Nội dung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam III , CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM 1.. Sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng , b
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -*** -
BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
ĐỀ TÀI: KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH
Trang 21 Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 2 Tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
3 Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
II , HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
1 Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
2 Nội dung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
III , CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM
1 Lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế
2 Vai trò của nhà mước trong đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích Phần kết luận
Phần tài liệu tham khảo
LỜI MỞ ĐẦU
Trang 3Sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng , bằng sự nỗ lực sáng tạo
của quần chúng , các nghành, các cấp, chúng ta đã vượt qua được khủng hoảng, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng trong hoạt động thực tiễn trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế tăng trưởng nhanh , chính trị ổn định , mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tận dụng nguồn vốn và công nghệ , phát huy nội lực đất nước , đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá , bộ mặt kinh tế - xã hội thay da đổi thịt từng ngày , đời sống đại bộ phận nhân dân được cải thiện rõ nét
Đây cũng là một quá trình về sự nhận thức đúng hơn các quy luật khách quan , chuyển từ một nền kinh tế mang nặng tính chất hiện vật sang nền kinh tế hàng hoá với nhiều thành phần , khôi phục các thị trường để từ đó các quy luật thị trường phát huy tác dụng điều tiết hành vi các tác nhân trong nền kinh tế thay cho phương pháp quản lí bằng các công cụ kế hoạch hoá trực tiếp mang tính pháp lệnh , xoá bỏ bao cấp tràn lan của nhà nước để các doanh nghiệp tự chủ , tự chịu trong sản xuất kinh doanh
Đại hội VI (12/1986) đánh dấu bước ngoặt quan trọng nhất về tư duy nhận thức là việc từ bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Trong 25 năm qua , tư tưởng ,quan điểm về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã không không ngừng được tổng kết , rút kinh nghiệm, bổ sung phát triển và ngày càng hoàn thiện qua các kỳ Đại hội của Đảng
Trong quá trình đổi mới , một trong những vấn đề tư duy lý luận cốt lõi thuộc về đường lối là sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa , với mong muốn nghiên cứu để tìm hiểu về nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ý nghĩa lý luận sâu sắc Trong bài luận này em xin được nêu quan điểm theo đề bài : “ Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam “ , nên em rất mong được sự góp ý , chỉ dẫn của thầy
Trang 44
I , KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
Nội dung
1 Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu , nước mạnh , dân chủ , công bằng , văn minh ; có sự điều tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
2 Tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phù hợp với quy luật khách quan
- Do tính ưu việt của kinh tế thị trường
- Đây là mô hình kinh tế thị trường phù hợp với nguyện vọng của nhân dân về dân giàu , nước mạnh , dân chủ , công bằng , văn minh
3 Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
- Về mục tiêu :
+ Phát triển lực lượng sản xuất , xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội
+ Xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ
+ Nâng cao đời sống của nhân dân , thực hiện “ dân giàu , nước mạnh , dân chủ , công bằng , văn minh “
- Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế
+ Sở hữu là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội trên cơ sở chiếm hữu nguồn lực trong quá trình sản xuất và kết quả lao động tương ứng với quá trình sản xuất hay tái sản xuất trong một điều kiện lịch sử nhất định
Trang 5+ Sở hữu bao hàm nội dung kinh tế và nội dung pháp lý Nội dung kinh tế :
- Sở hữu là cơ sở, là điều kiện của sản xuất Biểu hiện về mặt kinh tế của sở hữu
là khía cạnh lợi ích kinh tế
- Sở hữu là cơ sơ để các chủ thể thực hiện lợi ích từ đối tượng sở hữu
- Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế nhiều thành phần kinh tế , nhiều hình thức sở hữu , trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo
- Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng , hợp tác , cạnh tranh lành mạnh cùng phát triển theo pháp luật
- Về quan hệ quản lý nền kinh tế :
+ Đảng lãnh đạo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thông qua
cương lĩnh , đường lối phát triển kinh tế - xã hội và các chủ trương , quyết sách lớn trong từng thời kỳ
+ Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thông qua pháp luật , các chiến lược , kế hoạch , quy hoạch và cơ chế chính sách và công cụ kinh tế trên cơ sở tôn trọng những quy tắc của thị trường , phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa
- Về quan hệ phân phối
+ Quan hệ phân phối do quan hệ sở hữu TLSX quyết định Do nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu nên có nhiều hình thức phân phối , trong đó phân phối theo kết quả lao động , hiệu quả kinh tế , theo phúc lợi xã hội phản ánh định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường
Trang 66
- Về quan hệ giữa gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội :
+ Thực hiện gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội bởi tiến bộ công bằng xã hội vừa là điều kiện vừa là mục tiêu thể hiện bản chất của xã hội chủ nghĩa + Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá – xã hội ; thực hiện công bằng xã hội ngay trong từng chính sách , chiến lược , quy hoạch , kế hoạch và từng giai đoạn phát triển của kinh tế thị trường
II , HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
Nội dung
1 Sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
- Thể chế kinh tế :
+ Là hệ thống quy tắc , luật pháp , bộ máy quản lý và cơ chế vận hành nhằm điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh tế và các quan hệ kinh tế
+ Bao gồm : Hệ thống pháp luật về kinh tế và các quy tắc xã hội được Nhà nước
thừa nhận ; các chủ thể thực hiện các hoạt động kinh tế ; các cơ chế , phương pháp , thủ tục thực hiện các quy định và vận hành nền kinh tế
- Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa :
+ Là hệ thống đường lối , chủ trương chiến lược , hệ thống luật pháp , chính sách quy định xác lập cơ chế vận hành , điều chỉnh các chức năng , hoạt động , mục tiêu , phương thức hoạt động , các quan hệ lợi ích của các tổ chức , các chủ thể kinh tế nhằm hướng tới xác lập đồng bộ các yếu tố thị trường , các loại thị trường hiện đại theo hướng góp phần thúc đẩy dân giàu , nước mạnh , dân chủ , công bằng , văn
Trang 7+ Hệ thống thể chế còn kém hiệu lực , hiệu quả , kém đầy đủ các yếu tố thị trường và các loại thị trường
2 Nội dung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
- Thứ nhất, hoàn thiện thể chế về sở hữu và phát triển các thành phần kinh tế + Thể chế hóa đầy đủ quyền tài sản của nhà nước , tổ chức và cá nhân , bảo đảm
công khai , minh bạch về nghĩa vụ , trách nhiệm trong thủ tục hành chính nhà nước và dịch vụ công
+ Hoàn thiện pháp luật về đất đai
+ Hoàn thiện pháp luật về quản lý , khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên
- Thứ hai hoàn thiện thể chế về sở hữu và phát triển các thành phần kinh tế
+ Hoàn thiện pháp luật về đầu tư vốn nhà nước + Hoàn thiện hệ thống thể chế liên quan đến sở hữu trí tuệ
+ Hoàn thiện khung pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp dân sự theo
+ Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường + Hoàn thiện thể chế để phát tiển đồng bộ , vận hành thông suốt các loại thị trường
III , CÁC QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM
1 Lợi ích kinh tế và quan hệ lợi ích kinh tế - Lợi ích kinh tế :
Trang 88
+ Lợi ích là sự thỏa mãn nhu cầu của con người mà sự thỏa mãn nhu cầu này phải được nhận thức và đặt trong mối quan hệ xã hội ứng với trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã hội đó
+ Lợi ích kinh tế là lợi ích vật chất , lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt động kinh tế của con người
+ Bản chất của lợi ích kinh tế : lợi ích kinh tế phản ánh mục đích và động cơ các quan hệ giữa các chủ thể trong nền sản xuất xã hội
+ Biểu hiện của lợi ích kinh tế : là các khoản thu được do hoạt động kinh tế như lợi nhuận , tiền công , lợi đức
Vai trò của lợi ích kinh tế
+ Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các chủ thể và hoạt động kinh tế xã hội + Lợi ích kinh tế là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích chính trị , lợi ích xã hội , lợi ích văn hóa của các chủ thể xã hội
- Quan hệ lợi ích kinh tế
+ Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa con người với con người , giữa các cộng đồng người , giữa các tổ chức kinh tế , giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế , giữa quốc gia với phần còn lại của thế giới nhằm mục tiêu xác lập các lợi ích kinh tế với mối quan hệ với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng với một giai đoạn phát triển nhất định
Sự thống nhất của các quan hệ lợi ích kinh tế :
Lợi ích của chủ thể chỉ được thực hiện trong mối quan hệ và phù hợp với mục
tiêu của các chủ thể khác
Sự mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế : Thu nhập chủ thể này tăng lên thì thu nhập của chủ thể khác giảm xuống và ngược lại
+ Mâu thuẫn về lợi ích kinh tế là cội nguồn của các xung đột xã hội *Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế :
Trang 9- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất - Địa vị của chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất - Chính sách phân phối thu nhập của nhà nước - Hội nhập kinh tế quốc tế
*Một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường : - Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động - Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động
- Quan hệ lợi ích giữa những người lao động - Quan hệ lợi ích cá nhân , lợi ích nhóm , lợi ích xã hội
* Phương thức thực hiện lợi ích kinh tế trong quan hệ lợi ích chủ yếu :
- Thực hiện lợi ích kinh tế theo nguyên tắc thị trường Đây là phương thức phổ biến
- Thực hiện lợi ích kinh tế theo chính sách của Nhà nước và vai trò của các tổ chức xã hội
2 Vai trò của nhà mước trong đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích
- Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích của chủ thể kinh tế :
+ Nhà nước giữ vững ổn định về chính trị , tạo môi trường thuận lợi cho các
hoạt động kinh tế , xây dựng môi trường pháp lý thông thoáng , bảo vệ lợi ích chính đáng của các chủ thể kinh tế trong và ngoài nước
+ Nhà nước xây dựng chính sách phù hợp , phát triển kết cấu hạ tầng , tạo môi
trường văn hóa phù hợp
- Điều hòa lợi ích giữa cá nhân – doanh nghiệp - xã hội
+ Nhà nước cần có chính sách đặc biệt là chính sách phân phối thu nhập nhằm đảm bảo hài hòa các lợi ích kinh tế , giảm phân hóa giàu nghèo ; phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất , phát triển khoa học công nghệ để nâng cao thu nhập cho các chủ thể kinh tế
- Kiểm soát , ngăn ngừa các quan hệ lợi ich có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển xã hội
Trang 1010
+ Nhà nước thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập
+ Nhà nước có các chính sách xóa đói giảm nghèo , ưu đãi xã hội , các hoạt động từ thiện
- Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế
+ Các cơ quan chức năng của Nhà nước cần thường xuyên phát hiện mâu thuẫn phát sinh và chuẩn bị các giải pháp để ứng phó Nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn là phải có sự tham gia của các bên liên quan , có nhân nhượng và phải đặt lợi ích của đất nước lên trên hết
+ Khi có xung đột cần có sự tham gia hòa giải của các tổ chức xã hội có liên quan đặc biệt có nhà nước
Phần kết luận
Khi tìm hiểu về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam em đã biết vì sao nước ta lại phải lựa chọn phát triển kinh tế thị trường và kinh tế thị trường là lực chọn đúng đắn và cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Vì khi chúng ta chuyển sang chế độ mới xã hội chủ nghĩa từ một nước kinh tế còn lạc hậu và nền kinh tế còn kém phát triển vì vậy để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội chúng ta phải tìm ra con đường đúng đắn tạo cơ sở vững chắc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
Nhất là trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới theo xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới thì khi đó sẽ mở ra rất nhiều cơ hội cũng như những thách thức đòi hỏi chúng ta phải thật sáng suốt nếu không muốn bị lâm vào tình thế bị động trước những diễn biến của nền kinh tế thị trường Nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như : sự phân hoá giàu nghèo ngày càng lớn, tệ nạn xã hội ngày càng tăng và phức tạp , các truyền thống bị thương mại hoá , nạn lạm phát gia tăng , Tóm lại để đưa đất nước có thể đuổi kịp các nước phát triển trên thế giới trong một tương lai không xa đồng thời cũng không để chệch hướng theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đã chọn thì nhất thiết chúng ta phải xây dựng được một nền kinh tế thị trường vững mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa và mang bản sắc của người Việt Nam
Và sự hình thành tư duy kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không chỉ đơn thuần là sự tìm tòi và phát triển về mặt lý luận của chủ nghĩa xã hội , mà còn là sự lựa chọn và khẳng định con đường và mô hình phát triển trong thực tiễn mang tính cách mạng và sáng tạo của Việt Nam Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình tất yếu phù hợp với quy luật phát triển của thời đại và đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước
Chính vì vậy, chúng ta cần phải trau dồi kiến thức cho thật tốt , bên cạnh đó là nhân phẩm của một người sinh viên , là tầng lớp trí thức trong xã hội sẽ đi đầu trong mọi
Trang 11việc mà Đảng và nhà nước tiến hành để góp phần vào việc hoàn thiện nền kinh tế thị trường tiến tới việc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Phần tài liệu tham khảo
[ 1 ] Bộ giáo dục và đào tạo , Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin [ 2 ] Công cụ tìm kiếm : www.google.com.vn