1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập nghề nghiệp – internship tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam

41 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Các hoạt động kinh doanh chính của đơn vị thực tế...111.3.1 Các hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển BIDV...111.3.2 Các hoạt động kinh doanh chính của PGD N

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

~~~~~~*~~~~~~

BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP – INTERNSHIP

TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Nhóm sinh viên thực hiện:

Họ và tên : Phạm Quang Phúc Mã sinh viên: 20D185045Họ và tên : Nguyễn Huy Quang Mã sinh viên: 20D185047Họ và tên : Đặng Hoài Nam Mã sinh viên: 20D185039Họ và tên : Đồng Đức Anh Mã sinh viên: 20D185005

Giáo viên hướng dẫn: ThS Đặng Thu Trang

Hà Nội, 2023

Trang 2

Mục lục

Phần 1: Giới thiệu chung về đơn vị thực tập 41.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của BIDV 41.2.Cơ cấu tổ chức, nhân lực của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV 7

A, Cơ cấu tổ chức, nhân lực và chức năng của từng phòng ban Chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển BIDV 9B, Cơ cấu tổ chức, nhân lực của Phòng Giao dịch (PGD Nguyễn Tuân) - ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển BIDV 111.3 Các hoạt động kinh doanh chính của đơn vị thực tế 111.3.1 Các hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển BIDV 111.3.2 Các hoạt động kinh doanh chính của PGD Nguyễn Tuân - CN Ngọc Khánh - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển BIDV 12Phần 2: Kỹ năng thực hành tại 1 vị trí công việc/bộ phận nghiệp vụ: 14Sinh viên Phạm Quang Phúc 142.1 Mô tả chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của vị trí công việc/ bộ phận nghiệp vụ (Thực tập sinh phòng kinh doanh - khách hàng cá nhân) 142.2 Lộ trình nghề nghiệp và đãi ngộ 152.3 Tự nhận xét bản thân về mức độ đáp ứng công việc đối với thực tập sinh 162.4 Các công việc sinh viên đã thực hành tại bộ phận nghiệp vụ 17Sinh viên Nguyễn Huy Quang 19

2.1 Mô tả chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của vị trí công việc/bộ phận nghiệp vụ 192.2 Lộ trình nghề nghiệp và đãi ngộ 212.3 Tự nhận xét bản thân về mức độ đáp ứng công việc đối với thực tập sinh 222.4 Các công việc sinh viên đã thực hành tại bộ phận nghiệp vụ 24Sinh viên : Đặng Hoài Nam 27

2.1 Mô tả chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của vị trí công

Trang 3

2.4 Các công việc sinh viên đã thực hành tại bộ phận nghiệp vụ 32Sinh Viên : Đồng Đức Anh 332.1 Mô tả chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của vị trí công việc/ bộ phận nghiệp vụ 342.2 Lộ trình nghề nghiệp và đãi ngộ 352.3 Tự nhận xét bản thân về mức độ đáp ứng công việc đối với thực tập sinh 362.4 Các công việc sinh viên đã thực hành tại bộ phận nghiệp vụ 37 Phần 1: Giới thiệu chung về đơn vị thực tập

1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của BIDV

- Tên công ty: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

- Tên tiếng anh: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam

- Tên viết tắt: BIDV

- Hội sở chính: Tháp BIDV, số 194 Trần Quang Khải, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

- Địa bàn kinh doanh: Tại ngày 31/5/2023, BIDV đang có 190 chi nhánh, 871 phòng giao dịch, Mạng lưới trải dài 63 tỉnh thành và hiện có mặt tại 6 quốc gia: Việt Nam, Campuchia, Lào, Đài Bắc, Liên bang Nga và Myanmar.

Từ những ngày đầu thành lập, Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam trực thuộc Bộ Tài chính tiền thân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) ngày nay với chức năng chính là hoạt động cấp phát vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản theo nhiệm vụ của Nhà nước giao, phục vụ công cuộc xây dựng

Trang 4

chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc Ngày đầu thành lập, mô hình tổ chức hoạt động của Ngân hàng Kiến thiết còn đơn giản với 8 bộ phận và 12 chi nhánh Tổng số cán bộ chỉ có khoảng 200 người.

Năm 1981, Hội đồng Chính phủ đã có quyết định số 259-CP về việc chuyển

Ngân hàng Kiến thiết trực thuộc Bộ Tài chính sang trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, và đổi tên mới là “Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam”.

Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2012: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam gắn với quá trình chuyển đổi của BIDV từ một ngân hàng chuyên doanh sang hoạt động theo cơ chế của một ngân hàng thương mại, tuân thủ các nguyên tắc thị trường và định hướng mở cửa của nền kinh tế Trong thời kỳ này, BIDV đã chuyển sang phương thức hoạt động mới là “đi vay để cho vay” nên trọng tâm là huy động vốn trong và ngoài nước để cho vay các dự án sản xuất kinh doanh theo kế hoạch nhà nước.

Năm 1999, BIDV lần lượt thành lập các đơn vị liên doanh/công ty thành viên bao gồm: Công ty liên doanh bảo hiểm Việt - Úc QBE (góp vốn liên doanh với Công ty Bảo hiểm Úc QBE); BIDV thành lập công ty chứng khoán BSC - là công ty chứng khoán đầu tiên của ngành ngân hàng tham gia kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán, là một trong hai công ty chứng khoán đầu tiên của Việt Nam; Năm 2005, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã trở thành ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được Cơ quan đăng ký sáng chế và thương hiệu của Mỹ cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu trên lãnh thổ Mỹ

Giai đoạn 2007 -2010, BIDV được Hội tin học Việt Nam đánh giá là Ngân hàng hàng đầu về mức độ sẵn sàng cho ứng dụng Công nghệ thông tin trong khối Ngân hàng thương mại (Vietnam ICT Index), là ngân hàng thương mại duy nhất trong khối các ngân hàng thương mại Việt Nam liên tục trong 4 năm giữ vị trí hàng đầu BIDV đã hợp tác với Ngân hàng Đại chúng Ngoại thương Lào (BCEL) thành lập Ngân hàng liên doanh Lào – Việt, trở thành cầu nối quan trọng trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại giữa hai nước Việt Nam – Lào;

Trang 5

Năm 2012, BIDV chính thức chuyển đổi từ Ngân hàng thương mại 100% vốn Nhà nước thành Ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước chi phối hoạt động theo quy định của luật pháp và thông lệ quốc tế BIDV đã có 5 công ty trực thuộc gồm: Tổng công ty Bảo hiểm BIDV (BIC), Công ty Cho thuê tài chính (BLC) được hợp nhất từ Công ty Cho thuê tài chính BIDV và Công ty Cho thuê tài chính II BIDV, Công ty Chứng khoán BIDV (BSC), Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản BIDV (BAMC) và Công ty trách nhiệm hữu hạn quốc tế BIDV tại Hồng Kông (BIDV).

Trong giai đoạn 2016 - 2020, BIDV có quy mô tổng tài sản đạt trên 1 triệu tỷ đồng, đứng đầu các Ngân hàng thương mại Việt Nam, Top 3 Asean, Top 500 doanh nghiệp toàn cầu, là Ngân hàng có giá trị thương hiệu lớn nhất Việt Nam BIDV và Hana Bank – Ngân hàng lớn thứ 3 Hàn Quốc đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược và công bố Hana Bank là cổ đông chiến lược nước ngoài, sở hữu 15% vốn điều lệ của BIDV

Năm 2022, BIDV lần thứ 7 được vinh danh Thương hiệu Quốc gia, liên tục thuộc Top các doanh nghiệp nộp Ngân sách Nhà nước lớn nhất, lần thứ 7 được trao giải thưởng Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam, lần thứ 3 được trao giải thưởng Ngân hàng SME tốt nhất Đông Nam Á, Ngân hàng dành cho khách hàng doanh nghiệp tốt nhất Đông Nam Á, Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng có sản phẩm Tài trợ chuỗi cung ứng tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng dẫn đầu về doanh số chấp nhận thanh toán, 06 danh hiệu Sao Khuê Đặc biệt, có những giải thưởng lần đầu tiên trao cho Việt Nam như Ngân hàng Quản lý rủi ro sáng tạo nhất…

BIDV định vị trong tâm trí khách hàng, công chúng là tập đoàn tài chính ngân hàng luôn tiên phong, đồng hành vì sự phát triển vững bền của khách hàng, cổ đông, người lao động và cộng đồng xã hội Tạo nền tảng đồng bộ trong phát triển thể chế hướng tới 2030 với điểm nhấn là triển khai đúng lộ trình Chiến lược phát triển kinh doanh tổng thể đến năm 2025, tầm nhìn 2030 hệ thống hóa các giá trị cốt

Trang 6

lõi trong văn hóa doanh nghiệp và ban hành Sổ tay văn hóa BIDV, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của BIDV.

1.2 Cơ cấu tổ chức, nhân lực của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Bảng 1: Sơ đồ tổng quan cơ cấu tổ chức

(Nguồn:https://www.bidv.com.vn/vn/quan-he-nha-dau-tu/quan-tri-doanh-nghiep/co-cau-to-chuc)

Trang 7

Tính đến năm 2023, BIDV có tổng 190 chi nhánh, 971 phòng giao dịch trải dài cả nước và có mặt tại 6 quốc gia như Việt Nam, Campuchia, Lào, Đài Bắc, Liên Bang Nga và Myanmar với hơn 25.000 cán bộ nhân viên Ngân hàng có hội sở chính tại thủ đô Hà Nội.

Sơ đồ thể hiện tổng quan hệ thống cơ cấu nhân lực và các phòng ban của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển, bao gồm Đứng đầu là Đại Hội đồng, cổ đông được trực tiếp quản lý các phòng ban, khối vận hành, Đại hội đồng cổ đông, Ban kiểm soát, Ban kiểm toán, Hội đồng quản trị (Ban thư ký HDQT&QHCĐ, Ban Chính sách và phát triển hệ thống, Ban Quản trị chiến lược, UB chiến lược và tổ chức, UB QLRR, UB nhân sự, UB CNTT, UB hợp tác chiến lược BIDV - Hana Bank), Ban điều hành (Hội đồng ALCO, Hội đồng rủi ro, Hội đồng Quản lý vốn, Các hội đồng khác).

Ban điều hành có quan hệ điều hành, quản lý gián tiếp từ nghiệp vụ cấp trên xuống và thông tin phản hồi từ cấp dưới lên Ban điều hành có nhiệm vụ trực tiếp quản lý giám sát các khối, bao gồm: Khối ngân hàng bán buôn, Khối ngân hàng bán lẻ, Khối kinh doanh vốn và tiền tệ, Khối công nghệ thông tin và ngân hàng số, Khối quản lý rủi ro, Khối tác nghiệp, Khối tài chính - kế toán, Khối đầu tư, Khối pháp chế và kiểm soát tuân thủ, Khối hỗ trợ.

Trang 8

A, Cơ cấu tổ chức, nhân lực và chức năng của từng phòng ban Chi nhánh ngânhàng TMCP Đầu tư và Phát triển BIDV

Giám đốc vùng TDBL: Giám đốc là người đứng đầu bộ máy quản lý, chỉ

đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Trang 9

Khối quản lý khách hàng:

- Phòng khách hàng doanh nghiệp: trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ đối với các khách hàng là doanh nghiệp

- Phòng khách hàng cá nhân: trực tiếp thực hiện đối với khách hàng là cá thể tư nhân , hộ kinh doanh

Khối quản lý rủi ro:

- Phòng quản lý rủi ro : Thực hiện công tác quản lý tín dụng , công tác quản lí rủi ro tác nghiệp , công tác phòng chống rửa tiền , công tác quản lý hệ thống chất lượng ISO, công tác kiểm tra nội bộ tại chi nhánh

Khối quản lý nội bộ

- Phòng kế hoạch tổng hợp: Trực tiếp tổ chức quản lý hoạt động huy động vốn , cân đối nguồn vốn của chi nhánh Tính toán giá vốn , chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra Đầu mối , tham mưu , giúp việc Giám đốc về tổng hợp , xây dựng kế hoạch kinh doanh , kế hoạch phát triển , giá mua , bán vốn cả chi nhánh

- Phòng tài chính kế toán: Thực hiện công tác kế toán , tài chính cho toàn bộ hoạt động của chi nhánh Thực hiện công tác hậu kiểm đối với toàn bộ hoạt động tài chính chi nhánh Thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính thông qua công tác lập kế hoạch tài chính tài sản của chi nhánh và thực hiện kế hoạch tài chính , phân tích đánh giá tình hình tài chính , hiệu quả hoạt động để phục vụ cho quản trị điều hành kinh doanh của lãnh đạo

- Tổ chức hành chính: Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương , chế độ bảo hiểm , quản lý lao động Đầu mối đề xuất , tham mưu với giám đốc chi nhánh và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực Trực tiếp thực hiện công tác quản lý hành chính văn phòng.

Khối tác nghiệp:

Trang 10

- Phòng giao dịch khách hàng: Trực tiếp quản lý tài khoản và thực hiện giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp và các tổ chức , cá nhân khác tại quầy giao dịch - Phòng quản lý tín dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay , bảo lãnh đối với khách hàng theo qui định , qui trình của BIDV và của chi nhánh Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của Phòng quản lí khách hàng theo đúng các quy định của BIDV.

Khối trực thuộc:

- Gồm phòng giao dịch Nguyễn Tuân , phòng giao dịch Nguyễn Hoàng , phòng giao dịch Vương Thừa Vũ

- Chức năng của các phòng giao dịch : Thực hiện đầy đủ các chức năng liên quan đến công tác huy động vốn , tín dụng , dịch vụ trong phạm vi thẩm quyền được giao

B, Cơ cấu tổ chức, nhân lực của Phòng Giao dịch (PGD Nguyễn Tuân) - ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển BIDV

Ngày 30/01/2017, BIDV chính thức ra mắt và khai trương hoạt động Phòng giao dịch Nguyễn Tuân - Chi nhánh BIDV Ngọc Khánh Hà Nội bao gồm 8 nhân sự, bao gồm: đứng đầu là Giám đốc phòng giao dịch chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh, 1 Phó giám đốc phụ trách tác nghiệp cùng 2 Giao dịch viên, 1 Phó giám đốc phòng kinh doanh chịu chỉ tiêu của 3 Quản lý khách hàng Phòng Giao dịch thực hiện các công việc hành chính thuộc chi nhánh và báo cáo trực tiếp cho Giám Đốc chi nhánh mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình.

1.3 Các hoạt động kinh doanh chính của đơn vị thực tế

1.3.1 Các hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển BIDV được thực hiện các hoạt động của loại hình ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật và của NHNN Ngân hàng BIDV cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ chính bao gồm:

Trang 11

- Ngân hàng là ngân hàng có nhiều kinh nghiệm hàng đầu cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích.

- Bảo hiểm cung cấp các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ được thiết kế phù hợp với khách hàng.

- Chứng khoán cung cấp đa dạng dịch vụ môi giới, đầu tư, tư vấn đầu tư và phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý.

- Đầu tư tài chính góp vốn đầu tư các dự án, nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước.

BIDV cung cấp đầy đủ từ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống, bao gồm sản phẩm huy động vốn, tín dụng, thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, sản phẩm thẻ, Internet Banking, Mobile Banking và các sản phẩm bảo hiểm

Các sản phẩm của BIDV bao gồm sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân với các sản phẩm tiền gửi, cho vay, bảo hiểm, ngân quỹ, ngoại hối và thị trường ngoại hối, chứng khoán dịch vụ ngân hàng trực tuyến; sản phẩm dành cho khách hàng doanh nghiệp với các sản phẩm tín dụng doanh nghiệp, tài khoản tiền gửi, tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế, quản lý tiền tệ, ngân hàng đầu tư, tư vấn và hướng dẫn thủ tục pháp lý cho nhà đầu tư nước ngoài Ngoài ra BIDV còn cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng là những công ty định chế tài chính bao gồm quản lý tiền tệ, dịch vụ thanh toán, tài trợ thương mại, ngoại hối và thị trường ngoại hối.

1.3.2 Các hoạt động kinh doanh chính của PGD Nguyễn Tuân - CN Ngọc Khánh - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển BIDV

Dịch vụ tài khoản thanh toán:

Sản phẩm chính: Gói Doanh nhân (Tài khoản Doanh nhân, Thẻ ghi nợ nội địa, SmartBanking) và dịch vụ thanh toán QR BIDV

Trang 12

Sản phẩm khuyến khích: Gói Bfree, Thẻ ghi nợ quốc tế, Thẻ tín dụng quốc tế

- Thanh toán và chuyển tiền: Chuyển tiền trong nước, Chuyển tiền quốc tế.

- Tiết kiệm: Tiết kiệm có kỳ hạn theo hợp đồng, Tiết kiệm có kỳ hạn tại quầy, chứng chỉ tiền gửi, Tiết kiệm online.

- Tín dụng: Vay tiêu dùng, vay đầu tư, chiết khấu giấy tờ có giá - Ngân hàng điện tử.

- Dịch vụ mua bán ngoại tệ - Chuyển và nhận tiền quốc tế.

- Bảo hiểm: Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ - Tiền gửi: Tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi kinh doanh chứng khoán và Tiền gửi chuyên dùng

- Sản phẩm huy động vốn: Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm Nhận tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá và các hình thức tiền gửi khác bằng VND, ngoại tệ của các cá nhân và tổ chức theo quy định.

Phần 2: Kỹ năng thực hành tại 1 vị trí công việc/bộ phận nghiệp vụ:

Sinh viên Phạm Quang Phúc, Vị trí thực tập sinh phòng kinhdoanh - khách hàng cá nhân.

Trang 13

2.1 Mô tả chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của vị trí côngviệc/ bộ phận nghiệp vụ (Thực tập sinh phòng kinh doanh - khách hàng cá nhân)

Chức năng

- Triển khai kinh doanh các sản phẩm do ngân hàng cung cấp, đem tới những khách hàng có nhu cầu Thực hiện chức năng phân tích, đánh giá mức độ khả dụng, tính thực tế của sản phẩm đó sau khi khách hàng được trải nghiệm.

- Quản lý, chăm sóc và phát triển danh mục khách hàng cá nhân của BIDV, quản lý chất lượng cung cấp sản phẩm dịch vụ cung cấp khách hàng theo phạm vi công việc được phân công, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ của BIDV.

Nhiệm vụ

- Tham gia tìm kiếm, mở rộng nguồn khách hàng tiềm năng có nhu cầu vay vốn, tiếp thị và quản lý khách hàng cá nhân.

- Tư vấn, thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm tín dụng vay hay các dịch vụ tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, các tiện ích của ngân hàng của ngân hàng làm việc trực tiếp với khách hàng, đưa ra dữ liệu phù hợp, giải đáp thắc mắc về dịch vụ giúp khách hàng về hồ sơ vay vốn.

- Tiếp nhận nhu cầu của khách hàng về tất cả các sản phẩm, dịch vụ của BIDV; đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định việc đáp ứng nhu cầu khách hàng theo quy trình, quy định.

- Duy trì mối quan hệ với khách hàng, thực hiện chăm sóc khách hàng theo quy định và chính sách ngân hàng bán lẻ của BIDV.

- Phối hợp hỗ trợ khách hàng, chăm sóc khách hàng trước và sau giải ngân và thực hiện công tác kiểm soát sau vay đối với việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho khách hàng cá nhân.

Trang 14

- Giám sát và đánh giá hiệu quả dự án đầu tư và tình hình tài chính của khách hàng để đảm bảo thu hồi vốn, lãi kịp thời, đúng hạn.

Hoạt động

- Tìm kiếm khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ tín dụng phù hợp của ngân hàng cung cấp như vay vốn, làm thẻ, gửi tiền tiết kiệm…

- Tiếp xúc, tư vấn sản phẩm/dịch vụ với khách hàng dựa trên nhu cầu sử dụng cũng như khả năng tài chính

- Thu thập thông tin khách hàng để thẩm định khách hàng dựa trên tiêu chuẩn như uy tín, khả năng tài chính, khả năng trả nợ, tài sản đảm bảo…

- Làm báo cáo thẩm định và trình lên cấp trên để xét duyệt hoặc từ chối.

- Hỗ trợ lập hồ sơ theo quy định của BIDV.

- Kiểm tra và theo dõi việc trả nợ theo hợp đồng vay vốn của khách hàng

2.2 Lộ trình nghề nghiệp và đãi ngộLộ trình nghề nghiệp

Thăng tiến trong công việc là mục tiêu mà phần lớn các chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân theo đuổi Thông thường, lộ trình thăng tiến sẽ phụ thuộc vào số năm kinh nghiệm trong nghề và các tiêu chí được ngân hàng đặt ra, cụ thể như:

-Từ 0 đến 2 năm kinh nghiệm: Chuyên viên QHKH cá nhân -Từ 2 đến 3 năm kinh nghiệm: Trưởng nhóm QHKH cá nhân -Từ 3 đến 5 năm kinh nghiệm: Phó phòng hoặc Trưởng phòng QHKH cá nhân.

-Từ 5 đến 7 năm kinh nghiệm: Phó giám đốc hoặc Giám đốc của chi nhánh ngân hàng.

Trang 15

-Từ 7 đến 10 năm kinh nghiệm: Giám đốc phê duyệt hoặc những vị trí tương đương ở Hội sở.

Ngoài cơ hội thăng tiến lên cao, đối với những nhân viên đã có từ 2 năm kinh nghiệm trở lên có thể lựa chọn lộ trình đi ngang, ổn định, không quá áp lực về chỉ tiêu doanh số như:

-Tại chi nhánh ngân hàng (tùy từng mô hình): thẩm định tín dụng hoặc quản lý tín dụng, thanh toán quốc tế, hỗ trợ tín dụng,… -Tại Hội sở: chuyên viên thúc đẩy bán hàng, chuyên viên phát triển hoạt động kinh doanh, chuyên viên phát triển về sản phẩm,…

Đãi ngộ

- Lương thưởng hấp dẫn hàng quý, lễ tết.

- Làm việc trong môi trường năng động, chuyên nghiệp có nhiều cơ hội thăng tiến.

- Cung cấp trang thiết bị đầy đủ để phục vụ công việc.

- Được chi bổ sung thu nhập theo kết quả làm việc, vị trí công việc và theo quy định của BIDV

- Được đóng BHXH, BHYT, BHTN, tham gia bảo hiểm Bic Care, BH nhân thọ

- Được hưởng các chính sách phúc lợi theo quy định của công ty - Được đào tạo, nâng cao nghiệp vụ thường xuyên

2.3 Tự nhận xét bản thân về mức độ đáp ứng công việc đối với thực tập sinh

Về chuyên môn

Trong quá trình thực tập vừa qua, em đã được áp dụng một số kiến thức đã được học trên giảng đường vào thực tế để hiểu sâu hơn về các nghiệp vụ tín dụng của NHTM.

Trang 16

Em được làm việc trong môi trường rất chuyên nghiệp cùng các anh chị trong phòng luôn tạo điều kiện tốt nhất, hướng dẫn giúp em tiếp cận những nghiệp vụ cơ bản để hoàn thành thời gian kiến tập.

Về kỹ năng

Trong quá trình kiến tập tại PGB Nguyễn Tuân - BIDV 1 tháng vừa qua, với vai trò là 1 Thực Tập Sinh quản lý khách hàng của đơn vị, em tự nhận thấy mình đã hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao dưới sự quản lý của anh chị hướng dẫn tại đơn vị thực tập, cũng như rút cho mình được những bài học quá trình làm việc Qua quá trình làm việc em đã cải thiện được kỹ năng giao tiếp của bản thân qua việc tiếp xúc, ứng xử với đồng nghiệp, cấp trên và quan trọng nhất là khách hàng; kỹ năng tin học văn phòng qua việc sử dụng hệ thống thông tin riêng của BIDV để lưu trữ hồ sơ, thông tin của khách hàng và việc sử dụng Excel, phần mềm scan, máy in Bên cạnh đó, em đã thu nạp được những kỹ năng, tri thức cho bản thân như: Việc thực hiện đúng, đầy đủ chấp hành nội quy của công ty đặt ra (đi đúng giờ, ăn mặc chỉnh tề ); Đã học tập được cách rèn luyện cho mình cách hành xử, thái độ chuẩn mực với anh chị và khách hàng; Rèn luyện được tính cách, chỉn chu; Tác phong cẩn thận, tỉ mỉ, nhanh nhẹn, chuyên nghiệp trong quá trình làm việc

Sau 1 tháng ngắn ngủi được thực tập tại BIDV đã cho em được học tập, tu dưỡng bên cạnh những kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm và thái độ sống chuẩn mực Thời gian này cũng như một cơ hội quý giá cho em được ứng dụng kiến thức 3 năm qua mình đã được học trên giảng đường, biết được những nội dung mình đã học

Trang 17

có thể áp dụng được vào phần nào trong công việc tương lai Từ đó, em đã nhìn thấy được cơ hội nghề nghiệp, tìm thấy được mục tiêu cho bản thân và tìm được cảm hứng cho việc học hơn, tự thấy bản thân mình phải luôn cố gắng không ngừng học tập và trau dồi để trở thành một nhân viên chính thức của ngân hàng.

2.4 Các công việc sinh viên đã thực hành tại bộ phận nghiệp vụ

2.4.1 Nghiệp vụ mở tài khoản ngân hàng cho khách hàngtiểu thương

Bước 1: Tìm kiếm và tư vấn cho các khách hàng tiềm năng về sản

phẩm mã QR qua chiến dịch tiểu thương mà ngân hàng đang triển khai.

Bước 2: Kiểm tra thông tin khách hàng đã từng đăng ký tài khoản

của BIDV chưa, có căn cước công dân và đang kinh doanh hay không.

Bước 3: Chăm sóc, tư vấn, trả lời các thắc mắc cho khách hàng

về các dịch vụ, ưu đãi mà khách hàng có thể nhận được.

Bước 4: Hướng dẫn khách hàng hoàn thành mẫu đơn đăng ký mở

tài khoản ngân hàng.

Bước 5: Báo cáo lại các khách hàng đã tạo mã QR code thành

công lên cho cấp trên để được lưu trữ và kiểm tra lại theo đúng quy định của Ngân hàng.

Bước 6: Chờ giao dịch viên mở tài khoản và hẹn ngày trả thẻ cho

khách hàng (hướng dẫn khách hàng các bước để nhận được ưu đãi từ ngân hàng).

Trang 18

2.4.2 Quy trình tiếp nhận, tạo mới TTKH đối với khách hàngcá nhân, tổ chức, định chế tài chính thuộc quyền khởi tạocủa Chi nhánh:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ thông tin khách hàng

- Tiếp nhận, hướng dẫn khách hàng cung cấp hồ sơ theo quy định - Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ, liên lạc với khách hàng để hoàn thiện, bổ sung hồ sơ.

- Kiểm tra khách hàng trên hệ thống để đảm bảo mỗi khách hàng chỉ có duy nhất một số CIF và tra cứu thông tin khách hàng theo quy định Phòng chống rửa tiền đảm bảo khách hàng đủ điều kiện mở CIF, giao dịch tại BIDV.

Bước 2: Khởi tạo CIF

- Sau khi thu thập đủ thông tin của khách hàng, khai báo đầy đủ, chính xác thông tin khách hàng của khách hàng bằng hệ thống SIBS của BIDV.

Bước 3: Cập nhật thông tin

- Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ thông tin khách hàng - Rà soát và khai bảo bổ sung thông tin khách hàng.

- Khai báo thông tin mẫu dấu, chữ ký khách hàng - Ký xác nhận trên bản gốc hồ sơ thông tin khách hàng.

Bước 4: Kiểm soát, phê duyệt CIF

- Đối chiếu sự khớp đúng giữa bộ hồ sơ gốc với thông tin bộ chữ ký được quét và gán quy tắc trên hệ thống.

- Ký xác nhận tại mục “Phần nội bộ ngân hàng” trên Biểu mẫu Đề nghị kiêm hợp đồng mở và sử dụng tài khoản.

Trang 19

Bước 5: Kiểm tra, đối chiếu thông tin khách hàng tạo mớitrong phân hệ CIF, SVS với các báo cáo từ chương trìnhCognos.

- Đối chiếu theo toàn bộ thông tin khách hàng, bản gốc hồ sơ thông tin khách hàng, báo cáo với khách hàng.

Bước 6: Lưu hồ sơ thông tin khách hàng

- Nếu thông tin, số lượng hồ sơ thông tin khách hàng chính xác, khớp đúng thực hiện lưu trữ hồ sơ thông tin khách hàng theo quy định.

Sinh viên Nguyễn Huy Quang, Vị trí thực tập sinh mảng tín chấp - khách hàng cá nhân

2.1 Mô tả chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của vị trí công việc/bộ phận nghiệp vụ (thực tập sinh mảng tín chấp -khách hàng cá nhân)

Chức năng:

- Huy động vốn theo nguyên tắc hoàn trả có lãi, thể hiện trên loại

nghiệp vụ là huy động vốn nhàn rỗi tạm thời.

- Kiểm soát các hoạt động kinh tế thông qua các quan hệ tín dụng đối với cá nhân.-Đảm bảo hoạt động tiền gửi và hoạt động liên quan đến nghiệp vụ tiền gửi tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật.

- Hệ thống và chuẩn hóa các quy định chung về hoạt động tiền gửi và hoạt động khác liên quan đến nghiệp vụ huy động vốn.-Xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của khách hàng và các đơn vị liên quan đến nghiệp vụ tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại cổ

Trang 20

phần Đầu tư và phát triển Việt Nam.Đảm bảo quản lý rủi ro trong hoạt động của BIDV liên quan đến nghiệp vụ huy động vốn.

Nhiệm vụ:

- Thực hiện thu thập thông tin khách hàng và các tác nghiệp liên quan theo quy trình nghiệp vụ về quản lý thông tin khách hàng của BIDV.

- Quản lý tài khoản, thực hiện các giao dịch, hạch toán kế toán, với khách hàng theo quy định.

- Nhận tiền gửi tiết kiệm, phát hàng giấy tờ có giá và các hình thức tiền gửi khác bằng Việt Nam Đồng, ngoại tệ của các cá nhân và tổ chức theo Quy định.

- Duy trì các mối quan hệ để giữ khách hàng tốt cũng như phát triển khách hàng mới, chăm sóc khách hàng theo chính sách của ngân hàng.

Hoạt động:

- Hỗ trợ cập nhật và quản lý thông tin khách hàng.

- Hỗ trợ công tác bán hàng như bán chéo trên nền khách hàng hiện hữu

- Phối hợp triển khai các chiến dịch bán hàng qua phương tiện liên lạc hoặc hỗ trợ hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ sau khi chốt bán với khách hàng.

- Hỗ trợ chăm sóc khách hàng thông qua gọi điện/gửi tin nhắn/gửi email…

- Theo dõi các khoản huy động vốn và thông báo khi khách hàng đến hạn quay vòng.

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:12

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w