1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân Tích Và Đánh Giá Cường Độ Cạnh Tranh Trong Ngành Bán Lẻ Việt Nam Thông Qua Mô Hình Các Lực Lượng Điều Tiết Cạnh Tranh Của M.porter Có Thể Được Tổ Chức..pdf

17 23 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 2,17 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢCBÀI THẢO LUẬN: TÌNH HUỐNG SỐ 3

Tên đề tài: Phân tích và đánh giá cường độ cạnh tranh trong ngành bán

lẻ Việt Nam thông qua mô hình các lực lượng điều tiết cạnh tranh của

Trang 3

I.Giới thiệu

1 Giới thiệu về ngành bán lẻ Việt Nam

1.1 Sự phát triển nhanh chóng của ngành bán lẻ trong thị trường Việt Nam

Thị trường bán lẻ tiềm năng.

Từ nhiều năm nay, Việt Nam luôn được đánh giá là một trong các thị trường bán lẻ sôi động và hấp dẫn đầu tư nhất thế giới Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế như UNIDO, WB, INCENTRA, UN COMTRADE và EU-Vietnam Business Network (EVBN), thị trường trong nước hiện nay liên tục được mở rộng, xếp thứ 3 trong khu vực ASEAN (sau Indonesia và Thái Lan) về quy mô bán lẻ và thương mại điện tử

Ngành bán lẻ đã phát triển mạnh mẽ và tiếp tục duy trì là ngành có tốc độ tăng trưởng cao (trung bình 11,5%/năm trong thập kỷ qua), ngoại trừ năm 2021 do ảnh hưởng tiêu cực từ Đại dịch Covid 19 Tổng mức bán lẻ trong GDP tăng từ 55,24% năm 2011 lên 78,88% năm 2020 và đóng góp lớn giá trị gia tăng vào GDP (từ 8,5% năm 2011 lên 11,7% năm 2020), góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ Cùng với các con số ấn tượng, ngành dịch vụ bán lẻ còn nỗ lực và đạt nhiều kết quả trong phát triển thương hiệu sản phẩm Việt Nam với niềm “tự hào hàng Việt”, tỷ lệ hàng hóa Việt Nam qua hệ thống phân phối – bán lẻ luôn đạt trên 80% Mạng lưới bán lẻ Việt Nam có sự biến chuyển theo hướng văn minh hiện đại với số lượng siêu thị và trung tâm thương mại tăng gần 2 lần trong 10 năm qua (từ 638 siêu thị và 116 trung tâm thương mại năm 2010 lên 1.163 siêu thị và 250 trung tâm thương mại vào năm 2020) và hầu như không thay đổi đối với hệ thống chợ các loại (năm 2011 là 8.550 và năm 2020 là 8.581).

1.2 Sự đa dạng và sự cạnh tranh cao trong ngành này -Sự đa dạng:

Ngành bán lẻ tại Việt Nam đang trải qua một sự đa dạng đáng kể, với nhiều loại hình bán lẻ phát triển và cạnh tranh trên thị trường, có thể kể đến như:

1 Cửa hàng truyền thống: Cửa hàng truyền thống vẫn chiếm một phần lớn trong ngành bán lẻ tại Việt Nam, bao gồm các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini, cửa hàng đồ gia dụng, và các cửa hàng nhỏ lẻ khác Những cửa hàng này thường phục vụ cho nhu

Trang 4

cầu mua sắm hàng ngày của người dân, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn và thành thị nhỏ.

2 Siêu thị và chuỗi bán lẻ lớn: Siêu thị và chuỗi bán lẻ lớn đang nổi lên mạnh mẽ tại Việt Nam, bao gồm các thương hiệu như Lotte Mart, Big C, Co.opmart, và Aeon Mall Những chuỗi này thường cung cấp một loạt các sản phẩm từ thực phẩm đến hàng tiêu dùng và đồ gia dụng, thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng ở cả các thành phố lớn và các khu vực nông thôn.

3 Thương mại điện tử: Sự phát triển của Internet đã mở ra cánh cửa cho thương mại điện tử tại Việt Nam Các trang web mua sắm trực tuyến như Shopee, Lazada, Tiki, và Sendo đã trở thành một phần không thể thiếu trong cách mua sắm của người tiêu dùng Thương mại điện tử không chỉ cung cấp sự tiện lợi mà còn mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và cá nhân kinh doanh trực tuyến.

4 Bán lẻ trong ngành dịch vụ: Ngành dịch vụ cũng đóng vai trò quan trọng trong ngành bán lẻ tại Việt Nam Các dịch vụ như nhà hàng, quán cafe, thẩm mỹ viện, và salon là những địa điểm mà người tiêu dùng thường xuyên mua sắm để tận hưởng các dịch vụ và sản phẩm dành cho việc tiêu dùng cá nhân và giải trí.

5 Bán lẻ chuyên ngành: Có sự đa dạng trong các loại hình bán lẻ chuyên ngành như thời trang, điện tử, đồ gia dụng, thực phẩm, và làm đẹp Các cửa hàng chuyên ngành này thường tập trung vào một lĩnh vực cụ thể và cung cấp một loạt các sản phẩm chất lượng cao và dịch vụ chuyên nghiệp trong lĩnh vực đó.

2 Mục đích của bài viết và giới thiệu về mô hình cạnh tranh của M.Porter2.1 Đề cập đến mô hình lực lượng cạnh tranh của Michael Porter và vai trò của nó trong

việc phân tích cạnh tranh ngành

2.1.1 Mô hình cạnh tranh M.porter

Mô hình 5 áp lực lượng cạnh tranh của Michael Porter ( Porter's Five Forces) là một mô hình xác định và phân tích năm lực lượng cạnh tranh trong mọi ngành công nghiệp và giúp xác định điểm yếu và điểm mạnh của ngành (Theo Harvard Business review).

Mục đích:

- Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu cách kinh doanh, vận hành của nhiều thương hiệu nổi tiếng trên khắp thế giới, ông cho ra đời mô hình này nhằm để đo lường tác động của 5 áp lực tới sự phát triển của doanh nghiệp

Trang 5

- Đồng thời, thông qua mô hình này, các quản lý, người đứng đầu doanh nghiệp sẽ xác định được điểm mạnh, điểm yếu của từng ngành để từ đó đưa ra được chiến lược phát triển phù hợp trong tương lai.

Mô hình cạnh tranh của Michael Porter đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích cạnh tranh trong ngành Mô hình này giúp các doanh nghiệp hiểu rõ về sức mạnh và yếu điểm của họ so với đối thủ, từ đó định hình và điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình Cụ thể, mô hình này tập trung vào năm lực lượng cạnh tranh chính sau:

1 Sức mạnh cạnh tranh của người bán: Đây là khả năng của doanh nghiệp trong ngành để chi phối giá cả, chất lượng sản phẩm/dịch vụ, và các yếu tố khác để thu hút khách hàng.

2 Sức mạnh cạnh tranh của người mua: Bao gồm sức mạnh đàm phán của khách hàng, sức ảnh hưởng của họ đối với giá cả và chất lượng, cũng như khả năng chuyển đổi sang các nhà cung cấp khác.

3 Sức mạnh của sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế: Các lựa chọn thay thế có thể ảnh hưởng đến khả năng của doanh nghiệp thu hút và giữ chân khách hàng.

4 Mức độ động cơ của đối thủ: Sức mạnh này đo lường khả năng của các đối thủ hiện có và tiềm năng mới để gây ra sự cạnh tranh.

5 Mức độ động cơ của các nhà cung cấp: Bao gồm sức mạnh đàm phán của các nhà cung cấp, khả năng tạo ra các yếu tố chi phối giá cả và chất lượng nguồn cung

II Mô hình lực lượng điều tiết cạnh tranh của M.Porter trong ngành bán lẻ ViệtNam

II.1 Sự cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh hiện tại1 Sức mạnh của đối thủ cạnh tranh

1.1 Phân tích chiến lược sản phẩm và thương hiệu của các đối thủ hàng đầu:

- Chiến lược sản phẩm: Các đối thủ hàng đầu có thể tập trung vào việc phát triển các sản phẩm độc đáo, chất lượng cao và đa dạng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Họ có thể tiến hành nghiên cứu thị trường sâu rộng để hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó tạo ra các sản phẩm phù hợp và thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.

Trang 6

- Chiến lược thương hiệu: Các đối thủ có thể xây dựng và quản lý các thương hiệu mạnh mẽ và uy tín, đảm bảo rằng sản phẩm của họ được liên kết với các giá trị và ấn tượng tích cực trong tâm trí của khách hàng Họ có thể sử dụng các chiến lược tiếp thị hiệu quả để tạo ra nhận thức và lòng trung thành với thương hiệu của mình.

1.2 Đánh giá về mạng lưới phân phối và quy mô hoạt động của các đối thủ cạnh tranh:

- Mạng lưới phân phối: Các đối thủ hàng đầu có thể sở hữu hoặc kiểm soát mạng lưới phân phối rộng khắp, bao gồm cả cửa hàng truyền thống và kênh trực tuyến Họ có thể đảm bảo rằng sản phẩm của mình được phân phối đến đúng đối tượng khách hàng ở mọi nơi, tạo ra sự thuận tiện và tiếp cận dễ dàng cho người tiêu dùng.

- Quy mô hoạt động: Các đối thủ cạnh tranh có thể có quy mô hoạt động lớn, bao gồm cả quy trình sản xuất, lưu trữ, vận chuyển và phân phối Điều này giúp họ tối ưu hóa chi phí, cải thiện hiệu suất và chất lượng sản phẩm, đồng thời tạo ra sự cạnh tranh về giá cả và dịch vụ cho khách hàng.

2 Yếu điểm của đối thủ cạnh tranh

Thị trường bán lẻ Việt Nam đang trải qua sự biến động tích cực, với sự xuất hiện của các hình thức bán lẻ truyền thống và hiện đại Sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là thương mại điện tử, đang thúc đẩy ngành bán lẻ phát triển mạnh mẽ Để tận dụng lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp cần phải phân tích và khắc phục các yếu điểm của đối thủ, đồng thời tìm cách phòng tránh rủi ro để chiếm lĩnh thị trường và tạo ra ưu thế trong ngành 2.1 Xác định các điểm yếu trong chiến lược và hoạt động của các đối thủ

Ông Phạm Thái Bình, Trưởng Bộ phận Bán lẻ, Savills thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hiện tại nhiều thống kê cho thấy, nhóm truyền thống vẫn chiếm ưu thế bởi tần suất người tiêu dùng đi mua sắm thực phẩm vẫn lựa chọn vào các khu chợ hơn là đi vào siêu thị hay cửa hàng tiện lợi Nhóm hiện đại đang chiếm khoảng 25% thị phần, những nhóm này đang có những bước phát triển nhanh chóng.

Bên cạnh đó, gần đây còn phổ biến một hình thức kinh doanh là thương mại điện tử mang lại nhiều lợi ích cho người bán hàng, thay đổi cách mà người tiêu dùng và doanh nghiệp tham gia vào thị trường và thực hiện giao dịch, tạo ra sự đa dạng hóa hơn cho mọi người Nhưng bên cạnh đó, trong ngành bán lẻ phần lớn vẫn còn nhiều những doanh nghiệp nhỏ, vừa bán buôn bán lẻ không đi theo xu hướng này mà chọn cách bán truyền thống Có thể thấy những khó khăn thường xuyên nhất mà họ gặp phải lại là những ưu điểm của

Trang 7

ngành thương mại điện tử Các doanh nghiệp mất nhiều các chi phí (mặt bằng, nhân sự, quản lý tồn kho, sản phẩm quá hạn,…) Không những thế doanh nghiệp khó có thể mở rộng thị trường và phải mất công sức vào việc marketing mới có thể thông tin được đến khách hàng Ngoài ra, việc buôn bán cũng phụ thuộc nhiều vào giờ giấc, khách hàng không thể liên hệ và mua hàng bất cứ khi nào họ muốn

Phát triển mạnh mẽ là vậy nhưng những doanh nghiệp bán lẻ theo xu hướng đầu tư kinh doanh trên các trang thương mại điện tử cũng có những khó khăn:

➢ Khó khăn trong việc hiện thực hóa trải nghiệm của khách hàng trên trang thương mại điện tử:

- Khách hàng không thể thử sản phẩm trước khi mua - Thiếu sự tương tác trực tiếp với nhân viên bán hàng - Thiếu tính cá nhân và trải nghiệm thực tế.

➢ Khó khăn về thuế và quy định liên quan đến thương mại điện tử:

- Doanh nghiệp phải nộp thuế sàn thương mại điện tử, nhưng quy định liên quan vẫn chưa rõ ràng và thường thay đổi.

- Sự không chắc chắn này tạo ra sự không chắc chắn cho doanh nghiệp và người tiêu dùng, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ.

➢ Áp lực cạnh tranh lớn trên thị trường thương mại điện tử:

- Sự tham gia của nhiều doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ tạo ra áp lực cạnh tranh lớn - Các mặt hàng từ tiêu dùng thiết yếu đến cao cấp có mặt trên các sàn thương mại, tạo ra cạnh tranh gay gắt cho các nhà cung cấp và doanh nghiệp nhỏ.

2.2 Đánh giá về sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng hoặc tài chính:

Đối với các doanh nghiệp bán lẻ theo cách truyền thống, tại thị trường Việt Nam ngành bán lẻ truyền thống vẫn nắm giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống bán lẻ Dựa trên số liệu của Hiệp hội bán lẻ Việt Nam, 80% các mặt hàng thực phẩm vẫn được giao dịch qua các kênh truyền thống Trong khi đó, hệ thống các siêu thị hay cửa hàng đặc chủng dù đang không ngừng mở rộng thị phần nhưng cũng chỉ chiếm 20% và chủ yếu là ở các thành phố phát triển Thế nhưng so với sự phát triển công nghệ của ngành bán lẻ hiện đại thì việc kinh doanh ngày càng nhiều những thách thức hơn cho người bán Đầu tiên là về cơ sở hạ tầng, không phát triển bằng loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại, không có hệ thống quản lý hàng hóa, không có người giám sát, không có công nghệ hỗ trợ thanh toán,… thứ hai là về tài chính, các doanh nghiệp bán lẻ truyền thống thường có quy mô nhỏ hơn các doanh nghiệp hiện đại vì họ có nguồn vốn đầu tư lớn và công nghệ hiện đại không những giúp giảm chi phí hàng hóa mà còn tăng quy mô của doanh nghiệp và thu được nhiều lợi

Trang 8

nhuận hơn so với các truyền thống không những thế tạo nguồn tiền cho cuộc sống của người lao động trong doanh nghiệp thúc đẩy nền kinh tế chung phát triển.

Thị trường bán lẻ Việt Nam được nhìn nhận còn nhiều tiềm năng và hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài Tuy nhiên, sự gia tăng số lượng và quy mô của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay đang đặt ra những lo ngại đối với doanh nghiệp bán lẻ nội trong vấn đề giữ thị phần Theo TS Lê Huy Khôi, Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công Thương, doanh số bán lẻ của doanh nghiệp nhà nước hiện chỉ chiếm khoảng 10%, doanh nghiệp ngoài Nhà nước chiếm 86%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm khoảng 4% Đáng lưu ý, tuy các điểm bán lẻ của doanh nghiệp FDI chỉ khoảng 90 điểm trong tổng số siêu thị cả nước song doanh số bán ra tại một điểm gấp 3 - 4 lần thậm chí 7 - 8 lần so với một điểm của siêu thị nội do quy mô lớn Thêm vào đó, các doanh nghiệp thương mại FDI có xu hướng phát triển nhanh do tiềm lực tài chính mạnh, thương hiệu nổi tiếng, trình độ công nghệ cao, cơ sở hạ tầng tốt và kinh doanh bài bản đang dẫn chiếm lĩnh thị phần bán lẻ Việt Nam và thực hiện thôn tính các doanh nghiệp và thương hiệu Việt bằng cách mua bán sáp nhập Bởi vậy, nếu doanh nghiệp trong nước không nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh thì sẽ bị doanh nghiệp nước ngoài đẩy ra khỏi chính thị trường trong nước.

Khó khăn hơn cả, các doanh nghiệp bán lẻ mới (đối thủ tiềm ẩn) sẽ gặp rất nhiều khó khăn về cả tài chính lẫn cơ sở hạ tầng Trong thời buổi kinh tế bất ổn, giá trị đồng tiền liên tục thay đổi , đưa ra nhiều thách thức, cân nhắc đầu tư là những khó khăn khi thành lập doanh nghiệp mà nhà đầu tư gặp phải Việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng gặp nhiều khó khăn và trở ngại, gặp nhiều vấn đề khó khăn trong việc xin cấp vốn Khi kinh doanh bất cứ một sản phẩm hay dịch vụ nào, những tháng đầu tiên sơ khai, doanh nghiệp thường phải chịu lỗ Bởi thị trường chưa biết doanh nghiệp là ai, sản phẩm dịch vụ là gì, có tốt hay không Đặc biệt, ở một thị trường đang bão hòa, nếu muốn tạo ra lợi nhuận, chắc chắn bạn phải là nhân tố nổi bật và gây được sự chú ý Thế nhưng, đối với một công ty mới thành lập, việc thì việc đó là điều hết sức khó khăn Đây là tình trạng chung của hầu hết các doanh nghiệp mới thành lập Phải nói rằng thời điểm mới thành lập doanh nghiệp là thời điểm “tiền ra như nước” Chủ doanh nghiệp phải đầu tư cho cơ sở vật chất, các loại phí, lệ phí thành lập doanh nghiệp, thuế, lương hàng tháng cho nhân viên,… nếu là doanh nghiệp sản xuất thì còn phải đầu tư các nguồn nguyên vật liệu, máy móc,…

II.2 Nguy cơ từ sự đe dọa của sản phẩm thay thế

Sự phát triển của khoa học công nghệ và nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng thúc đẩy sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế Sản phẩm và dịch vụ thay thế (Substitute Product) là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản

Trang 9

phẩm dịch vụ trong ngành Những sản phẩm thay thế thường là kết quả của việc cải tiến công nghệ hoặc công nghệ mới

1 Phân tích tiềm năng của các sản phẩm thay thế hoặc công nghệ mới

Hiểu được tiềm năng của sản phẩm thay thế là chìa khóa giúp doanh nghiệp thích ứng và phát triển trong môi trường kinh doanh đầy biến động Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế là cao, trung bình, hay thấp phụ thuộc vào ba yếu tố:

- Sản phẩm thay thế có sẵn: Sự hiện diện sẵn có của sản phẩm thay thế tạo ra áp lực cạnh tranh bằng cách đặt một mức trần giá cho ngành, có thể tạo ra phí tổn mà không mang lại cho khách hàng động cơ để chuyển sang sản phẩm thay thế và gặp rủi ro hao tổn doanh thu Lúc này các doanh nghiệp phải tính toán việc chuyển đổi sang sản phẩm thay thế hay chấp nhận hao tổn.

- Người mua xem xét các sản phẩm thay thế với yếu tố giá hấp dẫn liên quan đến chất lượng, hiệu suất, hay các thuộc tính khác có liên quan: Trong việc quyết định chuyển sang một sản phẩm thay thế, khách hàng so sánh hiệu suất, tính năng, độ dễ trong sử dụng, và các thuộc tính khác cũng như giá cả để xem sản phẩm thay thế có mang lại nhiều giá trị về tiền hơn so với sản phẩm của ngành.

- Các chi phí mà người mua phải chịu trong việc chuyển sang các sản phẩm thay thế là thấp hay cao: Chi phí chuyển đổi thấp giúp những người bán các sản phẩm thay thế hấp dẫn dễ dàng hơn trong việc thu hút người mua với những thứ họ cung cấp, chi phí chuyển đổi cao ngăn chặn người mua trong việc mua sản phẩm thay thế Chi phí chuyển đổi điển hình bao gồm: thời gian và sự bất tiện liên quan đến chuyển đổi, thanh toán cho các trợ giúp kỹ thuật để đưa ra các chuyển đổi, chi phí của mọi thiết bị bổ sung cần thiết, chi phí đào tạo lại nhân viên, chi phí kiểm tra chất lượng và độ tin cậy của mặt hàng thay thế, và các chi phí về tâm lý như phục vụ mối quan hệ với các nhà cung cấp cũ và thành lập các nhà cung cấp mới

2 Đánh giá về sức mạnh của sản phẩm thay thế đối với các loại hình bán lẻ hiện tại

Sản phẩm thay thế có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến các loại hình bán lẻ Sư xuất hiện của nó gây ra nhiều vấn đề cho các doanh nghiệp

- Giá bán của sản phẩm:

Một trong những cạnh tranh mà chúng ta thường gặp nhất ở “sản phẩm thay thế” đối với sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh là “cạnh tranh về giá cả”.Nếu như doanh nghiệp không có biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ hoặc cạnh tranh về giá cả thì khách hàng rất dễ dàng quay lưng với doanh nghiệp để lựa chọn sản phẩm thay thế, nơi mà khách hàng nhận được nhiều lợi ích hơn.

Trang 10

- Làm thị trường bão hòa do có nhiều sản phẩm thay thế:

Tất cả chúng ta đều hiểu rằng, cùng một phân khách hàng nhưng khi tăng số lượng doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm cùng đáp ứng một nhu cầu thì thị trường sẽ nhanh chóng bão hòa Sản phẩm thay thế xuất hiện để cạnh tranh với sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp cùng đáp ứng một nhu cầu của khách hàng sẽ khiến thị trường nhanh chóng bão hòa vì số lượng sản phẩm, lúc này doanh nghiệp nào không có sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đó sẽ là kẻ bại trận trên thương trường.

- Gây nhiễu thông tin, ảnh hưởng đến nhận thức của khách hàng:

Cùng làm thỏa mãn một nhu cầu của khách hàng nhưng hình ảnh, tính năng, màu sắc,… của sản phẩm thay thế lại hoàn toàn khác biệt với sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp Sự ra đời của sản phẩm thay thế khiến khách hàng phải đặt ra câu hỏi: “Ai mới là sản phẩm mang lại cho mình nhiều lợi ích hơn” chính điều này đã gây nhiễu toàn bộ thông tin mà trước đây doanh nghiệp truyền thông đến khách hàng.

- Thiết kế sản phẩm, dịch vụ:

Sản phẩm thay thế gần như sẽ có công dụng tương đương với sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp Lúc này, thiết kế sản phẩm nào ấn tượng hơn với khách hàng, sản phẩm đó sẽ chiến thắng.

Ví dụ: Mua sắm hàng hóa trên sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, như Zalo, facebook… đã không còn xa lạ với người tiêu dùng Việc giao dịch nhanh chóng, thuận tiện thông qua việc ứng dụng công nghệ đã làm thay đổi mạnh mẽ ngành bán lẻ, trong đó rõ rệt nhất là việc thu hẹp dần các cửa hàng bán trực tiếp, thay vào đó là những hình thức mua bán qua các sàn hay chợ mạng Theo số liệu của Bộ Công Thương, năm 2022, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước

II.3 Sức mạnh của quyền lực cung ứng và quyền lực mua hàng

1 Phân tích quan hệ giữa các doanh nghiệp bán lẻ và nhà cung cấp

Quan hệ giữa các doanh nghiệp bán lẻ và nhà cung cấp là một phần quan trọng của chuỗi cung ứng trong ngành bán lẻ Mối quan hệ này thường được định hình bởi sự phân bố

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w