1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành bất động sản trên thị trường chứng khoán việt nam

136 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các công ty niêm yết thuộc ngành bất động sản trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tác giả Thái Hồng Thùy Linh
Người hướng dẫn GS. TS. Trương Bá Thanh
Trường học Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Kinh tế
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Kế toán
Năm xuất bản 2021
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 5,27 MB

Nội dung

Trang 1 TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÁI HỒNG THÙY LINH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC CƠNG TY NIÊM YẾT THUỘC NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

THÁI HỒNG THÙY LINH

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT THUỘC NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

ĐÀ NẴNG, 2021

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

THÁI HỒNG THÙY LINH

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT THUỘC NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán

Mã số: 8 34 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Người hướng dẫn khoa học: GS TS Trương Bá Thanh

ĐÀ NẴNG, 2021

Trang 3

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Thái Hồng Thùy Linh

Trang 4

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4

7 Bố cục của đề tài 8

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN 9

1.1 KHÁI QUÁT VỀ TÍNH THANH KHOẢN 9

1.1.1 Khái niệm về tính thanh khoản 9

1.1.2 Ý nghĩa của tính thanh khoản trong công ty 9

1.1.3 Các lý thuyết liên quan đến tính thanh khoản 10

1.1.4 Các chỉ số đo lường tính thanh khoản 12

1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA DOANH NGHIỆP 15

1.2.1 Quy mô doanh nghiệp 18

1.2.2 Tỷ lệ nợ và tỷ lệ nợ ngắn hạn 19

1.2.3 Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) 19

1.2.4 Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng doanh thu 20

1.2.5 Tỷ lệ hàng tồn kho và tổng tài sản cố định chia tổng tài sản 20

1.2.6 Số vòng quay hàng tồn kho 20

1.2.7 Số vòng quay các khoản phải thu 20

1.2.8 Hệ số giá ghi sổ trên giá thị trường 21

1.2.9 Tăng trưởng doanh thu 21

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 22

Trang 5

ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT

THUỘC NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN 23

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 23

2.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 25

2.2.1 Câu hỏi nghiên cứu 25

2.2.2 Giả thuyết nghiên cứu 26

2.2.3 Mô hình nghiên cứu và đo lường các biến trong mô hình 29

2.2.4 Dữ liệu nghiên cứu 32

2.2.5 Quy trình nghiên cứu 32

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 34

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35

3.1 THỰC TRẠNG TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT THUỘC NGÀNH BĐS TRÊN TTCK VIỆT NAM 35

3.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT THUỘC NGÀNH BĐS TRÊN TTCK VIỆT NAM 37

3.2.1 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình 37

3.2.2 Thống kê mô tả các biến độc lập trong mô hình 38

3.2.3 Kiểm định mô hình 39

3.2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản 45

3.3 HÀM Ý TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 60

3.3.1 Đề xuất hàm ý liên quan đến khả năng thanh toán hiện hành 60

3.3.2 Hàm ý liên quan đến khả năng thanh toán nhanh 62

3.3.3 Hàm ý liên quan đến khả năng thanh toán tức thời 63

3.3.4 Hàm ý liên quan đến chu kỳ chuyển đổi tiền mặt 65

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 68

Trang 6

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

GIẤY ĐỀ NGHỊ BẢO VỆ LUẬN VĂN (Bản sao)

KIỂM DUYỆT HÌNH THỨC LUẬN VĂN

Trang 7

TT Chữ

Trang 9

Bảng số Tên bảng Trang

I Các Bảng

doanh nghiệp trong tổng quan tài liệu

16

toán của 50 doanh nghiệp BĐS trong giai đoạn 2015-2019

35

nghiệp BĐS giai đoạn 2015-2019

36

quy

40

hưởng của các nhân tố đến khả năng thanh toán hiện hành (CR)

46

hưởng của các nhân tố đến khả năng thanh toán nhanh

(QR)

50

hưởng của các nhân tố đến khả năng thanh toán tức thời (Ktt)

54

Bảng 3.10 Kết quả ước lượng các mô hình hồi quy kiểm tra ảnh

hưởng của các nhân tố đến chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC)

58

Trang 10

ảnh hưởng của các biến đối với kỳ thu tiền bình quân

II Các Biểu

nhiên ước lượng chuẩn (Robust REM)

49

ước lượng chuẩn (Robust FEM)

55

Trang 11

Số sơ đồ Tên sơ đồ Trang

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ thể hiện biến động trung bình và độ lệch chuẩn

của các chỉ số năng thanh toán của 50 doanh nghiệp BĐS giai đoạn 2015-2019

36

Sơ đồ 3.2 Trung bình các chỉ số năng thanh toán của 50 doanh

nghiệp BĐS giai đoạn 2015-2019

37

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thanh khoản là chỉ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công

ty, bao gồm: Tỷ số thanh khoản hiện thời (Current ratio) và tỷ số thanh khoản nhanh (Quick ratio) (Nguyễn Minh Kiều, 2011) Một doanh nghiệp được đánh giá là có khả năng thanh khoản tốt khi nó có thể đảm bảo chi trả được khoản nợ ngắn hạn, và tính thanh khoản được đánh giá là thấp nếu doanh nghiệp đó không

có khả năng chi trả đối với các khoản nợ ngắn hạn đến hạn Tính thanh khoản của doanh nghiệp thấp có thể làm cho các doanh nghiệp mất đi cơ hội đầu tư, gặp khó khăn trong kinh doanh hay làm giảm uy tín của công ty đó, thậm chí là dẫn đến phá sản Do đó, các doanh nghiệp niêm yết, muốn huy động vốn đầu tư một cách liên tục thì tính thanh khoản cần được quan tâm hàng đầu Tuy nhiên, đối với mỗi ngành khác nhau thì có những đặc trưng riêng biệt làm cho đặc điểm về kinh doanh về cơ cấu tài sản, cơ cấu nợ và cách thức hoạt động khác nhau và tính thanh khoản từ đó cũng khác nhau giữa các ngành nghề và từng doanh nghiệp Do vậy, tính thanh khoản cần được đánh giá dựa trên tính đặc thù, về lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành cần huy động vốn lớn như ngành kinh doanh bất động sản (BĐS)

Nhận thức được vai trò quan trọng của tính thanh khoản, trong thời gian qua các công ty niêm yết đã có sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề thanh khoản, đưa

ra những chính sách về vốn, về cơ cấu tài sản, nhằm gia tăng tính thanh khoản của doanh nghiệp nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả kinh tế như mong đợi Những năm gần đây, xu hướng đầu tư vào BĐS được rất nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài quan tâm, nắm bắt được tình hình đó, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực BĐS ngày càng gia tăng, những đơn vị này có cơ cấu vốn lớn, huy động vốn nhiều và việc đầu tư và thu hút đầu tư cho nhóm ngành này cần phải có vốn lớn với khả năng thanh toán khả quan hay nói cách khác tính thanh khoản tốt thì mới có thể hoạt động bền vững trong lĩnh vực này được

Trang 13

Những năm trở lại đây, nắm bắt xu hướng của thực tiễn, những nhà nghiên cứu đã tập trung vào nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp trong một nhóm ngành nhất định ở Việt Nam như Nguyễn Phương Hà (2013) nghiên cứu trong các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng, Hoàng Anh Như Ngọc (2017) nghiên cứu tính thanh khoản của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành thực phẩm, đồ uống ; Hà Thị Kim Phượng (2018) lại tìm hiểu trong nhóm ngành thiết bị, vật liệu xây dựng, …

Những nghiên cứu kể trên hầu hết đều được thực hiện ở các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành nghề khác, chưa có nghiên cứu nào tập trung nghiên cứu thực nghiệm về tính thanh khoản của các công ty thuộc nhóm ngành BĐS cũng như việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của nhóm ngành BĐS có gì khác với các nhóm ngành đã nghiên cứu hay không ? Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu, kết hợp với thực tiễn phát triển mạnh mẽ của nhóm ngành

BĐS ở Việt Nam, em quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành bất động sản trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ

của mình Việc thực hiện đề tài này có ý nghĩa về khoa học lẫn thực tiễn đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong nhóm ngành BĐS ở Việt Nam

2 Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn tập trung giải quyết 3 mục tiêu chính sau đây:

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các công ty niêm yết thuộc ngành BĐS trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam

- Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến tính thanh khoản của các công ty niêm yết thuộc ngành BĐS trên TTCK Việt Nam

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đưa ra một số hàm ý chính sách và khuyến nghị nhằm gia tăng khả năng thanh khoản của các công ty niêm yết thuộc ngành BĐS trên TTCK Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 14

- Đối tượng nghiên cứu: những nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các công ty niêm yết thuộc ngành BĐS trên TTCK Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu:

+Không gian: công ty niêm yết thuộc ngành BĐS trên TTCK Việt Nam +Thời gian: trong giai đoạn từ năm 2014 - 2019

4 Phương pháp nghiên cứu

Để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng cách tiếp định lượng Các phương pháp nghiên cứu được thực hiện phù hợp với cách tiếp cận

và mục tiêu nghiên cứu đề ra, cụ thể

- Phương pháp thu thập thông tin: Tác giả sử dụng nguồn thông tin số liệu thứ cấp từ các thông tin trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nêm yết Các thông tin, dữ liệu và tính toán các chỉ tiêu tài chính (CTTC) trên cơ sở các báo cáo tài chính (BCTC) chủ yếu từ năm 2014 đến năm 2019 của công ty niêm yết thuộc nhóm ngành BĐS trên thị trường chứng khoán Việt Nam

- Phương pháp xử lý thông tin được thu thập: Tác giả sử dụng phương pháp định lượng thông qua mô hình hồi quy dữ liệu bảng (công cụ phân tích là phần mềm STATA) Dựa vào kết quả số liệu thống kê mô tả, kiểm định mô hình, phân tích hồi quy để kiểm định giả thuyết đã đưa ra, từ đó đánh giá và đề xuất các hàm ý chính sách

5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Kết quả thực hiện đề tài có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp bản thân hệ thống được các kiến thức đã học, nhận thức được tầm quan trọng của tính thanh khoản đối với doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp niêm yết nói riêng; vận dụng được các phương pháp nghiên cứu khoa học để đánh giá thực trạng và

đề xuất giải pháp liên quan đến tính thanh khoản và các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành bất động sản

Về mặt khoa học, việc thực hiện đề tài góp phần hoàn thiện mô hình xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các các công ty niêm yết

Trang 15

thuộc nhóm ngành BĐS, đây là vấn đề có rất ít nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực này

Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở để các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành BĐS trên TTCK nhận diện và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản; đề ra phương hướng, chiến lược, giải pháp giúp cho các doanh nghiệp gia tăng tính thanh khoản, thu hút vốn đầu tư

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Dựa vào lý thuyết cơ bản về tính thanh khoản như "lý thuyết ưa chuộng tính thanh khoản" trong nghiên cứu của Keynes (1936), nhiều nghiên cứu trên thế giới đã vận dụng để đánh giá tính thanh khoản, cụ thể như một số nghiên cứu dưới đây

Nghiên cứu của tác giả Bruinshoofd và Kool (2004) đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về khả năng thanh khoản ngắn hạn của các công ty ở Hà Lan Nghiên cứu sử dụng dữ liệu 453 doanh nghiệp trong giai đoạn 1986-1997 Các biến độc lập được xem xét gồm: quy mô, vốn lưu động ròng trên tổng tài sản, tăng trưởng doanh thu, tỷ lệ nợ, nợ ngắn hạn, đầu tư, lợi nhuận trên tài sản, lãi suất bình quân Kết quả cho thấy vốn lưu động, đầu tư và lợi nhuận trên tài sản lại có tác động tiêu cực đến khả năng thanh khoản của các công ty nghiên cứu Tác giả Chen và Mahajan (2010) thực hiện nghiên cứu để đánh giá ảnh hưởng của các biến kinh tế đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp với bằng chứng từ quốc tế đến từ 45 quốc gia khác nhau trong giai đoạn 1994-2005 Nghiên cứu sử dụng các biến độc lập bao gồm: quy mô, dòng tiền trên tổng tài sản, vốn lưu động ròng trên tổng tài sản, chi phí vốn trên tài sản, tỷ lệ nợ, chi trả

cổ tức Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, dòng tiền trên tổng tài sản có tác động cùng chiều với khả năng thanh khoản trong khi vốn lưu động/tài sản và tỷ lệ nợ

có tác động nghịch chiều với tính thanh khoản của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu của tác giả Gill và Mathur (2011) tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp niêm yết trên thị

Trang 16

trường chứng khoán ở Canada Tác giả sử dụng mẫu nghiên cứu với 164 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Toronto, trong giai đoạn 2008-

2010 Nghiên cứu xem xét tác động của các nhân tố: Quy mô, vốn lưu động ròng, tỷ lệ nợ, nợ ngắn hạn, tỷ lệ đầu tư và yếu tố ngành đến tính thanh khoản của công ty Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ, vốn lưu động ròng và tỷ lệ đầu tư có tác động nghịch chiều với tính thanh khoản của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Toronto, Canada

Nghiên cứu của Muhammad Usama (2012) tiến hành đánh giá ảnh hưởng của vốn lưu động và hoạt động vốn đến lợi nhuận và tính thanh khoản của các doanh nghiệp niêm yết thuộc nhóm ngành thực phẩm trên thị trường chứng khoán Karachi Tác giả sử dụng mẫu nghiên cứu gồm 18 doanh nghiệp niêm yết trong giai đoạn từ 2006-2010 Nghiên cứu tiến hành kiểm tra ảnh hưởng của: quy mô, kỳ thu tiền bình quân, kỳ trả nợ bình quân, vòng quay hàng tồn kho, tỷ

lệ nợ đến lợi nhuận và thanh khoản của các công ty Kết quả phân tích cho thấy, quy mô có tác động cùng chiều với sự gia tăng lợi nhuận và tính thanh khoản, trong khi kỳ thu tiền bình quân có tác động nghịch chiều

Lyroudi và Bolek (2012) đã kiểm tra sự ảnh hưởng của quy mô và vòng quay khoản phải thu, tỷ lệ nợ đến tính thanh khoản của các công ty ở Phần Lan

và cho thấy các nhân tố này đều có tác động nghịch chiều

Anamika Singh và Anil Kumar Sharma (2016) tiến hành nghiên cứu thực nghiệm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng ở Ấn Độ Nghiên cứu sử dụng các nhân tố vi mô: quy mô, tài sản cố định, tiền gửi, nguồn vốn, vốn chủ sở hữu, chi phí quỹ; và các yếu tố vĩ mô: chính sách tiền tệ, GDP, khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát, để tiến hành đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến tính thanh khoản của ngân hàng Kết quả cho thấy, vốn chủ sở hữu ảnh hưởng đến tính thanh khoản của ngân hàng

Daryanto, Samidi và Siregar (2018) nghiên cứu về ảnh hưởng của tính thanh khoản và đòn bẩy tài chính đến hiệu quả tài chính, bằng chứng tại các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành bất động sản ở Indonesia Trong đó, nghiên

Trang 17

cứu có kiểm tra ảnh hưởng của tỷ lệ thanh toán hiện hành (CR) và tỷ lệ nợ trên tổng tài sản với ROA Nghiên cứu chỉ ra rằng, trong các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành bất động sản ở Indonesia, tỷ số thanh khoản hiện hành và tỷ lệ nợ

có quan hệ cùng chiều với ROA

Ở Việt Nam, các nghiên cứu liên quan đến việc nghiên cứu tính thanh khoản của các doanh nghiệp được thực hiện nhiều những năm gần đây, chủ yếu các nghiên cứu tập trung đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh trong một số ngành hoặc nhóm ngành ở Việt Nam Cụ thể như sau:

Nghiên cứu của tác giả Trương Quang Thông (2013) với bài viết đăng trên tạp chí khoa học có tựa đề: “Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam” Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro thanh khoản ngân hàng phụ thuộc vào các yếu tố vi mô bên trong hệ thống ngân hàng như quy mô tổng tài sản, dự trữ thanh khoản, vay liên ngân hàng và tỷ lệ vốn tự có trên nguồn vốn; và các yếu tố vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lạm phát Bài báo khoa học của nhóm tác giả Nguyễn Đình Thiên, Nguyễn Thị Mai Trâm, Nguyễn Hồng Thu (2014): “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng thanh khoản của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” Nghiên cứu chỉ ra rằng, khả năng thanh khoản của các doanh nghiệp niêm yết giai đoạn 2007-2013 bị ảnh hưởng nhiều nhất từ tỷ lệ vốn lưu động thuần và tỷ số P/B; tỷ số P/E và tỷ lệ lưu chuyển tiền thuần có tương quan thuận

và tỷ lệ nợ, tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản có tương quan nghịch chiều đến khả năng thanh khoản

Nghiên cứu của Nguyễn Phương Hà (2014) với đề tài luận văn thạc sĩ:

“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” Dựa vào những lý thuyết về tính thanh khoản, tác giả sử dụng các nhân tố: quy mô, nợ ngắn hạn, số vòng quay hàng tồn kho, số vòng quay các khoản phải thu, tỷ suất sinh lợi tài sản và vốn lưu động ròng để đánh giá ảnh hưởng của 30 doanh nghiệp trên địa

Trang 18

bản tỉnh Quảng Ngãi trong năm 2012 Theo kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và quy mô, vòng quay hàng tồn kho và vòng quay khoản phải thu khách hàng

Tác giả Hoàng Anh Như Ngọc (2017) với đề tài luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống Việt Nam” Dựa trên những lý luận cơ bản về tính thanh khoản Tác giả sử dụng các nhân tố: quy mô, hệ số nợ, vòng quay hàng tồn kho, ROA, vốn lưu động ròng, số vòng quay khoản phải thu, tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu và tốc độ tăng trưởng doanh thu để đánh giá ảnh hưởng đến tính thanh khoản của 46 doanh nghiệp trong ngành giai đoạn 2013-2015 Theo kết quả nghiên cứu, có thể nhận thấy biến độc lập Tỷ lệ Vốn lưu động ròng/Tài sản có tác động cùng chiều đến cả hai biến phụ thuộc là Tỷ số thanh toán hiện hành và Vòng quay vốn lưu động Như vậy có thể dễ dàng kết luận công ty có Tỷ lệ Vốn lưu động ròng/Tài sản dương và càng lớn thì công ty đó có tính thanh khoản càng cao Vốn lưu động ròng là phần dư còn lại của nguồn vốn thường xuyên (dài hạn) sau khi tài trợ xong tài sản dài hạn Bởi vậy tác giả cho rằng, chỉ có những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn dài hạn, tài sản dài hạn, nguồn vốn ngắn hạn, tài sản ngắn hạn thì mới có ý nghĩa đối với tính thanh khoản của các công ty thuộc nhóm ngành thực phầm, đồ uống Việt Nam Nghiên cứu của Hà Thị Kim Phượng (2018) với đề tài luận văn thạc sĩ:

“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành thiết bị, vật liệu xây dựng trên thị trường chứng khoán Việt Nam” giai đoạn 2010-2016 Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ ngắn hạn tác động nghịch chiều đến tính thanh khoản; các nhân tố: thu nhập hoạt động kinh doanh trên doanh thu, hệ số giá ghi sổ trên giá thị trường là các nhân tố có tác động thuận chiều với tính thanh khoản của các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành thiết bị, vật liệu xây dựng trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Từ tổng quan nghiên cứu, những nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp niêm yết được kế thừa và phát triển Tuy nhiên, tùy vào

Trang 19

đặc thù của từng doanh nghiệp, từng nhóm ngành nghề và quốc gia khác nhau sẽ

có những yêu cầu khác nhau liên quan đến tính thanh khoản

7 Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản

Chương 2: Thiết kế nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các công ty niêm yết thuộc ngành BĐS trên TTCK Việt Nam

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và hàm ý từ kết quả nghiên cứu

Trang 20

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN 1.1 KHÁI QUÁT VỀ TÍNH THANH KHOẢN

1.1.1 Khái niệm về tính thanh khoản

Theo Keynes (1936), tính năng kinh tế đặc biệt của tiền đó chính là “tính

thanh khoản” Tính thanh khoản của doanh nghiệp thể hiện thông qua tổng hợp tính thanh khoản của từng loại tài sản trong doanh nghiệp và tiền là tài sản có tính thanh khoản cao nhất Nhờ vào tính thanh khoản, doanh nghiệp có thể tránh được những tác động tiêu cực về dòng tiền như áp lực trả nợ, áp lực về vốn, Tính thanh khoản là một khái niệm trong tài chính chỉ mức độ mà một tài sản bất kỳ có thể được mua hoặc bán trên thị trường mà không làm ảnh hưởng nhiều đến giá thị trường của tài sản đó Một tài sản có tính thanh khoản cao nếu

nó có thể được bán nhanh chóng mà giá bán không giảm đáng kể (Keynes,

1936), thường được đặc trưng bởi số lượng giao dịch lớn Ví dụ, tiền mặt có tính

thanh khoản cao, vì nó thường có thể được "bán" (để đổi lấy hàng hóa) với giá trị gần như không thay đổi; chứng khoán hay các khoản nợ, khoản phải thu,

có tính thanh khoản cao nếu chúng có khả năng đổi thành tiền mặt dễ dàng

Cách gọi thay thế cho tính thanh khoản là tính lỏng, tính lưu động

1.1.2 Ý nghĩa của tính thanh khoản trong công ty

Tính thanh khoản cho thấy sự linh hoạt và an toàn của một tài sản trên thị trường: Tài sản ngắn hạn hay tài sản lưu động có tính thanh khoản cao khi giá của nó ít biến động trên thị trường Thị trường hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính thanh khoản càng cao (Thị trường Tài chính Việt Nam, 2019)

Thanh khoản có ý nghĩa rất lớn đến uy tín công ty: Dựa vào tính thanh

khoản, nhà đầu tư có thể đánh giá một công ty có thể trả nợ đúng hạn hay không đối với các nhà cung cấp tín dụng, dịch vụ và hàng hóa thì công ty đó, hoặc có thể đang rơi vào tình trạng yếu kém hoặc bị phá sản Không có khả năng chi trả

Trang 21

các khoản nợ ngắn hạn có thể ảnh hưởng đến hoạt động của công ty và thậm chí

cả uy tín của công ty

Tính thanh khoản có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của công ty: Thiếu tiền

mặt hoặc tài sản lưu động sẽ làm cho công ty bỏ lỡ những ưu đãi được đưa ra bởi các nhà cung cấp, dẫn đến chi phí cao hơn, do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty

Tính thanh khoản ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của của nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng đối với doanh nghiệp: Các nhà cung cấp sẽ kiểm tra tính

thanh khoản của công ty trước khi cho vay hay bán chịu; ngân hàng sẽ yêu cầu tính thanh khoản khi họ đánh giá một khoản cho vay Nếu công ty cần một khoản vay, ngân hàng có thể sẽ yêu cầu công ty đó duy trì mức thanh khoản tối thiểu nhất định, như một phần của thỏa thuận cho vay Các nhân viên cũng quan tâm đến tính thanh khoản của công ty để biết liệu các công ty có thể đáp ứng các nghĩa vụ liên quan đến quyền lợi của mình như: tiền lương, quỹ phúc lợi,… (Kinh tế & Tiêu dùng, 2020)

1.1.3 Các lý thuyết liên quan đến tính thanh khoản

a Lý thuyết ưu chuộng về khả năng thanh khoản

Theo Keynes (1936), nội dung lý thuyết ưa chuộng về khả năng thanh khoản cho rằng nhu cầu về tiền mặt của mọi người gồm hai bộ phận: một là, nhu cầu tiền mặt cho giao dịch Lượng tiền nhiều có thể đại diện cho việc thu nhập cao, hoặc là nếu lượng tiền nắm giữ nhiều thì nhu cầu tiêu dùng sẽ cao hơn Hai

là, nhu cầu tiền mặt cho mục đích đầu cơ Lượng tiền cho mục đích đầu cơ sẽ liên quan theo quan hệ tỷ lệ nghịch với lãi suất Lãi suất càng cao thì người đầu

tư càng muốn sử dụng tiền vào đầu tư ít nắm giữ tiền mặt, ngược lại, lãi suất thấp thì có xu hướng giữ tiền mặt nhiều hơn Hay nói cách khác, lãi suất quyết định xu hướng giữ tiền, là cái giá để hy sinh sự ưa chuộng tính thanh khoản của tiền mặt

Lý thuyết ưa chuộng tính thanh khoản: Giải thích được tác động của cung – cầu tiền tệ đến lãi suất cân bằng Thông qua lý thuyết này để giải thích những

Trang 22

trường hợp quan trọng về xu hướng biến động cung – cầu tiền tệ Cụ thể, việc tăng cung tiền tệ sẽ làm giảm lãi suất, điều này được ứng dụng ở nhiều nước khi thực hiện chính sách nhằm khuyến khích đầu tư và tiêu dùng thông qua biện pháp giảm lãi suất, mở rộng tiền tệ

Nhược điểm của Lý thuyết ưa chuộng tính thanh khoản đó là việc lý thuyết này giả định chỉ sử dụng tiền và trái phiếu để làm của cải dự trữ mà bỏ qua tác động của sự thay đổi tỷ suất lợi nhuận dự tính của các loại tài sản khác như bất động sản, vàng,… Trong khi trên thực tế, các yếu tố này cũng ảnh hưởng đến lãi suất trên thị trường Như vậy, lý thuyết này nghiên cứu sự thay đổi của lãi suất cân bằng bởi một yếu tố kinh tế cụ thể trong điều kiện các yếu tố khác không đổi Ngoài ra, cung tiền và lãi suất không phải lúc nào cũng tỷ lệ nghịch với nhau bởi sự gia tăng cung tiền ngoài việc tác động trực tiếp lên lãi suất còn có những tác động trực tiếp lên các yếu tố khác như: thu nhập, mức giá và tỷ lệ lạm phát dự tính khi cung tiền tăng, các yếu tố này thay đổi có thể làm cho lãi suất tăng lên

Sau Keynes cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về thuyết ưa chuộng tính thanh khoản Thuyết ưa chuộng tính thanh khoản đưa ra những lựa chọn xác định bao nhiêu của cải được đầu tư vào các tài sản tài chính và quan tâm đến sự phân bổ số của cải này vào tiền mặt và các tài sản tài chính thay thế khác Hay nói cách khác, ưa thích tính thanh khoản là một lý thuyết về việc mong muốn giữ tài sản ngắn hạn hơn so với các tài sản dài hạn làm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của một doanh nghiệp

b Lý thuyết người đại diện (The agency theory)

Lý thuyết người đại diện (The agency theory) năm 1976, Jensen và Meckling đưa ra lý thuyết người đại diện khi nghiên cứu các lý thuyết khái quát của công ty gồm lý thuyết hành vi quản lý, chi phí đại diện và cấu trúc vốn chủ

sở hữu Lúc này, cổ phiếu có tính thanh khoản cao có tác động nâng cao giá trị công ty

Trang 23

Jensen và Meckling (1976) trong tác phẩm “Lý thuyết về công ty: Hành vi

nhà quản trị, chi phí người đại diện và cấu trúc sở hữu” đã giới thiệu các quan

điểm của mình về lý thuyết người đại diện Đây là một trong những tác phẩm được trích dẫn nhiều nhất trong gần 3 thập kỷ qua của giới học giả kinh tế, tài chính khi nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chi phí người đại diện (agency cost) Lý thuyết này có cơ sở từ tâm lý học, con người vốn có khuynh hướng cá nhân (individualistic), cơ hội (opportunistic), và tư lợi (self-interest) nhưng để các cá nhân đó dung hòa lợi ích vì một mục đích là lợi nhuận và phát triển trong một tổ chức thì cần có người đại diện để dung hòa các cá thể đó trong tổ chức Nghiên cứu này của Jensen và Meckling có các nội dung chính sau đây:

Thứ nhất, chủ thể (principal) hay chủ sở hữu vốn (shareholders) và người

đại diện (agent) hay nhà quản trị (managers) luôn có sự đối nghịch về lợi ích Người sở hữu quan tâm đến giá trị công ty, giá cổ phiếu (cũng là lợi ích của chính họ) do vậy họ quan tâm đến việc tối đa hóa lợi nhuận Trong khi nhà quản trị thường chỉ quan tâm đến hiệu quả hoạt động, các mục tiêu về lợi ích của người lao động hay lợi ích của chính bản thân như lương, thưởng, phụ cấp, nguồn thu khác

Thứ hai, do sự không đồng nhất về lợi ích giữa chủ sở hữu vốn và người

đại diện hay nhà quản trị làm phát sinh “Agency Cost” (tạm dịch là chi phí người đại diện, hay còn gọi là chi phí Giám đốc) Chi phí này bằng 0 (không) khi chủ sở hữu đồng thời là nhà quản trị công ty

Thứ ba, cũng do sự không đồng nhất về lợi ích, nên khi nhà quản trị nắm

ít hoặc không nắm giữ phần trăm vốn hoặc cổ phiếu công ty thì chi phí người đại diện sẽ càng lớn

Từ lý thuyết này, rất nhiều nghiên cứu đã vận dụng để giải thích hành vi của người đại diện liên quan đến các quyết định về tính thanh khoản của doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp

1.1.4 Các chỉ số đo lường tính thanh khoản

Trang 24

Để đánh giá tính thanh khoản hay khả năng thanh khoản của các doanh nghiệp, các chỉ số được sử dụng để đánh giá bao gồm: tỷ số thanh toán hiện hành, tỷ số khả năng thanh toán nhanh, tỷ số khả năng thanh toán tức thời và chu

kỳ chuyển đổi tiền mặt Mỗi tỷ số đều có những ưu và nhược điểm riêng trong việc đo lường tính thanh khoản Cụ thể như sau:

a Tỷ số thanh toán hiện hành (Current Ratio - CR)

Tỷ số thanh toán hiện hành thể hiện mối quan hệ giữa toàn bộ tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của DN và được tính như sau:

K hh = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

Trong đó: Khh là tỷ số khả năng thanh toán hiện hành

Khh thấp, đặc biệt (< 1): thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp yếu, đây

là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả các khoản nợ ngắn hạn Khi hệ số khả năng thanh toán hiện thời càng dần về 0, doanh nghiệp càng mất khả năng chi trả, tăng nguy

sàng chi trả các khoản nợ đến hạn Tỷ số càng cao càng đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp, tính thanh khoản ở mức cao

Về mặt lý thuyết, nếu tỷ số khả năng thanh toán hiện hành càng cao thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng tốt Tuy nhiên, trên thực tế, tỷ số thanh toán hiện hành cao trong khi hàng tồn kho của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, như vậy khả năng hàng tồn kho bị ứ đọng, hoặc do tác động bên ngoài làm kém phẩm chất, khó chuyển đổi thành tiền trong điều kiện thị trường biến động xấu Nếu trường hợp đó xảy ra thì có thể làm cho doanh nghiệp khó có thể thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả Vì thế, trong trường hợp này tỷ số khả năng thanh toán nhanh được xem xét

b Tỷ số khả năng thanh toán nhanh (Quick Ratio - QR)

Tương tự như khả năng thanh toán hiện hành, tỷ số khả năng thanh toán nhanh được xem xét loại bỏ giá trị hàng tồn kho ở tử số, qua đó loại bỏ yếu tố

Trang 25

dự trữ thường xuyên cho kinh doanh và thời gian hoán đổi thành tiền phụ thuộc nhiều vào thị trường và không chắc chắn

K n = (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn

Trong đó: Kn là tỷ số khả năng thanh toán nhanh

Nếu Kn< 0,5: thể hiện việc doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc chi trả, tính thanh khoản thấp

0,5<Kn<1: thể hiện doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, tính thanh khoản cao

Ta thấy theo công thức trên, trong số tài sản được dùng để đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn bao gồm các khoản nợ phải thu, tuy nhiên khoản phải thu này không phải khi nào cũng có thể thu đủ và đúng hạn được, vì vậy, trong trường hợp đó tỷ số khả năng thanh toán hiện hành sẽ không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp

c Tỷ số khả năng thanh toán tức thời

Sau khi loại bỏ các khoản phải thu thì tỷ số khả năng thanh toán tức thời là

tỷ số thể hiện mối quan hệ giữa tiền và tương đương tiền so với nợ ngắn hạn, tỷ

số khả năng thanh toán tức thời được tính theo công thức sau:

K tt = Tiền và Các khoản tương đương tiền / Nợ ngắn hạn

Trong đó: Ktt là tỷ số khả năng thanh toán tức thời

Việc chỉ sử dụng vốn bằng tiền để tính khả năng thanh toán thông thường

sẽ rất ít doanh nghiệp nắm giữ lượng tiền lớn do điều này ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp Do đó, việc có đủ tiền mặt và các khoản tương đương tiền để chi trả một cách đầy đủ và kịp thời đối với các khoản nợ ngắn hạn là rất hiếm doanh nghiệp làm được

Việc lựa chọn đánh giá tính thanh khoản theo tỷ số nào tùy thuộc vào mục đích và đặc thù doanh nghiệp mà nghiên cứu hướng tới Đối với nhóm ngành bất động sản, nghiên cứu này lựa chọn sử dụng tính thanh khoản theo khả năng thanh toán hiện hành để làm biến phụ thuộc, do sử dụng tỷ số này sẽ đánh giá được khả năng thanh toán ngắn hạn, đồng thời duy trì được khả năng kinh

Trang 26

doanh (Trương Bá Thanh, Trần Đình Khôi Nguyên, 2007; Hoàng Anh Như Ngọc, 2017 tổng hợp; Hà Thị Kim Phượng, 2018 tổng hợp)

d Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt ( CCC – Cash Conversion Cycle )

Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt phản ánh độ dài của thời gian mà một công ty bán hàng tồn kho, thu thập các khoản phải thu và trả các hóa đơn nợ phải trả người bán của mình Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt được tính như sau:

Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt ( CCC) = ICP + RCP – PDP

(Tính theo công thức 1.1)

Trong đó:

+ ICP là kỳ chuyển đổi hàng tồn kho Chỉ tiêu này cho biết công ty mất bao nhiêu ngày để bán toàn bộ hàng tồn kho ICP càng nhỏ thì càng tốt ICP được tính như sau:

x 365 Giá vốn hàng bán bình quân

+ RCP là kỳ thu tiền khách hàng RCP tính toán số ngày mà công ty cần thu thập các khoản phải thu RCP được tính như sau:

Doanh thu trung bình ngày + PDP là kỳ thanh toán cho nhà cung cấp PDP tính toán số ngày công ty cần để thanh toán các hóa đơn của mình PDP càng dài càng tốt PDP được tính như sau:

Giá vốn hàng bán trung bình ngày

1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA DOANH NGHIỆP

Trên cơ sở các nghiên cứu trước đây, các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản được sử dụng trong các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam được trình bày trong Bảng 1.1

Trang 27

Bảng 1.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của doanh nghiệp trong tổng quan tài liệu

Số nghiên cứu sử dụng/

tổng nghiên cứu

Tỷ lệ

sử dụng biến (%)

Nghiên cứu

Bruinshoofd

và Kool (2004)

Chen và Mahajan (2010)

Gill và Mathur (2011)

Muhammad Usama (2012)

Anamika Singh và Anil Kumar Sharma (2016)

Daryanto, Samidi

và Siregar

(2018)

Hoàng Anh Như Ngọc (2017)

Hà Thị Kim Phượng (2018)

Trương Quang Thông (2013)

Nguyễn đình thiên

và CS (2014)

Ngành

Doanh nghiệp Hà Lan

Nhiều quốc gia

Doanh nghiệp niêm yết Canada

hàng

Bất động sản

SX

TP, đồ uống

Thiết

bị, VLXD

Ngân hàng

Các doanh nghiệp niêm yết nói chung

Trang 29

Trong Bảng 1.1, có thể thấy có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của doanh nghiệp, tùy từng quan điểm của nhà nghiên cứu, từng nhóm ngành, và quốc gia và thời kỳ khác nhau sẽ đưa ra những nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của doanh nghiệp là khác nhau Mặc dù vậy, xem xét điểm chung trong việc sử dụng biến độc lập để đánh giá tính thanh khoản trong các nghiên cứu, có một số nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ sử dụng trong các nghiên cứu từ 30% trở lên bao gồm: quy mô; tỷ lệ nợ trên tổng tài sản; vốn lưu động ròng trên tổng tài sản; tỷ lệ nợ ngắn hạn; ROA; tốc độ tăng trưởng doanh thu

Tuy nhiên, đối với nhóm ngành bất động sản, hàng tồn kho là yếu tố quan trọng mang tính trọng yếu, và các khoản phải thu là những khoản mục thường chiếm tỷ trọng lớn, do vậy trong nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng thêm số

vòng quay hàng tồn kho và số vòng quay các khoản phải thu khách hàng để

đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của doanh nghiệp niêm yết trong nhóm ngành bất động sản Ngoài ra hệ số giá ghi sổ trên giá thị trường cũng là nhân tố được xem xét do có khả năng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào doanh nghiệp của vốn chủ sở hữu

1.2.1 Quy mô doanh nghiệp

Theo Opler và cộng sự (1999), Gill và Mathur (2011), Lyroudi và Bolek (2012), một công ty có quy mô lớn thường có uy tín cao đa dạng hóa các danh mục đầu tư để hạn chế rủi ro, tạo được lòng tin cho nhà đầu tư và các nhà cung cấp Do vậy, thông thường các công ty có quy mô lớn sẽ dễ dàng thu hút được các nhà đầu tư lớn và dễ tiếp cận các nguồn vốn vay bên ngoài Opler và cộng

sự (1999) cũng chứng minh rằng quy mô công ty có ảnh hưởng ngược chiều với tính thanh khoản, Gill và Mathur (2011), Lyroudi và Bolek (2012), Muhammad Usama (2012) cũng cho ra kết quả tương tự Các nghiên cứu kể trên đều sử dụng tổng tài sản là yếu tố đại diện cho quy mô của doanh nghiệp và tính toán giá trị bằng cách lấy logarit cơ số mũ tự nhiên của tổng tài sản

Trang 30

1.2.2 Tỷ lệ nợ và tỷ lệ nợ ngắn hạn

Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản là chỉ số phản ánh khả năng tự chủ tài chính của công ty Chỉ tiêu này giúp nhà đầu tư có cái nhìn khái quát về cấu trúc tài chính của công ty Nếu tỷ số nợ càng nhỏ thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong việc phải thanh toán các khoản nợ Nếu hệ

số này càng lớn thì khả năng khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng lớn Theo lý thuyết đánh đổi (trade - off theory), công ty sử dụng nợ nhiều, tăng sử dụng đòn bẩy tài chính Điều này giúp tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh trong công ty, từ đó tăng kỳ vọng của các nhà đầu tư, làm tăng số lượng giao dịch và giá trị giao dịch của cổ phiếu Tuy nhiên, khi công ty sử dụng nợ nhiều trong cơ cấu vốn làm gia tăng rủi ro tài chính, giảm khả năng thanh toán trong ngắn hạn của công ty do vậy cần phải xét đến tỷ lệ nợ ngắn hạn Theo đó, tỷ lệ nợ và tỷ

lệ nợ ngắn hạn dự kiến sẽ có tương quan nghịch chiều với tính thanh khoản, điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Muhammad Usama (2012), Nguyễn Đình Thiên và CS (2014), Hoàng Anh Như Ngọc (2017) Tỷ lệ nợ được tính

bằng cách lấy tổng nợ phải trả chia cho tổng tài sản

1.2.3 Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)

Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) cung cấp thông tin về khả năng tạo ra lợi nhuận trên một đồng vốn đầu tư được bỏ ra, do vậy đây là chỉ tiêu quan trọng khi quyết định đầu tư vào doanh nghiệp ROA càng thấp nghĩa là công ty làm ăn ngày càng kém, khó thu hút được nhà đầu tư Nếu ROA càng thấp nhà đầu tư sẽ

lo sợ về nguy cơ phá sản của công ty, các bên cho vay và nhà đầu tư cũng sẽ gây

áp lực để công ty trả nợ và làm tăng áp lực thanh toán nợ đến hạn của công ty Như vậy, ROA càng lớn thì khả năng thanh toán hiện hành của công ty càng cao

và ngược lại Tuy nhiên, trong hầu hết các nghiên cứu được tổng hợp, Bruinshoofd và Kool (2004), Nguyễn Đình Thiên và CS (2014) lại cho ra kết quả ngược lại, một số các nghiên cứu còn lại cho thấy ROA không có ý nghĩa thống kê

Trang 31

1.2.4 Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng doanh thu

Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên doanh thu là chỉ tiêu thể hiện thu nhập từ hoạt động kinh doanh, là cơ sở để tạo ra tiền cho doanh nghiệp nhằm tăng tính thanh khoản Các công ty có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao có thể được các nhà đầu tư lựa chọn đánh đổi giữa tính thanh khoản thấp và mức lợi nhuận cao Do vậy, tính thanh khoản có khả năng sẽ thấp đối với các doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu cao

1.2.5 Tỷ lệ hàng tồn kho và tổng tài sản cố định chia tổng tài sản

Theo Anamika Singh và Anil Kumar Sharma (2016), Hà Thị Kim Phượng (2018), tỷ lệ hàng tồn kho và tổng tài sản cố định chia tổng tài sản (IGP /TA) là

tỷ số để đánh giá chi phí thanh khoản của việc tổ chức lại tài sản Một công ty

có nguồn tài chính bảo đảm cao chỉ muốn giữ được mức độ thanh khoản thấp

Do đó, tính thanh khoản sẽ có quan hệ nghịch chiều với IGP/TA

1.2.6 Số vòng quay hàng tồn kho

Hàng tồn kho chiếm một phần lớn trong tỷ lệ tài sản kinh doanh của công

ty, tỷ lệ hàng tồn kho lớn quá lâu thì sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến quá trình kinh doanh do công ty phải tốn chi phí dự trữ, bảo quản, chi phí thanh lý hàng

hư hỏng, hết hạn sử dụng,…Thông thường hệ số này càng cao chứng tỏ hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều, hàng trong kho được luân chuyển liên tục và nhanh chóng nên làm giảm áp lực vay nợ của công ty, nợ giảm xuống sẽ làm tăng khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp

1.2.7 Số vòng quay các khoản phải thu

Số vòng quay các khoản phải thu là một cách tính để kiểm tra độ hiệu quả của công ty trong việc thu hồi khoản phải thu và tiền nợ khách hàng Tỷ lệ này cho thấy mức độ hiệu quả của một công ty trong việc cấp tín dụng cho khách hàng của họ và khả năng thu hồi nợ ngắn hạn Hệ số vòng quay này cũng cho thấy số lần khoản phải thu được chuyển thành tiền mặt của một công ty Trị giá chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu càng nhanh

Trang 32

1.2.8 Hệ số giá ghi sổ trên giá thị trường

Trong nghiên cứu của mình, Hà Thị Kim Phượng (2018), Nguyễn Đình Thiên và cộng sự (2014) chỉ ra rằng việc tài trợ nợ có thể gây ra rủi ro cho việc lựa chọn đầu tư của doanh nghiệp, trong đó bao gồm các lựa chọn đầu tư nhằm tăng trưởng doanh nghiệp Các nhà quản lý thay mặt chủ sở hữu có thể không thực hiện các lựa chọn đầu tư có lợi nhuận và có khả năng phát triển trong tương lai để duy trì tỷ lệ nợ ổn định, giảm rủi ro tài chính cho doanh nghiệp, giảm khả năng vỡ nợ Công ty có thể giảm rủi ro về tình trạng khó khăn tài chính và từ đó giảm bớt động lực đầu tư vào các giải pháp tăng trưởng (đầu tư) bằng cách duy trì tính thanh khoản dư thừa Quan điểm này cũng dự đoán mối quan hệ tích cực giữa tính thanh khoản của công ty và hệ số giá ghi sổ trên giá thị trường

1.2.9 Tăng trưởng doanh thu

Theo John (1993), việc doanh thu biến đổi là một trong những biến số dự báo cho việc tăng nguồn tài trợ cho các khoản nợ từ chính nguồn thu nhập của doanh nghiệp Qua đó, tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh sự thỏa hiệp trong tương lai về việc có đảm bảo tính thanh khoản đủ để tài trợ các khoản nợ đến hạn hay không Do vậy, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu có mối quan hệ tỷ lệ thuận với tính thanh khoản, tuy nhiên trong các nghiên cứu tổng hợp, đối với các nhóm ngành khác, chỉ tiêu này không đảm bảo ý nghĩa thống kê Tuy nhiên, đây cũng là một nhân tố dự đoán sẽ ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp nhóm ngành bất động sản

Trang 33

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn đã trình bày khái quát về tính thanh khoản và các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản trong doanh nghiệp Liên quan đến tính thanh khoản, luận văn trình bày khái quát những lý thuyết chi phối tính thanh khoản trong doanh nghiệp như lý thuyết ưa chuộng tính thanh khoản của Keynes (1936), lý thuyết người đại diện (Jensen và Meckling, 1976), một số chỉ số đo lường tính thanh khoản của doanh nghiệp thông dụng hiện nay như: khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời và

chu kỳ chuyển đổi tiền mặt

Về các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản, luận văn dựa vào 10 nghiên cứu trước đây ở trong nước và nước ngoài liên quan đến việc nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản trong các doanh nghiệp để tổng hợp và đề xuất các nhân tố ảnh hưởng dự kiến trong việc nghiên cứu đối với nhóm ngành bất động sản Qua tổng hợp nghiên cứu, các nhân tố được xác định có khả năng ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành bất động sản bao gồm: quy mô doanh nghiệp; tỷ lệ nợ và nợ ngắn hạn; tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA); tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng doanh thu; tỷ lệ hàng tồn kho và tổng tài sản cố định chia tổng tài sản; vòng quay hàng tồn kho; hệ số giá ghi sổ trên giá thị trường; tăng trưởng doanh thu; số vòng quay khoản phải thu khách

hàng

Các nhân tố kể trên sẽ được sử dụng để xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Trang 34

CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

NIÊM YẾT THUỘC NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Bất động sản là một trong những ngành thu hút được sự quan tâm rất lớn của xã hội, có xu thế phát triển mạnh hiện tại và trong tương lai, là một lĩnh vực quan trọng có liên quan đến nhiều mặt đến sự phát triển kinh tế xã hội Theo quy định pháp luật hiện nay thì Nhóm ngành hoạt động kinh doanh bất động sản được xác định bao gồm các hoạt động của chủ đất, các đại lý, các nhà môi giới trong những hoạt động sau: mua hoặc bán bất động sản, cho thuê bất động sản, cung cấp các dịch vụ về bất động sản khác như định giá bất động sản hoặc hoạt động của các đại lý môi giới bất động sản Ngành Hoạt động kinh doanh bất động sản cũng bao gồm: Sở hữu hoặc thuê mua tài sản được thực hiện trên cơ sở phí hoặc hợp đồng; Xây dựng cấu trúc, kết hợp với việc duy trì quyền sở hữu hoặc thuê mua cấu trúc này; Quản lý tài sản là bất động sản

Theo đó, trong Nhóm ngành Hoạt động kinh doanh bất động sản sẽ bao gồm các hoạt động (nhóm ngành nhỏ) khác nhau, được phân cấp cụ thể và tương ứng với các nhóm ngành nhỏ đó sẽ có các mã ngành khác nhau theo quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg Trong

đó, Nhóm ngành kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê sẽ có mã ngành là: 68-6810 Nhóm ngành Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê bao gồm các nhóm ngành nhỏ tương ứng với các mã ngành như sau:

- Mua, bán nhà ở và quyền sử dụng đất ở

- Mua, bán nhà và quyền sử dụng đất không để ở

- Cho thuê, điều hành, quản lý nhà và đất ở

Trang 35

- Cho thuê, điều hành, quản lý nhà và đất không để ở

- Kinh doanh bất động sản khác

Bộ Xây dựng cho biết đến cuối tháng 5/2020 cả nước chỉ còn khoảng 200 sàn giao dịch bất động sản hoạt động cầm chừng, đã có hơn 800 sàn giao dịch tạm ngừng hoạt động hoặc đóng cửa Các con số đó đã nói lên thực trạng của thị trường bất động sản nước ta trước dịch Covid 19, hàng trăm sàn giao dịch mọc lên như nấm sau cơn mưa, kinh doanh theo kiểu “lướt sóng” để kiếm lợi nhuận nhất thời; hiện nay một số doanh nghiệp địa ốc lớn cũng giảm sản lượng 30%-70%, buộc phải sa thải lao động, làm tăng thêm số lượng người thất nghiệp, tạo gánh nặng cho xã hội

Là ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị, nhà ở…nên khi thị trường bất động sản rơi vào tình trạng suy thoái đã tác động đến khoảng 50 ngành nghề khác như sản xuất vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất, vận chuyển, môi giới…; nợ xấu của ngân hàng tăng lên

Tuy vậy, thị trường bất động sản năm nay khác với những năm đầu thập niên thứ hai thế kỷ XXI Mặc dù thị trường “đóng băng” nhưng giá sản phẩm không giảm sâu trừ một số khách sạn nhỏ tại vài địa phương, thậm chí có phân khúc giá tăng nhẹ Một số chuyên gia kinh tế và nhà quản trị doanh nghiệp tiếp cận thực trạng đó như là khoảng lặng cần thiết để đánh giá hoạt động bất động sản với nhiều góc độ, nhằm tìm ra định hướng mới thích ứng với quá trình phát triển của đất nước, đáp ứng nhu cầu của dân cư và cơ cấu lại doanh nghiệp tham gia thị trường; bởi vì khi thị trường phát triển thuận lợi thì nhiều nhà đầu tư bỏ qua nguyên tắc bền vững, tìm cách “lướt sóng” để “đánh nhanh, thắng nhanh” Không thể phủ nhận rằng, một số nhà đầu tư đã thu được nhiều lợi nhuận bằng phương châm này, nhưng có không ít người khác thất bại Tất yếu sẽ diễn ra quá trình thanh lọc tự nhiên; những nhà đầu tư “lướt sóng” sẽ không còn cơ hội để tồn tại; trong khi các doanh nghiệp có thực lực về vốn, công nghệ, nhân lực với chiến lược kinh doanh thích hợp sẽ phát triển

Trang 36

Hiện nay mặc dù dịch Covid 19 bùng phát lại nhưng do nước ta đã có kinh nghiệm phản ứng nhanh và có kết quả với hệ thống giải pháp đồng bộ nên hy vọng có thể khống chế dịch trong tháng 8, tạo điều kiện để nhanh chóng phục hồi kinh tế Trên cơ sở đó, dự báo thị trường bất động sản sau thời gian bị nén sẽ được phục hồi theo hướng ổn định và có chất lượng cao hơn trong ngắn hạn Nhìn về dài hạn thì thị trường bất động sản Việt Nam đang trên đà phát triển với nhu cầu của 100 triệu người đang hướng tới mục tiêu có thu nhập trung bình cao vào năm 2030, trong đó có khoảng 15% thuộc tầng lớp trung lưu, do đó gia tăng nhanh chóng nhu cầu nhà ở, xây dựng các khu đô thị mới, khu công nghiệp với

cơ sở hạ tầng kỹ thuật-xã hội

Như vậy, bối cảnh hiện nay đã và đang đặt ra cho doanh nghiệp kinh doanh bất động sản những thách thức để duy trì và phát triển doanh nghiệp một cách bền vững nhất, huy động nguồn vốn đầu tư từ phía ngân hàng và các đối tác kinh doanh nhằm giải quyết những khó khăn trước mắt và phát triển lâu dài trong dài hạn Đối với nhà đầu tư và các tổ chức cho vay vốn, tính thanh khoản của doanh nghiệp là một trong số những chỉ tiêu được quan tâm hàng, do vậy yêu cầu này đặt ra cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải nắm bắt và tìm hiểu

rõ những nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản nhằm đưa ra những chính sách phù hợp cho doanh nghiệp

2.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.2.1 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu là đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các doanh nghiệp niêm yết trong ngành BĐS trên thị trường chứng khoán Việt Nam, một số câu hỏi nghiên cứu đặt ra để giải quyết như sau:

1 Những nhân tố nào ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của những nhân tố

đó đến tính thanh khoản của các công ty niêm yết thuộc ngành BĐS Việt Nam?

2 Hàm ý chính sách nào khi nghiên cứu tính thanh khoản của các công ty niêm yết thuộc ngành BĐS Việt Nam?

Trang 37

2.2.2 Giả thuyết nghiên cứu

Đối với đặc thù kinh doanh bất động sản, giá trị hàng tồn kho thường chiếm

tỷ trọng lớn trong tài sản của doanh nghiệp Với mục tiêu đưa ra đặc trưng của nhóm ngành nghề này vào đánh giá tính thanh khoản, do vậy luận văn sẽ sử dụng tỷ số thanh toán (khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời) và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt để đo lường tính thanh khoản của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản

Trên cơ sở lý thuyết ưa chuộng tính thanh khoản và lý thuyết đại diện, kết hợp với các nghiên cứu trước đây tác giả đã tổng hợp và đưa ra một số giả thuyết cụ thể như sau:

(1) Một công ty có quy mô lớn thường có uy tín cao đa dạng hóa các danh mục đầu tư để hạn chế rủi ro, tạo được lòng tin cho nhà đầu tư và các nhà cung cấp Do vậy, thông thường các công ty có quy mô lớn sẽ dễ dàng thu hút được các nhà đầu tư lớn và dễ tiếp cận các nguồn vốn vay bên ngoài Opler và cộng

sự (1999) cũng chứng minh rằng quy mô công ty có ảnh hưởng ngược chiều với tính thanh khoản, từ đó, tác giả đưa ra giả thuyết H1 như sau:

H1: Các công ty niêm yết thuộc ngành bất động sản có quy mô càng lớn thì tính thanh khoản càng thấp

(2) Tỷ số nợ trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản là các chỉ số phản ánh khả năng tự chủ tài chính của công ty Chỉ tiêu này giúp nhà đầu

tư có cái nhìn khái quát về cấu trúc tài chính của công ty Nếu tỷ số nợ càng nhỏ thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong việc phải thanh toán các khoản nợ Nếu

hệ số này càng lớn thì khả năng khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng lớn Theo lý thuyết đánh đổi (trade - off theory), công ty sử dụng nợ nhiều, tăng sử dụng đòn bẩy tài chính Điều này giúp tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh trong công ty, từ đó tăng kỳ vọng của các nhà đầu tư, làm tăng số lượng giao dịch và giá trị giao dịch của cổ phiếu Tuy nhiên, khi công ty sử dụng nợ nhiều trong cơ cấu vốn làm gia tăng rủi ro tài chính, giảm khả năng thanh toán trong ngắn hạn của công ty Từ đó, giả thuyết H2 và H3 được đưa ra như sau:

Trang 38

H2: Các công ty niêm yết thuộc ngành Bất động sản có tỷ số Nợ phải trả /Tổng tài sản càng lớn thì tính thanh khoản càng thấp

H3: Các công ty niêm yết thuộc ngành Bất động sản có tỷ số Nợ ngắn hạn/Tổng tài sản càng lớn thì tính thanh khoản càng thấp

(3) Hàng tồn kho chiếm một phần lớn trong tỷ lệ tài sản kinh doanh của công ty, tỷ lệ hàng tồn kho lớn quá lâu thì sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến quá trình kinh doanh do công ty phải tốn chi phí dự trữ, bảo quản, chi phí thanh lý hàng hư hỏng, hết hạn sử dụng,…Thông thường hệ số này càng cao chứng tỏ hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều, hàng trong kho được luân chuyển liên tục

và nhanh chóng nên làm giảm áp lực vay nợ của công ty, nợ giảm xuống sẽ làm tăng khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp, từ đó, giả thuyết H4 được

đề xuất như sau:

H4: Các công ty niêm yết thuộc ngành Bất động sản có số vòng quay hàng tồn kho càng lớn thì tính thanh khoản càng cao

(4) Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) cung cấp thông tin về khả năng tạo

ra lợi nhuận trên một đồng vốn đầu tư được bỏ ra, do vậy đây là chỉ tiêu quan trọng khi quyết định đầu tư vào doanh nghiệp ROA càng thấp nghĩa là công ty làm ăn ngày càng kém, khó thu hút được nhà đầu tư Nếu ROA càng thấp nhà đầu tư sẽ lo sợ về nguy cơ phá sản của công ty, các bên cho vay và nhà đầu tư cũng sẽ gây áp lực để công ty trả nợ và làm tăng áp lực thanh toán nợ đến hạn của công ty Như vậy, ROA càng lớn thì khả năng thanh toán hiện hành của công ty càng cao và ngược lại Từ đó, giả thuyết H5 như sau:

H5: Các công ty niêm yết thuộc ngành sản Bất động sản có ROA càng lớn thì tính thanh khoản càng cao

(5) Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên doanh thu là chỉ tiêu thể hiện thu nhập từ hoạt động kinh doanh, là cơ sở để tạo ra tiền cho doanh nghiệp nhằm tăng tính thanh khoản Các công ty có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao có thể được các nhà đầu tư lựa chọn đánh đổi giữa tính thanh khoản thấp và mức lợi nhuận

Trang 39

cao Do vậy, tính thanh khoản có khả năng sẽ thấp đối với các doanh nghiệp có

tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu cao Từ đó giả thuyết H6 đặt ra là:

H6: Các công ty niêm yết thuộc ngành sản Bất động sản có tỷ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu càng lớn thì tính thanh khoản càng thấp

(6) Tỷ lệ hàng tồn kho và tổng tài sản cố định chia tổng tài sản (IGP/TA) là

tỷ số để đánh giá chi phí thanh khoản của việc tổ chức lại tài sản Một công ty có nguồn tài chính bảo đảm cao chỉ muốn giữ được mức độ thanh khoản thấp Do

đó, tính thanh khoản sẽ có quan hệ nghịch chiều với IGP/TA Giả thuyết H7 được đề xuất như sau:

H7: Các công ty niêm yết thuộc ngành sản Bất động sản có Tỷ lệ hàng tồn kho và tổng tài sản cố định chia tổng tài sản (IGP /TA) càng lớn thì tính thanh khoản càng thấp

(7) Số vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi khoản phải thu càng nhanh, giúp cho công ty tăng luồng tiền mặt, tài trợ được cho nhu cầu vốn lưu động trong sản xuất và thanh toán nợ Nếu hệ số này càng thấp thì

số tiền của công ty bị chiếm dụng càng nhiều, làm giảm sự chủ động của công ty trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất và chi trả các khoản nợ Từ

đó, giả thuyết H8 được đề xuất như sau:

H8: Các công ty niêm yết thuộc ngành Bất động sản có số vòng quay các khoản phải thu khách hàng càng lớn thì tính thanh khoản càng cao

(8) Công ty có thể giảm rủi ro về tình trạng khó khăn tài chính và từ đó giảm bớt động lực đầu tư vào các giải pháp tăng trưởng (đầu tư) bằng cách duy trì tính thanh khoản dư thừa Quan điểm này cũng dự đoán mối quan hệ tích cực giữa tính thanh khoản của công ty và hệ số giá ghi sổ trên thị trường Từ đó giả thuyết H9 được đề xuất như sau:

H9: Các công ty niêm yết thuộc ngành Bất động sản có hệ số giá ghi sổ trên giá thị trường càng lớn thì tính thanh khoản càng cao

Trang 40

(9) Tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh sự thỏa

hiệp trong tương lai về việc có đảm bảo tính thanh khoản đủ để tài trợ các khoản

nợ đến hạn hay không Do đó, tăng trưởng doanh thu sẽ có tương quan thuận với

tính thanh khoản của doanh nghiệp, giả thuyết H10 đặt ra là:

H10: Các công ty niêm yết thuộc ngành Bất động sản có mức tăng trưởng

doanh thu càng lớn thì tính thanh khoản càng cao

2.2.3 Mô hình nghiên cứu và đo lường các biến trong mô hình

- Mô hình nghiên cứu

+ Mô hình hồi quy tổng thể có dạng sau:

Yi,t = β0 + β1SIZEi,t + β2TD/TAi,t + β3STD/TAi,t + β4ITOi,t+ β5ROAi,t+

β6PR/REi,t + β7IGP/TAi,t + β8RTOi,t + β9B/Pi,t + β10RGRi,t + ε

Trong đó:

- Y là biến phụ thuộc; (Y có thể là: Khh, Kn, Ktt , CCC)

- β0 là hằng số

- β1 đến β10 là các hệ số tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc trong

mô hình Các biến độc lập được thể hiện chi tiết trong bảng 2.1

- ε là sai số của mô hình

+ Mô hình cụ thể:

(1) Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán hiện hành của các

doanh nghiệp:

CRi,t = β0 + β1SIZEi,t + β2TD/TAi,t + β3STD/TAi,t + β4ITOi,t+ β5ROAi,t+

β6PR/REi,t+ β7IGP/TAi,t + β8RTOi,t + β9B/Pi,t + β10RGRi,t + ε

(2) Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nhanh của các

doanh nghiệp:

QRi,t = β0 + β1SIZEi,t + β2TD/TAi,t + β3STD/TAi,t + β4ITOi,t+ β5ROAi,t+

β6PR/REi,t+ β7IGP/TAi,t + β8RTOi,t + β9B/Pi,t + β10RGRi,t + ε

(Mô hình 2.3)

Ngày đăng: 26/03/2024, 16:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w