1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị lợi nhuận nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

278 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Trị Lợi Nhuận Nhằm Tránh Lỗ Hoặc Tránh Giảm Lợi Nhuận Của Các Công Ty Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Tác giả Trần Kỳ Hân
Người hướng dẫn PGS. TS. Đường Nguyễn Hưng, PGS. TS. Trần Đình Khôi Nguyên
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 278
Dung lượng 9,82 MB

Nội dung

vẽ, sơ đồ Sơ đồ 2.1 Quy trình nghiên cứu sự tồn tại của QTLN nhằm tránh lỗ Hình 2.1 Biểu đồ phân phối mức thay đổi lợi nhuận 81 Hình 2.2 Biểu đồ phân phối mức thay đổi lợi nhuận của năm

Trang 1

TRẦN KỲ HÂN

QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN NHẰM TRÁNH LỖ HOẶC TRÁNH GIẢM LỢI NHUẬN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng, năm 2022

Trang 2

TRẦN KỲ HÂN

QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN NHẰM TRÁNH LỖ HOẶC TRÁNH GIẢM LỢI NHUẬN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán

Mã số: 62340301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:

1 PGS TS ĐƯỜNG NGUYỄN HƯNG

2 PGS TS TRẦN ĐÌNH KHÔI NGUYÊN

Đà Nẵng, năm 2022

Trang 4

Chữ viết

BCTC Báo cáo tài chính

Big Four Ernst & Young; KPMG; Price Waterhouse Coopers; Deloitte Touche CEO Tổng giám đốc (giám đốc điều hành)

CFO Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

CTNY Công ty niêm yết

DA Các khoản dồn tích có thể điều chỉnh

DAA Phương pháp ước lượng các khoản dồn tích có thể điều chỉnh

ĐBTC Đòn bẩy tài chính

EDA Phương pháp phân phối thực nghiệm

FEM Mô hình ảnh hưởng cố định

HĐQT Hội đồng quản trị

IAS International Accounting Standard

IFRS International Financial Reporting Standard

KNSL Khả năng sinh lời

KTĐL Kiểm toán độc lập

NDA Các khoản dồn tích không thể điều chỉnh

QMDN Quy mô doanh nghiệp

QMHĐQT Quy mô hội đồng quản trị

QTLN Quản trị lợi nhuận

REM Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên

TA Tổng các khoản dồn tích

TNDN Thu nhập doanh nghiệp

TSSL Tỷ suất sinh lời

Tỷ số M/B Tỷ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách

TTCK Thị trường chứng khoán

VCSH Vốn chủ sở hữu

Trang 5

Số hiệu

bảng biểu Tên bảng biểu Trang

Bảng 1.1 Bảng tổng hợp các mô hình kế toán dồn tích nhận diện

Bảng 1.2 Bảng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu QTLN nhằm

tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận trên thế giới 37

Bảng 1.3 Bảng tổng hợp một số nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị

lợi nhuận đến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu 55

Bảng 2.2 Thống kê mô tả mức thay đổi lợi nhuận và mức lợi nhuận 80 Bảng 2.3 Tần suất của biến SE và biến PME trong các khoảng 90 Bảng 3.1 Đo lường các biến độc lập trong mô hình hồi quy (1) 108 Bảng 3.2 Thống kê mô tả các biến trong mô hình hồi quy (1) 112 Bảng 3.3 Bảng ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình (1) 114 Bảng 3.4 Kiểm định lựa chọn mô hình hồi quy (1) 115 Bảng 3.5 Kết quả kiểm định các khuyết tật của mô hình (1) 115 Bảng 3.6

Kết quả hồi quy FEM với sai số chuẩn mạnh và tùy chọn

Bảng 4.1 Đo lường các biến độc lập trong mô hình hồi quy (2) 130 Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến trong mô hình hồi quy (2) 132 Bảng 4.3 Bảng ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình (2) 133 Bảng 4.4 Kiểm định lựa chọn mô hình hồi quy (2) 134 Bảng 4.5 Kết quả kiểm định các khuyết tật của mô hình (2) 135 Bảng 4.6

Kết quả hồi quy Pooled OLS với sai số chuẩn mạnh của

Trang 6

vẽ, sơ đồ

Sơ đồ 2.1 Quy trình nghiên cứu sự tồn tại của QTLN nhằm tránh lỗ

Hình 2.1 Biểu đồ phân phối mức thay đổi lợi nhuận 81 Hình 2.2 Biểu đồ phân phối mức thay đổi lợi nhuận của năm tiếp

Hình 2.3 Biểu đồ phân phối mức thay đổi lợi nhuận của năm mà

một hoặc hai năm liền kề trước đó có lợi nhuận tăng 83

Hình 2.5 Biểu đồ phân phối mức lợi nhuận của năm tiếp theo năm

Hình 2.6 Biểu đồ phân phối mức lợi nhuận của năm mà một hoặc

hai năm liền kề trước đó có lợi nhuận dương 86

Hình 2.7 Biểu đồ phân phối mức lợi nhuận của năm mà ít nhất ba

năm liền kề trước đó có lợi nhuận dương 87

Sơ đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ

Hình 3.1 Biểu đồ P-P Plot của phần dư được chuẩn hóa 116

Sơ đồ 4.1 Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận

nhằm tránh lỗ đến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu 129 Hình 4.1 Biểu đồ P-P Plot của phần dư được chuẩn hóa 136

Trang 7

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

3.1 Đối tượng nghiên cứu 4

3.2 Phạm vi nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của luận án 5

6 Bố cục của luận án 7

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN 10

1.1 Cơ sở lý thuyết về quản trị lợi nhuận 10

1.1.1 Định nghĩa quản trị lợi nhuận 10

1.1.2 Động cơ của quản trị lợi nhuận 12

1.1.2.1 Động cơ về thị trường vốn 12

1.1.2.2 Động cơ về hợp đồng 13

1.1.2.3 Động cơ về việc tuân thủ các quy định của chính phủ 14

1.1.2.4 Động cơ về tín hiệu 14

1.1.3 Những kỹ thuật nhà quản lý thực hiện quản trị lợi nhuận thông qua việc vận dụng các phương pháp kế toán 15

1.1.3.1 Kỹ thuật “Bình ổn lợi nhuận” 15

1.1.3.2 Kỹ thuật “Gột rửa chi phí” 16

1.1.3.3 Kỹ thuật “Ghi nhận doanh thu” 17

1.1.3.4 Kỹ thuật “Để dành lợi nhuận” 17

1.1.3.5 Thay đổi các chính sách và ước tính kế toán của đơn vị 18

1.1.4 Các lý thuyết liên quan đến quản trị lợi nhuận 20

1.1.4.1 Lý thuyết kế toán thực chứng 20

1.1.4.2 Lý thuyết đại diện 23

Trang 8

1.1.4.3 Lý thuyết tín hiệu 25

1.1.4.4 Lý thuyết thông tin bất cân xứng 26

1.1.4.5 Lý thuyết chi phí giao dịch 27

1.1.4.6 Lý thuyết kỳ vọng 28

1.1.5 Cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận đến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu 28

1.2 Tổng quan nghiên cứu về quản trị lợi nhuận 30

1.2.1 Tổng quan về nhận diện quản trị lợi nhuận 30

1.2.1.1 Tổng quan về mô hình nhận diện quản trị lợi nhuận 30

1.2.1.2 Tổng quan về nhận diện quản trị lợi nhuận nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận 36

1.2.2 Tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận 43

1.2.2.1 Quy mô doanh nghiệp 44

1.2.2.2 Đòn bẩy tài chính 45

1.2.2.3 Khả năng sinh lời 46

1.2.2.4 Quy mô hội đồng quản trị 47

1.2.2.5 Tính độc lập của hội đồng quản trị 48

1.2.2.6 Sự kiêm nhiệm giữa chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc (giám đốc điều hành) 49

1.2.2.7 Mức độ tập trung vốn chủ sở hữu 50

1.2.2.8 Kiểm toán độc lập 51

1.2.3 Tổng quan về ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận 52

1.2.4 Tổng quan các nghiên cứu về quản trị lợi nhuận tại Việt Nam 59

1.2.5 Đánh giá khoảng trống nghiên cứu 64

1.3 Định hướng nghiên cứu và quy trình nghiên cứu của luận án 66

1.3.1 Định hướng nghiên cứu của luận án 66

1.3.2 Quy trình nghiên cứu của luận án 66

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 69

Trang 9

CHƯƠNG 2 NHẬN DIỆN QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN NHẰM TRÁNH LỖ HOẶC TRÁNH GIẢM LỢI NHUẬN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT

TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 71

2.1 Đặc điểm thị trường chứng khoán Việt Nam 71

2.2 Các giả thuyết nghiên cứu 74

2.3 Quy trình nghiên cứu và phương pháp chứng minh giả thuyết 77

2.4 Đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu 78

2.5 Mẫu nghiên cứu 79

2.6 Kết quả nghiên cứu 80

2.6.1 Kết quả nghiên cứu về quản trị lợi nhuận nhằm tránh giảm lợi nhuận

80

2.6.2 Kết quả nghiên cứu về quản trị lợi nhuận nhằm tránh lỗ 83

2.6.3 Sự ảnh hưởng của biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh đến quản trị lợi nhuận nhằm tránh lỗ 88

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 92

CHƯƠNG 3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN NHẰM TRÁNH LỖ CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 94

3.1 Giả thuyết nghiên cứu 94

3.1.1 Quy mô doanh nghiệp 95

3.1.2 Đòn bẩy tài chính 96

3.1.3 Khả năng sinh lời 97

3.1.4 Quy mô hội đồng quản trị 98

3.1.5 Tính độc lập của hội đồng quản trị 99

3.1.6 Sự kiêm nhiệm giữa chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc (giám đốc điều hành) 100

3.1.7 Mức độ tập trung vốn chủ sở hữu 101

3.1.8 Kiểm toán độc lập 102

3.2 Phương pháp nghiên cứu 104

Trang 10

3.2.1 Mô hình nghiên cứu 104

3.2.2 Đo lường các biến nghiên cứu 105

3.2.2.1 Đo lường biến các khoản dồn tích có thể điều chỉnh 105

3.2.2.2 Đo lường các biến khác 108

3.2.3 Mẫu nghiên cứu 109

3.2.4 Phương pháp ước lượng mô hình nghiên cứu 110

3.3 Kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận nhằm tránh lỗ 111

3.3.1 Phân tích thống kê mô tả các biến được nghiên cứu 111

3.3.2 Phân tích sự tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu 113

3.3.3 Lựa chọn phương pháp ước lượng hồi quy thích hợp và kiểm định các khuyết tật của mô hình nghiên cứu 115

3.3.3.1 Lựa chọn phương pháp ước lượng hồi quy thích hợp 115

3.3.3.2 Kiểm định các khuyết tật của mô hình nghiên cứu 115

3.3.4 Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến quản trị lợi nhuận nhằm tránh lỗ 117

3.3.4.1 Phân tích ảnh hưởng của nhóm nhân tố đặc điểm công ty đến quản trị lợi nhuận nhằm tránh lỗ 118

3.3.4.2 Phân tích ảnh hưởng của nhóm nhân tố quản trị công ty đến quản trị lợi nhuận nhằm tránh lỗ 120

3.3.4.3 Phân tích ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài đến quản trị lợi nhuận nhằm tránh lỗ 121

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 123

CHƯƠNG 4 ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN NHẰM TRÁNH LỖ ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI TRÊN CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 125

4.1 Giả thuyết nghiên cứu 125

4.2 Phương pháp nghiên cứu 128

4.2.1 Mô hình nghiên cứu 128

Trang 11

4.2.2 Đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu 129

4.2.2.1 Đo lường biến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu 129

4.2.2.2 Đo lường các biến khác 130

4.2.3 Mẫu nghiên cứu 131

4.2.4 Phương pháp ước lượng mô hình nghiên cứu 131

4.3 Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận nhằm tránh lỗ đến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu 132

4.3.1 Phân tích thống kê mô tả các biến được nghiên cứu 132

4.3.2 Phân tích sự tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu 133

4.3.3 Lựa chọn phương pháp ước lượng hồi quy thích hợp và kiểm định các khuyết tật của mô hình nghiên cứu 134

4.3.3.1 Lựa chọn phương pháp ước lượng hồi quy thích hợp 134

4.3.3.2 Kiểm định các khuyết tật của mô hình nghiên cứu 135

4.3.4 Phân tích ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận nhằm tránh lỗ đến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu 136

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 139

CHƯƠNG 5 CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ 140

5.1 Các hàm ý chính sách 141

5.1.1 Các hàm ý chính sách đối với việc tồn tại quản trị lợi nhuận nhằm tránh lỗ 141

5.1.2 Các hàm ý chính sách đối với các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận nhằm tránh lỗ 144

5.1.3 Các hàm ý chính sách đối với sự ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận nhằm tránh lỗ đến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu 147

5.2 Kiến nghị 148

5.2.1 Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước 148

5.2.2 Đối với các công ty kiểm toán độc lập 158

5.2.3 Đối với các tổ chức tín dụng 159

Trang 12

5.3 Những hạn chế của luận án và định hướng nghiên cứu trong tương

lai 160

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 162

KẾT LUẬN 163

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 165

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 166

DANH MỤC PHỤ LỤC 183

PHỤ LỤC 1: BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN 183

PHỤ LỤC 2: PHÂN LOẠI NGÀNH THEO TIÊU CHUẨN BẮC MỸ (NORTH AMERICAN INDUSTRY CLASSIFICATION SYSTEM - NAICS) 189

PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH CÁC CÔNG TY ĐIỀU TRA TRONG LUẬN ÁN

193

PHỤ LỤC 4: SỐ LIỆU THU THẬP CỦA 356 QUAN SÁT TRÁNH LỖ 202

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ những năm thập niên 80 của thế kỷ trước cho đến nay, quản trị lợi nhuận (QTLN) là chủ đề được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm nghiên cứu Những nhà nghiên cứu tiêu biểu của lĩnh vực này bao gồm: Healy, Wahlen, DeAngelo, Davidson, Dye, Sweeney, Schipper, Watts và Zimmerman, Burgstahler

và Dichev, Dechow, Jones, v.v Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu về chủ đề này đều được thực hiện tại các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Đan Mạch, Đức, Canada, v.v

Quản trị lợi nhuận thường được gắn với một động cơ nhất định nào đó của nhà quản lý như: tăng tiền thưởng cho cá nhân nhà quản lý, giảm thiểu các chú ý về chính trị, tăng giá cổ phiếu, tránh công ty thua lỗ cũng như lợi nhuận giảm, v.v Thông tin lợi nhuận ảnh hưởng mật thiết đến tình hình hoạt động, kinh doanh của đơn vị Do đó, nếu xét trên khía cạnh tài chính thì có thể nói QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận là một động cơ thường trực trong tâm trí của các nhà quản lý Nhà quản lý luôn chịu áp lực vô cùng to lớn từ con số lợi nhuận mà doanh nghiệp sẽ công bố ra thị trường Vì những thông tin này sẽ tác động to lớn đến nhiều khía cạnh khác của đơn vị như: giá cổ phiếu, khả năng huy động vốn, kế hoạch tiền thưởng, v.v Cũng vì những áp lực to lớn đó nên trong nhiều năm qua trên thế giới đã xảy ra nhiều vụ bê bối tài chính làm cho các tập đoàn lớn bị phá sản cũng như hàng nghìn nhân viên phải chịu cảnh thất nghiệp như: Enron năm 2001, Worldcom năm 2005, Lehman Brothers năm 2008, Olympus năm 2011, Toshiba năm 2015, v.v Cụ thể như tập đoàn chuyên sản xuất camara và vật tư y tế Olympus

đã công bố báo cáo tài chính (BCTC) chênh lệch đến 100 tỉ yên so với thực tế nhằm che dấu tình hình thua lỗ trong suốt từ những năm 1990 đến năm 2011 Hay như vụ

bê bối tài chính của tập đoàn Toshiba gần đây, trước khi được phát hiện vào năm

2015 thì các nhà quản lý được cho là đã làm sai lệch BCTC theo hướng tăng lợi nhuận trong suốt 15 năm, trong đó chỉ tính riêng từ 2008 đến 2015, tập đoàn này đã

Trang 14

khai khống doanh thu lên đến 170 tỷ yên (khoảng 1,22 tỷ đô la Mỹ) và sự việc chỉ được phát hiện khi bản thân tập đoàn này không thể khóa sổ kế toán trong năm tài khóa 2014 mà phải nhờ đến bên thứ ba Còn ở trong nước, những bê bối tài chính gần đây của Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết, Công ty Cổ phần Dược Viễn Đông, Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành, v.v hay như một số công ty có BCTC từ lãi chuyển thành lỗ sau kiểm toán của năm tài khóa 2018 như: Công ty cổ phần Ngoại thương và Phát triển Đầu tư Hồ Chí Minh (từ lãi 35 tỉ đồng chuyển thành lỗ 35,5 tỉ đồng), Công ty cổ phần Thương mại Hà Tây (từ lãi 26 tỉ đồng thành lỗ hơn 23,7 tỉ đồng), v.v Những sự kiện này cho thấy áp lực nặng nề của nhà quản lý trong việc duy trì lợi nhuận của doanh nghiệp và QTLN nhằm tránh

lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận có thể là một công cụ hữu hiệu cho các nhà quản lý cởi

bỏ áp lực đó

Trên thế giới đã có một số nghiên cứu cụ thể về QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận như các nghiên cứu của Burgstahler và Dichev (1997), Holland và Ramsay (2003), Suda và Shuto (2005), Schøler (2005), Degiannakis và cộng sự (2019), v.v Các nghiên cứu này đã chứng minh được sự tồn tại của QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận tại các quốc gia phát triển trên thế giới như

Mỹ, Nhật Bản, Đan Mạch, Croatia, v.v Còn tại Việt Nam, một quốc gia đang phát triển, nơi thị trường chứng khoán (TTCK) có tuổi đời non trẻ và một hệ thống thông tin và kiểm soát quản lý còn nhiều bất cập thì vấn đề QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận sẽ như thế nào? Tại Việt Nam, hầu như chưa có một nghiên cứu nào tập trung chứng minh sự tồn tại của QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận theo cơ sở dồn tích

Thông tin lợi nhuận là thông tin vô cùng quan trọng, nó tác động lớn đến các chỉ số tài chính khác của đơn vị và có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu, tỷ suất sinh lời (TSSL) trên cổ phiếu Sau khi Công ty viễn thông Worldcom ở Mỹ phá sản, các nhà chức trách đã điều tra được các nhà quản lý tại công ty này đã sử dụng những gian lận kế toán nhằm che dấu tình trạng tài chính suy yếu, giả mạo tăng trưởng, v.v nhằm mục đích để nâng giá cổ phiếu Khi những gian lận kế toán của

Trang 15

Tập đoàn Olympus bị phanh phui, ngay lập tức đã “thổi bay” 80% giá trị vốn hóa thị trường của tập đoàn này Tại Việt Nam, các cổ đông của Công ty Cổ phần Dược Viễn Đông gần như “mất trắng” sau khi công ty này phá sản Do đó, QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận thường nhằm mục tiêu tác động đến TSSL trên

cổ phiếu của doanh nghiệp Hay nói cách khác, nhà quản lý thực hiện QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận nhằm mục đích chính là ngăn chặn sự giảm giá

cổ phiếu do thông tin lỗ hoặc lợi nhuận giảm gây ra Từ những phân tích trên thì QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận có tác động mạnh mẽ đến TSSL trên cổ phiếu Trên thế giới đã có một vài nghiên cứu về ảnh hưởng của QTLN đến TSSL trên cổ phiếu như: Cotten (2005), Nuryaman (2013), Sayari và cộng sự (2013), Oduma (2015), v.v Tại Việt Nam, Đường Nguyễn Hưng (2017) cũng đã có phân tích sự ảnh hưởng của QTLN đến TSSL trên cổ phiếu của các công ty chế biến lương thực thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam Tuy nhiên, hiện nay các nghiên cứu nhằm phân tích về ảnh hưởng của QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận đến TSSL trên cổ phiếu vẫn chưa được khai thác nhiều Vì thường thì những công ty này sẽ có TSSL trên cổ phiếu thấp và luôn muốn tác động đến nó thông qua QTLN

Xuất phát từ tầm quan trọng của QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận cũng như những ảnh hưởng của hành vi này đến TSSL trên cổ phiếu Sau

một thời gian nghiên cứu, tác giả đã chọn đề tài: “Quản trị lợi nhuận nhằm tránh

lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm luận án tiến sĩ của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm nhận diện QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận và những ảnh hưởng của vấn đề này trong bối cảnh các công

ty niêm yết (CTNY) tại Việt Nam, từ đó có thể rút ra các hàm ý chính sách và các

đề xuất hữu ích cho các chủ thể có liên quan trong nền kinh tế Để thực hiện được mục tiêu này, đề tài hướng đến thực hiện các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:

Trang 16

Thứ nhất, chứng minh sự tồn tại của QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm

lợi nhuận của các CTNY trên TTCK Việt Nam

Thứ hai, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến QTLN nhằm tránh lỗ hoặc

tránh giảm lợi nhuận của các CTNY trên TTCK Việt Nam

Thứ ba, phân tích ảnh hưởng của QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi

nhuận đến TSSL trên cổ phiếu của các CTNY trên TTCK Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là nhận diện QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận trên cơ sở dồn tích của các CTNY trên TTCK Việt Nam, các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận và ảnh hưởng của QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận đến TSSL trên cổ phiếu của các CTNY trên TTCK Việt Nam

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về mặt không gian: Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian là các công ty

phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam

- Về mặt thời gian: Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian là số liệu được thu

thập trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2016

- Về mặt nội dung: Phạm vi về nội dung nghiên cứu của luận án bao gồm nhận

diện QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận, các nhân tố ảnh hưởng đến QTLN nhằm tránh lỗ và ảnh hưởng của QTLN nhằm tránh lỗ đến TSSL trên cổ phiếu

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chính của luận án là phương pháp định lượng, trong

đó trọng tâm là hai phương pháp phân phối thực nghiệm (Empirical Distribution Approach – EDA) và phương pháp ước lượng các khoản dồn tích có thể điều chỉnh (Discretionary Accruals Approach – DAA) Phương pháp EDA được sử dụng để chứng minh sự tồn tại của QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận và sự ảnh hưởng của các khoản dồn tích có thể điều chỉnh đến QTLN nhằm tránh lỗ hoăc

Trang 17

tránh giảm lợi nhuận bằng cách lập các biểu đồ phân phối thực nghiệm của các biến cần nghiên cứu và đánh giá tính liên tục của biểu đồ, đặc biệt tại những khoảng xung quanh giá trị 0 của các biến Phương pháp DAA được sử dụng kết hợp với các

mô hình hồi quy đa biến dữ liệu bảng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận cũng như phân tích sự ảnh hưởng của QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận đến TSSL trên cổ phiếu Các

kỹ thuật thống kê được sử dụng trong luận án như: thống kê mô tả, lựa chọn phương pháp hồi quy thích hợp, phân tích hồi quy đa biến dựa trên dữ liệu bảng

5 Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của luận án

Hiện nay, tại Việt Nam, chủ đề về QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận vẫn chưa được nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu Do đó, có thể nói nghiên cứu về QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận là chủ đề khá mới

mẻ tại Việt Nam Bên cạnh đó, như đã trình bày, hiện nay vẫn còn khá ít các nghiên cứu trình bày về ảnh hưởng của QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận đến TSSL trên cổ phiếu Từ đó có thể thấy, luận án này được thực hiện có ý nghĩa cả về mặt lý luận khoa học lẫn thực tiễn

Về mặt lý luận khoa học, luận án đã có những đóng góp sau:

Một là, đây là nghiên cứu toàn diện về QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm

lợi nhuận của các CTNY trên TTCK Việt Nam Nghiên cứu này sử dụng kết hợp hai phương pháp đã được nhiều tác giả nổi tiếng trên thế giới sử dụng (phương pháp EDA và phương pháp DAA) để chứng minh sự tồn tại QTLN nhằm tránh lỗ của các CTNY cũng như việc các nhà quản lý đã sử dụng các khoản DA như là một công cụ

để điều chỉnh tăng lợi nhuận nhằm tránh lỗ Hơn thế nữa, luận án đã cho thấy việc QTLN nhằm tránh lỗ của các nhà quản lý sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho TTCK (tác động đến TSSL trên cổ phiếu) Mặt khác, luận án cũng cho thấy điểm khác biệt của TTCK Việt Nam so với các TTCK khác trên thế giới đó là không tồn tại QTLN nhằm tránh giảm lợi nhuận

Hai là, điểm mới của luận án là tập trung vào phân tích QTLN của các công

ty tránh lỗ Vì các công ty và nhà quản lý của các công ty tránh lỗ luôn chịu áp lực

Trang 18

vô cùng lớn từ các con số lợi nhuận mà công ty phải công bố hàng năm Từ áp lực

to lớn đó, động cơ điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý cũng như của các công ty tránh lỗ được cho là lớn hơn và thường xuyên hơn so với những công ty khác

Ba là, tại Việt Nam, luận án đã cho thấy tồn tại hai động cơ chính của nhà

quản lý khi thực hiện QTLN nhằm tránh lỗ đó là động cơ tín hiệu và động cơ thị trường vốn Các nhà quản lý tại Việt Nam luôn mong muốn truyền các tín hiệu tích cực đến các bên có liên quan về hoạt động của công ty và đó cũng là lý do họ phải thực hiện QTLN nhằm tránh lỗ Mặt khác, khi đã “thoát lỗ” thì công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc thu hút đầu tư, làm nới lỏng các điều khoản trong các hợp đồng vay

và cố gắng gây ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trong ngắn hạn

Bốn là, lý thuyết đại diện và lý thuyết kế toán thực chứng có thể giải thích

cho các nhân tố ảnh hưởng đến QTLN nhằm tránh lỗ của các CTNY trên TTCK Việt Nam Kết quả của luận án cho thấy khi tính đại diện của chủ sở hữu (cổ đông) trong các công ty càng lớn (tính độc lập của HĐQT càng cao, sự tách biệt giữa chức năng kiểm soát và chức năng quản lý và chất lượng kiểm toán càng cao) sẽ làm giảm thiểu mức độ QTLN của nhà quản lý Phù hợp với lý thuyết kế toán thực chứng, kết quả cũng cho thấy rằng các công ty có áp lực trả nợ cao (đòn bẩy tài chính cao) làm gia tăng mức độ QTLN nhằm tránh lỗ

Về mặt thực tiễn, luận án đã có những đóng góp sau:

Một là, luận án định hướng cho các cơ quan lập pháp, những nhà hoạch định

chính sách phải có tầm nhìn bao quát khi xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nói chung và những quy định trên TTCK nói riêng vừa phù hợp với thông

lệ quốc tế, vừa có tính thực tiễn cao khi áp dụng tại Việt Nam đặc biệt là hạn chế được các hiện tượng, hành vi làm giảm sự minh bạch cũng như chất lượng của thông tin được công bố đặc biệt là thông tin lợi nhuận Các chủ thể trong nền kinh tế đều hoạt động vì mục đích của riêng họ và đa phần vì mục tiêu lợi nhuận Tuy nhiên, lợi ích của chủ thể này có thể gây tổn hại đến chủ thể khác và ảnh hưởng xấu cho cả nền kinh tế Vì vậy, nhiệm vụ của các cơ quan lập pháp là phải dẫn dắt các chủ thể trong nền kinh tế vừa hoạt động vì lợi ích của riêng họ nhưng cũng vì lợi ích

Trang 19

chung của cả nền kinh tế Luận án đã đề xuất một số giải pháp cụ thể trong thực tiễn như: hoàn thiện hệ thống khung pháp lý cho Hệ thống Kế toán Việt Nam, hoàn thiện quy định công bố thông tin trên TTCK, hoàn thiện các quy định về quản trị công ty, gia tăng quy định và chế tài đối với sai phạm trong kiểm toán độc lập, v.v

Hai là, các đối tượng có lợi ích liên quan trực tiếp đến CTNY (các tổ chức

tín dụng, nhà đầu tư, v.v.) nên đánh giá năng lực thật sự của CTNY bằng việc kết hợp nhiều nguồn thông tin tài chính và phi tài chính trong dài hạn Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy QTLN nhằm tránh lỗ sẽ có tác động đến TSSL trên cổ phiếu Điều này cho thấy giá cổ phiếu và một số chỉ tiêu liên quan đến giá cổ phiếu của công ty tại một thời điểm nhất định chưa phải là một cơ sở vững chắc để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp Bên cạnh đó, nhóm đối tượng này nên tăng cường nội lực của bản thân bằng việc không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, v.v Từ đó có thể gia tăng hiệu quả các quyết định trong việc đầu tư, cho vay, v.v cũng như giảm thiểu các rủi ro trong hoạt động

Ba là, bản thân CTNY nên tập trung hoàn thiện bộ máy quản trị của đơn vị,

áp dụng các mô hình quản trị tiên tiến (tăng số lượng thành viên độc lập không điều hành trong HĐQT, tách biệt hai chức danh chủ tịch HĐQT và CEO), lựa chọn công

ty kiểm toán có uy tín để tăng niềm tin nơi cổ đông và các nhà đầu tư tiềm năng Bên cạnh đó, các công ty phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường, v.v từ đó gia tăng lợi nhuận “thật sự” cho doanh nghiệp

Trang 20

thực hiện QTLN và cuối cùng là các lý thuyết liên quan có thể giải thích QTLN Phần tổng quan nghiên cứu trình bày tổng quan các vấn đề nghiên cứu của luận án Luận án phân tích tổng quan về các mô hình nhận diện QTLN trong đó có cách thức nhận diện QTLN nhằm tránh lỗ, các nhân tố ảnh hưởng đến QTLN và những ảnh hưởng của QTLN trong đó luận án tập trung phân tích ảnh hưởng của QTLN đến TSSL trên cổ phiếu và các nghiên cứu về QTLN tại Việt Nam Vì QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận là nội dung chính của luận án nên chương 1 cũng tập trung phân tích các nghiên cứu về QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận Cuối cùng, dựa vào việc phân tích, tổng hợp các nghiên cứu, luận án tiến hành đánh giá khoảng trống nghiên cứu và xây dựng định hướng nghiên cứu cũng như quy trình nghiên cứu của luận án

Chương 2 tập trung vào việc nhận diện QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận của các CTNY trên TTCK Việt Nam Nội dung chương 2 được trình bày theo thứ tự như sau: Đầu tiên luận án phân tích đặc điểm TTCK Việt Nam để thấy được đặc trưng riêng cũng như động cơ và áp lực của nhà quản lý trong việc thực hiện QTLN, tiếp theo luận án xây dựng các giả thuyết nghiên cứu liên quan đến QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận của các CTNY trên TTCK Việt Nam, tiếp theo luận án xây dựng các mô hình nghiên cứu và cách thức đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu, mẫu nghiên cứu và cuối cùng là trình bày kết quả nghiên cứu

Chương 3 tập trung trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến QTLN nhằm tránh

lỗ của các CTNY trên TTCK Việt Nam Tương tự chương 2, chương 3 cũng lần lượt trình bày các giả thuyết nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến QTLN nhằm tránh lỗ của các CTNY trên TTCK Việt Nam Từ các giả thuyết nghiên cứu, luận án tiến hành xây dựng các mô hình nghiên cứu, cách thức đo lường các biến, mẫu nghiên cứu Cuối cùng, luận án trình bày kết quả nghiên cứu

Chương 4 phân tích ảnh hưởng của QTLN nhằm tránh lỗ đến TSSL trên cổ phiếu của các CTNY trên TTCK Việt Nam Dựa vào việc tổng hợp các nghiên cứu

từ chương 2, chương 4 tiến hành đưa ra các giả thuyết nghiên cứu Từ đó xây dựng

Trang 21

phương pháp nghiên cứu bao gồm mô hình nghiên cứu, đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu, mẫu nghiên cứu thu thập được Cuối cùng luận án trình bày kết quả nghiên cứu về sự ảnh hưởng của QTLN nhằm tránh lỗ đến TSSL trên cổ phiếu của các CTNY trên TTCK Việt Nam

Chương 5 trình bày các đề xuất kiến nghị và hàm ý chính sách của luận án

Từ việc phân tích kết quả nghiên cứu ở các chương trước, chương này đưa ra các đề xuất, kiến nghị và các hàm ý chính sách đối với các bên có liên quan (nhà đầu tư, CTNY, Bộ Tài chính và các cơ quan nhà nước, công ty KTĐL) cũng như các đề xuất của luận án Các hàm ý chính sách và đề xuất của luận án cũng được chia thành ba phần gắn với các kết quả nghiên cứu của luận án

Trang 22

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ

QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN

Nội dung của chương 1 trình bày cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu về QTLN Cơ sở lý thuyết về QTLN được trình bày gồm các phần QTLN chung và QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận để người đọc có cái nhìn tổng quát

về cơ sở lý thuyết của vấn đề cần nghiên cứu Phần tổng quan nghiên cứu về QTLN

luận án trình bày ba hướng nghiên cứu liên quan đến QTLN: Một là, các nghiên cứu

về cách thức nhận diện QTLN trong đó chia thành nhận diện QTLN theo mô hình

đo lường và cách thức nhận diện QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận;

Hai là, các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến QTLN; Ba là, các nghiên cứu

về ảnh hưởng của QTLN Bên cạnh đó, luận án cũng phân tích các nghiên cứu về QTLN tại Việt Nam Sau đó, luận án tiến hành đánh giá khoảng trống nghiên cứu, xây dựng quy trình cũng như định hướng nghiên cứu của luận án

Nội dung của chương 1 bao gồm:

- Cơ sở lý thuyết về QTLN (bao gồm: định nghĩa QTLN, động cơ của QTLN, những cách thức nhà quản lý thực hiện QTLN, các lý thuyết liên quan QTLN

và cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của QTLN đến TSSL trên cổ phiếu)

- Tổng quan nghiên cứu về QTLN (bao gồm: tổng quan về nhận diện QTLN, tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến QTLN; tổng quan về ảnh hưởng của QTLN; tổng quan về QTLN tại Việt Nam; đánh giá khoảng trống nghiên cứu)

- Quy trình nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của luận án

1.1 Cơ sở lý thuyết về quản trị lợi nhuận

1.1.1 Định nghĩa quản trị lợi nhuận

Quản trị lợi nhuận là một thuật ngữ mang hàm ý rất rộng Nó được các nhà quản trị sử dụng với nhiều cách thức, phương pháp khác nhau để đạt được một mục tiêu nhất định nào đó Vì lý do đó nên các nghiên cứu trên thế giới cũng không có được sự thống nhất trong việc định nghĩa QTLN Vì vậy, trong luận án này sẽ trình

Trang 23

bày một số định nghĩa của những nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực QTLN như sau:

Theo Davidson và cộng sự (1987), QTLN là “quá trình thực hiện các bước

có cân nhắc thận trọng trong các hạn chế của các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi để mang lại mức lợi nhuận mong muốn được báo cáo”, (Schipper (1989), tr.92)

Schipper (1989, tr.92) đã định nghĩa QTLN là việc “can thiệp có mục đích trong quá trình BCTC ra bên ngoài, với mục đích đạt được một số lợi ích cá nhân” “Một phần mở rộng nhỏ của định nghĩa này sẽ bao gồm QTLN “thực”, được thực hiện bằng các quyết định về thời gian đầu tư hoặc tài chính để làm thay đổi lợi nhuận báo cáo hoặc một số thành phần con của nó”

Còn theo Healy và Wahlen (1999, tr.368) thì QTLN “xảy ra khi các nhà quản

lý sử dụng việc xét đoán chủ quan trong báo cáo tài chính và trong các giao dịch nội

bộ để thay đổi báo cáo tài chính hoặc đánh lừa một số bên liên quan về các hoạt động kinh tế cơ bản của công ty hoặc gây ảnh hưởng đến kết quả của hợp đồng mà

nó phụ thuộc vào số liệu báo cáo của kế toán”

Và QTLN đã được Dechow và Skinner (2000, tr.238) định nghĩa như sau:

“có chủ tâm, cân nhắc thận trọng, nhầm lẫn hoặc bỏ sót các sự kiện chính hoặc dữ liệu kế toán, gây hiểu nhầm và khi xem xét với tất cả các thông tin có sẵn sẽ làm cho người đọc thay đổi hoặc sửa đổi phán đoán hoặc quyết định của mình”

Quản trị lợi nhuận nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận cũng là một dạng QTLN Tuy nhiên, đối với QTLN nói chung thì nhà quản lý có thể điều chỉnh lợi nhuận tăng hay giảm tùy thuộc vào động cơ hoặc áp lực mà họ phải đối mặt tại thời điểm thực hiện QTLN Ví dụ nhà quản lý có thể điều chỉnh tăng lợi nhuận để tối đa hóa tiền thưởng hoặc điều chỉnh lợi nhuận giảm để giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tránh gây sự chú ý chính trị từ phía chính phủ hoặc các cơ quan quản

lý Còn đối với QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận thì nhà quản lý bắt buộc phải điều chỉnh tăng lợi nhuận để tránh phải báo cáo lỗ trong năm tài chính hiện tại hoặc phải tăng lợi nhuận để vượt mức lợi nhuận của năm tài chính trước đó

Trang 24

Xét về mặt động cơ thì QTLN nhằm tránh giảm lợi nhuận và QTLN nhằm tránh lỗ không có gì khác biệt Vì trong cả hai trường hợp này thì nhà quản lý đều tồn tại động cơ phải tăng lợi nhuận Sự khác biệt chẳng qua chỉ là mức độ lợi nhuận cần điều chỉnh tăng trong từng trường hợp mà thôi Tuy nhiên, xét về mặt áp lực thì nhà quản lý sẽ phải chịu áp lực lớn hơn khi doanh nghiệp công bố thông tin thua lỗ so với khi công bố lợi nhuận giảm Điều đó cũng hàm ý rằng, trong bất kỳ TTCK nào thì QTLN nhằm tránh lỗ sẽ dễ tồn tại hơn so với QTLN nhằm tránh giảm lợi nhuận

Vì luận án này nghiên cứu về QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận theo cơ sở dồn tích, do đó trong phạm vi của luận án này, tác giả xin đưa ra định nghĩa về QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận theo cơ sở dồn tích như sau:

“Quản trị lợi nhuận nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận là hành vi xảy

ra khi các nhà quản lý thay đổi các chính sách và ước tính kế toán nhằm tăng lợi nhuận vượt quá khoản lỗ sẽ phải báo cáo trong năm hiện hành hoặc vượt quá lợi nhuận đã được báo cáo của năm trước.”

1.1.2 Động cơ của quản trị lợi nhuận

Theo Stolowy và Breton (2004), QTLN là một hoạt động mang tính quản trị

và vì thế tồn tại động cơ thúc đẩy các nhà quản lý Câu hỏi đặt ra là những động cơ nào đã khiến các nhà quản lý của công ty và bản thân công ty thực hiện QTLN Những động cơ này thường xuyên được nghiên cứu bởi các nhà nghiên cứu khác nhau mà chủ yếu là hai nhà nghiên cứu Healy và Wahlen (1999) Trong nghiên cứu

đó (Healy và Wahlen, 1999), chủ yếu họ đưa ra bốn động cơ để nhà quản trị thực hiện QTLN là: động cơ về thị trường vốn, động cơ về hợp đồng, động cơ về việc tuân thủ các quy định của chính phủ và động cơ về tín hiệu

Trang 25

cổ phiếu của công ty có thể tạo ra động lực cho các nhà quản lý thao túng lợi nhuận nhằm cố gắng gây ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trong ngắn hạn Nhìn chung, động

cơ về thị trường vốn bắt nguồn từ nỗ lực tác động đến giá cổ phiếu và lợi ích có được từ nó (De Angelo, 1988) Động cơ của các nhà quản trị công ty hoặc công ty

sử dụng QTLN để tránh sự biến động lớn về giá cổ phiếu của công ty, đặc biệt khi

có khoảng cách giữa hiệu quả của công ty với các nhà phân tích cũng như kỳ vọng của nhà đầu tư

Theo Gaver và cộng sự (1995), các công ty sẽ cố gắng sử dụng QTLN để giảm lợi nhuận trong những năm có lợi nhuận cao hơn mức trung bình và tăng lợi nhuận trong những năm có lợi nhuận thấp hơn mức trung bình Mục tiêu của việc sử dụng QTLN là nhằm đáp ứng sự mong đợi của các nhà đầu tư và các nhà phân tích tài chính Thông thường, một công ty muốn chứng tỏ sự tăng trưởng ổn định trong thu nhập của mình, bằng cách làm như vậy, công ty dự định sẽ ngăn chặn sự biến động lớn trong giá cổ phiếu của họ Nói chung, khi mong đợi của các nhà đầu tư và các chuyên gia phân tích tài chính được đáp ứng sẽ có những phản ứng tích cực đối với giá cổ phiếu, thường là tăng giá cổ phiếu

Động cơ thị trường vốn cho việc sử dụng QTLN có bản chất thực sự là việc các nhà quản trị công ty hoặc công ty công bố thông tin của công ty với các nhà đầu

tư và phân tích tài chính Thông tin tài chính do các công ty công bố cung cấp thông tin quan trọng cho các nhà đầu tư, các nhà phân tích tài chính và các cơ quan giám sát Và thông tin đó có thể được sử dụng cho các quyết định đầu tư hoặc quyết định tài chính của các ngân hàng hoặc các tổ chức đầu tư

1.1.2.2 Động cơ về hợp đồng

Theo nghiên cứu của Healy và Wahlen (1999, tr.375) thì “dữ liệu kế toán được sử dụng để giúp theo dõi và điều chỉnh quan hệ hợp đồng giữa nhiều bên liên quan của công ty Các hợp đồng (đãi ngộ) với các điều khoản được nêu rõ và các điều khoản ngầm định được sử dụng để thiết lập các đãi ngộ giữa nhà quản lý và các bên có lợi ích liên quan Hợp đồng cho vay được soạn thảo nhằm hạn chế các hành động của các nhà quản lý sao cho lợi ích của cổ đông của công ty phải gắn với

Trang 26

chi phí của các khoản phải trả cho các lợi ích đó” Các hợp đồng được ký kết nhằm thể hiện sự quan tâm của công ty với các bên liên quan hoặc với nhân viên Mối quan hệ hợp đồng giữa công ty và các bên liên quan khác tạo ra động lực để quản lý công ty sử dụng QTLN để tuân thủ các điều khoản hợp đồng

Theo Watts và Zimmerman (1986), hợp đồng đãi ngộ cũng như các khoản vay là động cơ phổ biến nhất cho việc sử dụng QTLN Các nhà quản lý có thể sử dụng QTLN để tối đa hóa khoản tiền thưởng hoặc tuân thủ các điều khoản thanh khoản và khả năng thanh toán trong hợp đồng cho vay (Healy, 1985; Dechow và Sloan, 1995)

1.1.2.3 Động cơ về việc tuân thủ các quy định của chính phủ

Theo Goncharov và Zimmerman (2008), chính phủ và thị trường sẽ sử dụng các cơ chế khác nhau để giảm thiểu việc sử dụng QTLN nhằm đạt được các cơ chế khách quan của cơ quan quản lý nhà nước đưa ra như là các chuẩn mực kế toán, kiểm toán cũng như các yêu cầu công bố thông tin từ các doanh nghiệp cho các thị trường tài chính

Như đã được lưu ý từ trước, mục tiêu của các cơ chế quản lý tài chính được các cơ quan quản lý nhà nước đưa ra là giảm thiểu việc QTLN và cải thiện công bố thông tin tài chính cho các bên có liên quan Các quy định có thể đem đến cho ban quản lý hoặc công ty động cơ để thực hiện QTLN Sự chú ý ngày càng tăng của chính phủ hoặc các cơ quan quản lý có thể dẫn đến những quy định mới có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của công ty Các quy định cụ thể được giám sát bởi các cơ quan quản lý và vì thế công ty có thể phải đối mặt với các cuộc điều tra từ các cơ quan quản lý và chính phủ Bằng cách tuân thủ các quy định này, các nhà quản lý đã làm giảm nguy cơ phải đối mặt với sự can thiệp của chính phủ hoặc các

cơ quan quản lý Tuy nhiên, các nhà quản lý của công ty hoặc bản thân công ty có thể bắt nguồn từ các quy định hiện hành có thể nắm bắt được việc điều tra của các

cơ quan quản lý hoặc để đạt được các lợi ích về thuế (Healy và Wahlen, 1999)

1.1.2.4 Động cơ về tín hiệu

Trang 27

Theo Subramanyam (1996) công ty luôn mong muốn trình bày tình hình tài chính tốt hơn trong BCTC hoặc trong các bảng công bố thông tin tài chính Bởi vì các nhà quản lý cố gắng bằng cách này để báo hiệu sự tin tưởng của họ trong lợi nhuận của công ty cho các cổ đông và những đối tượng khác sử dụng BCTC hoặc các công bố thông tin tài chính của công ty Động cơ tín hiệu tạo ra khả năng cho các nhà quản lý hoặc các công ty những lựa chọn nhất định để tổng hợp các BCTC nhằm cung cấp thông tin tài chính mà qua đó sẽ truyền tải một tín hiệu nhất định về công ty Các nhà quản lý công ty sẽ cố gắng bằng cách sử dụng QTLN để tác động đến các bên liên quan bằng cách báo hiệu tình hình hoạt động của công ty

Có thể các nhà quản lý sẽ cố gắng thao túng lợi nhuận theo hướng đi lên để

nó vượt trội hơn các công ty khác và để báo hiệu với thị trường rằng họ tốt hơn các đối thủ cạnh tranh Bằng cách đó, công ty và quản lý của công ty sẽ nhận được rất nhiều sự quan tâm tích cực từ các bên liên quan Mặt khác, trong một thị trường đi xuống với nhiều dự báo tiêu cực và khi thu nhập thất vọng, ban lãnh đạo có động cơ

để khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn Bởi vì các bên liên quan và các chuyên gia phân tích sẽ cho rằng công ty sẽ báo cáo thu nhập đáng thất vọng Khi đó, thu nhập trong tương lai của các nhà quản lý có thể tăng lên, ví dụ như tiền thưởng sẽ cao hơn cho nhà quản lý khi “vực dậy” công ty ở những năm tài chính tiếp theo

1.1.3 Những kỹ thuật nhà quản lý thực hiện quản trị lợi nhuận thông qua việc

vận dụng các phương pháp kế toán

Tồn tại nhiều hình thức, kỹ thuật khác nhau để thực hiện QTLN đã được biết đến như: kỹ thuật “bình ổn lợi nhuận” (income smoothing), kỹ thuật “gột rửa chi phí” (take a big bath), kỹ thuật “ghi nhận doanh thu” (recognition of revenue), kỹ thuật “để dành lợi nhuận” (cookie jar reserves) và việc thay đổi các chính sách và ước tính kế toán tại đơn vị

1.1.3.1 Kỹ thuật “Bình ổn lợi nhuận”

Barnea và cộng sự (1976, tr.111) đã định nghĩa việc “bình ổn lợi nhuận” như là: “sự cố tình làm giảm các biến động của các mức lợi nhuận mà trong đó nó được coi là bình thường đối với công ty” Hay nói cách khác, các nhà quản lý sử dụng kỹ

Trang 28

thuật “bình ổn lợi nhuận” để làm giảm sự biến động trong thu nhập được báo cáo để thể hiện một hình ảnh ổn định về lợi nhuận được báo cáo của họ Theo Fudenberg

và Tirole (1995) thì kỹ thuật “bình ổn lợi nhuận” liên quan đến việc tối đa hóa hay tối thiểu hóa lợi nhuận Trong các giai đoạn mà lợi nhuận đáng thất vọng, ban quản

lý sẽ cố gắng tăng lợi nhuận được báo cáo, được gọi là tối đa hóa lợi nhuận Ngược lại, ban quản lý sẽ tìm cách giảm lợi nhuận trong trường hợp lợi nhuận được báo cáo là cao hơn kỳ vọng

Theo Albrecht và Richardson (1990), kỹ thuật “bình ổn lợi nhuận” có thể được chia thành hai dạng là bình ổn lợi nhuận thực sự và bình ổn lợi nhuận giả tạo Bình ổn lợi nhuận thực sự phát sinh khi các nhà quản lý của công ty thực hiện các hành động để sắp xếp các sự kiện kinh tế của công ty nhằm thể hiện một hình ảnh

ổn định của lợi nhuận được báo cáo Bình ổn lợi nhuận giả tạo xảy ra khi các nhà quản lý công ty thao túng thời điểm của các khoản mục kế toán để tạo ra dòng thu nhập ổn định

1.1.3.2 Kỹ thuật “Gột rửa chi phí”

Healy (1985) lưu ý rằng, kỹ thuật “Gột rửa chi phí” (Take a big bath) xảy ra khi một công ty tự tái cấu trúc và thực hiện việc này với mục đích là chịu những khoản tổn thất (lỗ) lớn Kỹ thuật này thường được các nhà quản lý áp dụng khi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai là không khả quan Các nhà quản lý mới sẽ có xu hướng làm cho mọi việc càng tồi tệ hơn, bắt đầu bằng việc tái cấu trúc công ty, tăng các khoản dự phòng đối với nợ xấu và đưa ra các quyết định khác làm giảm thu nhập Moore (1973) đã báo cáo rằng đã có những quyết định tác động đến các khoản dồn tích có thể điều chỉnh làm giảm lợi nhuận được thực hiện sau khi doanh nghiệp có sự thay đổi về quản lý Moore (1973) tuyên

bố rằng các nhà quản lý mới có thể được hưởng lợi từ việc điều chỉnh các khoản

dồn tích có thể điều chỉnh làm giảm lợi nhuận theo ít nhất hai cách sau: Thứ nhất,

các khoản thu nhập thấp được báo cáo có thể được đổ lỗi cho quản lý cũ và các cơ

sở để so sánh hiệu suất doanh nghiệp trong tương lai sẽ bị giảm Thứ hai, lợi nhuận

trong tương lai sẽ được giảm bớt các khoản chi phí này để báo cáo theo xu hướng

Trang 29

lợi nhuận được cải thiện Sau đó, các khoản lợi nhuận trong tương lai sẽ được quy cho hiệu suất của quản lý mới

Lý thuyết Kế toán thực chứng có thể giải thích cho kỹ thuật “Gột rửa chi phí” Khi trình bày về giả thuyết kế hoạch tiền thưởng của Lý thuyết Kế toán thực chứng, Watts và Zimmerman (1990, tr.139) cho rằng: “Một kế hoạch tiền thưởng không phải lúc nào cũng cung cấp cho các nhà quản lý những động cơ để tăng lợi nhuận Nếu trong trường hợp lợi nhuận dưới mức tối thiểu cần thiết để thanh toán tiền thưởng thì các nhà quản lý sẽ có động cơ làm giảm lợi nhuận trong năm nay vì không có khoản tiền thưởng nào được chi trả Khi đó, lợi nhuận trong năm tới sẽ tăng và đương nhiên là số tiền thưởng cũng tăng theo”

1.1.3.3 Kỹ thuật “Ghi nhận doanh thu”

Kỹ thuật này thực chất là việc các nhà quản lý cố ý ghi nhận sai thời điểm phát sinh doanh thu của đơn vị Theo Levitt (1998), chủ tịch của Ủy ban Giao dịch

và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC), thì kỹ thuật “ghi nhận doanh thu” (recognition of revenue) bao gồm: “Ghi nhận doanh thu trước khi hoạt động bán hàng hoàn tất, trước khi sản phẩm được giao cho khách hàng hoặc tại thời điểm khách hàng vẫn có các tùy chọn để chấm dứt, hủy bỏ hoặc trì hoãn việc bán hàng” Các nhà quản lý sẽ

cố gắng tăng thu nhập của đơn vị bằng cách thao túng việc ghi nhận doanh thu Mặt khác, các nhà quản lý có động cơ để giảm thu nhập trong năm nếu khoản tiền thưởng không có khả năng được trả Bằng cách giảm thu nhập trong năm nay, lợi nhuận và tiền thưởng dự kiến sẽ tăng trong những năm tới

1.1.3.4 Kỹ thuật “Để dành lợi nhuận”

Kỹ thuật “Để dành lợi nhuận” (Cookie jar reserves) là một kỹ thuật QTLN có liên quan chặt chẽ với kỹ thuật “Gột rửa chi phí” Kỹ thuật “Để dành lợi nhuận” có thể được định nghĩa như là: các nhà quản lý sử dụng các giả định không thực tế để ước tính các khoản nợ và dự phòng cho một vài khoản mục như phải thu khách hàng, chi phí tài chính, chi phí bảo hành hay dự phòng tổn thất tài sản (Levitt, 1998) Việc các nhà quản lý sử dụng các giả định không thực tế để ước tính các khoản nợ sẽ dẫn tới việc sẽ có các khoản dự phòng không cần thiết Levitt (1998)

Trang 30

tuyên bố rằng “Khi làm vậy, các công ty sẽ tích lũy các khoản dự phòng đó vào những “khoản để dành” trong khoảng thời gian công ty hoạt động hiệu quả và sẽ dùng đến nó khi cần trong những khoảng thời gian công ty hoạt động tệ hơn” Các nhà quản lý sẽ gia tăng các khoản dự phòng trong những năm lợi nhuận cao để làm

“phẳng” lợi nhuận Ngược lại, trong những năm có thu nhập đáng thất vọng, các nhà quản lý sẽ hạ thấp các khoản dự phòng tương ứng với số tiền cần thiết để tăng lợi nhuận hoặc cải thiện tình hình tài chính của đơn vị

1.1.3.5 Thay đổi các chính sách và ước tính kế toán của đơn vị

Thay đổi các chính sách và ước tính kế toán của đơn vị là một kỹ thuật QTLN mà thường được biết đến trong thực tế như là việc sử dụng linh hoạt các chính sách và ước tính kế toán thông qua tính trọng yếu Tính trọng yếu là một công

cụ được tạo ra bởi các nhà ban hành chuẩn mực và kế toán viên nhằm cung cấp cho các công ty sự linh hoạt trong BCTC Tính trọng yếu có thể được sử dụng để xếp hạng thông tin Levitt (1998) cho rằng một số công ty đã lạm dụng khái niệm tính trọng yếu Họ cố tình lựa chọn các mức trọng yếu cao nhất trong các lựa chọn kế toán của mình từ đó có thể thay đổi được doanh thu, chi phí cũng như lợi nhuận

Theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 29 năm 2005 thì “chính sách kế toán

là các nguyên tắc, cơ sở và phương pháp kế toán cụ thể được doanh nghiệp áp dụng trong việc lập và trình bày BCTC” còn “ước tính kế toán là một quá trình xét đoán dựa trên những thông tin tin cậy nhất và mới nhất tại thời điểm đó” Nhà quản lý có thể thay đổi chính sách kế toán và đặc biệt là các ước tính kế toán để điều chỉnh lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp Các nhà quản lý doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương pháp kế toán ở nhiều khoản mục khác nhau như tác động vào doanh thu, chi phí, phương pháp khấu hao tài sản cố định, các khoản phải thu khó đòi, giá trị hàng tồn kho lỗi thời, phương pháp tính giá hàng xuất kho, phương pháp tính giá thành sản phẩm, ghi nhận chi phí sửa chữa tài sản cố định, v.v Trong phạm vi luận

án này chỉ đưa ra một số chính sách và ước tính kế toán chủ yếu được sử dụng

+ Về việc ghi nhận doanh thu: Theo chế độ kế toán Việt Nam, doanh nghiệp

có thể có nhiều phương pháp để ghi nhận doanh thu của đơn vị đặc biệt là các

Trang 31

doanh nghiệp xây dựng hoặc dịch vụ Vì trong những doanh nghiệp đặc thù như thế này, quá trình thi công hoặc thực hiện dịch vụ có thể kéo dài qua nhiều kỳ, do đó nhà quản lý dễ dàng điều chỉnh lợi nhuận thông qua việc tác động đến doanh thu của các hợp đồng xây dựng hay dịch vụ Ví dụ đối với doanh nghiệp xây dựng, Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 15 có trình bày hai trường hợp doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng được ghi nhận là:

“(1) Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được ước tính một cách đáng tin cậy, thì doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành do nhà thầu tự xác định vào ngày lập BCTC mà không phụ thuộc vào hóa đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch đã lập hay chưa và số tiền ghi trên hóa đơn là bao nhiêu; (2) Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận, thì doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận trong

kỳ được phản ánh trên hóa đơn đã lập”

Trong cả hai trường hợp này, chúng ta có thể thấy rằng khoản doanh thu được ghi nhận đều phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà quản lý bằng việc thay đổi tỷ lệ hoàn thành công việc của hợp đồng xây dựng hoặc dịch vụ

+ Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Nhà quản lý có thể lựa chọn các

phương pháp khấu hao tài sản cố định khác nhau để tác động đến chi phí khấu hao

từ đó thay đổi lợi nhuận trong kỳ Ví dụ nhà quản lý có thể sử dụng phương pháp khấu hao số dư giảm dần để tăng chi phí trong những kỳ đầu nhằm giảm lợi nhuận được báo cáo

+ Phương pháp tính giá hàng xuất kho: Các phương pháp tính giá hàng xuất

kho khác nhau sẽ làm cho giá vốn đơn vị sản phẩm khác nhau từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận được báo cáo

Trang 32

+ Phương pháp tính giá thành sản phẩm: Tùy vào đặc điểm của quá trình

sản xuất của mỗi đơn vị, nhà quản lý có thể áp dụng một hoặc nhiều phương pháp tính giá thành cho đơn vị mình như: phương pháp giản đơn; phương pháp hệ số, tỷ lệ; phương pháp tổng cộng chi phí; phương pháp liên hợp, v.v Bên cạnh đó, nhà quản lý còn có thể sử dụng các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang khác nhau Bản chất của đánh giá sản phẩm dở dang cũng chỉ là một ước tính kế toán Do đó, những lựa chọn này có thể làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm từ đó tác động đến lợi nhuận trong kỳ

+ Ghi nhận chi phí sửa chữa tài sản cố định: Chi phí sửa chữa tài sản cố

định được chia thành hai loại là sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn, trong sửa chữa lớn lại được phân thành sửa chữa lớn mang tính phục hồi (quay về trạng thái

sử dụng ban đầu) và sửa chữa lớn mang tính nâng cấp (tăng thêm công năng hoặc (và) thời gian sử dụng của tài sản cố định) Mỗi loại sửa chữa sẽ được hạch toán theo một cách thức khác nhau Thông thường nhà quản lý không thể tác động vào chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định vì chi phí này bắt buộc phải đưa vào chi phí trong kỳ Tuy nhiên chi phí sửa chữa lớn thì ngược lại, nhà quản lý có thể lựa chọn loại sửa chữa đó là sửa chữa mang tính phục hồi (không vốn hóa chi phí sửa chữa) hay nâng cấp tài sản cố định (bắt buộc phải vốn hóa chi phí sửa chữa) Trong mỗi loại sửa chữa lớn, nhà quản lý còn có thể lựa chọn số kỳ phân bổ chi phí còn lại và việc có trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định hay không Từ đó điều chỉnh được chi phí khấu hao các kỳ còn lại và ảnh hưởng đến lợi nhuận được báo cáo

+ Các khoản phải thu khó đòi, giá trị hàng lỗi thời tồn kho: Nhà quản lý

được phép quyết định cách thức xử lý các khoản nợ phải thu khó đòi hay đánh giá lại giá trị các hàng hóa lỗi thời còn tồn kho Những ước tính kế toán này ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí trong kỳ từ đó tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp

1.1.4 Các lý thuyết liên quan đến quản trị lợi nhuận

1.1.4.1 Lý thuyết kế toán thực chứng

Trang 33

Lý thuyết kế toán thực chứng được phát triển bởi Watts và Zimmerman (1986), cố gắng giải thích và dự đoán việc thực hành kế toán Lý thuyết kế toán thực chứng tập trung vào mối quan hệ giữa các cá nhân khác nhau liên quan đến việc cung cấp tài nguyên cho một tổ chức và theo cách nào đó mà kế toán có thể sử dụng để hỗ trợ hoạt động của các mối quan hệ này (Deegan và Unerman, 2006) Lý thuyết kế toán thực chứng dựa trên giả định rằng hành động của các cá nhân sẽ được thúc đẩy bởi lợi ích riêng của họ Theo Deegan và Unerman (2006), các cá nhân sẽ luôn hành động một cách cơ hội theo xu hướng hành động đó sẽ làm tăng

sự giàu có của họ

Lý thuyết kế toán thực chứng dự đoán dựa trên giả định rằng lợi ích riêng của các cá nhân sẽ thúc đẩy các tổ chức tìm cách đưa ra những cơ chế phù hợp giữa lợi ích của các nhà quản lý với lợi ích của chủ sở hữu công ty Lý thuyết kế toán thực chứng tập trung vào sự lựa chọn của các phương pháp kế toán và những hệ quả của những lựa chọn đó

Lý thuyết kế toán thực chứng bao gồm ba giả thuyết quan trọng: giả thuyết

về kế hoạch tiền thưởng, giả thuyết về tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (VCSH) và giả thuyết về chi phí chính trị Ba giả thuyết này được sử dụng để giải thích và dự đoán liệu một tổ chức có ủng hộ hoặc phản đối một phương pháp kế toán cụ thể nào đó hay không Bằng cách sử dụng các động cơ khác nhau, mỗi giả thuyết trong ba giả thuyết này cố gắng giải thích việc các nhà quản lý sử dụng QTLN để lựa chọn các phương pháp kế toán cụ thể

Theo Watts và Zimmerman (1990, tr.138), “giả thuyết về kế hoạch tiền thưởng cho rằng các nhà quản lý của các công ty có kế hoạch tiền thưởng thường có nhiều khả năng sử dụng các phương pháp kế toán làm tăng hoặc tối đa hóa lợi nhuận được báo cáo trong kỳ Việc lựa chọn như vậy sẽ tăng giá trị hiện tại của tiền thưởng nếu HĐQT và ban giám đốc không điều chỉnh phương pháp đã chọn” Giả thuyết về kế hoạch tiền thưởng có thể giải thích mạnh mẽ cho QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận của quản lý các công ty Đương nhiên, khi công ty bị lỗ hoặc lợi nhuận giảm thì hầu như các nhà quản lý sẽ bị cắt giảm thậm chí mất đi

Trang 34

khoản tiền thưởng do không đạt được các kế hoạch lợi nhuận đã đề ra Điều đó cũng ngụ ý rằng, khả năng rất cao là các nhà quản lý sẽ thực hiện QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận thông qua việc lựa chọn các phương pháp kế toán cụ thể

để có thể tối đa hóa lợi ích cá nhân của họ thông qua khoản tiền thưởng được chi trả

Cũng theo Watts và Zimmerman (1990), giả thuyết về tỷ lệ nợ trên VCSH dự đoán rằng khi tỷ lệ nợ trên VCSH càng cao thì nhà quản lý có nhiều khả năng sẽ sử dụng các phương pháp kế toán làm tăng lợi nhuận Vì khi đó, các tổ chức tín dụng thường áp đặt các điều khoản ràng buộc “chặt chẽ hơn” trong các khoản nợ Do đó, công ty lại càng gia tăng khả năng vi phạm các điều khoản và các chi phí phát sinh

từ việc vi phạm các điều khoản này cũng tăng theo Vì lý do đó, các nhà quản lý sẽ thực hiện QTLN thông qua việc lựa chọn các phương pháp kế toán để làm gia tăng thu nhập, giúp nới lỏng các khoản nợ cũng như giảm các chi phí phát sinh do vi phạm các điều khoản trong các hợp đồng Đối với các doanh nghiệp bị lỗ hoặc lợi nhuận giảm thì các tổ chức tín dụng càng phải áp đặt các chính sách ràng buộc nghiêm ngặt hơn trong việc trả nợ cũng như huy động vốn trong tương lai Do đó, trong trường hợp này nhà quản lý sẽ có động cơ trong việc điều chỉnh lợi nhuận tăng lên nhằm tránh lỗ hoặc tránh lợi nhuận giảm để “cởi trói” cho doanh nghiệp

Giả thuyết chi phí chính trị dự đoán rằng các doanh nghiệp lớn có nhiều khả năng sử dụng các lựa chọn kế toán làm giảm lợi nhuận báo cáo hơn các doanh nghiệp nhỏ Theo Watts và Zimmerman (1978), chi phí chính trị phụ thuộc vào quy

mô của công ty Giả thuyết này dựa trên giả định rằng các công ty lớn sẽ nhận được

sự quan tâm chính trị nhiều hơn các công ty nhỏ Điều này có thể thúc đẩy ban giám đốc sử dụng QTLN nhằm làm giảm lợi nhuận báo cáo Sự quan tâm chính trị gia tăng có thể dẫn đến các luật và quy định mới có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của công ty Sự chú ý chính trị có thể dẫn đến sự can thiệp của chính phủ Do

đó bằng cách thay đổi phương pháp kế toán để giảm lợi nhuận báo cáo, nguy cơ phải đối mặt với sự can thiệp của chính phủ có thể giảm Thuế thu nhập cũng là một trong những chi phí chính trị phát sinh mà nó phụ thuộc rất nhiều vào lợi nhuận đã

Trang 35

báo cáo; lợi nhuận được báo cáo càng cao thì càng nhiều các loại thuế trong lợi nhuận kinh doanh (chi phí chính trị) mà công ty sẽ phải trả Đối với giả thuyết chi phí chính trị, Deegan và Unerman (2006) lưu ý rằng nếu các nhà quản lý cho rằng

họ đang ở trong tình trạng bị kiểm soát chính trị, điều này có thể thúc đẩy họ áp dụng các phương pháp kế toán làm giảm thu nhập được báo cáo Vì vậy, các nhà quản lý được cho là sẽ thực hiện QTLN để giảm lợi nhuận của doanh nghiệp trong

kỳ nhằm giảm thiểu các chi phí chính trị

Tóm lại, lý thuyết kế toán thực chứng mô tả sự tồn tại của động cơ và cơ hội

để các nhà quản lý thực hiện QTLN trong đó có QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận Do đó, QTLN nói chung cũng như QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận nói riêng có thể được sử dụng thông qua việc lựa chọn các phương pháp kế toán cụ thể để cải thiện tình hình của công ty cũng như của nhà quản lý

1.1.4.2 Lý thuyết đại diện

Các cá nhân sẽ luôn hành động một cách cơ hội trong phạm vi mà hành động của họ sẽ làm tăng lợi ích của họ Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa các cá nhân khác nhau bao gồm hầu hết các nhiệm vụ của một bên này giao cho một bên khác Vấn

đề chính phát sinh trong quá trình phân công nhiệm vụ là sự xung đột lợi ích Bởi vì tất cả mọi người sẽ bị thúc đẩy bởi sự quan tâm đến bản thân, vì thế lợi ích của người này có thể xung đột với lợi ích của người khác Sự tách biệt quyền quản lý với quyền sở hữu và xung đột lợi ích trong các mối quan hệ là các cơ sở của lý thuyết đại diện

Lý thuyết đại diện được phát triển bởi Jensen và Meckling vào năm 1976 và được giới học thuật vận dụng trong các lĩnh vực tài chính, kế toán, v.v Theo đó, ở các tổ chức kinh tế đều tồn tại các mối quan hệ cũng như các mâu thuẫn giữa người quản lý với người chủ sở hữu (cổ đông); giữa chủ sở hữu (cổ đông) với người cho vay (chủ nợ) do mỗi bên đều luôn mong đợi tối đa hóa lợi ích của mình Jensen và Meckling (1976, tr.5) đã xác định mối quan hệ này như sau: “Một hợp đồng theo đó một hoặc nhiều người chủ (cổ đông) thu hút (thuê) một hoặc vài người khác (người đại diện) để thực hiện một số dịch vụ thay mặt họ, bao gồm việc ủy thác một số

Trang 36

quyền ra quyết định cho công ty” Nói cách khác, các nhà quản lý là những người được ủy quyền (đại diện) để điều hành công ty nhằm đem lại lợi ích cho cả hai phía

Và chính sự ủy quyền đó đã làm tách rời quyền sở hữu và quyền quản lý trong công

ty Các công ty có quy mô càng lớn thì sự tách rời này càng rõ ràng hơn

Mục tiêu chính, từ quan điểm của các cổ đông, là tối đa hóa hiệu quả hoạt động của công ty bằng cách tạo ra lợi nhuận cao cho công ty Tuy nhiên, lý thuyết đại diện cho rằng những nhà quản trị sẽ hành động một cách cơ hội để tối đa hóa phần lợi ích của họ Do đó, lợi ích của cổ đông có mâu thuẫn với lợi ích của các nhà quản lý Vì vậy, các tổ chức sẽ cố gắng đưa ra các cơ chế để dung hòa lợi ích của nhà quản lý và của cổ đông Ví dụ như các hợp đồng sẽ được sử dụng với ý định đảm bảo rằng tất cả các bên hoạt động theo lợi ích của riêng họ đồng thời có động

cơ thúc đẩy việc tối đa hóa giá trị của tổ chức (Deegan và Unerman, 2006) Tuy nhiên, những cơ chế này không phải lúc nào cũng có hiệu quả Vấn đề này sẽ khiến các nhà quản lý có thể đưa ra một sự trình bày sai lệch về con số thực của lợi nhuận, theo cách tăng lên hoặc giảm xuống mà không có cơ hội để cổ đông và những người khác nắm bắt

Cũng do sự tách biệt giữa quyền quản lý và quyền sở hữu nên hàm lượng thông tin mà các đối tượng có thể nắm bắt được hoàn toàn khác nhau Nhà quản lý thì nắm bắt hầu như toàn bộ thông tin về công ty trong khi đó, do không trực tiếp điều hành nên mặc dù là chủ sở hữu nhưng những cổ đông có thể thiếu hụt thông tin của đơn vị Từ đó, bất đối xứng thông tin xảy ra và QTLN có thể là một cách thức

để các nhà quản lý tăng lợi ích của họ (ví dụ như tăng lợi nhuận cao hơn năm trước) hoặc để che dấu những thông tin gây bất lợi cho họ trong quá trình quản lý (chẳng hạn như gia tăng lợi nhuận để tránh lỗ) Hơn nữa, nhà quản lý có thể sử dụng QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận để lừa dối các cổ đông bằng cách cho thấy một hình ảnh khác về lợi nhuận của công ty Nhà quản lý có thể làm cho các cổ đông tin rằng công ty đã đạt được lợi nhuận hoặc lợi nhuận là cao hơn các năm trước Rõ ràng QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận có thể được sử dụng

Trang 37

để cải thiện hình ảnh, lợi ích của các nhà quản lý thông qua việc cải thiện hình ảnh của công ty (đại diện cho quyền lợi của cổ đông)

1.1.4.3 Lý thuyết tín hiệu

Thông tin tài chính do các công ty công bố cung cấp thông tin quan trọng cho các nhà đầu tư, các nhà phân tích tài chính và các cơ quan giám sát Và thông tin đó có thể được sử dụng cho các quyết định đầu tư hoặc quyết định tài chính của các ngân hàng hoặc các tổ chức đầu tư Lý thuyết tín hiệu cho rằng các nhà quản lý của các công ty luôn sử dụng những thông tin tài chính hoặc phi tài chính như là một công cụ hữu ích nhằm bắn tín hiệu đến thị trường và nhà đầu tư (Ross, 1977)

Ở đây chúng ta không bàn về những thông tin chính xác, minh bạch và kịp thời mà các nhà quản lý công bố cho TTCK Vì khi đó không tồn tại hiện tượng bất cân xứng thông tin và nhà đầu tư có đầy đủ thông tin cần thiết để ra quyết định Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các nhà quản lý sẽ cung cấp thông tin không kịp thời, chính xác Thông tin không chính xác về lợi nhuận ở đây được hiểu theo hai hướng tăng lên hoặc giảm xuống Theo Subramanyam (1996), thường thì các nhà quản lý sẽ thực hiện QTLN theo hướng tăng lợi nhuận để phát tín hiệu tích cực đến thị trường về hoạt động sản xuất kinh doanh của họ Khi đó công ty và bản thân nhà quản lý sẽ đạt được những mục tiêu cụ thể như: khả năng huy động vốn, kế hoạch tiền thưởng, tăng giá cổ phiếu, v.v Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu lợi nhuận trong kỳ cao quá mức thì nhà quản lý lại có xu hướng điều chỉnh giảm lợi nhuận để tránh sự biến động quá mức của giá cổ phiếu hay tránh sự chú ý chính trị

từ chính phủ

Lý thuyết tín hiệu thường được gắn với động cơ tín hiệu của nhà quản lý khi thực hiện QTLN Subramanyam (1996) cho rằng công ty luôn mong muốn trình bày tình hình tài chính tốt hơn trong BCTC hoặc trong các bảng công bố thông tin tài chính Đối với những công ty thực hiện QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận thì điều này vô cùng quan trọng Do đó, để phát đi những tín hiệu tích cực đến thị trường, nhà quản lý được cho là sẽ thực hiện QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận để chứng tỏ với các nhà đầu tư rằng công ty của họ đang sản

Trang 38

xuất kinh doanh hiệu quả hơn (lợi nhuận tăng so với năm trước) hoặc ít nhất cũng đang hoạt động ổn định (không bị thua lỗ)

1.1.4.4 Lý thuyết thông tin bất cân xứng

Vào những năm 1970, lý thuyết thông tin bất cân xứng lần đầu tiên xuất hiện

và đã khẳng định mạnh mẽ vị trí của mình trong kinh tế học hiện đại ngày nay bằng việc ba nhà khoa học nghiên cứu về lý thuyết này là Akerlof, Spence và Stiglitz đã vinh dự nhận giải Nobel Kinh tế vào năm 2001 và đã được Rosser (2003) tổng hợp lại nghiên cứu của họ Lý thuyết này cho rằng, thông tin bất cân xứng là trạng thái

mà không có sự cân bằng trong việc nắm giữ thông tin giữa các bên tham gia giao dịch Và thông thường thì các nhà quản lý doanh nghiệp luôn có nhiều thông tin hơn đặc biệt là các thông tin nội bộ so với các chủ thể khác tham gia thị trường như cổ đông, nhà đầu tư, v.v Và do đó, các nhà quản trị sẽ có động cơ để thực hiện QTLN nhằm đạt được một mục đích nào đó trong từng bối cảnh cụ thể Những mục đích

đó có thể là tránh lợi nhuận giảm hoặc thua lỗ, tiền thưởng, điều chỉnh giá cổ phiếu (thường theo hướng điều chỉnh tăng), thu hút nhà đầu tư, v.v

Tồn tại ba hậu quả của tình trạng thông tin bất cân xứng đó là rủi ro ngược (còn gọi là lựa chọn bất lợi); rủi ro đạo đức (hay còn gọi là tâm lý ỷ lại) và vấn đề

ủy quyền – người thừa hành (vấn đề đại diện)

Rủi ro ngược là vấn đề do thông tin bất cân xứng tạo ra trước khi giao dịch được bắt đầu Theo Scott (1997) thì “rủi ro ngược xảy ra khi một hoặc nhiều bên tham gia giao dịch kinh doanh hoặc những giao dịch tiềm năng có nguồn thông tin thuận lợi hơn những bên khác” Rủi ro ngược có thể làm cho bên có ưu thế về thông tin, thường là nhà quản lý, có thể cung cấp những thông tin không trung thực về đối tượng được giao dịch cho các bên còn lại (trong đó có cổ đông) Và QTLN là một trong những công cụ để thực hiện điều đó

Rủi ro đạo đức (hay tâm lý ỷ lại) là hậu quả của thông tin bất cân xứng tạo ra sau khi giao dịch đã xảy ra khi có một hành động không thể quan sát được tạo ra từ

sự bất cân xứng thông tin Rủi ro đạo đức là tình trạng cá nhân hay tổ chức có hành động, mà người khác không thể quan sát được, có xu hướng gian dối, không trung

Trang 39

thực hay biểu hiện những hành vi không tốt Nó phát sinh khi bên có ưu thế về thông tin hiểu được tình trạng bất cân xứng thông tin giữa các bên tham gia giao dịch và sẽ tự hình thành động cơ hành động theo hướng làm lợi cho bản thân mặc

dù hành động đó có thể gây hại cho bên kém ưu thế hơn về thông tin

Vấn đề ủy quyền – người thừa hành (vấn đề đại diện) là một dạng đặc biệt hội tụ cả lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức Nó xảy ra khi một bên (người chủ) tuyển dụng một bên khác (người quản lý) để thực hiện một hay nhiều mục tiêu nhất định Người chủ đương nhiên sẽ không giám sát được toàn bộ hành vi của nhà quản

lý và do đó nhà quản lý có thể sử dụng QTLN để theo đuổi mục tiêu có lợi cho bản thân và thậm chí gây hại cho người chủ

Đối với các công ty thực hiện QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận thì việc che dấu những thông tin bất lợi của nhà quản lý cũng như của công

ty là vô cùng quan trọng (đặc biệt là thông tin về những khoản thua lỗ hay lợi nhuận sụt giảm) Nó giúp nhà quản lý cũng như công ty cởi bỏ phần nào áp lực phải công

bố tình hình tài chính đáng thất vọng trong năm tài chính hiện tại Đặc biệt là, QTLN nhằm tránh lỗ hoặc tránh giảm lợi nhuận có thể gây ra cả ba hậu quả là rủi ro ngược, rủi ro đạo đức và vấn đề đại diện

1.1.4.5 Lý thuyết chi phí giao dịch

Theo lý thuyết này, các công ty là một hình thức tổ chức cụ thể để quản lý, trao đổi hoặc “giao dịch” giữa một bên này và một bên khác (Coase, 1993) Theo Bowen và cộng sự (1995), lý thuyết này giả định rằng các doanh nghiệp có lợi nhuận thấp hơn sẽ đối mặt với chi phí cao hơn trong các giao dịch với các bên liên quan và do đó tồn tại động cơ để công ty báo cáo lợi nhuận cao hơn nhằm tránh lỗ hoặc tránh lợi nhuận giảm Từ đó các công ty có thể giảm thiểu các chi phí giao dịch với các bên liên quan vì: (1), Khách hàng sẵn sàng trả giá cao hơn cho hàng hóa bởi vì công ty được giả định có nhiều khả năng để thực hiện các nghĩa vụ và cam kết; (2), Các nhà cung cấp sẽ cung cấp các điều khoản tốt hơn bởi vì công ty có nhiều khả năng thanh toán do mua hàng hiện tại và công ty có nhiều khả năng mua hàng lớn hơn trong tương lai; (3), Các nhà cho vay cung cấp các điều khoản tốt hơn

Trang 40

vì công ty có ít khả năng bị vỡ nợ hoặc trì hoãn việc trả nợ; (4), Khả năng các nhân viên có giá trị rời khỏi công ty hoặc đòi hỏi mức lương cao hơn để ở lại công ty là thấp hơn

1.1.4.6 Lý thuyết kỳ vọng

Lý thuyết kỳ vọng được phát triển bởi Kahneman và Tversky (1979) Lý thuyết này cho rằng các nhà quản trị luôn đưa ra quyết định của họ dựa vào một điểm tham chiếu nào đó thay vì một mức lợi nhuận tuyệt đối Lý thuyết kỳ vọng cho rằng lợi ích lớn nhất xảy ra khi di chuyển từ một khoản lỗ tương đối hoặc tuyệt đối sang một khoản lãi Điều này dựa trên giả thiết rằng các giá trị luôn dựa trên các điểm tham chiếu Ví dụ, thật dễ dàng để phân biệt giữa một đứa trẻ 3 tuổi và 6 tuổi hơn là phân biệt một người lớn 33 tuổi và 36 tuổi Tương tự, sự khác biệt về số tiền giữa lợi nhuận từ -50 USD đến 50 USD dường như lớn hơn so với từ 1.500 USD đến 1.600 USD Từ đó, Kahneman và Tversky (1979) cho rằng giá trị của cá nhân nhà quản lý luôn bị che khuất khi doanh nghiệp đạt lợi nhuận (khó nhận biết) và luôn bị đánh giá thấp khi doanh nghiệp thua lỗ (dễ nhận biết) Dựa trên phương pháp tiếp cận này, các động cơ lớn nhất để QTLN sẽ xảy ra xung quanh các điểm tham chiếu về tài sản Nói cách khác, các lợi ích của cá nhân nhà quản lý sẽ có độ dốc cao nhất xung quanh các điểm tham chiếu về tài sản Những người ra quyết định khác nhau sẽ có điểm tham chiếu khác nhau Do đó nếu mức lợi nhuận (tránh thua lỗ) hoặc sự tăng lên trong lợi nhuận (tránh lợi nhuận giảm) là một điểm tham chiếu trong suy nghĩ của họ (và của các bên có liên quan) thì họ sẽ tìm cách để gia tăng nó (giả sử rằng chi phí QTLN là không đổi) để thay đổi nhận thức của các bên

Ngày đăng: 26/03/2024, 15:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w