Ảnh hưởng của các yếu tố tâm linh tới diễn xướng văn hóa hầu đồng tam phủ, tứ phủ ở ba miền đất nước và trong trình diễn sân khấu hóa

14 1 0
Ảnh hưởng của các yếu tố tâm linh tới diễn xướng văn hóa hầu đồng tam phủ, tứ phủ ở ba miền đất nước và trong trình diễn sân khấu hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2KHOA NGỮ VĂN

Nguyễn Trần Chí Công

BÁO CÁO KHOA HỌC

Ảnh hưởng của các yếu tố tâm linh tới diễn xướngvăn hóa hầu đồng tam phủ, tứ phủ ở ba miền đất

nước và trong trình diễn sân khấu hóa.

Người hướng dẫn: ==

Trang 3

I Mở đầu

Trang 4

1.1.1 Khái niệm ca dao 2

1.1.2 Phân loại ca dao 2

Chương 2: Giới thuyết chung về nhân vật trữ tình 3

2.1 Khái niệm nhân vật trữ tình 3

2.2 Đặc trưng nhân vật trữ tình 3

2.3 Sự thể hiện của nhân vật trữ tình qua hình ảnh người phụ nữ trong ca dao than thân.4 2.3.1 Người phụ nữ là nạn nhân của những hủ tục phong kiến trong mối quan hệ gia đình 4

2.3.1.1 Khi con nhỏ (tại gia) 4

2.2.3.2 Khi xuất giá (tòng phu) 4

2.2.3.3 Khi góa bụa (tòng tử) 6

2.3.2 Người phụ nữ là nạn nhân của những hủ tục phong kiến trong mối quan hệ ngoài xã hội 7

2.3.2.1 Là nạn nhân của chiến tranh phong kiến phi nghĩa 7

2.3.2.3 Bất công trong vấn đề giáo dục 8

2.3.2.4 Bất công trong vấn đề việc làm 8

2.4 Sự phản kháng tất yếu của người phụ nữ 8

3 KẾT LUẬN 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO 10

Trang 5

1 MỞ ĐẦU

Từ xưa đến nay, đề tài về người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn là dòng cảm hứng bất tận cho nhiều tác giả Họ là những con người đẹp cả về hình thức và tâm hồn, có những phẩm chất cao quý và xứng đáng được hưởng một cuộc sống hạnh phúc Thế nhưng, xã hội phong kiến với đầy rẫy những hủ tục lạc hậu, thối nát đã đày đọa, không để họ có được niềm hạnh phúc ấy Người phụ nữ trong xã hội phong kiến chỉ là những kiếp người thấp cổ bé họng, bị coi như một món hàng, sống mà không có những quyền lợi mà một con người đáng ra được hưởng “Thân em như tấm lụa đào -Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” Và chính trong đám bùn lầy cơ cực ấy, những câu ca, lời hát được cất lên như thể bày tỏ nỗi lòng, than thân, trách phận của những kiếp người đau khổ Ca dao than thân đã ra đời như thế Vậy họ đã phải chịu những gì? Để mọi người có cái nhìn rõ nét hơn về vấn đề này, chúng tôi đã chọn nhân vật trữ tình -người phụ nữ -người phụ nữ trong ca dao than thân Người Việt để làm đề tài cho nghiên cứu khoa học.

2 NỘI DUNG

Chương 1: Giới thuyết chung chung về ca dao1.1 Ca dao

1.1.1 Khái niệm ca dao

“Nếu định nghĩa theo từ nguyên thì ca là bài hát có chương khúc hoặc có âmnhạc kèm theo, còn dao là bài hát ngắn không có chương khúc Như vậy, xét về bảnchất thì ca dao và dân ca hầu như không có ranh giới rõ rệt, Song, sau này trên thực tế,

thuật ngữ ca dao có nội dung hẹp hơn thuật ngữ dân ca” [4 -tr.161]

Theo Từ điển tiếng Việt (2003) của Hoàng Phê, về mặt sưu tầm; ca dao là “thơ ca

dân gian truyền miệng dưới hình thức những câu hát không theo một điệu nhất định” [3-tr 1054].

“Trước đây, khi sưu tầm các câu hát, bài hát dân gian, các nho sĩ trí thức (trong một số bộ sưu tập ca dao từ thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX), chỉ chú ý đến phần lời thơ của những sáng tác ấy, chỉ tuyển chọn những bài hay nhất và có ý nghĩa khái quát nhất về mặt phản ánh đời sống, tình cảm, đạo đức, phong tục Như vậy, ca dao thường được hiểu là lời của bài hát dân gian, khi tách lời ca ra khỏi điệu hát Một bài ca dao để đọc không cần tiếng đệm, luyến láy nhạc điệu.”[4-tr.161]

Cũng theo Từ điển tiếng Việt, về mặt sáng tác; ca dao là “thể loại văn vần,

thường được làm theo thể lục bát, có hình thức giống như ca dao cổ truyền” [3-tr.1054]

Việc sử dụng thể thơ lục bát trong sáng tác ca dao với những thanh bằng - trắc, và quy tắc gieo vần tạo nên một âm điệu làm cho người diễn xướng ca dao thể hiện một cách , liền mạch, mang đậm nét thi ca

1.1.2 Phân loại ca dao

Dựa vào nội dung phản ánh, có thể chia ca dao thành nhiều nhóm nhỏ: Ca dao yêu thương tình nghĩa (tình yêu quê hương đất nước, tình cảm của người lao động với công việc của mình, tình cảm nhi đồng, tình yêu lứa đôi); ca dao than thân (than vì

Trang 6

cuộc sống bất công, than vì nỗi cơ cực); ca dao trào phúng (ca dao trào phúng, ca dao hài hước mang tính chất giải trí, ca dao châm biếm, đả kích)

Chương 2: Giới thuyết chung về nhân vật trữ tình2.1 Khái niệm nhân vật trữ tình

Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn

Khắc Phi, “Nhân vật trữ tình là con người đồng dạng với tác giả - nhà thơ hiện

ra từ kết cấu văn bản của trữ tình(một chùm thơ, một trường ca hay toàn bộsáng tác thơ) như một con người có đường nét hay một vai sống động có sốphận cá nhân xác định hay một thế giới nội tâm cụ thể, đôi khi có cả nét vẽ chândung (mặc dù không bao giờ đạt tới đặc điểm của một nhân vật trong tác phẩmtự sự hay kịch)” [1-tr.234]

Bắt đầu vào nghiên cứu đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu khái niệm trữ tình Theo

Từ điển tiếng Việt có nêu “Trữ tình thường có nội dung phản ánh hiện thực bằng cáchbiểu hiện những ý nghĩ, xúc cảm, tâm trạng riêng của con người, kể cả bản thân ngườinghệ sĩ trước cuộc sống” [3-tr.1054]

Hiện có nhiều tranh cãi xung quanh khái niệm về nhân vật trữ tình Theo từ điển

thuật ngữ văn học lại nhận định “Trữ tình có vai trò phản ánh thế giới nội tâm của

con người trước thế giới khách quan, trữ tình bao gồm những ấn tượng, ý nghĩ, cảmxúc chủ quan của con người đối với thế giới và nhân sinh Trữ tình là tâm trạng, cảmxúc vì vậy nó không có cốt truyện Cái tôi - nhân vật trữ tình, giữ vị trí quan trọngtrong việc phản ánh thế giới nội tâm của họ” [1-tr.254-256]

Cũng theo Từ điển thuật ngữ văn học có nêu “Nhân vật trữ tình là hình tượng

nhà thơ trong thơ trữ tình, phương thức bộc lộ ý thức của tác giả, nhà thơ hiện ra từvăn bản của kết cấu trữ tình… như một con người có đường nét hay một vai sống độngcó số phận cá nhân xác định hay có thế giới nội tâm cụ thể, đôi khi có cả nét chândung… đó là cái tôi được sáng tạo ra” [1-tr.162]

Từ các xác định trên cho thấy nhân vật trữ tình là nhân vật trực tiếp thổ lộ suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng trong tác phẩm Nhân vật trữ tình trong ca dao luôn đồng nhất với chủ thể trữ tình, và mang trong nó tính khái quát, tính phiếm chỉ, được biểu lộ qua cách xưng hô: mình - ta, thiếp - chàng, anh - em… Nhân vật trữ tình trong ca dao cũng rất đa dạng, phong phú: có thể là cô gái, người vợ, người chồng, người mẹ, người lính.v.v

2.2 Đặc trưng nhân vật trữ tình

Năm 1957, khi đề cập đến nhân vật trữ tình trong ca dao, với Tục ngữ, ca dao,

dân ca Việt Nam ông Vũ Ngọc Phan đã khẳng định: "Ngoài sự biểu hiện đời sống tìnhcảm, đời sống vật chất của con người, ca dao còn phản ánh ý thức lao động, sản xuấtcủa nhân dân Việt Nam và tình hình xã hội thời xưa về các mặt kinh tế và chính trị.Bởi thế, người ta mới nói: nội dung của ca dao chủ yếu là trữ tình".[2-tr.43]

Ca dao than thân ra đời từ chính cuộc sống khổ cực, áp bức của những kiếp người thấp cổ bé họng trong xã hội phong kiến Nó phản ánh những điều bất công, ngang trái của thời đại bấy giờ và được nuôi dưỡng, lưu truyền bởi tập thể nhân dân lao động cho đến ngày nay Nhân vật trữ tình trong thể loại này là những người lao động có số phận bất hạnh, khổ đau trong xã hội phong kiến đương thời Chính qua con mắt, suy nghĩ và tình cảm của họ, cuộc sống bất công được phản ánh một cách chân

Trang 7

thực, rõ nét và sinh động Những yếu tố ấy đã tạo nên đặc trưng cơ bản của nhân vật trữ tình trong ca dao than thân Việt Nam.

2.3 Sự thể hiện của nhân vật trữ tình qua hình ảnh người phụ nữ trong ca dao than thân

2.3.1 Người phụ nữ là nạn nhân của những hủ tục phong kiến trong mối quan hệ gia đình.

2.3.1.1 Khi con nhỏ (tại gia)

Lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX có nhiều biến động Kinh tế, xã hội, chính trị, giáo dục có những chuyển biến mạnh mẽ… Một trong những thay đổi mang tính tiêu biểu nhất chính là sự xuất hiện của chế độ phong kiến cùng với hệ tư tưởng Nho giáo Hệ tư tưởng Nho giáo đã ăn sâu vào tiềm thức, ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi phương diện của cuộc sống, đặc biệt là người phụ nữ.

Xã hội phong kiến phụ quyền tồn tại hàng nghìn năm với quan niệm trọng nam khinh nữ (nam tôn nữ ti), người phụ nữ phải chịu sự khinh rẻ, coi thường bởi những hủ tục thối nát, lạc hậu: "Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (“trong nhà có một người con trai vẫn được xem là có, nhưng có mười người con gái thì có vẫn như không”) Chính bởi quan niệm ấy nên khi tuổi còn trứng nước, người phụ nữ đã phải chịu khổ cực Sinh ra là phận nữ nhi, ngay từ khi còn bé họ đã phải nghe những lời răn dạy, giáo điều:

"Con ơi mẹ bảo đây này,Học buôn học bán cho tày người ta.

Con đừng học thói chua ngoa,Họ hàng ghét bỏ, người ta chê cười.

Dù no, dù đói cho tươi,Khoan ăn, bớt ngủ, liệu bài lo toan.

Phòng khi đóng góp việc làng,Đồng tiền, bát gạo lo toan cho chồng.

Trước là đắc nghĩa cùng chồng,Sau là họ mạc cũng không chê cười.

Con ơi, nhớ bấy nhiêu lời!"

2.2.3.2 Khi xuất giá (tòng phu)

Lễ giáo phong kiến vô lý trở thành thước đo chuẩn mực, ép người phụ nữ vào khuôn khổ chật hẹp, sống mà không được là chính mình, như một con rối để người khác điều khiển Ngay cả trong chuyện tình cảm, hạnh phúc của đời người họ cũng không có quyền quyết định Quan niệm "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" cùng giáo lý tam tòng "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” đã trở thành nấm mồ chôn vùi tuổi thanh xuân của họ Cũng từ đó mà gây ra biết bao sóng gió, thảm kịch gia đình, khiến người con gái phải nghẹn ngào xót xa cho thân phận của mình:

"Lênh đênh một chiếc thuyền tìnhMười hai bến nước biết mình nơi đâu?"

Hay câu:

"Thân em như tấm lụa đàoPhất phơ giữa chợ biết vào tay ai"

Trang 8

Mượn hình ảnh tấm lụa đào, bài ca dao như một lời than thân, trách phận, sự đồng cảm sâu sắc với cảnh ngộ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến Dù có tài sắc đến đâu cũng chỉ bị xem như một món hàng bày bán giữa chợ, không biết rồi cuộc sống sau này sẽ ra sao, không hề được coi trọng trong xã hội Có thể thấy, những câu ca dao với mô - típ “thân em” chiếm một phần không nhỏ trong chùm ca dao than thân về người phụ nữ Câu ca dao với “thân em” mở đầu thường mang tâm trạng ngậm ngùi, chán chường; tuy câu chữ đơn giản nhưng lại chứa đựng hàm ý sâu sắc, nói lên thân phận, số kiếp hẩm hiu, bạc bẽo của người phụ nữ xưa Tỷ dụ:

“Thân em như thể bèo trôiSóng dập gió dồi biết tấp vào đâu”

“Thân em như cá giữa ràoKẻ chài, người lưới biết vào tay ai ?”

“Thân em như lá đài bi

Ngày thì dãi nắng, đêm thì dầm sương”

Truyện trăm năm se tơ kết tóc, có phải đâu bán tóc mua tơ, ấy vậy mà người phụ nữ bị coi như một món hàng để đem ra mua bán, trao đổi, thậm chí trở thành nạn nhân của tục tảo hôn Tảo hôn tựa như bán con gái vì nghèo túng, nợ nần, tham giàu, tâm lý hư danh; người con gái về nhà chồng vừa là vợ, vừa là vú nuôi, vừa là con ở:

"Mẹ em tham thúng xôi rền,

Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng.Em đã bảo mẹ rằng đừng,

Mẹ hấm, mẹ hứ, mẹ bưng ngay vào.Bây giờ kẻ thấp, người cao,Như đôi đũa lệch so sao cho bằng!"

Người đàn ông thời phong kiến có quyền "năm thê bảy thiếp" nhưng với phụ nữ "Gái chính chuyên chỉ lấy một chồng", "tòng nhất nhi chung" (theo một người đến chết) Con gái lớn đến tuổi lấy chồng còn bị xem như một món lợi nhuận cho gia đình Chỉ cần có được tiền, nhiều gia đình sẵn sàng bán con vào làm thê làm thiếp cho những nhà giàu có, chịu kiếp chồng chung:

"Thân em làm lẽ chẳng nềCó như chính thất mà lê giữa giường

Tối tối chị giữ mất buồng

Phát cho manh chiếu nằm suông nhà ngoàiSáng ngày chị gọi: Bớ hai!

Bấy giờ trở dậy thái khoai đâm bèoVì chưng bác mẹ tôi nghèoCho nên tôi phải đâm bèo, thái khoai"

Ta thấy người vợ lẽ trong những câu ca dao trên là một người đảm đang và có tính kiên nhẫn Chị làm đủ mọi việc trong nhà như con ở những vẫn phải oằn mình chịu những đòn roi hờn ghen của vợ cả Tâm sự của một người phụ nữ phải chịu cảnh làm lẽ trong một gia đình thuộc giai cấp bóc lột đã bộc lộ tình cảm đầy phẫn uất của người làm lẽ Hình ảnh người vợ cả với thói ghen tuông, hành hạ và bóc lột sức lao động là

Trang 9

hậu quả của sự bần cùng hóa do chế độ phong kiến gây nên Bản thân người phụ nữ không có tội Trong cảnh đa thê thì dù là chính thê hay thiếp thất cũng đều là nạn nhân Nhưng chế độ phụ quyền lại có luật lệ cho phép người đàn ông cái quyền năm thê bảy thiếp, người phụ nữ không thể chống đối được cái luật lệ quái gở ấy nên họ chỉ còn cách hành hạ, tự làm khổ lẫn nhau… Nhìn chung, người phụ nữ trong ca dao thường có sức chịu đựng cao Họ cũng tự ý thức được gia cảnh nghèo khổ phải đi làm lẽ của mình Có lẽ ngay từ lúc sinh ra trong kiếp bần hàn nên người phụ nữ phải cam chịu số phận, những đắng cay trong cuộc sống đối với họ như một phần tất nhiên của cuộc sống "Đau đớn thay phận đàn bà - Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung" Nhẫn nhục cam chịu là vậy nhưng đến cuối cùng họ vẫn bị phụ bạc bởi chính người đầu ấp tay gối của mình:

"Vợ lẽ như giẻ chùi chânChùi rồi lại vứt ra sân

Gọi ông hàng xóm đem chân đến chùi"

Hay câu:

“Từ ngày tôi ở với anh

Anh đánh, anh chửi, anh tình phụ tôiCó thịt, anh tình phụ xôiCó cam phụ quýt, có người phụ ta”.

Có thể nói, phần lớn cuộc đời của người phụ nữ thời trung đại là một chuỗi bi kịch nối tiếp nhau Họ không chỉ bị ép duyên, chịu cảnh đa thê mà còn phải đối mặt với tình cảnh mẹ chồng - nàng dâu "khác máu tanh lòng" Vấn đề này còn được coi là hạn sạn trong xã hội ngày nay Thời hiện đại đã vậy, nói gì đến xã hội đầy rẫy những giáo điều, hủ tục phong kiến Có thể nói, khi về chung một nhà thì cô con dâu vừa phải quán xuyến những công việc “nữ công gia chánh”, vừa tham gia lao động sản xuất dưới con mắt dò xét của nhà chồng

“Đói thì ăn khế ăn sung

Trông thấy mẹ chồng thì nuốt chẳng trôi”.

Cũng có khi, lời than vãn lại cất lên từ phía người mẹ chồng:

"Của rẻ thật là của ôi,

Cưới phải dâu dại khổ tôi trăm đường"

Tính cay nghiệt, cực đoan của những bà mẹ chồng thực chất đều là sản phẩm nhãn tiền của chế độ phong kiến Để dễ bề cai trị, bộ máy thống trị đã tuyên truyền giáo lý, tổ chức hệ thống phong kiến ngay từ trong gia đình Những bậc cha mẹ với tính gia trưởng cũng chỉ là nạn nhân của chế độ ấy mà thôi.

2.2.3.3 Khi góa bụa (tòng tử)

Cuộc sống của người phụ nữ bị bó hẹp trong khuôn khổ của những lễ giáo phong kiến Cuộc đời của họ phải đi theo một lối mòn mà người khác vẽ ra, sống theo khuôn khổ áp đặt, tự do với họ là một điều xa xỉ, họ không được làm chính mình và nghiễm nhiên không có quyền tự chủ về hạnh phúc Lấy chồng thì ắt phải theo chồng nhưng đến khi chồng chết họ cũng không thể tự giải thoát bản thân, đi tìm mối duyên mới mà phải ở vậy thờ chồng, nuôi con, phụng dưỡng bố mẹ chồng:

“Ghe bầu trở lái về đông

Làm thân con gái thờ chồng nuôi con”

Trang 10

Khi người phụ nữ về nhà chồng cuộc sống đã phải chịu nhiều thiệt thòi, bất công, nhưng đến khi người chồng đã mất thì sự bất công vẫn tồn tại:

“Lênh đênh chiếc bách giữa dòng,Thương thân góa bụa phòng không lỡ thì.

Gió đưa cây trúc ngã quỳ,Ba năm trực tiết, còn gì là xuân”

Số phận trôi nổi, gian truân của người phụ nữ được ví như chiếc thuyền mỏng manh trôi giữa dòng nước, không biết đi đâu về đâu Số phận bấp bênh, trôi nổi của họ hoàn toàn bị phụ thuộc, mặc dòng đời xô đẩy “Phòng không lỡ thì” ngụ ý trực tiếp cho nỗi cô đơn, buồn tủi của họ Hình ảnh trúc - mai trong ca dao thường biểu trưng cho tình yêu lứa đôi Nhưng ở câu ca dao trên, trúc lại “ngã quỳ”, đó như thể là sự đổ vỡ trong hôn nhân và bi kịch cuộc đời Sách có chữ rằng “Xuân bất tái lai”, tuổi xuân của con người một đi không trở lại mà người phụ nữ trong ca dao phải chấp nhận chôn vùi tuổi xuân của mình trong cô phòng

2.3.2 Người phụ nữ là nạn nhân của những hủ tục phong kiến trong mối quan hệ ngoài xã hội.

2.3.2.1 Là nạn nhân của chiến tranh phong kiến phi nghĩa

Những tưởng chừng ấy đã quá đủ cho những đắng cay, tủi nhục mà họ phải chịu Ấy vậy mà sự thật trớ trêu luôn trêu đùa với số phận của họ Có những người phụ nữ dù may mắn được nên duyên với chân tình, gả vào một nhà chồng tốt nhưng lại sống chẳng hề dễ chịu Bởi họ lại trở thành nạn nhân của những cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa Nhắc đến chiến tranh, người ta thường nghĩ đến hình ảnh của người lính nơi xa trường, thế nhưng ca dao dân gian lại dành một khoảng không gian đặc biệt cho những người chinh phụ Kết duyên chưa lâu, còn chưa thỏa tình chăn gối đã phải đối mặt với cảnh vợ xa chồng, dứt áo ly biệt, tuổi xuân mòn mỏi lẻ loi nơi cô phòng:

“- Ai làm cho bướm lìa hoa,Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng.

Ai đi muôn dặm non sông,Để ai chứa chất sầu đong vơi đầy?

-Ai làm cho nước chảy xuôi,

Cho thuyền xuôi ngược cho người nhớ nhau?”

Bài ca dao là lời than ai oán của người chinh phụ có chồng đi lính “Ai” ở đây là đại từ phiếm chỉ mang nhiều nét nghĩa “Ai” ở câu đầu tiên và câu số năm hàm ý về đối tượng giai cấp thống trị - là nguyên nhân trực tiếp chia cắt, phá vỡ hạnh phúc gia đình “Bướm” - “hoa” - “chim xanh” - “vườn hồng” - “thuyền” là hình ảnh ẩn dụ cho người con trai và người con gái Động từ mạnh “làm”, “lìa” càng làm tăng thêm nỗi buồn của hai nhân vật trữ tình, yêu nhau nhưng không thể ở bên nhau Ở câu ba và câu bốn, “ai” trong câu lục chỉ người đi và câu bát là chỉ người ở lại “Sầu đong vơi đầy” bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ thương, lưu luyến đầy tế nhị của người ở lại…

Xã hội Việt Nam trong thời kì phong kiến lạc hậu suy tàn luôn lục đục, tồn tại những cuộc đấu tranh chia rẽ nội bộ, xung đột giữa những tập đoàn thống trị xảy ra liên miên Để phục vụ cho những cuộc chiến phi nghĩa của mình, giai cấp thống trị thẳng tay bóc lột nguồn nhân lực và tài lực của nhân dân Không chỉ bắt người chồng đi làm bia đỡ đạn mà còn bắt cả người vợ trở thành tạp dịch không công cho chúng Chồng ra chiến trường, người vợ trở thành nguồn lao động chính trong gia đình, vừa

Ngày đăng: 13/04/2024, 21:02

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan