1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN VÀNG DANH - VINACOMIN

79 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Công Tác Lập Kế Hoạch Sản Xuất Tại Công Ty Cổ Phần Than Vàng Danh - Vinacomin
Tác giả Trần Khánh Linh
Người hướng dẫn GS.TS Ngô Thắng Lợi
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Phát Triển
Thể loại chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 7,38 MB

Nội dung

Để hoạt động sản xuất của công ty được diễn ramột cách thuận lợi, tiết kiệm được nhiều chi phí cũng như bản kế hoạch sảnxuất mang tính khoa học, tổng quát và chính xác hơn, trong quá trì

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Mục tiêu 5

2.1 Mục tiêu tổng quát 5

2.2 Mục tiêu cụ thể 5

3 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 5

4 Phương pháp nghiên cứu 6

5 Kết cấu chuyên đề 6

NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 7

1.1 Tổng quan về kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp 7

1.1.1   Khái niệm và phân loại kế hoạch trong doanh nghiệp 7

1.1.2.    Kế hoạch sản xuất trong hệ thống kế hoạch doanh nghiệp 11

1.2 Cơ sở lý luận về công tác lập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp 16

1.2.1   Công tác lập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp 16

1.2.2   Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập KHSX 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN VÀNG DANH - VINACOMIN 28

2.1 Tổng quan về Công ty CP Than Vàng Danh 28

2.1.1 Giới thiệu chung 28

2.1.2 Cơ cấu tổ chức 32

2.1.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 36

2.2 Thực trạng công tác lập kế hoạch sản xuất tại Công ty CP Than Vàng Danh 38

2.2.1 Nội dung bản kế hoạch sản xuất 38

2.2.2 Quy trình lập kế hoạch sản xuất 42

2.2.3 Phương pháp lập kế hoạch sản xuất 46

Trang 3

2.2.4 Bộ máy thực hiện công tác lập KHSX 47

2.2.4.1 Ban lãnh đạo 47

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập KHSX của Công ty CP Than Vàng Danh 50

2.3.1 Các nhân tố khách quan 50

2.3.2 Các nhân tố chủ quan 53

2.4 Đánh giá công tác lập KHSX của Công ty CP Than Vàng Danh 55 2.4.1 Ưu điểm 55

2.4.2 Nhược điểm 56

2.4.3 Nguyên nhân 58

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT CÔNG TY CỔ PHẦN THAN VÀNG DANH 58

3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 58

3.1.1 Cơ hội và thách thức 58

3.1.2 Định hướng phát triển 60

3.1.3 Quan điểm đưa ra giải pháp 63

3.2 Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác lập KHSX tại Công ty CP Than Vàng Danh 63

3.2.1 Định hướng 64

3.2.2 Giải pháp 64

3.3 Một số kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền liên quan 69

3.3.1 Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, thành phố Uông Bí 69

3.3.2 Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam 69

KẾT LUẬN 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngành Than Việt Nam đã có lịch sử khai thác gần 180 năm, với trên 80năm truyền thống vẻ vang, từ cuộc tổng bãi công ngày 12/11/1936 của hơn 3vạn thợ mỏ đã giành thắng lợi rực rỡ Bước vào công cuộc đổi mới, nhữngnăm đầu thập niên 90, ngành Than Việt Nam phải đối mặt với những khókhăn, thử thách gay gắt: nạn khai thác than trái phép phát triển tràn lan làm tàinguyên và môi trường vùng mỏ bị hủy hoại nghiêm trọng, trật tự và an toàn xãhội diễn biến phức tạp.  Với chiến lược kinh doanh đa ngành trên nền tảng sảnxuất than, Tổng Công ty đã từng bước tháo gỡ khó khăn, trì trệ thời bao cấp,xây dựng mục tiêu chiến lược đúng đắn cho sự phát triển. Gần đây nhất, vàonăm 2021, TKV là một trong số ít tập đoàn, tổng công ty Nhà nước có tăngtrưởng cao; lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước vượt kế hoạch giao trong bốicảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp Các khối sản xuất kinh doanh đạthiệu quả và tăng trưởng cao hơn so với thực hiện năm 2020 Doanh thu toàntập đoàn ước đạt 128,6 nghìn tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch; nộp ngân sách nhànước 19 nghìn tỷ đồng bằng 106% kế hoạch Lợi nhuận dự kiến đạt 3,5 nghìn

tỷ đồng đạt 116% kế hoạch năm và bằng 113% so với cùng kỳ 2020 Hệ số nợtrên vốn chủ sở hữu hợp nhất toàn tập đoàn các công ty là 1,8 lần, giảm 0,17lần so với đầu năm 2021 Đóng góp vào công cuộc đổi mới, phát triển của toànngành, những năm gần đây, Công ty cổ phần Than Vàng Danh - Vinacominđược đánh giá là một trong những đơn vị đứng đầu Tập đoàn Than - Khoángsản Việt Nam về sản lượng khai thác hầm lò, về đổi mới công nghệ và tốc độtăng trưởng

Tiền thân của Công ty cổ phần Than Vàng Danh-Vinacomin là Mỏ thanVàng Danh được thành lập ngày 06/06/1964 Đến năm 2011, Công ty đổi tênthành Công ty cổ phần than Vàng Danh-Vinacomin Công ty cổ phần ThanVàng Danh-Vinacomin được đánh giá là một trong những đơn vị đứng đầuTập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam về sản lượng khai thác hầm lò, về đổimới công nghệ và tốc độ tăng trưởng Trải qua hơn 55 năm xây dựng và pháttriển, công ty đã khai thác trên 60 triệu tấn than và đào mới 772km đường lò.Hiện tại công ty có 28 đơn vị thuộc khối khai thác và đào lò (các phân xưởngkhai thác, đào lò), 10 đơn vị dây chuyền, mặt bằng và 1 đơn vị làm công tác

Trang 6

phục vụ Trong những năm qua, công ty luôn nỗ lực để đạt được sản lượngdoanh thu cao và lợi nhuận cao Trong tương lai, công ty tiếp tục thi đua nộilực, chủ động, linh hoạt, quyết liệt và sáng tạo trong lao động sản xuất, quyếttâm xây dựng Công ty Than Vàng Danh phát triển mạnh, xứng đáng với tầmvóc và vị thế của một mỏ Anh hùng, góp phần xây dựng Tập đoàn Côngnghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam phát triển bền vững. 

Trải qua nhiều thập kỷ xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần ThanVàng Danh đã và đang tạo được những dấu ấn nhất định trong ngành côngnghiệp khai thác than Tuy nhiên, công tác lập kế hoạch sản xuất của công tyvẫn còn nhiều hạn chế: bản kế hoạch sản xuất vẫn chủ yếu dựa vào kinhnghiệm của phòng, chưa mang tính khoa học, chưa phân tích dựa trên các yếu

tố khác ngoài yếu tố đầu vào như các yếu tố về chính trị, pháp luật hay ảnhhưởng của thị trường quốc tế Để hoạt động sản xuất của công ty được diễn ramột cách thuận lợi, tiết kiệm được nhiều chi phí cũng như bản kế hoạch sảnxuất mang tính khoa học, tổng quát và chính xác hơn, trong quá trình thực tậptại Công ty Cổ phần Than Vang Danh, em muốn tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn

về các hạn chế mà công ty đang gặp phải, từ đó có thể đưa ra một số địnhhướng và giải pháp để hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty

Đây chính là lý do mà em đưa ra đề tài “Hoàn thiện công tác lập kế hoạch

sản xuất tại Công ty Cổ phần Than Vàng Danh - Vinacomin”.

2 Mục tiêu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại Công ty Cổ phần ThanVàng Danh – Vinacomin từ đó giúp công hoạt động sản xuất có hiệu quả caohơn

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Thứ nhất, tìm hiểu về lý thuyết cũng như phương pháp mà công ty đang

sử dụng để lên kế hoạch sản xuất

- Thứ hai, áp dụng những lý thuyết đã tìm hiểu cùng với thực tiễn làmviệc trong quá trình thực tập để phân tích thực trạng, chỉ ra hạn chế màcông ty đang gặp phải

- Thứ ba, chỉ ra nguyên nhân và đưa ra phương án giải quyết những hạnchế mà công ty đang gặp phải trong công tác lập kế hoạch sản xuất. 

3 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

Trang 7

Đối tượng nghiên cứu: Công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty Cổ phần

Than Vàng Danh – Vinacomin

Phạm vi nghiên cứu: 

 Phạm vi không gian: công ty Cổ phần Than Vàng Danh - Vinacomin

 Phạm vi thời gian: nghiên cứu thực trạng lập KHSX qua các bản KH từnăm 2017-2022, các nội dung hoàn thiện áp dụng cho giai đoạn đến2030

Nội dung nghiên cứu: chuyên đề tập trung nghiên cứu: bộ máy lập và quản lý

KHSX của công ty, nội dung bản KHSX (quy trình kỹ thuật) và phương pháp thực hiện các nội dung lập KHSX tại công ty Cổ phần Than Vàng Danh – Vinacomin

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu: Dựa vào các báo cáo, tài liệu, thu thậpcác tư liệu có liên quan để phục vụ cho việc thực hiện chuyên đề

Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn các nhân viên, cán bộ KH vàquản lý lãnh đạo công ty để hiểu rõ hơn về thực trạng và đổi mới KH

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dựa trên những tài liệu thu thậpđược và kết quả thống kê, phân loại, tiến hành phân tích, chỉ ra những nétchính, những điểm khái quát nhất của từng nội dung, những vấn đề trọng tâm

cơ bản mà mục tiêu đề tài đã đặt ra

Phương pháp so sánh: so sánh các số liệu theo thời gian và theo chỉtiêu

Phương pháp chuyên gia: song song với việc phân tích thông tin và sốliệu thu thập được, em còn xin ý kiến của ban lãnh đạo công ty, cán bộ phòng

kế hoạch để tham khảo, rút ra các nhận xét, qua đó đưa ra kết luận có độ chínhxác cao

Trang 8

Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuấtcông ty Cổ phần Than Vàng Danh – Vinacomin

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 

1.1 Tổng quan về kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp

1.1.1   Khái niệm và phân loại kế hoạch trong doanh nghiệp

1.1.1.1 Khái niệm

Theo Giáo trình Kế hoạch Kinh doanh (2006), trường Đại học Kinh tếQuốc dân, NXB Lao động và Xã hội: Kế hoạch hóa từ lâu đã được coi như làmột công cụ để thiết lập cũng như thực hiện các quyết định chiến lược Tuynhiên vai trò này không phải lúc nào cũng được thừa nhận một cách nhất quán,

nó có thể là công cụ quản lý không thể thiếu được đối với đối tượng này,nhưng lại là thủ phạm của sự cứng nhắc đối với đối tượng khác Kế hoạch hóa

có nhiều nghĩa khác nhau và đã từng là chủ đề của nhiều ý kiến trái ngược,cho dù nó liên quan đến doanh nghiệp hay là nền kinh tế quốc dân Hiểu mộtcách tổng quát nhất, kế hoạch hóa là một phương thức quản lý theo mục tiêu,

nó là hoạt động của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật

xã hội và tự nhiên, đặc biệt là các quy luật kinh tế để tổ chức quản lý các đơn

vị kinh tế - kỹ thuật, các ngành, các lĩnh vực hoặc toàn bộ nền sản xuất xã hộitheo những mục tiêu thống nhất. 

Theo như các hiểu trên, kế hoạch hóa được thực hiện ở nhiều quy mô

và phạm vi khác nhau như: kế hoạch hóa kinh tế quốc dân, kế hoạch hóa theovùng, địa phương, kế hoạch hóa ngành, lĩnh vực, kế hoạch hóa doanh nghiệp

Kế hoạch hóa doanh nghiệp được xác định là một phương thức quản lý doanhnghiệp theo mục tiêu, nó bao gồm toàn bộ các hành vi can thiệp một cách cóchủ định của các nhà lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp vào các lĩnh vực sảnxuất kinh doanh của đơn vị mình nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra Haynói một cách khác “Kế hoạch hóa doanh nghiệp là một quy trình ra quyết địnhcho phép xây dựng một hình ảnh mong muốn về trạng thái tương lai củadoanh nghiệp và quá trình tổ chức triển khai thực hiện mong muốn đó” Như

Trang 9

vậy, kế hoạch hóa trong doanh nghiệp là thể hiện kỹ năng tiên đoán mục tiêuphát triển và tổ chức quá trình thực hiện mục tiêu đề ra Công tác này bao gồmcác hoạt động:

 Lập kế hoạch: đây là khâu giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong công tác

kế hoạch hóa doanh nghiệp, nó là quá trình xác định mục tiêu, chỉ tiêu

kế hoạch và đề xuất chính sách giải pháp áp dụng Kết quả của việcsoạn lập kế hoạch là một bản kế hoạch của doanh nghiệp được hìnhthành và nó chính là cơ sở cho việc thực hiện các công tác sau của kếhoạch hóa Bản kế hoạch doanh nghiệp là hệ thống các phương hướng,nhiệm vụ, mục tiêu và các chỉ tiêu nguồn lực vật chất, nguồn lực tàichính cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu phát triển doanh nghiệp đặt

ra trong thời kỳ kế hoạch nhất định Kế hoạch doanh nghiệp chính làthể hiện ý đồ phát triển của các nhà lãnh đạo và quản lý đối với hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các giải pháp thực thi

 Tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, điều chỉnh và đánh giá kế hoạch

là những hoạt động tiếp sau của công tác kế hoạch hóa nhằm đưa kếhoạch vào thực tế hoạt động của doanh nghiệp Đây là quá trình tổchức, phối hợp hoạt động của các bộ phận, các yếu tố nguồn lực củadoanh nghiệp, triển khai các hoạt động khác nhau theo các mục tiêu kếhoạch đặt ra Quá trình triển khai kế hoạch không chỉ đơn giản là xemxét những hoạt động cần thiết của doanh nghiệp mà nó còn thể hiện ởkhả năng dự kiến, phát hiện những điều bất ngờ có thể xuất hiện trongquá trình hoạt động và khả năng ứng phó những điều bất ngờ đó Quátrình kiểm tra, theo dõi, điều chỉnh kế hoạch giúp doanh nghiệp khôngchỉ xác định được tất cả những rủi ro trong hoạt động của mình mà còn

có khả năng quản lý rủi ro với sự hỗ trợ của việc tiên đoán có hiệu quả

và xử lý những rủi ro đó trong quá trình thực hiện mục tiêu đặt ra Côngtác đánh giá kế hoạch sẽ là cơ sở giúp cho doanh nghiệp xây dựngnhững phương án kế hoạch tiếp sau một cách chính xác và sát thựchơn. 

Tóm lại, Để có thể tồn tại và phát triển, tìm ra định hướng kinh doanhcho doanh nghiệp của mình thì phải có một kế hoạch kinh doanh cụ thể Kếhoạch này giúp doanh nghiệp nắm bắt tình hình thực tế và đưa ra những địnhhướng trong tương lai Nó giúp doanh nghiệp xác định được mục tiêu, chiến

Trang 10

lược, thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nội lực của doanh nghiệp,đưa ra phương hướng kinh doanh và phương thức thực hiện Kế hoạch là trọngtâm của việc hoạch định kinh doanh, lập kế hoạch giúp có tầm nhìn tốt hơncho việc kinh doanh trong tương lai Nếu không có kế hoạch thì việc điềuchỉnh công việc rất khó và gây khó khăn trong việc phục hồi công việc Việcviết kế hoạch kinh doanh là một bước quan trọng để tạo nền tảng cho quá trìnhthực hiện mục tiêu có tính thực tế của doanh nghiệp (Trích GS.TS Ngô ThắngLợi, Giáo trình Kế hoạch kinh doanh, trường Đại học Kinh tế Quốc dân(2006), NXB Lao động và Xã hội)

1.1.1.2 Phân loại

a     Theo thời gian

Đây là thể hiện việc phân đoạn kế hoạch theo thời gian cần thiết đểthực hiện chỉ tiêu đặt ra Theo góc độ này, kế hoạch doanh nghiệp bao gồm ba

 Chủ yếu nhấn mạnh các ràng buộc về tài chính;

 Sử dụng rộng rãi các phương pháp kinh tế lượng để dự báo

Kế hoạch dài hạn không đồng nghĩa với kế hoạch chiến lược vì kếhoạch chiến lược bao trùm nội dung khác không phải chỉ đứng trên góc độthời gian

Kế hoạch trung hạn cụ thể những định hướng của kế hoạch dài hạn racác khoảng thời gian ngắn hơn, thường là 3 hoặc 5 năm

Kế hoạch ngắn hạn thường là các kế hoạch hàng năm và các kế hoạchtiến độ, hành động có thời hạn dưới một năm như: kế hoạch quý, tháng, Kếhoạch ngắn hạn bao gồm các phương pháp cụ thể sử dụng nguồn lực của cácdoanh nghiệp cần thiết để đạt được mục tiêu trong kế hoạch trung và dài hạn

Tuy nhiên, việc phân chia thời hạn của các kế hoạch chỉ mang tínhtương đối, nhất là đối với những điều kiện thị trường hiện nay thay đổi với tốc

độ nhanh hơn nhiều so với cách đây vài thập kỷ Do vậy, trong những lĩnh vực

Trang 11

mà điều kiện thị trường biến động nhiều (chu kỳ công nghệ ngày càng nhanh,vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn, ) thì những kế hoạch cho từ 3 đến 5 nămcũng có thể coi là rất dài hạn.

b Theo nội dung, tính chất

Có thể chia hệ thống kế hoạch doanh nghiệp làm hai bộ phận: Kế hoạchchiến lược và kế hoạch tác nghiệp

 Kế hoạch chiến lược

Khái niệm chiến lược xuất phát từ tiếng Hy Lạp và xuất hiện đầu tiêntrong lĩnh vực quân sự Chiến lược có nghĩa là “nghệ thuật tướng lĩnh” để tìm

ra con đường đúng đắn nhất giành chiến thắng Lập kế hoạch chiến lược chodoanh nghiệp phổ biến vào những năm 1960 đối với các doanh nghiệp lớn khi

mà hoạt động của chúng trở nên phức tạp hơn, đồng thời cạnh tranh gay gắthơn, đa dạng hơn trong khi các tiến bộ về khoa học công nghệ trở nên tăng tốchơn khiến cho các doanh nghiệp khó khăn trong việc lựa chọn mục tiêu pháttriển công nghệ và sản phẩm mới, thâm nhập thị trường, lựa chọn các phươngthức phát triển,

Kế hoạch chiến lược áp dụng trong các doanh nghiệp là định hướng lớncho pháp doanh nghiệp thay đổi, cải thiện, củng cố vị thế cạnh tranh của mình

và những phương pháp cơ bản để đạt được mục tiêu đó Soạn lập kế hoạchchiến lược không phải từ những kỳ vọng mà doanh nghiệp muốn đạt tới mà làxuất phát từ khả năng thực tế của doanh nghiệp và như vậy nó là thể hiện sựphản ứng của doanh nghiệp đối với hoàn cảnh khách quan bên trong và bênngoài của hoạt động doanh nghiệp

Thường thì kế hoạch chiến lược được soạn thảo cho thời gian dài hạn,nhưng nó không đồng nghĩa với kế hoạch dài hạn Nói đến kế hoạch chiếnlược không phải là nói đến góc độ thời gian của chiến lược mà là nói đến tínhchất định hướng của kế hoạch và bao gồm toàn bộ mục tiêu tổng thể phát triểndoanh nghiệp Trách nhiệm soạn thảo kế hoạch chiến lược trước hết là củalãnh đạo doanh nghiệp, vì kế hoạch chiến lược đòi hỏi trách nhiệm rất cao,quy mô hoạt động rộng lớn của các nhà quản lý. 

 Kế hoạch tác nghiệp

Là công cụ cho phép chuyển các định hướng chiến lược thành cácchương trình áp dụng cho các bộ phận của doanh nghiệp trong khuôn khổ cáchỏa động của doanh nghiệp, nhằm thực hiện được các mục tiêu của kế hoạch

Trang 12

chiến lược Kế hoạch tác nghiệp được thể hiện cụ thể ở những bộ phận kếhoạch riêng biệt trong tổng thể hoạt động hoạt động kinh doanh như: kế hoạchsản xuất, kế hoạch marketing, kế hoạch tài chính, kế hoạch nhân sự của doanhnghiệp Trong đề tài chuyên đề này, sẽ đi sâu vào tìm hiểu về kế hoạch sảnxuất. 

Kế hoạch chiến lược tập trung vào các lĩnh vực có liên quan trực tiếpđến tương lai của doanh nghiệp, trong khi đó kế hoạch tác nghiệp liên quanđến tất cả các lĩnh vực và tất cả các bộ phận của doanh nghiệp, quy trình kếhoạch hóa chiến lược đòi hỏi chủ yếu là sự tham gia của các nhà lãnh đạotrong khi kế hoạch hóa chiến lược đòi hỏi chủ yếu là sự tham gia của các lãnhđạo trong khi kế hoạch hóa tác nghiệp huy động tất cả các cán bộ phụ trách bộphận

1.1.2.    Kế hoạch sản xuất trong hệ thống kế hoạch doanh nghiệp

1.1.2.1 Khái niệm và phân loại

a Khái niệm

Trích Giáo trình Kế hoạch kinh doanh (2006), NXB Lao động và Xãhội: Khi nói đến sản xuất nhiều người thường nghĩ tới những doanh nghiệpchế tạo, sản xuất các sản phẩm vật chất cụ thể như bàn, ghế, tủ, và gắn liềnvới những hình ảnh của nhà máy, xí nghiệp, dây chuyền sản xuất Trong quákhứ, vấn đề này chỉ được thực hiện riêng biệt trong việc quản lý sản xuất.Trong những năm gần đây, phạm vi của việc tổ chức điều hành sản xuất được

mở rộng, trong thực tế có những doanh nghiệp vừa sản xuất sản phẩm dướidạng vật chất thuần túy lại vừa có những hoạt động khác dưới dạng phi vậtchất chằng hạn như tổ chức vận chuyển sản phẩm đến cho khách hàng, cungcấp những dịch vụ sau bán hàng…Sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất rakhông chỉ đáp ứng những yêu cầu về mặt giá trị sử dụng vật chất mà cả vềnhững yếu tố tinh thần, văn hóa của người tiêu dùng Theo quan niệm phổbiến hiện nay thì sản xuất được hiểu là quá trình tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ.Sản xuất là một trong phân hệ chính có ý nghĩa quyết định đến việc tạo ra sảnphẩm và cung cấp dịch vụ cho xã hội Quản lý hệ thống sản xuất sản phẩm,dịch vụ là chức năng, nhiệm vụ cơ bản của từng doanh nghiệp Hình thành,phát triển và tổ chức điều hành tốt hoạt động sản xuất là cơ sở và yêu cầu thiếtyếu để mỗi doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển trên thị trường

Trang 13

Kế hoạch sản xuất là một trong những nội dung quan trọng của hoạtđộng quản lý sản xuất, kế hoạch hóa sản xuất nhằm tối ưu hóa việc sử dụngcác yếu tố sản xuất sẵn có để sản xuất một hoặc nhiều sản phẩm nhất định. 

Kế hoạch sản xuất là một kế hoạch chức năng trong hệ thống kế hoạchkinh doanh, với nhiệm vụ sản xuất thuộc về các nhà máy, xưởng sản xuất Bản

kế hoạch sản xuất sẽ cho công ty biết mức sản lượng cần sản xuất cũng nhưkhả năng sản xuất của các xưởng và các chi phí sản xuất trong kỳ kế hoạch.Trong doanh nghiệp, kế hoạch sản xuất là nội dung then chốt, có ý nghĩa quyếtđịnh sự thành công của hoạt động sản xuất, bởi nó giúp doanh nghiệp phân bổ

sử dụng nguồn lực sản xuất một cách hiệu quả nhất với mục đích sản xuất ramột số lượng sản phẩm nhất định

Kế hoạch sản xuất còn được hiểu là kế hoạch về các hoạt động sản xuất

sẽ thực hiện trong thời kỳ kế hoạch dựa vào nguồn lực hiện tại mà công tyđang có và dự tính sẽ có trong kỳ kế hoạch của công ty

Kế hoạch sản xuất giúp cân đối giữa nhu cầu thị trường và khả năngsản xuất của công ty, qua đó xây dựng kế hoạch sản xuất cho chuỗi các hoạtđộng sẽ diễn ra trong thời kỳ kế hoạch

Kế hoạch sản xuất sẽ phải xác định được các nội dung:

- Khối lượng sản phẩm có thể sản xuất: Để không xảy ra tình trạng lãngphí cũng như quá tải năng lực của các nhà máy, xưởng sản xuất, cán bộlập kế hoạch cần phải xác định đến khả năng, nguồn lực sản xuất củacác xưởng, các sản phẩm khác nhau sẽ được sản xuất tại mỗi đơn vị sảnxuất song song với đó là năng lực của bản thân công ty, nhằm đảm bảophân bổ sản xuất hợp lý, đồng thời đáp ứng đúng và đủ nhu cầu củakhách hàng

- Lượng dự trữ cần thiết đối với sản phẩm: Nhằm ứng phó với nhữngchuyển biến của môi trường hoạt động sản xuất và kinh doanh nóichung và nhu cầu nói riêng, kế hoạch sản xuất cần được xây dựng, cũngnhư dựa vào tình hình thực tế để có thể điều chỉnh linh hoạt Động lực

và mục đích của sản xuất chính là nhu cầu sản phẩm Vì vậy, cần phải

có lượng dự trữ cần thiết để có thể đáp ứng nhu cầu thị trường bất cứthời điểm nào

Trang 14

- Sử dụng các yếu tố sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu: Đất đai, laođộng và vốn là các yếu tố sản xuất ban đầu được xác định bởi các nhàkinh tế chính trị đầu tiên như Adam Smith, David Ricardo và KarlMarx Ngày nay, vốn và lao động vẫn là hai yếu tố đầu vào chính chocác quy trình sản xuất và tạo ra lợi nhuận của một doanh nghiệp Kếhoạch sản xuất cần đưa ra được số lượng yếu tố sản xuất, nguyên vậtliệu cần thiết để sản xuất ra số lượng thành phẩm đúng mục tiêu đề ra,tránh lãng phí hay thiếu nguyên liệu đầu vào khi sản xuất. 

- Các kế hoạch thuê ngoài: Đối với các doanh nghiệp không đảm bảođược một số khâu trong quá trình sản xuất hoặc các khâu đó cần mộtlượng vốn lớn vượt quá ngân sách dành cho sản xuất của doanh nghiệpthì sẽ cần lên kế hoạch thuê ngoài để có thể đảm bảo được tiến độ vàchất lượng khi sản xuất

- Thể hiện tiến độ thực hiện: với mục tiêu đảm bảo sản phẩm sản xuấtđúng thời hạn giao hàng nhằm củng cố và nâng cao uy tín của công tythì nội dung then chốt cần được lưu ý đó là đảm bảo tiến độ thực hiệnsản xuất Cụ thể là bản kế hoạch sản xuất sẽ sắp xếp trình tự tiến độthực hiện của các bước sản xuất và các bộ phận tương ứng với các khâutrong hệ thống sản xuất Căn cứ vào đây, công ty có thể theo dõi, kiểmsoát được quy trình cũng như tiến độ sản xuất, đồng thời tìm ra đượccác hướng sản xuất đem lại hiệu quả tốt nhất và tối ưu nhất nhằm giảmbớt thời gian sản xuất những hoạt động sản xuất vẫn có hiệu quả cao,tăng vòng quay của chu kỳ sản xuất

Việc xác định các yếu tố này phải thỏa mãn các ràng buộc chặt chẽ vềmặt kỹ thuật, các mục tiêu của doanh nghiệp và các nguồn lực của các bộ phậnkhác nhau trong doanh nghiệp, đặc biệt là các ràng buộc về mục tiêu bán hàng,khả năng cung ứng nhân sự và các mục tiêu hiệu quả tài chính

Trang 15

Hình 1-1 Sơ đồ quy trình kế hoạch hóa sản xuất

Nguồn: Giáo trình Kế hoạch Kinh doanh (2006); NXB Lao động và Xã hội

Tuy nhiên, trên thực tế sẽ luôn tồn tại sự sai lệch giữa thị trường nơidoanh nghiệp tham gia và dự báo của doanh nghiệp, vì vậy kế hoạch phảiđược xây dựng dựa trên năng lực sản xuất của doanh nghiệp cùng với cácphân tích, đánh giá dự báo nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm mà doanhnghiệp sản xuất Kế hoạch sản xuất phải được điều chỉnh linh hoạt, có thểthích ứng với mọi biến động của môi trường, đặc biệt là sự biến động của nhucầu Qua đó làm cho chức năng sản xuất trở thành nhân tố quan trọng đảm bảo

sự thành công của doanh nghiệp, đối với các yêu cầu của quản lý sản xuất làtạo ra sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo khả năng hoạt động tốt của hệ thốngsản xuất, quản lý tốt các nguồn lực và có các quyết định đầu tư phù hợp,

b Phân loại

Theo mức độ

 Kế hoạch sản xuất tổng hợp: Là kế hoạch sản xuất được lập một cáchtổng quát từ đầu tới cuối của bản kế hoạch gồm những mục tiêu tổngquát của cả năm kế hoạch, nguồn lực, cơ sở vật chất cần sử dụng cho cảquá trình thực hiện kế hoạch

Trang 16

 Kế hoạch sản xuất chi tiết: Là kế hoạch sản xuất tổng hợp sau khi được

cụ thể hóa, bản kế hoạch này sẽ có những mục tiêu trung hạn, ngắn hạngóp phần đạt được mục tiêu cuối cùng của bản kế hoạch tổng hợp banđầu Kế hoạch sản xuất chi tiết sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng hơntrong việc chuẩn bị, quản lý nguồn lực cũng như nắm rõ được các bướctrong kế hoạch sản xuất, để từng bước hoàn thành kế hoạch sản xuấttổng thể

Theo đơn vị

 Kế hoạch sản xuất toàn công ty: Đây là bản kế hoạch có phạm vi rộng,bao hàm tất cả các bộ phận, phòng ban của công ty tham gia thực hiện

kế hoạch để đạt mục tiêu của công ty trong năm kế hoạch

 Kế hoạch sản xuất của từng đơn vị, từng phân xưởng: Sau khi có bản kếhoạch toàn công ty, bộ phận chuyên môn sẽ dựa trên vị trí, vai trò,nguồn lực của từng đơn vị chức năng trong công ty để lập các bản kếhoạch chi tiết hơn, phù hợp với từng đơn vị để các đơn vị dễ dàng thựchiện được công việc của đơn vị mình, góp phần đóng góp vào việc hoànthiện mục tiêu cuối cùng theo kế hoạch sản xuất của toàn công ty

1.1.2.2 Vai trò của KHSX trong hệ thống KH

a Nhiệm vụ sản xuất từng thời kỳ

Một bản kế hoạch sản xuất sẽ cho người thực hiện thấy được cần phảilàm gì, cần huy động nguồn lực như nào, mục tiêu cần hoàn thành là gì để từ

đó sẽ lập ra những nhiệm vụ cụ thể mà doanh nghiệp cần thực hiện trong từngthời kỳ kế hoạch Việc này sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh đi lạc hướng, lãngphí nguồn lực trong quá trình hoạt động sản xuất. 

b Căn cứ cho việc lập các bộ phận KH khác

Kế hoạch sản xuất là căn cứ quan trọng trong việc cụ thể hóa các kếhoạch chức năng khác, góp phần đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu

đã được thiết lập của công ty, vai trò của kế hoạch sản xuất được thể hiệnthông qua mối quan hệ giữa kế hoạch chức năng khác với kế hoạch sản xuấttrong hệ thống kế hoạch doanh nghiệp

Trang 17

Hình 1-2 Sơ đồ mối quan hệ giữa các kế hoạch chức năng khác và kế hoạch

sản xuất

Nguồn: Nguyễn Đình Chung (2012) Chuyên đề Quản trị sản xuất, Cục Phát

triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

c Căn cứ tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá 

Kế hoạch sản xuất là căn cứ để các cán bộ, nhân viên phòng kế hoạchlên bản giám sát sản xuất chi tiết cho từng công việc để đảm bảo dây chuyềnhoạt động được ổn định Trong quá trình theo dõi, giám sát nếu xảy ra phátsinh, có thể kịp thời điều chỉnh, khắc phục để hoạt động sản xuất diễn ra theođúng kế hoạch Cuối mỗi giai đoạn trong kỳ kế hoạch sẽ tiến hành nghiệm thu,thu thập dữ liệu quy trình sản xuất của từng nhân viên và bộ phận để đánh giá

và cải thiện hiệu suất

1.2 Cơ sở lý luận về công tác lập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp

1.2.1   Công tác lập kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp

1.2.1.1 Nội dung của bản KHSX

a     Kế hoạch về năng lực sản xuất

Dựa trên cơ sở các chiến lược dài hạn của doanh nghiệp và các dự báonhu cầu thị trường, doanh nghiệp phải cân nhắc việc quyết định trang bị chomình một mức độ năng lực sản xuất nhất định Quyết định này tác động rất lớnđến phần chi phí cố định, và nó cũng quyết định xem liệu doanh nghiệp có khả

Trang 18

năng đáp ứng nhu cầu hay các thiết bị của nó sẽ không được sử dụng hết Nếucông suất quá lớn, bộ phận không sản xuất sẽ làm tăng thêm chi phí cố định,ngược lại công suất quá nhỏ, doanh nghiệp sẽ không sản xuất đủ sản phẩm Dovậy, xác định quy mô của thiết bị sản xuất là rất quan trọng, nó không chỉ tácđộng ngắn hạn mà còn ảnh hưởng tới những vấn đề mang tính chiến lược củadoanh nghiệp Năng lực sản xuất của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu

tố, trước hết phải kể đến công suất của máy móc thiết bị, sau đó là mức độcũng như hiệu suất sử dụng các máy móc thiết bị này trong từng điều kiện cụthể

Để xác định công suất, doanh nghiệp cần nắm được công suất thiết kế,công suất thực tế của hệ thống sản xuất Từ đó đưa ra những dự báo về nhucầu sử dụng công suất

b.    Kế hoạch các nguồn sản xuất

Kế hoạch hóa các nguồn sản xuất có nguồn gốc từ một nội dung quản

lý sản xuất có tên là kế hoạch hóa các nhu cầu sản xuất, sau đó được cải tiếntrở thành kế hoạch hóa các nguồn sản xuất và hiện được áp dụng một cách phổbiến trong quản lý doanh nghiệp công nghiệp tại các nước phát triển Kế hoạchhóa các nguồn sản xuất cho phép các bộ phận sản xuất, bộ phận quản lý chứcnăng có một ngôn ngữ chung trong quản lý sản xuất Kế hoạch hóa các nguồnsản xuất sẽ bao gồm:

 Kế hoạch sản xuất tổng thể

Kế hoạch sản xuất tổng thể liên quan đến việc xác định khối lượng vàthời gian sản xuất trong vòng từ 3 đến 18 tháng Nhà quản lý sản xuất cố gắngtìm ra cách thức tốt nhất để đáp ứng nhu cầu bằng cách điều phối quy mô sảnxuất, mức độ sử dụng lao động, sử dụng giờ phụ trội, thuê gia công và các yếu

tố khác Thông thường, mục tiêu của kế hoạch sản xuất tổng thể nhằm giảmthiểu chi phí, chẳng hạn như việc theo đuổi chính sách dự trữ giảm dần hoặcchính sách hướng tới sản phẩm chất lượng cao Đối với đa phần các doanhnghiệp sản xuất, kế hoạch sản xuất tổng thể chủ yếu nhằm đưa ra các chínhsách sản xuất, thương mại, mua sắm, cung ứng, cho hoạt động chung và chocác nhóm sản phẩm

 Kế hoạch chỉ đạo sản xuất

Đây là bước trung gian giữa kế hoạch sản xuất tổng thể và kế hoạchnhu cầu

Trang 19

sản xuất Kế hoạch chỉ đạo sản xuất xác định doanh nghiệp cần sản xuất cái gì(số lượng một sản phẩm hay bộ phận của sản phẩm) và khi nào thì sản xuất.

Kế hoạch này phải phù hợp với kế hoạch sản xuất tổng thể Kế hoạch này chochúng ta biết cần chuẩn bị những gì để thỏa mãn nhu cầu và đáp ứng kế hoạchsản xuất tổng thể Kế hoạch chỉ đạo sản xuất không phải là sự chia nhỏ kếhoạch sản xuất tổng thể mà là sự thể hiện kế hoạch nói trên chương trình chỉđạo sản xuất tương ứng, thích hợp với khả năng sản xuất của các đơn vị nhằmthỏa mãn tốt nhất các dự báo kế hoạch Trong khi kế hoạch sản xuất tổng thểđược lập dưới dạng tổng quát cho các nhóm mặt hàng thì kế hoạch chỉ đạo sảnxuất được lập cho một mặt hàng cụ thể

 Kế hoạch nhu cầu sản xuất

Để cho kế hoạch sản xuất tổng thể được cân đối, kế hoạch chỉ đạo sảnxuất có thể thực hiện được, cần giải quyết mối quan hệ giữa nhu cầu độc lậpcủa khách hàng và năng lực sản xuất của doanh nghiệp Việc tính toán nhu cầuđược thực hiện ngay sau khi xây dựng kế hoạch sản xuất tổng thể và kế hoạchchỉ đạo sản xuất Mục đích của kế hoạch nhu cầu là để xác định nhu cầu cácphương tiện và các yếu tố sản xuất (lao động, máy móc, thiết bị, đất, ) Để lậpđược kế hoạch này, cần phân biệt được rõ hai loại nhu cầu cơ bản là nhu cầuđộc lập và nhu cầu phụ thuộc

 Kế hoạch tiến độ sản xuất

Kế hoạch tiến độ sản xuất cụ thể hóa các quyết định về công suất, kếhoạch sản xuất tổng thể, kế hoạch chỉ đạo sản xuất thành các chuỗi công việc

và sự phân công nhân sự, máy móc và nguyên vật liệu Kế hoạch tiến độ đòihỏi phân bố thời gian cho từng công việc, tuy nhiên thường thì có nhiều bướccông việc cùng đòi hỏi sử dụng cùng nguồn lực do đó doanh nghiệp phải sửdụng một số kỹ thuật để giải quyết mâu thuẫn này

1.2.1.2 Quy trình lập KHSX

Bước 1: Phân tích các dự báo

Phân tích dự báo là bước đầu tiên trong hệ thống các bước thuộc quytrình lập kế hoạch sản xuất Ở bước này, doanh nghiệp cần nắm bắt nhữngthông tin về môi trường vĩ mô và môi trường vi mô mà doanh nghiệp đanghoạt động, những điểm mạnh của mình, cũng như điểm yếu đang mắc phải,tìm hiểu được nhu cầu của thị trường về ngành hàng mà mình đang sản xuất,biết được các thông tin trên giúp doanh nghiệp nhận ra được những cơ hội,

Trang 20

thách thức phát triển của mình Các công ty cần phải tiến hành dự báo các tácđộng bất ngờ có thể xảy ra từ các nhân tố bất ổn định, qua đó chỉ ra cácphương án ứng phó kịp thời Công tác xây dựng kế hoạch yêu cầu các công tycần có các nghiên cứu và dự báo:

 Nhu cầu về sản phẩm hiện tại của khách hàng, các sản phẩm mới màđối thủ cạnh tranh đã sản xuất, loại công nghệ mà họ áp dụng

 Các chuyển biến của thị trường lao động, máy móc, nguyên vật liệu,

 Để tồn tại và phát triển lâu dài, doanh nghiệp cần phải dự đoán trướcnhững thay đổi về chính sách và luật có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích sự ảnh hưởngkhi luật thuế, luật xuất nhập khẩu có sự thay đổi

 Đồng thời, doanh nghiệp phải hiểu rõ các khả năng hiện có của nguồnlực nhằm khắc phục những điểm yếu còn tồn tại và phát huy nhữngđiểm mạnh

Bước 2: Xây dựng các mục tiêu

Khi tiến hành xây dựng kế hoạch các doanh nghiệp cần xây dựng đượccác mục tiêu mà doanh nghiệp cần đạt được trong kỳ kế hoạch Các mục tiêuđược thiết lập yêu cầu cần được lượng hóa đến mức tối đa, đồng thời kèm theo

đó là thời gian thực hiện mục tiêu Đối với các doanh nghiệp, các mục tiêu cầnxây dựng trong kỳ kế hoạch đó là mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận, Đây lànhững mục tiêu thể hiện sự tồn tại của doanh nghiệp Tiếp đó là xây dựng cácmục tiêu ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp được thể hiện thôngqua: mức độ hiểu quả của công tác quản lý doanh nghiệp, sự quan tâm củakhách hàng về sản phẩm mới, vị trí của doanh nghiệp trên thị trường,…Doanhnghiệp phải thiết lập các mục tiêu thật cụ thể, chi tiết, có thể lượng hóa được,đồng thời cần phân công trách nhiệm thực hiện mục tiêu và đảm bảo thời gianđạt được mục tiêu

Bước 3: Phát triển tiền đề

Những giả thiết, các chính sách cơ bản hay các dự báo là các tiền đề đểxây dựng kế hoạch Các tiền đề này được thể hiện thông qua quy mô hoạtđộng của doanh nghiệp, địa bàn sản xuất, sản phẩm sản xuất và hàng hóa kinhdoanh, công nghệ mà doanh nghiệp áp dụng, mức lương hay các yếu tố xã hội,chính trị khác

Trang 21

Căn cứ vào các giả thiết mang tính cấp thiết hoặc chiến lược với mụcđích xây dựng một kế hoạch, chúng ta sẽ đưa ra giới hạn của các tiền đề Cáctiền đề có tác động mạnh mẽ khi tiến hành triển khai thực hiện kế hoạch Sựthống nhất của các tiền đề là điều kiện cần thiết và có vai trò quan trọng đểxây dựng kế hoạch phối hợp. 

Bước 4: Thiết lập các phương án thực hiện

Để đạt được mục tiêu đã đề ra, cán bộ kế hoạch cần xác định và phântích các phương án thực hiện Khi phân tích các phương án cần chỉ rõ hai vấn

đề cơ bản là: Để đạt được mục tiêu thì giải pháp của kế hoạch là gì? Tiếp đó làxác định các nguồn lực và các công cụ cần thiết tham gia vào thực hiện mụctiêu Với mục đích đó là giảm số lượng các phương án lựa chọn, cũng như đưa

ra các sự lựa chọn khả thi nhất để xem xét, các các bộ lập kế hoạch cần tiếnhành khảo sát sơ bộ các phương án

Bước 5: Đánh giá các phương án

Doanh nghiệp cần lựa chọn ra phương án tốt nhất, phù hợp nhất sau khi

đã hoàn thành bước thiết lập phương án thực hiện bằng cách phân tích ưunhược điểm sau đó đưa ra đánh giá hệ thống phương án đã được lựa chọn ởbước 4 Doanh nghiệp cần căn cứ vào các tiền đề đã định và các tiêu chí phùhợp với mục tiêu để chấm điểm các phương án Các phương án được lựa chọn

là các phương án đạt được mục tiêu một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất,phù hợp với những yêu cầu của kinh tế và xã hội, cũng như là phương án cóchi phí thực hiện tiết kiệm nhất

Bước 6: Lựa chọn phương án tối ưu và đưa ra quyết định

Sau khi đã chọn ra các phương án phù hợp để triển khai thực hiện kếhoạch, bản kế hoạch sẽ được trình lên ban lãnh đạo để phê duyệt và ra quyếtđịnh phân công nhiệm vụ cho nhân lực và phân bổ các nguồn lực khác, sau đó

sẽ bắt đầu xây dựng các kế hoạch phụ trợ. 

Trang 22

- Xác định nhu cầu cho mỗi kỳ

- Xác định công suất giờ chuẩn, giờ phụ trội và thuê gia công cho mỗi kỳ

- Xác định chi phí lao động, thuê gia công và chi phí lưu kho 

- Tính đến chính sách của doanh nghiệp đối với lao động hoặc mức lưukho

- Khảo sát các kế hoạch và ước lượng tổng chi phí

hệ giữa các biến số (ví dụ giữa nhu cầu và lao động) trong các quyếtđịnh tương lai Theo Bowman, sự kém cỏi của nhà lãnh đạo thương thểhiện qua sự không nhất quán trong việc ra quyết định

- Các mô hình khác: Mô hình nguyên tắc quyết định tuyến tính và môhình mô phỏng. 

b Kế hoạch chỉ đạo sản xuất

 Phương pháp MRP

Lập kế hoạch yêu cầu nguyên vật liệu (MRP) là một hệ thống quản lýhàng tồn kho điều khiển trên máy tính được thiết kế để cải thiện năng suấtdoanh nghiệp Các công ty sử dụng hệ thống MRP ước tính số lượng nguyênvật liệu cần thiết để sản xuất một sản phẩm và lên lịch giao hàng. 

Phần mềm MRP, được thực hiện chủ yếu thông qua phần mềm chuyêndụng, đảm bảo cung cấp lượng hàng tồn kho có sẵn chính xác nhất cho quátrình sản xuất với chi phí thấp nhất có thể. 

Do đó, MRP cải thiện hiệu quả, tính linh hoạt và lợi nhuận của các hoạtđộng sản xuất Nó thúc đẩy bộ phận công nhân nhà máy làm việc năng suấthơn, nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm thiểu chi phí nhân công, nguyên

Trang 23

vật liệu MRP cũng giúp các nhà sản xuất phản ứng nhanh hơn với nhu cầusản phẩm ngày càng tăng cao, tránh sự chậm trễ trong sản xuất từ đó góp phầntăng trưởng và ổn định doanh thu doanh nghiệp.

c Kế hoạch tiến độ sản xuất

 Phương pháp điều kiện sớm

Phương pháp này bắt đầu lịch trình sản xuất sớm nhất có thể khi đã biếtyêu cầu công việc, thường được sử dụng trong nhiều loại tổ chức khác nhaunhư bệnh viện, Nhà hàng và sản xuất máy móc, Phương pháp điều kiện sớmthường được thiết kế để lập ra một kế hoạch có thể được hoàn thành cho dùkhông đúng thời hạn cần thiết Trong nhiều trường hợp, phương pháp này gây

ra sự tồn đọng sản phẩm dở dang

 Phương pháp điều kiện muộn

Đây là phương pháp bắt đầu với thời hạn cuối cùng, lên lịch của côngviệc cuối cùng trước tiên Bằng cách trừ lùi cần thiết cho mỗi bước công việc,chúng ta sẽ biết thời gian bắt đầu sản xuất Tuy nhiên, các nguồn lực cần thiết

để hoàn thành lịch trình có thể không có sẵn Trên thực tế, doanh nghiệpthường sử dụng kết hợp hai phương pháp trên để tìm ra sự thỏa hiệp giữanhững công việc có thể hoàn thành và thời hạn yêu cầu của khách hàng

Nội dung phương pháp này nhằm xác định thứ tự và thời hạn sản xuấtcủa các công việc khác nhau cần thiết cho một chương trình sản xuất nhấtđịnh, tùy theo độ dài của mỗi bước công việc, các điều kiện trước của mỗicông việc, các kỳ hạn cần tuân thủ và năng lực sản xuất

Phương pháp này thường được sử dụng đối với việc sản xuất các sảnphẩm không quá phức tạp, và để áp dụng phương pháp này doanh nghiệp cần

ấn định một chương trình sản xuất, xác định những công việc khác nhau cầnthực hiện, xác định thời gian cần thiết cho mỗi công việc cũng như các mốiquan hệ giữa chúng

1.2.1.4. Bộ máy thực hiện lập KHSX

Trang 24

Công tác kế hoạch hóa doanh nghiệp không chỉ cần sự tham gia của cácnhà kế hoạch mà còn là còn cần sự tham gia của các nhà lãnh đạo doanhnghiệp, các phòng ban chức năng và sự tham gia trực tiếp của người lao độngvào việc thảo luận và soạn lập cũng như tổ chức thực hiện kế hoạch. 

a     Lãnh đạo doanh nghiệp

Ban Giám đốc doanh nghiệp là những người chịu trách nhiệm toàn diệnmọi hoạt động sản xuất và quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,trong đó có công tác kế hoạch hóa Đối với công tác kế hoạch hóa, lãnh đạodoanh nghiệp là những người thiết kế quá trình kế hoạch hóa, xác định chu kỳ

cơ bản và trình tự thực hiện công tác kế hoạch hóa Người lãnh đạo phải làmcho kế hoạch dễ tiếp cận và dễ hiểu cho mọi thành viên của doanh nghiệp.Trong nội dung của quy trình soạn lập kế hoạch, lãnh đạo doanh nghiệp cónhiệm vụ soạn lập chiến lược doanh nghiệp, ra các quyết định về kế hoạch hóachiến lược Ban lãnh đạo doanh nghiệp xác định các mục tiêu phát triển chungcủa doanh nghiệp và các giải pháp chính sách cơ bản để đạt được các mục tiêuchung đó Để thực hiện chức năng này, yêu cầu các nhà lãnh đạo phải có khảnăng phân tích và hiểu biết rộng rãi trong lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạtđộng

b.    Phòng Kế hoạch của doanh nghiệp

Đây là bộ phận chính thực hiện công tác soạn lập và theo dõi thực hiện

kế hoạch Trong công tác lập kế hoạch sản xuất, vai trò của phòng kế hoạchthể hiện trong những chức năng:

 Phòng kế hoạch tham gia với tư cách là tư vấn việc soạn thảo chiếnlược cho doanh nghiệp, làm sáng tỏ những mục tiêu của doanh nghiệp,thảo luận cùng các nhà lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp để họ đưa ranhững chiến lược của doanh nghiệp

 Thực hiện cung cấp thông tin có giá trị, chính xác cho các chuyên viênchức năng các phòng ban và cùng với các phòng ban phối hợp trongviệc phân tích, đánh giá môi trường bên ngoài và môi trường bên trongcủa doanh nghiệp

 Cùng với các nhà lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp, các nhà kế hoạchtham gia công tác dự đoán về tương lai của doanh nghiệp, tham gia vàosoạn thảo phần dự báo các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp

Trang 25

 Thực hiện các hoạt động tư vấn về những vấn đề kỹ thuật lập, quản lý,

tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đánh giá, kế hoạch cho các phòngban chức năng, phân xưởng sản xuất

Bộ phận phụ trách công tác kế hoạch trong doanh nghiệp bao gồm cácnhà kế hoạch chuyên nghiệp và các chuyên viên kỹ thuật Để tổ chức và điềuhành công tác kế hoạch cần phải có người lãnh đạo phụ trách bộ phận này.Lãnh đạo phòng kế hoạch có trách nhiệm đưa ra những nội quy, quy chế hoạtđộng của đơn vị. 

c     Các phân xưởng sản xuất

Đối với các doanh nghiệp sản xuất, kế hoạch sau khi được lập ở cấpcông ty sẽ phân về cho các phân xưởng các kế hoạch sản xuất chi tiết hơn,đảm bảo công việc theo đúng tiến độ, đạt được mục tiêu đề ra Nếu như cáclãnh đạo, chuyên viên kế hoạch là người thiết kế ra bản kế hoạch thì các phânxưởng quản lý trực tiếp người lao động sẽ là nơi kế hoạch được thực hiện.Lãnh đạo các phân xưởng là quản đốc, phó quản đốc Họ sẽ là người đảm bảocho việc thực hiện kế hoạch được diễn ra theo đúng tiến độ, đốc thúc, phâncông việc làm cụ thể đến người lao động, họ cũng là cầu nối giữa khối phòngban, ban lãnh đạo với người lao động, việc người lao động có sẵn sàng thamgia vào công tác lập kế hoạch và thực hiện nó hay không phụ thuộc khá lớnvào người quản đốc có hoàn thành được vai trò, nhiệm vụ của mình haykhông

1.2.2   Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập KHSX

1.2.2.1 Các nhân tố khách quan

a     Yếu tố kinh tế vĩ mô

 Môi trường kinh doanh bất ổn định

Sự đổi thay của môi trường kinh doanh bởi các doanh nghiệp luôn hoạtđộng có những tác động nhất định tới công tác xây dựng kế hoạch tại một môitrường cụ thể Công ty sẽ luôn trong thế chủ động khi tiết hành lập kế hoạchsản xuất nếu như nắm được tính không ổn định của môi trường Khi hoạt độngtrong môi trường kinh doanh ổn định: nguồn nguyên vật liệu cần thiết luôn sẵn

có, đầu ra cho sản xuất ổn định thì doanh nghiệp có thể lập kế hoạch sản xuấtcho năm sắp tới và xa hơn một cách thuận lợi hơn Khi nền kinh tế rơi vào tìnhhuống xấu, suy thoái, kế hoạch xây dựng mang tính ngắn hạn hơn, để phát

Trang 26

triển và tồn tại, các doanh nghiệp muốn duy trì được nguồn cung ứng nguyênvật liệu và đầu ra cho sản xuất phải nỗ lực dự báo mức độ ảnh hưởng và tácđộng của suy thoái nhằm xác định căn cứ lập kế hoạch, không bị bất ngờ trướcnhững thay đổi xấu của nền kinh tế.

Do đó, nhiệm vụ của cán bộ thuộc phòng kế hoạch là phải chủ động dựbáo, tiếp đó là đưa ra những phân tích nhằm đánh giá mức độ và tính chấtkhông ổn định của môi trường kinh doanh nói chung cũng như môi trườngngành than - khoáng sản nói riêng nhằm tìm ra những biện pháp thích ứng vớicác hoàn cảnh môi trường và triển khai hoạt động ứng phó phù hợp. 

 Thị trường đầu vào - đầu ra

Toàn cầu hóa đã mang lại cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội để xâmnhập các thị trường mới, điều này giúp cho quy mô sản xuất có điều kiệnthuận lợi để mở rộng, xu hướng này yêu cầu các doanh nghiệp phải biết tậndụng được thị trường đầu vào đầu ra để có thể xây dựng các kế hoạch sản xuấttương thích với năng lực, đồng thời đúng và đủ với những yêu cầu của bên đặthàng do khi đó doanh nghiệp có thể chủ động điều tiết hoạt động sản xuất và

dự trữ, cũng như giảm áp lực cho các nhân tố đầu vào, trong khi vẫn thỏa mãnđược nhu cầu của đầu ra

sẽ bị hạn chế sự phát triển của công ty gặp trở ngại, dẫn đến gặp nhiều khókhăn trong công tác lập kế hoạch Thực tế cho thấy, vào những năm nước tathay đổi đổi hệ thống cơ chế quản lý kinh tế, khi nghiên cứu sâu về cơ chế thịtrường, chúng ta càng nảy sinh nhiều hiện tượng cần được lưu ý mới, cần cónhững nghiên cứu sâu hơn và có giải pháp hoàn thiện cơ chế thị trường nhằmtạo môi trường thuận lợi cho quản lý kinh tế nói chung và cho công tác xâydựng kế hoạch nói riêng

Xây dựng kế hoạch sản xuất cho một doanh nghiệp bao gồm việc đảmbảo rằng doanh nghiệp tuân thủ luật pháp quốc gia về giá cả hàng hóa, cạnhtranh, bảo hiểm, lao động và thuế Trong trường hợp các nhân tố này đổi thay

Trang 27

sẽ dẫn đến nhu cầu sử dụng lao động trong doanh nghiệp thay đổi, ảnh hưởngtrực tiếp đến kế hoạch sản xuất Việc xem xét các nhân tố chính trị và luậtpháp đóng ý nghĩa quan trọng trong việc dự báo hướng phát triển và nhu cầusản xuất tại một doanh nghiệp, qua đó có thể lập kế hoạch sản xuất đúnghướng, đảm bảo tối ưu hóa các nguồn lực sản xuất Yếu tố chính trị, luật pháp

có vị trí ngày càng lớn đối với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. 

c     Yếu tố xã hội

Trong các nhân tố văn hóa xã hội thì dịch bệnh là nhân tố có tác độngtrực tiếp và mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng nhưcông tác xây dựng kế hoạch sản xuất nói riêng Khi xảy ra dịch bệnh, công tác

dự đoán và tính toán nhu cầu thị trường sẽ trở nên khó khăn hơn do diễn biếnphức tạp của dịch mà nhu cầu tăng giảm thất thường Đồng thời, các đơn hàng

có thể bị hủy, người lao động nghỉ việc đột xuất do lo lắng mắc dịch, nguồncung ứng nguyên vật liệu không đảm bảo do đứt gãy chuỗi cung ứng mà dịchgây ra Từ đó, mà kế hoạch sản xuất phải thường xuyên được sửa đổi linh hoạt

và điều chỉnh phân bổ lại lực lượng lao động, năng lực máy móc nhằm thíchnghi kịp thời với tình hình.      

d.    Yếu tố công nghệ

Ngành khai thác là ngành sử dụng rất nhiều máy móc công nghệ do đócông nghệ có tác động lớn đến công tác xây dựng kế hoạch sản xuất của cácdoanh nghiệp trong ngành Khi điều kiện thị trường xuất hiện công nghệ mới,máy móc hiện đại được phát minh và thay thế lao động ở một số công đoạn,dẫn đến làm giảm lực lượng lao động cần điều động cho sản xuất, đồng thờigiúp tiết kiệm được chi phí sản xuất Điều này đòi hỏi nhân viên phòng kếhoạch cần tính toán và cân đối lại nguồn lực, bởi khi giảm sức lao động vàthay thế bằng máy móc thì sẽ làm gia tăng sự điều động sử dụng lao động cóchuyên môn, kiến thức về kỹ thuật, vận hành. 

1.2.2.2 Các nhân tố chủ quan

a     Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là nhân tố có vai trò quan trọng nhất, chịu trách nhiệmxây dựng, theo dõi, đảm bảo tiến độ thực hiện kế hoạch, quyết định trực tiếpđến sự thành công của công tác xây dựng kế hoạch sản xuất Vì vậy, một cán

bộ kế hoạch có năng lực cũng như kiến thức chuyên môn tốt sẽ có năng lực dựbáo tốt và xử lý những thông tin, dữ liệu tổng hợp được và cần có cho việc xây

Trang 28

dựng kế hoạch một cách chính xác, triển khai thực hiện các bước trong quytrình lập kế hoạch hiệu quả, đồng thời có khả năng áp dụng các phương pháphiện đại vào công tác lập kế hoạch Ngược lại, nếu cán bộ kế hoạch bị hạn chế

về hiểu biết cũng như năng lực chuyên môn yếu kém sẽ khiến công tác lập kếhoạch bị giảm chất lượng. 

Đồng thời, việc xây dựng kế hoạch sản xuất phải dựa trên số lượng vàchất lượng lao động hiện có của doanh nghiệp để phân bổ năng lực sản xuấtđúng và đủ với số lượng sản phẩm cần sản xuất. 

b.    Nguồn lực tài chính

Nguồn lực tài chính là một trong các yếu tố quyết định đến sự thànhcông của công tác xây dựng kế hoạch sản xuất, đây là yếu tố cần và đủ để cácmục tiêu sản xuất được xây dựng trong bản kế hoạch có thể thực hiện hóađược Bởi khi hoạt động sản xuất được diễn ra thì cũng đồng nghĩa với việcphát sinh hàng loạt các chi phí sản xuất: tiền lương công nhân, chi phí điệnnước, chi phí vận hành máy móc, chi phí đầu vào nguyên liệu,…Do đó, côngtác lập kế hoạch đòi hỏi phải gắn với năng lực tài chính của doanh nghiệp Vìtrong trường hợp kế hoạch sản xuất lập ra vượt quá mức có thể đáp ứng về tàichính của doanh nghiệp thì các mục tiêu sản xuất trong kỳ kế hoạch chắc chắn

sẽ không thực hiện được Ngược lại, sẽ dễ xảy đến tình trạng không tối ưutrong quá trình sử dụng nguồn lực nếu kế hoạch được thiết lập lại quá thấp sovới tiềm lực tài chính của doanh nghiệp

c     Cơ sở vật chất

Quá trình hoạt động sản xuất có được diễn ra theo kế hoạch thì cơ sởvật chất cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đếnviệc lập kế hoạch năng lực sản xuất thuộc công tác lập kế hoạch Để hoạchđịnh được công suất, kế hoạch sản xuất, bộ phận kế hoạch cần nắm được cácnội dung liên quan đến chất lượng máy móc ở thời điểm hiện tại, công suấtcủa máy, thu thập các bản báo cáo về năng suất thực tế của từng máy ở những

kỳ trước nhằm bố trí phân công sản xuất phù hợp với công suất định mức củatừng máy Nếu sản xuất quả tải so với năng suất sẽ làm giảm tuổi thọ thậm chí

là hư hỏng thiết bị, máy móc, còn nếu lượng sản phẩm được sản xuất ở mứcquá ít sẽ gây ra sự lãng phí nguồn lực Thiết bị, máy móc tác động đến sựthành công của công tác lập kế hoạch qua quá trình thực hiện hóa các kếhoạch, vì khi máy hoạt động tốt, đúng năng suất sẽ giúp cho tiến độ thực hiện

Trang 29

kế hoạch được đảm bảo, khi xảy ra sự cố máy móc, hoạt động sản xuất sẽ bịngưng trệ, khi đó cán bộ kế hoạch cần nhanh chóng điều chỉnh kế hoạch. 

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH SẢN

XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THAN VÀNG DANH - VINACOMIN 2.1 Tổng quan về Công ty CP Than Vàng Danh

2.1.1 Giới thiệu chung

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THAN VÀNG DANH – VINACOMINTên giao dịch quốc tế: VINACOMIN – VANG DANH COAL JOINT STOCKCOMPANY

Trang 30

 Hình 2-1 Logo Công ty CP Than Vàng Danh

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Diện tích trong ranh giới Mỏ: 20km2;

Vị trí địa lý: Các vỉa than thuộc quản lý của Công ty cổ phần than VàngDanh - Vinacomin nằm trong cánh cung Đông triều; phía Bắc giới hạn bởiđường phân thủy dãy núi Bảo đài, phía Nam giáp khu dân cư Phường Vàngdanh, phía Tây giáp khu Than thùng, phía Đông giáp khu Uông thượng

Giao thông: Phía Đông nam là đường bộ lối thông với đường quốc lộ

18 = 8Km, lối thông với cảng Điền công bằng hệ thống đường sắt 1000 ly =18Km, thuận tiện cho việc vận tải than tiêu thụ

2.1.1.2 Lĩnh vực hoạt động

Công ty CP Than Vàng Danh tham gia hoạt động trong ngành khai thácthan - khoáng sản Ngành Than Việt Nam đã có lịch sử khai thác gần 180 năm,với trên 80 năm truyền thống vẻ vang, từ cuộc tổng bãi công ngày 12/11/1936của hơn 3 vạn thợ mỏ đã giành thắng lợi rực rỡ Bước vào công cuộc đổi mới,những năm đầu thập niên 90, ngành Than Việt Nam phải đối mặt với nhữngkhó khăn, thử thách gay gắt: nạn khai thác than trái phép phát triển tràn lanlàm tài nguyên và môi trường vùng mỏ bị hủy hoại nghiêm trọng, trật tự và antoàn xã hội diễn biến phức tạp Do thiếu sự tổ chức và quản lý thống nhất củaNhà nước đã đẩy các công ty than chính thống vào tình thế phải thu hẹp sảnxuất, giảm đào lò, giảm bóc đất, niêm cất xe máy, thiết bị, công nhân thiếuviệc làm, thu nhập, đời sống khó khăn, ngành Than đã lâm vào khủng hoảng,suy thoái nghiêm trọng Dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của ngànhThan là khi Tổng Công ty Than Việt Nam được thành lập theo Quyết định số

Trang 31

563/TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ Những năm gần đây,ngành than đang nỗ lực vượt khó để đạt được những thành quả kinh doanh tốttrong bối cảnh nguyên vật liệu đầu vào tăng giá, tình hình dịch bệnh phức tạp,đầu ra sản phẩm không ổn định. 

Than Vàng Danh là công ty trực thuộc quản lý của Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam Công ty cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ khác nhauđến thị trường, cụ thể là: 

Khai thác, chế biến, kinh doanh than và các khoáng sản khác;

- Đầu tư, kinh doanh hạ tầng và bất động sản;

- Vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy;

- Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng;

- Quản lý, khai thác Cảng và bến thủy;

- Dịch vụ cung ứng lao động;

- Kinh doanh xăng, dầu;

- Sản xuất nước tinh khiết;

- Mua bán, xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư, phụ tùng hànghóa;

- Cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện bốc xúc, vận tải;

2.1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty của phần than Vàng Danh – Vinacomin mà tiền thân là Mỏthan Vàng Danh được thành lập theo quyết định số: 262- BCNNg-KB2 ngày06/06/1964 của Bộ công nghiệp nặng; 

Ngày 17/09/1996 Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương), có Quyếtđịnh số: 2604/QĐ/TCCB thành lập công ty Mỏ than Vàng Danh – đơn vị hạchtoán độc lập trực thuộc Tổng công ty Than Việt Nam – nay là Tập đoàn Côngnghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam

Trang 32

Ngày 01/10/2001 Hội đồng quản trị Tổng Công ty Than Việt Nam banhành quyết định số 405/QĐ/HĐQT của chủ tịch HĐQT về việc đổi tên Mỏthan Vàng Danh thành Công ty than Vàng Danh.

Ngày 08/11/2006 Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than –Khoáng sản Việt Nam ký Quyết định số 2458 QĐ/HĐQT về việc đổi tên Công

ty than Vàng Danh thành Công ty than Vàng Danh – TKV

Kể từ ngày 16 tháng 9 năm 2007, bộ phận vận tải chính của Công ty làđường sắt 1000 ly và kho, cảng được điều động về Tập đoàn TKV theo quyếtđịnh của Tập đoàn Công nghiệp than – Khoáng sản Việt Nam, Công ty chỉ cònchức năng chính là sản xuất vụ chế biến than Than sản xuất ra được bán duynhất cho TKV thông qua Công ty Kho vận đá bạc – TKV

Công ty Than Vàng Danh – TKV được cổ phần hóa theo Quyết định số1119/QĐ-BCN ngày 03/04/2007 của Bộ Công nghiệp, thời điểm xác định giátrị công ty 01/07/2007

Ngày 06 tháng 06 năm 2008 Đại hội đồng cổ đông sáng lập Công ty đãhọp và Công ty cổ phần than Vàng Danh - TKV đã chính thức trở thành Công

ty cổ phần từ ngày 01 tháng 07 năm 2008

Hình 2-2 Quá trình thành lập, phát triển Công ty

Nguồn: Công ty Cổ phần Than Vàng Danh

Trang 33

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

2.1.2.1 Cơ cấu lao động

Tổng số lao động tại Công ty tại thời điểm hiện nay là: 6.141 người

Trong đó:

- Công nhân kỹ thuật : 5.472 người

- Cán bộ quản lý : 358 người

Đội ngũ CB KHKT của Công ty:

- Cán bộ có trình độ đại học trở lên: 978 người

- Cán bộ có trình độ cao đẳng: 362 người

- Cán bộ có trình độ trung cấp : 488 người

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức, quản lý

Cơ cấu tổ chức, quản lý của Công ty bao gồm Ban lãnh đạo, các phòngban chức năng và các đơn vị sản xuất Cụ thể như sau:

Ban lãnh đạo công ty: Hội đồng quản trị Công ty gồm 5 thành viên, bankiểm soát Công ty gồm 3 thành viên Bộ máy điều hành Công ty gồm BanGiám đốc mà đứng đầu là Giám đốc điều hành, thực hiện quản lý điều hànhtoàn bộ các hoạt động của Công ty Giúp việc cho Giám đốc là các Phó Giámđốc và Kế toán trưởng:

- Phó giám đốc kỹ thuật, đầu tư: giúp Giám đốc trong công tác kỹ thuậtcông nghệ khai thác Mỏ; công tác đầu tư xây dựng cơ bản, môi trường;

- Phó giám đốc sản xuất, an toàn: Giúp giám đốc trong công tác điềuhành sản xuất, tiêu thụ, an toàn lao động;

- Phó giám đốc cơ điện – vận tải: giúp Giám đốc trong công tác cơ điện,vận tải;

- Phó giám đốc đời sống – xã hội: giúp Giám đốc trong công tác đời sốngCBCNV và các công tác xã hội của Công ty;

- Kế toán trưởng: giúp Giám đốc trong công tác thống kê – kế toán – tàichính; bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh

Các phòng chức năng và Trạm Y tế: Công ty có 16 phòng chức năng và

01 Trạm Y tế với nhiệm vụ cụ thể của từng phòng như sau:

Trang 34

- Văn phòng – Thi đua: tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong lĩnhvực văn phòng và thi đua, tuyên truyền.

- Phòng Tổ chức- Lao động: tham mưu, giúp việc cho Giám đốc tronglĩnh vực tổ chức sản xuất, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, công táccán bộ, công tác lao động và tiền lương, chế độ, chính sách đối vớingười lao động

- Phòng Kỹ thuật khai thác: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc tronglĩnh vực quản lý kỹ thuật và công nghệ khai thác than

- Phòng cơ điện – Vận tải: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong lĩnhvực quản lý công tác cơ điện, công tác bốc xúc, vận tải bằng ô tô, xemáy và vận tải Mỏ

- Phòng Trắc địa – Địa chất: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc tronglĩnh vực quản lý công tác trắc địa, địa chất, ranh giới Mỏ

- Phòng an toàn – BHLĐ: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong chỉđạo, giám sát công tác an toàn vệ sinh lao động

- Phòng Cơ tuyển: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vựcquản lý công tác công nghệ sàng, tuyển, chế biến than

- Phòng Đầu tư – Xây dựng – Môi trường: Tham mưu, giúp việc choGiám đốc trong lĩnh vực quản lý công tác đầu tư xây dựng cơ bản, xâydựng công trình Mỏ, môi trường sản xuất, quản lý các dự án xây dựng

cơ bản, các công trình hầm lò

- Phòng Thống kê – Kế toán – Tài chính: Tham mưu, giúp việc cho Giámđốc trong lĩnh vực quản lý công tác thống kê – kế toán – tài chính, vốn

và thu chi các loại

- Phòng Kế hoạch: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vựcquản lý công tác kế hoạch; quản lý chi phí; hợp đồng kinh tế

- Phòng Vật tư: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực quản

lý công tác cung ứng mua, bán vật tư; quản lý hệ thống kho vật tư nhiênliệu

- Phòng Thanh tra - Pháp chế và kiểm toán nội bộ: Tham mưu, giúp việccho Giám đốc trong lĩnh vực thanh tra, pháp chế và kiểm toán báo cáo,kiểm soát các thủ tục, chứng từ kế toán, tài chính

- Phòng Thông gió Mỏ: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong lĩnhvực quản lý kiểm soát công tác thông gió, khí Mỏ

Trang 35

- Phòng Bảo vệ – Quân sự: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc tronglĩnh vực bảo vệ trật tự, trị an khu vực sản xuất và sinh hoạt, công tácquân sự địa phương của Công ty.

- Phòng Tiêu thụ – KCS: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong lĩnhvực quản lý giao nhận sản phẩm than với khách hàng, quản lý chấtlượng sản phẩm các đơn vị sản xuất và chất lượng sản phẩm tiêu thụ

- Phòng Điều khiển sản xuất: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc tronglĩnh vực điều hành sản xuất, phối hợp các hoạt động của các đơn vịtrong Công ty

- Trạm Y tế: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực chămsóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh, y tế dự phòng và an toàn vệsinh thực phẩm

Hình 2-3 Sơ đồ quản lý, tổ chức phòng ban chức năng

Nguồn: Tác giả

Các đơn vị sản xuất: Các đơn vị sản xuất gồm: 28 đơn vị thuộc khốikhai thác và đào lò (các phân xưởng khai thác than, đào lò), 10 đơn vị dâychuyền, mặt bằng và 1 đơn vị làm công tác phục vụ Cụ thể: 

Trang 36

- Các phân xưởng khai thác than: Công ty có 16 phân xưởng khai thácthan – Từ phân xưởng Khai thác 1(KT1) đến phân xưởng khai thác14(KT14), K4, K8: Quản lý nguồn lực được giao và trực tiếp khai thácthan.

- Các phân xưởng đào lò (có 12 đơn vị) – Từ phân xưởng đào lò số 1(K1)đến phân xưởng đào lò số 13(K13) và phân xưởng đào lò giếng Đ1(trừK4,K8): Quản lý nguồn lực được giao và trực tiếp đào lò xây dựng cơbản và đào lò chuẩn bị sản xuất

- Phân xưởng vận tải lò: Quản lý hệ thống đường lò cơ bản, đường sắt900mm; vận tải than; đất đá cho các đơn vị sản xuất hầm lò toàn Côngty

- Phân xưởng Vận tải Giếng số 1(VTG-1): Quản lý hệ thống lò giếng;vận tải than và đất đá cho các phân xưởng sản xuất khu giếng VàngDanh

- Phân xưởng Vận tải Giếng số 2 (VTG-2): Quản lý hệ thống lò giếng;vận tải than và đất đá cho các phân xưởng sản xuất khu giếng Cánh Gà

- Phân xưởng thông gió Mỏ: Quản lý toàn bộ hệ thống thông gió Mỏ;Kiểm soát khí Mỏ, khoan thăm dò trong hầm lò

- Phân xưởng khai thác than lộ thiên: San gạt, bốc xúc, Vận chuyển đất

đá, than lộ vỉa

- Phân xưởng cơ điện Lò: Chế tạo sản phẩm cơ khí, lắp đặt các thiết bịhầm lò

- Nhà máy Tuyển than: Sàng tuyển, phân loại sản phẩm than để tiêu thụ

- Phân xưởng Ôtô: Bốc xúc, vận chuyển than; vận chuyển công nhân

- Phân xưởng Điện: Quản lý hệ thống cung cấp điện toàn công ty

- Phân xưởng Gia công vật liệu xây dựng: Xây dựng các công trình thuộcMỏ; sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ sản xuất của Công ty

- Phân xưởng Chế biến than: Chế biến các loại sản phẩm than theo yêucầu của công tác tiêu thụ

- Phân xưởng đời sống: Phục vụ ăn ca và bồi dưỡng độc hại cho côngnhân

- Phân xưởng phục vụ: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong lĩnhvực quản lý vệ sinh các khu tập thể và khu làm việc; phục vụ tắm, giặt,sấy quần áo cho CBCNV

Trang 37

Hình 2-4 Mối quan hệ giữa phòng ban với phân xưởng sản xuất

Nguồn: Tác giả

2.1.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

2.1.3.1 Vốn điều lệ và cơ cấu vốn điều lệ

- Tập đoàn CN Than – KS Việt Nam nắm giữ cổ phần chi phối với tỷ lệ66,83%

- Vốn điều lệ của Công ty: 449.628.640.000 VND 

2.1.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 5 năm (2017 - 2021)

    Bảng 2-1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017 - 2021

Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán Công ty CP Than Vàng Danh

Dựa vào báo cáo tài chính trên, có thể thấy được trong giai đoạn 5 nămgần đây, từ năm 2017 đến năm 2021, Công ty luôn đạt được mức lợi nhuậnsau thuế dương, tuy nhiên mức lợi nhuận này có những biến động không đềuqua các năm Từ năm 2017 đến năm 2018, lợi nhuận này nhảy vọt từ khoảng

30 tỷ đồng lên đến trên 60 tỷ đồng, khoảng gấp 2 lần, điều này cho thấy rằng

Trang 38

Công ty đang hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao, điều này diễn ra có thể

do vào năm 2018 nhu cầu tiêu thụ than toàn cầu cao gấp đôi mức tăng trưởngtrung bình hàng năm trước giai đoạn năm 2018 Sau đó, vào năm 2019, mứclợi nhuận sau thuế tuy vẫn duy trì được ở mức 60 tỷ đồng nhưng lại có sựgiảm nhẹ khoảng 2 tỷ đồng so với năm 2018

Mức lợi nhuận này tiếp tục tăng vào năm 2020 và tăng đột biến vàonăm 2021, mặc dù vào thời điểm này, thế giới và cả nước đang đối mặt vớidịch bệnh Covid 19 Thời điểm dịch bệnh, giá của các sản phẩm ngành nănglượng luôn duy trì ở mức cao, thậm chí còn tạo nên những cơn sốt giá và điềunày mang lại những lợi ích lớn cho ngành than cả nước nói chung và cho công

ty nói riêng Doanh thu năm 2020 đạt 4473,1 tỷ đồng, tăng 3,1% so với kếhoạch điều chỉnh, điều này là do sản lượng than tiêu thụ tăng 0,8% so với kếhoạch và do cơ cấu chất lượng than làm cho giá bán thực hiện bình quân tăng2,6% so với kế hoạch Lợi nhuận vào năm này tăng 21,1%, chủ yếu là do công

ty làm tốt công tác pha trộn chế biến than cám tốt để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ(đặc biệt là than cám, tỷ lệ thu hồi tăng 0,95% so với kế hoạch, pha trộn chếbiến than bùn với than cám để tiêu thụ , làm tăng doanh thu 116 tỷ đồng Năm

2021, doanh thu đạt 5327988 triệu đồng, bằng 104,7% kế hoạch điều chỉnhnăm Nguyên nhân doanh thu tăng so với kế hoạch điều chỉnh, chủ yếu là dosản lượng than tiêu thụ tăng 3,6% so với kế hoạch Ngoài ra do giá bán bìnhquân tăng 1% so với kế hoạch Lợi nhuận 2021 cũng tăng 131,2% do công tylàm tốt công tác thu hồi than cục, than cám tốt, để pha trộn chế biến than cámtốt để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ (đặc biệt là tỷ lệ thu hồi than cục tăng 3,1%;cám tăng 4,2%) Mặt khác, công ty còn làm tốt công tác quản lý sử dụng vật tư(thực hiện định mức vật tư đều giảm so với kế hoạch); làm tốt công tác thu hồivật tư thiết bị để tái chế, phục hồi quay lại phục vụ sản xuất, giảm vật tư muamới.  

Khi nhìn vào tổng doanh thu của Công ty, có thể nhận ra trong giaiđoạn 5 năm này, doanh thu luôn duy trì ở mức hàng nghìn tỷ đồng nhưng khinhìn vào lợi nhuận có thể thấy mức lợi nhuận lại chỉ luôn duy trì ở chục tỷđồng và chạm mức trăm tỷ đồng ở năm 2021 Điều này cho thấy Công ty đangchi trả quá nhiều cho giá vốn hàng bán, khoảng từ 85% đến hơn 90% doanhthu theo từng năm. 

Trang 39

Về huy động vốn, công ty sẽ có nguồn vốn chính từ Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam do phía Tập đoàn vẫn đang nắm giữ ⅔ số cổ phần tạicông ty, tiếp đó là các khoản vay của Ngân hàng và huy động từ phát hành cổphiếu Bên cạnh đó, phía công ty cũng chủ động xoay vòng nguồn vốn từdoanh thu để tiến hành sản xuất và cung cấp dịch vụ Cuối mỗi năm tài chính,báo cáo tài chính sẽ được thực hiện, sau khi kiểm toán sẽ được công bố côngkhai.

-2.2 Thực trạng công tác lập kế hoạch sản xuất tại Công ty CP Than Vàng Danh

2.2.1 Nội dung bản kế hoạch sản xuất

2.2.1.1 Kế hoạch năng lực sản xuất

Kế hoạch này sẽ được các phân xưởng và phòng ban phụ trách tiếnhành kiểm kê, báo cáo lại số lượng, chất lượng của trang thiết bị tại thời điểmlên kế hoạch Từ đó, phòng kế hoạch sẽ lên kế hoạch các loại trang thiết bị cần

sử dụng cho thời kỳ sản xuất sắp tới Do tính chất ngành nghề nên các loạithiết bị cần cho sản xuất bao gồm rất nhiều loại máy, công dụng khác nhau.Các trang thiết bị này sẽ được tổng hợp theo mẫu bảng sau đây. 

Bảng 2-2 Mẫu bảng kiểm kê cơ sở vật chất phục vụ sản xuất

Ngày đăng: 11/04/2024, 12:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w