1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập lớn khởi sự kinh doanh mô hình disc và kế hoạch cá nhân

17 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài tập lớn khởi sự kinh doanh mô hình DISC và kế hoạch cá nhân
Tác giả Trần Việt Phúc
Người hướng dẫn Chu Đức Trí
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Qua bài tập lớn này, bản thân em hy vọng sẽ có thể nắm bắt được những yếu tố quan trọng này và áp dụng chúng vào việc xây dựng một doanh nghiệp thành công.Dưới đây là kết quả bài tập lớn

Trang 1

Phụ lục 1: Mẫu trang bìa

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANHBỘ MÔN QUẢN TRỊ TÁC NGHIỆP KINH DOANH

(Ký & ghi rõ họ tên)

Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…

Giảng viên chấm 1

(Ký & ghi rõ họ tên)

HỌC KỲ … NĂM HỌC 20… - 20…

LỜI MỞ ĐẦU

Trang 2

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển và cạnh tranh, việc khởi sự kinh doanh đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về thị trường, khả năng đánh giá rủi ro và tầm nhìn chiến lược Học phần Khởi sự kinh doanh cung cấp cho chúng ta nền tàng tổng quát của quá trình khởi sự, cách vận hành, tính toán chi phí, những yếu tố cơ bản cần thiết để khởi sự Qua bài tập lớn này, bản thân em hy vọng sẽ có thể nắm bắt được những yếu tố quan trọng này và áp dụng chúng vào việc xây dựng một doanh nghiệp thành công.

Dưới đây là kết quả bài tập lớn của em, với nội dung gồm 3 phần chính: Mô hình DISC và kế hoạch cá nhân, Bài luận ngắn về phân tích cáccđặc điểm chung giúp các doanh nhân thành công trong sự nghiệp, Xây dựng ý tưởng kinh doanh Trong quá trình hoàn thiện bài tập, em khó tránh khỏi những sai sót, kính mong các thầy cô đóng góp ý kiến để em có thể rút kinh nghiệm cho những lần sau Em xin chân thành cảm ơn.

Trang 3

PHẦN NỘI DUNG

A Mô hình DISC và kế hoạch cá nhân 1 Đánh giá bản thân theo mô hình DISC

Sau khi làm bài test online tính cách cá nhân theo mô hình DISC trên trang web Jobtest.vn với 24 câu hỏi ví dụ:

-Chọn mô tả đúng nhất về tính cách của bạn a, Tôi cảm thấy hài lòng với cuộc sống

b, Người ta cảm thấy hài lòng khi giao tiếp với tôi c, Tôi thích mọi thứ phải thật chuẩn chỉ và chính xác d, Tôi sẵn sàng thử những điều mới mẻ

24 câu hỏi trắc nghiệm có nội dung tương tự hỏi về tính cách con người và người làm bài test sẽ lựa chọn những phương mô tả đúng nhất với tính cách của mình Sau khi làm bài test, bản thân em đã cho ra đc biểu đồ sau.

Bảng 1.1: Biểu đồ tính cách cá nhân

Trang 4

→Từ biểu đồ trên cho thấy kết quả của em thuộc nhóm D (Dominance) với 48,5% vượt trội hơn các tính cách khác, mang phong chi phối và dẫn dắt Còn các nhóm tính cách còn lại đều có chỉ số ngang bằng nhau, kết hợp lại tạo nên phong cách ổn định và ôn hòa Bản thân em ưa thích sự chi phối, dẫn dắt, luôn sẵn sàng đương đầu với thử thách, mong muốn trở thành người dẫn đầu, người khởi sự hoặc lãnh đạo đội nhóm Bên cạnh đó, em cũng mong muốn tạo sự ảnh hưởng thông qua sự phát triển bền vững trong các mối quan hệ cũng như lợi ích lâu dài

2 Đánh giá điểm mạnh và yếu của bản thân

Dựa trên mô hình DISC, với phần lớn tính cách thuộc người nhóm D có phong cách chi phối, dẫn dắt, em tự nhận định thấy bản thân có những điểm mạnh, điểm yếu như sau:

*Điểm mạnh:

-Tự tin và quyết đoán: Người thuộc nhóm D thường có tính vị kỷ, luôn tin tưởng vào bản thân nên có tính kiên định trong suy nghĩ Bản thân em là một người như vậy, em tự tin vào nhưng suy tính của mình, tin tưởng vào suy đoán của bản thân và hành động quyết đoán ít sự do dự Trong kinh doanh, sẽ có nhiều lúc bản thân rơi vào những tình huống khó khăn và bản thân cần phải cân nhắc nhiều yếu tố, lúc này sự tự tin và quyết đoán của bản thân sẽ ảnh hưởng phần nhiều tới kết quả sau đó Với sự tự tin em tin vào những suy tính của mình và yếu tố quyết đoán sẽ giúp em hành đồng một cách nhanh chóng mà không hề nao núng Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với sự bảo thủ, bởi em vẫn giữ được sự tỉnh táo để chọn lọc những ý kiến và góp ý hợp lý để có thể cải thiện hiệu suất công việc, nhưng không để bản thân bị chi phối hoàn toàn bởi quan điểm của người khác

-Chú trọng tới kết quả: Em luôn làm việc với phương châm kết quả là quan trọng nhất,hướng tới những mục tiêu sau cùng, có thể bỏ qua những tiểu tiết nhỏ để đạt tới thành công sau cùng.

- Tự chủ: Trong kinh doanh, muốn vận hành bất cứ mô hình nào, bản thân đều cần có kiến thức và kinh nghiệm, em luôn tham gia vào tất cả các công đoạn, thử sức với mọi việc để bản thân hình thành trong đầu cách vận hành của hệ thống Từ đó mà em có

Trang 5

thể độc lập làm việc, hiểu biết về mô hình mình đang điều hành, tự chủ với mọi công việc mà mình gặp phải

- Khả năng lãnh đạo: Bản thân em cũng có phần tính cách thu hút mọi người và làm ôn hòa các mối quan hệ, em có thể thống nhất mọi người thành một nhóm với sự kiên kết bền chặt Điều này là vô cùng cần thiết và quan trọng trong kinh doanh, nếu muốn hệ thống của mình vận hành một cách trơn và ngày càng phát triển thêm, sự liên kết chặt chẽ là vô vùng quan trọng.

*Điểm yếu:

-Khó thích ứng với thay đổi: Trong môi trường kinh doanh, luôn có sự thay đổi nhanh chóng, bản thân luôn phải cập nhật các kiến thức, xu thế mới hàng ngày hàng giờ, những vấn đề cần phải được thích ứng một cách nhanh chóng nhưng bản thân em lại khá khó khăn trong việc thích ứng và thay đổi nhanh như vậy Việc thay đổi từ môi trường nhanh chóng sẽ khiến em bị mất phương hướng trong một thời gian ngắn vì phải bắt đầu lại với những điều mới, tìm cách thích ứnng dần dần.

-Khó làm nhiều việc cùng một lúc: Việc phân tán nhiều luồng suy nghĩ sẽ gây ra nhiều khó khăn với bản thân em, năng lực bản thân em chưa đủ lớn để có giải quyết nhanh chóng từng công việc mà không gây cản trở các công việc khác nhau.

-Có thể tranh luận và không lắng nghe lý khiến của người khác: Vì có tính cách độc lập và kiên định với suy nghĩ của bản thân nên khi có những ý kiến trái chiều em cảm thấy không hợp lý, bản thân em có thể sẽ phớt lờ hoặc nặng hơn sẽ gây ra xung đột -Có thể bỏ qua những chi tiết và vụn vặt của một tình huống: Vì luôn chỉ chú trọng tới kết quả cuối cùng, lợi ích tốt nhất mà em sẽ bỏ quên những chi tiết khác, có thể là những chi vô cùng quan trọng, đây là một tích cách xấu cần cải thiện.

*Kết Luận:

Như vậy, thông qua việc tự đánh giá bản thân dựa trên mô hình DISC, mặc dù vẫn còn tồn tại những yếu điểm về khả năng thích ứng, phớt lờ ý kiến của người khác, bỏ quên những chi tiết nhỏ, nhưng với những thế mạnh về tính kiên định, sự tự tin và có mục tiêu rõ ràng, kết hợp với các khả năng khác cũng ở mức trung bình khá (không quá thấp), em nhận thấy bản thân mình tương đối phù hợp với vai trò người khởi sự kinh

Trang 6

doanh Với em, điều quan trọng nhất vẫn là bản thân có được sự đam mê đối với khởi sự, khi bản thân thực sự mong muốn khởi nghiệp và đặt toàn bộ sự ưu tiên vào nó, thì từ đó mới có thể kiên trì trong việc hoàn thiện bản thân, phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, trau dồi thêm những kiến thức và kỹ năng cần thiết để tạo ra con đường khởi nghiệp thành công cho riêng mình.

* Sự chuẩn bị để trở thành người khởi sự kinh doanh thành công

Để có thể khởi sự kinh doanh thành công, em nghĩ cần phải cố gắng phát huy những điểm mạnh mà bản thân sẵn có, đồng thời cải thiện những điểm yếu, vấn đề bản thân còn tồn, từng bước hoàn thiện con đường dẫn tới thành công mỗi ngày Dựa theo mô hình DISC, em có một số ý sau:

-Năng lực sáng tạo: Đây là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất khi bắt đầu con đường làm giàu của mình Để khởi nghiệp, bản thân cần có nguồn cảm hứng, biết được nhu cầu của thị trường, từ đó mới có ý tưởng và phương hướng khởi sự.

-Vốn kinh doanh: Đây là nguồn nuôi dưỡng cho kế hoạch kinh doanh và là một đòn bẩy cho sự thành công, thực tế để khởi sự cần một lượng vốn nhất định vì không phải cứ kinh doanh là sẽ thành công.

-Sự kiên trì: Sự kiên trì là một yếu tố vô cùng quan trọng bởi vì trong quá trình khởi nghiệp, ta sẽ gặp muôn vàn khó khăn, đặc biệt trong thời gian đầu khi mới chập chững bước chân vào kinh doanh.

-Kiến thức nền tảng cơ bản: Hiện nay muốn làm bất cứ một việc gì trong bất cứ một ngành nghề nào bạn cũng cần phải có kiến thức về ngành nghề đó, nghiên cứu kĩ lưỡng về những kiến thức rong kinh doanh cần phải biết vì khi bước chân ra thương trường, bất cứ ai cũng có thể lợi dụng sự ngờ nghệch của ta để làm bàn đạp cho mục tiêu của họ.

-Hãy làm những gì bản thân yêu thích: Bạn sẽ dành rất nhiều thời gian và công sức để khởi nghiệp, bắt đầu xây dựng một doanh nghiệp và phát triển nó thành một doanh nghiệp thành công, vì vậy điều quan trọng là bạn phải thực sự yêu thích những gì bạn làm Vì chỉ khi được làm những điều đúng với sở thsich, đam mê của mình, bạn mới sẵn sàng cống hiến , hy sinh vì nó, tìm mọi cách để theo đuổi thành công mà không có cảm giác muốn gục ngã, bỏ cuộc.

Trang 7

-Không nên kinh doanh một mình: không nên bắt đầu làm một mình, cần có những người đồng hành chung chí hướng, cùng bước trên 1 con đường để san sẻ giúp đỡ, là chỗ dựa để đứng lên khi gặp khó khăn, nếu làm việc 1 mình, bản thân sẽ rất nhanh nản và từ bỏ.

-Viết một kế hoạch kinh doanh trước khi khởi nghiệp: Có kế hoạch chi tiết là điều vô cùng cần thiết, có ộ trình rõ ràng sẽ giúp bạn sát sao với công việc, biết bản thân mình đã làm những gì , đang ở vị trí nào, cần làm những gì sắp tới mà không lạc hướng -Sức khỏe: Quá trình khởi sự kinh doanh sẽ đòi hỏi phải đánh đổi nhiều thời gian và công sức, công việc sẽ rất vất vả và nhiều áp lực Do vậy chuẩn bị một sức khỏe tốt sẽ giúp em làm việc tích cực và duy trì được tính liên tục của công việc, tránh rơi vào tình trạng kiệt sức, dễ dẫn tới việc sa sút cả về sức khỏe tinh thần.

-Trau dồi kinh nghiệm cần thiết: Kinh nghiệm là một yếu tố quan trọng để bạn có thể đối mặt với những khó khăn và thách thức trong quá trình khởi nghiệp Tìm cho mình một người hướng dẫn đáng tin cậy, học hỏi từ họ sẽ giúp tránh được nhiểu rủi ro và phát triển nhanh chóng.

-Xây dựng thói quen tốt: Thói quen tốt giúp bạn duy trì sự tập trung và năng suất trong công việc, làm việc mỗi ngày lặp đi lặp lại sẽ thành một thói quen tốt, cơ thể bạn sẽ tự khắc ghi điều đó và làm việc mỗi ngày không trì hoãn.

B Bài luận ngắn

Trong môi trường kinh doanh hiện nay, có rất nhiều người đã và đang thành công trên con đường họ lựa chọn, bất cứ ai cũng cũng tạo ra những giá trị riêng của mình, nhưng em xin phép chỉ lấy 3 cái tên nổi bật nhất trong số những doanh nhân thành đạt hiện nay: Phạm Nhật Vượng, Trần Đình Long, Bùi Thành Nhơn.

*Thông tin cơ bản:

-Phạm Nhật Vượng: Ông là người sáng lập và là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tập đoàn Vingroup, một trong những tập đoàn lớn nhất Việt Nam và được biết đến là tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam Ông đã từng làm việc trong ngành thực phẩm ở Ukraine trước khi trở về Việt Nam và thành lập Vingroup.

Trang 8

-Trần Đình Long: Ông là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tập đoàn Hòa Phát, một trong những tập đoàn thép lớn nhất Việt Nam Ông được coi là doanh nhân giàu có và thành công nhất ngành thép Việt Nam.

-Bùi Thành Nhơn: Ông là Chủ tịch của Tập đoàn Novaland, một trong những tập đoàn bất động sản lớn nhất Việt Nam Ông Bùi Thành Nhơn được biết đến là một tỷ phú và là một trong những người giàu nhất Việt Nam.

*Những đặc điểm chung khiến họ thành công trong khởi nghiệp

Để thành công được trong khởi nghiệp, nó bao gồm rất nhiều yếu tố khác nhau, nhưng xét từ 3 doanh nhân thành công, nổi tiếng trên, ta có thể xét tới các đặc điểm, yếu tố chung của họ

- Đam mê: Họ đều theo đuổi đam mê của mình, đam mê là nguồn động lực mạnh mẽ giúp họ vượt qua khó khăn, thử thách trong quá trình khởi nghiệp và nó cũng giúp họ duy trì sự tập trung và nỗ lực không ngừng để phát triển doanh nghiệp.

Phạm Nhật Vượng - Tập đoàn Vingroup: Ông Phạm Nhật Vượng có đam mê mạnh mẽ với việc xây dựng một thương hiệu Việt Nam có đẳng cấp và nổi tiếng trên thế giới Đam mê này đã thúc đẩy ông khởi nghiệp và thành lập Vingroup, một trong những tập đoàn lớn nhất Việt Nam Đây có thể coi vừa là ước mơ, vừa là tham vọng to lớn, ông muốn đưa hình ảnh mảnh đất hình chữ S xuất hiện trên bản đồ tài chính kinh doanh thế giới Giấc mơ đó giúp luôn cố gắng, phát triển ngày càng lớn mạnh.

Trần Đình Long - Tập đoàn Hòa Phát: Ông Trần Đình Long có đam mê mạnh mẽ với ngành thép Ông đã từng hồi tưởng: “Những ngày đầu, tôi chỉ có niềm đam mê và không biết sợ là gì”, đam mê này đã giúp ông vượt qua những khó khăn và thách thức để xây dựng Hòa Phát trở thành một trong những tập đoàn thép lớn nhất Việt Nam Đam mê giữ chân ông không chùn bước, là bàn đạp giúp ông vượt qua vô vàn khó khăn, chông gai để đi tới tương lai tươi sáng như ngày hôm nay.

Bùi Thành Nhơn - Tập đoàn Novaland: Ông Bùi Thành Nhơn có đam mê mạnh mẽ với ngành bất động sản, đam mê này đã giúp ông xây dựng Novaland trở thành một trong những tập đoàn bất động sản lớn nhất Việt Nam Không những thế đam mê còn giúp tạo ra thêm những niềm vui mới từ nguồn lợi nhuận khổng lồ từ bất động sản.

Trang 9

-Tầm nhìn: Họ có tầm nhìn chiến lược sâu rộng cho doanh nghiệp của mình, nó giúp họ xác định được mục tiêu dài hạn và hướng đi cho doanh nghiệp đồng thời cũng giúp họ đưa ra quyết định và hành động phù hợp để đạt được mục tiêu đó.

Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup:

Tập đoàn Vingroup của ông nổi lên nhờ những khu chung cư Vinhome mang phong cách châu Âu hiện đại đầu tiên tại Việt Nam Ông nắm bắt được nhu cầu của tệp khách hàng cao cấp, những người tiêu dùng sẵn sàng chi đậm để có được môi trường sống hiện đại, tân tiến, nhờ đó mà doanh nghiệp của ông đã phát triển nhanh chóng và có tính ổn định lâu dài.Ông cũng nhìn thấy cơ hội từ cuộc cách mạng xe điện và quyết định đầu tư vào ngành công nghiệp ô tô với thương hiệu VinFast khi nhận thấy xu hướng thị trường thay đổi, mọi người muốn hướng tới những con xe thân thiện với môi trường thay vì xe xăng Mục tiêu của ông không chỉ là tạo ra những sản phẩm vật thể đẹp mà còn là tạo ra giá trị tinh thần cho cả dân tộc.

Trần Đình Long - Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát:

Khi khởi nghiệp, ông Trần Đình Long chỉ có niềm đam mê và " không biết sợ là gì”.Ông đã từng tâm sự rằng: “Chúng tôi không tính kế hoạch trong điều kiện thị trường thuận lợi, mà tính đến trường hợp thị trường xấu nhất, mình vẫn sống được” Ông đã nhìn thấy cơ hội từ thị trường thép và quyết định đầu tư vào ngành công nghiệp thép với thương hiệu Hòa Phát.

Bùi Thành Nhơn- Chủ tịch Tập đoàn Novaland:

Ông Nhơn xuất thân là cử nhân ngành chăn nuôi thú y và đã làm việc trong ngành này nhiều năm Ông đã thành lập Công ty TNHH Thành Nhơn vào năm 1992, chuyên về kinh doanh thuốc thú y, nguyên liệu sản xuất thuốc thú y, chất bổ sung thức ăn cho ngành chăn nuôi thú y, thuỷ sản và hoá chất phục vụ các ngành công nghiệp khác Tuy nhiên, vào năm 2007, khi thị trường bất động sản sôi động, ông Nhơn đã quyết định tái cấu trúc công ty và mở rộng hoạt động kinh doanh vào lĩnh vực bất động sản Đây cũng chính là thời điểm mà Novaland được thành lập, ông Nhơn đã dẫn dắt Novaland từ vạch số 0 trở thành nhà phát triển bất động sản lớn tại TP.HCM và dần mở rộng khắp cả nước.

Trang 10

- Quản lý tài chính: cả 3 người họ khi khởi nghiệp đều sử dụng vốn vay mượn từ bạn bè, sử dụng nguồn vốn tài chính triệt để, thu đầu vào rẻ rồi bán với giá thành cao hơn cho người cần.

Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup:

Ông Phạm Nhật Vượng khởi nghiệp bằng việc mở công ty Technocom và nhà hàng Thăng Long tại Ukraina với số vốn vay 10,000 USD từ bạn bè Ông đã tạo ra thương hiệu mì ăn liền Mivina, với nguồn nguyên liệu được nhập khẩu từ Việt Nam, loại mì gói này đã nhanh chóng được người dân tại Ukraine đón nhận.

Trần Đình Long - Chủ tịch Hòa Phát:

Ông Trần Đình Long khởi nghiệp từ ngành kinh doanh thuốc thú y, sau 6 năm tìm hiểu thị trường, vào năm 1992, ông Long và người bạn thân Trần Tuấn Dương quyết định thành lập Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực buôn bán đồ cũ được nhập khẩu từ Nga.

Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch Novaland:

Ông Bùi Thành Nhơn khởi nghiệp trong ngành thuốc thú y, ông thành lập Công ty TNHH Thương mại Thành Nhơn chuyên kinh doanh thuốc thú y, nguyên liệu dược, hóa chất với số vốn khởi điểm là 400 triệu đồng.

-Năng lực lãnh đạo: Những doanh nhân này đã chứng minh rằng khả năng lãnh đạo là một yếu tố quan trọng để thành công trong kinh doanh Họ đã sử dụng khả năng lãnh đạo này để xây dựng các thương hiệu mạnh và tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup:

Ông Phạm Nhật Vượng được biết đến với phong cách lãnh đạo nhạy bén và thận trọng, ông luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhân sự, đồng thời ông sở hữu tầm nhìn dài hạn và luôn lắng nghe ý kiến của khách hàng, ông không ngừng học hỏi và nâng cấp bản thân.

Trần Đình Long - Chủ tịch Hòa Phát:

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w