Để làm rõ được thực tế áp dụng công cụ và kỹ thuật của Triết lý Kaizen và Chươngtrình 5S, nhóm 2 chúng em đã quyết định lựa chọn Công ty HONDA Việt Nam HVN đểnghiên cứu đề tài: “Trình bà
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chất lượng và cải tiến chất lượng
Theo Philips Crosby, một trong những chuyên gia hàng đầu về chất lượng cho rằng: “ Chất lượng là sản phẩm phù hợp với yêu cầu” Tiến sĩ Juran cho rằng “ Chất lượng là sự phù hợp của sản phẩm đối với nhu cầu của người tiêu dùng” Giáo sư Ishikawa cũng khái niệm rằng “ Chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất” TCVN ISO 9000:2007 “ Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu” Như vậy, chất lượng là một tập hợp các đặc điểm và tính năng của sản phẩm hoặc dịch vụ mà làm cho nó phù hợp hoặc không phù hợp với yêu cầu và mong muốn của khách hàng. Chất lượng không chỉ liên quan đến khả năng sản phẩm hoặc dịch vụ thực hiện chức năng của nó mà còn bao gồm các yếu tố khác như độ tin cậy, an toàn, thời gian giao hàng, và dịch vụ hậu mãi.
Cải tiến chất lượng là một hoạt động cơ bản không thể thiếu trong quản trị chất lượng.
Có nhiều khái niệm về cải tiến chất lượng, có thể nêu một số khái niệm như sau:
Theo Massaki Imai: “ Cải tiến chất lượng có nghĩa là nỗ lực không ngừng nhằm không ngừng duy trì mà còn nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm”.
Theo Juran thì “ Cải tiến là tạo ra một cách có tổ chức sự thay đổi có lợi; là đạt được mức hiệu suất không tiền tệ” Mức hiệu suất không tiền tệ ở đây chính là “ sự đột phá.
Theo TCVN ISO 9000:2007: “ Cải tiến chất lượng là một phần của quản trị chất lượng tập trung vào việc nâng cao khả năng thực hiện các yêu cầu chất lượng”.
Nói cách khác, Cải tiến chất lượng (Quality Improvement) là một phần của quản trị chất lượng, tập trung vào việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả sử dụng các nguồn lực để nâng cao giá trị sử dụng của sản phẩm hay dịch vụ và nâng cao năng suất các yếu tố tổng hợp và đạt hiệu quả tối ưu của tổ chức
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật với việc tạo ra ngày càng nhiều công nghệ mới đã nâng cao khả năng sản xuất những sản phẩm có mức chất lượng cao Các đối thủ
3Quản Trị Chất Lượng - GVHD: Đào Ngọc Linh cạnh tranh đều nỗ lực và hoàn toàn có khả năng áp dụng những thành tựu khoa học mới nhất để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đồng thời, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và cạnh tranh lại là yếu tố thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng tăng lên Điều đó có nghĩa là, trong môi trường kinh doanh hiện đại, gắn liền với những đòi hỏi ngày cảng cao về chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, cạnh tranh thị trường ngày càng được tăng cường Các nhà cung ứng đều chạy đua để chiếm lòng tin của khách hàng bằng sản phẩm, dịch vụ của mình.
Cải tiến chất lượng đã trở thành một trong những hoạt động hết sức quan trọng của quản trị chất lượng và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức Hay nói cách khác, hoạt động cải tiến chất lượng có những vai trò to lớn đối với tổ chức, đó là:
Giảm lãng phí và chi phí: Cải tiến chất lượng thường dẫn đến giảm thiểu lãng phí trong quy trình sản xuất hoặc cung ứng Điều này có thể giúp tiết kiệm nguồn lực và giảm chi phí sản xuất.
Tăng hiệu suất và năng suất: Cải tiến chất lượng có thể tạo ra các quy trình hiệu quả hơn, giúp tăng hiệu suất và năng suất của tổ chức Điều này có thể dẫn đến sản phẩm hoặc dịch vụ sản xuất nhanh hơn và có chất lượng cao hơn.
Tạo sự đổi mới và cạnh tranh: Cải tiến chất lượng thúc đẩy sự đổi mới trong sản phẩm hoặc dịch vụ, giúp tổ chức cạnh tranh mạnh mẽ hơn trên thị trường.
Tạo sự hài lòng của khách hàng: Sự cải tiến chất lượng giúp đảm bảo rằng khách hàng sẽ nhận được sản phẩm hoặc dịch vụ tốt hơn, từ đó tạo sự hài lòng và tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Quản lý rủi ro: Cải tiến chất lượng giúp giảm thiểu rủi ro liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ kém chất lượng, bao gồm rủi ro pháp lý và danh tiếng của tổ chức.
Thúc đẩy sự phát triển tổ chức: Quá trình cải tiến chất lượng thúc đẩy sự phát triển và cải tiến liên tục trong tổ chức, khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình cải tiến và phát triển kỹ năng mới.
Tuân thủ quy định và chuẩn mực: Cải tiến chất lượng giúp đảm bảo tuân thủ các quy định và chuẩn mực liên quan đến chất lượng, giúp tổ chức tránh được xử phạt và vi phạm luật.
Xây dựng danh tiếng và lòng tin: Sự cải tiến chất lượng giúp xây dựng danh tiếng tích cực cho tổ chức, điều này quan trọng đặc biệt trong quan hệ với khách hàng, đối tác và cộng đồng.
Các công cụ và phương pháp cải tiến chất lượng
Kaizen là một triết lý kinh doanh, sản xuất nổi tiếng của Nhật Bản Trong Nhật ngữ, Kaizen được ghép bởi 2 từ: Kai – liên tục và Zen – cải tiến Theo đó, triết lý Kaizen có nghĩa là luôn hướng đến sự cải tiến liên tục, nỗ lực không ngừng dựa trên những gì có sẵn của toàn bộ cá nhân trong một doanh nghiệp, từ các bộ phận cấp cao đến các nhân viên Điều này nhằm mục đích đảm bảo mọi hoạt động, môi trường làm việc luôn được cải tiến, giúp nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc, tiết kiệm chi phí, nguồn lực,
Quá trình áp dụng cải tiến Kaizen trong sản xuất không yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện điều gì quá lớn lao ngay tại một thời điểm, nó hướng tới mục tiêu tích lũy từ những cải tiến nhỏ để đạt kết quả lớn, tập trung vào xem xét, xử lý một cách tận gốc các vấn đề ngay khi phát sinh để không phạm lỗi lặp lại. Đặc điểm:
Một quá trình thực hiện cải tiến liên tục tại nơi làm việc
Tập trung vào mục tiêu nâng cao năng suất lao động, thỏa mãn các yêu cầu từ khách hàng song với việc giảm lãng phí (chi phí, thời gian, ) Được triển khai với sự tham gia của tất cả các thành viên và ban lãnh đạo trong doanh nghiệp
Yêu cầu cao về các hoạt động nhóm
Công cụ hữu hiệu khi thực hiện triết lý Kaizen là thu thập, phân tích dữ liệu
7Quản Trị Chất Lượng - GVHD: Đào Ngọc Linh
Những lợi ích của Kaizen:
Tích lũy từng cải tiến nhỏ trong thời gian dài để tạo nên những kết quả to lớn đáng kể Giảm sự lãng phí, gia tăng năng suất trong sản xuất và vận hành doanh nghiệp như giảm hàng tồn kho, hàng không đạt tiêu chuẩn chất lượng, thời gian chờ đợi & vận chuyển, trau dồi kỹ năng nhân viên,…
Tạo động lực để các cá nhân trong doanh nghiệp đưa ra ý tưởng cải tiến hiệu quả Thúc đẩy tinh thần làm việc tập thể, tăng tính gắn kết nội bộ
Xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp với thói quen tiết kiệm và hiệu quả trong từng chi tiết
Những nguyên tắc của triết lý Kaizen:
Nguyên tắc 1: Loại bỏ sự cứng nhắc trong công việc, luôn cập nhật thêm những ý tưởng mới. Nguyên tắc 2: Hướng đến việc thay đổi, cải tiến từ những vấn đề cơ bản, nhỏ nhặt trước khi hoàn thành một mục tiêu lớn.
Nguyên tắc 3: Không đổ lỗi, hãy chịu trách nhiệm đối với những việc mình làm.
Nguyên tắc 4: Ngay khi nhận thấy sai lầm, cần bắt tay vào sửa chữa và khắc phục.
Nguyên tắc 5: Mỗi thành viên trong nhóm/tập thể đều có quyền nêu ra ý tưởng, quan điểm của mình
Nguyên tắc 6: Thay vì tin tưởng vào ý kiến chủ quan, hãy dựa trên dữ liệu cụ thể, thực tế Nguyên tắc 7: Luôn duy trì một thái độ làm việc tích cực, xây dựng quan hệ hữu hảo. Nguyên tắc 8: Ngay khi có ý tưởng mới, hãy lập tức bắt tay vào hành động.
Nguyên tắc 9: Không sợ khó khăn, hãy xem đó là một cơ hội để tiến bộ và trưởng thành hơn.Nguyên tắc 10: Kaizen là một quá trình liên tục, vô tận, không có điểm dừng.
Hình 1.2 Triết lý Kaizen - nghệ thuật và triết lý quản trị
5S là khái niệm thể hiện một phương pháp quản lý trong doanh nghiệp, với mục tiêu là đảm bảo không gian làm việc luôn có tổ chức, môi trường làm việc sạch sẽ thoáng mát, các đồ dùng, vật liệu luôn được sắp xếp đúng chỗ, ngăn nắp Những điều này đều hướng đến kết quả cuối cùng là rút ngắn thời gian lãng phí, nâng cao năng suất và hiệu quả trong công việc được tối ưu nhất. Được hình thành và bắt nguồn từ đất nước Nhật Bản, 5S là từ viết tắt và được hiểu là: Seiri (Sàng lọc), Seiton (Sắp xếp), Seiso (Sạch sẽ), Seiketsu (Săn sóc), và Shitsuke (Sẵn sàng).
Hay trong Tiếng anh 5S sẽ được hiểu như sau: Sort; Straighten (Set in Order); Shine; Standardize; Sustain.
Những nguyên tắc sử dụng 5S:
Seiri - Sàng lọc - Tổng vệ sinh, sàng lọc và phân lọc
Trong bước này, điều quan trọng nhất là mọi người trong tổ chức cần đảm bảo xác định và phân loại được các dụng cụ, đồ dùng theo tần suất sử dụng:
Những thứ chắc được cần đến thường xuyên trong quá trình sản xuất.
9Quản Trị Chất Lượng - GVHD: Đào Ngọc Linh
Những thứ thỉnh thoảng cần đến trong quá trình sản xuất.
Những thứ được cho là không còn được cần đến trong tương lai.
Những thứ mà tổ chức không cần đến nữa.
Trong quá trình này, cần đảm bảo tổ chức BIẾT một cách chắc chắn về những câu trả lời này chứ không chỉ dừng lại ở những suy nghĩ và suy luận, và mọi người luôn nhớ rằng các vận dụng thừa ra không dùng đến cũng gây ra lãng phí về mặt tiền bạc để cất giữ Vì vậy, nguyên tắc đơn giản là “Đừng giữ những gì mà tổ chức không cần đến”!
Khi thực hiện sàng lọc, cần đảm bảo việc loại bỏ những lãng phí ngay tại nguồn thông qua 7 bước sau đây:
Xác định mức độ bụi bẩn / rò rỉ.
Thực hiện việc tổng vệ sinh.
Tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của các hiện tượng phát hiện trên hiện trường. Xác định những khu vực “xấu” nhất trong nhà máy / phạm vi xem xét.
Liệt kê một cách chi tiết các nguyên nhân cho khu vực này.
Quyết định phương châm hành động hiệu quả.
Lên kế hoạch tiến độ và ngân sách (nếu cần thiết) cho việc triển khai.
Seiton - Sắp xếp - Sắp xếp bố trí lại các khu vực
Trong giai đoạn này mọi thứ cần được xếp đặt vào đúng chỗ của mình, và để như vậy, cần tổ chức khu vực lưu giữ cho các thiết bị/dụng cụ thông qua việc trả lời các câu hỏi như: “Cái gì?” “Ở đâu?”, “Bao nhiêu?”, …
Nguyên tắc bố trí các vị trí lưu giữ là dựa trên tần xuất sử dụng: những thứ thường xuyên sử dụng được sắp xếp gần với vị trí làm việc, những thứ ít sử dụng được sắp xếp xa vị trí làm việc Trong phạm vi khu vực sản xuất, tổ chức cần xác định rõ ràng các khu vực đi lại, khu vực làm việc, khu vực nghỉ ngơi,… Các màu sắc khác nhau có thể được sử dụng để phân biệt mỗi khu vực (ví dụ: màu đỏ cho các vị trí để trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, và các khu vực nguy cơ cao về an toàn, màu vàng cho giới hạn khu vực đi lại) Cần lưu ý để các vật dụng thiết yếu như bình chữa cháy và các trang thiết bị an toàn luôn dễ nhìn và dễ tiếp cận.Các vị trí lưu giữ cần được đảm bảo thích hợp với mục đích sử dụng, được duy trì tốt, các dụng cụ dễ được tìm thấy, có hình thức nhận biết rõ ràng với dụng cụ và các vị trí Điều quan trọng là có vị trí cho từng thứ và mọi thứ phải ở đúng vị trí.
Seiso – Sạch sẽ – Thường xuyên vệ sinh và kiểm tra
Tổ chức cần lên kế hoạch cho việc kiểm vệ sinh thường xuyên để tạo ra và duy trì một môi trường làm việc gọn gàng và sạch sẽ Trách nhiệm cần được thiết lập và gắn cho từng khu vực cụ thể và đảm bảo quy định rõ ràng về vai trò và trách nhiệm trong việc về sinh và kiểm tra Trong bước này, tổ chức cần thiết lập được các chu trình thường xuyên cho duy trì môi trường làm việc sạch sẽ (ví dụ: 5 phút 5S mỗi đầu cuối ngày, 30 phút 5S mỗi chiều Thứ Sáu). Một điều cần quan tâm là đảm bảo việc vệ sinh phải trở thành một hoàn động thường xuyên, liên tục, được giám sát, mọi nhân viên coi đó là niềm tự hào và giá trị đóng góp cho tổ chức.
Sự sạch sẽ là một điều kiện cơ bản cho chất lượng, vì vậy, một khi khu vực làm việc đã sạch sẽ, nó cần được duy trì.
Seiketsu – Săn sóc – Duy trì tiêu chuẩn về sự sạch sẽ, ngăn nắp
Tổ chức cần xác định tiêu chuẩn cho những điều được coi là bất thường và làm cho chúng trở nên trực quan, dễ nhận, viết đối với nhân viên Điều này bao gồm:
Việc thiết kế các nhãn mác rõ ràng và tiêu chuẩn cho các vị trí, dụng cụ, thiết bị và đặt chúng ở những vị trí quy định.
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG CỦA HVN
Giới thiệu về công ty Honda Việt Nam
2.1.1 Thông tin chung về Honda Việt Nam
Nếu như người Mỹ tự hào có Henry Ford thì người Nhật lại tự hào về Soichiro Honda, người sáng lập ra công ty Honda – công ty số 1 thế giới về sản xuất môtô Không chỉ trong lĩnh vực công nghiệp ô tô đặc biệt là lĩnh vực xe máy, ngày nay không thể thiếu được các sản phẩm của Nhật Bản mà thương hiệu Honda là số một Vào cuối năm 2019, Honda đạt sản lượng 400 triệu xe máy, cũng như sản xuất hơn 14 triệu động cơ mỗi năm, trở thành doanh nghiệp số 1 về sản xuất mô tô và đứng thứ 7 về sản xuất ô tô
Hiện nay, Tập đoàn Honda – trụ sở chính tại Tokyo, Nhật Bản, có 95 nhà máy sản xuất đặt tại 34 nước trên thế giới với gần 100.000 công nhân Trung bình mỗi năm Honda cho xuất xưởng 5,5 triệu xe máy và 2,3 triệu xe ôtô Ngoài ra, tập đoàn còn cung cấp hơn 3 triệu sản phẩm hàng công nghiệp khác như máy nông nghiệp, động cơ tàu thuỷ.
2.1.1.2 Công ty Honda Việt Nam
Vào những năm 90 của thế kỷ trước, nền kinh tế của Việt Nam đang dần phát triển đời sống người dân ngày càng được cải thiện Đi đôi với sự phát triển đó là nhu cầu đi lại của người dân ngày càng cao, bằng chứng là số lượng xe gắn máy đã qua sử dụng được nhập từ Nhật Bản hay mới sản xuất nhập từ Thái Lan đang tăng dần Nhận thấy Việt Nam sẽ là một thị trường tiềm năng, Công ty Honda Motor đã quyết định xâm nhập thị trưởng này Bằng chứng là sự ra đời vào năm 1996 của Công ty Honda Việt Nam – một Công ty Liên doanh với 3 đối tác là:
Công ty Honda Motor Nhật Bản (góp 42% vốn)
Công ty Asia Honda Motor tại Thái Lan (góp 28% vốn)
Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp Việt Nam (góp 30% vốn)
Có thể kể đến một số cột mốc quan trọng đối với Honda Việt Nam như sau:
6/12/1997: Với tổng số vốn đầu tư 209.252.000 USD, công ty đã đi vào hoạt động và chiếc xe máy đầu tiên mang tên Super Dream của công ty được xuất xưởng.
14/3/1998: Công ty khánh thành nhà máy xe máy thứ nhất tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc với công suất 1 triệu xe/năm và được đánh giá là nhà máy xe máy hiện đại nhất trong khu vực Đông Nam Á.
2002: Công ty bắt đầu xuất khẩu sang Philippines, đánh dấu sự mở rộng thị trường ra các nước khác trong khu vực.
2008: Nhà máy xe máy thứ hai chuyên sản xuất xe tay ga và xe số cao cấp với công suất 500,000 xe/năm đi vào hoạt động với tổng số vốn đầu tư là 65 triệu USD
2011: Nâng công suất nhà máy số hai lên 1 triệu xe/năm.
2014: Công ty chính thức đưa vào hoạt động nhà máy xe máy số ba tại Hà Nam Công suất thiết kế của nhà máy này đạt 500,000 xe/năm. Đối với lĩnh vực sản xuất xe máy, Honda Việt Nam luôn nỗ lực hết mình cung cấp cho khách hàng những sản phẩm xe máy chất lượng cao với giá cả hợp lý được sản xuất từ những nhà máy thân thiện môi trường Hiện tại, Honda là hãng xe chiếm thị phần lớn nhất tại Việt Nam với 70% trong năm 2016, tính trong 5 hãng xe lớn nhất gồm Honda, Yamaha, Piaggio, Suzuki và SYM.
2.1.1.3 Mục tiêu hoạt động của Honda Việt Nam
Mục tiêu lâu dài: “ Phấn đấu trở thành một công ty được xã hội mong đợi”.
Ngay từ ngày đầu mới thành lập, Công ty Honda Việt Nam đã xác định sự phát triển của công ty phải luôn gắn liền với lợi ích chung của xã hội 15 năm phát triển tại Việt Nam, Honda Việt Nam luôn nỗ lực vì hạnh phúc và an toàn của người Việt.
Thông điệp “Tôi yêu Việt Nam” và những hoạt động trong chương trình “Tôi yêu Việt Nam” chính là thay lời muốn nói của Honda Việt Nam Với động lực và mong muốn đó, 15 năm qua, Honda Việt Nam đã liên tục phấn đấu cung cấp cho khách hàng Việt Nam những sản phẩm đạt chất lượng Honda toàn cầu, hợp thời trang và giá cả hợp lý, góp phần phát triển nền công nghiệp Việt Nam thông qua các hoạt động chuyển giao công nghệ, nội địa hóa, xuất khẩu, tạo việc làm và đào tạo nguồn nhân lực.
2.1.1.4 Sứ mệnh, tầm nhìn của Honda Việt Nam
Duy trì một quan điểm toàn cầu, Honda là dành riêng để cung cấp các sản phẩm chất lượng cao nhất, nhưng ở một mức giá hợp lý cho sự hài lòng của khách hàng trên toàn thế giới Nhiệm vụ của Honda
Honda Việt Nam khẳng định sứ mệnh theo đuổi: cải thiện chất lượng cuộc sống để đem đến niềm vui cho người dân Việt Nam Đặc biệt, giới trẻ Việt Nam là một thế hệ nổi bật với những con người tự tin thể hiện chính mình trước đám đông, thích chinh phục, khám phá những điều mới lạ, và luôn khao khát tìm một lối đi riêng Thấu Hiểu nhu cầu và sở thích của giới trẻ ngày nay, công ty Honda Việt Nam đã tạo ra một
19Quản Trị Chất Lượng - GVHD: Đào Ngọc Linh sân chơi rất năng động và cá tính với tên gọi “ Be U with Honda” - nơi các bạn trẻ được thể hiện cá tính của mình một cách toàn diện.
Tầm nhìn: “Trở thành tập đoàn sản xuất ô tô, xe máy và các sản phẩm công nghệ hàng đầu Thế giới” Với khẩu hiệu “Sức mạnh của những Ước mơ”, Honda mong muốn được chia sẻ và cùng mọi người thực hiện ước mơ thông qua việc tạo thêm ra nhiều niềm vui mới cho người dân và xã hội.
Triết lý Honda bao gồm Niềm tin cơ bản "Tôn trọng con người” và "3 niềm vui”
Niềm vui Mua hàng: Đạt được thông qua việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng tốt hơn nhu cầu và mong đợi của mỗi khách hàng.
Niềm vui Bán hàng: Đạt được khi những người tham gia vào việc bán và cung ứng dịch vụ cho các sản phẩm Honda phát triển mối quan hệ với khách hàng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau.
Thực trạng áp dụng công cụ và kỹ thuật cải tiến chất lượng
2.2.1 Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
Chương trình 5S là một công cụ quản lý được nhiều doanh nghiệp chú trọng áp dụng nhằm nâng cao năng suất chất lượng trong hoạt động của doanh nghiệp, cũng như hạn chế lãng phí, xây dựng môi trường làm việc hiệu quả, tiết kiệm
Việc áp dụng thành công 5S đem đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, điển hình trong số đó là HVN Honda Việt Nam đã áp dụng 5S không chỉ tại văn phòng làm việc, xưởng sản xuất mà ngay cả những cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm của Honda (Honda Head) cũng được Honda đưa mô hình 5S vào hoạt động.
Tại HVN, việc áp dụng quy trình 5S được diễn ra hàng tuần, hàng tháng và hàng năm Quy trình 5S tại Honda được diễn ra bằng cách sau.
Trong năm tài chính 2022, tổng doanh số bán hàng của Tập đoàn Honda bao gồm Xe máy, Ô tô và sản phẩm máy động lực đạt khoảng 27,3 triệu sản phẩm mặc dù môi trường sản xuất tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức bởi sự thiếu hụt nguồn cung về linh kiện bán dẫn và sự trở lại của làn sóng COVID-19 Trong lĩnh vực kinh doanh Xe máy, doanh số bán hàng xe máy toàn cầu của tập đoàn Honda đạt 17 triệu xe, tăng 12,5% so với năm tài chính 2021. Mặc dù các hoạt động kinh tế bị hạn chế một phần do sự trở lại của làn sóng COVID-19, doanh số bán hàng xe máy ở nhiều quốc gia như Thái Lan, Indonesia, Brazil…vẫn có sự tăng trưởng so với năm trước Trong lĩnh vực kinh doanh ô tô, doanh số bán hàng Ô tô toàn cầu của tập đoàn Honda đạt gần 4,1 triệu xe, giảm 10,4% so với năm tài chính 2021 chủ yếu do thị trường Bắc Mỹ và Châu Á cũng như ảnh hưởng của việc thiếu hụt nguồn cung linh kiện bán dẫn Trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm máy động lực, doanh số bán hàng của tập đoàn Honda đạt khoảng 6,2 triệu sản phẩm, tăng 10,3% so với năm tài chính 2021 chủ yếu từ thị trường Bắc Mỹ và Châu Âu. Đối với kế hoạch cho năm tài chính 2023, doanh số bán hàng xe máy dự kiến sẽ tăng so với năm tài chính trước ở nhiều khu vực trong bối cảnh các tác động của việc thiếu hụt nguồn cung linh kiện bán dẫn dự kiến sẽ vẫn tồn tại Đối với lĩnh vực kinh doanh ô tô, Honda sẽ nỗ lực tăng doanh số bằng cách giới thiệu các mẫu xe mới tại các thị trường chính như Nhật Bản, Mỹ… hoặc cung cấp các sản phẩm hấp dẫn với việc mở rộng dòng xe điện tại Trung Quốc… Trong khi đó, lĩnh vực kinh doanh sản phẩm máy động lực được dự báo sẽ giảm nhẹ.
27Quản Trị Chất Lượng - GVHD: Đào Ngọc Linh
Tổng dung lượng thị trường Việt Nam năm tài chính 2022 đạt khoảng hơn 2,5 triệu xe, giảm 5,2% so với kỳ trước Trong đó, doanh số bán hàng của HVN đạt mức hơn 2 triệu xe, giảm 2,7% so với năm tài chính 2021 Thị phần đạt khoảng 80%, tăng 2% so với năm tài chính trước Kết quả này là minh chứng cho sự tin tưởng lựa chọn của khách hàng dành cho thương hiệu trong bối cảnh kinh tế-chính trị thế giới có nhiều biến động, bao gồm các chính sách siết chặt kiểm soát và phong tỏa Covid-19 đang gây ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường. Trong năm tài chính 2023, HVN dự đoán dung lượng thị trường xe máy tiếp tục bị ảnh hưởng, đặc biệt là vấn đề gián đoạn chuỗi cung ứng trên toàn cầu dẫn tới những ảnh hưởng cho quá trình sản xuất - cung cấp sản phẩm của nhiều ngành hàng, trong đó có ngành Ô tô -
Kể từ tháng 4/2022, HVN đã phải đối mặt với sự sụt giảm sản lượng trung bình của một số mẫu xe tay ga sản xuất trong nước Tình trạng này dự kiến sẽ tiếp tục trong các tháng tiếp theo khi hiện tại sản lượng tháng 5 và tháng 6 của một số mẫu xe tay ga sản xuất trong nước dự kiến sẽ giảm khoảng hơn một nửa so với kế hoạch ban đầu HVN đang nỗ lực đẩy mạnh các giải pháp để tối ưu hóa năng lực sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong thời gian sớm nhất.
Honda thực hiện bước sắp xếp (Seiton) bằng cách đảm bảo việc "sắp xếp" theo nguyên tắc thống nhất và khoa học trong toàn bộ tổ chức Để đảm bảo việc "sắp xếp" theo nguyên tắc thống nhất và khoa học trong toàn bộ tổ chức, Honda đã đề ra tiêu chí cho việc sắp xếp đó là
"Quy tắc 30s" nghĩa là tất cả các loại dụng cụ, tài liệu, vật dụng tại Honda chỉ được phép tìm kiếm tối đa trong vòng 30 giây.
Dưới đây là cách Honda thực hiện bước sắp xếp:
Lên danh mục các vật dụng cần sắp xếp:
Phân loại các vật dụng theo tần suất sử dụng, công năng và số lượng của chúng. Xem xét các vật dụng và xác định những thứ cần loại bỏ.
Xác định vị trí phù hợp để sắp xếp vật dụng nơi làm việc:
Vật dụng sử dụng thường xuyên nên được đặt gần vị trí làm việc hoặc trong tầm với. Vật ít sử dụng nên lưu trữ tại không gian riêng và không ảnh hưởng đến không gian làm việc.
Showroom Honda được sắp xếp cẩn thận, lọt top showroom “ thu hút” nhất cả nước.showroom xe máy Honda hoàn hảo, đẹp mắt nhất đã đảm bảo các yếu tố sau: (1)Thiết kế mặt tiền showroom ấn tượng nhưng vẫn thể hiện được hình ảnh của thương