1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1 công tác vận động thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh sơn la

25 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công tác vận động thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh Sơn La
Tác giả Học Viên
Người hướng dẫn Giảng Viên
Trường học Học viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công tác dân vận của Đảng trong giai đoạn hiện nay
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 81,61 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang tích cực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, để giải quyết tốt vấn đề tôn giáo, không có gì khác hơn công tác vận động quần chúng là nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo và cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác Đảng hiện nay. Cái “cốt lõi” là công tác vận động quần chúng tức là cái quan trọng nhất, cái chủ yếu nhất, đóng vai trò là cơ sở, nền tảng để giải quyết các vấn đề còn lại của công tác tôn giáo. Đặc biệt, vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo được Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng”. Theo đó, công tác vận động quần chúng nói chung, công tác vận động tín đồ các tôn giáo nói riêng được Đảng và Nhà nước xác định là công tác thường xuyên, liên tục trong sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trước kia cũng như trong sự nghiệp cách mạng XHCN hiện nay do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Trong tình hình hiện nay, những chuyển biến tích cực và tiêu cực của đời sống quốc tế tác động khá phức tạp đối với tình hình trong nước một khi Đảng ta chủ trương mở rộng quan hệ quốc tế với phương châm Việt Nam sẽ là bạn của các nước. Trên phương diện của đời sống tôn giáo một vấn đề vừa tế nhị, vừa phức tạp, lại mang tính quốc tế hóa cao, tất nhiên cũng đặt ra cho Đảng, Nhà nước ta phải có những chủ trương, đường lối, chính sách thích ứng, phù hợp với tình hình quốc tế và điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước. Chính vì lẽ đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu về công tác vận động tín đồ tôn giáo để có những giải pháp thích ứng trong việc bóc tách những phần tử phản động đội lốt trong các tôn giáo phá hoại chủ trương, đường lối, chính sách về Tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, gây tổn thất đến uy tín trong đời sống đạo của tín đồ các tôn giáo là một việc làm bức bách và cần thiết hiện nay. Chính vì tầm quan trọng đó nên tôi đã chọn nghiên cứu vấn đề “Công tác vận động thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh Sơn La” làm đề tài tiểu luận cho môn học công tác dân vận của Đảng trong giai đoạn hiện nay.

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN

MÔN: CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG TRONG GIAI

ĐOẠN HIỆN NAY

Đề tài:

CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

Giảng viên : Học viên :

HÀ NỘI – 2020

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 4

1.1 Khái niệm vận động và công tác vận động 4

1.2 Đối tượng, chủ thể, mục tiêu của công tác vận động 5

1.3 Quan điểm Đảng đối với công tác vận động trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết TW 7 (khóa XI) và Nghị quyết Đại hội toàn quốc XII của Đảng 6

1.4 Nội dung công tác vận động quần chúng 8

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở TỈNH SƠN LA 10

2.1 Khái quát chung về tỉnh Sơn La 10

2.2 Những thành tựu đạt được 10

2.3 Những hạn chế còn tồn tại và giải pháp khắc phục 14

2.4 Một số vấn đề đặt ra 17

KẾT LUẬN 20

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang tích cực đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dângiàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, để giải quyết tốt vấn đề tôngiáo, không có gì khác hơn công tác vận động quần chúng là nội dung cốt lõicủa công tác tôn giáo và cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng củacông tác Đảng hiện nay Cái “cốt lõi” là công tác vận động quần chúng tức làcái quan trọng nhất, cái chủ yếu nhất, đóng vai trò là cơ sở, nền tảng để giảiquyết các vấn đề còn lại của công tác tôn giáo Đặc biệt, vấn đề tôn giáo vàcông tác tôn giáo được Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ:

“Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợpvới quan điểm của Đảng” Theo đó, công tác vận động quần chúng nói chung,công tác vận động tín đồ các tôn giáo nói riêng được Đảng và Nhà nước xácđịnh là công tác thường xuyên, liên tục trong sự nghiệp cách mạng dân tộcdân chủ nhân dân trước kia cũng như trong sự nghiệp cách mạng XHCN hiệnnay do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo

Trong tình hình hiện nay, những chuyển biến tích cực và tiêu cực củađời sống quốc tế tác động khá phức tạp đối với tình hình trong nước một khiĐảng ta chủ trương mở rộng quan hệ quốc tế với phương châm "Việt Nam sẽ

là bạn của các nước!" Trên phương diện của đời sống tôn giáo - một vấn đềvừa tế nhị, vừa phức tạp, lại mang tính quốc tế hóa cao, tất nhiên cũng đặt racho Đảng, Nhà nước ta phải có những chủ trương, đường lối, chính sách thíchứng, phù hợp với tình hình quốc tế và điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước

Chính vì lẽ đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu về công tác vận động tín đồtôn giáo để có những giải pháp thích ứng trong việc bóc tách những phần tửphản động đội lốt trong các tôn giáo phá hoại chủ trương, đường lối, chínhsách về Tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, gây tổn thất đến uy tín trong đời

Trang 4

sống đạo của tín đồ các tôn giáo là một việc làm bức bách và cần thiết hiện

nay Chính vì tầm quan trọng đó nên tôi đã chọn nghiên cứu vấn đề “ Công tác vận động thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh Sơn La”

làm đề tài tiểu luận cho môn học công tác dân vận của Đảng trong giaiđoạn hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Công tác vận động quần chúng hay nói cách khác công tác dân vận củaĐảng và nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo đã được đề cập dưới nhiều góc độkhác nhau Như:

Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi có đề tài khoa học "Đổi mới công tác vận động quần chúng có đạo của Bộ đội Biên phòng ở khu vực biển

- đảo Quảng Ngãi" (D7- 97) do đồng chí Phan Thanh Long (chủ nhiệm đề tài).

Luận văn Thạc sĩ có đề tài "Công tác vận động quần chúng theo đạo Thiên chúa ở miền Bắc nước ta hiện nay" Ngoài ra, còn có một số công trình được đăng tải trên các tạp chí "Mấy suy nghĩ về bộ đội làm công tác dân vận ở vùng đồng bào có đạo" của thượng tá Nguyễn Ngọc Kim (Tạp chí Quốc phòng toàn dân, tháng 8/2000); "Đoàn B15 với công tác vận động quần chúng ở vùng đồng bào dân tộc và tôn giáo" của đại tá Võ Quang Hải (Tạp chí Quốc phòng toàn dân, tháng 11/1999); "Vận động giáo phái Cao đài, nét độc đáo, sáng tạo của Đảng bộ Tây Ninh trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước" của Võ

Thị Hoa (Tạp chí Lịch sử Đảng, tháng 2/2000)

Các công trình nêu trên chỉ đề cập đến những khía cạnh, những vấn đề

có liên quan đến công tác vận động tín đồ các tôn giáo, chưa đi sâu nghiêncứu một cách có hệ thống về công tác vận động tín đồ tôn giáo ở một địaphương cụ thể nhằm đưa ra những giải pháp khả thi cho việc thực hiện thắnglợi công tác vận động tín đồ các tôn giáo trong tình hình mới

3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ thực trạng tình hình côngtác vận động thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Sơn La hiện nay; qua đó đề

Trang 5

xuất phương hướng và giải pháp đúng đắn góp phần đưa công tác vận độngtín đồ tôn giáo ở địa phương phù hợp với yêu cầu của tình hình hiện nay

3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận chủ đạo của luận văn là các quan điểm của chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như các quan điểm của Đảng vàNhà nước ta về tôn giáo và công tác vận động tín đồ thực hiện chính sách tôngiáo

- Phương pháp luận chung của đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng

và chủ nghĩa duy vật lịch sử Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp cụthể có liên quan để nghiên cứu như phân tích, tổng hợp nhằm luận giải các nộidung được nêu ra trong đề tài

4 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu tiểu luậngồm 2 chương, 7 tiết

Trang 6

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Khái niệm vận động và công tác vận động

Ở Việt Nam, khái niệm Công tác vận động quần chúng trong nhiềutrường hợp được sử dụng thay thế nhau với khái niệm Công tác dân vận Sựtương đồng về nội hàm của hai khái niệm này được định nghĩa khá rõ trongtrong các từ điển ngôn ngữ thông dụng

Chẳng hạn, theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học: Côngtác là “công việc của nhà nước hoặc của đoàn thể”; vận động là "tuyêntruyền, giải thích, động viên làm cho người khác tự nguyện làm việc gì,thường là theo một phong trào nào đó”, quần chúng là "những người dânbình thường trong xã hội (nói tổng quát và trong quan hệ với lãnh đạo)"; còndân vận là “tuyên truyền, vận động nhân dân”, trong đó, nhân dân được hiểu

là "đông đảo người dân thuộc mọi tầng lớp, đang sống trong một khu vựcđịa lý nào đó (nói tổng quát)"1 Đại Từ điển tiếng Việt (1998) cũng địnhnghĩa khái niệm công tác là "công việc của Đảng, Nhà nước và đoàn thể”;vận động quần chúng là “công tác tuyên truyền, tổ chức, động viên và lãnhđạo quần chúng trong một cuộc đấu tranh”; còn Dân vận là "tuyên truyền,vận động nhân dân"2

Trong bài báo Dân vận đăng trên báo Sự thật vào 15/10/1949, Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã đề cập đến khái niệm dân vận: “Dân vận là vận động tất cảlực lượng của mỗi người dân không để sót một người dân nào, góp thành lựclượng toàn dân, để thực hành những công việc làm, những công việc Chínhphủ đoàn thể đã giao cho”

Công tác dân vận của Đảng là toàn bộ hoạt động của Đảng lãnh đạo các

tổ chức trong hệ thống chính trị nhằm tuyên truyền, vận động, thu hút, tập

1 Viện Ngôn ngữ học, (2004) Từ điển Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội tr.210, 247, 806

2 Nguyễn Như Ý, (1998), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin,tr.213,360

Trang 7

hợp mọi tầng lớp nhân dân để thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của nhà nước và chăm lo, bảo vệ lợi ích của nhân dân.

1.2 Đối tượng, chủ thể, mục tiêu của công tác vận động

- Đối tượng của công tác vận động chính sách tôn giáo: là các tầng lớp

nhân dân có đạo, các tín đồ, các chức sắc tôn giáo

- Chủ thể tiến hành công tác vận động: là cả hệ thống chính trị dưới sự

lãnh đạo của Đảng bao gồm Đảng, nhà nước, MTTQ và các đoàn thể nhândân Mọi tổ chức Đảng từ TW đến cơ sở, mọi cán bộ, đảng viên, công chức,viên chức, đều phải làm công tác vận động theo chức trách của mình

- Mục tiêu của công tác vận động trong tình hình mới nhằm củng cố

vững chắc lòng tin của nhân dân đối với Đảng; tăng cường khối đại đoàn kếttoàn dân tộc và mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân; tập hợp, vậnđộng nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước; phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo phong trào cáchmạng rộng lớn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thành công sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Quán triệt quan điểm: Tín ngưỡng,tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tạicùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta; đồng bàotôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tôn trọng

và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; mọi hoạt động tínngưỡng, tôn giáo đều phải tuân thủ pháp luật Cần phải khắc phục những nhậnthức thiển cận về tôn giáo, xoá bỏ mặc cảm, phân biệt đối xử vì lý do tôngiáo, tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốcgia - dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa,khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam vào mặt trận chung,tăng cường sự đồng thuận xã hội

Công tác vận động không phải chỉ chú ý đến việc an dân mà quan trọnghơn phải có giải pháp để phát huy sức mạnh của nhân dân Không những phảitập trung lãnh đạo, chỉ đạo, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, xây dựng

Trang 8

đoàn kết và sự đồng thuận trong nhân dân mà còn phải chăm lo tìm các giảipháp động viên, bảo đảm quyền làm chủ, phát huy các tiềm năng, sức mạnhtrí tuệ sáng tạo, sức mạnh của nhân dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng,chính quyền vững mạnh, dựa vào dân để thực hiện các nhiệm vụ chính trị ởđịa phương, đơn vị Tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trươngcủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy sức mạnh to lớn củanhân dân, tạo phong trào cách mạng rộng lớn, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

1.3 Quan điểm Đảng đối với công tác vận động trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết TW 7 (khóa XI) và Nghị quyết Đại hội toàn quốc XII của Đảng

1.3.1 Quan điểm của Nghị quyết TW 7 (khóa XI)

Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số25-NQ/TW ngày 03/6/2013 về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảngđối với công tác vận động trong tình hình mới” Nghị quyết đề ra 5 quanđiểm:

- Thứ nhất: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhândân, nhân dân là chủ, nhân dân làm chủ

- Thứ hai: Động lực thúc đẩy phong trào nhân dân là phát huy quyềnlàm chủ, đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân, kết hợp hài hòa các lợi ích;quyền lợi phải đi đôi với nghĩa vụ công dân; chú trọng lợi ích trực tiếp củangười dân; huy động sức dân phải đi đôi với bồi dưỡng sức dân; những gì cólợi cho dân thì hết sức làm, những gì có hại cho dân thì hết sức tránh

- Thứ ba: Phương thức công tác vận động của Đảng phải gắn liền vớicông tác xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh Mọi quan điểm,chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước phải phù hợp với lợi ích củanhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viênchức phải gương mẫu để nhân dân tin tưởng, noi theo

- Thứ tư: Công tác vận động là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị,của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên các đoàn thể

Trang 9

nhân dân chiến sĩ lực lượng vũ trang Trong đó, Đảng lãnh đạo, chính quyền

tổ chức thực hiện, Mặt trận, đoàn thể làm tham mưu và nòng cốt

- Thứ năm: Nhà nước tiếp tục thể chế hóa cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhànước quản lý, nhân dân làm chủ” thành quy chế, quy định để các tổ chứctrong hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và cán bộ,chiến sĩ lực lượng vũ trang thực hiện công tác vận động; các hình thức tậphợp nhân dân phải đa dạng, phong phú, khoa học, hiệu quả

1.3.2 Chủ trương về tăng cường và đổi mới công tác vận động theo tinh thần Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng

Nghị quyết Đại hội XII của Đảng nêu 10 nhiệm vụ về xây dựng Đảng,

bổ sung thêm 2 nhiệm vụ mới so với Đại hội XI Một trong hai nhiệm vụ đó

là: Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác vận động, tăng cường quan

hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân Ở Đại hội XI, chưa có mục riêng nói về

công tác vận động Trong khi đó, công tác vận động còn nhiều mặt hạn chế.Việc xây dựng, nhất là triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng

về công tác vận động còn chưa kịp thời, kém hiệu quả; chưa đánh giá và dựbáo chính xác những diễn biến, thay đổi cơ cấu xã hội, thành phần dân cư,tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân… để có chủ trương, chínhsách và biện pháp phù hợp Xuất phát từ vị trí quan trọng và thực trạng củacông tác vận động trong tình hình hiện nay, Đại hội XII có một mục riêng vềcông tác vận động, nhằm cụ thể hoá thực hiện Hiến pháp năm 2013 về tăngcường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với Nhân dân và tiếp tục đẩy

mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khoá XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Dân vận trong tình hình mới”.

Đại hội XII của Đảng đề ra một số giải pháp mới để thực hiện nội dung

này là: (1) Củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng, tăng

cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ mật thiết giữa Đảng vớinhân dân; giải quyết kịp thời, có hiệu quả những bức xúc, những kiến nghị

chính đáng của nhân dân và khiếu nại, tố cáo của công dân (2) Đổi mới

Trang 10

phương thức lãnh đạo của Đảng về công tác vận động trong điều kiện pháttriển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Độingũ cán bộ, đảng viên phải thật sự tin dân, trọng dân, gần dân, hiểu dân, học

dân, dựa vào dân, có trách nhiệm với dân (3) Tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa

mối quan hệ “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, nhất là nội dung nhân dân làm chủ và phương châm“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

1.4 Nội dung công tác vận động quần chúng

Công tác Vận động vừa là tiền đề, vừa là động lực để xây dựng hệthống chính trị vững mạnh và thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội Trong thời

kỳ đất nước đổi mới và hội nhập hôm nay thì công tác vận động lại càng cóvai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng Trọng tâm là thực hiện hiệu quả côngtác tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục mọi người dân thực hiệncác chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đápứng yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay

Trong thời đại mới, công tác vận động có vai trò rất quan trọng trongquá trình tạo ra sự đồng thuận xã hội Bởi vì: Trong công tác vận động, Đảng

ta luôn nhất quán tư tưởng "dân là chủ", "dân làm chủ", vì vậy, trong quá trìnhhoạt động đội ngũ làm công tác vận động phải làm cho các tầng lớp nhân dân,các cộng đồng, các nhóm trong xã hội xác định được vai trò của mình trongđời sống chính trị Muốn nhân dân đồng thuận, nhất trí, đoàn kết, thúc đẩytính tích cực chính trị của nhân dân thì trước hết phải quan tâm đến lợi ích của

họ Phải lấy lợi ích thiết thân của người lao động làm cơ sở để xây dựng chủtrương, chính sách, xây dựng và phát triển đất nước, bởi vì lợi ích là cái gắn

bó người ta lại với nhau, là động lực thúc đẩy mọi hành động của nhân dân.Khi nhân dân đã hiểu đúng, hiểu đầy đủ thì sẽ tạo được sự tự giác trong thựchiện, đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước Chínhsách đúng, cơ chế phù hợp còn là yếu tố quan trọng của Nhà nước, của cơquan chính quyền trong việc phục vụ nhân dân và phát huy sức mạnh toàn

Trang 11

dân Thông qua công tác vận động giúp người dân biết tìm ra những tươngđồng chung, biết gác lại những khác biệt và hành động trên cơ sở nhữngtương đồng chung ấy Đó chính là cơ sở để thực hiện đại đoàn kết toàn dân,phát huy tính tích cực chính trị của nhân dân, là yếu tố cơ bản để phát huy nộilực của đất nước

Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI)

đã xác định cơ chế thực hiện công tác vận động là “Đảng lãnh đạo, chínhquyền tổ chức thực hiện, Mặt trận, đoàn thể làm tham mưu và nòng cốt”, đềcao tầm quan trọng của công tác vận động cơ quan nhà nước Như vậy, tráchnhiệm của cơ quan nhà nước là trực tiếp tổ chức thực hiện toàn bộ công tácvận động Sở dĩ công tác vận động cơ quan nhà nước được xác định là nhiệm

vụ trọng tâm cần đẩy mạnh vì cơ quan hành chính nhà nước và chính quyềncác cấp là nơi đề ra luật pháp và cơ chế, chính sách; là nơi tổ chức thực hiệnluật pháp và cơ chế, chính sách Điều quan trọng nhất là mọi vấn đề về hànhchính của dân đều thực hiện qua mối quan hệ với cơ quan nhà nước, mọikhiếu nại, tố cáo của dân đều do cơ quan nhà nước giải quyết Do vậy, nếu cơquan nhà nước, chính quyền các cấp tổ chức phục vụ tốt nhân dân, cải cáchhành chính, năng lực quản lý nhà nước tốt, cán bộ, công chức, đảng viêntrong các cơ quan tổ chức đó nêu cao đạo đức công vụ, ít có biểu hiện quanliêu, hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu nhân dân, có lối làm việc dân chủ, côngkhai thì quan hệ với nhân dân sẽ tốt; nhân dân chắc chắn sẽ tin tưởng vào chủtrương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

Trang 12

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

TÔN GIÁO Ở TỈNH SƠN LA

2.1 Khái quát chung về tỉnh Sơn La

Sơn La là một tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc của Việt Nam; diệntích tự nhiên 14.174 km2, là tỉnh có diện tích lớn đứng thứ ba toàn quốc; cótrên 250 km đường biên giới giáp với tỉnh Hủa Phăn, Luông Pha Bang nướcCộng hòa Dân chủ nhân dân Lào anh em Sơn La có trên 1,2 triệu dân với 12dân tộc anh em chung sống, trong đó trên 80% dân số là dân tộc thiểu số; códân tộc Thái chiếm trên 56% dân số cả tỉnh Sơn La có 11 huyện, 01 thànhphố; 204 xã, phường, thị trấn; 3.234 bản, tiểu khu, tổ dân phố; trong đó có 5huyện nghèo; 112 xã, 1.708 bản có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, có 17

xã, 305 bản giáp biên giới, thuộc 6 huyện

Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, thực hiện tốt chính sách dântộc, tôn giáo của Đảng, bộ mặt kinh tế, đời sống và văn hoá các dân tộc củaSơn La không ngừng đổi thay nhanh chóng Trong năm 2019 cả tỉnh đã cónhững bước tiến lớn về mọi mặt, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,59%, thungân sách trên địa bàn tỉnh trên 4.459 tỷ đồng, tăng 453 tỷ đồng so với năm

2016, cũng là năm tăng trưởng cao trong 5 năm trở lại đây Giá trị sản xuấtcông nghiệp đạt 8.446 tỷ đồng tăng 12,43% so với năm 2016 Là một Nămtỉnh đánh dấu sự tập trung cao cho phát triển nông nghiệp ứng dụng côngnghệ, đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật ghép cây ăn quả để cải tạo vườn tạp vàphát triển cây trồng trên đất dốc; sản lượng cây ăn quả đạt gần 119.000 tấn.Toàn tỉnh có 315 hợp tác xã nông nghiệp, trong đó 30 hợp tác xã trồng cây ănquả, 16 hợp tác xã rau củ, 47 chuỗi sản xuất và tiểu thụ sản phẩm nông nghiệp

an toàn, ổn định góp phần nâng cao đời sống người dân nhất là ở nông thôn

2.2 Những thành tựu đạt được

Trong thời gian qua vấn đề vận động thực hiện chính sách tôn giáo tạitỉnh Sơn La được cả hệ thống chính trị quan tâm và thực hiện, góp phần phát

Ngày đăng: 13/04/2024, 12:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w