1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài liên hệ thực tiễn công tác triển khai đào tạo và phát triển nhân lực tại vietnam airlines

50 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 3,98 MB

Cấu trúc

  • I- CƠ SỞ LÝ THUYẾT (7)
    • 1. Khái niệm, vai trò của triển khai đào tạo và phát triển nhân lực (7)
      • 1.1. Khái niệm triển khai đào tạo và phát triển nhân lực (7)
      • 1.2. Vai trò của triển khai đào tạo và phát triển nhân lực (7)
    • 2. Nội dung triển khai đào tạo và phát triển nhân lực tại tổ chức/doanh nghiệp (8)
      • 2.1. Triển khai đào tạo và phát triển nhân lực bên ngoài tổ chức/doanh nghiệp (8)
      • 2.2. Triển khai đào tạo và phát triển nhân lực bên trong tổ chức/ doanh nghiệp (10)
  • II- LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆC TRIỂN KHAI ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TẠI (16)
    • 1. Khái quát về doanh nghiệp Vietnam Airlines (16)
      • 1.1. Giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp (16)
      • 1.2. Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nhân lực tại doanh nghiệp (19)
    • 2. Thực tiễn việc triển khai đào tạo bên ngoài doanh nghiệp (21)
      • 2.1. Lựa chọn đối tác (21)
      • 2.2. Ký kết hợp đồng đào tạo với đối tác (27)
      • 2.3. Theo dõi tiến độ thực hiện (30)
    • 3. Thực tiễn việc triển khai đào tạo bên trong doanh nghiệp (32)
      • 3.1. Lập danh sách đối tượng được đào tạo & phát triển và mời giảng viên (32)
      • 3.2. Thông báo danh sách và tập trung đối tượng được đào tạo & phát triển (34)
      • 3.3. Chuẩn bị các tài liệu, cơ sở vật chất và các điều kiện khác (34)
      • 3.4. Tiến hành đào tạo và phát triển nhân lực trong công việc (38)
      • 3.5. Thực hiện chính sách đãi ngộ cho các đối tượng liên quan (41)
    • 4. Đánh giá việc triển khai đào tạo và phát triển nhân lực tại doanh nghiệp (42)
      • 4.1. Những kết quả và thành tựu đã đạt được (42)
      • 4.2. Ưu điểm (45)
      • 4.3. Hạn chế (46)
  • III- ĐỀ XUẤT (47)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (50)

Nội dung

Nhận thức được tầm quan trọng của việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong quá trình tạo lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững của doanh nghiệp, nhóm 5 đã nghiên cứu và thực h

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Khái niệm, vai trò của triển khai đào tạo và phát triển nhân lực

1.1 Khái niệm triển khai đào tạo và phát triển nhân lực

Triển khai đào tạo và phát triển nhân lực là quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và phát triển nhân lực nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của tổ chức/doanh nghiệp

Từ khái niệm trên có thể thấy:

Thứ nhất, triển khai đào tạo và phát triển nhân lực là quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và phát triển nhân lực tại tổ chức/doanh nghiệp

Thứ hai, tổ chức/doanh nghiệp có thể lựa chọn triển khai đào tạo và phát triển nhân lực bên trong hay bên ngoài doanh nghiệp

Thứ ba, quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và phát triển nhân lực cần sử dụng các nguồn lực của tổ chức/doanh nghiệp.

Thứ tư, triển khai đào tạo và phát triển nhân lực thuộc trách nhiệm của các cấp quản trị, bộ phận hoặc cá nhân phụ trách công tác đào tạo và phát triển nhân lực của tổ chức/doanh nghiệp

Thứ năm, triển khai đào tạo và phát triển nhân lực nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của tổ chức/doanh nghiệp

Thứ sáu, triển khai đào tạo và phát triển nhân lực có thể khác nhau đối với từng tổ chức doanh nghiệp, tùy thuộc quan điểm của các nhà quản trị cấp cao đối với hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực, quy mô, lĩnh vực hoạt động, khả năng tài chính, năng lực người lao động của tổ chức/doanh nghiệp

1.2 Vai trò của triển khai đào tạo và phát triển nhân lực

Triển khai đào tạo và phát triển nhân lực thể hiện một số vai trò cơ bản sau:

Một là, triển khai đào tạo và phát triển nhân lực đóng vai trò quan trọng để thực hiện mục tiêu đã được xác định trong các sản phẩm của giai đoạn hoạch định đào tạo và phát triển nhân lực như: Chiến lược kế hoạch tổng thể về đào tạo và phát triển nhân lực, chính sách, chương trình và kế hoạch chi tiết đảo tạo và phát triển nhân lực đã được xây dựng Quá trình triển khai đào tạo và phát triển nhân lực cần đạt được mục tiêu của bản thân quá trình đào tạo và phát triển nhân lực (số lượng khóa đào tạo, số lượng nhân lực được đào tạo, mức độ đạt được trong kết quả học tập, ) và mục tiêu của doanh nghiệp từ đảo tạo và phát triển nhân lực (tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng lợi nhuận, giảm tỷ lệ sản phẩm lỗi, giảm tỷ lệ tai nạn lao động, ).

Hai là, triển khai đào tạo và phát triển nhân lực giúp phát hiện các sai lệch trong chiến lược/kế hoạch tổng thể về đào tạo và phát triển nhận lực, chính sách, chương trình và kế hoạch chi tiết đào tạo và phát triển nhân lực để từ đó tổ chức/doanh nghiệp có các hành động điều chỉnh thích hợp trước khi vấn đề trở nên nghiêm trọng

Ba là, triển khai đào tạo và phát triển nhân lực giúp gia tăng khả năng thích ứng của tổ chức/doanh nghiệp trước những biến động của môi trường Tổ chức/doanh nghiệp không tồn tại biệt lập mà thường xuyên tác động qua lại với môi trường Những sự thay đổi từ môi trường kinh doanh có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ, đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của bản thân tổ chức/doanh nghiệp

Bốn là, triển khai đào tạo và phát triển nhân lực là một trong những hoạt động giúp tạo cơ sở cho việc thiết lập, xây dựng và hoàn thiện mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, gia tăng sự gắn bỏ của người lao động với doanh nghiệp và góp phần thiết lập quan hệ lao động lành mạnh trong tổ chức/doanh nghiệp

Năm là, triển khai đào tạo và phát triển nhân lực đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng tổ chức học tập Xây dựng tổ chức học tập là một chiến lược dài hạn đối với một tổ chức, quá trình này phải được bắt đầu với tầm nhìn, tư duy của lãnh đạo, đây được coi là yếu tố dẫn dắt Triển khai đào tạo và phát triển nhân lực hướng tới xây dựng một tổ chức học tập chính là quá trình thực hiện các chương trình, công cụ để kích thích khả năng, nhu cầu, tinh thần tự học của người lao động.

Nội dung triển khai đào tạo và phát triển nhân lực tại tổ chức/doanh nghiệp

2.1 Triển khai đào tạo và phát triển nhân lực bên ngoài tổ chức/doanh nghiệp

Lựa chọn tổ chức cung ứng dịch vụ đào tạo và phát triển nhân lực là quá trình tìm kiếm và xác định được các đối tác phù hợp ở bên ngoài tổ chức/doanh nghiệp, đây là những đối tác có khả năng cung ứng dịch vụ đào tạo đáp ứng yêu cầu và mục tiêu mà tổ chức/doanh nghiệp đã đặt ra Để lựa chọn tổ chức cung ứng dịch vụ đào tạo và phát triển nhân lực phù hợp, tổ chức/doanh nghiệp cần thực hiện một số công việc cụ thể như sau: (i) Thu thập thông tin về tổ chức cung ứng dịch vụ đào tạo

Thông tin về đối tác là các tổ chức cung ứng dịch vụ cần được thu thập đảm bảo đa dạng, chính xác và khách quan Trong đó, tổ chức/doanh nghiệp nên thu thập các thông tin về các dịch vụ đào tạo và phát triển nhân lực mà đối tác có khả năng cung cấp, uy tín của đối tác, năng lực đội ngũ giảng viên của đối tác, cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị đào tạo của đối tác, chi phí của gói dịch vụ đào tạo, Để có đầy đủ các thông tin khách quan, trung thực và chính xác về đối tác cung ứng dịch vụ đào tạo và phát triển nhân lực, doanh nghiệp cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau: trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, MXH; thông tin từ người quen, những người trong nghề, những người đã hoặc đang tham gia quá trình đào tạo của các đối tác hay phỏng vấn các chuyên gia về đào tạo có kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng về một đối tác đào tạo nào đó; thông tin đánh giá từ việc cử cán bộ quản lý đào tạo đến tận cơ sở đào tạo để tìm hiểu thực tế (ii) Lập danh sách các tổ chức cung ứng dịch vụ đào tạo

Trong bước này, chuyên viên phụ trách cần đưa ra những nhận xét và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của từng đối tác dựa trên các thông tin đã thu thập được từ nhiều nguồn

(iii) Tiến hành lựa chọn và phê duyệt danh sách tổ chức cung ứng dịch vụ phù hợp với mục tiêu và yêu cầu đào tạo của tổ chức/doanh nghiệp:

Tùy thuộc vào sự phân cấp quản lý ở tổ chức/doanh nghiệp mà công tác tiến hành lựa chọn và phê duyệt danh sách tổ chức cung ứng dịch vụ đào tạo nhân lực sẽ do cán bộ đào tạo, trưởng phó bộ phận đào tạo, trưởng phó bộ phận nhân sự hay cán bộ lãnh đạo thực hiện Việc lựa chọn những đối tác này có thể được thực hiện bằng phương pháp đơn giản hoặc phương pháp thang điểm

2.1.2 Ký kết hợp đồng đào tạo với đối tác

Ký kết hợp đồng với đối tác nhằm xác định rõ các mục tiêu, yêu cầu và các ràng buộc của quá trình đào tạo mà tổ chức/doanh nghiệp và đối tác phải thực hiện, đảm bảo tính pháp lý của quá trình đào tạo Tuỳ theo thỏa thuận của hai bên mà việc soạn thảo hợp đồng có thể do tổ chức/doanh nghiệp hoặc do đối tác cung ứng dịch vụ thực hiện Dự thảo của hợp đồng sẽ được hai bên cùng trao đổi, sửa chỉnh và thống nhất trên cơ sở đảm bảo chấp hành đúng quy định của pháp luật hiện hành cũng như mục tiêu của mỗi bên

Xét về mặt hình thức, hợp đồng dịch vụ đào tạo đảm bảo quy cách trình bày văn bản, trong đó bao gồm: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên và số hợp đồng, căn cứ, thông tin của tổ chức/doanh nghiệp và đối tác cung ứng dịch vụ, các điều khoản cụ thể quy định quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên

Xét về mặt nội dung, tùy thuộc vào loại dịch vụ đào tạo mà các điều khoản được đề cập trong hợp đồng sẽ khác nhau Thông thường, điều khoản trong hợp đồng sẽ đề cập đến một số vấn đề sau: Mục tiêu và kết quả đào tạo; Nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo; Thời gian và tiến độ đào tạo; Kinh phí đào tạo; Quy định về giảng viên; Bằng cấp chứng chỉ; Dịch vụ sau đào tạo

2.1.3 Theo dõi tiến độ thực hiện

Theo dõi quá trình triển khai đào tạo và phát triển nhân lực được thực hiện thông qua các hoạt động như: Xác định tình hình thực hiện các công việc so với yêu cầu đặt ra, phát hiện sai lệch và thực hiện các biện pháp điều chỉnh kịp thời Hoạt động này cần được thực hiện bởi chuyên viên đào tạo bộ phận đào tạo trong suốt quá trình triển khai các công việc như: Lựa chọn, ký hợp đồng với đối tác và đối tượng liên quan; truyền thông trong triển khai đào tạo và phát triển nhân lực; chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống học - liệu và các điều kiện khác; tiến hành đào tạo và phát triển nhân lực; triển khai hoạt động khen thưởng và kỷ luật với các đối tượng liên quan.

Trưởng bộ phận nhân sự/đào tạo, chuyên viên phụ trách đào tạo có thể sử dụng công cụ checklist trong theo dõi triển khai đào tạo và phát triển nhân lực Checklist là danh sách công việc cụ thể cần thực hiện, thời gian và bộ phận/cá nhân phụ trách khi triển khai đào tạo và phát triển nhân lực nhằm hướng tới mục tiêu đã đặt ra

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, các ứng dụng giúp quản lý liên quan đến checklist công việc được phát triển và ứng dụng có hiệu quả trong công tác triển khai đào tạo và phát triển nhân lực Dựa trên các ứng dụng này, nhân lực phụ trách đào tạo có thể dễ dàng kiểm soát công việc đã, đang và sẽ phải thực hiện, tỷ lệ phần trăm công việc đã hoàn thành, bên cạnh đỏ tương tác giữa các cá nhân thực hiện công việc diễn và nhanh chóng hơn Một số ứng dụng phổ biến như: Google Docs, Google Spreadsheets, GitHub, Trello, Các ứng dụng thường được thiết kế để sử dụng trên trình duyệt web hoặc ứng dụng trên thiết bị di động, mang lại sự thuận tiện cho người sử dụng

2.2 Triển khai đào tạo và phát triển nhân lực bên trong tổ chức/ doanh nghiệp

2.2.1 Lập danh sách đối tượng được đào tạo & phát triển và mời giảng viên

* Lập danh sách đối tượng được đào tạo & phát triển

Dựa vào các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn đối với từng đối tượng được đào tạo và phát triển nhân lực, doanh nghiệp sẽ tiến hành lập danh sách những đối tượng được đào tạo và phát triển Các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn này thường quy định về tuổi đời, thời gian công tác tại doanh nghiệp, bằng cấp, trình độ chuyên môn, thành tích đạt được, có ý thức chấp hành đầy đủ các nội quy, quy chế, cả cam kết sau quá trình đào tạo và quy định những khóa đào tạo không cần đáp ứng các tiêu chuẩn

Tùy từng chương trình cụ thể mà đối tượng sẽ được xác định ở phạm vi rộng hay hẹp Đối tượng của chương trình đào tạo và phát triển có thể là toàn bộ nhân lực của tổ chức/doanh nghiệp, nhân lực ở một bộ phận hay được xác định theo từng chức danh cụ thể như: Nhà quản trị (cấp cao, cấp trung, cấp cơ sở), nhân viên bán hàng, nhân viên mua hàng, kế toán,

Giảng viên không chỉ đơn thuần là người làm công tác giảng dạy, người truyền thụ mà còn đóng nhiều vai trò quan trọng trong quá trình triển khai đào tạo và phát triển nhân lực như: tham gia xây dựng hệ thống học liệu, truyền đạt, cung cấp kiến thức, kỹ năng, thông tin đến người học; điều phối, hướng dẫn, thúc đẩy quá trình học tập của người học Chính vì vậy, lựa chọn giảng viên phù hợp là một trong những yếu tố quyết định thành công của quá trình triển khai đào tạo và phát triển nhãn lực Tổ chức/doanh nghiệp có thể hợp tác với các giảng viên, chuyên gia thuê ngoài hoặc chủ động trong xây dựng nguồn giảng viên nội bộ Để lựa chọn những giảng viên phù hợp, cần phải có những tiêu chuẩn lựa chọn rõ ràng, cụ thể như: Trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp và kinh nghiệm giảng dạy, phẩm chất cá nhân tùy theo mục tiêu, yêu cầu, hình thức, phương pháp và nội dung giảng dạy cũng như đối tượng người học của khoa học hay lớp học

- Đối với giảng viên nội bộ, đây là đội ngũ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống đào tạo và phát triển tại mỗi tổ chức/doanh nghiệp Giảng viên nội bộ góp phần tạo ra sự chủ động trong các hoạt động đào tạo cũng như phát triển văn hóa học tập tại tổ chức/doanh nghiệp Chính vì vậy, tổ chức/doanh nghiệp cần quan tâm phát triển nguồn giảng viên nội bộ thông qua các hoạt động quy hoạch, đào tạo và thực hiện những cam kết, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giảng viên nội bộ.

LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆC TRIỂN KHAI ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TẠI

Khái quát về doanh nghiệp Vietnam Airlines

1.1 Giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp

Tổng công ty Hàng không Việt Nam Vietnam Airlines được thành lập vào ngày -

27 tháng 5 năm 1995 trên cơ sở liên kết với hơn 20 doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động dịch vụ kinh doanh hàng không Vietnam Airlines là đơn vị nhà nước hoạt động chuyên ngành về vận tải hàng không và các dịch vụ liên quan đảm bảo cho khai thác và vận chuyển hành khách và hàng hóa an toàn hiệu quả

Tính đến cuối năm 2021 thì tổng số lao động của Vietnam Airlines lên đến hơn

18000 người với nhiều tiến sĩ, thạc sĩ, nhân viên kỹ thuật và đông đảo phi công tiếp viên hàng không, Trong số đó có hơn 500 lao động mang nhiều quốc tịch khác nhau trên thế giới, trong đó có hơn 200 phi công và tiếp viên hàng không mang quốc tịch nước ngoàiSố còn lại là chủ yếu làm việc tại các văn phòng đại diện của Vietnam Airlines tại nước ngoài Giữ vai trò chủ lực trong giao thông hàng không Việt Nam, trải qua hơn 20 năm không ngừng phát triển, Vietnam Airlines đã khẳng định vị thế là một Hãng hàng không quốc gia có quy mô hoạt động toàn cầu và có tầm cỡ tại khu vực Năm 2015 đánh dấu bước ngoặt lớn của Vietnam Airlines khi chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động sang công ty cổ phần, qua đó mối quan hệ gắn bó với các cổ đông được thể hiện mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của Vietnam Airlines

Vietnam Airlines cam kết sẽ luôn đồng hành cùng các cổ đông, minh bạch công khai thông tin, duy trì và nâng cao các kênh đối thoại mở với cổ đông, tổ chức hoạt động kinh doanh an toàn, chất lượng và có hiệu quả trên cơ sở cân đối hài hòa lợi ích của cổ đông với việc đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước

● Lịch sử hình thành o Năm 1993: Thành lập Hãng hàng không quốc gia Việt Nam o Năm 1995: Thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam lấy Hãng hàng không quốc gia Việt Nam làm nòng cốt và gồm 20 doanh nghiệp trong ngành o Năm 2002: Giới thiệu biểu tượng mới Bông Sen Vàng gắn với các cải tiến vượt - trội về chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng bay và nâng cấp đội bay o Năm 2010: Chính thức là thành viên thứ 10 của Liên minh hàng không Skyteam o 07/2015: Trở thành hãng hàng không đầu tiên của Châu Á và thứ 2 trên thế giới tiếp nhận máy bay thế hệ mới Airbus A350 900, đồng thời ra mắt hệ thống nhận diện - thương hiệu mới o 01/2017: Cổ phiếu Vietnam Airlines chính thức giao dịch trên sàn chứng khoán UPCOM với mã chứng khoán HVN, giá trị vốn hóa nằm trong top đầu của thị trường o Năm 2018:

07/2018: Nhận chứng chỉ Skytrax lần 3 liên tiếp là Hãng hàng không quốc tế 4 sao (2016,2017,2018) o Năm 2019:

08/2019: Nhận máy bay Boeing B787 10 Dreamliner đầu - tiên - máy bay thân rộng lớn nhất thế giới của Boeing o 07/2020: Nhận chứng chỉ 5 sao cao nhất về an toàn phòng chống dịch Covid 19 của - Skytrax o 11/2021: Khai trương đường bay thẳng thường lệ Việt Nam - Hoa Kỳ. o 11/2022: Hội đồng Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại lần thứ VIII đã trao giải Nhì cho tác phẩm phim hướng dẫn an toàn bay “Âm vang đồng điệu” và giải Khuyến khích MV “Nhanh lên nhé” của Vietnam Airlines trong hạng mục video clip

● Tầm nhìn và sứ mệnh của Vietnam Airlines o Giữ vững vị thế của Vietnam Airlines là doanh nghiệp hàng không số 1 tại Việt Nam o Tập đoàn các hãng hàng không VNA Group giữ thị phần nội địa số 1 tại Việt Nam - (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO) o Vietnam Airlines là hãng hàng không quốc gia, lực lượng vận tải chủ lực tại Việt Nam, hãng hàng không hàng đầu châu Á được khách hàng tin yêu lựa chọn. o Cung cấp dịch vụ hàng không chất lượng cao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu đa dạng của khách hàng o Tạo dựng môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, hiệu quả, nhiều cơ hội phát triển cho người lao động o Kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo lợi ích bền vững cho cổ đông

● Giá trị cốt lõi o An Toàn là số 1, nền tảng cho mọi hoạt động o Khách hàng là trung tâm, VNA thấu hiểu sự phát triển của tổ chức gắn liền với sự tin yêu của khách hàng o Người lao động là tài sản quý giá nhất Mọi chính sách đãi ngộ được xây dựng trên cơ sở công bằng và lợi ích xứng đáng để duy trì sự gắn kết và tạo sức mạnh đoàn kết trong tổ chức Lấy sáng tạo là phương châm đổi mới, Vietnam Airlines luôn đổi mới không ngừng trên mọi lĩnh vực với tư duy đột phá để đạt được thành công lớn o Không ngừng sáng tạo o Tập đoàn hàng không có trách nhiệm

Hình ảnh bông sen vàng với diện mạo hoàn chỉnh nhất xuất hiện lần đầu trên bầu trời Việt Nam vào ngày 20/10/2002 Việc cho ra đời biểu tượng trên là một vấn đề mang tính chiến lược của Vietnam Airlines, được khởi nguồn từ năm 1993 Trước đó, từ năm

1990 hình ảnh con cò bay qua trăng rằm được dùng làm biểu tượng của hãng hàng không này Tuy nhiên nhiều ý kiến khách quan cho rằng Vietnam Airlines logo không nổi bật, ý nghĩa xuất xứ của con cò cũng hơi “mờ nhạt” Đây chính là lý do để những người thực hiện chương trình đắn đo, sàng lọc từ các biểu tượng cây tre, cây lúa, mặt trống đồng…trước khi chọn ra biểu tượng hoa sen

Bông sen vàng – Logo Vietnam Airlines là sáng tác của họa sĩ Victor Kubo, người Nhật Bản Hình ảnh hoa sen thể hiện sự hoàn mỹ và khai sáng, vừa thiêng liêng cao quý vừa đời thường, vừa mềm mại duyên dáng vừa đĩnh đạc, vững chãi Màu vàng mang đến sự hoàn hảo, sang trọng và chất lượng

Năm 1997, những người thực hiện dự án của Vietnam Airlines đã cho sơn thử logo mới lên một chiếc máy bay mô hình để trưng cầy ý kiến các nhà chuyên mồn, học giả, khách hàng…Qua thời gian tổng hợp các phản hồi từ dư luận, cuối cùng đến năm 2002 Vietnam Airlines quyết định chọn hình ảnh Bông Sen Vàng thay cho logo cũ nhân sự kiện mở rộng mạng đường bay và nâng cấp đội máy bay để cải tiến chất lượng dịch vụ Đến năm 2015, Vietnam Airlines tiếp tục làm mới logo bằng việc thay đổi phông chữ và tỷ lệ Theo đánh giá của hãng, khoảng thời gian 10 năm là đủ dài để làm mới hệ thống nhận diện và lần đổi logo này cũng là mốc để đánh dấu sự kiện Vietnam Airlines nâng cấp thành hãng hàng không 4 sao trong năm 2015

● Một số thành tựu o 2016: "Hãng hàng không hàng đầu Châu Á về bản sắc văn hoá" và "Hãng hàng không có hạng Phổ thông hàng đầu Châu Á" bởi World Travel Awards Ngoài ra vào năm này Vietnam Airlines được vào Top 3 Hãng hàng không tiến bộ nhất thé giới (SKYTRAX) và Top 4 hãng hàng không khu vực Đông Nam Á có lưu lượng vận chuyển hành khách đạt trên 20 triệu lượt (CAPA) o 2017: "Hãng hàng không của năm tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương" bởi CAPA- Center for Aviation "Hãng hàng không hàng đầu thế giới về bản sắc văn hoá" và "Hãng hàng không hàng đầu thế giới về hạng Phổ thông đặc biệt" bởi World Travel Awards 2017 o 2018: Nằm trong top những Hãng hàng không lớn được yêu thích nhất châu Á năm

2018 (Traveler’ Choice Major Airlines – Asia 2018) do Tripadvisor bình chọn và

Hãng hàng không 4 sao toàn cầu do tổ chức APEX (The Airline Passenger Experience Association) trao tặng o 2021: Hãng hàng không đạt chứng chỉ 5 sao của Skytrax về độ an toàn giữa đại dịch Covid-19 o 2022: Vietnam Airlines xếp thứ 48 trong 100 hãng hàng không tốt nhất thế giới Ngoài ra, còn có một loạt các giải thưởng trong nước như Giải thưởng Thương hiệu quốc gia năm 2022 do Bộ Công thương Việt Nam trao; Top 10 Thương hiệu được giới thiệu nhiều nhất năm 2022 Vietnam Airlines đứng thứ 1; Top 10 Thương hiệu - tốt nhất Việt Nam (Best Brands 2022) – Vietnam Airlines đứng thứ 2, do công ty phân tích dữ liệu và nghiên cứu thị trường quốc tế Yougov trao tặng

Là một hãng hàng không quốc tế năng động, hiện đại và mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam, trong suốt hơn 20 năm phát triển với tốc độ tăng trưởng ở mức hai con số, Vietnam Airlines đã và đang dẫn đầu thị trường hàng không Việt Nam - một trong những thị trường nội địa có sức tăng trưởng nhanh nhất thế giới Là hãng hàng không hiện đại với thương hiệu được biết đến rộng rãi nhờ bản sắc văn hóa riêng biệt, Vietnam Airlines đang hướng tới trở thành hãng hàng không quốc tế chất lượng 5 sao dẫn đầu khu vực châu Á

1.2 Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nhân lực tại doanh nghiệp

Vietnam Airlines kinh doanh trên thị trường ngành hàng không đang có nhiều cơ hội mới để có thể phát triển bền vững với các điều kiện lợi thế dân số đông cùng với sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu, xu hướng hội nhập giao thương quốc tế và cơ sở sản xuất lớn mạnh, Tuy nhiên, đây cũng là môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt, áp lực và đầy khắt khe khiến công ty cần phải cố gắng và nỗ lực về mọi mặt để có thể đứng vững trên thị trường suốt bao năm qua Về công nghệ, Vietnam Airlines triển khai đẩy mạnh các giải pháp công nghệ thông tin đổi mới công nghệ nhằm tiến tới mục tiêu trở thành Hãng hàng không số, nghiên cứu ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực nhằm tối ưu hóa quy trình làm việc, tiết kiệm chi phí Về văn hóa doanh nghiệp, công ty đã xây dựng văn hóa an toàn với sự trung thực, đề cao tính kỷ luật và an toàn là trên hết Thực trạng nhân lực của Tổng công ty tính đến 31/12/2021 là 18.978 người bao gồm 5.626 của Công ty mẹ và 13.352 người của công ty con, công ty liên kết Bên cạnh đó, công ty còn có nguồn tài chính vững mạnh có thể đáp ứng được những hoạt động kinh doanh của công ty Như vậy, có thể thấy, đứng trước môi trường kinh doanh nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức, doanh nghiệp rất cần thực hiện hoạt động đảo tạo và phát triển nhân lực Đồng thời, doanh nghiệp cũng có những điều kiện thuận lợi về nhiều mặt nên có thể tiến hành đào tạo và phát triển nhân lực một cách dễ dàng khi cần thiết

Thực tiễn việc triển khai đào tạo bên ngoài doanh nghiệp

2.1 Lựa chọn đối tác Đối với công tác triển khai đào tạo bên ngoài doanh nghiệp, Vietnam Airlines đã đặt ra những yêu cầu trong việc lựa chọn đối tác, bao gồm:

- Thứ nhất, đối tác phù hợp ở bên ngoài doanh nghiệp: Vietnam Airlines xác định đây là những tổ chức/ doanh nghiệp đang hoạt động về lĩnh vực đào tạo ở bên ngoài doanh nghiệp Những doanh nghiệp này phải có mức độ uy tín cao và hai bên có thể cùng hợp tác, liên kết để có thể chia sẻ nhiều giá trị trong hoạt động đào tạo cho doanh nghiệp

- Thứ hai, có khả năng cung ứng dịch vụ đào tạo đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra: Vietnam Airlines nhận định doanh nghiệp luôn lựa chọn những đối tác có khả năng cung ứng dịch vụ đào tạo chất lượng như: khả năng tổ chức đào tạo, năng lực giảng dạy tốt, cơ sở vật chất phục vụ tốt cho công tác đào tạo, … Và hơn hết, các đối tác này có khả năng thỏa mãn những nhu cầu, đáp ứng tốt các mục tiêu đào tạo để từ đó góp phần giúp Vietnam Airlines hoàn thành tốt các chiến lược nhân sự

Hiện nay, có rất nhiều và đa dạng các tổ chức cung ứng dịch vụ đào tạo; đó có thể là các tổ chức trong lĩnh vự đào tạo hoặc tổ chức đào tạo thuộc hệ thống đào tạo xã hội như các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề, … Các đối tác này có thể cung cấp đa dạng các dịch vụ đào tạo, vậy nên để lựa chọn được đối tác đào tạo phù hợp với yêu cầu và mục tiêu doanh nghiệp, Vietnam Airlines đã xây dựng quy trình cụ thể, rõ ràng và tiến hành thực hiện cẩn thận Quy trình này bao gồm các bước:

Bước 1: Thu thập thông tin về tổ chức cung ứng dịch vụ đào tạo

Hiện nay, Vietnam Airlines đang tiến hành thu thập thông tin theo hai loại hình tổ chức cung ứng dịch vụ đào tạo đó là:

- Các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực đào tạo hàng không

- Các tổ chức đào tạo thuộc hệ thống đào tạo xã hội như các trường đại học, cao đẳng,

Trước hết, Vietnam Airlines tiến hành thu thập thông tin về các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực đào tạo hàng không, gồm có: Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật hàng không (AESC), Học viện Hàng không Việt Nam (VAA) và Học viện hàng không Singapore (Singapore Aviation Academy ) Đối với các tổ chức này, Vietnam Airlines đã tiến hành thu thập thông tin theo các căn cứ như sau:

Các căn cứ Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật hàng không (AESC)

Học viện Hàng không Việt Nam (VAA)

Thông tin về các dịch vụ đào tạo và phát triển nhân lực

AESC cung cấp việc huấn luyện đào tạo phi công, đào tạo kỹ thuật hàng không

VAA cung cấp cấp các chương trình đào tạo như: Quản lý hoạt động bay, Công nghệ Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa, Kỹ thuật hàng không, …

SAA cung cấp đào tạo về quản lý hàng không, an toàn và a ninh hàng không dịch vụ không lưu và dịch vụ khẩn cấp sân bay

Thông tin về uy tín đối tác Đội ngũ các chuyên gia được phê chuẩn trong lĩnh vực hàng không,

AESC là cơ sở đào tạo kỹ thuật hàng không được

VAA là cơ sở giáo dục đại học đầu ngành trong hệ thống giáo dục đại học của cả nước, với bề dày 45 năm đào tạo về lĩnh vực hàng không dân dụng, giữ vai trò quan trọng trong việc đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho ngành hàng không Việt Nam

SAA đã có hơn 60 năm kinh nghiệm trong việc đào tạo các chuyên gia hàng không chất lượng Được công nhận là một trong những trường hàng không hàng đầu châu Á và thế giới

Thông tin về cơ sở vật chất,

AESC có cơ sở vật chất hiện đại bao gồm các phòng học lý thuyết,

VAA hiện đang có Trung tâm đào tạo phi công cơ bản và có nhiều

SAA có môi trường học tập tốt với cơ sở vật chất hiện đại và kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ đào tạo của đối tác phòng thực hành cơ khí hàng không và thực hành điện điện tử với các học cụ phong phú, hiện đại giúp học viên nắm bắt các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp một cách nhanh chóng và sát với thực tế khóa đào tạo phi công từ năm 2007

Cơ sở vật chất của Học viện được đẩy mạnh theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa các phòng mô phỏng, thực hành hiện đại

Thông tin về đội ngũ năng lực giảng viên của tổ chức

AESC có đội ngũ giảng viên được phê chuẩn trong lĩnh vực hàng không

VAA có đội ngũ giảng viên ngày càng phá triển về cả số lượng và chất lượng, giảng viên có trình độ cao và dày dặn kinh nghiệm

SAA có đội ngũ giảng viên chất lượng hàng đầu, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng không

Thông tin về chi phí Khoảng 80 - 160 triệu đồng/ năm Khoảng 50 triệu - 150 triệu đồng/ năm Khoảng 2.700 - 8.600

SGD (48 triệu - 160 triệu đồng/ năm)

Sau đó, Vietnam Airlines thực hiện thu thập thông tin của các tổ chức đào tạo thuộc hệ thống đào tạo xã hội như các trường đại học, cao đẳng, … Vietnam Airlines đã triển khai việc thu thập thông tin của các trường đại học theo các căn cứ như sau:

Các căn cứ Đại học RMIT Đại học Khoa học & Công nghệ

Thông tin về các dịch vụ đào RMIT cung cấp chương trình đào tạo cử nhân cho các ngành: Công USTH cung cấp các chương trình đào tạo về ngành kỹ thuật hàng tạo và phát triển nhân lực nghệ thông tin, kỹ sư, hàng không, quản trị, không, ngành công nghệ kỹ thuật cơ điên tử, …

Thông tin về uy tín đối tác RMIT nằm trong top 150 các trường đại học tốt nhất toàn cầu theo bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới QS

Hệ thống giáo dục chất lượng, và cung ứng nguồn nhân lực cao cho các ngành như: công nghệ, kỹ thuật, truyền thông, digital, …

USTH là trường đại học tiên phong tại châu Á đào tạo theo tiến trình Bologna, mô hình được áp dụng rộng rãi tại hơn 45 quốc gia châu Âu

Chương trình đào tạo của Trường được Hội đồng cấp cao về đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học (HCERES) – Tổ chức kiểm định giáo dục hàng đầu của Pháp và Châu Âu công nhận đạt chuẩn

Thông tin về cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ đào tạo của đối tác

RMIT được trang bị cơ sở vật chất đẳng cấp quốc tế, với các phòng học hiện đại, giảng đường chuyên dụng, phòng thực hành và nhiều không gian đặc biệt khác hỗ trợ các hoạt động giảng dạy và học tập

USTH có cơ sở vật chất hiện đại được đồng bộ, hệ thông thống máy móc hiện đại theo chuẩn quốc tế

Thông tin về đội ngũ năng lực giảng viên của tổ chức Đội ngũ giảng viên giàu năng lực cùng bề dày kinh nghiệm tại

RMIT Việt Nam liên tục cộng tác với đồng nghiệp tại RMIT

Melbourne để mang đến chất lượng giảng dạy tốt nhất cho các ngành học Đội ngũ giảng viên chất lượng cao đến từ Việt Nam, Pháp và các nước Châu Âu

Thông tin về chi phí Khoảng 13.644 $ (Hơn 300 triệu đồng/ năm) Khoảng 52 triệu đến 155 triệu -

Bước 2: Lập danh sách các tổ chức cung ứng

STT Danh sách đối tác cung ứng dịch vụ đào tạo Điểm mạnh Điểm yếu Ghi chú

Dịch vụ Kỹ thuật hàng không

Cơ sở vật chất hiện đại Giảng viên được phê chuẩn

Chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc đào tạo phi công, đào tạo kỹ thuật hàng không so với VAA

2 Học viện Hàng không Việt Nam

- Kinh nghiệm 45 năm trong việc đào tạo về lĩnh vực hàng không dân dụng, cung cấp nhiều nguồn nhân lực chất lượng cho ngành hàng không Việt Nam

- Quy trình thực hiện chương trình đào tạo chuyên nghiệp

- Chi phí thấp nhất trong 4 đối tác

3 Học viện hàng không Singapore

- Có hơn 60 năm kinh nghiệm trong việc đào tạo trong ngành hàng không

Chi phí học tập khá cao

Academy) - Có môi trường học tập tốt với cơ sở vật chất hiện đại và các phòng mô phỏng, thực hành hiện đại

Tổ chức đào tạo ở nước ngoài

4 Đại học RMIT - Nhiều năm kinh nghiệm trong việc đào tạo các lĩnh vực công nghệ, chuyển đổi số, kỹ sư và hàng không

- Cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ đào tạo rất hiện đại

- Giảng viên chất lượng cao

Chi phí học tập khá cao, cao nhất so với 4 công ty còn lại

- Cơ sở vật chất hiện đại được đồng bộ, hệ thông thống máy móc hiện đại theo chuẩn quốc tế

- Giảng viên chất lượng đên đến từ nhiều nơi trên thế giới

Chưa có nhiều kinh nghiệm trong triển khai đào tạo các lĩnh vực kỹ thuật hàng không so với VAA

Bước 3: Tiến hành lựa chọn và phê duyệt danh sách tổ chức cung ứng phù hợp

Sau khi thu thập thông tin và lập danh sách về các tổ chức cung ứng dịch vụ đào tạo, trưởng bộ phận đào tạo của Vietnam Airlines sẽ tiến hành phân tích và sử dụng phương pháp đánh giá đơn giản, cùng với đó là dựa trên những hiểu biết và kinh nghiệm để lựa chọn đối tác đào tạo phù hợp Bên cạnh đó, trưởng bộ phận đào tạo còn căn cứ vào nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp cho các vị trí, để từ đó có thể lựa chọn tổ chức cung ứng dịch vụ đào tạo phù hợp và có thể làm thỏa mãn nhu cầu của Vietnam Airlines

Thực tiễn việc triển khai đào tạo bên trong doanh nghiệp

3.1 Lập danh sách đối tượng được đào tạo & phát triển và mời giảng viên

- Đối với nguồn nhân lực của Vietnam Airlines, thông thường, ngay sau khi vượt qua các vòng tuyển chọn và được công ty quyết định tuyển dụng, các ứng viên sẽ được tham gia các khóa đào tạo của doanh nghiệp Vậy nên việc lập danh sách các đối tượng được đào tạo tại Vietnam Airlines sẽ dựa trên tiêu chuẩn được tuyển dụng của các ứng viên

Cụ thể, tiêu chuẩn để học viên có thể theo học một khóa phi công cơ bản là đủ 18 tuổi (tối thiểu tốt nghiệp phổ thông trung học) Tại một số nước, yêu cầu được cấp quyền bay quốc tế là ứng viên phải có bằng đại học chính quy Trình độ tiếng Anh để được tham gia các khóa học tối thiểu là IELTS 5.5 hoặc TOEFL iBT 71 Tuy vậy, một số trường đào tạo yêu cầu tiêu chuẩn tiếng Anh lên tới IELTS 7.0 hoặc TOEFL iBT 80

Một số yêu cầu cơ bản khác về ngoại hình bao gồm chiều cao, cân nặng khá tương đương với tiếp viên, như từ 1,6m với nữ và 1,65m với nam, nặng tối thiểu 48kg với nữ và 54kg với nam

Ngoài ra, những yêu cầu gắt gao về sức khỏe khác cũng cần được đáp ứng nếu học viên muốn trở thành một phi công thực thụ:

Những tố chất về thể lực với người muốn theo học bằng phi công cũng khá khắt khe Không có tật ở mắt được xem là tiêu chuẩn quan trọng nhất Các nhà tuyển chọn sẽ loại ngay những ứng viên bị cận thị, loạn thị, mù màu, nhằm đáp ứng yêu cầu về tính an toàn khi quan sát và thực hiện đúng các hướng dẫn trên bảng điều khiển dày đặc ở buồng lái.

Trong thời gian đào tạo, học viên phải trải qua nhiều bài kiểm tra về tiền đình, thể chất, thần kinh, áp lực… Thời gian cho các khóa học cơ bản có thể kéo dài tới một vài năm, sau đó chuyển sang các khóa đào tạo riêng về từng loại máy bay

Sau 6 – 8 tháng làm việc, phi công sẽ phải trở lại các cơ sở đào tạo để thực hiện các bài kiểm tra thông qua hệ thống bay mô phỏng, và họ sẽ được gia hạn bằng lái Nếu không vượt qua bài kiểm tra, những người này sẽ phải học lại Trong khi đó, các bài kiểm tra thể lực được thực hiện tối thiểu 12 tháng một lần

Tiêu chuẩn độ tuổi đối với tiếp viên là từ 20-28 tuổi ốt nghiệp từ (t Trung học phổ thông trở lên, ưu tiên tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, Đại học) Một số tiêu chuẩn về ngoại hình bao gồm: chiều cao, tầm với sải tay và cân nặng Chiều cao đối với nữ là từ 158 cm đến 175 cm, đối với nam là từ 168 cm đến 182 cm Tầm với sải tay (khi kiễng chân) tối thiểu là 212 cm và cân nặng phù hợp với chiều cao

Về trình độ tiếng Anh: ứng viên có một trong các phiếu điểm/chứng chỉ sau còn thời hạn 2 năm kể từ ngày thi với số điểm tối thiểu:

+ TOEIC Official Certificate (listening & reading) từ 600 điểm

+ TOEIC Official Certificate (speaking & writing) từ 250 điểm

+ TOEFL ibt từ 71 điểm (chưa tiếp nhận TOEFL ibt thi tại nhà); TOEFL cbt từ

+ Ưu tiên ứng viên có bằng ngoại ngữ 2 (Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga, Nhật, Hàn)

• Đối với kỹ sư hàng không:

- Trình độ: Đại học trở lên, tốt nghiệp ĐH kỹ thuật trong và ngoài nước.

- Chuyên nghành: Cơ giới máy bay, Cơ khí hàng không, Kỹ thuật hàng không.

- Ngoại ngữ: Tiếng Anh, tối thiểu TOEIC 700 hoặc IELTS 6.0

- Sử dụng tin học Văn phòng thành thạo, có chứng chỉ tin học theo chuẩn quốc tế MOS (Excel, Power Point, Word, Project ) hoặc chứng chỉ IC3

- Tuổi không quá 30 tuổi và có sức khỏe tốt

• Đối với cán bộ, nhân viên phục vụ mặt đất:

- Trình độ: Tốt nghiệp Phổ thông trung học trở lên

- Ngoại ngữ: chứng chỉ tiếng Anh TOEIC 450 (hoặc TOEFL paper 450, TOEFL CBT 133, TOEFL iBT 46, IELTS 4.0) còn hiệu lực Ứng viên dự tuyển có bằng tốt nghiệp đại học ngoại ngữ chuyên ngành tiếng Anh được cấp trong vòng 5 năm được miễn nộp chứng chỉ ngoại ngữ

- Kỹ năng giao tiếp tốt, tự tin, chịu được áp lực cao trong công việc, khả năng tính toán tốt

+ Đối với nam: chiều cao từ 1,65m trở lên và có chỉ số BMI từ 20-24,9 + Đối với nữ: chiều cao từ 1,58m trở lên và có chỉ số BMI từ 18-23.

- Bên cạnh việc lập danh sách các đối tượng được đào tạo và phát triển, Vietnam Airlines còn rất chú trọng đến việc lập danh sách mời các giảng viên đào tạo Việc mời giảng viên cũng rất quan trọng, các giảng viên thường phải có uy tín và có nhiều kinh nghiệm giờ bay Dưới đây là danh sách đội ngũ giáo viên của Trường phi công Bay Việt (1 công ty con của Vietnam Airlines):

• Cơ trưởng Đỗ Trí Dũng: Hiệu trưởng Trường phi công Bay Việt

• Cơ trưởng Anthony Bouillard (Quốc tịch: Pháp): Kinh nghiệm trên 5000 giờ bay

• Cơ trưởng Atze Atsma (Quốc tịch: Hà Lan): Kinh nghiệm trên 11000 giờ bay

• Cơ trưởng Nguyễn Ngọc Châu Phòng (Quốc tịch: Mỹ): Kinh nghiệm trên 34000 giờ bay

• Cơ trưởng Đỗ Quang Tùng (Quốc tịch: Việt Nam): Kinh nghiệm trên 5000 giờ bay

• Cơ trưởng Thái Tân (Quốc tịch: Việt Nam): Kinh nghiệm trên 7000 giờ bay

• Giảng viên Nguyễn Phúc Lân (Quốc tịch: Việt Nam): Hơn 25 năm kinh nghiệm đào tạo phi công

• Giảng viên Sie Ming Hong (Quốc tịch: Singapore): Giảng viên lý thuyết ATP

3.2 Thông báo danh sách và tập trung đối tượng được đào tạo & phát triển

*Hiện nay, VNA đang áp dụng các biện pháp truyền thông về đào tạo cho nhân viên bằng các văn bản, qua hòm thư nội bộ,… Hình thức này rất hiệu quả đối với nội dung liên quan đến quy chế, chương trình,kế hoạch đào tạo và phát triển nhân lực Thể hiện sự bài bản, chuyên nghiệp của công ty Đồng thời với sự phát triển của internet thì việc truyền thông cũng được tiến hành hết sức hiệu quả, bộ phận quản lý nhân sự đã tích cực truyền thông, truyền đạt thông tin về danh sách đối tượng được cử đi đào tạo, thông báo thời gian địa điểm tập trung , phương tiện di chuyển… thông qua email nội bộ , mạng xã hội: Facebook, Instargram, Zalo Giúp các đối tượng nhanh chóng tiếp cận được với thông tin, đồng thời chia sẻ với các đối tượng liên quan

* Đặc biệt đối với hàng không là một ngành đặc thù vậy nên các thông tin về lộ trình đào tạo cũng như các kiến thức cần thiết để trở thành một trong số các vị trí như tiếp viên, phi công, nhân viên mặt đất hay kĩ sư, kĩ thuật hàng không,… cũng được truyển tải một cách khái quát thông qua các trang web, trang blog nhằm mục đích đem đến những hiểu biết cơ bản, hình dung chung về đào tạo

- Việc truyền thông không chỉ đem đến hiệu quả nắm bắt được thông tin mà còn tạo tinh thần học tập , chính vì vậy việc truyền thông bằng các baner, áp phích là 1 trong những việc có thể nói là ảnh hưởng mạnh đến động lực của nhân viên Sự hấp dẫn hay đầy đủ thông tin là 1 trong những yếu tố góp phần khơi gợi sự hứng thú của nhân viên đối với các chương trình đào tạo và phát triển nhân lực

3.3 Chuẩn bị các tài liệu, cơ sở vật chất và các điều kiện khác Đối tượng Nơi đào tạo và phát triển nhân lực

Cơ sở vật chất Chuẩn bị tài liệu

-Nhân viên khối kỹ thuật

Kỹ thuật máy bay (VAECO)

-Địa điểm: Công ty TNHH MTV Kỹ thuật máy bay- Sân bay Quốc tế Nội Bài, xã Phú Minh, Huyện Sóc Sơn, TP

Hà Nội -Trang thiết bị Trung tâm đào tạo của VAECO được trang bị phòng học với các thiết bị đạt tiêu chuẩn, được CAAV công nhận đủ điều kiện đào tạo các khóa bảo dưỡng máy bay Được thiết kế để cung cấp môi trường học tập năng động và tiện lợi, bao gồm:

• Phòng học có đầy đủ các thiết bị tiên tiến nhất.Các thiết bị đo đại lượng điện bao gồm: Đồng hồ bảng, vôn kế, ampe kế,Các loại áp kế chỉ thị kim hoặc số và đầu đo cảm biến áp suất.Cờ lê lực, tuốc nơ vít lực, máy phát mô men tự động, thiết bị nhân mô men lực.Các loại lưu lượng kế thủy lực

• Xưởng thực hành với đầy đủ thiết bị cho thực hành.Công ty có hai phòng thí nghiệm hiệu chuẩn đã áp dụng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO/IEC

17025 và đã được Văn phòng công nhận chất lượng (BoA) công nhận với số hiệu VILAS

Đánh giá việc triển khai đào tạo và phát triển nhân lực tại doanh nghiệp

4.1 Những kết quả và thành tựu đã đạt được

Vietnam Airlines (VNA) với giá trị cốt lõi "Người lao động là tài sản quý giá nhất " Vietnam Airlines chú trọng, đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân sự, bởi mỗi nhân sự có năng lực là một mảnh ghép cho bức tranh doanh nghiệp vững mạnh và đào tạo cũng được xem là một yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng các mục tiêu, chiến lược thông qua con người của VNA

Từ năm 2017, công tác đào tạo của VNA đã có những bước đột phá trong lĩnh vực phát triển các chương trình nhằm trang bị kiến thức và các tư duy mới trong phương pháp tiếp cận thị trường hàng không cho đội ngũ các nhà quản lý và lớp cán bộ kế cận tương lai Hàng loạt các chương trình đào tạo mới được triển khai, bắt đầu bằng chương trình đào tạo tư duy “Chiến lược đại dương xanh BOS " nhằm trang bị kiến thức cho đội ngũ các nhà - quản lý và lớp cán bộ kế cận tương lai

Năm 2018, hiểu rõ tầm quan trọng của chất lượng đội ngũ nhân sự trong việc thực hiện tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp, Vietnam Airlines đã hoạt động tích cực để tổ chức các chương trình đào tạo, khuyến khích, tạo điều kiện cho toàn thể cán bộ công nhân viên tiếp cận các chương trình đào tạo chuyên sâu nhằm nâng cao kiến thức và kinh nghiệm Các điểm nhấn trong công tác đào tạo năm 2018 của Vietnam Airlines bao gồm:

( Trích Báo cáo thường niên năm 2018 )

Năm 2019, xác định nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi để cạnh tranh, tổng công ty tiếp tục đẩy mạnh công tác tạo nguồn , tuyển dụng lao động đặc thù phi công, tiếp viên, thợ kỹ thuật theo chiến lược phát triển nguồn nhân lực trung và dài hạn Trong năm 2019 công tác đào tạo nhân lực cũng được Vietnam Airlines đặc biệt chú trọng với sự thành công của các sự kiện:

- Chuỗi Hội thảo “Thay đổi cùng thế giới " Mỗi hội thảo đã đưa ra hàng ngàn ý tưởng, sáng kiến, trong đó nhiều đóng góp đã mang lại lợi ích lớn về sản xuất kinh doanh cho Vietnam Airlines

- Tổ chức đào tạo các môn học An toàn – An ninh cho hơn 11.000 lượt phi công, tiếp viên, nhân viên điều hành khai thác, nhân viên khai thác mặt đất theo đúng yêu cầu IOSA và quy chế hàng không

- Tổ chức 05 lớp đào tạo Tiếng Anh trong năm 2019 tại New Zealand với 91 học viên là cán bộ, chuyên viên ưu tú của Tổng công ty

- Đào tạo 05 Thạc sĩ Khoa học (MSc) tại trường đại học Cranfield - Vương quốc Anh và ENAC

- Áp dụng bài giảng trực tuyến (E Learning) trong công tác đào tạo tại VIAGS Với -

11 bài giảng số hóa, 190 lớp với 3413 lượt học viên đã được học bằng hình thức E- Learning Bằng phương pháp đào tạo này đã tiết kiệm được khoảng hơn 8.000 giờ công học tập mà vẫn đảm bảo hiệu quả của đào tạo

Năm 2020, tiếp nối thành công của việc áp dụng bài giảng trực tuyến vào đào tạo, doanh nghiệp tiếp tục triển khai phương pháp học trực tuyến cho 17 môn học thuộc các tổ bộ môn: An ninh an toàn, Phục vụ hành khách, tiếng Anh chuyên ngành, tài liệu chất xếp, kỹ thuật sân đỗ Đồng thời trung tâm đã áp dụng hình thức kiểm tra trên máy và chấm bài tự động cho 7 môn học có tần suất học và số lượng học viên học nhiều nhất giảm thiểu sai sót khâu chấm bài , tổng hợp điểm, nhanh chóng tìm kiếm thông tin về kết quả của học viên, tránh việc thất lạc hồ sơ sau này

( Trích Báo cáo thường niên năm 2020 )

Năm 2021, toàn hệ thống đã tích cực chủ động đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo huấn luyện cho cán bộ, người lao động trong toàn Tổng công ty, do đó mặc dù năm 2021 dịch bệnh COVID còn diễn biến hết sức phức tạp nhưng công tác đào tạo huấn luyện năm 2021 vẫn được triển khai chủ động theo đúng kế hoạch và tiến độ để ra

Các điểm nổi bật như sau:

( Trích Báo cáo thường niên năm 2021 )

- Kế hoạch đào tạo chi tiết: Vietnam Airlines có một kế hoạch đào tạo rõ ràng và chi tiết cho từng nhóm nhân viên Điều này giúp đảm bảo rằng mọi người đều nhận được sự đào tạo và phát triển phù hợp với nhu cầu công việc của họ

- Đa dạng hóa chương trình đào tạo: Vietnam Airlines cung cấp một loạt các chương trình đào tạo khác nhau, từ đào tạo kỹ năng cơ bản đến chuyên sâu Điều này giúp nhân viên phát triển các kỹ năng cần thiết để làm việc hiệu quả trong ngành hàng không

- Hợp tác với các đối tác đào tạo: Vietnam Airlines hợp tác với các đối tác đào tạo uy tín để cung cấp các khóa đào tạo chất lượng cao Điều này giúp nhân viên tiếp cận với những kiến thức và kỹ năng mới nhất trong ngành

- Chương trình phát triển nghề nghiệp: Vietnam Airlines có chương trình phát triển nghề nghiệp để nhân viên có thể tiến bộ và thăng tiến trong công việc Chương trình này cung cấp cơ hội để nhân viên phát triển kỹ năng, thu thập kinh nghiệm và tiếp cận các vai trò quan trọng hơn trong công ty

- Sự thúc đẩy sáng tạo: Vietnam Airlines tạo điều kiện cho nhân viên thể hiện sự sáng tạo và đóng góp ý tưởng mới Điều này giúp tạo ra môi trường làm việc tích cực và khuyến khích nhân viên tìm kiếm giải pháp mới và cải tiến trong công việc

=> Qua những thành tựu và số liệu được nêu trên, ta có thể thấy VNA đào tạo, cập nhật kiến thức liên tục cho đội ngũ nhân lực hay việc khai thác, bổ sung những công nghệ mới đã thể hiện nguồn nhân lực của VNA thường xuyên được trang bị đầy đủ để sẵn sàng theo kịp với tốc độ phát triển của công ty, đặc biệt, với từng đối tượng cụ thể, VNA sẽ có những phương pháp đào tạo khác nhau Cũng nhờ những chiến lược đào tạo nguồn nhân lực ấy mà VNA gây dựng được thành công như hiện nay và luôn đáp ứng tốt nhất những kỳ vọng của khách hàng từ mặt đất đến trên không

ĐỀ XUẤT

Để có thể tồn tại trước sự cạnh tranh gay gắt của các hãng hàng không trong và ngoài nước, bên cạnh sự cố gắng vượt bậc về khoa học kỹ thuật, máy móc thì VNA vẫn còn tồn - tại những hạn chế về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Để cải thiện những vấn đề nêu trên, VNA có thể áp dụng những giải pháp sau: Đào tạo nhân viên về quy trình và tiêu chuẩn:

Cung cấp cho nhân viên thông tin chi tiết về các yêu cầu công việc, kỹ năng cần thiết và tiêu chuẩn được sử dụng trong quá trình đánh giá Đảm bảo rằng nhân viên hiểu rõ các yếu tố được xem xét khi xét duyệt tăng lương, thăng chức hay phát triển tại các vị trí cao hơn trong công việc

Xây dựng hồ sơ cá nhân:

Tạo ra một hồ sơ cá nhân cho từng nhân viên để ghi lại thành tích công việc, kỹ năng và đóng góp của họ Hồ sơ này có thể được sử dụng như một cơ sở để đánh giá và so sánh hiệu suất làm việc của nhân viên trong quá khứ, cũng đồng thời có thể dễ dàng cân nhắc phát triển thêm cho các nhân viên

Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng cho cán bộ quản lý nhân sự: Đầu tiên, công ty có thể tăng cường các khóa đào tạo và chương trình bồi dưỡng để nâng cao năng lực và kiến thức của cán bộ Điều này có thể bao gồm các khóa học về quản lý nhân sự, kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, và các khía cạnh khác liên quan đến công việc của họ

Xây dựng chương trình mentorship:

Vietnam Airlines có thể thiết lập chương trình mentorship để cán bộ quản lý nhân sự mới có thể học hỏi từ những người có kinh nghiệm và thành công trong lĩnh vực này Điều này giúp họ nhanh chóng tiếp thu kiến thức và kỹ năng từ những người đi trước

Với tư cách là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, ngành HKVN được giao nhiệm vụ đi tiên phong và làm cầu nối để thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa và khẳng định vị thế của mình trong cộng đồng HK quốc tế Trong hoạt động HK, ngoài những yếu tố về trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, môi trường kinh doanh…, yếu tố con người đóng vai trò quyết định làm nên những thành công của Ngành

Chính vì vậy, hoạt động phát triển nguồn nhân lực HK luôn được đặc biệt coi trọng và đẩy lên vị trí hàng đầu với phương châm lấy phát triển con người làm trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực để đảm bảo cho sự phát triển bền vững Phát triển nguồn nhân lực ngành HKVN là việc làm cấp thiết và có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển tăng tốc của ngành trong hiện tại và tương lai

Sau khi nghiên cứu những vấn đề tại Vietnam Airlines – Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam, nhóm chúng em đã có cơ hội tìm hiểu về Công ty nói chung và đặc biệt là công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nói riêng Qua đó, chúng em đã nắm bắt được những thông tin cơ bản về những vấn đề xung quanh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty Đề tài này được thực hiện với mục đích nghiên cứu thực trạng công tác triển khai đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Vietnam Airlines Qua việc phân tích những nhân tố ảnh hưởng và quá trình thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đề tài này cũng chỉ ra một số ưu điểm cũng như hạn chế trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Từ những hạn chế và những nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó, bài thảo luận này cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Vietnam Airlines, để giúp Công ty ngày càng phát triển và thực hiện đúng chức năng cũng như phát huy được hiệu quả tối đa

Bài thảo luận chắc chắn vẫn còn những thiếu sót, nhóm 5 rất mong nhận được sự nhận xét và góp ý của cô và bạn để bài thảo luận được hoàn thiện hơn Đồng thời, Nhóm

5 xin gửi lời cảm ơn đến cô Vũ Thị Minh Xuân đã tạo cơ hội cho nhóm có thể cùng tìm hiểu và nghiên cứu về công tác đào tạo và phát triển nhân lực nói riêng và kiến thức về môn Đào tạo và phát triển nhân lực nói chung

Ngày đăng: 13/04/2024, 22:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w