Đó là ngành đảm nhận chức năng tổ chức lưu thông hàng hóa và cung ứng các dịch vụ cho xã hội thông qua việc thực hiện mua bán nhằm sinh lợi.=>> Bản chất kinh tế chung của thương mại là t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
“Tác động về xã hội của thương mại”
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị NguyệtLớp học phần: 231_TECO0111_06
Nhóm: 2
Trang 3A CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6
1.1: KHÁI NIỆM CƠ BẢN 6
1.2: LÝ THUYẾT LIÊN QUAN 6
=> Đánh giá lợi ích và đưa ra giải pháp
2.2: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 15
Trang 4C CHƯƠNG 3: TỔNG KẾT 20
D TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Thương mại là nhân tố quan trọng góp phần giảm bớt, xóa bỏchênh lệch phát triển giữa các vùng của một quốc gia Phát triểnthương mại hàng hóa giữa các vùng, thúc đẩy chuyên môn hóavà tập trung hóa sản xuất, hình thành những vùng kinh tế pháttriển, vùng kinh tế trọng điểm, thúc đẩy phát triển kinh tế cácvùng sâu, vùng xa Bởi vậy, phát triển thương mại có thẻ làmrút ngắn dần khoảng cách phát triển giữa cá vùng trong mộtquốc gia Những tác động xã hội của thương mại không chỉ baogồm những yếu tố tích cực Do bản chất kinh tế của thương mạilà chịu sự chi phối của cơ chế thị trường, bởi vậy, nếu thiếu sựcan thiệp và kiểm soát vĩ mô của nhà nước theo những mục tiêuxác định, thương mại cũng có thể gây ra nhiều tác động về mặtxã hội.
Trang 6A CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1: Khái niệm cơ bản
a Tiếp cận thương mại với tư cách là một hoạt động kinh tế:
_Nếu xem xét dưới góc độ một hoạt động kinh tế thì thương mại là một trong những hoạt động kinh tế cơ bản và rất phổ biến trong nền kinh tế thị trường Mọi hoạt động thương mại đều bắt đầu bằng hành vi mua và kết thúc bằng hành vi bán nhằm mục đích lợi nhuận Có thể tóm tắt hoạt động thương mại bằng công thức sau: T - H - T'.
_Đối tượng mua bán của các hoạt động thương mại là hàng hóa và dịch vụ Chủ thể của hoạt động thương mại gồm những người bán (người sản xuất hàng hóa, người cung ứng dịch vụ, thương gia) và những người mua (người sản xuất, thương gia và người tiêu dùng) Bên cạnh đó, tham gia vào hoạt động thương mại còn có một số chủ thể khác, như: Những người môi giới, đại lý thương mại,
b Tiếp cận thương mại với tư cách là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội:
_Là hình thái phát triển của trao đổi và lưu thông hàng hóa, thương mại được coi là một khâu cơ bản và quan trọng của quá trình tái sản xuất, đó là khâu trao đổi - khâu trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng với nhiệm vụ quan trọng là thực hiện tái sản xuất sản phẩm nhanh chóng trong điều kiện thị trường không ngừng mở rộng và cạnh tranh quyết liệt Trong điều kiện sản xuất và lưu thông hàng hóa ngày một phát triển, hàng hóa được tạo ra trong khâu sản xuất, sau đó được chuyển sang khâu lưu thông qua các giai đoạn khác nhau của khâu lưu thông: Mua, vận chuyển, dự trữ, bán Kết thúc khâu lưu thông, hàng hóa sẽ được chuyển sang lĩnh vực tiêu dùng.
c Tiếp cận thương mại với tư cách là một ngành kinh tế:
_Nếu xem xét dưới góc độ phân công lao động xã hội thì thương mại được coi là một ngành kinh tế quốc dân độc lập trong nền kinh tế Đó là ngành đảm nhận chức năng tổ chức lưu thông hàng hóa và cung ứng các dịch vụ cho xã hội thông qua việc thực hiện mua bán nhằm sinh lợi.
=>> Bản chất kinh tế chung của thương mại là tổng thế các hiện tượng, các hoạt động và các quan hệ kinh tế gắn liền và phát sinh cùng với trao đổi hàng hóa và cung ứng dịch vụ nhằm mục tiêu lợi nhuận.
1.2: Lý thuyết liên quan
1.2.1: Cơ sở luận nghiên cứu tác động của thương mại
_Xem xét thương mại là một hoạt động kinh tế:
Trong nền kinh tế thị trường mọi hoạt động kinh tế đều gắn với hoạt động thương mại, vì thế thương mại trở thành hoạt động kinh tế cơ bản và phổ biến của nên kinh tế.
Từ đó, hoạt động thương mại ảnh hưởng tới rất nhiều chủ thể kinh tế được phân loại thành 2 chủ thế đó là người mua và người bán.
Trang 7Các mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể tham gia mua, bán cũng được phản ánh và bị tác động của hoạt động thương mại qua cơ chế thị trường.
_Xem xét thương mại là một ngành kinh tế:
Xét theo góc độ này thương mại là một ngành thuộc khu vực dịch vụ, trong đó thương mại hàng hóa hay ngành phân phối trong khu vực dịch vụ có phạm vi hoạt động rộng lớn, chi phối phần lớn mọi lĩnh vực, mọi khâu của nền kinh tế Ngoài cung cấp các yếu tố đầu vào và đảm nhận việc tiêu thụ đầu ra cho sản xuất , thương mại còn có chức năng truyền tải thông tin từ sản xuất tới thị trường và ngược lại từ thị trường tới sản xuất.Do đó, nó có mối quan hệ chặt chẽ và tương tác qua lại với tất cả các ngành khác của nền kinh tế.
Thương mại theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các ngành dịch vụ cung ứng dịch vụ thông qua thị trường với mục đích lợi nhuận nên ngoài ngành dịch vụ phân phối như trên thì thương mại còn cung cấp cả những dịch vụ đa dạng phục vụ như cầu đời sống của mọi cá nhân và cộng đồng trong xã hội Do vậy, thương mại còn tác động tới hầu hết các khía cạnh của tiêu dùng xã hội hay các lĩnh vực, các mặt khác nhau của đời sống xã hội.
_Xem xét thương mại là một hệ thống kinh tế mở với môi trường bên ngoài: Thương mại được hình thành bởi hai hệ thống con là cung và cầu được hoạt động và liên hệ với nhau qua hoạt động của người mua và người bán, vừa hợp tác vừa cạnh tranh Vì vậy, một mặt kinh tế chịu sự tác động lớn từ các yếu tố môi trường, chịu sự chi phối của các yếu tố kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội,… Nhưng mặt còn lại thương mại cũng tác động trở lại làm biến đổi những yếu tố môi trường nói trên.(Thương mại hấp thu những yếu tố môi trường bên ngoài nhưng cũng tác động ngược trở lại.)
1.2.2:Tác động của thương mại đến các vấn đề văn hóa:
_Thương mại và văn hóa có mối quan hệ rất mật thiết Một mặt, các yếu tố văn hóa chi phối các hoạt động thương mại của mọi cá thể , địa phương và từng quốc gia Ở mặt còn lại, sự phát triển của thương mại cũng có tác động rất lớn đến văn hóa của từng cá thể, cộng đồng và mỗi quốc gia ở những mức độ khác nhau.
_Trong thương mại hàng hóa, mua bán hàng hóa không chỉ đơn thuần là sự trao đổi các yếu tố vật chất mà nó còn hàm chứa và đi liền với nó là những yếu tố và các quan hệ mang tính văn hóa Bản thân mỗi hàng hóa đều chứa đựng những yếu tố văn hóa Yếu tố văn hóa này được thể hiện trong bao bì, cách thức sử dụng, nguyên liệu,vật liệu chế tạo, công nghệ sản xuất, cách thức tiêu dùng bên cạnh đó là các thông tin, hình ảnh quảng cáo, thông qua các hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương mại xung quanh hàng hóa.
_Trong dịch vụ, ảnh hưởng của thương mại tới văn hóa còn xảy ra trực tiếp, mạnh mẽ và ở phạm vi rộng hơn rất nhiệu so với thương mại hàng hóa Đặc
Trang 8biệt là trong các ngành như: Du lịch, dịch vụ ăn uống, dịch vụ giáo dục, các lĩnh vực dịch vụ giải trí,…
_Ngày nay, quá trình hội nhập thương mại quốc tế được diễn ra mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu làm ảnh hưởng từ thương mại tới văn hóa các quốc gia ngày càng nhanh chóng về cả phạm vi lẫn cường độ Từ đó văn hóa từ mọi nơi trên thế giới từ các nước lớn đến các cộng đồng ở nơi xa xôi đề có thể được giới thiệu và phổ biến rộng rãi và ngược lại các quốc gia cũng có thể tiếp nhận những văn hóa mới thông qua con đường thương mại Sự giao thoa văn hóa này có thể dẫn tới việc tiếp nhận hoặc bổ sung mới nhiều yếu tố văn hóa tích cực và đào thải bớt một số yếu tố văn hóa lạc hậu, lỗi thời làm văn hóa của từng dân tộc,từng quốc gia cùng văn hóa chung toàn nhân loại càng trở nên đa dạng và tiến bộ hơn Tuy vậy, không phải văn hóa nào cũng mang tính tích cực, thông qua thương mại các văn hóa “độc hại” cũng có thể được truyền bá từ đó làm băng hoại nền văn hóa truyền thống, làm mất đi bản sắc riêng của dân tộc và gây ra những tác động tiêu cực tới quốc gia.
2.2.2, Phân loại tác động của thương mại
a Theo xu hướng ảnh hưởng của tác động:
Tác động trực tiếp và gián tiếp
Tác động có thể lượng hóa được và không thể lượng hóa được Tác động mà hậu quả có thể khắc phục và không thể khắc phục
2.3, Những tác động về xã hội của thương mại
2.3.1, Tác động của thương mại đến các vấn đề văn hóa:
_Thương mại và văn hóa có mối quan hệ rất mật thiết Một mặt, các yếu tố văn hóa chi phối các hoạt động thương mại của mọi cá thể , địa phương và từng quốc gia Ở mặt còn lại, sự phát triển của thương mại cũng có tác động rất lớn đến văn hóa của từng cá thể, cộng đồng và mỗi quốc gia ở những mức độ khác nhau.
_Trong thương mại hàng hóa, mua bán hàng hóa không chỉ đơn thuần là sự trao đổi các yếu tố vật chất mà nó còn hàm chứa và đi liền với nó là những yếu tố và các quan hệ mang tính văn hóa Bản thân mỗi hàng hóa đều chứa đựng những yếu tố văn hóa Yếu tố văn hóa này được thể hiện trong bao bì, cách
Trang 9thức sử dụng, nguyên liệu,vật liệu chế tạo, công nghệ sản xuất, cách thức tiêu dùng bên cạnh đó là các thông tin, hình ảnh quảng cáo, thông qua các hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương mại xung quanh hàng hóa.
_Trong dịch vụ, ảnh hưởng của thương mại tới văn hóa còn xảy ra trực tiếp, mạnh mẽ và ở phạm vi rộng hơn rất nhiệu so với thương mại hàng hóa Đặc biệt là trong các ngành như: Du lịch, dịch vụ ăn uống, dịch vụ giáo dục, các lĩnh vực dịch vụ giải trí,…
_Ngày nay, quá trình hội nhập thương mại quốc tế được diễn ra mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu làm ảnh hưởng từ thương mại tới văn hóa các quốc gia ngày càng nhanh chóng về cả phạm vi lẫn cường độ Từ đó văn hóa từ mọi nơi trên thế giới từ các nước lớn đến các cộng đồng ở nơi xa xôi đề có thể được giới thiệu và phổ biến rộng rãi và ngược lại các quốc gia cũng có thể tiếp nhận những văn hóa mới thông qua con đường thương mại Sự giao thoa văn hóa này có thể dẫn tới việc tiếp nhận hoặc bổ sung mới nhiều yếu tố văn hóa tích cực và đào thải bớt một số yếu tố văn hóa lạc hậu, lỗi thời làm văn hóa của từng dân tộc,từng quốc gia cùng văn hóa chung toàn nhân loại càng trở nên đa dạng và tiến bộ hơn Tuy vậy, không phải văn hóa nào cũng mang tính tích cực, thông qua thương mại các văn hóa “độc hại” cũng có thể được truyền bá từ đó làm băng hoại nền văn hóa truyền thống, làm mất đi bản sắc riêng của dân tộc và gây ra những tác động tiêu cực tới quốc gia.
B CHƯƠNG 2:PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG 2.1: NHÀ HÀNG
2.1.1: Lịch sử hình thành và phát triển của chuỗi nhà hàng ở Việt Nam:
2.1.1.1, Từ những năm 90 đến đầu thế kỷ XX:
- Mô hình chuỗi nhà hàng bắt đầu ở Việt Nam từ thập niên 90 với các chuỗi hàng ăn nhanh như KFC, Lotteria và Jollibee Tuy nhiên mô hình này phát triển với những bước đi không quá ấn tượng trong hơn 10 năm, một phần là do thị trường nước ta còn quá xa lạ với hoạt động thương mại đặc biệt này và do các thương hiệu chưa thực sự gây được ấn tượng trên thương trường nên hoạt động nhượng quyền chưa thực sự thành công.
- Giai đoạn này Việt Nam vẫn chưa có căn cứ luật pháp về nhượng quyền thương mại Cho tới ngày 31/03/2006, nước ta ban hành 35/2006/NĐ-CP (nghịđịnh 120/2011/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tháng 1/2016) thì
nước ta mới có một ‘bộ khung’ về mặt pháp lý cho mô hình này Theo đó, thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: 1, Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã
hoạt động ít nhất 01 năm.
Trang 10Trường hợp thương nhân Việt Nam là bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.
2, Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại điều 18 của Nghị Định này.
3, Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền
thương mại không vi phạm quy định tại Điều 7 của nghị định
2.1.1.2, Từ những năm 2000 cho tới nay:A, các thương hiệu trong nước:
- Một trong những thương hiệu Việt thành công nhất trong mô hình thương mại này là Cà Phê Trung Nguyên với khoảng 2500 cửa hàng trong cả nước và 60 cửa hàng tại các thị trường khó tính như Singapore, Nhật Bản, Anh, Pháp,… Một thương hiệu khác cũng đạt được những thành công lớn trong mô hình này là Kinh Đô Bakery, tháng 10/2004 cửa hàng nhượng quyền đầu tiên của Kinh Đô Bakery đi vào hoạt động Thương hiệu này không ngừng mở rộng hệ thống cửa hàng của mình trên khắp cả nước Theo đó, các đối tác của Kinh Đô bỏ vốn đầu tư dưới sự hỗ trợ và kiểm duyệt của công ty, được công ty chuyển giao mô hình kinh doanh chuẩn và đồng thời cửa hàng này cũng được hưởng đầy đủ khuyến mãi, hậu mãi từ công ty Kinh Đô
B, Các thương hiệu nước ngoài:
- Sau khi trở thành một thành viên chính thức của WTO – Tổ chức Thương mại Thế Giới, vào năm 2007 hoạt động thương mại tại Việt Nam trở nên sinh động hơn bao giờ hết Tính đến ngày 12/6/2020, Theo Bộ Công Thương, Việt Nam đã cấp phép cho 262 doanh nghiệp nước ngoài thực hiện nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam trong đó có những cái tên phải kể đến như: § Circle K năm 2009.
§ Domino’s năm 2010.
Trang 11§ Burger King năm 2011.
§ KFC năm 2012 (Thực tế KFC đã có mặt tại thị trường Việt Nam khá lâu nhưng kể từ thời điểm này, hệ thống nhượng quyền của KFC mới đánh dấu một bước phát triển vượt bậc).
§ Năm 2013 và 2014 với sự xuất hiện của hai ‘Gã khổng lồ’ trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống là Starbucks và McDonald’s khiến cho thị trường nhượng quyền trở nên sôi động hơn bao giờ hết.
§ Bên cạnh các thương hiệu lớn Quốc tế thì cũng có các thương hiệu Châu Á khác đạt được những thành công nhất định: Jollibee (Philippines); BreadTalk (Nhật Bản) …
III THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH “CHUỖI CỬA HÀNG ĂN UỐNG” ĐẾN VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA VIỆT NAM
1.1 Thực trạng:
Văn hóa ẩm thực người Việt được biết đến với những nét đặc trưng như: có hương vị đậm đà với sự kết hợp nhiều loại gia vị để tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong các món ăn Việc ăn thành mâm và sử dụng đũa và đặc biệt trong bữa ăn không thể thiếu cơm là tập quán chung của cả dân tộc Việt Nam Việc kết hợp giữa những truyền thống chung và văn hóa bản sắc riêng của mỗi vùng miền tạo nên vẻ đẹp cho văn hóa ẩm thực Việt Nam Tuy vậy, trước sự phát triển có phần ‘ồ ạt’ của các thương hiệu, các chuỗi cửa hàng ăn uống, cái ‘rẻ - nhanh - gọn’ của các cửa hàng ấy đã và đang có nhiều tác động đến văn hóa ẩm thực của VN 1.2 Một vài thương hiệu điển hình theo mô hình này trên thị trường Việt Nam hiện nay:
Lịch sử:
Xuất phát từ một cửa hàng bán đá bào ở huyện Trinh Châu (tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) mở ra vào năm 1997, Mixue Bingcheng ra đời năm 2008 với sản phẩm chủ lực là kem và trà sữa trân châu.
Việt Nam là thị trường “béo bở”:
Báo cáo lượng tiêu thụ trà sữa tại Đông Nam Á do Momentum Works và startup thanh toán Qlub đồng thực hiện và công bố ngày 16/8/2022 cho thấy, Việt Nam chi tới 362 triệu USD (8.500 tỷ đồng) cho trà sữa trong năm 2021, đứng thứ ba trong khu vực, chỉ sau Indonesia và Thái Lan
Theo các chuyên gia ngành F&B nhận định, cơn sốt trà sữa đã có tín hiệu chững lại trong 2 năm trở lại đây Tuy nhiên, sự chững lại này cũng gần như trùng với đợt dịch Covid-19, khi cả ngành
Trang 12F&B gặp rất nhiều khó khăn Trà sữa sau tất cả đã trở thành một phần thói quen chọn đồ uống của người Việt, vì vậy tiềm năng của thị trường vẫn còn rất lớn
Bắt đầu vào Việt Nam năm 2018, 2 mặt hàng chính mà Mixue bán ra thị trường là kem và trà sữa trân châu Đặc điểm nổi bật giúp tăng nhanh độ phủ sóng và lôi kéo được khách hàng là mức giá cực rẻ
Ban đầu, M tập trung vào sản phẩm trà sữa cạnh tranh với… Sản phẩm trở nên bão hòa, Mixue chuyển sang kem tươi - cạnh tranh trực tiếp với kem Tràng Tiền truyền thống của Việt Nam.Món ăn này trở thành sản phẩm chính Cùng với đó, menu trà sữa được tinh gọn lại, lấy yếu tố giá rẻ làm điểm mạnh, đánh vào đối tượng học sinh, sinh viên, những người có tiêu chí chọn đồ ăn
Tính đến quý I năm 2022, Mixue mới có 249 cửa hàng tại Việt Nam Hơn một năm sau, số lượng cửa hàng Mixue nhượng quyền chỉ tính riêng ở Hà Nội đã vượt qua con số 500 cửa hàng (theo Cafebiz) Đó là điều mà ngay cả đế chế như Starbucks cũng chưa thể làm được sau 10 năm ở Việt Nam, họ mở chưa đến 100 cửa hàng.
Đến tháng 5/2023, Mixue thông báo chạm mốc 1000 cửa hàng tại Việt Nam
Tại Việt Nam, trong khi các thương hiệu khác bán giá cao gấp đôi với 50 - 60k/ cốc trà sữa thì các loại đồ uống của Mixue chỉ có giá từ 25k hay một que kem ốc quế chỉ 10k Có thể nói, mức giá này khiến Mixue trở nên khác biệt, hấp dẫn hơn hẳn và gần như không hề có đối thủ.
Chưa hết, tính từ thời điểm có mặt tại Việt Nam đến nay, giá thành các sản phẩm dường như không thay đổi nhiều Với mức giá này, ai cũng có thể thưởng thức kem và trà sữa Mixue mà không phải bận tâm về tiền nong, đặc biệt là những người trẻ b) Các hãng kem lạnh Việt và trà sữa thương hiệu Việt Nam đứng trước cơn bão mang tên Mixue:
Mixue có được coi là đối thủ cạnh tranh của một số thương hiệu địa phương Việt Nam, trong đó có Kem Tràng Tiền Đều cùng là thương hiệu trong ngành F&B với mục tiêu thu hút nhóm khách hàng giới trẻ và trẻ em, Mixue rõ ràng đang có lợi thế hơn hẳn không chỉ giá thành vô cùng rẻ mà mặt hàng còn đánh vào thị hiếu của các bạn học sinh cấp 2, cấp 3 và thậm chí là gia đình có trẻ nhỏ cũng lựa chọn cho con tới thưởng thức kem tươi tại địa điểm này.
Trang 13Với mô hình nhượng quyền thương mại, Mixue tiếp tục có lợi thế khi có thể mở rộng cơ sở ở bất cứ đâu, vì thế ngay tại các thị trấn nhỏ, các huyện ngoại thành không phải trong trung tâm thành phố vẫn có thể bắt gặp Mixue.
Tuy đã có nhiều biện pháp đổi mới nhưng Kem Tràng Tiền chỉ được 1 thời gian rồi vẫn gặp nhiều trở ngại trong việc làm hình ảnh của mình trở thành cái tên xuất hiện ở mọi nơi, là lựa chọn của đa số mọi người.
B JOLLIBEE:
I) Lịch sử:
Jollibee là một chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh có trụ sở tại Philippines, ra đời năm 1978 với người sáng lập là ông Tony Tan, một người Philippines gốc Hoa mà hiện nay là một trong những doanh nhân có tổng tài sản lớn nhất Philippines Ngay từ năm 1985, sau 7 năm hoạt động, Jollibee đã dẫn đầu thị trường thức ăn nhanh tại Philippines.
Ngoài việc đẩy mạnh môi trường làm việc đề cao giá trị gia đình, giá trị thương hiệu, Jollibee còn được thể hiện qua hoạt động quảng cáo và marketing Jollibee xác định khách mục tiêu của mình chính là những gia đình truyền thống Do vậy, tất cả các hoạt động truyền thông tập trung vào tôn vinh những giá trị gia đình, giúp cho Jollibee trở thành chuỗi nhà hàng ăn nhanh cho gia đình số một tại Philippines.
“Cửa hàng Jollibee đầu tiên được mở tại Việt Nam vào năm 2005 Kể từ đó, Jollibee đã nỗ lực hết mình để mang đến các gia đình Việt những phần ăn ngon miệng với mức giá hợp lý.”
“Đến hôm nay, Jollibee đã có hơn 100 cửa hàng tại Việt Nam trải rộng trên toàn quốc Jollibee không đơn thuần phục vụ những món thức ăn nhanh chất lượng theo quy trình được kiểm duyệt nghiêm khắc, mà còn mang đến cho mọi người không gian ấm áp, sang trọng để ai cũng được thưởng thức ẩm thực vui vẻ, thoải mái nhất bên gia đình và bè bạn.”
II/ Ảnh hưởng như thế nào (tìm số liệu và phân tích):
Vốn dự tính vào Việt Nam từ năm 1996, nhưng Jollibee chỉ chính thức thành lập Công ty TNHH Jollibee Việt Nam vào năm 2005, đánh dấu một bước phát triển mới trong việc mở rộng hệ thống cửa hàng tại Việt Nam Đến năm 2012, Jollibee đã sáp nhập thêm 2 thương hiệu F&B hàng đầu tại Việt Nam là Highlands Coffee và Phở 24.
Jollibee cùng với các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh khác, như KFC hay Lotteria đang có lợi thế độ phủ lớn, một yếu tố được đánh giá có thể giúp nâng biên lợi nhuận lên khi chuỗi đạt quy mô ngày càng lớn.
Tuy nhiên theo Euromonitor, mặc dù các công ty quốc tế đang thống trị thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam, song các thương
Trang 14hiệu này từ lâu đã phải chật vật để chiếm lĩnh thị phần lớn hơn, kể cả khi đã hoạt động trong thời gian dài tại Việt Nam.
Sở dĩ như vậy là do thói quen ăn uống của người Việt Nam đã vàđang thay đổi, sức khỏe đang được ưu tiên hơn sự tiện lợi Một
cuộc khảo sát của VietnamCredit cho thấy, ưu tiên hàng đầu của
người tiêu dùng khi mua thực phẩm và đồ uống là bổ dưỡng(60,3%) và hữu cơ (51,5%) Bên cạnh đó, sự “nở rộ” của các cửa
hàng tiện lợi nhỏ lẻ phục vụ thức ăn nhanh cũng đang làm chậm tốc độ tăng trưởng của các thương hiệu lớn.
C PHỞ 24
Phở 24 là chuỗi nhà hàng nhượng quyền chuyên về Phở ra đời năm 2003 Chủ sở hữu Phở 24 là ông Lý Quí Trung và tập đoàn Nam An Group.
Cái tên “Phở 24” được ra đời với nhiều ý nghĩa: 24 gia vị nấu nước dùng; nước dùng ninh trong 24 tiếng; và 24/24 giờ mở cửa phục vụ Phở 24 tạo nét riêng với việc biến tô phở bình dân thành món ăn sang trọng trong nhà hàng Nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng và quá trình chế biến đảm bảo vệ sinh, phong cách phục vụ chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, bây giờ mọi thứ chỉ còn là “vang bóng một thời” Sau quyết định nhượng quyền thương mại, Phở 24 đã vướng phải nhiều vấn đề tiêu cực.
2 TÁC ĐỘNG:
2.1, Tác động tích cực:
- Phát triển và giới thiệu ẩm thực Việt Nam ra thế giới: Với hệ thống Franchise quốc tế, các thương hiệu ẩm thực Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận với thị trường quốc tế và tập trung vào việc phát triển và giới thiệu ẩm thực Việt Nam đến với khách hàng quốc tế Điều này giúp phổ biến hơn về văn hóa ẩm thực Việt Nam trên toàn cầu.
- Tăng cường trình độ chuyên môn và nâng cao chuẩn mực: Hệ thống Franchise mang lại cho chủ sở hữu cách quản lý hiệu quả hơn, giúp tăng cường mức độ chuyên môn, đề cao tiêu chuẩn và nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Mang lại công nghệ mới và phát triển cấu trúc hệ thống: Với Franchise, chủ sở hữu có thể tiếp cận với công nghệ tiên tiến và phát triển cấu trúc hệ thống Điều này giúp cho việc quản lý, vận hành và sản xuất trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
2.2, Tác động tiêu cực
- Chất lượng sản phẩm của một số Franchise ẩm thực ở Việt Nam vẫn còn rất đa dạng và không đảm bảo đúng tiêu chuẩn: Một số nhà hàng Franchise chiết khấu nhiều về chất lượng để tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng Một vài nhà hàng bị người tiêu dùng lên án do thực phẩm không sạch, chế biến không đảm bảo vệ sinh, nguyên liệu kém chất lượng, quá trình chuẩn bị sản
Trang 15phẩm không tối ưu, … Tình trạng này còn được gây ra bởi sự đa dạng của kinh doanh Franchise ẩm thực Việc tiêu chuẩn hóa chất lượng sản phẩm và quy trình chế biến gặp nhiều khó khăn trong quản lý sản xuất hàng hóa của chủ sở hữu và quy định luật về an toàn thực phẩm - Độc quyền thương hiệu: Việc thành lập các nhà thương mại Franchise đôi khi dẫn đến một số thương hiệu sản phẩm không còn cơ hội phát triển Những thương hiệu đang tồn tại có thể bị loại bỏ khi các thương hiệu Franchise mới được mở ra và làm giảm độ đa dạng của thị trường - Sự kém chính thống về thực phẩm: Một số hệ thống Franchise có thể tồn tại một số sản phẩm không được chính thống trong ẩm thực Việt Nam, ví dụ như bánh mì kẹp, pizza, hamburger, Điều này gây ra sự suy thoái về ẩm thực truyền thống của Việt Nam.
==> ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP:
Giải pháp 1: Chính phủ cần quản lý và đánh giá chất lượng dinh
dưỡng của các món ăn được cung cấp bởi các Franchise ẩm thực Việc tiến hành kiểm tra định kỳ và đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp khi phát hiện ra các sản phẩm có chứa các hóa chất độc hại hoặc chất gây dị ứng cũng như các Franchise cần tìm kiếm phương pháp nấu nướng và công thức tốt hơn, đồng thời nghiên cứu và phát triển các loại thực phẩm mới để cải thiện chất lượng dinh dưỡng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
quản lý chất lượng, đảm bảo đúng với nguyên gốc của doanh nghiệp Kiểm soát sát sao hệ thống theo chuỗi, từ bài trí đến công thức chế biến.
Giải pháp 3: Các thương hiệu trong nước có thể học tập từ các
thương hiệu nước ngoài ở những điểm nào? Các thương hiệu nào có thể hướng tới mô hình này và nên nhượng quyền thương mại như thế nào cho đúng cách?
NGUỒN:
- Franchise Times: https://www.franchisetimes.com/ - Vietnam Investment Review: https://www.vir.com.vn/ - U.S Commercial Service:
Trang 16I LỊCH SỬ
1 NGUỒN GỐC TMĐT
Đầu tiên, bạn phải hiểu được thuật ngữ thương mại điện tử Thương mại điện tử – Ecommerce là sự mua bán sản phẩm, dịch vụ trên internet hay trên mạng máy tính.
Thương mại điện tử dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, tiếp thị qua internet, quản lý các chuỗi dây chuyền cung ứng, giao dịch trực tuyến, quản lý các hệ thống tồn kho, trao đổi dữ liệu điện tử(EDI) hay các hệ thống tự động thu nhập dữ liệu.
Ngày nay, thương mại điện tử dùng mạng word wide web hay còn gọi là một trang web TMĐT Chúng đều là một giao dịch thiết yếu trên internet Mặc dù nó bao gồm một phạm vi lớn hơn về mặt công nghệ: email, các thiết bị di động.
III THỰC TRẠNG
1 QUỐC TẾ
Ngành thương mại điện tử đã phát triển vượt bậc trong vài thập
kỷ qua với những số liệu đáng kinh ngạc:
Doanh số toàn cầu của thương mại điện tử được dự đoán sẽ đạt
https://vtv1.mediacdn.vn/thumb_w/640/2021/9/29/dientu290921-1632906955155398138908.jpg
Trong số các nền kinh tế mới nổi, sự hiện diện của thương mại điện tử ở Trung Quốc tiếp tục được mở rộng Hiện tại, tỉ lệ sử dụng internet của Trung Quốc chiếm 65.2%, nhận thấy nhiều khách hàng tiềm năng vẫn chưa tham gia còn đang sẵn sàng cho ngành thương mại điện tử này tung hoành Thị trường thương mại điện tử Trung Quốc liên tục bùng nổ Năm 2022, doanh số thương mại điện tử Trung Quốc đã đạt
Theo thống kê, Trung Quốc là quốc gia chiếm thị phần thương mại điện tử lớn nhất toàn cầu năm 2022 (50,2%), cao hơn rất nhiều so với quốc gia đứng sau là Mỹ chỉ chiếm 19,2% Còn lại trong số top 12 quốc gia chiếm thị phần thương mại điện tử lớn nhất toàn cầu cũng chỉ đạt 1-4% Link:
Trang 17https://media.vneconomy.vn/w900/images/upload/2023/08/04/tmdt-2023-khu-vuc.png
Trung Quốc cũng nằm trong top 10 quốc gia có tỷ lệ thương mại điện tử bán lẻ lớn nhất toàn cầu với con số 46,3%, tiếp đó là Anh (36,3%), Hàn Quốc (32,2%), Đan Mạch và Indonesia ở vị trí 4 và 5 cùng có tỷ lệ 20,2%.
2 VIỆT NAM
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, chủ yếu là tốc độ phát triển của internet, TMĐT ở Việt Nam cũng đã có sự phát triển vượt bậc cả về quy mô, số lượng và chất lượng Sau khi vượt qua đại dịch Covid-19, TMĐT Việt Nam tiếp tục phát triển nhanh và vững chắc trong năm 2022 và những năm tiếp theo
Dựa trên số liệu thu thập được từ một số tổ chức uy tín trên thế giới và kết quả điều tra từ khoảng 11.000 cá nhân người tiêu dùng và gần 10.000 doanh nghiệp, báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2023 vừa được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số công bố cho thấy, thương mại điện tử Việt Nam trong những năm qua ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ.
Nếu như năm 2018, doanh thu thương mại điện tử B2C Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 8 tỷ USD, thì đến năm 2019, đã vượt mốc 10 tỷ USD (đạt 10,8 tỷ USD) Doanh thu tiếp tục tăng lên 11,8 tỷ USD vào năm 2020 Doanh thu thương mại điện tử bán lẻ (B2C) năm 2022 đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước.
Trang 18A) Sự tiện lợi trong mua sắm:
Người tiêu dùng bây giờ có thể mua sắm trực tuyến tất cả mọi thứ, từ sách vở và quần áo đến đồ nội thất hay các dịch vụ họ cần đều được đáp ứng nhanh thông qua một trang web, Thông thường đối với các cửa hàng truyền thống, người tiêu dùng chỉ mua hàng hóa trong một khoảng thời gian mở cửa cố định các ngày trong tuần, vậy nên đôi khi phải chờ đợi nếu để lỡ ngày mua hàng, điều này có thể khiến họ giảm đi mong muốn mua hàng Ngược lại, đối với thương mại điện tử, các trang bán hàng sẽ được mở 24/24 và tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ để phục vụ cho người tiêu dùng.
B) Giá cả linh hoạt:
Trên sàn thương mại điện tử, 1 sản phẩm sẽ có đa dạng nhiều mức giá tùy vaò chất lượng sản phẩm hay xu hướng Nhờ vậy, các đơn vị bán lẻ hay doanh nghiệp có thể cạnh tranh được với các thương hiệu khác bằng việc tham khỏa giá và linh hoạt thay đổi các mức giá nhằm thu hút khách hàng của mình.
C) Chi phí hoạt động không cao:
Một trong những điểm lợi lớn của sàn thương mại điện tử không thể không kể đến chi phí hoạt động, chúng thường không quá cao so với thương mại truyền thống Các chi phí sẽ được tối ưu hóa khi mad quy trình được vận hành từ khâu quản lí, vận đơn, xử lí hàng hóa,… từ đó giảm tải được lượng lớn nhân viên, giảm tải phụ phí.
D) Linh hoạt mở rộng quy mô và phát triển sản phẩm:
Đối với kinh doanh truyền thống, để mở rộng quy mô và phát triển sản phẩm, thì cần phải xem xét rất nhiều đến những yếu tố về mặt bằng, nhân sự, kho chứa,… chúng đều cần có sự liên kết hợp lí với doanh nghiệp mới có thể tạo ra lợi nhuận Tuy nhiên, đối với các mặt hàng kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp dễ dàng linh hoạt mở rộng quy mô và ptr sp bằng cách nâng cấp hệ thống, hay tăng chi phí để tiếp cận thêm nhiều khách hàng ở nhiều khu vực, quốc gia khác nhau.
2 Tiêu cực :
Bên cạnh những ưu điểm, hạn chế của thương mại điện tử Việt Namcòn tồn tại đang kìm hãm sự phát triển mạnh mẽ của nền tảng này.
A.Khó kiểm soát trải nghiệm người dùng
hạn chế này xuất hiện ngay từ khi người dùng tải phần mềm các sàn thương mại điện tử về, cung cấp thông tin cho sàn.Không chỉ vậy, khi người dùng có những trải nghiệm không tốt, họ có thể khiếu nại trực tiếp
Trang 19lên bộ phận quản lý của các sàn thương mại hoặc liên hệ để được bên bán hàng trợ giúp Tuy nhiên, quá trình xử lý này mất khá nhiều thời gian với kết quả không thực sự được khả quan với đúng như mong muốn ban đầu của khách hàng.
B Cạnh tranh gay gắt:
Với những ưu điểm vượt trội như tiếp cận được lượng lớn khách hàng, tối ưu chi phí mặt bằng, hay tối giản quy trình mua sắm… Mọi mặt hàng từ đồ ăn, hàng tiêu dùng đều dễ dàng được kiểm duyệt trên các nền tảng này Việc này tạo lên mức độ cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt trực tiếp đối với những người bán lẻ, các doanh nghiệp, công ty.
C.Khó xây dựng lòng tin từ khách hàng
Lòng tin của khách hàng luôn là hạn chế lớn đối với việc kinh doanh online nói chung và trên các sàn thương mại điện tử nói riêng Sau quá nhiều vấn nạn hàng giả, hàng nhái, lừa đảo tràn lan vì không thể nhìn tận mắt, sờ tận tay như mua bán trực tiếp, người tiêu dùng càng mất niềm tin với hình thức này.
3 Đánh giá lợi ích và đưa ra giải pháp:
Việc kinh doanh trên website của riêng mình sẽ đem lại rất nhiều lợi ích, việc mở bán kinh doanh online sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, gia tăng doanh số, gia tăng uy tín, chất lượng của công ty, xây dựng thương hiệu Hay nói bao quát hơn, Website là văn phòng thứ hai của doanh nghiệp, nơi mà doanh nghiệp có thể theo dõi và quản lý gián tiếp tới người tiêu dùng và sản phẩm.
Giống như Coolmate, một hãng sản xuất chuyên thiết kế áo thun, quần, tất, đồ thể thao, đồ lót, tạo ra một tủ đồ thời trang cơ bản đầy đủ trên nền tảng thương mại điện tử ở Việt Nam Ứng dụng mô hình D2C
(Direct to customer), bán sản phẩm trực tiếp đến khách hàng qua
chính website của mình Ra đời từ năm 2019, đến năm 2022, theo báo
CafeF, CEO Phạm Chí Nhu ước tính doanh số năm qua vào khoảng 300 tỷ đồng (chưa kiểm toán) So với kế hoạch ban đầu, Coolmate chỉ thực hiện được hơn 68%, song con số này so với năm 2021 vẫn khá ấn tượng với mức tăng 2x, bất chấp nền kinh tế nhiều biến động Đồng thời trong năm 2022, Website bán hàng đạt 16 triệu lượt truy cập, tương ứng 43.835 lượt truy cập/ngày, xấp xỉ 1.826 lượt/giờ Lên kế hoạch cho năm 2023, Coolmate dự kiến doanh số 500 tỷ đồng
nghiệp, công ty hay các cá nhân nên kinh doanh trên chính website của
Trang 20mình, từ đó đưa được ra những kế hoạch nhằm cải thiện trải nghiệm tốt hơn.
Vì sự cạnh tranh giữa các đơn vị bán hàng là rất gay gắt, người bán hàng hay các công ty, doanh nghiệp cần tìm và tạo được chất riêng cho mình không chỉ trong sản phẩm mà ngay cả trong cách phục vụ khách hàng Nếu không để tâm đến vấn đề này, người bán sẽ tự đẩy mình ra khỏi cuộc chơi khốc liệt này.
Để từng bước xây dựng được lòng tin của khách hàng, người bán cần có nền móng vững chắc là chất lượng sản phẩm đảm bảo, sản phẩm y hình Cùng với đó là hình thức đồng kiểm cùng người vận chuyển hoặc chính sách hoàn hàng nếu khách hàng gặp phải tình trạng hàng hỏng, lỗi Giải pháp duy nhất xử lý được hạn chế của thương mại điện tử Việt Nam liên quan đến đơn vị vận chuyển chính là xây dựng một loạt chính sách bảo hành hoặc hỗ trợ khách hàng Chẳng hạn, được đồng kiểm hay có thể hoàn hàng nếu giao chậm trễ, đổi hàng nếu bị lỗi hỏng… Cùng với đó cũng cần hỗ trợ khách hàng liên tục để tránh trường hợp chậm trễ quá lâu.
Về việc xây dựng cầu nối tin tưởng giữa bên mua và bên bán, phần mềm quản lý bán hàng đa kênh sẽ là giải pháp tối ưu, an toàn nhất trong quá trình thu thập, xử lý cũng như quản lý bảo mật thông tin của khách hàng Phần mềm quản lý đa kênh được lập trình có khả năng tổng hợp được thông tin tất cả đơn hàng từ các nền tảng sản thương mại điện tử khác nhau với góc nhìn bao quát cũng như trực quan nhất về dữ liệu của khách hàng.
Coolmate sau làn “gió đông” từ Shark Bình: Tăng trưởng bằng lần mỗi năm dù đánh cùng ngách với Uniqlo, Zara…, doanh số 2023 dự đạt 500 tỷ (cafef.vn)
C.CHƯƠNG 3: TỔNG KẾT
*Về mặt nhà hàng
Nhiều nhà hàng, quán ăn ( đặc biệt là nhà hàng có nguồn gốc từ nước) đạt được mức doanh thu cao nhờ vào những phản ứng tích cực của khách hàng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế nước nhà và đa dạng hóa thực đơn cho người Việt
Tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều tác động tiêu cực như độc quyền thương hiệu khiến một số nhãn hàng khác bị kìm hãm Và đồ ăn
Trang 21nhanh như pizza, hamburger gây ra 1 chút suy thoái cho nên ẩm thực Việt
*Về mặt thương mại điện tử
Trước sự thay đổi của khoa học công nghệ ngày nay, việc đặt món ăn qua ứng dụng điện tử là sản phẩm của con người trong thời đại mới “Nếu thủy triều đẩy thuyền”, kênh bán hàng qua ứng dụng đặt hàng trực tuyến dự kiến sẽ tiếp tục được chú trọng, đầu tư để đảm bảo cân bằng doanh thu từ các kênh Đặt món ăn trực tuyến đã trở thành một phương thức phổ biến và đang phát triển rộng khắp cả nước do sự phủ sóng Internet khắp nơi và số lượng người dùng điện thoại thông minh ngày càng tăng.
* Giải pháp phát triển thương mại trong ẩm thực:
Thứ nhất, quảng bá rộng rãi, đầu tư, hệ thống hơn: Lễ hội văn
hóa truyền thống luôn thu hút lượng lớn khách du lịch Việc đặt các gian hàng ẩm thực địa phương tại các lễ hội này vừa giúp quảng bá thương hiệu ẩm thực, vừa đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm, thưởng thức và mua sắm đặc sản của du khách.
Thứ hai, xây dựng các chương trình chuyên về ẩm thực Việt Nam: Sản phẩm du lịch liên quan đến ẩm thực đã được thực hiện từ nhiều năm Chương trình du lịch dạy nấu ăn đưa vào thành một nội dung trong tour du lịch đã mang lại cho du khách những trải nghiệm đặc biệt, thay vì vào nhà hàng thưởng thức đồ ăn, họ được tự chế biến và thưởng thức thành quả của mình dưới sự hướng dẫn của các đầu bếp, nghệ nhân nổi tiếng Đây là loại hình du lịch không mới nhưng rất thu hút du khách quốc tế, vừa góp phần truyền bá văn hóa của điểm đến, vừa góp phần tăng sự thú vị của chuyến đi, đem lại doanh thu, hiệu quả cho người tổ chức, góp phần phát triển loại hình du lịch nông nghiệp.
Thứ ba, sáng tạo trong ẩm thực Việt Nam: Ẩm thực luôn cần đến sự sáng tạo Mỗi người đầu bếp luôn tìm tòi tạo phong cách, hướng riêng để khai phá, sáng tạo ra những lối đi mới Nhờ sự sáng tạo của từng cá nhân, ẩm thực ngày càng thêm phong phú Những nghệ nhân chế biến món ăn giỏi, những bartender lành nghề đã được tôn vinh, trao giải trong các kỳ thi tài ở các địa phương, các trung tâm du lịch quốc gia và quốc tế.
Thứ năm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực
liên quan đến dịch vụ ẩm thực trong du lịch gồm nhiều đối tượng tương ứng với loại hình ẩm thực Đối với lao động phục vụ tại các nhà hàng, khách sạn sang trọng, cao cấp đòi hỏi trình độ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu phục vụ như kỹ năng phục vụ bàn, trình
Trang 22độ ngoại ngữ… Đối với đối tượng là người dân, tiểu thương tham gia các hoạt động ẩm thực đường phố, ẩm thực gắn với du lịch cộng đồng, họ còn phải trang bị kiến thức về an toàn thực phẩm, nhận thức về giá trị văn hóa truyền thống trong hoạt động ẩm thực khi phục vụ du lịch, thái độ ứng xử văn minh lịch sự…Bên cạnh đó, đội ngũ thuyết minh viên, hướng dẫn viên tại điểm được tập huấn cần được nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát huy giá trị của ẩm thực.
*Tổng kết chung
Sự giao thoa văn hóa qua con đường thương mại có thể mang tới nhiều yếu tố văn hóa ẩm thực tích cực, đa dạng hóa sự lựa chọn của khách hàng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ
Nhưng cũng rất dễ để 1 đất nước mất đi bản sắc vốn có của mình.
Nguồn thông tin: Xem chi tiết
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1 Xuân Huy (sưu tầm và giới thiệu) (2004) Văn hóa ẩm thực vàMón ăn Việt Nam Nxb.Trẻ, Hà Nội.
2 Ngô Đức Thịnh (2010) Khám phá ẩm thực truyền thống Việt
Otherness Southern Folklore, 55, 181-204.
5 Trần Quốc Vượng (2010) Văn hóa ẩm thực Việt Nam nhìn từ líluận và thực tiễn Nxb Từ điển bách khoa và viện văn hóa, HàNội.
6 Nguyễn Thị Diệu Thảo (2016) Ẩm thực Việt Nam và thế giới NxbPhụ nữ, Hà Nội.
7 Huỳnh Công Bá (2012) Cội nguồn và bản sắc văn hóa Việt Nam.Nxb Thuận Hóa, Hà Nội.
Trang 238 Ngô Đức Thịnh (2019) Khám phá ẩm thực truyền thống ViệtNam Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
9 Nguyễn Bảo Thoa (2022) Giải pháp về phát triển văn hóa ẩmthực đặc trưng trong hoạt động du lịch ở Gia Lai Tạp chí CôngThương, số 22 tháng 10.
2.2