Trang 8 TÓM TẮT Luận văn “Pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo qua thực tiễn tại Tỉnh Kon Tum” nghiên cứu một số vấn đề lý luận và những quy định của pháp luậ
Trang 1NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023
Trang 2NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số chuyên ngành: 8 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ Giảng viên hướng dẫn: TS NGUYỄN THỊ TÂM
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023
Trang 3Tôi tên là: NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN
Ngày sinh: 16/09/1981 Nơi sinh: Kon Tum
Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã học viên: 2083801072019
Tôi đồng ý cung cấp toàn văn thông tin luận văn tốt nghiệp hợp lệ về bản quyền cho Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối toàn văn thông tin luận văn tốt nghiệp vào hệ thống thông tin khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 4Ý KIẾN CHO PHÉP BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC sĩ
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Tâm
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Vân; Lớp: MLAW020B
Ngày sinh: 16/09/1981 ; Nơi sinh: Kom Tum
Tên đề tài: “Pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo qua thực tiễn tại Tỉnh Kon Tum”
Với trách nhiệm của cánbộ hướng dẫn, tôi đánh giá Đề cương Luận văn của học viên
như sau:
Hội nhập quốc tế toàn diện đặt ra nhiềucơ hội và thách thức đối với các chủ thể kinh
doanh đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo(sau đây gọi tắt là
doanh nghiệp) Dưới tác động của những yếu tố khách quan, chủ quan, các doanh nghiệp khả năng gặp nhiều những khó khăn về cơ chế, chính sách, tài chính và nhân lực đòi hỏi
cần có sự hỗ trợ của Nhà nước và toàn xã hội Pháp luật thời gian qua cũng đã có những quy
định nhằm bảo vệ, hỗ trợ và tạo động lực cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, dưới sự thay đổi và tác động của nhiều yếu tố, pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp đã
thể hiện một vài những bất cập, thiếu sót Việc nghiên cứu, nhận diện, đánh giá những bất cập của pháp luật, từ đó đưa ranhữnggiải pháp pháp lý dựa trênnhữngđiều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp là cầnthiết
Với tinh thần trên,nộidung Luận văn đã thểhiện được những ưu điểm sau :
về nội dung : Luận văn được xây dựng dựa trên những nhìn nhận về nhu cầu thực
tiễn gắn với những điều kiện khách quan, chủ quan của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
toàn diện sâurộng vào nền kinh tế quốc tế; các nội dungcơ bản của Luận văn: Lý do chọn
đề tài, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu đượctác giả
xác định tương đối rõ ràng; Đe tài bố cục ba chương khá hợp lý và thể hiện rõ được nội dung, mục tiêu nghiên cứu cho từng chương.
Trang 52 về trình độ, ý thức của học viên
- Học viên có năng lực chuyên môn từ kiến thức lý luận đến thực tiễn; có kiến thức sâu rộng trên nhiều lĩnh vực về khoa học xã hội; có tinh thần cầu tiến, chịu khó trong học tập; có năng lực nghiên cứu, năng lực tổng hợp, phân tích và tư duy nghiên cứu khá
-Học viên Nguyễn Thị Hồng Vân đã có nhiều cố gắng trongquá trình từ khichọn
đề tàicho đến hoàn thiện Đe cương chitiết, hoàn thiện Luận văn. Học viên có sự chủ động, sáng tạo, cầu thị và làm việc nghiêm túc Với tư cách là giảng viên hướng dẫn khoa học,tôi
đánh giá cao trình độ chuyên môn, thái độ làm việc tích cực của học viên
Ý kiến của giáo viên hưóng dẫn về việc cho phép học viên Nguyễn Thị Hồng Vân
đưọc bảo vệ luận văn trước Hội đồng:
Tôi đồng ý cho Học viên Nguyễn Thị Hồng Vân bảo vệ Luận Văn trước Hội đồng Khoa học
Thành phổ Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 5 năm 2023
Người nhận xét
TS.Nguyễn Thị Tâm
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo qua thực tiễn tại Tỉnh Kon Tum” là bài nghiên cứu của chính tôi
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác
TP Hồ Chí Minh, năm 2023
Tác giả
Nguyễn Thị Hồng Vân
Trang 7LỜI CẢM ƠN
Trải qua hai năm học tập với những nỗ lực của bản thân và tôi cũng đã hoàn thành được chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật Kinh tế Khóa 2020 tại Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh Trong quá trình thực hiện đề tài Luận văn thạc sĩ, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ và động viên từ Ban Giám hiệu nhà trường, Quý Thầy, Cô, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô ở Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình dạy bảo tôi trong suốt thời gian học tập tại trường Đặc biệt, xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thị Tâm - giảng viên hướng dẫn nghiên cứu khoa học, đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu để hoàn thành Luận văn
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được những ý kiến góp ý quý báu của quý thầy cô và hội đồng chuyên môn để luận văn được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 8TÓM TẮT
Luận văn “Pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo qua thực tiễn tại Tỉnh Kon Tum” nghiên cứu một số vấn đề lý luận và những quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (gọi tắt là DNNVV) khởi nghiệp sáng tạo như khái niệm, đặc điểm DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, nội dung pháp luật về hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo và những yếu tố ảnh hưởng đến nội dung pháp luật về hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, phân tích vai trò của của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo đối với phát triển kinh tế Từ đó, tác giả bắt đầu nghiên cứu một số chính sách và bài học kinh nghiệm
về hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo của một số nước trên thế giới nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Bên cạnh đó, luận văn cũng tập trung phân tích
và đánh giá thực trạng pháp luật về hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo như: Thực trạng pháp luật về tiêu chí xác định DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, về điều kiện để DNNVV khởi nghiệp sáng tạo được nhận hỗ trợ, về hỗ trợ vốn, ưu đãi thuế, hỗ trợ tiếp cận tín dụng và các hỗ trợ khác cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, thực trạng
về phương thức hỗ trợ và trách nhiệm pháp lý của DNNVV khởi nghiệp sáng tạo
Dựa vào những vấn đề lý luận đã phân tích, làm rõ, tác giả đưa ra những đánh giá của riêng mình liên quan đến thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật về
hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo Từ đó, Luận văn chỉ ra được một số vấn đề bất cập, hạn chế trong thực tiễn thi hành pháp luật về hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn tỉnh Kon Tum Trên cơ sở đó, tác giả mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật cũng như giải pháp để tăng cường hiệu quả công tác
hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo trên thực tiễn trong thời gian sắp tới
Trang 9THESIS SUMMARY
Thesis "Law on supporting innovative small and medium-sized enterprises in Kon Tum Province" studies some theoretical issues and legal provisions on supporting innovative small and medium-sized enterprises such as the concept, characteristics of innovative small and medium-sized enterprises, legal content on supporting innovative small and medium-sized enterprisess and factors affecting the legal content of Law on supporting innovative small and medium-sized enterprises, analyzing the role of innovative small and medium-sized enterprisesz in economic development From there, the author analyzes a number of policies and lessons learned on supporting innovative small and medium-sized enterprises of some countries in the world to draw lessons for Vietnam In addition, the thesis also focuses on analyzing and evaluating the legal status of supporting innovative small and medium-sized enterprises, such as: Legal status on criteria for identifying creative innovative small and medium-sized enterprises, the status of conditions for innovative small and medium-sized enterprises to receive support, the status of capital support, tax incentives, support to access credit and other supports for innovative small and medium-sized enterprises, the current state of support methods and state management of support for innovative small and medium-sized enterprises
Based on the theoretical issues analyzed, the author makes some assessments
of the legal status of supporting innovative small and medium-sized enterprises Since then, the thesis has pointed out some shortcomings and limitations in the practice of law enforcement on supporting innovative small and medium-sized enterprises in Kon Tum province On that basis, the author boldly proposes a number of recommendations, solutions and orientations to perfect the law on supporting innovative small and medium-sized enterprises
Trang 10MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO 10
1.1 Khái quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo 10
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo 10
1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiêp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo 14
1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo đối với phát triển kinh tế 16
1.2 Pháp luật về hỗ trợ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo 20
1.2.1 Khái niệm pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo 20
1.2.2 Đặc trưng của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo 21
1.2.3 Vai trò của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo 22
1.3 Kinh nghiệm quốc tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo 23
1.3.1 Kinh nghiệm quốc tế về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo 23
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo 27
Trang 11Tiểu kết chương 1 31 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO TỪ THỰC TIỄN TẠI TỈNH KON TUM 32
2.1 Thực trạng pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo 32
2.1.1 Thực trạng pháp luật về tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo 32
2.1.2 Thực trạng pháp luật về chủ thể hỗ trợ và điều kiện để hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo 34
2.1.3 Thực trạng pháp luật về phương thức lựa chọn doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo để hỗ trợ 36
2.1.4 Thực trạng pháp luật về nội dung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo 40
2.1.5 Thực trạng quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo 50
2.2 Những hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo 51
Tiểu kết chương 2 56 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO 57
3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo 57
3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo 61
3.2.1 Hoàn thiện pháp luật về điều kiện để được nhận hỗ trợ 61 3.2.2 Hoàn thiện pháp luật về nội dung hỗ trợ cho đối tượng thụ hưởng gián tiếp trong chính sách hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo 62
Trang 123.2.3 Hoàn thiện pháp luật về cách thức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
khởi nghiệp sáng tạo 63
3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo 64
Tiểu kết chương 3 68
KẾT LUẬN 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
Trang 13DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 14PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Khởi nghiệp là quá trình sáng tạo, tạo dựng một tổ chức kinh doanh và người khởi nghiệp là người sáng lập nên doanh nghiệp đó Trong văn bản chính sách hiện nay ở Việt Nam, doanh nghiệp khởi nghiệp được định nghĩa là “loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ,
mô hình kinh doanh mới” Mặt khác, theo Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII cũng nhấn mạnh: “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”1 Qua đó, ta thấy được tầm quan trọng của xu thế khởi nghiệp hiện nay ở nước ta rất được Đảng và Nhà nước quan tâm
Khác với doanh nghiệp khởi nghiệp bình thường, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có những mô hình kinh doanh mới, dự án, ý tưởng sáng tạo, đầy tiềm năng để tạo ra những sản phẩm mới, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
và tạo ra đột phá về sự tăng trưởng Sự khác biệt còn nằm ở việc “doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo dựa trên một công nghệ mới, hoặc tạo ra hình thức kinh doanh mới, hoặc xây dựng một phân khúc thị trường mới”2 Chính sự khác biệt này sẽ là “chìa khóa” giúp doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thu hút đầu tư một cách mạnh mẽ và tạo ra sự đột phá trong tốc độ phát triển so với các doanh nghiệp bình thường khác Đây là một trong những điểm mạnh, một đặc trưng nổi bật của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Có thể thấy rằng, không chỉ riêng Việt Nam mà các quốc gia, lãnh thổ đều nhận thức được sự cần thiết của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Nếu khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thì nền kinh tế - xã hội của quốc gia, lãnh thổ đó sẽ không ngừng phát
1 Xem: Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 tại Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, trang 01
2 Khánh Nguyễn, Phân biệt doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, lập nghiệp,
https://vtv.vn/kinh-te/phan-biet-dn-khoi-nghiep-doi-moi-sang-tao-va-khoi-nghiep-lap-nghiep , Truy cập ngày 3/6/2023
Trang 15triển vượt bậc Việt Nam là một nước đang phát triển, để có thể hội nhập và tiệm cận với các nước phát triển thì cần phải khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mới có thể đáp ứng yêu cầu hội nhập thế giới Chính vì vậy, đòi hỏi phải có những chính sách thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư thiên thần, nhà đầu tư mạo hiểm để tạo cơ hội và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo
Tỉnh Kon Tum là một tỉnh thuộc vùng cực bắc Tây Nguyên, Việt Nam Là địa phương có những lợi thế nhất định về kinh tế trong nông nghiệp, công nghiệp và
du lịch nhưng tốc độ tăng trưởng chậm, chưa phát huy được tiềm năng vốn có của tỉnh Kon Tum có 1.840 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có kết quả sản xuất kinh doanh là 1.413 đơn vị, gồm 902 doanh nghiệp siêu nhỏ, 481 doanh nghiệp nhỏ
và vừa, 30 doanh nghiệp lớn3 Đa số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, chiếm khoảng 30% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, một số còn lại hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, tài nguyên; chưa có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến trình độ cao Hầu hết doanh nghiệp có quy mô nhỏ, khả năng cạnh tranh thấp, năng lực quản trị điều hành kinh doanh còn yếu, thiếu chiến lược kinh doanh, tinh thần khởi nghiệp của doanh nghiệp thấp, năng suất lao động và giá trị gia tăng cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn rất thấp, các doanh nghiệp chưa chú trọng việc tiếp cận thị trường, xây dựng thương hiệu, kỹ năng và tay nghề lao động trong các doanh nghiệp chưa cao, số lượng doanh nghiệp áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất kinh doanh còn thấp4 Một trong những vấn đề gây trở ngại cho sự phát triển của các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo tại Kon Tum hiện nay, là đa phần các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo chưa tiếp cận được các phương thức hỗ trợ, các doanh nghiệp khó tiếp cận các nguồn tín dụng do không đáp ứng được các điều kiện
để hỗ trợ
Hiện nay, nước ta cũng đã có những chính sách, những văn bản quy phạm pháp luật để hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, cụ thể là: Luật hỗ trợ doanh nghiệp
3 Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2021
4 Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 – 2025
Trang 16nhỏ và vừa 2017, Nghị đinh 80/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị định 38/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; Thông tư số 06/2022/TT-BKHĐT ngày 10/5/2022 hướng dẫn một số điều của Nghị đinh 80/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Đề án 844 về “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, trong đó có các quy định về cơ chế, chính sách pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo Tuy nhiên, hành lang pháp lý vẫn còn những rào cản; các chính sách, đặc biệt là ưu đãi về thuế chưa thực sự rõ ràng gây khó khăn cho các nhà đầu tư thiên thần, nhà đầu tư mạo hiểm đầu tư vào các dự
án khởi nghiệp của doanh nghiệp; các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo còn gặp trở ngại trong việc đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước Một trong những vấn đề đặt ra là cần phải xây dựng, hoàn thiện pháp luật và thực hiện tốt chính sách hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, tạo điều kiện cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo phát triển mạnh mẽ, hội nhập sâu rộng vào thị trường thế giới
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo qua thực tiễn tại tỉnh Kon Tum” làm Luận văn thạc sĩ luật kinh tế của mình nhằm nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn
đề lý luận; đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo của tỉnh Kon Tum để từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả của pháp luật về hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong thời gian tới
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ở Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay, vai trò của DNNVV khởi nghiệp sáng tạo ngày càng trở nên quan trọng và có ý nghĩa ngày càng lớn đối với tiềm lực tăng trưởng của nền kinh tế Không những thế, loại hình DNNVV khởi nghiệp sáng tạo còn là chủ thể có vai trò hết sức quan trọng trong việc đóng góp cho các chính sách
về an sinh xã hội, giúp ổn định kinh tế - xã hội, giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp, cải thiện
Trang 17môi trường kinh doanh của quốc gia Vì thế, các vấn đề liên quan đến DNNVV khởi nghiệp sáng tạo luôn nhận được sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách cũng như các học giả
Trong phạm vi luận văn của mình, tác giả xin tập trung giới thiệu một số báo cáo, tạp chí tiêu biểu có liên quan đến chính sách hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo:
- Nguyễn Thu Hà (2019), Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế, Học viện Khoa học xã hôi, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam Luận văn đã góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, đồng thời góp phần phân tích đánh giá thực trạng pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hiện nay của Việt Nam Luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, từ đó đã góp phần thiết thực trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam trong thời gian sắp tới
- Hoàng Thị Phương Hiền (2020), Pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam qua thực tiễn tại Tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ luật kinh tế, Trường Đại Học Luật, Đại học Huế Trong công trình này, tác giả tập trung nghiên cứu đến những quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp; một số quy định hỗ trợ về đất đai, môi trường đối với doanh nghiệp khởi nghiệp, quy định hỗ trợ về tài chính và bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với doanh nghiệp khởi nghiệp qua các văn bản pháp luật
- Hồ Xuân Sang (2018), Pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật, Đại học Huế Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cũng như sự cần thiết phải ban hành các quy định về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Thực trạng pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, thực tiễn thi hành tại Việt Nam và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới Kết quả nghiên cứu đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật hỗ
Trang 18trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
- Huỳnh Nguyễn Anh Tú (2020), Pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, Luận văn thạc sĩ luật kinh tế, Đại học Trà Vinh Luận văn
đi sâu tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, thực trạng về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo như hỗ trợ về vốn, ưu đãi thuế, hỗ trợ tiếp cận tín dụng, ưu đãi mặt bằng và
cơ sở hạ tầng, hỗ trợ pháp lý cho hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, thực tiễn thi hành và kinh nghiệm về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo của một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam
Nghiên cứu đề tài “Pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo qua thực tiễn tại tỉnh Kon Tum”, Tác giả đứng dưới góc độ là người làm công tác giảng dạy pháp luật tại trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
do vậy việc tiếp cận đối với các vấn đề liên quan đến việc hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo còn nhiều hạn chế, khó khăn hơn vì không có thực tiễn nhưng tác giả cũng mong muốn nghiên cứu tìm hiểu pháp luật về hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, thực tiễn áp dụng quy định pháp luật tại tỉnh Kon Tum Từ đó, đánh giá những bất cập, khó khăn hạn chế trong việc thực thi pháp luật về hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo tại tỉnh Kon Tum hiện nay, đồng thời đề xuất một số kiến nghị
và giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật hiện hành về vấn đề này
3 Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu chung
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo cũng như sự cần thiết phải ban hành các quy định về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, kinh nghiệm của một số nước trên thế giới Thực trạng pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo từ thực tiễn thi hành tại Tỉnh Kon Tum Trên cơ sở đó, Luận văn đưa ra định hướng và một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về
Trang 19hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Xác định những định hướng trong hoàn thiện chính sách pháp luật về hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp pháp
lý cụ thể;
- Đề xuất những giải pháp pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam
4 Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu của Luận văn, đạt được mục đích nghiên cứu Một số câu hỏi nghiên cứu cơ bản được đặt ra trong quá trình nghiên cứu như sau:
- Thế nào là doanh nghiệp nhỏ và vừa sáng tạo khởi nghiệp? Đặc điểm DNNVV khởi nghiệp sáng tạo?
- Nội dung pháp luật hiện hành có những quy định gì về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và chính sách hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo?
- Thực tiễn thực hiện pháp luật về hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo tại tỉnh Kon Tum đang gặp phải những vướng mắc, khó khăn gì? Pháp luật hiện hành
có những bất cập nào cần giải quyết?
- Cần có những giải pháp pháp lý gì để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo tại tỉnh Kon Tum trong thời gian tới?
Trang 205 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những quy định của pháp luật, thực tiễn liên quan đến việc hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, trong đó, những vấn đề lý luận, nội dung của quy định pháp luật, thực tiễn tại tỉnh Kon Tum về hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo
5.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Trong phạm vi nghiên cứu, công trình chỉ nghiên cứu những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo theo quy định tại Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 và các văn bản pháp luật khác có liên quan
- Phạm vi về không gian:
Luận văn tập trung nghiên cứu và phân tích các quy định của pháp luật và thực tiễn chủ yếu tại tỉnh Kon Tum có liên quan đến việc hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo Bên cạnh đó, luận văn cũng có dẫn chiếu, so sánh với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về vấn
đề này
- Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo Cụ thể là Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm
2018 Vì vậy, phạm vi thời gian nghiên cứu bắt đầu từ ngày luật này có hiệu lực pháp luật cho đến nay
6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp luận
Phương pháp luận Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác – Lênin ở chương 1; các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để tiến hành phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo
Trang 216.2 Phương pháp nghiên cứu
Nhằm có thể tiến hành nghiên cứu đề tài “Pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo qua thực tiễn tại tỉnh Kon Tum” một cách có hiệu quả, trong luận văn này, tác giả đã áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu Cụ thể như sau:
- Phương pháp phân tích: Tác giả đã sử dụng phương pháp này chủ yếu trong Chương 1 để phân tích những vấn đề chung về mặt lý luận thành những vấn đề nhỏ hơn, đơn giản hơn để làm rõ bản chất của DNNVV khởi nghiệp sáng tạo và các chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật liên quan đến hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo
Bên cạnh đó, trong tác giả còn sử dụng phương pháp phân tích trong Chương
2 để phân tích các vụ việc, vấn đề còn tồn tại trong thực tiễn liên quan đến hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo nói chung và trên địa bàn tỉnh Kon Tum nói riêng
- Phương pháp tổng hợp: Được tác giả sử dụng chủ yếu tại Chương 3 để tổng hợp những vấn đề trên thực tiễn, từ đó rút ra được kết luận chung nhằm hướng đến việc đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật liên quan đến hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo nói chung
và trên địa bàn tỉnh Kon Tum nói riêng
- Phương pháp so sánh: Được tác giả sử dụng chủ yếu ở Chương 2 để so sánh, đối chiếu pháp luật của một số quốc gia khác trên thế giới với thực tiễn pháp luật tại Việt Nam Từ đó, làm rõ những sự khác biệt, cũng như những vấn đề còn hạn chế, vướng mắc của pháp luật Việt Nam so với thế giới về vấn đề hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
7.1 Ý nghĩa khoa học
Luận văn góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, đồng thời Luận văn góp phần phân tích đánh giá thực trạng của chính sách hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo hiện nay của Việt Nam Luận văn giúp đưa ra những giải pháp nhằm hỗ trợ, phát triển DNNVV khởi nghiệp sáng tạo Luận văn
Trang 22góp phần thiết thực trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo trong thời gian tới
7.2 Giá trị thực tiễn
Công trình này có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên chuyên ngành Luật kinh tế, Quản trị kinh doanh và những ai có nhu cầu nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực kinh tế
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận văn gồm có 3 Chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo
Chương 2: Thực trạng pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo từ thực tiễn tại tỉnh Kon Tum
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo
Trang 23Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ HỖ TRỢ
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO
1.1 Khái quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo
Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo là một thuật ngữ mới xuất hiện ở nước ta thời gian gần đây, lần đầu tiên được định nghĩa chính thức trong Luật
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 Tuy nhiên, ở Việt Nam, hoạt động khởi nghiệp sáng tạo cũng như những quy định của pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo chưa được nghiên cứu sâu dưới góc độ pháp lý Trong khi
đó, hoạt động khởi nghiệp sáng tạo ngày càng phổ biến hơn với nhiều hình thức đa dạng và đang nhận được nhiều kỳ vọng, sự quan tâm trong chính sách phát triển doanh nghiệp Chính vì vậy, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã đặt ra yêu cầu “xây dựng, hoàn thiện khung khổ pháp lý, thử nghiệm cơ chế, chính sách đặc thù để thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo” nhằm “phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của
hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp làm trung tâm5
Xét dưới góc độ ngôn ngữ học, “khởi nghiệp” là một từ Hán Việt, theo đó,
“khởi” có nghĩa là bắt đầu, “nghiệp” có nghĩa là công việc, nghề nghiệp, sự nghiệp, nên có thể hiểu “khởi nghiệp” là thuật ngữ chỉ sự bắt đầu sự nghiệp6
Đến cuối thế kỷ XX, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và sự ra đời của nhiều giải pháp kinh doanh mới, thuật ngữ khởi nghiệp được
bổ sung thêm và hình thành một thuật ngữ mới, dần được sử dụng một cách phổ thông hơn, là thuật ngữ “start-up” Thuật ngữ start-up thường được sử dụng để chỉ một doanh nghiệp mới thực hiện hoạt động kinh doanh trên nền tảng sáng tạo, đột phá, đạt hiệu quả cao
Trang 24Khởi nghiệp (Startup) là giai đoạn bắt đầu công việc kinh doanh của một doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (DNKNST) về bản chất mang hai nghĩa ở góc độ là tính từ phản ánh một trạng thái bắt đầu của một công việc kinh doanh hoặc một dự án, danh từ có nghĩa là một doanh nghiệp được thành lập để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh DNKNST là thuật ngữ chỉ về những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung, nó thường được dùng với nghĩa hẹp chỉ các công ty công nghệ trong giai đoạn đầu thành lập
Ở đây cần phân biệt hai khái niệm doanh nghiệp khởi nghiệp (DNKN) và DNKNST bởi về bản chất đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng thực tế rất dễ gây nhầm lẫn Theo đó, DNKN được thành lập để sản xuất, kinh doanh những sản phẩm, dịch vụ đã có trên thị trường, nó thường không có tính đột phá về mô hình kinh doanh và khả năng tăng trường đột biến như doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Trong khi đó, DNKNST phải dựa trên một công nghệ mới hoặc tạo ra một hình thức kinh doanh, xây dựng một phân khúc thị trường mới, nghĩa là phải tạo ra
sự khác biệt không chỉ ở trong nước mà với tất cả công ty trên thế giới
Trong chương trình “Dấu ấn – Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia – Techfest 2022” diễn ra vào đầu tháng 12/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: “Khởi nghiệp đã khó, nhưng khởi nghiệp sáng tạo, tạo nên những giá trị trên cơ sở khai thác trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới bền vững còn khó hơn rất nhiều” Điều đó đã khẳng định tầm quan trọng của việc sáng tạo, đổi mới trong quá trình khởi nghiệp
Hay Thứ trưởng Bùi Thế Duy - Chánh văn phòng Bộ KH&CN khi đưa ra sự khác biệt giữa lập nghiệp và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã đưa ra Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phải dựa trên một công nghệ mới, hoặc tạo ra hình thức kinh doanh mới, hoặc xây dựng một phân khúc thị trường mới Tức là các DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phải có gì đó khác biệt không chỉ với các DN ở trong nước, với tất cả các công ty trước đây và cả với các DN khác trên thế giới Vì đặc điểm đó nên DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhanh chóng thu hút được đầu tư trong và ngoài nước
Trang 25để phát triển nhanh, ví dụ như Facebook, Google chả hạn, thế nên chỉ trong 2-3 năm
đã phát triển để trở thành các tập đoàn lớn7
Một cách hiểu tương tự, bà Trương Lý Hoàng Phi- Giám đốc điều hành Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp TP Hồ Chí Minh cho rằng “Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phải bảo đảm được hai yếu tố là “start” và “up”
“Start” có nghĩa là bạn bắt đầu với một ý tưởng mới, hoặc nếu ý tưởng đó không mới thì cách làm phải đột phá và thường thì gắn với ứng dụng công nghệ Còn “up” liên quan đến khả năng thương mại hóa và quy mô của thị trường, nghĩa là ý tưởng
đó phải có khả năng được triển khai trong thực tế, có khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng, đồng thời phải có khả năng mở rộng được để “up” trong thời gian càng nhanh càng tốt”
Tại cuộc đối thoại với thanh niên khởi nghiệp tại Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh rằng: “Nhiệt huyết khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chính là thể hiện lòng yêu nước, làm cho quốc phú, dân cường Khởi nghiệp sẽ là một con đường biến ước mơ của bản thân thành hiện thực, đồng thời góp phần hiện thực hóa khát vọng lớn hơn của toàn dân tộc” Khẳng định trên đã thể hiện quyết tâm của Chính phủ, cũng như thái độ tích cực của Nhà nước ta đối với vấn đề khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Khởi nghiệp sáng tạo (KNST) là tiền đề quan trọng để tạo ra năng lực cạnh tranh nhằm đạt được sự tăng trưởng dài hạn của doanh nghiệp (DN) ở Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh công nghiệp hóa, hội nhập hóa quốc tế Với tốc độ tăng trưởng bùng nổ của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (DNKNST), đặt ra những yêu cầu cấp thiết về xây dựng chính sách, hệ thống pháp luật để hỗ trợ và quản lý nhóm DN này
Trong Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” đưa ra khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo là “loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí
7 Khánh Nguyễn (2017), “Phân biệt doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, lập nghiệp”, Báo điện tử vtv, https://vtv.vn/kinh-te/phan-biet-dn-khoi-nghiep-doi-moi-sang-tao-va-khoi-nghiep- lap-nghiep , Truy cập ngày 3/6/2023
Trang 26tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới8 Về cơ bản, quy định này tương đồng với các định nghĩa thông dụng về startup ở nhiều nước trên thế giới, được hiểu là một tổ chức đang trong quá trình bắt đầu kinh doanh, lập nghiệp, liên quan tới hoạt động sáng tạo và triển vọng phát triển Các doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo đại diện cho mô hình kinh doanh mới, là động lực chính thúc đẩy phát triển kinh
tế và tăng năng suất trong xã hội dựa trên tri thức và công nghệ Đó là hình thức phù hợp nhất để thực hiện các phát minh, sáng kiến và đó là cơ chế tốt nhất để thương mại hóa các công nghệ mới, đưa các thành tựu khoa học kỹ thuật vào cuộc sống, đóng góp vào sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ mới và vị trí mà chúng hoạt động
Tiếp cận dưới góc độ pháp lý, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm
2017 đã đưa ra định nghĩa “doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh”9 Như vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo hay start-up có thể được hiểu là một doanh nghiệp bắt đầu hoạt động kinh doanh trên
cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh sáng tạo, có hiệu quả kinh tế cao Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo pháp luật Việt Nam chính là start-up theo cách hiểu phổ biến trên thế giới Cũng cần lưu ý thêm, khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được
sử dụng không phải để chỉ một hình thức tổ chức pháp lý mới của doanh nghiệp,
mà để chỉ một số doanh nghiệp theo tính chất và lĩnh vực hoạt động Xét về hình thức tổ chức pháp lý, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo có thể là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh hoặc doanh
Trang 27nghiệp tư nhân và chúng mang đầy đủ các dấu hiệu pháp lý của các loại hình doanh nghiệp này
Tóm lại, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 khi muốn xác định một doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo thì cần dựa trên những yếu tố chính phải là doanh nghiệp, được thành lập để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh
1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiêp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo
Mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau, nhưng nhìn chung doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo có một số đặc trưng cơ bản sau:
sáng tạo, đột phá Đây là đặc trưng nổi bật nhất của DNNVV khởi nghiệp sáng tạo
so với các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế Ý tưởng sáng tạo của quá trình khởi nghiệp sáng tạo rất phong phú, đa dạng, với nhiều phương thức thể hiện khác nhau, nhưng cốt lõi là phải có tính mới Đó có thể là việc ứng dụng các công nghệ mới; cung cấp sản phẩm, dịch vụ mới, độc đáo mà thị trường chưa có; ứng dụng mô hình sản xuất, kinh doanh mới hoặc áp dụng những phương thức, giải pháp mới để cải tiến, giải quyết những vấn đề cố hữu của quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm, cung ứng dịch vụ Tính mới này vừa là lý do để khởi nghiệp, vừa là yếu tố đem lại sức cạnh tranh của DNNVV khởi nghiệp sáng tạo khi tham gia thị trường, lại vừa là công cụ để doanh nghiệp thu lợi lớn, tăng trưởng nhanh Giải pháp sáng tạo, đột phá của doanh nghiệp là thành tố đặc biệt quan trọng, không chỉ phản ánh rõ nét nhất đặc trưng của DNNVV khởi nghiệp sáng tạo mà còn là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp này
có thời gian hoạt động chưa lâu Nhìn chung, trừ một số trường hợp hình thành doanh nghiệp thông qua việc tổ chức lại doanh nghiệp, mọi doanh nghiệp được thành lập và hoạt động đều phải trải qua giai đoạn khởi nghiệp, bất kể hình thức hoạt động, loại hình doanh nghiệp hay ngành nghề kinh doanh nào Xuất phát từ bản chất của hoạt động khởi nghiệp là gắn liền với trạng thái mới bắt đầu kinh
Trang 28doanh của doanh nghiệp, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp sau khi được thành lập thực chất là để thoát khỏi trạng thái khởi nghiệp, đồng nghĩa với việc có chỗ đứng ổn định trên thị trường
Bên cạnh đó, do DNNVV khởi nghiệp sáng tạo luôn gắn với những ý tưởng sáng tạo, những giải pháp mới nên quá trình biến ý tưởng thành sản phẩm, dịch vụ phải diễn ra nhanh chóng để nắm bắt cơ hội kinh doanh Thực tiễn cho thấy có nhiều doanh nghiệp start-up bắt đầu cung ứng sản phẩm, dịch vụ mới trên thị trường thì chỉ một thời gian ngắn sau đã có doanh nghiệp khác cung ứng sản phẩm, dịch vụ tương tự
cao Nhìn chung, giai đoạn mới thành lập của doanh nghiệp thường là giai đoạn khó khăn nhất, do doanh nghiệp mới bắt đầu thâm nhập vào thị trường, chưa có nguồn vốn lớn, chưa có lượng khách hàng và đối tác kinh doanh ổn định, còn thiếu kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp và điều hành kinh doanh Ngoài những khó khăn chung như các doanh nghiệp mới thành lập khác, DNNVV khởi nghiệp sáng tạo còn gặp những khó khăn riêng, như: thử nghiệm mới thường khó thành công ngay từ ban đầu; thị trường không chấp nhận hoặc chậm chấp nhận những sản phẩm, dịch
vụ mới; các ý tưởng, giải pháp, mô hình kinh doanh mới dễ bị các doanh nghiệp khác bắt chước hoặc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Chính vì thế, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thường gặp nhiều rủi ro về cả khía cạnh kỹ thuật, tài chính và pháp lý Theo thống kê, có tới 80% các dự án khởi nghiệp thất bại, 25% doanh nghiệp mới không tồn tại quá 01 năm; tỷ lệ này chỉ còn 10% doanh nghiệp tồn tại sau 05 năm và chỉ có 6% trong năm thứ 1010
Nói tóm lại, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là một thành tố quan trọng của cộng đồng DNNVV khởi nghiệp nói riêng, mạng lưới doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung; có ưu điểm là năng động, sáng tạo, tận dụng được những trào lưu,
10 Theo diễn đàn đối thoại khởi nghiệp, việc làm do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày 10/12/2017
Trang 29xu thế kinh doanh mới, dẫn đến tiềm năng phát triển tốt nhưng gặp phải hạn chế là
có tính rủi ro cao, trong đó có rủi ro pháp lý11
1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo đối với phát triển kinh tế
Thứ nhất, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế Các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo sẽ là động lực của mọi nền kinh tế trong giai đoạn tới Các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tổng GDP do số lượng ngày càng nhiều và phân bổ ở hầu hết các ngành, lĩnh vực và địa phương Ngoài ra, tốc
độ tăng trưởng của các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo cao hơn rất nhiều so với các khu vực doanh nghiệp khác, tại một số nước DNNVV khởi nghiệp sáng tạo được coi là xương sống của cả nền kinh tế DNNVV khởi nghiệp sáng tạo có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế Cụ thể là DNNVV khởi nghiệp sáng tạo có khả năng giữ vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế và phát triển dù khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng Sự đóng góp này của các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo là đáng kể,
và các nhà nghiên cứu kinh tế cũng như các nhà quản lý đều thống nhất cần phải trợ giúp cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo là nền tảng để phát triển kinh tế và ổn định
xã hội trong thời đại công nghiệp 4.0 Với sự tiếp sức của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và thương mại điện tử thì các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo sẽ là khu vực cạnh tranh lớn nhất, sáng tạo lớn nhất vì nó huy động được toàn bộ nguồn lực cho
xã hội và cho sự phát triển
DNNVV khởi nghiệp sáng tạo khi thành công sẽ phát triển nhanh chóng trở thành các doanh nghiệp lớn đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ Với những doanh nghiệp thành công, quy mô của doanh nghiệp sẽ được mở rộng rất nhiều và các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo thành công thì sẽ dần trở thành các DN lớn, các tập đoàn xuyên quốc gia đóng góp vào tăng trưởng của nền kinh tế
Các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo có niềm tin và thái độ rất tích cực đối với nền kinh tế và khuynh hướng phát triển của nền kinh tế Như vậy, DNNVV khởi
11 Phan Vũ (2021), “Nhận thức chung về doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo”, Nghiên cứu trao đổi,
https://htpldn.moj.gov.vn , truy cập ngày 4/5/2023
Trang 30nghiệp sáng tạo đang là xu hướng phát triển kinh tế của thế giới, đồng thời DNNVV khởi nghiệp sáng tạo cũng là hạt nhân để phục hồi, phát triển kinh tế thế giới vốn được đánh giá là phát triển chậm và già cỗi trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay
Thứ hai, Giải quyết lượng lớn việc làm cho người lao động Các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo có đặc điểm chung là sử dụng ít lao động, tuy nhiên với số lượng DNNVV khởi nghiệp sáng tạo được thành lập ngày càng nhiều sẽ giúp giải quyết số lượng lớn lao động đặc biệt là nguồn lao động trẻ có trình độ Tự khởi nghiệp hoặc tự tạo việc làm trong các công ty khởi nghiệp ngay khi còn trên ghế nhà trường sẽ giúp cho sinh viên có kinh nghiệm về khởi nghiệp để sau khi ra trường mỗi sinh viên là một DNNVV khởi nghiệp sáng tạo Điển hình như đất nước Isreal trong quá trình học tập tại trường, đa số sinh viên đều tham dự một tổ chức doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo để tiếp thu những kiến thức thực tiễn và trang bị
kỹ năng, tác phong làm việc công nghiệp Như vậy mỗi sinh viên đều tích lũy cho mình những kinh nhiệm về khởi nghiệp và tự tạo công việc cho chính mình không
lo là gánh nặng cho xã hội khi thất nghiệp
Rõ ràng, các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân họ, vì vậy Chính phủ các nước, cần phải hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo để xây dựng một môi trường khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, những công ty sử dụng lao động tạo ra việc làm trong tương lai
Do vậy, cần phải quan tâm đến những tham vọng và sự lạc quan của giới trẻ hiện nay, nếu không, sẽ có nguy cơ lãng phí năng lực của một thế hệ trẻ và chịu thiệt hại lâu dài về con người và kinh tế Một nhu cầu cấp thiết đặt ra là các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo và các nhà chính sách cần giúp các bạn trẻ phát huy tối đa tiềm năng của họ thông qua việc tài trợ, cấp vốn hoặc tư vấn, cố vấn, tạo cơ hội việc làm và đào tạo thông qua công việc thực tế về khởi nghiệp
Thứ ba, huy động được các nguồn lực tài chính trong xã hội Hiện nay rất nhiều DNNVV khởi nghiệp sáng tạo đang thiếu vốn trầm trọng thì nguồn vốn nhàn
Trang 31rỗi trong dân cư còn nhiều nhưng không huy động được Trong khi đó, các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo hiện nay đa phần bị rơi vào tình trạng thiếu vốn nghiêm trọng
Do đó, nếu Nhà nước có thể tạo điều kiện để các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo tiếp cận được và huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong người dân để phục vụ nhu cầu kinh doanh của mình thì sẽ tối ưu hóa được hiệu quả Tuy nhiên, việc đưa ra chủ trương và phương hướng thực hiện vấn đề này cần được nghiên cứu một cách
kỹ lưỡng, tránh bị nhiều doanh nghiệp lạm dụng, gây ra nhiều hậu quả xấu cho xã hội
Theo Adam Smiths - người được xem là cha đẻ của kinh tế học hiện đại, “sự giàu có của các quốc gia nhờ vào sự phát triển của doanh nghiệp, trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận, doanh nghiệp đã làm giàu cho chính bản thân doanh nghiệp, mọi thành viên tham gia và cả cho quốc gia qua đóng góp thuế Từ đó đến nay, các nhà quản lý và các nhà kinh tế đều thừa nhận và nghiên cứu vai trò của doanh nghiệp Với việc đẩy mạnh khởi nghiệp tại các quốc gia thì vai trò của khu vực này thật sự lớn lao đối với mỗi quốc gia đặc biệt là đối với các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển – những quốc gia có lượng vốn trong dân cực lớn”
Thứ tư, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Để bắt đầu hoạt động kinh doanh, hầu hết các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo thường chọn các ngách của thị trường, cho nên khả năng bao phủ rất lớn Và vì qui mô và vốn hạn chế nên các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo thường chọn ngành về công nghệ hoặc dịch vụ, thương mại Cách lựa chọn như trên sẽ làm dịch chuyển ngành dịch vụ so với ngành sản xuất, chế tạo và nông lâm ngư nghiệp Ngoài ra, các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo tạo điều kiện để chuyển đổi kinh tế nông thôn và tạo điều kiện để phụ nữ tham gia quản lý thông qua các dự án về nông nghiệp công nghệ cao Ở nhiều quốc gia, những dnnvv khởi nghiệp sáng tạo làm về công nghệ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp rất phát triển, chiếm một tỉ lệ cao trong các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo Đây là điều kiện để kinh tế nông nghiệp, nông thôn có khả năng phát triển nhảy vọt và là điều kiện để chuyển dịch kinh tế nông thôn góp phần chuyển dịch nền kinh
tế quốc gia
Trang 32Vì vậy, việc nhiều DNNVV khởi nghiệp sáng tạo được thành lập ở các vùng, các khu vực khác nhau đặc biệt là ở các vùng nông thôn sẽ làm giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ Điều này sẽ giúp cho việc chuyển dịch cơ cấu của toàn bộ nền kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ
Thứ năm, ươm mầm các tài năng kinh doanh Ngoài việc tập trung cho vấn
đề kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận, các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo còn có một vai trò quan trọng trong việc mang đến những lợi ích khác về mặt xã hội Một trong những lợi ích to lớn mà các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo mang lại là sự truyền cảm hứng, mang đến động lực và cuốn hút thế hệ sau đi theo khát vọng khởi nghiệp của thế hệ trước Đồng thời, các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo cũng thể hiện vai trò trong việc tận dụng tối đa những lao động trẻ ở việc tạo ra nhiều cơ hội học nghề cũng như thực tập cho sinh viên Theo số liệu thống kê, các cơ hội thực tập và học việc, đào tạo nghề được các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo tạo ra nhiều gấp hai lần các doanh nghiệp khác trên toàn thế giới
Tiếp thu nguồn cảm hứng cũng như nhận những cơ hội thực tạo và đào tạo từ các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, nhiều lao động trẻ bắt đầu có thêm động lực và
ý tưởng để khởi nghiệp Từ đó, có thể thấy được các cơ hội được tiếp xúc với công việc thực tế tại các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo hiện rất được các bạn trẻ xem trọng và đánh giá rất cao Qua đó cho thấy các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo có sự ảnh hưởng lớn về cả việc mang đến động lực, tinh thần khởi nghiệp, cũng như vai trò hỗ trợ cho các bạn trẻ sau này bắt đầu KNST và trở thành những DNNVV khởi nghiệp sáng tạo mới trong tương lai
Nhìn rộng ra thế giới, đã có rất nhiều doanh nghiệp lớn, có quy mô toàn cầu
đã bắt đầu khởi nghiệp từ những doanh nghiệp có quy mô cực nhỏ như Microsoft hay Google, Facebook, Apple Đồng ý rằng, có rất nhiều DNNVV khởi nghiệp sáng tạo ra đời và thất bại, chỉ một số rất ít còn có thể tồn tại và phát triển lớn mạnh Tuy nhiên, nếu không có sự tồn tại của hàng trăm, hàng nghìn DNNVV khởi nghiệp sáng tạo thì sẽ không thể có được những doanh nghiệp, những tập đoàn lớn, có quy
Trang 33mô toàn cầu như tác giả đã nêu ở trên Do đó, có thể kết luận rằng, DNNVV khởi nghiệp sáng tạo là cái nôi để phát triển tinh thần khởi nghiệp kinh doanh, là nơi đào tạo và cho ra đời những doanh nghiệp, tập đoàn có sức ảnh hưởng, tạo nên sự thay đổi đối với quốc gia nói riêng và toàn thế giới nói chung Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng vì hiệu quả theo quy mô không tồn tại, nên các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo không phải là động lực của nền kinh tế, nhưng ở khía cạnh khác nếu các doanh nghiệp khởi nghiệp là nơi để nhà doanh nghiệp nhỏ làm quen với môi trường kinh doanh, dám nghĩ lớn và chịu nghiên cứu học hỏi thì DNNVV khởi nghiệp sáng tạo
sẽ trở thành cái nôi để ươm mầm cho các doanh nghiệp lớn và tạo ra những doanh nhân thành đạt Sự đóng góp đó của các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo là điều không thể phủ nhận
1.2 Pháp luật về hỗ trợ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo
1.2.1 Khái niệm pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo
Pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo với tính chất
là các quy định, cơ chế, chính sách và cách thức can thiệp từ góc độ nhà nước để hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và qua đó thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo
Các biện pháp hỗ trợ mà Chính phủ các nước thực hiện đều tập trung vào việc giúp giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển trên cơ sở điều kiện kinh tế xã hội, nguồn lực thế mạnh của mỗi quốc gia như: xây dựng pháp luật hỗ trợ về vốn, xây dựng pháp luật hỗ trợ về tín dụng, xây dựng pháp luật hỗ trợ về thuế, xây dựng pháp luật hỗ trợ các lĩnh vực khác12. Các quốc gia thường đưa ra các chương trình hỗ trợ, khuyến khích người dân tham gia khởi nghiệp thông
Trang 34qua các chính sách thúc đẩy thành lập doanh nghiệp, trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và các đề án hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp với nhiều ưu đãi nhằm tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới Trong đó các chính sách chủ yếu tập trung hỗ trợ đó là:
Xây dựng pháp luật hỗ trợ về vốn
Xây dựng pháp luật hỗ trợ về tín dụng
Xây dựng pháp luật hỗ trợ về thuế
Xây dựng pháp luật hỗ trợ về các lĩnh vực khác như: hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ; hỗ trợ đào tạo, huấn luyện chuyên sâu; hỗ trợ thông tin, truyền thông, xúc tiến thương mại
Tóm lại, Pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo là tổng hợp các quy tắc pháp lý do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm thể chế hóa các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về pháp lý, thủ tục hành chính, tài chính, đất đai, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, tài sản trí tuệ và các lĩnh vực khác đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo nhằm giúp doanh nghiệp này tiếp cận một môi trường kinh doanh thuận lợi, an toàn
và hiệu quả nhất trong hoạt động khởi nghiệp sáng tạo
1.2.2 Đặc trưng của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo
Về lý thuyết, pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo thể hiện một số đặc trưng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, pháp luật về hỗ trợ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và các chủ thể khác có liên quan với hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo trong các lĩnh vực khác nhau liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo
Trang 35Thứ hai, pháp luật về hỗ trợ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo có mục tiêu cơ bản, cốt lõi là thể chế hóa các chính sách của Nhà nước về hỗ trợ đối với trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo trong các lĩnh vực khác nhau, từ đó tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, hiệu quả hơn cho trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo
Thứ ba, pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo có nội hàm rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực đa dạng liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo như hỗ trợ về đất đai, tài chính, lao động, công nghệ, sở hữu trí tuệ, thủ tục hành chính và hỗ trợ pháp lý đối với trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo13
1.2.3 Vai trò của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo
Pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo có một vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp nói chung và các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo nói riêng:
Thứ nhất, điều này sẽ tạo ra một khung pháp lý chung cho các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam Bảo vệ được các doanh nghiệp về quyền và lợi ích của mình không bị xâm hại Về các thủ tục hành chính được quy định rõ ràng giúp cho các doanh nghiệp khi thực hiện sẽ được tiến hành nhanh chóng hơn, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc thành lập doanh nghiệp và chuyển giao công nghệ, ý trưởng, mô hình kinh doanh
Thứ hai, thúc đẩy các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo đẩy mạnh đầu tư trong quá trình sản xuất, đẩy mạnh sản xuất và mở rộng thị trường sản xuất và kinh doanh Bên cạnh đó, việc hỗ trợ về vốn sẽ giúp cho các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo đầu tư
và hoàn thiện các ý tưởng sáng tạo, mô hình sản xuất, ngoài ra đào tạo về đội ngũ nhân lực, thị trường kinh doanh Việc hợp tác giữa các nhà đầu tư với các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo được đẩy mạnh, giúp cho các DNNVV khởi nghiệp sáng tạo tìm
13 Hoàng Thị Phương Hiền (2020), Pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam qua thực tiễn tại Tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ luật kinh tế, Trường Đại Học Luật, Đại học Huế
Trang 36kiếm được nhiều nhà đầu tư và các quỹ đầu tư hơn, điều này sẽ hỗ trợ được các doanh nghiệp trong việc hợp tác và phát triển
Thứ ba, nâng cao tính trách nhiệm giữa các bên tham gia trong hoạt động khởi nghiệp sáng tạo về tinh thần hợp tác, hữu nghị, cùng với đó là sự ý thức được các nghĩa vụ mà mình sẽ phải thực hiện theo quy định của pháp luật Điều này đảm bảo được sự công bằng cho các bên, tránh được các rủi ro trong quá trình hợp tác, tham gia
1.3 Kinh nghiệm quốc tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo
1.3.1 Kinh nghiệm quốc tế về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo
Qua nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo của các nước trên thế giới cho thấy hai quốc gia khởi nghiệp đứng trong tốp đầu của thế giới đó là Ấn Độ và Singapore Hai quốc gia này cho thấy các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ không những mang lại hiệu quả mà còn có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam (Singapore có vị trí địa lý, kinh tế tương tự Việt Nam, Ấn Độ là nước có nền kinh tế ở trình độ phát triển tương tự Việt Nam) Hơn thế nữa, cả hai nước này đều vừa mới có sự điều chỉnh tổng thể đối với các biện pháp hỗ trợ startup với mục tiêu tạo ra một làn sóng khởi nghiệp và sáng tạo mới, một mục tiêu mà Việt Nam cũng đang hướng tới
Singapore
Singapore, một nền kinh tế đặc biệt năng động ở khu vực Đông Nam Á, đã có rất nhiều các chương trình, hoạt động nhằm thu hút nhân tài, thúc đẩy sáng tạo ở Singpore Những nỗ lực của Singapore đã mang lại hiệu quả tích cực, góp phần quan trọng đưa Singapore trở thành một trong những mảnh đất hấp dẫn nhất cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo Phần lớn các chương trình đều tập trung vào việc hỗ trợ tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp từ Chính phủ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp được lựa chọn Một số chương trình hỗ trợ khởi nghiệp đáng chú ý của Chính phủ Singapore trong thời gian qua:
Trang 37Chương trình Cộng đồng Hành động Khởi nghiệp (Action Community for Entrepreneurship - (ACE): Đây là chương trình do Bộ Công Thương Singapore thực hiện từ năm 2003 Chương trình này tài trợ cho công dân hoặc người cư trú thường xuyên tại Singapore lần đầu khởi nghiệp, cứ mỗi 3$ Singapore vốn đầu tư thu hút được thì doanh nghiệp sẽ nhận được đầu tư từ quỹ là 7$ Singapore và tối đa là 50.000$ Singapore Năm 2014, ACE được tái cấu trúc lại để trở thành một chương trình phi chính phủ, phi lợi nhuận nhưng có sự hỗ trợ của Chính phủ, hoạt động với
sự liên kết cùng Chương trình SPRING SEEDS - (The SPRING Startup Enterprise Development Scheme (SEEDS): Đây là Chương trình cung cấp đầu tư dưới dạng góp vốn, mua cổ phần cho các startup Singapore có sản phẩm hoặc ý tưởng sáng tạo Các startup được nhận hỗ trợ từ Chương trình này sẽ nhận được khoản đầu tư
từ SPRING SEEDS bằng với khoản đầu tư mà startup kêu gọi được từ một bên thứ
ba, với tổng giá trị khoản đầu tư không vượt qua 2 triệu Đô la Singpapore
Quỹ đầu tư giai đoạn sơ khởi (the Early Stage Venture Fund): Quỹ này được thành lập năm 2008, được quản lý bởi Quỹ Nghiên cứu Quốc gia Singapore (NRF) Quỹ này phối hợp với các nhà đầu tư mạo hiểm để đầu tư vào công ty công nghệ cao ở giai đoạn sơ khởi có trụ sở tại Singapore theo tỷ lệ 1:1 Trong vòng 05 năm, nhà đầu tư mạo hiểm có thể mua lại phần vốn đầu tư của NRF Công ty được đầu
tư sẽ phải hoàn trả lại vốn và lãi cho NRF
Chương trình thương mại hóa cho doanh nghiệp công nghệ (Technology Enterprise Commercialization Scheme - TECS): Đây là Chương trình của Chính phủ tài chợ cho các startup trong giai đoạn nghiên cứu phát triển (R&D) công nghệ sáng tạo, đã có tuổi đời ít nhất 5 năm và khởi nghiệp tại Singapore Tài trợ từ TECS có thể lên tới tối đa là 750.000$ Singapore
Chương trình Vườn ươm công nghệ (Technology Incubation Scheme - TIS): Chương trình này được quản lý bởi NFIE thuộc Quỹ Nghiên cứu Quốc gia Singapore (NRF) Theo Chương trình này, NRF sẽ cùng đầu tư với một Vườn ươm công nghệ được lựa chọn tham gia Chương trình (hiện có 14 Vườn ươm như vậy)
Trang 38cho các startup được Vườn ươm đó khuyến nghị với mức đầu tư lên tới 85% tổng đầu tư, tối đa là 500.000 $ Singapore
Các kết quả từ các Chương trình này được đánh giá là rất khả quan Năm
2017 thì Singapore đã trở thành quốc gia số 1 thế giới về thu hút startup nhân tài, còn trong tổng thể thì đứng thứ 12 trong số các thành phố khởi nghiệp đứng đầu thế giới Phân tích tại báo cáo này cho biết kết quả này của Singpare là nhờ vào các biện pháp hỗ trợ sáng tạo rất hiệu quả mà Chính phủ nước này dành cho các startup công nghệ Singapore xếp hạng thứ tư thế giới về số lượng các kỹ sư phần mềm có kinh nghiệm và thứ hai về số nhân lực có tiềm năng phát triển14
Ấn Độ
Tháng 2/2016, Chính phủ Ấn Độ đã thông qua Chương trình STARTUP INDIA – STANDUP INDIA với mục tiêu thúc đẩy một cuộc cách mạng mới cho nền kinh tế thông qua các startup – nhóm chủ thể mà Chính phủ Ấn Độ xác định là động lực chuyển đổi nền kinh tế Ấn Độ khi thế giới bước vào kỷ nguyên kinh tế số
và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
STARTUP INDIA – STANDUP INDIA là một Đề án tổng lực, thống nhất toàn Ấn Độ để thúc đẩy và hỗ trợ các startup phát triển Điểm mạnh của Chương trình này là kết nối tất cả các biện pháp hỗ trợ startup vào một tổng thể chung để tạo hiệu ứng lan tỏa tốt hơn,nguồn lực được tập trung nhiều hơn từ Chính phủ, minh bạch hóa các cơ chế ưu đãi, hỗ trợ thông qua việc thiết lập hệ thống thống nhất tiêu chí để công nhận starup và tiêu chí cho startup hưởng các loại ưu đãi cụ thể Đối tượng hướng tới của Chương trình không chỉ là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo mới thành lập đang trong giai đoạn sơ khởi mà còn cả các doanh nghiệp trong bất kỳ lĩnh vực nào có triển vọng phát triển, mang lại thịnh vượng cho Ấn Độ15
Điều kiện startup của Ấn Độ trong khuôn khổ Chương trình Startup India sử dụng 02 bộ tiêu chí
Trang 39Nhóm 1: Điều kiện để được công nhận là một startup và hưởng lợi từ các biện pháp hỗ trợ của Chương trình là (trừ hỗ trợ dưới dạng ưu đãi thuế):
Được thành lập dưới hình thức công ty TNHH, công ty hợp danh, công ty hợp danh TNHH thành lập theo pháp luật Ấn Độ;
Hoạt động chưa tới 7 năm kể từ ngày thành lập (riêng trường hợp doanh nghiệp công nghệ sinh học thì là 10 năm), không chấp nhận trường hợp chia tách từ doanh nghiệp khác;
Hoạt động hướng tới sáng tạo, phát triển hoặc cải thiện sản phẩm, quy trình, dịch vụ hoặc có mô hình kinh doanh có tiềm năng lớn trong tạo việc làm hoặc lợi nhuận (Doanh nghiệp đăng ký startup phải có bản thuyết minh về vấn đề này)
Nhóm 2: Điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế
Đáp ứng tất cả các điều kiện nhóm 1 (tức là đã được công nhận là startup theo Chương trình Startup India – Standup India);
Được cấp chứng nhận đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế bởi Ban xác nhận liên ngành do Vụ chính sách công nghiệp và xúc tiến16
Việc thực hiện Chương trình này, cùng với các kết quả từ các biện pháp hỗ trợ sáng tạo đơn lẻ trước đó của Chính phủ Ấn Độ đã góp phần đưa Ấn Độ trở thành quốc gia khởi nghiệp đứng thứ 3 trên thế giới, tính theo số lượng startups và khối lượng vốn đầu tư mạo hiểm mà các startup này thu hút được
Mỹ
Năm 2011, Mỹ thông qua chương trình “Nước Mỹ khởi nghiệp” - Startup America, thông qua một loạt các sáng kiến của Nhà nước và tư nhân, nhằm mục đích mở rộng tiếp cận nguồn vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp có tiềm năng tăng trưởng cao trên khắp cả nước
Chương trình này bao gồm việc mở rộng các hoạt động thúc đẩy tinh thần kinh doanh và tăng cường thương mại hóa khoảng 148 tỷ USD được Chính phủ liên bang đầu tư hàng năm, với tham vọng tạo ra những lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn
16 VCCI (2017), “Cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Kinh nghiệm quốc tế - Đề xuất giải pháp cho Việt Nam”, Báo cáo nghiên cứu, tr 38
Trang 40mới; loại bỏ các rào cản không cần thiết cho việc khởi nghiệp kinh doanh; mở rộng hợp tác giữa các công ty lớn và công ty khởi nghiệp
Chương trình mở rộng tiếp cận vốn dành cho doanh nhân khởi nghiệp bao gồm các sáng kiến của Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ - Small Business Association (SBA) Quỹ đầu tư Impact Fund 1 tỉ USD cung cấp vốn cho mục đích tăng trưởng của các doanh nghiệp thuộc các vùng có điều kiện kinh tế thấp hơn mức trung bình Tài chính sẽ được cung cấp cho các công ty thuộc lĩnh vực mới nổi như năng lượng sạch SBA cung cấp số vốn theo tỷ lệ 2:1 vốn đầu tư của các quỹ đầu tư mạo hiểm
tư nhân
Quỹ Đổi mới sáng tạo đầu tư giai đoạn khởi nghiệp 1 tỷ USD, dành cho các công ty phải đối mặt với khó khăn trong tiếp cận vốn, đặc biệt là những người không có tài sản thế chấp cần thiết hoặc không nhận được tín dụng ngân hàng truyền thống Đối với các công ty tăng trưởng cao, và có độ rủi ro cao hơn thì tỷ lệ đầu tư của quỹ so với các quỹ đầu tư tư nhân là 1:1
Có thể thấy là các quỹ đầu tư của Chính phủ Mỹ không thực hiện đầu tư trực tiếp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp mà hợp tác, đầu tư cùng với các quỹ tư nhân, theo tỷ lệ tùy thuộc vào mức độ rủi ro của doanh nghiệp khởi nghiệp Phương thức này cho phép Nhà nước tác động được vào tiến trình khởi nghiệp trong toàn nền kinh tế trong khi nguồn vốn tư nhân chưa đủ, đồng thời cũng giảm bớt được rủi ro cho nguồn vốn của Nhà nước17
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo
Rà soát các cơ chế, biện pháp hỗ trợ startup trên thế giới cho thấy mặc dù các biện pháp cụ thể nhằm hỗ trợ startup ở các nước thường có nhiều điểm tương đồng, xoay quanh một vài biện pháp chính cơ bản, không có một mô hình tổng thể phổ biến nào về cơ chế hỗ trợ startup Mỗi nước đều tùy theo bối cảnh, nhu cầu/mục tiêu phát triển và nguồn lực cụ thể của mình để thiết kế các mô hình thích hợp Thậm
17 Huỳnh Nguyễn Anh Tú (2020), Pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, Luận văn thạc sĩ luật kinh tế, Đại học Trà Vinh, tr.22