1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo từ thực tiễn thành phố hồ chí minh

111 7 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Về Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Khởi Nghiệp Sáng Tạo Từ Thực Tiễn Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Mai Thị Huyền Trang
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Thu Hà
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 3,99 MB

Cấu trúc

  • 1. Tiêu đề (5)
  • 2. Tóm tắt (5)
  • 3. Từ khóa (5)
  • 1. Title (6)
  • 2. Abstract (6)
  • 3. Keywords (6)
  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (12)
  • 2. Mục tiêu của đề tài (14)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (15)
  • CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO (17)
    • 1.1. Các vấn đề cơ bản về hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo . 13 1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo (24)
      • 1.1.2. Khái niệm và vai trò của việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo (29)
      • 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo (31)
    • 1.2. Pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo (32)
      • 1.2.1. Khái niệm pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo (32)
      • 1.2.2. Nội dung pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo (33)
    • 1.3. Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng về việc doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo nhận được sự hỗ trợ (39)
      • 1.3.2. Bài học cho Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng về việc (44)
  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (17)
    • 2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo (50)
      • 2.1.1. Tổng quan pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo (50)
      • 2.1.2. Thực trạng pháp luật về điều kiện để doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được nhận hỡ trợ (52)
      • 2.1.3. Thực trạng quy định pháp luật về hỗ trợ vốn (54)
      • 2.1.4. Thực trạng quy định pháp luật về ưu đãi tín dụng (56)
      • 2.1.5. Thực trạng quy định của pháp luật về ưu đãi thuế (59)
      • 2.1.6. Thực trạng các hình thức hỗ trợ khác (61)
      • 2.1.7. Đánh giá quy định pháp luật hiện hành về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo (64)
    • 2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo tại thành phố Hồ Chí Minh (70)
      • 2.2.1. Tổng quan những lợi thế cho khởi nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh (71)
      • 2.2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hỗ trợ vốn để doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo tại thành phố Hồ Chí Minh được nhận hỗ trợ (75)
      • 2.2.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về ưu đãi tín dụng để doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo tại thành phố Hồ Chí Minh được nhận hỗ trợ (76)
      • 2.2.4. Thực tiễn áp dụng pháp luật về ưu đãi thuế để doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo tại thành phố Hồ Chí Minh được nhận hỗ trợ (77)
    • 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (81)
    • 3.2. Hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo (82)
      • 3.2.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về hỗ trợ vốn (82)
      • 3.2.2. Hoàn thiện quy định pháp luật về ưu đãi tín dụng (85)
      • 3.2.3. Hoàn thiện quy định pháp luật về ưu đãi thuế (86)
      • 3.2.4. Hoàn thiện quy định pháp luật về các hình thức hỗ trợ khác để doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được nhận hỗ trợ (87)
    • 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh (90)
  • KẾT LUẬN (49)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (98)

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu: Tác giả muốn làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo cũng như sự cần thiết phải ban hành các quy định về

Tiêu đề

Pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh.

Từ khóa

Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo

Luận văn QT Kinh doanh

Title

Legal Framework for Supporting Small and Medium-sized Innovative Startups from the Practical Context of Ho Chi Minh City.

Abstract

Rationale for the research topic selection: The current legal landscape concerning small and medium-sized innovative startup enterprises remains incomplete and inadequately developed Recognizing the significant contributions of small and medium-sized innovative startups and the legal and practical challenges they encounter, the author has chosen the topic "Legal Framework for Supporting Small and

Medium-sized Innovative Startups from the Practical Context of Ho Chi Minh

City" for their master's thesis in economic law Research objectives: The author intends to elucidate the fundamental theoretical issues concerning legal provisions to support small and medium-sized enterprises (SMEs) and innovative startup ventures, as well as the imperative need for the enactment of regulations pertaining to the assistance of

SMEs and innovative startups to meet the demands of Vietnam's industrialization, modernization, and international economic integration Research methodology: The thesis "Legal Framework for Supporting Small and Medium-sized Innovative Startups from the Practical Context of Ho Chi Minh City" employs primarily dialectical materialism and historical materialism, derived from the Marxist-Leninist ideology

Research outcomes: The research content of the thesis holds practical applications for formulating policies, amending and supplementing existing legal provisions related to supporting small and medium-sized innovative startups Furthermore, the thesis serves as a valuable reference for studying, teaching, and learning legal aspects of supporting small and medium-sized innovative startups in undergraduate and postgraduate legal education institutions.

Keywords

Innovative startup enterprises; Small and medium-sized innovative startups

Luận văn QT Kinh doanh

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt

DNKNST Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

DNNVVKNST Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo

HUBA Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh

TCTD Tổ chức tín dụng

TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh

UBND Ủy ban nhân dân

HĐND Hội đồng nhân dân ĐMST Đổi mới sáng tạo ĐTMH Đầu tư mạo hiểm

GTGT Gía trị gia tăng

TNDN Thu nhập doanh nghiệp

QSDĐ & TSGLTĐ Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất

Luận văn QT Kinh doanh

Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt

FDI Foreign Direct Investment Vốn đầu tư nước ngoài

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

Cộng đồng Hành động Khởi nghiệp

Chương trình Vườn ươm công nghệ

SBA Small Business Association Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ

WEF World Economy Forum Diễn đàn Kinh tế Thế giới

SMEDF Small and Medium Enterprise

Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia

Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

Luận văn QT Kinh doanh

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO 13

1.1 Các vấn đề cơ bản về hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo 13 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo 13

1.1.2 Khái niệm và vai trò của việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo 18

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo 20

1.2 Pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo 21

1.2.1 Khái niệm pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo 21

1.2.2 Nội dung pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo 22

1.3 Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng về việc doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo nhận được sự hỗ trợ 28

Luận văn QT Kinh doanh

1.3.1 Kinh nghiệm quốc tế về việc doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo nhận sự hỗ trợ 28

1.3.2 Bài học cho Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng về việc doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo nhận sự hỗ trợ 33

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 39

2.1 Thực trạng quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo 39

2.1.1 Tổng quan pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo 39

2.1.2 Thực trạng pháp luật về điều kiện để doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được nhận hỡ trợ 41

2.1.3 Thực trạng quy định pháp luật về hỗ trợ vốn 43

2.1.4 Thực trạng quy định pháp luật về ưu đãi tín dụng 45

2.1.5 Thực trạng quy định của pháp luật về ưu đãi thuế 48

2.1.6 Thực trạng các hình thức hỗ trợ khác 50

2.1.7 Đánh giá quy định pháp luật hiện hành về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo 53

2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo tại thành phố Hồ Chí Minh 59

2.2.1 Tổng quan những lợi thế cho khởi nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh 60

2.2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về hỗ trợ vốn để doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo tại thành phố Hồ Chí Minh được nhận hỗ trợ 64

2.2.3 Thực tiễn áp dụng pháp luật về ưu đãi tín dụng để doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo tại thành phố Hồ Chí Minh được nhận hỗ trợ 65

2.2.4 Thực tiễn áp dụng pháp luật về ưu đãi thuế để doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo tại thành phố Hồ Chí Minh được nhận hỗ trợ 66

Luận văn QT Kinh doanh

CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ

VÀ VỪA KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: 70

3.2 Hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo 71

3.2.1 Hoàn thiện quy định pháp luật về hỗ trợ vốn 71

3.2.2 Hoàn thiện quy định pháp luật về ưu đãi tín dụng 74

3.2.3 Hoàn thiện quy định pháp luật về ưu đãi thuế 75

3.2.4 Hoàn thiện quy định pháp luật về các hình thức hỗ trợ khác để doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được nhận hỗ trợ 76

3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh 79

Luận văn QT Kinh doanh

Tính cấp thiết của đề tài

Với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng cường cạnh tranh, khuyến khích sáng tạo và phát triển công nghệ, tạo thêm công ăn việc làm và tăng nguồn thu cho ngân sách Từ nhiều thập kỷ trước, chính phủ nhiều nước trên thế giới đã xác định vai trò quan trọng của khởi nghiệp sáng tạo, từ đó có các biện pháp để khuyến khích và thúc đẩy hoạt động khởi sự kinh doanh, với ưu tiên dành cho các hoạt động đầu tư – kinh doanh có yếu tố sáng tạo, sử dụng công nghệ, có hiệu quả kinh tế cao

Các DNNVVKNST là các tổ chức kinh tế năng động nhất trên thị trường, chính nhóm này tạo thêm động lực và khả năng cạnh tranh cho hệ thống kinh tế trên cơ sở tận dụng thành tựu khoa học công nghệ của nhân loại, nắm bắt xu hướng phát triển mới dẫn đến vị thế của các công ty truyền thống bị đe dọa Chính điều này đưa đến động lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong việc nắm bắt tri thức nhân loại và tận dụng khoa học công nghệ vào phát triển sản phẩm, dịch vụ

Tại hội thảo bàn giải pháp thu hút nguồn lực trong nước và quốc tế cho khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam mới diễn ra, bà Phan Hoàng Lan, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ nhấn mạnh: Tại Việt Nam, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đang phát triển mạnh mẽ, Việt Nam hiện có khoảng 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tăng gần gấp đôi so với số liệu ước tính cuối năm

2015 Đồng thời, số lượng và chất lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cũng ngày càng tăng, thể hiện ở số lượng các thương vụ đầu tư, số lượng vườn ươm, khu làm việc chung… Việt Nam hiện có khoảng 30 cơ sở ươm tạo (BI) và 10 tổ chức thúc đẩy kinh doanh (BA), tăng thêm 10 vườn ươm và 3 tổ chức thúc đẩy kinh doanh so với năm 2016 với những vườn ươm tiêu biểu như: Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao Hòa Lạc; Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh; Vườn ươm Đà Nẵng (DNES); Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (BSSC); Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ thông tin đổi mới sáng tạo Hà Nội…

Sự hiện diện của các nhà đầu tư quốc tế cho khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam rất lớn, theo thống kê của tổ chức Topica Founder Institute (TFI), năm 2017, Việt Nam tiếp nhận 92 thương vụ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo với tổng số vốn hơn 291 triệu USD, tăng

Luận văn QT Kinh doanh gần gấp đôi về mặt số lượng thương vụ và gần 50% về mặt tổng số vốn đầu tư so với năm 2016 (50 thương vụ với 205 triệu USD), trong đó phải kể đến: Kyber Network – nền tảng giao dịch phân cấp mới đáng tin cậy dựa trên công nghệ chuỗi khối; Foody – Mạng xã hội kết nối chia sẻ ẩm thực….Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844) - ISEV được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 đánh dấu động thái cụ thể của Chính phủ để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST Đề án 844 (ISEV) có mục tiêu tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới; Khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Thiết lập được Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia Đến năm 2025, Đề án 844 (ISEV) dự kiến hỗ trợ phát triển 2.000 dự án khởi nghiệp ĐMST;

600 doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST; 100 doanh nghiệp tham gia Đề án gọi được vốn đầu tư từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập, với tổng giá trị ước tính khoảng 2.000 tỷ đồng

Bên cạnh đó, có khoảng 40 quỹ đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam, phần lớn là các quỹ đầu tư nước ngoài Số lượng và hoạt động của nhà đầu tư thiên thần ở Việt Nam tuy chưa nhiều nhưng bắt đầu có xu hướng tăng, với nhận diện chủ yếu là những doanh nhân khởi nghiệp đã thành công ở thế hệ đầu mong muốn đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở thế hệ sau Hoạt động của các nhà đầu tư thiên thần ở Việt Nam đã bắt đầu có tính hệ thống hơn qua việc phát triển một số hoạt động liên kết, kết nối, hình thành một số câu lạc bộ, mạng lưới đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo như: VIC Impact, iAngel, Angel4us

Cũng theo bà Phan Hoàng Lan, thời gian qua, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ đã phối hợp với Văn phòng Đề án 844 hỗ trợ quảng bá và giới thiệu các start-up tiêu biểu tham gia các diễn đàn kết nối với kiều bào, tri thức quốc tế; kết nối quốc tế qua các vườn ươm, cơ sở thúc đẩy kinh doanh, đại sứ quán… để đẩy mạnh hợp hợp tác quốc tế trong thời gian tới Ông Phạm Dũng Nam, Giám đốc Văn phòng Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" (Đề án 844) cho rằng: Số lượng giao dịch có sự tham gia của nhà đầu tư quốc tế chiếm hơn 30% tổng số giao dịch nhưng giá

Luận văn QT Kinh doanh trị đầu tư từ quốc tế lớn hơn nhiều so với đầu tư trong nước Hiện có nhiều startup gọi vốn quốc tế thành công nhưng việc thu hút nguồn lực, thúc đẩy hợp tác quốc tế, kết nối với hệ sinh thái quốc tế hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam rất quan trọng, đặc biệt khi các startup Việt đang ngày càng hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài

Thời gian tới, Đề án 844 hướng tới mở rộng kết nối vùng, liên vùng, quốc gia và quốc tế để thu hút nguồn nhân lực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam; nghiên cứu xây dựng chính sách thị thực cho cá nhân người nước ngoài tới Việt Nam để xây dựng doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đầu tư và tìm kiếm cơ hội đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Tuy nhiên, ngược chiều với những chuyển động tích cực của khối tư nhân trong hoạt động khởi nghiệp, tốc độ chuyển động của chính sách, đặc biệt là cải thiện môi trường pháp lý lại không đồng tốc với nhịp độ phát triển sôi động của làn sóng khởi nghiệp trong thời gian qua Hành lang pháp lý liên quan đến doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo còn trống, vẫn chưa được hoàn thiện, những chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp vốn được đề cập đến từ lâu vẫn còn nằm trên giấy

Căn cứ vào những đóng góp quan trọng mà doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo mang lại và những khó khăn về mặt pháp luật và thực tiễn mà loại hình doanh nghiệp này đang gặp, tác giả chọn đề tài “Pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn thạc sĩ luật kinh tế của mình.

Mục tiêu của đề tài

Luận văn muốn làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật hỗ trợ DNNVVKNST cũng như sự cần thiết phải ban hành các quy định về hỗ trợ DNNVVKNST Thực trạng pháp luật hỗ trợ DNNVVKNST, thực tiễn thi hành tại Việt Nam và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận văn đưa ra định hướng và một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật hỗ trợ DNNVVKNST, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Luận văn QT Kinh doanh

2.2 Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu chung đã nêu trên, các mục tiêu cụ thể của luận văn được xác định cụ thể như sau:

- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận pháp luật hỗ trợ DNNVVKNST Góp phần bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý luận về DNNVV và sự hỗ trợ DNNVVKNST

- Phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật hỗ trợ DNNVVKNST, thực tiễn thi hành pháp luật tại Việt Nam Phân tích, đánh giá những kết quả đã đạt được và những vướng mắc, bất cập tồn tại của các quy định pháp luật hiện hành về và sự hỗ trợ DNNVVKNST

- Đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ DNNVVKNST tại Việt Nam và các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thi hành các quy định pháp luật về và sự hỗ trợ DNNVVKNST

Luận văn được triển khai với những câu hỏi nghiên cứu sau đây:

Thứ nhất, DNNVVKNST là gì? Vị trí, vai trò của DNNVVKNST trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay thế nào? Tại sao cần phải có sự hỗ trợ đối với DNNVVKNST trong giai đoạn hiện nay? Pháp luật về sự hỗ trợ DNNVVKNST là gì? Tại sao phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với sự hỗ trợ DNNVVKNST? Nội dung, nguyên tắc của pháp luật về sự hỗ trợ DNNVVKNST là như thế nào?

Thứ hai, nội dung của pháp luật hiện hành về sự hỗ trợ DNNVVKNST gồm những quy định nào? Thực tiễn thi hành các quy định này ra sao, đã đạt được những kết quả thế nào, những quy định nào chưa phát huy được hiệu quả và nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng nào?

Thứ ba, hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành về sự hỗ trợ DNNVVKNST cần phải thực hiện trên những định hướng nào và giải pháp sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật hiện hành như thế nào? Để nâng cao hiệu quả thi hành quy định pháp luật về sự hỗ trợ DNNVVKNST cần phải thực hiện những giải pháp cơ bản nào?

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO

Các vấn đề cơ bản về hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo 13 1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo

1.1 Các vấn đề cơ bản về hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo

1.1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo

Trong những năm gần đây, khởi nghiệp được xem là phong trào của toàn xã hội khi mục tiêu phát triển kinh tế là một trong những mục tiêu quan trọng của Chính phủ Hoạt động khởi nghiệp có nhiều cách hiểu khác nhau Theo cổng thông tin điện tử khởi nghiệp quốc gia, khởi nghiệp là khi bạn có ý định tự mình có một công việc kinh doanh riêng, bạn muốn tự mình làm và quản lý tự kiếm thu nhập cho mình Bạn cung cấp và phát triển một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, mua bán lại một sản phẩm hay cửa hàng đang hoạt động hoặc hoạt động sinh lợi nào đó Khởi nghiệp cũng có nghĩa là bạn tạo ra giá trị có lợi cho người cho xã hội hoặc nhóm khởi nghiệp, cho các cổ đông của công ty, cho người lao động, cho cộng đồng và nhà nước Khởi nghiệp bằng việc thành lập doanh nghiệp sẽ tạo tăng trưởng kinh tế và dưới một góc độ nào đó sẽ tham gia vào việc phát triển kinh tế và xã hội

Khởi nghiệp còn có thể là bạn tự mở cho mình một cửa hàng như bún bò, phở, xôi sáng, quán cafe, tiệm Internet, cửa hàng mỹ phẩm, cửa hàng tiêu dùng hay mở trang trại trồng cây, chăn nuôi, xưởng sản xuất một mặt hàng nào đó hay đơn giản bạn chỉ thương mại tức mà mua đi bán lại …Khởi nghiệp là bạn vừa là nhân viên vừa là ông chủ hoặc cao hơn bạn tự thành lập doanh nghiệp riêng cho mình rồi tuyển nhân viên vào cùng làm Vì vậy khởi nghiệp cũng chính là bạn bắt đầu làm chủ Khởi nghiệp cũng chính là một công việc kinh doanh của bạn vì nó liên quan đến việc tạo ra sản phẩm và bán ra thị trường để bạn có thu nhập 1 Sáng tạo đơn giản là dám làm ra một cái gì mới mẻ, khác thường nhưng vẫn rất hữu ích Sáng tạo không dừng lại ở việc lên ý tưởng, là

1 https://khoinghiep.org.vn/khoi-nghiep-la-gi-startup-la-gi-dinh-nghia-khoi-nghiep-kinh-doanh-12966.html

Luận văn QT Kinh doanh cả một quá trình hành động, suy nghĩ, say mê tìm tòi và nghiên cứu, luôn tìm ra những cái mới để đạt hiệu quả tốt nhất

Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh 2

Theo ông Trương Gia Bình, Chủ tịch tập đoàn FPT: “Một bên là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, một bên hiểu là lập nghiệp (Entrepreneurship) Lập nghiệp cũng có thể trở thành doanh nghiệp cực kỳ lớn Còn nói đến startup phải nói đến đỉnh cao của khoa học công nghệ, nói đến điều thế giới chưa từng làm.” 3 Còn theo ông Bùi Thế Duy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp phải dựa trên một công nghệ mới hoặc tạo ra một hình thức kinh doanh mới, xây dựng một phân khúc thị trường mới, nghĩa là phải tạo ra sự khác biệt không chỉ ở trong nước mà với tất cả công ty trên thế giới.” 4 Qua các phát biểu trên, có thể thấy yếu tố tăng trưởng và ứng dụng khoa học công nghệ được nhấn mạnh và là điểm tạo nên sự khác biệt giữa khởi nghiệp truyền thống và KNST

Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo (“ DNNVVKNST ”) được mô tả là loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới 5 Theo khoản 2 Điều 3 Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH ngày 12 tháng 06 năm 2017 (“ Luật SME ”) định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh” Ở góc độ pháp lý, pháp luật Việt Nam quy định, định nghĩa DNNVVKNST tại khoản 2 Điều 3 Luật Hỗ trợ DNNVV năm 2017 như sau: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập để thực hiện ý tưởng

2 Khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020

3 Bảo Bảo (2016), “Ông Trương Gia Bình: Đừng nhầm lẫn, bán cà phê, bán phở thì không thể gọi là khởi nghiệp!”, Tạp chí Cafebiz Nguồn: https://cafebiz.vn/ong-truong-gia-binh-dung-nham-lan-ban-ca-phe-ban-pho-thi-khong- the-goi-la-khoi-nghiep-2016110313443988.chn, truy cập ngày 18/6/2023

4 Thanh Tâm (2017), “Bộ Khoa học: Lập nghiệp không đồng nghĩa với khởi nghiệp”, Tạp chí VNexpress Nguồn: https://vnexpress.net/bo-khoa-hoc-lap-nghiep-khong-dong-nghĩa-voi-khoi-nghiep-3566174.html, truy cập ngày 18/6/2023

5 Quyết định số 844/QĐ-TTG ngày 18 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” Định nghĩa doanh nghiệp khởi nghiệp sáng thảo trên đây là kế thừa các khải niệm khởi nghiệp của các loại hình “emerging high-growth companies”, “early-stage innovative companies” hay “startups” trong các văn bản chính sách và các thông tin truyền thông trên thế giới

Luận văn QT Kinh doanh trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh.” 6 Nếu bỏ qua yếu tố nhỏ và vừa thì DNNVVKNST theo Luật Hỗ trợ DNNVV năm 2017 được xác định theo 03 tiêu chí: (1) Một là, tư cách pháp lý phải là doanh nghiệp được thành lập hợp pháp; (2) Hai là, về hoạt động, phải dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ hoặc mô hình kinh doanh mới; (3) Ba là, về triển vọng, phải có tính đột phá, tăng trưởng nhanh Định nghĩa về DNNVVKNST quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 94/2020/NĐ - CP quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với trung tâm ĐMST quốc gia như sau: “DNNVVKNST là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh.”

Như vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được định nghĩa là doanh nghiệp được thành lập hợp pháp để thực hiện ý tưởng dựa trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh Các doanh nghiệp này có khả năng tăng trưởng nhanh do có các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa

1.1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo

(i) Tính đột phá và sáng tạo: một xu hướng tất yếu trong hoạt động kinh doanh thời đại công nghệ số 4.0, thông thường DNNVVKNST tạo ra một thứ gì đó chưa có trên thị trường kinh tế, độc quyền hoặc tạo ra một giá trị tốt hơn với các giá trị đang có sẵn Đối với DNNVVKNST, tính đột phá là điều bắt buộc, đây còn là tiềm năng thể hiện sự phát triển và ưu thế của mình Đây là điểm mạnh của các DNNVVKNST hơn các doanh nghiệp truyền thống, hay các doanh nghiệp mang tính chất ổn định, cũng là yếu tố thu hút sự quan tâm của những khách hàng, người lao động, truyền thông, quỹ đầu tư và chính sách của Nhà nước;

(ii) Tiềm năng tăng trưởng: vấn đề lợi nhuận là mục tiêu đối với toàn bộ doanh nghiệp, không chỉ riêng đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp Đây còn là vấn đề sống còn của một doanh nghiệp DNNVVKNST xem mình là người khai phá thị trường, họ tạo ra ảnh hưởng, tác động lớn Một DNNVVKNST sẽ không đặt ra giới hạn cho sự tăng

6 Khoản 2, Điều 3 về “Giải thích từ ngữ”, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017

Luận văn QT Kinh doanh trưởng, họ có quyền tham vọng phát triển đến mức lớn nhất có thể DNNVVKNST sẽ không giống các doanh nghiệp ổn định, vì muốn tăng trưởng và thịnh vượng, DNNVVKNST phải có khả năng cung cấp giá trị cho xã hội, tiếp cận khách hàng nhanh nhất và hiệu quả nhất, sẵn sàng thay đổi khi thế giới cập nhật xu thế, thay đổi thị trường hay thay đổi công nghệ

(iii) Về vốn đầu tư: thông thường các DNNVVKNST bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh của mình từ chính tiền túi của người sáng lập, hoặc đóng góp từ gia đình, người thân và bạn bè Một số trường hợp thì gọi vốn từ cộng đồng Tuy nhiên, phần lớn các DNNVVKNST đều phải gọi vốn từ các nhà đầu tư thiên thần và quỹ đầu tư mạo hiểm qua nhiều vòng gọi vốn khác nhau Công nghệ thường là đặc trưng tiêu biểu của sản phẩm từ một DNNVVKNST Dù vậy, ngay cả khi sản phẩm không dựa nhiều vào công nghệ, thì DNNVVKNST cũng cần áp dụng công nghệ để đạt được mục tiêu kinh doanh cũng như tham vọng tăng trưởng

Pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo

1.2.1 Khái niệm pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo

Pháp luật hỗ trợ các startup là chính sách cởi mở, linh hoạt các quy định, cơ chế và cách thức can thiệp của nhà nước để tạo thuận lợi cho các startup nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển của các startup

Ngược chiều với những chuyển động tích cực của khối tư nhân trong hoạt động khởi nghiệp, tốc độ chuyển động của chính sách, đặc biệt là cải thiện môi trường pháp lý lại không đồng tốc với nhịp độ phát triển sôi động của làn sóng khởi nghiệp trong thời gian qua Hành lang pháp lý liên quan đến doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo còn trống, vẫn chưa được hoàn thiện, những chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp vốn được đề cập đến từ lâu vẫn còn nằm trên giấy 9

Pháp luật về hỗ trợ DNNVVKNST là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để ghi nhận các biện pháp hỗ trợ DNNVVKNST và quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc hỗ trợ DNNVVKNST Pháp luật hỗ trợ DNNVVKNST với tính chất là các quy định, cơ chế, chính sách và cách thức can thiệp từ góc độ Nhà nước để hỗ trợ cho các DNNVVKNST, qua đó thúc đẩy sự phát triển của các DNNVVKNST

Các biện pháp hỗ trợ mà Nhà nước các nước thực hiện đều tập trung vào việc giúp giải quyết các khó khăn của DNNVVKNST đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để

9 Trung tâm WTO và hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Báo cáo Nghiên cứu cơ chế hỗ trợ doanh ngiệp khởi nghiệp sáng tạo Kinh nghiệm quốc tế - Đề xuất giải pháp cho Việt Nam, năm 2017

Luận văn QT Kinh doanh

DNNVVKNST phát triển trên cơ sở điều kiện kinh tế xã hội, nguồn lực thế mạnh của mỗi quốc gia Tập trung vào các vấn đề chính sau: (1) Xây dựng pháp luật hỗ trợ về vốn, tín dụng; (2) Xây dựng pháp luật hỗ trợ về thuế; (3) Xây dựng pháp luật hỗ trợ về thông tin, tư vấn, pháp lý; (4) Xây dựng pháp luật hỗ trợ về tạo lập mặt bằng sản xuất (5) Xây dựng pháp luật hỗ trợ các lĩnh vực khác

Có nhiều phương thức phân loại các quy định pháp luật hỗ trợ DNNVVKNST như: (1) Phân loại theo đối tượng nhận hỗ trợ: Nhóm hỗ trợ dành riêng cho DNNVVKNST và nhóm hỗ trợ cho tất cả các doanh nghiệp nói chung; (2) Phân loại theo tính bắt buộc: một số quy định mang tính bắt buộc, nhưng một số quy định chỉ khuyến khích thực hiện biện pháp hỗ trợ; (3) Phân loại theo đối tượng tác động: Một số biện pháp hỗ trợ tác động trực tiếp đến DNNVVKNST, một số lại phải thông qua bên thứ ba như ngân hàng, các quỹ, trung tâm hỗ trợ, cơ sở làm việc chung.; (4) Phân loại theo dạng hỗ trợ: hỗ trợ tài chính, hỗ trợ năng lực

Theo pháp luật Việt Nam, chế định pháp luật về hỗ trợ DNNVVKNST là một bộ phận của pháp luật kinh doanh thương mại và thuộc nhóm các chế định nhằm nâng cao năng lực, khả năng của doanh nghiệp Các quy định pháp luật hỗ trợ DNNVVKNST không được tồn tại như là một mảng pháp luật độc lập mà được quy định “rải rác” trong các văn bản pháp luật như: Luật Hỗ trợ DNNVV, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Công nghệ cao, các Nghị định hướng dẫn cụ thể Để nhằm hỗ trợ cho các DNNVVKNST, pháp luật Việt Nam cũng theo xu thế chung, tập trung chủ yếu vào các vấn đề chính như đã nêu trên: hỗ trợ về vốn, tín dụng, thuế, pháp lý

1.2.2 Nội dung pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo

Không phải mọi DNNVVKNST đều được hỗ trợ Đồng thời, hỗ trợ không có nghĩa Nhà nước đem cho doanh nghiệp bao nhiêu tiền, mà là tạo cơ hội, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ một phần chi phí khi thực hiện hoạt động cụ thể nào đó

Xuất phát từ đặc điểm của các DNNVVKNST, nội dung pháp luật hỗ trợ phát triển DNNVVKNST của nhiều nước trên thế giới tập trung vào các vấn đề như: cải thiện môi trường kinh doanh; hỗ trợ về tín dụng và tài chính; hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ; hỗ trợ nâng cao nguồn nhân lực; hỗ trợ ươm tạo doanh nghiệp Do đó, để bắt kịp xu thế phát triển của thế giới trong thời

Luận văn QT Kinh doanh đại 4.0, nước ta cũng đã quan tâm hơn và đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ cho đối tượng là DNNVVKNST Trong đó, các biện pháp hỗ trợ cấp thiết mà tác giả đề cập trong luận văn như sau: hỗ trợ về vốn, tín dụng, thuế, pháp lý

1.2.2.1 Nhóm các quy định pháp luật về điều kiện để được nhận hỗ trợ Đất nước ta là một nước đang phát triển, còn nhiều khó khăn, nguồn lực của Nhà nước là có giới hạn Chính vì lý do đó, việc xác định các điều kiện để DNNVVKNST nhận được sự hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước thông qua các hỗ trợ về tín dụng, hỗ trợ về thuế, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất hoặc hỗ trợ gián tiếp thông qua các chính sách hỗ trợ về vốn là hết sức quan trọng Việc xác định điều kiện để DNNVVKNST nhận được hỗ trợ sẽ giúp nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước được tập trung và dành cho đúng đối tượng, tránh hỗ trợ dàn trải gây thiếu hiệu quả Điều kiện để DNNVVKNST được nhận hỗ trợ tập trung vào các vấn đề sau:

Một là, về quy mô DNNVVKNST Nguồn lực hỗ trợ là có giới hạn, chính vì vậy, quy mô DNNVVKNST không quá lớn mới được nhận các hỗ trợ về vốn, nhằm đảm bảo các DNNVVKNST nhỏ có cơ hội nhận được sự hỗ trợ đầy đủ trong thời gian đầu thành lập Tất nhiên, các hỗ trợ khác không tốn quá nhiều nguồn lực vẫn áp dụng cho các DNNVVKNST, không phân biệt quy mô

Hai là, DNNVVKNST chưa chào bán chứng khoán ra công chúng 10 Các DNNVVKNST 15 khi chào bán chứng khoán ra thị trường thì cơ bản đã trở thành một công ty có quy mô, có giá trị thương hiệu nên sẽ không nhận được sự hỗ trợ một số nguồn lực

Ba là, thời gian hoạt động của DNNVVKNST không quá 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu 11 Do các DNNVVKNST có khả năng tăng trưởng nhanh, góp phần tích cực trong tạo việc làm mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Vì vậy, theo quy định này, ta có thể hiểu Nhà nước đang tập trung hỗ trợ DNKN, ĐMST trong giai đoạn đầu đến một giai đoạn nhất định, các công ty tư nhân mới tham gia đầu tư Bên cạnh đó, việc quy định thời gian nhận hỗ trợ sẽ giúp các

10 Điểm a, Khoản 1, Điều 17 về “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo”, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017

11 Điểm b, Khoản 1, Điều 17 về “Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo”, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017

Luận văn QT Kinh doanh

DNNVVKNST không ngừng hoàn thiện, tránh tình trạng ỷ lại vào các nguồn lực của Nhà nước mà không chịu trưởng thành

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thực trạng quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo

2.1.1 Tổng quan pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo

Pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo với tính chất là các quy định, cơ chế, chính sách và cách thức can thiệp từ góc độ Nhà nước để hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, qua đó thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp Đây chính là tổng thể các biện pháp về thể chế pháp luật, tài chính và phi tài chính nhằm giúp doanh nghiệp khởi nghiệp thành lập doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, đào tạo nhân lực, nghiên cứu, phát triển ý tưởng, sản phẩm, tham gia thị trường và phát triển thị trường, trở thành những doanh nghiệp thực thụ, mang lại doanh thu cho chủ sở hữu và các nhà đầu tư 17

Thành phần trước tiên và cũng quan trọng nhất của việc pháp luật quy định về hỗ trợ DNNVVKNST đó là chính sách của Chính phủ Điều này không chỉ liên quan đến các lĩnh vực quan hệ trực tiếp với doanh nghiệp vừa và nhỏ hay tinh thần khởi nghiệp, mà đối với một phạm vi rộng các chính sách liên quan đến hệ thống thuế, các dịch vụ tài chính, viễn thông, giao thông, thị trường lao động, nhập cư, hỗ trợ công nghiệp, giáo dục và đào tạo, cơ sở hạ tầng và y tế Phần lớn mối quan tâm của các Chính phủ liên quan đến chính sách doanh nghiệp nhỏ và chính sách khởi nghiệp là các dự án khởi nghiệp mạo hiểm, cộng với các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp khởi nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong tạo việc làm 18

17 Nguyễn Thu Hà, Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí công thương, tháng 11 năm 2019

18 Đặng Mạnh Hà, Xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp: vai trò của chinh sách chính phủ, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, năm 2015, trang 20

Luận văn QT Kinh doanh

Theo khoản 2 Điều 17 Luật SME năm 2017, các nội dung mà doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo gồm được hỗ trợ bao gồm:

- Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ; hỗ trợ sử dụng trang thiết bị tại cơ sở kỹ thuật; hỗ trợ tham gia cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung; hướng dẫn thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm mới, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới;

- Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện chuyên sâu về xây dựng, phát triển sản phẩm; thu hút đầu tư; tư vấn về sở hữu trí tuệ; thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng;

- Hỗ trợ thông tin, truyền thông, xúc tiến thương mại, kết nối mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo, thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo;

- Hỗ trợ thực hiện thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ;

- Trong từng thời kỳ, Chính phủ quyết định chính sách cấp bù lãi suất đối với khoản vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo Việc cấp bù lãi suất được thực hiện thông qua các tổ chức tín dụng

Việt Nam đang hết sức quan tâm đến việc tạo điều kiện, đưa ra các chính sách hỗ trợ cho các DNNVVKNST do đây chính là nơi khởi nguồn ĐMST trong kinh doanh và cũng là cầu nối đưa các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ vào thực tiễn cuộc sống Phong trào KNST ở Việt Nam thời gian vừa qua đã bùng nổ và phát huy hết sức mạnh mẽ Nhà nước cũng nhận thấy năng lực cạnh tranh quốc gia nằm ở chính các loại hình DNNVVKNST khi các doanh nghiệp này có thể đưa ra những sản phẩm, dịch vụ mới có tính cạnh tranh về giá và chất lượng – điều mà chỉ có ở DNNVVKNST Theo đó, DNNVVKNST nhận được sự ủng hộ đồng bộ từ tư tưởng, chủ trương của Đảng và các chính sách, quyết sách từ các cơ quan chính quyền từ Trung ương đến địa phương Điển hình như nội dung hỗ trợ DNNVV ĐMST đã được quy định trong Luật và một số Nghị định, Thông tư, Quyết định, Đề án được thiết kế nhằm thúc đẩy phát triển DNNVVKNST trên cơ sở hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST, bền vững và thân thiện Các văn bản, quy định pháp luật về hỗ trợ khuyến khích các DNNVVKNST mới được xây dựng và ban hành trong một vài năm gần đây tại Việt Nam Các văn bản pháp luật chính thức bao gồm:

- Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 (số 04/2017/QH14);

Luận văn QT Kinh doanh

- Nghị định số 34/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV;

- Nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 quy định chi tiết về đầu tư cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo;

- Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hỗ trợ DNNVV;

- Nghị định số 39/2019/NĐ-CP ngày 10/05/2019 về tổ chức và hoạt động của quỹ phát triển DNNVV;

- Nghị định 55/2019/NĐ-CP ngày 24/06/2019 về hỗ trợ pháp lý cho DNNVV Trước đó, một số cơ chế, chính sách, đã được Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành, địa phương ban hành nhằm cụ thể hóa các quy định liên quan đến hỗ trợ phát triển các DNNVVKNST

Một điểm nhấn nổi bật là việc chiến lược khởi nghiệp quốc gia được các DNNVVKNST đánh giá cao Cụ thể, chiến lược khởi nghiệp quốc gia được các doanh nghiệp tham gia đánh giá là phù hợp và hỗ trợ tích cực cho hoạt động của khởi nghiệp và kinh doanh của họ Có đến 74,24% doanh nghiệp đánh giá các chính sách này phù hợp và hỗ trợ tích cực hoạt động khởi nghiệp Điểm trung bình của yếu tố này là 3,38/5 Bên cạnh đó, đa phần các doanh nghiệp cũng đồng ý rằng, chiến lược khởi nghiệp quốc gia gắn kết chặt chẽ với các chính sách hỗ trợ sản xuất - kinh doanh khác nhà nước với 77,27% số DNNVVKNST tham gia hài lòng và chấp nhận được Tuy nhiên, 32,32% DNNVVKNST cho rằng, chiến lược khởi nghiệp quốc gia chưa thực sự chú trọng vào lĩnh vực và nguồn nhân lực phục vụ khởi nghiệp, điểm đánh giá trung bình của yếu tố này chỉ đạt 3,12/5 19

2.1.2 Thực trạng pháp luật về điều kiện để doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được nhận hỡ trợ

Như đã phân tích ở trên, pháp luật giới hạn các trường hợp DNNVVKNST được nhận hỗ trợ Theo đó, đối với Luật SME 2017 thì phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Là doanh nghiệp nhỏ và vừa: bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không

19 Phạm Thị Vân Anh, Đánh giá thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, Tạp chí Công Thương tháng 2/2020

Luận văn QT Kinh doanh quá 200 người và có tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng 20 ;

- Có thời gian hoạt động không quá 05 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu;

- Đối với công ty cổ phần thì chưa thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng Đối với một số lĩnh vực cụ thể, Điều 6 Nghị định 39/2018/NĐ-CP có những tiêu chí riêng dành cho các ngành nghề được xác định là doanh nghiệp nhỏ và vừa để được hỗ trợ Cụ thể như sau:

(i) Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng

Thực tiễn áp dụng pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo tại thành phố Hồ Chí Minh

Tính đến tháng 5/2022, TPHCM có số lượng doanh nghiệp đang hoạt động lớn nhất cả nước (khoảng 268.000 doanh nghiệp, chiếm 31%) Vậy điều gì giúp Thành phố có được cộng đồng doanh nghiệp phát triển cả về số lượng và chất lượng, nơi có môi trường thuận lợi cho cộng đồng khởi nghiệp

46 Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng xem cụ thể tại Điều 15 Luật Chứng khoán năm 2019

47 Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Lê An, Một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam, in trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Rào cản thể chế đối với khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”, do Bộ Khoa học và Công nghệ, Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm quốc gia “Nghiên cứu những vấn đề trọng điểm về khoa học xã hội và nhân văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”, Mã số KX.01/16-20, Đề tài KX.01.17/16-20, Nxb Kinh tế TP Hồ Chí Minh,

Luận văn QT Kinh doanh

2.2.1 Tổng quan những lợi thế cho khởi nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh

Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), hệ sinh thái khởi nghiệp bao gồm những yếu tố cơ bản: Thị trường, nguồn nhân lực, nguồn vốn và tài chính; hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp (Mentors, Advisors); khung pháp lý và cơ sở hạ tầng; giáo dục đào tạo; các trường đại học, học viện và văn hóa quốc gia Vậy hệ sinh thái khởi nghiệp hiện nay ở TPHCM như thế nào

Thứ nhất, về thị trường, TPHCM là đầu mối giao thông vào loại lớn nhất nước ta với sự có mặt của các tuyến giao thông huyết mạch như đường ô tô, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không Vị trí địa lý đặc biệt giúp kinh tế Thành phố nhanh chóng hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới

Với tam giác kinh tế Bình Dương - Đồng Nai - TPHCM có kết cấu hạ tầng hoàn thiện, khả năng thu hút đầu tư từ nước ngoài là rất lớn

TPHCM giữ vai trò đi đầu trong nền kinh tế Việt Nam Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số của Việt Nam, nhưng chiếm tới 20,5% tổng sản phẩm GDP, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 37,9% dự án nước ngoài

TPHCM có 4 khu chế xuất và 19 khu công nghiệp (3 khu chế xuất Linh Trung và một khu chế xuất Tân Thuận)

Về thu ngân sách trên địa bàn, theo Cục Thống kê TPHCM, năm 2019 đạt 410.416 tỷ đồng; năm 2020 đạt 371.000 tỷ đồng; năm 2021 đạt 383.703 tỷ đồng (vượt hơn 5% dự toán)

Nguồn thu ngân sách của TPHCM tăng chủ yếu từ kết quả kinh doanh khả quan của doanh nghiệp trong khối bất động sản, tài chính ngân hàng, chứng khoán Đặc điểm quan trọng là thu ngân sách TPHCM đạt và vượt bất chấp 2 năm đại dịch COVID-19 là

Trong chương trình xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng đô thị hoàn chỉnh để phục vụ cho xuất nhập cảng, tạo phát triển thị trường, trong nước và quốc tế; TPHCM chủ trương tiếp tục đầu tư các đường vành đai 1, 2, 3, 4 Mới nhất Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ Đã ký ban hành nghị quyết ngày 16/6/2022, Nghị quyết số 57/2022/QH15; về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng vành đai 3 TPHCM Đường vành đai 3 kết nối TPHCM với tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Long An và các

Luận văn QT Kinh doanh địa phương khác trong vùng Phạm vi đầu tư khoảng 76,34 km2 khoảng 642,7 ha, tổng mức đầu tư dự án 75.378 tỷ

Dự án dự kiến sẽ hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác từ năm 2026 và đây chính là giải pháp hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế xã hội

Từ hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không hoàn chỉnh sẽ tạo điều kiện cho TPHCM trở thành thị trường giao thương hàng hóa lớn trong nước và quốc tế

Thứ hai, về nguồn nhân lực, Thành phố là nơi tập trung nguồn nhân lực lớn của đất nước Tại TPHCM có 53 trường đại học và 49 trường cao đẳng chiếm tỉ trọng 22,17% cả nước (cả nước có 460 trường đại học và cao đẳng - bao gồm 224 trường đại học và

236 trường cao đẳng) Đây là "cái nôi" để đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho Thành phố, khu vực và quốc gia, trong đó hầu hết các trường đều có các khoa, môn học chuyên ngành về khởi nghiệp và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Các trung tâm: Khu công viên phần mềm Quang Trung; các khu nông nghiệp công nghệ cao, tại các cơ sở viện, trường đại học, cao đẳng, các trung tâm công nghệ, chính là nôi đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho TPHCM và cả nước

Thứ ba, về nguồn vốn và tài chính: Hiện nay, cả nước có 49 ngân hàng nội địa và 61 ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam Phần lớn các ngân hàng này đều có chi nhánh hoặc trụ sở tại TPHCM và hoạt động tại đây

Thành phố cũng là nơi hội tụ của các Quỹ đầu tư mạo hiểm Theo Cổng thông tin Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, hiện tại có 72 quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam Tất cả các quỹ trên đều có văn phòng/trụ sở và hoạt động đầu tư tại TPHCM

Thứ tư, về hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp (Mentors, Advisord): TPHCM có 34 cơ sở ươm tạo, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo cũng như 19 không gian sáng tạo đầu tư Thành phố có khoảng 2.000 start-up, trong đó hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin chiếm đến 65%, kế tiếp là lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, chế biến lương thực thực phẩm chiếm 21%

Định hướng hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một là, các quy định pháp luật hỗ trợ DNNVV phải đảm bảo phù hợp, không trái với Hiến pháp, đường lối, chủ trương của Đảng và của Nhà nước về hỗ trợ, thúc đẩy DNKN, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa Bên cạnh đó, khi xây dựng, hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật về hỗ trợ và thúc đẩy phát triển DNNVVKNST cần chú trọng đến tính bền vững, thống nhất Như đã phân tích, các quy định pháp luật hỗ trợ DNNVV được trải rộng ở nhiều lĩnh vực, ban hành vào những thời điểm khác nhau, cũng như hiệu lực pháp lý khác nhau Do đó, cần quan tâm tới việc hệ thống lại sao cho thống nhất, loại bỏ các quy định gây mâu thuẫn, chồng chéo để có thể tránh các khó khăn trong việc áp dụng pháp luật của các chủ thể liên quan Tính bền vững ở đây được hiểu là các quy định được ban hành mới hay được sửa đổi có thể giúp các DNNVVKNST phát triển bền vững, thời gian áp dụng pháp luật lâu dài, không phải liên tục sửa đổi do không phù hợp thực tế Để làm được điều này, đòi hỏi ngay từ khâu xây dựng pháp luật, nhà làm luật phải có tầm nhìn xa, dự liệu được nhiều tình huống xảy ra khi áp dụng các chính sách

Hai là, cần xác định mục tiêu, đối tượng hỗ trợ là DNNVVKNST để xây dựng hệ thống pháp luật hỗ trợ có tính tập trung, tránh dàn trải trên nhiều giai đoạn, nhiều văn bản, hướng dẫn và thủ tục Làm được điều này tức là Nhà nước đã xác định được định hướng phát triển rõ ràng cho DNNVVKNST; loại bỏ các mục tiêu không tập trung, không rõ ràng; hạn chế việc phát triển theo nhiều hướng khác nhau của doanh nghiệp, gây khó khăn trong lĩnh vực quản lý nhà nước, đồng thời làm lãng phí nguồn tài nguyên về tài chính và con người

Luận văn QT Kinh doanh

Ba là, hoàn thiện pháp luật để đáp ứng hiệu quả nhu cầu của các DNNVVKNST và đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế công nghệ số Bên cạnh việc xác định đúng mục tiêu, đối tượng cần hỗ trợ thì việc hỗ trợ sao cho hiệu quả, đúng nhu cầu của doanh nghiệp cũng cần quan tâm nghiêm túc Như hiện nay, nhiều biện pháp hỗ trợ được đưa ra nhưng nhà làm luật lại không tính tới tính hiệu quả trong thực tiễn, nhiều hỗ trợ gần như các doanh nghiệp không sử dụng tới Do đó, những người làm luật phải hiểu rõ bản chất của loại hình DNNVVKNST thì mới xây dựng được pháp luật hỗ trợ cho DNNVVKNST để đáp ứng được đúng các nhu cầu chính đáng của doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp này ngày càng thành công và phát triển

Bốn là, hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ các DNNVV bảo đảm yêu cầu về hội nhập quốc tế và xây dựng hình ảnh quốc gia khởi nghiệp trong tiến trình hội nhập quốc tế Theo đó, cần nghiên cứu, tiếp thu các quy định trong pháp luật của các nước, vì những vấn đề mà Việt Nam đang tiếp cận đã từng được cộng đồng quốc tế nghiên cứu, giải quyết bằng pháp luật một cách thỏa đáng và khoa học Việc tiếp thu các quy định này một mặt giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và công sức, mặt khác góp phần làm cho pháp luật Việt Nam trở nên tương thích hơn với pháp luật quốc tế Ngoài ra, cũng từ kinh nghiệm quốc tế, cần kết hợp với việc xây dựng hình ảnh quốc gia Việt Nam khởi nghiệp với các chương trình tuyên truyền, vận động KNST Việc này giúp lan tỏa tinh thần KNST đến toàn dân, mọi tầng lớp trong xã hội hưởng ứng KNST sẽ góp phần tạo nên những DNNVVKNST vươn ra ngoài biên giới đất nước hòa vào tiền trình hội nhập quốc tế.

Hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo

3.2.1 Hoàn thiện quy định pháp luật về hỗ trợ vốn

Việc hoàn thiện quy định pháp luật về hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo có thể được định hướng theo những phương án sau:

Nâng cao hiệu quả các chương trình hỗ trợ vốn đang tồn tại: Các chương trình hỗ trợ vốn hiện có cần được đánh giá để tìm ra những điểm yếu và đưa ra các cải tiến để tăng hiệu quả Điều này bao gồm đơn giản hóa thủ tục, cải thiện quy trình giải quyết hồ sơ, tăng cường truyền thông về các chương trình và giảm thời gian xử lý hồ sơ

Luận văn QT Kinh doanh

Tạo ra các chương trình hỗ trợ vốn mới: có thể tạo ra các chương trình hỗ trợ vốn mới để phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo Các chương trình này có thể bao gồm các khoản vay có lãi suất thấp, tài trợ phát triển sản phẩm mới, hoặc tài trợ các chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng

Xây dựng các cơ chế thúc đẩy việc huy động vốn từ các nguồn tài trợ khác: có thể thiết kế các chính sách thúc đẩy việc huy động vốn từ các nguồn tài trợ khác như nhà đầu tư, các quỹ đầu tư, các tổ chức tài trợ quốc tế, vv Điều này có thể được thực hiện bằng cách xây dựng các khu công nghệ cao và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư có thể đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp

Tăng cường hỗ trợ tư vấn và đào tạo: Để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo phát triển bền vững, cần tăng cường hỗ trợ tư vấn và đào tạo về quản lý tài chính, phát triển sản phẩm, tiếp thị và quản lý chất lượng

Cụ thể, nghiên cứu xây dựng quy định về phát triển quỹ đầu tư nhằm mục đích gọi vốn từ cộng đồng để đầu tư vào các ý tưởng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo

Như đã phân tích ở trên, một trong những điểm yếu của các ý tưởng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cũng như các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp khoa học công nghệ là rất khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng hoặc từ các nhà đầu tư thiên thần dẫn đến nhiều ý tưởng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo không thể hiện thực hoá Theo kinh nghiệm ở Vương Quốc Anh, hình thức gọi vốn này đã huy động được 4,4 tỷ EUR trong năm 2015 Ngoài hình thức huy động vốn trên, một số hình thức gọi vốn khác cũng đã hình thành như gọi vốn đổi lấy cổ phần, gọi vốn vay 50

Việt Nam hiện có một số Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp và có liên quan đến hoạt động khởi nghiệp sáng tạo như Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa – gọi tắt là Quỹ SMEDF; Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia - Quỹ NAFOSTED; Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia - Quỹ NATIF Tuy nhiên, để tiếp cận vốn từ các quỹ này cũng không dễ dàng do các điều kiện tiếp cận vốn từ các quỹ này khá khó khăn Chẳng

50 Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Lê An, Một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam, in trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Rào cản thể chế đối với khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”, do Bộ Khoa học và Công nghệ, Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm quốc gia “Nghiên cứu những vấn đề trọng điểm về khoa học xã hội và nhân văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”, Mã số KX.01/16-20, Đề tài KX.01.17/16-20, Nxb Kinh tế TP Hồ Chí Minh,

Luận văn QT Kinh doanh hạn, việc vốn từ quỹ SMEDF đòi hỏi phải đáp ứng tiêu chí doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) với số lượng lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội dưới 200 người Tổng nguồn vốn nhỏ hơn 100 tỷ hoặc tổng doanh thu năm trước liền kề dưới 300 tỷ Doanh nghiệp SME hoạt động ở lĩnh vực như: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ được xem xét Các doanh nghiệp về công nghệ và

IT bị hạn chế ở nhóm này Đối với Quỹ SMEDF đòi hỏi ở những doanh nghiệp có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi phù hợp Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ hoặc mô hình kinh doanh mới theo quy định Cụ thể là đẩy mạnh triển khai chiến lược sở hữu trí tuệ thông qua ban hành các văn bản hướng dẫn, hoàn thiện các quy trình thủ tục liên quan Hỗ trợ bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực địa phương Quỹ cũng yêu cầu đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu tham gia lớn hơn hoặc bằng 20% tổng vốn đầu tư…, đáp ứng các quy định về bảo đảm tiền vay… 51

Do vậy, bên cạnh việc thành lập mới các quỹ đầu tư chuyên đầu tư vào lĩnh vực khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, cần có chính sách thu hút các quỹ đầu tư chứng khoán đầu tư vào chứng khoán của các doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo thông qua việc tạo lập môi trường pháp lý cho doanh nghiệp khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo có thể tiếp cận nguồn vốn trực tiếp từ thị trường vốn để tạo lập kênh mua bán chứng khoán của các doanh nghiệp khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo được xem là bước đột phá Bởi lẽ, theo kinh nghiệm quốc tế, với giao dịch mang tính “đặc thù”, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo ít chịu ràng buộc bởi các quy định khắt khe về nghĩa vụ công bố thông tin, nghĩa vụ tuân thủ chuẩn mực kế toán quốc tế hay yêu cầu về quản trị công ty Về phương thức giao dịch chứng khoán của doanh nghiệp khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo cũng được tiến hành trình tự, thủ tục tiến hành niêm yết đơn giản và nhanh chóng, chi phí thấp 52

51 Thanh Hương, Quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước cho khởi nghiệp sáng tạo, https://diendandoanhnghiep.vn/quy-tai-chinh-ngoai-ngan-sach-nha-nuoc-cho-khoi-nghiep-sang-tao-204857.html, truy cập ngày 28/7/2023

52 Lưu Minh Sang, Huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua thị trường chứng khoán, Tạp chí Tài chính Online, https://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/huy-dong-von-cua-doanh-nghiep-khoi-nghiep-thong-qua- thi-truong-chung-khoan-328453.html, truy cập ngày 03/7/2023

Luận văn QT Kinh doanh

3.2.2 Hoàn thiện quy định pháp luật về ưu đãi tín dụng

Nâng cao tính minh bạch và minh bạch trong cung cấp thông tin về các chương trình ưu đãi tín dụng cho doanh nghiệp khởi nghiệp Điều này giúp các doanh nghiệp có thể nắm bắt đầy đủ thông tin và có sự lựa chọn tốt nhất cho mình

Ngày đăng: 16/02/2024, 13:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w