1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận biến đổi xã hội ở nông thôn và đô thị việt nam hiện nay

18 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Qua đó, các tác giả đưa ra hai loại hình biến đổi xã hội chính là biến đổi vĩ mô, diễn ra trên một phạm vi rộng lớn và trong một thời gian dài; và biến đổi vi mô, liên quan đến những biế

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÀI TIỂU LUẬN

Môn: Xã hội học đại cương Giáo viên: ThS Nguyễn Quỳnh Hương

CHỦ ĐỀ: Biến đổi xã hội ở nông thôn và đôthị Việt Nam hiện nay

Trang 2

Mục lục:

I.Khái niệm “biến đổi xã hội”:

II Sơ lược tình hình xã hội ở nông thôn trước đây:

III Sơ lược tình hình xã hội ở đô thị trước đây:

IV Biến đổi xã hội ở nông thôn hiện nay

V Biến đổi xã hội ở đô thị hiện nay

VI Ưu, nhược điểm của biến đổi xã hội ở nông thôn hiện nay: VII Ưu, nhược điểm của biến đổi xã hội ở đô thị hiện nay:VIII Biện pháp:

Trang 3

I.Khái niệm “biến đổi xã hội”:

Có nhiều quan niệm khác nhau về biến đổi xã hội Theo cách hiểu rộng nhất, biến đổi xã hội được xem là một sự thay đổi so sánh với một tình trạng xã hội hoặc một nếp sống có trước.Theo nghĩa hẹp hơn, biến đổi xã hội là sự biến đổi về cấu trúc (cơ cấu) của một hệ thống xã hội

Chịu ảnh hưởng của thuyết tiến hóa, August Comte cho rằng biến đổi xã hội là chắc chắn sẽ xảy ra, sự biến đổi xã hội theo một con đường phát triển và những tiến bộ xã hội tất nhiên hướng tới một xã hội tốt hơn Như vậy, xã hội không ngừng vận động và thay đổi Tuy nhiên mức độ hoặc phạm vi của sự biến đổi không giống nhau từ xã hội này đến xã hội khác

Theo Phạm Tất Dong: “Biến đổi xã hội là một quá trình qua đó những khuôn mẫu của các hành vi, các quan hệ, các thiết xã hội và các hệ thống phân tầng được thay đổi qua thời gian” Qua đó, các tác giả đưa ra hai loại hình biến đổi xã hội chính là biến đổi vĩ mô, diễn ra trên một phạm vi rộng lớn và trong một thời gian dài; và biến đổi vi mô, liên quan đến những biến đổi nhỏ và diễn ra nhanh hơn.

II.Tình hình xã hội ở nông thôn trước đây:

Chính sách thống trị trải qua nhiều giai đoạn từ nhà nước phong kiến đến chế độ thực dân đã tác động mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam nói chung và tình hình xã hội ở nông thôn nói riêng trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội.

I. Thời kì phong kiến: 1 Về xã hội:

- Xã hội hình thành nên chế độ phong kiến tức là chế độ địa chủ bóc lột nông dân:

Địa chủ chiếm tư liệu sản xuất, tức là ruộng đất, nông cụ, vân vân, làm của riêng, nhưng họ không cày cấy Nông dân buộc phải mướn ruộng đất của địa chủ, phải nộp tô cho địa chủ, lại còn phải hầu hạ và lễ lạt địa chủ Nông dân không khác gì nô lệ.

Nông dân quanh nǎm tay lấm chân bùn, đầu tắt mặt tối, nhưng vẫn nghèo khổ Địa chủ thì không nhắc chân động tay, mà lại cửa cao nhà rộng, phú quý phong lưu Đó là một chế độ cực kỳ không công bằng

Trang 4

Nông dân vì nghèo khó, không thể nâng cao mức sản xuất Địa chủ thì chỉ lo lấy địa tô, không lo cải thiện sự sản xuất Vì vậy, sản xuất không thể nâng cao

2 Về kinh tế:

- Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.

- Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín; kĩ thuật canh tác lạc hậu - Ruộng đất chủ yếu nằm trong tay địa chủ Họ giao cho những người nông

dân lĩnh canh hoặc nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.

II. Thời kì chiến trang chống Pháp, Mĩ: 1 Về xã hội:

a) Thời kì trước cách mạng tháng tám:

- Thực dân Pháp đã thực hiện một nền giáo dục nô dịch, trên 90% dân số mù chữ Trung bình 1 vạn dân chỉ có 115 học sinh vỡ lòng, 210 học sinh tiểu học, 2 học sinh chuyên nghiệp và đại học

- Cơ sở y tế thiếu thốn và chủ yếu phục vụ cho quân đội viễn chinh Pháp và bọn tay sai phản động Cả nước chỉ có 213 bác sĩ, 335 y sĩ, 264 nữ hộ sinh, bình quân 1 vạn dân mới có 0,23 bác sĩ và y sĩ.

b) Thời kì từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1955:

- Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Chính quyền Cách mạng ra đời chưa có thời gian củng cố, đã phải đương đầu với hàng loạt khó khăn thách thức của “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”

- Cùng với nỗ lực đẩy mạnh sản xuất, sự nghiệp giáo dục-chống giặc dốt được coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, đi đôi với chống giặc ngoại xâm, giặc đói Từ 1946 đến 1954 có 10,5 triệu người thoát nạn mù chữ.

c) Thời kỳ từ năm 1955 đến năm 1975:

Trang 5

- Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nước ta đứng trước một tình hình mới, cách mạng Việt Nam thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược:

Miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, sản xuất công nghiệp từng bước được khôi phục và phát triển.

Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hoàn thành cuộc cách mạng độc lập dân tộc trong cả nước.

- Hoạt động giáo dục, y tế đạt được những thành tựu to lớn

d) Thời kỳ 1976-1986: Thời kì này gọi là “thời kì bao cấp”, nước ta xây dựng theo mô hình chủ nghĩa xã hội giống như Liên Xô (cũ) - Xã hội Việt Nam gần như không giao lưu với phương Tây vì tư tưởng và

vấn đề an ninh Xã hội ít có sự phân hóa giàu nghèo như hiện nay nhưng mức sống của người dân thấp Tất cả sinh viên ra trường đều được nhà nước phân công công việc nên không lo thất nghiệp nhưng không được tự chọn cơ quan làm việc cho mình Thi đậu đại học thời đó rất khó, ngoài học lực, tiêu chuẩn cao và xét cả lý lịch Xã hội có tính cộng đồng cao, sống có người làng nghĩa xóm thân thiết, tối lửa tắt đèn có nhau Đời sống tinh thần không có nhiều loại hình giải trí, cuộc sống bình an nhưng còn nghèo nàn, khó khăn

2 Về kinh tế:

a Thời kỳ trước cách mạng tháng 8:

- Kinh tế Việt Nam chìm đắm trong nghèo nàn và lạc hậu, nhân dân ta phải sống trong cảnh nô lệ và đói nghèo cả về vật chất và tinh thần, 90% dân số mù chữ.

- Các ngành sản xuất vật chất là nông nghiệp và công nghiệp chịu tác động nặng nề của chế độ thực dân kiểu cũ nên rất lạc hậu

- Phần lớn ruộng đất tập trung vào tay bọn địa chủ và chủ đồn điền người Pháp.

- Sản xuất công nghiệp rất nhỏ bé và què quặt, chủ yếu là công nghiệp khai thác mỏ và một số cơ sở công nghiệp nhẹ nhằm bóc lột nguồn nhân công rẻ mạt và vơ vét tài nguyên khoáng sản

Trang 6

b Thời kì từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1955:

- Cùng với nhiệm vụ thực hiện cuộc kháng chiến chống chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, chúng ta đã thực hiện chuyển nền kinh tế tàn tích thực dân, phong kiến và thấp kém thành nền kinh tế dân chủ, độc lập phục vụ nhu cầu kháng chiến và kiến quốc.

- kinh tế nông thôn và sản xuất nông nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng nên cùng với việc động viên nông dân tích cực tăng gia sản xuất,

- Chính phủ đã từng bước thực hiện các chính sách về ruộng đất, giảm tô, giảm tức.

- Công nghiệp và thủ công nghiệp kháng chiến được xây dựng, đặc biệt là công nghiệp quốc phòng đã góp phần không nhỏ đáp ứng nhu cầu chiến đấu và tiêu dùng.

c Thời kỳ từ năm 1955 đến năm 1975:

- Sau khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc (1954), sản xuất công nghiệp từng bước được khôi phục và phát triển Nền kinh tế khôi phục theo đường lối công nghiệp hóa

- Hoạt động thương mại được chú trọng

- Để hỗ trợ cho nông nghiệp và nông thôn khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh và tàn dư của chế độ phong kiến, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương và chính sách kinh tế, tài chính tích cực, trong đó nổi bật nhất là cải cách ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng, 810.000 ha đất nông nghiệp của địa chủ được tịch thu và chia cho nông dân nghèo.

d Thời kỳ 1976-1986:

- Trong 5 năm 1976-1980, trên mặt trận kinh tế, nhân dân Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng: Khắc phục từng bước những hậu quả nặng nề của chiến tranh xâm lược do đế quốc Mỹ gây ra và của cuộc chiến tranh biên giới; khôi phục phần lớn những cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, giao thông ở miền Bắc và xây dựng lại các vùng nông thôn ở miền Nam bị chiến tranh tàn phá.

- Tuy nhiên, kết quả sản xuất trong 5 năm 1976-1980 chưa tương xứng với sức lao động và vốn đầu tư bỏ ra; những mất cân đối của nền kinh tế quốc dân còn trầm trọng; thu nhập quốc dân chưa bảo đảm được tiêu dùng của xã

Trang 7

hội; thị trường, vật giá, tài chính, tiền tệ không ổn định; đời sống của nhân dân lao động còn khó khăn.

- Ngay từ những năm đầu của kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1981-1985), nhiều Nghị quyết và Quyết định quan trọng của Đảng và Chính phủ được ban hành nhằm từng bước sửa đổi cơ chế quản lý đối với kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, kinh tế tư nhân và xóa bỏ quan liêu bao cấp Trước đó, từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1982), bước đầu có cách nhìn mới về nền kinh tế nhiều thành phần, thừa nhận miền Bắc tồn tại 3 thành phần kinh tế là quốc doanh, tập thể và cá thể; miền Nam tồn tại 5 thành phần kinh tế là quốc doanh, tập thể, công tư hợp doanh, tư bản tư nhân và cá thể Đó là bước khởi đầu thay đổi cơ cấu các chủ thể sản xuất kinh doanh, tạo tiền đề cơ bản cho sự phát triển kinh tế thị trường.

III.Tình hình xã hội ở đô thị trước đây:

1 Tìm hiểu về đô thị Việt Nam:

Đô thị là khái niệm chỉ không gian cư trú và hoạt động của cộng đồng cư dân phi nông nghiệp, là trung tâm của một vùng lãnh thổ, của một đơn vị hành chính-lãnh thổ hoặc của đất nước Ngày nay , khái niệm đô thị được dùng ở nhiều cấp độ khác nhau, có thể là vùng đô thị, đơn vị hành chính – lãnh thổ đô thị hoặc chức năng đô thị

Đô thi €hoá (Theo KTS PGS Trần Hùng): đô thi €hoá là một hiện tượng phức tạp diễn ra trên không gian rộng lớn mà người ta có thể biểu thi €qua các yếu tố:

Sự tăng nhanh của t‚ lê €dân số đô thi €trong tổng số dân

Sự tăng số lươn €g đô thi €đồng thời với sự mở rôn €g không gian đô thi € Sự chuyển hoá của lao đôn € g từ đơn giản sang phức tap € , từ công cu €thô sơ sang tinh vi

Sự chuyển hoá từ lối sống dàn trải (mật độ thấp) sang tâp € trung (mật độ cao), từ điều kiện kỹ thuật hạ tầng đơn giản sang điều kiện hạ tầng kỹ thuật phức tạp

Quá trình đô thị hóa diễn ra gắn liền với sự phát triển của xã hội tại các đô thị 2 Đô thị Việt Nam từ thời phong kiến:

Xã hội đô thị bị chi phối sâu sắc bởi sự phân chia giữa các giai cấp tầng lớp với nhau ( giữa tầng lớp bị trị và tầng lớp thống trị )

Trang 8

Thời kì phong kiến , đô thị là một nơi pha trộn giữa một bên là không gian chính trị, được bảo vệ bởi tường thành (thành), và một bên là chợ (thị), nằm trong hoặc nằm bên cạnh thành, là nơi cung cấp cho nhu cầu của thành, nên luôn luôn nhộn nhịp và có nhiều nhà ở của thường dân Một đô thị, ở Việt Nam cũng như ở các nước Viễn Đông khác dưới các triều đại phong kiến, trước hết là sự kết hợp của các nơi chốn, không gian có sự phụ thuộc lẫn nhau, tạo nên sắc thái cho tên gọi thành-thị Theo như cách hiểu như vậy , ta có thể phân tích được : phần “đô” xuất hiện trước kéo theo nó là phần “ thị” xuất hiện nhằm phục vụ trước tiên cho bản thân gia đình những vua chúa, quan lại tầng lớp trên trong xã hội.Các tầng lớp thị dân trong phần “thị” luôn bị chi phối bởi tầng lớp quan lại, quý tộc.

Đô thị cổ ngày xưa có vai trò là trung tâm văn hóa, là nơi hội họp và tổ chức những hoạt động quan trọng của bộ máy chính quyền

Các đô thị cổ (Cổ Loa, Hoa Lư, Thăng Long…) là một căn cứ chính trị hơn là một đô thị ngày nay hay nói cách khác đô thị Việt Nam có chức năng của một trung tâm hành chính, văn hóa (của cả nước hoặc tỉnh, huyện) hơn là chức năng kinh tế.

Xã hội ở đô thị Việt Nam thời phong kiến nhìn chung vẫn mang những nét thuần túy của vùng nông thôn Việt Nam , chưa có sự phân hóa sâu sắc về mặt không gian Bộ máy nhà nước chuyên chế độc quyền , người dân có ít cơ hội phát triển , bị phụ thuộc vào các tầng lớp địa chủ, quan lại , quý tộc.

3 Đô thị Việt Nam thời kì Pháp thuộc:

Trong giai đoạn này, đô thị dược xây dựng theo quy hoạch dưới sự ảnh hưởng của các nước phương Tây , cụ thể là Pháp Sau khi đặt ách thống trị và thực hiện các hành động đàn áp, các chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp cũng được thi hành một cách nhanh chóng và triệt để Dưới ách thống trị cùng những chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp vô cùng tàn bạo và áp bức, xã hội Việt Nam không ngừng bị phân hóa Bên cạnh các giai cấp cũ trong xã hội phong kiến thì hình thành thêm các giai cấp và tầng lớp mới trong xã hội.

- Càng tầng lớp mới xuất hiện ở thành thị gồm có :

Tầng lớp tư sản: Xuất hiện ở cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, tầng lớp này xuất thân từ chủ buôn bán nhỏ, chủ xí nghiệp, nhà thầu… họ cũng bị thực dân Pháp kìm hãm.

Trang 9

Tầng lớp tiểu tư sản thành thị: Đây cũng là bộ phận nhỏ trong xã hội, có nguồn gốc từ chủ xưởng sản xuất nhỏ, viên chức cấp thấp, sinh viên, người làm nghề tự do… Họ là những người có tri thức, nhạy bén với thời thế, sớm có tinh thần cách mạng.

Tầng lớp công nhân: Họ là tầng lớp có nguồn gốc từ nông dân, làm việc tại đồn điền, xí nghiệp, nhà máy…Nhìn chung, đời sống của công nhân vô cùng cực khổ, sẵn sàng đứng lên đấu tranh.

- Hình thành các đô thị với các thị với các thị dân hoạt động công nghiệp như: Hòn Gại, Cẩm Phả, Nam Định , Hải Phòng, Đà Nẵng ,…

- Thành thị theo hướng hiện đại đã ra đời, đây là bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, mang tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ *Văn hóa Châu Âu ảnh hưởng mạnh mẽ đến Hà Nội:

Đối với Thăng Long - Hà Nội - đô thi €tiêu biểu vào bâc € nhất ở Viêt € Nam , có vai trò là trung tâm chính tri € và hành chính , trung tâm kinh tế và trung tâm văn hoá Sự trường tồn của Thăng Long - Hà Nội gắn liền với vị trí chính trị và địa lý của nó “Có thể coi đó là mô €t thành phố thứ nhất hay duy nhất của Viêt € Nam trước và sau khi chủ nghiã tư bản Pháp xâm lươc € ”

Quá trình đô thị hoá của Hà Nội trong thời Pháp thuộc đem lại những chuyển biến về măt € kinh tế : sự thành lâp € của môt € số nhà máy đầu tiên phục vụ €nhu cầu tiêu dùng cho giới tư bản Pháp và quân lính taị Hà Nôị , môt € số xí nghiêp € phuc € vu €cho hê €thống giao thông đô thi, € những chuyển biến mới về giao thông cũng như các phương tiên € giao thông đô thi €

Trong quá trình đô thi €hoá thời Pháp thuôc € , môt € lối sống thi €dân , thể hiên € trong các lĩnh vực của đời sống văn hoá xã hội đã dần dần được hình thành trong các giới thượng lưu và trung lưu Hà Nôị Lối sống này dung hơp € truyền thống kinh kì

thanh lic €h của Thăng Long - Hà Nội cũ với các thành tựu văn minh tư sản phương Tây

Trải qua hai thời kỳ trên có thể hiểu tại các đô thị , người dân chưa được tự mình làm chủ, chưa được hưởng quyền tự do cũng như các quyền lợi từ sự phát triển đô thị đem lại cho họ

IV.Biến đổi xã hội ở nông thôn hiện nay:

Trang 10

- Diện mạo nông thôn khởi sắc rõ rệt, nhân thức về nông thôn mới được tăng cường, đời sống vật chất của hộ gia đình nông thôn thay đổi rõ rệt, từ các trang thiết bị gia đình đến điều kiện nhà ở

- Cùng với sự thay đổi trong hạ tầng , lối sống ở nông thôn cũng thay đổi Do sự phổ cập của tivi, ở nông thôn hầu như không còn hiện tượng xem nhờ tivi như thập niên 90.Các sinh hoạt buổi tối đã thu hẹp lại trong không gian gia đình

- Nhiều người thoát ly sản xuất nông nghiệp và đến lao động tại các nhà máy như một công nhân thực thụ Hay đơn giản trong lao động của người dân cũng áp dụng nhiều phương pháp mới đem lại nhiều hiệu quả cao

- Nông nghiệp phát triển với nhịp độ khá cao theo hướng tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả; kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng

nhanh Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao, như gạo, cà phê, cao su, hạt điều, hồ tiêu, gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản , đứng nhóm hàng đầu thế giới Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường.

- Thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn tăng gấp 3 lần từ 2010 đến 2018 Kết quả giảm nghèo đạt nhiều thành tựu ấn tượng T‚ lệ hộ nghèo của cả nước, nhất là vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn giảm nhanh được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

*Bên cạnh nhưng thành tựu , nông thôn Việt Nam phải đối nặt với nhiều khó khăn:

Diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp.

Khoảng cách chênh lệch về kết quả xây dựng giữa các vùng còn khá lớn Tình trạng ô nhiễm môi trường có xu hướng trầm trọng hơn.

Tệ nạn xã hội gia tăng.

Giá trị văn hoá truyền thống bị phai nhạt Tính gắn kết cộng đồng bị xói mòn.

Ngày đăng: 13/04/2024, 22:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w