong hai công hàm CML/17/2009 và CML/18/2009 đều đính kèm bản đồ “đường lưỡi bò” với đường 9 đoạn bao quanh các vùng nước, các đảo cũng như các khu vực khác ở biển Đông mà không có sự giải thích rõ rang nào.*4

Có thé thấy những đường đứt đoạn này chứa đựng 2.000.000 km? vùng biến, tương đương với 22% lãnh thổ Trung Quốc Trung Quốc đưa ra yêu sách đối với gần 80% diện tích Biển Đông, xâm phạm sâu vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải ly của 5 nước ven Biển Đông, trong đó có Việt Nam.

Cần nhấn mạnh rang đây là lần đầu tiên Trung Quốc công khai yêu sách của mình tới toàn thế giới Ngay sau khi yêu sách “đường lưỡi bò” được Trung Quốc được

4°Hoang Việt, Những van dé pháp ly va quốc tế, Lich sử ra đời và các luận điểm pháp lý yêu sách “đường lưỡi

bò” trên Biển Đông của Trung Quốc, nghiên cứu Trung Quốc số 6 (1 18) — 2011, tr 56.

“ITheo khoản 8 Điều 76 Công ước Luật biên năm 1982, dé xác định thềm lục địa vượt quá 200 hải lý, quốc gia

ven biển phải nộp báo cáo lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa với đầy đủ các thông tin Đối với các quôc gia venbiển đã trở thành thành viên Công ước trước ngày 13/05/1999, trong đó có Việt Nam, thì thời hạn cuối cùng dénộp báo cáo là ngày 13/05/2009.

“The Permanent Mission of the People’s Republic of China to the United Nations, 07/05/2009, Note Verbale

“The Permanent Mission of the People’s Republic of China to the United Nations, 07/05/2009, Note Verbale

CML/18/2009

-Bản đồ được thể hiện ở phụ lục 03.

Trang 20

công bé đã làm cho bầu không khí của Biển Đông vốn đã ngột ngạt lại còn căng thang hơn Ngay lập tức, hàng loạt các quốc gia đã lên tiếng phản đối yêu sách này Ngày 08/05/2009, phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã có công hàm số 86/HC-2009 gửi Tổng Thư ký Liên hợp quốc bác bỏ công hàm và sơ đồ nói trên Trong đó Việt Nam khẳng định:

“Quân đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một phan của lãnh thé Việt Nam, Việt Nam có chủ quyên không thể tranh cãi đối với những quan đảo này Tuyên bố của Trung Quốc đối với các đảo, vùng nước liền kê thể hiện trong bản đô đính kèm ở Công Ham CML/17/2009 và CML/18/2009 là không hợp pháp, không có dan chứng lich sử và không có cơ sở thực tế, và vì vậy nó không có giá trị và can được hủy bỏ ”.*

Ngay sau đó, Indonesia với công hàm số 480/POL-703/VII/10 ngày 08/07/2010*° và Philippines với công hàm số 000228 ngày 05/04/2014'” là hai nước tiếp theo gửi công ham phản đối với nội dung tương tự khang định yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý và cơ sở lịch sử.

Trước việc liên tục có các hành động vi phạm pháp luật quốc tế nói chung cũng như Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 nói riêng làm xâm hại đến chủ quyền lãnh thé và lợi ích của quốc gia mình Ngày 22/01/2013, Philippines đưa tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc ra tòa quốc tế sau nhiều nỗ lực ngoại giao bat thành, động thái được sử ủng hộ của nhiều cường quốc, bao gồm cả Mỹ Về phía Trung

Quốc, sau khi thay đôi đường 11 đoạn thành đường 9 đoạn, thang 06 năm 2013, tap

đoàn sản xuất bản đồ Trung Quốc (Sinomaps Press) đưới sự cho phép của Cục khảo sát và lập bản đồ nhà nước, đã cho ấn bản và phát hành “Bản đồ nước nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa”.**? Từ xưa đến nay, bản đồ Trung Quốc luôn được đặt trong một hình chữ nhật có chiều ngang lớn hơn là chiều dọc, thể hiện chiều ngang của Trung Quốc dài 5200 km chạy từ bờ sông Áp Lục ở phía Đông Bắc cho đến cao nguyên Tây Tạng ở phía Tây, còn chiều dọc đất Trung Quốc chỉ kéo dài từ cao nguyên Nội Mông ở phía Bắc đến đảo Hải Nam tức là điểm tận cùng ở phía Nam tất cả dài hơn 3000 km Thế nhưng, với lý do tắm bản đồ nằm ngang không thể hiện được đường đứt đoạn mà Trung Quốc tuyên bố đơn phương trên Biển Đông, Trung Quốc phải xuất

bản tâm bản đô năm dọc.

“The Permanent Mission of the Socialist Republic of Viet Nam to the United Nations, 08/05/2009, Note Verbale

%The Permanent Mission of the Republic of Indonesia to the United Nations, 08/07/2009, Unofficial

Translation, Note Verbale 480/POL-703/VII/10.

“The Permanent Mission of the Republic of Philippines to the United Nations, 05/04/2009, Unofficial

48Michaela Del Callar, China’s new “10 dash-line” map eats into Philippines Territory, https://www.gmanetwor

k.com/news/news/nation/3 19303/china-s-new-10-dash-line-map-eats-into-philippine-territory/story/, truy cập04/03/2020.

Bản đồ được thé hiện ở phụ lục 04.

Trang 21

Đáng chú y hơn “đường lưỡi bò” lúc này đã được kéo dài từ 9 đoạn lên 10 đoạn,

chồng lan vào cả Đài Loan nhằm mục đích duy trì chính sách “một Trung Quốc”; đồng

thời so sánh với yêu sách 80% của đường 9 đoạn trước đây thì khu vực đường 10 đoạn

đã bao phủ hơn 130 đảo lớn nhỏ trên Biển Đông, khu vực này ước tính lên tới 90% diện tích của Biển Đông Tỉ lệ vùng biển và các đảo trên Biển Đông lúc này đã tương đương với phan đất liền Trung Quốc Lần đầu tiên trong lịch sử, chiều đọc của ban đồ nước cộng hòa nhân dân trung hoa đã dài hơn chiều ngang hơn 3000 km chiều dọc cộng thêm hơn 2000 km của đường đứt đoạn đề trở thành 5500 km so với chiều ngang là 5200 km Đồng thời vạch thứ 10 này đã “động chạm” tới Nhật Bản khi “đường lưỡi bò” đang ngày càng gần với hon đảo cực Tây của nước này, đảo Yonaguni — nằm trong chuỗi đảo Ryukyu trên biển Hoa Đông (cách Đài Loan khoảng 70 km) Tuy Yonaguni không bị Trung Quốc giành giật chủ quyền như Senkaku nhưng về bản chất, vạch thứ 10 trên bản đồ mới của Trung Quốc đang phủ một bóng đen lên hòn đảo nay.©° Hơn nữa, tam quan trong của tam bản đồ mới nhất này không chỉ nằm ở vạch thứ 10 mà chính là việc Trung Quốc đã định danh thêm va in chỉ tiết các rạn san hô, bãi cát ngầm cũng như đảo, đá vốn được liệt kê không rõ ràng trên các bản đồ trước đó Việc làm này sẽ giúp cho Trung Quốc có cơ sở để hợp lý hóa yêu sách phi lý

“đường lưỡi bò”.

Ngày 25/06/2014, nhà xuất bản Hồ Nam đã chính thức công bố và cho lưu hành bản đồ địa hình và bản đồ hành chính “Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” khổ dọc với đường 10 đoạn?! (giống với bản đồ năm 2013), tuy nhiên không hề có một toa độ cụ thé cho 10 đoạn của con đường này?2 Đồng thời Bộ ngoại giao nước này đã công khai tuyên bố: “tẩm bản dé quốc gia chính thức dau tiên này được xuất bản nhằm phục vụ công chúng, đông thời khang định nước này sẽ không thay đổi lập trường của mình trên Biển Đông ” Tấm bản đồ khổ dọc cỡ lớn được Trung Quốc lúc đó dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng rộng rãi trong cả nước và cả trong giáo dục Một số học giả cho rằng, mục đích công bố lần này là một phép thử dé Bắc Kinh một lần nữa theo dõi phản ứng của dư luận quốc tế trước khi chính thức hợp pháp hóa bản đồ này®.

Theo thủ tục của tòa, Trung Quốc phải nộp bản tranh tụng phản biện vào ngày

15/12/2014 Nhưng trước đó, vào ngày 31/3/2014, người phát ngôn Bộ Ngoại giao

Trung Quốc đã tuyên bố rõ ràng rang Trung Quốc không chấp nhận và sẽ không tham

"°“Euan Graham, China 's New Map (2013), China s new map: Just another dash?, https://www.aspistrategist

.org.au/chinas-new-map-just-another-dash/, truy cập ngày 12/03/2020.

"Bản đồ được thé hiện ở phụ lục 05.

3 *Yoshifimi Tanaka, The South China Sea Arbitration towards an international legal order in the oceans, tr 52.BMY Loan, “Đường lưỡi bò” được sáng tác ra sao?,

https://tuoitre.vn/duong-luoi-bo-duoc-sang-tac-ra-sao-504631.htm, truy cập ngày 13/03/2020.

Trang 22

gia vào vụ kiện Ngày 07/12/2014, Bộ Ngoại giao Trung Quốc được ủy quyền công bố Tài liệu “Lập trường của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về thẩm quyền trong Vụ kiện do Cộng hòa Philippines khởi xướng” hay còn gọi là “Sách Trắng” Với 06 mục và 93 nội dung cụ thé, bao gom cac lap luan cua Trung Quốc về thâm quyền xét xử của tòa án, Philippines chưa tuân thủ điều kiện tiên quyết để khởi kiện, cũng như tiếp tục tai khang định “chủ quyền” đối với các đảo và vùng nước liền kề trên Biển Dong, °5C6 thé thay, các lập luận của Trung Quốc chủ yếu dựa trên sự diễn giải chủ quan đối với các quy định của UNCLOS nói riêng và luật pháp quốc tế nói chung theo hướng có lợi cho Trung Quốc, bat chap các thực tiễn pháp lý và án lệ quốc tế."

Ngày 12/07/2016, ba năm kế từ khi Philippines mang vụ tranh chấp với Trung

Quốc ra tòa quốc tế, Tòa Trọng tài phụ lục VH chính thức ra phán quyết về vụ kiện

giữa Philippines và Trung Quốc, trong đó bác bỏ yêu sách quyền lich sử đối với các tai nguyên tại các vùng biển bên trong đường 9 đoạn, không một cấu trúc nào tại Trường Sa có thé tạo ra các vùng biển mở rộng, cùng hàng loạt các nội dung khác đem về chiến thắng dành cho Philippines.

Bat chấp việc phải nhận một that bai ê chề về mặt pháp lý, Trung Quốc vẫn tiếp tục bám lay con duong nay trong nỗ lực tuyệt vọng nhằm thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông cho riêng mình Tháng 04/2018, báo Bưu điện Hoa Nam Budi sáng, tờ nhật báo Tiếng Anh do tập đoàn Alibaba (Trung Quốc) sở hữu, có bài giới thiệu về một công trình nghiên cứu của 6 học giả dưới sự bảo trợ của Chính phủ Trung Quốc về cái gọi là bản đồ “đường chữ U liền nét” Những học giả này tỏ vẻ hân hoan với khám phá mới, và cho rằng “đường chữ U”, hay còn được biết đến với tên gọi là “đường lưỡi

bò”, vẽ liền nét có thê được coi là “biên giới trên biển” của Trung Quốc Điều đặc biệt,

các nhà nghiên cứu trên còn nhấn mạnh rằng nghiên cứu của họ dựa trên một bản đồ thé hiện “đường lưỡi bò” liền nét được xuất bản từ năm 1951.57

Theo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, nghiên cứu của nhóm học giả cho rằng “đường chữ U” trong tắm bản đồ năm 1951 được vẽ bởi hai đường, một đường màu den được cho là “đường biên giới” theo chuẩn do Nhà xuất ban bản đồ Trung Quốc

quy ước và một đường màu đỏ được nhóm nghiên cứu chỉ ra là đường phân khu hànhchính “Đường biên giới mới” này sẽ chia tách Vinh Bac Bộ giữa Trung Quôc và ViệtTS Xue Li - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện

Khoa học Xã hội Trung Quốc nhìn nhận vụ việc ở Biển Đông như thế nào, bài viết được đăng trên TheDiplomat, người dịch: Thùy Anh, hiệu đính: Minh Ngọc, http://nghiencuubiendong.vn/vu-kien-philippines-trung-quoc/5859-trung-quoc-nhin-nhan-vu-kien-o-bien-dong-nhu-the-nao, truy cập 21/02/2020.

3'Position Paper of the Government of the People's Republic of China on the Matter of Jurisdiction in the South

China Sea Arbitration Initiated by the Republic of the Philippines, 12/07/2014.

V6 Ngọc Diệp, Lap truong cua Trung Quốc đói với vụ kiện Philippines - Trung Quốc: Diễn giải chủ quan luật

pháp quốc tế, http://nghiencuubiendong.vn/vu-kien-philippines-trung-quoc/5856-lap-truong-cua-trung-quoc-vu-kien-philippines-trung-quoc-dien-giai-chu-quan-luat-phap-quoc-te#_ftnrefl, truy cập 23/02/2020.

57Ban đồ được thê hiện ở phụ lục 06.

Trang 23

Nam, chạy xuống phía Nam vào vùng biển do Malaysia tuyên bố chủ quyền, rồi lại quay một vòng chữ U lên phía Bắc dọc theo bờ biển phía Tây của Philippines, và kết thúc ở Đông Nam Đài Loan Đường nay bao trùm các nhóm cau trúc trên Biển Đông, bao gồm Quan đảo Trường Sa, Hoang Sa, Bãi cạn James và Bãi can Scarborough Theo tiến sĩ lan J.Storey — chuyên gia về an ninh hàng hải thuộc Viện Nghiên cứu Yusof Ishak (Singapore) nhận định kế hoạch dùng bản đồ năm 1951 để phù phép “đường lưỡi bò” được cho là một phần trong chiến lược mơ hồ nhằm lách phán quyết của PCA vì tòa án này nhằm vào đối tượng cụ thể là bản đồ năm 1948 hoặc chỉ đơn giản là dé thử phản ứng của dư luận°Š.

Ngày 12/12/2019, Malaysia tiếp tục nộp đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng của mình trên Biển Đông lên Uỷ ban ranh giới thềm lục địa (CLCS) Đây là lần đệ trình thứ hai của Malaysia ké từ khi có một đệ trình chung (Joint Submission) với Việt Nam vào năm 2009 Tuy nhiên, lần đệ trình này của Malaysia đã châm ngòi cho một cuộc chiến công hàm vì ngay trong ngày hôm đó, phái đoàn thường trực của Trung Quốc đã có công hàm số CML/14/2019 phản đối đệ trình của Malaysia Cụ thể, trong công hàm số CML/14/2019, Trung Quốc tự “ngộ nhận” răng nước này có chủ quyền đối với Nam Hải Chư Đảo bao gồm: quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa và quần đảo Nam Sa cũng như các vùng biển được tao ra từ Nam Hải Chư Đảo Chưa hết, quốc gia này còn ngang nhiên tuyên bố mình có “quyền lịch sử” tại khu vực này Việc Trung Quốc liên tục sử dung cụm từ “Nam Hải Chư Dao” (Nanhai Zhudao) đang gây ra sự bối rối và khó hiểu cho cộng đồng quốc tế Tuy nhiên, đây có thê là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang bắt đầu thúc đây yêu sách “Tứ Sa” thay cho yêu sách “đường 9 đoạn” kể từ khi yêu sách này đã bị bác bỏ bởi Tòa Trọng tài trong vụ kiện Biển Đông.

Ngày 06/03/2020, Philippines gửi liên tiếp hai Công hàm số 000191-2020 dé phản đối Công hàm CML/14/2019 của Trung Quốc và Công hàm số 000192-2020 dé phản đối Đệ trình của Malaysia Ngày 23/03/2020, Trung Quốc gửi Công hàm số CML/1 1/2020 phản đối Philippines đồng thời tuyên bố: “Trung Quốc có chủ quyên doi với quân đảo Trường Sa, bãi Scarborough (mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham) và các vùng biển lân cận Trung Quốc có quyên chủ quyên và quyên tài phán doi với các vùng biển liên quan cũng như vùng đáy biển và vùng đất dưới đáy biển Đồng thời

cũng tiép tục nhac lại yéu sách quyên lịch sử ở Biên Đông 0.

Phúc Duy, 4m mưu vẽ lại “đường lưỡi bò”,

https://thanhnien.vn/the-gioi/am-muu-ve-lai-duong-luoi-bo-955396.html, truy cập ngày 11/02/2020.

*°The Permanent Mission of the People’s Republic of China to the United Nations, 12/12/2019.The Permanent Mission of the People’s Republic of China to the United Nations, 23/03/2020.

Trang 24

Ngày 10/04/2020, Phái đoàn Việt Nam đệ trình Công hàm lên Tổng Thư ký Liên hợp quốc liên quan đến Công hàm số CML14/2019 ngày 12/12/2019 của và Công hàm số CML11/2020 ngày 23 tháng 03 năm 2020 của Trung Quốc Trong Công hàm số 24/HC-2020, Việt Nam bác bỏ các yêu sách trong hai Công hàm mà Trung Quốc đệ trình để phản đối Philippines và Malaysia đồng thời khăng định Công ước Luật biển năm 1982 (UNCLOS) là “cơ sở pháp lý duy nhất, quy định toàn điện và triệt để về phạm vi quyên được hưởng vùng biển” giữa Việt Nam và Trung Quốc Từ việc xác định nguyên tắc UNCLOS là cơ sở pháp lý duy nhất, Việt Nam nêu rõ rằng “Viét Nam phản đối các yêu sách ở Biển Đông vượt quá những giới hạn được quy định tai Công ước, trong đó có yêu sách quyển lịch sử”, và xem “các yêu sách này déu không có giá trị pháp lý.” Quan điểm này có ý nghĩa quan trọng, bởi vì luật biển quốc tế không chỉ bao gồm các quy định của UNCLOS mà còn chứa trong các quy định tập quán quốc tế, vốn tồn tại độc lập và song song với UNCLOS Trong các quy định tập quán quốc tế về luật biển có quy định về danh nghĩa lịch sử, vùng nước lịch sử, vịnh lịch sử — là những căn cứ mà phía Trung Quốc dựa vào đó dé đưa ra yêu sách “đường 9 đoạn” của mình trên Biên Đông.

Ngày 26/05/2020, Indonesia tung thêm một “quả bom ngoại giao” để phản đối một loạt công hàm liên quan tới yêu sách của Trung Quốc Đáng chú ý, trong đó có

“Indonesia tái khang định răng ban đô “đường 9 đoạn” thể hiện yêu sách “quyên lịch sử” của Trung Quốc là thiếu cơ sở pháp lý quốc tế cũng như vi phạm nghiêm trọng các quy định của Công ưóc Luật biển năm 1982 Khang định này cũng đã được ghi nhận trong phan quyết của tòa trọng tài ngày 12/07/2016 rằng bat kỳ quyên lịch sử nào mà Trung Quốc có thể có đối với các nguôn tài nguyên sinh vật và phi sinh vật déu đã bị bác bỏ bằng các giới hạn vùng biển được quy định trong Công

ước ”61,

Đây là tín hiệu đáng mừng bởi Indonesia không phải là một bên trong tranh

chấp lãnh thé tại Biển Đông Hơn nữa, trong suốt bốn năm qua, Indonesia luôn dé đặt và tránh nhắc đến phán quyết này trong các phát ngôn phản đối Trung Quốc Do vậy, sự ủng hộ của Indonesia là một bước đột phá và là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành một liên minh giữa các quốc gia Đông Nam A dé chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc.

Ngày 01/06/2020, Trưởng Phái đoàn thường trực Mỹ tại Liên hợp quốc, Đại sứ Kelly Craft đã gửi Công thư cho Tổng thư ký Liên hợp quốc Công thư này còn bao

®!The Permanent Mission of the Republic of Indonesia to the United Nations, 26/05/2020.

Trang 25

gồm 1 Công hàm ngày 28/12/2016 đề cập đến 3 văn kiện mà Trung Quốc đưa ra sau khi có phán quyết của Tòa trọng tài trong vụ kiện Biển Đông.

Công thư thể hiện rõ sự ủng hộ và khăng định tầm quan trọng của Phán quyết trong Vụ kiện Biển Đông Mỹ nêu rõ, hành động của Trung Quốc tại đây hoàn toàn không phù hợp và vượt quá phạm vi, ranh giới các vùng biển mà nước này có thể có theo đúng quy định của Công ước Mỹ khang định các lập trường của mình hoàn toàn nhất quán với các quyết định của Tòa trọng tài, đồng thời nhân mạnh theo Điều 296 của UNCLOS, phán quyết của tòa trọng tài là chung thâm và bắt buộc với cả Philippines và Trung Quốc.

Tiếp bước vào chuỗi hành động “cô lập” Trung Quốc, ngày 13/07/2020, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ra thông cáo báo chí về lập trường của Mỹ đối với các yêu sách tại Biển Đông Tại đây, Mỹ khang định:

“Trung Quốc không có cơ sở pháp lý dé đơn phương áp đặt ý chí của họ lên cả vùng Bắc Kinh đã chẳng thé đưa ra căn cứ pháp lý rõ ràng nào cho yêu sách “đường lưỡi bò” ở Biển Đông kế từ nó được công bố vào năm 2009 Trong một phan quyết ngày 12/7/2016, Tòa Trọng Tài thành lập theo Công ước về Luật Biển năm 1982 — mà Trung Quốc là một thành viên — đã bác bỏ những yêu sách biển của Trung Quốc với lý do không có căn cứ trong luật quốc tế Tòa Trọng Tai hoàn toàn đông tình với hau hết các khiếu kiện của Philippines” ©

Nhu vậy, từ một tuyên bố đầu tiên chỉ nói chung chung vào năm 1995, Mỹ đã ngày càng cụ thể hơn và chỉ đích danh Trung Quốc là nước có yêu sách phi pháp Tuyên bố này có giá trị pháp lý rất cao và sẽ thu hút được sự chú ý của nhiều quốc gia bởi Mỹ là một cường quốc biên hùng mạnh nhất trên thé giới.

Ngày 20/07/2020, Bộ ngoại giao Brunei đã chính thức lên tiếng, Bộ này tuyên

bố khẳng định tầm quan trọng của hòa bình, én định và phát triển tại khu vực Các

nước cần giải quyết tranh chấp trên biển thông qua các biện pháp hòa bình, tuân theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982 Mới gần đây nhất, ngày 23/07/2020, Australia đã gửi công ham phản đối Trung Quốc tại Biển Đông với nội dung như sau:

“Chính phủ Úc phản đối bat kỳ yêu sách nào của Trung Quốc trái với Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982, cụ thể là các yêu sách hàng hải không tuân thủ các quy định về đường cơ sở, các vùng biển và việc phân loại các thực thể Úc phản đối yêu sách của Trung Quốc về các “quyên lịch sử” hay “các quyển và lợi ích trên biển” trong “thời gian dai thực thi lịch sử” tại Biển Dong Chính phú Úc

52Letter of the Representative of the United States Addressed to the Secretary — General of the United Nations.Michael R Pompeo — Secretary of State, Chú thích 1.

Ministry of Foreign Affairs — Bruinei Darussalam, Statement on the South China Sea, http://www.mfa.gov.bn

21/07/2020.

Trang 26

cũng phản doi việc Trung Quốc tuyên bố rằng Trung Quốc không bị ràng buộc bởi Phan quyết của Tòa Trọng tài 55

Xâu chuỗi các diễn biến và sự kiện cho thấy phán quyết của Tòa Trọng tài đang là một trong những trở ngại lớn của Trung Quốc trong quá trình thực hiện da tâm độc chiếm Biển Đông Với làn sóng dư luận quốc tế mạnh mẽ đã buộc Trung Quốc phải chấp nhận cách tiếp cận “thử đây” hơn là “quyết đoán” như trước Dưới sự tài trợ và bảo hộ của chính phủ Trung Quốc, các học giả có lẽ sẽ tiếp tục cần man tìm kiếm va ngụy tạo các chứng cứ lịch sử trên danh nghĩa khoa học cũng như đưa ra các bài viết học thuật để lập luận nhằm biện minh yêu sách “đường lưỡi bò” Trong quá trình nghiên cứu các công trình của các học giả Trung Quốc và Đài Loan, về cơ bản có thê kế đến bốn trường phái tư tưởng, học thuyết trường phái chủ đạo được đưa ra nhằm biện minh cho con đường này, bao gồm: thuyết “đường biên giới quốc gia trên biển”, thuyết “đường quy thuộc đảo”, thuyết “vùng nước lịch sử” và thuyết “đường quyền lợi mang tính lich sử” Nội dung bốn trường phái này sẽ được thé hiện trong chương 2 của phần này.

Như vậy, trải qua quá trình gần 90 năm phát triển của yêu sách “đường lưỡi bò” ké từ khi con đường này lần đầu tiên xuất hiện vào tháng 02 năm 1948, mặc dù được đưa ra một cách không chính thức từ hai chính quyên, tuy nhiên cả hai chính quyền này vẫn chưa đưa ra một lời giải thích cặn kẽ nào về lịch sử hình thành và bản chất pháp lý của yêu sách này Sự “nhập nhèm” và tham lam của Trung Quốc đã dẫn đến các cuộc tranh cãi nảy lửa cũng như một làn sóng phản đối gay gắt đến từ các quốc gia trên gia trên thế giới.

55The Permanent Mission of the Commonwealth of Australia to the United Nations, 23/07/2020.

Trang 27

TONG KET CHUONG 1

Tại chương 1, nhóm tác giả khái quát tam quan trọng của Biển Đông trên các khía cạnh cụ thé bao gồm kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng Quan trọng hơn, nhóm cũng tiến hành nghiên cứu, tổng hợp, so sánh và đưa ra một số luận điểm về nguồn gốc cũng như quá trình hình thành và phát trién của yêu sách phi lý “đường lưỡi bò” Kết quả nghiên cứu bao gồm nội dung sau:

Thứ nhất, nhóm tác giả khang dinh rang, vi tri cua Bién Dong 1a vi tri chién

lược quan trọng Điều nay thé hiện ở chỗ: (1) Biển Đông nằm trên tuyến hang hải huyết mạch có ý nghĩa trọng yếu đối với thương mại hàng hải toàn cầu; (2) các đảo trên Biển Đông có vị trí trung tâm, dẫn đến việc dé dàng kiêm soát và khống chế toàn bộ tình hình tại đây; (3) môi trường bién tại đây được coi là trung tâm của thế giới về đa dạng sinh học; (4) nguồn lợi thủy sản quan trong; (5) trữ lượng khoáng sản, khí tự nhiên đồi dao Nhóm nghiên cứu suy đoán rằng, những thuận lợi kể trên là nguyên nhân Trung Quốc bat chấp luật pháp quốc tế để thực thi yêu sách độc chiếm Biển

Thứ hai, về nguồn gốc của “đường lưỡi bò”, nghiên cứu chỉ ra rằng, nó được đưa ra một cách không chính thức từ chính quyền Đài Loan và chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Hầu hết các học giả Đài Loan và Trung Quốc đều cho răng, “đường chữ U” này lần đầu tiên xuất hiện trên bản đồ vào năm 1935 do Cộng hòa Trung Hoa xuất ban (mặc dù bản đồ lúc ấy chưa thé hiện “đường chữ U”) Tuy nhiên, có một số nhà nghiên cứu lại cố tình đây thời điểm xuất hiện chính thức của “đường lưỡi bò” nhằm giải thích có lợi cho Trung Quốc Ho cho răng, đường này xuất hiện lần đầu năm 1914 và chỉ bao quanh quần đảo Đông Sa và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, một số khác lại công bố rằng 1936 mới là năm mà đường này ra đời, Nhóm tác giả kết luận rằng, quan điểm về điểm xuất phát của “đường lười bò” mà các nhà nghiên cứu từ hai chính quyền đưa ra không có sự thống nhất; song có thể nhận định, thời điểm bản đồ chứa “đường lưỡi bò” được công bố chính thức là khoảng đầu năm

Thứ ba, về quá trình phát triển của yêu sách “đường lưỡi bò”, ngay khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, cùng năm 1949, nước này cho ấn hành một tắm bản đồ mà “đường lưỡi bò” lúc này được thê hiện gồm I1 đoạn, bao trùm quần đảo Hoàng

Sa (Paracels), Trường Sa (Spratlys), Đông Sa (Pratas) và bãi cạn Macclesfield mà

Trung Quốc gọi là Trung Sa Năm 1951, Trung Quốc chính thức nêu yêu sách chủ quyền với khu vực này Năm 1953, bản đồ vẽ đường 11 đoạn nay chỉ còn 9 đoạn, bỏ đi hai đoạn ở Vịnh Bắc Bộ Từ đó đến nay, Trung Quốc nhiều lần thay đổi phạm vi, quy

mô nhưng nhìn chung “đường lưỡi bò” không có sự xê dịch vê nội dung bên trong.

Trang 28

Thứ tư, nhóm tác giả tông hợp quan điểm ngoại giao của các nước trên thế giới trước tuyên bố của Trung Quốc về yêu sách “đường lưỡi bò” Nội dung của công thư, công hàm các quốc gia gửi đến Tổng thư kí Liên hợp quốc đều bác bỏ yêu sách này bởi không có căn cứ pháp lý dé Trung Quốc khang định chủ quyền của mình trong khu vực này, bên cạnh đó lên án mạnh mẽ về sự hiện diện và hành động bất hợp pháp của nước này trên Biển Đông Đây được coi là một “cuộc chiến trao đổi công hàm ở Biển Đông”5° khi mà Malaysia, Indonesia, Philippines, Brunei thậm chí là Mỹ va Úc — những quốc gia không có tranh chấp tại đây đều đồng loạt gửi công hàm, công thư liên tục trong nửa đầu năm 2020 Nhóm tác giả đánh giá, động thái này thể hiện phản ứng ngoại giao của cộng đồng quốc tế: nhất quán, cương quyết trước luận điệu giả dối của Trung Quốc.

‘Nguyen Hồng Thao, Mỹ bước vào cuộc chiến trao đổi công hàm ở Biển Đông, https://vietnamnet.vn/vn

/tuanvietnam/tieudiem/my-buoc-vao-cuoc-chien-trao-doi-cong-ham-o-bien-dong-648849.html, đăng ngày14/06/2020, truy cập ngày 10/07/2020.

Trang 29

CHUONG 2: “YEU SÁCH PHI LY DUONG LƯỠI BO” CUA TRUNG QUOC DUOI GOC BO LUAT QUOC TE

2.1 Trung Quốc vi phạm các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế khi đưa ra các yêu sách phi lý “đường lưỡi bò” ở Biển Đông.

Trung Quốc được đánh giá là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với sự phát triển nhanh chóng trong suốt đầu thế kỉ tới nay VỊ thế này đem đến sức mạnh của một cường quốc kinh tế mới cho quốc gia này, nhưng không vì thế mà Trung Quốc có quyền dùng luật chơi “cá lớn nuốt cá bé” trong các cuộc tranh chấp trên Biển Đông.Việc Trung Quốc “yêu sách đường lưỡi bò” trên Biển Đông thuộc thẩm quyền của mình là nguyên nhân dẫn đến các hành động ngang ngược, coi thường sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia ven Biển Đông cũng như luật pháp quốc tế Mặc cho không có cơ sở nào dé công nhận tính hợp pháp của vùng biển bên trong “đường 9 đoạn”, Trung Quốc van tiến hành thực thi thẩm quyền trái phép Hệ qua là, tình hình Bién Đông trở nên căng thang bởi sự xuất hiện của những sự kiện “xâm phạm” và “đụng độ” nghiêm trọng giữa lực lượng của các quốc gia ven Biển Đông với Trung Quốc Đây cũng là những bằng chứng xác thực nhất chứng minh “yêu sách đường lưỡi bò” vi phạm những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.

2.1.1 Trung Quốc vi phạm nguyên tắc bình đắng chủ quyền quốc gia 2.1.1.1 Nội dung, vai trò của nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia Nguyên tắc bình đăng về chủ quyền được xem là nền tảng tiền đề của các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế Nguyên tắc này được ghi nhận trong các điều ước quốc tế và quan trọng nhất là khoản 1 Điều 2 của Hiến chương Liên hợp quốc Điều 2 các nguyên tắc của Hiến chương đã dành khoản đầu tiên để ghi nhận nguyên tắc bình đăng chủ quyền cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của nguyên tắc này Không một quốc gia hay tổ chức nào có thể phá vỡ việc thực thi chủ quyền của quốc gia khác trong phạm vi lãnh thé của họ Do đó, nó có ý nghĩa duy trì trật tự thế giới, quy định cách ứng xử giữa các quốc gia.

Nội hàm của nguyên tac này được thé hiện trong tuyên bố 2625 của Dai hội đồng Liên hợp quốc ngày 24/10/1970 Nguyên tắc này được cấu thành từ hai bộ phận chủ quyền và bình đăng Mọi quốc gia đều có chủ quyền và chủ quyền đó bình đăng với nhau Sự bình đẳng giữa các quốc gia được giải thích là kết quả của chủ quyền hoặc sự ngầm định về chủ quyên." Chủ quyên là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với

mỗi quốc gia, thể hiện quyên tôi cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và

°"Hans Kelsen, The principle of sovereign equality of states as a basis for international organizations, March

1944, The Yale of Law Journal, Number 2, Volume 53, tr 2.

Trang 30

quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế Nội hàm chủ quyền còn được thâm phán James Crawford của tòa ICJ giải thích dé hiểu như sau:

“Luật pháp quốc té xem mỗi quốc gia như một thực thể có chủ quyên, theo nghĩa rằng quốc gia mặc nhiên có toàn bộ thẩm quyên dé hoạt động không chỉ bên trong quốc gia mà còn ở phạm vi quốc tế, dé ký kết (hoặc không ký kết) các điều ước quốc tế và các cam kết khác, đề quan hệ (hoặc không quan hệ) với quốc gia khác bằng nhiễu cách thức, đề đồng ý (hoặc không đồng ý) giải quyết các tranh chấp quốc tẾ”.

Tuyên bố năm 1970 còn giải thích rõ hơn nội hàm của nguyên tắc bình đắng chủ quyền như sau: (1) bình dang về mặt pháp lý, (2) được hưởng các quyên xuất phát từ chủ quyên hoàn toàn, (3) có nghĩa vụ tôn trọng tư cách của các quốc gia khác, (4) bat khả xâm phạm về toàn vẹn lãnh thé và độc lập chính trị, (5) có quyên tự do lựa chọn và phat triển chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội (6) và có nghĩa vụ tuân thủ đây du và thiện chí các nghĩa vụ quốc tế và chung sống hòa bình với quốc gia khác Có thể nói nội hàm của nguyên tắc bình đăng chủ quyền có điểm tương tự như nội ham của nguyên tắc cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác, nguyên tắc dân tộc tự quyết và nguyên tắc pacta sunt servanda®.

2.1.1.2 “Yêu sách đường lưỡi bò” cho thấy Trung Quốc không tôn trọng nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia

Một trong những nội dung của nguyên tắc bình đăng chủ quyền các quốc gia là sự toàn vẹn lãnh thé của quốc gia phải được tôn trọng bởi các quốc gia và các chủ thể luật quốc tế khác Tuy nhiên, “yêu sách đường lưỡi bò” đã làm ảnh hưởng và xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ của nhiều quốc gia khác có chủ quyền đối với các vùng biển trong khu vực Biển Đông, trong đó có Việt Nam.

Việt Nam hoàn toàn chứng minh được rằng mình có chủ quyền đối với hai quan

đảo Hoàng Sa, Trường Sa cùng với những tài liệu, chứng cứ hợp pháp Theo các

nghiên cứu của các học giả trong nước, Việt Nam đã xác lập, thực thi chủ quyền một cách thực sự, liên tục và hòa bình Về phía Trung Quốc, tuyên bố đơn phương về chủ quyền đối với vùng biển mà không có căn cứ pháp lý khiến cho Trung Quốc có những hành động ngang ngược đối với khu vực Biển Đông, khiến cho tình hình vốn đã ngột ngạt nay còn căng thăng hơn.

Trong lịch sử cũng như ở thời điểm hiện tại, Trung Quốc đã nhiều lần xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ, quyền và lợi ich của Việt Nam đã được ghi nhận bởi pháp luật quốc tế Đầu thế kỉ 20, Trung Quốc đã mạo xưng chủ quyên đối với Hoàng Sa Tới

năm 1974, nước này thực hiện nô súng cưỡng chiêm toàn bộ quân dao Hoang Sa Từ

58Trần Hữu Duy Minh, Nguyên tắc bình dang chủ quyển, https://iuscogens-vie.org/2018/09/16/97/, truy cập ngày

25/3/2020.

Trang 31

”69 của họ. đó đến nay, Trung Quốc coi Hoàng Sa là “chủ quyền bất khả tranh nghị

Năm 2005, Bắc Kinh tiến hành xây dựng bia chủ quyền phi pháp tại một số điểm trên quần đảo này Năm 2007, Quốc vụ Viện Trung Quốc ngang ngược phê chuẩn thành lập cái gọi là “Thành phố Tam Sa” thuộc tỉnh Hải Nam để đơn phương áp đặt quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam Tháng 09 năm 1992, Trung Quốc khoan thăm đò tìm dầu ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam Năm 2007, hải quân Trung Quốc bắn ngư dân đánh bắt tại khu vực quần đảo Hoàng Sa Nghiêm trọng hơn, năm 2014, Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào khu vực biển đông gần quan đảo Hoàng Sa dé thăm dò và khoan dầu khi” Gần đây nhất, tháng 10 năm 2019, Trung Quốc lại tiếp tục đưa tàu khảo sát địa chất Hải Duong 8 và các tàu hải cảnh, hải giám vào khu vực gần bãi Tư Chính Điều đáng nói là, tất cả các khu vực mà Trung Quốc thực hiện các hành động nêu trên đều được xác định là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam Đây là hai vùng biển theo Công ước Luật biển 1982 là vùng biển Việt Nam có quyền chủ quyền và quyền tài phán Cần nhấn mạnh về quy chế pháp lý tại hai vùng biên này: tại vùng biển đặc quyên kinh tế, Việt Nam có đặc quyền về việc thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên, trong khi đó các quốc gia khác có các quyền tự do cơ bản như tự do hàng hải, tự do hàng không”!; đối với vùng thềm lục địa, Việt Nam thực hiện các quyền chủ quyền về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên, do tính chất “đặc quyền” được quy định theo luật pháp quốc tế, nếu Việt Nam không thực hiện các hoạt động trong phạm vi quyên thì các quốc gia khác cũng không được tiến hành các hoạt động tương tự khi không có sự thỏa thuận về vấn đề nay” Giữa năm 2011, tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp bởi một tàu lạ của Trung Quốc cắt cáp tại vị trí cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) 120 hải lý Chưa hết, sau khi cắt cáp, tàu lạ này tiếp tục quan thảo, bao vây, khiêu khích Bình Minh 02 gần hai tháng 73, tàu lạ này được xác định là tàu cá kéo dã cào mang số hiệu 16025 và 16028 Theo GS Carl Thayer tại Học viện Quốc phòng Úc thì “đây ré ràng là một hành động mang đây tính khiêu khích [ ] Chỉ có điều chưa rõ cơ quan, cá nhân nào đứng sau vụ cắt cáp này-cơ quan trung ương hay chính quyển địa phương? Tuy vậy, kết noi lại một loạt hành động gân đây từ Bắc Kinh- in hộ chiếu có hình lưỡi bò, loan báo quy định khám xét

5*“Công hàm số CML/17/2009 và CML/18/2009 của Trung Quốc.

Trung tướng — GS TS Nguyén Dinh Chiến, Nhìn lai sự kiện Hai Dương 981 và bài hoc kinh nghiệm trong đấu

tranh bảo vệ chủ quyên biển đảo, trang Báo điện tử Cảnh sát biển Việt Nam,

Trang 32

tàu và giờ lại cắt cáp, cho thấy Trung Quốc sẽ ngày càng không chùn bước để khẳng định cái gọi là chủ quyền Biển Đông ``.

Bên cạnh đó, Philippines, một “nạn nhân” của yêu sách “đường lưỡi bò” cũng

đã phải chịu cảnh tương tự Trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc năm 2013, tòa đã kết luận: Trung Quốc vi phạm quyền chủ quyền của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này bằng việc (a) can thiệp vào hoạt động đánh cá và thăm đò dầu khí của Philippines, (b) xây dựng đảo nhân tao và (c) không ngăn chặn ngư dân Trung Quốc đánh bắt ở khu vực nay Toà cũng khang định về quyền đánh cá truyền thống của ngư dân từ Philippines (cũng như ngư dân từ Trung Quốc) đã có ở Bãi Scarborough va cho rằng việc Trung Quốc đã có những hành động ngăn chặn các quyền này bằng cách hạn chế việc tiếp cận khu vực trên Cùng với đó, Toà cũng khang định rằng các tàu chấp pháp của Trung Quốc đã gây ra rủi ro va chạm nghiêm trọng một cách bat hợp pháp khi họ đã trực tiếp cản trở các tàu của Philippines.”4

2.1.2 Trung Quốc vi phạm nguyên tắc “tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế”

2.1.2.1 Nội dung, vai trò nguyên tắc “tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế”

Nguyên tắc “tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế” (hay còn gọi là nguyên tắc Pacta sunt servanda) là một nguyên tắc quan trọng và cổ xưa nhất trong Luật Quốc tế vốn được tôn tại đưới dạng tập quán pháp lý quốc tế trước khi được ghi nhận trong các văn bản pháp lý một cách chính thức Có rất nhiều nguyên tắc tương tự với tên gọi khác nhau được thể hiện trong các chế định pháp lý trên toàn thế giới.” Nguyên tắc Pacta sunt servanda xuất hiện ké từ khi con người bắt đầu hình thành nên những thỏa thuận với nhau.?° Trong mỗi quan hệ quốc tế, các văn bản luật quốc tế được ký kết và thực thi dựa trên cam kết tham gia và thực hiện của các quốc gia thành

viên Khi các quy phạm pháp luật được đặt ra từ nỗ lực ngoại giao, đàm phán giữa các

quốc gia nhằm mục đích xây dựng một khối thịnh vượng chung dựa trên các quy tắc, luật lệ được thông nhất cân bằng lợi ích giữa các bên sẽ trở nên vô nghĩa nếu như các thành viên không thực hiện hoặc cô tình thực hiện sai Điều đó đặt ra van dé yêu cầu các nước thành viên tham gia vào điều ước quốc tế cần phải “tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế” Trong Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 cũng đã quy định rằng: “tất cả các thành viên Liên hợp quốc thiện chí thực hiện các nghĩa vụ do

TMPCA Case No 2013-19 between The Republic of the Philippines and The people’s Republic of China, đoạn

Trang 33

Hiến chương đặt ra” Nguyên tắc này còn được thể hiện trong Điều 26 của Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế năm 1969, Điều 26 ghi nhận: “M6i diéu ước quốc tế đang có hiệu lực déu ràng buộc các bên thành viên của điều ước đó và phải duoc

các bên thực thi một cách thiện chí”.

Nguyên tắc tận tâm thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế có hai nội dung

Một là, các diéu ước quốc tế có hiệu lực ràng buộc Các điều ước quốc tế đang có hiệu lực đối với các bên kí kết thì đều ràng buộc đối với bên đó dù không có điều khoản về pacta sunt servanda”Š.

Hai là, các bên ký két có nghĩa vụ phải thực thi các điều ước đó một cách thiện chi (good ƒaith).”? Chủ thê luật quốc tế khi ký kết các điều ước quốc tế trên cơ sở thỏa thuận, tự nguyện và bình đăng, theo đó, phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo cam kết một cách tốt nhất trong khả năng có thể thực hiện của mình Không vì lợi ích

của mình hoặc các lý do không chính đáng mà không thực hiện hay thực hiện không

đầy đủ, hay cô tình thực hiện sai các nghĩa vụ cam kết Vì vậy, các hành vi không thực hiện hay thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đều đi ngược lại với nguyên tắc “tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế”.

2.1.2.2 Yêu sách “đường lưỡi bò” không tuân theo nguyên tắc “tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế”

Với việc vạch ra “đường lưỡi bò” phi lý, Trung Quốc đã thé hiện dã tâm muốn yêu sách chủ quyền đối với hơn 130 đảo lớn nhỏ, từ đó thé hiện tham vọng chiếm hon 80% diện tích Biển Đông Quan trọng hơn, yêu sách chủ quyền đối với vùng biển trong “đường lưỡi bò” này không hề tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có văn bản quan trọng là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 mà Trung Quốc là quốc

gia thành viên.

Trung Quốc đưa ra tuyên bố về đường 9 đoạn, cùng với những hành động duy trì và thực hiện hóa yêu sách nay đã vi phạm một loạt các nguyên tắc của luật quốc tẾ, điều ước quốc tế mà quốc gia này là thành viên Trung Quốc đã vi phạm hầu hết nguyên tắc cơ bản được Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 ghi nhận: nguyên tắc bình dang chủ quyền quốc gia, nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, Hành động trên Biển Đông cũng như tuyên bố của Trung Quốc trên mặt trận

7TKhoản 2 Điều 2 Hiến chương Liên Hợp Quốc.

78Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế 1969 khang định về tính phố cập của nguyên tắc “Tan tâm thiện chíthực hiện cam kết quốc tế” tại Điều 26: “Mọi điều ước đã có hiệu lực đều ràng buộc các bên tham gia và được

các bên thực hiện một cách thiện chí”.

Tran Hữu Duy Minh, Nguyên tắc pacta sunt servanda, trên trang Luật pháp Quốc tế, https://iuscogens-vie.org

/2018/0 9/09/96-nguyen-tac-pacta-sunt-servanda/, truy cập 10/03/2020.

Trang 34

ngoại giao với nội dung khang định quốc gia này có thâm quyền đối với vùng biển bên trong “đường lưỡi bò” là minh chứng rõ ràng nhất của việc đi ngược lại tinh thần “tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế”.

Các sự việc xảy ra với tàu Bình Minh 02, Viking II đã cho thấy Trung Quốc có những hành động sử dụng vũ lực ngay tại vùng biển không có tranh chấp, thuộc chủ quyền của Việt Nam; từ chối tham gia phân xử tại tòa Trọng tài thường trực trong Vu kiện Biển Đông, Trung Quốc thậm chi đưa tàu HD 8 khảo sát đáy biển ở phía Đông Bắc bãi Tư chính ngoài khơi Việt Nam, điều đáng nói đây là khu vực nằm trong thềm lục địa Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, cùng thời điểm này, hải cảnh Trung Quốc có hành động quấy nhiễu các hoạt động khoan dò của Việt Nam tai lô 6.1 phía nam Bién Dong

Vào năm 2014, tại diễn dan an ninh Đối thoại Shangri — La ở Singapore, Phó trưởng tham mưu Quân đội Trung Quốc Vương Quán Trung đã yêu sách một cách không có căn cứ rằng, bản đồ “đường lưỡi bò” phản ánh 2000 năm lịch sử, đo đó nó có trước Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 Đồng thời ông này khăng định thêm, khu vực này không phù hợp dé áp dụng quy định của UNCLOS.®* Tuy nhiên, trong phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực Vu kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc, Tòa kết luận rằng trong phạm vi quyền lịch sử của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên trong các vùng biên ở Biển Đông, quyền này bị xóa bỏ do chúng không phù hợp với chế định vùng đặc quyền kinh tế trong Công uớc Từ phán quyết của Tòa cho thấy, Trung Quốc đã vô căn cứ khi tự vẽ bản đồ với “đường lưỡi bò” độc chiếm Biển Đông Đây cũng là kết quả của việc cô tình áp dung sai UNCLOS (vi phạm nguyên tắc pacta sunt servanda) nhằm đạt mục đích thiết lập “chủ quyền” trên phan diện tích chiếm 80% diện tích Biển Đông.

2.2 Trung Quốc vi phạm các nguyên tắc cơ bản của Luật biển quốc tế khi đưa ra các yêu sách phi lý “đường lưỡi bò” ở Biển Đông

2.2.1 Trung Quốc vi phạm nguyên tắc tự do biển cả 2.2.1.1 Nội dung của nguyên tắc tự do bién cả

Đã từ rất lâu, khi nhà nước xuất hiện, các quốc gia không chi thé hiện da tâm giành quyền thống trị đối với những miền đất rộng lớn, mà còn bành trướng, muốn thâu tóm cả những đại dương xa xôi Khi tiễn ra đại dương họ nhận ra rằng biển cả là một kho báu khong lỗ mà việc khai thác biển sẽ dem lại cho ho những nguồn lợi to lớn Đứng trước lợi ích to lớn đó, không một quốc gia nào không nung nấu quyết tâm có thé kiểm soát đối với vùng lãnh thổ rộng lớn với nguồn tài nguyên dồi dao và phong phú này Tuy nhiên, khi các quốc gia càng ngày càng mở rộng quyền lực của

Thai Văn, “Đường lưỡi bò” trên biển Đông tùy tiện và phi lý (kỳ 1), https://congly.vn/thoi

-su/thoi-cuoc/duong-luoi-bo-tren-bien-dong-tuy-tien-va-phi-ly-ky-1-53216.html, truy cập ngày 25/03/2020.

Trang 35

mình ra biển cả, họ đã nhận ra rằng biên cả không phải là nguồn tài nguyên vô tận và nguon tài nguyên đó là của chung Từ đó van dé nảy sinh khi mà sự đua tranh trong việc chiếm lĩnh thị phần khai thác, sử dụng biên trở nên ngày càng quyết liệt trong khi việc khai thác nguồn tài nguyên ma ở đó vi thế của họ là bình đăng.

Tinh thế đó khiến các quốc gia phải đưa ra một giải pháp, biển cần thiết được

đặt vào một trật tự pháp lý nhất định, trên thế giới đã xuất hiện các học thuyết, đặt nền

tảng cho Luật biển quốc tế ngày nay Thế ki XV, Người La Mã khi ấy cho răng, biển tạo thành một tai sản chung, một dạng Res Communis mà việc sử dung là tự do cho tất cả các quốc gia Cùng quan điểm này, đến thé ki XVII, năm 1609, Hugo Grotius (nhà luật học người Hà Lan) trong cuốn Mare Liberum, đề cập lần đầu tiên đến khái niệm “tự do biển cả” (freedom of high seas), theo đó, biển và đại đương không thé bị chiếm hữu mà phải được mở cửa tự do dé tàu thuyền của tất cả các quốc gia có thé qua lại.Š! Đây là học thuyết có sức ảnh hưởng lớn đến việc hình thành quy phạm, theo đó, nguyên tắc “tự do biển cả” ra đời, tồn tại và được pháp điển trong văn bản pháp lý quan trọng nhất về Luật biên hiện đại, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm

Nguyên tắc “tự do biển cả” khăng định, biển cả mở ra tự do cho tất cả các quốc gia dù quốc gia có biển hay không có biển bởi nó là “tài sản” chung của nhân loại và còn là khu vực trung gian giữa các châu lục, quốc gia bị chia tách bởi chính nó, nói cách khác, chính là con đường nối liền những nơi này với nhau Theo đó, nguyên tắc này không cho phép bất kì quốc gia nào áp đặt lợi ích, chủ quyền đối với bộ phận nào của biển cả Đồng thời, nó cũng đặt ra yêu cầu cho mỗi quốc gia khi thực hiện các quyên trên biển cả ngoại trừ nghĩ về quyền lợi của mình thì cũng phải “tinh đến lợi ích của việc thực hiện quyên tự do trên biển cả của các quốc gia khác cũng như đến các quyên được Công ước thừa nhận liên quan đến các hoạt động trong Vùng”?

Theo Điều 86 của UNCLOS thì biển cả được định nghĩa là bao gồm tất cả những vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo của quốc gia quần đảo Tuy nhiên trước UNCLOS, tại Điều 1 của Công ước Geneva về Biển cả năm 1958 thì biển cả chỉ bao gồm các vùng biển không thuộc lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia®’, tức là, được xác định gồm vùng tiếp giáp lãnh hải và tat cả các vùng nước bên ngoài lãnh hải của một quốc gia Tuy nhiên, tại Hội nghị Luật biển lần thứ ba (1973 -1982), các quốc gia đã đồng ý có vùng đặc quyền kinh tế, vùng nước quan đảo do đó

8!Trường Dai học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật biển quốc tế, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2019, tr.26.32Khoản 2 Điều 87 Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

“Trude UNCLOS, quy dinh vé cung đặc quyén kinh té, ving nước quan đảo chưa tồn tại, vì thế vùng nước của

các quốc gia ven biển chỉ bao gồm nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải.

Trang 36

phạm vi biển cả đã bị đây ra xa bờ biển hơn trước tới gần 200 hải lý (vì có thêm vùng đặc quyền kinh tế mở rộng không vượt quá 200 hải lý tinh từ đường cơ sở).Š“ Vận dụng nguyên tắc này, Điều 87 UNCLOS quy định: tại vùng biển này, tất cả các quốc gia du có biển hay không có biển đều có quyền tự do hàng hải, tự do hàng không, tự

do đánh bắt hải sản, tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm, tự do nghiên cứu khoa học

biển, tự do xây dung các đảo nhân tạo, thiết bị công trình.3Š Theo đó, mọi hành vi của quốc gia cản trở thực hiện các quyền tự do này của quốc gia khác trên vùng biển được hưởng các quyền tự do biển cả đều coi là hành vi đi ngược lại với nguyên tắc So với Công ước Geneva về Biển cả năm 1958, quyền tự do trên biển cả được bồ sung thêm hai quyền là tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các công trình nhân tạo và tự do

nghiên cứu khoa học.

Một trong những nội dung của nguyên tắc này là quyền tự do hàng hải Quyền này chủ yêu dé cập đến quyền tự do di lại trên biển cả và thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với tàu thuyền đi lại trên biển cả.Theo đó, khi hoạt động trong vùng biến cả, tàu thuyền một nước nhất định không phải chịu sự tai phán của một quốc gia khác, trừ quốc gia mà tàu mang quốc tịch.

Tiếp theo là quyền tự do đánh bắt hải sản Theo đó trong khu vực biển cả, các quốc gia có quyền tự do đánh bắt tài nguyên sinh vật biển là quyền tự do không có bat kỳ một hạn chế nào, họ có thé đánh bắt hải sản miễn là khả năng của họ có thé đáp ứng được, vào bat cứ thời điểm nào mà họ muốn và với bat kỳ phương tiện đánh bắt nào, Rộng hơn nữa là tàu thuyền và công dân của mỗi quốc gia có thể sử dụng mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên của biên.

Thứ ba, là về quyền tự do đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm Quyền này chủ yếu được vận dụng từ sau thế chiến thứ hai Các quốc gia khi thực hiện quyền này phải tuân thủ các quy định tại Điều 113, Điều 114, Điều 115 UNCLOS 1982 và quy định tại Điều 79 Phần VI về thềm lục địa, như quy định: Khi đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm, các quốc gia phải tính đến các dây cáp và ống ngầm đã được đặt trước Đặc biệt họ cần lưu ý không làm phương hại đến kha năng sửa chữa các đường dây cáp và ống

dẫn đó.

Thứ tư, là quyền về tự do hàng không Thực tế ban đầu nguyên tắc vốn không có đề cập quyền nay, tuy nhiên trong quá trình phát triển Luật biển quốc tế nó đã được bồ sung vào Theo đó nội dung của nguyên tắc nay, các phương tiện bay của tất cả các quốc gia đều có quyên tự do hàng không trong vùng trời quốc tế Cũng giống như

%“Nguyễn Thanh Tùng — Vụ trưởng Vụ Chính sách và Pháp chế Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Quy chếpháp lý của Biển cả (High seas), Báo điện tử Tông cục Biên và Hải đảo Việt Nam,

http://www.vasi.gov.vn/712/-quy-che-phap-ly-cua-bien-ca-hiph-seas/f708/c256/11534, truy cập 28/03/2020.

Khoa 1 Điều 87 Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

Trang 37

quyền tự do hang hai, thì phương tiện bay chỉ chịu thẩm quyền tài phán của quốc gia

đăng tịch phương tiện bay.

Cuối cùng là quyền tự do nghiên cứu khoa học biển và tự do xây dựng các dao nhân tạo và các thiết bị khác được pháp luật cho phép Theo nguyên tắc này, các quốc gia có quyền tự do nghiên cứu khoa học, tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác được luật quốc tế cho phép Quyền này dành cho cả quốc gia có biển cũng như không có biển Các quốc gia phải tuân thủ các quy định tại Phan VI về thềm lục địa và Phần XIII về nghiên cứu khoa học.

Ngoài ra, nguyên tắc tự do biển cả không chỉ áp dụng riêng cho biển cả, mà tại các vùng biển thuộc quyên tai phán của quốc gia, các quốc gia khác vẫn có những quyên tự do biển cả nhất định Ví dụ như nguyên tắc tự do biển cả còn được thé hiện trong vùng lãnh hải như các tàu thuyền nước ngoài có quyền đi qua không gây hại.

2.2.1.2 Yêu sách phi lý “đường lưỡi bò” không tuân thủ nguyên tắc tự do Biến cả

Theo phán quyết trong Vu kiện Biển Đông của tòa trong tài phụ luc VIL, có thé nói, Biển Đông là một vùng biển mở, các tàu thuyền của tất cả các quốc gia đều có thê đi lại hợp pháp tương ứng với từng vùng biển trong khu vực này mà không bị can trở bởi bất kì quốc gia nào Cụ thể, các quốc gia thành viên của Công ước không thể nào có được các vùng biển ngoài các vùng biển mà Công ước cho phép Tức là, không thể tao ra các vùng biển có chủ quyền xa hon 12 hải lý tinh từ đường cơ sở của minh Quan trọng hơn, các đảo nhân tạo được xây dựng trên các thực thể chìm dưới mặt nước biên khi thuỷ triều lên, không có vùng biển của riêng nó Do đó, vùng nước phía Nam của Biển Đông giờ đây là một vùng nước rộng lớn và mở cho tất cả các tàu thuyền của tất cả mọi quốc gia đi lại một cách tự do, không bị cản trở bởi quốc gia nào.Š9

Năm 2019, Mỹ tiến hành chương trình tự do hàng hải (FONOP) tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương Cho răng hành vi này của Mỹ “khiêu khích” và “ảnh hưởng đến chủ quyền và quyền lợi nòng cốt”, Trung Quốc tăng cường hoạt động quân sự tại Biển Đông Việc nay chi ra rằng, Trung Quốc không tôn trọng quyên tự do hàng hải thuộc Điều 87 UNCLOS Bởi các vùng biển này được xác định là vùng biển mà tàu thuyền mang cờ của tất cả các quốc gia đều có thể tự do hàng hải Ngoài ra khi các nước Anh, Pháp, Nhật, Australia, thực hiện quyền tự do hàng hải trên Biển Đông đều bị Trung Quốc cản trở, phản đối.

Một ví dụ điển hình nữa của vi phạm nguyên tắc tự do biển cả đó là: Trung Quốc đơn phương cắm đánh bắt cá ở Biển Đông từ vĩ độ 12 trở lên phía Bắc với cớ

®6Phạm Ngọc Minh Trang, Sự ngụy biện của Trung Quốc về nguyên tắc “tự do hàng hai” trên biển, trang “Luật

pháp quôc tê”, https://iuscogens-vie.org/2019/07/30/148/, truy cập 21/02/2020.

Trang 38

bảo quản nguồn lợi thuỷ sản ở Biển Đông Nguồn cam bao gồm cả vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và cả vùng biển quốc tế thuộc Biển Đông Day rõ rang là hành vi vi phạm đến quyền tự do đánh bắt hải sản trên vùng biển quốc tế một yếu tố cấu thành nên quyền tự do biển cảể” mà nó còn vi phạm đến quyền chủ quyền của vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển.

2.2.2 Trung Quốc vi phạm nguyên tắc đất thống trị biển 2.2.2.1 Nội dung nguyên tắc đất thong trị biển

Cùng thời gian học thuyết Res Communis của người Hy Lap, các nhà chính trị người Anh ủng hộ tư tưởng Res Nullius, cho phép quốc gia ven biển hoàn toàn được thiết lập chủ quyền quốc gia bởi biển cả là vô chủ.ŠŠ Phát triển trên nền tảng này, năm 1635, John Seldon viết trong tác phẩm Mare Clausum của mình, kết luận việc chiếm hữu một vùng biến thuộc chủ quyền của Anh đã có từ lâu nhằm bảo vệ quyền của nhà vua Anh trong việc thực hiện chủ quyên trên các vùng biển bao quanh nước Anh Hai học thuyết này đại diện cho xu hướng mở rộng quyền lực của quốc gia ven biển ra hướng biển, cũng là nội dung của nguyên tắc “đất thống trị biển” được thừa nhận sau

Điều 2 Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 nêu rõ, lãnh thổ đất liền là điều kiện tiên quyết dé xác định các vùng biên của quốc gia ven biên, từ đó quốc gia xác định, duy trì chủ quyền, quyền chủ quyên, quyền tài phán của quốc gia đối với các vùng bién®? Nguyên tắc đất thống trị biển cho phép quốc gia ven biển được hưởng phần kéo dai tự nhiên của lãnh thé ra phía biển Theo đó, vùng đáy biển được coi là thuộc về quốc gia dựa trên việc xác định nó có phải là phần kéo dài tự nhiên từ lãnh thé đất liền của nước đó hay không, mà không xem xét đến điều kiện có khoảng cách gan với một quốc gia so với các quốc gia còn lại Cần nhắn mạnh là, phần kéo dài này phải là phần mở rộng một cách tự nhiên, yêu cầu không sửa chữa lại tự nhiên dé hưởng quyền từ phần kéo dài “nhân tao” này.

UNCLOS cũng không cho phép các quốc gia ven biển lạm dụng để mở rộng thâm quyền ra biên hoặc đơn phương yêu sách những vùng biển rộng hơn, không phù hợp với luật pháp quốc tế.

2.2.2.2 Yêu sách phi lý “đường lưỡi bò” vi phạm nguyên tắc đất thống trị

$7Helmet Tuerk, Quy chế pháp lý của các vùng biển và sự suy giảm các quyền tự do trên biển, tr.13 Bài viết

được trình bày tại Hội thảo: Các vấn đề biển và Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS): Chia sẻ cáchtiếp cận của Châu Âu và Châu A đối với tranh chấp lãnh thé do học viện ngoại giao tổ chức với sự hỗ trợ củaLiên Minh Châu Au, bài viết của trang Nghiên cứu Biển Đông.

3#Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trinh Luật biển quoc tế Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2019, tr.27.Truong Dai học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật biển quốc té, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2019, tr.34.

Trang 39

Nguyên tắc “đất thống trị biển” được biểu hiện trong quy chế pháp lý của các vùng biển bao gồm: vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia (nội thủy, lãnh hải) và vùng biển quốc gia có quyền chủ quyền (vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa) Theo đó, đối với mỗi vùng biển, UNCLOS 1982 quy định về các quyền mà quốc gia ven bién được hưởng, đồng thời đối với một số vùng biến, các quốc gia khác được hưởng một số quyền tự do nhất định (tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm )

Tuy nhiên, không tôn trọng nguyên tắc này, Trung Quốc yêu sách phi lý “đường lưỡi bò” chiếm phần lớn diện tích Biển Đông và triển khai các hoạt động nhăm “hiện thực hóa” yêu sách trên, xâm phạm quyên và lợi ích hợp pháp của các quốc gia khác ven Biển Đông Điền hình như vụ Trung Quốc ha đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam thang 5 năm 2014.

Phù hợp với quy định của UNCLOS, Việt Nam thực hiện quyền chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, bao gồm việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên, bao gồm tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật, thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và long đất dưới đáy biển." Như vậy, với tu cách là quốc gia ven biên, Việt Nam được UNCLOS ghi nhận thâm quyên riêng biệt, mang tính chất đặc quyền đối với nguồn tài nguyên ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Các quốc gia khác có nghĩa vụ tôn trọng quyền chủ quyền của Việt Nam, không được tiễn hành thăm dò, khai thác nguồn tài nguyên nói trên khi chưa có sự chấp thuận của Việt Nam.°! Vì vậy, hành vi hạ đặt giàn khoan Hai Dương 981 của Trung Quốc dé thực hiện hoạt động thăm dò tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là sự vi phạm nghiêm trọng quy định của UNCLOS, xâm phạm trực tiếp quyền chủ quyền của Việt Nam được thiết lập phù hợp với quy

định của UNCLOS.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 73 của UNCLOS 1982, trong việc thực hiện các quyền thuộc chủ quyền về thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý các tai nguyên sinh vật của vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có thé thi hành mọi biện pháp cần thiết, ké cả việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ và khởi tô tư pháp dé bảo đảm việc tôn

trọng các luật và quy định mà mình đã ban hành theo đúng Công ước Như vậy, tại

vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, Việt Nam có quyền tài phán riêng biệt nhăm ngăn ngừa và trừng trị hành vi vi phạm pháp luật về thăm dò, khai thác, quản lý và bảo ton tài nguyên, bao gồm tài nguyên sinh vật và phi sinh vật, thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và long đất dưới đáy biển Trung Quốc đã thực hiện hành vi vi phạm khi đơn phương hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 và tiến hành các hoạt động

"Điệu 56,77 UNCLOS.*'Diéu 58.3 UNCLOS.

Trang 40

nhằm khai thác trái phép tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, xâm phạm các quyên tài phán của Việt Nam”?.

2.3 Căn cứ pháp lý quốc tế bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò”

Theo như ở trên đã phân tích, yêu sách “đường lưỡi bò” có nội dung rất mập mờ và không có căn cứ pháp lý rõ ràng Trên thực tế từ khi xuất hiện cho đến nay, chính phủ Trung Quốc vẫn không có một văn bản cũng như lời giải thích cụ thể về bản chất pháp lý của yêu sách này cho cộng đồng quốc tế Vì vậy rất khó để xác định dựa trên căn cứ nào dé phía Trung Quốc yêu sách các quyền như quyền chủ quyền hay quyền tài phán đối với các vùng biển trong khu vực Biển Đông.

Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 đã thiết lập ra một khung pháp lý nhằm điều chỉnh mọi hoạt động trên biển va đại đương và là cơ sở pháp ly cho mọi hành động và hợp tác ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu Tất cả các quốc gia có bờ biển tiếp giáp Biển Đông như Brunei, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam đều là các bên tham gia Công ước Nhìn chung, việc xác định các vùng lãnh thé trên biển hay các căn cứ dé xác lập quyền đối với các vùng biển đều xác định dựa trên UNCLOS Hiện nay về các căn cứ pháp lý của yêu sách “đường lưỡi bò” thì giới nghiên cứu Trung Quốc luôn cé gắng đưa ra các học thuyết tư tưởng nhằm biện minh cho sự tồn tại của “đường lưỡi bò” như là thuyết đường biên giới quốc gia trên biển, đường quy thuộc dao, vùng nước lịch sử, quyền lich sử.

2.3.1 Thuyết đường biên giới quốc gia trên biển không có cơ sở pháp lý Sau thất bại pháp lý vào năm 2016 trong vụ kiện của Philippines tại Tòa Trọng tài quốc tế ở La Haye, năm 2017, các học giả nước này đưa ra một học thuyết mới, cụ thé là học thuyết “Tir Sa” về Biển Đông Trong học thuyết nay, Trung Quốc yêu sách chủ quyền đối với Quần đảo Pratas, Quần đảo Hoàng Sa, Quần đảo Trường Sa và Bãi ngầm Macclesfield với tên gọi lần lượt là Đông Sa, Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa Thay vì được xem là một nhóm các thực thể tranh chấp, Trung Quốc coi mỗi nhóm đảo và đá ngầm trên là một quan đảo gồm nhiều thực thể khác nhau, với ranh giới biển cụ thé, có chủ quyền và quyền được xác lập xung quanh đó một vùng đặc quyền kinh tế.

Học thuyết về “Tứ Sa” của một số nhà nghiên cứu Trung Quốc đã bị giới khoa học quốc tế phản đối và chỉ trích; vì vậy, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đang “nỗ lực” tìm kiếm các cách giải thích pháp lý mới cho tham vọng này của Trung Quốc Đó

TS Nguyễn Toàn Thắng, Viện Luật So sánh, Trường Dai học Luật Hà Nội, Quyên chủ quyén và quyên tàiphán của Việt Nam bị xâm phạm bởi hành vi hạ đặt giàn khoan Hải dương 981 của Trung Quốc, Báo điện tử

Van hóa Nghệ An,www.vanhoanghean.com.vn/component/k2/ 34-cuoc-song-quanh-ta/10372-quyen-chu-quyen-va-quyen-tai-phan-cua-viet-nam-bi-xam-pham-boi-hanh-vi-ha-dat-gian-khoan-hai-duong-98 |-cua-trung-quoc,truy cap 10/02/2020.

Ngày đăng: 07/04/2024, 17:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w