Nhận diện các yếu tốtác động đến sự dịch chuyển cơ cấu địa vị nghề nghiệp trong mô hình phân tầng xãhội của cả nước và Thành phố Hồ Chí Minh từ đó đề ra các nhóm các giải phápmang hàm ý
Trang 1Họ tên SV : Phạm Huỳnh Kim Ngân MSSV : 202052699
Lớp ngày : chiều thứ ba
TP Hồ Chí Minh , tháng 06 năm 2021
Trang 2PHẦN CHẤM ĐIỂM VÀ NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Giảng viên chấm vòng 1 Giảng viên chấm vòng 2
Trang 3MỤC LỤCChương 1 : PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.1.Lý do chọn đề tài _ 1 1.2.Mục đích nghiên cứu 2 1.3.Nhiệm vụ nghiên cứu 2 1.4.Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu _ 2 1.4.1.Đối tượng nghiên cứu 2 1.4.2.Khách thể nghiên cứu 2 1.4.3.Phạm vi nghiên cứu _ 3 1.5.Câu hỏi nghiên cứu _ 3 1.6.Phương pháp nghiên cứu 3 1.7.Kết cấu của tiểu luận 3
Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI 4
2.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu về phân tầng xã hội _ 4 2.1.1.Tình hình nghiên cứu về phân tầng xã hội trên thế giới 4 2.1.2.Tình hình nghiên cứu về phân tầng xã hội ở Việt Nam _ 6 2.2.Khái niệm phân tầng xã hộ _ 8 2.3.Một số mô hình tháp phân tầng 9 2.4.Cấu trúc phân tầng xã hội ở nước ta và Thành phố Hồ Chí Minh _ 10
Chương 3 : NỘI DUNG CHÍNH _ 14 3.1.Xu hướng dịch chuyển cấu trúc phân tầng xã hội trong tương lai ở
nước ta và Thành phố Hồ Chí Minh _ 14 3.2.Những yếu tố tác động đến xu hướng dịch chuyển mô hình phân tầng
xã hội ở nước ta và Thành phố Hồ Chí Minh 17 3.2.1.Yếu tố về kinh tế thị trường _ 17 3.2.2.Yếu tố chủ trương , chính sách 17 3.2.3.Yếu tố thuộc về đặc trưng cá nhân người lao động _ 18 3.3.Một số giải pháp thúc đẩy quá trình dịch chuyển mô hình phân tầng xã hội ở nước ta và Thành phố Hồ Chí Minh _ 21
Chương 4 : KẾT LUẬN _ 24 Tài liệu tham khảo 26
Trang 4TÊN ĐỀ TÀI : Phân tầng xã hội ở nước ta và thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai -
xu hướng dịch chuyển và yếu tố tác động
Chương 1 : PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài :
Việt Nam ta kể từ lúc đổi mới kinh tế và chính trị năm 1986 đến nay nềnkinh tế đã không ngừng phát triển , nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong nhữngquốc gia nghèo nhất thế giới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp Sựphát triển của Việt Nam trong hơn 30 năm qua là rất đáng ghi nhận Nước ta đãthực hiện chuyển đổi từ nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung ,bao cấp , khép kín sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần , vận hành theo cơchế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa , đẩy mạnh hội nhập khu vực và quốc tế Quá trình đó , một mặt đã giúp cho nền kinh tế nước ta phát triển nhanh , góp phầncải thiện , nâng cao mức sống của nhân dân , thực hiện hiệu quả công cuộc xóa đói ,giảm nghèo được thế giới ghi nhận và đánh giá cao , đồng thời qua đó đã nâng cao
vị thế cũng như uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế Tuy nhiên mặt khác việcnày cũng bộc lộ những mặt trái , những hệ quả xã hội không mong muốn và cầnphải tập trung giải quyết chúng Một trong những hệ quả đó chính là vấn đề phântầng xã hội , gắn với nó là bất bình đẳng xã hội , phân hóa giàu nghèo và nhữnghiện tượng tiêu cực khác đe dọa đến sự ổn định xã hội , ảnh hưởng đến sự phát triểnbền vững của đất nước
Sự phân tầng xã hội dù muốn hay không thì nó cũng đã tồn tại từ xưa đếnnay , từ Đông sang Tây , nó suất hiện trên toàn thế giới và không loại trừ một quốcgia nào và Việt Nam cũng sẽ không ngoại lệ Sự bất bình đẳng hay không ngangbằng giữa các cá nhân trong xã hội về mọi lĩnh vực như năng lực , thể chất , trítuệ , dẫn đến cơ hội và lợi ích của các cá nhân không giống nhau , từ đó dẫn đếnviệc các cá nhân hay các nhóm xã hội có cùng chung lợi ích với nhau sẽ tập hợp lạithành một nhóm Nhiều nhóm có cơ hội và lợi ích khác nhau ra đời Có nhóm lợiích và cơ hội nhiều nhưng cũng có nhóm thì ít cơ hội và lợi ích hơn , từ đó dẫn đến
sự phân tầng xã hội
Thời gian gần đây sự phân tầng xã hội , phân hóa giàu nghèo cũng như bấtbình đẳng trong xã hội đã trở thành những vấn đề vô cùng bức thiết được Đảng vàNhà nước ta hết sức quan tâm và tìm hướng giải quyết Nước ta đang xây dựng vàphát triển một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạocủa Đảng và sự quản lý bởi nhà nước pháp quyền của dân , do dân và vì dân ViệtNam đang hết sức tích cực đổi mới thể chế chính sách , giảm thiểu các thủ tục hànhchính , minh bạch hóa nền kinh tế, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm quyết
Trang 5tâm thực hiện công bằng xã hội Đặc biệt thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn
và phát triển bậc nhất nước ta không những thế nó còn là trung tâm kinh tế , chínhtrị , văn hóa , giáo dục trọng điểm của cả nước Tuy nhiên , sự phát triển vượt bậctrên linh vực kinh tế - xã hội ở thành phố đã mang lại những hệ quả không mongmuốn đó chính là sự phân tầng xã hội , phân hóa giàu nghèo và bất bình đẳng xã hộiđang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và phúc tạp Để giải quyết vấn đề này Đảng vàNhà nước cũng như các cấp chính quyền đề ra những chủ trương , chính sách , giảipháp nhằm tạo điều kiện cho phân tầng xã hội hợp thức phát triển và hạn chế cácmặt tiêu cực của phân tầng xã hội không hợp thức Chúng ta cần phải nhìn nhận rõ
về xu hướng dịch chuyển của cấu trúc phân tầng xã hội cũng như các yếu tố tácđộng đến xu hướng dịch chuyển từ đó đề ra được những giải pháp thích hợp để thựchiện công bằng xã hội Cũng chính vì lý do này nên tôi đã lựa chọn đề tài nghiêncứu về : “ Phân tầng xã hội ở nước ta và thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai -
xu hướng dịch chuyển và yếu tố tác động”
2 Mục đích nghiên cứu :
Xác định được xu hướng dịch chuyển của cấu trúc phân tầng xã hội nghềnghiệp trong tương lai ở nước ta và Thành phố Hồ Chí Minh Nhận diện các yếu tốtác động đến sự dịch chuyển cơ cấu địa vị nghề nghiệp trong mô hình phân tầng xãhội của cả nước và Thành phố Hồ Chí Minh từ đó đề ra các nhóm các giải phápmang hàm ý chính sách sách nhằm thúc đẩy quá trình dịch chuyển đó
3 Nhiệm vụ nghiên cứu :
- Làm rõ cơ sở lý luận, căn cứ khoa học và các khái niệm cơ bản về phân tầng xãhội
- Tìm hiểu thực trạng phân tầng xã hội , dựa vào mô hình phân tầng xã hội chỉ ra xuhướng dịch chuyển cơ cấu nghề nghiệp giữa các tầng của cả nước ta và Thành phố
Hồ Chí Minh Phân tích ý nghĩa của quá trình dịch chuyển đó
- Nêu được các nhóm yếu tố tác động đến sự dịch chuyển cơ cấu trong mô hìnhphân tầng xã hội của cả nước và thành phố Hồ Chí Minh
- Nêu được nhóm các giải pháp mang hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy và quản lýquá trình dịch chuyển mô hình phân tầng xã hội của cả nước và thành phố Hồ ChíMinh
4 Đối tượng , khách thể , phạm vi nghiên cứu :
4.1 Đối tượng nghiên cứu : Phân tầng xã hội ở nước ta và thành phố
Hồ Chí Minh trong tương lai - xu hướng dịch chuyển và yếu tố tác động
4.2 Khách thể nghiên cứu : các cá nhân hay nhóm xã hội bao gồm
những người lao động đủ 15 tuổi đến trên 60 tuổi đang có nghề nghiệp ( loạitrừ đi những người còn đi học ) trên cả nước nói chung và Thành phố Hồ ChíMinh nói riêng
Trang 64.3 Phạm vi nghiên cứu :
- Không gian : sự phân tầng xã hội trên cả nước và thành phố Hồ Chí Minh trong
tương lai
5 Câu hỏi nghiên cứu :
- Câu hỏi 1: Thực trạng phân tầng xã hội ở Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minhthể hiện như thế nào trên phương diện kinh tế?
- Câu hỏi 2: Những yếu tố nào của đặc điểm cá nhân ảnh hưởng đến thực trạng phântầng xã hội ở Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh ?
- Câu hỏi 3: Xu hướng biến đổi của hiện tượng phân tầng xã hội trong tương lai ?
6 Phương pháp nghiên cứu :
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đóng vai trò nềntảng , cơ sở phương pháp luận của toàn bộ quá trình nghiên cứu Nguyên tắc lịch sử
cụ thể , khách quan , toàn diện luôn được quan tâm vận dụng và tuân thủ một cáchchặt chẽ Vận dụng phương pháp luận trong đề tài này đặt trong tiến trình ảnhhưởng của bối cảnh đất nước chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thịtrường đến những biến đổi quy mô , cấu trúc phân tầng xã hội ở nước ta và Thànhphố Hồ Chí Minh
Phương pháp luận : Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin ,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách , pháp luật củaNhà nước ; Tiếp cận quan điểm của một số nhà xã hội học trên thế giới và Việt Nam
về phân tầng xã hội , công bằng xã hội, tiến bộ xã hội và những vấn đề liênquan.Vận dụng các lý thuyết của Karl Marx , Max Weber và của các nhà xã hội họchiện đại để mô tả xu hướng dịch chuyển của phân tầng xã hội
Phương pháp phân tích tài liệu : phương pháp này được sử dụng trong suốtquá trình nghiên cứu, tuy nhiên sử dụng nhiều nhất trong giai đoạn đầu khi tìm hiểutổng quan về vấn đề nghiên cứu Tìm hiểu về cách tiếp cận của các nhà xã hội họctrong và ngoài nước về vấn đề phân tầng xã hội
7 Kết cấu của tiểu luận :
Chương 1 : Phần mở đầu
Chương 2 : cở lý luận về phân tầng xã hội
Chương 3 : nội dung chính
Chương 4 : kết luận
Trang 7Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI
2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về phân tầng xã hội :
2.1.1.Tình hình nghiên cứu về phân tầng xã hội trên thế giới :
Phân tầng xã hội là một hiện tượng xã hội xuất hiện từ khi nền công xãnguyên thủy tan rã , chế độ tư hữu xuất hiện , dẫn đến sự phân chia giai cấp Tuynhiên , hiện tượng xã hội này chỉ được quan tâm nghiên cứu nhiều từ thế kỷ XIXđến nay
Karl Marx được xem là người cung cấp cho xã hội học hiện đại những luậnđiểm gốc và cơ bản về phân tầng xã hội Tuy ông không đề cập trực tiếp đến kháiniệm phân tầng xã hội hay các yếu tố tác động đến PTXH nhưng qua các tác phẩmtiêu biểu của mình từ ản thảo Kinh tế - Triết học (1844), Tuyên ngôn của Đảng cộngsản (1848), Góp phần phê phán kinh tế học chính trị (1859) đến bộ Tư ản đồ sộ (từ
1867 đến sau khi Mark qua đời) và nhiều tác phẩm khác , đã cho ta thấy khi phântích vấn đề liên quan đến phân tầng xã hội , Karl Marx đã nhấn mạnh tới sự khácnhau về tư hữu đối với các tư liệu sản xuất trong xã hội , ông coi sự khác biệt về lợiích kinh tế, quyền lực chính trị và uy tín của xã hội, tất cả đều bắt nguồn từ phânchia giai cấp Theo Marx , quyền sở hữu tư liệu sản xuất là nhân tố giữ vai trò quyếtđịnh trong phân tầng xã hội Trong lý luận của mình, Marx cũng chú ý tới nhân tốphân công lao động xã hội , nhưng ông khẳng định rằng : phân tầng xã hội là doquyết định của nhân tố kinh tế - quyền sở hữu tư liệu sản xuất
Cùng với Karl Marx , Max Weber là người có nhiều đóng góp quan trọngtrong việc phân tích và lý giải hiện tượng phân tầng xã hội Ông không chỉ xoayquanh nhân tố là kinh tế như K.Marx mà ông đã bổ sung vào quan điểm này bằnghai nhóm yếu tố cơ bản: Các yếu tố kinh tế (vốn, tư liệu sản xuất, thị trường…) vàcác yếu tố phi kinh tế (vị thế xã hội, năng lực, cơ may, quyền lực ) Đóng góp củaWeber không nhấn mạnh vào quyền sở hữu tài sản như K.Mark, ông nhấn mạnhnhiều hơn tới cơ may, cơ hội mà cá nhân hay nhóm xã hội có thể đạt được việcchiếm hữu được tài sản Đó là cơ may thị trường hay cơ may cuộc đời Có thể thấy, nhấn mạnh này của Weber về cơ may cuộc đời tạo ra một sự đánh giá linh hoạthơn K Marx đối với khả năng phân tầng trong xã hội
Trên cơ sở lý luận nền tảng được thiết lập trước đó , từ những năm 40 của thế
kỷ XX đến nay , thuật ngữ “ phân tầng xã hội” đã được sử dụng khá rộng rãi ở rấtnhiều nước trên Thế giới Từ đây cũng có nhiều công trình nghiên cứu đi sâu vàokhảo sát và lý giải hiện tượng phân tầng xã hội diễn ra trong xã hội
Nhà xã hội học người Mỹ Erik Olin Wright đã dựa trên quan điểm của KarlMarx và Max Weber đã phát triển lý thuyết về giai cấp Ông cho rằng , trong nềnsản xuất tư bản chủ nghĩa hiện đại , vị trí của một cá nhân được xác lập dựa trên bakhía cạnh trong kiểm soát các nguồn lực kinh tế , đó là : sự kiểm soát đối với đầu tư
Trang 8hay vốn tiền tệ , kiểm soát các tư liệu sản xuất vật chất ( ruộng đất hay công xưởng
và công sở văn phòng )và sự kiểm soát đối với sức lao động Đây là những khíacạnh cho phép nhận diện các giai cấp chủ yếu Đến năm 1982 Wright và một số tácgiả khác bổ sung thêm ba chỉ báo để phân chia giai cấp xã hội , đó là : mức độ thamgia khi quyết định , quyền uy đối với những người khác khi làm việc , mức độ độclập và tự định hướng mà con người có trong công việc của họ Dựa trên những chỉbáo này , họ phân ra các giai cấp tầng lớp như sau :nhà tư bản , người quản lý , côngnhân và tư sản nhỏ
Gilbert Kahl đưa ra mô hình cấu trúc tầng lớp của Mỹ được chia thành 6 tầnglớp , mỗi tầng lớp được nhận diện bởi hai tiêu chí là nghề nghiệp và mức thu nhập Tầng lớp trên đỉnh là các nhà tư bản chiếm khoảng 1% dân số, gồm các nhà đầu tư,những người thừa kế tài sản lớn, các nhà quản trị Mức thu nhập của tầng lớp này làkhoảng 2 triệu USD/năm; tầng lớp thứ 2 là tầng lớp trung lưu trên, họ là các nhàquản lý cao cấp, những người có chuyên môn và là chủ sở hữu các doanh nghiệp cỡtrung bình Tầng lớp này chiếm khoảng 14% dân số với mức thu nhập một nămkhoảng 120.000USD; tầng lớp thứ 3 là tầng lớp trung lưu, tầng lớp này chiếmkhoảng 30% dân số với mức thu nhập một năm khoảng 55.000USD Họ là nhữngngười quản lý cấp thấp hơn, những người bán chuyên nghiệp, thợ thủ công, quảnđốc, đốc công và những người buôn bán; tầng lớp thứ 4 18 là tầng lớp lao động, họ
là những người lao động chân tay kỹ năng thấp, với công việc văn phòng và buônbán lẻ Tầng lớp này chiếm khoảng 30% dân số, thu nhập 35.000USD/năm; tầng lớpthứ 5 là tầng lớp lao động nghèo, thu nhập một năm khoảng 22.000USD Họ lànhững người lao động chân tay được trả lương thấp, công việc văn phòng và nhữngngười bán lẻ; tầng lớp thứ 6 là tầng lớp dưới đáy bao gồm những người thất nghiệp,những người giúp việc gia đình bán thời gian, những người nhận trợ cấp xã hội Thunhập của tầng lớp này vào khoảng 12.000USD/năm
Chong Pil Choe , trong nghiên cứu hệ thống phân tầng xã hội của Hàn Quốc,xem xét và xác định theo các tiêu chuẩn về : uy tín, của cải (tài sản), quyền lực vàđịa vị xã hội Xã hội Hàn Quốc truyền thống được chia thành 4 tầng lớp lớn: Đứngđầu là tầng lớp quý tộc (Yangban), tiếp đến là tầng lớp trung lưu (Chung - in), sau
đó là tầng lớp thường dân (Sang - in) và cuối cùng là một đẳng cấp riêng biệt thuộcgiai cấp cùng đinh (Chon - in) Trong bài viết này, Chong Pil Choe đã chỉ ra xuhướng mới của hệ thống phân tầng xã hội trong giai đoạn đầu của hiện đại hóa vàsau chiến tranh Triều Tiên Đó là sự xuất hiện tầng lớp xã hội mới (giai cấp trunglưu) bổ sung vào hệ thống phân tầng và sự “di động xã hội” được hiểu là sự dichuyển của các cá nhân, nhóm xã hội từ tầng xã hội này sang tầng xã hội khác chủyếu là di động dọc, di động xã hội từ dưới lên trên, từ tầng lớp xã hội có địa vị thấplên tầng lớp xã hội có địa vị cao hơn và ngược lại Đây là quan điểm về phân tầng
xã hội gần với quan điểm các nhà xã hội học Việt Nam đưa ra
Trang 9Tóm lại, qua các công trình nghiên cứu trên thế giới cho thấy thực trạng vấn
đề về mô hình phân tầng xã hội , sự phân chia các giai cấp và tầng lớp xã hội , sựkhác nhau về phân tầng xã hội qua các nền văn hóa Các nghiên cứu về phân tầng
xã hội ở các nước này cho thấy sự quan tâm của các tác giả tới nghề nghiệp, giáodục, y tế,… Khi phân tích phân tầng xã hội các tác giả trên thế giới đều nhấn mạnhtới bất bình đẳng xã hội, các giai tầng xã hội, sự phản kháng xã hội … Việc nghiêncứu các tài liệu trên giúp tiểu luận có thể so sánh với phân tầng xã hội đang diễn ra
ở Việt Nam, đồng thời có cách nhìn rộng mở trong nghiên cứu của mình
2.1.2 Tình hình nghiên cứu về phân tầng xã hội ở Việt Nam :
Mô hình phân tầng xã hội diễn ra phổ biến ở Việt Nam kể từ khi nước ta chuyểnsang nền kinh tế thị trường Quá trình xã hội này đã và đang diễn ra theo xu hướngngày càng gay gắt và có sự tác động phức tạp ( ảnh hưởng vừa tích cực vừa tiêu cực) lên nhiều mặt trong đời sống xã hội Vì lý do đó, từ đầu những năm 1990 đếnnay , đã có nhiều tổ chức , cá nhân quan tâm nghiên cứu , lý giải vấn đề này trên cảphương diện lý luận và thực tiễn Tính đến nay, các nghiên cứu về phân tầng xã hội
ở Việt Nam tập trung vào các hướng sau :
Nghiên cứu lý luận về phân tầng xã hội : trên cơ sở phân tích , đánh giá và
tiếp thu có chọn lọc các quan điểm về phân tầng xã hội của các nhà khoa học trênthế giới , đến nay các nhà nghiên cứu Việt Nam đã và đang góp phần làm rõ cơ sở
lý luận nghiên cứu về phân tầng xã hội , từ hệ khái niệm đến quan điểm tiếp cận , hệthống các tiêu chí đánh giá phân tầng
Bài viết của tác giả Mai Huy Bích “ Lý thuyết phân tầng xã hội và những pháttriển gần đây ở Phương Tây” đã phân tích các lý thuyết về giai cấp và phân tầng Theo tác giả , các nhà xã hội học phương Tây cho rằng các giai cấp khác nhau vềvốn văn hóa , mạng lưới xã hội - vốn xã hội và ở mức độ nhất định cũng ảnh hưởngđến sự phân tầng Trong khi phân tích vị trí giai cấp , tác giả chỉ ra rằng ngoài cácyếu tố đánh giá vị trí giai cấp của cá nhân không chỉ dưới góc độ kinh tế học cùngvới công việc làm mà cả các nhân tố văn hóa như phong cách sống , mô hình tiêudùng Theo tác giả sự phát triển về lý luận ở phương Tây gợi ra nhiều điều đángnắm suy ngẫm cho xã hội học Việt Nam khi tìm hiều về mô hình phân tầng đangdiễn ra ở nước ta hiện nay
Phạm Xuân Hảo với bài viết: “Tư tưởng của C.Mác về Phân tầng xã hội” đã chỉ
ra rằng sự phân tầng xã hội dễ nhận thấy và được chú ý khai thác nhiều nhất tronghọc thuyết của Mác là sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng , đấu tranhgiai cấp giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị thường xuyên diễn ra và kết thúcbằng một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội Tác giả chỉ ra, thứ nhất, đánh giáphân tầng xã hội phải khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển Muốn vậy,phải tiến hành điều tra, nghiên cứu thực tế bằng phương pháp khoa học , phải thuthập đầy đủ chứng cứ xác thực chứ không thể mô tả theo cảm tính , suy luận một
Trang 10cách chung chung Thứ hai, nghiên cứu về phân tầng xã hội phải đi từ sản xuất vậtchất và những con người sống để tìm hiểu và khám phá các vấn đề xã hội Thứ ba,nghiên cứu phan tầng xã hội phải làm rõ sự khác biệt xã hội , cấu trúc địa vị xã hội ,phải xem xét tính chất bất bình đẳng xã hội
Nghiên cứu phân tầng xã hội gắn với cơ cấu xã hội : Đây là hướng nghiên
cứu xuyên suốt trong thời gian qua khi các nhà nghiên cứu hướng tới việc giải thích
sự biến đổi các cơ cấu xã hội, từ đó phân tách sự phân chia xã hội theo các tầng lớp Hoàng Bá Thịnh có bài viết về phân tầng xã hội và sự hình thành tầng lớp trunglưu , trong đó tác giả giải thích sự hình thành tầng lớp trung lưu cũ và mới ở cácnước trên thế giới , từ đó đưa ra các tiêu chí phân loại và xác định tầng lớp trung lưuhiện nay ở Việt Nam Tác giả chỉ ra sự hình thành tầng lớp trung lưu ở Việt Nam từnhững kết quả khảo sát mức sống dân cư , nghiên cứu giúp hình dung một cáchtương đối về tầng lớp trung lưu mới ở Việt Nam, trung lưu bậc thấp và trung lưubậc cao Trong công trình nghiên cứu “Sự phát triển tư duy lý luận của Đảng vàNhà nước Việt Nam về phân tầng xã hội trong thời kỳ đổi mới” tác giả chỉ ra cơ cấukinh tế chính là tác nhân vật chất, là cái giá đỡ vật chất làm hình thành cơ cấu xã hội
và nhận thức lý luận về phân tầng xã hội , cơ cấu xã hội thể hiện một phần tư duy xãhội học … Tác giả nhận định phân tầng xã hội là dấu hiệu của sự phát triển xã hội ,
là hệ quả hợp logic của sự phát triển kinh tế xã hội và dân chủ hóa đời sống xã hội
Sự phân tầng xã hội một mặt dựa trên cơ cấu kinh tế và mặt khác bị điều chỉnh bởichính sách của nhà nước
Phạm Xuân Hảo với “ Tìm hiểu khái niệm : Bảo đảm cơ cấu giai tầng xã hội ,dân cư , ngành nghề hợp lý” , nghiên cứu chỉ ra để thực hiện nhiệm vụ xây dựngcon người mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế đòi hỏi phải bảo đảm cơ cấu về giới tính, về độ tuổi hợp lý, tạođiều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực , chất lượng sống ,bảo đảm an sinh xã hội, an ninh con người Phân tích sự biến đổi về cơ cấu xã hội
là cơ sở cho việc quản lý sự biến đổi cơ cấu xã hội, nhằm đảm bảo cơ cấu xã hộihợp lý, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổquốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tương lai
Nghiên cứu phân tần xã hội theo khia cạnh kinh tế , nghề nghiệp ở Việt Nam:
Tác giả Nguyễn Thị Hằng , Lê Duy Đồng “ Phân phối và phân hóa giàu nghèosau 20 năm đổi mới” đã làm rõ những tác động của sự hình thành và phát triển củakinh tế thị trường đến quan hệ phân phối thu nhập giữa các bộ phận, tầng lớp xã hội
ở nước ta Từ đó phân tích và đánh giá về sự hình thành, phát triển các loại thịtrường, nền kinh tế nhiều thành phần, cũng như những tác động đến chuyển dịch cơcấu kinh tế , tác động đến thu nhập và đời sống của người lao động Nghiên cứucũng trình bày thực trạng phân hóa giàu nghèo ở nước ta và xác định những căn cứ
để đánh giá hiện trạng sự phân hóa giàu nghèo, sự khác biệt giữa hộ giàu và hộ
Trang 11nghèo Các tác giả khái quát bức tranh về thực trạng phân tầng xã hội ở nước tathông qua những tiêu chí về thu nhập và mức sống cũng như sự phân tích quá trìnhđổi mới tư duy của Đảng về phân tầng xã hội
Lê Hoàng Lan , Lê Ngọc Hùng với bài viết: “Phân tầng xã hội về việc làm ở ViệtNam : một số đặc điểm và yếu tố tác động”, nghiên cứu chỉ ra rằng so với một sốnước khác , cấu trúc xã hội - việc làm của Việt Nam vẫn nặng về lao động giản đơnvới mức lương trung bình thấp Tuy nhiên , trong thời kỳ đổi mới kinh tế xã hội ởViệt Nam vừa qua cấu trúc xã hội việc làm đã phân hóa và phân tầng mạnh mẽ Điều này thể hiện đặc biệt rõ qua cấu trúc phân tầng xã hội - việc làm về mức thunhập, mức tiền công, tiền lương Sự phân tầng xã hội - việc làm phụ thuộc vàonhiều yếu tố trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động và khu vực thành thịhay nông thôn mà người đó làm việc Quy luật chung ở đây là người lao động cótrình độ chuyên môn cao từ đại học trở lên mà không làm lao động giản đơn thìthường có mức tiền lương cao nhất Khuyến nghịrút ra từ nghiên cứu là cần nângcao trình độ chuyên môn kỹ thuật đến bậc đại học trở lên để thực sự cải thiện mứclương của người lao động
Tóm lại , qua việc phân tích làm rõ các cách tiếp cận của các nhà khoa họcdày công nghiên cứu đã cho tôi hiểu sâu sắc và thấu đáo hơn lý luận và thực tiễn vềphân tầng xã hội từ đó tiếp thu và đi sâu phân tích, làm rõ hơn, phong phú hơnnhằm phát triển chủ thuyết này và ứng dụng linh hoạt trong bối cảnh của Việt Nam
2.2 Khái niệm phân tầng xã hội :
Phân tầng xã hội là một trong những khái niệm cơ bản của xã hội học và được cácnhà xã hội học vô cùng quan tâm , nghiên cứu Có rất nhiều quan điểm khác nhaunói về phân tầng xã hội , có một số quan điểm tiêu biểu như :
Karl Marx nhà triết học và kinh tế học Đức chú ý đến phân tầng xã hội dướikhía cạnh giai cấp xã hội Những luận điểm của ông về giai cấp và quan hệ sản xuấttrong xã hội có giai cấp là cơ sở lý luận quan trọng để nghiên cứu về phân tầng xãhội Theo ông , sở hữu tư liệu sản xuất hay quyền sở hữu tài sản là nhân tố giữ vaitrò quyết định trong phân chia xã hội thành các giai cấp, các tầng lớp khác nhau Ông đặc biệt chú ý tới nhân tố phân công lao động xã hội, nhưng ông khẳng địnhrằng: phân tầng xã hội là do quyết định của nhân tố kinh tế - quyền sở hữu tư liệusản xuất
Marx Weber nhà xã hội học người Đức đã có những cống hiến to lớn trongviệc đưa ra lý thuyết về phân tầng xã hội và cũng là người đầu tiên nói tới khái niệmphân tầng xã hội Ông coi khái niệm phân tầng xã hội bao hàm cả việc phân chia xãhội thành các giai cấp, bên cạnh đó ông không chỉ nhấn mạnh vào tiêu chí kinh tế ,
sở hữu mà còn sử dụng đồng thời các tiêu chí về chính trị (quyền lực) và tiêu chívăn hóa (uy tín) để định nghĩa phân tầng xã hội
Trang 12Talcott Parsons nhà xã hội học người Mỹ, tác giả nổi tiếng của lý thuyết hệthống xã hội , lý thuyết hành động , coi phân tầng xã hội là sự sắp xếp các cá nhânvào trong một hệ thống xã hội trên cơ sở sự phân chia những ngạch bậc và nhữngtiêu chuẩn chung về giá trị, phân tầng là kết quả trực tiếp của sự phân công lao động
xã hội và sự phân hóa của những nhóm xã hội khác nhau
I.Robertsons thì cho rằng : “ phân tầng xã hội là sự bất bình đẳng mang tính
cơ cấu của tất cả các xã hội loài người , là sự khác nhau về khả năng thăng tiến xãhội bởi địa vị của họ trong bậc thang xã hội”
Ở Việt Nam theo tác giả Lê Ngọc Hùng : Phân tầng xã hội là sự phân hóa xãhội tạo thành các tầng xã hội khác nhau về vị thế xã hội trong cấu trúc xã hội Phântầng xã hội là quá trình phân hóa xã hội với các đặc trưng là tạo ra các nhóm xã hội
có vị thế trên dưới, cao thấp khác nhau về một hoặc một số đặc điểm , tính chất cơbản
Theo từ điển ách khoa toàn thư mở Wikipedia thì phân tầng xã hội “là mộtkhái niệm để chỉ sự phân chia các cá nhân hay các nhóm xã hội thành các tầng lớpkhác nhau Mỗi tầng bao gồm các cá nhân, các nhóm xã hội có địa vị kinh tế, chínhtrị, uy tín giống nhau”
Theo khái niệm của viện xã hội học - Học viện chính trị - Hành chính quốcgia Hồ Chí Minh : “ phân tầng xã hội là sự bất bình đẳng mang tính cơ cấu của mọi
xã hội loài người , trừ những tổ chức xã hội sơ khai ( thời kỳ đầu của xã hội công xãnguyên thủy ) Phân tầng xã hội là sự phân chia , sắp xếp các thành viên trong xãhội thành các tầng xã hội khác nhau Đó là sự khác nhau về địa vị kinh tế hay tàisản , địa vị chính trị hay quyền lực , địa vị xã hội hay uy tín , cũng như khác nhau vềtrình độ học vấn , loại nghề nghiệp , phong cách sinh hoạt , cách ăn mặc , kiểu nhà ở, nơi cư trú , thị hiếu nghệ thuật , trình độ tiêu dùng”
Từ các quan điểm và định nghĩa trên cho thấy , về cơ bản phân tầng xã hội là
sự phân chia các cá nhân hay các nhóm xã hội thành các tầng lớp khác nhau vàđược sắp xếp theo những thứ bậc trong hệ thống Phân tầng xã hội diễn ra trên mọilĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội … Phân tầng xãhội là một hiện tượng khách quan, phổ biến và khó tránh khỏi của xã hội có giaicấp Nó là kết quả của sự phân công lao động xã hội và sự bất bình đẳng mang tính
cơ cấu của tất cả mọi chế độ xã hội có giai cấp Mỗi tầng bao gồm các cá nhân , cácnhóm xã hội có địa vị kinh tế , địa vị chính trị - uy tín , nghề nghiệp - học vấn tương
tự gần với nhau
2.3 Một số mô hình tháp phân tầng :
Để mô hình hóa cấu trúc phân tầng của một xã hội , người ta thường sử dụngcác “ tháp phân tầng” tương tự như “ tháp dân số” Tháp phân tầng sắp xếp các tầngtheo theo hệ thống thứ tự ở dưới đáy là các tầng lớp nghèo khổ ( hạ lưu ) phía trên làcác tầng lớp trung bình ( trung lưu bậc thấp và trung lưu bậc cao ) và trên cùng là
Trang 13tầng lớp giàu có và quyền lực nhất ( thượng lưu ) cùng với đó là tỷ lệ phần trăm màcác tầng lớp này chiếm trong cơ cấu xã hội Có 5 mô hình tháp phân tầng thườnggặp :
Tháp hình nón : phản ánh mức độ bất bình đẳng cao của các xã hội , ở đâynhóm người giàu, có quyền lực (phần đỉnh tháp) chiếm tỷ lệ rất thấp , trong khi đó
đa số người nghèo khổ (ở đáy tháp) lại chiếm tỷ lệ rất cao
Tháp hình nón cụt : tầng lớp giàu có tăng lên , tầng lớp trung lưu chiếm tỷtrọng lớn hơn , mức độ bình đẳng cao hơn
Tháp hình thoi (quả trám, con quay) : tháp phân tầng xã hội loại này , phầnlớn là nhóm người trung lưu , còn nhóm những người giàu có quyền lực và nghèochiếm tỷ lệ nhỏ So với tháp phân tầng hình chóp thì tháp phân tầng hình thoi tiến
bộ hơn Tuy nhiên , khoảng cách giữa 2 nhóm đỉnh và đáy tháp còn khá xa
Tháp hình trụ : tỷ lệ các nhóm giàu có , nghèo và trung lưu tương đối đồngđều Tuỳ vào chiều cao của tháp để nói về mức độ bình đẳng xã hội
Tháp hình “đĩa bay” (thấp dẹt) : có thể có 2 trạng thái là bình quân nghèokhổ hoặc xã hội lý tưởng , thịnh vượng toàn dân , với tuyệt đại bộ phận thành viêncủa xã hội có mức sống trung lưu và khá giả (xã hội trung lưu)
2.4 Cấu trúc phân tầng xã hội ở nước ta và thành phố Hồ Chí Minh hiện nay :
Việt Nam ta trên con đường đổi mới đất nước và phát triển kinh tế thịtrường , phân tầng xã hội là một hiện tượng khách quan , tồn tại trên con đường pháttriển xã hội này , đó là một vấn đề thời sự cấp bách và diễn ra ngày càng gay gắt ỞViệt Nam , sự phân hóa giàu nghèo diễn ra ngay từ thời kỳ quản lý kinh tế - xã hộitheo cơ chế tập trung , bao cấp Tuy nhiên , lúc đó sự chênh lệch giàu nghèo , phânhóa thu nhập và những biểu hiện của phân tầng xã hội chưa rạch ròi , rõ nét , bị che
Trang 14khuất bởi chủ nghĩa bình quân và chế độ công hữu với cơ cấu giai cấp “hai giai mộttầng” (giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức) Chỉ
từ sau khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới toàn diện (1986) , xóa bỏ cơ chếquản lý cũ , thực hiện phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa , thì sự chênh lệch giàu nghèo , phân tầng xã hội mớibộc lộ một cách rõ ràng và ngày càng trở nên sâu sắc
Mô hình phân tầng xã hội ở Việt Nam trong những năm vừa qua có hình “kim tự tháp” Dựa vào tiêu chuẩn nghề nghiệp và địa vị kinh tế - xã hội , ta đã phânchia và sắp xếp thành 9 tầng lớp cơ bản trong xã hội Việt Nam và có thể gộp 9 tầnglớp đó thành 3 tầng lớp xã hội lớn hơn Đó là Tầng cao chiếm 1,2% ( bao gồm 2tầng lớp là nhà lãnh đạo và doanh nhân ) , tầng giữa , trung lưu chiếm 38% ( gồmnhững tầng lớp có chuyên môn bậc cao , nhân viên , công nhân và buôn bán - dịch
vụ ) , cuối cùng là tầng thấp chiếm tỷ lệ cao nhất là 60% ( bao gồm tầng lớp tiểu thủcông nghiệp , lao động giản đơn và nông dân ) Trong đó , tầng cao chiếm hữu vàkiểm soát nhiều loại nguồn lực trong xã hội hơn cả , trong khi đó tầng thấp thì lại có
ít nguồn lực nhất Mô hình phân tầng xã hội ở Việt Nam với đa số nông dân cómức sống thấp nằm ở phía đáy kim tự tháp với hơn nửa dân số là các tầng lớp của
xã hội truyển thống ( tiểu thủ công nghiệp , nông dân ) Các tầng lớp đại diện cho
xã hội công nghiệp còn nhỏ bé (doanh nhân, chuyên môn cao, nhân viên) , họ cốgắng thích ứng với các chuẩn mực ứng xử từ tầng trên đưa xuống và với hy vọngđược thăng tiến về mặt xã hội Đây là cơ sở khoa học chứng tỏ rằng , khi xem xétdưới góc nhìn về các thành phần và hình dạng của cấu trúc xã hội thì nước ta đangtrong giai đoạn chuyển biến từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp theohướng hiện đại tuy nhiên tiến trình diễn ra chậm Khi trở thành một nước côngnghiệp, thì các tầng lớp đặc trưng cho xã hội hiện đại phải thể hiện rõ và chiếm tỉ lệđông đảo , còn các tầng lớp của xã hội truyền thống (đặc biệt là nông dân) chỉ còn tỉ
lệ nhỏ Trong mô hình trên, tầng lớp lãnh đạo giữ vai trò lãnh đạo xã hội mà khôngphải là công nhân
Tình trạng bất bình đẳng về mức sống giữa các tầng lớp trong xã hội ngàycàng tăng Trong đó , các tầng lớp ở nửa phía trên của kim tự tháp có sự cải thiện
về mức sống nhiều hơn so với các tầng ở nửa phía dưới Và các tầng lớp ở phía đáylại có tỷ lệ hộ gia đình bị giảm sút mức sống nhiều hơn so với các tầng lớp ở đỉnhtháp Tuy nhiên , sự chênh lệch về mức sống cũng ngày càng tăng , tạo nên một sựphân tầng xã hội rõ nét hơn giữa các nhóm xã hội Mô hình phân tầng xã hội ởnước ta được sắp xếp dựa theo 5 biến chỉ báo :
Thu nhập chi tiêu bình quân : bao gồm các yếu tố như nguồn thu nhập , mức độ
ổn định , bất ổn định của thu nhập trong gia đình ; và tiền gas , điện nước hằngtháng , chi phí cho việc ăn uống , chi phí đóng học cho con , các chi tiêu cho nhucầu văn hóa
Trang 15Sở hữu tài sản : điều kiện nhà ở như diện tích , vị trí , loại nhà , các hoạt động cảitạo nâng cấp trong nhữn năm gần đây ; tiện nghi trong nhà như tivi màu , máygiặt , điều hòa , máy nước nóng , oto
Nghề nghiệp , địa vị xã hội : phần lớn những người làm việc trong khu vực kinh
tế nhà nước có mức sống nằm trong top những người giàu nhất
Học vấn , khả năng thăng tiến : người có học vấn càng cao, càng có nhiều khảnăng thuộc vào nhóm có mức sống cao Trong những chủ hộ có học vấn đại học,cao đẳng trở lên thì 70% thuộc nhóm 20% giàu nhất, chỉ có 1,5% thuộc nhóm 20%nghèo nhất
Thói quen , lối sông ( văn hóa )
Đây là các yếu tố cơ bản để sắp xếp các tầng lớp trong xã hội Nhiều nghiên cứu xãhội học thường sử dụng chỉ báo này như một biến số độc lập để phân tích và giảithích các biến số phụ thuộc khác Nhìn chung , hiện trạng phân tầng xã hội ở nước
ta khá đặc trưng cho thời kỳ đầu chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trungsang nền kinh tế thị trường Mức chênh lệch giữa các tầng lớp chưa lớn , tốc độtăng chênh lệch chưa cao
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đi đầu trên con đường phát triển kinh
tế - xã hội với quy mô ngày càng lớn và mang vai trò vô cùng quan trọng đối với sựtăng trưởng kinh tế của cả nước Trong giai đoạn từ năm 2000 - 2015, thành phố cónhiều cố gắng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành với hai khu vực quan trọng làcông nghiệp và dịch vụ , trong đó , dịch vụ là khu vực tăng trưởng nhanh nhất
Quy mô kinh tế của thành phố ngày được nâng cao hơn, tỷ trọng đóng gópvào kinh tế chung của cả nước không ngừng tăng lên , tốc độ tăng trưởng kinh tếcủa thành phố liên tục tăng cao đạt mức hai con số từ năm 2000 đến năm 2007.Năm 2008, nền kinh tế thành phố chịu ảnh hưởng của biến động giá nguyên nhiênvật liệu nhập khẩu; thị trường tài chính tiền tệ biến động phức tạp, khủng hoảngkinh tế thế giới và những bất lợi về thời tiết cho sản xuất nông nghiệp đã ảnh hưởng