1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu công tác quản trị rủi ro trong chuỗi cung ứng của công ty tnhh logwin

61 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 817,14 KB

Cấu trúc

  • 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu (9)
    • 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước (9)
  • 3. Mục đích nghiên cứu (10)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (10)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (11)
  • 6. Kết cấu đề tài (12)
  • CHƯƠNG 1: NHỮNG LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO CHUỖI CUNG ỨNG (0)
    • 1.1. Khái niệm và vai trò chuỗi cung ứng (13)
      • 1.1.1 Khái niệm (13)
      • 1.1.2 Vai trò (13)
      • 1.2.1. Cấu trúc chuỗi cung ứng (14)
      • 1.2.2. Quản trị chuỗi cung ứng (17)
    • 1.3 Quản trị rủi ro trong chuỗi cung ứng (17)
      • 1.3.1 Khái niệm về quản trị rủi ro trong chuỗi cung ứng (17)
      • 1.3.2. Phân loại rủi ro trong chuỗi cung ứng (18)
        • 1.3.2.1 Rủi ro chuỗi cung ứng theo phạm vi (18)
        • 1.3.2.2 Những rủi ro trong chuỗi cung ứng theo nguồn xuất phát (20)
        • 1.3.2.3. Rủi ro nhu cầu (21)
        • 1.3.2.4. Rủi ro hậu cần (21)
        • 1.3.2.5. Rủi ro thông tin (21)
        • 1.3.2.6. Rủi ro môi trường (22)
      • 1.3.3 Quy trình quản trị rủi ro trong chuỗi cung ứng (22)
      • 1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro trong chuỗi cung ứng . 24 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY LOGWIN (24)
    • 2.1. Giới thiệu về công ty Logwin và chuỗi cung ứng của Logwin (28)
      • 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển (28)
      • 2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh/ Ngành nghề kinh doanh (29)
      • 2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức (29)
      • 2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Logwin trong 3 năm gần nhất từ (34)
    • 2.2. Những rủi ro gặp phải của công ty Logwin (35)
      • 2.2.1 Rủi ro nhân lực của công ty Logwin (35)
      • 2.2.2 Rủi ro trong vận tải hàng của công ty Logwin (36)
      • 2.2.3 Rủi ro giá thành (38)
      • 2.2.4 Rủi ro chất lượng (42)
      • 2.2.5 Một số rủi ro khác (44)
  • CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN/ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CÔNG TY LOGWIN (49)
    • 3.1. Kết luận về công tác quản trị rủi ro chuỗi cung ứng của công ty Logwin (49)
      • 3.1.1. Thành công (49)
      • 3.1.2. Tồn tại và nguyên nhân (50)
    • 3.2. Đề xuất giải pháp cho Logwin (54)

Nội dung

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Tình hình nghiên cứu trong nước

Đề tài cũng tham khảo một số nghiên cứu được thực hiện trong nước, gồm có:

+ Đinh Hữu Thạnh và Nguyễn Thị Vân Hà (2019), Đánh giá tầm quan trọng của quản trị rủi ro trong hoạt động Logistics cho các công ty ở Việt Nam, Nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Đai học Giao Thông Vận Tải, Hà Nội Nghiên cứu đã khái quát hóa lý luận về rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động Logistics, nghiên cứu thực trạng công tác quản trị rủi ro trong hoạt động Logistics tại một số công ty điển hình ở Việt Nam, từ đó cho thấy hoạt động quản trị rủi ro tập trung vào bốn yếu tố vật chất, tài chính, thông tin và tổ chức được đánh giá là quan trọng theo các công ty Logistics tại Việt Nam

+ Nguyễn Thu Hương, Phát triển bền vững logistics Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, đến từ Học viện Ngân Hàng Việt Nam Nghiên cứu tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động logistics tại Việt Nam, đặc biệt là dưới tác động của hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và đề xuất một số giải pháp giúp phát triển bền vững ngành logistics

2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước:

+ EvaNedeliaková, VladimíraŠtefancová và AdriánKuka (2018), INNOVATIVE METHODOLOGY FOR QUALITY AND RISK MANAGEMENT IN LOGISTICS PROCESSES OF TRANSPORT UNDERTAKINGS, nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Đại học Žilina, Slovakia Nghiên cứu đã cho thấy việc ứng dụng các mô hình động có vai trò quan trọng trong việc quản trị rủi ro trong các quy trình Logistics

+ Fuchs và Wohinz, RISK MANAGEMENT IN LOGISTICS SYSTEMS (2009), nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Đại học Công nghệ Graz, Áo Nghiên cứu đã trình bày một cách tiếp cận quản lý đã được phát triển để kết hợp các nguyên tắc quản lý hậu cần và quản lý rủi ro, để đối phó với rủi ro gia tăng tiềm năng trong các hệ thống hậu cần phức tạp Quy trình hậu cần hiệu quả và hiệu quả một sự cần thiết cấp thiết trong chuỗi cung ứng hiện đại, từ đó giới thiệu một phương pháp quản lý giúp hiểu được tình hình rủi ro hậu cần và xử lý nó một cách thích hợp

+ Hui Ming Wee, Mauricio F Blos và Wen-Hsiung Yang, Risk management in Logistics, nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Đại học công nghệ Nagaoka, Nhật Bản Nghiên cứu đã thảo luận về chiến lược giảm thiểu rủi ro trong quản lý hậu cần từ góc độ dòng quy trình và cho thấy quản lý rủi ro là một quá trình liên tục, thông qua cải tiến liên tục để duy trì hiệu suất quản lý Logistics để đáp ứng khách hàng.

Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiờn cứu hệ thống húa về mặt lý luận liờn quan ủến hoạt động chuỗi cung ứng và quản trị rủi ro chuỗi cung ứng nhằm vận dụng vào việc quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty Logwin Ngoài ra nhằm đánh giá điểm mạnh và hạn chế để xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng của công ty Logwin

• Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu thực chứng về các hoạt động chuỗi cung ứng của công ty Logwin với các nội dung như sau:

• THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY LOGWIN

• Phân tích rủi ro của Công ty Logwin có thể gặp phải

• Giải pháp hoàn thiện nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro của công ty Logwin

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu là công vụ nghiên cứu khoa học trong thực hiện nhiệm vụ đề tài Phương pháp nghiên cứu khoa học do mục tiêu và đối tượng nghiên cứu quyết định

Phương pháp nghiên cứu: trình bày các phương pháp nghiên cứu mà ta đã sử dụng gồm có một số phương pháp như sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp thống kế toán học

Trong các phương nêu trên

Phương pháp nghiên cứu chủ đạo là phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp đàm thoại là phương pháp chủ đạo

Nhóm nghiên cứu đã thu thập thông tin bằng việc hỏi trực tiếp về hoạt động kinh doanh của Công ty Đối tượng phỏng vấn gồm Người đại diện, một số trưởng phòng và nhân viên trong công ty Nội dung phỏng vấn chủ yếu để làm rõ quan điểm của ban lãnh đạo trong Công ty về quản trị rủi ro và thực trạng công tác quản trị rủi ro tại Công ty TNHH Logwin, một số câu hỏi đặt ra như sau:

- Công ty đã thực hiện công tác quản trị rủi ro hay chưa?

- Công ty đã thành lập các phòng ban chuyên trách thực hiện công tác quản trị rủi ro hay chưa?

- Những rủi ro công ty thường gặp và nguyên nhân do đâu ?

- Những khó khăn mà công ty gặp phải khi thực hiện công tác quản trị rủi ro?

- Trong thời gian tới, công ty có chủ trương hay chính sách gì để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của mình?

Bên cạnh đó, nhóm còn thu thập một số thông tin sẵn có của công ty như: các bản báo cáo tài chính năm 2019 – 20222, thông tin của công ty, trang web của công ty Mặt khác, nhóm còn tham khảo thêm giáo trình quản trị rủi ro, các công trình nghiên cứu của các đề tài khác có liên quan đến đề tài

Phương pháp quan sát, phương pháp thống kê toán học là phương pháp bổ trợ

Kết cấu đề tài

Kết cấu đề tài gồm: Ngoài phần mở đầu, kết luận, và các phụ lục như danh mục viết tắt, danh mục, bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, thì luận văn có bố cục gồm 3 chương:

Chương I: Những lý luận cơ bản về quản trị rủi ro chuỗi cung ứng

Chương II: Thực trạng công tác quản trị rủi ro chuỗi cung ứng của công ty Logwin Chương III: Giải pháp hoàn thiện/nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro của công ty Logwin

NHỮNG LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO CHUỖI CUNG ỨNG

Khái niệm và vai trò chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng là hệ thống không chỉ bao gồm các doanh nghiệp, nhà cung cấp, nhà phân phối sản phẩm mà còn bao gồm hệ thống kho vận, hệ thống bán lẻ và khách hàng (KH) của nó Trong quá trình vận hành của chuỗi, đòi hỏi các nhà phân phối phải gia tăng chất lượng của sản phẩm và dịch vụ, như vậy các nhà phân phối đóng vai trò là nhân vật chủ chốt có đặc quyền trong việc làm chủ dòng thực tế và dòng thông tin trong chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng dần trở thành một nhân tố cốt lõi để doanh nghiệp vận hành tốt và phát triển

Theo D M Lambert, M C Cooper và J D Pagh (1998), “… chuỗi cung ứng không chỉ là một chuỗi của các doanh nghiệp với nhau, mà là mối quan hệ thương mại giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, và quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau” Chuỗi cung ứng được hiểu là một chuỗi các sản phẩm dịch vụ được liên kết chặt chẽ với nhau

Theo C M Harland (2001), chuỗi cung ứng là một chuỗi quản lý chiến lược của một tập hợp các công ty liên mạng, còn Christopher (1998) định nghĩa quản lý chuỗi cung ứng như là một “mạng lưới của các tổ chức có liên quan đến nhau, thông qua mối liên kết từ các hoạt động nhỏ đến hoạt động lớn, và các hoạt động sản xuất tạo ra giá trị cho sản phẩm và dịch vụ của người tiêu dùng cuối cùng” Một cách trực tiếp hay gián tiếp, các “mắt xích” của chuỗi cung ứng tham gia vào hệ thống sản xuất, phân phối sản phẩm, dịch vụ và chịu sự tác động của nhiều nhân tố

Trong kinh doanh, khi giá bán và thu mua ngày càng bị siết chặt, hơn 90% các CEO trên thế giới đã đặt yếu tố quản trị chuỗi cung ứng (SCM) lên hàng đầu Khi thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, yếu tố này tác động lớn đến việc chiếm lĩnh thị trường và sự tín nhiệm của khách hàng Quản trị chuỗi cung ứng tốt, doanh nghiệp không những đạt được lợi nhuận cao, mà còn có thể vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành và ngày càng phát triển bền vững Trên thế giới, nhờ có chuỗi cung ứng hiệu quả mà các tập đoàn lớn như Apple, Sam Sung, Coca-Cola… đã đạt lợi nhuận cao hơn 40% so với đối thủ

Việc quản lý cung ứng SCM (Supply chain management) đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xây dựng trong tình hình hiện nay khi cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao, giá bán cũng như giá thu mua ngày càng bị quản lý chặt chẽ hơn

Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tác động rất lớn đến khả năng vươn xa của doanh nghiệp, khả năng chiếm lĩnh thị trường, cũng như sự tín nhiệm của khách hàng Nếu quản lý chuỗi cung ứng tốt thì doanh nghiệp không những có thể thu được lợi nhuận cao mà còn có thể vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành

Mục đích chủ yếu của bất kì một chuỗi cung ứng nào chính là nhằm thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu khách hàng trong quá trình tạo ra lợi nhuận cho chính doanh nghiệp Chính vì vậy, quản lý chuỗi cung ứng SCM cũng tác động đến chất lượng dịch vụ khách hàng bằng việc đảm bảo phân phối một cách kịp thời và đầy đủ một loại sản phẩm nào đó tới khách hàng, triển khai đáp ứng khách hàng một cách hiệu quả Qua khâu này, doanh nghiệp có thể giảm chi phí lưu kho sản phẩm cũng như lượng tồn kho

Bên cạnh đó, việc quản trị chuỗi cung ứng SCM hiệu quả cũng mang lại một số lợi ích khác cho doanh nghiệp như:

- Giảm thiểu lượng hàng tồn kho từ 25-60%

- Giảm thiểu chi phí cho chuỗi cung ứng từ 25-50%

- Tăng lợi nhuận sau thuế

- Cải thiện vòng cung ứng đơn hàng

- Tăng độ chính xác trong việc dự báo sản xuất

- Giảm chi phí giá thành mỗi sản phẩm và nâng cao lợi nhuận

1.2.1 Cấu trúc chuỗi cung ứng:

Một chuỗi cung ứng đơn giản nhất bao gồm: nhà cung cấp, doanh nghiệp, và khách hàng của doanh nghiệp Đây là những thành phần cơ bản tạo nên một chuỗi cung ứng đơn giản

Nhà cung cấp Nhà sản xuất Khách hàng

Hình 1.1: Mô hình cấu trúc chuỗi cung ứng đơn giản Các chuỗi cung ứng mở rộng ngoài 3 thành phần cơ bản trên, còn thêm 3 thành phần nữa

Thứ nhất là nhà cung cấp của các nhà cung cấp, hay được gọi là nhà cung cấp đầu tiên, ở vị trí đầu tiên của chuỗi cung ứng mở rộng Thứ hai là khách hàng của khách hàng, hay khách hàng cuối cùng, ở vị trí cuối cùng của chuỗi cung ứng mở rộng Cuối cùng là các công ty cung cấp dịch vụ cho những công ty khác trong chuỗi cung ứng Những công ty này chuyên cung cấp các dịch vụ về: logistics, tài chính, marketing, và công nghệ thông tin

Hình 1.2: Mô hình cấu trúc chuỗi cung ứng mở rộng

Chuỗi cung ứng chính là sự kết hợp của nhiều công ty thực hiện những chức năng khác nhau Các công ty đó bao gồm: nhà sản xuất, nhà phân phối hay nhà bán buôn, nhà bán lẻ, những khách hàng cá nhân, hoặc khách hàng tổ chức Hỗ trợ những công ty này là các công ty được biết đến với tên: nhà cung cấp dịch vụ

- Nhà sản xuất: là những tổ chức sản xuất sản phẩm, gồm: các công ty sản xuất nguyên vật liệu, và các công ty sản xuất thành phẩm Các nhà sản xuất nguyên vật liệu như: khai thác khoáng sản, khoan tìm dầu khí, khai thác gỗ và cũng bao gồm những tổ chức trồng trọt, chăn nuôi, hay đánh bắt thủy hải sản Các nhà sản xuất thành phẩm tạo ra sản phẩm từ việc sử dụng nguyên vật liệu và các bộ phận lắp ráp được sản xuất ra từ các công ty khác

Nhà cung cấp đầu tiên

Nhà cung cấp Nhà sản xuất Khách hàng Khách hàng cuối cùng

Nhà cung cấp dịch vụ

Nhà sản xuất cũng có thể tạo ra các sản phẩm vô hình như: nhạc, các sản phẩm giải trí, phần mềm, hoặc các bản thiết kế Hàng hóa cũng có thể là dịch vụ như: cắt cỏ, dọn về sinh văn phòng, tiến hành ca phẫu thuật, hoặc giảng dạy

- Nhà phân phối: là những công ty tiến hành lưu kho một khối lượng hàng hóa từ nhà sản xuất, và phân phối chúng đến khách hàng Nhà phân phối cũng được nhắc đến như nhà bán buôn Về cơ bản, họ bán hàng với khối lượng lớn cho các chủ thể kinh doanh khác Để hạn chế tác động xấu từ sự biến động nhu cầu hàng hóa, nhà phân phối thường lưu kho hàng hóa, rồi tiến hành các hoạt động bán hàng nhằm tìm kiếm, phục vụ khách hàng Để làm thỏa mãn khách hàng, nhà phân phối thực hiện theo tiêu chí giao hàng đúng lúc, đúng địa điểm khách hàng mong muốn Các nhà phân phối thường sở hữu phần lớn hàng hóa lưu kho mà họ mua từ nhà sản xuất rồi bán lại cho khách hàng Bên cạnh việc xúc tiến bán hàng, nhà phân phối còn phải thực hiện các hoạt động khác như: quản lý tồn kho, lưu kho, vận chuyển hàng hóa, cũng như dịch vụ hỗ trợ khách hàng Đôi khi, nhà phân phối chỉ là người môi giới sản phẩm giữa nhà sản xuất và khách hàng Trong trường hợp này, họ không sở hữu hàng hóa, vì thế họ chủ yếu chỉ thực hiện việc xúc tiến bán hàng Với cả hai trường hợp này, nhà phân phối luôn là cầu nối đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến những khách hàng có nhu cầu

- Nhà bán lẻ: lưu trữ và bán hàng với số lượng ít hơn đến khách hàng đại chúng Họ cũng quan tâm nhiều đến sở thích và nhu cầu của khách hàng Quảng cáo kết hợp với giá, lựa chọn sản phẩm, dịch vụ và sự thuận tiện là ưu thế hàng đầu nhằm thu hút khách hàng

- Khách hàng: hay người tiêu dùng là bất kỳ cá nhân, tổ chức mua và sử dụng sản phẩm Khách hàng tổ chức có thể mua sản phẩm để kết hợp với một sản phẩm khác rồi bán chúng Hoặc khách hàng có thể là người tiêu dùng cuối cùng, mua sản phẩm để tiêu dùng, sử dụng nó

Quản trị rủi ro trong chuỗi cung ứng

1.3.1 Khái niệm về quản trị rủi ro trong chuỗi cung ứng

Quản trị rủi ro chuỗi cung ứng (SCRM) là việc thực hiện các chiến lược để quản lý cả rủi ro hàng ngày và rủi ro đặc biệt dọc theo chuỗi cung ứng dựa trên đánh giá rủi ro liên tục với mục tiêu giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tính liên tục" Nói cách khác, SCRM phải áp dụng các công cụ xử lý rủi ro, với các đối tác trong chuỗi cung ứng hoặc của riêng bạn, để đối phó với các rủi ro và sự không chắc chắn gây ra, hoặc ảnh hưởng đến các hoạt động hoặc tài nguyên liên quan đến hậu cần trong chuỗi cung ứng

Một cuộc khảo sát năm 2011 do BCI và Zurich thực hiện cho hơn 559 công ty trên

65 quốc gia cho thấy hơn 85% công ty đã phải chịu ít nhất một sự gián đoạn chuỗi cung ứng trong năm Những người được hỏi cũng lưu ý rằng 40% các sự gián đoạn được báo cáo bắt nguồn từ một nhà cung cấp phụ chứ không phải nhà cung cấp trực tiếp của họ Vì thế nhóm em đã quyết định Nghiên cứu về quản trị rủi ro chuỗi cung ứng tại Công ty Logwin nhằm quản trị rủi ro một cách có chủ động

Ngoài ra còn một số khái niệm khác theo các báo hay các nghiên cứu khác Quản trị rủi ro chuỗi cung ứng: Là việc thực hiện các chiến lược để quản lý các rủi ro hàng ngày và rủi ro đặc biệt dọc theo chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Từ đó, dựa trên các đánh giá này để đưa ra các quyết định nhằm giảm rủi ro và đảm bảo tính liên tục của chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bởi vậy, doanh nghiệp cần có những giải pháp quản trị rủi ro chuỗi cung ứng để xác định và quản lý các rủi ro có thể gặp phải Từ đó có các phương án xử lý, thay thế phù hợp

Việc quản lý hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh, có chỗ đứng trên thị trường, mở rộng chiến lược và khả năng phát triển của doanh nghiệp

1.3.2 Phân loại rủi ro trong chuỗi cung ứng

1.3.2.1 Rủi ro chuỗi cung ứng theo phạm vi a) Rủi ro bên trong (nội bộ)

Rủi ro nội bộ là những rủi ro tồn tại bên trong doanh nghiệp, gây ra những ảnh hưởng xấu đến quá trình vận hành chuỗi cung ứng Doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm đánh giá rủi ro chuỗi cung ứng, các chương trình phân tích chuyên sây hay ứng dụng của IOT (Internet vạn vật) để tìm kiếm, phát hiện và giám sat rủi ro Do vậy, rủi ro chuỗi cung ứng nội bộ có thể được kiểm soát dễ dàng hơn vì chúng nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp bạn Có 5 loại rủi ro nội bộ chính:

• Rủi ro sản xuất: Đề cập đến sự gián đoạn của các hoạt động hoặc quy trình trong nội bộ khiến kế hoạch ban đầu không theo đúng tiến độ

• Rủi ro kinh doanh: Gây ra bởi những thay đổi về nhân sự chủ chốt, quản lý, cấu trúc báo cáo hoặc quy trình kinh doanh, chẳng hạn như cách người mua giao tiếp với nhà cung cấp và khách hàng

• Rủi ro lập kế hoạch và kiểm soát: Xảy ra do dự báo và đánh giá, lập kế hoạch không đầy đủ dẫn đến quản lý kém hiệu quả

• Rủi ro giảm nhẹ và dự phòng: Có thể xảy ra nếu doanh nghiệp của bạn không có kế hoạch dự phòng cho sự gián đoạn chuỗi cung ứng

• Rủi ro văn hóa: Điều này sẽ xảy ra đối với những doanh nghiệp có xu hướng che giấu hoặc trì hoãn những thông tin tiêu cực Các doanh nghiệp như vậy thường phản ứng chậm hơn khi bị tác động bởi các sự kiện bất ngờ b) Rủi ro chuỗi cung ứng từ bên ngoài

Những rủi ro này đến từ bên ngoài doanh nghiệp Cũng đồng nghĩa với việc những rủi ro này sẽ khó dự đoán hơn và thường đòi hỏi nhiều nguồn lực hơn để vượt qua Một số rủi ro chuỗi cung ứng từ bên ngoài thường gặp bao gồm:

• Rủi ro về nhu cầu: Xảy ra khi bạn tính toán sai nhu cầu về sản phẩm, nắm bắt không chính xác nhu cầu của thị trường cũng như của khách hàng và nó thường là kết quả của việc thiếu hiểu biết về xu hướng mua hàng qua từng năm hoặc nhu cầu đột xuất của khách hàng do một số yếu tố khách quan

• Rủi ro về nguồn cung: Xảy ra khi các nguyên liệu thô của doanh nghiệp không được giao đúng hạn hoặc giao thiếu Do đó gây ra sự gián đoạn cho dòng sản phẩm, nguyên liệu hoặc các bộ phận khác

• Rủi ro môi trường: Là kết quả trực tiếp của các vấn đề kinh tế - xã hội, chính trị hoặc các vấn đề khí hậu, thời tiết ảnh hưởng đến bất kỳ khía cạnh nào của chuỗi cung ứng

• Rủi ro kinh doanh: Xảy ra bất cứ khi nào có những thay đổi bất ngờ xảy ra với một trong những đơn vị bạn hợp tác trong chuỗi cung ứng Ví dụ: việc mua hoặc bán một công ty cung cấp

1.3.2.2 Những rủi ro trong chuỗi cung ứng theo nguồn xuất phát

Rủi ro trong chuỗi cung ứng còn có thể phân chia theo nguồn rủi ro xuất phát từ các bên liên quan trong chuỗi cung ứng a) Rủi ro do bên cung cấp

Những vấn đề rủi ro chuỗi cung ứng do bên nhà cung cấp xuất phát từ các nguyên nhân:

• Chất lượng cung cấp kém

• Quy trình kiểm tra không rõ ràng

• Không có bí quyết kỹ thuật (phương pháp kỹ thuật, điều kiện kiểm tra đặc biệt theo yêu cầu, dụng cụ đóng gói… )

• Thay đổi thường xuyên nhà cung cấp

• Nguyên vật liệu quan trọng phức tạp

Các yếu tố rủi ro gây nên cho doanh nghiệp:

• Rủi ro về nguyên vật liệu

• Rủi ro về sở hữu trí tuệ

• Rủi ro về thời gian giao hàng b) Rủi ro do bên sản xuất

Rủi ro chuỗi cung ứng do bên sản xuất xuất phát từ các nguyên nhân:

• Năng lực sản xuất không đủ

• Không linh hoạt về công suất

• Các thủ tục kiểm tra và chấp nhận không rõ ràng

• Chiến lược quản lý, bảo trì tồn kho không phù hợp

• Quá trình thu hồi sản phẩm thường xuyên

Các yếu tố rủi ro:

• Rủi ro gián đoạn sản xuất

• Rủi ro mất năng lực cốt lõi do chia sẻ thiết kế, tài liệu với nhà cung cấp

Rủi ro chuỗi cung ứng do không dự đoán được nhu cầu khách hàng Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro này có thể kể đến như:

• Không dự kiến được nhu cầu của khách hàng hoặc khách hàng không ổn định

• Lỗi trong dự báo nhu cầu

• Sự thay đổi sở thích khách hàng

• Thường xuyên giao hàng chậm

Các yếu tố rủi ro:

Rủi ro chuỗi cung ứng ở bên hậu cần xuất phát từ những lý do:

• Lựa chọn sai phương thức vận tải

• Đóng gói, đánh dấu không đúng

• Thiết kế mạng lưới giao thông kém

Các yếu tố rủi ro:

• Rủi ro về thời gian giao hàng

• Rủi ro về thiệt hại hàng hóa

Rủi ro trong chuỗi cung ứng do gián đoạn thông tin xuất phát từ những lý do như:

• Lựa chọn sai phương tiện truyền thông, chia sẻ thông tin

• Cơ sở hạ tầng thông tin bên ngoài / nội bộ yếu, chưa phát triển

• Hệ thống thông tin không đảm bảo an ninh

Các yếu tố rủi ro:

Giới thiệu về công ty Logwin và chuỗi cung ứng của Logwin

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển a Giới thiệu về Logwin AG

• Tên tổ chức: Công ty TNHH Logwin Air + Ocean Việt Nam

• Có 3 chi nhánh tại Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh

• Ngành nghề kinh doanh: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải

• Email: airocean.vn@logwin-logistics.com

• Website: www.logwin-logistics.com

Là một đối tác bên ngoài, Logwin AG, Grevenmacher (Luxembourg), phát triển các giải pháp dịch vụ và hậu cần tích hợp cho ngành công nghiệp và thương mại Năm 2008, tập đoàn đạt doanh thu 2 tỷ EUR và hiện có khoảng 7.800 nhân viên tại 45 quốc gia Logwin đang hoạt động ở tất cả các thị trường quan trọng trên toàn thế giới và có hơn 400 địa điểm trên tất cả các châu lục Với ba mảng kinh doanh Giải pháp (các giải pháp hậu cần theo hợp đồng hướng đến khách hàng), Air + Ocean (các hoạt động vận tải hàng không và đường biển trên toàn thế giới) và Road + Rail (vận tải đường bộ và đặc biệt ở Trung, Tây và Đông Âu), Logwin AG là một trong những công ty hàng đầu trên thị trường

Phân khúc kinh doanh của Logwin Air + Ocean được đại diện tại hơn 200 địa điểm, bao gồm 98 chi nhánh của riêng mình, trên tất cả các châu lục Ngoài vận tải hàng không và đường biển, khoảng 1.900 nhân viên cung cấp các dịch vụ hậu cần phức tạp và phù hợp đặc biệt Trọng tâm của cam kết quốc tế là ở Châu Âu, Châu Á, Châu Úc, Nam Mỹ và Nam Phi Mạng lưới toàn cầu được củng cố bởi các quan hệ đối tác và hợp tác, bao gồm cả việc trở thành thành viên của nhóm hợp tác vận tải đường biển Group 99 và hợp tác vận tải hàng không TƯƠNG LAI

Logwin AG được liệt kê trong Tiêu chuẩn chính của Sở giao dịch chứng khoán Đức Cổ đông lớn nhất là DELTON AG, Bad Homburg (Đức) b Logwin tại Việt Nam

Logwin cũng có thể nhìn lại lịch sử 20 năm của công ty tại Việt Nam Ngày nay, nhà cung cấp dịch vụ hậu cần sử dụng 40 nhân viên tại đây và điều hành ba chi nhánh tại các thành phố lớn nhất Việt Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Hải Phòng Tổng cộng 4.000 mét vuông không gian lưu trữ có sẵn tại các địa điểm này - ví dụ như tại Hà Nội, Logwin sử dụng một nhà kho 2.000 mét vuông cho các sản phẩm dệt may chất lượng cao

Danh mục dịch vụ của Logwin tại Thái Lan và Việt Nam bao gồm quản lý vận tải, kho bãi và thủ tục hải quan cũng như các dịch vụ giá trị gia tăng phong phú Khách hàng từ các ngành khác nhau - chẳng hạn như ô tô, thời trang hoặc y tế - sử dụng bí quyết này

2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh/ Ngành nghề kinh doanh

• Kho bãi và lưu giữ hàng hóa

Chi tết: Dịch vụ kho bãi ( CPC 742) ( Trừ kinh doanh bất động sản)

• Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải

Chi tiết: - Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa ( Doanh nghiệp không trực tiếp tham gia vận tải hàng hóa ); ( CPC 748)

Kiểm tra vận đơn; dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, giám định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; giám định hàng hóa; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải Các dịch vụ này được thực hiện thay mặt chủ hàng ( CPC 749)

• Hoạt động của đại lý và môi giới bảo hiểm

Chi tiết: Dịch vụ Đại lý bảo hiểm ( Doanh nghiệp chỉ được triển khai thực hiện dịch vụ đại lý bảo hiểm khi đã ký hợp đồng đại lý bảo hiểm với doanh nghiệp mà mình đang làm đại lý; và không được đồng thời làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm khác nếu không được chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm mà mình đang làm đại lý)

Kiểm tra và phân tích kỹ thuật

• Chi tiết: Dịch vụ phân tích và kiểm tra kỹ thuật ( CPC 8676)

2.1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức

Hình 2.1 Mô hình cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty Logwin Chủ tịch hội đồng quản trị : Vai trò quan trọng nhất của Chủ tịch hội đồng quản trị là đảm bảo rằng, hội đồng quản trị thể hiện sự lãnh đạo (và kiểm soát) mà mọi người mong đợi ở hội đồng quản trị Do đó, việc lãnh đạo có tính chuyên nghiệp từ các cuộc họp hội đồng quản trị là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất Nguồn lực mà Chủ tịch hội đồng quản trị nắm giữ và phải tận dụng tốt, đó là thời gian và tài năng của các thành viên hội đồng quản trị Chủ tịch hội đồng quản trị đóng vai trò trung tâm, làm việc với và thông qua Giám đốc (Tổng giám đốc) tác động đến công ty thể hiện sự liên hệ, nhưng không tác động trực tiếp vào hoạt động bình thường của công ty Chủ tịch hội đồng quản trị là người kiến tạo sự thống nhất của các thành viên hội đồng quản trị và tránh cạnh tranh với Giám đốc (Tổng giám đốc)

Bên cạnh đó, chủ tịch hội đồng quản trị chịu trách nhiệm dẫn dắt hội đồng quản trị, đảm bảo tính hiệu quả của hội đồng quản trị ở tất cả mọi góc độ, lịch trình hoạt động Chủ tịch hội đồng quản trị đóng vai trò chính trong việc cung cấp thông tin cho các thành viên hội đồng quản trị một cách chính xác và kịp thời và đảm bảo việc truyền thông đến các cổ đông một cách hiệu quả Chủ tịch hội đồng quản trị cũng chính là người tổ chức đánh giá thường xuyên kết quả/hiệu quả làm việc của hội đồng quản trị, các thành viên hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) hoặc Ban điều hành Trách nhiệm của Chủ tịch hội đồng quản trị là xây dựng một cơ chế hoạt động hiệu quả cho các thành viên hội đồng quản trị độc lập nhằm giúp họ có thể đóng góp nhiều nhất cho công ty, là đảm bảo mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên, đặc biệt là giữa những thành viên hội đồng quản trị điều hành và thành viên hội đồng quản trị độc lập

Giám đốc: Giám đốc doanh nghiệp là người có ảnh hưởng quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp Giám đốc phải là người tập hợp được trí tuệ của mọi người lao động trong công ty, bảo đảm có quyết định đúng đắn, đem lại hiệu quả kinh tế cao Bên cạnh đó, giám đốc là tổ chức bộ máy quản trị đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, bố trí hợp lý, cân đối lực lượng nhà quản trị đảm bảo quan hệ bền vững trong tổ chức, hoạt động ăn khớp, nhịp nhàng, hoàn thành tốt mục tiêu đã đề ra Giám đốc phải có trách nhiệm về đảm bảo và phát triển vốn và cũng là người làm ra của cải cho công ty Mặt khác, giám đốc cũng chịu trách nhiệm về việc làm, lương, thu nhập và đời sống của các thành viên trong công ty cũng như phải nâng cao đời sống tinh thần và trình độ của đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp của mình

Phó giám đốc: Phó giám đốc như là một cánh tay đắc lực của Giám đốc

Công việc của một Phó giám đốc bao gồm phân công, bố trí nhân sự, đôn đốc và quản lý nguồn lực theo đúng quy định của công ty Ngoài ra còn đào tạo, đánh giá khen thưởng nhân viên, tham gia phỏng vấn và đào tạo nhân viên mới Dẫn dắt, phát triển đội ngũ nhân sự đáp ứng yêu cầu, chức năng và nhiệm vụ của họ

Phó giám đốc có nhiệm vụ hỗ trợ các bộ phận, điều phối ngân sách, lập kế hoạch để đảm bảo quá trình hoạt động trơn tru Trao đổi với Giám đốc, thảo luận về các lựa chọn để có quyết định chính sách phù hợp Bên cạnh đó, Phó giám đốc còn ban hành quy chế, quy định về văn hóa doanh nghiệp Đề xuất với ban giám đốc ứng dụng công nghệ mới, biện pháp quản lý hiệu quả phù hợp với tổ chức

Phòng tổ chức hành chính: Phòng Tổ chức - Hành chính là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp Giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, quy hoạch, hành chính, văn thư, lưu trữ, y tế Các thành viên tham gia góp ý xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực công tác thuộc chức năng tham mưu của phòng Phòng tổ chức hành chính còn có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc trong công tác sắp xếp, bố trí nhân sự của các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng kế hoạch, tiền lương, công tác tuyển dụng, quản lý công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật Chủ trì xây dựng trình Giám đốc ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ

Bên cạnh đó họ còn thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, từ chức, miễn nhiệm, chuyển đổi vị trí công tác theo quy định và phân cấp quản lý, thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với người lao động thuộc phạm vi quản lý của công ty; công tác tiền lương, nâng bậc lương, chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp; giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, nghỉ hưu, thôi việc cho người lao động Thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với người lao động và khám sức khỏe định kỳ cho người lao động

Phòng khai thác: Chức năng của phòng khai thác là tham mưu, tư vấn cho Ban giám đốc công ty về các vấn đề liên quan đến việc quản lý quá trình thực hiện khai thác dự án Đồng thời nghiên cứu, tìm ra phương án hiệu quả để phát triển các dự án nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của thị trường Từ đó doanh nghiệp có thể hoàn thành các chiến lược kinh doanh và đạt được sự tăng trưởng kinh tế mong muốn

Những rủi ro gặp phải của công ty Logwin

2.2.1 Rủi ro nhân lực của công ty Logwin

- Nhân sự là nguồn lực được xem là có yếu tố quyết định đến sự thành bại của tổ chức Tại công ty Logwin, tùy vào năng lực và chuyên môn, để đào tạo một nhân viên thành thạo nghiệp vụ trong mỗi bộ phận, bình quân mất khoảng 1,5-2 năm và mất 3-4 năm đối với vị trí Trưởng phòng Tuy nhiên, trong những năm vừa qua có sự thay đổi vị trí trưởng phòng kinh doanh quốc tế và một số vị trí nhân viên xuất nhập khẩu Quan sát cho thấy các nhân sự này chuyển sang làm cho các doanh nghiệp khác cùng ngành Điều này cho thấy công tác giữ chân nhân sự tại công ty vẫn chưa được hiệu quả cao Mặc khác, Công ty vẫn đang thiếu nhân sự đảm trách phân tích và dự báo chuyên sâu về thị trường làm cho công tác hoạch định kinh doanh không theo kịp với sự biến động của thị trường Để giữ chân và thu hút những người tài làm việc lâu dài, công ty Logwin đang có chính sách đào tạo, huấn luyện tại chỗ đối với các nhân viên có chuyên môn và tâm huyết để làm nền tảng kế thừa Công ty Logwin đang sử dụng dịch vụ từ các công ty tư vấn chuyên ngành ở nước ngoài cho công tác phân tích và dự báo chuyên sâu về thị trường được tốt hơn Hơn nữa, công ty Logwin cũng ban hành các quy định về đãi ngộ, trợ cấp, thưởng, v.v Mặc khác, Công ty cũng định kỳ cử các nhân viên đi tham gia tập huấn chuyên môn về chứng khoán phái sinh, tài chính, hải quan nhằm cập nhật và nâng cao kiến thức Ngoài ra, Công ty cũng thường xuyên tổ chức các buổi tiệc giao lưu cho các nhân viên của mình giúp tăng sự đoàn kết nội bộ; tiến hành hỏi thăm tặng quà cho các cán bộ công nhân viên trong các dịp quan trọng giúp cho mọi người gắn bó với Công ty hơn

- Công tác quản lý điều phối hoạt động giữa các phòng ban vẫn chưa hiệu quả cao, đặc biệt là bộ phận kinh doanh quốc tế và xuất nhập khẩu Với đặc thù là doanh nghiệp thương mại dịch vụ, hai bộ phận này có mối liên hệ chặc chẽ và xuyên suốt với nhau trong các hoạt động của mình Trường hợp các thông tin giữa hai bộ phận không được cập nhật, truyền đạt kịp thời không những gây ra sự đứt gãy trong chuỗi hoạt động của công ty mà còn gây ra tổn thất nhân lực và tài lực nếu sự cố xảy ra không được giải quyết Để giải quyết vấn đề trên, công ty Logwin có lập ra bảng Quy trình Hoạt động (Standard of Operations) quy định nhiệm vụ, nghĩa vụ và các bước thực hiện của từng bộ phận Thông qua những quy trình này, Công ty có thể phát hiện ra những sai sót, nút thắt khi có sự cố phát sinh nhằm xử lý kịp thời

2.2.2 Rủi ro trong vận tải hàng của công ty Logwin

- Với đặc thù là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải, phần lớn loại tàu sử dụng là Supra-max và Panamax có thể chở 50.000-70.000 tấn nên chi phí xăng dầu chiếm phần lớn trong giá thành Tình hình địa chính trị trên thế giới làm cho giá xăng dầu biến động không thể lường trước được, đặc biệt là năm vừa qua giá ở mức 100 đô la/tấn giảm còn 40 đô la/tấn sau đó bật trở lại 60-70 đô la/tấn làm cho công tác dự báo cước phí tàu rất khó khăn Mặc khác, theo quy định của Tổ chức Hàng hải Quốc tế về việc điều chỉnh mức khí thải làm cho các đội tàu cần trang bị thêm thiết bị lọc, sử dụng động cơ hiện đại hơn làm tăng cước phí trong thời gian gần đây Nhằm theo dõi tình hình biến động nguồn cung-cầu thị trường tàu rời trên thế giới để đưa ra quyết định thuê tàu với giá hợp lý vào từng thời điểm, từng tháng giao hàng, công ty Logwin sẽ phối hợp với bộ phận thuê tàu để tiến hành theo dõi, cập nhật, phân tích và đánh giá Chỉ số thuê tàu hàng khô Baltic (Baltic Dry Index-BDI) Chỉ số BDI gián tiếp đánh giá nguồn cung và cầu trên toàn thế giới đối với hàng hóa vận chuyển trên các tàu hàng rời như vật liệu xây dựng, than đá, quặng kim loại và ngũ cốc Chỉ số BDI xuất hiện từ ngày 4/1/1985, khi Sở giao dịch Baltic (Baltic Exchange) - trụ sở tại London, Anh Quốc, bắt đầu công bố một chỉ số cước hàng ngày có tên là Chỉ số cước Baltic (Baltic Freight Index – BFI), tiền thân của BDI Ban đầu, BFI bao gồm 13 tuyến vận tải chuyên chở hàng hóa chủ yếu là phân bón, than đá Sau đó, BFI được xây dựng làm cơ chế thanh toán cho loại hợp đồng mới ra đời tên là Baltic International Freight Futures Exchange (BIFFEX) Chỉ số BFI nhanh chóng nhận được sử thừa nhận rộng rãi trên phạm phí toàn cầu như là một phương pháp chung đáng tin cậy nhất của thị trường cước tàu hàng khô Đầu tháng 11/1999, chỉ số BDI đã thay thế BFI như một công cụ thanh toán cho BIFFEX Và BDI khi đó mới ra đời, được tính bằng bình quân của 3 chỉ số BPI, BCI, BHSI Chỉ số BDI được coi là chỉ số chung của thị trường hàng rời khô Tính đến tháng 10/2010, BDI được tính toán dựa trên 20 tuyến vận tải riêng biệt, bằng bình quân của 4 chỉ số BCI, BPI,BHSI, BSI (tương ứng các loại tàu hàng khô rời Capesize, Panamax, Handysize và Supramax vận chuyển một loạt các mặt hàng như than đá, quặng sắt và ngũ cốc Chỉ số BDI được cập nhật hàng ngày trong tuần (từ thứ hai đến thứ sáu), ở các tuyến khác nhau sẽ có các thông tin về giá cả được các nhà môi giới viên gửi tới Thông thường, giá cước thực tế ở các tuyến được chọn sẽ được gửi về cho sàn Baltic Từ đó, giá cước từng tuyến sẽ được sàn Baltic tính theo công thức có sẵn

Công thức tính BDI như sau:

BDI = ((CapesizeTCavg + PanamaxTCavg + SupramaxTCavg + HandysizeTCavg)/

- TCavg = Time charter average: mức cước thuê hạn định bình quân (của mỗi cỡ tàu Capesize, Panamax, Supramax, Handysize)

- 0.113473601 là một hệ số, lần đầu tiên được áp dụng khi BDI thay thế cho BFI, và hệ số này được thay đổi theo các năm khi các chỉ số thành phần và phương pháp tính toán được thay đổi

Do hàng rời chủ yếu bao gồm các vật liệu đóng vai trò nguyên liệu đầu vào cho sản xuất các sản phẩm trung gian hoặc thành phẩm như bê tông, điện, thép và thực phẩm Do vậy, chỉ số BDI được coi là một trong những chỉ số kinh tế quan trọng hàng đầu bởi nó dự đoán sự tăng trưởng của các hoạt động kinh tế trong tương lai Thời gian tàu chạy lâu và qua nhiều khu vực địa lý cũng mang lại rủi ro đối với hàng hóa, chẳng hạn như tàu bị mắc cạn, cướp biển, bão, tàu đâm nhau, v.v Do đó, bộ phận thuê tàu của công ty ưu tiên thực hiện thuê tàu để chuyên chở các mặt hàng này phải mới, hiện đại và tuổi đời hoạt động 12 năm trở lại Tại những quốc gia như Mỹ, Brazil, Argentina và Úc chuyên xuất khẩu các mặt hàng ngô, đậu tương và lúa mì, trang thiết bị kho tàng, cần cẩu, băng chuyền phục vụ việc chất hàng lên tàu rất hiện đại rút ngắn thời gian lưu tàu Trong khi đó tại Việt Nam chỉ có một số cảng lớn ở miền Nam: cảng Cái Mép, SPPSA, ODA Thị Vải, Phú Mỹ, PTSC và ở miền Bắc: cảng Cái Lân mới có đủ trang thiết bị và nhân lực, cầu bến, độ sâu, luồng tàu, v.v , điều này sẽ dẫn đến tình trạng kẹt cầu cảng vào một số thời điểm làm cho tàu đến cảng phải chờ vài ngày mới đến lượt vào cầu cảng dỡ hàng, dẫn đến thời gian lưu tàu lâu hơn và các chủ tàu có xu hướng tăng cước phí chuyên chở về các cảng này về sau này Đối với bên nhận hàng là các khách hàng tại Việt Nam, tùy vào vị trí nhà máy, kho bãi của mình, hầu hết mặt hàng đều được tiếp nhận bằng xe tải và một số tiếp nhận bằng xà lan Với tình hình giao thông Việt Nam vẫn chưa kết nối đồng bộ, thời gian vận chuyển hàng từ cảng về nhà máy, kho sẽ lâu hơn gây ảnh hưởng đến thời gian dỡ hàng của tàu và lúc đó thời gian lưu tàu sẽ lâu hơn

Rủi ro giá thành chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố chính: lạm phát và biến động Việc tăng giá đột ngột có thể ảnh hưởng lớn đến các thị trường dễ bị tác động Một biện pháp để kiểm soát tình trạng này là ký kết hợp đồng dài hạn, có thể giúp giảm tác động của các đợt tăng giá trong tương lai Tuy nhiên, biện pháp này cũng có mặt hạn chế là mất tính linh động Đặc biệt, khi giảm phát diễn ra và giá thành đã cố định dài hạn, công ty cũng sẽ bị thiệt hại lớn

Nhân tố thứ hai liên quan đến rủi ro giá thành là biến động thị trường Tình trạng này diễn ra khi thị trường thay đổi nhanh, đột ngột khó dự đoán Khi thị trường biến động, trượt giá có thể diễn ra bất ngờ, đồng thời việc hoạch định kế hoạch cũng khó khăn hơn Thị trường hàng hóa dễ bị biến động nhất, dẫn đến người mua trong thị trường này thường ký các hợp đồng bảo đảm trong đó giá sản phẩm có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị hiện tại nhưng về lâu về dài sẽ có lợi cho người mua

Năm 2022 là năm mà hoạt động xuất khẩu được kỳ vọng sẽ tiếp tục khởi sắc nhờ vào sự phục hồi của nền kinh tế thế giới và các cam kết về thuế quan ưu đãi mà các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam tham gia được thực thi đầy đủ hơn Cùng với đó, làn sóng chuyển dịch đầu tư để tái cơ cấu chuỗi cung ứng của các tập đoàn nước ngoài với quy mô sản xuất lớn và mạng lưới khách hàng rộng khắp sẽ là động lực mới cho hoạt động xuất nhập khẩu

Rõ ràng khi kinh tế phục hồi dần, đại dịch không còn là mối nguy lớn, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng sẽ hồi phục, từ đó đẩy tổng cầu đi lên Tuy nhiên điều này cũng có thể làm tăng mức độ rủi ro giá cả bị đẩy lên nếu tổng cung chưa kịp phục hồi theo, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng chuỗi cung ứng vốn được dự báo chỉ là vấn đề ngắn hạn nhiều khả năng sẽ kéo dài trong năm 2022

Hình 2.2 Biểu đồ tăng CPI qua các năm

Khi nền kinh tế thế giới dần phục hồi, giá cả hàng hóa có xu hướng gia tăng, một số mặt hàng như xăng dầu đã tăng rất cao, nhiều nước phát triển đã ghi nhận mức lạm phát cao nhất lịch sử Tại Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2021 tăng 6,2% so với năm 2020, cao nhất hơn 30 Lạm phát của Hàn Quốc cũng lần đầu tiên vượt mức 3%, cao nhất kể từ năm 2012 Tại châu Âu, giá năng lượng tăng cao đẩy lạm phát tháng 9/2021 của khu vực đồng euro lên cao nhất trong 13 năm

Qua đó khiến cho chi phí hoạt động logistics tăng cao dẫn đến rủi ro trong hoạt động logistics không hiệu quả Theo các nhà quản trị rủi ro của Logwin, việc tự thực hiện hoạt động logistics sẽ phát sinh nhiều chi phí và gây lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp Do tự thực hiện tất cả các khâu trong hoạt động logistics, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra nhiều chi phí để đầu tư cho hệ thống kho bãi, phương tiện vận tải, phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị bốc xếp, nhân lực quản lý… Điều này cũng khiến bộ máy doanh nghiệp phình to cồng kềnh, gây nhiều rủi ro, lãng phí nếu không khai thác được hết công suất của kho bãi, phương tiện, hoặc hàng hóa bị ách tắc trong các khâu vận hành… Hơn thế nữa, đối với các chuỗi cung ứng, doanh nghiệp đảm nhiệm dịch vụ logistics còn phải đảm bảo kho hàng đủ lớn, với đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, riêng biệt Chi phí quản lý và kho bãi sẽ tăng cao hơn nữa khi quỹ đất dành cho kho hàng ở các thành phố lớn ngày càng hạn hẹp… Khi chi phí logistics tăng cao, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ giảm sút, khiến suy giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Theo đánh giá về chi phí cho hoạt động logistics, 31/45 doanh nghiệp khảo sát (chiếm 69%) đồng ý rằng “Chi phí cho hệ thống logistics của doanh nghiệp đang chiếm khá cao trong tổng chi phí hàng hóa”

Dịch vụ kho bãi và vận chuyển của Logwin còn yếu Logwin không có hệ thống kho bãi, các hoạt động kho bãi đều phải đi thuê ngoài Bên cạnh đó hệ thống vận tải và trang thiết bị xếp dỡ của Logwin còn thiếu và yếu Hệ thống xe chở container của Logwin mới chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu Do vậy công ty phải thuê ngoài tới 80% năng lực vận tải Tuy nhiên, thuê ngoài nhưng năng lực quản lý của Logwin bộc lộ nhiều hạn chế dẫn đến tình trạng gặp nhiều rủi ro trong các khâu chi phí về các kho bãi cũng như chi phí vận tải Bên cạnh đó về phương thức vận tải, vận tải bằng đường hàng không chưa được phổ biến, mà chủ yếu bằng phương tiện vận tải đường bộ tại Việt Nam điều này cũng làm tăng chi phí vận chuyển lên cao do Logwin chủ yếu vận tải bằng đường hàng không và đường biển đồng thời ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 ở Việt Nam vẫn còn hiện hữu như đứt gãy chuỗi cung ứng, tắc nghẽn dịch vụ logistics khiến chi phí vận chuyển tăng liên tục, thiếu hụt container rỗng kèm theo đó phải đối mặt với tình trạng cầu nhập khẩu giảm nhẹ, chi phí logistics quốc tế tăng cao, dẫn đến giá nguyên vật liệu tăng khoảng 20%

Không chủ động trong khâu thiết kế và chào bán dịch vụ, đồng thời tính đúng giờ (JIT) thường bị vi phạm Vấn đề áp dụng CNTT trong dịch vụ logistics của Công ty cũng còn nhiều hạn chế, chưa triển khai các hệ thống mạng nội bộ để quản lý quy trình kho bãi Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn trong ngành tại Việt Nam đã áp dụng CNTT hiện đại trong việc cung cấp dịch vụ logistics Công ty cũng thiếu đội ngũ lao động làm việc trong lĩnh vực logistics được đào tạo bài bản, hoạt động logistics mới chỉ bó hẹp trong nước và 1 số quốc gia lân cận, hoạt động marketing và chiến lược dịch vụ khách hàng còn yếu Vì thế Công ty sẽ còn phát sinh nhiều rủi ro khác về chi phí cho việc đào tạo nguồn lực cũng như việc áp dụng phát triển mạnh hơn về CNTT và các chiến lược dịch vụ khách hàng

Với phương thức vận tải chính của Logwin là đường biển thì sẽ bị hạn chế về tốc độ giao hàng do tốc độ của tàu hiện rất hạn chế, điều đó sẽ gây tốn thêm chi phí bảo quản ở một số mặt hàng khiến cho rủi ro về chi phí tăng cao Việc này còn gây ra sự tiếp cận hàng hóa khó khăn hơn, bị ép giá cước khi thuê phương tiện vận tải để vận chuyển hàng hóa đến nơi, phát sinh nhiều rủi ro về chi phí khác trong các khâu như thêm chuyến hay thêm người vận tải, Dù cho Công ty có sự tăng trưởng tích cực nhưng vẫn có thể gặp phải các rủi ro về biến động giá cả năng lượng, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành rủi ro từ chuỗi cung ứng; bất ổn chính trị trên thế giới và nhu cầu mua sắm, tiêu dùng giảm Bên cạnh đó, do nước ta cơ sở vật chất còn hạn hẹp nên đa phần các cảng biển chỉ chứa được tàu nhỏ và trung bình gây đến việc tốn thời gian và chi phí bốc giỡ hàng và có thể gây ra những rủi ro không đáng có Trước diễn biến phức tạp của thế giới mới nảy sinh, Công ty dự báo tình trạng này sẽ còn tiếp diễn đến cuối năm 2023 và thậm chí sau đó nữa khi các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 được gỡ bỏ tại hầu hết các thị trường sẽ gây tình trạng mất cân đối trong cung và cầu Hiện nay, chi chí logistics của Việt Nam cao hơn nhiều so với bình quân thế giới và trong các nước khu vực Đông Nam Á Tại ASEAN, chi phí logistics của Singapore chỉ chiếm 8,5%, Malaysia 13%, Thái Lan 15,5%, còn Việt Nam lên tới 16,8% Vì thế mà Logwin cũng không tránh khỏi việc rủi ro chi phí tăng cao do chi phí logistics tại Việt Nam không hề có biến động về việc giảm thiểu chi phí Một vấn đề đáng quan tâm nữa là, Công ty chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ thuê ngoài như đại lý khai thuê hải quan, đại lý kế toán và các dịch vụ thuê ngoài 3PL – mà chủ yếu tự làm Khi Logwin tự làm dịch vụ, tự đầu tư xây dựng hệ thống kệ kho hàng hay mua sắm phương tiện vận tải sẽ cần rất nhiều vốn đầu tư và khó đạt đến trình độ chuyên nghiệp Trong khi khả năng khai thác thấp, vì thế chậm thu hồi vốn, không hiệu quả và chi phí logistics tăng cao.

Ngành logistics nước ta đang phát triển rất mạnh và Công ty Logwin về cung ứng dịch vụ logistics đang tiến đến mức độ chuyên nghiệp hóa rất cao Càng chuyên nghiệp hóa trong việc cung ứng dịch vụ thì chi phí logistics càng giảm Vấn đề là Logwin có chú trọng có đến vai trò của logistics để giảm chi phí sản xuất hay không?

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN/ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CÔNG TY LOGWIN

Kết luận về công tác quản trị rủi ro chuỗi cung ứng của công ty Logwin

Công ty Logwin đã phát triển thành công hệ thống LOST (Logwin Order Tracking System) Hệ thống theo dõi hàng Logwin mạnh hơn phiên bản cũ và tích hợp chức năng như theo dõi đơn hàng, quản lý công cụ sự kiện (event tool) và dữ liệu Người sử dụng được hưởng lợi thêm từ các lựa chọn tìm kiếm nâng cao, hiển thị giao diện tối ưu hóa và truy vấn nhanh hơn Một trong những tính năng quan trọng nhất của hệ thống theo dõi này là logic trạng thái tự động (công cụ sự kiện), so sánh các hoạt động theo kế hoạch với các sự kiện đang diễn ra Khi có sai lệch, ánh sáng màu vàng hoặc màu đỏ xuất hiện Tính năng này được tích hợp vào hệ thống theo dõi và có thể nhìn thấy khi hệ thống bắt đầu.Các hệ thống theo dõi cũ và mới chạy song song với nhau và dần dần sẽ chuyển đổi tất cả các khách hàng sang hệ thống mới, từng bước không gián đoạn hoạt động hàng ngày đang diễn ra

Tập đoàn Logwin đã báo cáo tổng doanh thu gần như không thay đổi là 1.123,3 triệu EUR vào năm 2020 (2019: 1.130,3 triệu EUR) Ở mức 47,8 triệu EUR, kết quả hoạt động (EBITA) không đổi so với con số của năm trước (2019: 47,6 triệu EUR) cũng như kết quả ròng trong giai đoạn 34,7 triệu EUR (2019: 35,4 triệu EUR) Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của Tập đoàn Logwin tăng lên 39,1% (2019: 35,5%)

Các biện pháp sâu rộng đã được thực hiện để bảo vệ 4.200 nhân viên Logwin khỏi nguy cơ lây nhiễm Covid 19 trong năm 2020 Đồng thời, chuỗi cung ứng của khách hàng được đảm bảo và các dự án trọng điểm để tiếp tục phát triển của các khả năng CNTT đã được thúc đẩy hơn nữa về phía trước

Khối kinh doanh Air + Ocean tăng đáng kể lợi nhuận hoạt động so với năm trước, trong khi các biện pháp chống lại đại dịch Covid 19 đã tác động tiêu cực đáng kể đến mảng kinh doanh Giải pháp Trong phân khúc kinh doanh Hàng không + Đường biển, doanh thu tăng lên 789,7 triệu EUR (2019: 753,5 triệu EUR) do giá cước vận tải tăng do số lượng thấp hơn một chút so với năm trước Trong phân khúc kinh doanh Giải pháp, doanh số giảm xuống còn 333,9 triệu EUR (2019: 376,8 triệu EUR) chủ yếu là do doanh số bán hàng trong mạng lưới giao thông của Đức giảm đáng kể liên quan đến đại dịch Tuy nhiên, trong kinh doanh vận tải quốc tế, doanh số tăng nhẹ do giá cước và khối lượng vận chuyển tăng

Dựa vào việc sử dụng các biện pháp quản trị rủi ro hợp lý công ty đã vươn lên tầm cao mới trong năm 2021 Doanh thu của Tập đoàn Logwin tăng 34,4 % lên 363,9 triệu EUR (2020: 270,8 triệu EUR) trong ba tháng đầu năm 2021 Phân khúc kinh doanh Air+ Ocean đạt doanh thu 288,5 triệu EUR, cao hơn đáng kể so với năm trước bởi EUR 108,0 triệu (năm 2020: 180,5 triệu EUR), do giá cước vận tải đường biển và hàng không cao và do khối lượng phục hồi so với quý đầu tiên của năm 2020 Doanh thu là 75,5 triệu EUR, giảm đáng kể so với con số 90,4 triệu EUR của năm trước, chủ yếu do tác động của đại dịch COVID 19 đối với các hoạt động mạng lưới cho lĩnh vực bán lẻ và sự sụt giảm theo kế hoạch trong hoạt động hậu cần theo hợp đồng

EBITA Tổng cộng, Tập đoàn Logwin đã tạo ra kết quả hoạt động là 16,4 triệu EUR trong ba tháng đầu năm 2021, vượt kết quả của năm trước 7,0 triệu EUR Mảng kinh doanh Air+ Ocean đã cao hơn đáng kể so với mức của năm trước do khối lượng vận tải đường biển và đường hàng không phục hồi và cũng có thể hưởng lợi từ các điều kiện thị trường hiện tại Kết quả hoạt động (EBITA) của mảng Giải pháp kinh doanh trong quý đầu tiên của năm 2021 thấp hơn con số của năm trước Điều này đã được tác động tích cực bởi một hiệu ứng đặc biệt liên quan đến việc xử lý một trang web ở Đức

3.1.2 Tồn tại và nguyên nhân

Cơ sở hạ tầng giao thông yếu kém và chi phí logistics cao làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của hàng hóa và đối với doanh nghiệp Logwin Việt Nam

Theo Báo cáo Logistics Việt Nam 2020, dựa trên công thức tỷ lệ % của chi phí logistics tương đương với GDP phụ thuộc vào tổng chi phí logistics và tổng GDP, Công ty tư vấn ALG của Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính chi phí logistics theo GDP của Việt Nam năm

2018 khoảng 16,8%, tương đương giá trị khoảng 42 tỷ USD World Bank xếp logistics Việt Nam đứng thứ 39/160 quốc gia trên thế giới và thứ 3 trong ASEAN, chỉ xếp sau Singapore và Thái Lan, và tăng 35 bậc so với năm 2016 Vì thế Logwin tại Việt Nam cũng có tỷ lệ giá trị không cao

Còn theo Niên giám thống kê vận tải và logistics của Ngân hàng Thế giới và Bộ GTVT năm 2018 công bố vào tháng 5/2020 cho thấy, chi phí logistics trên doanh thu của doanh nghiệp trên toàn quốc chiếm 8,96% với các doanh nghiệp sản xuất và 9,7% doanh nghiệp phân phối, bình quân là 9,37% với các doanh nghiệp sản xuất và phân phối Trong đó, chi phí vận tải vẫn là thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí logistics

Hạ tầng giao thông chưa đồng bộ; thiếu trung tâm logistics cấp quốc gia, quốc tế tại khu vực kinh tế trọng điểm để làm đầu mối phân phối hàng hoá Vận tải đa phương thức để kết hợp ưu điểm của các phương thức vận tải cũng chưa phát triển hiệu quả ở Việt Nam Kết nối giữa các phương thức vận tải còn hạn chế vẫn tiếp tục là nguyên nhân dẫn đến chi phí vận tải tại Việt Nam còn quá cao, thiếu tính cạnh tranh Cho nên Logwin cũng phải chịu mức cho phí vận tải khá cao

Về pháp lý, cho đến thời điểm này, quy định về kinh doanh dịch vụ logistics mới chỉ có Nghị định 163/2017/NĐ-CP (có hiệu lực từ 20/2/2018) quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics Các quy định khác nằm rải rác ở những văn bản Luật khác và các văn bản hướng dẫn thi hành

Hiệu quả thực thi pháp luật về lĩnh vực logistics chưa đồng bộ Đơn cử, khi rà soát với các cam kết của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA) thì Luật Hải quan Việt Nam về cơ bản tương thích với pháp luật hải quan các nước Tuy nhiên, trên thực tế, kết quả đo thời gian giải phóng hàng hóa xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tổng thời gian từ khi đăng ký tờ khai đến khi thông quan/giải phóng hàng thì thời gian của hải quan chiếm 28%, còn lại thời gian nhanh hay chậm phụ thuộc vào việc xử lý thủ tục của các cơ quan quản lý chuyên ngành có liên quan đến quá trình làm thủ tục hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp

Những kiểm tra chuyên ngành này lại liên quan đến pháp luật của các bộ, ngành khác nhau, trong đó tình trạng phổ biến tại các bộ quản lý chuyên ngành là danh mục hàng xuất, nhập khẩu quá tải, không rõ ràng và có nhiều cách giải thích khác nhau

Có thể thấy, một trong những nguyên nhân làm kéo dài thời gian giải phóng hàng hóa xuất, nhập khẩu dẫn đến tăng chi phí logistics là giữa các cơ quan quản lý đang thiếu sự phối hợp đồng bộ để kế thừa kết quả báo cáo, kiểm tra của nhau, dẫn đến việc doanh nghiệp phải tự khai báo, chờ kiểm tra nhiều vòng làm thời gian thông quan hàng hoá bị kéo dài, gia tăng chi phí, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Logwin

Đề xuất giải pháp cho Logwin

+ Giải pháp về cơ sở hạ tầng

Hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cần thiết cho sự tăng trưởng của dịch vụ logistics Vận tải và kho bãi là hai hoạt động hậu cần tiên tiến và phổ biến nhất tại Việt Nam Tuy nhiên, Việt Nam hiện có cơ sở hạ tầng logistics yếu và kém phát triển so với tiềm năng Do đó, cơ sở hạ tầng đóng vai trò hết sức quan trọng và cần được quan tâm, đầu tư nhiều hơn, phát triển toàn diện từ phía nhà nước vì chỉ các doanh nghiệp nói chung và công ty Logwin không thì cũng không thể gây tác động lớn đến cơ sở hạ tầng được Cho nên cần được sự giúp đỡ của nhà nước để cùng nhau phát triển cơ sở hạ tầng TPHCM có thuận lợi trong khối ASEAN về thương mại và vận tải quốc tế khi tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế liên tục được mở rộng Logwin Việt Nam có cả chi nhánh ở Hà Nội lẫn ở TPHCM, do vậy TPHCM cần quan tâm đầu tư kịp thời cho lĩnh vực logistics để có thể duy trì và phát huy được thế mạnh là cửa ngõ giao thương của cả khu vực phía Nam, đóng góp lớn hơn cho kinh tế TP và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Và phía Logwin cũng cần có những đổi mới trong vận tải hàng hóa, đặc biệt áp dụng công nghệ để chủ động giảm chi phí vận hành

Bên cạnh đó, Logwin có thể kết nối những phầm mềm logictics đa quốc gia Những hệ thống phần mềm như vậy có khả năng giúp các công ty thực hiện các hoạt động quản lý kho, quản lý và kết nối vận tải, quản lý giao hàng một cách hiệu quả Việc nâng cấp phần mềm hệ thống LOST (Logwin Order Tracking System - Hệ thống theo dõi hàng Logwin) càng mạnh hơn nữa sẽ giúp cho công ty quản lý và theo dõi quá trình vận tải hàng của nhà vận tải, tránh những gian lận về quãng đường di chuyển, xăng dầu, lương thưởng hay thất thoát, mất mát về hàng hóa, tài sản, giúp cho tính minh bạch trong logistics được nâng cao, đồng thời, có thể quản lý kết nối các hình thức vận tải theo thời gian thực nhằm tối ưu công đoạn vận tải trong chuỗi cung ứng

+ Giải pháp về pháp lý Để có thể hoàn thành các loại thủ tục một cách nhanh chóng nhất, việc cải cách quy định pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, đổi mới phương thức quản lý của cơ quan nhà nước, đẩy mạnh áp dụng Chính phủ điện tử ,… là hết sức cần thiết và cần được các cơ quan nhà nước, các cơ quan Chính phủ tập trung cải cách như một số cách sau: xây dựng khuôn khổ pháp lý đồng bộ, thống nhất, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho dịch vụ logistics, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài Hình thành các trung tâm đào tạo, nghiên cứu hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho dịch vụ logistics và phát triển kinh doanh cho các công ty dịch vụ logistics Và có biện pháp khuyến khích các công ty trong nước liên doanh với các hãng nước ngoài để thiết lập hệ thống dịch vụ logistics toàn cầu, các công ty đa quốc gia.sử dụng các hệ thống phần mềm, nền tảng tối ưu logistics

+ Giải pháp về nhân sự: Để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự, đáp ứng nhu cầu phát triển lên tầm mức mới trong tương lai, Công ty cần thực hiện các công việc sau :

Về tuyển dụng và hoạch định nguồn nhân lực

Thay đổi hình thức tuyển dụng: việc tuyển dụng do phòng Nhân sự thực hiện, phải dựa trên các tiêu chí: cạnh tranh bình đẳng và công khai trên cơ sở năng lực chuyên môn, đoạn tuyệt với thói quen tuyển dụng nhờ mối quan hệ quen biết Các thông tin tuyển dụng cần được công bố trên website của công ty, các website chuyên ngành logictics, các báo và tạp chí thông dụng, truyền thanh, truyền hình, trung tâm xúc tiến việc làm Chuẩn bị trước kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và huấn luyện nhân viên để đón đầu nhu cầu thị trường, tránh trường hợp, chỉ tuyển, gửi đi đào tạo khi rất cần thiết, vừa bị động, kết quả lại không đạt yêu cầu

Tuyển dụng mới nhân viên có kinh nghiệm cho một số bộ phận: kinh doanh quốc tế, marketing, nhân sự, chăm sóc khách hàng và quan hệ công chúng, tin học và nghiên cứu phát triển Thu hút và trọng dụng các chuyên gia trong và ngoài nước với mức thu nhập cao cùng một số ưu đãi khác để phục vụ cho chiến lược phát triển

Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Cử một số vị trí lãnh đạo cấp trung và cao chưa đáp ứng tốt yêu cầu công việc tham gia các khóa tập huấn của Logwin được mở Đào tạo, nâng cao kiến thức quản lý kinh doanh, marketing và chăm sóc khách hàng cho các nhà quản trị của công ty Đổi mới phương pháp và nội dung đào tạo, gắn yêu cầu đào tạo với đối tượng cụ thể Bên cạnh đó, Logwin nên thành lập những quỹ học bổng du học cho các sinh viên có thành tích xuất sắc để nhằm thu hút và giữ chân được nhân tài Hợp tác đào tạo giữa các cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế; tích cực tham gia công tác truyền thông, hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, để thu hút nguồn nhân lực có chất lượng vào lĩnh vực chuyên ngành này

Về đãi ngộ lao động: Cần có cải tiến mạnh về chế độ đãi ngộ để giữ chân người lao động trong tình hình các công ty khác tăng cường thu hút lao động có kinh nghiệm Điều chỉnh cơ cấp lương hợp lý, cân đối giữa trình độ, năng lực, kết quả hoàn thành công việc và thâm niên, tạo động lực để nhân viên làm việc Xây dựng chế độ lương, hoa hồng bán hàng và thưởng vượt chỉ tiêu đối với bộ phận marketing và kinh doanh để gắn thu nhập nhân viên với thành tích Có nhiều hình thức khen thưởng trong công việc, khuyến khích nhân viên tích cực làm việc Có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho nhân viên giỏi và có nhiệt tình cống hiến để họ trở thành những đầu tàu để nâng cao tinh thần làm việc của cả Công ty

Về bố trí lao động và xây dựng môi trường làm việc: Mạnh tay thuyên chuyển các nhân viên có năng lực không đáp ứng yêu cầu công việc hoặc không nhiệt tình làm việc Nếu cần, có thể giải quyết cho họ nghỉ việc để tuyển người mới có nhiệt tình và chuyên môn cao hơn Quan tâm giải quyết mối bất hòa vì nó là nguyên nhân chính làm nhiều nhân viên nghỉ việc, xây dựng môi trường làm việc thân thiện và hợp tác để nâng cao hiệu quả làm việc và lòng trung thành của nhân viên

Trong nền kinh tế thị trường, một yêu cầu đặt ra cho các nhà quản trị của doanh nghiệp vô cùng lớn với trách nhiệm nặng nề Muốn doanh nghiệp luôn được tăng trưởng và phát triển, mọi mối quan hệ từ đầu vào đến hệ thống sản xuất và đầu ra là chuỗi mắc xích hoàn chỉnh mới đảm bảo việc sản xuất liên tục và duy trì sự sống cho doanh nghiệp Quy luật kinh tế thị trường là sự đào thải, phá sản, giải thể đối với các đơn vị làm ăn kém hiệu quả Với mong muốn của bất kỳ một nhà quản trị doanh nghiệp nào thì doanh nghiệp của mình ngày càng được mở rộng với thương hiệu có uy tín trên thương trường Chuỗi cung ứng có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất và điều hành, nó ảnh hưởng chi phí và dịch vụ của công ty

Vì vậy, đối với công ty TNHH Logwin Ari + Ocean Việt Nam là một công ty chuyên cung cấp dịch vụ trong logictics và chuỗi cung ứng thì hoạt động chuỗi cung ứng rất cần thiết Việc nắm bắt kịp thời và hiệu quả sẽ giúp công ty tăng khả năng cạnh tranh, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, ngăn ngừa và có những biện pháp để phòng tránh những rủi ro không đáng có Nghiên cứu đưa ra các xu hướng chính trong quản trị rủi ro Logistic và chuỗi cung ứng để các nhà cung cấp dịch vụ ở Logwin sử dụng để phòng tránh và đối phó những rủi ro có thể xảy ra với Logistic và chuỗi cung ứng Từ đó, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro Logistic và chuỗi cung ứng cũng như hoạt động của công ty

Việc nghiên cứu đề tài “NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY TNHH LOGWIN” là một cơ hội quý báu để tác giả tìm hiểu, học tập, đúc kết lý luận và thực tế nhằm nâng cao chất lượng học tập và nghiên cứu; là nền tảng cho công tác nghiên cứu sau này Kết quả nghiên cứu của bài NCKH cũng góp phần bổ sung vào lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro logistics và chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH Logwin Với khả năng phân tích còn hạn chế, chưa phân tích hết kết quả cuối cùng của hoạt động quản trị rủi ro chuỗi cung ứng tại Công ty Tôi mong muốn góp phần làm cho Công ty phát triển mạnh mẽ, ổn định trong thời gian tới và đóng góp vào sự đi lên của ngành logictics Việt Nam thật vững mạnh và tăng sức cạnh tranh

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô Ths Đào Hồng Hạnh đã giúp đỡ và tạo điều kiện để nhóm em có thể hoàn thành bài NCKH này Tác giả rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của Hội đồng chấm bài , các thầy cô giáo để tác giả có thể chỉnh sửa những sai sót, hạn chế trong bài NCKH này nhằm hoàn thiện tốt hơn

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1 Nguyễn Tương (2021), Ngành dịch vụ Logistics Việt Nam,

2 Trần Thanh Bình (2021), Chuyển đổi số trong ngành dịch vụ Logistics Việt Nam:

Cơ hội tạo đột phá, hiện trạng và thách thức;

3 Cao Cẩm Linh, (2020), Chuyển đổi số trong ngành dịch vụ Logistics Việt Nam;

4 Minh Thiện 2020, Chuyển đổi số giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế;

5 Đinh Hữu Thạnh và Nguyễn Thị Vân Hà (2019), Đánh giá tầm quan trọng của quản trị rủi ro trong hoạt động Logistics cho các công ty ở Việt Nam

6 Nguyễn Thu Hương, Phát triển bền vững logistics Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

7 PGS.TS AN THỊ THANH NHÀN (Trường Đại học Thương mại) Thực trạng và giải pháp chuyển đổi số ngành Logistics Việt Nam

8 Hanqing Wu,Jiannong Cao (2019) Quản lý dữ liệu trong chuỗi cung ứng bằng cách sử dụng chuỗi khối: Những thách thức và nghiên cứu điển hình, Hội nghị quốc tế lần thứ 28 năm 2019 về Mạng và Truyền thông Máy tính (ICCCN)

1 Marzenna Cichosz, Carl Marcus Wallenburg, A Michael Knemeyer (2020) Digital transformation at logistics service providers: Barriers, success factors and leading practices The International Journal of Logistics Management

2 Anna Lisa Junge; Peter Verhoeven; Jan Reipert; Michael Mansfeld (2019).Pathway of Digital Transformation in Logistics - Best Practice Concepts and Future Developments Berlin, Germany: Universitọtsverlag der TU

3 Barretoa,b,*, A Amarala,c, T Pereiraa (2017) An overview Industry 4.0 implications in logistics Manufacturing Engineering Society International Conference 2017, MESIC 2017, 28-30 June 2017, Vigo (Pontevedra), Spain

4 April 30, 2020, New report illustrates digital transformation of supply chain management Retrieved from:

Ngày đăng: 27/03/2024, 14:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w