2 công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh sơn la

24 0 0
2  công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh sơn la

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang tích cực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, chính sách dân tộc luôn được Ðảng và Nhà nước ta quan tâm lãnh đạo, với quan điểm nhất quán, xuyên suốt là: Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển. Để giải quyết tốt vấn đề chính sách dân tộc đối với đồng bào dân tộc thiểu số, không có gì khác hơn công tác vận động quần chúng là nội dung cốt lõi của công tác dân vận và cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác Đảng hiện nay. Cái “cốt lõi” là công tác vận động quần chúng tức là cái quan trọng nhất, cái chủ yếu nhất, đóng vai trò là cơ sở, nền tảng để giải quyết các vấn đề còn lại của chính sách dân tộc. Đặc biệt, Ðảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chương trình, chính sách dân tộc có ý nghĩa hết sức to lớn đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số. Quyết định số 449QĐTTg ngày 1232013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2016 2021, với sự chỉ đạo quyết liệt, đổi mới tư duy, cách làm, Đảng ủy, ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La đã tổ chức nhiều cuộc họp, hội thảo, phát huy trí tuệ tập thể đề xuất nhiều giải pháp thực hiện các mục tiêu để huy động nguồn lực đầu tư đủ mạnh cho chính sách giảm nghèo gắn liền với phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số; tham mưu chương trình, chính sách có tính đột phá để phát triển toàn diện vùng dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, Đảng ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh cũng nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác vận động đối với đồng bào các dân tộc thiểu số để hoành thành những mục tiêu đã đề ra, Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo các đảng bộ, Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc quán triệt, tuyên truyền tổ chức triển khai cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên trước thực trạng vẫn còn một số cấp ủy chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của công tác vận động quần chúng nói chung và công tác vận động quần chúng vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng; chưa quan tâm đúng mức công tác lãnh đạo, chỉ đạo; phương thức lãnh đạo về công tác vận động quần chúng chậm được đổi mới. Một bộ phận cán bộ, đảng viên ngại làm công tác vận động quần chúng, chưa gương mẫu, năng lực vận động quần chúng còn hạn chế nên chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước chưa thực sự đi vào cuộc sống. Chính vì vậy nên tôi đã chọn nghiên cứu vấn đề “Công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Sơn La” làm đề tài tiểu luận cho môn học công tác dân vận của Đảng trong giai đoạn hiện nay.

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN

MÔN: CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG TRONG GIAIĐOẠN HIỆN NAY

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 4

1.1 Khái niệm công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số 4

1.1.1 Khái niệm dân tộc thiểu số 4

1.1.2 Khái niệm vận động đồng bào dân tộc 4

1.2 Đối tượng, chủ thể, mục tiêu của công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số 6

1.3 Quan điểm Đảng đối với công tác vận động trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết TW 7 (khóa XI) và Nghị quyết Đại hội toàn quốc XII của Đảng 7

1.3.1 Quan điểm của Nghị quyết TW 7 (khóa XI) 7

1.3.2 Chủ trương về tăng cường và đổi mới công tác vận động theo tinh thầnĐại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng 8

1.4 Nội dung công tác vận động quần chúng 9

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH SƠN LA 11

2.1 Khái quát chung về tỉnh Sơn La 11

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang tích cực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, chính sách dân tộc luôn được Ðảng và Nhà nước ta quan tâm lãnh đạo, với quan điểm nhất quán, xuyên suốt là: Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển Để giải quyết tốt vấn đề chính sách dân tộc đối với đồng bào dân tộc thiểu số, không có gì khác hơn công tác vận động quần chúng là nội dung cốt lõi của công tác dân vận và cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác Đảng hiện nay Cái “cốt lõi” là công tác vận động quần chúng tức là cái quan trọng nhất, cái chủ yếu nhất, đóng vai trò là cơ sở, nền tảng để giải quyết các vấn đề còn lại của chính sách dân tộc Đặc biệt, Ðảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chương trình, chính sách dân tộc có ý nghĩa hết sức to lớn đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020;

Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2016 - 2021, với sự chỉ đạo quyết liệt, đổi mới tư duy, cách làm, Đảng ủy, ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La đã tổ chức nhiều cuộc họp, hội thảo, phát huy trí tuệ tập thể đề xuất nhiều giải pháp thực hiện các mục tiêu để huy động nguồn lực đầu tư đủ mạnh cho chính sách giảm nghèo gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số; tham mưu chương trình, chính sách có tính đột phá để phát triển toàn diện vùng dân tộc thiểu số.

Bên cạnh đó, Đảng ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh cũng nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác vận động đối với đồng bào các dân tộc thiểu số để hoành thành những mục tiêu đã đề ra, Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo các đảng bộ, Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc quán triệt, tuyên

Trang 4

truyền tổ chức triển khai cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Tuy nhiên trước thực trạng vẫn còn một số cấp ủy chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của công tác vận động quần chúng nói chung và công tác vận động quần chúng vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng; chưa quan tâm đúng mức công tác lãnh đạo, chỉ đạo; phương thức lãnh đạo về công tác vận động quần chúng chậm được đổi mới Một bộ phận cán bộ, đảng viên ngại làm công tác vận động quần chúng, chưa gương mẫu, năng lực vận động quần chúng còn hạn chế nên chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước chưa thực sự đi vào cuộc

sống Chính vì vậy nên tôi đã chọn nghiên cứu vấn đề “Công tác vận động

đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Sơn La” làm đề tài tiểu luận

cho môn học công tác dân vận của Đảng trong giai đoạn hiện nay.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Công tác vận động quần chúng hay nói cách khác công tác dân vận của Đảng và nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo đã được đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau Như:

Trần Quang Minh (2003) “Công tác vận động đồng bào dân tộc ít

người của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh - thực trạng và giải pháp", Luận văn tốt

nghiệp lớp cao cấp lý luận chinh trị, Học viện Chinh trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Võ Nguyên Giáp “Thực hiện công tác dân vận và xây dựng mối quan

hệ máu thịt giữa Đảng và Dân”, Tạp chí Dân vận số 173 (10/2009).

Tòng Thị Phóng, "Không ngừng đổi mới tư duy, làm tốt hơn nữa công

tác vận động quần chúng của Đảng", Tạp chí Cộng sản số 17 (9/2004).

Nguyễn Duy Việt, “Những vẩn đề cấp bách trong công tác dân vận

hiện nay", Tạp chí Cộng sản số 35 (11/2009).

Trang 5

Trần Quang Hải, “Tư tưởng dân vận” của Hồ Chí Minh - “cẩm nang

công tác dân vận" trong thời kỳ' mới", Tạp chí Cộng sản số 35 (11/2009).

Có thể thấy công tác dân vận nói chung và công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng là một trong những công tác quan trọng, cần thiết cho quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng Thực tế vấn đề này luôn được Đàng và Nhà nước ta quan tâm lãnh đạo và thể hiện rõ qua nội dung nhiều văn kiện của Đảng, Nhà nước.

Qua quá trình tìm hiểu tác giả nhận thấy rằng, tuy đã có một số lượng khá lớn các công trinh nghiên cứu về vấn vận động quần chúng, song các tác giả vẫn chưa đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số ở một địa phương cụ thể nhằm đưa ra những giải pháp khả thi cho việc thực hiện thắng lợi công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số trong tình hình mới.

3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

- Làm rõ một số vấn đề lý luận về công tác vận động quần chúng nói chung cũng như công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng

- Đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La hiện nay,

- Đề xuất phương hướng và giải pháp đúng đắn góp phần nâng cao chất lượng công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Son La

3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận chủ đạo của luận văn là các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác dân vận và chính sách dân tộc

- Phương pháp luận chung của đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp cụ thể có liên quan để nghiên cứu như phân tích, tổng hợp nhằm luận giải các nội dung được nêu ra trong đề tài.

Trang 6

4 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu tiểu luận gồm 2 chương, 7 tiết.

Trang 7

NỘI DUNGChương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1 Khái niệm công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số

1.1.1 Khái niệm dân tộc thiểu số

Trước tiên, cần hiểu khái niệm dân tộc, nếu được hiểu theo nghĩa rộng thì khái niệm dân tộc gắn liền với quốc gia – dân tộc, là một cộng đồng chính trị - xã hội của một quốc gia Ví dụ: dân tộc VN, dân tộc Lào,

Nếu hiểu theo nghĩa hẹp, dân tộc là cộng đồng tộc người, rõ hơn là để chỉ một cộng đồng tộc người có chung một nguồn gốc lịch sử, một đời sống văn hóa, ngôn ngữ, ý thức tự giác tộc người Ví dụ: dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Bana,

Phạm vi cần làm rõ ở nội dung này là hiểu theo nghĩa hẹp.

Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (NĐ số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/1/2011) Theo kết quả điều tra dân số năm 2019, Trong tổng số 54 dân tộc tại Việt Nam, số người là dân tộc Kinh chiếm đa số (85,3%) với quy mô 82,1 triệu người Trong 53 dân tộc thiểu số, 6 dân tộc có dân số trên 1 triệu người là: Tày, Thái, Mường, Mông, Khmer, Nùng (trong đó dân tộc Tày là dân tộc đông dân nhất với 1,85 triệu người)͖ 11 dân tộc có dân số dưới 5000 người, trong đó Ơ Đu là dân tộc có dân số thấp nhất (428 người) Như vậy dân tộc thiểu số ở nước ta được hiểu là 53 dân tộc còn lại ngoài dân tộc Kinh

1.1.2 Khái niệm vận động đồng bào dân tộc

Ở Việt Nam, khái niệm Công tác vận động quần chúng trong nhiều trường hợp được sử dụng thay thế nhau với khái niệm Công tác dân vận Sự tương đồng về nội hàm của hai khái niệm này được định nghĩa khá rõ trong trong các từ điển ngôn ngữ thông dụng.

Trang 8

Chẳng hạn, theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học: Công tác là “công việc của nhà nước hoặc của đoàn thể”; vận động là "tuyên truyền, giải thích, động viên làm cho người khác tự nguyện làm việc gì, thường là theo một phong trào nào đó”, quần chúng là "những người dân bình thường trong xã hội (nói tổng quát và trong quan hệ với lãnh đạo)"; còn dân vận là “tuyên truyền, vận động nhân dân”, trong đó, nhân dân được hiểu là "đông đảo người dân thuộc mọi tầng lớp, đang sống trong một khu vực địa lý nào đó (nói tổng quát)"1 Đại Từ điển tiếng Việt (1998) cũng định nghĩa khái niệm công tác là "công việc của Đảng, Nhà nước và đoàn thể”; vận động quần chúng là “công tác tuyên truyền, tổ chức, động viên và lãnh đạo quần chúng trong một cuộc đấu tranh”; còn Dân vận là "tuyên truyền, vận động nhân dân"2

Trong bài báo Dân vận đăng trên báo Sự thật vào 15/10/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến khái niệm dân vận: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc làm, những công việc Chính phủ đoàn thể đã giao cho”.

Công tác dân vận của Đảng là toàn bộ hoạt động của Đảng lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị nhằm tuyên truyền, vận động, thu hút, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân để thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và chăm lo, bảo vệ lợi ích của nhân dân.

Tóm lại, công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số là một bộ phận của công tác vận động quần chúng, đó là hoạt động tuyên truyền, giải thích nhằm thuyết phục đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chương trình phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng; tham gia tích cực các phong trào thi đua yêu nước; thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh dân chủ, công bằng, văn minh.

1 Viện Ngôn ngữ học, (2004) Từ điển Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội tr.210, 247, 806

2 Nguyễn Như Ý, (1998), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin,tr.213,360

Trang 9

1.2 Đối tượng, chủ thể, mục tiêu của công tác vận động đồng bàodân tộc thiểu số

- Đối tượng của công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số là toàn bộ 53 dân tộc thiểu số ở nước ta

- Chủ thể tiến hành công tác vận động: là cả hệ thống chính trị dưới sự

lãnh đạo của Đảng bao gồm Đảng, nhà nước, MTTQ và các đoàn thể nhân dân Mọi tổ chức Đảng từ TW đến cơ sở, mọi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đều phải làm công tác vận động theo chức trách của mình

- Mục tiêu của công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số trong tình

hình mới: Nhằm củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân đối với Đảng; tăng

cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân; tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo phong trào cách mạng rộng lớn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Công tác vận động không phải chỉ chú ý đến việc an dân mà quan trọng hơn phải có giải pháp để phát huy sức mạnh của nhân dân Không những phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, xây dựng đoàn kết và sự đồng thuận trong nhân dân mà còn phải chăm lo tìm các giải pháp động viên, bảo đảm quyền làm chủ, phát huy các tiềm năng, sức mạnh trí tuệ sáng tạo, sức mạnh của nhân dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh, dựa vào dân để thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đơn vị Tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo phong trào cách mạng rộng lớn, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Vận động đồng bào dân tộc tích

cực lao động, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tích cực khôi phục, duy trì và phát triển văn hóa truyền thống dân tộc, xóa bỏ tập tục lạc hậu; tích cực

Trang 10

tham gia bảo vệ và phát triển rừng, phòng chống cháy rừng; củng cố khối đại đoàn kết, giữ gìn an ninh, trật tự bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia; góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương

1.3 Quan điểm Đảng đối với công tác vận động trong tình hình mớitheo tinh thần Nghị quyết TW 7 (khóa XI) và Nghị quyết Đại hội toànquốc XII của Đảng

1.3.1 Quan điểm của Nghị quyết TW 7 (khóa XI)

Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 03/6/2013 về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trong tình hình mới” Nghị quyết đề ra 5 quan điểm:

- Thứ nhất: Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, nhân dân là chủ, nhân dân làm chủ.

- Thứ hai: Động lực thúc đẩy phong trào nhân dân là phát huy quyền làm chủ, đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân, kết hợp hài hòa các lợi ích; quyền lợi phải đi đôi với nghĩa vụ công dân; chú trọng lợi ích trực tiếp của người dân; huy động sức dân phải đi đôi với bồi dưỡng sức dân; những gì có lợi cho dân thì hết sức làm, những gì có hại cho dân thì hết sức tránh.

- Thứ ba: Phương thức công tác vận động của Đảng phải gắn liền với công tác xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh Mọi quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước phải phù hợp với lợi ích của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải gương mẫu để nhân dân tin tưởng, noi theo.

- Thứ tư: Công tác vận động là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên các đoàn thể nhân dân chiến sĩ lực lượng vũ trang Trong đó, Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, Mặt trận, đoàn thể làm tham mưu và nòng cốt.

Trang 11

- Thứ năm: Nhà nước tiếp tục thể chế hóa cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” thành quy chế, quy định để các tổ chức trong hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang thực hiện công tác vận động; các hình thức tập hợp nhân dân phải đa dạng, phong phú, khoa học, hiệu quả.

1.3.2 Chủ trương về tăng cường và đổi mới công tác vận động theotinh thần Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng

Nghị quyết Đại hội XII của Đảng nêu 10 nhiệm vụ về xây dựng Đảng,

bổ sung thêm 2 nhiệm vụ mới so với Đại hội XI Một trong hai nhiệm vụ đó

là: Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác vận động, tăng cường quan

hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân Ở Đại hội XI, chưa có mục riêng nói về

công tác vận động Trong khi đó, công tác vận động còn nhiều mặt hạn chế Việc xây dựng, nhất là triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác vận động còn chưa kịp thời, kém hiệu quả; chưa đánh giá và dự báo chính xác những diễn biến, thay đổi cơ cấu xã hội, thành phần dân cư, tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân… để có chủ trương, chính sách và biện pháp phù hợp Xuất phát từ vị trí quan trọng và thực trạng của công tác vận động trong tình hình hiện nay, Đại hội XII có một mục riêng về công tác vận động, nhằm cụ thể hoá thực hiện Hiến pháp năm 2013 về tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với Nhân dân và tiếp tục đẩy

mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khoá XI) về “Tăng cường và đổi

mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Dân vận trong tình hình mới”.

Đại hội XII của Đảng đề ra một số giải pháp mới để thực hiện nội dung

này là: (1) Củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng, tăng

cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân; giải quyết kịp thời, có hiệu quả những bức xúc, những kiến nghị

chính đáng của nhân dân và khiếu nại, tố cáo của công dân (2) Đổi mới

phương thức lãnh đạo của Đảng về công tác vận động trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Đội

Trang 12

ngũ cán bộ, đảng viên phải thật sự tin dân, trọng dân, gần dân, hiểu dân, học

dân, dựa vào dân, có trách nhiệm với dân (3) Tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa

mối quan hệ “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, nhất lànội dung nhân dân làm chủ và phương châm“Dân biết, dân bàn, dân làm,

dân kiểm tra”.

1.4 Nội dung công tác vận động quần chúng

Công tác Vận động vừa là tiền đề, vừa là động lực để xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh và thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội Trong thời kỳ đất nước đổi mới và hội nhập hôm nay thì công tác vận động lại càng có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng Trọng tâm là thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, thuyết phục mọi người dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay

Trong thời đại mới, công tác vận động có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo ra sự đồng thuận xã hội Bởi vì: Trong công tác vận động, Đảng ta luôn nhất quán tư tưởng "dân là chủ", "dân làm chủ", vì vậy, trong quá trình hoạt động đội ngũ làm công tác vận động phải làm cho các tầng lớp nhân dân, các cộng đồng, các nhóm trong xã hội xác định được vai trò của mình trong đời sống chính trị Muốn nhân dân đồng thuận, nhất trí, đoàn kết, thúc đẩy tính tích cực chính trị của nhân dân thì trước hết phải quan tâm đến lợi ích của họ Phải lấy lợi ích thiết thân của người lao động làm cơ sở để xây dựng chủ trương, chính sách, xây dựng và phát triển đất nước, bởi vì lợi ích là cái gắn bó người ta lại với nhau, là động lực thúc đẩy mọi hành động của nhân dân Khi nhân dân đã hiểu đúng, hiểu đầy đủ thì sẽ tạo được sự tự giác trong thực hiện, đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước Chính sách đúng, cơ chế phù hợp còn là yếu tố quan trọng của Nhà nước, của cơ quan chính quyền trong việc phục vụ nhân dân và phát huy sức mạnh toàn dân Thông qua công tác vận động giúp người dân biết tìm ra những tương đồng chung, biết gác lại những khác biệt và hành động trên cơ sở những

Ngày đăng: 13/04/2024, 12:06

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan