1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên Cứu Công Tác Quản Trị Rủi Ro Về Việc Bị Buộc Thu Hồi Sản Phẩm Tại Thị Trường Châu Âu Của Công Ty Cổ Phần Acecook Việt Nam Bài Thảo Luận Final.pdf

40 12 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Công Tác Quản Trị Rủi Ro Về Việc Bị Buộc Thu Hồi Sản Phẩm Tại Thị Trường Châu Âu Của Công Ty Cổ Phần Acecook Việt Nam
Tác giả Hoàng Thị Diễn, Đỗ Thị Mỹ Duyên, Vị Thị Thùy Dương, Bùi Đình Đạt, Nguyễn Thái Hà, Trần Bảo Hà, Nguyễn Văn Hải, Hàn Ngọc Hằng, Cao Thị Thúy Hiền, Đằng Thanh Hoa
Người hướng dẫn TS. Dương Thị Thúy Nương
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Quản Trị Rủi Ro
Thể loại bài thảo luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 3,7 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 01: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO (9)
    • 1.1. Một số lý luận cơ bản về rủi ro (9)
      • 1.1.1. Khái niệm rủi ro (9)
      • 1.1.2. Đặc điểm rủi ro (9)
      • 1.1.3. Phân loại rủi ro (9)
    • 1.2. Một số lý luận cơ bản về quản trị rủi ro (11)
      • 1.2.1. Khái niệm và vai trò của quản trị rủi ro (11)
      • 1.2.2. Các nguyên tắc của quản trị rủi ro (11)
    • 1.3. Quá trình quản trị rủi ro (0)
      • 1.3.1. Nhận dạng rủi ro (0)
      • 1.3.2. Phân tích rủi ro (0)
      • 1.3.3. Kiểm soát rủi ro (0)
      • 1.3.4. Tài trợ rủi ro (15)
    • 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro trong doanh nghiệp (16)
      • 1.4.1. Các yếu tố bên ngoài (16)
      • 1.4.2. Các yếu tố bên trong (17)
    • 1.5. Tiểu kết chương 01 (18)
  • CHƯƠNG 02: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM (19)
    • 2.1. Tổng quan về công ty (19)
      • 2.1.1. Lịch sử hình thành (19)
      • 2.1.2. Đặc điểm nguồn nhân lực (21)
      • 2.1.3. Cơ cấu tổ chức (23)
      • 2.1.4. Các sản phẩm kinh doanh (24)
      • 2.1.5. Kết quả kinh doanh 2020-2023 (26)
    • 2.2. Công tác quản trị rủi ro tại công ty (26)
      • 2.2.1. Tình huống rủi ro thực tế công ty gặp phải (26)
      • 2.2.2. Phân tích quá trình quản trị rủi ro tại công ty (28)
    • 2.3. Những ưu điểm của công ty trong công tác quản trị rủi ro (33)
    • 2.4. Tiểu kết chương 02 (34)
  • CHƯƠNG 03: BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CHO CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK (35)
    • 3.1. Bài học kinh nghiệm (35)
    • 3.2. Tiểu kết chương 03 (36)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (38)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO

Một số lý luận cơ bản về rủi ro

Rủi ro là một biến cố không chắc chắn mà nếu xảy ra thì sẽ gây tổn thất cho con người hoặc tổ chức nào đó (2017)

Rủi ro trong kinh doanh là một biến cố không chắc chắn trong kinh doanh mà nếu xảy ra thì sẽ gây tổn thất cho cá nhân hoặc tổ chức tham gia hoạt động kinh doanh (2017)

Khi nói đến rủi ro, chúng ta thường nói đến ba đặc trưng cơ bản của chúng, đó là: tính đối xứng của rủi ro, tần suất rủi ro và biên độ rủi ro (2017).

Tính đối xứng của rủi ro là nói lên tính 2 chiều của rủi ro Trong mỗi rủi ro không chỉ mang lại mỗi tổn thất mà bên trong nó luôn tồn tại những cơ hội tiềm ẩn có thể mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Tần suất rủi ro là nói lên tính phổ biến hay mức độ thường xuyên của một biến cố rủi ro Tần suất rủi ro biểu hiện số lần xuất hiện rủi ro trong một khoảng thời gian hay trong tổng số lần quan sát sự kiện.

Biên độ rủi ro là đặc trưng thể hiện mức độ tổn thất mà rủi ro có thể gây ra nếu nó xảy ra Biên độ rủi ro thể hiện tính chất nguy hiểm, mức độ thiệt hại tác động tới chủ thể Biên độ rủi ro thể hiện hậu quả hay tổn thất do rủi ro gây ra Biên độ của rủi ro càng lớn thì tính chất nguy hiểm của rủi ro càng cao.

Do đó, khi phân tích và kiểm soát rủi ro, cần kết hợp phân tích một cách kết hợp cả hai đặc trưng ‘’tần suất’’ và ‘’biên độ’’ của rủi ro

1.1.3.1 Phân loại rủi ro theo nguyên nhân gây ra rủi ro

Rủi ro sự cố là rủi ro gắn liền với sự cố ngoài dự kiến, đây là những rủi ro khách quan khó tránh khỏi (thường gắn liền với các yếu tố bên ngoài) Hậu quả của rủi ro sự cố thường rất nghiêm trọng, khó lường.

Rủi ro cơ hội là rủi ro gắn liền với quá trình ra quyết định của chủ thể bao gồm: rủi ro liên quan đến giai đoạn trước khi ra quyết định; rủi ro trong quá trình ra quyết định; rủi ro ở giai đoạn sau khi ra quyết định.

1.1.3.2 Phân loại rủi ro theo kết quả/hậu quả thu nhận được

Rủi ro thuần túy tồn tại khi có một nguy cơ tổn thất nhưng không có cơ hội kiếm lời được, có nghĩa là rủi ro trong đó không có khả năng có lợi cho chủ thể (rủi ro một chiều).

Rủi ro suy đoán tồn tại khi có một cơ hội kiếm lời cũng như một nguy cơ tổn thất, hay nói cách khác là rủi ro vừa có khả năng có lợi, vừa có khả năng tổn thất.

1.1.3.3 Phân loại rủi ro theo nguồn gốc của rủi ro

Các rủi ro có nguồn gốc từ môi trường vĩ mô: rủi ro chính trị, rủi ro kinh tế, rủi ro pháp lý, rủi ro văn hóa, rủi ro xã hội, rủi ro công nghệ, rủi ro thiên nhiên)

Các rủi ro có nguồn gốc từ môi trường vi mô: rủi ro từ khách hàng, rủi ro từ nhà cung cấp, rủi ro từ đối thủ cạnh tranh, rủi ro từ các cơ quan quản lý công) Các rủi ro từ môi trường bên trong.

1.1.3.4 Phân loại rủi ro theo đối tượng chịu rủi ro

Rủi ro trách nhiệm pháp lý

1.1.3.5 Phân loại rủi ro theo khả năng giảm tổn thất

Rủi ro có thể phân tán là rủi ro có thể giảm bớt tổn thất thông qua những thỏa thuận đóng góp và chia sẻ rủi ro của bên tham gia.

Rủi ro không thể phân tán là rủi ro mà những thỏa thuận đóng góp về tiền bạc hay tài sản không làm giảm tổn thất cho những người có tham gia vào quỹ chung

1.1.3.6 Phân loại rủi ro theo các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp Rủi ro trong giai đoạn khởi sự là rủi ro xảy ra khi doanh nghiệp không được thị trường chấp nhận.

Rủi ro trong giai đoạn phát triển là doanh nghiệp đã được thị trường chấp nhận và bắt đầu phải tính đến mục tiêu lợi nhuận.

Rủi ro trong giai đoạn trưởng thành là doanh nghiệp muốn thu được lợi nhuận cao nhất.

Rủi ro trong giai đoạn suy vong là mục tiêu, lợi nhuận suy giảm và nếu không có biện pháp sẽ dẫn đến phá sản.

Một số lý luận cơ bản về quản trị rủi ro

1.2.1 Khái niệm và vai trò của quản trị rủi ro

Khái niệm: Quản trị rủi ro là quá trình nhận dạng, phân tích (bao gồm cả đo lường, đánh giá) rủi ro, xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm soát, tài trợ để khắc phục các hậu quả của rủi ro (2017).

Vai trò của quản trị rủi ro:

- Nhận dạng, giảm thiểu và triệt tiêu những nguyên nhân gây ra rủi ro.

- Hạn chế, xử lý tốt nhất những hậu quả khi rủi ro xảy ra

- Thực hiện tốt nhất các mục tiêu, chiến lược đã đề ra

- Tối ưu các nguồn lực của tổ chức/ doanh nghiệp.

Các loại rủi ro mà doanh nghiệp phải đối diện bao gồm nhiều loại với nhiều hình thức khác nhau Tuy nhiên xét ở nhóm rủi ro chung thì QTRR doanh nghiệp thường gồm các nhóm rủi ro về hoạt động, vận hành doanh nghiệp, chiến lược, tài chính, an ninh, tuân thủ pháp lý và bảo mật.

1.2.2 Các nguyên tắc của quản trị rủi ro

Nguyên tắc 1: Không chấp nhận rủi ro không cần thiết, chấp nhận rủi ro khi lợi ích lớn hơn chi phí.

Nguyên tắc 2: Ra các quyết định rủi ro ở các cấp thích hợp.

Nguyên tắc 3: Kết hợp QTRR vào hoạch định và vận hành ở các cấp.

Chuyển giao rủi ro là việc doanh nghiệp hành động như thế nào để nếu rủi ro có thể xảy ra thì xảy ra đối với người khác Như vậy, muốn chuyển gia rủi ro thì phải có người chấp nhận rủi ro.

Giảm thiểu rủi ro được áp dụng đối với những rủi ro không thể né tránh hay phòng ngừa một cách tương đối triệt để

Chấp nhận rủi ro là việc doanh nghiệp sẵn sàng đương đầu với rủi ro đó nhưng với một hy vọng hay niềm tin rằng rủi ro không hoặc khó xảy ra.

Phân tán và chia sẻ rủi ro là biện pháp nhằm giảm bớt tổn thất có thể khi rủi ro xảy ra thông qua việc phân tán đối tượng chịu rủi ro hay rủi ro xảy ra với một đối tượng nào đó nhưng có nhiều chủ thể cùng chịu tổn thất đối với mỗi chủ thể được giảm thiểu.

1.3.4.1 Khái niệm và sự cần thiết của tài trợ rủi ro

Khái niệm: Tài trợ rủi ro là hoạt động nhằm tạo và và cung cấp những phương tiện (hay nguồn lực) để khắc phục hậu quả hay bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra, gây quỹ dự phòng cho những chương trình để giảm bớt bất trắc và rủi ro hay để gia tăng những kết quả tích cực (2017).

Tầm quan trọng: Mặc dù đã có những nỗ lực lớn nhất trong việc kiểm soát rủi ro nhưng tổn thất vẫn xuất hiện Do đó, tài trợ rủi ro là một giai đoạn tất yếu của quá trình QTRR.

1.3.4.2 Các biện pháp tài trợ rủi ro

Tự tài trợ là một phương pháp mà theo đó doanh nghiệp nếu bị tổn thất khi rủi ro xảy ra phải tự lo nguồn tài chính để bù đắp tổn thất Nguồn tài chính đó có thể là nguồn tự có của doanh nghiệp, hoặc nguồn vay mượn mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm hoàn trả Tự tài trợ rủi ro có thể chia thành tự tài trợ có kế hoạch và tự tài trợ không có kế hoạch.

Chuyển giao tài trợ rủi ro là việc chuẩn bị một nguồn kinh phí từ bên ngoài để bù đắp tổn thất khi rủi ro xuất hiện Chuyển giao tài trợ có thể thực hiện thông qua việc bảo hiểm hoặc bằng chuyển giao tài trợ phi bảo hiểm.

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro trong doanh nghiệp

1.4.1 Các yếu tố bên ngoài

1.4.1.1 Môi trường vĩ mô (khách quan)

- Các yếu tố kinh tế:

+ Thu nhập quốc dân, tỷ trọng phát triển của các khu vực, ngành. + Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế làm phát sinh các nhu cầu mới cho sự phát triển của các ngành kinh tế quốc dân.

+ Sự ổn định của tiền tệ, giá cả, tỷ giá hối đoái.

+ Tốc độ lạm phát ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi, vốn đầu tư.

- Các yếu tố chính trị pháp luật:,

+ Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chủ trương, chính sách lớn.

+ Hệ thống pháp luật được xây dựng và hoàn thiện tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng.

+ Các quy định về thuế, lệ phí.

+ Các quy định về chế độ hưu trí, trợ cấp thất nghiệp, … có ảnh hưởng đến việc sử dụng và phát huy nguồn nhân lực của các doanh nghiệp.

- Các yếu tố kỹ thuật công nghệ: Ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến chiến lược kinh doanh của các lĩnh vực, ngành cũng như doanh nghiệp Thành tựu của khoa học công nghệ đã làm thay đổi bộ mặt của nhiều lĩnh vực đồng thời làm xuất hiện nhiều lĩnh vực mới buộc các nhà quản lý phải theo dõi thường xuyên, liên tục để có sự thay đổi thích ứng và giảm thiểu rủi ro.

- Các yếu tố văn hoá, xã hội:

+ Sự thay đổi của trình độ dân trí.

+ Sự thay đổi thái độ, tập quán, thói quen tiêu dùng.

+ Sự xuất hiện và hoạt động người tiêu dùng.

+ Sự thay đổi của tháp tuổi, tỷ lệ kết hôn, sinh đẻ, vị trí vai trò của người phụ nữ tại nơi làm việc và trong gia đình.

+ Sự du nhập lối sống mới từ các nền văn hóa trong và ngoài khu vực.

- Các yếu tố tự nhiên:

+ Vị trí địa lý có ảnh hưởng tới chi phí vận chuyển và khả năng cạnh tranh.

+ Khí hậu, thời tiết có ảnh hưởng đến chu kì sản xuất và tiêu dùng trong khu vực, đến nhu cầu về các loại sản phẩm được tiêu dùng, các yêu cầu về sự phù hợp của sản phẩm về vấn đề dự trữ, bảo quản.

+ Các vấn đề về cân bằng hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến yêu cầu phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Các yếu tố dân số, nhân khẩu học:

+ Dân số và tốc độ tăng dân số.

+ Sự chuyển dịch dân cư và xu hướng vận động.

+ Tuổi thọ và cấu trúc độ tuổi.

+ Cơ cấu và quy mô hộ gia đình.

1.4.1.2 Môi trường vi mô (khách quan)

Khách hàng là yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự thành bại của các doanh nghiệp Không có khách hàng thì không có doanh nghiệp. Đối thủ cạnh tranh có thể gây ra cho các doanh nghiệp những tổn thất về doanh thu, lợi nhuận do các doanh nghiệp phải gia tăng chi phí trong kinh doanh, hoặc do bị suy giảm lượng khách hiện có.

Người cung ứng là nguồn gốc của các rủi ro liên quan đến việc thực hiện hợp đồng mua bán giữa họ và các doanh nghiệp.

Các cơ quan hữu quan là các cơ quan quản lý công vừa thực hiện quản lý trực tiếp của nhà nước đối với các doanh nghiệp, vừa cung cấp các dịch vụ công.

1.4.2 Các yếu tố bên trong

Các yếu tố thuộc về nhân lực: Đội ngũ nhân lực cần có trình độ chuyên môn cao, có năng lực và tính linh hoạt, sau đó là cách bố trí, đào tạo và phát triển nhân sự.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro trong doanh nghiệp

1.4.1 Các yếu tố bên ngoài

1.4.1.1 Môi trường vĩ mô (khách quan)

- Các yếu tố kinh tế:

+ Thu nhập quốc dân, tỷ trọng phát triển của các khu vực, ngành. + Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế làm phát sinh các nhu cầu mới cho sự phát triển của các ngành kinh tế quốc dân.

+ Sự ổn định của tiền tệ, giá cả, tỷ giá hối đoái.

+ Tốc độ lạm phát ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi, vốn đầu tư.

- Các yếu tố chính trị pháp luật:,

+ Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chủ trương, chính sách lớn.

+ Hệ thống pháp luật được xây dựng và hoàn thiện tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng.

+ Các quy định về thuế, lệ phí.

+ Các quy định về chế độ hưu trí, trợ cấp thất nghiệp, … có ảnh hưởng đến việc sử dụng và phát huy nguồn nhân lực của các doanh nghiệp.

- Các yếu tố kỹ thuật công nghệ: Ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến chiến lược kinh doanh của các lĩnh vực, ngành cũng như doanh nghiệp Thành tựu của khoa học công nghệ đã làm thay đổi bộ mặt của nhiều lĩnh vực đồng thời làm xuất hiện nhiều lĩnh vực mới buộc các nhà quản lý phải theo dõi thường xuyên, liên tục để có sự thay đổi thích ứng và giảm thiểu rủi ro.

- Các yếu tố văn hoá, xã hội:

+ Sự thay đổi của trình độ dân trí.

+ Sự thay đổi thái độ, tập quán, thói quen tiêu dùng.

+ Sự xuất hiện và hoạt động người tiêu dùng.

+ Sự thay đổi của tháp tuổi, tỷ lệ kết hôn, sinh đẻ, vị trí vai trò của người phụ nữ tại nơi làm việc và trong gia đình.

+ Sự du nhập lối sống mới từ các nền văn hóa trong và ngoài khu vực.

- Các yếu tố tự nhiên:

+ Vị trí địa lý có ảnh hưởng tới chi phí vận chuyển và khả năng cạnh tranh.

+ Khí hậu, thời tiết có ảnh hưởng đến chu kì sản xuất và tiêu dùng trong khu vực, đến nhu cầu về các loại sản phẩm được tiêu dùng, các yêu cầu về sự phù hợp của sản phẩm về vấn đề dự trữ, bảo quản.

+ Các vấn đề về cân bằng hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến yêu cầu phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Các yếu tố dân số, nhân khẩu học:

+ Dân số và tốc độ tăng dân số.

+ Sự chuyển dịch dân cư và xu hướng vận động.

+ Tuổi thọ và cấu trúc độ tuổi.

+ Cơ cấu và quy mô hộ gia đình.

1.4.1.2 Môi trường vi mô (khách quan)

Khách hàng là yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự thành bại của các doanh nghiệp Không có khách hàng thì không có doanh nghiệp. Đối thủ cạnh tranh có thể gây ra cho các doanh nghiệp những tổn thất về doanh thu, lợi nhuận do các doanh nghiệp phải gia tăng chi phí trong kinh doanh, hoặc do bị suy giảm lượng khách hiện có.

Người cung ứng là nguồn gốc của các rủi ro liên quan đến việc thực hiện hợp đồng mua bán giữa họ và các doanh nghiệp.

Các cơ quan hữu quan là các cơ quan quản lý công vừa thực hiện quản lý trực tiếp của nhà nước đối với các doanh nghiệp, vừa cung cấp các dịch vụ công.

1.4.2 Các yếu tố bên trong

Các yếu tố thuộc về nhân lực: Đội ngũ nhân lực cần có trình độ chuyên môn cao, có năng lực và tính linh hoạt, sau đó là cách bố trí, đào tạo và phát triển nhân sự.

Các yếu tố thuộc về tài chính: Cần phân tích khả năng huy động vốn dài hạn và ngắn hạn, chi phối vốn so với toàn ngành và đối thủ cạnh tranh, kế hoạch tài chính và lợi nhuận.

Các yếu tố thuộc về cơ sở vật chất: Nhà xưởng, trang thiết bị máy móc, các dây chuyền công nghệ cần phải phù hợp nhằm tăng năng suất lao động.

Các yếu tố thuộc về văn hoá doanh nghiệp: Văn hóa là hệ thống những

Tiểu kết chương 01

Trong nội dung Chương 1, nhóm tác giả đã trình bày và khái quát về rủi ro và QTRR Qua đó cho chúng ta thấy cơ sở lý thuyết của QTRR trong doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu của chương 1 làm tiền đề vững chắc để nhóm tác giả có thể tiến hành đánh giá Thực trạng công tác QTRR tại Công ty cổ phầnAcecook Việt Nam.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM

Tổng quan về công ty

Tên: Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam

Tên tiếng Anh: Acecook Vietnam Joint Stock Company

Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần

Ban lãnh đạo: Kajiwara Junichi (TGĐ), Hoàng Cao Trí (PTGĐ)

Trụ sở chính: Lô II – 3, Đường số 11, KCN Tân Bình, P Tây Thạnh, Q.

Tân Phú, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 028-38154064/38150969

Lịch sử hình thành: Công ty Acecook Việt Nam là một công ty nổi trội trong lĩnh vực thực phẩm, đặc biệt với sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo Được thành lập vào ngày 15/12/1993, đến nay sau nhiều năm hoạt động, Acecook Việt Nam đã không ngừng phát triển để khẳng định vị thế của mình là một công ty thực phẩm tổng hợp hàng đầu tại Việt Nam và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường (2023)

- Ngày 15/12/1993, công ty Liên Doanh Vifon Acecook được thành lập.

- Ngày 07/07/1995, sản phẩm đầu tiên mì sợi phở “Phở bò” được bày bán tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Ngày 28/02/1996, tham gia vào thị trường xuất khẩu Mỹ Cùng năm

1996, công ty lập thêm chi nhánh tại Cần Thơ.

- Năm 1999, lần đầu tiên đoạt danh hiệu Hàng Việt Nam Chất lượng cao.

- Năm 2000, công ty cho ra đời sản phẩm mới mang tính đột phá - mì ăn liền Hảo Hảo.

Hình 2 1 Mì ăn liền Hảo Hảo

- Năm 2003 đến 2008, đánh dấu hai lần đổi tên của công ty Vào 18/01/2008, công ty được đổi tên thành Công ty cổ phần Acecook Việt Nam

- Năm 2015, Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam đã thay đổi nhận diện thương hiệu mới

Hình 2 2 Logo của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam

- Thông qua con đường ẩm thực để cống hiến cho xã hội Việt Nam.

- Cung cấp sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao mang đến SỨC KHỎE - ANTOÀN - AN TÂM cho khách hàng.

- Trở thành doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hàng đầu Việt Nam có đủ năng lực quản trị để thích ứng với quá trình toàn cầu hóa (Acecook Việt Nam, 2023).

- Top 10 Doanh Nghiệp tiêu biểu có nguồn nhân lực hạnh phúc 2021

- Top 15 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

- Hảo Hảo - Thương hiệu mì ăn liền được chọn mua nhiều nhất năm 2021

- Nhà sản xuất mì ăn liền được chọn mua nhiều nhất năm 2021

- Chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao (2020-2021)

- Bằng Khen Vì Ủng Hộ Chống Covid 19

2.1.2 Đặc điểm nguồn nhân lực

Bảng 2 1 Đặc điểm nguồn nhân lực công ty cổ phần Acecook Việt Nam

Số lượng (người) Tỉ trọng (%)

II Cơ cấu theo trình độ 6050 100

III Cơ cấu nghiệp vụ 6050 100

6 Nghiên cứu và phát triển sản phẩm 376 6,6

Cơ cấu nhân sự theo giới tính tại công ty cổ phần Acecook Việt Nam khá ổn định trong khoảng năm 2018 đến năm 2020 Số lượng lao động nam lớn hơn lao động nữ chủ yếu là do các yếu tố như tính chất công việc đặc thù và sự chênh lệch trong nguồn lao động theo giới tại Việt Nam.

Số lượng nhân viên tốt nghiệp Đại học là chiếm phần trăm cao nhất (22,6%), sau đó là lao động đã tốt nghiệp THPT (21,7%) Những nhân viên có trình độ trên đại học là thiểu số (9,3%) Vậy cơ cấu lao động theo trình độ tại Acecook Việt Nam ứng với môi trường làm việc của họ.

Công ty cổ phần Acecook Việt Nam đang chú trọng tới việc phát triển sản phẩm cũng như sáng tạo ra các sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của thị trường khi số lượng công nhân viên tại phòng ban kế hoạch, nghiên cứu và phát triển sản phẩm là đáng kể Cùng với đó, công ty cũng quan tâm tới vấn đề xuất nhập khẩu và quảng bá các sản phẩm đến với người tiêu dùng.

Hình 2 3 Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Acecook Việt Nam

Hội đồng quản trị: quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, giám sát giám đốc điều hành và các bộ phận quản lý, quyết định các kế hoạch phát sản xuất kinh doanh, xác định các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Ban giám đốc: Thực hiện các quyết định, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty đã được hội đồng quản trị thông qua Soạn thảo quy chế hoạt động tài chính của công ty.

Phòng hành chính: có chức năng quản lý chung về mặt nhân sự công ty.

Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ quản lý và giám sát kỹ thuật của toàn bộ hệ thống sản xuất và thông tin liên lạc của công ty.

Phòng kế toán: lập kế hoạch thu chi, quản lý thu chi trong công ty, kiểm soát các chi phí hoạt động của công ty, quản lý vốn, tài sản, chỉ đạo công tác kế toán trong toàn bộ công ty.

Phòng cơ điện: giám sát, kiểm tra và sửa chữa toàn bộ hệ thống máy móc trong công ty.

Phòng xuất nhập khẩu: phụ trách các hoạt động đối ngoại, phân tích mở rộng thị trường và giới thiệu sản phẩm tại thị trường trong nước và nước ngoài,quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.

Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm: nghiên cứu và phát triển công nghệ, đưa ra các sản phẩm mới phù hợp phục vụ nhu cầu của khách hàng. Phòng kế hoạch: xây dựng các chiến lược kinh doanh cho công ty theo yêu cầu của ban giám đốc nghiên cứu, tổng hợp để tham mưu cho TGĐ xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển, chương trình, dự án…

Phòng Marketing: nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch quảng cáo tiếp thị sản phẩm, đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng, khảo sát hành vi và thái độ của khách hàng đối với sản phẩm của công ty.

Phòng sản xuất: hoạch định kế hoạch sản xuất, khai thác và vận hành hiệu quả dây chuyền sản xuất của công ty, điều hành các nhà máy sản xuất đúng theo yêu cầu và đạt chất lượng tốt

Phòng kinh doanh: Lập kế hoạch quản lý thực hiện kế hoạch kinh doanh cho các chi nhánh, giao dịch với hệ thống nhà phân phối.

Có thể nói, cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam mạng tính chuyên môn hóa cao, mỗi bộ phận có thể phát huy được thế mạnh, trình độ của mình Đồng thời, các phòng ban cũng có sự liên kết chặt chẽ nhờ sự quản lý của Ban Lãnh đạo Nhờ đó, công ty có thể phát triển một cách bền vững.

2.1.4 Các sản phẩm kinh doanh

Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam (2023) đã không ngừng nỗ lực và phát triển lớn mạnh để trở thành công ty thực phẩm tổng hợp hàng đầu tại Việt Nam với vị trí vững chắc trên thị trường, chuyên sản xuất và bán các sản phẩm mì ăn liền, phở, miến, bún, …

Bảng 2 2 Sản phẩm của công ty cổ phần Acecook Việt Nam

LOẠI SẢN PHẨM THƯƠNG HIỆU

Mì Gói Mì Hảo Hảo

Mì Udon Sưki Sưki Đệ Nhất Mì Gia

Mì ly ăn liền CayKay

Mì ly Handy Hảo Hảo

Mì ly mini ăn liền Doraemon

MÌ ly mini ăn liền Handy Hảo Hảo

Phở - Hủ tiếu - Bún Đệ Nhất Phở Phở Xưa & Nay Phở Trộn SiuKay Phở Khô Xưa & Nay

Hủ tiếu khô Nhịp Sống hương vị Nam Vang Bún tươi sấy khô Hằng Nga

Miến trộn Phú Hương Miến Phú Hương Miến Phú Hương yến tiệc Freshlife Mì ly thể thao Sport + Active

Cháo ăn liền Ohayo Viên canh Kanli Muối chấm Hảo Hảo

Hình 2 4 Doanh thu và lợi nhuận của Acecook Việt Nam 2020 - 2023

Doanh thu của Acecook Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ và đồng đều từ năm 2020 với 11.531 tỉ đồng đến 2023 với 14.900 tỉ đồng Tuy nhiên, mặc dù đã có sự tăng trưởng trở lại nhưng lợi nhuận của công ty đã tụt giảm mạnh vào khoảng cuối năm 2021.

Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm trong lợi nhuận của Acecook Việt Nam là do vụ việc sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo vị tôm chua cay bị buộc thu hồi tại thi trường Châu Âu Khi thông tin vụ việc được công bố đã gây ra hoang mang đối với người tiêu dùng Việt Nam, dẫn đến thay đổi hành vi mua sắm của khách hàng.

Công tác quản trị rủi ro tại công ty

2.2.1 Tình huống rủi ro thực tế công ty gặp phải

Theo Báo Kinh tế đô thị (2021), mì Hảo Hảo của Acecook Việt Nam xuất khẩu sang các nước Châu Âu bị cảnh báo và thu hồi do sử dụng chất Ethylene oxide trong sản xuất sản phẩm.

Cụ thể, cơ quan an toàn thực phẩm Ireland (FSAI) ngày 20/8/2021 thông báo, một số lô mì ăn liền nhãn hiệu Hảo Hảo đang bị thu hồi do có chứa chất ethylene oxide Ethylene Oxide không được phép sử dụng trong thực phẩm bán ở thị trường EU mà Ireland là thành viên 3 dòng sản phẩm trong danh sách thu hồi của FSAI bao gồm mì Hảo Hảo vị tôm chua cay (loại 77g, hạn sử dụng đến 24/9/2022), miến Good vị sườn heo (loại 56g, hạn sử dụng đến 10/11/2022), mì Yato vị hải sản (loại 120g, hạn sử dụng đến 30/11/2022) 2 sản phẩm là mì Hảo Hảo và miến Good do công ty Acecook Việt Nam sản xuất, sản phẩm còn lại có xuất xứ từ Trung Quốc FSAI cho biết, thông báo thu hồi tại điểm bán hàng sẽ được hiển thị trong các cửa hàng được cung cấp cùng với các lô liên quan

Theo FSAI, việc tiêu thụ sản phẩm bị nhiễm EO không gây nguy hiểm cấp tính, nhưng có thể gây ra các vấn đề về sức khoẻ nếu sử dụng sản phẩm trong thời gian dài Do đó, cơ quan này khuyến cáo cần hạn chế tối đa với việc tiếp xúc với chất này.

Tiếp đó, trong tháng 8/2021, theo thông báo của của cơ quan chức năng Pháp, mì tôm Hảo Hảo của Acecook Việt Nam có chứa 2-Chloroetanol (2-CE, chất chuyển hóa từ Ethylene Oxide - EO) vượt ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn của EU Việc thu hồi các lô sản phẩm nói trên được cơ quan chức năng Pháp yêu cầu thực hiện trước ngày 31.1.2022 Sản phẩm bị thu hồi có hạn sử dụng tới tháng 3, tháng 5, tháng 8 và tháng 9.2022 Do quy mô kiểm tra, rà soát lại toàn bộ sản phẩm mì ăn liền liên quan nhãn hàng được thu hồi tại Pháp ở phạm vi khá rộng, nên Bộ Công thương cho biết sẽ cần thời gian và sớm công bố kết quả sau khi rà soát, kiểm tra xong.

Còn Đức, Hà Lan và Pháp cũng ra cảnh báo một số lô sản phẩm mì HảoHảo của Acecook Việt Nam vì chứa chất này nhưng không có thông báo thu hồi.Sau đó, Bộ Công thương đã yêu cầu rà soát, kiểm tra toàn bộ danh mục sản phẩm và quy trình sản xuất sản phẩm này đang phân phối trong nước củaAcecook Việt Nam, kết quả cho thấy các sản phẩm bán trong nước của thương hiệu này không có chất ethylene oxide - EO (2021).

2.2.2 Phân tích quá trình quản trị rủi ro tại công ty

Bảng 2 3 Nhận dạng rủi ro tại doanh nghiệp

Mối hiểm họa (Gián tiếp)

Nguy cơ rủi ro (Tổn thất)

Quy trình kiểm soát chất lượng chưa chặt chẽ, chưa có sự kiểm tra lại trước khi xuất khẩu.

Chất lượng sản phẩm bị biến đổi do quá trình vận chuyển gây ra sai sót về vấn đề bảo quản.

Acecook Việt Nam phải chịu tổn thất về chi phí thu hồi sản phẩm, chi phí kiểm tra, chi phí bồi thường cho người tiêu dùng.

Chưa kiểm soát kĩ càng chất lượng của nguyên liệu đầu vào từ các nhà cung cấp, dẫn đến chất lượng đầu vào không đảm bảo.

Sự cạnh tranh gay gắt về giá trong ngành sản xuất mì ăn liền.

Uy tín và hình ảnh thương hiệu Acecook Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và cảnh báo về tình hình nguồn nguyên liệu tự nhiên có thể tạo ra các rủi ro đối với nguồn nguyên liệu

Chưa nghiên cứu kỹ lưỡng hoặc chủ quan trong việc tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm tại thị trường

Quy định về ATTP nói chung và hàm lượng EO trong thực phẩm ở Châu Âu ngày càng nghiêm ngặt.

Acecook Việt Nam có thể phải đối mặt với xử phạt từ các cơ quan chức năng tại Châu Âu.Acecook mất đi thị phần đáng kể tại thị trườngViệt Nam và một số thị trường xuất khẩu và sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường mới.

Bảng 2 4 Phân tích rủi ro tại doanh nghiệp

Quy định về chất lượng sản phẩm của các nước nhập khẩu: Các nước nhập khẩu, đặc biệt là các nước EU, có quy định về chất lượng sản phẩm rất nghiêm ngặt Các quy định này thường xuyên được cập nhật và thay đổi, do đó, doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi và cập nhật để đảm bảo sản phẩm của mình tuân thủ các quy định “Nhà sản xuất đến từ Nhật Bản cho biết do quy định có tính đặc thù riêng của Liên Minh Châu Âu (EU) về cách tính hàm lượng của EO là giá trị gộp của cả EO và 2-CE, nên sự có mặt của chất 2-CE được EU nhận định là không phù hợp với quy định của họ.

Sự cạnh tranh gay gắt trong ngành sản xuất mì ăn liền khiến doanh nghiệp phải cải tiến sản phẩm và giảm giá thành Do đó, khi các đối thủ cạnh tranh có các chiến lược cạnh tranh về giá thành khiến doanh nghiệp dần tập trung vào việc cạnh tranh giá và kiếm lợi nhuận rồi dần lơ là về chất lượng sản phẩm.

Hệ thống kiểm tra chất lượng của Acecook Việt Nam có thể chưa hoàn thiện, dẫn đến việc không phát hiện ra các chất cấm trong sản phẩm Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm có thể chưa được thực hiện thường xuyên và hiệu quả, dẫn đến việc sản phẩm lỗi có thể lọt ra thị trường.

Do Acecook đã chưa cập nhật kịp thời các quy định về chất lượng sản phẩm của EU và các hàm lượng cho phép của các chất khi đưa vào sản phẩm Điều đó khiến cho các sản phẩm của Acecook khi đưa sang thị trường

Việc quản lý nguyên liệu đầu vào của Acecook ViệtNam có thể chưa được thực hiện chặt chẽ, dẫn đến việc sử dụng nguyên liệu không đảm bảo chất lượng Việc kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào có thể chưa được thực hiện thường xuyên và hiệu quả, dẫn đến việc nguyên liệu lỗi có thể được sử dụng để sản xuất.

Hệ thống quản lý chất lượng của Acecook Việt Nam có thể chưa hoàn thiện, dẫn đến việc không kiểm soát được chất lượng sản phẩm một cách hiệu quả Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm có thể chưa được thực hiện thường xuyên và hiệu quả, dẫn đến việc sản phẩm lỗi có thể lọt ra thị trường.

Doanh thu của Acecook Việt Nam sụt giảm đáng kể trong thời gian xảy ra khủng hoảng Theo báo cáo tài chính quý 3/2021 của Acecook Việt Nam, doanh thu thuần của công ty giảm 12% so với cùng kỳ năm trước.

Acecook Việt Nam phải chi trả một khoản chi phí lớn để thu hồi sản phẩm bị lỗi từ thị trường EU.

Acecook Việt Nam phải chi trả chi phí cho các hoạt động khắc phục sự cố, chẳng hạn như kiểm tra chất lượng sản phẩm, cải thiện hệ thống quản lý chất lượng, và truyền thông.

Uy tín và hình ảnh thương hiệu Acecook Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau khi sản phẩm của công ty bị thu hồi tại EU.

Niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm của Acecook Việt Nam cũng bị giảm sút.

Thị phần của Acecook Việt Nam tại thị trường EU bị thu hẹp sau khi sản phẩm của công ty bị thu hồi.

Acecook Việt Nam gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường quốc tế mới trong tương lai.

Acecook Việt Nam đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh trong bối cảnh thị phần bị thu hẹp.

Acecook Việt Nam có thể bị phạt tiền bởi các cơ quan chức năng tại EU do vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm.

Acecook Việt Nam có thể bị kiện tụng bởi người tiêu dùng do bị ảnh hưởng bởi sản phẩm lỗi.

Bảng 2 5 Kiểm soát rủi ro tại doanh nghiệp

Chính sách và pháp luật

Những ưu điểm của công ty trong công tác quản trị rủi ro

Thứ nhất, sau khi nhận được thông tin liên quan đến lô sản phẩm mì Hảo Hảo hương vị tôm chua cay bị thu hồi tại EU từ FSAI thì công ty Acecook đã nhanh chóng và chủ động thu hồi sản phẩm mì Hảo Hảo bị ảnh hưởng khỏi thị trường Việt Nam và quốc tế Việc thu hồi được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả thể hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa Acecook và các cơ quan chức năng và thể hiện được sự trách nhiệm của doanh nghiệp (2021).

Thứ hai, Acecook đã công khai thông tin về vụ việc một cách minh bạch trên website và các kênh truyền thông chính thức của công ty Thông tin được cung cấp đầy đủ, chính xác và cập nhật liên tục, giúp người tiêu dùng hiểu rõ về vụ việc và an tâm sử dụng sản phẩm của Acecook (2021).

Thứ ba, Acecook đã tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng để điều tra nguyên nhân vụ việc và giải quyết hậu quả Việc hợp tác chặt chẽ với cơ quan chức năng thể hiện sự minh bạch và trách nhiệm của Acecook trong vụ việc (2021).

Thứ bốn, Acecook đã tổ chức các buổi gặp gỡ và đối thoại với người tiêu dùng để giải đáp thắc mắc và lấy lại niềm tin của người tiêu dùng Ngoài những điểm trên, Acecook cũng đã thực hiện một số biện pháp khác như đền bù cho người tiêu dùng đã mua sản phẩm bị ảnh hưởng, tổ chức các chương trình khuyến mãi để phục hồi niềm tin khách hàng Đây là một điều rất đáng khen của doanh nghiệp Acecook mà ít doanh nghiệp có thể làm được.

Thứ năm, về công tác nhận dạng rủi ro thì công ty khi có sự việc trên đã nhận dạng rủi ro đến từ hai phía Rủi ro bên trong doanh nghiệp là những rủi ro về khủng hoảng về truyền thông khi mà công ty phản hồi chậm hơn sự phóng đại của dư luận, sản phẩm mì gói chưa đáp ứng được nhu cầu của các nước EU. Còn về rủi ro bên ngoài doanh nghiệp là việc không đáp ứng đủ tiêu chuẩn pháp lý của EU, không kiểm soát được sự phóng đại thông tin của truyền thông.

Thứ sáu, Acecook đã phân tích rất chi tiết về nguyên nhân gây ra rủi ro lần này Về môi trường bên trong công ty: Nguyên vật liệu đầu vào của doanh nghiệp đều có xuất xứ rõ ràng và có độ uy tín nhưng công ty cũng có chỉ ra rằng

EO được sử dụng khử trùng, hun trùng có hiệu quả cao, được phép sử dụng ở nhiều quốc gia cho mục đích kiểm sốt cơn trùng trong một số sản phẩm nông sản, khử khuẩn các nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm (đặc biệt cho gia vị và các loại thảo mộc như ớt bột, tiêu và quế) Trong quá trình sản xuất gói gia vị, có thể bên doanh nghiệp đã sử dụng EO để tránh cho vi khuẩn xâm nhập và bảo quản gia vị được tốt hơn Trong quá trình sản xuất gói gia vị, có thể bên doanh nghiệp đã sử dụng Ethylene Oxide để tránh cho vi khuẩn xâm nhập và bảo quản gia vị được tốt hơn Về môi trường bên ngoài: Về việc thổi phồng thông tin của truyền thông như là việc các trang mạng đưa tin liên tiếp và phóng đại sự việc rằng mì Hảo Hảo của Acecook sử dụng chất cấm là không chính xác.

Thứ bảy, Acecook đã chủ động đầu tư vào các thiết bị kiểm tra chất lượng hiện đại và áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt hơn Việc nâng cao chất lượng sản phẩm giúp doanh nghiệp đảm bảo an toàn thực phẩm và lấy lại niềm tin của khách hàng (2023).

Tiểu kết chương 02

Trong Chương 2, nhóm tác giả đã khái quát về Công ty cổ phần AcecookViệt Nam và công tác QTRR về vấn đề sản phẩm bị thu hồi của công ty Kết quả phân tích ở Chương 2 sẽ làm tiền đề để nhóm tác giả có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm từ quá trình QTRR cho doanh nghiệp.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CHO CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK

Bài học kinh nghiệm

Thứ nhất, Acecook Việt Nam cần xây dựng chiến lược quản lý khủng hoảng hay hệ thống QTRR hiệu quả để có thể xử lý các sự kiện bất ngờ một cách nhanh chóng và hiệu quả Việc này giúp doanh nghiệp giảm thiểu tổn thất và bảo vệ uy tín thương hiệu.

Thứ hai, công ty cần tham gia các hiệp hội ngành hàng và chia sẻ kinh nghiệm với các doanh nghiệp khác Việc tham gia nó sẽ giúp Acecook Việt Nam cập nhật thông tin về các quy định an toàn thực phẩm tại thị trường quốc tế, học hỏi kinh nghiệm QTRR từ các doanh nghiệp khác để từ đó có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ ba, Acecook Việt Nam cần giải quyết khủng hoảng truyền thông bẩn, thổi phồng vụ việc mì ăn liên Hảo Hảo bị thu hồi Công ty cần theo dõi sát sao các kênh truyền thông, bao gồm mạng xã hội, báo chí, diễn đàn để nắm bắt thông tin, xác định và xử lý các nguồn tin giả mạo, tin đồn thất thiệt (2021) Thứ bốn, công ty đưa ra thông tin về vụ việc một cách nhanh chóng và minh bạch ngay sau khi thông tin mì ăn liền Hảo Hảo bị thu hồi tại thị trường Châu Âu Đồng thời phải giải thích rõ ràng nguyên nhân vụ việc, biện pháp khắc phục và cam kết của doanh nghiệp (2021)

Thứ năm, Acecook Việt Nam cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng cùng hợp tác để điều tra vụ việc, bởi thông tin được công bố lại bởi cơ quan chức năng trên các phương tiện truyền thông chính thống hay trên fanpage và website chính thức của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam (2021).

Thứ sáu, công ty cần tăng cường tuyên truyền về an toàn thực phẩm để cho người tiêu dùng có kiến thức để nhận biết về tầm quan trọng của an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đồng thời tránh bị truyền thông “dắt mũi” bởi những thông tin sai lệch.

Tiểu kết chương 03

Trong Chương 3 , nhóm tác giả đã rút ra một số bài học kinh nghiệm từ quá trình QTRR tại Công ty cổ phần Acecook Việt Nam Từ đó cho thấy tầm quan trọng của việc nâng cao tính ứng dụng của việc QTRR tại Acecook ViệtNam nói riêng và các công ty khác nói chung.

Những mối đe dọa gây nên tổn thất có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào, bất cứ giai đoạn nào trong quá trình một doanh nghiệp được thành lập và phát triển Vì vậy, để có thể giảm thiểu những rủi ro, tổn thất thì quá trình QTRR là rất quan trọng và có đóng góp không nhỏ đối với sự thành công của doanh nghiệp

Qua việc nghiên cứu về hành vi quản trị tại Công ty cổ phần Acecook Việt Nam, nhóm tác giả đã hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản về QTRR, đặc biệt là QTRR trong doanh nghiệp, những nhân tố ảnh hưởng và quá trình QTRR Tiếp ngay sau đó, là thực trạng QTRR của Công ty Acecook Việt Nam. Ở phần này, nhóm tác giả đã phân tích quá trình QTRR của doanh nghiệp dựa trên 4 bước: nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro, kiểm soát rủi ro, tài trợ rủi ro. Cuối cùng, nhóm đã rút ra những bài học kinh nghiệm từ quá trình QTRR của công ty để giúp chính công ty cũng như các doanh nghiệp khác có thể tham khảo khi gặp phải những vấn đề, những rủi ro tương tự.

Nhóm tác giả hy vọng đề tài nghiên cứu này có thể đóng góp bước đầu, là cơ sở cho những nghiên cứu sau về quá trình QTRR tại các doanh nghiệp khác.

Ngày đăng: 11/04/2024, 14:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w