1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mô Hình Disc Và Kế Hoạch Cá Nhân.pdf

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mô Hình DISC Và Kế Hoạch Cá Nhân
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

A Mô hình DISC và kế hoạch cá nhân 3

I Đánh giá bản thân theo mô hình DISC …

……… 3

II Đánh giá điểm mạnh điểm yếu của bản thân 6

1 Xác định mức độ phù hợp của bản thân với vai trò người khởi sự kinh doanh 6

2 Những điều cần làm để trở thành người khởi sự kinh doanh thành công 7

B Bài luận ngắn 8

C Khảo sát 10

1 Kỹ thuật tìm kiếm các ý tưởng khởi sự kinh doanh 10

2 Trình bày ý tưởng khởi sự kinh doanh 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Khởi nghiệp là chủ đề thời sự, nhận được sự quan tâm rộng rãi trong xã hội Việt Nam cũng như ở nhiều nước khác Doanh nghiệp khởi nghiệp đóng góp phát triển kinh tế chung của đất nước, tạo công ăn việc làm, phát huy nguồn nội lực và sức sáng tạo của người dân Chính phủ đã và đang đề ra hàng loạt các chính sách, giải pháp để hỗ trợ và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệp của giới trẻ.

Khởi sự kinh doanh gắn liền với phát triển kinh tế và tạo của cải, giới thiệu các sản phẩm chu trình giải pháp và dịch vụ mới cho người tiêu dùng và các nhà sản xuất, là công việc có ý nghĩa cho những người thích quyền lực, thách thức và là cơ hội để phát huy tính sáng tạo Như vậy có thể hiểu, Khởi sự kinh doanh là quá trình tạo ra một tổ chức kinh doanh mới độc lập, hoạt động vì lợi nhuận để tận dụng cơ hội thị trường bởi vì loại hình Khởi sự kinh doanh này phù hợp với bối cảnh nghiên cứu ở sinh viên đại học, những đối tượng đang ở thời kỳ lựa chọn nghề nghiệp và định hướng tương lai Khởi sự kinh doanh là một quá trình vì khởi sự kinh doanh liên quan tới nhiều hoạt động (hình thành ý tưởng, lập kế hoạch, chuẩn bị nguồn lực…) diễn ra trong khoảng thời gian dài, chứ không chỉ đơn thuần là quyết định của một thời điểm hoặc một sự kiện.

Trước khi bắt đầu, cần đánh giá bản thân xem mức độ phù hợp với việc khởi sự kinh doanh như thế nào thông qua mô hình DISC Mô hình DISC trong tiếng Anh được gọi là DISC model hay DISC assessment hay DISC personality test Mô hình DISC là mô hình dùng để nhận diện tính cách, hành vi của con người, đặc biệt là trong tuyển dụng nhân sự Người khởi sự khi khởi sự kinh doanh cũng cần biết phân tích đặc điểm, tính cách và hành vi của mình bằng cách vận dụng mô hình DISC để đánh giá bản thân.

Trang 4

A Mô hình DISC và kế hoạch cá nhân

I. Đánh giá bản thân theo mô hình DISC

Dựa trên mô hình DISC, em thấy mình thuộc nhóm Influence (ảnh hưởng) Và các đặc điểm, tính cách cũng như hành vi cá nhân của em được thể hiện như sau:

Đầu tiên, dưới đây là một vài đặc điểm để em tự đánh giá theo mô hình DISC:

Dominance (thống trị):

o Là người có khả năng lãnh đạo, có ý chí mạnh mẽ và quyết đoán.

o Thích nắm quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm.

o Thường là người dẫn đầu trong các nhóm hoặc dự án.

o Thích giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định Influence (ảnh hưởng):

o Là người hướng ngoại, cởi mở và hòa đồng.

o Thích giao tiếp và kết nối với mọi người.

o Có khả năng thuyết phục và truyền cảm hứng cho người

o Có khả năng chịu đựng căng thẳng và áp lực.

o Thường là người đáng tin cậy Conscientiousness (tuân thủ):

o Là người có trách nhiệm và có tổ chức.

o Thích làm việc theo kế hoạch và quy trình.

o Có khả năng tập trung và hoàn thành công việc.

o Thường là người hoàn hảo và cầu toàn.

Trang 5

Dựa trên bảng đánh giá DISC, em thấy bản thân có những điểm mạnh sau:

Em là người có khả năng lãnh đạo, có ý chí mạnh mẽ và quyết đoán.

Thường là người dẫn đầu trong các nhóm hoặc dự án Em là người hướng ngoại, cởi mở và hòa đồng.

Thích giao tiếp và kết nối với mọi người Thích làm việc với mọi người, có khả năng xây dựng mối quan hệ tốt với người khác.

Thường là người tạo ra bầu không khí vui vẻ và tích cực, tạo ảnh hưởng tích cực đến người xung quanh.

Em có khả năng thuyết phục và truyền cảm hứng cho người khác Sáng tạo, có khả năng tìm ra những giải pháp mới.

Những điểm yếu mà em tự nhận thấy: Có thể hơi bốc đồng và thiếu kiên nhẫn Có thể hơi thiếu thực tế và mơ mộng Có thể hơi thiếu tập trung, dễ bị phân tâm Có thể đôi khi thiếu kiên định, dễ thay đổi ý kiến.

Thích nói nhiều, đôi khi có thể nói quá lố, không kiểm soát được lời nói.

Kết luận:

Nhìn chung, khi dựa trên các đánh giá trên, em có thể thấy rằng tính cách của em có sự pha trộn của các nhóm D và I Tuy nhiên, điểm mạnh của em thể hiện rõ nhất ở nhóm I, đặc biệt là các điểm mạnh như em nhận thấy mình là người có tính cách hướng ngoại, hòa đồng, năng động và có khả năng lãnh đạo Em thích giao tiếp và kết nối với mọi người, cũng như giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định Có khả năng sáng tạo, linh hoạt và cởi mở, tuy nhiên đôi khi thiếu kiên định, vô trách nhiệm và dễ bị mất tập trung, dễ bị phân tâm.

Bài học rút ra:

Việc hiểu rõ tính cách của bản thân giúp chúng ta có thể phát huy tối đa điểm mạnh, hạn chế điểm yếu, từ đó lựa chọn công việc, môi trường và mối quan hệ phù hợp Trong trường hợp của cá nhân em, việc thuộc

Trang 6

nhóm tính cách Influence (ảnh hưởng) cho thấy em có khả năng dẫn dắt và truyền cảm hứng tốt Tuy nhiên, em cũng cần lưu ý phát triển các ưu và nhược điểm khác của mình, như khả năng tập trung, kỷ luật, có trách nhiệm và làm việc theo kế hoạch, để có thể phát triển toàn diện hơn nữa.

II. Đánh giá điểm mạnh điểm yếu của bản thân

1 Xác định mức độ phù hợp của bản thân với vai trò người khởi sự kinh doanh

Mức độ phù hợp của bản thân với vai trò người khởi sự kinh doanh phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Qua kết quả đánh giá bản thân theo mô hình DISC em tự nhận thấy điểm mạnh và điểm yếu của mình như sau:

Về điểm mạnh:

Có mục tiêu rõ ràng giúp bản thân xác định hướng đi đúng đắn khi bắt đầu khởi sự kinh doanh, tránh mông lung, mất phương hương khi bắt đầu khởi sự Không có mục tiêu rõ ràng dễ khiến

Trang 7

bản thân bị nản chí vì không biết bắt đầu từ đâu trong việc khởi sự kinh doanh.

Đòi hỏi cao về yếu tố chất lượng hiệu quả, có tính hệ thống trong lập kế hoạch và quản lý, có sức thuyết phục và tạo dựng mối quan hệ là ba đặc điểm đánh giá năng lực quản trị rõ nhất.

Theo mức độ đánh giá, cá nhân em thấy bản thân có năng lực quản trị ở mức khá thêm đặc điểm là sáng tạo và dễ hòa nhập, đồng thời chịu thu thận thông tin, đây là một điểm tốt đối với người khởi sự trong quá trình khởi sự kinh doanh Chịu thu thập thông tin giúp người khởi sự có thêm nhiều kiến thức cần có trong quá trình kinh doanh, cập nhật xu hướng thị trường nhanh để có chiến lược kinh doanh tốt nhất.

Ngoài ra, bản thân em còn là một người trung thực, uy tín và luôn đặt yếu tố chất lượng lên hàng đầu Do đó trong quá trình kinh doanh, em có thể đem lại chất lượng đảm bảo tốt nhất cho khách hàng Bên cạnh đó, em là một người rất tự tin, không ngại đám đông, giỏi ăn nói và thuyết phục người khác sẽ là một điểm mạnh giúp em có thể phát triển công việc kinh doanh thuận lợi hơn Về Điểm yếu:

Sức khỏe

Điều kiện gia đình Tình hình tài chính

Một trong những yếu tố quan trọng để bắt đầu khởi sự kinh doanh hay bất cứ công việc nào khác đó là sức khỏe Sức khỏe là yếu tố giúp người khởi sự có thể chịu được áp lực công việc và kiên trì với công việc của mình Thế nhưng sức khỏe của cá nhân em chưa được ổn định do lười tập thể dục và không khoa học trong việc ăn uống và ngủ nghỉ Bản thân em đã nhận thức rõ về những vấn đề của mình và sẽ cố gắng cải thiện.

Thêm vào đó, kiến thức về kinh doanh còn hạn hẹp, cộng với điều kiện tài chính không có nhiều để bắt đầu công việc kinh doanh Vì vậy, mặc dù bản thân có nhiều điểm mạnh hơn điểm yếu dựa vào bảng đánh giá năng lực kinh doanh, bản thân em vẫn thấy mình chưa thật sự hội tụ đủ các yếu tố để trở thành một người khởi sự kinh doanh tiềm năng Bởi yếu tố quan trọng đầu tiên để có thể

Trang 8

khởi sự kinh doanh thành công là sức khỏe Nếu không có đủ sức khỏe thì em sẽ không thể chịu được áp lực công việc hay những rủi ro trong kinh doanh và sức nặng của thị trường, cũng như điều hành và quản lý doanh nghiệp Do đó, em thấy mình cần phát huy điểm mạnh hơn nữa và khắc phục các điểm yếu đó để trở nên phù hợp hơn với vai trò là người khởi sự kinh doanh.

2 Những điều cần làm để trở thành người khởi sự kinh doanh thành công

Như vậy, sau khi phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, em rút ra được một số điều cần làm và chuẩn bị để trở thành một người khởi sự kinh doanh thành công như sau:

✓ Tìm hiểu, nghiên cứu thị trường và đối tượng khách hàng: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, cần phải biết mình hướng đến ai, đối tượng nào, thị trường hiện tại ra sao thì mới có định hướng để phát triển, tạo độ phù hợp đối với nhu cầu khách hàng Như vậy thì mới có thể tạo ra lợi nhuận ✓ Học hỏi kinh nghiệm từ những người khởi nghiệp thành công

đi trước.

✓ Bổ sung kiến thức về kinh doanh

✓ Khả năng lập kế hoạch kinh doanh và quản lí: Việc có một kế hoạch tốt sẽ giúp doanh nghiệp đi đúng hướng, từ đó có thể đảm bảo sự hiệu quả, thành công và bền vững trong kinh doanh Nếu chọn sai định hướng kinh doanh, hiệu quả của dự án sẽ bằng không và công sức mình bỏ ra sẽ là vô nghĩa ✓ Khả năng tìm nguồn vốn, xây dựng mối quan hệ và hợp tác:

Việc này là rất cần thiết để doanh nghiệp có thể triển khai hoạt động kinh doanh và đầu tư cho doanh nghiệp ✓ Học cách quản lý tài chính để tránh bị thậm hụt ngân sách

trong quá trình kinh doanh.

✓ Kỹ năng giao tiếp, xây dựng mối quan hệ: Giao tiếp tốt giúp chúng ta xây dựng được nhiều mối quan hệ giúp ích cho việc kinh doanh.

Trang 9

✓ Tinh thần chấp nhận rủi ro, dám mạo hiểm: Cần phải có một tinh thần kiên trì, bất chấp, quyết đoán và chấp nhận rủi ro trong hoạt động kinh doanh để vượt qua những thử thách và đi đến thành công, đạt được mục tiêu.

✓ Khả năng sáng tạo, tiếp thu cái mới: Đây là yếu tố quan trọng vì hiện nay thị trường cạnh tranh rất khắc nghiệt Nếu không có sự sáng tạo và mới mẻ thì rất dễ bị bỏ lại phía sau trong ngành mà mình chọn để đi theo.

B Bài luận ngắn: Đánh giá về môi trường khởi sự kinh

doanh hiện nay: những thuận lợi và rủi ro tới từ môi trường (kinh tế vĩ mô, chính sách, thị trường,…)

Khởi sự kinh doanh là quá trình xây dựng một doanh nghiệp mới Đây là một quá trình đầy thử thách và mạo hiểm, nhưng cũng rất tiềm năng và hấp dẫn Trong những năm gần đây, khởi nghiệp đang trở thành một xu hướng phổ biến trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam, môi trường khởi sự kinh doanh ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển Thế nhưng, môi trường khởi sự kinh doanh hiện nay ở Việt Nam vẫn có nhiều thuận lợi và rủi ro Để thành công, các doanh nghiệp khởi nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, nắm bắt được các cơ hội và thách thức của thị trường, đồng thời có sự nỗ lực, sáng tạo và kiên trì Bởi môi trường khởi sự kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Những thuận lợi và rủi ro của môi trường khởi sự kinh doanh hiện nay được chia làm ba nhóm chính gồm: Kinh tế vĩ mô, chính sách và thị trường.

Đầu tiên về những yếu tố thuận lợi Đối với kinh tế vĩ mô thì sự tăng trưởng kinh tế ổn định, GDP bình quân đầu người tăng cao, thu nhập của người dân được cải thiện đã góp phần tạo ra nhu cầu lớn cho các sản phẩm, dịch vụ mới Đồng thời, Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, mở ra cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế rộng lớn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp Về chính sách, chính phủ có nhiều chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, như: giảm thuế, hỗ trợ vốn, đào tạo, tư vấn,

Trang 10

Không những thế xã hội ngày càng quan tâm và ủng hộ khởi nghiệp, tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển Về thị trường, thị trường Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng đa dạng và phong phú đã tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp Cùng với đó là sự phát triển của công nghệ thông tin, internet tạo ra nhiều mô hình kinh doanh mới, giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp dễ dàng tiếp cận thị trường và khách hàng.

Thế nhưng bên cạnh đó vẫn còn tiềm tàng những rủi ro của môi trường khởi sự kinh doanh hiện nay Đối với kinh tế vĩ mô, tỷ lệ lạm phát cao đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong việc quản lý chi phí và định giá sản phẩm, dịch vụ Đồng thời, tỷ giá hối đoái biến động mạnh, gây khó khăn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong việc nhập khẩu nguyên vật liệu và xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ Đối với chính sách, các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp của chính phủ còn thiếu đồng bộ, chưa thực sự hiệu quả Và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi các doanh nghiệp khởi nghiệp phải có năng lực cạnh tranh cao Về thị trường, các đối thủ cạnh tranh lớn, có nhiều kinh nghiệm và nguồn lực, có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp Hơn nữa, sự thay đổi nhanh chóng của nhu cầu thị trường, đòi hỏi các doanh nghiệp khởi nghiệp phải có khả năng thích ứng nhanh.

Chúng ta có thể thấy được môi trường khởi sự kinh doanh hiện nay ở Việt Nam có nhiều thuận lợi, thế nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro Để thành công, đòi hỏi các doanh nghiệp khởi nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, nắm bắt được các cơ hội và thách thức của thị trường, đồng thời có sự nỗ lực, sáng tạo và kiên trì.

Sau đây em xin được đề xuất một số giải pháp giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp giảm thiểu rủi ro và tăng cơ hội thành công Hãy tìm hiểu thật kỹ thị trường, phân tích nhu cầu của khách hàng, xác định đối thủ cạnh tranh và xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp Đồng thời chuẩn bị nguồn lực vững chắc, bao gồm vốn, nhân lực, tài sản, Không những thế, việc tham

Trang 11

gia các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp của chính phủ và các tổ chức, doanh nghiệp cũng góp phần tăng vốn kiến thức về khởi nghiệp và những kiến thức về thị trường cần thiết Liên kết với các doanh nghiệp lớn, các tổ chức đào tạo, tư vấn, để học hỏi kinh nghiệm và tiếp cận thị trường Ngoài ra, hãy thường xuyên cập nhật kiến thức, kỹ năng, xu hướng mới của thị trường

Để tận dụng tối đa các thuận lợi và giảm thiểu các rủi ro, các doanh nghiệp khởi nghiệp cần chú trọng các giải pháp sau Đầu tiền là nâng cao nhận thức về khởi nghiệp: Các doanh nghiệp khởi nghiệp cần hiểu rõ các quy định pháp luật, các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, các cơ hội và thách thức của thị trường, Tiếp đến hãy xây dựng kế hoạch kinh doanh vững chắc: Kế hoạch kinh doanh là kim chỉ nam cho hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp Kế hoạch cần được xây dựng dựa trên nhu cầu thị trường, năng lực của doanh nghiệp và các yếu tố môi trường Ngoài ra, tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ đóng vai trò quan trong không kém, các doanh nghiệp khởi nghiệp cần chủ động tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ từ chính phủ, các tổ chức, doanh nghiệp,

Một số khuyến nghị cho chính phủ và xã hội đó là tiếp tục hoàn thiện các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả Đồng thời tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp Ngoài ra, tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về khởi nghiệp.

Với những thuận lợi và rủi ro như trên, môi trường khởi sự kinh doanh ở Việt Nam đang ngày càng trở nên cạnh tranh và thách thức hơn Tuy nhiên, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và nỗ lực không ngừng, các doanh nghiệp khởi nghiệp vẫn có thể thành công và đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

C Khảo sát:

1 Vận dụng các kỹ thuật tìm kiếm ý tưởng khởi sự kinh doanh

để đưa ra một hoặc một vài ý tưởng khởi sự kinh doanh i Học hỏi từ trải nghiệm mua hàng

Ý tưởng: Kinh doanh quần áo second hand online và offline

Ngày đăng: 09/04/2024, 21:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w