1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Những điểm mới của Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và dự báo các vướng mắc trong quá trình thực hiện

392 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Điểm Mới Của Nghị Định Số 21/2021/NĐ-CP Quy Định Thi Hành Bộ Luật Dân Sự Về Bảo Đảm Thực Hiện Nghĩa Vụ Và Dự Báo Các Vướng Mắc Trong Quá Trình Thực Hiện
Tác giả TS. Lê Thị Giang, ThS. Nguyễn Thị Long, PGS.TS. Phạm Văn Tuyết, TS. Kiêu Thị Thuỳ Linh, ThS. Trân Thị Hà, ThS. Nguyễn Thị Hông Thu, Nguyễn Mạnh Cường
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 392
Dung lượng 87,09 MB

Nội dung

So với Nghị định số 163, Nghị định số 21 có một số điểm mới đáng chú ýnhư: i Về mặt khái niệm, Nghị định số 21 đã làm rõ hơn các định nghĩa về “Taisản gắn lién với đất”, “Hợp dong bao đả

Trang 1

BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NHUNG DIEM MOI CUA NGHỊ ĐỊNH SO 21/2021/NĐ-CP QUY DINH THI HANH BO LUAT DAN SU VE BAO DAM THUC HIEN NGHIA VU VA DU BAO CAC VUONG MAC TRONG

QUA TRINH THUC HIEN

Chủ nhiệm đề tài : TS Lê Thi GiangThu ky dé tai : ThS Nguyén Thi Long

Trang 2

BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NHỮNG DIEM MỚI CUA NGHỊ ĐỊNH SO 21/2021/NĐ-CP QUY ĐỊNH THI HANH BỘ LUẬT DAN SỰ VE BẢO DAM THỰC HIỆN NGHĨA VU VÀ DU BAO CÁC VƯỚNG MAC TRONG

QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN

Chủ nhiệm đề tài : TS Lê Thị GiangThư ký đề tài : ThS Nguyễn Thị Long

HÀ NOI - 2023

Trang 3

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN

Họ và tên Nơi công tác Nội dung viết

1 |PGS.TS Phạm Văn Tuyết | Trường Đại học LuậtHàNội | Chuyên dé 3

2 | TS Lê Thị Giang Trường Đại học Luật Hà Nội Dáo cáo lông hợp

Chuyên dé 1, 2, 3, 4

3 | TS Kiêu Thị Thuỳ Linh Trường Đại học LuậtHàNội | Chuyên dé 2

4 | ThS Nguyễn Thị Long Trường Đại học Luật Hà Nội Chuyên đề 3

5 | ThS Trân Thị Hà Trường Đại học Luật Hà Nội Chuyên đề 3

6 | ThS Nguyễn Thị Hông Thu | Trường Đại học Luật Hà Nội Chuyên dé 1

7 | Nguyễn Mạnh Cường VBI21A — Trường DH Luật HN | Chuyên đề 1

Trang 4

BANG CHU VIET TAT

Trang 5

MỤC LỤC

PHẢN THỨ NHÁT

BAO CAO TONG HOP KET QUÁ NGHIÊN CUU DE TÀI

PHAN MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

3 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu dề tài

4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu đề tài

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

6 Những đóng góp của đề tài

PHẢN NỘI DUNG

Chương 1 Những điểm mới của Nghị định số 21/2021/NĐ-CP

quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

1.1 Điểm mới của Nghị định số 21/2021/NĐ-CP về các quy định

chung

1.2 Điểm mới của nghị định số 21/2021/NĐ-CP về tài sản bảo

đảm

1.3 Điểm mới của Nghị định số 21/2021/NĐ-CP về xác lập, thực

hiện các biện pháp bảo đảm

1.4 Điểm mới của Nghị định số 21/2021/NĐ-CP về xử lý tài sản

bảo đảm

Chương 2 Dự báo một số bat cập trong quá trình thực hiện và

một số kiến nghị hoàn thiện Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định

thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Trang 1

| 9 19 20 21 pe) II 23

Trang 6

2.1 Dự báo vướng mắc trong quá trình thực hiện và một số kiến

nghị hoàn thiện Nghị định số 21/2021/NĐ-CP về các quy định chung

2.2 Dự báo vướng mắc trong quá trình thực hiện và một số kiến

nghị hoàn thiện Nghị định số 21/2021/NĐ-CP về tài sản bảo đảm

2.3 Dự báo vướng mắc trong quá trình thực hiện và một số kiến

nghị hoàn thiện Nghị định số 21/2021/NĐ-CP về xác lập, thực hiện

biện pháp bảo đảm

2.4 Dự báo vướng mắc trong quá trình thực hiện và một số kiến

nghị hoàn thiện Nghị định số 21/2021/NĐ-CP về xử lý tài sản bảo đảm

Danh mục tài liệu tham khảo

PHAN THỨ HAI

CÁC CHUYÊN ĐÈ

1 Những điểm mới của Nghị định số 21/2021/NĐ-CP về các quy

định chung, dự báo vướng mắc trong quá trình thực hiện và

kiến nghị hoàn thiện pháp luật

2 Những điểm mới của Nghị định số 21/2021/NĐ-CP về tài sản

bảo đảm, dự báo vướng mặc trong quá trình thực hiện và kiến

nghị hoàn thiện pháp luật

3 Những điểm mới của Nghị định số 21/2021/NĐ-CP về xác lập,

thuẹc hiện biện pháp bảo đảm, dự báo vướng mắc trong quá

trình thực hiện và kiến nghị hoàn thiện pháp luật

4 _ Những điểm mới của Nghị định số 21/2021/NĐ-CP về xử ly

tài sản bảo đảm, dự báo vướng mac trong qua trình thực hiện

và kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Trang 7

BAO CÁO TONG HOP KET QUÁ NGHIÊN CỨU DE TÀI

1 TÍNH CAP THIẾT CUA VIỆC NGHIÊN CỨU DE TAI

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các hợp đồng trong mọi lĩnh vựcngày càng gia tăng về số lượng cũng như giá trị như các hợp đồng mua bán, thuêtài sản, vay và nhiều các loại hợp đồng khác Điều cốt yếu trong hợp đồng là sựthiện chí thực hiện hợp đồng từ các bên chủ thé trong hợp đồng Tuy nhiên, trênthực tế vì nhiều lý do chủ quan, khách quan khác nhau mà các chủ thê trong hợpđồng có su vi phạm hop đồng, gây ra thiệt hại cho phía đối tác Nhăm hạn chế và

phòng ngừa những rủi ro này, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chính là

công cụ hữu ích nhằm nâng cao trách nhiệm của bên có nghĩa vụ cũng như để đảmbảo quyền lợi cho bên bi vi phạm nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực

hiện không đúng nghĩa vụ.

Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là chế định quan trọng được ghi nhận từ rất sớmtrong các BLDS của nước ta qua các thời kỳ Đến thời điểm hiện nay, bảo đảmthực hiện nghĩa vụ tiếp tục được ghi nhận trong BLDS 2015 — Bộ luật hiện hànhđang có hiệu lực thi hành trên thực tế Đối với chế định bảo đảm thực hiện nghĩa

vu, BLDS 2015 đã dành một mục (Mục 3) thuộc Chương XV của Phan thứ ba déquy định, gồm 59 điều luật (từ Điều 292 đến Điều 350) với nhiều điểm mới quantrọng Cùng với đó, sự ra đời của Nghị định số 21 quy định chỉ tiết thi hành BLDS

2015 về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Nghị định số 21 ra đời thay thế cho Nghịđịnh số 163 về giao dịch bảo đảm đã đánh một dau mốc quan trọng trong lĩnh vựcgiao dịch bảo đảm Trải qua hơn 13 năm thi hành, Nghị định số 163 đã góp phầntích cực trong tạo lập, hoàn thiện hành lang pháp lý về bảo đảm thực hiện nghĩa

vụ, làm tăng cơ hội tiếp cận cho người dân trong tham gia quan hệ nghĩa vụ, trongtìm kiếm các nguồn vốn và thức đây sự phát triển của các quan hệ kinh tế - xã hộiliên quan Tuy nhiên, trong bối cảnh BLDS 2015 và hệ thống pháp luật có liênquan có nhiều chính sách, quy định mới trong điều chỉnh quan hệ dân sự, sự phát

Trang 8

triển mạnh mẽ, nhanh chóng, có tính hội nhập ngày càng cao của kinh tế - xã hội

và bản thân một số quy định của Nghị định số 163 cùng còn những điểm chưathực sự phù hợp dẫn tới một yêu cầu khách quan được đặt ra là cần sửa đôi Nghịđinh này dé bảo đảm hơn nữ về su đồng bộ, thống nhất, về bảo đảm hiệu lực, tínhkhá thi trong quy định của pháp luật, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế -

xã hội.

Với những lý do trên, Nghị định số 21 đã được ban hành nhằm hướng dẫnchỉ tiết BLDS 2015 về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Trong bối cảnh này, tập thểtác giả lựa chọn đề tài: “Những điểm mới của Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quyđịnh thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và dự báo cácvướng mắc trong quá trình thực hiện” Việc nghiên cứu đề tài là cần thiết, mang

ý nghĩa lý luận và thực tiễn thé hiện ở những nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất, Nghị định số 21 có nhiều điểm mới so với Nghị định số 163 Nhữngđiểm mới này tác động và ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình giao kết, thực hiện vàcham ditt các giao dich bao dam trên thực té

So với Nghị định số 163, Nghị định số 21 có một số điểm mới đáng chú ýnhư: (i) Về mặt khái niệm, Nghị định số 21 đã làm rõ hơn các định nghĩa về “Taisản gắn lién với đất”, “Hợp dong bao đảm”, “Giấy chứng nhận” hay “thời hạnhợp iý” : (ii) Nghị định số 21 đã có nhiều điểm mới quan trọng về tai sản bảo đảmnhư: Tài sản được tạo lập từ quyền bề mặt, quyền hưởng dụng; dự án đầu tư, tài sảnthuộc dự án đầu tư, chủ đầu tư có thể dùng toàn bộ dự án đầu tư mà pháp luật khôngcam chuyền nhượng, quyên tài sản của mình về khai thác, quan ly dự án dau tư đểbao đảm thực hiện nghĩa vụ, v.v ; (iii) Nghị định số 21 đã bổ sung nhiều điểm mớiquan trọng liên quan đến xác lập, thực hiện biện pháp bảo đảm, đặc biệt là đối vớibiện pháp cầm giữ và bảo lưu quyền sở hữu Điều này tương thích và tạo sự đồng

bộ với BLDS 2015 khi Bộ luật này chính thức ghi nhận cầm giữ tài sản và bảo lưuquyên sở hữu là các biện pháp bảo đảm; (iv) Nghị định số 21 đã bổ sung điểm mới

về việc xác lập, thực hiện hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm bằng tài sản chungcủa vợ chồng: (v) Nghị định số 21 đã quy định cụ thể về quyền truy đòi tài sản đảm

7

Trang 9

bảo, nhằm cụ thể hoá quy định trong BLDS 2015 về vấn đề này Trước đó, vấn đề

về truy đòi tài sản bảo đảm chưa được quy định trong Nghị định số 163; (vi) Nghịđịnh số 21 đã có nhiều thay đổi so với Nghị định số 163 về van đề xử ly tài sản bảođảm Ví dụ như, khác với Nghị định cũ, Nghị định số 21 đã sử dụng cụm từ “Xi lytài sản bảo dam” thay vì “Xử lý tài sản bảo đảm trong cam cố, thé chap” đề thayrằng những quy định trong chế định này được áp dụng cho tất cả các biện pháp bảođảm mà không chỉ quy định cho riêng biện pháp bảo dam bằng cầm có và thé chấp

như Nghị định trước!.

Thứ hai, Nghị định số 21 mới được ban hành và có hiệu lực nhưng đã bộc

lộ một số vuong mắc, hạn chế cần được nghiên cứu để các chủ thể phòng tránh

và tạo cơ sở hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này

Mặc dù Nghị định số 21 mới được ban hành và có hiệu lực nhưng cũng đãbộc lộ một số điểm hạn chế như: (i) Nghị định số 21 không có quy định nào rõ ràngcho phép bên nhận thé chấp thu giữ tài sản thé chấp trong trường hợp bên thế chấp

cô tình không giao tài sản thé chấp dé xử ly; (ii) Còn tồn tại sự mâu thuẫn giữa một

số quy định của Nghị định số 21 với quy định của Nghị định số 21 với BLDS 2015như: quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều 22 Nghị định số 21 không tương thíchvới khoản 1 điều 310 và khoản 1 điều 319 BLDS 2015 về công chứng, chứng thựchợp đồng bảo đảm; sự mâu thuẫn giữa điểm a khoản 2 điều 29 Nghị định số 21vakhoản 2 điều 407 BLDS 2015 (7/) Nghị định số 21 cũng không có quy định nao

dé cập cụ thể việc xử lý thé chấp quyên tai sản phát sinh từ hop đồng mua, bán nhà

ở hình thành trong tương lai vốn là biện pháp bảo dam rất phổ biến

Tóm lại, trong bối cảnh Nghị định số 21 được ban hành và có hiệu lực, việctìm hiểu về những điểm mới và nghiên cứu, dự báo các bat cập là phù hợp với đòihỏi khách quan Cùng với đó, vẫn đề xác lập, thực hiện và chấm dứt các biện phápbảo đảm cũng thường xuyên xảy ra tranh chấp nên việc nghiên cứu dé tài “Nhitngđiểm mới của Nghị định số 21/2021/ND -CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự

' “Góc nhìn của Viện trọng tài VIArb đối với Nghị định số 21/2021/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm”, https://viarb vn/goc-nhin-cua-vien-trong-tai-viarb-doi-voi-nghi-dinh-2 | -202 1 -nd-cp-ve-giao-dich-bao-dam/.

Trang 10

về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và dự báo các vướng mắc trong quá trình thựchiện ” là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng.

2 TINH HINH NGHIÊN CỨU DE TÀI

2.1 Tinh hình nghiên cứu trong nước

Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là chế định pháp lý quan trọng trong hệ thôngpháp luật nước ta cũng như của nhiều quốc gia trên thế giới Bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ được tạo lập giữa các bên trong quan hệ bảo đảm để nhăm đưa ra một

biện pháp dự phòng trong trường hợp bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ với bên

có quyền, thông qua đó quyên lợi của bên có quyền được bảo đảm Trong bối cảnhnên kinh tế phát triển mạnh mẽ, các hợp đồng được xác lập ngày càng nhiều thìcác bên chủ thể càng chú trọng đến việc xác lập các giao dịch bảo đảm, đặc biệttrong các hợp đồng thương mại, hợp đồng tín dụng, hợp đồng vay

Với tầm quan trọng trong hệ thống pháp luật cũng như sự cần thiết khôngthê thiếu trong nên kinh tế thị trường, biện pháp bảo đảm là van đề nhận được sựquan tâm nghiên cứu từ nhiều học giả, các nhà khoa học, những người làm côngtác giảng dạy cũng như các công tác thực tiễn Tính đến thời điểm hiện nay, đã cómột số công trình nghiên cứu về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dưới cả góc độ lýluận, pháp lý và thực tiễn Kết quả của những công trình nghiên cứu này là cơ sởcho việc tiếp cận và nghiên cứu của đề tài Những công trình có thé được kế đến

như:

* Sách tham khảo, sách chuyên khảo:

(1) Nguyễn Ngọc Điện (2001), “Bình luận khoa học về đảm bảo thực hiệnnghĩa vụ trong luật dân sự Việt Nam ”, NXB Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh Cuốnsách là công trình nghiên cứu toàn diện về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ từ các quyđịnh chung đến các biện pháp bảo đảm cụ thể Công trình được hoàn thành và xuấtbản vào năm 2001 trong bối cảnh BLDS 1995 đang có hiệu lực thi hành nên cácnội dung trong cuốn sách được phân tích theo quy định của Bộ luật này Mặc dùvậy, các giá trị nghiên cứu của cuốn sách vẫn còn nguyên giá trị tham khảo chođến ngày nay, đặc biệt là dưới góc độ so sánh

9

Trang 11

(2) Đỗ Văn Đại (2017), “Luật Nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Việt

Nam — Ban án và bình luận ”, tap 1 + tập 2, NXB Hồng Đức, Hà Nội Trong cuốn

1, công trình tập hợp, phân tích và đưa ra các bình luận về các bản án liên quanđến nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, gồm: khái niệm nghĩa vụ; yêu cầuđối với đối tượng của nghĩa vụ; nghĩa vụ phát sinh từ hành vi pháp lí đơn phương:tài sản có thể được sử dụng để bảo đảm; nghĩa vụ được bảo đảm; đăng kí giaodich bảo đảm; Trong cuốn 2, công trình tập hợp và bình luận các bản án có nộidung liên quan đến các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Việt Nam, như:cầm có, thế chấp, đặt cọc, kí cược, ki qui, bảo lãnh, tin chấp, cam git tai sản

(3) Đỗ Van Đại (2021), “Luật Các biện pháp bảo dam thực hiện nghĩa vu

Việt Nam — Ban an và bình luận”, tap 1 + tập 2, NXB Hong Duc, Ha Nội Côngtrình tập hợp và bình luận các bản án đã được công bố liên quan đến những van

đề về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

(4) Đỗ Văn Đại (2020), “Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ LuậtDân sự năm 2015” , Nxb Hồng Đức Công trình tập trung nghiên cứu về các điểmmới của BLDS 2015, trong đó bao gồm các nội dung về bảo đảm thực hiện nghĩa

VỤ.

(5) Truong Thanh Đức (2018), “Chin biện pháp bao dam nghĩa vụ hop

dong: quy định, thực tế va thiết kế giao dich theo BLDS (hiện hành) ”,NXB Chínhtri Quốc gia Sự thật, Hà Nội Cuốn sách trình bày, phân tích những van đề liênquan đến bảo đảm nghĩa vụ hợp đồng theo BLDS hiện hành, gồm: các vấn đềchung, giao dịch bảo đảm, van đề về tài sản bảo đảm, 09 biện pháp bảo đảm, điềukiện bảo đảm, hợp đồng bảo đảm, thủ tục và hiệu lực bảo đảm và phân tích về xử

li tài sản bao đảm.

(6) Cuốn sách “Những điểm mới cơ bản của Bộ luật dân sự năm 2015” do

Bộ Tư pháp và Jaica phối hợp thực hiện, xuất bản năm 2017 tại Nxb Lao Động.Nội dung cuốn sách cũng tập trung vào các điểm mới của BLDS 2015, trong đóbao gồm các nội dung về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Tương tự đó, cuốn sách củaThs Tạ Đình Tuyên (2016), “Những điểm mới của Bộ luật dân sự năm 2015”,

Trang 12

Nxb Hong Đức va cuốn sách “Binh luận khoa hoc những điểm mới của Bộ luậtDân sự năm 2015” do TS Nguyễn Minh Tuan làm chủ biên, xuất bản năm 2016

tại Nxb Tư pháp;

(7) Phạm Văn Tuyết, Lê Kim Giang, Vũ Thi Hồng Yến (2015), “Hoan thiệnchế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dán sự”, NXB Dân trí, Hà Nội Cuốn sáchtrình bày những van đề chung về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Nghiên cứu

các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự; thực tiễn thực hiện và những

bat cập trong quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự qua đó

đề xuất một số kiến nghị nhăm hoàn thiện pháp luật về van dé này

* Luận văn, Luận án, đề tài nghiên cứu khoa học

(8) Luận án tiễn sĩ của Nguyễn Văn Hoạt (2004), Bảo đảm thực hiện hợpdong tín dụng ngân hang bằng thé chap tài sản, Viện Nhà nước và pháp luật, HàNội Luận án đã làm rõ các van dé lý luận về đảm bảo tiền vay và pháp luật về bảođảm tiền vay; phát hiện và đưa ra những luận chứng có cơ sở khoa học về biệnpháp thê chấp, các yếu tô chi phối nội dung pháp luật về thé chấp tài sản dé đảmbảo thựchiện hợp đồng tín dụng Ngân hàng Trên các cơ sở phân tích đó, luận án

đã đưa ra những giải pháp và các kiến nghị hoàn thiện pháp luật vềđảm bảo thựchiện hợp đồng tin dụng bằng biện pháp thế chấp

(9) Luận án tiễn sĩ của Nguyễn Thị Nga (2008), Pháp luật về thé chấp quyên

sử dụng đất ở Việt Nam, Viện Nhà nước và pháp luật, Hà Nội Luận án đã phântích toàn diện các vấn đề lý luận, pháp lý, thực tiễn liên quan đến thế chấp quyền

sử dụng đất ở nước ta Qua đó, tác giả luận án đã đưa ra một số kiến nghị hoànthiện pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất

(10) Luận văn thạc sĩ của Hoàng Anh Tuan (2006), Pháp luật về bảo dam

thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại Việt

Nam - những vấn đề ly luận và thực tiễn, Đại học quốc gia Hà Nội Luận án phântích về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong hoạt động của ngân hàng thươngmại Đặc biệt, tác giả đã phát hiện ra những bất cập của pháp luật hiện hành khi

II

Trang 13

quy định về tài sản bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm với những kinh nghiệm củamình trong lĩnh vực pháp chế của Ngânhàng quốc tế (VIB).

(11) Phan Ngọc Trâm (2016), “Thé chấp nhà ở hình thành trong tương lai

để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ từ hop đồng tin dụng”, luận văn thạc sĩ, trườngĐại học Luật Hà Nội Tác giả đã trình bày một số vấn đề lý luận về thế chấp nhà

ở hình thành trong tương lai Đánh giá thực trạng pháp luật thế chấp nhà ở hìnhthành trong tương lai dé đảm bảo thực hiện nghĩa vụ từ hợp đồng tin dụng, từ đó

đề xuất giải pháp nhăm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này

(12) Trần Lê Hưng (2017), “Thé chấp quyên sử dụng đất và tài sản gắn liênvới dat dé bảo đảm thực hiện nghĩa vu dan sự ”, luận văn thạc sĩ luật học, trườngĐại học Luật Hà Nội Luận văn trình bày những vẫn đề lý luận về thế chấp quyền

sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất Đồng thời, tác giả luận văn cũng phântích thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về thế chấp quyền sử dụngđất và tài sản gan liền với đất; từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật

và nâng cao hiệu quả thực hiện của vẫn đề này

(13) Lê Thi Trang (2019), “Mộ: số vấn đề về thé chấp tài san dé đảm bảothực hiện nghĩa vụ dán sự - Thực tiễn tại một số tổ chức hành nghề công chứngtrên địa bàn thành pho Ha Nội”, luận van thạc sĩ luật hoc, trường Dai học Luật

Hà Nội Luận văn làm rõ những vẫn đề chung về thế chấp tài sản và công chứnghợp đồng thé chấp tài sản Đồng thời, tác giả luận văn đã phân tích thực trạng côngchứng hợp đồng thé chấp tài sản tại một số tổ chức hành nghề công chứng trên địabàn thành phố Hà Nội, từ đó đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn

đề này

(14) Vũ Thị Hồng Yến, chủ nhiệm đề tai: “Ly /udn và thực tiễn về biện phápthé chap tài san dé bảo dam thực hiện nghĩa vụ trả tiền vay trong các hợp dongtin dụng ”, năm 2010, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, trường Đại học Luật

Hà Nội Đề tài là công trình nghiên cứu một cách toàn diện về biện pháp thế chấptài sản trong phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả tiền đối với các hợp đồng tín

dụng.

Trang 14

(15) Đề tài “Những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015 và sự tác động của

nó đến sự phái triển kinh tế, xã hội của đất nước ” năm 2016 của Trường DH Luật

Hà Nội do TS Nguyễn Minh Tuan làm chủ nhiệm Đề tài tập trung phân tích cácđiểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005, đánh giá và bình luận những điểm

mỚI.

(16) Đề tài “Cơ sở ly luận và thực tiễn những điểm mới của Bộ luật Dân sự

nam 2015” năm 2018 của Trường Đại học Luật Ha Nội do TS Lê Đình Nghị lam

chủ nhiệm đề tài Đề tài quá trình sửa đổi, bố sung BLDS 2015 và cơ sở lí luận,thực tiễn cho những điểm mới của BLDS 2015 Phân tích cơ sở lí luận và thựctiễn cho những điểm mới trong các chế định của BLDS 2015, gồm: các quy địnhchung; quy định về chủ thể, giao dịch dân sự, đại diện, thời hạn, thời hiệu, tài sản,quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

(19) Nguyễn Bich Thảo, “Vé chế định các biện pháp bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa doi)”, tạp chí Nghiên cứu lập pháp,

số 22/2015, tr.12 — 22 Bài viết nghiên cứu cũng như đưa ra các đánh giá thực trangpháp luật về tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nhằm làm rõ những kếtqua đạt được, những bat cập, hạn chế và đưa ra giải pháp

(20) Nguyễn Quang Huong Trà, “Thé chấp tài sản để bảo đảm thực hiện

nghĩa vụ cua người khác có phải là biện pháp bao lãnh”, Tạp chí Dân sự và Pháp

13

Trang 15

luật, số 6/2016, tr.25 -30 Bài viết nêu và phân tích vẫn đề nhận diên bảo lãnh vàthế chấp tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của người khác từ góc nhìn củapháp luật thực định Qua đó, tác giả đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật

về van đề nghiên cứu

(21) Nguyễn Quang Hương Trà, “Những điểm mới của chế định bảo đảm

thực hiện nghĩa vụ của Bộ luật Dan sự năm 2015”, Tạp chí Dan chủ và Pháp luật,

số 3/2016, tr.42 — 47 Bài viết nghiên cứu và phân tích những điểm mới của chế

định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong BLDS 2015 của nước ta như: sự ghi nhận

và thê hiện được một số gia tri cốt lõi của lý thuyết vật quyền khi điều chỉnh quan

hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong sự hài hòa với lý thuyết trái quyên;tăng cường quyền tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận, tự chịu trách nhiệm củacác bên tham gia giao dịch bảo đảm theo tinh thần và nguyên tắc của Hiến pháp

năm 2013

(22) Giáp Minh Tân, “Quy định chung về bảo đảm thực hiện nghĩa vutro/2017 trong Bộ luật Dân sự năm 2015”, Tạp chi Kiểm sát, số 12 (6/2017), tr.37

— 44 Bài viết tập trung đánh giá một số điểm mới trong phần quy định chung

về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong BLDS 2015; chỉ ra những điểm hạnchế trong những quy định mới và định hướng hoàn thiện;

(23) Trương Thanh Đức, “Một số vướng mắc pháp lý về các biện pháp bảođảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 1+2/2017, tr.90

- 97 Tác giả bài viết đã trình bày, phân tích và bình luận các quy định về biện

pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong các văn bản pháp luật: Pháp lệnh

Hợp đồng kinh tế năm 1989, 1991; BLDS năm 1995, 2005, 2015; các luật chuyênngành Phân tích sự bất cập trong quy định của BLDS 2015 về các biệnpháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Nêu các kiến nghị nhằm hoànthiện pháp luật về vấn đề này;

(24) Huỳnh Nữ Khuê Các, “Những điểm mới của các biện pháp bảo đảmthực hiện nghĩa vụ theo Bộ luật Dan sự năm 2015”, Tạp chí Nghề Luật, số 1/2017,

tr 61- 65 Tác giả bài viết nêu và phân tích các điểm mới của BLDS năm 2015 về

Trang 16

các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự: biện pháp cầm cố tài sản, hiệu lực củahợp đồng cầm có, hiệu lực đối kháng đối với người thứ ba, biện pháp thé chấp tàisản, hiệu lực của hợp đồng thế chấp, trường hợp bên nhận tài sản bảo đảm, bảo lưuquyền sở hữu và cầm giữ tài sản, đặt coc, ký cược, ký quỹ;

(25) Nguyễn Hải An, “Các guy định mới về các biện pháp bảo đảm thựchiện nghĩa vụ trong Bộ luật Dân sự năm 2015 và tác động đến lợi ích của cácdoanh nghiệp ”, tạp chí Khoa học Pháp lý, số 2/2017, tr.60 — 68 Bài viết tập trungphân tích, so sánh, bình luận về các quy định mới sửa đổi, b6 sung và những quyđịnh về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong BLDS 2015 với

BLDS 2005 Chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp khi áp

dụng các quy định mới về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong

BLDS 2015;

(26) Phùng Trung Tập, “Ban về cẩm giữ tài sản — một biện pháp bảo damthực hiện nghĩa vụ”, tạp chí Kiểm sát, sô 9/2018, tr.33 — 38 Tác giả luận bannhững quy định của pháp luật về cầm giữ tài sản theo quy định của BLDS 2015,quy định của một số nước về cam giữ tài sản: Nhật Bản, Thụy Sỹ

(27) Lê Thi Thu Thuỷ, “Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ - Nhìn từ

góc độ lý luận ”, tạp chí Nghiên Cứu lập pháp, số 18/2018, tr.14 -21 Bài viết trìnhbày một số van dé chung về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ: phân loạicác biện pháp bao đảm, phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm, các điều kiện đối với tàisản bảo đảm, định giá, phương thức xử lý tài sản bảo đảm Nêu một số van dé cụthé về các giao dịch bảo đảm cam có, thế chấp, bảo lãnh: thé chấp tài sản hìnhthành trong tương lai, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của người thứ ba giữ tài sảnthé chấp, biện pháp bảo lãnh, cầm có

(28) Nguyễn Ngọc Điện, Đỗ Thị Bông, “Những van dé cần được làm rõ khi

áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 liên quan đến bảo đảm thựchiện nghĩa vụ ”, tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 20/2019, tr.42 — 48 Bài viết phântích trường hợp một tài sản thực hiện nhiều nghĩa vụ, chuyên nhượng tải

15

Trang 17

sản bảo đảm, xử lí tài sản bảo đảm, xử lí mâu thuẫn giữa BLDS và Luật Thi hành

án dân sự, vấn đề cầm giữ tài sản

(29) Vũ Thế Hoài, “Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bằng tài sản củangười thứ ba”, tạp chí Kiểm sát, số 13/2019, tr.35 — 41 Bái viết phân tích, bìnhluận những khía cạnh pháp lí liên quan đến việc người thứ ba khi người thứ badùng tài sản để bảo đảm nghĩa vụ cho người khác; từ đó, nêu một số kiến nghị, đềxuất hoàn thiện pháp luật về van đề này

(30) Huỳnh Anh, “Sw thé hiện của lý thuyết vật quyên trong quy định về bảodam thực hiện nghĩa vu”, Tạp chi Dan chu và Pháp luật, số 4/2020, tr 3 -8 Tácgiả bài viết đã tiền hành tìm hiểu và phân tích về van đề vật quyền trong mối quan

hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và việc tiếp nhận lí thuyết vật quyền trong các qui

định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của BLDS năm 2015.

(31) Lê Thị Bích Chi, Nguyễn Trọng Đạt, “Những van dé cần được hoànthiện trong quy định của dự thảo về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”, tạp chí Phápluật và phát triển, số 11 +12/2020, tr.51 -57 Bài viết tập trung phân tích về nhữngvan đề như tài sản bao dam, đăng ký biện pháp bảo đảm, xử ly tài sản bảo đảm để

từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vẫn đề này

(32) Nguyễn Ngọc Điện, “Góp ý xây dựng Nghị định quy định chỉ tiết vềbiện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ ”, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, sô 24/2020,tr.22 — 28 Bài viết xác định nhưng nội dung của Nghị định qui định chi tiết vềbiện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nhăm thực thi có hiệu quả chế định bảođảm thực hiện nghĩa vụ trong BLDS 2015: về chủ thê, tài sản bảo đảm, điều kiện

Trang 18

cơ sở pháp lý đề thực thi các thỏa thuận hợp pháp từ đó Dự thảo BLDS đã tiếp cậnvới tư duy mới về vấn đề trên nhưng vẫn cần tiếp tục nghiên cứu trong thời giantới về phương thức dé thực hiện biện pháp bảo đảm đối kháng với người thứ ba,

về khái niệm "hiệu lực đối kháng với người thứ ba",

(34) Nguyễn Bích Thảo, Đỗ Giang Nam, “Hoàn thiện Dự thảo Nghị định

về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ ”, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 21/2020, tr.31

-40, 49 Bài viết phân tích, đánh giá tổng quan về kết cấu, nội dung của Dự thảo

Nghị định trong việc đáp ứng các chính sách lớn mà Chính phủ đặt ra khi xây

dựng Nghị định này; đề xuất một số nội dung cần tiếp tục hoàn thiện dé tao dựngkhung pháp lí thuận lợi hơn nữa, thúc đây khai thác tối đa giá trị kinh tế của tài

sản bảo đảm.

Đánh giá chung: Thông qua việc tìm hiệu, nghiên cứu các công trình vê

bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, nhóm nghiên cứu đưa ra một số nhận định chung như

sau:

Một là, có rat nhiều các công trình nghiên cứu từ quá khứ tới hiện tại liênquan đến bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Các công trình này được thé hiện theo cáccấp độ đa dạng khác nhau như sách, luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu đến cácbài viết trên các tạp chí chuyên ngành luật;

Hai là, nhìn chung các van đề từ lý luận, thực trạng pháp luật đến thực tiễnthực hiện hay thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đều đượcnghiên cứu, đề cập trong các công trình được trích dẫn ở trên;

Ba là, cac công trình nghiên cứu thường tập trung nghiên cứu theo các biện

pháp cụ thể như cầm có, thế chấp, đặt cọc, Đặc biệt, biện pháp thế chấp đượcchú trọng nghiên cứu nhiều hơn cả như về trường hợp thé chấp quyền sử dụng đất;Bốn là, chưa có nhiều công trình nghiên cứu toàn diện pháp luật về một sévan dé chung về bao đảm thực hiện nghĩa vụ như hiệu lực, hiệu lực đối khang, xử

lý tài sản bảo đảm Có một số công trình nghiên cứu về những vấn đề chung nàynhưng chỉ dưới một số khía cạnh và thường ở cấp độ bài tạp chí;

17

Trang 19

Năm là, đặc biệt từ thời điểm Nghị định số 21 có hiệu lực tới nay (từ ngày15/5/2021) có rất ít các công trình nghiên cứu các quy định pháp luật và hoàn thiện

Nghị định này.

2.2 Tình hình nghiên cứu nước ngoài

(1) Jonh Carvan & Jonh Gooley (1996), A guide to Bussiness Law, Eleventh

edition: Trong cuốn sách dành riêng một chương phân tích về thé chấp Trongchương viết về thế chấp, tác giả nêu những vụ việc cụ thể và đưa ra những kếtluận khái quát về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ thế chấp

(2) Halbert C Smith, DAB, SREA, CRE, FCA, University of Florida and Jonh B Corgel, Ph.D, Georgia State University (1987), Real estate perspective,

IRWIN: Cuốn sách có nội dung về thé chấp bat động sản Đối với nội dung này,tác giả cuốn sách đã tìm hiểu về thế chấp thông qua việc phân tích các học thuyết

đã tôn tại

(3) Douglas J.Whaley, Professor of Law Emerritus The Ohio State Universuty and Stephen M Mcjonh, Professor of Law Suffolk University Law School, (2010), Problems and Materials on secured transactions, Wolters Kluwer

Law & Business: Tác giả cu6n sách phân tích trong tâm các vụ việc va phát hiện ranhững vướng mắc trong các cụ việc đó dé đưa ra hướng giải quyết trên cơ sở phápluật về giao dịch bảo đảm nói chung và trên cơ sở điều 9 của UCC (Luật mẫu

thương mại).

(4) E uropean Bank for Reconstruction and Development (EBRD) publications, 2008, “Mortgages in transition economies, The legal framework for mortgages and mortgage securiries”, http://www.ebrd.com/pages Công trình

phân tích về thé chấp trong các nền kinh tế dang chuyên đổi, khung pháp ly chothế chấp

(5) James Book, Secured Transaction, Wolters Kluwer James Brook sử dung những lời giới thiệu đơn giản va những vi du va giải thích đã được chứng

minh hiệu qua dé cung cap một cái nhìn tổng quan rõ ràng và đầy đủ về giao dịchBảo đảm Giới thiệu vững chắc về luật cơ bản trong lĩnh vực này bao gồm các quy

Trang 20

tắc và chính sách của luật điều chỉnh các giao dịch bảo đảm cũng như các vẫn đề

rộng hơn của quy trình pháp lý.

(6) EdithR.Warkentine Jerome A Grossman, Secured Transactions, a

context and practice casebook (2015) Cuén sách này, được đồng tác giả bởi một

giáo sư có kinh nghiệm va một chuyên gia gidi, sử dụng các giải thích đơn giản

bằng tiếng Anh, các mẫu thỏa thuận bảo mật, nhiều giáo cụ trực quan và các vấn

dé rút ra từ các trường hợp thực tế dé giảng dạy luật giao dịch bảo đảm băng tàisản cá nhân Cuốn sách này là một phần của Loạt về Bồi cảnh và Thực hành, được

biên tập bởi Michael Hunter Schwartz, Giáo sư Luật và Trưởng khoa Dai học Arkansas tại Trường Luật Little Rock Bowen.

Đánh giá chung: Về cơ bản, những công trình nước ngoài kế trên đã phântích một số khía cạnh về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cũng như phân tích pháp luậtcủa một số quốc gia về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Đây là những tư liệu quantrọng dé tác giả tham khảo và trích dẫn trong quá trình thực hiện đề tài của mình

3 MỤC DICH, MỤC TIEU NGHIÊN CỨU DE TÀI

3.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Việc nghiên cứu đề tài: “Những điểm mới của Nghị định số 21/2021/ND

-CP quy định thi hành BLDS về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và dự bao các vuongmắc trong quá trình thực hiện ” nhằm tập trung nghiên cứu, đánh giá những điểmmới của Nghị định số 21 Dong thoi, dé tai phân tích, dự báo một số các hạn chế,vướng mắc của Nghị định số 21 và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện Nghị định

số 21 về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Việc nghiên cứu dé tài nhằm cung cấp nguồn tài liệu quan trọng cho các nhàlập pháp và thực thi pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Dong thoi, viécnghiên cứu đề tài nhằm cung cấp nguồn tài liệu quan trọng phục vụ cho việc

nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn Luât dân sự tại Trường Đại học Luật Hà Nội và các trường có đào tạo chuyên ngành luật;

3.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Mục tiêu tong quát:

19

Trang 21

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu những điểm mới của Nghị định số 21 quyđịnh thi hành BLDS về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và dự báo các vướng mắc

trong quá trình thực hiện.

Mục tiêu cụ thể:

Một là, làm rõ được những điểm mới của Nghị định số 21 quy định thi hànhBLDS về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Các điểm mới của Nghị định số 21 gồmcác nội dung được bố sung, được chỉnh sửa hay lược bỏ hoặc bất kỳ yếu tố thayđổi nào khác so với các quy định trong Nghị định số 163, Nghị định số 11 về bảo

4 CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI

4.1 Cách tiếp cận

Đề tài tiếp cận theo hướng đơn ngành, chuyên sâu về lĩnh vực pháp luật dân

sự Dé tài tập trung vào những góc độ chính như: từ góc độ lý luận, thực trạngpháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Ở góc độ lý luận: Công trình nghiên cứu và lý giải vi sao cần có sự bổ sung,thay đổi trong các quy định của Nghị định số 21 so với Nghị định số 163

Ở góc độ pháp lý: Công trình tập trung tìm hiểu và nghiên cứu điểm mới

và bình luận các điểm mới trong Nghị định số 21 về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.Các điểm mới của Nghị định số 21 gồm các nội dung được bổ sung, được chỉnhsửa hay lược bỏ so với quy định cũ Qua đó, đề tài tiếp cận và đưa ra kiến nghịhoàn thiện Nghị định số 21

Trang 22

4.2 Các phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp luận: việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận

duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lénin Đây được coi

là kim chỉ nam cho việc định hướng các phương pháp nghiên cứu cụ thé của cáctác giả trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu

* Phương pháp nghiên cứu cụ thể trên cơ sở phương pháp luận của chủnghĩa Mác - Lênin, trong quá trình nghiên cứu đề tài, các phương pháp nghiên cứu

cụ thê được sử dụng bao gồm:

Tại chương | của dé tài nghiên cứu: Nhóm tác giả chủ yếu tập trung sử dụngcác phương pháp phân tích, so sánh nhằm làm rõ các điểm mới trong Nghị định

số 21

Tại chương 2, nhóm tác giả sử dụng phương pháp phân tích, bình luận nhằmtìm ra đưa ra các dự báo vướng mặc trong quá trình thực hiện Nghị định số 21 và

đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Trong các hệ chuyên dé, nhóm Tác giả sử dụng phối kết hợp nhiều phươngpháp như phân tích, bình luận, so sánh, đối chiếu, thống kê nham đặt được mụctiêu tiêu cứu ở mỗi chuyên đề

5 DOI TƯỢNG, PHAM VI NGHIÊN CỨU DE TÀI

5.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các công trình khoa học liên quan đến bảo đảm thực hiện nghĩa vụ;

- Các văn bản pháp luật liên quan đến bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, chủ yếu

là BLDS 2015 và Nghị định số 21;

- Một số vụ việc tranh chấp điển hình về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ 5.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn về không gian và thời gian

Vé không gian: đề tài nghiên cứu quy định pháp luật Việt Nam trong phạm

vi lãnh thổ Việt Nam

Về thời gian: đề tài chủ yêu nghiên cứu các van dé lý luận, pháp luật vàthực tiễn về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khi BLDS năm 2015 và Nghị định số 21

21

Trang 23

có hiệu lực thi hành Bên cạnh đó, đề tài cũng nghiên cứu các quy định pháp luậttrước thời điểm BLDS 2015 và Nghị định số 21 có hiệu lực thi hành về bảo đảm

thực hiện nghĩa vụ.

6 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐÈ TÀI

Việc nghiên cứu đề tài: “Những điểm mới của Nghị định số 21/2021/ND

-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vu và dự bảocác vướng mắc trong quá trình thực hiện ” có những đóng góp sau đây:

Một là, đề tài nghiên cứu, phân tích một cách có hệ thống những điểm mớicủa Nghị định số 21, gồm các nội dung được bô sung, được thay thế, được lược

bỏ so với quy định trong Nghị định số 163, Nghị định số 11 về bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ Các điểm mới của Nghị định số 21 được nghiên cứu theo kết cầu củacủa Nghị định này gồm: các điểm mới trong các quy định chung: các điểm mới vềtài sản bảo đảm; các điểm mới về xác lập, thực hiện biện pháp bảo đảm; các điểmmới về xử lý tài sản bảo đảm

Hai là, đề tài bình luận về sự phù hợp/chưa phù hợp của những điểm mớitrong Nghị định số 21 Đồng thời, nhóm tác giả lý giải vì sao cần phải có nhữngđiểm mới đó

Ba là, dựa trên sự phân tích, bình luận về những điểm mới của Nghị định

số 21, nhóm tác giả dự báo về những vướng mắc, bất cập trong một số quy địnhcủa Nghị định này và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Trang 24

BAO CAO TONG HOP KET QUÁ NGHIÊN CỨU DE TÀI

CHUONG 1.

NHUNG DIEM MOI CUA NGHỊ ĐỊNH SO 21/2021/NĐ-CP QUY ĐỊNHTHI HANH BO LUAT DAN SU VE BAO DAM THUC HIEN NGHIA VU1.1 Điểm mới của Nghị định số 21/2021/NĐ-CP về các quy định chungTrong Nghị định số 21, phần quy định chung được ghi nhận tại Chương 1của Nghị định, gồm 6 Điều (từ Điều 1 đến Điều 7)

Xét về mặt kết cầu, Phần Quy định chung trong Nghị định số 21 không baogồm các quy định về tài sản bảo đảm như trong Phần Quy định chung của Nghịđịnh số 163 Theo đó, trong Nghị định số 21, phần tài sản bảo đảm được tách

(sau đây gọi là biện pháp bảo dam) và xu ly tài sản bảo đảm ”.

Trước đây trong Bản Dự thảo Nghị định đã xác định Nghị định này quy

định chi tiết thi hành một số điều của BLDS, Luật Dat đai, Luật Nhà ở về bên bảo

đảm, bên nhận bảo đảm; tài sản bảo đảm; xác lập, thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và xử lý tài sản bảo đảm.

Qua quá trình thảo luận, trao đổi, và lay ý kiến, các nhà lập pháp cuối cùngghi nhận chính thức trong Nghị định số 21 phạm vi điều chỉnh của Nghị định chỉbao gồm các quy định thi hành BLDS về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Theo chúngtôi, phạm vi điều chỉnh đang được ghi nhận trong Nghị định số 21 là phù hợp bởiBLDS là văn bản pháp luật quan trọng nhất, quy định trực tiếp và tong thé các van

về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Trong một số văn bản pháp luật liên quan khác cóghi nhận về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì thường là những quy định mang tính

23

Trang 25

chất dẫn chiếu đến BLDS hoặc là những những quy định đơn lẻ phù hợp với phạm

vi điều chỉnh của văn bản đó

Cùng về van dé này, trước đây Nghị định số 163 quy định như sau: “Nghịđịnh này quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự về việc xác lap,thực hiện giao dich bảo dam dé bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dan sự và xử ly tàisan bảo dam” Như vậy, so với Nghị định số 163, Nghị định số 21 đã bố sungthêm cụm “về bảo đảm thực hiện nghĩa vu” và “tài sản bảo đảm” Su bô sungcụm từ “tai san bảo dam” là phù hợp bởi Nghị định số 21 dành riêng Chương 2quy định về van dé này Trong khi đó, kết cau của Nghị định số 163 không có quyđịnh về tài sản bảo đảm

Về đối tượng áp dung, tại Điều 2 Nghị định số 21 quy định như sau:

Một là, bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, người có nghĩa vụ được bảo đảm.

Hai là, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan

Như vậy, đối tượng áp dụng của Nghị định trước hết chính là các chủ thêtrong quan hệ bảo đảm Đây là những đối tượng áp dụng mang tính chất đươngnhiên Ngoài ra, các chủ thé có liên quan khác như bên giữ tài sản bảo đảm; bên

xử lý tài sản bảo đảm cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định

Mặc dù Nghị định không xác định rõ loại đối tượng áp dụng Nghị định màchỉ quy định chung chung là “người”, “co quan”, “tổ chức” nhưng đặt trong mốiliên hệ với BLDS 2015, các chủ thể thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định baogồm cả nhân và pháp nhân Đối với các giao dịch dân sự có sự có sự tham gia của

hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân cần áp dụngĐiều 101 BLDS 2015, cụ thể:

(i) Trường hợp hộ gia đình, t6 hợp tác, tổ chức khác không có tư cách phápnhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tô hợp tác, tôchức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thê tham gia xác lập, thực hiện giaodịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giaodịch dân sự Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa

Trang 26

thuận khác Khi có sự thay đôi người đại diện thì phải thông báo cho bên tham giaquan hệ dân sự biết.

(ii) Trường hợp thành viên của hộ gia đình, tổ hop tác, tổ chức khác không

có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy

quyên làm người đại diện thì thành viên đó là chủ thé của quan hệ dân sự do mình

1.1.2 Giải thích từ ngữ

Tại Điều 3 Nghị định số 21 đã giải thích các thuật ngữ sau đây:

Một, bên bảo đảm bao gồm bên cầm có, bên thế chấp, bên đặt cọc, bên kýcược, bên ký quỹ, bên mua trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sởhữu, bên bảo lãnh, tô chức chính trị - xã hội ở cơ sở trong trường hợp tín chấp,bên có nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ đối với biện pháp cầm giữ

Thuật ngữ “Bên Bảo đảm” được giải thích theo phương thức liệt kê Theo

đó, bên bảo đảm được liệt kê theo từng biệp pháp bảo đảm gồm cầm có, thế chấp,đạt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp, cầm giữ

Định nghĩa trên chưa giải thích bên bảo dam theo hướng khái quát và theo

vị trí của chủ thé này trong qua hệ bảo đảm Theo đó, bên bảo đảm được xác định

là bên có có nghĩa vụ hoặc bên thứ ba dùng tài sản của mình dé bảo đảm cho nghĩa

vụ của chủ thê khác

Cùng về định nghĩa này, Nghị định số 163, tại khoản 1 Điều 3 giải thíchnhư sau: “Bên bảo đảm là bên có nghĩa vụ hoặc người thứ ba cam kết bảo đảmthực hiện nghĩa vụ dan sự, bao gôm bên cầm có, bên thé chấp, bên đặt cọc, bên

ký cược, bên ký quỹ, bên bảo lãnh và tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở trong

25

Trang 27

trường hợp tín chấp ” Như vậy, so với định nghĩa này, quy định trong Nghị định

số 21 đã lược bỏ phan thuật ngữ “/a bên có nghĩa vụ hoặc người thứ ba cam kếtbảo đảm thực hiện nghĩa vụ dén sự ”, đồng thời bỗ sung thêm hai chủ thé là “ bềnmua trong hợp dong mua bán tài sản có bảo lưu quyên sở hữu, bên ký cược, bên

ký quỹ, bên mua trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyên sở hữu ” Việc

bổ sung thêm chủ thé bao đảm hoàn toàn cần thiết và phù hợp trong bối cảnhBLDS 2015 chính thức ghi nhận bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản là biện

pháp bảo đảm Tuy nhiên, việc các nhà lập pháp lược bỏ quy định bên bảo đảm là

bên có nghĩa vụ hoặc người thứ ba cam kết bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sựtrong Nghị định số 21, theo đó chỉ dùng phương thức liệt kê các bên bảo đảm chưathực sự phù hợp và cần cân nhắc lại

Hai, bên nhận bảo đảm bao gồm bên nhận cầm cố, bên nhận thé chấp, bênnhận đặt cọc, bên nhận ký cược, bên có quyền trong ký quỹ, bên bán trong hợpđồng mua bán tài sản có bảo lưu quyên sở hữu, bên nhận bảo lãnh, tổ chức tíndụng trong trường hợp tin chấp, bên có quyền trong hợp đồng song vụ đối với biệnpháp cầm giữ

Tương tự như cách thức lý giải bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm cũng được

định nghĩa và lý giải bằng phương thức liệt kê theo từng loại biện pháp bảo đảm

Khác với bên bảo đảm có thé là chủ thé thứ ba khác mà không phải trườnghợp nào cũng là bên có nghĩa vụ thì bên nhận bảo đảm luôn là bên có quyên trong

quan hệ.

Cũng định nghĩa về bên nhận bảo đảm, trước đó Nghị định số 163 quy địnhnhư sau: “Bên nhận bảo đảm là bên có quyền trong quan hệ dân sự mà việc thựchiện quyên đó được bảo dam bằng một hoặc nhiễu giao dịch bảo đảm, bao gombên nhận cẩm cố, bên nhận thé chấp, bên nhận đặt cọc, bên nhận ky cược, bênnhận bảo lãnh, tổ chức tin dung trong trường hop tín chấp và bên có quyên đượcngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại trong trường hop kỷ quỹ” (Khoản 2Điều 3) So với quy định này, quy định trong Nghị định số 21 đã lược bỏ cụmthuật ngữ mang tinh chat lý giải khái quát là “!à bên có quyên trong quan hệ dân

Trang 28

sự mà việc thực hiện quyên đó được bảo đảm bằng một hoặc nhiều giao dịch bảodam” và đồng thời bổ sung thêm chủ thé nhận bảo đảm gồm bên bên bán tronghợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu và bên có quyền trong hợpđồng song vụ đối với biện pháp cầm giữ Sự bồ sung này phù hop nhăm chỉ tiết

hoá và tương thích với quy định trong BLDS 2015.

Ba, người có nghĩa vụ được bảo đảm là người mà nghĩa vụ của họ được bảo đảm thực hiện thông qua biện pháp bảo đảm Người có nghĩa vụ được bảo

đảm có thể đồng thời hoặc không đồng thời là bên bảo đảm

Người có nghĩa vụ được bảo đảm là người phải thực hiện một hoặc nhiềunghĩa vụ đối với bên có quyền như bên vay trong hợp đồng vay tài sản, bên giaohàng trong hợp đồng vận chuyền tài sản

Người có nghĩa vụ được bảo đảm gồm các trường hợp sau đây:

() Người có nghĩa vụ bảo đảm là chính bên bảo đảm: đây là trường hợp

người có có nghĩa vụ bảo đảm dùng chính tài sản của minh dé bảo đảm cho việc

thực hiện nghĩa vụ của họ.

(ii) Người có nghĩa vụ bảo đảm không đồng thời là bên bảo đảm: như đãphân tích ở trên, trong nhiều trường hợp bên có nghĩa vụ không có hoặc khôngdùng tài sản của họ dé bảo đảm cho bên có quyền Mà thay vào đó, một chủ thékhác không có nghĩa vụ dùng tai sản của họ dé bao đảm cho bên có nghĩa vụ

Quy định này đã chi tiết, chặt chẽ và cụ thể hoá hơn so với quy định tạikhoản 4 Điều 3 Nghị định 163: “Bên có nghĩa vụ là bên phải thực hiện nghĩa vụđược bảo đảm đối với bên có quyên” Bởi, quy định tại Nghị định số 21 đã quy

định rõ “Người có nghĩa vụ được bảo dam” thay cho cụm thuật ngữ “Bên có

nghĩa vụ ”, đồng thời, Nghị định số 21 đã xác định rõ: “Người có nghĩa vụ đượcbảo dam có thé đồng thời hoặc không đông thời là bên bảo dam”

Bon, tai san gan liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng thuộc dự

án đầu tư xây dựng nhà ở; nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật Nhà ở; công trìnhxây dựng khác; cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng hoặc vật khác gắn liềnvới đất theo quy định của pháp luật

27

Trang 29

Trong BLDS 2015 có quy định về các tài sản gắn liền với đất là bất độngsản tuy vậy lại không có lý giải những tài sản này được xác định như thế nào TạiNghị định số 21 đã lý giải tài sản gắn liền với đất gồm:

(i) Các công trình xây dựng như: nhà ở, công trình xây dựng thuộc dự án

đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở riêng lẻ và các công trình xây dựng khác;

(ii) Cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng hoặc vật khác gắn liền với dat

theo quy định của pháp luật.

Day là một định nghĩa hoàn toàn mới được ghi nhận tại Nghị định số 21 màtrước đó chưa được giải thích tại Điều 3 của Nghị định số 21 Việc bố sung giaithích về tài sản gắn liền với đất trong Nghị định số 21 là phù hop, được xuất phat

từ một số nguyên nhân sau đây:

Mot là, quyền sử dụng đất là tài sản bảo đảm phổ biến trên thực tế, đặc biệtvới biện pháp thé chấp Thông thường, dé thuận tiện cho việc xử lý tài sản bảođảm, bên nhận bảo đảm sẽ nhận bảo đảm đối với cả quyền sử dụng đất và tài sảngan liền với đất Tuy nhiên, việc không định rõ những tài sản nào được coi là tàisản gan liền với dat gây ra khó khăn, lung túng cho các bên chủ thé trong việc xác

định.

Hai là, tài sản gắn liền với đất có thé trở thành tài sản bảo đảm độc lập(không bao gồm cả quyền sử dụng đất) Do đó, việc giải thích và nhận diện chínhxác về tài sản gắn liền với đất sẽ góp phần chuẩn xác hoá trong việc xác định đối

tượng của biện pháp bảo đảm.

Nam, hợp đồng bảo đảm bao gồm hợp đồng cầm cô tài sản, hợp đồng thếchấp tài sản, hợp đồng đặt cọc, hợp đồng ký cược, hợp đồng ký quỹ, hợp đồngmua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, hợp đồng bảo lãnh hoặc hợp đồng tínchấp

Hợp đồng bảo đảm có thê là sự thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận

bảo đảm hoặc thỏa thuận giữa bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm và người có nghĩa

vụ được bao đảm Hợp đồng bảo đảm có thé được thé hiện bằng hợp đồng riênghoặc là điều khoản về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hình thức giao dịch dân

Trang 30

sự khác phù hợp với quy định của pháp luật Hợp đồng bảo đảm là khái niệm mớitrong Nghị định số 21 bởi trước đó Nghị định số 163 chưa có quy định nhằm giải

thích cho thuật ngữ này.

Nghị định số 21 đã có những quy định đổi mới nhằm đảm bảo thuận lợi cho

các bên khi tham gia vào các quan hệ nghĩa vụ có bảo đảm Xác lập biện pháp bảo đảm là những sự kiện pháp lý mà khi sự kiện đó phát sinh pháp luật dự liệu cho

nó hậu quả làm phát sinh biện pháp bảo đảm Theo quy định của Nghị định số 21

có hai nhóm căn cứ xác lập biện pháp bảo đảm.

(i) Căn cứ thứ nhất, theo thoả thuận của các bên (hợp đồng bao đảm): Theoquy định của khoản 5 Điều 3, Nghị định số 21 hợp đồng bảo đảm được hiểu là:

“su thỏa thuận giữa bên bảo dam và bên nhận bảo đảm hoặc thỏa thuận giữa bên bao đảm, bên nhận bao dam và người có nghĩa vụ được bảo dam” Quy định nay

cho thấy bản chất của hợp đồng bảo đảm cũng chính là hợp đồng đồng thời cũngchính là một loại giao dịch dân sự (Điều 116, BLDS 2015) Do đó, các quy định

về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng bảo đảm, hợp đồng bảo đảm vô hiệu, thựchiện hợp đồng bao đảm, cham dứt hợp đồng bao đảm, trách nhiệm pháp lý khi hợpđồng bảo đảm bị vô hiệu hoàn toàn có thể áp dụng các quy định tương ứng củahợp đồng và quy định của giao dịch dân sự năm 2015 khi Nghị định số 21 hoặccác văn bản luật khác không có quy định hoặc quy định trái với nguyên tắc cơ bảncủa BLDS 2015 (Điều 4, BLDS 2015)

(1) Căn cứ thứ hai, theo quy định của pháp luật: Bên cạnh các biện pháp

bảo đảm chỉ xuất hiện khi các bên có thoả thuận thì BLDS 2015 và Nghị định số

21 cũng quy định về biện pháp bảo đảm xuất hiện ngay cả khi các bên không cóthoả thuận Trong số 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định tạiĐiều 292, BLDS 2015 có một biện pháp bảo đảm xuất hiện theo quy định củapháp luật là biện pháp cầm giữ tài sản Điều 346, BLDS 2015 quy định về căn cứxác lập biện pháp cầm giữ tài sản

Sáu, giây chứng nhận bao gồm giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, giấychứng nhận về quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ khác xác nhận quyên sở hữu đối

29

Trang 31

với tài sản theo quy định của pháp luật Đây cũng là thuật ngữ mới được giải thích

tại Nghị định số 21 so với Nghị định số 163

Thuật ngữ “Giấy chứng nhận” ngoài được giải thích tại Nghị định số 21 thìcòn được quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định số 99/2022/ND - CP về Đăng kýbiện pháp bảo dam, cụ thé: “Giấy chứng nhận bao gom:

a) Giấy chứng nhận quyên sở hữu tài sản là động sản; giấy chứng nhậnđăng kỷ xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; giấy tờ khác xác nhận quyên sở hữu đối

với tài sản là động sản theo quy định của pháp luật;

b) Giấy chứng nhận đăng kỷ tàu biển Việt Nam;

c) Giấy chứng nhận đăng ký quyên sở hữu tau bay;

d) Giấy chứng nhận quyên sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyên sởhữu nhà ở và quyên sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyên sử dung đất,quyên sở hữu nhà ở và tài sản khác gan liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền

sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyên sở hữu công trình xây dựng được cấptheo quy định của pháp luật về đất dai, về nhà ở, về xây dựng;

ä) Giấy tờ chứng nhận quyên sử dụng khu vực biển, quyên sở hữu tài sảngắn liên với khu vực biển theo quy định của pháp luật về khai thác, sử dung tàinguyên biển ”

So với cách thức quy định trong Nghị định số 21, quy định về giây chứngnhận trong Nghị định số 99 cụ thé, rõ ràng và chi tiết hơn Điều này tạo sự thuậntiện và thống nhất hơn cho việc áp dụng pháp luật

Bay, thời hạn hợp lý là khoảng thời gian được hình thành theo thói quen đã

được xác lập giữa các bên hoặc là khoảng thời gian mà trong điều kiện bìnhthường, các bên trong hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm hoặc chủ thể khác

có quyền, lợi ích liên quan có thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ của mình

Như vậy, Nghị định số 21 đã có những giải thích đối với một số khái niệm

mà trong Nghị định số 163 trước chưa được làm rõ như “Tài sản gắn liền với đất”,

“Hợp đồng bao đảm”, “Giay chứng nhận”, hay “Thời hạn hợp lý” vốn là nhữngkhái niệm do không được giải thích cụ thể trong Nghị định cũ nên đã có sự lung

Trang 32

túng hoặc không rõ ràng trong thực tế áp dụng Bên cạnh sự bồ sung trong việcgiải thích thuật ngữ, Nghị định 21 không tái giải thích về thuật ngữ “Tài sản bảo

đảm ”, “Bên nhận bảo đảm ngay tình”, “Nghĩa vụ trong tương lai”, “Tài sản được

phép giao dịch” như Điều 3 Nghị định 163 Thiết nghĩ, sự lược bỏ này trongNghị định số 21 là phù hợp bởi những thuật ngữ này đã được quy định rõ và sáng

tỏ trong BLDS 2015 nên không cần thiết phải chỉ tiết hoá lại trong Nghị định

1.1.3 Ap dụng pháp luật và thỏa thuận về bảo dam thực hiện nghĩa vụ

Ap dụng pháp luật, áp dụng pháp luật là một van dé quan trọng nhằm déxác định luật được áp dụng cho các quá trình giao kết, thực hiện, chấm dứt cácgiao dich bảo đảm trên thực tế cũng như là căn cứ pháp lý dé giải quyết các tranhchấp xảy ra giữa các chủ thé trong quan hệ bao đảm

Tại Điều 4 Nghị định số 21 quy định về van đề áp dụng pháp luật như sau:Trường hợp pháp luật về đất đai, nhà ở, đầu tư, doanh nghiệp, chứng khoán,bảo hiểm, ngân hàng, tài nguyên thiên nhiên, thủy sản, lâm nghiệp, hàng không,

hàng hải, sở hữu trí tuệ, khoa học và công nghệ hoặc lĩnh vực khác có quy định

đặc thù về tài sản bảo đảm, xác lập, thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc xử lý tài

sản bảo đảm thì áp dụng quy định đặc thù đó.

Nguyên tắc áp dụng trên cũng phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 4BLDS 2015, cụ thé: “Ludt khác có liên quan diéu chỉnh quan hệ dân sự trong cáclĩnh vực cụ thể không được trải với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sựquy định tại Diéu 3 của Bộ luật nay”

Theo đó, trường hợp luật khác có liên quan quy định về vấn đề bảo đảm

được thì luật đó sẽ được áp dụng Tuy vậy, việc áp dụng luật khác có liên quan

phải đảm bảo không được vi phạm quy định tại Điều 3 BLDS về các nguyên tắc

cơ bản của pháp luật dân sự.

Trường hợp bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm hoặc người có nghĩa vụ được

bảo đảm bị tuyên bố phá sản thì việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản, xử lý khoản nợ

có bảo đảm và các biện pháp bảo toàn tài sản áp dụng theo quy định của pháp luật

về phá sản

31

Trang 33

Thỏa thuận về bảo đảm thực hiện nghĩa Vụ, đối với các thoả thuận về bảo

đảm thực hiện nghĩa vụ, việc áp dụng và vận dụng áp dụng pháp luật được quy định như sau:

Một là, trường hợp các bên trong quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có

thỏa thuận khác với quy định tại Nghị định này mà phù hợp với các nguyên tắc cơbản của pháp luật dân sự, không vi phạm điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân

sự, không vi phạm giới hạn việc thực hiện quyền dân sự theo quy định của BLDS,

luật khác liên quan thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên.

Theo quy định trên, trường hợp các bên trong quan hệ bảo đảm thoả thuận

khác với các quy định trong Nghị định số 21 thì việc áp dụng được xác định theo

một trong hai trường hợp sau đây:

(i) Thoả thuận của các bên phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luậtdân su, không vi phạm điều kiện có hiệu lực của giao dich dan su, không vi phạmgiới han việc thực hiện quyền dân sự theo quy định của BLDS, luật khác liên quan

thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên.

Thoả thuận của các bên phù hợp với các nguyên tắc cơ bản sau của phápluật dân sự: Ä⁄2/, mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đăng, không được lấy bat kỳ

ly do nào dé phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhânthân va tài san; Hai, cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, cham dứt quyền, nghĩa

vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận Mọi cam kết,thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệulực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng; Ba, cá nhân,pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình mộtcách thiện chí, trung thực; Bon, việc xác lập thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụdân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng,quyên và lợi ích hợp pháp của người khác; Nam, cá nhân, pháp nhân phải tự chịutrách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự

Thoả thuận của các bên không vi phạm điều kiện có hiệu lực của giao dịchdân sự, gồm: Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù

Trang 34

hợp với giao dịch dân sự được xác lập; chủ thé tham gia giao dịch dan sự hoàntoàn tự nguyện; mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điềucấm của luật, không trái đạo đức xã hội Hình thức của giao dịch dân sự là điềukiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định (Điều 117

BLDS 2015).

Thoả thuận của các bên không vi phạm giới hạn việc thực hiện quyền dân

sự theo quy định tại Điều 10 BLDS 2015, cụ thé: cá nhân, pháp nhân không đượclạm dụng quyền dân sự của mình gây thiệt hại cho người khác, dé vi pham nghia

vụ của minh hoặc thực hiện mục đích khác trai pháp luật.

(ii) Thoả thuận của các bên không phù hợp với các nguyên tắc cơ bản củapháp luật dân sự và/hoặc vi phạm điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sựvà/hoặc vi phạm giới hạn việc thực hiện quyền dân sự theo quy định của BLDS,

luật khác liên quan thì thoả thuận của các bên không được áp dụng mà phải áp

dụng quy định trong Nghị định số 21

Hai là, trường hợp chủ sở hữu tài sản và bên nhận bảo đảm thỏa thuận dùng

tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người khác thì áp dụng quy định về cầm

có tài sản, thế chấp tài sản

Quy định này đã chấm dứt một loạt các tranh cãi, quan điểm trước đây vềxác định loại giao dịch đối với các trường hợp dùng tài sản của bên khác để bảo

đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ.

Theo quy định trên, trường hợp một chủ thê dùng tài sản thuộc sở hữu của

họ dé bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của người khác thì tuỳ từng trườnghợp sẽ áp dụng quy định về cầm cé tài sản, thé chấp tai sản

Trường hợp chủ sở hữu giao tài sản cho bên nhận bảo đảm thì đây là biện

pháp cầm cố tài sản bằng tài sản của người thứ ba Vi du: A cho B vay 300 triệuđồng C giao chiếc ô tô của C cho A dé bảo đảm cho việc trả nợ của B Trườnghợp nay sẽ áp dụng các quy định về cầm cố tai sản

Trường hợp chủ sở hữu không giao tai sản cho bên nhận bao đảm ma chỉ

giao giấy tờ xác nhận sở hữu thì đây là biện pháp thé chấp băng tài sản của người

33

Trang 35

thứ ba Ví dụ: A cho B vay 300 triệu đồng C giao giấy tờ chiếc xe ô tô của C để

A cầm để bảo đảm cho việc trả nợ của B Trường hợp này sẽ áp dụng các quy định

về thế chấp tài sản

Ba là, trường hợp thỏa thuận có nội dung về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

nhưng các bên không xác định rõ hoặc xác định không chính xác tên biện pháp bảo đảm mà nội dung thỏa thuận phù hợp với biện pháp bảo đảm quy định tại

BLDS thì áp dụng quy định về biện pháp bảo đảm tương ứng với nội dung thỏa

rõ hoặc không đúng tên gọi, hình thức của biện pháp bảo đảm được quy định trong

BLDS Lý thuyết tiếp cận theo chức năng có nội dung cơ bản là không phân biệt

các biện pháp bao đảm thực hiện nghĩa vụ theo tên gọi, hình thức ma chi quan tâm

đến chức năng cua giao dich Theo đó néu giao dịch thỏa mãn ba đặc điểm sauđây đều được gọi chung là giao dịch bảo đảm: (¡) xác lập một quyền lợi bảo đảm

(security interest) của bên nhận bảo dam (secured party) trên tài sản của bên bao

đảm (debtor); (ii) thông qua hợp đồng giữa hai bên (iii) nhằm mục dich bảo đảmthực hiện nghĩa vụ Lý thuyết tiếp cận theo chức năng — nền tảng của mô hìnhpháp luật giao dịch bảo đảm hiện đại được khởi xướng ở Hoa Kỳ với Quyên 9 Bộluật thương mại thống nhất (UCC), và nhanh chóng được tiếp nhận ở các nướcthuộc truyền thống thông luật như Canada, New Zealand, Australia Không dừng

ở đó, tầm ảnh hưởng của nó đã lan rộng sang các nước thuộc truyền thống phápluật châu Âu lục địa, tạo nên một xu hướng toàn cầu Ly thuyét tiếp cận theo chứcnăng đặt nền móng cho việc xây dựng các chuẩn mực pháp lý quốc tế về giao dịchbảo đảm ở cấp độ khu vực cũng như toàn cầu, chăng hạn như Hướng dẫn lập pháp

Trang 36

về giao dịch bảo đảm của UNCITRAL năm 2007, và Luật mẫu của UNCITRAL

về giao dịch bảo đảm năm 20162

Các quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong BLDS 2015, Nghị định

số 21 và các quy định đặc thù trong các văn bản pháp luật khác được áp dụng vớimọi chủ thê trong xã hội khi tham gia quan hệ bảo đảm Tuy vậy, không phải chủthé nào cũng đủ hiểu biết và kiến thức pháp lý dé có thé xác định chính xác tênbiện pháp mà họ đang sử dụng Do đó, quy định trên đã đưa ra dự liệu giải quyết

khi các bên không xác định rõ hoặc xác định không chính xác tên biện pháp bảo

đảm thì sẽ dựa vào nội dung các bên thoả thuận dé qua đó định hình chính xác

biện pháp mà các bên đã xác lập.

1.1.4 Bảo dam thực hiện nghĩa vụ bằng nhiều biện pháp bảo đảm, bằngnhiều tài sản

Vẫn đề này được quy định tại Điều 5 Nghị định số 21, gồm:

* Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng nhiễu biện pháp bảo đảm

Một nghĩa vụ có thé được bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp bảo

dam Trường hợp nghĩa vụ nay bị vi phạm mà bên bao đảm và bên nhận bảo dam

không có thỏa thuận về việc lựa chọn áp dụng biện pháp bảo đảm thì bên nhậnbảo đảm lựa chọn biện pháp bảo đảm dé áp dung hoặc áp dung tất cả các biệnpháp bảo đảm Ví dụ như trường hợp bảo đảm cho nghĩa vụ trả tiền vay bằng cảbiện pháp cầm cé tài sản va thé chấp tài sản Như vậy, một nghĩa vụ có thé đượcbảo đảm bằng nhiều biện pháp bảo đảm khác nhau mà không có sự giới hạn về sốlượng các biện pháp Khi các bên lựa chọn cơ chế nhiều biện pháp bảo đảm thực

hiện việc bảo đảm cho một nghĩa vụ thì việc áp dụng biện pháp bảo đảm nảo trong trường hợp nghĩa vụ bị vi phạm được xác định như sau: (1) Trường hợp các bên

có thoả thuận về việc lựa chọn áp dụng biện pháp bảo đảm thì áp dụng theo thoả

thuận của các bên; (11) Trường hợp các bên không có thỏa thuận về việc lựa chọn

? Nguyễn Bich Thảo, “Quy định của Nghị định số 21/2021/NĐ — CP từ góc độ hội nhập quốc té”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, sô chuyên đê, năm 2021.

39

Trang 37

áp dụng biện pháp bao đảm thì bên nhận bảo đảm lựa chọn biện pháp bảo đảm dé

áp dụng hoặc áp dụng tất cả các biện pháp bảo đảm

Việc áp dụng nhiều biện pháp bảo đảm để bảo đảm cho một nghĩa vụ cóthé thuộc một trường hợp sau đây: Moz, mỗi một biện pháp bảo đảm đều có phạm

vi bảo đảm cho việc thực hiện toàn bộ nghĩa vu; Hai, tổng tất cả các biện phápbao đảm đủ bảo dam cho toàn bộ phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm; Hai, trong sé

các biện pháp bao đảm, có biện pháp bao dam có phạm vi bao dam cho toàn bộ

nghĩa vụ; có biện pháp bảo đảm chỉ bảo đảm cho một phần nghĩa vụ

* Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng nhiễu tài sản

Trong BLDS 2015 hiện chỉ quy định về trường hợp một tài sản dùng dé bảođảm thực hiện nhiều nghĩa vụ (Điều 296) mà chưa quy định cụ thể về trường hợpngược lại là bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bang nhiéu tai san

Một nghĩa vu có thê được bảo đảm thực hiện băng nhiều tài sản Phạm vibảo đảm thực hiện nghĩa vụ của từng tài sản trong số các tài sản bảo đảm được

xác định theo thỏa thuận của bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm Trường hợp

không có thỏa thuận thì bat kỳ tài sản nào trong số đó được dùng dé bảo đảm thực

hiện toàn bộ nghĩa vụ.

Đây cũng là quy định mới của Nghị định số 21 so với Nghị định số 163 bởitrước đó Nghị định số 163 chưa dự liệu và quy định về van dé nay Su bô sungquy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ băng nhiều tài sản là cần thiết bởi trênthực tế đã phát sinh rất nhiều trường hợp này Với sự ghi nhận chính thức trongNghị định số 21 về vấn đề này sẽ hạn chế trường hợp các bên tranh chấp về phạm

vi bảo đảm đối với các tài sản dùng dé bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

1.1.5 Giữ, sử dụng, giao, nhận Giấy chứng nhận

Giữ, sử dụng, giao, nhận giấy chứng nhận được quy định trong Phần Quyđịnh chung của Nghị định số 21 Trong khi đó, tại Phần Quy định chung của Nghịđịnh số 163 (từ Điều 1 đến Điều 7) không ghi nhận về vấn đề này Theo Điều 6Nghị định số 21 vẫn đề giữ, sử dụng, giao, nhận Giấy chứng nhận được quy định

như sau:

Trang 38

Thứ: nhất, trường hợp tài sản bảo đảm được dùng dé bao đảm thực hiệnnghĩa vụ khác hoặc dé thực hiện giao dịch dân sự khác mà bên nhận bao dam đanggiữ bản chính Giấy chứng nhận thì người này giao bản chính Giấy chứng nhậncho chủ thể trong giao dịch liên quan hoặc thực hiện nghĩa vụ khác theo thỏa thuận

để chủ thể trong giao dịch liên quan thực hiện thủ tục theo quy định của pháp luật

Ví dụ: A thễ chấp quyền sử dụng đất cho B và A đã thực hiện việc bàn giao giấychứng nhận quyền sử dụng đất cho B giữ Sau đó, khi chưa đến hạn thực hiệnnghĩa vụ nhưng A cần tiền gấp và hỏi ý kiến B về việc chuyển nhượng quyền sửdụng đất và được sự chấp thuận của B (A sử dụng một phần tiền chuyên nhượng

dé trả nợ cho B) Sau đó, A ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyên sử dụng đất

sang cho C.

Trường hợp bên nhận bảo dam giao bản chính Giấy chứng nhận cho chủthé trong giao dịch liên quan thì chủ thé đã nhận phải giao lại bản chính Giấychứng nhận cho bên nhận bảo đảm ngay sau khi thực hiện xong thủ tục, nếu chậmhoặc không giao lại bản chính Giấy chứng nhận mà gây thiệt hại thì phải bồi

thường.

Bên bảo đảm được dùng bản sao Giấy chứng nhận và bản chính văn bảnxác nhận còn hiệu lực của bên nhận bảo đảm về việc giữ bản chính Giấy chứngnhận dé sử dụng hoặc lưu hành tài sản Quy định này phù hợp với thực tế bởi lẽtrước đây đã từng xảy ra nhiều tình huống phương tiện giao thông đã được thếchấp nhưng được sử dụng, lưu hành và người diéu khiến để xảy ra vi phạm thìCảnh sát giao thông vẫn yêu cầu xuất trình Giấy chứng nhận gốc Đồng thời, quyđịnh này cũng phù hợp với nội dung của Công văn 8601/VPCP-CN về việc sửdụng Giấy đăng kí phương tiện khi tham gia giao thông trong trường hợp thé chapphương tiện giao thông tại tổ chức tín dụng Cụ thé: “ Người điều khiển phươngtiện tham gia giao thông được sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng kỷ phươngtiện giao thông, kèm theo bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệulực, thay cho bản chính Giấy đăng ký phương tiện giao thông để tham gia giaothông trên lanh thé Việt Nam trong thời gian tổ chức tin dụng giữ bản chỉnh Giấy

37

Trang 39

dang ký phương tiện giao thông nhằm bảo đảm nghĩa vụ dân sự trong việc théchấp phương tiện ” Như vậy, đối với cá nhân tham gia lái xe lưu thông trên đường

mà không có Giấy tờ đăng kí xe bản gốc trong trường hợp Giấy đăng kí xe đã thếchấp tại ngân hàng thì sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính khi mang theo bảnsao chứng thực Giấy đăng kí phương tiện giao thông, kèm theo bản gốc Giấy biênnhận của tổ chức tin dụng còn có hiệu lực dé thay thế cho bản gốc Giấy đăng kiphương tiện giao thông trong quá trình đang thế chấp tại ngân hàng

Thứ hai, việc giữ, sử dụng Giấy chứng nhận về tàu bay, tàu biển thực hiện

theo quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Bộ luật Hàng hải Việt Nam.

1.1.6 Quyên truy đòi tài sản bảo đảm

Vẫn đề truy đòi tài sản được quy định mang tính chất khái lược và nguyêntắc tại khoản Điều 297 BLDS 2015: “Khi biện pháp bảo dam phát sinh hiệu lựcđối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo dam được quyên truy đòi tài sản bảođảm và được quyền thanh toán theo quy định tại Diéu 308 của Bộ luật này và luậtkhác có liên quan” Do đó, Điều 7 Nghị định số 21 đã cụ thé hoá về quyền truy

đòi tài sản như sau:

Một, quyền của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo dam trong biện phápbảo đảm đã phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba không thay đổi hoặckhông chấm dứt trong trường hợp tài sản bảo đảm bị chuyên giao cho người khác

do mua bán, tặng cho, trao đôi, chuyên nhượng, chuyên giao khác về quyền SỞhữu; chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản bảo đảm không có căn cứ phápluật Quy định này đã làm rõ về tính hiệu lực của quyền truy đòi khi tài sản bảođảm được chuyền giao về quyền sở hữu từ bên bảo đảm sang cho chủ thể thứ bakhác Qua đó, trường hợp pháp sinh tranh chấp giữa bên bảo đảm (có quyên truyđòi) và chủ thể nhận chuyên giao tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm vẫn đượcthực hiện quyền truy đòi của họ đối với tài sản đó

Hai, quyền truy đòi của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo dam không

áp dụng đối với tài sản sau đây:

Trang 40

(i) Tài sản bao đảm đã được bán, được chuyên nhượng hoặc đã được chuyêngiao khác về quyền sở hữu do có sự đồng ý của bên nhận bảo đảm và không đượctiếp tục dùng dé bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận Đây được xác định làtrường hợp chấm dứt quyền truy đòi một cách đương nhiên bởi xuất phát từ chính

ý chí của bên có quyền truy đòi khi chấp thuận để tài sản bảo đảm được chuyềngiao cho chủ thể khác Đồng thời khi tai sản bảo dam được chuyền giao cho chủthể khác cũng làm chấm dứt biện pháp bảo đảm đã ký kết nên quyền truy đòikhông thé tiếp tục tồn tại Như trường hợp bên nhận thế chấp quyền sử dung đấtđồng ý để bên thế chấp chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho chủ thê khác vàdùng chính số tiền chuyên nhượng dé thực hiện nghĩa vụ cho bên nhận thế chấp.Trường hợp này, quyền truy đòi của bên nhận thế chấp đương nhiên chấm dứt

(1) Tài sản thế chấp được bán, được thay thế hoặc được trao đôi theo quyđịnh tại khoản 4 Điều 321 BLDS 2015 Đây chính là trương hợp bên thé chapđược bán, thay thé, trao đồi tài sản thé chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyểntrong quá trình sản xuất, kinh doanh Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bênmua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tàisản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp Do vậy, quyềntruy đòi của bên nhận thé chấp sẽ cham dứt trong trường hợp này

(iii) Tài sản bảo đảm không còn hoặc bị thay thé bằng tài sản khác Quyềntruy đòi của bên nhận bảo đảm được xác định trên tài sản nhất định, cụ thê và được

áp dụng đối với chính tài sản đó Do vậy, sự kiện tài sản bảo đảm không còn hoặctài sản bảo đảm bị thay thế băng tài sản khác là căn nguyên dẫn đến chấm dứt hiệulực của quyên truy đòi

(iv) Trường hợp khác theo quy định của BLDS, luật khác liên quan.

Ba, trường hợp bên bảo đảm là cá nhân chết, pháp nhân chấm dứt tồn tạithì quyền truy đòi tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm không cham dứt nhưngthực hiện theo quy định tại Điều 658° BLDS 2015 và quy định khác về thừa kế

3 Điều 658 Thứ tự ưu tiên thanh toán

Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đên thừa kê được thanh toán theo thứ tự sau đây:

1 Chi phí hợp ly theo tập quán cho việc mai táng.

39

Ngày đăng: 13/03/2024, 01:12

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN