Quan điểm của v i lênin về xây dựng đảng vô sản trong tác phẩm “làm gì” và vận dụng trong công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam hiện nay

25 0 0
Quan điểm của v i lênin về xây dựng đảng vô sản trong tác phẩm “làm gì” và vận dụng trong công tác xây dựng đảng cộng sản việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng” đó là luận điểm được Lênin làm ro trong tác phẩm “làm gì”. Vai trò lý luận cách mạng khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin đối với phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của các đảng cộng sản được chứng thực trong thực tiễn hơn 170 năm qua. Từ “một bóng ma ám ảnh châu Âu” đến chủ nghĩa xã hội hiện thực, chủ nghĩa Mác – Lênin đã soi rọi cho phong trào cộng sản đi đến thắng lợi, mở ra kỷ nguyên hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội và hạnh phúc cho nhân loại. Lịch sử cũng chứng minh, khi nào, ở đâu sự mơ hồ, thiếu niềm tin, dao động, xa rời hay vận dụng một cách giáo điều,… chủ nghĩa Mác – Lênin thì nơi đó tất yếu dẫn đến lúng túng, sai lầm. Sự tan rã của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu trong những năm 90 của thế kỷ trước là một bài học như thế. Đối với Việt Nam, vai trò “làm cốt”, “nền tảng tư tưởng”, “kim chỉ nam cho hành động” của chủ nghĩa Mác – Lênin đối với Đảng ta và cách mạng Việt Nam được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”. Trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin để lãnh đạo nhân dân ta làm nên những kỳ tích lịch sử, thay đổi căn bản thân phận của dân tộc, nâng cao vai trò, vị thế của đất nước. Đó là sự thật, là bài học kinh nghiệm hàng đầu về trung thành, giữ vững nền tảng tư tưởng, lý luận trong xây dựng và lãnh đạo cách mạng của Đảng ta. Tuy nhiên, hiện nay khi chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên theo hướng bền vững hơn; con đường, mô hình phát triển của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng sáng rõ và được quốc tế công nhận,… nhưng thật đáng tiếc, trong Đảng, trong xã hội lại đang hình thành và tồn tại các biểu hiện mơ hồ, thiếu niềm tin vào chính “lý luận nền tảng” để có được những thành tựu ấy. Đó là sự nguy hại khôn lường, bởi đó không chỉ phản ánh tình trạng nhận thức và tình cảm đối với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giảm sút, mà còn dẫn đến hành động thực tiễn sai lầm, nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Chính vì nhận thấy tầm quan trọng của lý luận cơ bản của Lênin về đảng, xây dựng đảng nói chung và việc đọc, nghiên cứu luận điểm của Lênin nói riêng là hết sức cần thiết và quan trọng vì nó giúp chúng ta có những cơ sở lý luận khoa học để quán triệt sâu sắc hơn nữa những quan điểm về xây dựng đảng; đồng thời giúp chúng ta có cơ sở khoa học để phê phán những quan điểm bóp méo, xuyên tạc, phủ nhận những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, phủ nhận tầm quan trọng của Đảng cộng sản hiện nay nên em chọn phân tích luận điểm “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng” Vận dụng trong công tác Xây dựng Đảng ở tỉnh Sơn La” để nghiên cứu và làm tiểu luận cho môn học của mình.

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN

MÔN: CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TRONG GIAI ĐOẠNHIỆN NAY

Đề tài:

PHÂN TÍCH LUẬN ĐIỂM “KHÔNG CÓ LÝ LUẬN CÁCH MẠNGTHÌ CŨNG KHÔNG THỂ CÓ PHONG TRÀO CÁCH MẠNG” - VẬN

DỤNG TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG Ở TỈNH SƠN LA

Giảng viên : Học viên:

HÀ NỘI – 2020

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1NỘI DUNG 5

Chương 1KHÁI QUÁT LUẬN ĐIỂM “KHÔNG CÓ LÝ LUẬN CÁCH MẠNG THÌ CŨNG KHÔNG THỂ CÓ PHONG TRÀO CÁCH MẠNG” 5 2.1 Hoàn cảnh ra đời của luận điểm 5 1.2.Nội dung của luận điểm 7 Chương 2 VẬN DỤNG LUẬN ĐIỂM “KHÔNG CÓ LÝ LUẬN CÁCH MẠNG THÌ CŨNG KHÔNG THỂ CÓ PHONG TRÀO CÁCH MẠNG” TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG Ở TỈNH SƠN LA 11 2.1 Xác định tầm quan trọng của công tác lý luận 11 2.2 Vận dụng luận điểm của Lênin vào công tác học tập lý luận của tỉnh Sơn

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

“Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng” đó là luận điểm được Lênin làm ro trong tác phẩm “làm gì” Vai trò lý luận cách mạng khoa học của chủ nghĩa Mác – Lê-nin đối với phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của các đảng cộng sản được chứng thực trong thực tiễn hơn 170 năm qua Từ “một bóng ma ám ảnh châu Âu” đến chủ nghĩa xã hội hiện thực, chủ nghĩa Mác – Lê-nin đã soi rọi cho phong trào cộng sản đi đến thắng lợi, mở ra kỷ nguyên hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội và hạnh phúc cho nhân loại Lịch sử cũng chứng minh, khi nào, ở đâu sự mơ hồ, thiếu niềm tin, dao động, xa rời hay vận dụng một cách giáo điều,… chủ nghĩa Mác – Lê-nin thì nơi đó tất yếu dẫn đến lúng túng, sai lầm Sự tan rã của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu trong những năm 90 của thế kỷ trước là một bài học như thế.

Đối với Việt Nam, vai trò “làm cốt”, “nền tảng tư tưởng”, “kim chỉ nam cho hành động” của chủ nghĩa Mác – Lê-nin đối với Đảng ta và cách mạng Việt Nam được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam” Trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin để lãnh đạo nhân dân ta làm nên những kỳ tích lịch sử, thay đổi căn bản thân phận của dân tộc, nâng cao vai trò, vị thế của đất nước Đó là sự thật, là bài học kinh nghiệm hàng đầu về trung thành, giữ vững nền tảng tư tưởng, lý luận trong xây dựng và lãnh đạo cách mạng của Đảng ta Tuy nhiên, hiện nay khi chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên theo hướng bền vững hơn; con đường, mô hình phát triển của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng sáng rõ và được

Trang 4

quốc tế công nhận,… nhưng thật đáng tiếc, trong Đảng, trong xã hội lại đang hình thành và tồn tại các biểu hiện mơ hồ, thiếu niềm tin vào chính “lý luận nền tảng” để có được những thành tựu ấy Đó là sự nguy hại khôn lường, bởi đó không chỉ phản ánh tình trạng nhận thức và tình cảm đối với chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh giảm sút, mà còn dẫn đến hành động thực tiễn sai lầm, nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa.

Chính vì nhận thấy tầm quan trọng của lý luận cơ bản của Lênin về đảng, xây dựng đảng nói chung và việc đọc, nghiên cứu luận điểm của Lênin nói riêng là hết sức cần thiết và quan trọng vì nó giúp chúng ta có những cơ sở lý luận khoa học để quán triệt sâu sắc hơn nữa những quan điểm về xây dựng đảng; đồng thời giúp chúng ta có cơ sở khoa học để phê phán những quan điểm bóp méo, xuyên tạc, phủ nhận những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, phủ nhận tầm quan trọng của Đảng cộng sản hiện nay nên

em chọn phân tích luận điểm “Không có lý luận cách mạng thì cũng không

thể có phong trào cách mạng” - Vận dụng trong công tác Xây dựng Đảng ởtỉnh Sơn La” để nghiên cứu và làm tiểu luận cho môn học của mình.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Bàn về Đảng và xây dựng Đảng nói chung được rất nhiều người quan

tâm và tìm hiểu, như: Đỗ Hữu Anh “Tư tưởng của Lê-nin về xây dựng Đảng

kiểu mới của giai cấp công nhân” nxb Chính Trị Quốc Gia, năm 1995; Giáo

Sư Nguyễn Duy Quý “ Lê-nin và cuộc đấu tranh chống các sai lầm ấu trĩ,

bệnh quan liêu trong Đảng của giai cấp công nhân”- Tạp chí Phát triển nhân

lực (số 1-2008).; Tạ Ngọc Tấn “Quan niệm của Lê- nin về xây dựng Đảng

trong tác phẩm Làm gì?”- Tạp chí Cộng sản số 625 (2-2008); Thạc Sỹ Trần

Thị Kim Cúc” Sự phát triển sáng tạo của Lê-nin đối với chủ nghĩa Mác trên

vấn đề xây dựng Đảng của giai cấp công nhân”- Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội, 2008; Giáo sư Nguyễn Đức Bình “ Quan điểm của Lê-nin về xây dựng Đảng về tổ chức trong tác phẩm Làm gì? Liên hệ với công tác xây dựng Đảng của nước ta hiện nay”- Tạp chí Lý luận chính trị (1-2008);…

Trang 5

Những tác phẩm trên hầu hết đều đề cập đến vấn đề củng cố và xây dựng Đảng nhất là những nguyên lý về xây dựng Đảng kiểu mới của Lê-nin Tuy nhiên quan điểm của Lê-nin về xây dựng đảng vô sản là một đề tài khá hay và nó có vai trò đóng góp một phần không nhỏ vào củng cố và phát triển Đảng của giai cấp công nhân Từ đó ta có những liên hệ thực tiễn xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam.

1 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

1.1 Mục đích

Trên cơ sở luận điểm “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng” đã được Lê-nin nêu ra trong tác phẩm “ Làm gì?” đề tài phân tích làm rõ tầm quan trọng của công tác lý luận của Đảng Từ đó nêu ra một số vấn đề về sự vận dụng những tư tưởng đó tới sự ra đời và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam.

1.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

 Tìm hiểu và trình bày luận điểm “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng” trong tác phẩm “Làm gì?” Từ đó rút ra ý nghĩa về lý luận và thực tiễn

 Tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận về Đảng và xây dựng Đảng vô sản.

 Vận dụng những tư tưởng, quan điểm đó để liên hệ với công tác xây dựng đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

 Quan điểm “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng” của V.I Lê-nin về xây dựng Đảng vô sản trong tác phẩm “làm gì”

2.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

 Luận điểm “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có

phong trào cách mạng” Tác phẩm” Làm gì?” của V.I Lênin trong V.I Lênin:

Toàn tập, nxb Tiến bộ, Mát- cơ- va, 1975, tập.6, tr 1- 245.

Trang 6

3 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

3.1 Cơ sở lý luận của đề tài

 Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về Đảng và xây dựng Đảng

 Đồng thời tham khảo một số sách báo, tài liệu, công trình khoa học của những nhà nghiên cứu về vấn đề xây dựng Đảng và sự ra đời, phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử, phương pháp so sánh, tổng kết thực tiễn.

 Đồng thời còn sử dụng phương pháp thu thập và xử lý các tài liệu liên quan đến đề tài.

4 Kết cấu của đề tài

 Ngoài mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2 chương và 5 tiết.

Trang 7

NỘI DUNGChương 1

KHÁI QUÁT LUẬN ĐIỂM “KHÔNG CÓ LÝ LUẬN CÁCH MẠNGTHÌ CŨNG KHÔNG THỂ CÓ PHONG TRÀO CÁCH MẠNG”

2.1 Hoàn cảnh ra đời của luận điểm

Vào giữa thế kỷ XIX, nước Nga Sa hoàng mới bước vào con đường phát triển chủ nghĩa tư bản, vậy là có chậm hơn so với các nước Tây Âu Nhưng đến năm 1861 khi bãi bỏ chế độ nông nô thì chủ nghĩa tư bản ở Nga phát triển nhanh chóng Cùng với sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở Nga, giai cấp công nhân Nga cũng phát triển, trong 25 năm (1865 - 1890) chỉ tính trong các xí nghiệp đại công nghiệp, số lượng công nhân tăng lên nhanh chóng, từ 7 vạn tăng lên gần một triệu rưỡi Sang đầu thế kỷ XX, số lượng công nhân tăng lên gần 3 triệu

Chủ nghĩa tư bản phát triển, chế độ nông nô bị bãi bỏ, nhưng công nhân và nông dân Nga vẫn phải sống dưới ách thống trị tàn bạo của chế độ Nga hoàng Công nhân và nông dân, không được hưởng một chút quyền tự do chính trị nào cả

Từ những năm 70 và nhất là từ những năm 80 của thế kỷ XIX, công nhân Nga bắt đầu thức tỉnh và đấu tranh chống bọn tư bản Lúc đầu công nhân đấu tranh đập phá máy móc, cửa kính trong xưởng, phá hoại phòng làm việc và các cửa hàng của chủ Nhưng dần dần những người công nhân tiên tiến hiểu được rằng, muốn đấu tranh chống tư bản thắng lợi, công nhân phải có tổ chức và thông qua tổ chức Do đó các tổ chức đầu tiên của giai cấp công nhân Nga xuất hiện:

- Năm 1875: Hội liên hiệp công nhân miền Nam Nga thành lập ở Ôđétxa

- Năm 1878: Hội liên hiệp công nhân miền Bắc Nga thành lập ở Pêtécbua

Trang 8

Hai tổ chức đầu tiên này của giai cấp công nhân Nga bị Sa hoàng phá tan, nhưng phong trào công nhân ngày càng phát triển, các cuộc bãi công ngày càng tăng lên trong 5 năm (1881 - 1886) có tới 48 cuộc bãi công, số công nhân tham gia có tới 8 vạn người Tuy bị Sa hoàng đàn áp dã man, nhưng phong trào công nhân ngày càng lên cao

Sự phát triển của xu hướng cơ hội chủ nghĩa ở những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong phong trào công nhân là sự phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản Xu hướng ấy phát triển đặc biệt nhanh chóng trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi chủ nghĩa tư bản chuyển thành chủ nghĩa đế quốc.

Ở nước Nga đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân đã nổ ra ở nhiều nơi và phát triển nhanh chóng đã đặt ra yêu cầu bức thiết phải thành lập một đảng cách mạng thống nhất và tập trung của giai cấp công nhân có đủ khả năng để lãnh đạo được phong trào cách mạng Mặc dù lúc này ở Nga có nhiều tổ chức Mácxít ra đời và phát triển song mang tính tự phát và chịu ảnh hưởng của “phái dân túy” và sau đó là ảnh hưởng quan điểm của “phái kinh tế”.

Để thành lập được một chính đảng cách mạng nhất, tập trung nhất dựa trên quan điểm tư tưởng lý luận của chủ nghĩa Mác - Ăngghen, một đảng công nhân mácxít thì theo Lênin là phải đánh bại những quan điểm tư tưởng cơ hội của “phái kinh tế” ở Nga Chính vì vậy trong tác phẩm “Làm gì?” này, Lê-nin dành sự chú ý chủ yếu cho việc thành lập một Đảng Mácxít ở Nga, một đảng khác về bản chất so với các đảng xã hội cải lương của Quốc tế II và có khả năng lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng của công nhân và nông dân để thủ tiêu chủ nghĩa tư bản.

Lênin đã luận chứng và phát triển một cách phù hợp với hoàn cảnh lịch sử mới, những tư tưởng của Mác - Ăngghen về Đảng như là một lực lượng cách mạng hóa phong trào công nhân, tổ chức và lãnh đạo phong trào đó Việc chuẩn bị và thành lập một đảng như vậy diễn ra trong tình hình của một

Trang 9

cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai khuynh hướng được hình thành vào thời kỳ đó trong phong trào dân chủ - xã hội quốc tế, xu hướng mácxít cách mạng và xu hướng cơ hội chủ nghĩa Từ thực tiễn phong trào công nhân Nga và lịch sử

các nước, Lênin đã chỉ rõ: “Không có lý luận cách mạng thì không thể có

1.2 Nội dung của luận điểm

Lênin đã phát triển những tư tưởng của Mác và Ăngghen và hoàn chỉnh học thuyết về đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, một học thuyết thống nhất, chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn Học thuyết về đảng kiểu mới là một trong những cống hiến lớn lao của Lênin vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác Học thuyết đó là nền tảng lý luận, là kim chỉ nam hành động cho đảng kiểu mới của giai cấp công nhân Nga và các Đảng Cộng sản các nước trên thế giới Lê-nin phê phán quan điểm của “phái kinh tế” khi họ đánh giá quá cao hệ tư tưởng và đánh giá quá đáng vai trò của yếu tố tự phát Tức là phong trào công nhân thuần túy khi cho rằng có khả năng tạo ra và sẽ tạo ra cho nó một hệ tư tưởng độc lập, chỉ cần là công nhân, giành được vận mệnh của mình trong tay những người lãnh đạo.

Như vậy, ý thức chủ nghĩa xã hội là một yếu tố từ bên ngoài đưa vào cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản, chứ không phải là một cái gì xuất hiện

một cách tự phát từ cuộc đấu tranh đó và Lênin chỉ rõ: “Sai lầm cơ bản của

khuynh hướng mới trong Đảng dân chủ - xã hội Nga là sùng bái tính tự phát,là không hiếu được rằng tính tự phát của quần chúng đòi hỏi chủng ta, nhữngngười dân chủ - xã hội, phải biểu hiện một tính tự giác cao Cao trào tự phátcủa quần chúng càng tăng lên và phong trào càng mở rộng thì sự cần thiết cómột ý thức cao trong công tác lý luận, chính trị và tổ chức của Đảng dân chủ- xã hội phải tăng lên vô cùng nhanh chóng hơn”

1 Lênin toàn tập, NXB Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1975, tập 6

Trang 10

Từ sự phân tích trên Lênin khẳng định: “Đã không thể có một hệ tư

tưởng độc lập, do chính ngay quần chúng công nhân xây dựng nên trong quátrình phong trào của họ, thì vấn đề đặt ra chỉ là như thế này: hệ tư tưởng tưsản hoặc hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa Không có hệ tư tưởng trung gian Vìvậy, mọi sự coi nhẹ hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, mọi sự xa rời hệ tư tưởng

phát triển của cao trào tự phát đã phản ảnh tính tự giác phôi thai và mặc dù phát triển đến đâu cao trào tự phát vẫn không tránh khỏi chủ nghĩa công liêm và phụ thuộc vào hệ tư tưởng tư sản, bản thân cuộc đấu tranh thuần túy công liêm chủ nghĩa của giai cấp công nhân không sản sinh được hệ tư tưởng giai cấp công nhân giúp cho họ đấu tranh chống chính quyền, chế độ chuyên chính phong kiến, chống lại giai cấp tư sản một cách triệt để mà đòi hỏi phải có sự ra đời của chính đảng vô sản - là người có khả năng đem hệ tư tưởng giai cấp công nhân do những tri thức xây dựng nên vào để giác ngộ cho giai cấp công nhân thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình là giải phóng giai cấp, giải phóng toàn dân tộc.

Chủ nghĩa Mác - Lênin hết sức coi trọng vị trí, vai trò của lý luận đối với công tác xây dựng Đảng nói chung, việc giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên nói riêng Trong tác phẩm Làm gì, V.I Lê-nin nêu luận điểm nổi tiếng “không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng”, V.I.Lênin còn nhấn mạnh, nhiệm vụ của các nhà lý luận là phải biết vận dụng nó vào trong thực tiễn, phải tổng kết thực tiễn: “Chúng ta phải cố gắng theo kịp các sự kiện xảy ra, tổng kết lại, rút ra kết luận… Chúng ta phải làm công việc thường xuyên của các nhà chính luận - viết lịch sử hiện đại và cố gắng viết như thế nào để trang sử do chúng ta viết ra có thể giúp đỡ đắc lực cho những người trực tiếp tham gia phong trào”.

Vận dụng và phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã dành nhiều tâm sức để nghiên

2 Lênin toàn tập, NXB Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1975, tập 6

Trang 11

cứu, học tập lý luận Cuối năm 1924, khi về Quảng Châu (Trung Quốc), nhằm chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tuyển chọn những thanh niên yêu nước, nhiệt tình cách mạng để mở các lớp huấn luyện chính trị, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin Năm 1927, những bài giảng của Người trong các lớp huấn luyện chính trị này được tập hợp lại và xuất bản thành cuốn sách nổi tiếng Đường kách mệnh Trên trang bìa của tác phẩm, Nguyễn Ái Quốc trích ghi luận điểm của V.I.Lênin: “Không có lý luận cách mạng, thì không có cách mệnh vận động… Chỉ có theo lý luận cách mạng tiền phong, đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong”.

Trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945), những thanh niên yêu nước được học tập, rèn luyện trong các lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc giảng dạy, sau đó tham gia phong trào “vô sản hóa” đã trưởng thành, trở thành cán bộ nòng cốt của Đảng Đội ngũ cán bộ, đảng viên thời kỳ này tuy ít, nhưng đã nêu một tấm gương sáng về đạo đức cách mạng, về tinh thần học tập, nghiên cứu lý luận, lăn lộn trong phong trào quần chúng Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là sự khẳng định đường lối chính trị đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Hồ Chí Minh, được đề ra xuất phát từ đặc điểm, tình hình lịch sử, chính trị cụ thể của cách mạng Việt Nam, bằng ý chí, nhiệt huyết, tinh thần xả thân của đội ngũ cán bộ, đảng viên chưa tới 5.000 người, nhưng được trang bị lý luận cách mạng tiền phong, được tôi luyện qua thực tiễn khắc nghiệt của các cao trào cách mạng.

Tháng 10-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tầm nhìn chiến lược đã ngày đêm suy nghĩ, trăn trở hoàn thành tác phẩm Sửa đổi lối làm việc làm tài liệu học tập, rèn luyện, giáo dục đội ngũ cán bộ, đảng viên Tác phẩm này được coi là một di sản lý luận quý giá mà Người để lại cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Trong Sửa đổi lối làm việc, Hồ Chí Minh đề cập một cách sâu sắc về vai trò của lý luận, về mối quan hệ giữa lý luận với thực tiễn trong việc giáo

Trang 12

dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên Theo Người, “lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm thành kết luận Rồi lại đem nó chứng minh trong thực tiễn Đó là lý luận chân chính Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”.

Cùng với việc học lý luận, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn yêu cầu cán bộ, đảng viên phải gắn lý luận với thực tiễn Theo Người, lý luận cốt để áp dụng vào thực tế Lý luận mà không gắn với thực tế là lý luận suông, còn thực tiễn không được lý luận dẫn đường là thực tiễn mù quáng “Dù xem được hàng ngàn hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào một cái hòm đựng sách”(5).

Trong nhiều bài viết và nói của Người ở các giai đoạn sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục nhắc nhở cán bộ, đảng viên rằng, lý luận không phải là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính sáng tạo và cần được bổ sung bằng những kết luận mới được rút ra từ thực tiễn sinh động Vì vậy, nếu cách học tập không đúng thì sẽ không có kết quả Trong học tập lý luận, cần nhấn mạnh: lý luận phải liên hệ với thực tế Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin(6).

Có thể nói, những quan điểm, chỉ huấn của V.I.Lênin và Hồ Chí Minh về lý luận, vai trò của lý luận, về mối liên hệ giữa lý luận với thực tiễn vẫn còn nguyên giá trị, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay.

Ngày đăng: 13/04/2024, 11:49

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan