1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị lợi nhuận của các công ty phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại việt nam

153 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản trị lợi nhuận của các công ty phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại Việt Nam
Tác giả Phạm Quỳnh Anh
Người hướng dẫn PGS. TS Nguyễn Công Phương
Trường học Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Kinh tế
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2017
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 153
Dung lượng 5,73 MB

Nội dung

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCTC : Báo cáo tài chính BTC : Bộ tài chính BCLCTT : Báo cáo lưu chuyển tiền tệ BCKQHĐKD : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh CTCP : Công ty cổ phần CKTPHCM :

Trang 1

`

PHẠM QUỲNH ANH

QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN CỦA CÁC CÔNG TY PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU LẦN ĐẦU RA CÔNG CHÚNG TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng - Năm 2017

Trang 2

PHẠM QUỲNH ANH

QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN CỦA CÁC CÔNG TY PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU LẦN ĐẦU RA CÔNG CHÚNG TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Mã số: 60.34.03.01

Ng i h ng n ho họ : PGS TS NGUYỄN CÔNG PHƯ NG

Đà Nẵng - Năm 2017

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

6 Cấu trúc của luận văn 3

7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4

CHƯ NG 1 C SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN 8

1.1.KHÁIQUÁTVỀQUẢNTRỊLỢINHUẬN 8

1.1.1 Đo lường lợi nhuận kế toán 8

1.1.2 Định nghĩa, động cơ quản trị lợi nhuận trong khuôn khổ chuẩn mực/chế độ kế toán 10

1.2.3 Quản trị lợi nhuận thông qua lựa chọn chính sách kế toán 14

1.3.CÁCMÔHÌNHNGHIÊNCỨUVỀQUẢNTRỊLỢINHUẬN 21

1.3.1 CƠ SỞ KẾ TOÁN TIỀN, CƠ SỞ KẾ TOÁN DỒN TÍCH VÀ MÔ HÌNH NHẬN DIỆN HÀNH VI QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN 21

1.3.2 Các mô hình nghiên cứu về quản trị lợi nhuận 25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 30

CHƯ NG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 31

2.1 BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU 31

2.1.1 Quy trình IPO ở nước ta 31

2.1.2 Điều kiện IPO 38

2.2.GIẢTHUYẾTNGHIÊNCỨU 39

2.3.PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU 42

Trang 5

2.3.1 Lựa chọn mô hình nghiên cứu 42

2.3.2 Chọn mẫu và thu thập dữ liệu 46

2.3.3 Kỹ thuật phân tích 49

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 50

CHƯ NG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý 51

3.1.PHÂNTÍCHVÀTRÌNHBÀYKẾTQUẢNGHIÊNCỨU 51

3.1.1 Các thuộc tính của mẫu nghiên cứu 51

3.1.2 Phân tích biến dồn tích có thể điều chỉnh 52

3.1.3 Nhận xét kết quả nghiên cứu 70

3.2 HÀM Ý 73

3.2.1 Đối với công ty cổ phần 74

3.2.2 Đối với nhà đầu tư 75

3.2.3 Đối với Ủy ban chứng khoán Nhà nước 77

3.2.4 Đối với kiểm toán viên và tổ chức kiểm toán độc lập 77

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 80

KẾT LUẬN 81 PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

GIẤY ĐỀ NGHỊ BẢO VỆ LUẬN VĂN (Bản s o)

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCTC : Báo cáo tài chính

BTC : Bộ tài chính

BCLCTT : Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

BCKQHĐKD : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

IPO : phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng

KTV : Kiểm toán viên

LCTTTHĐKDt: Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm nghiên cứu LNSTt : Lợi nhuận sau thuế của năm nghiên cứu

Trang 7

TNDN : Thu nhập doanh nghiệp

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

2.1 Tỷ lệ nhóm ngành của mẫu nghiên cứu 48

3.2 Giá trị kế toán tổng tài sản cuối năm 2013 của 20 công ty

3.4 Biến động doanh thu thuần năm 2014 so với 2013 của 20

công ty ngành khoáng sản (∆REV2014)

3.7 Kết quả kiểm định bằng mô hình Modified Jones của 50

công ty nghiên cứu

62

Trang 9

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính ấp thiết ủ đề tài

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường tại Việt Nam, xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế, nhiều làn sóng kinh doanh mới đã và đang ùa vào nước ta Nhu cầu tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh đã buộc các doanh nghiệp minh bạch hóa cơ chế quản lý kinh doanh Chính vì lẽ đó, các công ty cổ phần ra đời và ngày càng thể hiện bước đi đúng đắn của mình khi đưa cổ phiếu của công ty đến với công chúng, gắn liền lợi ích của công ty với

cổ đông

Việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO và nhiều thủ tục hành chính được cải thiện đã làm cho số lượng nhà đầu tư tăng lên không ngừng Một trong những yếu tố quan trọng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư là chỉ tiêu lợi nhuận, qua đó đánh giá triển vọng tăng trưởng của công

ty Các nhà đầu tư thường có xu hướng đầu tư vào các công ty có hiệu quả kinh tế và triển vọng tăng trưởng cao Để có thể giành được sự quan tâm của nhà đầu tư, ngoài những điều kiện thuận lợi như quy mô của công ty, lĩnh vực kinh doanh “hot”, có nhiều dự án hấp dẫn, , chỉ tiêu lợi nhuận cũng là một chỉ tiêu quan trọng mà phần lớn các nhà đầu tư quan tâm khi để mắt tới công

ty Chính vì vậy, các công ty, đặc biệt là các công ty lần đầu phát hành cổ phiếu ra công chúng thường có xu hướng thổi phồng kết quả kinh doanh trong những giai đoạn quan trọng để tạo được sức “hấp dẫn” đối với các nhà đầu tư

Đó cũng chính là lý do khiến các nhà quản trị công ty luôn tìm mọi cách có thể để chuyển dịch lợi nhuận của các kỳ sau hoặc lợi nhuận của kỳ trước về

kỳ chuẩn bị phát hành cổ phiếu lần đầu nhờ vào tính linh hoạt của chuẩn mực

và chế độ kế toán nhằm thu hút các nhà đầu tư và chào bán thành công Do

đó, khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng trên thị trường chứng khoán, khả năng các công ty cổ phần điều chỉnh tăng lợi nhuận là rất cao Điều đó khiến các nhà đầu tư luôn đặt ra hỏi liệu chỉ tiêu lợi nhuận trong kỳ

Trang 11

phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng có được báo cáo trung thực hay không? Nhận diện được hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các nhà quản trị thông qua các mô hình nhận diện quản trị lợi nhuận nhằm giúp các đối tượng

sử dụng thông tin, đặc biệt là các nhà đầu tư có được nguồn thông tin chính xác để đưa ra các quyết định đắn là vấn đề có ý nghĩa rất lớn

Một số đề tài nghiên cứu về động cơ quản trị lợi nhuận khi tăng vốn cổ phần như nghiên cứu của tác giả Phan Thị Thùy Dương [4] hay khi IPO của tác giả Phan Việt Hùng [5] đã cung cấp những bằng chứng bước đầu về hành

vi quản trị lợi nhuận của các công ty khi huy động vốn cổ phần Tuy nhiên chưa có nghiên cứu quản trị lợi nhuận dựa vào dữ liệu của nhiều công ty khi

IPO Từ đó việc thực hiện đề tài “Quản trị lợi nhuận ủ á ông ty phát hành ổ phiếu lần đầu r ông húng tại Việt N m” sẽ cung cấp bằng

chứng đầy đủ hơn để kiểm chứng hành vi cơ hội của nhà quản trị ở các công

ty IPO

2 Mụ tiêu nghiên ứu

- Mục tiêu của nghiên cứu này là nhận diện hành động quản trị lợi

nhuận của nhà quản trị khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO)

- Câu hỏi nghiên cứu: có hay không các nhà quản trị ở các công ty IPO thực hiện điều chỉnh lợi nhuận tăng lên ở kỳ báo cáo gần nhất thời điểm phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng?

3 Đối t ợng và phạm vi nghiên ứu

Trang 12

4 Ph ơng pháp nghiên ứu

Luận văn vận dụng cách tiếp cận chứng thực, sử dụng mô hình nhận diện quản trị lợi nhuận Modified Jones để kiểm định giả thuyết Số liệu được thu thập từ báo cáo tài chính của các công ty đấu giá cổ phần trên Sở GDCK

TP Hồ Chí Minh (Hose) và Sở GDCK Hà Nội (HNX) trong năm chuẩn bị phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng và năm liền trước Phân tích kết quả được thực hiện thông qua việc vận dụng các công cụ thống kê toán (kiểm định dấu Sign test)

Thông tin, số liệu thu thập là nguồn thông tin có liên quan đến hoạt động phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh, số liệu về d ng tiền từ hoạt động kinh doanh và các số liệu báo cáo tài chính có liên quan khác

Số liệu sau khi thu thập được xử lý thông qua mô hình nhận diện quản trị lợi nhuận Modified Jones để kiểm định giả thuyết dưới sự h trợ của Excel

và SPSS 20.0

5 Ý nghĩ ho họ và thự tiễn ủ đề tài

-Về khoa học: Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng về hành động

quản trị lợi nhuận của các công ty IPO ở Việt Nam, qua đó góp phần làm phong phú thêm chủ đề nghiên cứu này bằng việc cung cấp kết quả nghiên cứu trong một nước đang phát triển và chuyển đổi về kinh tế thị trường

-Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đề tài cung cấp thông tin cho nhà đầu tư trong việc đưa ra quyết định khi dựa vào thông tin lợi nhuận của doanh nghiệp; cung cấp bằng chứng giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường theo dõi, giám sát chất lượng lợi nhuận của các công ty IPO

6 Cấu trú ủ luận văn

L ậ vă ồ 3 :

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quản trị lợi nhuận

Chương 2: Thiết kế nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và hàm ý

Trang 13

7 Tổng quan tài liệu nghiên ứu

Ở các nước phát triển, có nhiều lý do dẫn đến hành động quản trị lợi nhuận như: chế độ trả công dành cho người quản trị theo mức lợi nhuận nào

đó, tránh vi phạm hợp đồng đi vay, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, Ở nước ta, lý do thúc đẩy hành động quản trị lợi nhuận có thể là tối thiểu hóa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, tạo hình ảnh tốt về công ty để thu hút đầu tư

từ bên ngoài, Do đó, các nhà quản trị sẽ thực hiện hành động quản trị lợi nhuận, để điều chỉnh lợi nhuận tăng giảm theo ý muốn chủ quan của họ khi cần thiết Chính vì vậy, việc nhận diện hành động quản trị lợi nhuận thông qua vận dụng chính sách kế toán của các nhà quản trị nhằm giúp các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá khách quan hơn kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó đưa ra quyết định đúng đắn

Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc điều chỉnh lợi nhuận và các giả thuyết đã được chứng minh bằng nhiều mô hình nghiên cứu kinh nghiệm như: The Healy Model [20], The DeAngelo Model [15], The Jones Model [21], Modified Jones Model [17], Industry Model của Dechow and Sloan [16], The Friedlan [19] ,…

Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu lý thuyết về quản trị lợi nhuận như các nghiên cứu của Nguyễn Công Phương: “Kế toán theo cơ sở dồn tích

và hành vi quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp” [7], “Các mô hình quản trị lợi nhuận ở các nước phát triển có phù hợp với bối cảnh Việt Nam: “Các mô hình nghiên cứu quản trị lợi nhuận ở các nước phát triển có phù hợp với bối cảnh Việt Nam? Phân tích lý thuyết” [9], “Về tính trung thực của chỉ tiêu lợi nhuận” [8] Các nghiên cứu này đã cung cấp cơ sở lý thuyết hữu ích cho các nghiên cứu về việc vận dụng các chính sách kế toán nhằm điều chỉnh lợi nhuận theo ý muốn chủ quan của nhà quản trị Đồng thời tác giả cũng tổng hợp các mô hình quản trị lợi nhuận đã được kiểm chứng trên thế giới, phân tích ưu, nhược điểm của từng mô hình nhằm cải tiến phương pháp nhận diện điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị

Trang 14

Nghiên cứu của Đường Nguyễn Hưng [6] về “Hành vi quản trị lợi nhuận đối với thông tin lợi nhuận công bố trên BCTC” đã đưa ra nội dung rõ ràng về hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị thông qua việc việc dụng chính sách kế toán cũng như mục đích của việc điều chỉnh lợi nhuận Tuy nhiên bài viết này chỉ giới hạn ở nghiên cứu lý thuyết chứ chưa phải là nghiên cứu thực nghiệm do đó chưa đưa ra bằng chứng về hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị

Bên cạnh đó cũng đã có một số luận văn thạc sĩ tìm hiểu về quản trị lợi nhuận như:

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo [11] về đề tài “ Ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ suất thuế thu nhập doanh nghiệp đến việc điều chỉnh lợi nhuận: trường hợp các công ty cổ phần niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh” dựa vào bối cảnh thay đổi thuế suất thuế TNDN năm

2008 (từ 28% trước năm 2008 giảm xuống c n 25% năm 2009) Tác giả đã sử dụng mô hình Friedlan [19] để phân tích và kết luận có 60% công ty điều chỉnh giảm lợi nhuận trong năm 2008 để tiết kiệm thuế thu nhập doanh nghiệp, 40 % công ty điều chỉnh tăng lợi nhuận Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn c n hạn chế là sử dụng mô hình Friedlan [19], mô hình c n nhiều hạn chế trong việc d tìm dấu hiệu quản trị lợi nhuận

Nghiên cứu của tác giả Huỳnh Thị Vân [14] về đề tài “Nghiên cứu hành

vi điều chỉnh lợi nhuận ở các công ty cổ phần trong năm đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” với thời gian nghiên cứu là năm 2008 đến năm 2010 Tác giả sử dụng mô hình DeAnglo và Friedlan để phân tích và

đã đưa ra kết luận phần lớn các công ty niêm yết có điều chỉnh tăng lợi nhuận trong năm đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán Tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu này là tác giả chỉ chọn mẫu những công ty lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp mà đã bỏ qua những công ty lập BCLCTT theo phương pháp gián tiếp, trong khi việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp hay gián tiếp thì cũng có kết quả giống nhau Việc lựa

Trang 15

chọn mẫu như trên của nghiên cứu làm cho mẫu chọn không thực sự ngẫu nhiên và không có tính đại diện cao Hơn nữa, hạn chế khi vận dụng mô hình DeAngelo và Friedlan là giả định quy mô doanh nghiệp không thay đổi qua 2 năm và năm liền trước không có điều chỉnh lợi nhuận Nếu vi phạm giả thuyết thì kết quả nghiên cứu không c n chính xác nữa

Nghiên cứu của tác giả Phan Thị Thùy Dương [4] với đề tài “Sử dụng

mô hình Jones để nhận diện điều chỉnh lợi nhuận: trường hợp các công ty niêm yết ở Hose phát hành thêm cổ phiếu năm 2013” Bối cảnh lựa chọn là trong năm 2013, phần lớn các công ty niêm yết (18 công ty trong tổng số mẫu

là 24 công ty) điều chỉnh tăng lợi nhuận trước khi phát hành thêm cổ phiếu Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu chứng thực, sử dụng mô hình nhận diện quản trị lợi nhuận Modified Jones với kỳ nghiên cứu là quý để kiểm định giả thuyết Đồng thời phân tích kết quả được thực hiện thông qua việc vận dụng các công cụ thống kê toán (kiểm định dấu Sign test) Ưu điểm của nghiên cứu này là sử dụng mô hình Modified Jones để d tìm dấu hiệu quản trị lợi nhuận Đây là mô hình khá ưu việt và được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về chủ đề này Tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu là chỉ nghiên cứu trường hợp phát hành “quyền mua cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu” chứ chưa xét đến các trường hợp phát hành để huy động vốn bên ngoài Đồng thời mẫu nghiên cứu việc điều chỉnh lợi nhuận chưa đủ lớn do đặc điểm của mô hình nghiên cứu là phải thu thập một cơ sở số liệu rất lớn Do đó, nghiên cứu này chỉ thực hiện cho những mẫu trong năm 2013 Hạn chế này làm cho kết quả nghiên cứu phần nào bị ảnh hưởng

Nghiên cứu của tác giả Phan Việt Hùng [5] với đề tài “Nghiên cứu hành động quản trị lợi nhuận khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO): trường hợp Tổng Công ty hàng không Việt Nam” Với thời gian nghiên cứu là 3 năm kế trước năm 2014 Tác giả sử dụng mô hình Modified Jones đã đưa ra kết luận Tổng công ty Hàng không Việt Nam có điều chỉnh tăng lợi nhuận trong năm phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng Tuy

Trang 16

nhiên hạn chế của nghiên cứu này là chỉ mới phân tích một doanh nghiệp cụ thể để nghiên cứu hành vi quản trị lợi nhuận nên kết luận có được chưa thể suy rộng ra cho các công ty IPO khác

Kế thừa những nghiên cứu trên, trong nghiên cứu này vận dụng mô hình Modified Jones với dữ liệu chéo Phiên bản cải tiến của Mô hình Jones được xem là một trong số ít mô hình có khả năng kiểm định tốt nhất hiện nay

để nhận diện hành động quản trị lợi nhuận Điều này tạo ra sự khác biệt đáng

kể so với các luận văn trước đây

Trang 17

CHƯ NG 1

C SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN

1.1 KHÁI QUÁT VỀ QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN

1.1.1 Đo l ng lợi nhuận ế toán

Lợi nhuận kế toán là sự chênh lệch giữa doanh thu và các chi phí phát sinh tương ứng với doanh thu đó Lợi nhuận kế toán được đo lường phụ thuộc vào nguyên tắc ghi nhận doanh thu và chi phí

là thời điểm khách hàng chấp nhận mua, thay vì ghi nhận giá trị khách hàng thanh toán

Doanh t ợ ậ e ở ồ í Nếu theo cơ sở tiền thì

nghiệp vụ chỉ ghi nhận khi nhận được phần doanh thu thực hiện là khoản tiền khách hàng thanh toán, c n phần tài sản bị đối tượng khác chiếm dụng (phần khách hàng nợ) thì không được phản ánh Như vậy, tính ưu việt của nguyên tắc cơ sở dồn tích đã thể hiện rõ, nó giúp cho kế toán ghi nhận và phản ánh tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp nhưng hiện tại không nằm ở doanh nghiệp như là các khoản phải thu khách hàng, hay các khoản vốn chiếm dụng của các

tổ chức, cá nhân bên ngoài đơn vị là nợ phải trả

- N ắ ậ í

Trang 18

Chi phí được ghi nhận trong kỳ để xác định kết quả dựa trên nguyên tắc phù hợp và nguyên tắc thận trọng

Theo VAS 01- Chuẩn mực chung, nguyên tắc phù hợp thể hiện như

sau: “V ệ ậ v í ả ù ợ v nhau Khi ghi

ậ ộ k ả ả ậ ộ k ả í ó

q v ệ ạ ó C í v b

ồ í kỳ ạ v í á kỳ ặ í

ả ả q kỳ ó” [1] Khi xét đến việc ghi

nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó, có thể hiểu bất cứ khi nào ghi nhận doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí đi kèm với nó, nghĩa là phải ghi nhận đồng thời, như trong trường hợp tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch

vụ, doanh thu được ghi nhận trên tài khoản 511 – doanh thu bán hàng và giá vốn trên tài khoản 632

Sự phù hợp còn thể hiện ở tính đúng kỳ của doanh thu và chi phí tạo ra Khi doanh thu, hay chi phí phát sinh cho nhiều kỳ thì cần phân bổ cho nhiều

kỳ, chỉ đưa vào doanh thu, chi phí phần giá trị phát sinh tương ứng với kỳ hạch toán Ví dụ: xuất kho công cụ dụng cụ sử dụng cho 2 kỳ, giá trị công cụ dụng cụ xuất kho 60.000.000 đồng phục vụ cho bộ phận bán hàng Trong trường hợp này theo nguyên tắc phù hợp, giá trị công cụ dụng cụ được ghi nhận vào chi phí chỉ có 30.000.000 đồng, phần c n lại chỉ được ghi nhận ở kỳ tiếp theo

Vế ghi nhận chi phí theo nguyên tắc thận trọng, thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn Nguyên tắc thận trọng đ i hỏi:

+ Phải lập các khoản dự ph ng nhưng không lập quá lớn;

+ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;

Trang 19

+ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí; + Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, c n chi phí phải được ghi nhận khi

có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí [1]

Các chi phí được ghi nhận theo nguyên tắc thận trọng như: chi phí dự

ph ng, các khoản tổn thất, chi phí quản lý doanh nghiệp,…

1.1.2 Định nghĩ , động ơ quản trị lợi nhuận trong huôn hổ huẩn mự / hế độ ế toán

a Định nghĩa

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số khái niệm về việc điều chỉnh lợi nhuận Theo Scott - Quản trị lợi nhuận phản ánh hành động của nhà quản trị trong việc lựa chọn các chính sách kế toán nhằm đạt được mục tiêu cá nhân hoặc tăng lên giá trị thị trường của công ty [29]1

Trong khi đó, Healy and Whalen cho rằng, quản trị lợi nhuận xảy ra khi ban giám đốc sử dụng các ước tính kế toán hoặc giao dịch nội bộ để nhằm thay đổi BCTC, đánh lạc hướng người sử dụng thông tin trên BCTC về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hoặc làm ảnh hưởng đến kết quả của các hợp đồng mà phụ thuộc vào số liệu kế toán trên BCTC (ví dụ: hợp đồng tín dụng với ngân hàng, hợp đồng thù lao giữa ban giám đốc và công ty…) [27]

Ronen và Yaari đã tổng hợp lại các nghiên cứu trước đó và đưa ra một định nghĩa quản trị lợi nhuận như sau: quản trị lợi nhuận là hành vi của ban giám đốc sử dụng việc ghi nhận trên cơ sở dồn tích thông qua một số tài khoản để làm thay đổi lợi nhuận sau thuế theo các mục tiêu công bố thông tin của họ [22]

Với Nguyễn Công Phương - Quản trị lợi nhuận là hành động điều chỉnh lợi nhuận kế toán của nhà quản trị doanh nghiệp nhằm đạt được lợi nhuận mục tiêu thông qua công cụ kế toán [7]

1 Được trích dẫn trong nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Công Phương [9]

Trang 20

Tóm lại, dù có nhiều khái niệm khác nhau nhưng việc quản trị lợi nhuận chính là hành động làm thay đổi lợi nhuận kế toán của nhà quản trị doanh nghiệp nhằm đạt được lợi nhuận mục tiêu bằng cách vận dụng linh hoạt các chính sách kế toán để điều chỉnh doanh thu và chi phí

b Động cơ quản trị lợi nhuận

Theo thống kê của Vietstock [33], mùa báo cáo kiểm toán năm 2016 tiếp tục chứng kiến quá nhiều doanh nghiệp phải điều chỉnh kết quả kinh doanh giảm mạnh so với báo cáo tự lập trước đó Điều này thực sự đem lại không ít thiệt hại cho nhà đầu tư và qua đó dần đánh mất niềm tin

Gây sốc nặng cho nhà đầu tư khi CTCP Hùng Vương (HOSE: HVG) công bố kết quả kinh doanh năm 2016 làm mát l ng nhà đầu tư với khoản lợi nhuận 308 tỷ đồng, tăng trưởng 140% Song, BCTC kiểm toán 2016 được công bố vào đầu tháng 2/2017 lại khiến nhà đầu tư sửng sốt với khoản l r ng

49 tỷ đồng do doanh thu thuần bị hụt đi hơn 2.000 tỷ đồng, hoạt động liên doanh liên kết bị l thay vì báo lãi trước đó và chi phí quản lý có sự gia tăng

Kể từ năm 2007 đến nay, năm vừa qua là năm duy nhất công ty bị l , điều này đặt ra dấu hỏi cho chất lượng thông tin trên BCTC của năm nay cũng như những năm trước đó của doanh nghiệp này

Và c n nhiều cú sốc khác như Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (HNX: PVX) đã công bố BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2016 và kết quả là lãi r ng “bốc hơi” đến 42% so với báo cáo tự lập giảm từ 157 tỷ về 92 tỷ đồng Nguyên nhân được xác định là do báo cáo kết quả kinh doanh của các công ty con có nhiều thay đổi sau kiểm toán làm Tổng công ty phải đánh giá lại một số khoản trích lập dự ph ng, các khoản thu khó đ i, lợi nhuận chưa thực hiện và các khoản thu tài chính tại một vài công ty con

C n chi phí quản lý bất ngờ tăng mạnh gần gấp 3 lần lên 66 tỷ đồng sau kiểm toán là lý do làm lãi r ng của CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (HOSE: ITA) giảm gần 30% về mức 38 tỷ đồng Hay chi phí tài chính và chi phí bán hàng tăng cao khiến lãi r ng CTCP Liên doanh Đầu tư Quốc tế KLF

Trang 21

(HNX: KLF) “bay hơi” 75% chỉ c n đạt vỏn vẹn 3,5 tỷ đồng Ở một trường hợp khác, do phải gánh l thêm gần 18 tỷ đồng từ công ty liên kết mà CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (HOSE: DIG) cũng đành ngậm ngùi báo lãi sau thuế giảm 23% chỉ c n đạt 65,6 tỷ đồng sau kiểm toán

Như vậy, tình trạng số liệu tài chính theo BCTC kiểm toán chênh lệch

so với báo cáo doanh nghiệp lập là khá phổ biến Thực tế này có thể dự đoán rằng, phía sau con số là sự nâng lên hay đặt xuống có chủ ý của nhà quản trị doanh nghiệp Nói cách khác, nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện báo cáo lợi nhuận “linh hoạt” nhằm đạt mục tiêu chủ quan Có doanh nghiệp điều chỉnh tăng lợi nhuận, có doanh nghiệp điều chỉnh giảm lợi nhuận, do đó có thể nói tồn tại nhiều động cơ dẫn đến nhà quản trị điều chỉnh lợi nhuận

Theo nghiên cứu của Nguyễn Công Phương [9] động cơ để nhà quản trị thực hiện hành động quản trị lợi nhuận có thể là:

- Chế độ lương, thưởng dành cho nhà quản trị: Ngoài mức lương được trả hàng tháng, nhà quản trị c n được thưởng và chia lợi nhuận phần trăm nếu như công ty làm ăn có lãi Vì tỷ lệ phần trăm (%) là số không đổi nên muốn tăng mức lương hoặc mức thưởng chỉ có một cách duy nhất là tăng lợi nhuận Khi lợi nhuận thực tế (chưa bị điều chỉnh) lớn hơn giới hạn trên của mức lợi nhuận được nhận tiền thưởng, nhà quản trị sử dụng các chính sách kế toán nhằm điều chỉnh giảm lợi nhuận nhưng vẫn nằm trong giới hạn được nhận thưởng, phần lợi nhuận không làm tăng tiền thưởng được dịch chuyển sang năm sau và tiếp tục được nhận thưởng trong năm sau Ngược lại, khi lợi nhuận thực tế nhỏ hơn nhiều so với giới hạn dưới của mức lợi nhuận được nhận thưởng, nhà quản trị sẽ điều chỉnh giảm lợi nhuận và dịch chuyển về năm sau vì đằng nào họ cũng không được thưởng trong năm này

- Thu hút nguồn tài trợ bên ngoài: Theo thuyết l ng tin về giá cổ phiếu, yếu tố căn bản trong biến động của giá cổ phiếu là sự tăng hay giảm l ng tin của nhà đầu tư đối với tương lai của giá cổ phiếu, của lợi nhuận doanh nghiệp và của lợi tức cổ phần Như vậy l ng tin của nhà đầu

Trang 22

tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp bị tác động rất lớn bởi thông tin của chỉ tiêu lợi nhuận được công bố trên báo cáo tài chính Điều chỉnh lợi nhuận tăng lên, công ty có thể cung cấp một hình ảnh tốt hơn về tình trạng tài chính để thu hút nhà đầu tư trên thị trường khi huy động vốn trên thị trường chứng khoán (phát hành cổ phiếu, trái phiếu)

Mặt khác, theo quy chế niêm yết của các sở giao dịch chứng khoán cũng như luật chứng khoán, nếu kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết bị âm trong năm báo cáo gần nhất thì chứng khoán của doanh nghiệp rơi vào diện bị cảnh báo, hoặc kiểm soát; nếu kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết thua l trong 03 năm liên tục hoặc tổng số l lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp trong báo cáo tài chính kiểm toán thì chứng khoán của doanh nghiệp bị hủy niêm yết Đây cũng chính là lý do khiến nhà quản trị doanh nghiệp có thể điều chỉnh tăng lợi nhuận kế toán để tránh rơi vào diện bị hủy niêm yết hoặc bị cảnh báo, kiểm soát nếu lợi nhuận kế toán năm bị l rơi vào diện trên Vì nếu chứng khoán của doanh nghiệp rơi vào diện bị cảnh báo, bị kiểm soát hay tồi tệ hơn là bị hủy niêm yết thì đồng nghĩa với việc thu hút đầu tư của doanh nghiệp gặp khó khăn, kênh huy động vốn hiệu quả và phù hợp nhất của doanh nghiệp bị cắt đứt

- Tránh vi phạm hợp đồng: Ở các nước phát triển, hợp đồng vay vốn luôn kèm theo các điều khoản ràng buộc nhằm hạn chế tổn tất có thể xảy

ra đối với chủ nợ Mức lợi nhuận tối thiểu đạt được hay hạn chế chi trả cổ tức của một khách hàng thường là một trong các điều khoản đó Theo lý thuyết kế toán chứng thực, các doanh nghiệp gần vi phạm các điều khoản của hợp đồng vay nợ với các ngân hàng (gần đạt được mức lợi nhuận tối thiểu hoặc gần đến mức hạn chế cổ tức quy định trong hợp đồng) sẽ lựa chọn các chính sách kế toán để tăng lợi nhuận

- Giảm thiểu chi phí điều tiết của nhà nước: Khi nhà nước thay đổi chính sách thuế, ưu đãi về vốn, thuế thu nhập doanh nghiệp, trợ giá, đặc

Trang 23

biệt là các mặt hàng được định giá bởi nhà nước (như than, điện, xăng dầu ) sẽ có thể làm phát sinh chi phí doanh nghiệp Các công ty lớn, hoặc các công ty có môi trường hoạt động hết sức thuận lợi có thể là đối tượng của nhiều áp lực từ các nhóm lợi ích khác nhằm chia sẽ lợi nhuận Công ty có tỷ suất sinh lời cao cho thấy khả năng độc quyền cao Luật chống độc quyền được ban hành dựa trên lợi nhuận kế toán để xem xét các doanh nghiệp vi phạm Để tránh những tác động bất lợi và các chi phí phát sinh do sự điều tiết về chính sách của nhà nước, khi có cuộc điều tra của Chính phủ liên quan đến độc quyền, các công ty này sẽ điều chỉnh lợi nhuận ở mức thấp nhất có thể

- Tối thiểu hóa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: Khi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thay đổi dẫn đến sự thay đổi về số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp Tùy vào sự thay đổi như thế nào mà các công ty lựa chọn điều chỉnh tăng hay giảm lợi nhuận Nếu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ giảm trong năm sau, các công ty thường thực hiện điều chỉnh giảm lợi nhuận vào năm hiện tại để tiết kiệm chi phí về thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm hiện tại Một phần lợi nhuận của năm hiện tại được dịch chuyển sang các năm sau để được áp dụng mức thuế suất thấp hơn Nếu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tăng trong năm sau, công ty sẽ điều chỉnh lợi nhuận theo hướng ngược lại

Ví dụ, công ty có thể điều chỉnh giảm lợi nhuận kế toán trong năm 2015 (thuế suất thuế TNDN 22%) và chuyển dịch lợi nhuận này sang năm 2016 (thuế suất thuế TNDN 20%) để tiết kiệm được chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là 2% trên tổng lợi nhuận bị điều chỉnh sang năm sau

1.2.3 Quản trị lợi nhuận thông qu lự họn hính sá h ế toán

Theo chuẩn mực kế toán số 29 ban hành và công bố theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì thuật ngữ “Chính sách kế toán” được định nghĩa là các nguyên tắc, cơ sở

và phương pháp kế toán cụ thể được doanh nghiệp áp dụng trong việc lập và

Trang 24

trình bày báo cáo tài chính

Lựa chọn chính sách kế toán là việc lựa chọn có cân nhắc nằm trong khuôn khổ của chuẩn mực kế toán về các nguyên tắc, cơ sở và phương pháp

kế toán mà doanh nghiệp có thể áp dụng trong các trường hợp khác nhau nhằm phục vụ cho mục đích chủ quan của nhà quản trị

C í á k á ó ặ

C í á k á ắ : nguyên tắc kế toán được hiểu

là các quy định, các thủ tục cho việc ghi nhận đo lường các yếu tố của báo cáo tài chính để việc lập báo cáo tài chính đạt được mục tiêu dễ hiểu, đáng tin cậy

và dễ so sánh Các nguyên tắc kế toán làm nền tảng cho báo cáo tài chính được gọi là những nguyên tắc kế toán được thừa nhận (General Accepted Accounting Princeples – GAAP) Các nguyên tắc này bao gồm một số khái niệm, nguyên tắc, phương pháp tiến hành và những yêu cầu cho việc đánh giá, ghi chép và báo cáo các hoạt động, các sự kiện và các nghiệp vụ có tính chất tài chính doanh nghiệp

C í á k á ọ : do thực tiễn luôn đa dạng nên

các chuẩn mực kế toán luôn cho phép một không gian mở mà m i đơn vị có thể lựa chọn một các thức đo lường phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp mình Các lựa chọn kế toán bao gồm lựa chọn phương pháp tính giá xuất kho, lựa chọn phương pháp khấu hao tài sản cố định, lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang, lựa chọn phương pháp tính giá thành… Việc lựa chọn

và áp dụng các phương pháp khác nhau trong một chính sách kế toán sẽ làm thay đổi thông tin trình bày trên các báo cáo tài chính hay thông tin cung cấp

ra bên ngoài nhằm hướng đến mục đích thuế hoặc lợi tức cho cổ đông

C í á k á í k á : Ước tính kế toán là các nguyên

tắc đo lường đối tượng kế toán mà công ty tự xây dựng do chuẩn mực không thể bao quát hóa mọi vấn đề phát sinh ở các đơn vị cơ sở Các khoản ước tính

kế toán gồm có ước tính liên quan đến khấu hao tài sản cố định, cách xác định

dự ph ng giảm giá, ước tính giá trị sản phẩm dở dang, các ước tính kế toán

Trang 25

khác liên quan đến phân bổ hay trích trước chi phí, các ước tính liên quan đến các khoản dự ph ng phải trả ở công ty Để đưa ra các ước tính này, người lập BCTC phải sử dụng các “xét đoán nghề nghiệp” Vì là các xét đoán nên mang tính chủ quan, khó có một tiêu chuẩn nào để đánh giá tính hợp lý Chính vì vậy tính tin cậy của các ước tính kế toán là một vấn đề được người sử dụng BCTC đặc biệt quan tâm

Đồng thời, lợi nhuận cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng được trình bày trong BCTC Cũng như các chỉ tiêu khác, việc đo lường và trình bày chỉ tiêu lợi nhuận phải tuân theo các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành Tính linh hoạt của chuẩn mực và các chế độ kế toán cho phép nhà quản trị thực hiện một báo cáo lợi nhuận theo nhiều hướng khác nhau để mang lại lợi ích cho công ty Sau đây là tổng hợp các phương án có thể được vận dụng để quản trị lợi nhuận của nhà quản trị

a Lựa chọn các phương pháp kế toán

Trong chế độ kế toán doanh nghiệp, tồn tại một số phương pháp kế toán có thể lựa chọn để nhà quản trị có thể vận dụng trong quản trị lợi nhuận

a1 G ậ doanh thu

Doanh nghiệp có thể vận dụng phương pháp phần trăm hoàn thành để ghi nhận doanh thu và chi phí trong hoạt động cung cấp dịch vụ và hợp đồng xây dựng Theo VAS-15, phần công việc hoàn thành được xác định theo một trong ba phương pháp tuỳ thuộc vào bản chất của hợp đồng xây dựng:

- Đánh giá phần công việc hoành thành

- So sánh tỷ lệ % giữa khối lượng công việc đã hoàn thành với tổng khối lượng công việc phải hoàn thành

- Tỷ lệ % chi phí đã phát sinh so với tổng chi phí ước tính để hoàn thành toàn bộ giao dịch cung cấp dịch vụ

Nhà quản trị có thể lựa chọn một trong 3 phương pháp trên mà m i phương pháp sẽ cho ra một mức doanh thu không giống nhau, có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn thực tế theo tỷ lệ ước tính tiến độ thực hiện hợp đồng Việc xác

Trang 26

định mức doanh thu ghi nhận trong kỳ sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán trong kỳ, từ đó có thể làm cho lợi nhuận tăng lên hoặc giảm đi

a2 P á xá ị á ả ẩ v á á ả ẩ

Ở các công ty sản xuất hoặc xây dựng việc tính giá thành sản phẩm

có thể được thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau như: Phương pháp trực tiếp (PP giản đơn), phương pháp phân bước, tùy vào đặc điểm quá trình sản xuất sản phẩm của công ty Trong m i phương pháp, công ty

có thể lựa chọn các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang khác nhau như: theo chi phí nguyên vật liệu chính, theo sản lượng ước tính tương đương, theo 50% chi phí chế biến, mà sự lựa chọn đó có thể làm thay đổi giá thành của sản phẩm, từ đó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán và lợi nhuận trong kỳ

a3 P á xá ị á ị x ấ k

Theo thông tư 200/2014/TT-BTC, có 4 phương pháp tính giá xuất kho như sau: phương pháp thực tế đích danh, phương pháp bình quân gia quyền, phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO), phương pháp giá bán

lẻ Với m i phương pháp tính giá hàng xuất kho sẽ cho ra giá trị hàng xuất kho khác nhau, từ đó ảnh hưởng đến giá vốn hàng xuất bán trong kỳ cũng như giá thành sản phẩm Vì vậy, tùy theo đặc điểm hàng tồn kho, sự thay đổi của giá cả và chủ ý của nhà quản trị có thể lựa chọn các phương pháp tính giá hàng xuất kho khác nhau, sẽ làm tác động đến chi phí và từ

đó tác động đến lợi nhuận trong kỳ

Trang 27

tăng lên (giảm đi) Nhà quản trị có thể vận dụng các phương pháp kế toán sau

để quản trị lợi nhuận:

b1 C í á về bổ í ả

Chi phí trả trước là những khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng

có liên quan tới kết quả hoạt động chế biến, kinh doanh của nhiều kỳ hạch toán, nhiều niên độ kế toán nên chưa thể tính hết vào chi phí chế biến, kinh doanh của kỳ này mà phải phân bổ vào hai hay nhiều kỳ tiếp theo Mức phân bổ chi phí cho từng kỳ phụ thuộc vào số kỳ dự kiến phân bổ, cho nên công ty có thể chủ động tăng giảm chi phí của từng kỳ bằng việc xác định thời gian dự kiến phân bổ dài hay ngắn Mặc dù một số khoản chi phí có giới hạn thời gian phân bổ nhưng trong khoản thời gian cho phép đó, công ty có thể chủ động chọn số kỳ cần phân bổ Cho nên có thể nói đây là khu vực thuận lợi nhất cho nhà quản trị “chế biến” chi phí theo mục tiêu lợi nhuận của mình.[14]

c Vận dụng các ước tính kế toán

Ước tính kế toán là các nguyên tắc đo lường đối tượng kế toán mà công

ty tự xây dựng do chuẩn mực không thể bao quát hóa mọi vấn đề phát sinh ở các đơn vị cơ sở Sau đây chính là các ước tính kế toán khoảng không tự do

mà các nhà quản trị có thể vận dụng nhằm điều chỉnh lợi nhuận theo ý muốn chủ quan của mình

c1 Ư í ậ ò ả á ồ k

Theo VAS số 02- Hàng tồn kho, hàng tồn kho phải được xác định theo

Trang 28

giá gốc (trị giá thực tế của hàng tồn kho tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế) Khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho thấp hơn giá gốc thì phải ghi nhận theo giá trị thuần có thể thực hiện được Việc ghi giảm giá gốc của hàng tồn kho cho bằng giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng dựa trên nguyên tắc tài sản không được phản ánh cao hơn giá trị thực hiện ước tính từ việc bán hay sử dụng chúng Cuối niên độ kế toán, vào thời điểm lập báo cáo tài chính năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho thấp hơn giá gốc của nó thì phải lập dự ph ng giảm giá hàng tồn kho Trong khi giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng Mức trích lập dự ph ng giảm giá hàng tồn kho DN tính vào chi phí trong kỳ, mà mức trích lập này hoàn toàn phụ thuộc vào việc xác định các khoản giá bán ước tính và chi phí ước tính Như vậy, nhà quản trị có thể quản trị lợi nhuận dựa vào các ước tính kế toán này để tác động vào chi phí và lợi nhuận trong kỳ thông qua việc ước tính giá bán và ước tính chi phí để hoàn thành sản phẩm thực hiện hàng tồn kho của hàng tồn kho và chi phí ước tính cần thiết cho tiêu thụ hàng tồn kho này

c2 Ư í ậ ò ả k ó ò

Khoản dự ph ng phải thu khó đ i được trích trước vào chi phí hoạt động kinh doanh năm báo cáo của công ty, giúp cho công ty có nguồn tài chính để bù đắp những tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch nhằm bảo toàn vốn kinh doanh; đảm bảo cho công ty phản ánh giá trị của các khoản phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính Tuy nhiên, mức trích lập dự ph ng dựa vào dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ, nên nhà quản trị hoàn toàn có thể điều chỉnh chi phí và lợi nhuận theo mong muốn thông qua việc ước tính mức độ tổn thất đối với những khoản nợ

Trang 29

chưa đến hạn thanh toán, nhưng con nợ khó có khả năng trả nợ

c3 Ư í ậ ò ả á ầ í

Trường hợp công ty đầu tư vào các cổ phiếu đang niêm yết trên sàn thì các khoản đầu tư này tất nhiên phải được đánh giá lại theo giá thị trường vào thời điểm cuối năm Thế nhưng, đối với những cổ phiếu chưa niêm yết và/hoặc thanh khoản thấp thì việc đánh giá lại các khoản đầu tư này xem ra không dễ dàng Trước nhiều sự lựa chọn, công ty có thể chọn cách an toàn nhất thông qua tham vấn từ các công ty chứng khoán để tránh phải ghi nhận dự ph ng giảm giá đầu tư tài chính Cũng bằng phương thức tương tự, công ty có thể chỉ trích lập dự ph ng ít hơn mức cần thiết để giảm bớt mức thua l ghi nhận trong Báo cáo kết quả kinh doanh Trường hợp công ty muốn báo cáo giảm kết quả kinh doanh để tiết kiệm chi phí thuế TNDN, có thể tăng mức trích lập dự ph ng hơn mức cần thiết

c6 Ư í ầ ă v ệ ậ

Ước lượng phần trăm hoàn thành công việc trong ghi nhận doanh thu phụ thuộc nhiều vào nhận định, kinh nghiệm và thực tế tiến độ hoàn thành công việc Các nhà quản trị có thể ghi nhận tăng doanh thu trong kỳ

so với thực tế bằng cách đánh giá phần công việc hoàn thành hoặc tỷ lệ % giữa khối lượng công việc hoàn thành với khối lượng công việc phải hoàn thành tăng lên và ngược lại Dù việc ước lượng phải dựa trên cơ sở hợp

Trang 30

lý, nhưng doanh nghệp vẫn có đủ lý lẽ để chứng minh việc ghi nhận doanh thu của mình là đáng tin cậy để giải trình với kiểm toán Tóm lại, một sự thay đổi nào trong phần trăm tiến độ hoàn thành công việc đều ảnh hưởng đến doanh thu trong kỳ hiện hành của doanh nghiệp

1.3 CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN

1.3.1 Cơ sở ế toán tiền, ơ sở ế toán ồn tí h và mô hình nhận iện hành vi quản trị lợi nhuận

Hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng một trong hai phương pháp kế toán làm nền tảng cho hệ thống kế toán, đó là: kế toán dồn tích và kế toán dựa trên d ng tiền Chế độ kế toán Việt Nam quy định các doanh nghiệp phải hạch toán kế toán dựa trên cơ sở dồn tích nhằm đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí

Kế toán theo ơ sở ồn tí h là phương pháp kế toán dựa trên cơ sở Dự

thu – Dự chi Theo đó, “mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của công ty liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu và chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh giao dịch, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoăc tương đương tiền” (VAS số 01) Báo cáo kết quả kinh doanh được lập dựa trên cơ sở dồn tích Lợi nhuận được xác định trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ

Việc ghi nhận doanh thu và chi phí có ảnh hưởng quyết định đến báo cáo lợi nhuận của doanh nghiệp trong một kỳ Cơ sở kế toán dồn tích được xem là một nguyên tắc chính yếu đối với việc xác định lợi nhuận của doanh nghiệp Lợi nhuận theo cơ sở dồn tích là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí;

từ đó, BCTC nói chung và BCKQKD nói riêng được lập trên cơ sở dồn tích phản ánh đầy đủ (hay tuân thủ yêu cầu trung thực) các giao dịch kinh tế trong

kỳ và từ đó cho phép tình trạng tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp được phản ánh một cách đầy đủ, hợp lý Hơn nữa, do không có sự trùng hợp giữa

Trang 31

lượng tiền thu vào và doanh thu trong kỳ và tồn tại chênh lệch giữa chi phí ghi nhận và lượng tiền chi ra trong một kỳ, kế toán theo cơ sở dồn tích cho phép theo dõi các giao dịch kéo dài qua các kỳ khác nhau, như nợ phải thu, nợ phải trả, khấu hao, dự ph ng, ….[7]

Kế toán theo ơ sở tiền: Theo đó các phương pháp kế toán dựa trên cơ

sở Thực thu – Thực chi tiền Theo phương pháp này thu nhập và chi phí được ghi nhận khi thực thu tiền và thực chi tiền Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập dựa trên cơ sở tiền Vì dựa trên cơ sở thực thu và thực chi nên không thể điều chỉnh thời điểm ghi nhận các giao dịch Từ đó, chênh lệch giữa lợi nhuận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và d ng tiền trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tạo ra những biến kế toán mà các nhà nghiên cứu thường gọi là accruals Hay nói cách khác accruals là phần lợi nhuận kế toán không bằng tiền được trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, được xác định bằng công thức:

Do d ng tiền từ hoạt động kinh doanh trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ không thể điều chỉnh, để điều chỉnh lợi nhuận các nhà quản trị phải nhận diện được các biến kế toán dồn tích và điều chỉnh các biến này Theo các nhà nghiên cứu, Total Accruals (TA) bao gồm 2 phần: một phần gọi là accruals không thể điều chỉnh (NDA-Nondiscretionary Accruals), phần c n lại gọi là accruals được điều chỉnh từ hành động điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị (DA- Discretionary Accruals)

+ +

Biến ế toán ồn tí h hông thể điều hỉnh

đ ợ (Non Dis retion ry accruals-DNA)

Trang 32

Như vậy, DA chính là lợi nhuận có được bằng việc vận dụng các chính sách kế toán Vì DA không thể quan sát trực tiếp được, để đo lường phần này các nhà nghiên cứu xác định phần NDA Phần NDA liên quan đến mức độ hoạt động bình thường của doanh nghiệp Từ đó mô hình nghiên cứu quản trị lợi nhuận thực chất là các mô hình xác định phần NDA

Để có thể hiểu rõ hơn về biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh (Discretionary Accruals - DA) và không thể điều chỉnh (Nondiscretionary Accruals - DNA), xem xét ví dụ sau Bảng 1.1 (giả sử các nhà quản trị điều chỉnh tăng lợi nhuận và không có thuế thu nhập doanh nghiệp) [7]

ảng 1 iến kế toán d n tích

Các biến kế toán d n tích (Accruals) g m:

- Biến động hàng tồn kho 1.100

- Biến động các khoản phải thu khách hàng 800

- Biến động các khoản phải trả người bán 900

Accruals Lợi nhuận sau thuế - D ng tiền từ hoạt động kinh doanh

= 7.600 – 11.000 = -3.400

Từ ví dụ trên ta thấy chênh lệch giữa lợi nhuận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và d ng tiền trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ là 3.400 Trên thực tế c n nhiều biến kế toán dồn tích, để đơn giản ví dụ chỉ trình bày một số biến kế toán cơ bản Trong đó:

- Chi phí khấu hao: phụ thuộc vào phương pháp khấu hao mà doanh nghiệp lựa chọn, tuy nhiên thực tế chi phí này rất khó điều chỉnh, bởi vì phần lớn các công ty thực hiện khấu hao theo hướng dẫn của thuế Hay nói cách khác giới hạn điều chỉnh rất hẹp, đây là biến kế toán không thể điều chỉnh

Trang 33

- Chi phí dự ph ng: Khoản dự ph ng phải thu khó đ i thì được trích trước vào chi phí hoạt động kinh doanh năm báo cáo của công ty, giúp công

ty có nguồn tài chính để bù đặp những tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch nhằm bảo toàn vốn kinh doanh Tuy nhiên, mức trích lập dự ph ng dựa vào dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản

nợ Do đó nhà quản trị có thể điều chỉnh chi phí lợi nhuận theo mong muốn thông qua việc dự kiến mức độ tổn thất đối với các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán nhưng con nợ khó có khả năng trả nợ, đồng thời có thể xử lý xóa

nợ hoặc hoãn việc xử lý xóa các khoản nợ quá hạn trên 3 năm để tác động đến chi phí và lợi nhuận trong kỳ Và khoản lập dự ph ng giảm giá hàng tồn kho

sẽ làm cho chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ tăng lên, từ đó làm ảnh hưởng đến lợi nhuận Như vậy, đối với việc ước tính khoản giá trị hàng tồn kho giảm giá để lập dự ph ng sẽ tạo ra khoảng trống cho nhà quản trị lựa chọn để tác động vào chi phí và lợi nhuận trong kỳ Cho nên có thể nói, chi phí dự ph ng là biến kế toán có thể điều chỉnh

- Biến động hàng tồn kho: Giá trị hàng tồn kho phụ thuộc vào phương pháp tính giá hàng xuất kho Công ty có thể lựa chọn các phương pháp tính giá hàng xuất kho khác nhau, việc lựa chọn này sẽ ảnh hưởng đến giá trị hàng tồn kho Tuy nhiên, chế độ kế toán quy định việc lựa chọn các chính sách kế toán phải nhất quán, nên giới hạn điều chỉnh ở biến kế toán này rất hẹp Có thể nói đây là biến kế toán không thể điều chỉnh

- Biến động các khoản phải thu khách hàng: Khoản phải thu khách hàng có thể tăng hay giảm phụ thuộc vào mức trích lập dự ph ng khoản phải thu khó đ i Công ty có thể thay đổi mức trích lập dự ph ng này bằng việc thay đổi tỷ lệ lập dự ph ng đối với các khoản phải thu Đây là biến kế toán có thể điều chỉnh

- Biến động các khoản phải trả khách hàng: Các khoản phải trả có thể

Trang 34

tăng, giảm tùy thuộc vào việc tăng, giảm các khoản chi phí trích trước như: trích trước chi phí bảo hành sản phẩm, trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, Đây là biến kế toán có thể điều chỉnh

Tóm lại, chúng ta có thể thấy rằng tồn tại biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh và biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh Nếu người sử dụng thông tin chỉ có thông tin về báo cáo tài chính và họ không được tiếp cận sổ sách kế toán thì không thể biết được đâu là biến kế toán không thể điều chỉnh

và đâu là biến kế toán có thể điều chỉnh cũng như nguyên nhân làm tăng biến

kế toán dồn tích Hay nói cách khác, nhà quản trị có thể vận dụng biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh để điều chỉnh lợi nhuận trong khuôn khổ chuẩn mực kế toán

1.3.2 Cá mô hình nghiên ứu về quản trị lợi nhuận

Để xác định phần biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh (NDA), tác giả Nguyễn Công Phương [9] đã tổng hợp năm mô hình chủ yếu dưới đây trong các nghiên cứu có liên quan

a Mô hình của Healy

Theo cách tiếp cận của Healy [20], phần không thể điều chỉnh chính là trung bình tổng biến dồn tích của các năm trước

n A

DAit= TAit/Ait-1 – NDAit

Chú thích:

n: số năm trong kỳ ước tính

t: năm sự kiện (năm nghiên cứu hành động điều chỉnh lợi nhuận)

i: công ty i cần nghiên cứu hành động điều chỉnh lợi nhuận

Theo mô hình của Healy, khi không có hành động điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị, DA bằng 0 và TA chính là NDA NDA chính là giá trị trung bình của

TA Hay nói cách khác, NDA không thay đổi từ năm này sang năm khác

Trang 35

Ưu điểm của mô hình này là đơn giản, dễ tính toán Tuy nhiên mô hình này có một hạn chế khi cho rằng, NDA không thay đổi theo thời gian Trong khi đó thực tế hoàn toàn ngược lại, vì NDA liên quan đến mức hoạt động của doanh nghiệp, khi mức hoạt động thay đổi như tăng trưởng về hoạt động, thay đổi tình trạng kinh tế sẽ dẫn đến NDA thay đổi Việc không kiểm soát được các biến này làm cho phần NDA không chính xác và từ đó, đo lường phần

DA bị sai lệch

b Mô hình của DeAgelo, Friedlan

Biến kế toán không thể điều chỉnh của công ty i năm sự kiện:

A

TA NDA

Biến kế toán có thể điều chỉnh của công ty i năm sự kiện:

t và thời kỳ t-1 được giả định là do việc thực hiện các điều chỉnh kế toán

Theo tác giả Nguyễn Công Phương [9] mô hình của DeAngelo không thật sự chính xác nếu các công ty này có xu hướng phát triển Nếu yếu tố tăng trưởng bị bỏ qua, sự thay đổi trong tổng số biến kế toán dồn tích (TA) ở thời kỳ t có thể được xác định không chính xác, do những thay đổi trong biến kế toán không thể điều chỉnh (NDA) phụ thuộc vào sự tăng trưởng Điều này có thể dẫn đến kết luận không đúng về việc thực

Trang 36

hiện các điều chỉnh kế toán để lập báo cáo tài chính

Healy và DeAngelo đo lường mức NDA không chính xác do không kiểm soát được thay đổi mức độ hoạt động Để khắc phục nhược điểm này, Friedlan [19] đã cải tiếng mô hình này bằng việc kiểm soát phần đo lường phần NDA thay đổi do thay đổi mức kinh doanh của doanh nghiệp Việc kiểm soát này được thực hiện bằng cách chia NDA tính được theo

mô hình DeAngelo cho doanh thu như sau:

it it

it

Sales

NDA Sales

A

TA DA

Trong đó:

it

Sales : doanh thu năm t của công ty i

Mô hình Friedlan [19] đã khắc phục được nhược điểm của các mô hình Healy và DeAngelo khi đã kiểm soát được sự thay đổi mức độ hoạt động Do đó, Friedlan đo lường phần NDA chính xác hơn hai mô hình của Healy và DeAngele Và nếu trong bối cảnh nguồn cơ sở dữ liệu không sẵn có, thì việc thu thập số liệu để nghiên cứu của mô hình Friedlan thuận tiện hơn so với mô hình Jones, mặc dù mô hình Jones được nhiều nghiên cứu khẳng định là tốt nhất (nghiên cứu của Kang và Sivaramakarishnan, 1995; Thomas at Zhang, 2000)

c Mô hình của Jones và Modified Jones

Để khắc phục nhược điểm của các mô hình trên, Jones [21] đã thử kiểm soát ảnh hưởng của thay đổi về mức độ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đến phần DNA Theo Jones, phần NDA phụ thuộc vào doanh thu, quy

mô của tài sản cố định hữu hình (nguyên giá) Vì vậy Jones sử dụng mức biến động về doanh thu thuần và nguyên giá tài sản cố định hữu hình để dự đoán phần NDA Mô hình trình bày như sau:

2 1 1 1

1

it it it

it it

it

it

A

PPE A

REV A

A

Trang 37

Trong đó:

∆REV: Doanh thu thuần kỳ t – Doanh thu thuần kỳ t-1

PPEt: Nguyên giá TSCĐ hữu hình, nguyên giá bất động sản đầu tư, nguyên giá TSCĐ thuê tài chính cuối năm t

Ait-1: Tổng tài sản cuối kỳ t-1

α1, α2, α3:là các tham số của từng công ty

2 1 - it

it it

it

A

PPE a

A

REV a

a A TA

Trong đó:

a1, a2, a3 : Kết quả ước tính α1, α2, α3 thông qua ước tính OLS

: residual, tương đương với phần DA

Mô hình Jones giả định ngầm ẩn cho rằng, doanh thu là phần không thể điều chỉnh Tuy nhiên trong thực tế, nhà quản trị có thể điều chỉnh lợi nhuận thông qua doanh thu bằng cách đẩy nhanh hoặc chậm lại việc ghi nhận các giao dịch kinh tế để ghi nhận doanh thu vào một kỳ nào đó Để khắc phục hạn chế này, Dechow và các cộng sự [17] đã đề xuất một phiên

bản sửa đổi của mô hình Jones bằng việc thay đổi b ộ bằng một biến khác gọi là b ộ bằ ề Trong đó, biến

động doanh thu bằng tiền là phần chênh lệch giữa biến động doanh thu thuần bán hàng và biến động của khoản phải thu khách hàng Do đó, phiên bản sửa đổi của mô hình Jones (Modified Jones Model) đã khắc phục được hạn chế trên Bên cạnh những ưu điểm, mô hình Jones cũng có hạn chế về mặt số liệu tính toán

d Mô hình ngành của Dechow và Sloan

Dechow và Sloan [16] đã đề xuất một mô hình gọi là “mô hình

Trang 38

ngành” Mô hình ngành đã loại bỏ giả thuyết về tính ổn định của NDA theo thời gian Mô hình này cho rằng biến động của các yếu tố quyết định đến NDA là giống nhau giữa các công ty trong cùng một lĩnh vực hoạt động Từ

đó, NDA được xác định thông qua nghiên cứu thực tế hoạt động của ngành

Mô hình ngành như sau:

1 2

A

TA median

Trong đó: β1, β2: ước tính qua OLS trong kỳ ước tính

Về sau Dechow và Sloan đã phát hiện những hạn chế trong mô hình của mình Theo Dechow và các cộng sự [17], mô hình ngành loại bỏ những biến động đến từ những tình trạng cụ thể của m i doanh nghiệp Nếu phần NDA của các doanh nghiệp có thay đổi lớn về mức độ hoạt động sản xuất kinh doanh thì mô hình đo lường không c n chính xác Mặt khác, mô hình này chỉ hợp lý nếu biến kế toán dồn tích và mục tiêu quản trị lợi nhuận của các doanh nghiệp trong cùng ngành phải có sự tương quan rất chặt chẽ sau khi kiểm soát các biến tiềm tàng khác

e Mô hình của Kothari và cộng sự

Kothari, Leone and Wasley [25] đã tiếp tục phát triển mô hình của Jones [21] và Dechow, Sloan and Sweeney [17] trên cơ sở xem xét biến về kết quả hoạt động Mục đích của tác giả là nghiên cứu mối quan hệ tuyến tính giữa biến dồn tích và kết quả hoạt động

Mô hình tuyến tính có xem xét kết quả hoạt động của Kothari, Leone and Wasley [25] như sau:

1 3 1

2 1 1 1

1

t t

t t

t t

t t

t

ROA A

PPE A

REC REV

A A

NDA

Trong đó : ROA t1: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của năm t-1

Trang 39

KẾT LUẬN CHƯ NG 1

Tình trạng số liệu tài chính theo BCTC kiểm toán chênh lệch so với báo cáo doanh nghiệp lập là khá phổ biến Thực tế này có thể dự đoán rằng, phía sau con số là sự nâng lên hay đặt xuống có chủ ý của nhà quản trị doanh nghiệp Nói cách khác, nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện báo cáo lợi nhuận

“linh hoạt” nhằm đạt mục tiêu chủ quan Có doanh nghiệp điều chỉnh tăng lợi nhuận, có doanh nghiệp điều chỉnh giảm lợi nhuận, do đó có thể nói tồn tại nhiều động cơ dẫn đến nhà quản trị điều chỉnh lợi nhuận như: chế độ lương thưởng dành cho nhà quản trị, thu hút nguồn tài trợ bên ngoài, tránh vi phạm hợp đồng, giảm thiểu chi phí điều tiết của nhà nước, tối thiểu hóa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Thông qua việc lựa chọn các phương pháp kế toán, vận dụng các phương pháp kế toán, vận dụng các ước tính kế toán mà nhà quản trị doanh nghiệp có thể dễ dàng điều chỉnh lợi nhuận, chuyển lợi nhuận từ năm này sang năm khác nhằm đạt được mục đích của mình Điều này về lâu dài đều không có lợi cho nhà đầu tư cũng như cho chính công ty, sẽ làm xói m n l ng tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán Và để nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận, thông qua việc báo cáo KQHĐKD được lập theo cơ cở dồn tích, BCLCTT được lập theo cơ sở tiền các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số

mô hình nghiên cứu để nhận diện hành động quản trị lợi nhuận Nhìn chung

m i mô hình đều có những ưu điểm và tồn tại nhất định Trong đó mô hình Modified Jones với dữ liệu chéo được xem là một trong số ít mô hình có khả năng kiểm định tốt nhất hiện nay để nhận diện hành động quản trị lợi nhuận vì

mô hình này có ưu điểm là đã loại bỏ hạn chế của những mô hình trước đó

Do đó nghiên cứu sử dụng mô hình Modified Jones để nhận diện hành vi quản trị lợi nhuận của các công ty phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng trong năm 2015 tại Việt Nam

Trang 40

CHƯ NG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1 BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU

2.1.1 Quy trình IPO ở n t

IPO (Initial Public Offering) hay c n gọi là phát hành cổ phiếu lần đầu

ra công chúng là việc một doanh nghiệp cổ phần lần đầu tiên thực hiện phát hành cổ phiếu của mình tới công chúng đầu tư ở bên ngoài công ty và phương thức thực hiện để chào bán cổ phiếu phải tiến hành công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng

Cùng với sự ra đời của thị trường chứng khoán, các quy định về chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng cũng được đưa ra theo Nghị định 48/1998//NĐ-CP, nhưng nhìn chung những quy định này vẫn c n sơ sài Mãi đến năm 2006, khi Luật chứng khoán 2006 được ban hành, những quy định về chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng mới trở nên đầy đủ và chặt chẽ Về sau các văn bản sau như Luật chứng khoán năm 2010, văn bản hợp nhất Luật chứng khoán do Văn ph ng Quốc hội ban hành năm 2013 đều giữ nguyên, không sửa đổi bổ sung các quy định này Theo đó quy trình chào bán cổ phiếu

ra công chúng có thể thể hiện qua sơ đồ sau:

Sửa đổi bổ NĐT đăng sung hồ sơ 7 ngày ký mua

30 ngày 20 ngày Đăng ký Thông tin Phân phối chứng khoán

chào bán trước khi chào 90 ngày

chứng khoán bán chứng

ra công khoán ra công

chúng chúng

iểu đ 2 Quy trình IPO

a Đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng

Tổ chức phát hành thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng phải

Ngày đăng: 13/04/2024, 12:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w