được sử dụng trong các hoạt động văn phòng của một tổ chức.Thiết bị văn phòng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả, chấtlượng và tốc độ của công việc, góp phần tạo ra một m
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
BÀI THẢO LUẬNHỌC PHẦN: QUẢN TRỊ HÀNH CHÍNH VĂN PHÒNG
ĐỀ TÀI: LIÊN HỆ THỰC TIỄN CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ
THIẾT BỊ VĂN PHÒNG TẠI CÔNG TY MISA
Hà Nội, 2023
Giáo viên hướng dẫn : TS Bùi Thị Thu Hà
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3
1 Khái niệm, yêu cầu đối với thiết bị văn phòng 3
a Khái niệm 3
b Yêu cầu 3
2 Phân loại thiết bị văn phòng 4
a Thiết bị truyền thông 4
b Thiết bị in ấn, sao chụp 4
c Văn phòng phẩm: 5
3 Nội dung tổ chức quản lý thiết bị văn phòng 5
a Xây dựng kế hoạch và định mức trang thiết bị văn phòng 5
b Tổ chức sử dụng trang thiết bị văn phòng 7
c Giám sát, kiểm tra, tổ chức quản lý thiết bị văn phòng 8
PHẦN II LIÊN HỆ THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THIẾT BỊ VĂN PHÒNG Ở MISA 9
1 Giới thiệu khái quát về công ty MISA 9
2 Vai trò của công tác quản lý máy móc ở MISA 11
3 Nội dung tổ chức quản lý thiết bị văn phòng 12
a Xây dựng kế hoạch và định mức trang thiết bị văn phòng 12
b Tổ chức sử dụng trang thiết bị văn phòng 14
c Giám sát, kiểm tra, tổ chức quản lý thiết bị văn phòng 18
PHẦN III ĐÁNH GIÁ 20
1 Thành công 20
2 Hạn chế 20
3 Giải pháp 21
KẾT LUẬN 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
Trang 3LỜI MỞ ĐẦUThiết bị văn phòng là những công cụ, dụng cụ, máy móc, thiết bị điện tử,phần mềm được sử dụng trong các hoạt động văn phòng của một tổ chức.Thiết bị văn phòng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả, chấtlượng và tốc độ của công việc, góp phần tạo ra một môi trường làm việc chuyênnghiệp, hiện đại và thân thiện Tuy nhiên, thiết bị văn phòng cũng đòi hỏi sựquản lý và tổ chức hợp lý, khoa học và hiệu quả để đảm bảo an toàn, bảo dưỡng,
sử dụng và phát triển bền vững Để làm được điều này, cần có những nguyêntắc, phương pháp và biện pháp cụ thể được áp dụng trong thực tiễn
Trong bài thảo luận này, Nhóm 9 sẽ thảo luận về đề tài “Liên hệ thực tiễncông tác tổ chức quản lý thiết bị văn phòng tại MISA” - một doanh nghiệpcông nghệ hàng đầu trong lĩnh vực phần mềm kế toán và quản trị doanh nghiệptại Việt Nam Chúng tôi sẽ giới thiệu sơ lược về MISA, về các loại thiết bị vănphòng mà công ty đang sử dụng, về những thách thức và khó khăn trong việcquản lý và tổ chức thiết bị văn phòng, và về những giải pháp và kết quả đã đạtđược Cuối cùng, chúng tôi sẽ đưa ra những kiến nghị và đề xuất để cải thiện vàhoàn thiện công tác tổ chức quản lý thiết bị văn phòng tại MISA trong tương lai
Trang 4Trang thiết bị là phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức,viên chức bao gồm: bàn ghế ngồi làm việc, tủ đựng tài liệu, tủ trưng bày, giáđựng công văn, giá đựng tài liệu, bộ bàn ghế họp, tiếp khách; thiết bị văn phòng:máy vi tính để bàn, máy vi tính xách tay, máy in, máy fax, máy photocopy, điệnthoại cố định; trang thiết bị cho phòng họp, phòng hội trường cơ quan: bàn ghế,thiết bị âm thanh, máy chiếu và các trang thiết bị khác.
Có 3 nhóm trang thiết bị văn phòng bao gồm:
- Các thiết bị văn phòng (máy in, máy phô tô, máy vi tính, máy scan, máyfax, máy hủy hồ sơ, điện thoại, máy ghi âm, ghi hình, thiết bị hội nghị);
- Các đồ dùng văn phòng (bàn ghế, tủ đựng hồ sơ, giá đựng tài liệu,tủ/mắc áo);
- Phương tiện chuyên chở
Quản trị trang thiết bị văn phòng là sự tác động có ý thức của nhà quảntrị đối với các trang thiết bị của cơ quan, tổ chức theo các cách thức khác nhauhoặc phối hợp các yếu tố đó nhằm đạt được mục tiêu chung của cơ quan, tổchức
Quản trị trang thiết bị văn phòng bao gồm quản lý công tác mua sắm, tổchức sử dụng, bảo quản, sửa chữa, thanh lý và thống kê trang thiết bị văn phòng
b Yêu cầu
- Yêu cầu về quản lý:
Trang 5+ Phải phù hợp với kế hoạch phát triển của cơ quan, đơn vị;
+ Phải được xác định cụ thể, chi tiết từ chủ thể đến đối tượng quản lý;+ Phải gắn với trách nhiệm của cá nhân quản lý;
+ Phải đáp ứng yêu cầu công khai
- Yêu cầu khi sử dụng:
+ Trang thiết bị phải được sử dụng đúng tiêu chuẩn, định mức và đúng mụcđích
+ Không tự ý đổi, cho, tặng, biếu trang thiết bị văn phòng của cơ quan, điềuchuyển trang thiết bị văn phòng giữa các đơn vị, cá nhân khi chưa đượcphép của người có thẩm quyền
2 Phân loại thiết bị văn phòng
a Thiết bị truyền thông
- Máy ghi âm văn phòng: dùng để ghi lại lời nói, bài phát biểu, cuộc điệnthoại, nhằm ghi lại thông tin phục vụ công tác
- Điện thoại: dùng để giao dịch, trao đổi trực tiếp với người nghe Đây làthiết bị được sử dụng phổ biến trong các công sở, văn phòng và đòi hỏi người
sử dụng phải rèn luyện kỹ năng giao tiếp qua điện thoại
- Máy fax: là thiết bị có khả năng nhận diện ký tự và vẽ lại như bản gốc
- Máy tính nối mạng: hỗ trợ nhiều khía cạnh của công việc văn phònghiện đại, cung cấp nhiều tiện ích và giải pháp hiệu quả như quản lý tài liệu,thông tin, email và trao đổi thông tin,
- Máy chụp ảnh: là thiết bị văn phòng dùng để ghi lại hình ảnh trong cáccuộc họp, hội nghị, hội thảo hay các sự kiện trọng đại của cơ quan, tổ chức
Trang 6- Các phương tiện in ấn: Theo cách làm ra văn bản có thể chia ra các loạimáy in như: in laser, in phun, offset, in kim Máy in dùng trong văn phòng baogồm nhiều thể loại và công nghệ khác nhau Thông dụng nhất và chiếm phầnnhiều nhất hiện nay trên thế giới là máy in ra giấy và sử dụng công nghệ laze.
Đa phần các máy in sử dụng cho văn phòng được nối với một máy tínhhoặc một máy chủ dùng in chung Một phần khác máy in được nối với các thiết
bị công nghiệp dùng để trang trí hoa văn sản phẩm, in nhãn mác trên các chấtliệu riêng Máy in laze có tốc độ in thường cao hơn các loại máy in khác, chi phícho mỗi bản in thường tương đối thấp Máy in laze có thể in đơn sắc (đen trắng)hoặc có màu sắc
- Máy hủy tài liệu: Dùng để cắt tài liệu cần hủy thành các dải nhỏ đếnmức không thể khôi phục lại nội dung nhằm mục đích bảo mật
c Văn phòng phẩm:
Văn phòng phẩm có thể kể đến như: các loại giấy A4, giấy note, phiếuthu, phiếu xuất kho, hóa đơn và số lượng … Ngoài ra còn các loại khổ giấy khácnhư A3, A5 để phục vụ cho các mục đích công việc khác nhau… Đây là cácloại vật dụng rất cần thiết trong công việc Chúng dùng để ghi chép và lưu ýtrong công việc một cách hiệu quả
3 Nội dung tổ chức quản lý thiết bị văn phòng
a Xây dựng kế hoạch và định mức trang thiết bị văn phòng
Khi cơ quan, đơn vị được thành lập, có chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộmáy sẽ được cấp một số tài sản ban đầu nhất định, trong đó có trang thiết bịphục vụ cho công tác văn phòng như: máy tính, máy in, máyphotocopy,…Những trang thiết bị này được quản lý theo quy chế do cơ quanxây dựng trên cơ sở chế độ của Nhà nước và đặc thù hoạt động của cơ quan, tổchức Ngoài ra, hàng năm cơ quan còn được mua sắm bổ sung xuất phát từ nhucầu sử dụng thực tế và thực hiện thông qua kế hoạch hàng năm
Bộ phận hành chính văn phòng cần lên kế hoạch, định mức sử dụng máymóc, thiết bị làm căn cứ để lập kế hoạch và dự toán ngân sách; giao đầu tư, mua
Trang 7sắm, thuê khoán kinh phí sử dụng máy móc, thiết bị; quản lý, sử dụng máy móc,thiết bị Việc xây dựng kế hoạch: về trang thiết bị văn phòng cần rõ ràng, cụ thể,được trình bày dưới dạng văn bản, bao gồm số lượng thiết bị máy móc, dự toánngân sách, kế hoạch cũng cần phải tính đến các trường hợp rủi ro như máy móctrang thiết bị hỏng, chi phí sửa chữa.
- Nguyên tắc mua sắm trang thiết bị:
Đáp ứng nhu cầu làm việc của cá nhân theo chức năng, nhiệm vụ được giao;Thực hiện công khai, minh bạch trong mua sắm tài sản;
Tiết kiệm, phù hợp với tiêu chuẩn và định mức
- Nguồn kinh phí mua sắm: hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: kinh phí dongân sách nhà nước cấp; kinh phí hình thành từ nguồn thu hợp lệ của cơ quan,
tổ chức; nguồn kinh phí do được tặng, biếu, cho
- Nội dung mua sắm:
Trang thiết bị, phương tiện làm việc;
Vật tư, công cụ, dụng cụ;
Máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn, phục vụ an toàn laođộng và phòng cháy chữa cháy;
Các sản phẩm công nghệ thông tin;
Phương tiện vận chuyển;
Sản phẩm in, tài liệu, sách, phục vụ cho công tác chuyên môn;
Các loại tài sản khác
- Hình thức mua sắm tài sản: khi thực hiện mua sắm tài sản, thủ trưởng cơ quan,đơn vị có thẩm quyền quyết định mua sắm được quyền lựa chọn một trong cáchình thức mua sắm sau:
Đấu thầu rộng rãi
Đấu thầu hạn chế
Chỉ định thầu
Mua sắm trực tiếp
Trang 8Các hình thức mua sắm nêu trên được quy định tại Thông tư số63/2007/TTBTC ngày 15 tháng 6 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thựchiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơquan nhà nước bằng vốn nhà nước.
b Tổ chức sử dụng trang thiết bị văn phòng
Trang thiết bị kỹ thuật trong văn phòng là thành phần “cách mạng” trongcông cuộc hiện đại hóa văn phòng, trang thiết bị hiện nay ngày càng được cảitiến, sáng chế với nhiều chủng loại hết sức đa dạng, phong phú và giá thành rẻ.Các phương tiện kỹ thuật làm văn bản như máy đánh chữ, máy tính tạo ranhững khả năng, những thuận lợi rất to lớn trong các khẩu soạn thảo văn bản,lưu trữ, hệ thống hóa và tra tìm các dữ liệu
Các phương tiện thiết bị truyền tin, truyền văn bản như fax và cao hơnnữa là Internet cùng các thiết bị viễn thông được sử dụng rộng rãi giúp choviệc nối mạng thông tin cục bộ, toàn quốc gia và toàn cầu được dễ dàng, thuậnlợi Các vật dụng thông thường trong văn phòng từ bút viết, bìa cặp, ghim kẹpđến các giá kệ hồ sơ ngày càng tiện dụng với hình thức mẫu mã đẹp, giá cảthích hợp
Tuy nhiên, trang thiết bị cũng như môi trường văn phòng được cải thiệnphần lớn nhờ con người đưa vào ứng dụng rộng rãi trong hoạt động văn phòng
Do đó khâu tổ chức sử dụng trang thiết bị cũng cần được quan tâm, cụ thể:
- Đào tạo người sử dụng trang thiết bị văn phòng hiện đại đạt đến trình độcao, theo hướng đa năng, toàn diện về nghiệp vụ, kỹ thuật Theo hướng đào tạo
đó, người lao động biết làm nhiều việc và thực hiện thành thạo nhiệm vụ côngtác được giao
- Xây dựng kế hoạch, theo dõi giám sát việc mua sắm và tình hình bảoquản, sử dụng trang thiết bị
- Giám sát, kiểm tra việc sử dụng trang thiết bị do các đơn vị, cá nhânđược giao quản lý và sử dụng
Trang 9- Thực hiện chế độ khấu hao trang thiết bị vật tư theo quy định của Nhànước Đề xuất việc thanh lý, xử lý trang thiết bị hư hỏng hoặc không dùng đến
để đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả
- Tổ chức sử dụng đáp ứng yêu cầu của cơ quan, đơn vị: Sử dụng đúngmục đích; Bảo quản theo yêu cầu; Bảo dưỡng theo định kỳ; Thay thế, sửa chữakhi cần thiết
Đây là vấn đề đặt ra trong công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũnhững người làm công tác văn phòng ở các cơ quan, đơn vị hiện nay để đáp ứngyêu cầu của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
c Giám sát, kiểm tra, tổ chức quản lý thiết bị văn phòng
- Giao các trang thiết bị cho các đơn vị và cá nhân chịu trách nhiệm trựctiếp quản lý, khai thác, sử dụng và bảo quản
- Xây dựng và ban hành nội quy, quy chế sử dụng tài sản công
- Có sự kiểm kê đột xuất và định kỳ đối với trang thiết bị trong cơ quan,qua đó đánh giá số lượng, chất lượng các trang thiết bị
- Thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng, bảo quản các trang thiết bị
- Xử lý các trường hợp rủi ro xảy ra có liên quan đến trang thiết bị vănphòng trong cơ quan, tổ chức
- Tổ chức sử dụng đáp ứng yêu cầu của cơ quan, đơn vị:
Sử dụng đúng mục đích;
Bảo quản theo yêu cầu;
Bảo dưỡng theo định kỳ;
Thay thế, sửa chữa khi cần thiết
Trang 10PHẦN II LIÊN HỆ THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THIẾT BỊ VĂN
PHÒNG Ở MISA
1 Giới thiệu khái quát về công ty MISA
Ngày 25/12/1994, MISA thành lập với tên gọi “MISA group” với địnhhướng sản xuất phần mềm đóng gói (khởi đầu là phần mềm kế toán) Năm 2002,MISA chuyển đổi thành công ty cổ phần và thành lập văn phòng đại diện tại TP
Hồ Chí Minh Đến nay, Misa có 01 trụ sở chính, 01 Trung tâm phát triển phầnmềm, 01 Trung tâm tư vấn và hỗ trợ khách hàng, 05 văn phòng đại diện tại: HàNội, Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ
Công ty Cổ phần MISA trong suốt 25 năm qua đã không ngừng sáng tạo,đổi mới, nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới của cuộc cách mạng côngnghiệp 4.0 như trí tuệ nhân tạo, Blockchain… để mang tới những nền tảng, sảnphẩm, dịch vụ công nghệ thông tin tốt nhất, giúp khách hàng nâng cao năng suấtlao động, góp phần vào sự phát triển của đất nước Số lượng khách hàng củaMISA là các đơn vị hành chính sự nghiệp, xã/phường, trường học và cộng đồngdoanh nghiệp tăng lên hơn 250.000 đơn vị cùng với hơn 1,5 triệu khách hàngđang sử dụng các ứng dụng mobile cá nhân và phần mềm cho hộ kinh doanh cáthể Bên cạnh việc tiếp tục phát triển mạnh mẽ những sản phẩm hiện có, khátvọng của MISA là trở thành một nền tảng công nghệ tài chính lớn nhất ĐôngNam Á, một trung tâm dữ liệu tài chính kế toán kết nối các doanh nghiệp, ngânhàng, tổ chức tài chính, bảo hiểm, thuế, các cơ quan chính phủ và các tổ chứcliên quan Trong giai đoạn 20202023, MISA sẽ đẩy mạnh nghiên cứu và pháttriển các nền tảng công nghệ mới giúp khách hàng không chỉ tại Việt Nam màtoàn thế giới có thể thực hiện công việc với năng suất hiệu quả cao hơn
Trong suốt hành trình tiên phong, MISA tự hào là doanh nghiệp côngnghệ hàng đầu Việt Nam cung cấp giải pháp chuyển đổi số tài chính, kế toán &quản trị doanh nghiệp, doanh nghiệp công nghệ thông tin xuất sắc nhất khu vựcChâu Á Châu Đại Dương (2019), TOP 3 công ty công nghệ uy tín năm 2023.Chúng tôi có 3000 nhân sự tại Hà Nội, Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột,
Trang 11TP.HCM và Cần Thơ; Phát triển gần 60 sản phẩm, ứng dụng cho 350.000 kháchhàng là cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, hộ kinh doanh và 3.5 triệu khách hàng
cá nhân tại Việt Nam và 22 quốc gia trên thế giới
- Tầm nhìn:
Bằng nỗ lực sáng tạo trong khoa học, công nghệ và đổi mới trong quản trị,MISA mong muốn trở thành công ty có nền tảng, phần mềm và dịch vụđược sử dụng phổ biến nhất trong nước và quốc tế
- Sứ mệnh:
Sứ mệnh của MISA là phát triển các nền tảng, phần mềm và dịch vụ côngnghệ thông tin để thay đổi ngành kinh tế và giúp khách hàng thực hiệncông việc theo phương thức mới, năng suất và hiệu quả hơn nhằm thúcđẩy sự phát triển của đất nước và các quốc gia trên thế giới
- Giá trị cốt lõi:
Tin cậy: Các nền tảng, sản phẩm và dịch vụ MISA mang lại cho kháchhàng đều có độ tin cậy cao, con người MISA với tri thức và văn hóa caoluôn mang lại cho khách hàng cảm giác tin cậy trong giao dịch và chuyểngiao tri thức, công nghệ
Tiện ích: Các nền tảng, sản phẩm và dịch vụ MISA luôn thỏa mãn mọiyêu cầu nghiệp vụ của khách hàng Khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận
và sử dụng nền tảng, sản phẩm, dịch vụ của MISA bất cứ khi nào, bất cứnơi nào Đội ngũ tư vấn, hỗ trợ khách hàng của MISA luôn sẵn sàng phục
vụ 365 ngày/năm và 24 giờ/ngày
Tận tình: Con người MISA từ những người phát triển nền tảng, sản phẩmđến những người kinh doanh tư vấn và các bộ phận khác luôn luôn tậntâm, tận lực phục vụ vì lợi ích của khách hàng, làm cho khách hàng tincậy và yêu mến như một người bạn, một người đồng hành trong sựnghiệp
Trang 122 Vai trò của công tác quản lý máy móc ở MISA
Công tác quản lý máy móc trong công ty cổ phần Misa đóng vai trò quantrọng để đảm bảo hoạt động hiệu quả của hệ thống máy móc và thiết bị Dướiđây là một số vai trò chính của công tác quản lý máy móc trong công ty:
- Bảo dưỡng và sửa chữa: Công tác quản lý máy móc giúp theo dõi vàtriển khai các kế hoạch bảo dưỡng định kỳ, đảm bảo rằng máy móc được duy trìtrong tình trạng hoạt động tốt nhất Ngoài ra, công việc này cũng liên quan đếnviệc sửa chữa máy móc khi gặp sự cố, giúp đảm bảo sự không gián đoạn trongquá trình sản xuất và kinh doanh của công ty
- Quản lý tài sản: Công tác quản lý máy móc cũng đảm nhận vai trò quản
lý tài sản của công ty Điều này bao gồm việc ghi nhận và kiểm soát các tài sảnmáy móc, đảm bảo thông tin về số lượng, giá trị, và tình trạng của chúng đượccập nhật đầy đủ và chính xác Quản lý tài sản cũng đảm bảo việc sử dụng máymóc hiệu quả, tránh lãng phí và thất thoát tài sản
- Nâng cao hiệu suất: Công tác quản lý máy móc cũng nhằm mục tiêunâng cao hiệu suất của các thiết bị và hệ thống Điều này có thể bao gồm việc
áp dụng các biện pháp tối ưu hóa hoạt động, tăng cường khả năng vận hành, vàcải thiện công nghệ sử dụng trong quá trình sản xuất và kinh doanh của công ty
- Lập kế hoạch đầu tư và tiếp nhận máy móc mới: Công tác quản lý máymóc tham gia vào quy trình lập kế hoạch đầu tư cho việc mua sắm thiết bị mới
Từ việc đánh giá nhu cầu, tìm kiếm nhà cung cấp, so sánh giá cả và chất lượng,công tác quản lý máy móc đóng vai trò cung cấp thông tin để đưa ra quyết địnhđầu tư hiệu quả và phù hợp với mục tiêu của công ty
- Đảm bảo an toàn: Việc quản lý máy móc còn liên quan đến việc đảmbảo an toàn trong quá trình vận hành Công tác này bao gồm việc kiểm tra vàtuân thủ các quy định về an toàn lao động, huấn luyện nhân viên về sử dụngthiết bị một cách an toàn, và đảm bảo rằng các biện pháp phòng ngừa tai nạnđược áp dụng