1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN, NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN. CHO VÍ DỤ MINH HOẠ VÀ PHÂN TÍCH VÍ DỤ ĐÓ

32 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật về chuyển, nhập, tách vụ án dân sự và thực tiễn thực hiện. Cho ví dụ minh họa và phân tích ví dụ đó
Tác giả Phạm Thị Thái Hòa, Phạm Huy Hiếu, Lê Thu Hiền, Nguyễn Thị Hồng, Trần Thu Hồng, Kiều Thị Thanh Huyền, Lê Thị Thu Huyền, Trần Duy Hưng, Bùi Thị Hương, Vũ Thị Thanh Lam, Đặng Thùy Linh, Nguyễn Thùy Linh, Phan Ái Linh, Hà Thị Ngọc Loan, Lê Hương Ly, Trần Công Minh
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Tố Tụng Dân Sự
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 306,99 KB

Nội dung

Theo quyđịnh của pháp luật tố tụng dân sự, người khởi kiện có thể yêu cầu Tòa án giải quyết nhiềuquan hệ pháp luật, nhiều yêu cầu có cùng quan hệ pháp luật tranh chấp trong cùng vụ án.Bê

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHÂN TÍCH VÍ DỤ ĐÓ?

Trang 2

Hà Nội, năm 2023

Trang 3

GV (Ký tên)

6 460521 Kiều Thị Thanh Huyền

7 460522 Lê Thị Thu Huyền

8 460523 Trần Duy Hưng

9 460524 Bùi Thị Hương

10 460625 Vũ Thị Thanh Lam

11 460526 Đặng Thùy Linh

12 460527 Nguyễn Thùy Linh

13 460528 Phan Ái Linh

14 460529 Hà Thị Ngọc Loan

15 460530 Lê Hương Ly

16 460531 Trần Công Minh

Trang 4

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Nhóm trưởng (ký và ghi rõ họ tên)

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN, NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ 1

1 Khái niệm 1

2 Ý nghĩa 2

3 Cơ sở khoa học 2

II THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VỀ CHUYỂN, NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ 3

1 Quy định pháp luật tố tụng dân sự về chuyển vụ án dân sự 3

2 Quy định pháp luật tố tụng dân sự về nhập vụ án dân sự 6

3 Quy định pháp luật tố tụng dân sự về tách vụ án dân sự 9

III THỰC TIỄN THỰC HIỆN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VỀ CHUYỂN, NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ 12

1 Thực tiễn thực hiện quy định của pháp luật tố tụng dân sự về chuyển, nhập, tách vụ án dân sự 12

2 Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng dân sự về chuyển, nhập, tách vụ án dân sự 23

KẾT LUẬN 25

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 6

MỞ ĐẦU

BLTTDS Việt Nam năm 2015 đã có hiệu lực hơn 7 năm, có thể thấy rằng các quyđịnh của pháp luật tố tụng dân sự phải nhằm đảm bảo cho việc giải quyết các vụ án mộtcách nhanh chóng, kịp thời, bảo vệ một cách tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của các bênđương sự Trong đó, các quy định về chuyển, nhập tách VADS góp một phần không nhỏtrong việc đảm bảo các VADS được giải quyết đúng pháp luật Do đó, việc xác định đúngđắn các vấn đề liên quan đến chuyển, nhập tách VADS như: căn cứ, thẩm quyền, thờiđiểm,…có ý nghĩa hết sức quan trọng Tuy nhiên, các quy định về chuyển, nhập táchVADS hiện nay của BLTTDS quá cô đọng dẫn đến thực tiễn khi áp dụng các quy địnhnày Tòa án gặp rất nhiều vướng mắc

Do đó, để có thể hiểu một cách sâu sắc và toàn diện về các quy định chuyển, nhập,tách VADS và những bất cập trong thực tiễn thực hiện quy định pháp luật, Nhóm 02 chọn

chủ đề: “Phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật về chuyển, nhập, tách vụ

án dân sự và thực tiễn thực hiện? cho ví dụ minh hoạ và phân tích ví dụ đó?”

NỘI DUNG

I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN, NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ

1 Khái niệm

1.1 Khái niệm chuyển vụ án dân sự

Theo từ điển Tiếng việt, “chuyển” là hoạt động đưa một thứ gì từ nơi này đến nơikhác Trong pháp luật tố tụng dân sư, chuyển VADS là việc Tòa án đưa hồ sơ vụ án đãđược thụ lý mà không có thẩm giải quyết đến Tòa án có thẩm quyền theo đúng trình tự,thủ tục pháp luật quy định

Chuyển VADS thực chất là chuyển hồ sơ VADS sau khi Tòa án thụ lý vụ án baogồm đơn và toàn bộ tài liệu, chứng cứ của đương sự, người tham gia tố tụng khác; tài liệu,chứng cứ do Tòa án thu thập liên quan đến vụ án; văn bản tố tụng của Tòa án, Viện kiểmsát về việc giải quyết VADS1

1.2 Khái niệm nhập vụ án dân sự

Theo từ điển Tiếng việt, “nhập” là hành động gộp lại, hợp nhất hai hoặc nhiều sựvật khác nhau lại thành một khối, một chỉnh thể Trong pháp luật tố tụng dân sư, nhậpVADS là việc của Tòa án gộp hai hoặc nhiều vụ án đã được thụ lý độc lập thành một vụ

án để giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định

Tòa án chỉ có thể tiến hành nhập VADS đối với hai hoặc nhiều vụ án độc lâp mà

1 Điều 204 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Trang 7

không được nhập yêu cầu với vụ án

1.3 Khái niệm tách vụ án dân sự

Theo Từ điển Tiếng Việt, “tách” là hành động làm cho sự vật rời nhau ra, khôngcòn gắn liền với nhau thành một khối Trong pháp luật tố tụng dân sự, tách VADS là việcTòa án giải quyết các yêu cầu khác nhau trong một vụ án thành hai hoặc nhiều vụ án độclập theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định

Việc tách vụ án thực chất là tách yêu cầu, khi mà yêu cầu của các đương sự trongcùng một VADS không đúng hoặc việc giải quyết đồng thời nhiều yêu cầu trong cùngmột vụ án kéo dài thời gian giải quyết

2 Ý nghĩa

2.1 Ý nghĩa của chuyển vụ án dân sự

Chuyển VADS giúp Tòa án bảo đảm việc thực hiện các quy định pháp luật vềthẩm quyền theo cấp và theo lãnh thổ của Tòa án Không những vậy, quy định này cònbảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự; tạo điều kiện thuận lợi cho cácđương sự tham gia tố tụng

2.2 Ý nghĩa của nhập vụ án dân sự

Nhập VADS giúp Tòa án giải quyết nhanh chóng, đúng đắn các yêu cầu của đươngsự; vừa đảm bảo hiệu quả tố tụng vừa rút ngắn thời gian theo đuổi việc kiện của cácđương sự tại Tòa án Đồng thời, nhập VADS còn có thể tiết kiệm chi phí, nguồn lực củaTòa án và các đương sự

2.3 Ý nghĩa của tách vụ án dân sự

Tách VADS góp phần giúp Tòa án giải quyết nhanh chóng, đúng đắn, triệt để cácyêu cầu của đương sự Tách vụ án còn tạo điều kiện cho Tòa án có thể thuận lợi, nhanhchóng giải quyết quan hệ pháp luật tranh chấp trong số nhiều quan hệ pháp luật trongcùng vụ án, hạn chế phụ thuộc về tiền độ giải quyết quan hệ pháp luật này với quan hệpháp luật khác Do đó, tách vụ án có thể tiết kiệm thời gian, chi phí cho đương sự khi phảitheo đuổi việc kiện VADS bao gồm nhiều yêu cầu khác nhau của các đương sự khác

3 Cơ sở khoa học

3.1 Cơ sở khoa học của chuyển vụ án dân sự

Tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự là một những nguyên tắc cơ bản tất yếucủa luật tố tụng dân sự (Điều 3 BLTTDS) Nguyên tắc yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng,người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng của cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quanphải tuân theo các quy định của Bộ luật này Trong đó bao gồm Tòa án phải tuân thủ phápluật về thẩm quyền giải quyết Thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm thẩm quyền

2

Trang 8

theo loại việc, theo cấp và theo lãnh thổ Trên thực tế, có nhiều trường hợp sau khi thụ lý

vụ án, Tòa án mới phát hiện vụ việc không thuộc thẩm quyển của mình Việc xác lập quyđịnh về chuyển VADS tại Điều 41 BTTDS năm 2015 nhằm bảo đảm việc thực hiện cácquy định về thẩm quyền theo cấp và theo lãnh thổ của Toà án

3.2 Cơ sở khoa học của nhập vụ án dân sự

Nhâp VADS được quy định tại Khoản 1 Điều 42 BLTTDS năm 2015 Theo quyđịnh của pháp luật tố tụng dân sự, người khởi kiện có thể yêu cầu Tòa án giải quyết nhiềuquan hệ pháp luật, nhiều yêu cầu có cùng quan hệ pháp luật tranh chấp trong cùng vụ án.Bên cạnh đó, có những quan hệ pháp luật tranh chấp có cùng tính chất, cùng đương sự cóthể giải quyết cùng lúc trong cùng vụ án nhưng vì thời điểm đương sự khởi kiện khácnhau nên đã được thụ lý, giải quyết bằng những vụ án khác nhau Nhằm bảo đảm kịp thờiquyền lợi ích hợp pháp của đương sự, rút ngắn thời gian giải quyêt vụ án, giảm bớt chiphí nên Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 còn quy định thẩm quyền của Tòa án về việcnhập vụ án trong những trường hợp nhất định

3.3 Cơ sở khoa học của tách vụ án dân sự

Tách VADS được quy định tại Khoản 2 Điều 42 BLTTDS năm 2015 Theo quyđịnh của pháp luật tố tụng dân sự, một VADS có thể bao gồm nhiều quan hệ pháp luật,nhiều yêu cầu có cùng quan hệ pháp luật tranh chấp trong cùng vụ án Tuy nhiên, vì nhiềunguyên nhân, không phải khi nào Tòa án cũng giải quyết tất cả các yêu cầu, các quan hệpháp luật tranh chấp cùng lúc Bên cạnh đó, xuất phát từ thực tế, khi Tòa án đã thụ lýnhiều quan hệ pháp luật tranh chấp, nhiều yêu cầu của các đương sự trong cùng vụ ánkhông đúng hoặc việc giải quyết nhiều yêu cầu, nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp trong

vụ án cùng lúc sẽ làm kéo dài thời gian giải quyết án Trong khi đó, có yêu cầu, quan hệpháp luật tranh chấp có thể được giải quyết trước mà không ảnh hưởng đến yêu cầu, quan

hệ pháp luật tranh chấp còn lại trong vụ án

II THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VỀ CHUYỂN, NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ

1 Quy định pháp luật tố tụng dân sự về chuyển vụ án dân sự

1.1 Điều kiện chuyển vụ án dân sự

Căn cứ theo Điều 41 BLTTDS năm 2015 và quy định pháp luật về điều kiện thụ lý

vụ án tại Điều 189 đến Điều 192 BLTTDS năm 2015, để chuyển VADS cho Tòa án khácgiải quyết phải đảm bảo điều kiện sau:

Thứ nhất, đáp ứng điều kiện để thụ lý một VADS: (i) Người khởi kiện phải có

quyền khởi kiện và năng lực hành vi tố tụng dân sự, (ii) Sự việc chưa được giải quyết

Trang 9

bằng một bản án hay quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền, trừ trường hợp có quy định khác của pháp luật, (iii) Việc khởi kiện khôngthuộc các trường hợp chưa đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật, (iv) Vụviệc phải được khởi kiện đúng thẩm quyền của tòa án về loại việc, về cấp và về lãnh thổ,(v) Đơn khởi kiện phải đáp ứng các điều kiện về nội dung và hình thức theo Điều 189BLTTDS năm 2015, (vi) Người khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí, trừ trường hợp đượcmiễn hoặc không phải nộp án phí, (vii) Kèm theo đơn khởi kiện, người khởi kiện phảicung cấp, giao nộp kèm theo các tài liệu, chứng cứ để chứng minh quyền và lợi ích hợppháp của mình bị xâm phạm

Thứ hai, người khởi kiện đã khởi kiện theo đúng thẩm quyền theo loại việc nhưng

bị sai về cấp hoặc về lãnh thổ Nhận thấy, tranh chấp dân sự được khởi kiện và thụ lý

đúng thẩm quyền của Tòa án mình trong việc xác định vụ việc dân sự khởi kiện, xác địnhđược tranh chấp phát sinh từ vụ việc là những vụ việc thuộc thẩm quyền dân sự của Tòa

án Tuy nhiên, sau khi thụ lý mới phát hiện trong phạm vi lãnh thổ, cấp Tòa án thì VADSkhông thuộc thẩm quyền của mình, nên Tòa án phải ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việcdân sự cho Tòa án có thẩm quyền và xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý Đây là điểm khácbiệt cơ bản với trả lại đơn khởi kiện quy định tại Điều 192 BLTTDS năm 2015 Nếuchuyển vụ án là do sai về thẩm quyền theo cấp hoặc lãnh thổ thì việc trả lại đơn là dongười gửi đơn gửi sai về thẩm quyền loại việc

Thứ ba, về thời điểm phát hiện sai thẩm quyền về cấp hoặc về lãnh thổ: thời điểm

chuyển VADS là sau khi vụ việc dân sự được thụ lý, Tòa án mới phát hiện vụ việc đókhông thuộc thẩm quyền theo cấp hoặc theo lãnh thổ của mình thì phải ra quyết địnhchuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm quyền Thời điểm xác định là sau khi đãthụ lý Đây là điểm khác biệt cơ bản để tránh nhầm lẫn giữa chuyển vụ án và chuyển đơnkhởi kiện được thực hiện khi phát hiện sai thẩm quyền về cấp và về lãnh thổ trước khi thụ

lý vụ án

Ví dụ 1: Bà H (địa chỉ tại xã Long Phước, Tp Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)khởi kiện ly hôn đối với Ông L (hộ khẩu thường trú tại Phường 4, quận Phú Nhuận, Tp.HCM) tại Tòa án nhân dân Quận Phú Nhuận TAND quận Phú Nhuận đã thụ lý hồ sơ vụ

án Qua xác minh của Công an Phường 4, quận Phú Nhuận thì bị đơn ông L đã chuyểnđến tạm trú tại địa chỉ Phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương Do

đó, Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận ra quyết định chuyển hồ sơ vụ án đến Tòa án nhândân thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương để giải quyết theo thẩm quyền.2

2 Theo Quyết định số: 479/2020/QĐST-DS của Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận, tham khảo đường dẫn:

https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta674704t1cvn/chi-tiet-ban-an

4

Trang 10

1.2 Thẩm quyền chuyển vụ án dân sự

Nội dung về thẩm quyền chuyển VADS được quy định tại Điều 41 Bộ luật Tố tụngdân sự năm 2015 Điều luật quy định Tòa án là cơ quan có thẩm quyền trong việc ra quyếtđịnh chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án khác có thẩm quyền và xóa tên vụ án đó trong sổ thụ

lý Cụ thể, Chánh án Tòa án là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định cuối cùng về việcchuyển vụ án Quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự do Thẩm phán được phân cônggiải quyết vụ việc dân sự ký tên và đóng dấu của Tòa án Sau khi quyết định thông quaphải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liênquan

1.3 Thời điểm chuyển vụ án dân sự

Căn cứ Điều 41 BLTTDS: “Vụ việc dân sự đã được thụ lý mà không thuộc thẩmquyền giải quyết của Tòa án đã thụ lý thì Tòa án đó ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việcdân sự cho Tòa án có thẩm quyền ” Như đã đề cập ở trên thời điểm chuyển vụ án là saukhi vụ án đã được thụ lý, Tòa án xem xét thấy không thuộc thẩm quyền giải quyết củamình thì Tòa án đó ra quyết định chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án khác có thẩm quyền

Việc quy định về thời điểm chuyển vụ án là căn cứ để phân biệt giữa chuyển đơnkhởi kiện và chuyển VADS Nếu việc chuyển đơn khởi kiện được thực hiện trước khi tòathụ lý vụ án; thì chuyển vụ án lại được thực hiện sau khi Tòa án đã thụ lý và xét thấykhông thuộc thẩm quyền của mình giải quyết mà thuộc thẩm quyền của Tòa án khác.Thẩm phán là người có quyền chuyển đơn khởi kiện theo Điều 191 của bộ luật này

1.4 Trình tự, thủ tục chuyển vụ án dân sự

Theo quy định pháp luật tố tụng dân sự, thủ tục chuyển vụ án gồm 3 bước: xem xét

vụ án đã thụ lý, ra quyết định chuyển vụ án cho tòa khác có thẩm quyền và xóa tên vụ ántrong sổ thụ lý

Tòa án sau khi tiếp nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp, trong thời hạn 03ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công mộtThẩm phán xem xét đơn khởi kiện Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày đượcphân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và ra một trong các quyết định yêucầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện, chuyển đơn khởi kiện, trả đơn khởi kiện hoặc thụ lý

vụ án Tuy nhiên, sau khi vụ án được thụ lý, hồ sơ vụ án được gửi đến Chánh án Tòa án

để phân công Thẩm phán giải quyết thì Chánh án hoặc Thẩm phán được phân công giảiquyết vụ án mới phát hiện không đúng thẩm quyền của Tòa theo lãnh thổ, theo cấp thìChánh án phải ra quyết định chuyển vụ án cho tòa khác có thẩm quyền giải quyết

Đối với việc chuyển vụ án, theo quy định tại Khoản 1 Điều 41, như đã đề cập ở

Trang 11

trên Chánh án là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định chuyển vụ án Quyết định này phảigửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.Tuy nhiên để bảo đảm quyền lợi cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liênquan, pháp luật quy định họ có quyền khiếu nại khi cho rằng quyết định chuyển hồ sơ vụ

án đó không phù hợp với quy định của pháp luật, ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp phápcủa mình Bên cạnh đó, Luật cũng quy định Viện kiểm sát có quyền kiến nghị quyết địnhnày trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Chánh ánTòa án đã ra quyết định chuyển vụ án phải giải quyết khiếu nại, kiến nghị Quyết định củaChánh án Tòa án là quyết định cuối cùng

Sau khi Chánh án Tòa án ra quyết định chuyển vụ án và giải quyết các khiếu nại từcác bên (nếu có), Tòa án sẽ xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý Tòa án có thẩm quyền saukhi nhận được quyết định chuyển việc án dân sự và hồ sơ vụ án, phải ghi vào sổ thụ lý vàtiếp tục giải quyết vụ án đó theo quy định của pháp luật

1.5 Hậu quả pháp lý của chuyển vụ án dân sự

Thứ nhất, khi VADS được chuyển từ Tòa án đã thụ lý sang Tòa án mới có thẩmquyền, hồ sơ vụ án sẽ chuyển từ Tòa án ban đầu sang Tòa án mới Tòa án mới sẽ tiếp tụcxem xét và giải quyết vụ án theo quy trình pháp luật Chuyển VADS chỉ làm thay đổi nơigiải quyết vụ án theo đúng thẩm quyền cấp và lãnh thổ chứ không làm chấm dứt hoạtđộng tố tụng đối với vụ án Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa chuyển VADS và đình chỉVADS được quy định tại Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 Đình chỉ giải quyếtVADS làm chấm dứt tất cả quá trình tố tụng

Thứ hai, quyết định chuyển hồ sơ VADS có thể bị các đương sự, cơ quan, tổ chức,

cá nhân có liên quan khiếu nại hoặc Viện kiểm sát kiến nghị Do vi phạm trong chuyểnVADS là vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng nên VKS có quyền kiến nghị với quyết địnhchuyển hồ sơ VADS khi có căn cứ cho rằng quyết định này là trái pháp luật Trong thờihạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Chánh án Tòa án đã raquyết định chuyển vụ việc dân sự phải giải quyết khiếu nại, kiến nghị Quyết định củaChánh án Tòa án là quyết định cuối cùng

2 Quy định pháp luật tố tụng dân sự về nhập vụ án dân sự

2.1 Điều kiện nhập vụ án dân sự

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 42 BLTTDS 2015 đã nêu ra hai trường hợp để

áp dụng việc nhập VADS:

Thứ nhất, việc nhập vụ án phải được tiến hành đối với 02 hay nhiều vụ án độc lập

đã được tòa án thụ lý trước đó Trong trường hợp có yêu cầu giải quyết tranh chấp liên

6

Trang 12

quan đến vụ án đã thụ lý, Tòa án muốn nhập vào vụ án để giải quyết thì phải thực hiện thụ

lý yêu cầu rồi mới nhập vào vụ án đang giải quyết

Thứ hai, việc nhập vụ án và việc giải quyết trong cùng một vụ án phải bảo đảmđúng pháp luật, tức là không ảnh hưởng tới kết quả giải quyết các quan hệ pháp luật riêng

rẽ đồng thời tòa án giải quyết được nhanh chóng, đúng đắn vụ án Tuy nhiên, quy địnhnhư vậy khá chung chung và không đưa ra được căn cứ cụ thể để Tòa án quyết định nhậpVADS Vì vậy, xem xét các yêu cầu trong các vụ án được nhập vào phải đảm bảo phạm

vi khởi kiện được quy định tại Điều 188 BLTTDS có thể thấy được rõ ràng hơn căn cứnhập vụ án Theo đó, chủ thể trong vụ án sau khi được nhập phải đảm bào một trong cácdạng: (i) một cá nhân, cơ quan, tô chức kiện một hoặc nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chứckhác; (ii) nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức kiện một cá nhân, một cơ quan, một tố chứckhác Đồng thời, các quan hệ pháp luật tranh chấp trong các vụ án được nhập vào phảicùng loại quan hệ pháp luật tranh chấp hoặc có thể là nhiều quan hệ pháp luật tranh chấpkhác nhau nhưng chúng phải có liên quan với nhau “Quan hệ pháp luật có liên quan vớinhau” ở đây để giải quyết trong cùng một vụ án khi việc giải quyết quan hệ pháp luật nàyđòi hỏi phải giải quyết đồng thời quan hệ pháp luật khác hay việc giải quyết các quan hệpháp luật có cùng đương sự, về cùng loại tranh chấp quy định tại điều 26, 28, 30, 32BLTTDS 20153 Ví dụ: A khởi kiện yêu cầu B thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con Ađến khi con A đủ 18 tuổi sau khi ly hôn B khởi kiện yêu cầu Tòa án thay đổi người trựctiếp nuôi con Tòa án có thể nhập hai vụ án này cùng giải quyết trong một vụ án

Ngoài ra, nhập vụ án còn đặt ra đối với vụ án mà có nhiều người có cùng yêu cầukhởi kiện cùng một cá nhân hoặc một cơ quan, tổ chức Điều kiện này đặt ra giúp cho việcgiải quyết yêu cầu có thể nhanh chóng, rút ngắn thời gian vì bản chất các yêu cầu khởikiện này đều giống nhau về quan hệ pháp luật đang tranh chấp và đều có chung cùng mộtchủ thể Ngoài ra, việc nhập vụ án trong trường hợp này sẽ giúp cho việc giải quyết có thểthuận tiện khi nhiều người yêu cầu thì có thể có nhiều chứng cứ chứng minh cho VADSgiúp việc giải quyết dễ dàng, thuận lợi hơn Ví dụ: A vay B và C 1 khoản vay lần lượt là

50 triệu và 100 triệu, đến hạn thanh toán nhưng A không thanh toán Ngày 2/10/2022, Bkhởi kiện A yêu cầu thanh toán khoản vay và trả lãi do vay trả chậm Ngày 5/10/2022, Ccũng khởi kiện A yêu cầu thanh toán khoản vay Vậy trong trường hợp này thì tòa án cóthể nhập yêu cầu của B và C lại thành vụ án để giải quyết yêu cầu đòi nợ đối với A

2.2 Thẩm quyền nhập vụ án dân sự

3 Điều 4 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ hai “thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự

Trang 13

Theo quy định Khoản 3 Điều 42 BLTTDS 2015 thì không quy định chủ thể cụ thể

có thẩm quyền nhập vụ án mà chỉ quy định tòa án có thể nhập vụ án khi đảm bảo các điềukiện nhất định và khi đó tòa án cần phải ra quyết định Căn cứ vào thẩm quyền của Chánh

án tại Điều 47 và thẩm quyền của Thẩm phán tại Điều 48 BLTTDS không quy định rõ vềviệc chức danh nào có thẩm quyền ban hành quyết định nhập vụ án Tuy nhiên, theo quyđịnh tại Điều 47, 48 BLTTDS thì bên cạnh liệt kê các thẩm quyền của Chánh án, Thẩmphán, điểm đ khoản 1 Điều 47 BLTTDS còn quy định, Chánh án có quyền “Ra các quyếtđịnh và tiến hành các hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật này”và khoản

14 Điều 48 BLTTDS quy định, Thẩm phán có quyền “Tiến hành các hoạt động tố tụngkhác khi giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này” Như vậy, ta nhận thấy,dựa trên thực tế quá trình giải quyết VADS hiện nay và theo quy định của pháp luật, tùytừng trường hợp cụ thể thì Chánh án hay Thẩm phán sẽ là người có thẩm quyền nhậpVADS

2.3 Thời điểm nhập vụ án dân sự

Thời điểm để tiến hành nhập các VADS là sau khi có hai hay nhiều vụ án đã đượcthụ lý một cách độc lập nhưng xét thấy các vụ án đó có các quan hệ pháp luật tranh chấpliên quan với nhau thì tòa án sẽ tiến hành nhập lại thành một vụ án để giải quyết đồng thờicác quan hệ pháp luật đó Bên cạnh đó, trong trường hợp nhập vụ án với vụ án có nhiềungười cùng yêu cầu khởi kiện đối với cùng một cá nhân, hoặc cùng một cơ quan, tổ chứcthì thời điểm nhập cũng được xác định từ thời điểm mà các yêu cầu khởi kiện đó đã đượcthụ lý

2.4 Trình tự, thủ tục nhập vụ án dân sự

Thứ nhất, nộp đơn khởi kiện lên tòa án kèm theo các hồ sơ, tài liệu được quy địnhtại Điều 189 BLTTDS 2015 và tiến hành xem xét đơn khởi kiện theo trình tự, thủ tục củapháp luật Và sẽ tiến hành các thủ tục để thụ lý vụ án nếu xét thầy đủ các điều kiện, căn

cứ theo quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết

Thứ hai, xem xét nghiên cứu về các vụ án đã được thụ lý mà xét thấy có đủ căn cứnhập vụ án thì tòa án có thẩm quyền sẽ ra quyết định nhập vụ án để gửi đến viện kiểm sát

và các đương sự, người có liên quan Bởi trên thực tế, sau khi thụ lý các vụ án thì xét thấycác quan hệ pháp luật đang tranh chấp đều có liên quan với nhau hoặc có nhiều đơn khởikiện cùng một cá nhân, tổ chức thì tòa án có thẩm quyền thụ lý vụ án sẽ ra quyết địnhnhập vụ án, việc ra quyết định này để nhằm thông báo và xác nhận với những cơ quan cóthẩm quyền khác và đương sự, người có liên quan về việc nhập các vụ án đã được thụ lý,

để giải quyết chung thành một vụ án Những đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên

8

Trang 14

quan trong các vụ án được thụ lý riêng lẻ trước đó là những người có quyền và lợi ích hợppháp, do đó, khi thực hiện việc nhập vụ án thì quyền lợi, nghĩa vụ tố tụng của họ cũng có

sự thay đổi và cần được thông báo về quyết định nhập vụ án của Tòa để có thể theo dõi vàthực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình tố tụng diễn ra Bên cạnh đó thì Viện kiểmsát với chức năng kiểm sát của mình thì với những quyết định của tòa án đưa ra cần đượcthông báo tới Viện kiểm sát để có thể kiểm tra tính hợp pháp của quyết định đó và giámsát hoạt động tố tụng tiếp theo

2.5 Hậu quả pháp lý của nhập vụ án dân sự

Thứ nhất, sau khi nhập vụ án thì các tranh chấp từ các VADS đã được thụ lý trước

đó sẽ được đưa vào trong thành một VADS để giải quyết Từ đó thì số lượng yêu cầu phảigiải quyết trong một vụ án cũng tăng thêm

Thứ hai, tư cách đương sự trong các vụ án đã được thụ lý sau khi nhập vụ án thì cóthể thay đổi Khi thực hiện việc nhập vụ án thì các quan hệ pháp luật có liên quan sẽ cùngđược giải quyết Trong đó mỗi quan hệ pháp luật độc lập thì tư cách đương sự của ngườitham gia lại có sự khác nhau sau khi đã tiến hành nhập vụ án Nhập vụ án trong trườnghợp này sẽ làm tư cách đương sự có thể thay đổi Ví dụ như ở vụ án thụ lý trước đó họtham gia với tư cách nguyên đơn thì sau khi nhập vụ án tư cách có thể thay đổi thànhngười có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Tuy nhiên tư cách đương sự vẫn có thể sẽ đượcgiữ nguyên kể từ thời điểm các vụ án đã được thụ lý trước đó đến khi nhập VADS Nhưtrong trường hợp có nhiều người yêu cầu cùng thực hiện khởi kiện với một cá nhân, cơquan, tổ chức thì tại thời điểm thụ lý vụ án của một trong những người yêu cầu đó, họtham gia với tư cách nguyên đơn thì sau khi tiến hành thủ tục nhập VADS thì tư cáchđương sự này vẫn giữ nguyên

Quyết định nhập VADS của Tòa án có thể bị Viện kiểm sát kiến nghị Theo khoản

2 Điều 5 Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2014 thì đối tượng của quyền kiếnnghị gồm các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt dộng tư pháp.Trong lĩnh vực dân sự, theo quy định của BLTTDS năm 2015 và Thông tư liên tịch số02/2016 thì Viện Kiểm sát có quyền kiến nghị đối với quyết định nhập hoặc tách vụ án(khoản 3, Điều 42 BLTTDS) Quyết định nhập vụ án cũng có thể bị các đương sự khiếunại Theo điều Điều 499 BLTTDS năm 2015, đương sự có quyền khiếu nại quyết địnhnhập VADS khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạmquyền và lợi ích hợp pháp của mình

3 Quy định pháp luật tố tụng dân sự về tách vụ án dân sự

3.1 Điều kiện tách vụ án dân sự

Trang 15

Căn cứ vào khoản 2 điều 42 BLTTDS 2015, điều kiện để tách VADS bao gồm:Thứ nhất, tách VADS chỉ thực hiện khi vụ án có nhiều yêu cầu khác nhau của cácđương sự Tòa án không thể tách VADS khi chỉ có một yêu cầu khởi kiện của nguyênđơn Do nội dung Điều 188 BLLTTDS năm 2015 có quy định nguyên đơn được quyềnkiện một hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau Khi tòa án đã thụ lý đơnkhởi kiện (gồm một yêu cầu giải quyết nhiều quan hệ pháp luật) đồng nghĩa việc giảiquyết các quan hệ pháp luật từ yêu cầu khởi kiện trong cùng một vụ án Do đó, không thểtách vụ án trong trường hợp này Ví dụ: A mua đất của B Sau khi A thực hiện đủ nghĩa

vụ, B không thực hiện hợp đồng mà tiếp tục bán đất cho C A khởi kiện yêu cầu B thựchiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tuyên bố hợp đồng chuyển nhượngquyền sử dụng đất giữa B và C Tòa án không thể tách vụ án quan hệ hợp đồng giữa B và

C khỏi yêu cầu khởi kiện buộc thực hiện hợp đồng của giữa A và B do việc chấp nhậnyêu cầu của A với yêu cầu buộc B thực hiện hợp đồng dẫn đến đương nhiên vô hiệu hợpđồng giữa B và C (do B không còn là chủ sở hữu quyền sử dụng đất là đối tượng của hợpđồng)

Thứ hai, việc tách VADS phải đảm bảo đúng pháp luật Để đảm bảo việc tách vụ

án giải quyết nhanh chóng và đúng pháp luật các yêu cầu của đương sự thì việc tách vụ ánphải căn cứ vào phạm vi khởi kiện được quy định tại Điều 188 BLTTDS năm 2015 Theo

đó, tách vụ án được thực hiện khi các yêu cầu trong cùng một vụ án, vượt quá phạm vikhởi kiện, không đảm bảo yếu tố “nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau” Ví dụ:

A kiện B yêu cầu trả số tiền nợ gốc và lãi và yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do vi phạmhợp đồng mua bán hàng hóa Tòa án tách VADS để giải quyết độc lập yêu cầu trả số tiền

nợ gốc và lãi giữa A và B (tranh chấp về dân sự) và yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại phátsinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa giữa A và B (tranh chấp về kinh doanh, thương mại)

do hai quan hệ pháp luật tranh chấp không liên quan đến nhau, khác nhau về loại việctranh chấp Hoặc việc giải quyết quan hệ pháp luật này là tiền đề cho việc giải quyết phápluật kia Ví dụ: Các đồng thừa kế khởi kiện đòi tài sản người khác đang sử dụng, chiếmhữu là di sản thừa kế và yêu cầu chia thừa kế Quan hệ tranh chấp yêu cầu chia thừa kế tàisản và tranh chấp đòi tài sản là hai quan hệ pháp luật khác nhau nhưng có liên quan đếnnhau trong cùng vụ án Việc giải quyết quan hệ tranh chấp đòi tài sản là căn cứ để Tòa ánxác định di sản thừa kế khi giải quyết yêu cầu chia thừa kế tài sản

Bên cạnh đó, do yêu cầu bị tách thành vụ án độc lập có thể là yêu cầu phản tố hoặcyêu cầu độc lập nên Tòa án chỉ tách vụ án nếu các yêu cầu không đáp ứng điều kiện để trởthành yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập Nếu sau khi Tòa án đã thụ lý yêu cầu phản tố,

10

Trang 16

yêu cầu độc lập của đương sự nhưng trong quá trình giải quyết Tòa án xét thấy không đủcác điều kiện của yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập theo quy định của pháp luật thì Tòa ánphải tách các yêu cầu này thành vụ án khác để giải quyết Vì vậy, việc tách vụ án cũngphải xem xét đến quy định về điều kiện thụ lý yêu cầu phản tố tại Điều 200 BLTTDSnăm 2015 và điều kiện thụ lý yêu cầu độc lập tại Điều 201 BLTTDS năm 2015 Ví dụ: Akiện B yêu cầu B yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với quyền sử dụngđất C là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan yêu cầu A trả khoản nợ, nếu không sẽ xử

lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất Có thể thấy, trong trường hợp này, yêu cầu độclập có liên quan đến vụ án (quyền sử dụng đất là đối tượng tranh chấp đồng thời là tài sảnthế chấp) nhưng xuất phát từ các quan hệ pháp luật khác nhau (quyền sở hữu quyền sửdụng đất, hợp đồng vay) và giải quyết yêu cầu độc lập không làm cho việc giải quyết vụ

án được chính xác và nhanh hơn Do đó, sau khi thụ lý, Tòa án có thể tách yêu cầu độclập của C thành vụ án khác

3.2 Thẩm quyền tách vụ án dân sự

Tương tự như nhập vụ án, dựa trên thực tế quá trình giải quyết VADS hiện nay vàtheo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, tùy từng trường hợp cụ thể thì Chánh án hayThẩm phán sẽ là người có thẩm quyền nhập VADS

3.3 Thời điểm tách vụ án dân sự

Thời điểm để tiến hành tách các VADS là sau khi thụ lý một vụ án có nhiều yêu cầu,nhiều quan hệ pháp luật nhưng trong quá trình xem xét, nhận thấy có nhiều quan hệ phápluật trong cùng vụ án đó có thể giải quyết độc lập mà không ảnh hưởng tới việc giải quyếtcác quan hệ pháp luật khác thì Tòa án sẽ tiến hành tách vụ án thành hai hay nhiều vụ ánkhác để giải quyết Tuy nhiên, tại phiên tòa, nếu một yêu cầu trong vụ án chưa đảm bảo

về mặt chứng cứ hoặc chưa có đủ căn cứ để tách thành một vụ án khác thì Tòa án cũng cóquyền quyết định tách VADS ngay tại phiên tòa Do đó, thời điểm quyết định tách VADS

là sau khi thụ lý vụ án hoặc tại phiên tòa

3.4 Trình tự, thủ tục tách vụ án dân sự.

Thứ nhất, nộp đơn khởi kiện lên tòa án kèm theo các hồ sơ, tài liệu được quy định

tại Điều 189 BLTTDS 2015 và tiến hành xem xét đơn khởi kiện theo trình tự, thủ tục củapháp luật Và sẽ tiến hành các thủ tục để thụ lý vụ án nếu xét thầy đủ các điều kiện, căn

cứ theo quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết

Thứ hai, xem xét tách vụ án và ra quyết định tách VADS Sau khi thụ lý vụ án, Tòa

án nhận thấy vụ án có sự phức tạp, nhiều yêu cầu khác nhau và nhiều quan hệ pháp luật

có thể giải quyết một cách độc lập mà không ảnh hưởng tới việc giải quyết các quan hệ

Ngày đăng: 14/04/2024, 08:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w