Trong bối cảnh nhu cầu về đồ ăn nhanh đang tăng cao, việc nghiên cứu và phân tích thực trạng quản lý khả năng cung dịch vụ là điều không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp.. Khái niệm cu
Trang 1�����
BÀI TH O LU N ẢẬ
H C PHỌẦN QUẢN TRỊ Ị D CH VỤ
ĐỀ TÀI
Biện pháp quản lý khả năng cung dịch vụ đồ ăn nhanh của KFC trên địa bàn quận Cầu Giấy
Giảng viên hư ng d n ớẫ : Nguy n ễ Thị Nguyên Hồng Mã h c ph n ọầ : 232_TEMG2911_04 Nhóm th c hi n ựệ : Nhóm 3
HÀ NỘI – 2024
Trang 2M C L C ỤỤ
MỞ ĐẦU 2
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRỊ CUNG DỊCH VỤ 3
1.1 Khái niệm cung ứng dịch vụ và đặc điểm quá trình cung ứng dịch vụ 3
1.2 Nội dung quản trị quá trình cung ứng dịch vụ 6
1.2.1 Quản lý khả năng cung dịch vụ 6
1.2.2 Biện pháp quản lý khả năng cung dịch vụ 6
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cung dịch vụ 7
PHẦN II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHẢ NĂNG CUNG DỊCH VỤ ĐỒ ĂN NHANH CỦA KFC 9
2.1 Giới thiệu chung về KFC 9
2.1.1 Lịch sử hình thành 9
2.1.2 Dịch vụ của KFC 10
2.2 Đặc điểm quá trình cung ứng dịch vụ đồ ăn nhanh của KFC 11
2.3 Thực trạng quản lý khả năng cung dịch vụ đồ ăn nhanh của KFC 13
2.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cung dịch vụ đồ ăn nhanh của KFC13 2.3.2 Đánh giá thực trạng quản lý khả năng cung dịch vụ đồ ăn nhanh của KFC20 PHẦN III: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ KHẢ NĂNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ ĐỒ ĂN NHANH CỦA KFC 22
KẾT LUẬN 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
Trang 3MỞ ĐẦU
Những năm gần đây, đồ ăn nhanh đang trở nên quen thuộc và phổ biến với giới trẻ nói riêng cũng như người dân Việt Nam nói chung Các thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng của nước ngoài như KFC, Jollibee, Lotteria…đã thâm nhập và kinh doanh thành công tại thị trường Việt Nam Trong đó, có thể khẳng định KFC là một trong những hệ thống nhà hàng kinh doanh đồ ăn nhanh thành công nhất hiện nay Trong bối cảnh nhu cầu về đồ ăn nhanh đang tăng cao, việc nghiên cứu và phân tích thực trạng quản lý khả năng cung dịch vụ là điều không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp Điều này giúp doanh nghiệp hiểu rõ các yếu tố quan trọng và tiềm năng ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng dịch vụ trong tình hình cạnh tranh khốc liệt tại thị trường Việt
Vì vậy, Nhóm 3 chúng em đã lựa chọn thương hiệu đồ ăn nhanh KFC để tiến hành tìm hiểu về thực trạng của công ty Sau quá trình tìm hiểu nhóm có đưa ra đánh giá và dựa trên đánh giá đó để đề xuất một số biện pháp cải thiện khả năng cung dịch vụ đồ ăn nhanh của KFC trên địa bàn quận Cầu Giấy
Do còn hạn chế về mặt kiến thức và thông tin nên nhóm không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự hướng dẫn từ cô giáo và những đóng góp tích cực của các bạn để bài thảo luận của chúng em được hoàn thiện hơn
Trang 4PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRỊ CUNG DỊCH VỤ1.1 Khái niệm cung ứng dịch vụ và đặc điểm quá trình cung ứng dịch vụ
Khái niệm:
Cung dịch vụ là lượng dịch vụ mà mà người bán (tổ chức và cá nhân kinh doanh dịch vụ) có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau cho khách hàng trong một thời gian và không gian nhất định
Đặc điểm quá trình cung ứng dịch vụ
- Được thực hiện bởi các nhà sản xuất ra sản phẩm dịch vụ độc lập và mang tính cạnh tranh cao Tính đồng thời của dịch vụ: Sản xuất và tiêu dùng là đồng thời nên các nhà sản xuất ra sản phẩm dịch vụ là độc lập với nhau
- Dịch vụ mang tính cạnh tranh cao Bởi tính vô hình của dịch vụ và dịch vụ không : được cấp bằng phát minh sáng chế nên dễ bị sao chép, bắt chước Đặc điểm này buộc các nhà cung ứng phải luôn đổi mới dịch vụ, đảm bảo giá cả, chất lượng, thời gian cung ứng và các lợi ích dịch vụ kèm theo
Nhà cung ứng có thể tạo ra các suất dịch vụ trọn gói với các quan điểm đổi mới sau: + Đổi mới hoàn toàn: Tạo ra những sản phẩm chưa từng có
+ Cũ người mới ta: Là sao chép, bắt chước dịch vụ của doanh nghiệp khác + Tạo ra phần dịch vụ bao quanh sản phẩm dịch vụ: Việc này tùy vào đặc điểm các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khác nhau
- Quá trình cung ứng gồm nhiều công đoạn, bắt đầu từ việc khám phá ra nhu cầu dịch vụ trên thị trường đến khi khách hàng kết thúc tiêu dùng sản phẩm dịch vụ
Quá trình cung ứng dịch vụ bao gồm các bước:
Phát hiện nhu cầu → Chuẩn bị nguồn lực → Thiết kế sản phẩm → Quảng cáo và bán → Tiến trình dịch vụ → Chăm sóc khách hàng sau bán
Trang 5+ Đặc điểm này đòi hỏi nhà quản trị phải có quyết định nhanh chóng, chính xác để có thể chớp lấy cơ hội
- Có khả năng hữu hạn tương đối
Khả năng của cung dịch vụ có giới hạn ở mức độ tương đối, do cung dịch vụ khó có thể thay đổi quy mô và vị trí Bởi vì:
+ Cung ứng dịch vụ thường phụ thuộc vào nguồn lực tài nguyên, xã hội mà các nguồn lực này có tính hữu hạn
+ Cung ứng dịch vụ ở một khía cạnh nào đó còn được coi là tài sản cố định như chúng ta thường dùng dịch vụ dạy học (lớp học, văn phòng, thư viện ), hay dịch vụ chữa bệnh (phòng khám, bệnh viện,…)
- Có thể được tổ chức theo nhiều phương thức khác nhau Đối với doanh nghiệp trong nước, có 3 phương thức gồm: + Khách hàng với doanh nghiệp
+ Doanh nghiệp với khách hàng + Theo thỏa thuận
Đối với doanh nghiệp sử dụng dịch vụ xuất khẩu, có 4 phương thức gồm:
- Cung cấp dịch vụ qua biên giới: Dịch chuyển dịch vụ từ nước này đến nước khác mà không có sự di chuyển của con người (gọi điện thoại, internet…)
Ưu điểm: Có thể cung cấp được dịch vụ ở nhiều loại thị trường khác nhau, nhanh
gọn, tiết kiệm chi phí
Nhược điểm: Khó hoặc không hiểu rõ thị trường đối với doanh nghiệp và ngược lại
đối với nhà nước thì khó kiểm soát, khó điều chỉnh
- Tiêu dùng ở nước ngoài: Là sự di chuyển của người tiêu dùng tới nước cung cấp dịch vụ để tiêu dùng (dịch vụ là cố định và có sự di chuyển của người tiêu dùng)
Trang 6Ưu điểm: Do có sự tiếp xúc trực tiếp giữa khách hàng và nhà cung ứng dịch vụ nên
nhu cầu của khách hàng dễ dàng được thỏa mãn hơn
Nhược điểm: Có sự rò rỉ ngoại tệ
- Hiện diện thương mại: Các nhà cung cấp sẽ di chuyển ra nước ngoài, thiết lập các hiện diện và thực hiện các dịch vụ qua các hiện diện đó như dịch vụ bảo hiểm
Ưu điểm: Có điều kiện nghiên cứu thị trường nhu cầu khách hàng tại nước đó, từ đó
cho phép tiếp cận thị trường một cách hoàn hảo, được hưởng những ưu đãi của chính phủ và nhà nước, có thể khai thác tài nguyên và nguồn lực
Nhược điểm: Có thể gặp sự cạnh tranh rất lớn
- Hiện diện thể nhân: Cá nhân người cung cấp dịch vụ di chuyển ra nước ngoài và thực hiện cung cấp dịch vụ
Ưu điểm: Vẫn có thể thực hiện được tiến trình dịch vụ ở nước ngoài nếu ước đó
không cho phép hiện diện thương mại
Nhược điểm: việc cung cấp dịch vụ mang tính chất gián đoạn, không thường xuyên
vì cá nhân sẽ chịu tác động từ các tác nhân bên ngoài và bản thân - Các trạng thái cung cấp dịch vụ
+ Cung hoàn toàn đáp ứng được cầu: Lợi thế thuộc về khách hàng, đối với doanh nghiệp thì không có lợi thế vì khi nhu cầu ở mức cao nhất thì doanh nghiệp phải đầu tư về cơ sở vật chất, điều này khó thực hiện và dễ gây lãng phí
+ Cung không đáp ứng được cầu: Lợi thế thuộc về doanh nghiệp, bất lợi thuộc về khách hàng Bởi khả năng đáp ứng của doanh nghiệp đã được sử dụng một cách tối đa, vì doanh nghiệp đã đáp ứng toàn bộ nhưng không đáp ứng được khách hàng
+ Cung đáp ứng được cầu: Vì nhu cầu có tính thời vụ, thời điểm Ở giai đoạn này khi nhu cầu tăng thì cung không đáp ứng được cầu, dẫn đến hình thành ra hàng chờ dịch vụ (chính vụ) Khi trái vụ thì sẽ có dư thừa, lãng phí nguồn lực nhưng với số lượng nhỏ không như trong trường hợp cung hoàn toàn đáp ứng được cầu
Trang 71.2 Nội dung quản trị quá trình cung ứng dịch vụ
1.2.1 Quản lý khả năng cung dịch vụ
Thiết kế công suất tối ưu và công suất có khả năng điều chỉnh trong các thời điểm nhu cầu khác nhau
- Công suất tối ưu: Là công suất hướng tới sự cân bằng về nhu cầu và công suất Tại điểm này, tuổi thọ trung bình của khách hàng là cao nhất
- Tuổi thọ trung bình khách hàng = 1/R (R là tỷ lệ khách hàng bỏ đi)
- Công suất có khả năng điều chỉnh: Nhà cung ứng phải thiết kế công suất có khả năng điều chỉnh theo nhu cầu của khách hàng thông qua việc điều chỉnh cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ lao động,… tuy nhiên đối với một số dịch vụ thì việc điều chỉnh là rất khó khăn Phải xác định được điểm chết trong kinh doanh dịch vụ Đó là điểm mà tại đó tuổi thọ trung bình của khách hàng là thấp nhất, tỷ lệ bỏ đi của khách hàng là cao nhất 1.2.2 Biện pháp quản lý khả năng cung dịch vụ
Tại điểm này, doanh nghiệp dễ có sai sót trong quá trình cung ứng dịch vụ Nguyên nhân của việc tạo ra điểm chết có thể là do nhân viên hoặc máy móc Để giảm thiểu sai sót trong quá trình cung ứng dịch vụ, nhà quản trị cần đảm bảo rằng nhân viên được đào tạo đầy đủ và có kiến thức, kỹ năng phù hợp để thực hiện công việc Đồng thời, việc duy trì và kiểm soát chất lượng máy móc, thiết bị và quy trình là cần thiết để đảm bảo hoạt động suôn sẻ
Như vậy các nhà quản trị cần:
- Nghiên cứu các loại công suất để tùy thuộc vào các loại dịch vụ kinh doanh, mô hình kinh doanh để thiết kế ra công suất phù hợp, linh hoạt để phục vụ lợi ích doanh nghiệp và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
- Tăng cường khai thác máy móc và trang thiết bị để tối đa công suất sử dụng và giảm khấu hao vô hình Điều này có thể đạt được thông qua việc duy trì, bảo trì định kỳ và nâng cấp thiết bị khi cần thiết
Trang 8- Mở rộng các hình thức cung cấp dịch vụ: Đa dạng hóa hình thức cung cấp dịch vụ như tự phục vụ, phục vụ bởi nhân viên hoặc phục vụ tự động có thể tăng khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách nhanh chóng và tiết kiệm Điều này có thể đòi hỏi đầu tư vào công nghệ và hạ tầng phù hợp
- Huấn luyện và đào tạo nghiệp vụ chéo nhau có khả năng luân chuyển, hỗ trợ cho nhau Điều này sẽ làm giảm và tiết kiệm chi phí sử dụng lao động và đào tạo nhân viên có trình độ và kỹ năng chuyên môn toàn diện
- Quy định chế độ làm việc của nhân viên trong giờ cao điểm, thời chính vụ Những quy định đó sẽ giúp cho nhân viên biết rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình để từ đó thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng vào giờ cao điểm một cách tối ưu
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cung dịch vụ
Tác động vi mô:
- Giá cả dịch vụ cung ứng: Nhà cung ứng sẽ cố gắng sản xuất nhiều hơn hoặc ít hơn tùy thuộc vào giá cả cao hay thấp
- Giá cả dịch vụ liên quan (dịch vụ thay thế hoặc bổ sung): Nhà cung ứng sẽ xem xét giá cả các hàng hóa dịch vụ khác để quyết định lượng hàng hóa, dịch vụ cung ứng của mình
- Chi phí sản xuất kinh doanh: Đây là một nhân tố quan trọng nhất bởi vì chi phí có thể ảnh hưởng khác nhau đến thay đổi doanh thu Khi doanh thu tăng do giá tăng chưa chắc đã làm cho lợi nhuận tăng nếu chi phí tăng nhanh hơn doanh thu Và khi doanh thu tăng thì doanh nghiệp cung ứng dịch vụ có thể tăng chi phí để tái sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô, và có thể cung ứng thêm nhiều dịch vụ cho khách hàng với mức giá mềm hơn
- Kỳ vọng của nhà cung ứng: Nhân tố này có thể quan trọng như chi phí sản xuất kinh doanh trong đó, một công ty sẽ phải dự đoán cầu, mức giá và các hoạt động của đối thủ cạnh tranh trước khi bắt đầu sản xuất
Trang 9- Áp dụng khoa học công nghệ trong doanh nghiệp dịch vụ: Nhân tố này ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng của mỗi lao động và ảnh hưởng đến cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh
Tác động vĩ mô (cung của ngành, khu vực…)
- Cạnh tranh trên thị trường: Sự cạnh tranh trên thị trường có thể thúc đẩy cung hoặc làm kìm hãm cung
- Các chính sách của nhà nước: Ví dụ chính sách thuế với nhiều loại thuế trực thu và gián thu khác nhau tùy theo mỗi quốc gia Khi chính phủ thay đổi chính sách thuế sẽ làm ảnh hưởng đến cung hàng hóa dịch vụ
- Sự phát triển khoa học-công nghệ: Khi khoa học công nghệ phát triển sẽ làm tăng nhu cầu về dịch vụ của người tiêu dùng, ví dụ như dịch vụ fast food, dịch vụ internet,… -nếu doanh nghiệp nắm bắt được điều này thì có thể tạo ra những sản phẩm dịch vụ đáp ứng đc nhu cầu này của khách hàng như là dịch vụ café - wifi
- Quy hoạch du lịch: Đây là một nhân tố tác động trực tiếp đến sự tăng lên của cung du lịch trong nhiều loại hình kinh doanh khác nhau
- Các yếu tố khác: Thời tiết, tình hình an ninh, chính trị,… cũng sẽ tác động nhất định đến cung dịch vụ
Trang 10PHẦN II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHẢ NĂNG CUNG DỊCH VỤ ĐỒ ĂN NHANH CỦA KFC
2.1 Giới thiệu chung về KFC
Kentucky Fried Chicken, thường được biết đến với tên gọi tắt là KFC, được thành lập bởi doanh nhân Colonel Harland Sanders năm 1930 ở Kentucky Đây là chuỗi nhà hàng lớn thứ hai thế giới (xếp theo doanh thu) chỉ sau McDonald's, với tổng cộng gần 20.000 nhà hàng tại 123 quốc gia và vùng lãnh thổ, tính đến tháng 12 năm 2015
KFC đã bắt đầu khai trương cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam vào cuối năm 1997 và hiện nay, thương hiệu gà rán KFC tại thị trường Việt Nam trở nên sôi động, người dân "đua" nhau tìm đến các nhà hàng KFC để thưởng thức sản phẩm của thời công nghiệp, đặc biệt là lớp trẻ "Đắt xắt ra miếng" câu thành ngữ đó luôn đúng trong kinh doanh, với một thị trường tiềm năng, rộng lớn, hơn 80 triệu dân, lại vừa ra nhập WTO, đủ để thương hiệu gà rán KFC làm nên mọi chuyện ở đây Chiến lược kinh doanh phù hợp, sự tiên đoán chính xác, sản phẩm uy tín, chất lượng đang làm nên thương hiệu gà rán KFC ở thị trường Việt Nam Một thương hiệu nổi tiếng thế giới, một xu hướng mới, một phong cách sống mới hứa hẹn mang đến cho thị trường Việt Nam đầy tiềm năng
2.1.1 Lịch sử hình thành
Năm 1939: Ông Sanders đưa ra món gà rán cho thực khách với một loại gia vị mới pha trộn 11 nguyên liệu khác nhau Ông nói: "Với loại gia vị thứ mười một đó, tôi đã được dùng miếng gà rán ngon nhất từ trước đến nay"
Năm 1950: Sanders phải bán lại cơ nghiệp ở Corbin, tiểu bang Kentucky, với số tiền chỉ vừa đủ để đóng thuế
Năm 1964: Sander có thêm hơn 600 đại lý được cấp quyền kinh doanh thịt gà ở Mỹ và Canada Vào năm đó ông đã chuyển nhượng niềm đam mê của mình cho Jonh Brown, người sau này là thống đốc bang Kentucky từ năm 1980 đến năm 1984, với giá 2 triệu USD
Trang 11● Năm 1971: KFC một lần nữa thay đổi chủ, Heublien Inc giành được KFC với 285 triệu đôla vào ngày 8 tháng 7 năm 1971, Heublien đã phát triển hơn 3.500 nhà hàng rộng rãi trên toàn thế giới
● Năm 1986: Nhãn hiệu "Kentucky Fried Chicken" được Pepsi Co mua lại vào ngày 1 tháng 10
● Năm 1991: Ra mắt logo mới, thay thế "Kentucky Fried Chicken" bằng "KFC" ● Năm 2002: Tricon mua lại A&W All American Food và Long John Silver's (LJS) từ Yorkshire Global Restaurants và thành lập YUM! Restaurants International (YRI)
● Trong các năm 2004 và 2005, KFC đã khởi nguồn thành công với một chiến dịch mang tên "singing soul" tiếp bước từ sự thành công của chiến dịch "Soul Food" năm 2003 và 2004 Chiến lược "Soul Food" đã giúp KFC tạo được một hệ thống nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh và xây dựng được một mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng Thừa hưởng sự thắng lợi đó, "singing soul" hiện nay đã
2.1.2 Dịch vụ của KFC
Sản phẩm và dịch vụ của KFC khác nhau tùy theo từng quốc gia và khu vực Tuy nhiên, một số sản phẩm và dịch vụ phổ biến nhất của KFC bao gồm:
Gà rán: KFC nổi tiếng với món gà rán được làm từ các miếng gà tẩm bột và chiên giòn Gà có thể được đặt hàng theo nhiều kiểu khác nhau, bao gồm gà nguyên con, gà rán, và các miếng gà
Các món gà khác: KFC cũng cung cấp nhiều món gà khác ngoài gà rán Các mặt hàng này bao gồm bánh mì kẹp gà, cánh gà, gà rán và salad gà
Bánh mì kẹp và bánh mì: KFC cũng cung cấp nhiều loại bánh mì kẹp và bánh mì Các mặt hàng này bao gồm bánh mì kẹp Zinger, bánh mì kẹp Big Crunch và bánh mì kẹp gà nướng
Các món ăn kèm: KFC cũng cung cấp nhiều món ăn kèm, chẳng hạn như khoai tây chiên, bắp cải trộn, bánh quy và khoai tây nghiền
Trang 12Đồ tráng miệng: KFC cũng cung cấp nhiều món tráng miệng, chẳng hạn như bánh pie, bánh quy và kem
Đồ uống: KFC cũng cung cấp nhiều loại đồ uống, chẳng hạn như nước ngọt, nước trá cây, cà phê và sữa.
Ngoài các sản phẩm thực phẩm, KFC còn cung cấp một số dịch vụ khác, chẳng hạn như:
Giao hàng tận nhà: KFC cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà cho hầu hết các địa điểm
Đi qua: KFC cung cấp dịch vụ lái xe cho hầu hết các địa điểm Ăn uống: KFC cung cấp chỗ ngồi trong nhà tại hầu hết các địa điểm
Đặt hàng trực tuyến: KFC cho phép khách hàng đặt hàng trực tuyến để giao hàng hoặc nhận hàng
Lập kế hoạch sự kiện: KFC cung cấp dịch vụ lập kế hoạch sự kiện cho các nhóm và tổ chức
2.2 Đặc điểm quá trình cung ứng dịch vụ đồ ăn nhanh của KFC
Quá trình cung ứng dịch vụ đồ ăn nhanh của KFC (Kentucky Fried Chicken) có một số đặc điểm chính như sau:
Chuỗi cung ứng: KFC làm việc chặt chẽ với các nhà cung cấp để đảm bảo nguồn
nguyên liệu luôn đảm bảo chất lượng và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ
KFC hợp tác với các nhà cung cấp uy tín trên toàn cầu để đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu tươi ngon, chất lượng cao
Hệ thống nhà máy chế biến hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến để đảm bảo chất lượng sản phẩm
Trung tâm phân phối được đặt ở các vị trí chiến lược để phân phối nguyên liệu và sản phẩm đến các nhà hàng KFC một cách nhanh chóng và hiệu quả
Trang 13Quy trình chuẩn hóa: Quy trình này đảm bảo rằng từng chi nhánh KFC trên toàn
cầu đều tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và chất lượng phục vụ
Quy trình chọn nguyên liệu: KFC áp dụng tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt để lựa chọn nguyên liệu đầu vào
Quy trình chế biến: Các món ăn được chế biến theo công thức bí truyền của KFC, đảm bảo hương vị độc đáo và đồng nhất
Quy trình phục vụ: Nhân viên KFC được đào tạo bài bản về quy trình phục vụ khách hàng chuyên nghiệp, nhanh chóng và hiệu quả
Hệ thống đào tạo và quản lý chất lượng: KFC đầu tư mạnh mẽ và đào tạo nhân viên
của mình để đảm bảo họ hiểu rõ về các quy trình làm việc, vệ sinh an toàn thực phẩm, và cách phục vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp và thân thiện KFC thường xuyên kiểm tra và đánh giá chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ của mình thông qua các biện pháp như kiểm tra chất lượng thực phẩm, khảo sát phản hồi từ khách hàng và kiểm tra an toàn thực phẩm
KFC áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 để đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm
Hệ thống truy xuất nguồn gốc nguyên liệu giúp kiểm soát chất lượng nguyên liệu từ khâu đầu vào đến khâu thành phẩm
Các chương trình kiểm tra chất lượng định kỳ được thực hiện để đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn ở mức cao nhất
Chăm sóc khách hàng: KFC chú trọng đến việc cung cấp dịch vụ khách hàng tốt
nhất có thể Họ lắng nghe phản hồi từ khách hàng và nhanh chóng giải quyết các vấn đề phát sinh để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng
KFC cung cấp nhiều dịch vụ tiện lợi cho khách hàng như giao hàng tận nhà, đặt hàng trực tuyến, thanh toán qua thẻ
Đội ngũ nhân viên KFC được đào tạo bài bản về kiến thức sản phẩm và kỹ năng chăm sóc khách hàng