1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

274 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TÊN ĐÈ TÀI

NANG CAO HIEU QUÁ THUC THI PHÁP LUẬT VE HO TRO DOANH NGHIEP NHO VA VUA O VIET NAM

MÃ SO: LH — 2018 -19 /DHL — HN

Chủ nhiệm đề tài : TS.Trần Thị Bảo Ánh — Khoa Pháp luật Kinh tế

Đại học Luật Hà Nội

Thư ky đềtài — : ThS.Cao Thanh Huyền — Khoa Pháp luật Kinh tế

Đại học Luật Hà Nội

Hà Nội - 2019

Trang 2

DANH SÁCH TÁC GIÁ THAM GIA THỰC HIỆN ĐÈ TÀI

Chủ nhiệm đề tài: TS.Trần Thị Bảo Ánh — Khoa Pháp luật Kinh tế,

Đại học Luật Hà Nội

Thư ký đề tai: ThS.Cao Thanh Huyền — Khoa Pháp luật Kinh tế,

Đại học Luật Hà Nội

Các tác giả tham gia thực hiện đề tài:

stt Tén tac gia Don vi công tác Chuyén dé

Bao cao

` , Bộ môn Luật Thương mại tong quan và tong

1 TS.Tran Thi Bao Anh ¬ ,

Khoa Pháp luật Kinh tê hợp kêt quả nghiên

cứu dé tàiTS.Trân Thi Bảo Anh & Bộ môn Luật Thương mại `

2 - : Chuyên dé 1TS.Nguyên Quý Trọng Khoa Pháp luật Kinh tê

` , Bộ môn Luật Thương mạiTS.Trân Thị Bảo Anh ,

Khoa Pháp luật Kinh tê `3 Chuyên đề 2

Bộ môn Luật Đât ĐaiTS Phạm Thu Thủy ,

Khoa Pháp luật Kinh tê

* c2 Bộ môn Luật Thương mại l

4 TS.Nguyén Thị Yên ¬ Chuyên đề 3Khoa Pháp luật Kinh tê

ThS.Nguyén Quang Huy & Bộ môn Luật Thương mại `

5 : : Chuyên đê 4ThS.Cao Thanh Huyện Khoa Pháp luật Kinh tê

l Bộ môn Luật Thương mại `6 ThS.Cao Thanh Huyện ¬ Chuyên đê 5

Khoa Pháp luật Kinh tê

Trang 3

MỤC LUC DE TÀI

Tên đề tài: “Nang cao hiệu quả thực thi pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ”

Mục Nội dung Trang Phần thứ nhất:

Báo cáo tổng quan và tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài l nghiên cứu khoa học cấp cơ sở

I | Phần mở đầu | 1 | Tính cấp thiết của việc nghiên cứu dé tai | 2 | Tông quan tình hình nghiên cứu dé tài 5 3 | Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 154 | Phạm vi nghiên cứu 165 | Phuong pháp nghiên cứu 16 6 | Những đóng góp mới của dé tài 17 6 | Địa chỉ ứng dụng của đề tài 18 IL | Phần nội dung 19 1 | Cơ sở lý luận về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 19 2 | Nội dung cơ bản của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và 32

3 | Thực trạng pháp luật và những vướng mắc trong thực tiễn

thực hiện các biện pháp hỗ trợ chung đối với doanh nghiệp 36

nhỏ và vừa ở Việt Nam

4 | Thực trạng pháp luật và các vướng mắc trong thực tiễn thực

hiện pháp luật về các biện pháp hỗ trợ đối với doanh nghiệp s8 nhỏ và vừa chuyên đổi từ hộ kinh doanh, khởi nghiệp sáng

tạo và tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi gia tri

5 | Định hướng, mục tiêu hoàn thiện pháp luật va các kiến

nghị nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hỗ trợ doanh 59 nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Kết luận 75

Trang 4

Phần thứ hai:

Các chuyên đề nghiên cứu của đề tài

Chuyên đề I: Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa

và các chính sách, pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhé| 77

và vừa

1 | Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa 77 1.1 | Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa 77 1.2 | Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa 80 1.3 | Khái niệm, đặc điểm hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 82 2 | Chính sách và pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 85 2.1 | Sự can thiết phải hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ va vừa 85 2.2 | Mối quan hệ giữa chính sách và pháp luật về hỗ trợ doanh g8

nghiệp nhỏ và vừa

2.3 Nội dung cơ bản của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ 94

và vừa

Chuyên dé 2: Thực trang pháp luật về các biện pháp hỗ 101 trợ chung đôi với doanh nghiệp nhỏ và vừa

1 Cac biện pháp hỗ trợ chung đối với doanh nghiệp nhỏ và 101

1.1 | Hỗ trợ tiếp cận tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa 101 1.2 | Hé tro thuế, kế toán 105 1.3 | Hỗ trợ mặt bằng sản xuất 107 1.4 | Hỗ trợ công nghệ, hỗ trợ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, 113

khu lam viéc chung

1.5 | Hỗ trợ mở rộng thị trường 117 1.6 | Hỗ trợ thông tin, tư van và pháp lý 118 1.7 | Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực 120

2 | Đánh gia hiệu quả của pháp luật về các biện pháp hỗ trợ

chung, đôi với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam vài 121một sô giải pháp hoàn thiện pháp luật

2.1 | Đánh giá hiệu quả của pháp luật về các biện pháp hỗ trợ 121 chung đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Trang 5

2.2 | Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về các biện pháp hỗ 126 trợ chung đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Chuyên đề 3: Thực trạng pháp luật về các biện pháp hỗ

trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh 132 doanh, khởi nghiệp sáng tạo; tham gia cụm liên kết

ngành, chuỗi giá trị

1 | Thực trạng pháp luật về các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp

poy A ake ay pad: 132

nhỏ và vừa chuyên đôi từ hộ kinh doanh

2 | Thực trạng pháp luật về các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp 137 nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo

3 | Thực trạng pháp luật về các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp 147 nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị

Chuyên đề 4: Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế

giới về xây dựng chính sách, pháp luật hỗ trợ doanh| 155 nghiệp nho và vừa

1 | Khái quát về chính sách pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ 155 và vừa của một số quốc gia trên thế giới

2 | Kinh nghiệm xây dựng chính sách, pháp luật về hỗ trợ

doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số quốc gia trên thế giới| 163 hiện nay

2.1 | Kinh nghiệm của Hoa Kỳ 1632.2 | Kinh nghiệm của Nhật Bản 166 2.3 | Kinh nghiệm của Hàn Quốc 171 2.4 | Kinh nghiệm của Singapore 177

3 | Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng

, , , ^, ORL LA > 180

chính sách, pháp luật về hô trợ doanh nghiệp nhỏ va vừa

3.1 | Thực trạng chính sách, pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp 180 nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay

3.2 | Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam nhằm

hoàn thiện chính sách pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp i nho va vira

Trang 6

Chuyên dé 5: Một số kiến nghị dé triển khai hiệu quả pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt

Nam hiện nay

Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu qua thực thi pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam và định hướng, mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và

vừa ở Việt Nam

1.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

1.2 Định hướng, mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở

Kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay

2.1. Đây mạnh công tác tuyên truyền, phố biến pháp luật về hỗ

2.2. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về hỗ

2.3 Tăng cường vai trò và sự phôi hợp giữa các cơ quan Nhà

nước có thâm quyên trong quá trình hỗ trợ doanh nghiệp

nhỏ và vừa

2.4.Tăng cường vai trò của các tô chức xã hội, tô chức xã hội —

nghê nghiệp, tô chức cung cap dịch vụ ho trợ doanh nghiệp

nhỏ và vừa

2.5 Nâng cao năng lực hoạt động của chính bản thân các doanh nghiệp nhỏ và vừa; đây mạnh tính liên kết trong cộng đồng doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa nóiriêng

Bài tạp chí đăng trên Tạp chí Công thương

Trang 7

DANH MỤC TU VIET TAT

Trang 8

BAO CAO TONG QUAN

DE TAI KHOA HOC CAP TRUONG

Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

PHAN MO ĐẦU 1 Tinh cấp thiết của dé tai

Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đóng góp một phần không nhỏ trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Thực tế đã chứng minh, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đã thúc day động lực tăng trưởng của nền kinh tế và trở thành một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế quốc dân Hiện nay, theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm đến 97% tổng số doanh nghiệp cả nước, có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế Nhóm doanh nghiệp này đang tích cực đóng góp thường xuyên và liên tục khoảng hơn 40% GDP, thu hút hơn 50% tổng số nhân công lao động và hang năm đóng góp xấp xỉ 17,26% nguồn thu ngân sách Nhà nước Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là mục tiêu quan trọng ở nhiều quốc gia nhất là trong thời đại công nghiệp 4.0 và thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học tìm hiểu về các chính sách, pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhóm tác giả chúng tôi lựa chọn nghiên cứu về đề tài: Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam vì những lý do cơ bản sau:

Một là, doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp nhiều khó khăn trong việc gia nhập thị trường, khó khăn trong việc nâng cao vị thế cạnh tranh trên thương trường, do vậy nghiên cứu về các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ thúc đây tỉnh thần kinh doanh, tính sáng tạo và năng động kinh tẾ, tạo ra chuỗi giá trị gắn kết với các doanh nghiệp lớn; đóng góp vào việc phát triển thị trường tài chính; phát triển xã hội cân bằng và ôn định.

Trang 9

() Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam với quy mô vốn nhỏ, được thành lập trong những ngành nghề kinh doanh có lợi nhuận không quá cao; nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa khi gặp khó khăn về nguồn vốn, về thị trường, về nhân sự trong quá trình sản xuất, kinh doanh và thiếu sự liên kết, thiếu tài chính, thiếu thị trường để kinh doanh Đặc biệt, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam chưa có năng lực cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác, tiếp cận tín dụng ở mức tương đối thấp so với các nước khác trong khu vực Năm 2017, Việt Nam chỉ xếp trên Singapore và Indonesia về thứ hạng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp và sau hàng loạt nước khác trong khu vực như Philippines, Malaysia, Thái Lan'

(ii) Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa có được sự hỗ trợ đúng mực dé đạt được sự phát triển tối ưu Mặc dù, công tác hỗ trợ khối doanh nghiệp này đã bắt đầu triển khai từ năm 2001 nhưng hiệu quả thực sự chưa rõ rệt Ở Việt Nam, thực trạng vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đang ở mức báo động, trong khi trên thế giới vấn đề này đã được đề cập cách đây 50 - 60 năm Ví dụ từ cuối những năm 70 thế kỷ 20, Hàn Quốc đã coi phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là quốc sách trong phát triển kinh tế Hàn Quốc xây dựng một hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm nhiều tổ chức quan trọng như Quỹ Bao lãnh tín dụng (thành lập năm 1976) nhằm cung cấp vốn dé ứng dụng công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Viện Phát triển công nghiệp Hàn Quốc (thành lập năm 1970), Trung tâm năng suất Hàn Quốc (thành lập năm 1957) nhằm đào tạo, tư vấn, chuyền giao công nghệ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Han Quốc chủ yếu được thực hiện thông qua các biện pháp hỗ trợ có lựa chọn theo các chương trình, như: Hiện đại hóa thiết bị và công nghệ sản xuất; 6n định và nâng cao năng lực quản trị cho chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ; thiết lập mạng lưới ngân hàng có sự đầu tư của Chính phủ dé có cơ chế phục vụ phù hợp với ' Quang Thắng, Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp 45% GDP nhưng phải vay vốn lãi cao, nguồn truy

cap:https://news.zing

Trang 10

vn/doanh-nghiep-nho-va-vua-dong-gop-45-gdp-nhung-phai-vay-von-lai-cao-đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa Mô hình hỗ trợ này đã giúp doanh

nghiệp nhỏ và vừa của một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore

phát triển đáng kể, trở thành nền tảng cho việc hình thành, phát triển một nền kinh tế độc lập, tự chủ.?

Nhận thức được vai trò quan trọng và những cơ hội, thách thức cho

doanh nghiệp nhỏ và vừa, tại Hội nghị Bộ trưởng Doanh nghiệp nhỏ và vừaAPEC 2017 “Nâng cao năng lực cạnh tranh, sáng tạo của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong kỷ nguyên số” lần thứ 24 vừa diễn ra tai Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: “Khát vọng vươn lên hùng cường của mỗi quốc gia, ý chí vươn lên làm giàu của mỗi người dân chính là khởi nguồn cho sự sáng tạo không giới hạn, sức mạnh phát triển to lớn của nhân loại trong kỷ nguyên số Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với sự ra đời của các công nghệ như: Intetnet kết nối vạn vật, trí tuệ nhân

tạo, robot cao cấp, công nghệ nano, công nghệ in 3D dang làm thay đôi cách

nghĩ, cách làm ra của cải vật chat, thay đôi cuộc sống của người dân trên toàn thế giới Trong xu thế đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ với trình độ công nghệ, năng lực tài chính, quản trị còn hạn chế sẽ là đối tượng dé bị tốn thương nhất nhưng chính họ cũng là nhóm đối tượng năng động và dễ thích nghỉ nhất Vì vậy rất cần sự quan tâm, hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của khối doanh nghiệp này mở rộng quy mô, đây nhanh đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội”.

Hai là: Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện nên cần có công trình nghiên cứu hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đang trong thời gian thử ? Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có thay đổi được tư duy, nguồn truy cập:

http://enternews.vn/luat-ho-tro-doanh-nghiep-nho-va-vua-co-thay-doi-duoc-tu-duy-99 148 html;

3 Thủ tướng kéu gọi Apec hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, nguồn truy cập:

http://nld.com.vn/kinh-te/thu-tuong-keu-goi-apec-ho-tro-doanh-nghiep-nho-va-vua-20170915105318926.html;

Trang 11

nghiệm, kiểm nghiệm trên thực tế để đánh giá hiệu quả điều chỉnh pháp luật Các doanh nghiệp cần những quy định hỗ trợ cụ thé về: mặt bang sản xuất, tham gia kế hoạch mua sắm, cung ứng dịch vụ công nhưng nhiều chính sách mới chỉ dừng lại ở những quy định mang tính khuyến khích và chung chung, chưa có những quy định hỗ trợ rõ ràng Ngày 12/06/2017, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo khung pháp lý chuẩn mực, minh bạch, hiệu quả để tăng cường khả năng tiếp nhận nguồn lực, nhận sự trợ giúp về kinh tế và tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Luật cũng thê hiện quan điểm thị trường trong hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng và có tiềm năng phát triển tốt nhất trong điều kiện nguồn lực hạn chế; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn tín dụng Từ cơ sở pháp lý quan trọng này cần xây dựng các nghị định hướng dẫn cụ thé hơn về các biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Quá trình hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam mới bắt đầu nên “vạn sự khởi đầu nan” vừa xây dựng luật vừa phải rút kinh nghiệm khi đưa quy định pháp luật vào cuộc sống Đó là cũng là khó khăn về khuôn khổ pháp lý cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa và cần thiết có nghiên cứu khoa học đóng góp những ý kiến góp phần hoan thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.

Ba là: Xuất phát từ nhu cầu bổ sung nguồn tài liệu nghiên cứu về khung pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cho các cơ sở đào tạo, nghiên cứu pháp lý.

Các công trình nghiên cứu về doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam chủ yếu được nghiên cứu trước thời điểm ban hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Nội dung các công trình nghiên cứu trình bày tại tiêu mục 2 của đề tài gồm nhiều công trình nghiên cứu về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa dưới các góc độ tài chính, kinh tế hoặc phân tích một số khía cạnh pháp lý dưới góc

Trang 12

nhìn của cộng đồng doanh nghiệp hoặc phân tích nội dung dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Ngày 12/06/2017, Quốc hội thông qua Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và có hiệu lực vào ngày 01/01/2018 Việc cập nhật, phân tích, dự đoán và tìm hiểu thực tế triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam sẽ là một đề tài được cộng đồng xã hội quan tâm Trong xu thé đó, tập thê tác giả chúng tôi mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu về đề tài: Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hé trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam với mong muốn giới thiệu thêm tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho các cơ sở đào tạo chuyên ngành Luật và cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa quan tâm đến chính sách, pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và

vừa ở Việt Nam.

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài 2.1 Tài liệu tiếng Việt

* Sách

- Sách tham khảo: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Lê Xuân Bá, Trần Kim Hào, Nguyễn Hữu Thang, NXB.Chính trị Quốc gia — Sự thật, Hà Nội, năm 2006.

Cuốn sách này gồm ba chương, được các tác giả phối hợp cùng Viện Quản lý Kinh tế trung ương CIEM và Tổ chức hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển SIDA, tập trung nghiên cứu về những tác động, cơ hội, thách thức và yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Trên cơ sở phân tích tình hình phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thực trạng kinh doanh, các tác giả đã nêu lên những quan điểm và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

- Sách chuyên khảo: “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt nam hiện nay”, PGS.TS.Nguyễn Trường Sơn, NXB Chính trị Quốc gia — Sự that, Hà Nội, năm 2014.

Trang 13

Cuốn sách này đã tổng hợp những vấn đề lý luận chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa; đi sâu phân tích và giải quyết các van dé đặc thù của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt nam trong bối cảnh hội nhập như vấn đề quản trị công ty, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, vấn đề tiếp cận nguồn lực kinh doanh, đặc biệt là nguồn lực tài chính của doanh nghiệp Bên cạnh đó, cuén sách cũng đi sâu bàn luận và giải quyết van đề quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Cuốn sách bao gồm 09 Chương tập trung vào các nội dung như sau: (i) Đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế; (ii) Phân tích các nhân tố tác động đến quá trình phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt nam; (11) Những khó khan của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt nam hiện nay; (iv) Vận dụng khoa học quản trị công ty nhằm nâng cao hiệu

quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt nam; (v) Tạo lập quan hệ

lao động lành mạnh trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt nam hiện nay; (vi) Phát triển dịch vụ ngân hàng nhăm tăng cường khả năng hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt nam; (vii) Dich vụ phát triển kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt nam; (v11) Hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh hội nhập; (ix) Nâng cao tính minh bạch trong điều hành kinh tế vĩ mô của chính quyền cấp tỉnh nhằm phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay.

* Báo, tạp chí:

- Bài viết: “Thúc đây hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt nam hiện nay” của ThS.Nguyén Thị Ngân, Học viện Hành chính quốc gia Việt nam đăng trên Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 09/2015: Bài viết đã chỉ ra những kết quả đạt được và những điểm còn hạn chế bat cập trong việc trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa thời gian vừa qua từ phía các cơ quan Nhà nước, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triên.

Trang 14

- Bài viết: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa khi tham gia Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương” của tác giả Mai Xuân Hợi, Đại học Luật thuộc Đại học Huế, số chuyên đề Pháp luật và doanh nghiệp, tháng 08/2016, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp: Bài viết đã chỉ ra thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt nam và việc khai thác lợi ích từ Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nâng cao nang lực của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thực tê;

- Số chuyên đề tháng 10/2016 về: “Góp ý dự thảo Luật Hỗ trợ doanh

nghiệp nhỏ và vừa” của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư Pháp với 07 bài viết của các tác giả nhằm đưa ra những góp ý mang tính xây dựng và hoàn thiện Dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, bao gồm các bài việt như sau:

(i) Nguyễn Van Thân, Vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt nam đối với cộng đồng doanh nghiệp: Bài viết trình bày sự ra đời và phát triển của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt nam và vai trò của Hiệp hội trong việc xây dựng Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

(1ñ) Tô Hoài Nam, Tăng cường vai trò, trách nhiệm của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt nam trong Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Bài viết đánh giá thực trạng việc tham gia của các Hiệp hội trong các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian qua, chỉ rõ nguyên nhân của những yếu kém, bat cập và trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của các Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa trong Dự thảo Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

(iii) Nguyễn Thị Thanh Bình, Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp-một trong những nội dung quan trọng cần đưa vào Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Trong bài viết, tác giả đã chỉ ra những điểm hạn chế trong năng lực tiêp cận với các văn bản và hệ thông chính sách pháp luật của

Trang 15

doanh nghiệp nhỏ và vừa, nêu rõ nguyên nhân chủ quan và khách quan, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp đồng bộ nhằm thay đổi nhận thức, tăng cường năng lực tiếp cận với các thông tin, chính sách pháp luật và thông lệ quốc tế trong kinh doanh.

(iv) Trương Thanh Đức, Một vài bình luận về dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Trong bài viết, tác giả đã đưa ra một số bình luận về các quy định của Dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, bao gồm: về phạm vi và đối tượng áp dụng; về các đối tượng tham gia hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; về bảo đảm sự bình đắng pháp lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa; về hỗ trợ tiếp cận tín dụng; về hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh; về một số hỗ trợ đặc thù khác.

(v) Đào Đình Anh, Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và kiến nghị hoàn thiện dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Bài viết trình bày đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt nam, sự cần thiết phải hỗ trợ pháp ly cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, đánh giá thực trạng công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hiện nay, từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện Dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

(vi) Nguyễn Sỹ Anh, Dé Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ va vừa thể hiện được giá trị và ý nghĩa thiết thực đối với các doanh nghiệp: Bài viết chỉ ra thực trạng van đề hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt nam trong thời gian qua, trên cơ sở đó nêu một số đề xuất trong việc xây dựng Dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

(vii) Lương Van Thắng, Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm thúc đây ngành công nghiệp hỗ trợ: Bài viết chỉ ra vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các ngành công nghiệp hỗ trợ và sự cần thiết phải hỗ trợ những doanh nghiệp này nhằm thúc đây ngành công nghiệp hỗ trợ trên thực tế, trên cơ sở đó đóng góp một số ý kiến nhăm xây dựng chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trang 16

- Bài viết: “Pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc và một số kiến nghị tham khảo” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Viện nghiên cứu lập pháp, số 03/2016: Bài viết đã giới thiệu chung về pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hàn

Quốc, những quy định của pháp luật cụ thé về việc hỗ trợ các doanh nghiệp

nhỏ và vừa, bao gồm các quy định về hỗ trợ hoạt động thương mại, giao dịch hàng hóa cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, về vấn đề đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực phù hợp hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, về đổi mới công nghệ hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa và các doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm, các chính sách ưu đãi về tài chính cho doanh nghiệp, các chính sách hoạt động hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của cơ quan quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc Trên cơ sở phân tích, tác giả bài viết đã chỉ ra những thành tựu đạt được từ việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc và khả năng áp dụng chính sách, pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt nam.

- Bài viết: “Hướng hoàn thiện chế định hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” của PGS.TS.Nguyễn Viết Tý, Đại học Luật Hà Nội đăng trên Tạp chí Luật học số tháng 06/2017: Bài viết đã phân tích, đánh giá thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa, thực trạng pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng ở Việt nam Qua đó, bài viết đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện chế định hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

* Đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án:

- Đề tài nghiên cứu khoa học: “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ Việt nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế” của TS.Lưu Khánh Cường, Khoa Quản tri kinh doanh, Trường Dai học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp làm chủ nhiệm đề tài.

Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về doanh nghiệp thương mại nhỏ

Trang 17

và vừa, các yếu tổ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

thương mại nhỏ và vừa, xây dựng các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh

của doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa Bên cạnh đó, đề tài đã tiến hành phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa, thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dé từ đó chỉ ra những hạn chế còn tồn tại làm căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực canh tranh cho các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa Hơn thế nữa, đề tài khái quát lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, phân tích rõ những cơ hội và thách thức đặt ra đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thé giới Cùng với việc tóm tắt những mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - thương mại Việt Nam, từ đó đưa ra những quan điểm và phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa Việt Nam, cũng như dé xuất hệ thống các giải pháp và kiến nghị có chọn lọc nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa Việt Nam trong thời gian tới.

- Hội thảo “Dự thảo hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa dưới góc nhìn của cộng đồng doanh nghiệp” do câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp phối hợp với công ty TNHH VietThink tô chức.

Hội thảo nay được tổ chức nhăm mục đích giới thiệu nội dung Dự án Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và thông tin những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, đồng thời đưa ra những góp ý của doanh nghiệp về Dự án Luật, qua đó đề xuất với cơ quan soạn thảo Luật dé nghiên cứu, hoàn chỉnh Dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét thông qua Các bài tham luận của Hội thảo xoay quanh một số vấn đề cụ thể như: Giới thiệu những nội dung cơ bản của Dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; nhận xét về dự án Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; bình luận về hỗ trợ cơ bản doanh nghiệp nhỏ và vừa; bình luận vê hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sau khi chuyên đôi từ hộ

Trang 18

kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ va vừa khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; đánh giá chung về công tác quản lý Nhà nước trong Dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

* Các tài liệu khác:

- Bài viết: “Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản” của tác giả Nguyễn Thị Thu Băng, Đại học Quốc gia Hà Nội đăng tải

trên website:

* http://www.inas.gov.vn

- Bài viết: “Một số kinh nghiệm hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp

nhỏ và vừa cua Nhật Bản” đăng tải trên website: http://business.gov.vn

- Bài viết: “Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ Nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt nam” của ThS.Bui Bảo Tuan, Thanh tra

Chính phủ đăng tải trên website:

2.2 Tai liệu nước ngoài

- Cuốn sách: “Small and Medium Enterprises: Concepts, Methodologies, Tools, and Application”, Information Resources Management Association (4volume):

Với mỗi phan, cuốn sách nay cung cấp cho độc giả những nghiên cứu toàn diện về các khái niệm, phương pháp luận, công cụ nghiên cứu và ứng dụng các nghiên cứu nay trong việc tìm hiểu về doanh nghiệp nhỏ và vừa Đây là tài liệu tham khảo được đánh giá là cần thiết cho các chuyên gia, học viên và các nhà nghiên cứu — những người quan tâm đến sự tăng trưởng và những tác động của mô hình doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia.

- Cuốn sách: “Smaill and Medium-Sized Enterpries and the Global

Economy” của tác gia Gerald I Susman, Dai hoc bang Pennsylvania, Hoa Kỳ.

Trang 19

Cuốn sách này cung cấp nguôn tài liệu tham khảo hữu ích về những đòn bây và thách thức mới xuất hiện trong nên kinh tế toàn cầu thông qua việc tìm hiểu về những doanh nghiệp nhỏ và vừa, những chủ thể kinh doanh băng cách nào đó có thê trở thành những đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ hơn trong phạm vi quốc gia và thị trường quốc tế nếu kết hợp với nhau thay vì là những công ty độc lập hoặc là những thành viên của mạng lưới nhà cung cấp/khách hàng Cuốn sách bao gồm 17 Chương và 16 chương trong số đó được tô chức thành sáu phần Mỗi phan tập trung vào những khía cạnh và van đề liên quan đến tất cả các thách thức đã được đề cập bên trên.

- Cuốn sách: “Small and Medium Enterprises in Transitional Economies” của nhóm tac gia MclIntyre, R.,Dallago,B., NXB.PalgraveMacmillan UK.

Cuốn sách này tập trung khám phá những mối quan hệ phức tạp giữa sự tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa với những chính sách và thê chế hiện tai, sự tác động của lịch sử và văn hóa — cái định hình nên ban chat của nó.

- Nghiên cứu: “Small businesses, job creation and growth: facts,

obstacles and best practices” cua OECD:

Day là nghiên cứu của OECD về mô hình doanh nghiệp nhỏ va vừa ở các quốc gia thành viên Quá trình nghiên cứu về sự phát triển của mô hình doanh nghiệp nay của OECD tập trung vào 09 van đề như sau: triển vọng nghề nghiệp, sự phát triển của năng suất và chất lượng sản phẩm; Tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Cải cách quy định pháp luật về doanh nghiệp nhỏ và vừa; Sự hỗ trợ của cộng đồng với doanh nghiệp nhỏ và vừa; sự đổi mới của các doanh nghiệp nhỏ và vừa; sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa; các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc sở hữu của doanh nhân nữ; Mối quan hệ giữa văn hóa với hoạt động của các doanh nghiệp và cuối cùng là những chính sách thực tiễn tốt nhất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trang 20

- Cuốn sách: “OECD Small and Medium Enterprises Outlook” của OECD được xuất ban qua từng năm đã cung cap một bức tranh toàn cảnh về các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa (MSME) ở các nước thành viên OECD Theo quan điểm của các tác giả, tài chính của các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa phụ thuộc chủ yếu vào chính sách của Chính phủ mỗi quốc gia Khuôn khổ pháp lý là cách mà các Chính phủ có thé hỗ trợ cho tiến trình tăng trưởng của MSME thông qua các dịch vụ hỗ trợ về tài chính dựa trên các minh chứng thực tiên.

- Cuốn sách: “Entrepreneurship Development for Competitive Small and Medium Enterpries” của tác giả Shigeo Takenaka, xuất bản bởi The Asian Productivity Organization (APO).

Theo giới thiệu, ấn bản này bao gồm các nghiên cứu nổi bật và các đánh giá chuyên sâu được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia về SME, người làm chính sách và những người làm thực tiễn từ các nước thành viên Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Nepal, Pakistan, Philipin và Việt nam Với tất cả các nghiên cứu chuyên sâu cộng với kinh nghiệm về sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các nước thành viên được lựa chọn của APO, nhà xuất bản cũng hy vọng ấn bản này sẽ cung cấp những ý tưởng thiết thực và những vi dụ cụ thé cho sự phát triển xa hơn va nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực Châu A — Thái Bình Dương.

Có thê nói, việc tìm hiểu tổng quan tình hình nghiên cứu pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định mục tiêu và định hướng nghiên cứu của dé tài, tập trung làm rõ những van dé chưa được dé cập hoặc đã được dé cập trong các bài nghiên cứu khác nhưng chưa thực sự mang tính toàn diện.

Những công trình nghiên cứu khoa học đã được tìm hiểu trên đây mới chỉ là những công trình nồi bật nhất có liên quan đến van đề pháp luật về hỗ

Trang 21

trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, bên cạnh rất nhiều các công trình nghiên cứu khác có liên quan trên thực tế Tuy nhiên, thông qua việc tìm hiểu một cách tổng quan tình hình nghiên cứu pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước cũng như nước ngoài, có thê đưa ra một sô nhận xét như sau:

- Vấn dé tìm kiếm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, cùng với việc hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ mô hình doanh nghiệp này được giới nghiên cứu của các quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt nam nói riêng đặc biệt quan tâm;

- Hầu hết các công trình nghiên cứu khoa học, hoặc mới chỉ tập trung tìm hiểu về những vấn đề mang tính bản chất của doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoặc tìm hiểu về những giải pháp hỗ trợ mang tính đơn lẻ dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong khi chưa thực sự có một công trình nghiên cứu mang tính toàn diện về doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như các biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp này;

- Phần lớn các công trình nghiên cứu nước ngoài đều tiếp cận với mô hình doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một phạm vi nghiên cứu rộng và không trực tiếp đề cập đến các chính sách của quốc gia trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Tuy nhiên, một số nội dung về chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các tài liệu nước ngoài có giá trị tham khảo rất cao trong việc tìm ra các giải pháp nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và

vừa ở Việt nam;

- Hầu hết các công trình nghiên cứu nêu trên ở trong nước đều đã được thực hiện trước khi đạo Luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Chính phủ Việt nam được thông qua Chính vì vậy, cần thiết phải có một công trình nghiên cứu khoa học pháp lý tiếp cận trực tiếp các nội dung mới về bản chất của mô hình doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như các giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp này trên cơ sở nghiên cứu cả pháp luật trong nước và pháp luậtquôc tê.

Trang 22

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là:

() Đóng góp các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trên cơ sở phân tích những tôn tại, bất cập của pháp luật và tham khảo các đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

(ii) Cung cấp nguồn tài liệu nghiên cứu, tham khảo về khung pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp

nhỏ và vừa ở Việt Nam.

4 Nhiệm vụ của đề tài

Tư nhất: Nghiên cứu các van đề lý luận về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và chính sách, quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

Thứ hai: Nghiên cứu những nội dung cơ bản của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam;

Thứ ba: Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn thực thi các quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam;

Thứ năm: Nghiên cứu kinh nghiệm một số quốc gia về xây dựng khung pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm có thể tham khảo, vận dụng cho quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta;

Thứ sáu: Kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam nhăm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

5 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Về không gian nghiên cứu: Đề tài chủ yếu nghiên cứu pháp luật và thực tiên vê hô trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong môi tương quan so sánh và

Trang 23

học tập kinh nghiệm pháp luật một số nước dé hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.

- Về thời gian nghiên cứu của đề tài: Thời gian nghiên cứu của đề tài tính từ năm 2017 đến nay, đó là thời điểm Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Đề tài chủ yếu nghiên cứu các quy định pháp luật và thực tiễn thi hành các quy định pháp luật hiện hành về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng có sự liên hệ với các quy định tương ứng đã được ban hành trước đây để nhận diện, bình luận những điểm hợp lý và bất cập của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật.

- Về nội dung nghiên cứu của đề tài: Là một công trình khoa học pháp lý nên đề tài nghiên cứu về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa dưới góc độ pháp lý.

Đề tài tập trung nghiên cứu về các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật hiện hành và thực trạng thực hiện các quy định về các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, gồm nhóm các biện pháp hỗ trợ chung đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa và nhóm các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyên đổi từ hộ kinh doanh, khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị Các quy định pháp luật về mô hình các cơ quan, tô chức quản lý hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; trách nhiệm của các cơ quan tô chức đó không thuộc phạm vi nghiên cứu của dé tài khoa học cấp trường: Nang cao hiệu quả thực thi pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.

6 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận về Nhà nước, pháp luật và quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong xu thế mở cửa kinh tế với các quốc gia trong khu

Trang 24

Trên cơ sở đó, các phương pháp cụ thé được sử dụng phù hợp với từng nội dung nghiên cứu, như: phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, logic, lịch sử, so sánh, đối chiếu, khảo sát thực tiễn nhằm làm sáng tỏ các van đề nghiên cứu Cụ thé:

- Phương pháp phân tích, so sánh, lịch sử, logic sẽ được sử dụng dé làm rõ bản chât hô trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Phương pháp so sánh, dựa trên những khảo sát thực tiễn sẽ đánh giá quá trình thực hiện pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có tính trung thực, chính xác với thực tiễn;

- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng chủ yếu trong toàn bộ nội dung công trình nghiên cứu dé giải quyết mục đích tìm ra những giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phù hợp, hợp lý với đặc điểm kinh tế xã hội của nước ta và đáp ứng những yêu cầu hội nhập quốc tế.

7 Những đóng góp mới của đề tài

Thứ nhất, đề tài giải quyết lý luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa: ban chất pháp lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa với các tiêu chí dé nhận diện doanh nghiệp nhỏ và vừa; sự cần thiết phải hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa dưới góc

độ pháp lý.

Thứ hai, đề tài giới thiệu kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số quốc gia Qua kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của các quốc gia khác sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm xây dựng, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam.

8 Giá trị ứng dụng của đề tài

Địa chỉ ứng dụng trực tiếp là Bộ môn Luật thương mại và các khoá

Trang 25

sinh viên hệ chính quy thuộc các mã ngành: Luật học, Luật Kinh tẾ, các cơ Sở đào tạo nghề luật (Học viện Tư pháp, Trung tâm tư vấn pháp luật) và các cơ sở xây dựng pháp luật.

Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu:

- Kết quả nghiên cứu của đề tài là học liệu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với các cơ sở đào tạo pháp luật của Việt Nam, trước hết là đạt hiệu quả ứng dụng cho việc giảng dạy của giảng viên khoa Pháp luật Kinh tế- Đại học Luật Hà Nội.

- Là nguồn tài liệu tham khảo có chất lượng đối với người nghiên cứu

khoa học pháp lý Bộ môn Luật thương mại và các khoá sinh viên hệ chính

quy thuộc các mã ngành: Luật học, Luật Kinh tẾ, các cơ sở đào tạo nghề luật (Học viện Tư pháp, Trung tâm tư van pháp luật).

- Là nguôn tài liệu tham khảo cho các cơ quan như Bộ Tư pháp, các cơ quan nghiên cứu về lập pháp về hoàn thiện khung pháp lý nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.

Trang 26

PHẢN NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận về hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1 Khai niệm Doanh nghiệp nhỏ và vừa

SMEs là viết tắt của cụm từ Small and Medium Enterprise khi được dịch sang tiếng Việt cụm từ này có nghĩa là Doanh nghiệp nhỏ và vừa (gọi chung là DNNVV) Cho đến nay chưa có khái niệm chung thống nhất về DNNVV ở trên thế giới Bởi lẽ, tùy điều kiện kinh tế- xã hội ở mỗi quốc gia mà định nghĩa DNNVV có thé được tiếp cận theo các tiêu chí khác nhau.

Theo từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “DNNVV là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về vốn, lao động hay doanh thu Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thê chia thành ba loại căn cứ vào quy mô, đó là: Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa”.

Theo tiêu chí của Ngân hàng thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là “Doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 người đến 50 người, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động”.

Một số nước đưa ra định nghĩa về DNNVV dựa trên tiêu chí vốn và lao động Chăng hạn, ở Nhật Bản, theo quy định của Bộ luật cơ bản về DNNVV, trong lĩnh vực công nghiệp chế biến và khai thác thì doanh nghiệp sử dụng dưới 300 lao động, có số vốn sản xuất kinh doanh dưới 100 triệu yên thuộc doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ Một số nước đánh giá quy mô doanh nghiệp không phải chỉ theo từng ngành kinh tế kỹ thuật, dựa vào tiêu chí lao động và vốn mà còn dựa vào doanh thu của doanh nghiệp Như quy định trong ngành công nghiệp chế tạo, xây dựng và khai khoáng ở Đài Loan thì doanh thu không vượt quá 1,5 triệu USD, vốn không được vượt quá 120 tệ Đài Loan và sử dụng dưới 50 lao động được xếp vào doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa

Trang 27

Hiện nay, các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta là

tiêu chí sô lượng lao động tham gia bảo hiêm xã hội và tiêu chí vôn hoặc

doanh thu, được quy định tại Điều 4 Luật Hỗ trợ DNNVV năm 2017 :

1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm

không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:

a) Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng:

b) Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.

2 Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa đượcxác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây

dựng; thương mại và dịch vụ.

Như vậy, có thê nhận xét: Có rất nhiều các quan điểm khác nhau về DNNVV phụ thuộc vào từng điều kiện cụ thể của mỗi nước trên thế ĐIỚI Khái niệm/định nghĩa về DNNVV chỉ mang tính chất tương đối cả về thời gian lẫn không gian để phù hợp với sự thay đổi của thực tiễn Vì vậy, các tiêu chí xác định DNNVV ở mỗi quốc gia có thé khác nhau Ngay ở một quốc gia, các tiêu chí xác định DNNVV có thé thay đổi trong từng thời kỳ do sự biến đổi của tăng trưởng kinh tế, giá cả và các mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế.

1.2 Đặc điểm của DNNVV

Thứ nhất, DNNVV là cơ sở sản xuất kinh doanh độc láp, ton tại dưới

các hình thức kinh doanh khác nhau.

DNNVV là cơ sở kinh doanh độc lập, tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau do một hoặc nhiều chủ thé dau tư vốn thành lập Vị thế của DNNVV là một chủ thể có tư cách pháp lý độc lập, được tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập, bình đăng với các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn Mục đích của các DNNVV là thực hiện hoạt động kinh doanh hướng đến lợi

Trang 28

nhuận Đây cũng là động lực của tất cả các loại hình doanh nghiệp để đảm bảo sự tôn tại, phát triển và có vị thế cạnh tranh trên thương trường.

Theo pháp luật doanh nghiệp hiện hành của Việt Nam thì DNNVV là loại hình doanh nghiệp được tô chức dưới các hình thức tổ chức như doanh nghiệp tư nhân, công ty và vì thế, DNNVV có bản chất của doanh nghiệp: là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch 6n định (trụ sở chính),

đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật và thực hiện các hoạt động

kinh doanh hướng đến mục đích lợi nhuận.

Thứ hai, DNNVV có quy mô nhỏ và số lượng lao động it:

DNNVV là những doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ; sử dụng ít lao động, doanh thu thấp, trình độ quản lý doanh nghiệp và chất lượng nhân sự,

người lao động của doanh nghiệp cũng như chi phí đào tạo lao động khôngcao trong tương quan so sánh với các doanh nghiệp khác.

Tiêu chí quy mô nhỏ và số lượng lao động ít là những tiêu chí quan trọng để nhận diện đó có phải là DNNVV so với các doanh nghiệp không phải là DNNVV Tuy nhiên, tiêu chí quy mô hay số lao động có thé thay đổi trong từng thời kỳ phụ thuộc vào sự biến động về giá và tài sản trên thực tế Các tiêu chí này và ưu tiên lựa chọn tiêu chí von/doanh thu, lao động ở mỗi quốc gia sẽ khác nhau phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Ở mỗi ngành nghé, lĩnh vực kinh doanh cụ thé tiêu chí vốn/doanh thu, số lượng lao động có thể dao động khác nhau để xác định doanh nghiệp đó có phải là DNNVV không? Có sự khác nhau như vậy là vì yêu cầu hoạt động kinh doanh của mỗi lĩnh vực kinh doanh có đặc thù khác nhau Ví dụ ở Việt Nam, theo Điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 Quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV thì doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá

Trang 29

50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải

là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định trên Nhưng doanh nghiệp nhỏ

trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tông nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định trên.

Với đặc điểm quy mô vốn nhỏ, tổ chức quản lý doanh nghiệp đơn giản, gon nhẹ, dé dàng thành lập doanh nghiệp với số vốn nhỏ nên DNNVV dễ dàng, năng động hơn so với các doanh nghiệp lớn trong việc thay đổi hướng kinh doanh Mặt khác, DNNNVV sẵn sàng mạo hiểm đầu tư vào các lĩnh vực mới, mạo hiểm với rủi ro có thÊ xảy ra Bởi lẽ, nếu DNNVV thất bại thì họ cũng chỉ chịu rủi ro trong phạm vi nguôn tài chính nhỏ và có thé khởi nghiệp từ đầu Với số lượng lao động ít nên mối quan hệ giữa người chủ DNNVV với các nhân sự trong doanh nghiệp có khả năng kiểm soát được nguy cơ dẫn đến mâu thuẫn Khác với DNNVV, các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ phải cân nhắc và ít dám mạo hiểm đầu tư thay đổi hoàn toàn định hướng kinh doanh; lợi ích kinh tế lớn là nguyên nhân dẫn đến sự xung đột, tranh giành quyền lực quản lý doanh nghiệp nhiều hon.

Bên cạnh những điểm năng động, linh hoạt của DNNVV thì DNNVV cũng gặp những khó khăn từ đặc điểm về quy mô vốn nhỏ Đó là khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn dé đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh; là khó khăn trong việc đổi mới công nghệ va nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu thé hội nhập quốc tế Mặt khác, vì DNNVV có ít vốn nên khó cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trong việc thu hút lao động có tay nghề cao, với nguồn kinh phí hạn hẹp nên DNNVV khó có khả năng đảo tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động Thực trạng đó đặt ra yêu cầu cần thiết phải có sự hỗ trợ đối với khu vực DNNVV.

Trang 30

1.3 Khái niệm, đặc điểm hỗ trợ đối với DNNVV

* Khái niệm: Hỗ trợ DNNVV là hoạt động của Nhà nước kết hợp cùng

các tô chức, cá nhân thực hiện các hoạt động giúp đỡ, thúc đây sự phát triển của DNNVV Hoạt động hỗ trợ DNNVV có thé bao gồm: Xây dựng chương trình, tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ DNNVV; kiểm tra, xử lý vi phạm hoạt động hỗ trợ DNNVV.

* Đặc điểm hỗ trợ đối với DNNVV

Một là: Chủ thể hỗ trợ DNNVV bao gồm nhiều chủ thể khác nhau trong đó Nhà nước đóng vai trò là chủ thể hỗ trợ chính

Chủ thé hỗ trợ DNNVV là Nhà nước và các thiết chế khác như các hiệp hội, câu lạc bộ, các tổ chức tư van, trợ giúp cùng Nhà nước thực hiện hỗ trợ cho DNNVV nhưng Nhà nước với bản chất và chức năng cơ bản là thực hiện hoạt động quản lý sẽ đóng vai trò chính trong các chủ thê thực hiện hoạt động hỗ trợ cho DNNVV Nhà nước sẽ ban hành khung pháp ly dé triển khai các hoạt động hỗ trợ cho DNNVV Mọi sự hỗ trợ can thiệp ý chí chủ quan không đúng đối tượng hỗ trợ có thé anh hưởng đến trật tự cạnh tranh trên thị trường.

Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả cho sự phát triển của khu vực DNNVV đồng thời vẫn phải duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh thì việc hỗ trợ DNNNV phải tuân thủ những nguyên tắc, đối tượng, thẩm quyên, nội dung, trình tự và thủ tục theo quy định của pháp luật.

Hai là: Đối tượng được hưởng các biện pháp hồ trợ là các DNNVV DNNVV là những chủ thé can đến sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức khác vì DNNVV là những doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ, sử dụng ít

lao động, doanh thu thấp Đặc biệt, trong thời đại cách mạng công nghệ, các ý

tưởng kinh doanh được khởi nguồn từ sự năng động, dam thử thách mạo hiểm của các những nha đầu tư trẻ tuổi nhưng chưa có đủ vốn dé thực hiện ý tưởng kinh doanh của mình thì nếu họ được hỗ trợ khởi nghiệp có thể tạo ra những

Trang 31

phát triển thần kỳ cho nền kinh tế Vì những sáng tạo của con người là vô cùng và những sáng tạo đó có thể thay đổi được thế giới Gần đây, Việt Nam bắt đầu khởi xướng phong trào khởi nghiệp (startup) theo tinh than một "quốc gia khởi nghiệp" (startup nation) Việt Nam quan tâm đến lực lượng trẻ startup trong những lĩnh vực có sản phẩm, dịch vụ, quy trình và công nghệ cùng khả năng huy động vốn của họ cho các hoạt động tương lai Vì vậy, hỗ trợ cho các đối tượng trẻ khởi nghiệp sáng tạo và các doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ va vừa sẽ là những đối tượng nam trong chính sách và quy định của pháp luật dé thụ hưởng các biện pháp hỗ trợ của Nha nước, của các tổ chức, cá nhân khác.

Ba là: Mục đích của hỗ trợ DNNVV là tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của DNNVV.

Mục đích của hỗ trợ DNNVV nhăm vào việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự tôn tại, phát triển của DNNVV Mục đích hỗ trợ DNNVV phải được xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tiễn về hiệu qua, vai tro và ưu, nhược điểm của DNNVV trong từng thời kỳ phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia khác nhau Có như vậy, mục đích hỗ trợ DNNVV mới chính xác để xác định được đúng, trúng các nhiệm vụ, mục tiêu cụ thê trong triển khai các quy định pháp luật về hỗ trợ DNNVV.

Bon là: Hỗ trợ DNNVV được thực hiện theo các phương thức, hình thức và các biện pháp hỗ trợ khác nhau

Hỗ trợ DNNVV có thể thực hiện qua các phương thức, hình thức khác nhau như hỗ trợ từ góc độ chính sách, kế hoạch, chương trình quốc gia, hành động cho tới hỗ trợ bằng pháp luật.

Hỗ trợ DNNVV có thé thực hiện theo hình thức trực tiếp đối với DNNVV thông qua việc DNNVV được thụ hưởng các chính sách, quy định pháp luật hoặc hỗ trợ theo hình thức gián tiếp thông qua việc các tổ chức, cá

Trang 32

Nội dung các biện pháp hỗ trợ DNNVV đa dạng có thể là các biện pháp hỗ trợ chung đối với các DNNVV như các biện pháp hỗ trợ về tài chính, hỗ trợ về đất đai, hỗ trợ về đào tạo lao động, hỗ trợ về pháp lý, hỗ trợ về mở rộng thị trường, hỗ trợ về công nghệ hoặc các biện pháp hỗ trợ đối với nhóm các DNNVV hoạt động trong những ngành nghề có tính chất khởi nghiệp đổi mới

sáng tạo, tạo ra chuỗi liên kết ngành, chuỗi giá tri

1.4 Chính sách và pháp luật về hỗ trợ DNNVV 1.4.1 Sự can thiết phải hỗ trợ DNNVV

Một là: Xuất phát từ vai trò quan trọng và những hạn chế của DNNVV đặt ra yêu câu can phải có sự hỗ trợ DNNVV nhằm thúc đẩy sự phát triển của DNNVV

(i) Xuất phát từ vai trò quan trọng của DNNVV đóng góp vào sự phát triển của kinh tế- xã hội của quốc gia nên cần có quy định hỗ trợ cho khu vực DNNVV

Một là: DNNVV góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phan ồn định xã hội, tạo việc làm cho số lượng lớn người lao động vì đa số DNNVV không đòi hỏi nhân công có trình độ chuyên môn cao ma tận dụng nguồn nhân lực tại địa phương với chi phí lao động thấp.

Có thé minh chứng cho nhận định trên thông qua các số liệu sau: Ở Hàn Quốc hiện có gần 3 triệu DNNVV, chiếm 99,8% các doanh nghiệp đang hoạt động, sử dụng gan 1 triệu lao động, chiếm 86% tổng số lao động cả nước, mỗi năm cung cấp 270 ngàn việc làm mới Theo thống kê, khu vực DNNVV chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp trong nước, đóng góp khoảng 50% GDP, 31% vào tổng số thu ngân sách, chiếm khoảng 31% vốn đầu tư của cộng đồng doanh nghiệp nói chung và quan trọng là đang tạo ra 51% tổng việc làm của Việt Nam‘.

4 Huyền Trang, Bao giờ Luật Hỗ trợ DNNVV tháo gð được khó khăn cho doanh nghiệp, nguồn truy cập:

http://enternews.vn/bao-gio-luat-ho-tro-dnnvv-thao-go-duoc-kho-khan-cho-doanh-nghiep-128250.html;

Trang 33

Hai là: DNNVV cung cấp số lượng hàng hóa lớn cho xã hội, phù hợp với đối tượng khách hàng chủ yếu là người có thu nhập trung bình và thấp

Đối với những nước đang phát triển với mức thu nhập của người dân còn thấp chưa có khả năng tiêu thụ, sử dụng hàng hóa, dịch vụ của những công ty, tập đoàn lớn thì những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của DNNVV với mức giá cả vừa phải phù hợp với người có thu nhập thấp sẽ được tiêu thụ với số lượng lớn Do đó, DNNVV sẽ đóng góp vai trò cung ứng hàng hóa, dịch vụ đa dạng, phong phú với số lượng lớn cho người tiêu dùng có thu nhập thấp.

Ba là: DNNVV còn đóng góp trong việc ươm mam các tài năng quản trị doanh nghiệp và là nơi trải nghiệm, tích tụ những kinh nghiệm kinh doanh có hiệu quả để hình thành các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn vững mạnh trong tương lai.

DNNVV là nơi dao tạo, rèn luyện các chủ doanh nghiệp, người quan lý, điều hành doanh nghiệp làm quen, trải nghiệm sự thăng trầm của môi trường kinh doanh Bắt đầu từ kinh doanh nhỏ và vừa; điều hành quản lý kinh

doanh nhỏ và vừa sẽ tạo nên sự trưởng thành và tích lũy kinh nghiệm quản tri

doanh nghiệp Dần dần, từ quy mô vốn nhỏ và vừa với sự dày dặn về kiến thức, kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp sẽ giúp cho chủ DNNVV có cơ hội phát triển DNNVV trở thành những doanh nghiệp có quy mô vốn lớn hoặc tập đoàn vững mạnh trên thương trường Nhận thức được vai trò ươm tạo các doanh nghiệp lớn từ việc ghi nhận, phát triển các DNNVV, Nhà nước cần ban hành các chính sách và quy định pháp luật để hỗ trợ và tạo điều kiện để cộng đồng DNNVV hoạt động hiệu quả hơn.

(ii) Xuất phát từ hạn chế của DNNVV cần thiết phải có sự hỗ trợ DNNVV nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNNVV.

Trang 34

DNNVV thường lạc hậu; vốn của DNNVV thường không lớn và thiếu mặt bang sản xuất kinh doanh.

Do vậy, doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay từ ngân hàng Tổng nguồn vốn bình quân của các DNNVV ở mức rất thấp khoảng 24-26 ty đồng/doanh nghiệp', chỉ bằng 1,3% tổng nguồn vốn bình quân của một doanh nghiệp Nhà nước Tài sản cố định và đầu tư dài hạn bình quân của DNNVV cũng rất khiêm tốn, dao động ở mức 7-9 tỷ đồng/doanh nghiệp và chỉ bang gần 1% của doanh nghiệp Nhà nước Mặc dù chiếm ưu thế về số lượng (chiếm hơn 96% tổng số doanh nghiệp) nhưng tổng tài sản cố định và đầu tư dài hạn của khu vực DNNVV chỉ chiếm khoảng 40% tổng số tài sản cô định và đâu tư dài hạn của toàn bộ khôi doanh nghiệp.

- Hạn chế về trình độ quản lý và chất lượng nguồn lao động trong các DNNVV.

Theo số liệu thống kê ở Việt Nam, có tới 55,63% số chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ học van từ sơ cấp và phô thông các cấp Số lượng nhà khoa học, chuyên gia làm việc trong các DNNVV vừa chỉ chiếm 0,025% trong tổng số lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp Điều này có ảnh hưởng lớn đến việc lập chiến lược phát triển, định hướng kinh doanh và quản lý, phòng tránh các rủi ro pháp lý của các DNNVV ở Việt Nam.

- Hạn chế về tiếp cận hiệu quả với các chính sách pháp luật và thông lệ quốc tế trong kinh doanh Phan lớn là do các DNNVV chưa có đủ điều kiện hoặc chưa quan tâm tìm hiểu các chính sách pháp luật và thông lệ quốc tế để nâng cao năng lực của chính doanh nghiệp của mình trong kinh doanh.

Từ các vai trò quan trọng cua DNNVV; từ những thực trạng khó khăn,

° Báo cáo 01 năm tình hình triển khai Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;Ê Tô Hoài Nam, Nhw cdu hỗ trợ pháp ly của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, nguôn truy cập:

https://www.giamdoc.net/quan-ly-doanh-nghiep/nhu-cau-ho-tro-phap-ly-cua-cac-dnnvv-o-viet-nam;

Trang 35

hạn chế của DNNVV đã đặt ra yêu cầu cần có cơ chế, chính sách và pháp luật dé hỗ trợ hoạt động cua DNNVV.

Hai la: Xuất phát từ bản chất, vai trò của pháp luật nên sự hỗ trợ bằng pháp luật là công cụ hữu hiệu cho sự phát triển có hiệu quả của DNNVV

Bản chất của pháp luật được thê hiện ở hai tính chất cơ bản là tính chất giai cấp và tính chất xã hội Đặc trưng của pháp luật khác với các loại quy phạm xã hội khác (như đạo đức, tập quán, tôn giáo ) là tính bắt buộc chung áp dụng trên phạm vi không gian rộng lớn và tính chất cưỡng chế Nhà nước Pháp luật có tính bắt buộc chung vì do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế Nhà nước Vì vậy, khi hỗ trợ DNNVV bằng pháp luật sẽ đạt hiệu quả cao và bao trùm phạm vi điều chỉnh trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia Hỗ trợ DNNVV băng pháp luật

sẽ phi nhận được những hoạt động kinh doanh phù hợp với mô hình

DNNVV Từ đó, Nhà nước tạo lập khung pháp lý để khuyến khích, thúc đây sự phát triển và bảo vệ lợi ích hợp pháp của DNNVV phù hợp với giá trị đạo đức trong xã hội; xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật đối với hoạt động hỗ trợ DNNVV.

1.4.2 Mối quan hệ giữa chính sách và pháp luật về hỗ trợ DNNVV Chính sách là những tư tưởng, những định hướng các chủ thể hướng tới, cần đạt được Đề thực hiện được chính sách sẽ có các hình thức, phương tiện, công cụ dé chuyên tải chính sách như kế hoạch, các hành động, pháp luật Vì vậy, so với khái niệm pháp luật, chính sách được hiểu rộng hơn Nếu xét nội hàm của khái niệm chính sách trong mối quan hệ với chính trị và pháp quyên thì:

(1) Chính sách là sự thể hiện cụ thê của đường lối chính trị chung Dựa vào đường lối chính trị chung của Đảng cầm quyền mà các quốc gia sẽ hoạch định chính sách.

Trang 36

(ii) Chính sách là cơ sở nền tang dé chế định nên pháp luật Hay nói cách khác, pháp luật là kết quả của sự thể chế hóa chính sách.

Có thể có chính sách được thể chế hóa thành quy định của pháp luật (luật pháp hóa chính sách) hoặc cũng có chính sách không được pháp luật hóa khi không phù hợp với yêu cầu thực tiễn Nhưng sẽ không có pháp luật phi chính sách hay pháp luật ngoài chính sách Theo nghĩa đó, chính sách chính là nội dung của pháp luật, còn pháp luật là hình thức, là phương tiện thể hiện của chính sách khi được ban hành bởi Nhà nước theo một trình tự luật định. Tuy nhiên, chính sách có những điểm khác biệt với pháp luật.

Nhu vậy, chính sách có vai trò chi phối, quyết định đối với pháp luật Khi tư tưởng chính sách thay đổi thì pháp luật phải thay đổi theo Ngược lại, pháp luật lại là công cụ thực tiễn hóa chính sách Chính sách muốn đi vào cuộc sống một cách thực sự hiệu quả thì phải được luật pháp hóa; nếu không được thé hóa chính sách thì chính sách có thé chỉ là những ý tưởng tôn tại trên giấy tờ và không phát huy hiệu quả trong cuộc sống.

Ở nhiều quốc gia, DNNVV đều chiếm tỷ lệ cao trong tổng số doanh

nghiệp (từ 97-99%) và được xác định là “động lực tăng trưởng”, là “xương

sống” của nền kinh tế Các nước đã phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Liên minh châu Âu (EU) và các nước đang phát triển trong khu vực như Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ đều coi trọng vai trò của khu vực DNNVV Do đó, công tác hỗ trợ DNNVV được xem như một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách phát triển của các quốc gia và đã được các quốc gia này luật hóa từ nhiều thập ky trước thông qua việc sớm ban hành các Đạo luật cơ bản về hỗ trợ DNNVV hoặc doanh nghiệp nhỏ nhằm thúc đây khu vực doanh nghiệp này phát triển và đổi mới sáng tạo, đóng góp ngày càng cao trong nền kinh tế Hầu hết các quốc gia đã thé chế hoá hỗ trợ DNNVV dưới hình thức đạo luật hoặc luật (Nhật Bản, Mỹ, Nga, Trung Quốc, Hàn Quôc, Thái Lan) Thậm chí ở một sô quôc gia, việc bảo vệ, hô trợ

Trang 37

DNNVV được quy định trong Hiến pháp như Hàn Quốc, Đài Loan Một số

quốc gia (Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia ) ban hành dưới hình thức là luật

khung, luật cơ bản về hỗ trợ DNNVV, tạo cơ sở ban hành các luật Hỗ trợ DNNVV cụ thé khác như luật Hỗ trợ tài chính; luật Bao lãnh tin dụng, luật Thúc đây hợp tác liên kết giữa các DNNVV và doanh nghiệp lớn; luật Khuyến khích đầu tư, giảm thuế cho DNNVV; luật Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp nhỏ, mua sắm chính phủ đối với sản phâm của DNNVV hoặc quy định hệ thống các chính sách, biện pháp hỗ trợ cụ thé cho DNNVV Một số quốc gia khác ban hành dưới hình thức là luật chi tiết (Mỹ, EU ), trong đó quy định các chính sách, biện pháp cụ thé hỗ trợ DNNVV Các luật hỗ trợ DNNVVở các quốc gia thường được điều chỉnh, sửa đổi phù hợp với ưu tiên phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ, tập trung giải quyết các thách thức đối với sự phát triển của các DNNVV Bên cạnh đó, các luật này cũng quy định hệ thống cơ quan chính phủ đầu mối về hỗ trợ DNNVV

với vai trò điều phối triển khai thực hiện hỗ trợ DNNVV Các đạo luật cũng

thé hiện rõ trách nhiệm của Chính phủ trong việc đảm bảo các nguồn lực dé tô chức thực hiện hỗ trợ DNNVV'.

Ở Việt Nam, các chủ trương chính sách về hỗ trợ DNNVV được khăng định tại Nghị quyết số 14-NQ/TW (khóa IX) ngày 18/3/2002 về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân; Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 09/12/2011 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời ky day mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; Hiến pháp 2013 “đảm bảo mọi chủ thê thuộc các thành phần kinh tế tự đo cạnh tranh theo pháp luật, Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân

sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây 7 Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo thuyết mình chỉ tiết về Dự án Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa,

nguôn truy cập:

http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=1196&TablI

Trang 38

dựng đất nước” Đảng và Nhà nước đã đưa ra rất nhiều chủ trương đề cao việc

tăng cường trợ giúp doanh nghiệp, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi dé

phát triển như “Tăng cường trợ giúp để phát triển mạnh DNNVV, kinh tế hộ gia đình; hỗ trợ doanh nghiệp, khuyến khích hình thành doanh nghiệp lớn, thương hiệu mạnh” (Báo cáo đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2015) ; “Tao mọi điều kiện thuận lợi dé phát triển mạnh doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp tư nhân, tạo sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế” (Nghị quyết Đại hội Đảng khóa XII) Từ chính sách đó được thê chế hóa thành quy định pháp luật sau đây:

- Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát trién DNNVV được ban hành Nghị định 90/2001/NĐ-CP quy định khái niệm, tiêu chí xác định DNNVV ở Việt Nam, khăng định tầm quan trọng của DNNVV; các biện pháp hỗ trợ DNNVV; quy định về việc thành lập các cơ quan dé trợ giúp tổ chức, co quan Nhà nước phát triển, hỗ trợ DNNVV như “Cục Phát triên DNNVV”, “Hội đồng khuyên khích phát triển DNNVV”

- Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV đã thay thế cho Nghị định 90/2001/NĐ-CP tiếp tục kế thừa chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam và chỉnh sửa các quy định về hỗ trợ DNNVV phù hợp với nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Tổ chức thương mại thế giới.

- Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/05/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 Theo Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ, đến năm 2020 cả nước sẽ có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động.

- Quốc hội thông qua Luật Hỗ trợ DNNVV ngày 12/06/2017 tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV và có hiệu lực từ 01/01/2018.

Để cụ thé hóa Luật Hỗ trợ DNNVV, Chính phủ đã triển khai ban hành

Trang 39

các Nghị định số 34/2018/ND- CP ngày 08/03/2018 về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV; Nghị định SỐ 38/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 Quy định chỉ tiết về đầu tư cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo; Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 Quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV; Nghị định sỐ 39/2019/NĐ-CP ngày 10/05/2019 về tổ chức và hoạt động của Quy phát triển DNNVV; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chi thị số 15/CT-TTg ngày

15/6/2018 về tô chức triển khai thực hiện hiệu quả Luật Hỗ trợ DNNVV - Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, các quốc gia rất quan tâm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, vì vậy tại Hội nghị Bộ trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa lần thứ 24 tổ chức vào ngày 15/09/2017 đã tập trung vào ba nhóm van đề lớn trong đó có khuyến khích tạo điều kiện cho DNNVV tiếp cận thị trường và tham gia nhiều hon, sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cau; tăng cường tinh thần kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời đại kỹ thuật số thông qua khuyến khích khởi nghiệp và tuân thủ đạo đức kinh doanh Quan điểm khuyến khích DNNVV khởi nghiệp sáng tạo cũng đã được Chính phủ Việt Nam cụ thể hóa trong một số văn bản như: Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đôi mới sang tạo quốc gia đến 2025”; Quyết định số 171/QD-BKHCN ngày 7/02/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt danh mục nhiệm vụ đặt hàng thuộc Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025” bắt đầu thực hiện từ năm 2017 và Quyết định số 3362/QD-BKHCN ban hành quy định tạm thời xử lý hồ sơ tham gia Dé án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025”.

2 Nội dung cơ bản của pháp luật về hỗ trợ DNNVV

Pháp luật về hỗ trợ DNNVV là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để ghi nhận các nguyên tắc, các biện pháp hỗ trợ DNNVV và trách nhiệm của các cơ quan, tô chức trong việc hỗ trợ DNNVV.

Trang 40

Một là: Quy định về nguyên tắc hỗ trợ DNNVV

Nguyên tắc của pháp luật là những tư tưởng chỉ đạo cơ bản để thực hiện các hoạt động thực hiện, áp dụng pháp luật theo những định hướng cụ thể, thống nhất, bắt buộc phải tuân thủ Quy định về nguyên tắc hỗ trợ DNNVV sẽ đảm bảo cho hoạt động hỗ trợ DNNVV có hiệu quả, tôn trọng quy luật thị trường, đảm bảo sự khách quan, bình đăng.

Châu Âu đã hình thành Luật khung về DNNVV năm 2008 (SBA-Think Small First) đã đề ra 10 nguyên tắc mà các nước thành viên cần tuân thủ để tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho DNNVV3, trong đó có nguyên tac quan trọng là tao ra môi trường kinh doanh thuận lợi thúc day khởi nghiệp; đảm bảo hệ thống hỗ trợ của chính phủ đáp ứng yêu cầu của DNNVV

Ở Việt Nam, các nguyên tắc hỗ trợ DNNVV được thiết kế nhằm hướng tới hỗ trợ đồng bộ, có chọn lọc trên cơ sở nguồn lực hiện có của Nhà nước, huy động vốn của các tô chức, cá nhân trong và ngoài nước để hỗ trợ DNNVV Do nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước có hạn và phương thức chuyển từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp thông qua các tô chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ Đồng thời, hỗ trợ của Nhà nước là hỗ trợ có điều kiện, nghĩa là DNNVV phải đáp ứng điều kiện của từng nội dung, chương trình hỗ trợ quy định tại Luật Hỗ trợ DNNVV° Các nguyên tắc hỗ trợ DNNVV được quy định tại Điều 5 Luật Hỗ trợ DNNVV năm 2017.

Hai là: Quy định về các biện pháp hỗ trợ DNNVV

Xuất phát từ đặc điểm cố hữu của DNNVV là kinh doanh với quy mô nhỏ và sử dụng ít lao động nên nội dung hỗ trợ phát triển DNNVV của nhiều nước đều tập trung vào các van dé như: Cải thiện môi trường kinh doanh: Hỗ ® Chính phủ, Báo cáo kinh nghiệm quốc tế về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, nguồn truy cập:

Ngày đăng: 13/04/2024, 10:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w